Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 




*

Tiệm Sách Báo Tẩy, Toronto



Tưởng niệm Brodsky nhân ngày mất của ông

January 2001

Archangelsk, cái lạnh mặn, những con người Baltic nhạt
Trẻ con ném những trái banh tuyết vô những bức tượng Xô Viết 

Cái ớn lạnh Bắc Cực của mặt trăng vào giữa trưa
Cây bao, bộ hành cuộn.

Mặt trời rùng mình sau những ống khói
Như một tên lính cứng lạnh ngay tại chỗ

Ở Viện Bảo Tàng Viễn Bắc lù tù mù ánh đèn
Ðề tài là về cuộc lưu vong nội xứ của nhà thơ 

Siêu hình đấu với Lịch sử, và
Cuộc chiến đấu thê lương giữa Thơ và Thời gian

Một Cuộc Chiến Lạnh chẳng hề chấm dứt.
Thì cũng y chang tình yêu của nhà thơ với những bến cảng sũng nước

Và những con mèo bướng bỉnh, đặc biệt giống Nga
Xanh, tới từ Bạch Hải

Sau đó, là một cuộc tản bộ lầy lội trong tuyết, trong không khí mặn mùi muối
Ngủ trong áo choàng ở những trại lính đã được cải tạo

Suốt đêm tôi nghe có những tiếng giầy nhà binh bị bóp nghẹn
Của một đội quân diễn hành qua những con phố

Dưới cái vỏ thật là dầy của đêm đen
Nhưng vào buổi sáng, cái buổi sáng tưởng niệm,

Tôi thức giấc, bổ choàng vào trong 1 sự yên lặng thật là quyền uy, hách xì xằng.
Tuyết chiếm cứ thành phố.


 
DEATH'S BOOK OF JOKES

Eager to explain how the wristwatch works
As he shadows me on the street.
He could be the Grim Reaper because he wears black,
Is pale-faced and grimly officious. 

The clock on the old Unitarian church
Had stopped at five to eleven.
The one over the Savings Bank
Said it was exactly three o'clock

When he came after me with his watch,
Whose gothic numerals and absence of hands
He wanted me to inspect and admire
Before I burst out laughing at its price. 

Cuốn sách tiếu lâm của Thần Chết

Hăm hở giải thích cái đồng hồ đeo tay hoạt động như thế nào
Khi ông phủ bóng tôi trên đường phố
Ông có thể là Grim Reaper vì bận bộ đồ đen
Mặt nhợt nhạt và cực kỳ lăng xăng hết chịu nổi

Chiếc đồng hồ nhà thờ cổ Unitarian
Ngưng chạy lúc 5 giờ 17 phút
Cái ở Ngân Hàng Tiết Kiệm phán,
Bây giờ đúng 3 giờ

Khi ông ta đi theo tôi với chiếc đồng hồ của mình
Giờ, là những con số La Mã,
Không có kim
Ông ta muốn tôi kiểm tra và trầm trồ
Trước khi tôi phá lên cười vì cái giá của nó.

Charles Simic

Adam Zagajewski I


ONDAATJE


Thơ JHV

lộc khổ đau

để nhớ joseph…

1.

người đuối mộng đâu thiên trước
hồ quên con nước sang bờ
rờ rỡ lần trang cựu ước
xa. đồng vọng mãi tiếng thơ

2.

mưa xuống lềnh bềnh cỏ mộ
âm âm từ cõi sấm truyền
một sớm. về nương bóng cổ
kiếp khổ tu trút áo huyền

3.

trăng tàn. ai rải khúc sầu
ấm ức ngực cuồng thổ máu
huyết hoa đẫm giấc mộng đầu
lộc khổ đau đời thẩm thấu…
1996

Nguyễn Thanh Châu


Trang thơ Tomas Transtromer

Nobel 2011

Night Thoughts

Phan Nhiên Hạo – Về việc báo Văn Nghệ đăng lại bài của tôi

Posted on 05.11.2011 by runchamcham

Cách đây vài hôm, tôi rất ngạc nhiên khi nghe một người quen ở Việt Nam cho biết mới đọc bài viết “Nobel Thơ 2011, Nghĩ Về Thơ” của Phan Nhiên Hạo trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam, số mới ra. Đây nguyên là bài viết “Nobel Thơ 2011, Nghĩ Về Thơ Việt” của tôi đã đăng trên trang mạng litviet ngày 8 tháng 10, 2011. Trong khi đang chờ người quen ở Việt Nam giúp chụp lại bài báo gởi đến tôi để xem thực hư thế nào, hôm nay tôi đã tìm được bản chụp bài đăng trên báo Văn Nghệ từ một trang blog. Báo Văn Nghệ đã đăng lại bài viết này mà không hề liên lạc, hỏi ý kiến tôi. Tệ hại hơn, báo Văn Nghệ đã tự ý cắt xén nhiều đoạn dài trong bài, ngay cả tựa đề cũng thay đổi.

Tôi rất bất bình và phản đối việc làm tùy tiện này của báo Văn Nghệ.

*

Bài đăng lại trên báo Văn Nghệ (Việt Nam)

Báo Văn Nghệ VC [chắc tờ của Thành Hồ], có lần lấy bài của Gấu, thiến 1 khúc, Nguyễn Quốc Trụ, còn Quốc Trụ, theo một vị ở trong nước cho biết.
Ðểu thật.

Mất mẹ 1 khúc, thì sao làm ăn?
Lần trước, trước 1975, bạn của đặc công DH cũng đã tính thiến Gấu, khi cho nổ hai trái claymore ở bờ sông Sài Gòn, may sao thoát. Ông Trưởng Ðài VTD đi cùng, ngồi kế bên, bị.
Xém mất giống Gấu Cà Chớn rồi!

Một lũ đồ tể văn nghệ, khơi khơi lấy tác phẩm của người khác, tha hồ đâm chém, tùng xẻo, móc mắt, cắt chim, sao cho vừa cái giường kiểm duyệt của VC, vậy mà là một…  "việc làm tùy tiện" ư?
Sử dụng chữ nghĩa như thế thì làm sao mà làm thơ "hay" cho được?

GCC đã nói rồi. Cái sự kiện văn chương Mít ở hải ngoại đi xuống, không phải là do dốt tiếng Anh tiếng U, mà là do sử dụng tiếng Mít đếch nên thân.
Ðám con nít mới lớn thì rành tiếng Anh tiếng U, nhưng không rành tiếng Việt. “Ðủ” và “Cần” coi như nhau. “Yếu điểm” thì cũng giống như “nhược điểm”. Fail, thất bại, không thành công [Không thành công thì thành nhân, Nguyễn Thái Học], như trong trường hợp chửi, ỉa vào mặt nhà nước VC và bị chúng bắt bớ, bỏ tù.. thì là...  "vấp ngã".
Vậy mà bày đặt làm thơ, làm nhà biên khảo, làm nhà hiệu đính!

Làm cớm thì OK.

Chúng ta phải biết cám ơn những người đi đứng không nên thân và bị “vấp ngã”!

Tớ phản đối mấy ông VC về cái việc làm tùy tiện là lấy bài của tớ cắt xén đăng báo VC, nhưng tớ cám ơn, nhờ vậy, nhiều người trong nước biết đến tớ, đọc tớ!

Ðã xẩy ra 1 trường hợp như vậy. Một ông nhà văn Mít hải ngoại, được 1 tên đầu nậu VC ở Hà Nội tự tiện lấy bài viết in thành sách, chung với 1 số tác giả khác, mừng như phát điên, khoe um lên, tớ được nhà nước VC quan tâm tới rồi!
NQT

Bài viết của PNH, chủ yếu là để xử tội thơ Mít, nhân dịp trọng đại, 1 nhà thơ được Nobel văn học. Nhưng lũ khốn cắt sạch mọi liên quan tới Mít, ngay cái từ Mít ở trong cái tít cũng bị thiến.
Trâng tráo, thô bỉ đến như thế, mà ông coi là một việc làm tùy tiện?

Thiến như thế, bài viết còn gì?

Vậy mà GCC có đọc 1 cái còm, thổi tay thiến, thiện nghệ, bài thiến đi hay hơn bài chưa được thiến!

PNH viết từ thời còn tờ VHNT của PCL. Gấu đọc ông từ hồi đó đó, nhưng không “mặn” [chôm từ này của bạn quí].
Thơ của ông trịnh trọng quá, không hợp tạng của Gấu.

Cái sự dốt nát tiếng Mít ảnh hưởng không chỉ tới văn chương Mít viết bằng tiếng Mít, mà còn tới chính cái thứ văn chương Mít viết bằng tiếng Anh, tiếng U.
Nghe thì quái đản nhưng sự thực là vậy.
Có hai người đã từng phát biểu, về hai vấn đề, tưởng chẳng liên quan, nhưng chỉ là một, theo GCC.
Một là Salman Rushdie, ông này phán, chinh phục tiếng Anh là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Một là Linda Lê, hoàn tất tiến trình giải phóng nhờ mang trong lòng 1 đứa bé Việt Nam đã chết.

Sở dĩ cõi văn Mít viết bằng tiếng Anh tiếng U, ít ai thành công, ngoại trừ một Linda Lê, thí dụ, ấy là vì những tác giả của nó đếch có tí quan tâm đến tiếng Việt, đếch ai cưu mang một đứa con nít Việt đã chết ở trong lòng.
GCC thực sự không tin một ông một bà viết tiếng Việt không nên thân, theo nghĩa biểu tượng nhe, mà lại có thể trở thành 1 nhà văn viết bằng tiếng nước ngoài bậc thầy.

Tùy tiện. Tùy đó, tiện đó, thì chơi luôn. Có thể PNH chỉ sử dụng từ này theo cái nghĩa “tùy tiện” như vậy.
Ông nghĩ tụi khốn chắc là cũng tính ve vuốt gì mình đây, nên mới trịnh trọng lấy bài của mình đăng ở ngay trang nhất của tờ báo văn học số 1 của nhà nước ta. Và tất nhiên, một khi đăng như thế, thì phải lược bỏ những gì “nhạy cảm” chứ. Ông cũng bực chứ, làm sao không, nhưng thôi tha cho nó, nó có quí mình thì nó mới trịnh trọng như thế chứ!

Ông không bực như Gấu. Hai cái bực khác nhau.

Khi TV link cái bài viết của PNH, GCC cũng tính đi vài đường về những phát biểu của PNH về Thơ ở trong đó.
Nhưng, may quá, chưa kịp lèm bèm thì nó đã được VC vừa cắt [thiến] vừa thổi [đăng trang bìa tờ báo số 1 về văn học của VC].

Tiếng Việt của PNH, GCC sợ cũng không được "mặn". Ông viết: “Thơ luôn bị dè biểu và coi thường, đôi khi từ chính cửa miệng những nhà thơ".

Dè bỉu mới đúng.

Tiếng Việt khó lắm. Nhưng tiếng Anh tiếng U cũng khó chẳng kém. Nhức nhối nhất, là câu hỏi, anh học tiếng Anh tiếng U để làm gì? Sở dĩ nhiều đấng Mít rất rành tiếng Tẩy, mà mới chỉ có Linda Lê thành công, là vì đám Mít học tiếng Tây của chúng ta, vào cái khi đất nước đang được cuộc chiến hứa hẹn những điều khủng khiếp nhất, thì đều coi, chỉ có cách đó, thì thoát chết.
Tẩu vi thượng sách!

Bạn chỉ có thể học tiếng ngoại để rành tiếng Mít, thì mới hy vọng trở thành nhà văn, nhà thơ!

Đây là 1 hệ luận từ câu của Rushdie. Tác phẩm của ông không phải chỉ chinh phục tiếng Anh, mà còn đem đến cho nó món quà vô giá, là những tác phẩm viết bằng tiếng Anh của những tên di dân, bảnh hơn tiếng Anh nguyên thuỷ, tất nhiên, vì trong đó có mùi Ấn, mùi cà ri.

Tiếng Việt rất khó.

TTT có lần bị NTV chỉnh, dùng tiếng Việt sai, trong 1 lần bên bàn cà phê sáng. Không biết sao, câu chuyện liên quan chiếc quần chân què của phụ nữ. Theo, TTT “chân hoè” mới đúng, vì ông nghĩ, đây là loại quần phụ nữ mặc khi có tháng. NTV nói, không phải, đây là thứ quần do thiếu vải, phải lấy 1 khúc ở nơi khác đắp vô, thành 1 cái chân thứ ba, “chân què”.
*

Steiner, trong bài viết đã đăng trên TV, phán, chỉ thi sĩ mới là một thứ dịch giả số 1, theo nghĩa, chỉ mấy ông đó mới rành tiếng của nước ông ấy, và khi dịch, sẽ tìm ra được từ tương đương. Áp dụng câu này, vô xứ Mít, thì thấy, hoặc nhận định của Steiner hơi bị nhảm, hoặc những ông thi sĩ Mít không rành tiếng Mít và như thế, đếch phải là thi sĩ.

GCC mới đọc bài viết của thi sĩ Ngu Yên về nhà thơ mới đợp Nobel. Xin trích dẫn ở đây, như là 1 minh họa ngược lại cái câu của Steiner:

Giải thưởng văn chương Nobel 2011 trao cho ông [TT] với một lý do tóm gọn: Vì những hình tượng cô đọng, ý tứ đa nghĩa, ông đã cho chúng ta một con đường mới đi vào sự thật.
Ngu Yên:
Nháp: Tomas Tranströmer

Câu tiếng Anh:
The Nobel Prize in Literature 2011 was awarded to Tomas Tranströmer "because, through his condensed, translucent images, he gives us fresh access to reality".
Nobelprize.org

Nobel văn chương 2011 được trao cho Tomas Tranströmer, ‘bởi vì, qua những hình ảnh cô đọng, trong sáng của mình, ông mời chúng ta nhập vô thực tại, bằng một cái ngõ tươi mát, mới mẻ”.
[GCC dịch]

Hình ảnh, images, thì NY dịch là hình tượng, symbole, figure, rồi ông phịa ra thêm "ý tứ đa nghĩa", rồi ông thay thực tại, reality, bằng sự thật, truth.
Những từ trên, đâu có khó, nhưng ông dịch ẩu.
Dịch như thế làm sao làm thơ của chính mình cho ra hồn được?
GCC lại nhớ đến câu của Cioran, tôi mơ 1 thế giới ở đó người ta có thể chết vì 1 cái dấu phảy.
Thơ TT cực kiệm từ, mấy đấng dịch thì cứ thêm từ tưới hột sen, đúng là “chửi bố” thơ của ông ta!




*

*


Số ML tháng Mười có mấy bài OK. Bài về Czeslaw Milosz, nhân 100 năm sinh của ông.
Nếu thiên hướng của nhà thơ, là chứng nhân của thời mình, thì thiên hướng đó đòi hỏi, nhà thơ phải tìm cho ra 1 thể thơ, nếu không thì cũng chẳng đi đến đâu [sans laquelle l’entreprise est vouée à l’échec].

Khi TTT xuất hiện, ông phải tìm cho ra thể thơ tự do, để thực hiện cái thiên hướng "chứng nhân" của ông. Và, nếu như thế, đâu phải tự dưng, ‘tùy tiện, tùy hứng” mà có [thể] thơ tự do?

Bài phỏng vấn Roth: Làm thế nào, trong 1 cuốn sách mỏng dính, mà bạn ra đòn hạ gục địch thủ? Tôi bị cầm tù bởi cõi thực.
Vargas Llosa: Nếu đời như nó là thì làm sao nó thoả mãn được cơn khát vĩnh cửu của ta?


*

Prix Goncourt won by 'Sunday writer'

"Nhà văn Chủ Nhật" thắng Goncourt

A biology teacher from Lyon has won France's top literary prize, the Prix Goncourt, for his first novel.

Alexis Jenni, who describes himself as just a part-time author – a "Sunday writer" – was named winner of the Goncourt yesterday lunchtime after the Académie Française jury voted by five to three to award his debut L'Art français de la guerre (The French Art of War) the prize ahead of the award-winning author Carole Martinez. The Goncourt is worth a token €10 but guarantees the winner sales of at least 400,000 copies.

A journey through France's military history in Indochina, Algeria and at home, Jenni's 600-page novel is told through the eyes of Victorien Salagnon, a war veteran who becomes a painter, and the young man he teaches to paint in exchange for writing his story. ""I saw the river of blood which flows through my peaceful town, I saw the French art of war, which never changes, and I saw the turmoil which always happens for the same reasons, for French reasons which never change," writes Jenni in the novel. "Victorien Salagnon gave me all of time, through war which haunts our language."

Moroccan poet and writer Tahar Ben Jelloun, on the jury for the Goncourt, described the winning novel as "a great literary work which touched on the history of France" in French paper Le Figaro. Thanks to Jenni, he said, "millions of young people will reflect on the war in Indochina, in Algeria, in France today". His fellow jury member Bernard Pivot said the novel was "innovative, interesting, exciting [and] sublime".

Nhà thơ, nhà văn Ma Rốc, Tahar Ben Jelloun, trong ban giám khảo, phán, nhờ Jenni, "hàng triệu người trẻ ngày nay sẽ có cái nhìn về cuộc chiến ở Ðông Dương, Algeria, và ở Pháp".
Bernard Pivot, cũng trong ban giám khảo, phán, cuốn tiểu thuyết “làm mới, thú vị, gay cấn” [không biết có “dâm ô”, như "nhìn từ lưng... chừng, nhìn xuống"?], và “tuyệt cú mèo, thần sầu”!

Five years in the writing, L'Art français de la guerre is Jenni's third completed manuscript but the first which he has managed to get published, sent by post to just one publisher, Gallimard, which snapped it up and has already sold 56,000 copies. A 48-year-old school teacher who has vowed not to give up his job following his win, Jenni told French paper Le Monde in August that "a year ago, I thought I would never be anything other than a Sunday writer. Today, I am exactly where I wanted to be, but where I never thought I would arrive".

The author, who blogs about everyday life in Lyon on his site Voyages pas très loin, joins recent winners of the Goncourt Michel Houllebecq and Jonathan Littell, and past winners including Marcel Proust and Simone de Beauvoir. Yesterday also saw the Prix Renaudot awarded to Emmanuel Carrère for Limonov, the story of the Russian writer.

Bỏ ra năm năm để viết "Nghệ thuật giết người của Tẩy" bản thảo thứ ba hoàn tất, nhưng là bản thảo đầu tiên gửi theo Bưu Ðiện tới nhà xb độc nhất mà ông tính thử thời vận, nhà Gallimard. Cái việc được Gallimard in đã quái rồi, mà lại còn vừa kịp để đợp giải, mới cực khoái! Ông năm nay 48 tuổi, làm nghề dạy học, và, không bỏ nghề dù thắng giải, ông phán, "một năm trước đây, tôi nghĩ mình đếch có thể là cái gì hết, ngoài là Nhà Văn Nhủ Nhật. Bữa nay, tôi đúng là cái thứ mà tôi muốn là, nhưng trước đây, tôi chẳng hề nghĩ mình bò tới được cái chỗ đó!"


 NHQ Blog VOA
 Bài viết này, và những lập luận của Thầy Cuốc thật là nhảm. Cái sự kiện con người quần tụ thành nhóm, thành làng, thành đô thị, phố xá đông vui… thì là tự nhiên như lịch sử loài người từ thời thượng cổ đến giờ, đâu có phải do đô thị hoá, thương mại hoá khiến con người trở nên vô cảm?
Cái sự kiện người Tầu "vô cảm" không liên quan tới tư bản, cộng sản. Theo nhà văn Ha Jin, đây là do người Tầu không tin có Ông Trời.

 Monster manager
Quản Ðốc Quỉ 


Cuốn tiểu thuyết đầu tay chưa có của GCC



W.G. Sebald

Trước giờ, tuy giới thiệu Sebald, nhưng thú thực, GCC chẳng hề nghĩ, sẽ có ngày nhận được 1 cái mail của độc giả liên quan tới ông người Ðức tốt này. Thế rồi nhận được của 1 vị, rất hâm mộ Sebald.

Thú thực, lại thú thực, GCC mê đọc những bài tản văn ngắn của ông, những tiểu luận, nhất là tập tiểu luận “Về lịch sử tự nhiên về huỷ diệt”, On the natural history of destruction.
Tác phẩm Campo Santo, gồm tản văn và tiểu luận cũng thú lắm.

“Ðất dụng võ của tôi là tản văn, không phải tiểu thuyết”, “My medium is prose, not the novel”, ông cho biết. Trong bài giới thiệu tác phẩm Campo Santo, Sven Meyer, người dịch, phán, vào cuối đời, nhà tiểu luận hết còn phân biệt được với nhà văn.

*

Câu của Sunday Times, thổi Sebald, đúng chỉ 1 nửa. Sebald vs Borges, OK, nếu chỉ nói về mặt văn chương. Nhưng thời của Sebald là của Lò Thiêu. Borges, vô thời.

Publisher's Note

Campo Santo brings together pieces written over a period of some twenty years touching, in typical Sebaldian fashion, on a variety of subjects. None has been previously published in book form, but the ideas expressed in 'Between History and Natural History' will be familiar to some readers - the essay is the predecessor of the Zurich lectures which later became the backbone of On the Natural History of Destruction.

Sân Trường Cũ

Notes from a time traveller

Ghi chú từ một nhà du lịch thời gian.


WG Sebald's last book, Campo Santo, offers further proof of his rare gift for tackling Germany's pain, says Jason Cowley

Sunday February 27, 2005
The Observer

Sampo Santo, cuốn sách sau chót của Sebald, đưa ra thêm chứng liệu cho thấy tài năng quí hiếm của ông, trong cái việc sờ vô nỗi đau của Ðức.

Bài điểm này trên tờ Observer, tuyệt quá.
TV tính dịch, đăng bài giới thiệu cuốn trên, của Sven Meyer, nhưng thôi, "tùy tiện" mình chơi bài này trước.
Trong những kỳ tới GCC sẽ giới thiệu mấy bài viết trong Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt.
Ðể đáp lại thịnh tình của vị độc giả hâm mộ Sebald!  


Cali 8, 2011

*

Thấy GM mới khoe cuốn này, GCC cũng khoe, nhưng cuốn trên thực sự là của bạn Vũ Huy Quang.
Lần đầu ghé Cali, gặp anh, cũng là thời gian anh tính dọn đi San Jose, và nói, ông đến tôi, lấy gì thì lấy, còn thì dzục thùng rác.
Gấu buột miệng nói, sách của ông làm sao tôi đọc.
Bạn bực ra mặt. Tới, Gấu vớ được cả 1 lô, lúc đó mặt bạn tươi rói ra, quạt lại liền, vậy mà dám nói…

Tủ sách của VHQ khác của Gấu thật. Anh mê sex, viết về sex số 1, đọc tiểu thuyết chuyên thứ dính đến sex. Nhưng cái mảng tài liệu, từ điển của anh mới số 1, và toàn là thứ Gấu không có. Từ điển Hán Việt Ðào Duy Anh, Thiều Chửu, từ ngữ, phong dao….
VHQ đã từng dịch Bí Kíp làm tình!

Giở cuốn trên ra, mới thú.

Thí dụ, anh đánh dấu câu này:
May hơn khôn, lớn l. hơn đẹp.

Hay câu này:
Gái đĩ già mồm: văn nghệ Nguyễn Huy Thiệp [VHQ ghi chú]

Tuyệt!
Ðúng là gái đĩ già mồm!

**

Note: Không biết cuốn này, TCDT có cho xb ở trong nước hay không?
Trong những cuốn sách của “bạn ta”, Gấu mê cuốn này nhất, nhất là cái câu bạn phán, trong bài Tựa: Nếu cứ nghiêm túc một cách khắt khe thì văn chương quả có hại cho sử học.
Nhưng liền đó, bạn trích dẫn 1 ý, mà chẳng thú ư:.... các tác giả như A. Dumas-père thường 'đẻ ra những đứa con hoang khoẻ mạnh hơn cả (1) lịch sử"?
Ui chao, liệu có thể coi những tác phẩm văn học mang tính lịch sử của một NHT, thí dụ, khoẻ mạnh hơn lịch sử Mít, thời vừa qua?

(1)

TCDT dùng chữ "của", Gấu đổi là "cả".
Ý của TCDT, những đứa con khỏe mạnh “của” lịch sử. Của Gấu, khỏe mạnh hơn “cả” lịch sử.
Chỉ 1 chữ thay đổi, khác hẳn đi.
Chết chỉ vì 1 cái dấu phẩy là vậy.

Lần Gấu đọc 1 bài thơ dịch Brodsky của đấng Mít Butor, không có bản tiếng Anh tiếng Tây đính kèm. Đọc 1 phát là như bị ai “đấm” vô mặt, và lẩm bẩm, làm sao lại có 1 ông Brodsky “máu” đến như thế này! Thế là đành phải đi kiếm bản dịch tiếng Anh của bài thơ.

Hóa ra dịch giả muốn lấy lòng VC, vì ông này vẫn tự hào, người đầu tiên đem Brodsky đến cho độc giả Mít, thế là ông bèn sửa mẹ câu thơ đi, cho hợp ý nhà nước VC,theo đúng truyền thồng, "Thơ có thép", “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. (1)
NQT

(1)

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến [nói không với phong bì là cũng thuổng của Gấu đấy!], và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus

Telemachus con yêu của ta,                                             
                                         Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ
mới có thể đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch] 

Bản tiếng Anh

[Collected Poems in English]

Odysseus to Telemachus

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland. 

Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp! 

Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... liệt sĩ, cái nào "bị" coi là... Nguỵ.