Cali 8, 2011

@ The Zoo

*

Cái nick “Trâu Nước” mà PNC ban cho Gấu, là kết quả của những lần anh từ “nowhere” trở về Sài Gòn, và cả hai kéo nhau vô Chợ Lớn, mang theo 1 em, và thường là anh nhường cho Gấu quần thảo thoả thuê, cho đến khi lăn ra ngủ, thì lúc đó, đến phiên anh làm việc, hay không, Gấu chẳng thể nào nhớ, vì chẳng hề thấy, trong khi anh quá rành về Gấu, từ đó ra cái nick "Trâu Nước".

Cứ hùng hục như trâu, chắc thế!



To NQT: Chúc thượng lộ bình an.
Say Hi to Saigon for me.

NQT



*

Quà lần trước.
Lần  này:

*

*

*

Saturday, August 27, 2011 12:13 AM

Hi anh Bắc kít,
Anh về bên ấy có nhớ dân CA chưa?
Thôi anh đừng có mà "Ôi giấc mộng đã tan sao ảo tưởng vẫn còn" (1), tụi em vẫn luôn nhắc ông anh Bắc kít!
Cho em hỏi thăm chị.
HL

Tks.
NQT/TT

Cái bài Gấu tính viết về Yanni, mà cứ trần trừ mãi, nay đã có lời giải đáp: Phải đợi gặp lại cặp Lê Hải-Hồng Liên, thì mới đủ yếu tố viết ra. Cả hai đều mê Yanni, chưa kể cặp Thuần-Hương.

Nhưng với cặp LH-HL, họ chỉ thưởng thức được “một nửa khoảng cách làm nên linh hồn của cái đẹp”, nói theo Simone Weil….

(1)

"J'ai perdu mes certitudes, j'ai gardé mes illusions." (2)
Entretien avec Jorge Semprun

Tôi mất những xác tín, tôi giữ lại những ảo tưởng.
Ông cựu CS, cựu tù Nazi phán.

Quá tuyệt!

Những ông như NN, có lẽ chẳng bao giờ hiểu được chính cái chủ nghĩa mà suốt đời họ cúc cung phục vụ nó.
Ðể hiểu nó, thì cũng dễ thôi, vì có câu của Arendt, để hiểu chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ có 1 câu này, nó không thí cho bạn bất cứ 1 tí tự do gì.

Vậy mà còn đòi hỏi minh bạch lịch sử.

GNV này thực sự quá chán đám VC rồi. Chẳng bao giờ chúng dám nhận cái lỗi tày trời của chúng, như đám tinh anh thế giới đã từng vướng vào. Thí dụ như tay J.S. trên. Ðấy là chưa kể cái phần tạo ác của họ, với những dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy như anh hùng Núp chẳng hạn.
Truyện ngắn Tướng Về Hưu của NHT, nghe nói, là do NN khui ra.
NN cũng là 1 thứ tướng về hưu, vậy mà đọc không ra.

(2)

Câu này, Gấu đã từng nghe 1 tay cầu thủ bóng đá, Brazil thì phải, than, khi thua trận chung kết: Ôi giấc mộng đã tan, sao ảo tưởng vẫn còn!
GNV đã chôm để viết về BHD. Ôi em đã đi ra khỏi đời Gấu từ đời nảo đời nào, và bây giờ, em có lẽ cũng đã đầu thai kiếp khác, vậy mà cả giấc mộng lẫn ảo tưởng vẫn còn nguyên!

Source

Tôi đang ở xa, rất tiếc không thể có mặt hôm nay ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh để tham gia biểu tình chống Trung Quốc cùng các bạn tôi và đồng bào. Nhưng tôi vẫn theo rõi sát tình hình và biết cuộc biểu tình sáng nay ở cả hai nơi đều bị đàn áp nặng nề. Tôi xin đặt câu hỏi: Giữa việc Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đi gặp phía Trung Quốc, thỏa thuận bí mật những gì để đi đến chỗ phía Trung Quốc đưa ra bản “Thông tin báo chí chung” rất xấu và Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó hoàn toàn im hơi lặng tiếng cho đến nay; việc Bộ Ngoại giao tìm mọi các tránh gặp và trả lời 18 nhân sĩ, trí thức kiến nghị yêu cầu Bộ cung cấp thông tin minh bạch về cuộc gặp Việt Nam-Trung Quốc và Thông tin báo chí chung nói trên; với hành động đàn áp, bắt bớ, giải tán những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc hôm nay có phải là một chuỗi tất yếu không? Có phải thỏa thuận bí mật của ông Hồ Xuân Sơn trong chuyến đi Trung Quốc vừa rồi (bí mật vì đến nay vẫn không hề được công khai giải thích mặc dầu được ráo riết yêu cầu) là nguyên nhân trực tiếp đưa đến đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân hôm nay không? Có sự ám muội được che dấu nào ở đây?

Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam đều có quyền nghi ngờ chính đáng và đặt những câu hỏi đó, vì đây là chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước.

Nguyên Ngọc

Mẽo, phải đợi mấy chục năm sau, mới khui hồ sơ mật, cho biết cú Maddox là ngụy tạo.
Nhưng dân Mít chẳng bao giờ biết được bí mật cái cú đầu độc tù Phú Lợi, từ đó đưa đến việc thành lập MTGP, ra ý đây là vấn đề nội bộ Miền Nam, không có Miền Bắc.
Liệu có bao giờ người dân Việt Nam “có quyền nghi ngờ” chuyện Diễm Xưa đó không?
Giả như NN có đi biểu tình, thì [nếu bị cảnh sát Ngụy tó], có rút điện thoại gọi HU như DMT không? 

Dưới chế độ toàn trị, làm sao có chuyện minh bạch? Ðến thằng Mẽo mà nó cũng không minh bạch liền tức thì nữa là.
Toàn trò hề! NQT

Cái cú Phú Lợi, NQT [TB] cho biết, đếch có. Ông biểu NQT [Gấu Cà Chớn], có đọc một bài viết ở trong nước, của 1 tay Vũ Gia. Tay này, để minh bạch lịch sử, bèn đi tìm những kẻ sống sót Trại Tù Phú Lợi để phỏng vấn, và tất cả đều xác nhận, không có, nhưng có 1 vụ ăn trúng thực, bị iả chảy, và phải khiêng ra xe hơi chở tới bịnh viện, và VC bèn chỉ chờ có thế, hô hoán lên, Diệm đầu độc tù, từ đó đẻ ra Mặt Trận Giải Phóng, nhử anh Mẽo nhảy vô Miền Nam…

*

*

I, MAY I REST IN PEACE

I, may I rest in peace-I, who am still living, say,
May I have peace in the rest of my life.
I want peace right now while I'm still alive.
I don't want to wait like that pious man who wished for one leg
of the golden chair of Paradise, I want a four-legged chair
right here, a plain wooden chair. I want the rest of my peace now.
I have lived out my life in wars of every kind: battles without and within, close combat, face-to-face, the faces always
my own, my lover-face, my enemy-face.
Wars with the old weapons-sticks and stones, blunt axe, words,
dull ripping knife, love and hate,
and wars with newfangled weapons-machine gun, missile,
words, land mines exploding, love and hate.
I don't want to fulfill my parents' prophecy that life is war.
I want peace with all my body and all my soul.
Rest me in peace.

-Yehuda Amiehai (1924-2000)
(Translated, from the Hebrew, by Chana Bloch and Chana Kronfeld)

THE NEW YORKER, OCTOBER 2, 2000

Note: Gửi PNN.

Sống thì ai mà chẳng sống, nhưng sống sót [như ta đây] mới [cực] khó!

Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.

А что до слезы из глаза—нет на нее указа, ждать до дргого раза.
Meaning, roughly: “As for the tears in my eyes/ I’ve received no orders to keep them for another time.”
Về những giọt lệ ở trong mắt tôi/Tôi đếch cần giữ chúng cho một ngày tháng nào khác.

To NQT: Chúc thượng lộ bình an.


*

Hình chụp tại Sài Gòn, trước chuyến đi của GCC: Gấu tính qua Cali, gặp bạn bè, sau đó NDT mới về VN, nhưng bão tuyết lớn quá, phi trường đóng cửa. Chuyến đi năm 2008, cũng là để gặp Nguyễn Tôn Nhan từ VN qua. Chuyến này, yết kiến bộ mặt phản chiến lớn nhất Miền Nam trước 1975: NQT!

*

Gấu quen TDQ khi anh còn trẻ măng, thời gian ghé quán cà phê Bà Lê Chân của Huy Tưởng. Có lần ghé nhà anh dự đại tiệc, cả bọn chơi cả 1 con bê thui ngay tại nhà ở khu làng báo chí Thủ Ðức.

*

GNV & Chính Lùn
Trân trọng giới thiệu bài viết về Chính Lùn
[để phân biệt với Chính Cao, họa sĩ, cũng bạn thằng em của Gấu]

*

Phạm Phú Minh & Thành Tôn & Trần Yên Hòa
@
Factory Café, 8;44

&

*

Cung kính không bằng tuân lệnh:
“Ðành” “vỗ ngực xưng tên”, ta là nhà phê bình “lệch pha” [mắt lé, lệch..] vậy!

*

*

Phạm Văn Bình, tác giả Chuyện Tình Buồn
 @ Tài Bửu Café, Tiểu Sài Gòn

A HISTORY OF SOLITUDE

 

Birdsong diminishes.
The moon sits for a photo.
The wet cheeks of streets gleam.
Wind brings the scent of ripe fields.
High overhead, a small plane cavorts like a dolphin.

Adam Zagajewski 

Chuyện Tình Buồn

 Tiếng chim loãng dần.
Mặt trăng ngồi vào một bức hình
Má phố ướt, ánh lên ánh trăng.
Gió mang mùi lúa đang độ chín
Mãi tít phía bên trên, một cái máy bay
quẵng 1 đường,

như chú cá heo.

Cái tít Chuyện Tình Buồn này, thay vì Một chuyện về nỗi cô đơn, là do Gấu nhớ đến cô bạn, và những ngày Ðỗ Hòa.
Lần đầu tiên Gấu nghe Chuyện Tình Buồn, là ở Ðỗ Hòa, 1 buổi tối văn nghệ tổ, trong 1 lán nào đó, khi là Y Tế Ðội, và khi 1 anh tù hát lên bản này, một anh khác cầm hai cái muỗng đánh nhịp, Gấu bèn nhớ ra liền buổi tối mò đến thăm em, đứng tít mãi bên ngoài, trong bóng tối nhìn vô căn nhà cũ, em thì đã lấy chồng, có đến mấy nhóc:

Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng

Bèn lủi thủi ra về. Trưa hôm sau, bị tó ở bên Thủ Thiêm, đưa vô trường Phục Hồi Nhân Phẩm, Bình Triệu, vừa hết cữ vã, là xin đi lao động Ðỗ Hòa liền, hy vọng trốn Trại, kịp chuyến vượt biên đường Kampuchia.

PVB còn 1 bài thơ viết về Thủy Quân Lục Chiến, cũng được Phạm Duy phổ nhạc, trước bài CTB, để tặng Lê Nguyên Khang, chỉ huy trưởng lực lượng này.

Gấu ghé Tài Bửu là do có hẹn uống cà phe với chàng du tử, nhờ vậy gặp PVB. Ông bạn họa sĩ giới thiệu, và cho biết, ông mới bị cái bịnh đầu quẹo qua một bên, có thể là do kéo đàn vĩ cầm dạo Tiểu Sài Gòn lâu quá.

PVB hỏi Gấu có tiền không, cho 10 đồng.
Gấu thật là cảm động, vì suốt 1 đời lụy Cô Ba, Gấu chưa từng ngửa tay xin tiền ai, trừ 1 lần, bạn tự động móc túi, là bạn C, em ông anh nhà thơ, tình cờ gặp khi vừa ra khỏi 1 con hẻm [hình như hẻm 76, ở Thị Nghè, phía bên kia cầu nếu đi từ Sài Gòn qua Gia Ðịnh]. Bạn cho biết vừa trải qua 1 cuộc giải phẫu, người còn xanh lét.
Bạn vừa bye bye, dọt ga, là Gấu cũng trở lại con xóm, làm thêm 1 cú, cho thoả thuê, bõ những ngày đói dài người, ngáp vỡ cổ họng, nước mắt nước mũi ràn rụa vì thèm, thiếu thuốc.

Còn 1 kỷ niệm, là cái áo sơ mi cộc tay sờn cũ, của ông bạn quí, và cuốn tiểu thuyết lừng danh Những Linh Hồn Chết, của Gogol. Cú này viết rồi, viết nữa, sợ bạn quí quê, vì lại lòi ra cái cú Gấu biếu bạn mấy ngàn đóng tiền cọc mua căn nhà ở làng báo chí Thủ Ðức.
Cái áo, cuốn tiểu thuyết thì bạn nhớ, nhưng lại quên vụ tiền bạc bửn thỉu chẳng đáng nhớ.

Cái vụ 10 đô này lại làm Gấu nhớ tới vụ ông bạn quí của Gấu, lặn lội từ Mẽo qua trại tị nạn Thái Lan, yêu cầu trưởng Trại Cấm Panat Nikhom cho gặp Gấu, chỉ để biếu 10 đô: Gấu cũng lặn lội từ Canada, đi hai chuyến bay, đến Tiểu Sài Gòn, gặp tác giả Chuyện Tình Buồn, để cám ơn ông, về lần nghe đầu tiên bài hát của ông, tại nông trường cải tạo Ðỗ Hòa, Cần Giờ, và bèn lập tức nhớ cô bạn, nhớ những ngày Mậu Thân, nỗi nhớ bám diết vào da thịt.

Khủng khiếp nhất, kinh nghiệm lập lại, lần nghe Yanni đầu tiên ngay những ngày đầu tiên chân ướt chân tuyết ở Xứ Lạnh Canada, bài After The Sunrise, đĩa CD đầu tiên, phải đến khi đọc câu của Simone Weil (1) thì mới ngộ ra được, mi sẽ còn sống cuộc chiến đó nhiều lần, rất nhiều lần... và mi còn nợ cô bạn nữ thi sĩ VC, một câu trả lời, khi em hỏi, lần về lại Hà Nội.

"Anh vẫn còn nghe Yanni…?"

(1)

“Xa xôi, cách trở là linh hồn của cái đẹp” [‘Distance is the soul of beauty’]. Simone Weil.

Milosz mê câu này quá, chôm, đưa vô trong diễn văn Nobel văn chương, và thú nhận trước bàn thờ, tôi mắc nợ bà thật là nhiều...

Một lần trên đường về, khi chạy xe đến gần khu chợ Bến Thành, từ xa đã nhìn thấy một gói đồ nằm giữa mặt lộ, đường Trần Hưng Đạo, dưới ánh đèn chói lòa. Có tiếng súng nhỏ rồi tiếng còi xe Quân Cảnh thổi dạt xe cộ, người đi đường qua hai bên. Khi cơn báo động hoảng đã qua đi, trong một thoáng bỗng nhận ra vẻ tiều tụy của thành phố. Của mối tình. Ngay cả những giây phút êm đềm ngồi quây quần bên mấy đứa em, mấy cô bạn, vẫn cảm thấy cực kỳ cô đơn, có cảm giác như không còn thương yêu nổi ai, đã tự lừa dối khi nghĩ rằng đã yêu thương cô bạn. Đã lấy mức độ pháo kích làm thước đo tình yêu, đã lầm tiếng hỏa tiễn là tiếng reo hò đắc thắng của mối tình: Nhiều khi quẩn trí còn mong mỏi thành phố bị pháo kích hoài hoài để được sống mãi mãi những giờ phút thê thảm nhất của mối tình. Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy... 

Vấn nạn mà Gấu Cà Chớn nhắm đưa ra ở đây, là:

Liệu Lão Tặc Thiên đặt để trước cái sự kiện, mi gặp thằng cha làm báo phản chiến Trình Bày, NQT, không phải ở vỉa hè Bưu Ðiện Sài Gòn, mà là ở Tiểu Sài Gòn? Và những bức hình, đúng là cú giao lưu hòa giải “thứ thiệt”?

Cái vụ mi mò tới con hẻm ngày nào, tối hôm trước, để nhìn cái cảnh cô bạn tay bế tay bồng, ngày hôm sau bị tó ở bên Thủ Thiêm là cái cớ, pretext, cho cú được nghe bản nhạc Chuyện Tình Buồn lần đầu tiên trong Trại Tù VC, và cho cú gặp sau này, ở “cà phe” Tài Bửu?

Ui chao, sao mà rắc rối quá.
Ui chao, quả đúng như thế đấy.
Kỳ tới, GCC [Gấu con củ xê như Duyên Anh đã từng chửi, Gấu Cà Chớn...], sẽ chứng minh tiếp!
Hà, hà!

*

Ở Tiểu Sài Gòn, Quận Cam, Cali, Gấu có tới ba bốn băng đảng bạn bè. NTaV thuộc băng đảng bạn bè Trung Học, cùng với NKL, CDV [thi sĩ CTC]…
Có lần Gấu qua Cali, “chỉ để hỏi cho ra”, cái lần sáng sớm rời động tiên ở Gò Vấp, về lại trung tâm thành phố Sài Gòn, hai đứa ngất ngưởng trên xích lô, miệng ngậm thuốc lá, bốn mắt vểnh lên trời, bị ông bố của BHD tó tại trận, là tao với mày, hay là với đứa nào, NTaV lắc đầu, và đoán, chắc là thằng Vưu.

Nhưng đúng với anh, là cái kinh nghiệm xém chết trong 1 lần đi mò gái, gặp một cô nhẩy dù, Gấu xong trước ra trước, anh bị tó tại trận, bị ông chồng và đám hàng xóm xách cổ lên tổ dân phòng, may là ông chồng về kiểm tra cái ví của cô vợ, thấy có tiền, biết ngay bà vợ do nhà quá túng thiếu đành làm bậy, trở lại đội dân phòng, xin tha cho thằng ăn trộm, không phải lỗi nó...

Anh cũng giải đáp cho Gấu 1 thắc mắc lớn, sáng sớm như thế mà chẳng lẽ ông via của BHD cũng lên động tiên ư, không phải đâu, gia đình đó có 1 người bà con ở Gò Vấp.

NTaV học cùng với nhà văn nổi tiếng Dương Nghiễm Mậu. Nhìn bức hình trên, ông em trai của DNM là Phí Ích Bành biểu Gấu, ông này là bạn thân của ông anh của tôi!