*






TRANG NHÀ CA SĨ HÀ THANH

Liên Như, người em gái của Ca Sĩ Hà Thanh, đã thực hiện không biết bao nhiêu PPS tuyệt đẹp giới thiệu những ca khúc với tiếng hát mà mọi người không những yêu thích mà còn kính trọng. Tôi [From VBT. Tks. NQT] đã hòa đồng với việc làm của chị Liên Như và đã đưa hầu hết các PPS của chị lên Youtube.

Hôm nay xin hân hạnh giới thiệu TRANG NHÀ CA SĨ HÀ THANH mà chị Liên Như vừa hoàn thành, cũng thật tuyệt vời. 

Mời quý Thân hữu vào đường LINK dướii đây :




VĨNH BIỆT TIẾNG HÁT HÀ THANH – LOÀI HOA VỠ BÊN TRỜI

2 janvier 2014, 10:22
(trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày thứ sáu 3 tháng 1 năm 2014)



Ảnh trên là ca sĩ Hà Thanh. Ảnh dưới, từ trái sang phải là các ca sĩ Anh Ngọc, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992
Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời Đợi mùa Xuân sang tô màu nhớ, Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm, Buồn tìm về tình ai đằm thắm. Giờ vun vút trời mây..
(Nhớ Một Chiều Xuân – Nguyễn Văn Đông)

Cứ mỗi lần nghe ca khúc này và Sắc Hoa Mầu Nhớ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tôi lại bâng khuâng nhớ về giọng hát Hà Thanh. Tiếng hát của những hoài niệm. Tiếng hát của những giọt nắng chiều tiếc nhớ. Mỗi khi chị hát đoạn “loài hoa vỡ bên trời”, trái tim tôi như ai bóp mạnh hơn, nhói hơn khi nhớ về những mùa Xuân xưa quê nhà nay đã không còn nữa..
     Những năm gần đây, Trung Trần, một cậu em tuổi đời mới 25, sống ở Cần Thơ, nhưng lại chỉ thích nghe giọng hát của các cô chú Thanh Thúy, Bạch Yến, Minh Hiếu, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Giáng Thu, Mạnh Quỳnh (Gõ Cửa), Giang Tử, Phương Dung, Mai Lệ Huyền.. và những ca khúc trữ tình trước 75. Mỗi tháng, Trung thỉnh thoảng dành thì giờ nhắn tin, điện thoại thăm hỏi các cô chú, và chỉ khi nào Trung không liên lạc được, em mới ngõ ý nhờ người viết giúp tìm. Trong số những người Trung nhờ mà tôi chịu thua suốt 3 năm qua, đó là ca sĩ Hà Thanh. Có lúc, tôi phải tìm đến các nghệ sĩ Thanh Thúy, Như Hảo, Phương Hồng Quế.. những người từng một thời thân thiết với chị.. nhưng chẳng ai có câu trả lời. Sau này tôi mới biết, khi cô thu Video cho TT Thúy Nga bài Hoa Xuân, sau đó với TT Asia nhạc phẩm Nha Trang, chị khám phá mình vướng vào căn bịnh ung thư máu. Từ đó, chị tránh né và gần như cắt đứt mọi liên lạc với những tình thân.
      Chiều thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2014, mới khoảng 5g00 chiều hơn, ca sĩ Mai Hương, giọng hốt hoảng báo tin: “Có tin chị Hà Thanh vừa mất, B. biết chưa?”. Tôi đang ngầy ngật vì mất ngủ nguyên đêm và nhất là vừa bước vào nhà sau một chuyến bay từ Houston trở về, chợt thót tim trước hung tin đưa tới. Chị Mai Hương chỉ biết có thế và hai chị em chỉ biết lặng im bùi ngùi qua điện thoại. Tôi gọi đến chị Hoàng Oanh, và chị cũng cho biết, đó là tin cô Bạch Lan, em gái ca sĩ Hà Thanh đã xác nhận là sự thật. Ôi, vậy là thật rồi, tháng 12 năm nay, tháng của giỗ một năm Duy Quang khuất bóng, rồi những tin buồn tới tấp của các ca nhạc sĩ Huỳnh Anh, Việt Dzũng ra đi và bây giờ vừa bước vào ngày đầu tiên của một năm mới, ngày 1 tháng 1 năm 2014, tiếng hát của những “khúc tình ca xứ Huế”, tiếng hát của những giòng nhạc Nguyễn Văn Đông, giờ đã về bên kia thế giới. Và những cú điện thoại sau đó, là những bàng hoàng, là những nấc nghẹn của Thanh Thúy, Như Hảo, Phương Hồng Quế.. khi nhắc lại những kỷ niệm của những ngày còn bên cạnh Hà Thanh.  HÀ THANH theo tuổi ghi trên các mạng điện tử thì cô sinh năm 1939, nhưng theo các ca sĩ Thanh Thúy, Mai Hương, Hoàng Oanh, mỗi lần từ Boston bay đến Quận Cam, tiếng hát Sắc Hoa Mầu Nhớ luôn tạm trú ở chùa TQ do ni sư Chơn Đạo trụ trì, và theo lời của vị ni sư này, tuổi thật Hà Thanh là năm 1937. Khi nói về tuổi thật và tuổi trên giấy tờ, ca sĩ Thanh Thúy nói theo cảm nghĩ riêng của mình: “Chị nghĩ rằng, ghi lại đúng tuổi thật của một người đã mất, đó là điều quan trọng.
      Dưới đây là một số tư liệu được góp nhặt từ nhiều nơi, viết về cuộc đời ca sĩ Hà Thanh.
    Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ở Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Là một người theo đạo Phật, ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học – Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế. Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh, và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.
    Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội… Bà rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như Hàng hàng lớp lớpChiều mưa biên giới… Trong khoảng thời gian từ 1965 tới 1975 ở Sài Gòn, Hà Thanh thâu âm rất nhiều cho các hãng đĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Shotguns, Trường Sơn, Premier, Continental, Sơn Ca… Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh. Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Kim Huyền.
    Sau năm 1975, TT Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh xum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên và có ghi âm một số CD như Hải ngoại thương ca - Giáng Ngọc thực hiện (1985), Chiều mưa biên giới - Giáng Ngọc thực hiện (1995), Sầu mộng - Phạm Vũ thực hiện (1995), Ngát hương đàm - Phật Ca (1999), Chinh phụ ca - Giáng Ngọc thực hiện (2000), Nhành dương cứu khổ - Phật Ca (2003).