Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



May 12. 2012

*

by K


Jennider @ Paris 3.2011

Horst Faas, AP combat photographer, dies at 79

Horst Faas, phóng viên/nhiếp ảnh viên chiến trường, cựu Trưởng Phòng Hình Ảnh Saigon AP, mất.

*

Xử VC

The Saigon Execution

Horst Faas, nhiếp ảnh viên, đã từng là trưởng phòng hình ảnh AP, Sài Gòn, nay đã về hưu, nhớ lại cái ngày mà ông nhìn thấy bức hình được giải thưởng Pulitzer của Eddie Adams, nhiếp ảnh viên AP, chụp cảnh hành quyết 1 tay VC vào năm 1968
TheDigitalJournalist

London, Sept. 19, 2004 –

When Greene interviewed President Diem, he asked him why he had allowed The to return when he was responsible for killing so many of his own people. Greene recalled that Diem burst into peals of laughter and said: 'Peut-être, peut-être’.
Khi Graham Greene phỏng vấn Tông Tông Diệm, ông hỏi, tại sao lại cho phép Thế [Trình Minh Thế] trở về, khi Thế phải chịu trách nhiệm về việc giết rất nhiều dân chúng, Greene nhớ là, Diệm bật cười lớn và nói, “Có thể, có thể” [bằng tiếng Tây]
Norman Sherry: Cuộc đời Greene, Tập Ba; Chương 33: Chẳng có ai trung lập, No Man Is Neutral

Khi xẩy ra biến động Miền Trung thì Gấu đã cầy hai job, như thuật ngữ hiện đại; một, cán sự kỹ thuật  Bưu Điện, và một, chuyên viên vô tuyến viễn ảnh của UPI Sài Gòn bureau.
Cuộc tham gia biểu tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của Gấu, [cho tới khi ra hải ngoại, nhân ghé thăm bạn bè, và tiện thể, tham gia cuộc biểu tình Trần Trường tại Tiểu sài Gòn], là cú tấn công phái đoàn VC Văn Tiến Dũng, tại khách sạn Galliéni, không gặp, bèn tiếp tục tấn công, truy diệt, tại khách sạn Catinat nơi bờ sông Sài Gòn.
Nhưng, do làm cho UPI, có thể nói, Gấu tham gia hầu hết các cuộc biểu tình, các cú biến động lớn trong thời gian chiến tranh qua những bức hình chụp từ khắp nơi, khắp mấy vùng chiến thuật gửi về.
Ngồi trên Đỉnh Cồn, là thượng tầng tòa building số 5 Phan Đình Phùng, [số 3 Đài Phát Thanh], Gấu ‘thấy hết, hiểu hết’, chẳng thua gì Cao Bồi!

Trong lúc Gấu gửi hình chiến tranh, đảm bảo các mạch vô tuyến viễn liên, thì PXA lo đọc lén tài liệu mật tại văn phòng Time, cũng chẳng xa nơi Gấu đang cặm cụi làm việc và mơ tưởng cô bạn!
Gấu đã kể về trường hợp ‘làm quen’ Huỳnh Tấn Mẫm, khi anh ta nằm bất tỉnh trên cáng, được cảnh sát khiêng và, hộ tống, ra khỏi cuộc biểu tình, và, trong khi gửi hình, Gấu hỏi Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh AP, anh trả lời, tôi nghĩ anh ta là VC.
Lần đó, Faas đích thân mang hình lên Đài, cho ông Hưng, nhân viên AP, cùng làm một công chuyện gửi hình vô tuyến như Gấu.

Gấu nhớ là, Faas, khi nói như vậy, có vẻ buồn buồn, như thể anh muốn nói, hỏng rồi, hỏng rồi!
Có thể Gấu này quá tếu, tưởng tượng quá mức, nhưng thực sự là anh ta có vẻ buồn, Gấu nhớ rõ ràng như thế.
Chẳng có ai trung lập được. Đúng như thế.
Và còn tệ hơn thế nữa! (1)

Bị nặng nhất là trong Mậu Thân đợt hai. Khoảng gần nửa đêm, UPI vớ được hình đặc biệt, bằng mọi giá phải chuyển ngay đi Tokyo: Chừng trên dưới một chục ký giả, phóng viên ngoại quốc, ngồi xe díp lùn có gắn bảng báo chí, Press, ở kính trước, không may bị Việt Cộng tóm được tại khu chợ Thiếc. Sau cùng là thảm sát. Người gục chết trên vô lăng, kẻ vắt nửa khúc đầu trên sàn xe, nửa khúc đuôi trên mặt lộ. Sau này, khi cuộc chiến nghiêng về phía Miền Bắc, dư luận thế giới hình như chỉ còn nhớ cảnh tướng Loan xử bắn tù binh ngay trên đường phố. Hôm sau, Horst Fass, trưởng phòng hình ảnh AP, thay vì gọi điện thoại than phiền với Trưởng Đài Vô Tuyến Điện Thoại, anh viết văn thư cho ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện, tố cáo gã chuyên viên trẻ, Jeune Technicien, nhân viên Bưu Điện làm cho UPI, đã gửi hình trong giờ giới nghiêm. (2)

Tuy cùng là Mỹ, nhưng hãng thông tấn AP giầu hơn UPI. Lương hậu hĩ hơn. Một số thông tín viên, nhiếp ảnh viên thường coi UPI là nơi học nghề. Khi đã có chút tên tuổi, chờ AP bật đèn xanh, là nhẩy. Tôi vẫn còn nhớ nhiếp ảnh viên Henri Huêt, người Pháp lai, làm cho UPI, sau về AP. Mỗi lần lên Đài, nơi tôi làm việc, anh hay nói chuyện với tôi, và chị Linh, nữ điện thoại viên phụ trách mạch Paris. Bằng tiếng Pháp. Một bữa, anh vừa quay đi, chị Linh ghé tai tôi nói nhỏ: Thằng chả ăn mắm hút ròi, chưa lột lưỡi đã biết tiếng Việt, vậy mà bầy đặt! Thực tình, cho tới lúc đó, tôi vẫn nghĩ anh không biết tiếng Việt.

Cách loan tin cũng khác. UPI thường chuyển tin liền, nếu cần, cải chính sau. Tin AP do đó chính xác hơn. Nhân viên cũng nhiều hơn. Đám phóng viên tự do, freelance, thường ghé AP trước. Nếu UPI có hơn được AP một chút gì đó, là nhờ kỹ thuật chuyển vô tuyến viễn ảnh. Ông Hưng, tuy cựu nhân viên bưu điện, nhưng lo về bưu vụ; khi chuyển hình, ông thường để tín hiệu tối đa, vô tình tăng nhiễu. Thời gian đầu, Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh AP nghi, gã chuyên viên trẻ UPI "phá". Anh kêu Iwasa, chuyên viên kỹ thuật của hãng, từ Tokyo qua Sài-gòn, lên Đài kiểm tra chất lượng máy móc, đường dây. Iwasa ăn ngủ trên Đài cả tháng. Anh rất chịu gã chuyên viên trẻ, chịu khó nghe gã bập bẹ "dịch" vừa bằng tay, vừa bằng miệng, truyện ngắn đầu tay của gã sang tiếng Anh, và hỏi cái cô Mai ở trong truyện là cô nào trong số các cô ban ngày anh thường gặp. Mai của tôi, My Mine [Trái Mìn Của Tôi], khi đó đã bỏ bưu điện qua làm nữ tiếp viên hàng không Air Vietnam.

Note: Bài viết này không hiểu sao, và bằng cách nào top hit vào lúc này!

/tg/tg07_ten_cua_cuoc_chien.html 501 35.06 KB 426 424


/Tho_Poetry/trang_tho_ctc.html 101 1.65 KB 89 67


/tribute/hoang_cam_1.html 60 21.89 KB 31 33


/D_3/ 42 57.87 KB 36 35


/Al/30.4.2012.html 37 82.89 KB 4 12


/tap_ghi_5/gach_bac_ho.html 32 20.53 KB 27 26


/Souvenir/Daily_Notes.html 27 46.47 KB 1 12


/phe_binh/barthes.html 24 28.27 KB 21 20


/TG_TP/Walter_Benjamin.html 23 31.59 KB 2 2


/Al/ 23 14.10 KB 1 2


/gioithieu/gt_bn_lmh.html 23 43.29 KB 20 19


/Dayly_Poems/ 22 25.34 KB 4 8


/gioithieu/tu_tuyet_lybach_chuong_02.html 19 106.10 KB 12 15


/GT/tong_van_binh_do_kh.html 19 11.66 KB 16 14


/Presentation/sai_gon_executiom.html 19 87.05 KB 13 12


/Tap/back_torento.html 18 36.25 KB 3 9


/Ky/bhd_vs_lolita.html 18 57.49 KB   4


/tac_gia_viet_nam/Van_Cao.html 18 9.73 KB    


/TV_Journal_new/ 18 36.56 KB   1


/J_10/64.html 17 23.47 KB 15 15


/ds/ds_tresor_vie.html 17 16.23 KB 15 14


/tap_ghi_7/sinh_nhat_bac.html 17 32.66 KB 12 12


/Album/hue_mau_than.html 17 14.55 KB 9 9


/gioithieu/gt_tu_tuyet_ly_bach_c1.html 16 134.45 KB 11 10


Others

Dalai Lama fears Chinese poison plot

Buddhist leader believes Chinese agents may have trained fake female followers
to kill him when seeking blessings

Đức Dalai Lạt Ma sợ bị Cớm Tẫu làm thịt



Thơ Mỗi Ngày

Bi Khúc Bốn Tháng Sáu

*

Bi Khúc Thứ Nhất

Trải Nghiệm Cái Chết

I

Bia kỉ niệm từng hồi thổn thức
Đường vân đá hoa thấm từng vết máu
Niềm tin và tuổi xuân
Ngã sóng xoài dưới xích sắt xe tăng
Câu chuyện đông phương cổ xưa ấy
Bỗng muốn nhỏ xuống từng giọt tươi rói  

Dòng người cuồn cuộn dần dần tan mất
Như con sông từ từ cạn khô
Phong cảnh hai bờ hoá đá
Tất cả cổ họng nghẹt thở bởi nỗi hãi hùng
Tất cả run rẩy bị hơi cay xua đi
Chỉ thấy lấp lánh mũ sắt đao phủ

 II

Tôi không còn biết đến lá cờ
Lá cờ giống đứa trẻ chưa hiểu sự đời
Sà xuống xác mẹ khóc kêu về nhà
Tôi không còn phân biệt ngày đêm sáng tối
Thời gian bị tiếng súng khiến cho sững sờ
Như người thực vật mất đi trí nhớ
Tôi đã vứt bỏ chứng minh và hộ chiếu
Cái thế giới từng quen thuộc kia
Trong bình minh tua tủa lưỡi lê
Tìm không ra một dúm đất
Vùi chôn chính mình  

Quả tim đỏ roi rói
Va đập với sắt thép
Mặt đất không có nước không màu xanh
Mặc tình để ánh mặt trời hiếp nhục  

III

Họ đợi ôi họ đợi
Đợi đến giờ biến thành dã thú
Đợi thời gian phịa ra lời dối trá hoàn hảo
Đợi đến khi
Móng tay biến thành vuốt sắc
Con mắt biến thành họng súng
Hai chân biến thành xích sắt
Không khí biến thành mệnh lệnh
Đến rồi
Cuối cùng đến rồi
Cái mệnh lệnh suốt năm ngàn năm đã đợi 

Nã súng - giết người
Giết người – nã súng
Thỉnh nguyện hoà bình và tay không tấc sắt
Tóc bạc chống gậy và tay nhỏ níu ngực
Chẳng thể nào làm động lòng đao phủ
Nòng súng bắn đỏ rồi
Hai tay nhuộm đỏ rồi
Đôi mắt cháy đỏ rồi
Một viên đạn
Là một sự giải toả nhơ nhớp
Một lần phạm tội
Là một cử chỉ tráng chí anh hùng  

Nhẹ nhàng làm sao
Cái chết cứ vậy mà đến
Dễ dàng làm sao
Thú tính cứ vậy mà thoả thuê
Những binh sĩ trẻ kia
Có lẽ mới vừa khoác quân phục
Chưa từng nếm trải một lần
Chút men say nụ hôn thiếu nữ
Nhưng chỉ trong khoảnh khắc
Đã trải nghiệm khoái cảm khát máu
Giết người, là cách mà họ bắt đầu tuổi thanh xuân  

Bọn họ
Nhìn không thấy máu ướt đẫm váy
Nghe không ra tiếng kêu xé giãy dụa
Họ chẳng có một tí ti cảm giác
Giữa nón sắt cứng rắn và sự sống yếu ớt
Họ không hề biết
Một lão già ngây dại
Đang biến kinh thành cổ xưa
Thành một nơi nữa của Auschwitz  

Tàn nhẫn và tội ác dậy  đất
Huy hoàng như kim tự tháp
Mà mạng sống tan rã tựa vực sâu
Nghe không th ấy một tiếng vang vọng
Giết chóc đã chạm khắc nên truyền thống một dân tộc
Tháng năm dằng dặc, như ngôn ngữ hoang phế
Đưa ra lời vĩnh biệt sau cùng  

IV

Tôi muốn gia nhập vào đoàn người tuẫn đạo
Dưới ánh sáng mặt trời
Dùng chỉ còn mảnh xương tàn
Nâng đỡ lên tín ngưỡng chân thành
Nhưng, bầu trời sẽ không bao giờ
Phủ lớp mạ vàng lên kẻ hi sinh
Một bầy sói no nê xác chết
Đang phấn chấn bừng bừng
Trong ấm áp buổi trưa chính ngọ  

Ở xa xa
Tôi đem mạng sống
Đặt vào một nơi không có mặt trời
Thoát ra khỏi kỉ nguyên Chúa ra đời
Tôi không dám nhìn thẳng vào ánh mắt trên thập tự giá
Từ một điếu thuốc đến một nhúm tàn tro
Tôi bị rượu của liệt sĩ chuốc say
Cứ nghĩ rằng mùa xuân này đã mất

Khi tôi bị hai gã chặn đường trấn lột
Trước tiệm thuốc lá lúc đêm sâu
Bập còng bịt mắt nhét miệng
Ném vào xe tù không biết chạy đi đâu
Bỗng nhiên tôi tỉnh ra: tôi vẫn sống
Khi tên tôi được phát trên đài trung ương
Biến thành “bàn tay đen” trong bản tin tức
Thì xương trắng của người vô danh dựng trong quên lãng
Biến thành tấm huy chương anh hùng
Tôi bị lời dối trá tự biên nâng bổng lên cao
Gặp ai cũng nói tôi từng trải nghiệm cái chết  

Mặc dù tôi biết
Cái chết là bí mật chưa biết
Sống, thì vô phương trải nghiệm cái chết
Mà chết rồi
Thì càng vô phương
Nhưng
Tôi vẫn vút bay trong cái chết
Vút bay trong trầm luân
Đêm tối sau vô số cánh cửa sắt
Và mộ phần ở dưới ánh sao
Bị cơn ác mộng của tôi bán đứng  

Ngoài những lời dối trá
Tôi chẳng có gì   

              Tháng 6/1990 ở nhà tù Tần Thành

Dã Viên dịch


30.4.2012

Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam đều có quyền nghi ngờ chính đáng và đặt những câu hỏi đó, vì đây là chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước.

Nguyên Ngọc

Mẽo, phải đợi mấy chục năm sau, mới khui hồ sơ mật, cho biết cú Maddox là ngụy tạo.
Nhưng dân Mít chẳng bao giờ biết được bí mật cái cú đầu độc tù Phú Lợi, từ đó đưa đến việc thành lập MTGP, ra ý đây là vấn đề nội bộ Miền Nam, không có Miền Bắc.
Liệu có bao giờ người dân Việt Nam “có quyền nghi ngờ” chuyện Diễm Xưa đó không?
Giả như NN có đi biểu tình, thì [nếu bị cảnh sát Ngụy tó], có rút điện thoại gọi HU như DMT không? 

Dưới chế độ toàn trị, làm sao có chuyện minh bạch? Ðến thằng Mẽo mà nó cũng không minh bạch liền tức thì nữa là.
Toàn trò hề! NQT

Cái cú Phú Lợi, NQT [TB] cho biết, đếch có. Ông biểu NQT [Gấu Cà Chớn], có đọc một bài viết ở trong nước, của 1 tay Vũ Gia. Tay này, để minh bạch lịch sử, bèn đi tìm những kẻ sống sót Trại Tù Phú Lợi để phỏng vấn, và tất cả đều xác nhận, không có, nhưng có 1 vụ ăn trúng thực, bị iả chảy, và phải khiêng ra xe hơi chở tới bịnh viện, và VC bèn chỉ chờ có thế, hô hoán lên, Diệm đầu độc tù, từ đó đẻ ra Mặt Trận Giải Phóng, nhử anh Mẽo nhảy vô Miền Nam… (1)


My hero: Walter Benjamin

TTT 2012


Văn Cao & Pham Duy

*

Ce qui m'a le plus choqué dans les grands procès staliniens, c'est l'approbation froide avec laquelle les hommes d'État communistes acceptaient la mise à mort de leurs amis. Car ils étaient tous amis, je veux dire par là qu'ils s'étaient connus intimement, avaient vécu ensemble des moments durs, émigration, persécution, longue lutte politique. Comment ont-ils pu sacrifier, et de cette façon si macabrement définitive, leur amitié?
Mais était-ce de l'amitié? Il existe un rapport humain pour lequel, en tchèque, existe le mot « soudrnzstvi» (soudrnh : camarade), à savoir 1'« amitié des camarades» ; la sympathie qui unit ceux qui mènent la même lutte politique. Quand le dévouement commun à la cause disparaît, la raison de la sympathie disparaît aussi. Mais l'amitié qui est soumise à un intérêt supérieur à l'amitié n'a rien à faire avec l'amitié.
Dans notre temps on a appris à soumettre l'amitié à ce qu'on appelle les convictions. Et même avec la fierté d'une rectitude morale. Il faut en effet une grande maturité pour comprendre que l'opinion que nous défendons n'est que notre hypothèse préférée, nécessairement imparfaite, probablement transitoire, que seuls les très bornés peuvent faire passer pour une certitude ou une vérité. Contrairement à la puérile fidélité à une conviction, la fidélité à un ami est une vertu, peut-être la seule, la dernière.
Je regarde la photo de René Char à côté de Heidegger.
L'un célébré comme résistant contre l'occupation allemande. L'autre dénigré à cause des sympathies qu'il a eues, à un certain moment de sa vie, pour le nazisme naissant. La photo date des années d'après guerre. On les voit de dos; la casquette sur la tête, l'un grand, l'autre petit, ils marchent dans la nature. J'aime beaucoup cette photo.

Tao Ngộ

L'EXIL LIBÉRATEUR
SELON VERA LINHARTOVA

Vera Linhartova était, dans les années soixante, un des écrivains les plus admirés en Tchécoslovaquie, la poétesse d'une prose méditative, hermétique, inclassable. Ayant quitté le pays après 1968 pour Paris, elle s'est mise à écrire et à publier en français. Connue pour sa nature solitaire, elle a étonné tous ses amis quand, au début des années quatre-vingt-dix, elle a accepté l'invitation de l'Institut français de Prague et, lors d'un colloque consacré à la problématique de l'exil, a prononcé une communication. Je n'ai jamais lu, sur ce sujet, rien de plus non-conformiste et de plus lucide.
La seconde moitié du siècle passé a rendu tout le monde extrêmement sensible au destin des gens chassés de leur pays. Cette sensibilité compatissante a embrumé le problème de l'exil d'un moralisme larmoyant et a occulté le caractère concret de la vie de l'exilé qui, selon Linhartova, a su souvent transformer son bannissement en un départ libérateur « vers un ailleurs, inconnu par définition, ouvert à toutes les possibilités ». Évidemment, elle a mille fois raison! Sinon, comment comprendre le fait apparemment choquant qu'après la fin du communisme presque aucun des grands artistes émigrés ne s'est dépêché de rentrer au pays? Comment? La fin du communisme ne les a pas incités à célébrer dans leur pays natal la fête du Grand Retour? Et même si, à la déception du public, le retour n'était pas leur désir, n'aurait-il pas dû être leur obligation morale? Linhartova : «L'écrivain est tout d'abord un homme libre, et l'obligation de préserver son indépendance contre toute contrainte passe avant n'importe quelle autre considération. Et je ne parle plus maintenant de ces contraintes insensées que cherche à imposer un pouvoir abusif, mais des restrictions - d'autant plus difficiles à déjouer qu'elles sont bien intentionnées - qui en appellent aux sentiments du devoir envers le pays ». En effet, on rumine des clichés sur les droits de l'homme et on persiste en même temps à considérer l'individu comme la propriété de sa nation.
Elle va encore plus loin: «J'ai donc choisi le lieu où je voulais vivre mais j'ai aussi choisi la langue que je voulais parler.» On lui objectera: l'écrivain, quoique homme libre, n'est-il pas le gardien de sa langue? N'est-ce pas là le sens même de sa mission? Linhartova : « Souvent on prétend que, moins que quiconque, un écrivain n'est libre de ses mouvements, car il reste lié à sa langue par un lien indissoluble. Je crois qu'il s'agit là encore d'un de ces mythes qui servent d'excuse à des gens timorés ... » Car: « L'écrivain n'est pas prisonnier d'une seule langue. ». Une grande phrase libératrice. Seule la brièveté de sa vie empêche l'écrivain de tirer toutes les conclusions de cette invitation à la liberté.
Linhartova : « Mes sympathies vont aux nomades, je ne me sens pas l'âme d'un sédentaire. Aussi suis-je en droit de dire que mon exil à moi est venu combler ce qui, depuis toujours, était mon vœu le plus cher: vivre ailleurs.» Quand Linhartova écrit en français, est-elle encore un écrivain tchèque? Non. Devient-elle un écrivain français? Non plus. Elle est ailleurs. Ailleurs comme jadis Chopin, ailleurs comme plus tard, chacun à leur manière, Nabokov, Beckett, Stravinsky, Gombrowicz. Bien entendu, chacun vit son exil à sa façon inimitable et l'expérience de Linhartova est un cas limite. N'emmpêche qu'après son texte radical et lumineux on ne peut plus parler de l'exil comme on en a parlé jusqu'ici.

Lưu vong bảnh hơn giải phóng!

Cả một nửa thế kỷ vừa qua nhân loại cực kỳ quan hoài tới số phận của những kẻ bị săn đuổi, bị đá đít ra khỏi quê hương của họ, nhưng, chính cái ‘bi kịch chính trị’ này lại là một khởi đầu giải phóng, “về một đâu đó, bất cứ đâu đâu, không hề biết đến, đúng như định nghĩa, mở ra mọi khả thể”, theo Vera Linharttova, một nữ văn sĩ Tchécoslavique.
Bà quá có lý, theo Kundera.
Nếu không, thì làm sao cắt nghĩa được cái điều thậm vô lý, là sau khi Đế Quốc Đỏ sụp đổ, đếch có một ông nghệ sĩ đại nghệ sĩ nào tức tốc trở về hôn Đất Mẹ?

Cuộc Trở Về Vĩ Đại của Đại Nhạc Sĩ Phạm Duy, trước cả khi Đế Quốc Mít Đỏ sụm bà chè, thí dụ, có ai thèm nhắc nhở tới đâu? Cứ giả dụ như công chúng Mít ở trong nước thất vọng về ông, hay cái đám nghệ sĩ VC sợ ông về tranh miếng ăn của họ, và đã nhắn nhủ, này, đừng có về, thì ông phải vẫn về, vì đây là trách nhiệm đạo đức của ông?

Linhartova trả lời: Nhà văn trước hết là một con người tự do, và bắt buộc phải giữ cho được độc lập, chống lại mọi trói buộc. Không phải trói buộc mà một nhà cầm quyền khốn kiếp đặt để, mà luôn cả những hạn chế, trong có cái gọi là, hãy về đi, khúc ruột ngàn dặm kia ơi, mi còn bổn phận trách nhiệm đối với quê hương Mít của mi! Mỗi cá nhân Mít chẳng phải là một tài sản của Gấu Mẹ Vĩ Đại, sao?

Bà còn đi xa hơn: “Tôi không chỉ chọn nơi mà tôi sống, mà còn cả cái ngôn ngữ mà tôi viết”
VC chửi bà: Nè, vừa vừa thôi, nhà văn Mít là tên lính canh của văn Mít, thơ Mít, tiếng Mít. Đó là “thiên chức” của mi đó.

Cái tít, Gấu dịch ẩu. Nên dịch là, "lưu vong [như là] giải phóng"

Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm".

Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.

Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy. 

"Mặt trời chân lý chiếu qua tim". (Tố Hữu). Tính chất trữ tình không thể thiếu, trong thế giới toàn trị (totalitarian world): Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là ngục tù, khi trên tường nhà giam dán đầy thơ và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó, (Kundera, sđd).

Bằng cung cách của một người hát rong vượt bực, Phạm Duy có thể cảm nhận "niềm nủi hổ" của Kafka, khi ông không làm hiện thực chủ nghĩa. Có thể ông cảm nhận, và "yêu" sự tự do tuyệt đối của ông, vì nó là tinh thần nghệ thuật hiện đại. Và chủ nghĩa hiện đại là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa CS. Cenek, trong "Chuyện Diễu" của Kundera, bị đưa đi tù vì say mê hội họa lập thể, "Kẻ Thù Số Một" của "nhân dân", của Cách Mạng. Kundera không thể nào quên nổi nhà thơ Konstantin Biebl, và thuộc lòng những vần thơ của ông. Khốn khổ cho thi sĩ, ông là người say mê chủ nghĩa CS. Được Đảng giao trách nhiệm, làm những vần thơ tuyên truyền, cuối cùng, để trốn tránh thơ ca, và cách mạng, ông gieo mình từ cửa sổ căn phòng ông xuống hè đường Prague, và chết.

Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ, đối với K. trong Vụ Án.

Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...

Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn.

Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn tù...

Mùa Thu Những Di Dân

Hai kỷ niệm tuyệt vời nhất của Gấu, về nghe nhạc Phạm Duy khi ở tù VC, là lần một bạn tù chơi đàn Tây Ban Cầm bản Thuyền Viễn Xứ, và lần 1 anh bạn tù khác, hát lên bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng. Đó cũng là lần thứ nhất GCC được nghe bản nhạc.

Nhưng để mà được nghe như thế, thì phải được Ông Trời “chi ly đến tận chi tiết”, để “hoàn thiện” hai cái buổi nghe nhạc đó. Bởi vì thiếu, chỉ 1 chi tiết, là “ọc dzơ”!

Có lần GCC có kể 1 giai thoại về Leibnitz, khi ông giải được 1 bài toán, tất cả là ảo số, nhưng đáp số thì lại là 1 số thực [thứ này, sau chúng ta gặp đầy, trong toán về suite, về série, nhưng đó là thời kỳ hậu-Leibnitz. Bản thân Gấu cũng đã từng giải 1 bài toán như thế, về chuỗi số ảo, như khi nó đến ‘limite’, thì lại là 1 số thực. Áp dụng vào lý thuyết Mác Xịt, vào cái cú 30 Tháng Tư 1975, thì nó như vầy: Trước 1975, là ảo số, là lý tưởng, là ảo tưởng, là không tưởng - chủ nghĩa Mác và căn nhà thống nhất Mít -, nhưng 30 Tháng Tư, là số thực, là cái thực, là địa ngục Mít, là anus mundi…].

Lần đó, Leibnitz ngửa mặt trên Trời la lên, không có Ông là không thể có cái đẹp như thế này!

Với GCC lần đó, thì cũng vậy, phải có Ông Trời, thì mới có cái đẹp tuyệt vời như thế: được nghe hai bản nhạc của PD, như là số thực - hạnh phúc- limite, của cả một chuỗi đau khổ [ảo số].

Sướng đến nỗi GCC phải la lên Ngài Phạm Duy đã sáng tác hai bản nhạc, chỉ để cho Gấu, nghe, trong 1 dịp trọng đại như thế.
Thiên hạ, người khác, nhân loại, thì chỉ nghe… ké, hưởng ké!

Note: Bài viết này, GCC viết, khi “hero” của GCC và của cả xứ Mít, còn lang thang ở hải ngoại, và còn nghĩ là ông sẽ được an táng ở Bắc Cực.
[Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...] 

Nhưng hóa ra rằng thì là, ngay từ khi đó, vào lúc GCC hớn hở vì chạy thoát quê hương, 1997, [Gấu tái định cử Canada 1994, sau 3- 4 năm ở Trại Tị Nạn], thì “hero” của Gấu đã tính đường chuồn về, và đang tìm cách thổi VC, nào là 10 năm “đoàn kết tới chỉ” [chỉ có làm thịt sạch một dúm đảng phái không phải VC].

Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".

Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.

Phạm Duy, như "mọi" tên Bắc Kít khác, đều thuộc týp đếch cần tới cái tự hào “sống sót” đó!
Ông không những sống, mà còn sống nhanh, sống hơn, sống quá... mọi tên Bắc Kít khác
Chẳng thế mà trong clip video do tờ Người Việt Cali thực hiện (?), ông phán, trước khi dinh tê, tôi thương hại những người chửi tôi, vì họ không thành công như tôi!

Hà, hà!


Ghi chú trong ngày


Blog Gã Cua Đồng - NHỮNG CÔ GIÁO DẠY VĂN KHÔNG BAO GIỜ… ĐỌC SÁCH!

at 5/12/2012 11:56:00 AM

Tình cờ đọc bài này, cùng lúc với 1 bài trên tờ Intel Life

*

Non cogito, ergo sum

Tớ đếch nghĩ vậy là tớ hiện hữu

INTELLIGENCE

THINKING... can be a bad idea. Ian Leslie explains why

Suy nghĩ...  có khi là 1 ý tưởng bậy

To make good decisions, you need to be skilled at ignoring information:
Để có quyết định tốt bạn phải học bí quyết vờ thông tin.

V/v Bài của Blog Gã Cua Đồng, GCC đã lèm bèm nhiều lần rồi, và nó liên quan tới cái học của VC, với những bài văn mẫu; cái học ngu ngốc bắt học thuộc lòng, viết dưới ánh sáng của Đảng, sư phạm học của hận  thù...
Để rảnh, GCC gõ Google Desktop, trình bày thêm.
Bài trên Intel, đúng là thần sầu.
Rảnh TV sẽ dịch, cống hiến bạn đọc.


FROM ANNE FRANK TO GANNETS

Hope Sightlines.jpg

Hope: a Tragedy by Shalom Auslander (Picador, hardback, out now).

The Holocaust is still claiming victims: that’s the hypothesis here, and Shalom Auslander’s astonishing achievement is to explore it in a way that’s hilarious and disturbing, but never tasteless. Beset with bred-in-the-bone neuroses about concentration camps, a 21st-century salesman, Solomon Kugel, moves his family to a town “famous for nothing”—only to discover, living in his attic, the elderly, incontinent Anne Frank, rejected by publishers whose profits depend on her being “Miss Holocaust 1945”, and dead. Should he kill her? Or cosset her? In describing Kugel’s vacillations, which swing between hangdog self-pity and foul-mouthed fury at the power of the past, the author seems to be teasing out his own conflicting feelings. “It’s funny,” the book begins and ends—and it is, very. But Auslander’s not joking. 




Lolita vs BHD

*

Âm nhạc của trái cầu

Chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành - chỉ nhiều tuổi thêm lên, rồi thì già – và sự cần thiết đồ chơi của chúng ta thì không bớt đi. Tôi vẫn nhớ rõ ràng thật là khủng, những giọt nước mắt cay đắng, giận dữ, mà 1 thằng bé là tôi ngày nào, nhỏ ra ròng ròng, khi, trong một lần cả gia đình làm chuyến dã ngoại, vào một bữa Chủ Nhật, buổi chiều, ở Cistecian Abbey, ở Mount Melleray, ở County Waterford và bà má của tôi đã từ chối mua cho tôi, trong một tiệm bán quà lưu niệm ở đó, một cuốn thánh kinh thu nhỏ, có cái bìa bằng da dê màu trắng mà tôi đã nhắm nhìn nó, thèm muốn nó đến đỏ cả con mắt.
Vào những ngày này, tôi viết những cuốn tiểu thuyết của tôi trong những cuốn vở được làm bằng tay, riêng cho tôi, bởi một trong vị tổ sư làm sách đương thời, Tom Cains. Những cuốn sách đẹp ơi là đẹp, được phủ bằng giấy Cockerell với những cái gáy sách bằng giấy thuộc da bê, chúng thì hơn hẳn những đồ chơi, tất nhiên, nhưng, mặc ai nói gì thì nói, tôi lúc nào vẫn nhìn thấy, ở trong những cuốn sách làm bằng tay đó, một sự an ủi, một sự hoài nhớ thì đúng hơn, về cái cuốn thánh kinh đã quên, hụt có, suốt đời thiếu nó, ngày nào.

Ui chao, đúng là tình cảnh của GCC, nhưng với Banville, thì là sự an ủi, còn với GCC, một sự trù ẻo của một miền đất! 




*

Dầu có muốn hay không, thì vẫn phải thừa nhận, Du Tử Lê là một tên tuổi. Tôi thích đọc Du Tử Lê, những bài thơ mang đậm nét đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh. Hầu như trong giới viết lách ở Sài Gòn, ít nhiều đều thuộc vài câu thơ của Du Tử Lê. Thế nên, khi nghe nhà văn, nhà báo Đoàn Thạch Hãn buột miệng nói: “Tôi với Lê thân lắm”, thì tôi vội vã gửi lời nhờ: “Khi nào chú Lê có dịp về lại Việt Nam, chú cho con gặp với”.
Hạnh ngộ, chỉ có bấy nhiêu. (1)

Dầu có muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận…

Đúng là chơi với… cớm, cớm liếm mặt!

“Tôi với Lê thân lắm”: Câu này phải để đao phủ HPNT nói mới phải, bởi vì bạn ta đã từng tự động gõ cửa.. Trùm Địa Ngục Mậu Thân!

Bất giác GCC nhớ đến Le Carré và lần đầu viếng Moscow khi Liên Xô đổi mới. Lần đó, tay tùy viên văn hóa sứ quán Liên Xô còn phải sửng sốt, ông mà cũng được phép viếng thăm Moscow thì… ai cũng dược phép hết.
Le Carré là tác giả chuyên trị điệp viên Liên Xô.

Nhưng khi Liên Xô hỏi, ông có muốn  làm 1 cuộc hỏi thăm, pay a visit, Kim Philby, tay điệp viên Hồng Mao làm cớm chìm, khi bị lộ bỏ chạy qua Moscow bằng ngả những đường cống bên dưới thành phố Vienne, như được dựng lại trong phim phỏng theo tiểu thuyết Người Thứ Ba của Greene, Le Carré bèn sửng cồ, bữa trước nước Nga đón tôi như là người thay mặt nữ hoàng Anh, bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp kẻ thù của nữ hoàng, sao các ông bỉ mặt tôi thế!

Lạ, là Brodsky cũng rất tởm cớm. Nhất là thứ cớm hai mang.
Thi sĩ đã từng kể, lần ông thò tay vô túi tính lôi ra mấy đồng bạc cắc, chân tiến tới sạp báo,  và khi thấy hình Kim Philby, bèn từ từ rút tay ra khỏi túi, mắt nháy nháy ông chủ sạp, ra ý, xin thông cảm, chân bước lui.

Cũng lạ, là bạn ta về, toàn là để gặp cớm, đao phủ!

"Tôi thân với Lê lắm"!

Chưa từng thấy bạn ta về gặp… Dương Nghiễm Mậu, thí dụ?

Hay là DNM đếch thèm tiếp?
Câu hỏi lớn đấy nhé! [Thuổng NVL, cựu vệ sĩ của DN, chủ báo SGN]


Kim Philby là sư phụ của... Graham Greene.

Khi ghé Liên Xô, đệ tử có gặp Thầy, và Thầy đưa tay giao hẹn, cấm nói chuyện chính trị. Đệ tử bèn vâng dạ, và thưa," Thưa Thầy, em chỉ tính hỏi Thầy, tiếng Nga của Thầy tới đâu rồi!"

Có 1 lần GCC qua Cali, đâu cả tháng, hoặc hơn, túi thì không tiền, ở nhà NCK, anh đưa cho chiếc chìa khoá, tự động đi về, DTL biết, Gấu đói, gặp là giúi cho tờ 50 đô, mấy đứa em, bạn của thằng em đã tử trận cũng cứu đói ông anh.
GCC nhớ là lần đó buồn quá, ngồi quán, bỗng nhớ đến Thảo Trường, một đấng ngồi chung bàn nói, tôi biết ông ta ở đâu, thế là bèn chở Gấu tới cái Car Wash của ông con của TT.

Rồi theo ĐĐT, chủ tiệm sách báo Văn Khoa, khu Phước Lộc Thọ, giáo sư tiếng Anh đại học Văn Khoa Sài Gòn thuở nào, lên trường đua. Ông này có hai cái thú, đua ngựa và đánh cờ tướng. Cũng thuộc loại cự phách, về cả hai thú, nhưng có lần, sau cuộc cờ, ông gật gù phán, ông nhỉnh hơn tôi 1 tí!

Ám ảnh phố phường.
…. đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh.

Kít!

Cớm mà cũng bày đặt!

Note: Nhớ ra rồi, lần đó, xẩy ra vụ Trần Trường, đầu năm 1999.
Cũng là thời gian đọc Simone Weil.

Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.

Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…

Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”? (2)

*

*


Ce qui m'a le plus choqué dans les grands procès staliniens, c'est l'approbation froide avec laquelle les hommes d'État communistes acceptaient la mise à mort de leurs amis. Car ils étaient tous amis, je veux dire par là qu'ils s'étaient connus intimement, avaient vécu ensemble des moments durs, émigration, persécution, longue lutte politique. Comment ont-ils pu sacrifier, et de cette façon si macabrement définitive, leur amitié?

Kundera

Điều làm cho tôi cáu nhất, sốc nhất, tởm nhất, là thái độ gật gù chấp nhận, nếu không muốn nói là hài lòng của đám tinh anh Bắc Kít, khi Đảng đưa ra tòa những đấng bạn quí của họ, và sau đó, làm thịt.

Họ chẳng đã từng làm bạn tâm giao ư? Đã từng trải qua những giờ phút căng thẳng, cay đắng, gian khổ, trốn chạy, bách hại, cuộc chiến chính kiến dài. Làm sao có thể họ hy sinh tình bạn quí hiếm đến như thế, một cách thô bỉ ma cạp đến như thế?

Đó là năm 1972. Tôi [Kundera] gặp một cô gái tại ngoại ô Prague, trong một căn phòng người ta cho chúng tôi mượn. Hai ngày trước đó, trong suốt một ngày, cô gái bị công an tra hỏi, về tôi. Cô muốn lén gặp tôi, cô nghi mình vẫn bị công an theo dõi thường trực, và cô muốn cho tôi biết về những gì công an hỏi cô về tôi, và cô trả lời ra sao. Trong những cuộc tra hỏi như thế, đã có những câu trả lời của cô trùng hợp với những câu của tôi.
Một cô gái chưa từng biết gì về cuộc đời, có thể nói như thế. Cuộc tra hỏi làm cô khốn khổ, và sự sợ hãi khiến cô đau thắt ruột, từ ba bữa nay. Da dẻ cô nhợt nhạt, và cứ chốc chốc lại phải chạy vô nhà vệ sinh, để đi tiểu, đến nỗi, suốt cuộc gặp, tiếng nước dội cầu trấn át tất cả.
Tôi biết cô gái từ lâu. Cô thông minh, sắc sảo, đầu óc sáng rỡ, rất rành trong việc làm chủ những xúc động, cách hành xử, và cách ăn mặc của cô thì mới tuyệt vời làm sao, với chiếc áo dài giấu kín mọi nét hở hang. Vậy mà, đùng một cái, nỗi sợ khiến tất cả mở toang. Nỗi sợ, giống như lưỡi dao, mở toang thân thể cô gái. Cô đứng trước tôi, toang hoác, chẳng che đậy, giống như một khúc thịt treo trên cái móc của anh hàng thịt. Tiếng nước dội cầu vẫn âm ỉ, trấn ngự, và bỗng nhiên, tôi chỉ muốn hiếp cô gái.

Hiếp, chứ không phải làm tình! 

Bài viết này mở ra cuốn Gặp Gỡ, khủng khiếp, rúng động. GCC đọc, tính dịch trọn bài, rồi quên đi mất.
Lần này chắc là phải làm thịt bài viết thôi, vì nhớ đến mối tình trong trắng 10 năm trời chỉ hôn thôi của nhà nhạc sĩ lừng danh của xứ Mít.

GCC cũng có mối tình 5 năm không dám đụng, mà cũng không dám hôn, với cô bạn thân của Gấu Cái, tức cô phù dâu.
Gấu Cái chửi hoài, mày coi nó như thánh nữ, đâu có dám!
Nhưng 1 bà bạn của cả hai bà, cũng bạn học hồi tiểu học, nghe, bĩu môi, ai mà biết được chuyện ma ăn cỗ!

Hà, hà!