*
 
 SÁNG TÁC



*

Trên đỉnh Cố Đô, Luang Prabang

Về nhà 2010

*

Lẩn thẩn nghĩ, có khi nào Gấu lên lộn xe, nó đưa về xứ Mít… ?

*

"I was happy there, @ Muong Luong, 5 years ago", she wrote in English to "Pho Thau" [Ông Nội], in her Lì Xì asking card.

*

Thằng Tia, con trai thứ cô gái lớn, Thằng Sang & Thằng An, con trai ông con trai thứ của Gấu. Gấu Cái, có bầu cô lớn, đúng Mậu Thân, nghe VC pháo kích, cứ nhè khu vực Gấu ở mà nhắm, hoảng quá, ảnh hưởng nặng nề tới cái thai....


Mừng Xuân Giáp Ngọ

*

Trại Cấm Sikew, 1 trong những ngày sắp rời Trại, sau khi đậu thanh lọc. Gấu Cái đang rời khu C, trở về lại khu A, nơi vợ chồng Gấu cư ngụ. Khu A nhỏ, chỉ là 1 căn nhà gỗ khá lớn, và tầng trên, được chia ra thành từng lều, mỗi lều gồm 1 cái mùng. Đêm giăng ra, ngày cuốn lại. Bên ngoài khu A, là 1 khu sinh sống dành cho người Việt ở Thái. Cũng 1 trại tù, có thể nói.

Em ở bên C, anh bên A. Khu A gần hàng rào. Phía ngoài là trại tù giam giữ người Việt ở Thái nhưng không chịu sinh sống tại những địa phương do chính quyền chỉ định. Tuy là tù nhưng họ được tự do, thong thả hơn so với đám người tị nạn trong trại cấm. Nhờ vậy mà có chuyện mua đồ hàng rào. Trong ném tiền ra, ngoài ném đồ vô. Những vật dụng cho đời sống hàng ngày. Và rượu. Ma túy.

Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực. 

Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.

Rồi những lần bên ngoài thương tình ném trái cây vào trong trại.

*

@ Tara [Hưng Long], trong 1 lần trở  lại

Mừng Xuân Giáp Ngọ


Tết này con chắc chưa về được

                                             gởi Cậu Ba Cậu Tư          

Đám cưới Gấu, chỉ có Dirck & Sawada mừng quà. Và, “bản tin” của Xìn Phóng trên tờ Văn, thì thật khó mà coi là lời chúc mừng, với cái tít “nên vợ nên chồng”, nhưng hình như Gấu Cái rất ư hài lòng, trước đám bạn bè ở quê, ở trường nữ trung học Mỹ Tho, ở trường Sư Phạm Vĩnh Long, Gấu đoán thế!

Lần thanh lọc ở Trại Cấm Sikiew, cc 1994, tay sinh viên người Thái hỏi, khi bà lấy thằng cha mắt lé, thì nó đã viết văn chưa, Gấu Cái bèn dõng dạc trả lời, thằng khốn lúc đó đã là nhà văn nhớn rồi, và chính câu hỏi khiến Gấu Cái, ra khỏi phòng thanh lọc, là đã biết hai vợ chồng sẽ qua được cửa ải gay cấn, và sẽ có cơ may làm lại cuộc đời nơi xứ người. Những cặp ở Trại thường là gán ghép, tạm bợ, không phải thực sự vợ chồng.

Dirck cũng là người gợi ý, mày có muốn “bỏ chạy cuộc chiến” qua Tokyo làm cho UPI không. Rồi, khi Gấu làm thêm cho RCA/Manila, đám nhân viên Phi Luật Tân cùng làm trên Đài VTD cũng gợi ý, muốn qua Manila không, sau khi ăn mìn VC...

*

Ra mắt Lần Cuối Sài Gòn @ Khánh Trường’s, 1998.
Biếu. Không bán!


Đại Lục Kim Dung

Quách Tường tiểu muội

Bài này, cũng nhờ đầu tháng mà lòi ra.
QT là…  nick của Gấu Cái, khi viết cho 1 tờ báo địa phương, đúng bài viết vào dịp 30 Tháng Tư, năm đầu tiên qua Xứ Lạnh.

Sau Gấu chôm, đưa vô “Tự Truyện”, và là cái thư gửi Cô Út.

NTV, mastermind, Trùm tờ “Trăm Con”, đọc, gật gù, đúng rồi, giá mà hồi đó, ta hiểu ra chân lý, thay vì dzục cờ ba que vô thùng rác, thì cuộn nó lại, dzím vào trong tim, trong hồn, trong não, thì tờ "Trăm Con" vưỡn còn!

Bài viết của Huỳnh Ngọc Chiến, tuyệt, nhưng theo Gấu, chưa tới, chưa hết được cái đẹp của "nhân vật" này.


*

Granta 100

Ta sẽ nhớ mi vô cùng khi ta ngỏm
Đáng yêu nhất của những nụ cuời
Mềm mại nhất ở trên giường
Khi cả hai còn trẻ

Quách Tường của ta ơi
Hãy nhớ rằng khi ta ngỏm rồi
Mi cứ vưỡn còn sống hoài
Trong tim và trong hồn của ta

Xì Lô thân thương, 

Xì Lô, cô Út sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975. Sau này những lúc gia đình quá khổ sở, bố mẹ cô vẫn thường than thở, phải chi không có cô chắc là gia đình đã đi Mỹ từ những ngày tháng Tư năm đó rồi. Bữa nay sinh nhật thứ 21, bố mẹ chỉ có cô ở bên. Mấy anh chị của cô ở quá xa, biết ngày nào gặp lại. Bố mẹ chỉ còn biết cầu nguyện tất cả đều khỏe mạnh, an lành. Bố mẹ chỉ mong Xì Lô được hạnh phúc.

 Người ta nói, những đứa trẻ sinh ra từ một gia đình vợ chồng không hòa hợp, nói rõ hơn, những đứa trẻ bất hạnh thường dễ thành công trên đường đời nếu chúng vượt qua được những mặc cảm tuổi thơ. Có lần cô nói, từ khi con qua đây, mới đó mà đã gần nửa năm, gạt nỗi nhớ anh chị qua một phần trái tim, mỗi lần thấy bố mẹ vui đùa con ứa nước mắt vì sung sướng. Suốt tuổi thơ chúng con chưa hề biết đến những giọt nước mắt hân hoan hạnh phúc đó.

Thật cũng may, cuối cùng bố mẹ lại tìm thấy nhau, cho dù bố mẹ biết rất rõ, nếu cuộc đời được làm lại từ đầu, thì mọi chuyện vẫn y nguyên như vậy. Chắc là bố sẽ lo cho mẹ thêm một chút xíu, nhờ vậy mẹ sẽ bớt đi một chút, niềm tủi thân. 

Như con biết đấy, gia đình mình, ngoài chú Sĩ đã tử trận, bố còn một người chị và một đứa em trai út ở miền Bắc. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, chú Bảo bị qui thành phần có mẹ và anh di cư nên không được quyền đi bộ đội, sau đó chú làm công nhân cho nhà máy đường Việt Trì, nhờ vậy mà còn sống. Bá Hiền lấy chồng có được một đứa con gái. Chồng vào Nam chiến đấu mất tích. Qua đây gần một nửa thế kỷ, bố mới nhận được tin tức của chị và em. Đúng là nửa thế kỷ, bởi vì khi ông Nội mất tích ngay từ năm 1945 vì tai họa đảng phái, bà Nội phải đem mấy đứa con gửi mỗi đứa một nơi, bố không gặp bá Hiền, chú Bảo kể từ ngày đó. 

Con đã đọc thư chú Bảo thì biết gia đình mình ở ngoài Bắc. Đó là quê hương mà bố phải từ bỏ, theo bà Nội vào Nam, và khi chú Sĩ chết, bố tự nhủ sẽ chẳng khi nào trở về. Đấy là một phần lý do tại sao bố lấy mẹ. Bố muốn các con có một quê hương Miền Nam, các con sẽ cần tới nó như bố cần tới mẹ vậy. 

Trước tháng tư năm 75, ngoài công việc của một công chức, bố còn làm thêm cho một hãng thông tấn nước ngoài. Khi hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết, bố thôi làm cho họ, tính bỏ Sài-gòn đưa gia đình về một tỉnh lỵ. Nhưng biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã xóa sạch mọi dự tính. Ngày 28 hay 29 tháng 4 bố không còn nhớ rõ, thành phố đang trong cơn hỗn loạn, bố gặp lại người sếp cũ, (1) lúc này làm cho tờ báo Time, tới Sài-gòn làm phóng sự về cuộc di tản. Lúc đó cơ quan DAO của Mỹ đã đóng cửa, không còn máy bay C.130, anh ta bảo chỉ có thể đi bằng trực thăng ra Đệ Thất Hạm Đội, và như vậy chỉ một mình bố đi được thôi. Bố không thể bỏ mẹ và các con trong lúc mấy chục binh đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang chờ sẵn ở ngoại ô thành phố và viễn tượng biển máu đang chờ đợi người dân Sài-gòn. Chết một đống còn hơn sống một người, Bá Hiền viết thư qua cho biết, ngày xưa bà Nội đã nói với Bá như vậy, lần về đón Bá cùng đi vào Nam, nhưng Bá không đi vì còn mê phong trào. Bố đã ở lại. Phải chi ngày đó bố chạy theo người Mỹ, gia đình mình đã không gặp những cảnh ngộ đói khổ, tủi nhục như hầu hết những gia đình Miền Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thắng trận. Nhưng chính những ngày tháng sống dưới chế độ Cộng sản, những ngày tù đầy, những nỗi đói khổ mà gia đình mình đã trải qua khiến bố mẹ hiểu nhau hơn. Vả lại, sự thành đạt ở nước người nhiều khi phải trả một giá quá đắt. Chắc chắn một điều, con không thể quên tiếng Việt. Đó là khí giới hữu hiệu nhất để chống lại sự tha hóa mà đôi khi người ta lầm lẫn là hội nhập. Và để chống lại sự cô đơn, niềm lãng quên, và tuyệt vọng. 

Hôm nay là sinh nhật của con, đúng ra chẳng nên nhắc chuyện đau buồn nhưng tháng Tư vẫn luôn luôn làm những ngưòi như bố mẹ cảm thấy bứt rứt. Có lẽ đã đến lúc bố mẹ đem cất kỹ lá cờ phủ trên quan tài chú Sĩ vào một nơi thật yên ổn, thật thiêng liêng là trái tim của mình...

(1)

Mới nhận mail của Dirck, liền tức thì:

From:

Date: Thursday, July 21, 2005 11:36:18 PM

To: Nguyen_Quoc_Tru

Subject: Re:

It's wonderful to hear from you Tru. How are you?
We missed you at the reunion in Saigon in May.


Cuộc hội ngộ vào tháng Năm, the reunion in Saigon in May, là vào năm 1985, khi VC kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân. Mời mấy anh ký giả Mẽo tới, trong có Dirck.

Dirck Halstead, hiện làm trang TheDigitalJournalist

HORST FAAS, LEGENDARY COMBAT PHOTOGRAPHER DIES AT 79

I knew Horst Faas well. When I first arrived in South Vietnam in the spring of 1965 to create the UPI photo bureau, I was advised, while in the field, to study the movements of the AP photo bureau chief. I should: go where Horst goes, try to get pictures as good as his, and never go where he never goes.



Chúc Mừng Xuân Mới

Xuân Giáp Ngọ
2014


Chúc Mừng Năm Mới 2014

Mừng Xuân Giáp Ngọ

Mẹ tôi vẫn còn sống

 [She gave me a birth and she's still alive]

*

Nữ văn sĩ Thảo Trần @ Les Deux Magots, 1999

Vợ chồng ngưòi Tàu chủ tiệm cắt tóc Beauty Salon gần ngã tư Leslie & Woobine, Toronto, Canada đều còn trẻ; vợ chừng 30, chồng 40 đổ lại. Khách ở đây là loại khá giả, vì giá mắc gấp đôi đa số tiệm khác. Bù lại, cắt ở đây rất đẹp. Khách lần đầu tới tiệm, thường trở lại, vì mái tóc, dù đã dài sắp tới ngày cần được săn sóc vẫn giữ nguyên nếp như vừa mới ở tiệm ra. Thêm nữa, cả hai vợ chồng lúc nào cũng vui vẻ, rất biết ý khách hàng, nhất là khách quen. Cả hai nói tiếng Anh trơn tru, rất dễ nghe.

Tôi đến đây lần đầu với Uyên. Bạn tôi không phải là người có nhiều tiền để trở thành khách hạng sang thường xuyên của tiệm, nó cắt tóc ở tiệm bình dân hai lần thì trở lại đây cắt một lần để lúc nào cũng có được cái tóc tương đối vừa ý.  Hôm bọn tôi đến thì thằng chủ không có trong tiệm chỉ có con vợ và con nhỏ Tây chuyên gội đầu cho khách. Tôi ngồi xem một vài tờ tạp chí thời trang đợi Uyên ,

 -Mầy khoẻ không, trời ơi, ai cắt cái đuôi tóc đằng sau của mày vậy, lần nào tao cũng phải sửa cho mày.

 -Ừ thì vẫn cái con nhỏ ở cái tiệm Ý đó.

- Mầy có muốn tao kêu chồng tao về cắt cho mày không?

Không cần đâu mày cắt cho tao lần này đi, biết đâu đẹp hơn.

  Bà chủ tiệm lật mấy trang báo và đưa cho Uyên coi mấy kiểu tóc. Nó lắc đầu:

 -Mầy phải chọn cho tao và cắt cho tao kiểu tóc nào thật là đơn giản, tao không cần phải săn sóc nó.

 -Mầy không có thời gian hả ?

-Không phải vậy, tao không thích rườm rà, tao muốn càng đơn giản càng tốt, gội xong chải rồi để tự nó khô mà vẫn đẹp là tốt nhất .

- Ừ, vậy để tao lo cho.

 Những cuộn tóc bắt đầu rơi xuống đất và hai đứa nó cũng bắt đầu nói chuyện với nhau, bọn nó, một Việt, một Tàu, nói chuyện bằng cái ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ.

 - Hey ông già chồng mầy khoẻ không?

- Ổng hả, khoẻ lắm ổng còn lái xe mà, 80 rồi đó, có điều lúc này ổng buồn vì bà già chồng tao mới chết, làm sao ngừơi ta không đau khổ khi mất một người thân đã 55 năm chung sống. Bây giờ ngày nào ổng cũng lái xe đi tập Thái cực quyền, đánh cờ tướng, uống cà phê với bạn bè, có khi ổng ăn luôn ngoài quán, tụi tao kêu ổng về ở chung để dễ lo cho ổng, nhưng ông già từ chối, ổng kêu ổng tự lo được rồi, mỗi tháng nhà nước cho ổng tiền già, tiền bù, tiền goá, tiền hưu trí… ổng dư sức sống thoải mái, ổng đổ một bình xăng chạy gần một tháng mới hết, vì ổng cũng không đi đâu xa,

-  Ông già giỏi thiệt, tao nghĩ chắc là tao chỉ lái xe chừng vài năm nữa là cùng.

-  Mầy năm nay còn trẻ mà, đừng lo.

-  Còn vợ chồng mầy chừng nào mới tính chuyện có con,

- Tao cũng khổ tâm lắm, hồi mới lấy nhau thì còn nghèo kiêng cữ, lúc đó ông chồng tao mới có được cái bằng hành nghề, tao thì chưn ướt chưn ráo, đi làm công cho họ, làm sao dám có con, khi khá giả một chút, bà già chồng tao biểu phải đẻ một đứa, thôi không cữ nữa, vậy mà chờ hoài không thấy, chắc là trời chưa cho tao. Còn mầy, mấy đứa?

- Tao hả. Bốn đứa, hai trai, hai gái.

- Tốt quá rồi. Tụi nó ở đây hết hả?

 - Không, ở đây chỉ có đứa con gái út thôi.

- À tao biết nó rồi, nó tới đây cắt tóc nè, thấy nó là biết liền con của mầy, nó xinh quá hén, chắc hồi nhỏ mầy cũng xinh như vậy. Vậy còn mấy đứa kia?

- Con tao hả, tụi nó tứ tán mười phương, đứa ở bên này bờ , đứa ở bên kia bờ.

- Mầy ở đây lâu chưa?

- Cũng hơn mười năm.

- Mầy có về thăm Việt Nam chưa.

- Tao có về.

- Mầy còn ai ở bên đó không?

- Còn một vài người thân.

- Mấy có anh chị em không

- Không tao chỉ có một mình.

-….

- Tao không có ai hết, cậu tao nuôi tao lớn, tao tốt nghiệp từ một trường mồ côi… Ba tao chết trong chiến tranh, má tao đi lấy chồng khi tao chưa được một năm.

- Ủa vậy mầy không ở với má mầy hả, người nước tao, đàn bà lấy chồng nữa thường họ vẫn nuôi con,

- Nước tao cũng vậy, nhưng mà má tao thì không nuôi tao, bỏ tao cho cậu tao nuôi và má tao khi đi lấy chồng đã nói với người ta là bà ta còn độc thân, tao là đứa con bị bỏ rơi.

- Chúa ơi, tội nghiệp cái tuổi thơ của mầy.

- Hôm mầy về Việt Nam là để thăm cậu mầy hả?

- Ừ tao về thăm mấy ông cậu tao, thăm mồ mả ông bà tao.

- Còn má mầy ?...

- Má tao hả, má tao vẫn còn sống, nhưng với tao thì bà đã chết lâu lắm rồi….

 Chiếc lược và cái kéo đang ngon trớn chợt dừng lại và tờ tạp chí thời trang trên đùi tôi tí nữa cũng rơi xuống sàn nhà.

-Trong đời tao có hai lần được má tao nhìn nhận là con, đó là năm tao 18 tuổi, tao sắp tốt nghiệp ra trường đi làm cô giáo. Má tao đến trường gặp tao và nói ngọt ngào vì hoàn cảnh nên má mới đành xa con, mầy có biết không lúc đó tao sung sướng vô cùng, ai mà không cần một người mẹ, ngay từ bài tập đọc đầu tiên khi mầy bắt đầu biết đọc biết viết cũng là một bài ca ngợi công đức của mẹ hiền, cho nên lúc đó tao vui lắm, nhưng sự thật đau lòng, má tao đến nhìn tao chỉ vì bà ta muốn tao lấy chồng, cái thằng nhóc lẽo đẽo theo tao suốt ngày thậm chí ám ảnh tao ban đêm nữa, nó là con của vợ chồng thằng Chà Và cho vay tiền cắt cổ mổ họng người ta, đi thu tiền góp ở chợ, ai cũng ghét, má tao thiếu nợ họ và thằng con nói với ba má là nó thương tao đứt gan đứt ruột, nó mà không lấy được tao thì sẽ tự tử chết, cho nên ông bà già nó dò la biết được lý lịch tao nên tao mới có được cái diễm phúc má tao nhìn tao là con.

Tôi liếc nhìn trộm Uyên sau khi con Tây vội vàng chạy đi lấy hộp giấy lau cho nó. Những điều nó vừa nói ra khiến tôi giật mình, là người bạn duy nhất của nó ở giữa cái đám Tây đen Tây đỏ này mà tôi chưa bao giờ nghe nó nói gì về cuộc đời nó, tôi chỉ biết cái tuổi thơ của nó cô đơn buồn hơn những đứa trẻ khác…

-Trời ơi tội nghiệp mầy..

-Còn lần thứ hai tao được má tao nhìn là con là lúc đó tao đã lấy chồng.

-Mầy lấy cái thằng đó hả?

-Dĩ nhiên là không, tao đời nào lấy nó, ngày tao lấy chồng má tao đâu có thèm tới, má tao còn chửi rủa um sùm, nào là đẻ trứng gà trứng vịt còn có được cái ăn, phải dè hồi đó đẻ ra bóp mũi chết cho rồi.

-… Lúc tao lấy chồng đâu được vài năm thì má tao đi kiếm tao, bả lên chỗ tao dạy học bả nói là mấy đứa em tao, con ông chồng sau của bả đang đói khổ vì ông chồng của bả có vợ bé, mà cuộc kiện tụng để chia gia tài kéo dài quá lâu, bả hết tiền lo thầy kiện, bả khóc lóc năn nỉ tao tha thứ cho bả vì đã bỏ không nuôi tao…. cầm lòng không đậu, tao đã giấu chồng chạy sấp chạy ngửa cho bả tiền để trả tiền thầy kiện. Sau đó bả thắng, được chia cái gia tài kếch sù của bên chồng, hơn 50 mẫu ruộng, hai cái lò gạch, một cái nhà máy xay lúa và một căn nhà nền đúc cao tới ngực. Người Việt tao có câu hết xôi thì rồi việc, từ khi má tao thắng kiện có tiền có bạc thì không bao giờ biết đến tao là ai

Khi Cộng sản thống nhất đất nước, chồng tao phải đi tù, mẹ chồng tao bị đứt gân máu nằm một chỗ, con bốn đứa, tao có về kiếm má tao vì lúc đó má tao giàu mà mấy đứa em tao cũng vậy, và tao đã bị họ đuổi ra khỏi nhà. Má tao nói,“ mầy về đây làm cái gì, tao đâu phải là mẹ của mầy”. Lúc đó tao đói, họ không cho tao được một chén cơm nguội để đỡ lòng họ tàn nhẫn xua duổi tao như gặp phải ma quỷ, mà từ nhà tao đến chỗ họ cách xa 145 cây số…

-Lạy chúa tôi, tội nghiệp mầy quá.

-Tao nuốt nước mắt lảo đảo bước đi và té xuống bậc thềm nhà cao hơn một thước, còn nghe tiếng sập cửa sau lưng, Mầy biết không hôm đó trời thương cho tao gặp một ngưồi bạn học cũ, sau ngày hòa bình nó không đi dạy học nữa mà đi bán vé xe đò , khi nhìn thấy tao lang thang ở bến xe, nó vội vàng chạy tới, và tao làm sao quên được khúc bánh mì thịt với lon trà đá cùng với tấm vé xe đò nặng tình bằng hữu mà bạn tao đã chia sẻ cho tao ngày hôm đó. Hôm tao về tao có đi kiếm nó, bây giờ nó cũng khá giả rồi nhờ con nó cũng ở bên Mỹ, nhưng nó không chịu đi vì nó là con một sợ đi rồi mồ mả ông bà, hương tàn khói lạnh.

-Rồi chồng mầy ở tù lâu không, nó về tụi bây mới đi hả, mầy đi bằng tàu hả?

- Chồng tao ở tù lâu lắm tao không thể nhớ rõ mấy năm, mấy tháng mấy ngày vì tao khổ quá, mầy có tin không tao đã từng đi ăn cắp, ăn trộm đồ ăn cho con tao, đã từng canh chừng cho bọn nó ăn cắp xe đạp để ăn chia, lúc đó tao làm nghề viết thư mướn trước cửa Bưu Điện, bữa nào trời mưa không có khách là đói, và đã có một lần không có khách mướn viết thư, không có tiền mua gạo cho con ăn, tao đã đánh liều đi theo một con bạn, chồng nó cũng bị tù cải tạo, mầy biết đi đâu không, đi đứng đường, trời xui đất khiến tao đang đứng xớ rớ ngoài đó thì gặp một thằng, thằng này là bạn của em chồng tao, nó hỏi “chị đứng làm gì ở đây, chỗ này không nên đứng, bọn công an nó tưởng lầm là chị bị bắt đó”, và không hiểu sao nó móc túi cho tao mấy ngàn nói là gởi cho mấy đứa nhỏ. Như được thần linh cứu rỗi, tao ba chưn bốn cẳng chạy thục mạng ra khỏi chốn địa ngục mà chút xíu nữa mình sa chân vào. Rồi chồng tao về tụi tao lần mò ra đi, tụi tao không phải thuyền nhân, mà đi bộ qua Thái Lan, vô trại tỵ nạn rồi qua đây. Hôm tao về tao có gặp má tao, tao cũng có cho bả chút đỉnh tiền vì dẫu sao bả cũng đã sanh ra tao.
( She gave me a birth and she's still alive).

-Hey, mầy đừng có xịt keo đừng có bỏ cái gì lên tóc tao hết, tao không thích, chải, sấy cho khô là được rồi

-Lâu lâu mầy cũng phải thổi cho nó đẹp chứ.

-Đời tao rắc rối nhiều rồi tao chỉ muốn tuổi già trở nên càng đơn giản bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Uyên đứng lên phủi tóc và móc bóp trả tiền, 50 đô một cái đầu, nó còn cho thêm 5 đồng, môi nó mỉm cười mà mắt còn long lanh mấy giọt nước.

-Mầy có cắt không ?

Tôi hẹn bà chủ tiệm ngày mai, ba giờ chiều. Tôi muốn đi một mình.

Và ngày hôm sau, khi bước chân ra khỏi tiệm cắt tóc với cái đầu mới, hai con mắt còn ướt rượt tôi đã vui vẻ trả tiền cắt tóc và cho thêm 10 đồng tiền tip.

Có phải người ta dễ dàng trút tâm sự của mình với một người không quen biết không cần đắn đo chọn lựa, ai cũng có một lần trong đời muốn nói, và bằng một thứ ngôn ngữ xa lạ người ta đã nói, dễ dàng cởi mở và đã khóc bằng những giọt nước thật. 

Từ đó tôi và con Uyên đổi tên Beauty Salon thành “Quán Củ Hành”, khách hàng đến cắt củ hành cho chủ quán, khi về, mặt mũi ướt nhèm mà vẫn vui trả tiền củ hành và đôi khi còn cho thêm tiền tip.

Mùa Thu 2003    

Thảo Trần     

TT & SR

Gáy người thì lạnh

Bạn định vị trên điện thoại rằng nhà bạn gần một trung tâm dưỡng lão, cứ tới đó đi, bạn sẽ đứng chờ. Xe ôm thả tôi xuống chỗ buồn hiu đó cả buổi, tôi lựng khựng tìm hoài mà không thấy ông già lòng khòng xương xẩu đâu. Và khi tha thẩn ở cuối đường tôi bỗng nhớ mình đã qua đây, đã đi về phía con hẻm vuông góc với chỗ tôi đang đứng, chui vào căn nhà tuềnh toàng của bạn, mười năm trước. Tôi hôm ấy run rẩy như con mèo ốm o bị ướt, khi tới nhà ông Đồng gió, Nhớ khói mà tôi đã ngưỡng mộ lâu rồi. Để lần đầu tiên biết nhà văn cũng có hai mắt một mũi như mọi người, cũng hài hước, cũng lơ tơ mơ, cũng nghèo…

 Cái hồi ức mười năm làm tôi hơi hoảng, mười năm qua tôi đã đi tới đâu, tận những chân trời nào, sao không thăm lại ? Tôi loay hoay với câu hỏi đó khi ngồi chơi với vợ bạn, để đợi bạn đang vẫn còn ngóng đón tôi đâu đó ngoài đầu hẻm. Đến sắp gặp nhau rồi mà lẻ vẫn đuổi theo vẫn so le, trục trặc. Nối lại loay hoay như thể đã bị đứt lìa lâu quá…

Trong nhóm bạn già mà tôi hay lân la, bạn trẻ nhất. Mỗi lần gọi điện cho bạn, và nghe bên kia hịch hạc bảo, “ê nói nghe nè…”, như hai đứa trẻ con thầm thì, như bạn không cách tôi hai mươi lăm tuổi đời và hai trăm cây số.

“Ê nói nghe nè, mầy viết ác vừa vừa thôi, tao không chịu…”

“Ê nói nghe nè, có cái truyện trên Văn nghệ được lắm, sao không đọc ? ”

Tôi không mảy may nghi ngờ việc bạn sẽ còn rầy rà tôi đến vài ba chục năm nữa, dù nhiều lần bạn nói bâng quơ ê nói nghe nè dạo này sao tao nghĩ nhiều về cái chết, làm như đã đi gần tới nó nên ngửi được mùi thấy mờ mờ dung nhan nó rồi. Tôi nghe có chút dửng dưng, chuyện đó thường thôi, thậm chí đôi khi tôi còn rờ đụng nó mà. Bỗng có bữa đầu dây bên kia bỗng rã rời, “ê nói nghe nè, tự dưng tao thấy đời buồn hiu, mậy…”.

Tôi ngớ ra trong giây lát, bởi chưa từng nghĩ bạn cũng buồn. Hồi biết bạn tới giờ lúc nào cũng gặp nhau giữa bạn bầy đông đúc, trong tôi mặc định bạn là con người của hội hè, tạo ra hội hè. Cứ cất tiếng “ê nói nghe nè, làm vài ly đi…” thì ai nấy hồ hởi đáp lời ngay. Cái chất hào sảng, chịu chơi của dân miền Tây mà phải chịu nỗi một mình thì vô lý.

Nhưng giờ quanh bạn thưa đi những tiếng vọng. Những cuộc rượu nếu có chảy về phía ông, cũng bằng một hình thức khác. Nhiều khi nhậu nhẹt bọn tôi đã lấy bạn ra làm mồi cho đỡ lạt miệng. Bọn tôi nhắc chuyện bạn thấy đồng nghiệp bị vợ bạc đãi nên bất bình nhảy ra bênh, ngoay đầu đánh chị kia cho chừa ai ngờ ông chồng nổ xung thiên cự lại “sao mầy đánh vợ tao ?”. Hay chuyện hết tú tài bạn định đi vào cứ theo cách mạng, ngồi chờ tàu đò lâu quá tự dưng thấy… nản, bạn quay về bị chính quyền Sài Gòn bắt lính, ngót bốn năm làm anh binh sĩ ngồi bàn giấy, một bữa pháo lạc bầy tiễn về nhà với gương mặt có vết sẹo dài. Hay chuyện bạn giấu tiền dưới mấy cục gạch tàu lót nền, định xài riêng mà quên biệt, chừng xây lại nhà người ta thấy tiền rải đầy dưới đó. Hay chuyện bạn buồn ngủ quá mà tiếc cảnh vật đường xa nên bôi dầu gió vào mắt cho chúng đừng ríu lại. Hoặc chuyện bạn bỏ quên cái mắt kính trong phòng vệ sinh nữ, hồi đại hội. 

Những câu chuyện ngộ nghĩnh ba hư bảy thực về bạn làm bữa rượu bỗng ngon hơn với những tràng cười nghiêng ngã, cười đến chảy nước mắt ra… Ôi ôi ông ơi bọn tôi vui quá. Sau phút giây ràn rụa ấy, bỗng ràn rụa trong tôi cái ý nghĩ ở trong một cái nhà nhỏ bừa bộn chật chội nằm trên hẻm nhỏ giữa lòng thành phố Long Xuyên, biết đâu chủ nhân của những huyền thoại đang uống rượu một mình.

Tôi vẫn hay thấy tuổi già của mình khi soi vào bạn. Bỗng trái tính trái nết, bỗng bạn bè đâu hết, thấy lẻ cả ở trong nhà mình. Đau đáu nỗi đời không biết nói với ai nên sà vào cuộc vui nào cũng tuôn cho đã cơn thèm, nào văn chương nào tôn giáo, nào cái ác nhiễu nhương… Xưa góp vui người ta gọi mời, giờ góp ưu phiền người ta ngại rủ lại chơi, thành ra bị bỏ rơi, thành ra bọn tôi cứ luẩn quẩn đi theo cái vòng cô đơn vô tận.

Hết duyên rồi. Như chữ bạn vẫn thường dùng khi nói về cô bạn thân hồi trước. Phụ bạc luôn len lỏi trong máu của mỗi người. Và những cuộc bỏ rơi nhau vẫn đang xảy ra ở đâu đó.

Từ ngày biết bạn cũng hay buồn, chập chờn mãi trong tôi hình ảnh một ông già mở ti vi cho nó oang oang và ngồi uống rượu một mình. Tới nhà chơi bỗng thấy may là bạn còn có sách ở bên, quơ tay đâu cũng đụng, mắt ngó đâu cũng thấy, chân đi đâu cũng vấp. Bạn vẫn ham, vẫn như đói ngấu mỗi khi gặp bất cứ cuốn sách nào. Tôi không còn thấy xa xót bồn chồn. Mang theo cuốn tản văn của Sandor Marai đọc lúc dọc đường, tôi để lại cho bạn. Cuốn sách này sẽ ở mãi đây, ngay cả khi tôi đã quay lưng đi khỏi.

Một cuốn sách thì cả khi chìa gáy ra, người ta cũng nhận được một cái gì đó ấm áp, trao gửi. (1)


Đại Lục Kim Dung

Quách Tường tiểu muội

Bài này, cũng nhờ đầu tháng mà lòi ra.
QT là…  nick của Gấu Cái, khi viết cho 1 tờ báo địa phương, đúng bài viết vào dịp 30 Tháng Tư 1975, năm đầu tiên qua Xứ Lạnh.

Sau Gấu chôm, đưa vô “Tự Truyện”, và là cái thư gửi Cô Út.

Bài viết của Huỳnh Ngọc Chiến, tuyệt, nhưng theo Gấu, chưa tới, chưa hết được cái đẹp của "nhân vật" này.

*

Granta 100

Ta sẽ nhớ mi vô cùng khi ta ngỏm
Đáng yêu nhất của những nụ cuời
Mềm mại nhất ở trên giường
Khi cả hai còn trẻ

Quách Tường của ta ơi
Hãy nhớ rằng khi ta ngỏm rồi
Mi cứ vưỡn còn sống hoài
Trong tim và trong hồn của ta.

Trong “Nước cờ Hư Trúc”, Gấu Cà Chớn đã “mách nước” đám Hậu Vệ, đừng tìm cái mới cho mất công, cứ cái cũ mà xài, và nếu cần, thì làm như Kim Dung, đốt 1 que diêm đã đốt rồi!

Đây đúng là tuyệt chiêu của Kim Dung, đốt 1 que diêm đốt rồi, mà vẫn cháy như thường, và có khi còn bảnh hơn lần cháy trước!

Bởi vì 10 năm rồi lại 10 năm nữa, thằng đá banh vưỡn là thằng đá banh!


Những dòng sông

Tôi đã về Việt Nam hai lần.

Lần đầu, khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, sau hơn mười năm xa cách, tôi, sau gần 24 tiếng đồng hồ ngồi trên phi cơ, nhích nhác, ngơ ngác, quýnh quáng, và thểu não, lạc mất một va ly hành lý. Một thanh niên thật trẻ, quần áo chỉnh tề chạy đến, hỏi han ân cần, cho biết anh làm việc ở đây, và nói sẽ tìm ra chiếc va ly thất lạc. Nó nằm chình ình ngay trước mắt, vậy mà tôi không nhìn thấy. Như một kẻ mộng du, tôi sực tỉnh khi nghe tiếng nói nhẹ nhàng, êm ái, ở bên tai, "Cô cho cháu xin chút tiền uống cà phê". Mở xắc tay, tôi đưa anh tờ 20 đô, in hình nữ hoàng Elizabeth đang mỉm cười với cả hai. Vội bỏ tờ giấy bạc vào túi quần, anh bỏ hai cái valy lên xe đẩy, rồi chỉ tôi tới quầy hải quan.

Hạnh phúc hay đau khổ đều có nước mắt: Tôi không bao giờ nghĩ rằng có ngày mình còn được trở lại nơi này. Con lộ từ ngã tư Cai Lậy về Hưng Long, từ quê nội về quê ngoại, trước trải đá nay tráng nhựa, không còn ghồ ghề lởm chởm, và tôi không nhận ra Bờ Su Đũa của tôi, không nhận ra con đường dẫn vô nhà ngoại. Những hàng dừa cao lả ngọn cũng không còn, sự thiếu vắng của chúng làm tăng cơn thèm mong, được uống một trái dừa tươi khi về đến quê ngoại, thèm nhìn lại những cây cầu chỉ là những thân dừa, thân tre, thèm lập lại những buổi chiều ngồi bờ sông Trà Tân, nước sông vẫn đục ngầu phù sa, mấy dề lục bình vẫn trôi dật dờ, chở theo những cánh hoa màu tím, bên kia bờ cát vẫn bồi và dòng sông đã uốn cong chảy về hướng Thục Đẹp, nên sóng càng vỗ mạnh vào bờ bên lở. Cậu tôi bảo, nó lở vô nhanh lắm, mới đó mà đã thấy gần tới nền nhà cũ của ngoại rồi. Con sông rồi sẽ đổi hướng và đứng ở đây, có thể nhìn tới ngoài Vàm Ngũ Hiệp, nơi cha tôi bị Tây bắn chết rồi thả trôi sông. Cậu tôi nói có lẽ phải 100 năm nữa thì đất bờ bên này sẽ được bồi trở lại...
 

Bữa cơm trưa ngày hôm sau là bữa cơm cúng ông bà. Quây quần quanh, ngoài cậu mợ tôi, là mấy đứa em, con của mấy cậu tôi, đứa nào cũng có chồng có con lớn, sắp làm xui hết rồi, hình như tôi có gần ba chục đứa cháu. Tôi không ăn, nỗi mừng vui, tíu tít đã làm tôi no. Bữa cơm trưa ngày hôm sau thì thật là hợp khẩu. Mấy đứa em nấu cho tôi một nồi canh khoai mỡ với tôm bằm vò viên, nêm chút nước mắm, rắc chút tiêu bỏ chút rau ôm, và một con cá trê vàng chiên dầm nước mắm gừng. Tụi nó nói cá trê bây giờ không còn cá lớn như hồi xưa, người ta săn bắt nhiều quá, mà cá lớn thì không ngon vì là cá nuôi.

Mọi người nhìn tôi ăn, và tôi thực tình muốn là một thượng khách được săn sóc chiều chuộng, tại quê hương của mình, giữa những người bà con ruột thịt như thế này. Dì Út tôi, ngày nào bò qua cây cầu dừa trước cửa nhà ngoại kêu khóc, khi tôi bỏ dì dể về nội ở, hai dì cháu xấp xỉ tuổi nhau, chơi với nhau như bạn bè, bây giờ tóc đã bạc, vẫn gầy gò còm cõi như hồi xưa, dì vỗ vỗ lưng tôi, nói không ra lời, "Dì tưởng không bao giờ có được ngày hôm nay, dì nghe nói con đã chết" rồi dì bật lên khóc nức nở, tiếng khóc của dì khiến mợ Ba tôi khóc theo, rồi cậu Ba, cậu Tư cũng rưng rưng nước mắt, còn tôi để mặc cho những giọt nước mắt của mình tự do chảy dài. Như tôi đã nói, hạnh phúc hay khổ đau đều cần tới chúng.


Thơ Mỗi Ngày

Tết này con chắc chưa về được

                                             gởi Cậu Ba Cậu Tư                         

Tết này con sẽ không về được
Cậu đốt dùm con mấy nén hương
Lên mồ của ngoại sau vườn nhãn
Và khấn dùm con nỗi nhớ thương

Cậu hái sau vườn mấy nhánh bông
Đặt lên mồ ngoại ba mươi tết
Và khấn cho con một chút lòng

Bên đó giờ đây chắc nắng hồng
Cậu còn trải đệm ra phơi lúa
Chờ đón xuân về ngoài bến sông

Hay là bên đó nắng hanh vàng
Cậu ra sân trước ngồi hong nắng
Tỉa mấy nhành mai đón xuân sang

Tết này con chắc chưa về được
Bên trời lưu lạc bước gian nan
Hồn thiêng ước muốn về cố quận
Quê người gửi lại nắm xương tàn.

                                        tháng 12 năm 2004

                                            Thảo Trần

2014. Hai ông cậu thì đều đã mất. Cậu Tư, Tư Long, người đã cứu Gấu ra khỏi Trại Tù VC, lần vượt biển tại Bãi Vàm Láng, 1985, 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân. Đúng 23 Tháng Chạp, ngày Ông Táo về Trời với lá sớ. Ăn Tết ở nhà tù Mỹ Tho, sau Tết nhận án cải tạo tập thể hai niên tại Bà Bèo. Hai tháng sau, Hải, CA, con Cậu Tư, đi honda vô Trại đưa thẳng về nhà ở số 29/8D Nguyễn Huỳnh Đức, nhà của Gấu, do Bưu Điện cấp.

TT có 1 bài viết về Tết Miền Nam, đúng hơn, dư vị của nó, trong món “xà bần”, tức thức ăn dư thừa, sau Tết, được đổ vô 1 nồi, nấu lửa thứ nhì. Bài viết "Xà Bần", có post trên TV, nhưng tìm hoài không ra. Dân ghiền mộc tồn có nhận xét, thịt chó hai lửa mới ngon, cái ngon của xà bần có lẽ cũng như vậy chăng?

Ở Bắc, như Gấu còn nhớ được, dư vị Tết của nó, là ở món bánh chưng dán/chiên.

Nhưng, phải đến khi đi tù VC, thì, như 1 đền bù cái đói Bắc Kít, nhờ giải phóng, nhờ đi tù, sống lại, thì là khám phá cái ngon của món ăn miền nam lần đầu được thưởng thức, như mắm cá linh, ba khía, còng rang muối, nhưng tuyệt vời nhất, là món thịt chuột, nhất là lần đầu được thưởng thức, cũng đúng lần đầu được nghe bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng.

Bỗng nhớ câu của Raymond Carver:

“Hồi ức đếch cần để ý đến nơi chốn mà nó sống” (1)

Hồi ức tuyệt vời nhất của GCC, về Miền Nam Sâu Thẳm, có được, là nhờ VC, và đó là hồi ức tù.

*

Raymond Carver's 'Fat' is simple but deadly, says Anne Enright
Giản dị, nhưng chết người, đó là truyện ngắn Fat, của RC.

Carver coi câu của Pound như là 1 thứ kinh nhật tụng:
“Thơ, ít ra thì cũng phải cố viết cho thật bảnh như là văn xuôi”!

Văn, thơ của Gấu Cái, hình như cũng có tí chết người giản dị đó!

Hà, hà!

Enright on Carver

Enright on Carver

I often ask students to read "Fat" because it also seems to talk about what a story is. A story is something told – as the waitress tells her friend Rita about the fat man – it is something that really needs to be said. But though we feel its force and resonance, it is often hard to say what a story means. The most we can say, perhaps, is that a short story is about a moment in life; and that, after this moment, we realize something has changed.

Tôi [Enright], thường biểu sinh viên của tôi đọc “Fat” [Phì Lũ], vì có gì đó ở trong đó, về, một câu chuyện là gì. Một câu chuyện là một điều gì đó được kể ra – như cô bồi bàn kể cho cô bạn Rita, về ông khách mập – đó là một điều thực sự cần nói ra, kể ra. Nhưng, mặc dù chúng ta cảm thấy, sức mạnh của nó, sự rộn ràng, âm hưởng tràn trề của nó, nhưng thường ra, thật khó mà nói, một câu chuyện nghĩa là gì. Bảnh nhất mà chúng ta có thể nói, một truyện ngắn là về một khoảnh khắc trong cuộc sống; và, sau khoảnh khắc đó, chúng ta nhận ra, một điều gì đã thay đổi.


Carver được coi như là cha đẻ của thứ truyện ngắn mini.

Truyện ngắn của ông, như Fat, được Enright diễn tả thật tuyệt vời như sau đây:

Fat là 1 thí dụ lớn về làm thế nào mà 1 truyện ngắn được “cắm vào đời” [dùng những từ của bà Huệ, Gió-O, khi "xoa đầu" NTHL, áp dụng vô đây thì thật là tuyệt: Cái gì của Linh là do Linh nẩy bật ra. Tuổi đôi mươi sắc như một nhát dao. Linh cứa vào đời sống bằng tinh hoa và nội lực một ông cụ non lẫn một đứa trẻ già]: cái đầu vô của vết thương thì như là của 1 mũi dao, nhưng cái hệ quả thì lại chết người!

Enright viết:

Như tất cả những truyện ngắn của RC, Fat có vẻ đơn giản. Một cô bồi bàn không được nêu tên, kể với cô bạn, Rita, về chuyện phục vụ 1 ông khách mập. Cô thích thằng chả, dù phì lũ. Cô thích phục vụ ông ta. Cuộc quen của họ mặc dù bình thường, ngắn ngủi, và chỉ có tính giao tiếp, hình thức, nhưng thật là dịu dàng - và, như một truyện tình, nó xuất hiện là để chửi bố cái thế giới loài người còn lại vây quanh nó!

Ui chao, đọc 1 phát, là Gấu nghĩ ngay đến truyện  ngắn của... Gấu Cái!

Cái thứ truyện ngắn “viết như không viết”, về cái mảnh đất thần tiên Tara không còn nữa, hóa ra y hệt thứ truyện ngắn của RC: đầu vào thì nhỏ xíu như vết muỗi chích, như cái xước da, nhưng đầu ra, là hậu quả của cả 1 cuộc chiến tàn nhẫn, dã man...

Thảo nào H/A phán, hay hơn cả Cô Tư, vì nó rất tự nhiên.

Cái gọi là tự nhiên, là cái viết mà như không viết, nhưng, để có được như vậy, là nhờ cái nền của nó, là cái xã hội Ngụy, bị VC kết án tử.

Một tí tỉ tì ti tình mà cô bồi bàn cảm thấy – cái khoảnh khắc mà cô gật gù, thằng chả mập này cũng đường được - mới nhức nhối làm sao, khi, sau đó, vào buổi tối, khi cô ở trên giường với Rudy, bạn trai của cô: Đúng là cái cảm tưởng, lén chồng, lên sân thượng “ngắm trăng sao", của người đàn bà ngoại tình của Camus: giá mà có tí ti thay đổi, nhỉ? 


Tết này con chắc chưa về được (1)

                          gởi Cậu Ba Cậu Tư                                   

Tết này con s không v được
Cậu đốt dùm con mấy nén hương
Lên mồ của
ngoi sau vườn nhãn
Và khấn dùm con nỗi nhớ thương

 

Cậu hái sau vườn mấy nhánh bông
Đặt lên mồ ngoại ba mươi tết
Và khấn cho con một chút lòng 

Bên đó giờ đây chắc nắng hồng
Cậu còn trải đệm ra phơi lúa
Chờ đón xuân về ngoài bến sông 

Hay là bên đó nắng hanh vàng
Cậu ra sân trước ngồi hong nắng
Tỉa mấy nhành mai đón xuân sang 

Tết này con chắc chưa về được
Bên trời lưu lạc bước gian nan
Hồn thiêng ước muốn về cố quận
Quê người gửi lại nắm xương tàn.

                                        tháng 12 năm 2004

                                              nguyễnthịkimhồng

(1) ý thơ Nguyễn Bính