Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



25 June, 2012

Album


Ai Tín


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác
Pháp Danh Thiền Ngộ

sinh ngày mồng 4 tháng 1 năm 1940 tại Xuân Hòa, Bình Định, Quy Nhơn
Mất ngày mồng 2 tháng 7 năm 2012 lúc 10:15 pm tại tư gia (Westminster, California, USA)
Da Mau

Xin thành thực chia buồn cùng tang gia, và cầu chúc linh hồn bạn Giác sớm siêu thoát.
Tin Văn/NQT và bạn hữu

*

Như Tiếng Sách Rơi

Trần Mộng Tú

Tiễn bạn văn Nguyễn Mộng Giác

Bạn bè tan như đá vụn
theo nhau lăn xuống chân đồi
ngọn đồi dần dần sạt lở
tiếng rơi như tiếng sách rơi

Tiếng sách rơi khô trong hạ
thả vào võng gió chênh vênh
một chút âm dư vương lại
cũng tan theo nắng, nhẹ tênh

Từng mảnh đá lăn từng mảnh
có chút bụi nào bay xa
có giọt sương nào đọng lại
có giọt lệ nào như hoa 

Văn chương theo người thinh lặng
chữ nghĩa theo người bốc hơi
giấy mực theo người khô cạn
bạn ơi sách ơi… mây trôi 

Tiếng những bàn chân rất chậm
tiễn ai về cuối chân trời
như tiếng sách từng cuốn một
rơi xuống từ trên đỉnh đồi

Cúi xuống nhặt lên một cuốn
mở ra trắng xóa hàng hàng
giấy mỏng thơm như áo liệm
bìa thơm như nắp áo quan
tmt
Ngày 2 tháng 7 năm 2012

Truyện dài Đường Một Chiều, kể một vụ án mạng mà người phạm tội không biết là mình phạm tội, được giải thưởng Văn Bút của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
DDTK

Note: Đây là giải thưởng của PEN Việt Nam, như PEN Mẽo, PEN Canada…Không phải của nhà nước VNCH.
Cần phải  nói rõ, vì ngoài giải thưởng PEN, còn giải thưởng của VNCH, còn gọi là giải thưởng của… ông Diệm!




GCC giới thiệu Ezra Pound

Note: Thú thực, không nhớ nguồn của bài giới thiệu này!
Hình như từ Butor mũi lõ, không phải Mít Butor!

GCC giới thiệu 1 truyện ngắn của Joyce trong Dubliners.
Thương Ẩn, là từ Lý Thương Ẩn.

Eveline

Post thêm bài này của Prospero, thần sầu!

James Joyce's "Ulysses"

Why you should read this book

*

Trầm Tư

Trong bọn, chỉ có Nguyễn Tử Lộc là sớm sủa làm quen với tư tưởng, thí dụ, của một F. R. Leavis, phê bình gia lý tưởng là một người đọc lý tưởng, từ đó văn chương tùy thuộc hoàn toàn vào những từ ngữ của nhà thơ, hay tiểu thuyết gia mà kinh nghiệm đã đem tới cho họ. Và ở đây, là tiếng Anh, một thứ tiếng nói sức mạnh của nó thuộc về đất, như tổ tiên của họ là những người dân quê... Khi người ta thêm vào đó, rằng lời nói, theo một trật tự cổ xưa, là một dạng văn hóa nghệ thuật phổ thông, rằng người ta nói thay vì đọc, hay lắng nghe la-dô, đài, Nguyễn Tử Lộc đã sớm nhận ra sự đa dạng của một chủ nghĩa tự chủ mang tính đồng quê, thuộc về đất và những người đã chết của nó (la terre et ses morts) (1),  anh có lẽ  đã linh cảm, định mệnh của một tiếng nói, như hồi nhớ về biết bao nhiêu con người (Thanh Tâm Tuyền).

 Nếu muối mất vị mặn của nó, làm sao có lại được. (Évangile theo thánh Matthieu). Nhà văn theo một nghĩa nào đó, là muối của đất, hay ngắn gọn hơn, là đất. Marguerite Yourcenar, thuộc Hàn lâm viện Pháp ghi nhận, trong tiếng Anh của người Mỹ, dirt, dơ dáy, là đất, theo nghĩa của người làm vườn; một thứ đất mầu mỡ, sẵn sàng để trồng trọt: Cho thêm tí dơ vào chậu bông này đi. (Put a little more dirt in this flower pot.)
Hiểu như thế, một nhà văn, khi bị bứng ra khỏi đất, anh ta trở nên sạch, theo nghĩa vô dụng, hết xài, đã bị thiến. Cũng theo nghĩa đó, nỗi nhớ bùn là thê thảm nhất, trong mọi nỗi nhớ. Anh ta phải động viên mọi sức lực, quyền năng, nghệ năng, biến sở đoản thành sở trường, biến chữ thành đất: Chúng ta đi mang theo quê hương. Sự thành công của dòng văn chương di dân viết bằng tiếng Anh là một ví dụ.

Vả chăng, kinh nghiệm ăn nhờ ở đậu là rất một mình, mỗi người một kiểu. Bạn luôn đau nỗi đau nhớ nhà, nhưng tệ hại hơn, còn nỗi đau vong thân: tiến trình biến thân quen thành xa lạ, hờ hững. Người viết chưa gặp phải tình trạng này, nhưng hình như một số người Việt về nước đã gặp cảnh chua xót. Cứ nghe như quê hương nói mát nói mẻ: Ơ kìa, anh/chị này, tôi không quen!  Ôi nỗi xa lạ hờ hững, không phải của một dáng dấp chưa từng gặp, mà từ chính người yêu dấu, thân thương  mới ngày nào còn là của mình!

Nhưng Nguyễn Tử Lộc đã chẳng cần tới mấy chuyện đó. Chẳng cần thứ kinh nghiệm đó. Anh ở lại mãi mãi, sau 1975, vì bạo bệnh. Đám tang anh, có Nguyễn Đạt, J. Huỳnh Văn, Phạm Kiều Tùng, Phạm Hoán, tôi... đi sau quan tài. Hình như chỉ thiếu Nguyễn Tường Giang.  Sau anh là Joseph Huỳnh Văn.  Mới đây thôi (20/2/95), vậy mà cũng đã hai năm mấy rồi.


Suu-Kyi về nhà

Thơ Mỗi Ngày

Your telephone call

Your telephone call broke in
While I was writing a letter to you.
Do not disturb me when
I’m talking to you. Our two
absences cross,
and one love rips itself apart
like a bandage

Adam Zagajewski

Điện thoại em

Điện thoại em reo
Trong lúc anh đang viết thư cho em
Đừng làm phiền anh khi
anh đang nói chuyện với em chứ. Hai
cái vắng của chúng ta đụng nhau đánh cộp
Và một tình yêu rách bươm ra
như miếng băng


CLOUD

Poets build a home for us-but they themselves
can't dwell in it
(Norwid in the poorhouse, Holderlin in a tower).

At dawn mist above the forest,
a journey, the rooster's husky call,
the hospitals are shut, uncertain signals.

At noon we sit in a cafe on the square,
we observe the azure sky
and a laptop's azure screen;

a plane writes out the pilot's manifesto
in clear, white script,
perfectly legible to the farsighted.

Azure is a color that happily
promises great events,
and then sits back and waits.

A leaden cloud draws close,
terrified pigeons rise
gracelessly into the air.

Storms and hailstones gather
in dark streets and squares,
and yet the light doesn't die.

Poets, invisible like miners,
hidden in the shafts,
build a home for us:

lofty rooms rise
with Venetian windows,
splendid palaces,

but they themselves
can't dwell in it:

Norwid in the poorhouse, Holderlin in a tower;
the jet's lonely pilot
hums a lullaby; awaken, Earth.

Adam Zagajewski: Unseen Hand


Mây

Thi sĩ xây nhà cho chúng ra – nhưng họ thì không thể ở trong đó
(Norwid trong viện tế bần, Holderlin, một ngọn tháp)

Rạng đông, sương mù trên khu rừng
một chuyến đi, tiếng gọi khàn khàn của con gà trống
Bịnh viện đóng cửa, những tín hiệu không rõ rệt

Trưa, chúng ta ngồi cà phê quảng trường Bưu Điện Xề Gòn
Nhìn bầu trời thiên thanh
Và màn hình thiên thanh của cái laptop

Một cái máy bay vẽ ra bản tuyên ngôn của viên phi công
bằng 1 thứ chữ sáng sủa, màu trắng
đọc thật rõ với những kẻ viễn thị

Thiên thanh là màu hớn hở
hứa hẹn những sự kiện lớn
rồi ngồi xuống, và đợi

Một đám mây màu chì tới gần
Đám bồ câu khiếp sợ bay lên,
chẳng tí duyên dáng, vào bầu trời

Dông tố, mưa đá tụ tập
Trong những con phố và quảng trường
Tuy nhiên ánh sáng đếch, hoặc chưa, chịu chết

Thi sĩ, vô hình như mấy anh thợ mỏ
ẩn náu trong hầm
Xây nhà cho chúng ta

Những căn phòng cao ngất dâng lên
với những cửa sổ Vienne
những cung điện tuyệt trần

Nhưng, chính họ - những thi sĩ, trong có GCC, tất nhiên –
không thể ở, trong đó.

Norwid trong viện tế bần, Holderlin trong 1 ngọn tháp;
Viên phi công ư ử một bài ru em
Hãy thức giấc, Trái Đất



*

Lục bát Tô Thùy Yên

*


*

Nhân nói đến lục bát, mới đọc bài viết của DTL về Lục Bát Cung Trầm Tưởng, và bỗng nhớ tới Phan Nhật Nam, lần “mới” gặp Tháng Tám năm ngoái. Anh phán, lục bát đúng là cửa tử của thơ Mít. Gấu phản biện, phải nói, nó còn là cửa sinh nữa, thí dụ lục bát CTT, lục bát Viên Linh.... và dẫn câu của Brodsky, thơ vần, nói chung, thơ cổ điển...  cho thấy rõ sự kém cỏi của những nhà thơ dởm, bắt đầu làm thơ bằng thơ tự do.
Ý này thì Borges cũng đã nói rồi.

Nhưng quả thế thật. GCC rất sợ thơ lục bát của những đấng đếch làm được thơ, đếch phải thi sĩ!

Cứ thấy lục bát là co rúm người lại!

Thơ lục bát Cung Trầm Tưởng còn rất nhiều bài hay, đâu chỉ có mấy bài PD phổ nhạc. DTL, cũng nhà thơ, đúng ra nên viết về những bài được ít nói đến mới phải. Bài viết của bạn ta nhảm, chẳng nói được tí chó gì về cõi thơ lục bát, của CTT, cũng như của nhiều nhà thơ khác.

Hai câu thơ lục bát sau đây của CTT mà chẳng bảnh sao:

Tháng Giêng buốt sẻ đôi đằng
Nửa chì mưa đục, nửa băng giá hồn
[Nhớ đại khái, không biết có đúng không]

GCC cũng có tí kỷ niệm với CTT. Ông có ghé nhà Gấu, khi Gấu chưa có Gấu Cái, [BHD thì cũng không còn, hà hà!], và căn nhà còn là nơi tụ họp bạn Xì Tẩy, và Gấu khi đó nổi danh là "Mòng", và CTT, cũng như MT, là những đại cao thủ trong cõi Xì Tẩy.
Mai Thảo "đến chỉ một lần", sau đó, phán, trên chốn giang hồ, ăn tiền của tụi nó thấy tội quá!
Toàn thứ học đòi đánh Xì, mua con Ách thứ năm, thứ sáu...
Ý MT muốn nói, nhìn thấy trên mặt bàn có ba con Xì rồi, thì thứ Mòng, như Gấu, vẫn tin, còn 1 con nữa nằm trong cỗ bài, đâu có biết là nó là con Tẩy nằm dưới đáy chiếu bài!
Về nick Mòng này, Phạm Đình Chương nói, “lịch sự” hơn. Ông là bạn của Hiếu Chân, ông anh rể của Gấu, và chắc có nghe MT loan truyền về Gấu Mòng.
Và bèn nói với HC, anh có thằng em nổi tiếng “phong nhã” trên chốn giang hồ!

Lên xe tiễn em đi , chưa bao giờ buồn "xế"!

Giới thiệu Cung Trầm Tưởng, tốt nhất, là một người sống cùng thời với ông, và sống những ngày "chưa" chiến tranh, tuyệt vời [chiến tranh chưa hứa hèn những điều khủng khiếp], của Miền Nam, như ông.
Thời của "Paris có gì lạ không em"?  "Ga Lyon đèn vàng", "Cho anh một tí Paris.... "
Những bài thơ tình của thời đó, mới đích thực là thơ "thời cuộc".
 
"Tình nhớ" mà mắc mớ gì tới phản chiến?, "ông bạn" Đặng Tiến có lẽ đi Paris mất tiêu rồi, không sống "Những ngày ở Sài Gòn", khi đó, nên không cảm nhận ra chăng?
Xin đừng nghĩ là Gấu chọc quê: Những ngày đẹp như thế, bỏ qua, ai mà không tiếc?

Ui chao, mấy cách đây chỉ vài... phút, ông bạn nhà thơ hậu duệ Cao Chu Thần, mail cho Gấu, mà còn nhắc tới cái câu, "Buổi sáng tôi chào Good Evening..." để mà xuýt xoa, cảm khái, tiếc hùi hụi "không khí thời chưa chín" [chưa chiến]

Nơi tôi làm việc là tầng lầu trên cùng một building, bất động sản của người Pháp; tôi là chuyên viên kỹ thuật lo sửa chữa máy móc, trông coi đường dây liên lạc vô tuyến điện thoại, viễn ký, viễn ảnh từ Sài Gòn tới những thành phố lớn, thủ đô các quốc gia trên thế giới. Do hoàn cảnh địa dư, buổi sáng tôi có thể chào buổi chiều, "Good Evening", với một đồng nghiệp ở California; nếu rảnh rang, tôi có thể hỏi thăm hoặc bông đùa đôi câu với một nữ điện thoại viên ở Hongkong, hoặc Tokyo… Buổi chiều, tôi có thể biết thời tiết một Paris buổi sáng; tôi hỏi thăm những đồng nghiệp không bao giờ gặp mặt, có phải tuyết bắt đầu rơi, mùa đông ở nơi xa xôi đó có gì tương tự với những ngày giá lạnh của miền quê hương cũ…

Những ngày ở Sài Gòn (1965)

Giấc mơ Paris chính là giấc mơ phản chiến.
Một mai qua cơn mê, anh bèn đi Paris, anh bèn làm thi sĩ!
*

Gấu này cũng có một vài kỷ niệm với Cung Trầm Tưởng.
Gấu quen ông, cùng thời gian quen... Cao Bồi. Cũng trên cái chiếu xì, tại nhà Gấu. Cao Bồi hình như chỉ ghé một, hoặc hai lần. Hai người hình như cũng không quen nhau. Cái nhà nhà nước cấp, khi Gấu còn độc thân, ở chung cư NBK, sau này, rước Gấu Cái, bằng thuyền, từ Cai Lậy về, đám bạn Xì bèn dạt qua nhà NDT, cũng kế bên, cũng thuộc một chung cư, khác, của Bưu Điện.

Nhưng với thi sĩ, với thơ, tuyệt nhất là những vần lục bát của ông.

Mùa đi bỏ lại gốc dừa cội măng
Tháng Giêng buốt sẻ đôi đằng
Nửa chì mưa đục nửa băng giá hồn

Đọc, một phát, ở trong cái "không khí thời chưa chín" đó, là nó bèn cắm sâu vào hồn bạn.
*

Pamuk, trong Hồi Ức Istanbul, có nói đến cái không khí tuyệt vời trước khi tai họa đổ ập xuống:

Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em những ngày sắp tới [khi ở trong Trại Tù VC]
 
Đúng là cái không khí của thời của Gấu, thập niên 1960. Viết về cái thời đó, không dễ, cả ở hai phiá của cuộc chiến. Gấu muốn nói, giữa mấy anh VC nằm vùng, và lớp người như Gấu, không thể nào chọn VC được.

Cái bát cơm tám thơm quá thơm, thành ra ngần ngại.
[Câu này là muốn nhắc tới “dụ ngôn” của Nguyễn Đức Quỳnh, CS như chén cơm gạo Tám Thơm, trộn thuốc độc, Quốc Gia như chén cơm gạo hẩm, trộn cứt]

Lạc Đường là một thí dụ. So với nó, thái độ ngậm miệng ăn tiền, [hitman], của HPNT, coi bộ lại.. có lý!
Gấu đọc Lạc Đường, chịu không nổi, thú thực.
Sượng quá, biến thành hà!
[Thân em như củ khoai hà, cho chó lảng, cho gà gà chê!]

Điều này, có một tay, viết blog, lạ làm sao tiên đoán được:

Hồi ký và tiểu sử: hai thể loại hung hiểm, có thể làm gãy tay bất kỳ ai dám chạm vào.
Blog Nhị Linh

Nothing reveals a poet's weakness like classic verse and that why it's so universally dodged
Brodsky [Intro to Anna Akhmatova's Poems, selected and edited by Lyn Coffin. Norton]

Không gì tố cáo cái yếu kém của một nhà thơ cho bằng thơ cổ điển, và chính vì thế mà mấy nhà thơ Mít dởm của chúng ta tránh nó như tránh... hủi!

Thơ lục bát: Một duyên phận long đong
TYT

Note: Tay này đặt ngược vấn đề!
Thơ lục bát không long đong, nhưng nhà thơ long đong, nếu đụng vô nó, mà không đủ nội lực.
Đây là nhận định của hơn 1 nhà văn, nhà thơ, trên thế giới, khi cho rằng, ‘truyền thống’, trong có lục bát, tất nhiên, là một thách đố, đối với những nhà thơ dởm, và chính vì nó, truyền thống [ở đây, là lục bát], mà đẻ ra ba thứ thơ nhảm nhí, như tự do, không vần, tân hình thức, những nhà thơ cách tân, canh tân, hậu vệ, mở miệng....!
Trong quá khứ, cũng có hơn 1 nhà thơ Mít, đụng vô lục bát, mà thành công, thí dụ, Cung Trầm Tưởng, [Bùi Giáng nữa, ở 1 số bài, thí dụ như khi ông dịch Apollinaire], Đồng Đức Bốn, Viên Linh, [nhớ đại khái vài cái tên]
TTT phải đến khi vô tù mới trở lại được với truyền thống, một phần là vì hoàn cảnh, cái khó nó bó cái khôn, nhưng theo Gấu, chính ở trong tù ông mới ngộ ra được truyền thống, một phần là do, cái gọi là bạo lực trong thơ của ông tới được cõi viên mãn của nó: thiền.
Source

 Cung Trầm Tưởng 

Đêm Sinh Nhật

mưa rơi đêm lạnh Saigon
mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi?
mưa hay trời cũng thế thôi
đời nay biển lạnh, mưa bồi đất hoang.
hồn tu kín xứ đa mang
chóng hao tâm thể, sớm vàng lượng xuân
niềm tin tay trắng cơ bần
cuối hoàng hôn lịm bóng thần tượng xưa.
đêm nay trời khóc trời mưa
gió lùa ẩm đục, trời đưa thu về
trời hay thi khóc ủ ê?
cổ cao áo kín đi về buồn tôi.

Nguồn Dac Trung


 Liu Xiaobo

Bi Khúc Bốn Tháng Sáu

Phiên Khúc 17

Bắc Kinh, khuya 1/6/1991
Tưởng niệm năm thứ nhì ngày 4/6

Dâng Tặng:

Em đã không nghe ba mẹ khuyên ngăn, trốn khỏi nhà qua khung cửa nhỏ nhà vệ sinh, khi em cầm ngọn cờ ngã xuống, tuổi mới mười bảy. Tôi thì vẫn sống, đã 36. Trước vong linh em, còn sống tiếp chính là phạm tội, làm thơ tặng em càng là một sự sỉ nhục. Kẻ sống phải câm miệng, lắng nghe lời từ mộ phần. Viết thơ cho em, tôi không xứng. Tuổi mười bảy của em vượt lên hết thày ngôn ngữ và vật kiến tạo bởi bàn tay con người. 

Tôi vẫn sống
Còn có cái danh thối không lớn không nhỏ
Tôi không có can đảm và tư cách
Cầm một bó hoa tươi hoặc một bài thơ
Bước tới trước nụ cười mười bảy tuổi 

Tôi biết
Mười bảy tuổi không có bất kỳ oán trách nào 

Tuổi mười bảy cho tôi biết
Đời sống đơn sơ không hoa lệ
Như sa mạc nhìn không thấy tận cùng
Không cần cây cỏ không cần nước
Không cần hoa điểm tô
Cũng đã có thể gánh chịu mặt trời bạo ngược 

Mười bảy tuổi ngã xuống trên đường
Đường từ đó mất hút
Mười bảy tuổi ngủ giấc dài trong bùn đất
An lành như trang sách
Mười bảy tuổi đến với đời
Không luyến lụy điều gì
Ngoài lứa tuổi thơ ngây trong trắng
Mười bảy tuổi khi ngừng hơi thở
Không tuyệt vọng, như là kỳ tích
Đạn xuyên qua dãy núi
Co thắt làm nước biển điên cuồng
Vào thời khắc tất cả loài hoa,
Chỉ có một màu
Mười bảy tuổi không có tuyệt vọng
Không hề tuyệt vọng
Mười bảy tuổi tình yêu chưa tròn vẹn
Để lại cho người mẹ tóc bạc kín đầu 

Người mẹ đã khóa trái cửa, nhốt chặt
Tuổi mười bảy ở nhà
Người mẹ từng cắt đứt huyết thống gia tộc cao quý
dưới ngọn cờ hồng
Được ánh mắt em, lúc lâm chung, thức tỉnh
Bà đem di chúc của mười bảy tuổi
Đi khắp tất cả mộ phần
Mỗi một lần bà sắp quỵ ngã
Mười bảy tuổi đều dùng hơi thở vong linh
Đỡ bà đứng vững
Dìu bà lên đường 

Vượt lên lứa tuổi
Vượt lên cái chết
Mười bảy tuổi
Đã vĩnh hằng. 



TTT 2012

Bếp Lửa trong văn chương


Ghi chú trong ngày

Công nhân bây giờ không còn là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
TDBC

Anh hề VC nằm vùng này có bao giờ tự hỏi, có khi nào công nhân là giai cấp lãnh đạo?

Đọc những dòng anh ta viết về chế độ VNCH mới cực nhảm:

Những người tự nhận là “quốc gia”, trước đây thuộc Việt Nam Cộng Hòa và những người chống cộng triệt để tin rằng chỉ có lật đổ chế độ cộng sản hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể xây dựng lại đất nước. Họ cho rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước 1975 mới là chế độ dân chủ tự do, hơn hẳn chế độ hiện nay và mơ ước “bao giờ cho đến ngày xưa”. Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản và Việt Nam Cộng Hòa chỉ là một chế độ dân chủ phôi thai, còn rất nhiều khiếm khuyết và sự bất tài, yếu kém của những người lãnh đạo chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thua trận và tan rã của Việt Nam Cộng Hòa.

Có ai mơ mộng chuyện “bao giờ cho đến ngày xưa” đâu, nhưng anh hề này cũng phải nhận ra 1 điều VNCH là chế độ bảnh nhất, của nước Mít. Đây là 1 sự thực lịch sử.
Dân Mít mong, giá mà có 1 chế độ VC như nó, bây giờ, thì đỡ khổ, chứ đâu có phải là chuyện “bao giờ cho đến ngày xưa”?
Chẳng thế mà 1 tên VC chính hiệu, Đông A, B mà cũng còn nhận ra “sự thực lịch sử”, chế độ ta khốn kiếp hơn chế độ Ngụy.
Không lẽ tên VC này cũng mơ “bao giờ cho đến ngày xưa”?

Dân Mít thực sự không cần một đảng phái, mà chỉ cần 1 người. Một người như “the Lady”, một người như Solzhenitsyn, một người như Liu Xiaobo, như Mandela, thí dụ. Dân Mít quá sợ Đảng, Phong Trào rồi, vì chúng, thằng nào cũng khôn, nhất là lũ Bắc Kít, có thằng nào chịu thằng nào đâu?
Đầu óc như thế mà cũng viết mới lách.
Lúc nào cũng nghĩ Ngụy là Kít, Cách Mạng là số 1, thì làm sao khá được?
NQT

Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản….

VNCH có khi nào có ý nghĩ...  lật đổ chế độ cộng sản?
Nó có.... Bắc Tiến bao giờ đâu?
Cái sự thua trận tan rã của VNCH thì có rất nhiều lý do, và có thể nói, nó phải như thế, để lòi ra cái lũ VC như hiện nay, cũng nên!

*

Đây cũng là 1 con đường, mà đám khốn kiếp VC nằm vùng đã từng vọng tưởng:

Trách nhiệm của HPNT, trong vụ Mậu Thân Huế, là: Ông không trực tiếp giết người, nhưng xúi người ta làm thịt người. Một cách nào đó, trường hợp của ông tương tự như của Heidegger.
Chính cái không khí Huế, trước đó, cái khí thế bừng bừng của Cách Mạng mà người hùng có mặt trên từng cây số, đã đưa đến thảm sát Mậu Thân.

&

Những con đường của một tư tưởng: Số đặc biệt về Heidegger

Heidegger, la question du Nazisme: Heidegger và vấn đề Nazi. Liệu cảm tình của Heidegger, hoặc sâu thẳm, hoặc nhất thời, với Nazi, làm tổn thương toàn bộ tư tưởng, triết học của ông?
Une trahison de la philosophie dès Être et Temps: Một sự phản bội ngay từ Hữu thể và Thời gian. Triết gia Heidegger, chính ông ta, đã chịu thần phục ý thức hệ Nazi, và đem cả triết học đặt dưới chân ý thức hệ đó.
Nazi, par conviction profonde. Heidegger không phải chỉ gia nhập chủ nghĩa Nazi. Ông là một Nazi từ trong xương trong tuỷ, par conviction.
[Le Magazine Littéraire số Tháng Sáu 2001]
*

HPNT hỏi Văn Cao, sao bặt tiếng sau Cách Mạng Mùa Thu, và Văn Cao trả lời, do cái vụ giết người nên không làm sao làm nhạc có lời được nữa.
Sự thực, như GCC đoán mò, Văn  Cao muốn nói tới "hai lần trách nhiệm" của ông, trong Cách Mạng Mùa Thu, vừa đích thân làm đồ tể, vừa làm đồ tể gián tiếp qua bài Tiến Quân Ca.
Gấu nghĩ, HPNT không đủ "cảm quan" để đọc ra điều này.
Thành thử, ông chỉ lo đính chính, ông không tự tay giết người. (1)

Thú thực Gấu rất tởm đám VC nằm vùng, không phải vì chúng nằm vùng, mà vì sau đó, không có tên nào nói được 1 câu nào ra hồn, hay có được thái độ, ứng xử nào coi được, thí dụ như Jane Fonda, chẳng hạn.
Chế độ VHCH, cứ lấy 1 thí dụ, những dân biểu Hạ Viện chẳng hạn, hoàn toàn do dân bầu ra. Gấu có anh bạn, Trần Công Quốc, có thế lực nào đâu, đi từng nhà xin phiếu, dân tin anh bỏ phiếu cho anh, làm gì có 1 tên đại diện nào của VC được như thế, tên khốn nằm vùng này phải biết hơn ai hết sự thực rành rành ra như thế. Vậy mà xưng xưng viết:

Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản và Việt Nam Cộng Hòa chỉ là một chế độ dân chủ phôi thai, còn rất nhiều khiếm khuyết và sự bất tài, yếu kém của những người lãnh đạo chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thua trận và tan rã của Việt Nam Cộng Hòa.

Bất tài? Một tên học lớp 1 chăn trâu, thì có tài ư?
Mi có cách nào hữu hiệu không, để lật đổ chế độ CS hiện nay?
VNCH ở Miền Nam làm sao lật đổ chế độ CS ở Miền Bắc?
Sao mi không kể, trong những nguyên nhân tan rã của Miền Nam VNCH là do dung dưỡng những tên VC nằm vùng như mi? Có khi nào mi “đau”, vì đã đóng góp không nhỏ vào nguyên nhân đó, như một PXA, thí dụ, đến nỗi chết không nhắm mắt, hay Võ Đại Tướng, không thể… chết được, cứ sống hoài mà năn năn tội lỗi?

Có bao giờ mi cảm thấy nhục, vì là 1 tên VC nằm vùng?

NQT


Lolita vs BHD



Cali Tháng Tám 2011

Thú thực Gấu không nghĩ có ngày được đọc lại những trang TSVC. Đọc 1 phát, là kỷ niệm cũ những ngày mới quen Joseph Huỳnh Văn trở lại. Cái truyện ngắn dịch Joyce, anh thích lắm, cái dòng giới thiệu, “mười lăm truyện ngắn trong Dubliners đúng là mười lăm mảnh đời xé ra từ xứ Ái nhĩ lan, từ thành phố Dublin nghèo khổ.”

Không có Joseph, không có Tử Lộc, là GCC không viết cho tờ TSVC. Lúc đó GCC quá chán đời rồi. Quá chán viết nữa. Bao nhiêu bài viết phê bình đọc sách, dịch dọt, vứt thùng rác sạch, thế rồi bây giờ lại được đọc lại, trước khi đi xa, cảm khái chi đâu.

Sau 1975, GCC chỉ còn có 1 người bạn, là Joseph HV.

Trước 1972, thì cũng đã thế rồi. Những lần chịu không nổi, là mò tới anh, anh bày 1 cái chiếu ra ở dưới bếp, không phải chỉ để nhậu, mà là để cho thằng bạn mình ngồi xuống, khóc.

Đến nhà như thế, mà hầu như chưa 1 lần Gấu nói gì với mấy đứa nhỏ, cũng như bà xã anh, dù 1 câu chào hỏi.
Nhớ có lần khóc khủng khiếp quá, rống lên như bò, chắc thế, cả nhà chạy xuống bếp, bà xã anh và mấy đứa nhìn Gấu sợ quá, không hiểu chuyện gì xẩy ra

Lần nói chuyện đầu tiên với bà xã anh, là qua điện thoại, sau khi anh mất. Bà có vẻ bực đám bạn trẻ, sau 1975. Theo Bà, mấy người bạn cùng ngồi bàn cà phê bữa đó giá mà biết anh bị tim, ngất đi, cứ để anh nằm xuống, nghỉ ngơi một lát, có thể anh chưa mất. Họ hoảng quá chở anh tới 1 tay bác sĩ ở gần đó, tay này hoảng quá, kêu chở ngay đi nhà thương, do di chuyển nhiều, vết thương vỡ ra...
Không phải như vậy, theo NDT, cũng có mặt bữa đó. Anh nói, Joseph đang ngồi, gục xuống, và đi liền lúc đó....
Ghi lại ở đây, để gia đình hiểu rõ về lúc ra đi của anh.

Chỉ có mấy người bạn cũ của anh ấy những ngày trước 1975 là tôi còn nhớ, chị viết, trong mẩu giấy gửi anh bạn, nhà thơ HT, thay mặt Gấu tới nhà đốt nén hương trước bàn thờ của anh.

Lạ là GCC không phải thứ hay khóc, trước người khác, tuy bi lụy. Như thể có 1 đấng nào đó biết, GCC rất cần khóc, nên ban cho Gấu Joseph HV. Anh nói, mi bi lụy quá.
Và với NLV: Tội thằng Trụ quá.
Y chang Bà Trẻ của Gấu than thở, uổng quá, mi dư sức đi tu, làm đệ tử Phật, nhưng bi lụy quá, thành ra sống cũng khó, mong gì tu.
Rồi những bài thơ của Joseph nữa. Những bài viết của Tử Lộc.
Cám  ơn tất cả các bạn, và… quê nhà, ở bên đó.

NQT

Ui chao, giá mà Gấu đi tu, nhỉ!
Không đi tu thì thờ Cô Ba cũng thế!
Hà,, hà!

Từ trước 1975, đúng hơn, từ lúc xin làm đệ tử Cô Ba, Gấu gần như chẳng gặp bạn văn, đừng nói bạn quí. Điều mà Gấu tự hào, là chưa từng ngửa tay xin tiền bạn, để đi hút, hoặc chích; trước 1975, thì cũng dễ, nhưng cả sau 1975; và điều này là nhờ Gấu Cái, bà lo gia đình, lo mấy đứa nhỏ, Gấu chi phải lo cho thân Gấu, về mặt cơm đen!
Bạn C có lần ra Bưu Điện kiếm Gấu, trao tiền [hình như 20 đô, hồi đó quí lắm, của bạn Luận, 1 trong Thất Hiền từ Mẽo gửi về cho], mà còn phải gật gù khen, cậu hơn tớ, tớ chẳng biết kiếm tiền, chỉ trông vào Viện Trợ Mẽo!
Ý anh muốn nói, từ bà con đi thoát được. Nhưng cái cụm từ “Viện Trợ Mẽo” còn có ý nghĩa khác: Thời gian Gấu còn ăn bám bà cụ C, mỗi lần bà cô của bạn C. tức phu nhân Đại Tá Út, tỉnh trưởng Bạc Liêu, về Sài Gòn, là bạn C trịnh trọng thông báo Thất Hiền, Viện Trợ Mỹ tới rồi, hà, hà!
Cho tới khi gặp Joseph.
Biết anh cùng đám bạn cũ của Gấu làm tờ TSVC, Gấu vì quá quí anh nên cầm lại cây viết.
Không phải hoàn toàn không cầm đến cây viết, nhưng chỉ những khi kẹt quá, thì đành ghé VL, lấy tiền, rồi sau đó, viết bài cho tờ TT, trừ.

Sau này, về già, Gấu tự hỏi, giả như tình cờ gặp bạn quí, ngửa tay xin tiền đi chích, thì sao, nhỉ?

Hà, hà!