Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


1.10.2013

*

Đà Lạt (1)

*

Đà Lạt 1969

Đà Lạt

[Viết bên lề MCNK]

1

Thanh Tâm Tuyền, ngoài Một Chủ Nhật Khác, còn một truyện dài bỏ dở, lấy bối cảnh là Đà Lạt, hồi đó đăng từng kỳ, hình như là trên tờ Thời Tập của Viên Linh.

Giấu Mặt.

Tuy mới được đâu mấy kỳ báo, nhưng, một trong những nhân vật chính của nó, là một cô bé đã gây ấn tượng nơi người đọc.

Gấu cũng có vài kỷ niệm về Đà Lạt. Toàn những kỷ niệm để đời!
Đúng ra phải nói, ba thành phố làm thành "tam giác tình" của Gấu, là Hà Nội - Sài Gòn - Đà Lạt.

Gấu lên Đà Lạt lần đầu, thăm ông bạn Huỳnh Phan Anh đang học sư phạm triết. Gấu tốt nghiệp trường Bưu Điện, đang chờ đi làm. Đám công chức làm từ thời Tây gọi là chờ "nominer" [gọi tên đi làm].
Đi cùng ông anh BHD, cũng bạn HPA.
Đó là vào một dịp Giáng Sinh. Cả bọn uống rượu, say bí tỉ, ngất nga nngất ngư lên xuống những con dốc, la hét, văng tục, y hệt mấy tay lính lê dương, Hà Nội, và những ngày trước 1954.
Nhưng sau, Gấu hiểu. Tại  lạnh. Nhờ đọc Faulkner và chợt bật ra nỗi nhớ lạnh.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết. Ông viết.

Nhưng, liệu nó còn là dấu báo, tiên đoán tâm trạng 'lê dương', lưu vong, làm thuê đánh muớn, ăn nhờ ở đậu, mãi sau này, khi đã đi ra nước ngoài?
Lần đi  Đà Lạt ngay sau khi lấy vợ. Một mình. Lên ở nhà anh bạn trưởng đài vô tuyến điện Đà Lạt. Đi chơi với bạn của thằng em đã tử trận, lúc đó là sĩ quan dù đóng tại Đà Lạt. Thằng em này quen ca sĩ, lúc đó tuy chưa nổi tiếng như sau này, nhưng cũng đã nổi tiếng lắm rồi, ở thành phố Đà Lạt. Đó là Mai, còn gọi là Mai Đen. Sau này, hình như thời gian phòng trà bị cháy, cô bỏ Đà Lạt, về Sài Gòn, đi hát du ca, và trở thành Khánh Ly.
Gấu có ghé nhà cô Mai, uống rượu. Nhà đẹp lắm, ở trên một ngọn đồi.
*

Lần đi Đà Lạt ngay sau khi lấy vợ. Một mình.
Gấu Cái, khi về già, nhớ lại, kể, lần đó, ngay sau đám cưới, mi bỏ đi Đà Lạt, ta về Cai Lậy, chỉ muốn tự tử, nhưng nghĩ đến cái thai trong bụng, không đành, lại cố sống…

*

Harper's April 2013

Vô đề

Tất cả những gì tớ muốn
Là nhậu với bà xã của tớ

Một ly rượu đỏ không bao giờ cạn
Cả hai trên sàn nhà

Những tên cà chớn sẽ nghĩ thế nào?
Khi nhìn hai đứa tớ?

Đời của hai đứa mi mới thê thảm làm sao
Chán chường và lầm lạc

Khi bà xã tớ phải đi ra phố
Và tớ ở nhà
Tớ chỉ muốn khóc

Trăng kia, trên tàng cây
Sao ánh trăng chua xót đến như thế

Chẳng có cuốn sách nào
Hôn tớ được như bà xã tớ hôn tớ.

Bài này mà tặng "Ngày Của Vợ", giống như “Ngày Của Mẹ", nhỉ?
*
Trong bài thơ Vô Đề,
Theo K cái câu có chữ "squares" có nghĩa là :
"Kệ cha mấy tên cà chớn chê cười tụi mình . Đời tụi nó trông mà chán chết ."
Hà hà

Tks a lot.
Take care, both of U



En attendant Nobel 2013 
Trong khi chờ Nobel 2013

Thơ gửi bạn quí trong lúc chờ cùng đi xa

&

Woolf vs Duras
abt Death

Note: Woolf, GCC cực mê. Còn Duras, chỉ mê “Đập ngăn TBD”.
Tuy nhiên Duras Sadec làm nhớ tới Cô Tư Camau.
Và "bấn loạn [vấn nạn]", liệu hai nữ văn sĩ này đều là đặc sản Nam Bộ, hoặc, có gì mắc mớ?

Một bà là sex và chế độ thực dân thuộc địa.
Một bà là “Cánh đồng bất tận”, bướm nhiều hơn muỗi rừng U Minh!

*

Đây là 1 khiá cạnh khác nữa, của "vấn nạn" “Oẳn Tà Roằn": Sắc dân và Sex, vào cái thời còn mẫu quốc.

*

*

Cả hai cuốn trên được tờ Obs coi là  tuyệt tác thế giới


Sách mới về điệp viên bậc thầy

Hai cuốn về PXA, The Spy Who Loved Us, và cuốn The Perfect Spy, mỗi cuốn có một ‘ẩn dụ’ của riêng nó, chỉ ở nội cái tên, chưa nói đến nội dung tác phẩm.
The Spy Who Loved Us phỏng theo một cái tít của một trong những phim James Bond, và đây là câu chuyện về anh chàng 007 làm thịt một điệp viên KGB, và em KGB, người tình của tay bị giết, thề sẽ giết 007 để trả thù, sau cùng lại mê 007.
Us ở đây, vừa là Mẽo, vừa là đô la Mẽo, bởi vì PXA đã từng viết thư xin tiền cựu đồng nghiệp, tức đám ký giả Mẽo ngày xưa, để lo cho con trai đi du học Mẽo.
Còn cuốn kia, The Perfect Spy, sử dụng đúng cái tít của một cuốn tiểu thuyết của Le Carré, và cuốn này cũng có vấn đề, anh chàng điệp viên tuyệt hảo, bậc thầy này rất thù ông bố, người đã đẩy anh vào cái nghề khốn nạn, ông bố ở đây cũng là một bố kép, chỉ nước Anh, và chỉ ông bố ruột của Le Carré, một tay lường đảo bậc thầy.
Riêng cuốn The Spy Who Loved Us, khi còn là một bài báo, đăng trên The New Yorker, vì Gấu thường xuyên đọc tờ này, nên thấy nó trước tiên, và lôi về đăng trên Tin Văn, tính vừa dịch, vừa kèm vài chi tiết, kỷ niệm về PXA mà Gấu biết qua cái tên Cao Bồi, nhưng vì là tin sốt rẻo, báo chí đua nhau dịch, thế là Gấu chán, bỏ ngang.
Tuy nhiên, khi bài đăng trên The New Yorker, số báo liền sau đó, có phản ứng từ bạn cũ của PXA, và độc giả tờ báo. Gấu có scan sau đây.
Bạn cũ và độc giả trách đám ký giả Mẽo đã góp tiền gửi cho PXA, nhưng Gấu nghĩ khác!
Đó là cách tạ tội bảnh nhất, một điệp viên bậc thầy mới nghĩ ra được!
Đừng nghĩ đến chuyện tiền bạc ở đây, dù mấy chục ngàn đô.

PXA lừa bè bạn, tháng tháng lãnh tiền Time, tối tối lén coi tài liệu mật chuyển cho VC, báo trước những chiến dịch di chuyển lính Mẽo, để VC làm thịt họ.
Vậy mà khi công thành danh toại, PXA lại nhục nhã viết thư xin tiền bạn cũ, bởi vì ông nghĩ, chỉ còn mỗi cách đó, hạ nhục mình để tạ lỗi ngày nào.
Đám bạn hiểu ra, nên mới gom tiền cho PXA.
Gấu nghĩ ra điều trên là do đọc Le Carré.
Trong Gọi Người Đã Chết, bà vợ của Smiley bỏ chồng theo trai, và khi trai bỏ, viết thư năn nỉ chồng cho mình trở về lại.
Smiley lắc đầu chịu thua.
PXA chính là cái bà vợ bỏ chồng theo trai, [làm cho Mẽo, lãnh lương Mẽo, lừa Mẽo, đưa tin cho VC làm thịt Mẽo], và cái đám bạn cũ của PXA, là Smiley, gật đầu tha thứ cho PXA.

Thư độc giả, bạn cũ của PXA, The New Yorker
1 2 3

THE SAIGON SPY

Thomas A. Bass's profile of Pham Xuan An, the Time journalist who also spied for North Vietnam, includes an interview with Frank McCulloc, An’s boss at Time's Saigon bureau ("The Spy Who Loved Us," May 23rd). Bass writes, "McCulloch remembers An with tremendous fondness and respect, and he says it was a 'great pleasure,' in 1990, to organize a subscription fund, which raised thirty-two thousand dollars, to send An's eldest son .... to journalism school at the University of North Carolina, The list of subscribers to the fund reads like a Who's Who of Vietnam War reporters." It's easy to imagine the reaction this provokes among those of us who served in Vietnam and lost comrades there, friends whose families often faced serious financial difficulties after their deaths. Anyone who wonders why active-duty military personnel and veterans distrust the mainstream media need only read those two sentences.

David Clayton Carrad
Augusta, Ga.

I was a correspondent for Time in Vietnam, and I knew Pham Xuan An for nearly ten years. While spying for the North Vietnamese, An transformed 'Time's correspondents into an inadvertent worldwide network of spies for Hanoi. Time had high-level sources who often provided classified information on the condition that it would be kept secret and used only as background, The content of these confidential briefings was circulated internally in the weekly "Time memo," which was considered so sensitive that copies were numbered and returned after a reading by the editors. The memo contained much useless gossip, but also solid-gold insider reports from the White House, the State Department, and the Pentagon. The memo was also circulated to Time bureaus around the world, which were supposed to take equal precautions, An, as a Time reporter, had access to it. I often saw him taking notes from the Saigon bureau chief's confidential reports. These would have included briefings by Generals William Westmoreland and Creighton Abrams and Ambassadors Henry Cabot Lodge and Ellsworth Bunker, which often covered operations and strategy scheduled for weeks in the future. Then An would suddenly disappear without a word, presumably to brief his comrades in the tunnels of Cu Chi. I have always questioned the American journalists who insist on romanticizing An. It is one thing to have been against the Vietnam War-many of us were-but quite another to express unconditional admiration for a man who spent a large part of his life pretending to be a journalist while helping to kill Americans.

Zalin Grant
Paris, France

“The New Yorker”


Ghi chú trong ngày

*

War in peace

James Campbell

Dân Xề Gòn ngày nào rành cuốn này lắm, qua cuốn phim thần sầu, với cái tên thần sầu, Khi vưỡn còn đực rựa trên thế gian này:

Tant qu'il y aura des hommes

*

GCC coi phim này, đúng lúc mới lớn, với cuộc chiến ở trước mặt, và không làm sao quên được tiếng kèn khóc bạn ở trong phim.

Cuốn tiểu thuyết, ngay khi được in ra, là đã bị cắt bỏ rất nhiều. Và theo như tay điểm sách trên TLS, thì nhờ cắt bỏ nên mới hay! Chúng ta gặp trường hợp của Raymond Carver ở đây, và câu hỏi, không có tay biên tập, liệu Carver trở thành nhà văn thần sầu của thứ truyện cực ngắn? 

Normail Mailer phán về James Jones, và những người cùng thời với ông, “tài năng ở trong phòng” hiện thời:

In "Evaluations", an infamous essay written in 1959, Norman Mailer dispatched the current "talent in the room" in a sequence of pugnacious deliveries: Saul Bellow "knows words but writes in a style I find self-willed .... I cannot take him seriously"; Truman Capote "has given no evidence that he is serious about the deep resources of the novel"; J. D. Salinger was "the greatest mind ever to stay in prep school" [nhà văn lớn lao nhất của…  prep school]; James Baldwin was "too charming a writer to be major ... the best of his paragraphs are sprayed with perfume". Gore Vidal, William Styron and a dozen other contenders were left seeing stars. The essay, published in Advertisements for Myself, is remembered for its belligerence - though many of Mailer's verdicts endure - but it extended the occasional embrace as well, none more bearish than in its opening sentence: "The only one of my contemporaries who I felt had more talent than myself was James Jones". Jones was, moreover, "the one writer of my time for whom I felt any love". From Here to Eternity, the first of Jones's (by then) three novels was not only the best book about the experience of being a soldier in the Second World War, but seemed to Mailer to be "the best American novel since the war ... it has the force of few novels one could name". America had farmed a home-grown War and Peace, it seemed. Jones himself was not above marking his achievement at a high value, even before the novel appeared in print.

"I, personally, believe it will stack up with Stendhal's Waterloo or Tolstoy's Austerlitz", he advised his editor at Scribner's, Burroughs Mitchell, on submitting the final chapter - a "tour de force" - in 1949. "That was what I was aiming at, and wanted to do, and I think it does it." At the very least - not that the debutant would be satisfied with that - From Here to Eternity was a satisfactory response by a member of the younger generation to the writers who had seen action in the First World War, Hemingway foremost among them in readers' minds. "We must remember people will be reading this book a couple hundred years after I'm dead."

Bảnh hơn cả Nguyễn Du, tác giả chắc nịch, vài trăm năm sau, sau khi tớ chết rồi, thiên hạ vưỡn tìm đọc “Từ Đây Tới Vĩnh Cửu”, và nó được đặt kế bên Stendhal's Waterloo, hay Tolstoy's Austerlitz".


The fiction of John le Carré

ON JANUARY 23RD 1963 Kim Philby, a British spy (and one-time contributor to The Economist) disappeared following his defection to the Soviet Union. Nine months later “The Spy Who Came in from the Cold” was published. It was the third novel from John le Carré, the pseudonym for David John Moore Cornwell, an unknown 30-year-old writer who was working as an intelligence officer in Bonn. It was fiction, but the book seemed to reflect the larger reality of the cold war. It also changed the face of the thriller genre forever.

Prospero

Ngày 23 Tháng Giêng, 1963, Kim Philby, gián điệp Anh (cộng tác viên một thời cho Người Kinh Tế) chuồn qua Xô Viết. Chín tháng sau, “Điệp Viên Từ Miền Lạnh" ra lò.
Giả tưởng, tất nhiên, nhưng hình như nó còn thực hơn cả sự thực, phản chiếu một thực tại rộng lớn hơn, cái gọi là Cuộc Chiến Lạnh.
Bảnh hơn nữa, nó xuất  hiện, và sau đó, tiểu thuyết điệp viên thay đổi hẳn, không còn như trước nữa.

*

John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…

 Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).

 Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.

 Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!

 

1
Checkpoint  

The American handed Leamas another cup of coffee and said, "Why don't you go back and sleep? We can ring you if he shows up."
Leamas said nothing, just stared through the window of the checkpoint, along the empty street.
"You can't wait forever, sir. Maybe he'll come some other time. We can have the Polizei contact the Agency: you can be back here in twenty minutes."
"No," said Leamas, "it's nearly dark now."
"But you can't wait forever; he's nine hours over schedule. "
"If you want to go, go. You've been very good," Leamas added. "I'll tell Kramer you've been damn good."          
"But how long will you wait?"
"Until he comes." Leamas walked to the observation window and stood between the two motionless policemen. Their binoculars were trained on the Eastern checkpoint.
"He's waiting for the dark," Leamas muttered, "I know he is."
"This morning you said he'd come across with the workmen."
Leamas turned on him.
"Agents aren't airplanes. They don't have schedules. He's blown, he's on the run, he's frightened. Mundt's....

[Trang đầu cuốn The Spy]

Giới tuyến

Anh chàng người Mỹ đưa cho Leamas một tách cà phê và nói:
- Sao ông không về ngủ đi? Chúng tôi có thể điện thoại cho ông biết nếu thấy hắn xuất hiện.
Leamas không nói gì cả, chỉ nhìn chăm chăm qua khung cửa sổ của trạm gác, dọc theo con đường vắng tanh.
- Ông không thể đợi mãi. Có thể hắn sẽ tới vào một lúc khác. Chúng tôi có thể cho Poliezei liên lạc với cơ quan và ông có thể trở lại đây trong vòng hai mươi phút.
Leamas trả lời
- Không, gần tối rồi
- Nhưng ông không thể đợi mãi, hắn đã trễ hẹn chín tiếng đồng hồ rồi.
- Nếu anh muố đi, thì cứ đi. Anh đã làm việc chu tất.
Leamas nói thêm :
- Tôi sẽ cho Kramer biết là anh đã tỏ ra rất giỏi
- Nhưng ông sẽ đợi bao lâu?
- Đến khi hắn tới.
Leamas bước đến cửa sổ và đứng giữa hai viên cảnh sát bất động. Ống nhòm của họ đang hướng về phía nút chặn phía Đông
Leamas khẽ bảo :
- Anh ta đang đợi trời tối. Tôi biết thế.
- Sáng nay ông nói với anh ta sẽ tới với bọn thợ.
Leamas quay lại:
- Điệp viên không phải là máy bay. Họ không có thời biểu. Anh ta bị lộ, đang chạy trốn, đang sợ hãi. Mundt đang bám theo anh ta, ngay lúc này. Anh ta chỉ có một cơ hội. Hãy để anh ta chọn lựa giờ giấc.
(a)


Đoạn trên Bồ Giang dịch, post trên VN thư quán. “Checkpoint” ở đây là “Charlie Checkpoint”, giữa Đông Bá Linh và Tây Bá Linh, nổi tiếng 1 thời. NQT


*

GCC đọc The Spy, lần đầu, bản tiếng Tây, nhà sách Xuân Thu, đường Tự Do ngày nào, kế bên Quán Chùa. Bản nrf, bìa trắng. Cầm lên, đọc 1 phát, là bèn từ từ đến quầy, thò tay ra phía sau, móc bóp.
Lúc đó cày hai jobs, UPI & Bưu Điện, chưa dính Cô Ba, tiền chỉ để bao cà phê bạn quí, và mua sách, nếu không cháy túi trong 1 trận xì, tại ngay chính nhà mình!

*

"Nous ne lui demandons pas de devenir un traître. Nous lui proposons une nouvelle définition du mot loyauté."
Chúng ta đâu có đòi hắn ta phải trở thành một tên phản bội. Chúng ta chỉ đề nghị với hắn ta một định nghĩa mới về lòng trung thành.

 Le Carré, le grand réveil
Un homme très recherché
JOHN LE CARRÉ

Với cuốn mới nhất này, Kẻ bị truy nã tới chỉ, Le Carré trở lại mảnh đất của  những tác phẩm đầu tay của ông, nhưng đây là một sự tỉnh thức lớn, như Le Magazine Littéraire nhận xét.

Gấu này thú thực, cũng chỉ mê những tác phẩm thời kỳ đầu của ông, và nếu phải chọn, thì nhất, vẫn là cuốn Điện thoại dành cho người chết, Call for the Dead, và tiếp theo là Gián điệp về từ miền lạnh, The Spy who came in from the cold, bộ ba, trilogy, về Smiley…

Trong cuốn Điện thoại dành cho người chết có hai xen thật là tuyệt vời. Xen Smiley ghé tiệm giặt ủi lấy quần áo mang về nhà, và khi đứng trước cửa nhà mình, linh tính xui bảo, thay vì mở, ông giơ tay gõ cửa, và khi kẻ sát nhân đang chờ ông ở trong nhà ra mở cửa, ông nói, ông là người đi trao quần áo giặt ủi.
Xen thứ hai, là khi Smiley đánh lừa được trùm gián điệp Đông Đức gặp nữ gián điệp nhân viên, tại một rạp hát, và khi nhân viên của Smiley xin lệnh bắt, ông lắc đầu...

Cuốn Call for the Dead, Gấu đã dịch được một, hai chương, rồi bỏ ngang, tiếc quá!
Call For The Dead đọc như thơ, thế mới sướng!
Sau này, có thể do viết nhiều, cái chất thơ của văn Le Carré ngày càng bớt dần.
*
Ngược lại, hắn buồn rầu chứng kiến khoái lạc tự nhiên cứ chết dần trong hắn. Bản chất luôn khép kín, hắn thấy mình lúc này co rúm lại trước những cám dỗ của tình bạn và lòng chung thủy của con người; hắn cảnh giác hết mức, chính hắn, trước những phản ứng bộc phát. Bằng sức mạnh lý trí, hắn ép mình quan sát nhân gian với sự khách quan lâm sàng, và, bởi vì hắn không bất tử, và chắc không khỏi lỗi lầm, hắn thù ghét và ghê sợ sự giả trá của đời mình.
Nhưng Smiley là con người tình cảm, và nỗi xa xứ ngày càng làm mạnh thêm tình yêu sâu thẳm của hắn với nước Anh. Hắn ngấu nghiến những hồi ký về Oxford, vẻ đẹp, sự phóng khoáng trí tuệ, tính chậm chạp chín mùi trong những phán đoán của nó. Hắn mơ về những ngày nghỉ lộng gió mùa thu ở bến Hartland, những chuyến tản bộ dài trên những vách đá ở Cornall, mặt trơn láng, nóng bỏng trước gió biển. Đây là một cuộc sống thầm kín khác của hắn, và hắn càng ngày càng thù ghét sự xâm nhập tục tằn của nước Đức mới, những bước dậm chân và la hét của đám sinh viên đồng phục, những khuôn mặt sẹo, kiêu căng và những câu trả lời hạ cấp của họ. Hắn cũng căm tức cái lối Phân khoa xía vô môn dạy của hắn - nền văn học Đức yêu dấu của hắn. Và rồi một đêm, cái đêm khủng khiếp của mùa đông l937 khi Smiley đứng ở cửa sổ phòng mình ngắm một đám lửa trại lớn nơi sân trường Đại học: Vây quanh ngọn lửa, hàng trăm sinh viên mặt hồ hởi bóng nhẫy dưới ánh lửa bập bùng. Và họ ném hàng trăm cuốn sách của họ vào ngọn lửa ngoại đạo. Hắn biết tác giả của những cuốn sách: Thomas Mann, Heine, Lessing, và hàng loạt những người khác, và Smiley bàn tay ẩm ướt khum khum quanh đầu điếu thuốc, ngắm nhìn và thù hận, hả hê trong nỗi chiến thắng vì đã nhận diện ra kẻ thù của mình.
 l939, hắn có mặt ở Thuỵ Điển, nhân viên được bảo chứng của một hãng chế tạo vũ khí nhẹ nổi tiếng của Thụy Sĩ; mối làm ăn được ghi lùi lại ngày cho thuận tiện. Cũng để cho thuận tiện, tướng mạo của hắn đã phần nào biến cải, bởi vì Smiley khám phá ra hắn có tài nhập vai hơn hẳn cái trò thô thiển về thay đổi mái tóc hoặc thêm hàng ria mép nho nhỏ. Trong bốn năm hắn đóng vai đi đi lại lại giữa Thụy Sĩ, Thụy Điển và Đức, hắn không ngờ mình bị hoảng sợ lâu đến như thế. Hắn mắc cơn kích giật nơi mắt trái, mười lăm năm sau vẫn còn, sự căng thẳng vạch những đường hằn trên đôi má phính, trên trán. Hắn học được, làm sao để có thể không bao giờ ngủ, không bao giờ xả hơi, làm sao cảm thấy nhịp đập hoài hoài của trái tim của chính mình bất kể ngày và đêm, làm sao với tới những cực điểm của nỗi cô đơn và sự thương thân, làm sao nhận ra niềm dục vọng bất thần không đắn đo về một người đàn bà, một ly rượu, một vận động, và thuốc, bất kể thứ thuốc gì bứng đi sự căng thẳng của đời mình.
Call for the Dead

John Le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh. Sinh năm 1931. Học Đại học Berne, Oxford. Dạy học tại Eton. Sau làm Bộ Ngoại Giao, vì vậy ông không được phép dùng tên thật khi viết. Bút hiệu Le Carré, tiếng Pháp có nghĩa là hình vuông, do ông tình cờ nhìn thấy trên kính một cửa tiệm ở Luân đôn.
Tuần báo Time đã mô tả ông: Người viết truyện gián điệp số một của thời đại ông ta hiện đang sống. Và có lẽ của mọi thời.
Gọi Người Đã Chết, tác phẩm đầu tay trong đó gói ghém tất cả ước vọng của tác giả, muốn sử dụng thể loại gián điệp, một hình thức phổ cập, đại chúng, dể giải quyết những vấn đề lớn lao, như văn chương, chính trị, thời đại... Ông còn muốn tìm lại cội rễ của nó, vốn bắt nguồn từ bi hùng kịch Hy Lạp. — Màn Cuối (The Last Act) trong Gọi Người Đã Chết, độc giả, và có thể, chính tác giả cũng không tiên đoán được kẻ thù sẽ phản ứng như thế nào: Chúng sẽ làm một điều gì đó. Chắc chắn như vậy. Chúng ta còn có cơ hội...
Đối những độc giả quá quen thuộc với Smiley, nhân vật chính của Le Carré qua những tác phẩm The Spy who came in from the cold, The Smiley People... cơ hội đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. (1)

Gọi Người Đã Chết

*

Gọi người đã chết

Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Nguồn: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Được bạn: Ct. Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 9 năm 2006

Note: "Cái này", của Gấu mà!
Đâu phải của Mõ Hà Nội?
Mới có hai chương, Gấu tính dịch tiếp nhưng bận quá!
Mấy đấng hảo hán giang hồ bên Việt Nam Thư Quán ẩu quá!
NQT

Gọi Người Đã Chết

Trên VN thư quán còn thấy cuốn The spy who came in from the cold, cũng của Le Carré.
Gấu mê cuốn này lắm, mỗi lần đọc nó, là nhớ đến cảnh, lần đầu gặp nó, bản tiếng Tây, ở nhà sách Xuân Thu, cầm lên một cái là thấy cái lạnh của Đất Bắc ùa tới.
Khủng khiếp thật.
Tác giả Z. 28, biết đâu đấy, cũng cảm thấy lạnh như Gấu, bèn phóng tác, và cho Tống Văn Bình, thay vì vượt Bức Tường Bá Linh qua Đông Đức, thì vượt Bến Hải, về Hà Nội....



*

*

Love and squalor

Kẻ Xa Lạ

IT DISGUSTED him, really, how people loved "The Catcher in the Rye". It was not that Jerome David Salinger did not crave literary recognition. Growing up on Park Avenue in Manhattan, he was 15 when he first longed to be published in the New Yorker. Over beers in his 20S, when he was churning out little yams for middlebrow "slicks" such as the Saturday Evening Post, he would brag that he was better than all the greats, from Dreiser to Hemingway (though he allowed that Melville was pretty good). Tall, suave and handsome - "like a candlestick, a Giacometti statue," recalled one admirer-he swarmed about, declaring that he would one day write the great American novel. The problem was what happened when he did.
    Salinger spent ten years writing "The Catcher in the Rye" and "the rest of his life regretting it," observe David Shields and Shane Salerno in a new biography and related documentary. Since it was first published in 1951, the book has sold more than 65m copies. With Holden Caulfield, its vulnerable, jaded, teenage anti-hero, Salinger touched countless readers who were startled to discover an author who knew just how they felt. Like pilgrims, many sought him out, craving time, answers, friendship and approval. They stalked his remote cabin in Cornish, New Hampshire, where he struggled to lead a private life until he died in 2010, aged 91. "I'm a fiction writer!" he once complained to a needy fan. "If I'd have known this was going to happen, I don't think I would have started writing."
    But he loved to write. As a child he scribbled by flashlight under the covers at boarding school. As an adult he referred to his creations-not just Holden but also the sad and precocious Glass family children, Franny, Zooey, Seymour and Buddy-as if they were real people. He seemed to prefer them to his own, according to his daughter Margaret (who aired her grievances in a bruised memoir). And they kept him company long after he published his last story in the New Yorker in 1965. Apparently Salinger kept writing nearly every day until he died. To the delight of his fans, Messrs Shields and Salerno reveal that in 2015 the author's estate will begin releasing the manuscripts he left behind.
    Arranged like an oral history (awkwardly without an index), "Salinger" draws on some previously inaccessible letters and interviews with more than 200 people. Those seeking serious scholarship will be disappointed. This is an inelegant, prurient and often fascinating smorgasbord of insight and anecdotes from historians, friends and random talking heads.
    From the "Rashomon"-like chorus of voices, readers learn that Salinger could be seductively charming and ruthlessly petty. He punished editors over commas and reprimanded dates for using clichés. He also apparently had a penchant for wooing "girls at the edge of their bloom". He troublingly befriended and sometimes seduced teenage women decades his junior, only to unceremoniously abandon them on a dime. The authors un convincingly ascribe this pattern to Salinger's unconsummated first love, arguing that he was moved to revisit the terrain of that lost romance again and again.
    Salinger clearly pined for innocence. The intelligent adolescents of his stories of- ten struggled to find meaning in a world filled with "phoneys"-a struggle that mirrored his own. Spiritually hungry, he sought fulfillment in Vedanta Hinduism, and often neglected his own family (he would ultimately marry three times and have two children).
    Messrs Shields and Salerno argue that Salinger's fiction and retreat from society were largely informed by his traumatic experiences during the second world war. As a staff sergeant he fought in some of Europe's bloodiest campaigns, and pounded away at his novel in foxholes. He helped liberate a German concentration camp in 1945, which left a mark ("You never really get the smell of burning flesh out of your nose entirely," he once told his daughter). During the war he also met and admired Ernest Hemingway, who praised Salinger's ability to "write tenderly and lovingly without getting wet."
    Full of color and intrigue, "Salinger" can be gripping. It is also exactly the kind of messy, unsubtle, intrusive and speculative work the man himself understandably shunned. +


Đi tìm phê bình gia Mít

Câu phán của ông tiên chỉ VP, Mít đếch có phê bình gia, xem ra ngày càng gây ấn tượng, và tỏ ra sức mạnh “tiên tri” của nó, ở trong giới phê bình hải ngoại.
Trong nước khỏi nói.
Thầy Kuốc ngày càng tỏ ra 1 thứ dởm, và hình như Người cũng đã nhận ra sự thực cay đắng này, và hết còn khoe những tác giả ông chưa hề đọc, nhưng có nghe tên, như Roland Barthes, như Bloom, thí dụ.
Thầy Phúc thì có đọc, khi ngồi ghế nhà trường tụi mũi lõ, hẳn thế, nhưng không làm sao quên được họ.
Nói rõ hơn, bài viết nào của ông thì cũng giống như 1 bài luận, để nộp cho Thầy!
Cả 1 cuốn phê bình dầy cộm của Thầy, GCC không đọc được 1 phát hiện mới mẻ nào, về bất cứ 1 tác giả được Thầy xoa đầu cả!

Một tay đọc sách, rất cẩn trọng, và trân trọng, với nghề đọc sách, có, và theo GCC, là DNV.
Nhưng chưa làm sao tới được 1 phê bình gia.
Khó, cực khó, để trở thành phê bình gia.
Đó là sự thực.

Steiner coi phê bình gia là 1 tên hoạn. Không làm sao sáng tạo được, nên đành làm phê bình gia. Ông mở ra, “cả 1 cuốn” thần sầu của ông, Ngôn Ngữ và Câm Lặng, bằng hình ảnh nhà phê bình, nhìn ngoái lại, và thấy cái bóng “không chim” [nhìn cái bóng không thôi, mà biết ngay là thằng bị thiến, thế mới ghê!] của chính mình:

Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng.
Ai chịu làm phê bình gia, nếu có thể làm nhà văn? (1)

Note: GCC viết bài này, theo yêu cầu của quí vị độc giả TV.
Bởi là vì, 2, trong 474 "different key phrases", theo server, là, "điểm sách là gì", "phê bình là gì"….

Ui chao, giả như GCC mất súng trong vụ Mỹ Cảnh, thì nhà phê binh số 1 Mít, ngoài ai ra, nếu không là…  GCC?

[Mi hiền đi một chút, để mà chết!]

Hà, hà!

*

Cả 1 cuốn sách dày gần ngàn trang, GCC không đọc nổi 1 dòng!

Lý do là, nhà phê bình chỉ thích khen - gần như chẳng chê 1 ai - mọi nhà văn nhà thơ được ông xoa đầu. Cách viết thì theo kiểu trường lớp, theo kiểu trả bài. Tệ hại hơn nữa, quàng 1 ông mũi lõ với 1 ông mũi tẹt, thí dụ, để ông Vũ Khắc Khoan với 1 ông Beckett đứng bên nhau, tội cho cả hai ông.
Do chỉ khen, nên không tiên đoán ra hậu vận của 1 số nhà văn.
Thí dụ NMG, người được BVP coi là lương tâm của nhà văn Mít lưu vong, thì bò về, xin nhà nước kiểm duyệt sách, và coi mình là nhà văn “di dân”, đếch lưu vong cái con mẹ gì hết!

NMT, người phỏng vấn, ở cuối cuốn sách, nhận xét về BVP:

Tôi nghĩ anh là 1 con người hạnh phúc…

Có lẽ cái hỏng của cả cuốn sách, là như thế!
Đúng như GCC phán về nhà thơ NS, nhà văn hạnh phúc.

Hạnh phúc thì viết làm cái chó gì!

Kafka viết cho bạn là Oskar Pollak, vào năm 1904: "Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."

(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)


September 27, 2013
Claude Lanzmann’s “The Last of the Unjust”
Posted by Richard Brody

There are some terrific films on view in this year’s New York Film Festival, which starts tonight. Of those I’ve seen so far, one is historic: Claude Lanzmann’s “The Last of the Unjust” (screening this Sunday). It’s not just because of the subject, as there are plenty of banal, insignificant documentaries about aspects of the Holocaust. Lanzmann is a director whose art and aesthetic imagination have marked the age no less than his historical investigations.

Note: Cái tít nhại tên 1 cuốn tiểu thuyết, “Người Công Chính Cuối Cùng, Le Dernier Des Justes”, TV đã giới thiệu. Một phim về Lò Thiêu phải mất 40 năm mới hoàn thành.


THE MAN WITH THE GOLDEN CANON



Tiểu thuyết

LIFE DURING WARTIME

“Vẫn là nó. Nhưng không phải là nó!”

Câu trên là của ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện - và còn là một trong những ông Thầy dạy Gấu, khi học trường Quốc Gia Bưu Điện - phán về sếp trực tiếp của GCC, sau khi ông ra khỏi bịnh viện và trở về Bưu Điện làm việc lại.
Ông bị mất khẩu súng, trong vụ mìn Mỹ Cảnh, GCC đã lèm bèm nhiều lần rồi.

Sở dĩ nhắc lại, là vì trong cái “memoir” viết về cuộc vây hãm Sarajevo, có 1 anh chàng phóng viên, trở về lại Berlin, trở về lại căn phòng của mình, và, xỏ vô quần, và, cái quần tuột ra khỏi anh ta.

Thoạt đầu, anh ta nghĩ, đếch phải quần của mình, nhưng nhìn lại thì đúng là quần của mình. Và anh ngộ ra, mình thì vẫn là mình, đếch mất cái chó gì cả - tất nhiên, súng vưỡn còn – nhưng, một cách nào đó, về thể chất lẫn tinh thần, anh ta đếch còn như xưa!

Đúng là tình cảnh của Gấu. Sau cú Mỹ Cảnh, tuy súng ống còn nguyên, nhưng có 1 cái gì đã mất đi, theo nó. 


Khe Sanh,1968


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Kiệt, [MCNK], và kết cục bi thảm của anh, làm Hai Lúa nhớ đến F. Scott Fitzgerald và cuốn Tender is the night của ông.
Hai Lúa đọc qua bản tiếng Pháp, Tendre est la nuit. Trước khi Mặc Đỗ dịch ra tiếng Việt. Với cái tít thật tuyệt: Cuộc Tình Bỏ Đi.
Tít này, theo Hai Lúa, là từ Thế Hệ Bỏ Đi, của Hemingway. Đúng ra, từ Gertrude Stein. Đúng hơn nữa, từ một tay chủ gara, nơi Gertrude Stein hay sửa xe. Hemingway kể lại nguồn gốc của từ này, trong Paris là một ngày hội.
Cuộc Tình Bỏ Đi, Thế Hệ Bỏ Đi, Thế Hệ Mất Mát. Thế Hệ Chó Gậm... tất cả đều đúng cho đám thanh thiếu niên thiếu nữ miền nam, trổ mã, lớn lên, đúng vào lúc cuộc chiến trở nên khốc liệt.

"Cả lũ mi là một thế hệ bỏ đi."
"You are all a lost generation". 

Nhưng giá mà làm được như Kiệt làm, đối với cuộc chiến đó, và luôn cả với cuộc đời này, thì thích, nhỉ?
"Anh làm mặt lạ với mọi người quen. Anh nghênh ngang như giữa nơi ghé tạt ít ngày rồi mai mốt đi không bao giờ trở lại."

*

Duy muốn hỏi Kiệt: Hiền đâu? Hiền ra sao?
Độc giả cũng muốn hỏi Kiệt câu đó.

"Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu…."
Bố bà vợ nào hiểu nổi, đừng nói chuyện tha thứ, cho nổi, bớ ông Kiệt ơi!

* 

Từ giờ đến ngày Kiệt đi, Duy sẽ phải nói nhiều. Có lẽ rồi sẽ mang cả đời mình ra kể.

MCNK

Đọc câu trên, thật kỳ lạ, bởi vì chẳng một chút liên quan, Hai Lúa bỗng nhiên nhớ đến một câu, của mình, trong Lần Cuối Sài Gòn.
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.
Có thể, câu của Hai Lúa, thực sự là như thế này:
Kể từ ngày bỏ thành phố ra đi, có lẽ sẽ phải mang cả đời mình ra kể, thế vào chỗ của nó.
Và như thế, Tin Văn có nghĩa là.... Sài Gòn?

*

Kiệt gù lưng, co đầu gối, chống khuỷu tay lên đùi, bụm tay ôm kín chiếc harmonica hình vành cung, thổi thì thầm. Duy chột dạ: điên thật. Kiệt say sưa như không còn biết mình ở đâu. Mắt lim dim, tóc xõa rũ trên trán. Hai bàn tay ôm kèn lúc ấp lúc mở, ngón tay rung lắc. Tiếng kèn ập òa, nhịp đệm lưỡi, tiếng ngân rung.
Đồi vắng. Những người khác đều ở xa chỗ xe đậu. Gió có thể đưa tiếng kèn bay lan, nhưng người ta chẳng để ý hoặc nghĩ tai mình ù.
Qua những giây bối rối mất tự nhiên, Duy ngớ dần theo tiếng đàn.

*

 Đây chắc là chiếc kèn Oanh tặng, lần gặp chót, ở Sài Gòn.
Chàng, thay vì nhớ Oanh, bèn thổi kèn.
Điên thật.
Sướng thật.

*

Hồi nhỏ, học Hà Nội, Hai Lúa cũng có một thú vui, là chơi đàn măng đô lin. Ông thầy dậy HL, là chú Trực, con ông giáo Giực, ông giáo làng Hai Lúa. Ông đã từng dậy ông cụ của Hai Lúa, rồi tới Hai Lúa. Chắc là một ông đồ miền Trung, lưu lạc ra đất Bắc, tới làng Thanh Trì, gặp bà cô của Hai Lúa, cảm nặng, bèn ở lại luôn.

Ông là người tài hoa, chắc thế, vì chú Trực tài hoa lắm, nghề ảnh, nghề đàn, nghề cờ, nghề gì cũng rành. Sau, vì ông bố ghiền, ông làm thêm nghề mật thám cho Tây.
Ông truyền cho Lúa [từ nay gọi vậy cho tiện], thú chơi cờ tướng và chơi đàn măng đô lin.
Người khám phá và mê Lúa đàn, là Ông Tây, chồng Cô Dung, người nuôi Lúa những ngày học Hà Nội.
Bao nhiêu năm nhớ lại, Ông Tây thật đúng là tri âm tri kỷ của thằng bé Bắc Kỳ mắt lác ngày nào.
Hồi ở nhà Cô Dung, một villa trên đường Nguyễn Du, nhìn ra hồ Thuyền Quang, Lúa còn có một cái thú ơi là thú, là, vào những ngày thu hoặc đông, buổi sáng sớm, hoặc lúc chập tối, thằng bé bèn ra đứng, hai tay ôm chặt mấy song sắt chiếc cổng lớn, mắt đăm đăm nhìn lớp sương mù phủ kín mặt hồ.
Lúa cứ nghĩ chẳng ai để ý. Cho đến một bữa, quay vô, nhìn lên trên cửa sổ phòng bà cô, thấy Ông Tây nhìn xuống thằng bé, như thông cảm. 

Rồi một bữa buổi tối, hình như là tối Thứ Bẩy, bà cô Me Tây, và ông chồng già Tây Thuộc Địa, kỹ sư sở Hỏa Xa Đông Dương đi shopping Tràng Tiền, Godard từ hồi chiều, nhà không có ai, Lúa lôi cây đàn măng đô lin ra chơi mê mải, mắt nhắm tít, tới một lúc, chợt giật mình, mở mắt nhìn ra, thấy Ông Tây đang ngạc nhiên, đứng sững nhìn thằng bé, từ phía bên ngoài sân.
Sau đó, bà cô nói, Ông Tây đứng có đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ để nghe thằng cháu của Cô đàn!
(1)


Cali 2012 With H/A
*

*
 

Bỗng nhớ…  Sad Seagull và những ngày tá túc ở nhà ông bạn Bạn, ở Tiểu Xề Gòn, và lời dặn dò của ông:
Ông về chuyến này, phải viết về kịch. Hoặc tệ lắm, dịch Kịch!

Bỗng nhớ đến Bao Lơn, và những buổi sáng chỉ có hai anh em, là Ông Số 1, “Đông Phương Bất Bại” – nick nhà thơ kẹo mứt ban cho ông, và thằng em, tên “sa đích văn nghệ” –cũng NS ban cho - ở Quán Chùa, Xề Gòn.
Ông phán, Kịch mới đứng đầu cõi giang hồ gió tanh mưa máu.
Và “Bao Lơn”, và 1 trong những đỉnh của nó.

Bi giờ, đọc lại, thì mới hiểu, tại sao TTT mê Le Balcon:
Nó là/ làm nhớ đến, cái không khí bị vây hãm của Xề Gòn, hồi đó.

Trong Bao Lơn, cũng có 1 ông HPNT, sát thủ số 1 của Mậu Thân Huế ngày nào.
"Rotten with genius", thối rữa với thiên tài. Céline phán, về “Thánh Jean Genet" [chữ của Sartre]

Evil Axis

Sự kiện, báo Người Việt chửi cả lũ VNCH hải ngoại, và lũ này vẫn tiếp tục mua báo của băng đảng Cờ Lăng của chúng, và sự kiện, dân thủ đô VC xếp hàng chờ tới lượt “được” chửi, có khi được đá, được đạp, nếu đông khách quá, rồi mới cho ăn cháo, ăn phở, tưởng chẳng mắc mớ gì với nhau, hay chỉ là 1 sự kiện văn hóa sa đọa - theo Gấu Cà Chớn, có lẽ không phải.

Không phải tự nhiên mà Sến “ngứa miệng”. Phải có lý do hoặc tiềm ẩn hoặc đen tối nào đó. Có khi chính Sến cũng không biết, và có thể nó liên can đến cái chuyện "Tôn Phu Nhân qui Thục"!
Bắc Kít đâu còn là quê hương của Sến?

Gấu nghĩ hoài, và cuối cùng ngộ ra, khi nhớ tới vở kịch Le Balcon của Jean Genet.
Gấu biết đến cái tên vở kịch cũng như tên tác giả, là qua ông anh nhà thơ. Một lần ngồi Quán Chùa, lèm bèm về kịch - Ông anh phán, kịch mới đứng đầu thiên hạ, Thơ là đàn em, là “Ông Số 2”, so với nó - và nhân đó, ông nhắc tới Le Balcon, và cho biết, ông mê kịch này lắm; và bây giờ, ông đi xa rồi, Gấu tự hỏi, hay là, sự kiện ông mê kịch, có liên can tới sự kiện Sến “ngứa miệng”, và có thể còn liên quan đến cả Gấu nữa, liên can đến Cái Ác Bắc Kít!
Liên can đến “Tội Tổ Tông”, từ đó, đẻ ra cú ăn cướp Miền Nam!
Hà, hà!

Nhưng gì thì gì, phải đi một đường “Le Balcon” trước đã.
*

Trùng hợp làm sao, trên talawas thấy có link, một bài viết về mấy quán ăn của đất Hà Thành ngàn năm văn vật. Khách đến, để ăn, lẽ dĩ nhiên, nhưng còn để được nghe chửi.
Gấu bỗng nhớ đến kịch nổi tiếng của ông "Thánh" Jean Genet, La Balcon.
Và nhớ...  Đỗ Hoàng Diệu, tuy chưa từng gặp.


The Balcony, [Ban công, Bao Lơn], kịch nổi tiếng của "Thánh" Genet.
Thánh, là do Sartre phong cho ông.

Genet viết kịch này, ấn bản thứ nhất, vào năm 1955. Kịch xẩy ra tại Bao Lơn Lớn, Le Grand Balcon, một nhà bướm, khách của nó, tầng lớp tinh anh của thành phố, của chế độ, của tôn giáo... Họ tới để được bướm hành hạ, chửi mắng, xỉa xói, đánh đập. Sau khi được hành, cả phần xác lẫn phần hồn, tới chỉ như thế, họ thảnh thơi ra về, được thanh hoá, và phạm tội tiếp. Mắm mì, chủ nhà bướm - căn nhà của những ảo tưởng, the house of illusions - tên là Irma. Những nhân vật khi xuất hiện, thường lập đi lập lại những "ẩn dụ" liên quan tới cuộc cách mạng đang diễn ra dưới phố. Một trong những bướm, Chantal, trốn nhà bướm tham gia cách mạng và trở thành biểu tượng của Tự Do.
Cách mạng thành công, làm thịt Vua và Hoàng Hậu, trùm Công An bèn thay thế Hoàng Hậu bằng mắm mì Irma....

Gấu tui không hiểu, Đỗ Hoàng Diệu đã từng đọc "The Balcony"?
Thiên hạ khen Bóng Đè um lên, bởi là vì ĐHD đã "viết giùm" những ẩn ức, những ẩn dụ cho họ?
Đọc Bóng Đè, theo một nghĩa nào đó, là trở thành khách hàng của Bóng Đè [của The Balcony]?
Được đến The Balcony, được hành xác, và sau đó, được thanh hoá?
Những đao phủ, thay vì ngồi thiền, thì đọc... Bóng Đè?

Gấu sợ rằng, những quán chửi ở Hà Thành, là đã nắm đúng huyệt của thời đại, đi đúng giòng văn học tự kiểm, tự vấn với những NHT chẳng hạn.
Ông này chẳng phải chửi um lên, mà gạt đi không hết độc giả?
*
Le mauvais gout mène au crime [Stendhal].
Thưởng ngoạn dởm đưa đến tội ác.

Trong nhiều năm Genet mơ tưởng viết một vở kịch về Tây Ban Nha, và Bao Lơn  bật ra từ ao ước đó:
"Điểm xuất phát Bao Lơn được ấn định là Tây Ban Nha. Một Tây Ban Nha của Franco, và cuộc cách mạng tự thiến chính nó, là của tất cả đám Cộng Hoà, khi họ chấp nhận thua trận."
"Nhưng sau đó, vở kịch cứ thế triển nở, mặc xác, chẳng thèm để ý đến Tây Ban Nha: Kịch đi đằng kịch, Tây Ban Nha đi đằng Tây Bán Nhà! [And then my play continued to grow in its own direction and Spain in another]."
Rõ ràng là Trùm Công An có thể coi như Franco, nhà độc tài, Roger, những anh em cách mạng, Chantal, cô bướm bỏ nhà điếm đi theo cách mạng: cuộc đời ngắn ngủi của nền Cộng Hòa.
Và mắm mì Irma: Tây Ban Nha đích thị đất nước thân yêu của chúng ta!

Nhìn như thế, có thể giải thích, con đường từ NHT đến ĐHD, và liệu có thể đây là lý do thầm kín tại sao vẫn lại là NN làm bà đỡ cho tài năng mới mẻ này: Thất bại của một Tướng Về Hưu phát sinh một Bóng Đè? Hay nói theo kiểu "bỗ bã" đặc biệt NHT: Tướng Về Hưu bị thiến biến thành Bóng Đè, hay ngược lại, Bóng Đè  là một trường hợp "quá cái biến thành đực", "âm thịnh dương suy"?

Trong những kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài phỏng vấn Genet, và trường hợp Bao Lơn được dàn dựng, phản ứng của chính tác giả với đứa con của mình, khi qua tay đạo diễn, và của khán thính giả. Có vẻ như, nó sẽ đưa ra thêm một ý kiến cho cuộc tranh luận chung quanh vấn đề tác giả có nên bảo vệ tác phẩm của mình, hay là kệ mẹ nó, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu!

Quá cái biến thành đực?

Ai vậy cà?

Đè

Bắc Kít đâu còn là quê hương của Sến?

Câu này, thực sự GCC không tính viết về Sến, mà là về Gấu. Và về cuộc tình thê lương, ngay những ngày đầu ra hải ngoại, của 1 anh già không làm sao quên được cái chuồng giam giữ tuổi thơ của nó, là xứ Bắc Kít.
Bạn có nhớ Mai Thảo, đang nằm ốm, chờ đi xa, có 1 em Bắc Kít 100 phần dầu, Hà Nội cũng 100 phần dầu, ghé thăm, ông nhỏm phắt dậy, thảng thốt hỏi, ai đó, lâu quá mới được nghe giọng Hà Nội.
Cuộc tình khi sắp đi xa, của Gấu cũng thê lương, cũng thảng thốt như thế đó!

Hà, hà!

Cuộc tình chót đời, vào lúc sắp xuống lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng ra 1 em Bắc Kít, lấy chồng ngoại, và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và, tại sao không lấy 1 tên Bắc Kít, Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn bà, nhất là đàn bà đã có 1 đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và ta nói, ta yêu Em, và chắc chắn em sẽ tin.

Nói tiếng Vịt, tất nhiên:
Anh "thươn" EM!
[Em gốc “rau muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]

Ui chao, Em tin thiệt!

Gấu nhận được cái mail sau cùng của Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:

Tui bận lắm, đâu có thì giờ rảnh mà trả lời mail của anh.
Nào chồng, nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng ráng viết vài dòng… 

Ui chao GNV lại nhớ đến nhân vật của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu có tí dư, thì dành cho… trăng sao, và cho Gấu!

Tks. Take Care. Plse Take Care.

NQT

Ui chao, đúng cái cảm giác của MT, khi nghe giọng Bắc Kít, Hà Nội của em, bữa đó….

Còn 1 cú nữa, cũng xẩy ra vào thời kỳ mới tới Xứ Lạnh, cũng 1 em Bắc Kít, phôn cho Gấu, khi đang làm 1 tên bán bảo hiểm nhân thọ, nhưng em này còn trẻ măng, giọng nũng nịu không thể nào mà không mê cho được...  Gấu hình như cũng đã lèm  bèm rồi, chính vì thế mà Gấu nghi là cái miền đất khốn kiếp đó trả thù Gấu, khi Gấu lấy 1 em miệt vườn, để chống lại nó!

Lại còn cái mẩu chuyện, lần trở về mái nhà xưa [Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn] đi tham quan bướm Hà Nội, gặp1 bướm, khi nghe giọng Gấu, bèn cau mặt, mi là 1 tên Nam Kít, bày đặt học tiếng Bắc Kít. Cái thứ tiếng Bắt [Bắc, em chọc quê Gấu], chua như dấm, the thé như 1 con động kinh, hay gì mà bắc [bắt] chước?  (1)