Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



Cái Muỗng

Trân trọng giới thiệu truyện ngắn tù VC thần sầu của Văn Quang
“Ông này”, thú thực, Gấu chưa đọc được 1 cái gì cho ra hồn, dù rất ư nổi tiếng trong giới giang hồ.
Cho tới khi đọc cái này, thứ "chẳng bao giờ muộn vì nó là thứ chuyện của cả một đời hay là của muôn đời."
Congrat!
Hà, hà!
NQT


BÙI CHÍ VINH

TIẾNG CHỬI THỀ CỦA NHÂN DÂN

Các ngươi ăn ở sao khôn vậy?
Bóc lột ngay từ lúc cởi truồng
Bốn hộp sữa mỗi lần sinh đẻ
Thảo nào con nít bệnh còi xương

Thảo nào con nít quen moi rác
Tập ngửi mùi hôi để trưởng thành
Lỡ sau khôn lớn làm thủ trưởng
Cũng quen mùi thum thủm công danh

Thảo nào con nít quen dắt mối
Tập bán trôn nuôi miệng kiếm lời
Lỡ sau khôn lớn làm lãnh đạo
Cũng rành ba mươi sáu kiểu chơi

Thảo nào con nít quen nói láo
Tập giống vua quan cách uốn mồm
Lỡ sau khôn lớn làm nhà báo
Viết đói thành no dễ kiếm cơ

Thảo nào con nít quen bắt chước
Tập “gà nhà bôi mặt đá nhau”
Lỡ sau khôn lớn đi bán nước
Mất Ải Nam Quan cũng chẳng rầu

Tiền? Thì nói “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC”
Tù ? Thì kêu “TÒA ÁN NHÂN DÂN”
Chao ơi, tiền bạc dành ông lớn
Còn cùm gông tặng kẻ rách quần

Các ngươi ăn ở thua con c…
“Con c…” còn biết đái khi cần !

BCV


Madame Nhu

Note: Post thêm hai bài viết mới. NQT


@ The Zoo


Thảo Trường, giỗ đầu

Against the tide

Faced with the menace of the internet, Asia’s censors are not yet giving up the ghost
Trước sự đe dọa của net, đám chuyên gia cắt, thiến, xẻo, kiểm duyệt Á Châu vưỡn chưa chịu từ bỏ bóng ma .


New theatre
Dreams within dreams
Mộng trong mộng
A haunting vision of Haruki Murakami’s “The Wind-Up Bird Chronicle”
Một viễn ảnh ám ảnh, ma quái của “Ký sự chim dây thiều” của Haruki Murakami

If Mr Murakami’s book was hard to follow, Mr Earnhart’s version does little to clarify. Better to give yourself up to the theatrical experience of Okada’s passage into the unknown. In a land of dreams, it is never the destination but the journey that counts most of al

Chuyển 1 tiểu thuyết thành kịch trình diễn đòi hỏi can đảm, tầm nhìn, và một tinh thần; tinh thần này từ chối thần phục nguyên tác của tiểu thuyết gia. Nhưng ít tiểu thuyết nào căng như Ký sự chim dây thiều, của nhà văn Nhật, Haruki Murakami, một khi toan tính chuyển thể, “làm lại”, vì đây là một công cuộc thám hiểm siêu thực, cồng kềnh [cuốn tiểu thuyết dày 600 trang] về niềm sợ hãi.
Chuyển thể, [kịch bản], của Stephen Earnhart [viết chung với Greg Pierce], 7 năm cầy cục, sẽ mở màn lần đầu trước khán thính giả tại Hội Edinburgh, ngày 21 Tháng Tám, 2011. Như 1 giấc mộng, nó thần sầu, tuyệt cú mèo, vô phương nắm bắt, và cực nhức nhối trong hồi tưởng, theo đủ mọi đường hướng không thể biết trước, hay mong đợi.

Lần đầu tiên được xb năm vào năm 1997, ấn bản tiếng Anh, và bèn được coi là 1 tuyệt tác, mặc dù tuyệt tác này đếch chiều theo thị hiếu của độc giả, chỉ thích được giải thích, được hiểu. Mr Earnhar, một cựu sản xuất gia của hãng phim Miramax Films đã thêm thắt vài nhát cọ điện ảnh cho sản phẩm này, và chúng làm nhớ đến thứ điện ảnh kỳ kỳ của David Lynch, cái thế giới hoang tưởng của cuốn tiểu thuyết được làm bật lên qua những phóng chiếu, những con rối, và âm nhạc. Bầu khí kịch ám ảnh, ma quái, rối mù, được điểm xuyết bằng những chi tiết quái quái, như một con chim trắng bất thình lình vỗ cánh từ miếng vải trải giường, và bay đi mất.
Trong 1 căn phòng ngoại ô thành phố, một anh chàng thất nghiệp, raté, thất bại, Toru Okada, trong lúc gấp đồ giặt, lẩn thẩn nghĩ tới sự biến mất của chú mèo và sau đó, bà vợ, mấy ngày rồi không thấy về nhà. Chuông cửa reo. Những viễn cảnh nước chẩy lầu bầu, mù mịt trên sàn diễn báo hiệu sự khởi đầu cuộc hành trình vào miền khám phá của Okada.  Những người lạ chẳng đâu vào đâu ghé thăm, mỗi đấng dạy cho Okada một điều gì đó về bản thân của anh ta. Một vị dẫn anh tới một cái giếng tối như mực, nơi  bày ra nhiều độc thoại triết học của cuốn tiểu thuyết. “Ðôi khi cách tốt nhất để nghĩ về thực tại là bỏ chạy thật xa nó, càng xa càng tốt,” anh nói.
Chẳng có gì thẳng một mạch.  Như Okada, Mr. Yaegashi thì vừa sợ hãi vừa cởi mở. Bà vợ, Kumiko (Ai Kiyono), có thể bỏ nhà ra đi, có thể bị bắt cóc. Người anh em thú vật của bà,  do James Saito  đóng, ca ngợi những sự lãng mạn của đám hữu phái Nhật, vẫn hoài vọng những ngày mà chiến tranh, tinh thần hiệp sĩ, và danh dự được đề cao hơn hết. Một cựu binh từ Hiroshima viếng thăm Okada  kể câu chuyện ghê rợn về một người bị lực lượng kẻ thù lột da trong khi người này còn đang sống thời kỳ trước chiến tranh. “Kể cho anh nghe những hồi ức của tôi khiến tôi nhẹ thở hơn rất nhiều,” anh ta nói khi chào từ biệt
Nếu cuốn sách của Mr Murakami thật khó theo dõi, thì kịch bản của Mr Earnhart cũng chẳng làm cho nó sáng sủa hơn. Tốt nhất là kệ mẹ nó, cứ nhập vào kinh nghiệm kịch của chuyến đi của Okada vào miền vô danh. Trong miền đất của những giấc mơ, không hề có chuyện bến tới quan trọng, nhưng mà là cuộc hành trình.

Lịch Sử Của Chiến Tranh

Murakami trả lời
Le Nouvel Observateur
25 & 31 Aout 2011

Trước hết, đây là câu chuyện của sự thành công khủng: Mẻ đầu tiên vừa ra lò là đã bán sạch, vào năm 2009; tiểu thuyết bộ ba chỉ trong vòng 1 tháng là đã vượt ngưỡng 2 triệu ấn bản, độc giả vồ nó còn nhanh hơn vồ chú bé phù thuỷ Harry Porter!
Hiệu ứng trùng: “1984”, tiểu thuyết của Orwell, có thể coi như là ‘tiền thân’của “1Q84”của Murakami [trong tiếng Nhật, Q đọc như số 9], cũng gặt hái thành công tương tự. Tchekhov, tác giả Nga, được nhắc tới nhiều lần trong cuốn tiểu thuyết “1Q84”, và trong “Kafka trên bờ biển”, [cũng của Murakami], cũng được ăn theo, dân Nhật đổ xô đọc ông!
Khủng hơn nữa, “Sinfonietta”, nhạc thính phòng, của Janacek, một thứ BO [bande originale] của cuốn sách, [cuốn tiểu thuyết mở ra bằng 1 khúc dạo của nó], hầu như ở tất cả những nhà hàng nào ở Nhật cũng vang lên bản nhạc này!

Vẻ đẹp trai, sự khả ái của cá nhân tiểu thuyết gia chưa đủ để gây nên sự hâm mộ khiếp đảm như thế.
Bởi vì, nếu Orwell, trong “1984”, miêu tả những âu lo của thế giới giới hiện đại sẽ tới, thì “1Q84” của Murakami đẩy chúng ta tới trái tim của những khắc khoải đương thời.

Le Nouvel Observateur:

George Orwell, auquel vous faites référence, a écrit une satire sombre du totalitarisme. Bien que votre œuvre ne soit pas si sombre, la décririez-vous comme « orwellienne » ?

Haruki Murakami:

George Orwell a écrit “1984” en 1949- l’année où, par le plus grand des hasards, je suis né. Pour lui, à l'époque, 1984  représentait un futur encore inconnu. Ce livre est devenu par la suite un roman d'anticipation. En mettant en scène le monde du futur, Orwell a pu faire de l'époque contemporaine, de notre époque, une fable. De mon côté, j'ai dépeint dans “1Q84” une année 1984 que j'observe depuis notre XXIe siècle. C'est donc un roman de rétrospection. En reconstruisant cette époque qui a réellement existé je transforme à mon tour - ou du moins, j'essaie - le présent en fable.


Cali 8, 2011

Gấu Thăm Tiểu Sài Gòn

Chính là nhờ bức hình, và cái tin, mà Gấu gặp lại một số bạn, trong có Quyên, và anh bắt Gấu phải đi theo anh, chụp vài tấm hình, trên. Phải có 1 bức hình như thế, thì mày mới viết được!

Note: Cái bài viết của ông số 2 về chuyến đi thăm cái nôi của Cách Mạng Vô Sản, để tỏ lòng biết ơn sâu xa tới hai nhà văn Nga Xô, là Pạt và Xôn, cũng có gì là lạ.

Cả bài viết của Người xoáy vào câu phán nổi tiếng của vị Bác Sĩ “vô sản” [nên nhớ Zhivago bị VC Nga tóm được, bắt phải đi theo chúng], và được coi như là tuyên ngôn của Pạt, “con người sinh ra để sống, chứ không phải để sửa soạn sống”: Câu này, giả như “ông số 2” biết ơn Pạt, thì đã nhận ra, Vịt Nguyên, một trong những “cộng tác vin” của báo Người Vịt dịch thành quái thai, là, “con người sinh ra để sống, không sửa soạn trước cho cuộc đời”!
Chính vì dịch khủng như thế, mà Gấu phải lên tiếng, đồng thời tố cáo tay này chôm sự kiện về cái tên của tác phẩm của Xôn, Quần Ðảo Gulag, từ… Tin Văn

(1)

Gấu sợ rằng, vì cái bài viết của Gấu, mà ông số 2 bèn chôm lấy, để viết ra bài tiếp theo về lòng biết ơn của ông, "cũng nên", nhưng thay vì “sửa soạn” sống, thì ông đổi thành “chuẩn bị” sống!
Vả chăng, giữa Pạt và Xôn, là 1 khoảng cách vời vợi thật khó “đánh đồng” như trong bài viết của “ông số 2” được. Nabokov coi Pạt là nhà văn của nhà nước Xô Viết, là cũng có ý nghĩa, vì cuốn sách của ông, vẫn là đề cao chủ nghĩa CS, khác hẳn Xôn, Chúa cho ta ra đời, để huỷ diệt chế độ CS, sau khi Chúa cho Lenin ra đời, để xây dựng nó.

Steiner, trong bài viết Nhà văn và chủ nghĩa CS, khi điểm cuốn Văn chương và Cách mạng của Ruhle đã đưa ra cái nhìn của ông về Bác sĩ Zhivago:

Ruhle nhận ra ở tác giả này [Pasternak], tiếng nói đích thực của Nga, và cùng với nó, viễn ảnh vượt lên trên mọi tàn bạo của nhất thời. Ông đồng ý với (nhà phê bình Mỹ) Edmund Wilson, khi tìm thấy ở trong nhân vật Lara và Zhivago một thách đố không thể trả lời được, đối với chủ nghĩa duy lịch sử, và định mệnh thuyết chối từ-cuộc đời của ý thức hệ Cộng sản. Thật hiển nhiên, nếu Pasternak có thể giữ riêng cho đôi tình nhân một tình yêu nổi loạn, riêng tư, ngay trong lòng Liên-bang Xô-viết, điều này chứng tỏ tinh thần Nga vẫn còn sống ở bên dưới lớp băng, là kỷ luật đảng. Pasternak là một trong những người đầu tiên đọc bài thơ vĩnh biệt mà Yessenin viết bằng máu của mình. Ông biết những dòng tuyệt bút nổi tiếng, trước khi tự tử, của Maiakovsky. Nhưng bằng đức hạnh của sự can đảm, và sự kín đáo, ông đã sống sót. Và trong Bác sĩ Zhivago, là bản cáo trạng chống lại sự rẻ rúng đời sống cá nhân của chế độ Xô-viết, điều những bạn thơ của ông đành phải ám chỉ nó, bằng cái chết bi thảm của họ.

Sự thực còn có nhiều, ở đây. Và Ruhle đã diễn tả thật tuyệt. Nhưng do gần đây không ở trong Liên-bang Xô-viết, ông đã không nhận ra, thế giới hình ảnh, cảm nghĩ, của đôi tình nhân Lara-Zhivago thật xa vời đối với thế hệ trẻ ngày nay. Chính đám người cầm quyền, "đám già", đã sợ hãi cuốn sách, và tìm đủ mọi cách để làm cho nó im luôn. Tôi tự hỏi không biết những người trẻ tuổi có tìm ra được một điều gì trong Bác sĩ Zhivago, nhưng chắc họ chỉ coi đây là một câu chuyện thần tiên làm mủi lòng người đọc, hay một mẩu giả tưởng về lịch sử, xa xưa như Anna Karenina.

Gấu, có lần, trong khi đọc truyện ngắn của 1 tác giả ra đi từ Miền Bắc, đã cố tìm cho ra cái tình yêu nổi loạn của đám tinh anh Miền Bắc khi ăn nằm với chủ nghĩa CS, khi cúi đầu vâng dạ Bắc Bộ Phủ, và sau này, mới đây thôi, cố tìm cho được 1 nhà thơ Bắc Kít, dù cà mèng thế nào đi chăng nữa, nhưng có tí mùi của một Brodsky, [trường hợp Ông Hoàng Thơ Tình Kinh Bắc bị số phận - ở đây là Tố Hữu - lọc ra bắt viết tự kiểm rồi tha cho về làm thơ tán gái tiếp], nhưng cuối cùng đành ngửa mặt lên trời mà than, Trời hại Mít rồi, đếch có! Ðẩy cuộc truy tầm tới tận cùng thì Gấu hiểu ra được là, chính cái giấc mộng ăn cướp Miền Nam trở thành hiện thực, và chính cái mùi chiến lợi phẩm gần như bất cứ 1 người dân Miền Bắc nào cũng đã được hửi, và hưởng, sớm hoặc muộn [những ngày sau 1975, cũng a dua cùng Miền Nam bỏ chạy đất nước!], đã khiến tiếng nói văn chương Miền Bắc trở thành đời đời câm nín. Khi giang hồ vặt ở Cali, trong 1 lần lèm bèm "chính chị chính em" giữa những đấng bạn bè, có ông đã "nghi", cái cú biểu tình sắp xẩy ra, là cú “tét” sức phản động, "em chả, em chả", của Miền Bắc, Gấu bèn bật cười, và quả đúng như thế, chỉ là trò hề!

Chứng cớ: NN, khi bị nhà nước gọi là phản động, đã phát điên lên, [làm gì nhau?], trong khi ông hài lòng khi cả 1 nửa đất nước bị coi là Ngụy. Người từ chối anh hùng Núp, nhưng đâu đủ can đảm phủi bỏ "chiến lợi phẩm", là đã có đóng góp vào công cuộc bình định Miền Nam!

**

*

Trên đây là cái note của KT, kèm cuốn sách của anh. Sau đó, là chuyến đi Tây đầu tiên, cũng thời gian đó, bạn quí HPA đang ở Tây.
Có 1 kỷ niệm thật tếu, là, khi đến phi trường chẳng làm sao nhận ra KT, thế rồi có một bà tiến tới gần, hỏi, có phải Gấu Đực & Gấu Cái đó không.
Bà xã KT.

Bà nói, tôi đã nói với ông KT, là khó nhận ra nhau lắm, vì anh ở Canada qua, xa nhau bao nhiêu năm, dễ gì nhận ra nhau. Bà nói thêm:
Nhưng khi HPA qua, thì nhận ra ngay.
GNV ngạc nhiên quá, hỏi, tại sao. Bà trả lời, cứ thấy ai gầy nhom, trông như đang đói ăn, là biết liền.
Ui chao, đám Việt Minh, khi về Hà Nội, thời kỳ đánh Tây, bị bắt, đúng là do cực khổ quá mà ra.
Anh nào cũng ốm nhom, xanh lét, và nhất là, đều thèm phở.
Thế là đám mật thám Tây chờ sẵn ở mấy tiệm phở, tóm thằng nào là y chang vừa ở rừng về!

Có thể dùng câu chuyện hài trên đây, để giải thích cuộc chiến Miền Nam, và cái ngày 30 Tháng Tư.
Thay vì mấy tên mật thám Tây ngồi ở tiệm phở, thì là con quỉ chuồng heo [trong Y sĩ đồng quê của Kafka, xin coi
Tchekhov và Kafka ], tên Tẫu kẻ thù muôn đời của Mít, Cái Ác Bắc Kít xổng.... chuồng, thi nhau xâu xé, đòi nợ, tranh cướp chiến lợi phẩm….

Trên TV, có lần Gấu phịa ra nghịch lý cuộc chiến Mít: Nếu coi những chiến công đỉnh trời của VC “không phải là tội ác”, thì phải chấp nhận 1 nước Mít băng hoại đến tận cùng như ngày nay, là “thành quả” của nó.

Những ông cha đẻ ra anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy như NN, như, như…  làm sao có thể nghĩ, họ đã phạm tội đại ác, là huỷ diệt toàn bộ một nước Mít 4 ngàn năm văn hiến?

Note: Trên BBC thấy có bài của 1 ông sử gia Mẽo nhìn lại nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. TV làm cái link ở đây, và Gấu sẽ lèm bèm thêm, bởi vì theo Gấu, ông sử gia này thực sự không nắm được ý nghĩa của cú Nhân Văn Giai Phẩm của Miền Bắc, và thái độ của nhóm này, qua Lê Ðạt, thí dụ, đối với cú nổi dậy ở Hungary.


Ngày Sinh Của Gấu

chieu_quyet

@ Nhà hàng Thanh Mai, Tiểu Sài Gòn, April 2005.
Quyết & Chiêu, bạn cố chuẩn uý Nguyễn Quốc Sỹ, em trai Gấu.

Em mình mất, thì mình đi thăm bạn em mình vậy.
Chuyến đi này, 8/2011, làm Gấu nhớ đến thằng em, lần cuối cùng nó về Sài Gòn, khi đang đóng ở Sóc Trăng, và sau đó, đi luôn.
Như biết trước, nó đi thăm tất cả bạn bè, vô nhà bảo sanh nhìn mặt thằng cu Tuấn, đứa con trai đầu của Gấu.
Lần này, Gấu gặp mặt hầu hết bạn bè của thằng em, cùng làm 1 cú sinh nhật đơn sơ ở nhà NDT. Câu nói đùa, “mừng ngày sinh của Gấu”, của Chiêu, không ngờ làm xuất hiện cô học trò ngày nào ở Ðà Lạt của PCT.
Vợ chồng Gấu quen cặp này, lần ghé Cali khi cuốn sách của Thảo Trần, Nơi dòng sông chảy về phía Nam, ra lò, nhưng phải đến lần này mới thực sự thân, có vẻ như vậy, nhất là với ông chồng, LH.
HL, bà vợ, là người đã giới thiệu thi sĩ Du Tử Táo với đại học Mẽo. Không biết thi sĩ có còn nhớ, hay đi và về thì đều có nghĩa, là… quên!
Bởi vì, đúng như bạn nói, mày có chửi tao cỡ nào thì tao cũng đã đi vô văn học sử Mẽo, và qua đó, văn học thế giới rồi!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây chứ!

Hà, hà!


16.8.2010
Thơ Mỗi Ngày

Nguyên Sa vs TTT
by DTL

Note: Bài viết liên quan tới giải Nobel Thơ Mít của Diệm ban cho TDT. GNV sẽ đi 1 đường cà chớn, sau.

Thanh Tâm Tuyền, Con Ngựa Chứng Của Thi Ca Hôm Nay, (Kỳ 1)

Ra trường năm 1963 ông được tuyển dụng về nha C.T.T.L.
Ông viết cho tờ Bách Khoa với truyện dài “Vũng Lầy” và Văn với truyện dài “Ung Thư”.
Vì chương này được viết trong lúc tác giả đang công tác xa Saigon, do đó phần ghi nhận về khuôn-mặt-đời của Thanh Tâm Tuyền có phần thiếu xót. Nhưng bù lại, phần nói về tiếng thơ của ông lại tương đối đầy đủ hơn cả, vậy xin mời độc giả bước vào căn-nhà-tâm-hồn của người lãnh đạo phong trào thơ hôm nay.
DTL.com

Note: TTT ra trường làm lính gác kho xăng, trước khi được đưa về CTCT [Chiến tranh chính trị]
Không phải "Vũng Lầy", mà là "Cát Lầy".

Bạn ta viết toàn theo kiểu nhớ sao viết vậy người ơi. Mấy bữa ở Cali, Gấu đọc tờ Khởi Hành, thấy bà Tà Cúc chê bạn ta quá. Toàn viết nhảm, đến nỗi Duy Thanh cũng phải lên tiếng đính chính vài chi tiết liên quan tới ông, và vụ Sáng Tạo nhận tiền của Mẽo.

TTT, ngựa chứng? Cuộc “cách mạng thi ca” là do 1  con ngựa chứng làm ra ư?

DZƯ VĂN TÂM tức Thanh Tâm Tuyền, sinh năm 1936 tại Nghệ An (Vinh). Tuy sinh tại miền Trung nhưng ông lại lớn lên và theo học tại Bắc Việt (Hà Nội). Cho nên, trong các tác phẩm của ông, người ta thường bắt gặp những hình ảnh, những kỷ niệm thuộc về Hà Nội xưa. Điều đó chứng tỏ rằng “chốn ngàn năm vạn vật” với 36 phố phường đã in hằn, khắc sâu trong tiềm thức nhà thơ. Phải chăng dĩ vãng ấu thơ đóng một vai trò quan trọng trong việc sáng tác?
DTL

Nhảm. Tuổi thơ của TTT là xứ Xề Gòn. Chứng cớ:

*

TTT & Ông em C 

Chất kể lại, hồi nhỏ nhà tớ ở gần hồ Trúc Bạch. Ông cụ tớ, một bữa đạp xuồng dạo chơi trên mặt hồ, không may xuồng lật. Khi đó ông cụ mới 29 tuổi, bà cụ 24. Bà cụ giao tụi tớ cho bà ngoại ở Đáp Cầu, và lo buôn bán xuôi ngược. Cụ vô tận trong Nam, tình cờ gặp bà cô tớ, thế là cụ đem hai thằng vô Nam nhờ bà cô trông coi giùm.
Hình trên chụp ở vuờn Bờ Rô.
Bạn hàng cùng với cụ hồi đó có bà C, bà Th. cậu biết rồi.


Lần đầu đọc Cuối Đường, Gấu cứ thắc mắc, liệu tự truyện, và tác giả đã có lần ở Sài Gòn?
Như vậy, cũng như trong Cuối Đường, những sự kiện như được mô tả trong Bếp Lửa đều dựa trên đời sống thực.
Chị Ng, bà xã bạn Chất nói, tụi này đã từng gặp cô Thanh Tuyền.
Cô Thanh cũng có nguyên mẫu ở ngoài đời.

Chị Ng nói thêm: Tui không đọc được từ màn ảnh PC, anh Chất phải in ra cho tui đọc, nhưng chẳng thấy những chi tiết sự kiện nào liên quan tới anh Chất hết. Không lẽ anh không viết gì về những mối tình của anh Chất, giống như mấy anh em khác trong... Thất Hiền?
Chất cuời: Đảng trưởng thì phải gương mẫu cho anh em noi theo đó mà sống chứ! Cậu nhớ không, hồi đó tớ còn có nickname là Ông Thánh!
Source

Quê TTT là Hà Ðông. Ông cụ vô Vinh làm việc, bà cụ sinh ông tại đây.
Hà Nội của TTT là Hà Nội 1954 của Bếp Lửa của Ung Thư, “đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa "vô thường", và chút hơi ấm của nỗi chết (l'existence de notre acceptation entre la vanité et la tièdeur de mort). Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra...”



The Gift

A Note on Brodsky and Ukraine

А что до слезы из глаза—нет на нее указа, ждать до дргого раза.

Meaning, roughly: “As for the tears in my eyes/ I’ve received no orders to keep them for another time.”



UNDER EASTERN EYES

Thư gửi Meursault

Ðọc cái thư này, Gấu Cà Chớn ngộ ra, Meursault không chỉ do “Biển [Mer] + Mặt Trời [Soleil] Ðịa Trung Hải, kết hợp thành, mà đúng là từ “Meurtre”, sát nhân.
Trong những bài viết về Camus, GCC cực thích bài của Pamuk. Bài viết này đang "hot", qua server cho biết.
Nói chung bài viết nào có tính tiểu luận của Pamuk đều từ kinh nghiệm đọc riêng tư của ông.
Cách nhìn Camus và hiện sinh của ông thật tuyệt, và có gì làm Gấu nhớ đến cách cảm nhận của riêng Gấu vào thời mới lớn, như ông. Cái truyện ngắn đầu tay của Gấu, Những Con Dã Tràng, đúng là từ Camus mà ra, dù lúc đó, Gấu chưa đọc Camus.

Quái thế!

« A tous ceux à qui la vie a manqué pour raconter cette histoire ".
Gửi cho tất cả những ai mà đời của mình hụt kể câu chuyện này.