Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



25.1.2014


*

*

*

Chúc Mừng Năm Mới 2014

Những dòng sông

Tôi đã về Việt Nam hai lần.

Lần đầu, khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, sau hơn mười năm xa cách, tôi, sau gần 24 tiếng đồng hồ ngồi trên phi cơ, nhích nhác, ngơ ngác, quýnh quáng, và thểu não, lạc mất một va ly hành lý. Một thanh niên thật trẻ, quần áo chỉnh tề chạy đến, hỏi han ân cần, cho biết anh làm việc ở đây, và nói sẽ tìm ra chiếc va ly thất lạc. Nó nằm chình ình ngay trước mắt, vậy mà tôi không nhìn thấy. Như một kẻ mộng du, tôi sực tỉnh khi nghe tiếng nói nhẹ nhàng, êm ái, ở bên tai, "Cô cho cháu xin chút tiền uống cà phê". Mở xắc tay, tôi đưa anh tờ 20 đô, in hình nữ hoàng Elizabeth đang mỉm cười với cả hai. Vội bỏ tờ giấy bạc vào túi quần, anh bỏ hai cái valy lên xe đẩy, rồi chỉ tôi tới quầy hải quan.

Hạnh phúc hay đau khổ đều có nước mắt: Tôi không bao giờ nghĩ rằng có ngày mình còn được trở lại nơi này. Con lộ từ ngã tư Cai Lậy về Hưng Long, từ quê nội về quê ngoại, trước trải đá nay tráng nhựa, không còn ghồ ghề lởm chởm, và tôi không nhận ra Bờ Su Đũa của tôi, không nhận ra con đường dẫn vô nhà ngoại. Những hàng dừa cao lả ngọn cũng không còn, sự thiếu vắng của chúng làm tăng cơn thèm mong, được uống một trái dừa tươi khi về đến quê ngoại, thèm nhìn lại những cây cầu chỉ là những thân dừa, thân tre, thèm lập lại những buổi chiều ngồi bờ sông Trà Tân, nước sông vẫn đục ngầu phù sa, mấy dề lục bình vẫn trôi dật dờ, chở theo những cánh hoa màu tím, bên kia bờ cát vẫn bồi và dòng sông đã uốn cong chảy về hướng Thục Đẹp, nên sóng càng vỗ mạnh vào bờ bên lở. Cậu tôi bảo, nó lở vô nhanh lắm, mới đó mà đã thấy gần tới nền nhà cũ của ngoại rồi. Con sông rồi sẽ đổi hướng và đứng ở đây, có thể nhìn tới ngoài Vàm Ngũ Hiệp, nơi cha tôi bị Tây bắn chết rồi thả trôi sông. Cậu tôi nói có lẽ phải 100 năm nữa thì đất bờ bên này sẽ được bồi trở lại...
 

Bữa cơm trưa ngày hôm sau là bữa cơm cúng ông bà. Quây quần quanh, ngoài cậu mợ tôi, là mấy đứa em, con của mấy cậu tôi, đứa nào cũng có chồng có con lớn, sắp làm xui hết rồi, hình như tôi có gần ba chục đứa cháu. Tôi không ăn, nỗi mừng vui, tíu tít đã làm tôi no. Bữa cơm trưa ngày hôm sau thì thật là hợp khẩu. Mấy đứa em nấu cho tôi một nồi canh khoai mỡ với tôm bằm vò viên, nêm chút nước mắm, rắc chút tiêu bỏ chút rau ôm, và một con cá trê vàng chiên dầm nước mắm gừng. Tụi nó nói cá trê bây giờ không còn cá lớn như hồi xưa, người ta săn bắt nhiều quá, mà cá lớn thì không ngon vì là cá nuôi.

Mọi người nhìn tôi ăn, và tôi thực tình muốn là một thượng khách được săn sóc chiều chuộng, tại quê hương của mình, giữa những người bà con ruột thịt như thế này. Dì Út tôi, ngày nào bò qua cây cầu dừa trước cửa nhà ngoại kêu khóc, khi tôi bỏ dì dể về nội ở, hai dì cháu xấp xỉ tuổi nhau, chơi với nhau như bạn bè, bây giờ tóc đã bạc, vẫn gầy gò còm cõi như hồi xưa, dì vỗ vỗ lưng tôi, nói không ra lời, "Dì tưởng không bao giờ có được ngày hôm nay, dì nghe nói con đã chết" rồi dì bật lên khóc nức nở, tiếng khóc của dì khiến mợ Ba tôi khóc theo, rồi cậu Ba, cậu Tư cũng rưng rưng nước mắt, còn tôi để mặc cho những giọt nước mắt của mình tự do chảy dài. Như tôi đã nói, hạnh phúc hay khổ đau đều cần tới chúng.


Thơ Mỗi Ngày

Tết này con chắc chưa về được

                                             gởi Cậu Ba Cậu Tư                         

Tết này con sẽ không về được
Cậu đốt dùm con mấy nén hương
Lên mồ của ngoại sau vườn nhãn
Và khấn dùm con nỗi nhớ thương

Cậu hái sau vườn mấy nhánh bông
Đặt lên mồ ngoại ba mươi tết
Và khấn cho con một chút lòng

Bên đó giờ đây chắc nắng hồng
Cậu còn trải đệm ra phơi lúa
Chờ đón xuân về ngoài bến sông

Hay là bên đó nắng hanh vàng
Cậu ra sân trước ngồi hong nắng
Tỉa mấy nhành mai đón xuân sang

Tết này con chắc chưa về được
Bên trời lưu lạc bước gian nan
Hồn thiêng ước muốn về cố quận
Quê người gửi lại nắm xương tàn.

                                        tháng 12 năm 2004

                                            Thảo Trần

2014. Hai ông cậu thì đều đã mất. Cậu Tư, Tư Long, người đã cứu Gấu ra khỏi Trại Tù VC, lần vượt biển tại Bãi Vàm Láng, 1985, 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân. Đúng 23 Tháng Chạp, ngày Ông Táo về Trời với lá sớ. Ăn Tết ở nhà tù Mỹ Tho, sau Tết nhận án cải tạo tập thể hai niên tại Bà Bèo. Hai tháng sau, Hải, CA, con Cậu Tư, đi honda vô Trại đưa thẳng về nhà ở số 29/8D Nguyễn Huỳnh Đức, nhà của Gấu, do Bưu Điện cấp.

TT có 1 bài viết về Tết Miền Nam, đúng hơn, dư vị của nó, trong món “xà bần”, tức thức ăn dư thừa, sau Tết, được đổ vô 1 nồi, nấu lửa thứ nhì. Bài viết "Xà Bần", có post trên TV, nhưng tìm hoài không ra. Dân ghiền mộc tồn có nhận xét, thịt chó hai lửa mới ngon, cái ngon của xà bần có lẽ cũng như vậy chăng?

Ở Bắc, như Gấu còn nhớ được, dư vị Tết của nó, là ở món bánh chưng dán/chiên.

Nhưng, phải đến khi đi tù VC, thì, như 1 đền bù cái đói Bắc Kít, nhờ giải phóng, nhờ đi tù, sống lại, thì là khám phá cái ngon của món ăn miền nam lần đầu được thưởng thức, như mắm cá linh, ba khía, còng rang muối, nhưng tuyệt vời nhất, là món thịt chuột, nhất là lần đầu được thưởng thức, cũng đúng lần đầu được nghe bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng.

Bỗng nhớ câu của Raymond Carver:

“Hồi ức đếch cần để ý đến nơi chốn mà nó sống” (1)

Hồi ức tuyệt vời nhất của GCC, về Miền Nam Sâu Thẳm, có được, là nhờ VC, và đó là hồi ức tù.

*

Raymond Carver's 'Fat' is simple but deadly, says Anne Enright
Giản dị, nhưng chết người, đó là truyện ngắn Fat, của RC.

Carver coi câu của Pound như là 1 thứ kinh nhật tụng:
“Thơ, ít ra thì cũng phải cố viết cho thật bảnh như là văn xuôi”!

Văn, thơ của Gấu Cái, hình như cũng có tí chết người giản dị đó!

Hà, hà!

Enright on Carver

Enright on Carver

I often ask students to read "Fat" because it also seems to talk about what a story is. A story is something told – as the waitress tells her friend Rita about the fat man – it is something that really needs to be said. But though we feel its force and resonance, it is often hard to say what a story means. The most we can say, perhaps, is that a short story is about a moment in life; and that, after this moment, we realize something has changed.

Tôi [Enright], thường biểu sinh viên của tôi đọc “Fat” [Phì Lũ], vì có gì đó ở trong đó, về, một câu chuyện là gì. Một câu chuyện là một điều gì đó được kể ra – như cô bồi bàn kể cho cô bạn Rita, về ông khách mập – đó là một điều thực sự cần nói ra, kể ra. Nhưng, mặc dù chúng ta cảm thấy, sức mạnh của nó, sự rộn ràng, âm hưởng tràn trề của nó, nhưng thường ra, thật khó mà nói, một câu chuyện nghĩa là gì. Bảnh nhất mà chúng ta có thể nói, một truyện ngắn là về một khoảnh khắc trong cuộc sống; và, sau khoảnh khắc đó, chúng ta nhận ra, một điều gì đã thay đổi.


Carver được coi như là cha đẻ của thứ truyện ngắn mini.

Truyện ngắn của ông, như Fat, được Enright diễn tả thật tuyệt vời như sau đây:

Fat là 1 thí dụ lớn về làm thế nào mà 1 truyện ngắn được “cắm vào đời” [dùng những từ của bà Huệ, Gió-O, khi "xoa đầu" NTHL, áp dụng vô đây thì thật là tuyệt: Cái gì của Linh là do Linh nẩy bật ra. Tuổi đôi mươi sắc như một nhát dao. Linh cứa vào đời sống bằng tinh hoa và nội lực một ông cụ non lẫn một đứa trẻ già]: cái đầu vô của vết thương thì như là của 1 mũi dao, nhưng cái hệ quả thì lại chết người!

Enright viết:

Như tất cả những truyện ngắn của RC, Fat có vẻ đơn giản. Một cô bồi bàn không được nêu tên, kể với cô bạn, Rita, về chuyện phục vụ 1 ông khách mập. Cô thích thằng chả, dù phì lũ. Cô thích phục vụ ông ta. Cuộc quen của họ mặc dù bình thường, ngắn ngủi, và chỉ có tính giao tiếp, hình thức, nhưng thật là dịu dàng - và, như một truyện tình, nó xuất hiện là để chửi bố cái thế giới loài người còn lại vây quanh nó!

Ui chao, đọc 1 phát, là Gấu nghĩ ngay đến truyện  ngắn của... Gấu Cái!

Cái thứ truyện ngắn “viết như không viết”, về cái mảnh đất thần tiên Tara không còn nữa, hóa ra y hệt thứ truyện ngắn của RC: đầu vào thì nhỏ xíu như vết muỗi chích, như cái xước da, nhưng đầu ra, là hậu quả của cả 1 cuộc chiến tàn nhẫn, dã man...

Thảo nào H/A phán, hay hơn cả Cô Tư, vì nó rất tự nhiên.

Cái gọi là tự nhiên, là cái viết mà như không viết, nhưng, để có được như vậy, là nhờ cái nền của nó, là cái xã hội Ngụy, bị VC kết án tử.

Một tí tỉ tì ti tình mà cô bồi bàn cảm thấy – cái khoảnh khắc mà cô gật gù, thằng chả mập này cũng đường được - mới nhức nhối làm sao, khi, sau đó, vào buổi tối, khi cô ở trên giường với Rudy, bạn trai của cô: Đúng là cái cảm tưởng, lén chồng, lên sân thượng “ngắm trăng sao", của người đàn bà ngoại tình của Camus: giá mà có tí ti thay đổi, nhỉ? 


Có cả một quyển sách mới in của Edward Said “Culture and Imperialism,” (Văn Hóa và Chế Độ Phong Kiến).

KC

Văn Hóa và Chủ nghĩa Đế quốc.

NQT

TV đã từng giới thiệu Said. 
Và có nhắc tới cuốn “Văn Hóa và Chủ Nghĩa Đế Quốc”, trong bài viết về Võ Phiến, Nhà văn Bình Định  [mới được bạn DN làm mới lại, trên blog DMDV của anh].

Tuy nhiên, không phải cái lỗi dịch sai, chắc do sơ ý [vì chủ nghĩa đế quốc là đề tài ruột của Said], mà cái từ ”mới in”, trong đoạn làm GCC ngạc nhiên, vì cuốn này xb năm 1993, và Said thì cũng ngỏm thì đời nào rồi.

Note: Đã thấy sửa & cám ơn

NQT

Võ Phiến, nhà văn Bình Định

Làm thế nào để gìn giữ linh hồn sâu thẳm... qua "Võ Phiến" của Nguyễn Hưng Quốc, phần tiểu sử, chúng ta được biết, từ những người thầy như Chế Lan Viên và Đào Duy Anh, Võ Phiến đã làm quen rất sớm với văn chương Pháp, đặc biệt là Proust và Alain.

Là thuộc địa, văn minh "mẫu quốc" cho tới nay vẫn sâu đậm tại Việt Nam, nhưng không qua những nhà văn như Proust, hoặc Alain. Họ không thuộc hệ chính thống, với nhiệm vụ khai hóa "mission civilisatrice".

Ta là Kim, nhưng Kim là gì?, nhân vật của Kipling đã từng tự hỏi (2). Kim, Lord Jim, và Kurtz là những con người, hiện thân của ước mơ tuyệt vời, về những cuộc phiêu lưu đế quốc vượt ra ngoài Âu-châu (adventure-imperialism); những tiền thân của những T. E. Lawrence, người hùng sa mạc, hay Perken (nhân vật chính trong Con Đường Vương Giả của Malraux). Cái cảm giác ở nhà của Kim, (... slowly Kim begins to feel at one with himself and with the world: Dần dần Kim cảm thấy mình là mình, và mình là thế giới. Said) cho thấy ý nghĩa đích thực của chủ nghĩa đế quốc đối với những đất đai ngoài Âu-châu: những Âu-châu thứ nhì, thứ ba. Kim là "thiên sứ", tại mảnh đất "thổ dân đã được thuần hóa" (Native Under Control, chữ của Said).

Mọi nhân vật tiểu thuyết đều bước ra từ cái bóng của Don Quixote. Cùng với họ, là nỗi âu lo về căn cước. Nhân vật tiểu thuyết đều là những kẻ truy tìm không ngừng nghỉ, những kẻ suốt đời lang thang. Như Don Quixote, họ cố làm bật ra, từ thế giới tiểu thuyết, điều được gọi là "sự siêu việt đã mất" của nó, its "lost transcendence" (G. Lukács, Lý Thuyết Về Tiểu Thuyết). Mọi nhân vật tiểu thuyết đều toan tính tái tạo dựng cái thế giới tưởng tượng đã mất. Và nếu tiểu thuyết là sản phẩm của Âu-châu (Kundera), như vậy cái thế giới tưởng tượng đã mất đó, họ tìm lại được, là nhờ thuộc địa, nhờ chủ nghĩa đế quốc. Họ đều là những con người bị Âu-châu từ bỏ, và "lại" tìm thấy quê hương, ở... thuộc địa. (Kinh nghiệm chỉ tìm thấy quê hương khi xa nó của dòng văn chương di dân viết bằng tiếng Anh hiện nay biết đâu là một lật ngược kinh nghiệm này? Trong cuốn Chuyến Đi Khác Thường của Rudyard Kipling, Angus Wilson đưa ra một chi tiết: ngay từ khi chưa tới tuổi 16, trong một cuộc thảo luận tại nhà trường, cậu bé Kipling đã từng tuyên bố: Cuộc tiến tới của Russia tại Trung Á, là thù nghịch đối với Quyền Uy Anh, British Power).

Vĩnh hằng, là sự thần phục của giống không-trắng. (Said).

Đừng đụng tới người Anh, họ sẽ biến bạn thành thuộc địa ngay tức khắc (Alain).

(2)

Edward W. Said trích dẫn, trong Văn Hóa và Chủ Nghĩa Đế Quốc. (Nhà xb Knopf, 1993).

Bài viết "VP, nhà văn Bình Định", GCC chôm ý, từ tờ Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Zweig [“Zweig, Nhà văn Âu Châu”], như 1 tribute cả hai, và cùng lúc, “nói lên” điều, có 1 sự tương đồng, cùng 1 môn phái, giữa hai ông, giữa hai nơi chốn, một Âu Châu, một Bình Định, giữa hai vụ….  ăn cắp: Bác Hồ thuổng Mác Xít khi ở Paris, và áp dụng nó vô xứ Mít, VP đọc Zweig, và trở thành nhà văn Mít…
Cùng ăn cắp, một xấu, một tốt, và đó là cái “viễn ảnh” bài viết của GCC về ông tiên chỉ, hà, hà!
Nhưng chi đến khi đọc Susan Sontag, nghe bà Mẽo này phán, địa lý là số phần,
thì viễn ảnh mới đi đến cực điểm của nó, và chúng ta gặp cái ý thiên tài của nơi chốn, cái gì gì địa linh nhân kiệt: Phải 1 con người như VP mới đẩy cái thứ truyện ngắn, với những nhân vật quái dị trở thành biểu tượng cho cả 1 Miền Trung, cả 1 thời, thời tao loạn Quốc Cộng và hận thù!

Nhiều người khen VP, Tạp Bút Tuỳ Bút… số 1, có người còn khen, hơn cả Nguyễn Tuân, và đám này, thường là nhà văn VC, mới lạ. Gấu phải nghĩ đến bạc cả đầu ra thì mới hiểu ra cái lý do: Chúng đếch làm sao viết được như NT nên mới chê ông - cả 1 nền văn học chui ra từ cái bóng của cây ba tong của NT - trong khi rõ ràng, NT không làm sao viết được thứ truyện ngắn của VP, và VP lại càng không làm sao viết nổi cái thứ tuỳ bút thượng thừa của NT. Điều này là còn do tạng người. VP là người không thể nào lang chạ ở những nơi tàn đèn dầu lạc, ở xóm ăn chơi, nơi lương tâm con người lúc nào cũng bị thử thách, còn NT lại coi nơi đó là chốn dụng võ của ông. Bài Gấu viết về đệ tử của NT, là Trúc Chi, trong băng Văn Học NMG, tuy vinh danh TC, nhưng thực sự là vinh danh NT. Sad Seagull nhận ra điều này, gật gù đi 1 đường mail, được, được.

Một chuyến đi

Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi vườn Địa Đàng. Tôi đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn này: Cảnh Huấn Cao phán, những con người như ông, những chữ như thế này, phải tìm đất khác để mà tụ lại, chẳng thèm nghe viên cai ngục lí nhí, xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.
 

Sẽ có người bực mình, đã đọc Chữ Người Tử Tù, đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển nghĩ, đọc là mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm thắt... Nếu như bạn muốn trung thành với văn bản, xin thưa đây: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến người bên lương hay người bên giáo?"
Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết (6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao nhiêu phen, phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi cứng đơ người, rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên giáo?"

Cô Sáu cười khẽ nói, "Người khinh bạc như y làm sao gần gũi được?"

Bài viết về VP, là khi qua Cali nhân dịp xb cuốn Lần Cuối Sài Gòn, 1998, và khi ra về, NMG order bài viết cho số báo đặc biệt về Võ Phiến. Còn mang theo mấy bài dịch Steiner, trình chủ báo, đề nghị đăng trên VH. Không chỉ NMG lắc đầu, mà còn 1 đấng trong bang phán, thứ này, tôi học, khi học trường Mẽo, cao quá so với trình độ độc giả Mít.
Cái ý định, 1 mình, 1 đỉnh Tản Viên, nhân đó mà có.
Bài Một chuyến đi, là để kết thúc hai niên làm tên viết mướn cho tờ VH, dành thì giờ cho tro than… Lò Thiêu!


  Nobel văn chương 2013

Imre Kertesz par ML (1)

Một trong những cuốn tiểu thuyết của ông có tên là Những kẻ tìm dấu vết, Les Chercheurs de traces. Liệu bây giờ còn những người tìm dấu vết, so, comparable, với những nhân vật của ông?

Một câu hỏi tuyệt. Còn chứ, chắc chắn [Il y en a, sans doute]

Ông khuyên họ, sao?

Tôi mới vớ được 1 cuốn tiểu thuyết mà nữ tác giả sống ở Mẽo từ lâu, ông chồng là nhà chính trị được nhiều người biết, connu. Trong bốn chục năm, bà ta không biết gốc mình là Do Thái, tuy ngửi ra có 1 cái gì đó bị giấu diếm, che đậy [tout en sentant que quelque chose clochait]. Thế rồi 1 bữa có người bất thình lình hỏi bà, "Thế nào sống sót có cực không?"
[Et comment vous avez survécu?: Bà sống sót như thế nào?].
Sống sót cái gì chứ?
Thì Lò Thiêu chứ cái gì.
Bà bèn chạy gặp ông bô bà bô, ngỏ lời trách móc, tại sao giấu?
Làm Mẽo không thú sao? Để ý làm gì cái quá khứ thê lương đó.
Cô con gái lắc đầu, nói, bây giờ con mới cảm thấy thực sự là người!

Có 1 điều gì đó, liên quan tới cái vụ Bắc Kít rất thèm được là…  Ngụy, ở đây!
Gấu đã từng gặp những người như vậy, và đã từng viết ra điều này, trong 1 truyện ngắn, để coi lại, trình cho bà con cùng đọc.

Hà, hà! 

 Lần Cuối Sài Gòn

 Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.

V/v Lần Cuối Sài Gòn.

Đây là cái truyện ngắn đầu tay, của đời thứ nhì, viết ở Trại Tị Nạn Thái Lan, cùng với Bụi.

Đời thứ nhì, là từ cái message, trong cuốn video, một cái movie của Nhựt, đúng hơn, khi đi trên xe đò từ thành phố biên giới Thái Lan, sau khi vượt sông Mekong, lên Bangkok, GCC đã từng lèm bèm rồi.

Câu chuyện 1 vệ sĩ, của 1 hoàng hậu hay công chúa, yêu "Người Đẹp", mà đâu dám nói ra. Một lần nàng tắm, đứng hầu từ xa, nàng cởi đôi hài, ném về phía anh vệ sĩ, trước khi bước vô bồn tắm.
Thế là nhớ hoài, nhớ hoài.

Sau vỡ lở, tuy chẳng được sơ múi gì, thế là bị chét bùn đầy người, thành 1 pho tượng, đứng gác nơi vườn vua.

Vưỡn sống nhăn, dưới lớp bùn!

Thế rồi qua kiếp thứ nhì, lớp bùn vỡ ra, thành quái nhân, sống giữa thành phố Tokyo, thời hiện đại, và trong kiếp mới này, gặp lại 1 em, là công chúa ngày nào, đầu thai vào kiếp khác, và cuộc tình chấm dứt đúng lúc cô gái cầm đôi hài, hàng hiệu Vulton, ném về phía quái nhân.

Cũng chẳng sơ múi gì, chẳng biết "hàng có gân" mùi vị ra sao!

Đời Gấu y chang! 

"Tiền kiếp của Gấu" thì cũng thê thảm chẳng khác gì Gấu!


Tiêu Thất

Cô Sáu cười khẽ nói, "Người khinh bạc như y làm sao gần gũi được?"

"Kiếp trước chị ấy là ca kỹ, chàng là sĩ nhân, gặp chị ấy thích lắm nhưng bị cha mẹ ngăn trở, không được toại nguyện nên lâm bệnh nguy kịch, sai người nhắn với chị ấy rằng: Ta không dậy được nữa, chỉ mong nàng tới cho sờ vào da thịt một cái thì chết cũng không tiếc hận gì. Chị ấy chiều theo lời, nhưng thình lình bận việc không đi ngay được, đến tối mới tới thì người bệnh đã chết, nên kiếp trước chị ấy với chàng có duyên được sờ một cái là thế, còn hơn nữa thì đừng có mong".

Đây là "tiền kiếp" của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện.


Borges Tám Bó

Ra đường, đi được vài bước, người đàn ông chợt đứng sững, tự hỏi chính mình, đi ư, giang hồ vặt ư? Quận Cam ư, San Diego ư?
Đi xa làm quái gì cơ chứ? Có ai thèm gặp ta nữa đâu? 

Hà, hà!

Daggers of Jorge Luis Borges



Đi tìm phê bình gia Mít

Gấu học tiếng Tây, là để có thể viết 1 lá thư bằng tiếng Tây, cám ơn 1 anh Tẩy già, chồng Cô Dung, me Tây, bà cô của Gấu. Khác hẳn lũ tinh anh Miền Nam học tiếng Tẩy, để có cơ hội thoát chết. Chúng bợ đít VC vì tin rằng, VC sẽ thắng cuộc chiến, và chúng sẽ trở về, kiếm 1 chỗ béo bở. Có tên nào thực sự yêu nước đâu? VC đâu phải là nước…  Mít?

Làm cho Mẽo, nhưng đếch học tiếng Mẽo, vì nghĩ, khi nào tụi bay cút, ta học tiếng Mẽo, để đọc sách Mẽo, vưỡn còn kịp.

Cũng thế, Gấu đọc triết, thứ triết cắt nghĩa tại sao chúng ta sống, tại sao chúng ta chết, tại sao cuộc chiến Mít. Đâu có phải thứ triết trốn lính của mấy Thầy học Đại học văn khoa Sài Gòn, như Thầy Đạo, Thầy Quân, hay mấy đấng bạn quí học ban C, sau vô Đại học sư phạm, ra làm Thầy dậy triết? Mấy bạn quí của Gấu đâu đọc G. Lukacs, Henri Lefebvre, và, ngay cả Roland Barthes cũng đếch đọc nổi, vì không thuộc dòng hư vô, hiện sinh!

Chính là cái cách đọc, như trên, đã cứu Gấu, cho Gấu tiếp tục sống tiếp, đọc tiếp, nhập vô được dòng văn chương thế giới. Đừng nghĩ là Gấu tự thổi: Tâm địa như thế nào, khi bạn đến với văn chương, cho cái hệ quả như thế đó. Không lẽ 1 tên học tiếng Tây để được Ngụy cho đi du học, thoát chết trong cuộc chiến, sẽ đẻ ra thứ tác phẩm nói lên sự sống còn của cõi văn Mít, con người Mít ư? Cõi văn Mít ngày càng lụn bại, vì đếch có nhà văn Mít, như 1 thứ thực sự sống sót cuộc chiến, theo 1 nghĩa nào đó có tính “viễn ảnh, ẩn dụ”. Mấy em Bắc Kít, chạy qua Paris, viết văn bằng tiếng Tẩy, sẽ cứu vớt cõi văn Mít?

Không lẽ trong văn của chúng không có mùi chiến lợi phẩm?
Trong tâm thức chúng, khi ngồi xuống bàn, và viết, "có" nỗi nhục, nỗi đau... chiến thắng?

Sến Cô Nương, chạy thoát qua Đức, nhờ học sinh tiên tiến, đã từng cắm cờ chiến thắng lên đỉnh Cổ Thành, sẽ viết ra đại tác phẩm nối lại được Sài Gòn và Hà Nội?

Note: Nhắc tới Sến, và nhân ghé Blog "Ủy ou Nông", xin giới thiệu 1 bài viết thần sầu của SCN, về Dos


Câu chuyện của anh em nhà họ Dương có vài tình tiết khiến tôi phải liên tưởng đến bộ tiểu thuyết cuối cùng của Dos, Anh em nhà Karamazov. 

Nhân vật người cha, Fyodor Karamazov, hoàn toàn có thể được thay thế bằng một biểu tượng khác trong bối cảnh Việt Nam đương đại, một uy quyền thối nát nhưng vẫn thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Sa đọa, bỉ ổi, tự đắc và to mồm, cái uy quyền trưởng thượng đó đồng thời là nguồn phát sinh và nguồn xung đột với những đứa con của chính nó. Dmitri giết cha hay Dương Chí Dũng sát hại cái uy quyền đó – bằng cách chôn vùi uy tín của nó, thiết lập một tình trạng “không có vua” – trong tâm tưởng hay trong thực tế không phải vì khao khát kết liễu cái Ác mà vì sự cạnh tranh của cùng những động cơ đê tiện. Tiền, tình, tham vọng và dục vọng, mưu mô, tị hiềm, lường gạt, quyền lực và bạo lực, sự ngông cuồng của bản năng, sự hiếu thắng của một lí trí đã cực kì cùn mòn và sự lải nhải của luân lí trộn cứng vào nhau trong tấn bi kịch ở nước Nga cuối thế kỉ 19 và trong câu chuyện hình sự ở nước Việt đầu thế kỉ 21. 

Dmitri hát. Dương Chí Dũng ngâm thơ. Cả hai đều vướng vào đàn bà, dù chúng ta không biết nàng Grushenka Hà Nội có ma lực nào khiến đàn ông mất ví, mất trí và mất mạng. Còn có một tình tiết tương đồng khác, nhất định không phải là ngẫu nhiên: người em, Ivan, cũng lập kế giúp anh chạy trốn án lưu đày Siberia như Dương Tự Trọng giúp anh tẩu thoát án tử hình đang đợi. Và lạ chưa, điểm đến trong kế hoạch thoát thân của cả hai đều là nước Mỹ. Nhưng trong khi Dmitri hình dung cụ thể phải lao động cật lực, phải học ngữ pháp, phải nói tiếng Anh thật chuẩn trong vòng ba năm rồi sẽ thay hình đổi dạng, thậm chí nếu cần thì chọc mù một mắt, để trở về sống trong lòng nước Nga yêu dấu, thì Dương Chí Dũng không hề nghĩ đến chuyện phải rửa chén chạy bàn ở vùng đất hứa: ông chọn nước Mỹ vì kết quả bấm quẻ. Như để bù cho sự thiếu vắng của tôn giáo, chiều kích quan trọng nhất của tấn bi kịch Nga, mê tín xuất hiện trong câu chuyện Việt dưới hình hài một anh hề không biết công chúng ôm bụng cười vì điều gì. 

Sự khác nhau còn nằm sâu hơn. 

Người anh, Dmitri, vò xé trong đau khổ vì tin rằng mình có tội, đã sẵn sàng chuộc tội bằng bản án lưu đày. Dương Chí Dũng thì không, ông hoàn toàn bất ngờ khi nghe tin mình sẽ bị bắt và khẳng định mình vô tội cho đến tận bây giờ. Người em, Ivan, nhàu nát trong tự truy vấn về tội lỗi của bản thân nên bỏ tiền ra giúp anh chạy trốn, như để chuộc cái tội mà pháp luật không truy tố của mình. Dương Tự Trọng thì không, ông hành động vì tình nghĩa ruột thịt như dư luận được biết và thậm chí có phần cảm phục. Ở anh em nhà Karamazov, một uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị sát hại và tất cả đều sám hối, dù người đọc đã biết rõ thủ phạm. Tất cả đều tham gia tội ác. Ở anh em nhà họ Dương, một uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị tổn thương và tất cả đều đổ tội hoặc cho hoàn cảnh – cái đang được gọi một cách mịt mù là thể chế -, hoặc cho kẻ khác, và dư luận thì nóng lòng chờ điểm danh kẻ thủ phạm tiếp theo. Tất cả đều có thể rũ tội cho phần mình. 

Anh em nhà Karamazov cuốn người theo dõi số phận họ vào vòng xoay nghẹt thở của những luận đề nặng trĩu về giới hạn của đạo đức và trách nhiệm, về tội ác và sự trừng phạt, về tội lỗi thực tế và tội lỗi siêu hình, và trùm lên tất cả là câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng đế và ý nghĩa của kiếp người. Anh em nhà họ Dương cuốn người theo dõi số phận họ vào vòng xoáy đứng tim của những tiết mục trinh thám giật gân và những pha mùi mẫn. Với biết bao là nợ tình: tình cách mạng, tình đồng chí, tình huynh đệ, tình chiến hữu, tình nghệ sĩ, tình giang hồ hảo hớn, đó là chưa kể tình ngoại tình. Gỡ mỗi cái nợ ấy là hết ít nhất một thế hệ. 

Tấn bi kịch Nga chỉ mượn cốt truyện hình sự. Câu chuyện Việt tự kiềm chế trong khuôn khổ một vụ án hình sự đơn thuần. Nó không cần đến người em thứ ba, Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào mạch chuyện. Truyền thông Việt Nam, lắc lư ngoạn mục bằng một chân chính thống, một chân lá cải và chiếc đuôi tự do liên tục bị cắt và liên tục tìm cách mọc lại, đảm nhiệm vai dẫn chuyện. Cũng không cần đến Smerdyakov, người em vô thừa nhận, kẻ cùng quẫn tăm tối, dùng tốt cho việc thừa hành những tội ác trong tâm tưởng người khác. Những Smerdyakov trong xã hội Việt Nam nhiều và đương nhiên đến mức chúng ta không nhìn ra nữa. 

Một tác giả tôi không còn nhớ tên đã nhận xét rằng trong nước Nga của anh em nhà Karamazov, cứ vài ba phút người ta lại đấm ngực khóc rống lên và quỳ xuống hôn chân Chúa xin tha tội, để ngay sau đó với vodka trong máu và lời cầu nguyện trên môi cho nhau một nhát rìu vào sọ. Trong nước Việt của anh em nhà họ Dương, với một quốc giáo vô thần và một Đấng Toàn năng là Đảng Cộng sản, người ta cũng hành xử không khác. “Nguyên lí Karamazov”, được đặt vào miệng kẻ vô thần Smerdyakov, phát biểu rằng mọi thứ đều được phép, rằng cái Ác là chính danh, nếu Thượng đế không tồn tại, hay nói cách khác: Thượng đế phải tồn tại để cái Thiện lên ngôi. Song sự hiện hữu không thể phủ nhận của Đấng Toàn năng ở Việt Nam đã phủ nhận nguyên lí đó. Lật ngược lại nguyên lí Karamazov, câu chuyện của anh em nhà họ Dương trong hiện thực Việt Nam hôm nay hoàn toàn có cơ hội vươn lên tầm hư cấu của nhà văn Nga vĩ đại hơn 130 năm trước. 

© 2014 pro&contra

Tấn bi kịch Nga chỉ mượn cốt truyện hình sự. Câu chuyện Việt tự kiềm chế trong khuôn khổ một vụ án hình sự đơn thuần. Nó không cần đến người em thứ ba, Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào mạch chuyện. Truyền thông Việt Nam, lắc lư ngoạn mục bằng một chân chính thống, một chân lá cải và chiếc đuôi tự do liên tục bị cắt và liên tục tìm cách mọc lại, đảm nhiệm vai dẫn chuyện. Cũng không cần đến Smerdyakov, người em vô thừa nhận, kẻ cùng quẫn tăm tối, dùng tốt cho việc thừa hành những tội ác trong tâm tưởng người khác. Những Smerdyakov trong xã hội Việt Nam nhiều và đương nhiên đến mức chúng ta không nhìn ra nữa.

SCN

Nhận xét "Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào mạch chuyện", theo Gấu, không đúng. Và vì thế, những cắt nghĩa sau đó, về xã hội Bắc Kít hiện nay, không tới, và còn có vẻ hơi bị nhảm. SCN nhiều khi cường điệu, trong khi phán phiếc như thế này. Cũng ưa nổ như ông em [thí dụ thì nhiều lắm, nào ngửi khói hàng xóm đủ no, nào, rũ hết bụi tôi cũng không làm quen... ]. Giải thích của Natalie Sarraute, thú hơn nhiều, về hai tuyến nhân vật, 1, sinh ra là cứ thế vô tư đi theo con đường thánh thiện, tới với Chúa, còn 1, chọn con đường lầy lội.

GCC đã đi 1 đường về vụ này, khi đọc “Hồi Ký Viết Dưới Hầm”, bản dịch của Thạch Chương.

Hồi Ký Viết Dưới Hầm

*


Cái “ý thức sáng suốt là một bệnh hoạn”, cái “ý thức khốn khổ” của tác giả Hồi Ký, của Dos sau này đã đè nặng lên toàn thể khí hậu văn chương, triết học Âu châu, nhất là ở những tác giả thuộc chu kỳ hiện sinh như Sartre, Camus. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, cuốn tiểu thuyết La Chute, Sa đọa, đang được dịch trên Văn, của Camus, như một cuốn Hồi Ký được viết lại bằng giọng văn của thế kỷ hai mươi, và gã Clémence, nhân vật chính trong La Chute, trốn chui trốn nhũi đến một góc tận cùng trái đất, rồi cứ thế mà tự sỉ vả mình, sỉ vả thế giới, chỉ là hậu thân của tác giả thiên Hồi Ký viết dưới hầm. Hơn nữa, cái tâm trạng tôi là một người riêng biệt, còn họ là “tất cả mọi người”, của gã đã trở nên một cas chung, một phénomène cho tất cả những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết thuộc loại lớn, những tác phẩm đặt nặng vấn đề ý thức hệ, thời đại tính, ý thức, thời đại, lịch sử…. G. Lukacs gọi đó là những “héros poblématiques”, theo nghĩa, những nhân vật này bị đẩy đến những cảnh ngộ khốn khổ, bị du vào cái thế “trên đe dưới búa” (chữ của ông Vũ Khắc Khoan trong “Thần Tháp Rùa”]…