*



















Cours Sorbonne


Cái sự chọn, “quê nhà”, thay vì “lưu đày” của GNV, ngay từ những ngày đầu, khi cuộc chiến chưa hứa hẹn những điều khủng khiếp, thực sự mà nói, nó có những lý do rất ư cụ thể: nghèo quá, không dám bỏ đi, vì còn mẹ già, và 1 đứa em.

Gấu vô Sài Gòn trễ, gần hết hạn 300 ngày Hải Phòng mới lên tầu há mồm. Tới Nguyễn Trãi, đổi tên là Trần Lục, hình như vậy, xin học lại, ông thầy giám thị phán, dù đã được lên lớp, nhưng vô trễ quá, học lại năm cũ. Tiếc 1 năm học, Gấu ra trường tư, trường Thầy Nguyễn Khắc Kham, ở 1 con hẻm Ngô Tùng Châu, Ngã Sáu, học, nhờ bà chị, vợ nhà văn Hiếu Chân nuôi, cũng có phụ thêm bằng cách làm bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng Long, cũng chỗ quen thuộc của ông anh Hiếu Chân, khúc này đã nói qua rồi. Năm sau, chuyển qua trường Thành Công, của Thầy Chu Tử, vì là bạn của ông anh rể nên khỏi phải đóng tiền học. Thế rồi đi thi Trung Học đệ nhất cấp, khóa 1 rớt, vì bài văn Chống Cộng điên cuồng, đòi ra Bắc giải phóng quê cũ! Khóa 2, đậu, bà cô bên Pháp nghe tin mừng quá, bèn gửi tiền, [tháng tháng đến nhà 1 người quen của bà cô, lấy], nhờ vậy có tiền qua Thủ Thiêm ăn cơm tháng, đi học. Rồi đậu Tú Tài 1, 2, bà cô nuôi. Cũng không còn nhớ, khi nào bà ngưng gửi tiền, nhưng hình như là liên quan tới cô con gái của chỗ Gấu vẫn thường đến lấy tiền. Bà cô có ý muốn gầy dựng cho thằng cháu, khổ thế, nhưng Gấu chán quá, lấy vợ kiểu này, thì thật nhảm quá, đại nhảm! Thế là bà bực, ngưng gửi tiền! 

Gấu đọc lại cái mail của vị độc giả, thì hiểu ra rằng, ở đại học Sorbonne, sinh viên phải đến giảng đường nghe Thầy giảng tự chép cours, cho bản thân, không hề có chuyện bán cours.

Vì không học Sorbonne, nên chịu thua, không dám cãi vị này, nhưng cái chuyện tiệm Lê Phan bán cours Sorbonne là có thực, và Gấu tin chắc, rất nhiều người biết và nhớ chuyện này. Một vị độc giả mail cho biết, ngay cả ở Khai Trí, cũng có bán cours Sorbonne nữa. Và vị này còn cho biết, cours Sorbonne, chắc là quay ronéo vì chữ in khác hẳn chữ in sách báo khác.

Ở Ðại Học Khoa Học, sinh viên cũng phải đến giảng đường nghe Thầy giảng, tự chép cours, nhưng vẫn có thêm cours của nhà trường, do anh trưởng lớp thu tiền, rồi quay ronéo, phát cho sinh viên. Ấy là bởi vì, đâu có phải sinh viên nào, ngày nào cũng tới giảng đường, thành thử phải mua cours. Lại thêm, nghe tiếng Tây của giáo sư Monavon không kịp…

Còn Văn Khoa, khỏi nói. Cours tràn trề. Không đọc cours Thầy, là Thầy đánh rớt!

Cô con gái gia đình Gấu tháng tháng đến lấy tiền trả tiền ăn, khi trọ học ở bên Thủ Thiêm, như Gấu còn nhớ được, hình như cũng chẳng mặn chuyện gán ghép, và Gấu cũng chẳng nhớ một chút gì về nhan sắc của cô, vì mỗi lần tới lấy tiền, xong, là dọt. Cái chuyện bà cô ngưng gửi tiền còn là do Gấu đậu Tú Tài 1, nổi tiếng trong giới bà con họ hàng, nên có ngay 1 job, làm gia sư, kèm trẻ, cho 1 gia đình ông chú [gọi là chú, vì là bạn học của ông bố của Gấu, chuyện này cũng đã viết, trong Tên Của Cuộc Chiến], và được bà Trẻ của Gấu thương tình gọi về nuôi, để “nâng tinh thần” ông con của bà là Cậu Hồng, chuyện này thì cũng viết sơ sơ rồi, có in ra giấy, trong Lần Cuối Sài Gòn.
Cái ông chú của Gấu hình như cũng có cái ý định giúp Gấu ăn học thành tài, đi du học nước ngoài, vì có lần ông nói “xa xa”, ông chỉ mong có đứa con nào của ông, học về ngành nguyên tử. Còn cái chuyện gả con gái cho Gấu, thì khỏi cần, vì Gấu khi đó rất thương cô học trò của Gấu rồi, hà, hà! Ông chú không biết chuyện này, nhưng bà vợ thì quá rành, và, mỗi lần hết giờ học, là biểu cô Ba, đưa Gấu ra về.

Thời gian học Thành Công, giáo sư Pháp văn của Gấu, là Thầy Chu Tử, nhưng sau đó, là 1 vị làm ở Bộ, hoặc Sở Giáo Dục, tên DXT. Ông rất thương Gấu. Cuốn sách mà ông dậy là Le Petit Chose của Alphonse Daudet.
Có lần ông bảo Gấu, cố học, đỗ đạt, xong Tú Tài, ghé nơi ông làm việc, ông sẽ lo cho đi du học. Gấu không hề ghé tìm ông, sau khi đậu Tú Tài 2, vì thật sự không hề tính đi đâu. Nếu có đi đâu, thì là đi về, về… Hà Nội, vì Gấu quá nhớ Hà Nội, và, chính vì quá nhớ nó, cho nên, vừa nhìn thấy BHD một phát, là “ơ rơ ka” liền tù tù, Hà Nội đây rồi!

 

 


Gấu, cc 1963 cỡ đó, vừa làm bồi bàn, vừa học, ra trường sớm, lại cày thêm 1 job cho UPI, bèn đi Tây bằng cách ra tiệm sách Lê Phan ở đường Phạm Ngũ Lão, tậu cours Sorbonne về, tự học.
Ði thi chứng chỉ Triết Tây, Ðại học Văn khoa, Thầy NVT, trúng tủ, đề tài, nhớ đại khái, cái gì gì, sức căng, hiện sinh, hiện hữu… tension, existence… 

Kết quả:
Rớt.
Thầy bắt phải học "cua" của Thầy mới cho đậu!
Thế là bye bye Thầy!

Cioran là Thầy của NTV, và có thể, của… NL. Nghe nói bạn NL có đủ hết Cioran.
Gấu đọc Cioran, qua NTV giới thiệu.

Hồi đó, Lê  Phan bán đủ thứ cours Sorbonne, in thành tập, như 1 cuốn sách. Chữ in riêng, chắc đúng thứ chữ cours Sorbonne. Gấu đọc Husserl, lần đầu, là từ cours Sorbonne.

Muốn đọc Marx thì phải ghé tiệm Xuân Thu, kế bên Quán Chùa, và phải order, for personal use only. Gấu, đêm nằm nghe đệ tử của Marx, là lũ VC miệt vườn pháo kích vô thành phố, sợ quá không ngủ được, bèn lồm ngồm bò dậy,  đọc Marx, khóc ròng, y chang Bác H. những năm nào, trên đường đi làm bồi Tây tìm đường kíu nước, ở Paris, đêm nằm gối đầu lên cục gạch ấm và mềm, đọc Lênin, cũng khóc ròng!

Cái khóc trước của chỉ một Bác H, đẻ ra cái khóc sau của hàng triệu triệu dân Mít, trong có thằng cha Gấu!

Một tên đệ tử của Thầy Cuốc, mail, chửi Gấu xạo, cours Sorbonne nào ở Lê Phan, Sài Gòn.
Thời đó đó, Thầy Cuốc còn chưa có, đâu làm sao có đệ tử của Thầy, mà dám “vu” cho Gấu nói láo!

Lê Phan là tiệm sách độc nhất ở Sài Gòn có bán đủ các thứ cours của Tây, đâu chỉ có cours Sorbonne?
Gấu mê Toán, phải bỏ học, đi làm, vẫn ghé Lê Phan mua sách Toán, cours Toán của Tây, đêm đêm tự học, trả thù cái khi nghèo khổ không có tiền mua sách để học tiếp Ðại Học.

Ở Sài Gòn hồi đó, có hai di tích lịch sử, về những ngày ăn bom Ðồng Minh, là tiệm Lê Phan, và nhà thương Grall của Pháp: tên tiệm và tên nhà thương được sơn trên mái ngói.

Cũng đấng đệ tử này, mà Gấu đã từng năn nỉ như tất cả những đấng đệ tử khác của Thầy Cuốc, nếu không chịu nổi cái trò tự thổi của GNV trên trang TV, thì mời đi chỗ khác chơi, hoặc kẹt lắm đọc đỡ trang nhà Hậu Vệ, Hậu Vịt, nhưng không hiểu sao vẫn cứ ghé, vẫn cứ mail chửi. Anh ta quê cái chuyện Gấu khen truyện ngắn đầu tay của Gấu là Những Con Dã Tràng: Số 1, độc nhất vô nhị, trước đó, và sau đó, sẽ chẳng bao giờ có 1 truyện ngắn nào hay hơn!

Hà, hà!

Hắn ta, và những tên như hắn ta, phải đặt câu hỏi, một thằng cha viết văn từ hồi con con nít, như Gấu, bây giờ ở vào cái tuổi có thể đi bất cứ lúc nào, danh vọng, nhục nhã, đời thường đời văn đều đã quá từng trải, tại làm sao lại tự thổi một cách lố bịch như thế?

(1)

"Gấu, cc 1963 cỡ đó, vừa làm bồi bàn, vừa học, ra trường sớm, lại cày thêm 1 job cho UPI, bèn đi Tây bằng cách ra tiệm sách Lê Phan ở đường Phạm Ngũ Lão, tậu cours Sorbonne về, tự học."


Quá láo! Dám bịa cả chuyện mua "cours Sorbonne" ở tiệm sách Lê Phan.
"cours Sorbonne" là cái gì vậy?
Có bao giờ đại học Sorbonne đi bán "cours" ra bên ngoài?
Ở Sorbonne, sinh viên phải đến giảng đường để nghe giảng và tự ghi chép "cours" cho bản thân.
Rời khỏi giảng đường, sinh viên phải tự đi mượn sách ở thư viện hay tự mua sách để học.
Ở đại học không hề có những thứ "cours" in sẵn cho học sinh nhai lại như ở tiểu học và trung học.


Tay Gấu này đúng là một kẻ vô học, chẳng biết quái gì về đại học nên nói láo một cách ngu xuẩn, chỉ lừa được những đứa vô học khác.

 Ðộc giả TV


Ông Trụ,
Tôi không hiểu vì sao ông nói tôi là "đệ tử của Thầy Cuốc". Tôi không biết Thầy Cuốc là ai.

.....

Tôi than phiền về những phát biểu của ông vì tôi thấy ông tự bốc thơm quá trớn, rất kỳ cục. Nhưng nếu ông thích thế thì tôi không nhắc nữa.
Chỉ yêu cầu ông đừng gán cho tôi bất cứ cái nhãn hiệu "đệ tử" của bất kỳ giáo phái nào.

Cám ơn.

Ðộc giả TV


Vị độc giả mà Gấu nhầm là đệ tử của Thầy Cuốc, lại mới mail, cho biết, ông là giáo sư của một đại học ngoại quốc, ở Âu Châu, đã rời đất nước năm 1966, và như thế, chắc là đã từng học Sorbonne.
Ông cho biết, cours Sorbonne sinh viên phải đóng tiền mua, làm gì có thứ cours Sorbonne bán ở tiệm sách Lê Phan ở Sài Gòn, “mi vô học, chỉ bịp những người vô học.”

Cái chuyện sinh viên phải đóng tiền mua cours, thì ở đại học nào mà chẳng thế, hẳn là thế. Gấu đã từng kể, khi học chứng chỉ Toán Ðại Cương, Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, chỉ đủ tiền đóng tiền mua cours in ronéo, của giáo sư Monavon, ngoài ra là chấm hết, không biết sách toán đại cương, bài tập toán đại cương nó ra làm sao, đến kỳ thi, không làm sao đặt cây viết xuống tờ giấy thi, đành bỏ ra về.
Quay qua học Bưu Ðiện. Ra trường, đi làm, có tiền, làm thêm cho UPI, càng có tiền, tha hồ mua sách, nào Mác Xít, nào Toán Ðại Cương, nào cours Sorbonne… ở Xuân Thu, ở Lê Phan.

Ðó là chuyện có thực, đâu có gì mà phải chộ thiên hạ?

Vị độc giả này thật khó hiểu, có thể quá ngây thơ, đúng hơn, và đây là do bỏ chạy quá sớm, chẳng biết 1 tí gì về Miền Nam. Chắc chắn vị này rành Sorbonne, nhưng biết gì về một Lê Phan, một Sài Gòn?
Ðại học Sorbonne, bán cours cho sinh viên, không lẽ không bán cua cho những người không phải sinh viên, muốn tự học, học hàm thụ?

Hơn nữa, vị này tỏ ra rất bực vì thói khoe khoang, tự thổi của Gấu.
Nhưng ông ta đâu có đọc ra hết những gì Gấu viết?
Trước đó, trước khi có trang TV, Gấu viết cho nhiều trang báo, giấy hay không giấy, đâu có giọng như thế?
Bị Thầy Cuốc hăm he hỏi căn cước, có mấy tên NQT như mi, bị độc giả của Chợ Cá của SCN hăm he hỏi thăm, xin tí xái, bị Ðào quân tố không có bằng cấp, dân thợ máy… Gấu có bao giờ đáp lời bằng cái kiểu vô học, mất dậy như “mấy lời”?

Phải có cái gì mới khiến Gấu thay đổi cách viết, như hiện đang viết trên trang TV chứ?

Sự kiện, Gấu nhầm vị độc giả này, như là 1 đệ tử của Thầy Cuốc, phần lớn là do vị này đã nhiều lần mail cho Gấu, để “chửi” cái thói tự thổi của Gấu! Cực chẳng đã, Gấu đành phải viết thẳng, thưa Ngài, trang TV là trang nhà, xin Ngài cho phép chủ nhân của nó tự thổi, và, nếu Ngài cực ghét trò này, xin Ngài đi chỗ khác chơi, kiếm trang khác đọc. Im ắng được ít lâu, bây giờ vị này lại xuất hiện, lại chửi, mi láo quá, cours Sorbonne nào mà bán tại Lê Phan?
Quái nhất, là ông ta đâu có biết Lê Phan, Sài Gòn, vì bỏ chạy từ năm 1966, qua Tây, học Sorbonne, rồi kiếm được 1 chân giáo sư Ðại Học nơi nước người. Ông quá mê Sorbonne, quá mê kỷ niệm đã từng học ở đó, từng đóng tiền mua cours… bây giờ có 1 thằng Mít cà chớn, ở Sài Gòn, mà cũng đòi học cours Sorbonne, thì làm sao chịu nổi!
Cái sự thù ghét của vị này quái đản thật.
Chứng cớ là lần vị này chửi Gấu tự khoe, ngay cả khi tưởng niệm bạn thân của Gấu vừa nằm xuống là nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan:

Ngay bên dưới bài thơ của NTN, tưởng NQT trước hết nói về bạn, về cái chết của bạn, nhưng không, NQT lại đem mình ra khoe.

Sự tình là, Gấu nhắc tới 1 bài thơ của NTN, rồi, thay vì viết tiếp, khen um lên, thơ của bạn mình thần sầu quá, thì Gấu lại quay một vòng qua… Gấu, nhắc thơ của Gấu, kỷ niệm của Gấu!
Vị này không đọc ra được cách viết Lăng Ba Vi Bộ [chữ này của 1 vị đại phê bình hải ngoại tặng Gấu]. Tất cả những gì Gấu viết về Gấu đó, là để tưởng niệm bạn mình, tưởng niệm cái thú mê “hửi”của bạn mình, mà Gấu cũng là một tay “hửi” có hạng.
Ðâu có phải Gấu khen thơ Gấu hay đâu?
Ðọc không ra, rồi chửi um lên.

Cũng vị này, chửi Gấu, khi viết về NTN bạn mình, một người rất kỹ lưỡng về tiền bạc. Ông phán, viết như thế là nói xấu bạn, nhất là khi bạn vừa nằm xuống!

Ui chao, Gấu có nói, bạn NTN là 1 tên keo kiệt bủn xỉn đâu?

Khi Gấu trả lời ông ta như vậy, thì ông phán tiếp, tiếng Việt, khi nói kỹ luỡng về tiền bạc, thì có nghĩa là keo kiệt!

Vị này, quả là quá rành về tiếng Mít, nhưng chỉ rành được có một nửa!
Trong tiếng Việt, vì lịch sự, có khi, thay vì nói, thằng cha đó keo kiệt, thì nói, kỹ về tiền bạc. Nhưng ý nghĩa của cụm từ “kỹ luỡng về tiền bạc” đâu vì thế mà mất đi sự cao đẹp của nó.
Một người kỹ luỡng về tiền bạc là một người đã từng đau khổ khốn đốn về tiền bạc, và một khi kiếm ra tiền, thì sẽ xài cho đúng đồng tiền, không hoang phí. NTN là 1 con người như thế. Gấu đã từng có nhiều kỷ niệm để đời với anh về sự kiếm ra tiền, và tiêu tiền.

Cái trò giả trá, của người đời, mà Mít hay gặp phải, là khen giả, khi một người nằm xuống. Viết thực về bạn mình, chẳng thú sao, mà phải phịa ra những điều không thực?

Gấu, cũng như NTN, khi vừa bước vào đời, thì đều khốn khổ khốn nạn vì tiền. Gấu may hơn anh, thoát ra sớm, nhờ đi học, đậu đạt, đi làm công chức, kiếm ra đồng tiền rất sớm, còn bạn NTN khốn khổ dài dài với nó, lại thêm vụ trốn quân dịch, làm sao dám ló đầu ra với đời. Chỉ mãi đến sau này, sau 1975, khi đời cần đến cái tài rành chữ Tầu của anh, thì lúc đó, anh mới thảnh thơi.
Gấu quí bạn, thương bạn, viết thực về bạn, như thế thì có gì là nói xấu bạn?

Sun, June 12, 2011 11:14:02 AM
Re: cours Sorbonne?
 

Sao ông thích dùng ngôn từ hằn học thế nhỉ?
Sao ông lại nói là tôi "bỏ chạy từ năm 1966"?
Tôi được học bổng du học, chứ tôi không hề "bỏ chạy".
.....

Ðộc giả TV

Phúc đáp:

Bỏ chạy từ năm 1966, được học bổng du học, thì cũng không khác nhau lắm đâu, thưa Ngài.

GNV này, đậu Tú Tài 1958, đã từng được 1 vị giáo sư [DXT, làm Sở Giáo Dục], đề nghị học bổng du học; sau khi ra trường làm anh Cán Sự Bưu Ðiện, cũng đã từng được cơ quan nhà nước ban cho học bổng du học, mà không dám đi, vì sợ, đúng như ông, “không thể về” được nữa, [biết đâu đấy, quá mê cục gạch ấm và mềm, thí dụ..]

“Bỏ chạy” là “bỏ chạy”, hằn học gì khi dùng từ đó. Sự thực nào cũng là sự thực, dù cay đắng cỡ mấy.

Steiner được ông bố khôn quá, “trói lại, thả xuống thuyền, bắt bỏ chạy” [cái này là nói quá đi 1 tị], qua Mẽo, trên chuyến tầu chót trước khi Châu Âu lọt vào tay Nazi, suốt đời ân hận… là vậy đó, thưa Ngài.

NQT

Bỏ chạy hay không bỏ chạy, đó là vấn đề: Ðúng như thế thực!

Có thể nói, tất cả những gì Steiner viết, là trên cái nỗi may mắn thoát chết ở Lò Thiêu.
Khủng khiếp đến như thế.

Cũng trên cái đà suy tư như thế, có thể nói, tiên đoán đúng hơn, toàn thể tác phẩm của TTT sau này, sẽ chỉ còn 1 cuốn độc nhất, là Một Chủ Nhật Khác, cuốn tiểu thuyết đúng nghĩa nhất của ông, và đề tài của nó, là về 1 anh Mít bỏ chạy thoát rồi, lại bò về để chết lãng nhách, bị đồng bạn, đồng sĩ quan VHCH bắn chết vì lầm là VC.

Có lẽ trong hàng triệu triệu cái chết vì cuộc chiến Mít, đây là cái chết “giải oan cho 1 một cuộc bể dâu này" tuyệt cú mèo nhất.

Bởi là vì trong bất cứ 1 tên VC thì đều chẳng có tí VNCH, mà chúng gọi là Tề, Ngụy, Việt Gian, nhưng trong bất cứ 1 tên VNCH nào thì cũng có tí VC, và đều đinh ninh, Yankee mũi tẹt da vàng thì dù sao cũng đỡ hơn Yankee mũi lõ.

Ðó là lý do mất nước, thê thảm thế thế đấy!

Ông Giời mà cũng còn bị Bắc Kít lừa vì cái cú 30 Tháng Tư nữa là!

Làm sao mà vào những ngày 1974, sắp sửa mất nước, TTT đã muờng tượng ra được một cú "về để chết" tuyệt vời như thế?