Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


29.3.2013


Thơ Mỗi Ngày

             GOOD FRIDAY
     "Remember me, when You go to your Kingdom
      Remember me, when You go to your Kingdom..."
                         Chia sẻ,
                            TV                
http://www.youtube.com/watch?v=TOmZ66lIzJA

Tks. NQT


Memory

One had a lovely face,
And two or three had charm,
But charm and face were in vain
Because the mountain grass
Cannot but keep the form
Where the mountain hare has slain

Yeats

Hồi nhớ

Một có khuôn mặt đẹp
Hai, hay là ba, có sự quyến rũ
Nhưng quyến rũ, và mặt thì cũng vô ích
Bởi là vì trên mặt cỏ núi
Chỉ có dấu vết của con thỏ để lại.

The Four Ages of Man

He with body waged a fight,
But body won; it walks upright.

Then he struggled with the heart;
Innocence and peace depart.

Then he struggled with the mind;
His proud heart he left behind.

Now his wars on God begin;
At stroke of midnight God shall win.

W.B. Yeats

Bốn Tuổi Đời của Gấu Cà Chớn

Hắn và cơ thể của hắn uýnh lộn,
Cơ thể của hắn thắng,
Nó hùng dũng đi, bằng hai, thay vì bốn chân.

Rồi hắn chiến đấu với trái tim của mình,
Sự ngây thơ và thanh bình bỏ đi.

Rồi thì hắn chiến đấu với cái đầu,
Trái tim hãnh diện của hắn bị bỏ lại.

Bây giờ là những cuộc chiến của hắn với… Chúa
[Mi làm đếch gì có Chúa, GCC!]
Nửa đêm, Ngài gõ cửa: Mi thua!

Mystic Life

lifetime's solitary thread

for CHARLES WRIGHT

It's like fishing in the dark,
If you ask me:
Our thoughts are the hooks,
Our hearts the raw bait.

We cast the line over our heads,
Past all believing,
Into the starless midnight sky,
Until it's lost to sight.

The line's long unravelling
Rising in our throats like a sigh
Of a long-day's weariness,
Soul-searching and revery

Charles Simic

Đời Bí Ẩn

Như câu trong đêm
Nếu bạn tính hỏi Gấu:
Tư tưởng chúng ta thì là lưỡi câu
Trái tim, mồi sống.

Chúng ta có thể quăng sợi dây câu
Qua quá đầu
Quá tất cả niềm tin
Tới bầu trời, nửa đêm, không 1 vì sao
Quá tầm nhìn.

Sợi dây câu mới dài làm sao
Từ cổ họng của chúng ta bò ra
Như tiếng thở dài
Chán ngắt
Ngày dài
Mò tìm linh hồn
Và mơ mộng.


30.4.2011

I conclude with some words of Leszek Kolakowski that, I am convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is irreversible, no defeat is definitive. That is what makes life worth living."
The New York Review 13 Jan 2011

Note: Khi NBC được Nobel Toán, GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:
"Không có chiến thắng nào mà không có thể đảo ngược, không có thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để cho chúng ta sống, nó".
Ui chao, mừng hụt! NQT



Tưởng niệm 7 năm TTT mất

*

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác

Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai

Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi

Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn
Ðêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng

Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

12-56
Thanh Tâm Tuyền

Tập thơ "Thời Để Tưởng Nhớ", Time of Grief, vừa mới ra lò, 2013, thành ra có nhiều bài còn mới tinh mùi thời cuộc [mùi máu].

Thí dụ bài sau đây

BEI DAO (b. 1949)

Requiem

FOR THE VICTIMS OF JUNE FOURTH

Not the living but the dead
under the doomsday-purple sky
go in groups
suffering guides forward suffering
at the end of hatred is hatred
the spring has run dry, the conflagration stretches unbroken
the road back is even further away

Not gods but the children
amid the clashing of helmets
say their prayers
mothers breed light
darkness breeds mothers
the stone rolls, the clock runs backward
the eclipse of the sun has already taken place

Not your bodies but your souls
shall share a common birthday every year
you are all the same age
love has founded for the dead
an everlasting alliance
you embrace each other closely
in the massive register of deaths.

Translated from the Chinese by Bonnie S. McDougall and Chen Maiping 

Kinh Cầu
cho những nạn nhân ngày 4 Tháng 6

Không phải người sống mà là người chết
Dưới bầu trời tím mầu tận thế
Đi thành nhóm
Đau khổ hướng-dẫn-dắt khổ đau
Tới tận cùng thù-hận-là-thù-hận
Mùa Xuân chạy khô quánh,
Tai ương nối vòng tay nhớn, không bị bẻ gẫy
Con đường trở về [Thời Ngụy] xem ra xa vời [Xưa rồi Diễm ơi] làm sao!

Không phải thánh thần mà là những đứa con nít
Giữa tiếng va chạm mũ sắt của lũ Ngụy
Đọc lời cầu nguyện
Má huyền thoại nuôi ánh sáng
Bóng tối nuôi má
Đá lăn trầm, đồng hồ [sau 30 Tháng Tư] chạy ngược [tới Thời Đồ Đá]
Mặt trời đứng sững, đúng vào lúc Thiên Cẩu Xực Mặt Trời.

Không phải cơ thể, mà là linh hồn của anh
Sẽ chia sẻ ngày sinh cùng nhau mỗi năm
Các anh thì đều cùng một tuổi
Tình yêu kiếm cho những người chết
Một đồng minh đời đời
Các anh, người nào người nấy ôm chặt lấy nhau
Trong danh sách khổng lồ, tập thể, của
Những người đã chết đều có thực.

Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẽ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay ở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không có may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay và điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đó đọc lên một câu liền có người khác phụ họa theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.

“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest 

Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”

Thảo Trường:

Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ

Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền.

Il fait bon. Dans le foyer doucement traine
La voix du plus mélancolique des mois.
- Ah! les morts, y compris ceux de Lofoten -
Les morts, les morts sont au fond moins morts que moi.

Oscar Vladislas de Lubicz Milosz

Trời thì đẹp. Trong Bếp Lửa,
Nhè nhẹ kéo dài,
Tiếng thở dài dài,
Buồn xiết bao,
Những ngày ở Sài Gòn.
-Ui chao! những người chết, kể cả những người đã chết ở Sài Gòn,
Những người chết, những người chết, nói cho cùng,
Thì không chết bằng Gấu chết.

Đặng Tiến hình như đã từng đặt câu hỏi, tại sao TTT không có đệ tử.
Gấu không nhớ ông trả lời ra sao.
Đám đệ tử của Thầy Cuốc, do Gấu hay nhắc đến TTT, bèn đổ diệt cho Gấu là đệ tử của ông.
Và của Camus.
Nếu là đệ tử TTT, thì không thể là đệ tử của Camus.
TTT không chịu nổi Camus.
Khi Camus mất, ông phán, cái chết, vì tai nạn xe hơi, đã nhốt chặt Camus vào dĩ vãng!
Sai, như mọi người đều thấy, Camus ngày một sáng rỡ.
Gấu rõ ràng không phải đệ tử của TTT.
Văn TTT là thơ, ông viết cực lắm.
Gấu viết như đùa. Gấu Cà Chớn mà, như mọi người đều thấy.
Gấu đã thử cắt nghĩa, do thơ TTT là thơ trí tuệ, và thứ này hiếm, quá hiếm trong cõi thơ Mít, thành ra TTT đếch có đệ tử.
Tuy nhiên, bữa nay, đọc bài viết về Ionesco trong số Books, thì lại nhìn ra 1 cắt nghĩa khác về thơ TTT.

Tại làm sao Ionesco đếch được Nobel văn chương?

*

*


Chinua Achebe, 1930-2013

Chinua Achebe

HTN, trên nhật báo Tự Do, khi Bếp Lửa xb lần thứ nhất, đã chê câu văn [tả Thịnh, cô con gái riêng của ông Chính,"lăn lộn như 1 con chó điên", bữa hạ huyệt bố]: Tả như thế là sỉ nhục con người.
Chinua Achebe chỉ ra những miêu tả người Phi Châu, như là những con vật, trong Trái Tim của Bóng Đen của Conrad, và phán, đây là 1 nhà văn phân biệt chủng tộc.
Nhưng Simon Willis, trên tờ Intel, trong bài viết “Ghi chú về 1 giọng văn”, đã coi đây là 1 trong những điểm mạnh của Coetzee.

STRONG POINTS

(1) Pronouns. "I" or "he" are simple words, unless Coetzee writes them. "Boyhood" (1997), "Youth" (2002) and "Summertime" (2009) are all autobiographical works. The first two are written in the third person present tense. In the third, Coetzee is dead. The game poses serious questions. How much can we know about ourselves? What does it mean to tell the truth? (2) Form. As well as oblique memoirs, Coetzee has written allegories and epistles. In "Diary of a Bad Year" (2007) he divided each page into three, one for each strand of the narrative. The result is a beautiful counterpoint, a fugue for three voices. (3) Animals. They give Coetzee many of his most piercing images of human degradation. Michael K drinks "like a guilty dog". The magistrate in "Waiting for the Barbarians" (1980) hangs from a tree "like a great old moth with its wings pinched together, roaring, shouting".

Điểm mạnh

1. Đại từ.
“Tôi”, hay “anh ấy” thì là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee, khi ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood" (1997), Tuổi Trẻ, "Youth" (2002), Hạ Thì, "Summertime" (2009), thì đều là những tác phẩm tự thuật. Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi thứ ba, thời hiện tại. Trong cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm. Trò chơi đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng: Chúng ta biết, nhiều như thế nào, về chúng ta?  Nghĩa là gì, nói... sự thực?
2. Hình thức. Thể dạng.
Xiêu vẹo tới đâu hay tới đó, đó là hồi ký, đó là Coetzee khi viết những ẩn dụ, và thư từ. Trong Nhật Ký Năm Xấu, "Diary of a Bad Year" (2007), ông chia 1 trang ra thành 3, mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng kể. Kết quả, 1 tẩu khúc cho ba giọng.

3. Loài vật. Chúng đem đến cho Coetzee rất nhiều, trong số những hình ảnh thê thảm nhất của sự thoái hóa của con người. Michael K uống “như 1 con chó phạm tội”. Viên quan tòa trong "Đợi bọn Rợ”, treo trên cành cây, “như 1 con bướm già, cánh dúm vào nhau, rống lên, la lên”.



Trăm Năm Camus

Orwell
Killing Time
Thời Giết Người











Notes on a Voice

FAVOURITE TRICK

Using doubles. Animals were the subject of Coetzee’s Tanner Lectures at Princeton in 1997. Except he didn’t give his opinions. He told stories about a writer giving hers. The most provocative of them compared industrial meat production with the Holocaust. Some critics thought he was being evasive; others that he was thinking about how ideas are embodied and lived.

Mánh viết

Sử dụng những kẻ thế thân,“tớ đấy, nhưng không phải tớ”. Loài vật là đề tài của Coetzee trong những lần diễn thuyết "Tanner Lectures", ở Princeton, vào năm 1997. Nhưng ông đếch coi đó là quan điểm, vị thế của mình, và “bật mí”, của một nhà văn, một nữ văn sỡi.
Căng nhất, gây tranh cãi nhất, là chúng được so sánh với kỹ nghệ sản xuất thịt [người] ở Lò Thiêu.
Một vài nhà phê bình thì nghĩ rằng thì là Coetzee chơi trò ẩn hiện, evasive: lẩn tránh, thoái thác; một số khác, ông ta đang suy nghĩ về, như thế nào, làm sao, những tư tưởng đó được cưu mang, và sống, với nhau.

ROLE MODELS

Not hard to spot: Coetzee writes novels about them. "Foe" (1986) is a reworking of "Robinson Crusoe", "The Master of Petersburg" (1994) is about the life of Dostoyevsky. The influence of Kafka is felt in Michael K’s name, which evokes "The Trial", as do his run-ins with obscure and violent authority.

Hàng Mẫu

Dễ ợt, nhận ra liền tù tì: Coetzee “đi” những cuốn tiểu thuyết về họ. “Foe” (1986), là nhái lại, làm lại "Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký" [Thảo nào, TTT “viết lại” Một Chủ Nhật Khác, dành riêng cho Đảo Xa!] “Sư Phụ ở Petersburg” (1994), là về cuộc đời của Dos. Ảnh hưởng của Kafka thì ngửi ra liền, qua cái tên Michael K, làm bật ra “Vụ Án”, cùng với chúng, là những cuộc uýnh lộn của ông với quyền uy tối tăm và hung bạo.


Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Paris Match:
Ông có buồn vì không nhìn thấy hòa bình được ký kết, khi ông còn sống?
Peres:
Tôi đâu có vội chết. Và tôi tin vào phép lạ. Chỉ nhìn Âu Châu là thấy. Hàng ngàn năm, thù hận, chiến tranh, máu đổ xuống mảnh đất này. Tuy nhiên… Anh và Pháp không còn coi nhau là kẻ thù truyền kiếp. Vào tháng Năm 1945, chẳng ai có thể tiên đoán, mà không bị coi là không tưởng, Âu châu có được hòa bình, Đức và Ba Lan nói chuyện với nhau, và những thế hệ trẻ tha hồ đi lại, bay nhảy trong không gian này. Đúng là một phép lạ, như Israel. Ai có thể tin rằng, ba năm sau Lò Thiêu, có 1 Quốc gia Do Thái?  Và Quốc gia đó ngày càng thịnh vượng? Bữa nay, khi nói chuyện với những người Âu châu, tôi không nghĩ rằng, những phép lạ đó sẽ chấm dứt. (1)


Sài Gòn 66