Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


16.2.2014


 Ghi chú trong ngày

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Người kể chuyện với nhiều chi tiết đắt giá

Note: Thì lâu lâu cũng phải cho GCC khóc đồng nghiệp Đỏ 1 phát chứ!

“Để không bị lộ bí mật nơi đóng quân trong rừng, cấp trên đã ra lệnh may yết hầu con gà trống vì sợ nó gáy. Nhà văn cho rằng, làm gà trống mà không được gáy thì thà chết còn hơn”.

Nhà thơ Cách Mạng 30 Tháng Tư, tác giả bài thơ "Quê Hương Mỗi Người Có Một", cuối đời, cố gáy được 1 lần, khi xì ra, trên Đài của Đế Quốc Mẽo, VOA, “vế tiếp theo, đếch phải của tớ”!

Tay Nguyễn Quang Sáng này, suốt đời chỉ mong "tối" 1 lần, mà cũng đếch được.

Chán thế!

Cái này là giai thoại, Gấu nghe qua bạn quí của Gấu.
Khi nộp đơn xin vô Hội Nhà... Thổ, anh cho biết, phải có nhà văn VC thứ thiệt đỡ đầu, và, với anh, đó là NQS.
Và khi có tiếng xì xào giữa đám "Khỉ Ở Rừng U Minh", NQS bèn "đứng về phe Ngụy", và phán, nếu nó mà không được vô Hội, thì thằng nào xứng đáng vô?

Nếu đúng như thế, thì đây là tiếng gáy của NQS!

Hà, hà!

Note:

Câu văn thật đắt của NQS, cũng chính là câu của Milosz, dưới đây:

“Đó là một nhóm người, như hòn đảo nhỏ trong một đám đông, và đám đông này thiếu một điều chi rất ư riêng biệt để cho nó trở thành một cuộc sống của con người khiêm tốn, và bình dị."

Cả 1 Hội Nhà Thổ VC hiện nay, thì đúng là 1 con gà trống, bị thiến mẹ mất tiếng gáy!

V/v GCC khóc đồng nghiệp Đỏ, nhà văn cách mạng Nguyễn Quang Sáng.

Thật là tình cờ, Gấu cùng lúc, đọc 1 bài viết của Zbigniew Herbert, 1 nhà thơ trong "Đồng Nai Tam Kiệt" của xứ Ba Lan - gồm Milosz, Szymborska, và ông – trong tuyển tập văn xuôi, The Collected Prose 1948-1998.
Bài viết đúng là vinh danh...  Gấu Cà Chớn, tếu thế, và Hertbert gọi đó là, "Lòng khoan dung của tên đao phủ thủ", "The Mercy of the Executioner"!

Chả là Gấu đang đọc cuốn này. Đi giang hồ vặt, về nhà Lào thăm mấy đứa con, thèm đọc quá, về lại Canada, bèn vớ lấy cuốn đó.
Thần sầu. Gấu sẽ đi vài bài ngắn ngắn trong đó, trong những kỳ tới.

*

Zbigniew Herbert, “Ba Lan Tam Kiệt” [hai “kiệt” còn lại là, Milosz, Szymborska đều đợp Nobel văn chương], như "Đồng Nai Tam Kiệt" của xứ Mít Nam: Bùi Giáng, Tô Thuỳ Yên, Thanh Tâm Tuyền, như NTV đã từng gọi.
Gấu biết tới Herbert, là qua 1 bài viết của Coetzee, "Thế nào là cổ điển?" (1)
Nhưng để đọc được ông, thì cũng mới đây thôi, một phần vì cuốn nào của ông thì cũng dày cộm, và vì ông là thi sĩ, mà cái món thi sĩ, thì Gấu cũng mới đọc được, mới đây thôi!
Đọc 1 phát, là dịch ào ào, điếc không sợ súng!

Về sự lưu vong của con người: On Not Going Home (London Review of Books 20-2-14) -- Bài của James Wood, hay tuyệt! (Ám chỉ những người như THD có "luxurious freedom", hơi đau, nhưng đúng!)

No còm!

V/v câu của Edward Said ,“Exile is strangely compelling to think about but terrible to experience”, James Wood trích dẫn - Tin Văn cũng đã từng. Tính gõ Google Desktop tìm lại coi trong bài nào, nhưng cái Google Desktop này, nay N/A.

Nhớ là trong 1 bài viết về Thầy Kuốc, và câu phán thần sầu của Thầy về lưu vong, về viết khi lưu vong, cái gì gì, như 1 kẻ cuồng dâm, khổ dâm cái con mẹ gì đó!

Hà, hà!

Máy PC của GCC đi xa về, lại bị trục trặc. Chán thế!

Note: Kiếm ra rồi.

Hồi ức thủng lỗ 

'Lẽ dĩ nhiên, một cách nào đó, con đường từ St. Petersburg tới Stockholm đi qua địa ngục, nhưng một con người với nghề nghiệp như tôi, ý niệm đường thẳng - con đường ngắn nhất nối hai điểm - đã mất hết sự quyến rũ của nó từ lâu rồi.'

(Joseph Brodsky, Diễn văn nhận Nobel văn chương) 

Di dân, kẻ lưu đầy, người xa xứ, gã tị nạn, tay suốt đời lang thang, người của mọi nơi... ý nghĩa những từ cứ thế thay đổi, nhưng chúng đều chỉ một trạng thái chung: không (ở) nhà, hoặc đâu cũng là nhà; hai mặt của một đồng tiền. Trong hầu hết trường hợp, nó có nghĩa: có một khoảng cách với tiếng nói mẹ đẻ. 

Như vậy thì sao? Không còn cơ hội 'đi thực tế', để 'viết'? Hay ngược lại, đây là kích thích tố sáng tạo, như Hannah Arendt khẳng định, trong 'Chúng tôi, Những người tị nạn': Để xây dựng lại cuộc sống, người ta phải mạnh, và lạc quan. Do đó, chúng tôi rất lạc quan. Sự lạc quan của chúng tôi thật đáng mến, ngay cả khi chúng tôi chỉ rì rầm với nhau, về chuyện đó.' Dù nhăn nhó, dù chua chát cỡ nào, đây là một con dao hai lưỡi: 'Lưu vong thật hấp dẫn, một cách kỳ cục, khi nghĩ tới, nhưng thật khủng khiếp, khi (phải) kinh nghiệm.' (Edward Said). Rồi ông tiếp tục hỏi: 'Nếu lưu vong thực sự, là: thôi rồi chẳng còn chi, ra đi là hết rồi; tại sao nó biến thành 'motif' giầu có, đầy hấp lực, của văn hóa hiện đại?... Văn hóa Tây phương Hiện đại, một phần lớn tác phẩm là của những lưu đầy, di dân, tị nạn. Và ông kết luận: lưu vong có cái thú riêng của nó. (Cứ bật cái computer lên, là đã thấy ở nhà rồi. Phạm Thị Hoài, Gió Đông 3). Ở đây, theo Said, là ý nghĩa đặc biệt, về thành tựu, cống hiến, mà con người có được, theo kiểu 'viết như chẳng có gì xẩy ra, làm như vẫn ở nhà'! 

Tôi không là di dân, mà cũng chẳng bị tống xuất.
Thế giới bị huỷ diệt không phải của tôi. Tôi chẳng hề biết nó.
(I neither emigrated nor was deported.
The world that was destroyed was not mine. I never knew it.
Henri Raczymow, 'Memory Shot through with Holes'). 

Đối với 'hậu duệ' của những kẻ sống sót từ Lò Thiêu, chúng là những lưu vong từ một thế giới không còn hiện hữu, đã bị xóa, erased, deleted; một thế giới chúng chẳng hề nhìn thấy, sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy. Ở đây, lại là một ước muốn khác, không chỉ cảm, và hiểu, mà còn là 're-member', tái dựng, tái nhập, thay thế, sửa chữa (re-build, re-incarnate, replace, repair). Với những kẻ sống sót từ một thế giới điêu tàn, hồi ức không chỉ là một hành động nhớ lại, mà còn là tưởng niệm, một tưởng niệm với đầy đau thương, giận dữ, chán chường. Cho dù như vậy, mối nối vẫn còn. Với con cái của họ, đứt đoạn hoàn toàn, hết mong xây cầu, bắc nhịp. Hồi ức của chúng là ở bậc nhì, hồi ức 'hậu-hồi ức'. 

Hậu hồi ức của lưu đầy xứ người, là một hình thức thật mãnh liệt, bởi vì nối kết của nó với đối tượng, hay cội nguồn, không được suy nghiệm thông qua nhặt nhạnh (recollection), nhưng qua đầu tư tưởng tượng, và sáng tạo. Hậu hồi ức Holocaust toan tính chuyện xây cầu, không chỉ cho một chia lìa nhất thời (temporal divide). 'Nhà' đối với những hậu duệ này, luôn luôn là ở đâu đó, bất cứ đâu, chẳng đâu; ngay cả khi họ có dịp trở về Vienne, Berlin, Paris... bởi vì những thành phố mà họ có thể trở về đó, không còn là những thành phố cha mẹ họ đã sống, như 'nhà' Do-thái trước diệt chủng; thay vì vậy, những thành phố, nơi diệt chủng đã xẩy ra, từ đó, hồi ức của chúng bị tống xuất. 

Hậu hồi ức có nhiều dạng, nhiều tên gọi: hồi ức trống (absent memory), hồi ức thủng lỗ (mémoire trouée, bị bắn thủng, memory shot through with holes). Cuộc sống diasporic của những thế hệ hậu-chiến là một 'diaspora des cendres'.1 Với nhà văn nữ Nadine Fresco, hồi ức trống này có nghĩa: nơi nguồn cội chỉ còn là tro than (the place of origine has been reduced to ashes). Không có trở về, (làm sao có chuyện một nghĩa như nhau?). Nhà văn người Pháp, Henri Raczymow nhấn mạnh: sự thiếu, trống đó là điều kiện phải được gìn giữ, và đừng bao giờ 'xây cầú: 'Trong việc làm của tôi, một trống vắng như thế có thể khả hữu, do hồi ức thủng lỗ mà tôi đã nói tới. Với tôi đây là động cơ viết. Những cuốn sách của tôi không phải để lấp đầy sự trống vắng, khâu vá những lỗ thủng - Tôi đâu có tầm thường như vậy: viết để chống lại sự quên lãng; nhưng mà là để trình bầy nó, đúng như một trống vắng'. Ở đây, ông mượn ý niệm thời gian mang tính không gian (spatial conception of time) của Kafka (những năm 1920): Nếu trái đất quay về bên phải..., tôi phải quay về bên trái, để bắt kịp quá khứ. 'Si la terre tourne à droite..., je dois tourner à gauche pour rattraper le passé'). Do-thái Âu-châu hậu chiến quay về trái hoài hoài, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp quá khứ. 

'... quá khứ của chúng tôi là một xứ lạ mà chẳng bao giờ chúng tôi hy vọng thăm viếng.'
'Tôi không phải là một di dân, tôi chẳng hể bị tống xuất, cái thế giới bị huỷ diệt không phải của tôi... Nhưng tôi, như cả lũ chúng tôi, là những đứa trẻ mồ côi của thế giới.'

Tôi là tên già, còn anh là kẻ truy tìm quá khứ.
 Tôi chẳng biết gì về Konsk. Ai có thể nói với tôi về Konsk, một cái bóng của những cái bóng, và không có mồ?
Tên của những người đã chết không phải là để giỡn chơi, Simon?
(Raczymow: Những câu chuyện Lưu đầy, và Lãng quên). 

Thời kỳ những đợt sóng di dân đầu tiên từ Đông Âu qua Tây phương, tiếp theo những vụ làm cỏ Do-thái đầu thế kỷ, có một truyền thống giữa những cộng đồng diasporic, dựa trên những tập tục tưởng niệm xa xưa, và thời trung cổ, cốt cho con cháu họ đừng quên nguồn gốc, qua yizker bikher, những cuốn sách tưởng niệm. Do-thái sống sót sau Lò Thiêu cũng tiếp nối truyền thống đó (Có cỡ chừng trên 400 cuốn sách như vậy, chỉ riêng của cộng đồng Ba-lan). Chúng chứa đựng những dữ kiện lịch sử, cuộc sống cộng đồng trước khi bị huỷ diệt, và những chi tiết về tội ác diệt chủng nhằm xoá sạch họ; những hình ảnh, từng người, từng nhóm, như muốn khơi dậy cuộc sống, trước đó. Những cố gắng tìm kiếm tro cốt những người thân trong gia đình, mong sao có ngày nắm tro than được chôn cất đàng hoàng, với những lời cầu siêu tưởng niệm dành cho người đã chết. Đây là một cố gắng, nói theo Raczymow: tạo mồ mả, cho những người không có mồ (thay take the place of graves for those who had no graves). Cuốn Những câu chuyện Lưu đầy và Lãng quên (Contes d'exil et d'oubli) của ông cũng tương tự, nhưng nó có một hình thức hoàn toàn khác biệt, khắc hoạ sự khác biệt giữa hồi ức và hậu hồi ức. Trong khi những cuốn yizker chứa đựng những chứng tích, hồi tưởng, làm sống lại, những câu chuyện của Raczymow là những tái cấu trúc, chúng không giả đò giấu diếm, nguỵ trang, về một liên hệ với quá khứ 'vô danh' unknown: Tôi chẳng biết gì về Konsk, nhân vật Mathieu Schriftlich, một sử gia nhấn mạnh. Trong khi Simon kể chuyện, Mathieu để mặc cho mình trôi vào trống vắng hồi ức. 

Cuốn sách của ông không có hình ảnh, chỉ là lời nói, lời viết. Không có những bức hình về con người, đường phố Konsk:

Làm sao người ta có thể hoài hương, từ những bức hình như thế, đó chỉ là dơ dáy, buồn rầu, nghèo đói? (Comment peut-on avoir la nostalgie de ce que représentent ces photos, c'est à dire saleté, tristesse, pauvreté?)
(Từ bài viết của Susan Rubin Suleiman, Dẫn nhập, và của Marianne Hirsch, Past Lives: Postmemories in exile, trong Exile and Creativity, nhà xb Duke University Press, 1998) 

1. Diaspora của tro than. Diaspora: Do-thái lưu vong kể từ năm 538 trước Công nguyên. 

Nguyễn Quốc Trụ



Kafka Coupable


Le Promeneur Solitaire: W. G. Sebald on Robert Walser


Thơ Mỗi Ngày

*

PRIDE OF PLACE

Past the gaga experiments
to ginger high school thriller days
I wheel fragile issues: a fight on there,
bulbous antennae, a herald
carved alone in the archer position-sweet!

We had a few people over to
celebrate the monotony of the new place.
Meatless meat loaf. Roger. Over to

you. I took a piece of plain foolscap,
my American University in Baku stationery,
sole thing to be underestimated here,
and set down just words that wrote something,
probably as close as I want to keep to it,

all the water and stringiness.
It feels like Sunday today
but it's Saturday. What does Saturday feel like
on Sunday? Not that it's that
hard to remember. I'd always be grinning and opened.
No protocol; heck, no manners
on flood watch. She's one of the famed Gowanus sisters.
It hasn't affected the weather yet.

Do you get a sense of white table settings,
the so-called vacant stare that afflicts them
as adults on a sit-down strike?
Listen up, tenderfoot. Who says you need to be awake
to appreciate poetry? The landlady, that's who.
Where are they now?

-John Ashbery

NYRB Feb 6, 2014


Đi tìm phê bình gia Mít


Valentine's Day

The Wind and the Rose

Once in a garden there grew a rose. A wind fell in love with her. They were completely different, he-light and fair; she immobile and heavy as blood.
    There came a man in wooden clogs and with his thick hands he plucked the rose. The wind leapt after him, but the man slammed the door in his face.
    -O that I might turn to stone-wept the unlucky one-I  was able to go round the whole world, I was able to stay away for years at a time, but I knew that she was always there waiting.
    The wind understood that, in order really to suffer, one has to be faithful.

Gió và BHD

Ngày xưa, trong một khu vườn, có BHD. Anh Cu Gió bèn tương tư nàng. Chúng mới khác nhau làm sao. Anh Cu Gió, thì bông lơn, cà chớn, lêu ba lêu bêu, nhẹ hều, còn Nàng thì bất động, và nặng, như máu.
Rồi tới 1 ngày, một tên đàn ông, đi guốc mộc, tới vườn. Hắn dùng tay dày ngắt bông hồng. Gió đuổi theo, nhưng gã đàn ông đóng sầm cửa vào mặt nó.
-Ui chao, thế này thì ta biến thành đá mất – Anh Cu Gió bất hạnh khóc. Ta có thể đi khắp đó đây, ta bà thế giới, ta có thể cô đơn 1 một mình, hàng năm trời, ở trong cái xó xỉnh nào, nhưng ta biết, Nàng chẳng bao giờ còn ở đó nữa, để mà đợi ta.
Anh Cu Gió ngộ ra 1 điều là, để thực sự đau khổ, người ta phải thành thực, hết lòng, một lòng một dạ, tin tưởng, trung thuỷ….
*

Khi Milosz coi sự từ bỏ của ông, cái lô gíc toàn trị - một lô gíc có vẻ nuốt sạch mọi hoàn cảnh trí thức ngang ngược, khó bảo, trái nghịch… vào chính nó – như là “một cuộc nổi loạn của cái bao tử”, thì đây không giản dị là một chuyển động tiêu cực, nhưng là một cách gìn giữ niềm tin với những trực giác v điều tốt và giá trị thực.
Cố gắng giải thích, trong Cầm Tưởng, 1953, hoàn cảnh của mình, ông miêu tả một khoảnh khắc trong thời kỳ Đệ Nhị Chiến, khi, trong một đám đông dầy đặc luần quần tại một nhà ga xe lửa tại Ukraine, giữa những đinh tai nhức óc của những khẩu hiệu phát ra từ những chiếc loa phát thanh, ông nhìn thấy một ông chồng, bà vợ và hai đứa con thầm thì với nhau.

“Đó là một nhóm người, như hòn đảo nhỏ trong một đám đông, và đám đông này thiếu một điều chi rất ư riêng biệt để cho nó trở thành một cuộc sống của con người khiêm tốn, và bình dị."

Ui chao, đây đúng là ý nghĩ của Gấu, khi đang ăn hỏa tiễn của VC, co rúm người lại, vậy mà vưỡn không quên nhớ đến… cô bạn:

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách thánh thiện, nghĩa là, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

NKTV

Rừng Tràm

Tôi ngồi trên chiếc ghế dựa, nghe mấy bản nhạc phổ thơ của con gái tôi. Thơ và nhạc đưa tôi về quê cũ, xa thật xa, mãi tận bờ cát bên sông Vị hoàng. Tôi nghe vang vang trong cơn ngủ mê, lời thơ, tiếng gọi êm ái của con gái: Bố ơi… 

        Bên kia núi là sông,
        một nửa trái đất rộng,
        sao cứ chạy vòng vòng,
        về nơi nào hư không.

        Một người đem giấc mơ,
        vào hội ngộ bất ngờ,
        tưởng gần mà xa lắm,
        còn lại sông bơ vơ

        Một nửa vẫn đợi chờ
        bao năm rồi cứ mãi
        đi tìm nửa đời nhau,
        đợi chờ ngày qua mau
        mong đêm dài thôi lâu. 

        Sương mù trong bóng đêm,
        mặt trời nhỏ lặng yên,
        tơ trời đan chiều tím
        hong dài nhớ thương thêm.

        Sông núi có bình yên,
        nỗi nhớ nào cuồng điên,
        tìm nhau nơi vạn dặm,
        buồn vỡ oà trong tim.

        Bố biết rồi, Bố cũng mong đêm dài thôi lâu. Nhưng Bố cũng vẫn là một kẻ mãi mãi đi tìm nhau nơi vạn dặm. Hôm nay, Bố tạm dừng chân ở đây. Nơi rừng tràm này. Bố cũng mệt mỏi lắm rồi, tưởng có lúc sắp bỏ cuộc, bởi vì Bố vốn là một kẻ thất trận! Bố không nuôi con ngày nào. Bố cũng không đặt tên cho con. Nhưng Bố vẫn là Bố của con phải không? Thế cho nên từ khu rừng tràm này, một bản sao chiến địa, hôm nay, Bố nghĩ tới con và nghe thơ con, đứa con làm thơ trưởng thành của Bố. Hỡi, Hư- Không-Hà-Thu-Thủy.

(SB 11/2008)                                                                                                   Thảo Trường 



   Hôm sau gặp một sĩ quan bạn làm tiền sát viên pháo binh đi theo đơn vị bộ binh vào lục soát  vùng mục tiêu, hỏi:
        - Ông thấy gì trong đó?
        - Chẳng thấy mẹ gì cả.
        - Là sao?
        - Là sao là sao?
        - Quân địch ấy, những tiểu đoàn của Miền ấy?
        - Ai mà biết. Chỉ thấy những vết máu và các ruộng dứa bị cày nát.
        - Dứa là cái gì?
        - Nói chuyện với ông chán bỏ mẹ đi ấy. Dứa là trái thơm, trái khóm để nấu canh chua cá bông lau đó, biết không? Không nghe nói khóm Bến Lức bao giờ à?
        - Ờ, ờ, biết rồi. Nghĩa là trong ấy không thấy có xác người, chỉ có những trái dứa nhuốm máu, dứa để nấu canh chua cá bông lau, ông nói thế, phải không?
        - Ừ thì đại khái là như vậy, dứa, xuồng ba lá, ghe tam bản, chuồng trâu, chòi lá, nóp, cuốc xẻng, súng ngựa trời v..v.. tất cả đều “banh sà rông” vì đạn pháo của ông. Người thì có thể nó chuồn đi nơi khác rồi. Người thì ở chỗ nào nó cũng có thể dại và cũng có thể khôn. Ông sao thắc mắc làm mẹ gì những chuyện vớ vẩn ấy.
*
    Em yêu như đòi nợ. Anh phá hại đời em thì anh phải đền bù. Anh không được tỉnh bơ quịt nợ được. Nợ thì phải trả. Nhất là nợ tình. Hơn thế nữa đây là nợ đời. Phá nát cả một đời con gái đâu có thể xí xoá phải không anh. Anh không có gì để trả thì anh phải đem cái thân già của anh ra mà gán nợ. Hãy trả bằng những gì anh có.
*
Note:
Gửi ông cái tôi mới chế. Thăm ông bà mạnh khoẻ Tết Tây Tết Ta. OK Salem.
Tôi mới trải qua một cơn bệnh nhưng đã qua khỏi và mới đi nghỉ hai tuần lễ ở South Carolina về.
*
Cái khúc bắn pháo vào làng dân làm Gấu nhớ đến kỷ niệm của Gấu, và cùng với nó, là cú pháo vào trường tiểu học Cai Lậy, đã một thời tốn sinh mạng con nít, tất nhiên, và biết bao nhiêu là giấy mực, lời qua tiếng lại giữa đôi bên. VC nói pháo VNCH.  Nhưng VNCH nói, VC bắn, đổ tội cho họ.
*
Tôi biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng không, đúng không?...
Tự truyện


MẶC ĐỖ

Trưa Trên Đảo San Hô


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*

Ngô Khánh Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà

Trụ ơi !

Tớ còn nhớ là Hải chở tớ đến nhà Trụ khoảng hè 1972, Trụ còn rủ bọn này đi "bát phố Bonnard" như ngày nào năm xưa mà.
Hơn cả nửa năm 1956, ngày nào Trụ cũng đòi ngồi trên sườn xe đạp của tớ từ nhà anh Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân) ở căn gác sau BV Bình Dân đến trường Thành Công của Ô. Chu Tử trên đường Lê Văn Duyệt, Trụ còn nhớ Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức Long, Mai Ngọc Liên, Vũ Ngọc Hải ...ngày ấy không ? (tất cả đều không còn nữa!)
Hình ngồi trong tiệm phở, tay to con, Nguyễn Hà Trỵ đó. (1)

Rất tiếc là Chánh Biện Lý Phạm Văn Hàm đi Úc đến 18/9 mới về nên không gặp và hẹn Lãng sáng hôm sau gặp mặt Nguyễn Trọng Văn và Quyên Hải quân nữa....nhưng Lãng có chuyện đột xuất ....đành hẹn kỳ sau vậy.

Nghe Lãng nói có thể Trụ sẽ có dịp về nam Cali. khoảng tháng 10 này, phải không ?  Nếu nhất định được ngày gìờ thì cho Tuyến biết, có thể chúng mình sẽ gặp lại nhau sau 40 năm đó.
Giữ gìn sức khỏe để còn gặp lại nhau nhé
Thân,
Tuyến

Ngô Tùng Lam thì nhớ quá chứ, còn mấy bạn kia quên sạch.

Mai Ngọc Liên?
Có phải  anh bạn ở bên Thủ Thiêm, rớt Tú Tài I, đi Đà Lạt ngay khóa đầu?

Tớ chơi xì ke chừng vài chục năm [cc 1970-1989, cỡ đó] khi “hồi phục”, mất hẳn 1 khoảng thời gian, không làm sao nhớ lại được.
May là còn ngờ ngợ ra bạn!
Tháng tới, tớ qua Cali, sẽ gặp nhau
Gửi lời chúc tới gia đình và tất cả bè bạn

NQT

*

Đây là Phà Thủ Thiêm, nhưng trong hình, không có con phà, mà chỉ có những con đò.

Thời gian trọ học bên Thủ Thiêm, gần ngay bờ phía bên kia, hàng ngày đi học, Gấu dùng phà, vì có giá đặc biệt cho học sinh. Chỉ tới sau 1975, thì mới qua lại bằng bến đò Thủ Thiêm, nơi cột cờ Thủ Ngữ, vì phiá bên kia là khu xóm chích.
Quen Phạm Văn Hàm ở bên đó, vì cùng trọ học. Hàm dân Hố Nai, sau học Luật, ra trường làm lớn, ở Tòa Sài Gòn. Anh nhớ nhiều về thời gian trọ học, Gấu gần như quên sạch.

Đầu tiên người chủ trọ là 1 ông đàn ông, sau ông ngày nhường mối cho 1 người bà con, có chồng, nhưng chồng mất, có mấy đứa con, hình như đều là con trai.
Để căn chừng người đàn bà có con không có chồng, là ông bố chồng. Hàm còn nhớ tên tất cả, có lần qua Cali, Gấu hỏi, anh trả lời, nhưng lúc này, Gấu chẳng nhớ.
Nhưng nhớ cái kỷ niệm thật đáng nhớ về bà chủ trọ, kiêm nấu cơm trọ, cho 1 đám thanh niên mới lớn.

Gấu nhớ là, đứa con trai của bà rất thông minh, và hay quấn quýt với Gấu. Một lần, bế thằng bé, Gấu chỉ trái bầu trên giàn, hỏi trái gì, nó nói, trái bầu, hỏi tiếp trái bầu giống cái gì, nó nghĩ và trả lời, giống cái chai, hỏi nữa, nữa, sau cùng trở lại với trái bầu, và khi Gấu hỏi trái bầu giống cái gì, nó khóa họng Gấu bằng câu trả lời:
-Giống 1 trái bầu khác!

Tuyệt!

Gấu xoa đầu thằng bé khen um lên, bà mẹ cũng mừng quá, cười quá là cuời, cái cảnh Gấu bế thằng bé, tung lên trời rồi ôm vào lòng, và hình như là bắt đầu thương....  Gấu, đúng vào lúc đó!
Hà, hà!

Phải đến chót đời, thì Gấu mới hiểu được người đàn bà có chồng một mình nuôi con này thương… Gấu, khi nhớ lại một buổi trưa, nhà chẳng có ai, Gấu và thằng bé đang nô đùa, người đàn bà nói, ông cụ nhà tôi chửi tôi mê trai, Gấu ngạc nhiên, hỏi mê trai, mà mê ai chứ, người đàn bà mặt đỏ ửng, bẽn lẽn nói, mê... cậu.

Gấu khi đó, thực sự không biết ba cái chuyện này, ngu thế. 
Thành thử nghe xong, cũng…  bỏ qua, chán thế!
Về già, tiếc hùi hụi!

*