Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]


Chân Dung Nga

Enrique Vila-Matas

Luận về tiểu thuyết

]
















 



*

Một góc Vườn Ba Vì (Hà Nội) sau một trận mưa
Ba Vì, tức Tản Viên, xứ Đoài của GCC.
Bây giờ VC gọi là Hà Lội
Cảnh Đẹp Việt Nam trên National Geographic
Blog Yahoo Tin Văn


*

April 5, 2012
W. G. Sebald’s Poetry of the Disregarded
Posted by Teju Cole


Sách Quí

Bac Gau oi, dung lien luy nhieu voi cay viet khac. Enjoy your works, your life and family.
Your readers and your family need you and are more important.
I don't have Vietnamese unicode so it's difficult to write long.
Please keep email personal, not for TV.
Soon,

H/A

I'm So Sorry
NQT


*

Điều phải nói

"Why only now, grown old,/And with what ink remains, do I say:/Israel's atomic power endangers/an already fragile world peace?" he writes, before answering his own question: "Because what must be said/may be too late tomorrow."
Gunter Grass

Tại làm sao bi giờ, già quá rùi, còn tí mực còn lại, tui lại để cho tay tui dính mùi "giang hồ gió tanh mưa máu"?
Bởi là vì cái phải nói thì phải nói, trước khi quá muộn, vào ngày mai.

Nghe như giọng GCC, đếch phải Gunter Grass!

Hà, hà!

Gunter Grass vừa đi một bài thơ, “Điều phải nói”, tố cáo Israel âm mưu làm cỏ, [wipe out, annihilation] Iran, gây hiểm họa cho hòa bình thế giới.

“Tớ quá già rồi, và bằng những giọt mực chót, cảnh cáo nước Đức của tớ, coi chừng lại dính vô tội ác [“supplier to a crime”]." (1)

Bộ Trưởng ngoại giao Israel, đọc bài thơ, phán, thơ vãi linh hồn [“pathetic”], và cái việc ông ta, Grass, chuyển từ giả tưởng qua khoa học viễn tưởng, coi bộ ngửi không được, poor taste.

(1)

Günter Grass pointe tout particulièrement le silence de l'Allemagne, "culpabilisée par son passé nazi", qui refuserait de voir le danger constitué par l'arsenal nucléaire israélien. Un arsenal "maintenu secret -, et sans contrôle, puisque aucune vérification n'est permise" et qui "menace la paix mondiale déjà si fragile", insiste l'écrivain. Il en profite pour rappeler que l'Allemagne s'apprête à livrer un sixième sous-marin à Israël. Berlin et Tel Aviv ont en effet conclu un contrat en 2005 sur la vente de sous-marins Dolphin, qui peuvent être équipées d'armes nucléaires. Enfin, Günter Grass réclame la création d'une agence" internationale pour contrôler les armes atomiques israéliennes, tout comme l'AIEA le fait pour les activités nucléaires iraniennes

Grass đặc biệt nhấn mạnh tới sự im lặng của nước Đức, “do tội lỗi bởi quá khứ Nazi”, thành ra vờ, làm ra vẻ không nhìn thấy hiểm họa của võ khí nguyên tử của Israel. Một võ khí nguyên tử “được giữ bí mật, không kiểm cha, kiểm mẹ, vì đếch ai được phép”…



Thơ Mỗi Ngày

Bước Ngoặt Thế Kỷ

 Đúng ra nó phải bảnh hơn phần còn lại, thế kỷ 20 của chúng ta
Nhưng nó chẳng có thời giờ để chứng tỏ điều đó
Những năm của nó thì được đếm trên nửa đầu ngón tay
bước đi của nó, chệnh choạng
hơi thở của nó, ngắn ngủn.

Có nhiều chuyện, đúng ra không được xẩy ra,
xẩy ra.
Điều đúng ra sẽ tới, đếch tới
hoặc, chưa tới

Mùa xuân đúng ra là đã phải ở trên đường đi của nó
Và hạnh phúc nữa chứ, trong số những cái khác.
Sợ hãi đúng ra là phải rời bỏ rừng núi, thung lũng
Sự thực đúng ra là phải hoàn tất, trước khi dối trá bò tới

Một số bất hạnh, không may, vận rủi….
đúng ra là phải không được lại xẩy ra
Thí dụ như chiến tranh, và đói khát, và thế thế.

Cái sự không thể phòng vệ của những kẻ không phòng vệ
Đúng ra phải được tôn trọng
Cũng thế, sự tin cậy và cái giống như sự tin cậy

Bất cứ kẻ nào muốn vui chơi với thế giới này
thì đều đối diện với một nhiệm vụ bất khả
Ngu đần thì không “funny”,
Khôn ngoan thì không “cheerful”.

Hy vọng thì không còn là cũng cô gái trẻ
vân vân và vân vân. Than ôi.
Chúa sau cùng tin ở con người:
Tốt và mạnh.
Nhưng tốt và mạnh thì vẫn là hai con người khác nhau. 

Làm sao sống - một kẻ nào đó hỏi tôi trong 1 bức thư
Một kẻ mà tôi cũng muốn hỏi cùng một điều đó
Hỏi đi hỏi lại, hỏi hoài hỏi mãi
Và như trên cho thấy
Có những câu hỏi khẩn thiết hơn là những câu cà chớn, ngù ngờ.

Wistawa Szymborka

*

*

Nguồn
Tks
NQT

Hồi đó đó, nick của GCC là Sơ Dạ Hương, tên của một nhân vật, một nữ bá tước, trong Lâu Đài họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch, trong đó chỉ mỗi 1 từ có nghĩa, Hương, từ Lan Hương, tức Bông Hồng Đen!

GCC còn nhớ, lần ghé báo Nghệ Thuật, Mai Thảo vừa cho ra lò cuốn Viên Đạn Đồng Chữ Nổi. Bèn ký tặng, và hỏi, cậu lấy đâu ra cái nick [bà] Sơ này?

Vậy mà gần như không bao giờ GCC viết về MT, cho đến khi ông ngắc ngoải ở trong 1 nhà thương Cali, bèn vội đi một đường kỷ niệm gấp, emergency. NMG mang vô tận giường ông nằm, đọc, ông gửi lời cám ơn, phán, bây giờ nó viết dễ đọc, ngày trước, không làm sao đọc nổi văn của nó!

Sở dĩ MT không chịu nổi TTT, một phần cũng là vì cái đám “thế hệ tiếp nối”, còn được gọi là nhóm” tiểu thuyết mới”, của Sài Gòn hồi đó, chỉ chịu có mỗi TTT.
Mỗi lần ông ra Quán Chùa là cả bọn xúm lại, chuyện rôm rả.

Cứ thử tưởng tượng cái cảnh, MT đọc bài viết của GCC, trên Văn, về TTT, và nghĩ đến “phận mình”, là đủ hiểu!

Hà, hà!


TTT 2012

*

[Trích báo Văn 1967/9] (1)

Mắt Bão

Sài gòn, 8.3.1973

Thư trước báo cho em biết đi dậy học từ ngày 15.2, thư này báo đã bỏ dậy học 28.2. Bất định quá. Vào lớp chán quá, mặc dầu được học trò thương. Chắc anh khó có thể trở lại nghề cũ. Xem bộ anh thấy mình khá hơn xưa : chẳng còn cần đến những ánh mắt, nụ cười ngưỡng mộ tôn kính nữa. Khỏi khoác một bộ vó chẳng ra gì. Chẳng hiểu đúng không? Hết là thứ "ông giáo làng" phải không em?

Còn gì nữa ? Anh nghĩ đến Mắt Bão. Hồi đầu anh tưởng tượng người đàn ông chết, người đàn bà mất tích. Hôm qua anh tưởng tượng câu chuyện sẽ được kể lại sau khi người đàn ông chết bằng chính người đàn ông. Trước mặt mọi người, người đàn ông chết hẳn hòi, có đám táng linh đình, đông đủ bà con thân hữu. Nhưng đó là trò lừa của hai người. Sau khi người đàn ông đã chết, do người đàn bà giết, hai người trở lại ngôi nhà cũ bên hồ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nhìn lại quãng đã qua. Chương mở đầu gọi là Hẹn nhau sau khi chết. Anh còn đang phân vân nên để cho người đàn bà đến nơi hẹn chăng. Hay từ đầu chí cuối quyển tiểu thuyết là sự chờ đợi. Bởi khu nhà của người đàn bà ở trong cái khu như cù lao phía bên kia hồ.

Hồi anh viết Cát Lầy, anh đã có ý ấy nhưng sau bỏ vì nghĩ nó tàn nhẫn, trêu cợt người ta quá. Trong Cát Lầy, Người đàn bà tên Thuận tự tử nằm bên trong ngôi nhà khóa trái cửa một đêm giông mà Trí kêu gào bên ngoài trước khi ra bến xe đi với Diệp sáng hôm sau, thực sự không chết. Anh định kết Cát Lầy bằng đoạn Trí tìm thấy Hiệp và Thuận ở nơi khác, lại đến thăm ngồi với hai người này một buổi tối, xong mới đi hẹn với Diệp, nhưng rồi sau anh bỏ ý ấy, "kỳ" quá phải không em ? Vì Trí còn trẻ, Diệp còn trẻ
…..
 

Sinh Nhật

13.3.1973

Hôm nay sinh nhật anh đây. Nhận được một lúc 3 thư. Mở đọc chẳng biết cái nào trước cái nào sau. Đọc ào ào. Rồi chiều đọc lại. Coi như món quà mừng. Yên tâm vì thư không thất lạc. Mình đã là thứ thất lạc rồi, mà thư của mình thất lạc nữa thì là thất lạc của thất lạc...

Chỉ biết hôm nay sinh nhật, anh đến ngồi hai buổi ở sở. Không làm gì. Nghe những chuyện lẩm cẩm chật ních cả hai tai. Buổi sáng gặp một anh chàng làm thơ trẻ ngoài Pagode, hắn cho biết mới ngã ngửa ra là hai câu thơ "trời còn đêm nay còn mãi mãi" mà anh tưởng không có đoạn tiếp hóa ra anh đã làm một bài từ hồi nào, có đăng rồi mà quên .......

Thư gửi Đảo Xa


Ghi chú trong ngày

Eleven

Tác giả/tác phẩm ảnh hưởng nặng nề lên Pat [Patricia Highsmith] là Dos/Tội ác và Hình Phạt. Như… Sến, em gặp ông già rậm râu là mê liền, năm em 13 tuổi!
Trong nhật ký, em coi Dos, là "Thầy", và coi Tội Ác là 1 cuốn tiểu thuyết suspense, trinh thám nghẹt thở.
Thomas Mann phán, Tội Ác là một trong những cuốn tiểu thuyết trinh thám lớn lao nhất của mọi thời.
Cuốn trứ danh của Pat, Những kẻ lạ trên tàu, Strangers on a Train, là từ Tội Ác mà ra. Em phán: "Tôi có ý nghĩ của riêng tôi về nghệ thuật, và nó như vầy: điều mà hầu hết mọi người coi là kỳ quặc, thiếu tính phổ cập, fantastic, lacking in universality, thì tôi coi là cực yếu tính, the utmost essence, của sự thực."
Tzvetan Todorov, khi viết về sự quái dị trong văn chương, đã cho thấy, bằng cách nào tiểu thuyết trinh thám hiện đại đã thay thế truyện ma quỉ của quá khứ, và những nhận định của ông áp dụng rất OK với tiểu thuyết của Pat: “căn cước gẫy vụn, bể nát, những biên giới giữa cá nhân và môi trường chung quanh bị phá vỡ, sự mù mờ, lấp lửng giữa thực tại bên ngoài và ý thức bên trong”, đó là những yếu tố thiết yếu làm nền cho những đề tài quái dị.


Người Mẹ trong tác phẩm Jamaica Kincaid

Note: Đang “Top Hit”, theo server.
Làm sao mà độc giả TV mò ra nó, và làm cho nó thành...  “Top Hit?”

Đọc lại bài trả lời phỏng vấn của Kincaid, v/v liên hệ giữa mẹ/con gái, thí dụ như dòng sau đây, “Bạn không bao giờ được ruồng rẫy con nhưng bạn phải cho con được quyền ruồng rẫy bạn”, GCC bỗng nhớ đến những dòng của Thảo Trần:

… rồi khi lớn lên thêm ba mớ chữ nghĩa lại làm cho con hợm mình và tưởng đâu chính mình mới là người có quyền tha thứ cho đấng sanh thành. (1)


Scholars of Sodom

Roberto Bolaño

&

Buenos Aires, 1972

Many years ago, before V.S. Naipaul—a writer whom I hold in high regard, by the way—won the Nobel Prize, I tried to write a story about him, with the title “Scholars of Sodom.”

Nhiều năm trước đây, trước khi Naipaul đợp Nobel văn chương, tôi cố viết 1 truyện ngắn về ông ta, và đặt tít là “Những học giả ở Sodom”.


Notes on a voice

Ghi chú về 1 giọng văn: Graham Greene

Typical sentence:
"I believe in the evil of God:'
[from "The Honorary Consul"]
Câu thú nhất: “Tớ tin ở cái phần Quỉ, của Chúa”



*

Note: Báo nhà [Canada]. GCC biết đến nó, là qua NTV.
Số đặc biệt về vùng Balkan.

Trong bài viết của “Guest Editor”, Biên Tập Khách Mời, Amila Buturovic: Về Mất Mát có thực Hồi Phục chưa chắc đã có thực, Of Certain Losses and Uncertain Recoveries, có trích dẫn câu thần sầu của Szymborska, làm đề từ:

“Each of us wished to have a homeland free of neighbors and to live his entire life in the intervals between wars”

Mỗi tên Mít chỉ mong một quê nhà đếch có hàng xóm láng tỏi Mít, và sống trọn đời mình, ở khoảng giữa những cuộc chiến.

Ui chao, đúng là cuộc đời của Gấu, [lại liên tưởng!]: Cả 1 cuộc đời ở giữa hai cuộc chiến, và đếch có hàng xóm Bắc Kít!

Hà, hà!

Remembering Sarajevo
by Aleksandar Hemon

Mapping a geography of the soul.

*

I wanted from Chicago what I had got from Sarajevo: a geography of the soul

Bài viết này tuyệt quá.
Cũng 1 thứ đi và về chẳng cùng 1 nghĩa như nhau, và làm GCC nhớ lần trở về nơi 1 thời vang bóng, tức lần trở về Đất Bắc, sau hơn nửa thế kỷ xa cách, chủ yếu, là để tìm gặp 1 thằng Gấu, khác, có thể vẫn còn ở lại Đất Bắc, đếch bỏ đi Nam.
Bạn có nhớ một Orhan khác, trong Istanbul? (1)
Để tìm lại Tuổi Thiên Đường
Để biết ông cụ Gấu mất đúng vào ngày nào [vì ở trong Nam, gia đình Gấu cúng ông cụ vào cái ngày 30 Tết, tức là ngày ông cụ rời gia đình, để bị anh học trò làm thịt].
Để đến chỗ ông cụ bị làm thịt, thắp 1 nén nhang. GCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và lại bỏ đi, đếch về nữa, vì sợ bị đá đít như Thầy Cuốc, hoặc quá nữa, bị VC làm thịt như ông bố của mình đã từng bị!
TV sẽ lai lai ba sợi dịch dọt sau.

Lần  trở về Hà Nội, thằng bé ngày xưa và là tui ngày nay, một ông già, cũng cố đòi cho được, không phải tuổi thiên tài như me-xừ Schulz, nhưng mà là... tuổi thiên đường, sau bao phen dọ dẫm về nó.

Trong một lần dọ dẫm, tôi đã kể qua, về lòng biết ơn của một đứa bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội học, nhờ có một bà cô làm me Tây, ông Tây này là kỹ sư sở hoả xa Đông Dương.

Tôi viết, làm me Tây, vì thực sự như vậy. Hai người sống với nhau đã lâu. Khi Nhật chiếm Đông Dương, họ phải chạy qua bên Trung Quốc. Tôi nhớ có lần nghe bà cô tôi nói, cái ông Tây trẻ ở cùng chung villa ngay bên hồ Hallais rất thương bà, nhưng tình nghĩa những ngày hoạn nạn khiến bà không thể bỏ ông Tây già, lớn hơn bà tệ lắm cũng hơn chục tuổi. Chỉ tới khi hiệp định Genève ký kết, họ mới làm giá thú, để hoàn tất thủ tục nhập nước Pháp.

Cái villa mà hai ông Tây ở đó, nằm trên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Ông cậu tôi lắc đầu khi nghe tôi hỏi thăm về con phố ngày xưa, nói, bây giờ nó có một cái tên khác, và rồi ông ghé sát tận tai tôi nói nhỏ, đường Hàng Lờ. 

Ngày xưa, đứng trên đường Hàng Lờ nhìn vào, bên cạnh villa về phía bên phải, là một viện bảo sanh, bên trái, một tòa nhà chỉ có bốn bức tường cao, nghe nói bị ma ám, cứ ngày xây, đêm đổ, và là nơi cư ngụ của một hai gia đình nghèo. Cả hai bên, tôi đều gây chuyện, và đều làm cho bà cô của tôi bực mình. Với những gia đình nghèo, là một chuyện giữa tôi và đám con nít nhỏ tuổi hơn. Chúng gây sự trước, và khi xẩy chuyện, tôi bị buộc tội bắt nạt con nít.

 Còn bên trái, là vào những ngày Hà Nội nhốn nháo, kẻ ở, người đi vào nam, cả một khu phố quanh hồ Hallais, ban ngày biến thành Chợ Trời, và ban đêm, Chợ Trộm. Đêm nào cũng nghe tiếng người la, Cướp, Cướp. Đêm, thay vì ngủ trong nhà, tôi kiếm một góc khuất khuất ở sân trước, để săn trộm. Luôn thủ sẵn một cây gậy.

 Đi đêm mãi có ngày gặp ma. Một bữa trộm vào nhà thiệt. Chúng lựa đúng chỗ tường thấp, nơi tôi thường leo vô, mỗi lần trốn nhà đi xem xi nê về muộn. Nhưng hóa ra là chúng chỉ mượn đường, để viếng nhà bảo sanh kế bên. Nửa đêm, nghe tiếng mấy bà đẻ la, tôi giật mình chồm dậy, thấy mấy tên trộm đang leo tường ra ngoài đường. Đuổi theo, chúng làm rớt một chiếc bàn ủi, như để chia phần cho tôi.

 Đúng là để gieo họa, bởi vì sáng hôm sau, mấy bà đẻ xúm nhau đứng trên ban công nhìn sang thằng bé bằng những cặp mắt nghi kỵ. Thế là bà cô tôi tế cho một trận. Bà chửi cháu thì ít, nhưng hàng xóm thì nhiều. Sau thằng con ông chủ viện bảo sanh, hình như cũng học trường Nguyễn Trãi với tôi, nói cho ông bố biết, và ông sang tận nhà xin lỗi.

 Bài học đầu tiên trong đời, do bà cô dậy, chớ ôm lấy chuyện thiên hạ mà có khi mang họa, tôi đã không học được, bởi vì, mãi sau này, khi vào Sài Gòn, tôi lập lại y chang sự ngu ngốc kể trên. Chuyện này, tôi đã kể trong truyện ngắn Lần Cuối, Sài Gòn. Nay xin trích đăng ở đây, để độc giả cười thêm một trận.

 ****

 "Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em ngày sắp tới" (Thơ Thanh Tâm Tuyền). Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonnard (?), nơi có bót Hàng Ken (1), chú bé di cư ngày nào ngơ ngác rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài Gòn. Gần gốc cây kia, chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào bót Hàng Ken, méc mấy ông cảnh sát. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh "dzợ" người ta, mắc mớ gì tới mày, hả thằng con nít? Đồ Bắc Kỳ di cư vô đây làm tàng! Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt rũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào, trên khuôn mặt "cô bé". Trên khuôn mặt Sài Gòn.

 NQT

Chú thích. (1): Bót Lê Văn Ken, như bạn Thảo Trường còn nhớ, và cho biết. Tks. NQT


Storm Over Young Goethe
April 26, 2012
J. M. Coetzee

Liệu có thể coi, đây cũng là 1 trường hợp “dịch loạn”?
Passion vs Tenderness
Sorrows vs Sufferings vs Passions [du jeune Werther]…
We are in the sphere of the tender passions, and the word at issue is eine Leidenschaft. Leidenschaft is, in every sense of the word, “passion”; but what is “passion”? Why does Malthus mute “passion” to “tenderness” (or why does his French intermediary mute it to tendresse)?


HTL vs CVD

Của Thầy Cuốc, trên VOA Blog

Roland Barthes, một người được xem là cấu trúc luận ở cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 và là hậu cấu trúc luận từ cuối thập niên 60 về sau, xem mọi văn bản đều chỉ là một không gian trong đó có vô số các văn bản đan xen nhau, hoà trộn với nhau, và không có yếu tố nào là thực sự độc sáng cả. (4)
NHQ Blog VOA

Tò mò GCC thử coi tiểu chú số 4 là cái gì:
(4) Roland Barthes, "The Death of the Author", tài liệu đã dẫn, tr. 166-172.

Câu tiếng Anh (được dịch từ tiếng Tẩy) như sau, nhưng Thầy Cuốc đếch dám trưng ra:

We know now that a text consists not of a line of words, releasing a single "theological" meaning (the "message" of the Author-God), but of a multi-dimensional space in which are married and contested several writings, none of which is original: the text is a fabric of quotations, resulting from a thousand sources of culture.

GCC dịch:

Chúng ta bây giờ biết một bản văn thì không phải là một đường chữ, đưa ra một nghĩa “thần học” đơn (“thông điệp”của đấng Tác giả-Thượng đế), nhưng mà là một không gian đa chiều, ở trong đó một số bản viết phối với nhau, và kèn cựa lẫn nhau, chẳng bản viết nào còn zin: bản văn là một miếng, mảnh [giống như mảnh vải] những trích dẫn, kết quả của cả ngàn nguồn văn hoá.

Còn đây là của TV [Tiền Vệ, không phải Tin Văn nhe, hà, hà!]

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus

Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy

giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.

Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể

đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.

Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó.
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào được coi là... liệt sĩ, cái bị coi là... nguỵ.

Những sai sót dịch thuật, ở trên, của Thầy Cuốc, hay của Thầy Mít Butor - cũng một trong những ông bạn mà GCC đinh ninh bạn quí của mình, từ những ngày ngồi Quán Chùa – GCC, khi đọc câu tiếng Việt, là đã ngửi ra có vấn đề.

Câu của Thầy Cuốc, là do từ ‘độc sáng”.
Ai đã từng đọc Roland Barthes, là biết ngay, ông ta không hề sử dụng những từ như thế, ấy là bởi vì tham vọng của ông, nếu có thể nói như vậy, là muốn trở về cái thời kỳ không độ của văn chương, của cách viết, tức là xóa sạch tu từ pháp, và cùng với nó là thứ văn chương đọc thì nghe kêu xoang xoảng, nhưng thực chất là lập đi lập lại, nói quẩn, ‘thùng rỗng kêu to’, như Mít nói. Đây là văn chương của... Mai Thảo, mà người ta khen là hào hoa, tài hoa, đào hoa... mỗi ngón tay là một tháp bút, tháp chữ… Chính vì thế mà Barthes mới khen Camus, và thứ văn chương trắng, trung tính của ông.
GCC dâu có khốn nạn, thù Thầy Cuốc đến nỗi bới lông tìm vết như… Hà Súc Sinh thù CVD!

Cũng thế, là câu thơ dịch của Thầy Mít Butor. Đọc là chối tai liền. Làm gì có 1 ông thi sĩ Brodsky “máu” đến như thế!

V/v một người có lương tri.

Khi GCC dùng từ này, là nghĩ đến bộ Liêu Trai của Bồ Tùng Linh, và cái truyện ngắn mở ra thế giới hồ ma của ông:

Đây là câu chuyện 1 anh học trò, đang sống nhăn mà được mời xuống âm ti thi thành hoàng, và đậu, chỉ nhờ 1 câu trong bài văn:

"Hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng,
Vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt"

Làm việc thiện mà có chủ ý thì không được thưởng,
Làm việc ác mà không có chủ ý thì không bị phạt 

Ông “Hà hà” này làm cái "việc thiện", chỉ ra những cái lỗi dịch thuật của CVD, tâm địa đâu có tốt lành gì đâu.
Đúng ra chẳng những không được thưởng mà còn phải đè ông ta phết cho chừng 100 roi mới phải.
Vậy mà bà Beo còn xin được đứng về phía ông Hà hà!
Một khi mà về phe với ông ta, là về phe với cái ác.

Hà, hà!


*

Don Draper of Existentialism

Đối diện lịch sử, Facing History

Adam Gopnik viết về Camus, trên The New Yorker, April, 9, 2012

*

Tin động trời: Sartre tính nhờ...  Văn Cao làm thịt Camus!
Nhưng Văn Cao lúc đó, đói lả, được Vũ Quí cho ăn bát cơm, lấy sức đi làm thịt tên Việt Gian Đỗ Đức Phin!
Hà, hà!

**

*

Do Hội Sách Nhựt tại Paris


Nỗi Buồn Hoa Phượng

Nhà thơ TTT có lần ngồi Quán Chùa, nhân lèm bèm về nhạc sến, đúng hơn, nhạc có lời, ông phán, GCC nhớ đại khái, ở trong chúng, có cái gọi là nhịp của thời gian.
Bạn nghe 1 bản nhạc sến, là nhớ lại 1 cái thời nào đó liên quan đến nó.
Bản Tình Nhớ với Gấu là thời gian đi trình diện nhập ngũ tại Quang Trung, viết rồi.
Ngày mai đi nhận xác chồng, là thời gian ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà, đang loay hoay viết.
La plus belle pour aller danser, là thời gian thằng em nghêu ngao, chờ đi xa.

Với Nỗi Buồn Hoa Phượng, của vị nhạc sĩ vừa mới ra đi, với GCC, cái thời của nó, là thời gian học Đệ Tứ, trường Thành Công, ở khu Hoà Hưng, của thầy Chu Tử, tức Chu Văn Bình, bạn của ông anh rể của GCC, là nhà văn Nguyễn Hoạt, và còn là nhà báo với cái nick Hiếu Chân.
Chu Tử là hiệu trưởng, và là giáo sư dạy Pháp Văn, lớp của GCC.
Trường có thể chỉ là cái vỏ để ông làm chính trị. Vốn thành lập trường có thể là của Cao Đài.
Ông bị Diệm bắt, và sau 1 thời gian giam giữ lâu quá, không có cớ để bắt, thành ra cũng không có cớ để tha, chúng ghép ông vào 1 băng ăn trộm xe hơi, để chụp hình đăng báo, cùng đồng bọn, và sau đó, thả.
GCC có nhìn thấy tấm hình đó, trên 1 nhật báo ở Sài Gòn.
Thả, ông làm báo tiếp, tờ Sóng Thần, viết văn, và nổi tiếng với tác phẩm Yêu.

Lần đầu tiên GCC biết đến cái gọi là “lưu bút ngày xanh” là ở trường Thành Công.
Hết năm học, một em, còn nhớ, người Nam, đưa cho GCC 1 cuốn sổ nho nhỏ, GGC nhớ là, đẹp lắm, và nói, anh viết vài dòng lưu bút cho em!
Ui chao, thế là Gấu bèn viết.  Không còn nhớ viết cái gì, nhưng chắc là cũng vãi linh hồn lắm!
Trong thời gian học trường Thành Công, GCC gặp lại cô gái ở Hà Nội, con 1 người bạn của bà cô, Cô Dung, của Gấu. Nhà cũng ở khu đường gần hồ Hallais, cô Gấu hay tới xoa mà chược, và Gấu tới, để lấy tiền đi mua bánh mì baguette, ở lò bánh mì Michaux, ở đường Trường Thi, gần Bờ Hồ.
Nhờ vậy, mà được nhìn thấy cô gái.

Gặp lại ở Thành Công.

Cô học ở 1 lớp ở bên dưới. Gấu học 1 lớp ở trên lầu. Gấu mò ra đúng chỗ cô ngồi, và 1 bữa, để cái thư của Gấu ở nơi ngăn bàn học.
Cũng chẳng nhớ 1 tí gì, về nội dung bức thư tình.
Cô gái đem thư trình ông giám hiệu.
Thời gian đó, Chu Tử đã bị bắt. GCC học trường Thành Công, tuy là trường tư, nhưng không phải đóng học phí, hay chỉ phải đóng 1 nửa, lâu quá chẳng nhớ, nhờ cái thư của ông anh rể đưa cho Thầy Chu Tử.
Tay giám hiệu trừng trị GCC bằng cách quyết định, mi từ nay phải đóng học phí.
Học không lo, lo tán gái!

GCC  trở lại, không phải trường Thành Công, mà là trường Thánh Mẫu, đối diện với trường Thành Công, mãi sau đó, khi đã đậu Tú Tài I, vô Chu Văn An, quen bạn C, em nhà thơ TTT, và nhờ vậy, quen biết Bà T, bạn của bà cụ C.

Cái cô gái trong Những con dã tràng, là con gái của bà T.
Cô học trường Thánh Mẫu.

GCC rất nhiều lần tới trường Thánh Mẫu, để chờ, nhìn thấy cô, tan học, lên chiếc xích lô, về nhà, còn GCC lẽo đẽo đi bộ, cũng về nhà, nhà mình.
Mai đi đến trường đón em tiếp!

GCC đã viết về cảnh này trong Một Người Anh


Witness


Lolita vs BHD



*

Cuốn sách gối đầu giường bịnh [nhân], những ngày nằm nhà thương Grall [nhà thương Đồn Đất] Sài Gòn, sau khi ăn hai trái mìn Claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Bất giác lại nhớ bạn quí TPG. Nhìn thấy GCC kẹp kẹp cuốn Lịch Sử và ý Thức Giai Cấp của G. Lukacs, bạn quí bèn hất hàm,“cậu” nhát ma hả?

Hà, hà!

Lạ, đọc bây giờ, vẫn mê như thường. Và không hiểu tại sao mấy triết gia Mít không dịch?
Bởi vì vẫn còn nguyên vấn đề, như Henri Lefebvre viết, trong lời Tựa:

Cuốn sách bé nhỏ này trình ra một thời kỳ trong cuộc chiến kịch liệt ở bên trong, và cả ở bên ngoài, chủ nghĩa Mác. Cuộc chiến này chưa chấm dứt. Nó tiếp tục, dữ dằn. Chủ nghĩa giáo điều thì mạnh, nó đặt để sức mạnh, sức mạnh của chính quyền, của Nhà Nước, và những định chế của nó. Hơn nữa, nó có những lợi thế; nó đơn giản, dễ giảng dạy, và đấy chính là mục tiêu của nó; với những đảng viên, nó đem đến một tình cảm tự tin, yên tâm, và an toàn.

GCC học tiếng Tây, không phải để đi Tây trốn cuộc chiến như cái đám Miền Nam bỏ chạy bợ đít hay không bợ đít VC.
GCC cũng đã nói đôi lần rồi, sau khi đậu Tú Tài Hai, rồi khi làm part-time cho RCA/Manila, cho UPI, cũng vẫn có cơ hội trốn, chuồn, nhưng GCC vờ, vờ luôn cả học bổng đi Mẽo tu nghiệp của Bưu Điện [cái này thì là sợ mất mẹ cái job làm UPI]
Cái vụ GCC học tiếng Tây, thực sự mà nói, chỉ là để làm sao viết được 1 cái thư cám ơn ông Tây, chồng 1 me Tây, tức bà cô, Cô Dung, của GCC.
Sở dĩ cái đám giỏi tiếng Tây Miền Nam, chẳng viết được cái gì cho nên thân, về già GCC mới ngộ ra, ấy là vì chúng học, tiếng Mít, tiếng Tẩy, hay bất cứ tiếng gì, đọc bất cứ cái chó gì, chỉ là để trốn lính!
Nên nhớ Miền Nam có chế độ đãi ngộ đám trí thức, có bằng cấp, cho đi du học, và nếu có đi lính, thì cho làm sĩ quan.
Đám trí thức lợi dụng cái đặc quyền này để trốn lính, cách này hoặc cách khác.

Trong cũng có GGC nữa, chán thế!

Có thể GCC đỡ khốn nạn hơn 1 tí, là bởi vì cố đọc, những cuốn như trên, để hiểu cho ra, tại làm sao lại như thế. Tại sao cuộc chiến đó.
Bi giờ vưỡn còn đọc, còn hỏi.
Mấy đấng "bạn quí" của GGC đọc, chủ yếu để trốn lính, để trộ thiên hạ, để đóng vai nhà văn, nhà thơ!
Thời gian đó, với vốn liếng tiếng Tây ăn đong, mà đọc những cuốn như trên, thì quả là để nhát ma thật.

Hà, hà!