Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



June 9 2012

*

*

Jennifer with School Friends
on Quebec City Tour


Thơ Mỗi Ngày

Poetry and Utopia
Charles Simic

Thơ & Không Tưởng

Vào năm 1972, tôi thấy tên tôi trên lịch trình những tác giả sẽ lèm bèm về thơ tương lai tại Hội Thơ Struga Poetry Festival, ở Macedonia. Đúng ra, là một vị khác, nhà thơ Mẽo W.S. Merwin, và do bận bịu lo cho cô bạn gái, ông nhờ tôi thế chỗ, và tôi thì không thể từ chối một vị “bạn quí”, nhiều tuổi hơn tôi, nổi tiếng hơn tôi nhiều, tôi thực tình quá mến mộ.
Thế là buổi sáng đẹp trời bữa đó, tôi bèn tưng tửng mò tới Hội Thơ, chẳng có tí thơ nào trong đầu, và cũng chẳng nghĩ mình sẽ nói cái chó gì nữa.
Thơ tương lai, ư?

Tôi thực sự khủng, khi thấy mấy đấng nhà thơ trong lịch trình, ông nào cũng khăn áo chỉnh tề, và được chuẩn bị tới chỉ, nào tài liệu ghi chú, hay là, nếu là 1 vị đến từ Liên Xô, thì là một bản viết dài, tiên đoán về một thời hoàng kim của thơ trong một thế giới biến thành Quỉ Tha Ma Bắt, lần đầu tiên sống hoà thuận với thơ và với bạn thơ trong lịch sử nhân loại.
Tới lượt tôi đăng đàn, và tôi lúc đó thì gần như ở trong tình trạng hôn mê, sau chuyến đi dài 24 tiếng đồng hồ từ San Francisco, gần như chưa được 1 tí ngủ. Nhưng, chơi thì chơi, sợ chó gì, cờ đến tay ai người đó phất, và thế là tôi bèn cao giọng phán, tiên tri về thơ trong tương lai là chuyện mất thì giờ, nhảm, cực nhảm, bởi là vì thơ hầu như chẳng thay đổi gì, cơ bản mà nói, trong…  25 thế kỷ vừa qua, và tôi nghi rằng, nó sẽ vưỡn “vũ như cẩn” trong…  100 năm tới.
Tới đó thì tôi kể như xổ ra hết chút năng lực, nhiên liệu, nội lực còn sót lại, và bèn rơi vào im lặng, không hề mở miệng ra một lần nào nữa suốt Hội Thơ.

Về những bạn thơ cùng lịch trình, tôi chẳng nhớ có ai phản biện phản biếc về điều tôi phán, và hình như tất cả đều tiếp tục lèm bèm về thơ tương lai.
Điều mà tôi phán bữa đó, gây kinh ngạc, không chỉ cho tôi, mà còn cho bất cứ ai trong phòng, bởi vì như danh tiếng mà tôi có được, thì tôi được dán nhãn siêu thực, một người thường tuyên bố có niềm tin vào đám…  Hậu Vệ.
Tôi và bạn bè của tôi khi đó, cũng giống đám cựu Mạc Xịt, những người rất “xua”, sure, họ hiểu luật tiến hóa của lịch sử. Nghĩa là, thí dụ, hội họa hình tượng ngỏm thì mới lượt trừu tượng, thơ tự do thì phải có mặt sau thơ vần….. vân vân và vân vân… Với tôi, cái mới, cái còn trinh thì tất nhiên là thơm hơn cái mất trinh [cái này hơi bị nhảm, nhưng thuổng… Thầy Cuốc!], và nó vưỡn như vậy, từ thuở có đờn bà, hà hà!
Tôi thì đồng ý với Wallace Stevens, khi viết:

Sống trong nước không phải trên đá
Thời đồ đá qua rồi, hết rồi.
Với sự thích đáng, phần lớn Đồ Đạc Hồng Mao
Thì được Cớm Trị bởi hy vọng Giáng Sinh

Với ông, lịch sử là 1 tiến trình qua đó, không có chuyện, thực tại chấm dứt, và thơ là 1 phần của tiến trình chuyển biến của thực tại. Một nhà thơ đáng đọc, sống trong hiện tại, và hiện tại liên tục thay đổi thành 1 cái gì khác. Cái gì OK hôm qua cho thơ, thì không OK hôm nay cho thơ, và nhà thơ không có chọn lựa nào khác, ngoài việc tìm những phương tiện đối đầu với thời mà anh ta sống ở trong đó. Tuy nhiên, điều không thay đổi, là chúng ta "vũ như cẩn", từ hàng hàng thế kỷ trước đây.

JUNE IN SIENA

-we shall never be in touch with something
greater than ourselves – Richard Rorty 

Flat days came to pass, when doubt governed,
days of obvious accord.

Summer cried loudly like vegetable sellers
in Parisian markets.

Lovers, spliced together on benches, began to tally
future gains and losses,

months of happiness and contention.

June in Siena: on every small square the boys
practiced their kettledrums before the Palio-

the brown city quivered like troops before a battle.
Dry lips waited for rain.

Adam Zagajewski: Unseen Hands

Tháng Sáu ở Siena

-Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiếp xúc với một điều gì
lớn hơn chính chúng ta -
Richard Rorty

Ngày tẻ nhạt tới, qua đi, khi nghi ngờ quản lý
Ngày tán thành, hiển nhiên.

Mùa Hè la lớn như mấy bà bán rau ở chợ Paris

Những tình nhân quấn bên nhau trên băng ghế
Bắt đầu tính toán thua lỗ tương lai

Những tháng hạnh phúc và cãi cọ

Tháng Sáu ở Siena, quảng trường nhỏ nào cũng có những đứa trẻ tập đánh trống trước Palio

Thành phố nâu rùng mình như những đoàn quân trước một trận đánh
Môi khô chờ mưa.

WRITING POEMS

Writing poems is a duel
that no one wins-on one side
a shadow rises, massive as a mountain range
viewed by a butterfly, on the other,
only brief glimpses of brightness,
images and thoughts like a match flame
on the night when winter is born in pain
It's trench warfare, a coded telegram,
long watching, patience,

a sinking ship that sends out signals
and stops sinking, a cry of triumph,
loyalty to the old, silent  masters,
calm contemplation of a brutal world,
explosive joy, ecstatic, unsatisfied,
regret, everything passes, hope, nothing is lost,
a conversation without a final word,
a long break at school when the students
are gone, the defeat of one weakness 

and the start of another, endless waiting
for the next poem, a prayer, mourning
for a mother, a momentary truce,
complaints and whispers in a charred confessional,
rebellion and magnanimous forgiveness,
squandering the whole estate, remorse, assent,
sprint and stroll, irony, cold gaze,
profession of faith, diction, haste,
the cry of a child who's lost his greatest treasures.

Adam Zagajewski: Unseen Hands 

Làm thơ

Làm thơ là một trận tử đấu tay đôi
Chẳng bên nào thắng - một bên,
một cái bóng lớn lên, to lớn, nặng nề như một rặng núi,
được nhìn bởi một con bướm, một bên,
chỉ là những chấm sáng ngắn ngủi,
những hình ảnh, những ý nghĩ như ánh lửa của 1 cây quẹt
vào một đêm khi mùa đông sinh ra trong đau đớn.
Đó là chiến tranh hầm hố, giao thông hào –
cái gì gì, ‘mẹ nằm dưới cơn mưa, nơi địa đạo Củ Chi’:
một điện tín được mã hóa của… PXA?]
thức, canh, đợi dài người, kiên nhẫn, 

một cái tầu chìm, đánh ra tín hiệu cầu cứu
và ngưng chìm, một tiếng la của chiến thắng
trung thành với những vị thầy cổ xưa, im lặng
chiêm ngưỡng lặng lẽ thế giới tàn bạo
niềm vui bùng ra, cực sướng, cực khoái, đếch hài lòng,
ân hận, mọi chuyện qua đi, hy vọng, chẳng có gì mất
một cuộc lèm bèm không có lời cuối
một cuộc nghỉ hè dài, khi những sinh viên đã ra đi,
sự thất bại của kẻ yếu

và sự khởi đầu của một cái khác, chờ đợi khôn cùng
bài thơ tiếp, một nguyện cầu, một tưởng niệm
dành cho một người mẹ, một cuộc hưu chiến ngắn ngủi, tạm bợ,
những phàn nàn, những thì thầm trong một phòng xưng tội hoá thành than,
sự nổi loạn, và sự tha thứ cao thượng,
sự phung phí trọn gia tài của mẹ, hối hận, phê chuẩn
chạy nước rút và đi tản bộ, hài hước, cái nhìn lạnh lẽo,
nghề của niềm tin, cách chọn từ, hấp tấp
tiếng khóc của một đứa bé mất những kho tàng lớn lao nhất của nó.


A Note on Poetic Justice

Orhan Pamuk


 Liu Xiaobo

Bi Khúc Bốn Tháng Sáu

Bi Khúc 3 [nguyên tác]

Memory
Bi Khúc 3: Hồi nhớ


30.4.2012

Kẻ thù của nhà nước VC

Alexa Ranking, June 4, 2012

Tin Văn: 1,242,390
Gió To: 1,475,097
Da Mùi: 1,874,281
Một mình một ngựa mà trùm thiên hạ, thế mới ghê chứ!
Hà, hà!
Lâu lâu thì cũng phải cho GCC phởn 1 tí chứ!
Cứ.... Lò Thiêu hoài, mệt quá!

TV có nhiều cộng tác viên “thầm lặng”, chứ 1 mình GCC, sức mấy mà bảnh như thế!
Tks all.
NQT



They Ate Their Sleep

Họ đợp giấc ngủ của họ

Can Literature Bear Witness?

Văn chương làm chứng?

“When I read the books of other authors, writing resembles speech. When I write my own, I only speak inside my own mouth, and the writing resembles silence.” I often hear writers talk about "voice" and treat it as an essential element of storytelling. Maybe it is, but Müller, at least in her own writing, is more interested in the silence of storytelling than in the voice of the storyteller.

"Khi tôi đọc văn của “bạn quí”, viết giống nói. Khi tôi viết cái của tôi, tôi chỉ nói ở bên trong cái miệng của riêng tôi, và viết giống như im lặng."
Herta Muller

ZEPPELIN

Herta Muller

Đằng sau nhà máy là một nơi không có những lò than, quạt hút, ống hơi nước, những chiếc xe tải chạy tới đó rồi ngưng, nơi tất cả chúng tôi nhìn từ miệng hầm thì là một đống gạch đá, cỏ dại nở hoa, một mảnh đất trần trụi đáng thương ở mép bờ hoang dã, chằng chịt những lối đi nát bấy dấu chân người. Ở nơi đó, vượt ra khỏi mọi cái nhìn của tất cả, ngoài mây trắng trôi dạt xa xa dọc theo thảo nguyên từ ngọn tháp lạnh lẽo, thì là 1 cái ống nước gỉ sét khổng lồ, một cái ống bằng thép bị bỏ hoang từ trước chiến tranh dài chừng 7, 8 mét, cao 2 mét, một đầu cuối ống hàn vô hầm. Một cái ống hùng vĩ, chẳng ai biết làm sao nó lại được hàn vô đó như thế. Nhưng mọi người thì đều biết nó được dùng vào việc gì, kể từ khi chúng tôi tới Trại tù. Và nó có tên là Zeppelin.
    Cái ống Zeppelin hẳn là không lơ lửng, lững thững trôi nổi, bằng bạc trên bầu trời, nhưng quả là nó làm cho cái đầu của chúng tôi trôi nổi, lững thững, lêu bêu, bàng bạc. Nó là một khách sạn - kế bên – nhà, được ban quản trị nhà tù, và những ông Trùm –  cho phép, nơi hò hẹn của những đàn bà trong Trại với đám tù nhân Đức, những người làm công việc dọn dẹp gạch vụn ở những khu đất hoang, hay ở những nhà máy bị bom đạn cày nát. Những đám cưới mèo hoang, như Anton Kovacs nói: hãy lâu lâu mở mắt nhìn, trong khi xúc than, anh ta bảo tôi.
    Mùa hè Stalingrad, chậm lắm là vào thời kỳ đó, mùa hè cuối cùng ở hành lang nhà, một giọng đàn bà thèm khát yêu đương phát ra từ chiếc la dô, giọng đúng giọng đến thẳng từ…  Bắc Bộ Phủ [Reich]: Mỗi phụ nữ...  Bắc Kít thì đều có bổn phận phải dâng cho Bác Hát một đứa con. Cô của tôi, cô Fini, hỏi má tôi: Làm sao chúng ta có thể làm được điều đó? Chẳng lẽ Bác Hát hằng đêm tới Siebenburgen, hay là chúng ta phải từng người, xếp hàng một, trình diện Người ở…  Bắc Bộ Phủ?


TTT 2012
Bếp Lửa trong văn chương


Ghi chú trong ngày

FRIDAY, 8 JUNE 2012

Đạo đức học của sự nổi giận là cái gì? 

Nguyễn Hưng Quốc là người đầu tiên dùng thuật ngữ đạo đức học của sự nổi giận trong một bài viết trên VOA nêu cách ông nhìn sự giận dữ từ góc độ đạo đức học. Ở một bài viết khác ông cho biết:

Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).

Nhờ vậy ta có thể đoán ra đạo đức học của sự nổi giận, theo cách dùng của Nguyễn Hưng Quốc, chính là ethics of anger trong tiếng Anh hay éthique de la colère trong tiếng Pháp của Michel Foucault.

Ethics trong tiếng Anh và éthique trong tiếng Pháp có khi là đạo đức (nếu chỉ một hệ thống giá trị đạo đức), có khi là đạo đức học (nếu chỉ ngành học nghiên cứu cái hệ thống giá trị ấy). Trong tiếng Pháp, người ta có thể chê một anh nghiên cứu sinh đạo văn là không có éthique de la recherche (tiếng Anh là research ethics), tức là không có đạo đức (của nhà) nghiên cứu, không phải chuyện đạo đức học của sự nghiên cứu. Tương tự, ta có business ethics (tiếng Anh) là đạo đức kinh doanh. Thuật ngữ của Weber ethics of responsability (tiếng Anh) / éthique de la responsabilité (tiếng Pháp) thành đạo đức trách nhiệm trong tiếng Việt. Có người đề nghị dịch work ethics (tiếng Anh) là văn hóa làm việc, chính xác hơn đạo đức làm việc, và chưa từng có ai dịch thành đạo đức học của sự làm việc.
Nói tóm lại, không phải từ gốc tiếng Anh là ethics và tiếng Pháp là éthique thì tự nhiên tiếng Việt phải là đạo đức học. Thậm chí cũng không nhất thiết phải là đạo đức.

Note:

Hóa ra, Foucault nổi giận, không phải Thầy Kuốc!
Thậm chí cũng không nhất thiết phải là đạo đức: Tuyệt!
GCC chỉ nhỏ thêm tí…. mắm thúi:
Thậm chí cũng đếch phải nổi giận!

Hà, hà!

Thường, người ta cho biết nguồn những cụm từ “bảnh” như trên.
Thầy Kuốc không thấy chuế sao, khi “nổi giận bằng sự nổi giận” của kẻ khác?



On 'As I Lay Dying'

Về "Khi tôi nằm hấp hối"


La Condition humaine

Phận Người


Kẻ Xa Lạ

Kẻ Xa Lạ phải chết

Nhà phê bình phát triển luận cứ trên một cách thuyết phục nhất, là Robert Champigny, trong “Về 1 vị anh hùng tà đạo” [chắc là thuổng Kẻ Tà Đạo của bạn quí của GCC], Sur un héros paien, [Gallimard, 1959]. Ông phán, Meursault bị kết án vì vứt thùng rác cái gọi là kịch đời, đúng hơn, “xã hội kịch”, “theatrical society”, 1 xã hội theo anh ta, không được làm nên bởi những con người tự nhiên, natural beings, nhưng trong đó đạo đức giả ngự trị. Với cái chất “tà đạo” [như của bạn quí của GCC], Meursault là một thách đấu sống, a living challenge, đối với “huyền thoại tập thể”, “collective myth”. Từ đó, là cái chết trên máy chém. “Kẻ Tà Đạo” Meursault bị xã hội làm thịt như là 1 kẻ tự do, và đây là một hành động anh hùng, khai trí, a heroic and edifying act!

Hà, hà!

Cách nhìn này, về cuốn tiểu thuyết, theo tôi [Vargas Llosa] cục bộ, không đủ, partial and insufficient. Chẳng nghi ngờ chi, cái cách theo đó vụ án của Meursault được “chỉ đạo” [conducted] thì “cà chớn” về mặt đạo hạnh và luật pháp, ethically and legally scandalous, một trò hề [a parody: nhạo nhại] công lý, bởi vì, bị kết án thì không phải việc giết tên Ả Rập mà là thái độ chống xã hội của kẻ bị buộc tội, đường hướng qua đó, tâm lý và đạo đức [morality] của anh ta không ăn khớp với những tiêu chuẩn của xã hội. Thái độ, cách cư xử của Meursault cho chúng ta thấy sự bất toàn, khiếm khuyết của việc điều hành công lý và còn hé cho chúng ta thấy cái thế giới nhơ bẩn của báo chí.
Nhưng khởi đi từ đó, để mà đi đến sự kết án xã hội “kịch cợm”, và dựa trên “huyền thoại tập thể”, thì đi quá xa. Xã hội hiện đại thì không kịch cợm nhiều so với bất cứ 1 xã hội nào khác; mọi xã hội, không ngoại lệ nào khả hữu, thì đều đã, đang, và sẽ “kịch cợm” cả, mặc dù “sô” diễn khác đi trong mỗi trường hợp. Sẽ đếch có xã hội, đếch có 1 hình thức cùng chung sống, coexistence, nếu không có đồng thuận, theo đó mọi người nên, phải, bắt buộc phải… tuân theo một số hình thức, hay nghi lễ. Nếu không có sự thoả thuận này, thay vì xã hội, thì là rừng rú, nơi kẻ mạnh thì thắng. Với cách hành xử, thái độ của mình, “kẻ tà đạo” Meursault chơi vai của xừ lủy: một cá nhân ở cực điểm, chửi bố mọi tiêu chuẩn xã hội.
Vấn đề của cuốn tiểu thuyết, theo tôi, không phải như thế, mà là: liệu thái độ của Meursault được lòng [đáng ưa, preferable], đối với đám ngồi xét xử anh ta?
Đây là 1 cú đáng lèm bèm, debatable. Mặc dù tác giả hàm ngụ này nọ, ông vờ cú này, chẳng đưa ra 1 kết luận nào, và để cho độc giả tùy nghi, muốn quyết định sao tùy hỷ, it is left to readers to decide.
“Huyền thoại tập thể” là 1 hợp đồng ngầm cho phép những con người như là những cá nhân sống trong một cộng đồng. Nó có 1 cái giá mà đàn ông và đàn bà phải trả - cho dù họ biết hay không biết: họ phải từ bỏ, relinquist, chủ quyền tuyệt đối, absolute sovereignty, cắt bỏ một vài lạc thú, xung động, kích động, cú hích, desires, impulses, và những cái khoái tỉ quái đản, khác thường, fantasies, khi chúng có thể gây nguy hiểm cho những người khác. Cái thảm kịch mà Meursault biểu tượng, the tragedy that Meursault symbolizes, là của 1 cá nhân mà sự tự do của anh thì đếch ăn ý, cà chớn, impaired, để mà “ăn đời ở kiếp”, to make life, trong một xã hội khả hữu. Cái chủ nghĩa cá nhân hung dữ, không thể đè nén, kiềm chế được của nhân vật của Camus làm chúng ta cảm động, và làm sống dậy ở trong chúng ta tình liên đới, đoàn kết phôi thai: ở trong sâu thẳm của chúng ta có một tên nô lệ hoài nhớ, một tù nhân muốn “hung hăng con bọ xít”, spontaneous, frank, and antisocial, như anh ta!



Koestler by Steiner


Elfriede Jelinek


Lolita vs BHD

Orhan Pamuk cũng có 1 bài thật tuyệt về Nabokov và Lolita của ông, trong Những Sắc Màu Khác.

TV sẽ post và lèm bèm tiếp về cuộc Hoa Sơn Luận… Sắc, giữa Lolita và BHD, song song với cuộc song đấu giữa tuổi thơ Nga của Nabokov và tuổi thơ Bắc Kít của GCC.

Cruelty, Beauty, and Time: On Nabokov’s Ada and Lolita
Sự Độc Ác, Cái Đẹp và Thời gian: Về AdaLolita của Nabokov

Như tôi từng lèm bèm, có những nhà văn mặc dù họ dạy chúng ta đủ điều về đời, về viết, về văn, và, mặc dù chúng ta đọc họ với tình yêu và sự nóng bỏng: họ nằm trong quá khứ của chúng ta. Nếu chúng ta có trở lại với họ sau này thì không phải bởi vì họ vưỡn nói với chúng ta, nhưng mà là do hoài nhớ, do cái thú được trở lại với những ngày đọc họ lần đầu tiên trong đời. Hemingway, Sartre, Camus, và ngay cả Faulkner thuộc về băng đảng này. Bây giờ, khi tôi cầm họ lên, thì không phải là tôi hy vọng lại sững sờ vì những điều mới mẻ, chưa từng đuợc khám phá ra ở nơi họ, nhưng tất cả những gì tôi muốn, là nhớ lại, họ đã ảnh hưởng tôi ra sao, đã tạo ra vóc dáng linh hồn tôi như thế nào, họ là những nhà văn lúc này lúc nọ tôi thèm muốn, nhưng không phải là những người tôi vẫn cần.
Mặt khác, mỗi lần tôi cầm 1 cuốn của Proust lên, thì là để nhắc nhở mình, ông đã quan tâm vô bờ bến tới những đam mê của những nhân vật của ông như thế nào.
Khi tôi đọc Dos, bởi vì, tôi cần được nhắc nhở, mặc dù những âu lo xao xuyến và những mẫu mã kiểu cọ mà ông có, cái quan tâm chính của Dos là chiều sâu.
Như thể sự vĩ đại của những nhà văn như thế, một phần là còn do lòng mong mỏi sâu thẳm của chúng ta về họ.
Nabokov là một nhà văn khác nữa mà tôi đọc đi đọc lại hoài và tôi nghi rằng, chẳng bao giờ tôi “bỏ qua”, cho ông ở trong quá khứ của tôi.
Khi tôi làm 1 chuyến đi xa, sửa soạn hành lý cho 1 chuyến nghỉ hè, rời nhà đến 1 phòng khách sạn để kết thúc 1 cuốn tiểu thuyết, khi tôi nhét vào trong túi hành lý những cuốn Lolita, Pale Fire, hay Speak, Memory [cuốn này theo tôi cho thấy văn xuôi của Nabokov đã đạt đến độ thần sầu], trang nào thì cũng quăn góc, tại làm sao mà tôi lại cảm thấy như là mình đang mang theo một hộp thuốc mà tôi cần sử dụng mỗi ngày?
Cái thứ cần mỗi ngày đó, là văn xuôi Nabokov. Vẻ đẹp của nó.
Nhưng gọi vẻ đẹp văn xuôi Nabokov chẳng cắt nghĩa gì ở đây. Bởi vì ẩn tàng ở bên dưới cái đẹp đó, là 1 cái chi “tởm lợm, nham hiểm”, “sinister” [Nabokov cũng đã từng sử dụng từ này cho 1 trong những cái tít của ông. Bend Sinister. NQT], một cái mùi của độc tài Bắc Kít [thì cứ phán đại như vậy!]. Nếu “vô thời gian” của cái đẹp là một ảo tưởng, thì chính nó cũng là 1 suy tưởng về đời và thời của Nabokov. Và nếu như thế, làm sao mà tôi bị “nhiễm” bởi cái đẹp này, như thể nó là bản hợp đồng Faust [con quỉ ở chuồng heo của Kafka] với sự độc ác và quỉ ma?

Khi chúng ta đọc những xen thần sầu – Lolia chơi tennis; Charlotte chậm rãi xuống [hồ]Hourglass Lake; Humbert, sau khi mất Lolita, đứng ở bên đường ở trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, lắng nghe những đứa trẻ chơi đùa ở trong 1 thành phố nhỏ (một Breughel không có tuyết) và sau đó gặp một người nào đó mà ông yêu khi còn trẻ ở trong rừng; lời cuối, [lời bạt, afterword], cho [cuốn] Lolita, [ông cho biết phải mất 1 tháng mới viết xong, chỉ 10 dòng]; Humbert tới tiệm hớt tóc ở thành phố Kasbeam; hay những cảnh gia đình đông người trong Ada – đáp ứng đầu tiên của tôi [Pamuk], là, đời thì như thế đấy, that life is just like this, nhà văn nói cho chúng ta biết những sự vật mà chúng ta đã biết, nhưng bằng 1 sự thành thật thật sốc, và thật dứt khoát, with a shocking and resolute honesty, đến nỗi tôi ràn rụa nước mắt, vào đúng thời điểm đó, at just the right moment. Nabokov – một nhà văn tự hào, proud, và tự tin, confident, với một hiểu biết đúng, exact knowledge, về tài, về những thiên bẩm của ông, his gifts, một lần phán, tôi thật cừ, good, trong việc, đặt “đúng từ, đúng lúc”, “the right word in the right moment”, cái thật cừ, his flair, tìm đúng từ, “le mot juste”, chữ của Flaubert để chỉ cái sự chọn lựa sáng ngời này, this brilliant selectivity, đem đến cho dòng văn xuôi của ông cái chất thần sầu, ngất ngư còn tầu đi, gần như siêu nhiên, a dizzying, almost supernatural quality.
Nhưng có một sự độc ác nằm bên dưới, nằm đằng sau những từ uyên nguyên này, pristine words, mà thiên tài, và sự tưởng tượng của ông, đã cho ông.
Để hiểu rõ điều mà tôi gọi là sự độc ác của Nabokov, chúng ta hãy đọc đoạn Humbert làm 1 cú đi thăm anh thợ hớt tóc ở thị trấn Kasbeam - chỉ để cho qua 1 tí thì giờ, gần như liền sau khi Lolita thật tàn nhẫn (và thật đúng, and rightfully)
bỏ ông.

Orhan Pamuk

Ui chao, GCC lại nhớ cái cảnh chạy theo BHD ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học, Đại Lộ Nguyễn Hoàng, kế ngay bên trường Pétrus Ký, Sài Gòn!

Ở ngay đoạn mở ra “Hãy lèm bèm đi, hồi ức”, Speak, Memory, Nabokov phán, “Để hưởng thụ đời, chúng ta đừng nên thưởng thức nó nhiều quá” [In order to enjoy life, we should not enjoy it too much].
Nhưng chính ông, ông cự lại phán quyết này, về cuộc đời. Và theo GCC, cái độc, cái ác của văn ông, còn là do vặc lại chân lý “đừng thưởng thức cuộc đời nhiều quá”!
Theo GCC, để hiểu sự độc ác của văn Nabokov, chúng ta cũng nên đọc Speak, Memory.

Đó là 1 anh thợ cạo già, miệt vườn [“mưa đêm tỉnh lẻ”, đúng hơn, provincial] bẻm mép, và, trong lúc phục vụ khách, lèm bèm về đứa con trai, cầu thủ banh bầu dục. Ông ta chùi cặp kính tấm tạp dề trên người khách, để cây kéo xuống, đọc những mẩu báo mà ông ta ký cóp sưu tầm về đấng con trai. Chỉ một vài câu văn thần kỳ, Nabokov cho ông thợ cạo nhập vào đời [Nabokov brings this barber to life in a few miraculous sentences]. Với chúng tôi, dân Thổ nhĩ kỳ, ông thật thân quen, như thể sống ở Thổ. Nhưng đúng vào khoảnh khắc cuối, Nabokov phóng ra cây bài chót, cực kỳ “sốc” của ông. Humbert đếch thèm quan tâm 1 tí chó gì tới những lẻm bèm lèm bèm của anh thợ cạo già, về đứa con cầu thủ banh bầu dục, cho đến giây phút cuối, anh “Hăm Hăm” này mới để ý đến cái điều là, đứa con trai trong những mẩu báo, đã chết từ tám hoánh nào rồi, từ ba chục năm về trước.

Bây giờ tới lượt BHD.

“It's my turn”, she said.