Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



Noel 2011

*

*


Christopher Hitchens, 1949-2011

Note: Bạn thân của Martin Amis.
Người đòi đưa Kissinger ra tòa vì tội ác chống lại nhân loại

4. Ngài Henry thân mến,
(Dear Henry,)

Henry ở đây, là Henry Kissinger, ông vua đi đêm, ảo thuật gia trong ngành ngoại giao. Nếu Stalin có một hồ sơ nho nhỏ, về những năm tháng còn mang bí danh là Koba, và đã tìm đủ mọi cách để cho nó ngủ yên, cùng với những người không may biết đến nó, sau đây người viết xin được cống hiến, khuôn mặt giấu kín của ông vua đi đêm, qua bài viết "Dear Henry", trên tờ "Người Quan Sát Mới" (Le Nouvel Observateur), số đề ngày 9 tháng Năm 2001. Theo tác giả bài báo, cần phải đưa Kissinger ra toà án quốc tế.
Bài báo là một trích đoạn, từ cuốn "Những Tội Ác của Ngài Kissinger" ("Le Crimes de Monsieur Kissinger", tác giả Christopher Hitchens, nhà xuất bản Saint-Simons, 206 trang, 99 F).
 Trong mười năm, từ 1969 tới 1977, Henry Kissinger là kiến trúc sư về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ. Trùm Cố Vấn Quốc Gia về An ninh, và, từ năm 1972, Bộ trưởng Ngoại Giao, ông cho áp dụng lý thuyết về những liên hệ quốc tế, đã từng được ông điều nghiên và đem ra giảng dậy khi còn làm giáo sư môn khoa học chính trị tại đại học Harvard.
 Xuất thân từ một gia đình tiểu-trưởng giả (petite-bourgeoisie) Do Thái, tị nạn Nazi tại Mỹ vào năm 1938, con người - được coi là bộ não chiến thuật của Richard Nixon, và sau đó của Gerald Ford – đã từng say mê Metternich và "trật tự Âu Châu" nửa đầu thế kỷ 19. Viễn ảnh thế giới của Kissinger - ông ta đã cố gắng đem ra áp dụng, từ Việt Nam tới Cận Đông, từ Moscow tới Bắc Kinh – là một viễn ảnh dựa trên sự khinh miệt đối với những ý thức hệ, và một tiếp cận mang tính thực dụng, những tương quan quyền lực. Đi đêm với Bắc Kinh, kết quả, Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc. Đi đêm với Lê Đức Thọ, kết quả, chấm dứt chiến tranh Việt Nam, người Mỹ ra đi trong danh dự; kết quả, đồng nhận giải Nobel Hòa Bình với họ Lê vào năm 1973. Luôn luôn đóng vai trò con người bình dị, khiêm tốn, trên chính trường quốc tế, nhưng đằng sau "Ngài Henry thân mến", là khuôn mặt giấu kín, sặc mùi máu. Chính bộ mặt này đã được ký giả Christopher Hitchens quan tâm. Dựa trên những hồ sơ mật tại Bạch Cung, tại Bộ Ngoại Giao, tại CIA, bây giờ đã được để cho công chúng coi, ông đã cố gắng chứng minh, thật khác xa con người được những kẻ ái mộ coi là một ảo thuật gia trong ngành ngoại giao, Kissinger đã chơi một trò chính trị mù mờ (confuse), không đem đến kết quả (inefficace), và mang tính tội ác (criminelle), và phải đem ông ta ra tòa án quốc tế.
 Bài báo trích dẫn, là về vai trò của Kissinger, trong vụ làm thịt tổng thống Salvador Allende của nước Chile, và kết quả là sự lên ngôi của nhà độc tài Pinochet.
 Từ năm 1962, tại Chile - cũng như tại Ý và một số quốc gia khác - CIA đã tài trợ những đảng phái "ngoan ngoãn". Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Chín 1970, ứng cử viên tả phái, Salvador Allende đã thắng thế. Chỉ nội tên Dr Salvador Allende không thôi, đã là một cái gai đối với những đảng phái cực hữu, những công ty đầy quyền lực như ITT, Pepsi-Cola, Ngân Hàng Chase Manhattan, và CIA.
 Cái gai chẳng mấy chốc làm "nhức nhối" tổng thống Nixon, gì thì gì cũng còn chút ân tình với Donald Kendall, chủ tịch hãng Pepsi-Cola, thời gian Nixon không thành công trong chính trị, "đành" gia nhập một văn phòng luật nơi Phố Tường. Mười một ngày sau khi Allende chiến thắng bầu cử, một chuỗi hội họp đã diễn ra tại Washington, số mệnh của ngài tân tổng thống tả phái, và tương lai chính trị xứ Chile đã được quyết định. Sau khi bàn bạc với Kendall, với David Rockefeller (Ngân Hàng Chase Manhattan), và với Richard Helms, trùm CIA, Kissinger cùng Helms tới Văn Phòng Bầu Dục tại Bạch Cung. Qua những ghi chú của Helms, Nixon chẳng úp mở gì, cho biết ngay "ao ước" của ông: Allende không được rớ tới cái ghế tổng thống (Allende ne devait pas occuper ses fonctions électives). "Bất kể những rủi ro có thể xẩy ra. Không được để dính dáng tới tòa đại sứ. Trước hết là 100 ngàn đô la tiền mặt, sau cần nhiêu chi nhiêu. Làm việc ngày đêm. Chọn toàn dân xịn, thứ cừ nhất mà chúng ta có. Chương trình hành động: 48 giờ đồng hồ."
 Những tài liệu bây giờ cho thấy, Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, khi đó chẳng biết gì về Chile, một xứ sở mà ông ta mô tả, "mũi dao nhọn nhắm thẳng vào trái tim Nam Cực". Nhưng gì thì gì, Sếp muốn là Trời muốn. Một nhóm người được triệu tập tại đại bản doanh CIA ở Langley, và một kế hoạch "đòn kép" được đề ra: một đòn "dương", nghĩa là công khai, về mặt ngoại giao, và một đòn "âm": đòn đánh lén. Bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Chile coi như không biết tới đòn này. Mục tiêu: tạo bất ổn định, bắt cóc, ám sát…. nhằm đưa tới một cú đảo chánh bằng quân sự.
 Kế hoạch gặp một số trở ngại, ngắn và dài hạn, nhất là trước khi Allende làm lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Trở ngại dài hạn, là do truyền thống của đất nước Chile, quân đội vốn giữ vị trí trung lập, đối với quyền lực chính trị. Trở ngại ngắn hạn nhắm vào Tướng René Schneider. Với chức năng Tổng Tư Lệnh Quân Lực, ông công khai bầy tỏ sự chống đối, bất cứ một âm mưu dùng quân đội đảo ngược kết quả bầu cử. Chính vì vậy, sau một cuộc họp vào ngày 17 tháng Chín 1970, một quyết định được đề ra: phải cho ông Tướng đi chỗ khác chơi.
 Kế hoạch "đốt nhà" được giao cho những sĩ quan cực đoan, rồi đổ tội cho những phần tử tả phái, ủng hộ Allende, là "đích danh thủ phạm". Phải làm sao tạo được một sự hỗn loạn khiến quốc hội không chấp nhận Allende làm tổng thống. Tiền thưởng 50 ngàn đô sẽ chi cho một, hoặc một nhóm sĩ quan chịu chơi. Helms và viên phụ tá đặc trách chiến dịch đòn ngầm, Tomas Karamessines, giải thích cho Kissinger họ không được lạc quan về chiến dịch. Thành phần sĩ quan tỏ ra ngần ngại, hoặc chia rẽ, hoặc trung thành với Tướng Schneider và hiến pháp Chile. Như ghi chú của Helms cho thấy: "Chúng tôi cố gắng làm cho Kissinger hiểu chuyện thành công là rất mỏng manh". Kissinger ra lệnh thật là minh bạch cho Heilms và Karamessines, tiếp tục chơi, với bất cứ giá nào.
 Ngày 15 tháng Chín 1970, Kissinger được thông báo, đã kiếm ra viên sĩ quan chịu chơi, tướng (général) Roberto Viaux; tay này có những liên lạc mật thiết với nhóm cực hữu Patria y Libertad, bản thân ông ta cũng là một tay cực hữu. Ông chấp nhận lấy 50 ngàn đô để trừ khử tướng Schneider. Danh từ được sử dụng để chỉ viên sĩ quan chịu chơi là "kẻ bắt cóc", tuy nhiên lại có lệnh hãy cung cấp súng máy, và lựu đạn cay cho những cộng sự viên của Viaux, họ cũng chẳng hề hỏi lại đàn anh, sau khi bắt cóc tướng Schneider, thì phải cư xử ra sao với ông ta.
 Sau đây là trích đoạn, một "thông điệp mật" của CIA, đề ngày 16 tháng Mười, sau cuộc họp mật cấp cao của viên chức Hoa Kỳ, vào ngày 15 tháng Mười, nhằm kiểm tra đánh giá những hoạt động của bọn chủ mưu. Thông điệp này được coi là "hướng dẫn chiến dịch", gửi cho những nhân viên CIA ở Santiago:
 … Allende phải bị lật đổ bằng một cú đảo chánh… Tốt nhất là trước ngày 24 tháng Mười (ngày tổng thống chính thức nắm quyền). Nhưng những cố gắng nhằm đạt được mục đích vẫn tiếp tục sau thời hạn trên. Chúng ta phải tạo áp lực tới mức tối đa, sử dụng mọi phương tiện thích ứng.. Bắt buộc phải hành động trong bóng tối, phải làm sao cho chính quyền Hoa Kỳ không bị mang tiếng…
 [Viaux và đám đệ tử, theo như đánh giá sau đó, là không thể kiểm soát được, có thể gây phiền nhiễu cho CIA và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, cho nên bị loại bỏ, và kế hoạch Schneider được giao cho một bộ phận quân đội được kính trọng hơn, cầm đầu bởi tướng Camilo Valenzuela, sĩ quan trưởng đạo quân ở Santiago.]
 Chiều ngày 19 tháng Mười 1970, nhóm Valenzuela, được tăng cường bởi vài người thuộc nhóm Viaux, với lựu đạn cay do CIA cung cấp, đã toan bắt cóc tướng Schneider khi ông rời một bữa ăn tối. Thất bại, do Schneider không dùng công xa như thường lệ, mà lại dùng xe riêng. Sau cú bắt cóc hụt này, CIA Washington ra lệnh phải khẩn cấp hành động, bởi vì phải trả lời cấp trên vào sáng ngày 20 tháng Mười, và hai phong bì, mỗi cái 50 ngàn đô, được trao cho Valenzuela, và phụ tá chính của ông, với điều kiện phải thực hiện bằng được mục tiêu. Cú thứ nhì diễn ra vào chiều ngày 20 tháng Mười, nhưng cũng thất bại. Ngày 22 tháng Mười, những khẩu súng máy "đã được sát rrùng" (có nghĩa là không thể nào tìm ra xuất xứ), được trao cho nhóm Valenzuela nhằm thực hiện cho được âm mưu kể trên, nhưng trong cùng ngày, tướng René Schneider đã bị nhóm Roberto Viaux ám sát.
 Cuộc đảo chánh đẫm máu lật đổ tổng thống Salvador Allende xẩy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 1973, trong lúc Ngài Henry thân mến đang điều trần trước Thượng Viện, trước khi được phong chức Bộ Trưởng Ngoại Giao. Ông ta đã nói dối, khi quả quyết chính quyền Hoa Kỳ không có mắc mớ gì tới chuyện làm thịt tổng thống Allende. Những hồ sơ bây giờ được cho công chúng coi, cho thấy ngược lại. Trong số đó, có một, của tùy viên quân sự (thuỷ quân lục chiến) Hoa Kỳ, Patrick J. Ryan. Viên sĩ quan này đã ghi lại từng chi tiết, những liên hệ chặt chẽ giữa ông ta với những viên sĩ quan phản loạn dính líu vào âm mưu lật đổ tổng thống Allende. Viên sĩ quan này đã coi ngày 11 tháng 9 năm 1973 là "Ngày J", tương tự như ngày đổ bộ Normandie của quân đội Đồng Minh chống lại Quốc Xã, và nhận xét một cách hoàn toàn thỏa mãn, là "cú đảo chánh tại Chile gần như hoàn hảo" ["le coup d’Etat (sic) au Chili était presque parfait).
Jennifer Tran

When Martin Amis, his closest friend on earth, published a book in which he took Christopher to task for what he viewed as inappropriate laughter at the expense of Stalin’s victims, Christopher responded with a seven-thousand-word rebuttal in The Atlantic that will probably have Martin thinking twice before attempting another work of historical nonfiction. But Christopher’s takedown of his chum must be viewed alongside thousands of warm and affectionate words he wrote about Martin, particularly in his memoir, “Hitch-22,” which appeared ironically—or perhaps with exquisite timing—simultaneously with the presentation of his mortal illness

“[Mother Teresa] was not a friend of the poor. She was a friend of poverty. She said that suffering was a gift from God. She spent her life opposing the only known cure for poverty, which is the empowerment of women and the emancipation of them from a livestock version of compulsory reproduction.”

Christopher Hitchens (1949-2011): A Career in Quotes


Thơ Mỗi Ngày

Master of Disguises

Surely, he walks among us unrecognized:
Some barber, store clerk, delivery man,
Pharmacist, hairdresser, bodybuilder,
Exotic dancer, gem cutter, dog walker,
The blind beggar singing, O Lord, remember me, 

Some window decorator starting a fake fire
In a fake fireplace while mother and father watch
From the couch with their frozen smiles
As the street empties and the time comes
For the undertaker and the last waiter to head home.

O homeless old man, standing in a doorway
With your face half hidden,
I wouldn't even rule out the black cat crossing the street
The bare light bulb swinging on a wire
In a subway tunnel as the train comes to a stop.

Tổ sư Hoá trang

Hẳn rồi, hắn đi giữa chúng ta mà không ai nhận ra
Một anh thợ hớt tóc, một viên thư ký, một người giao hàng
Nhà bào chế thuốc Tây, thợ làm tóc, lực sĩ thẩm mỹ
Người khiêu vũ điệu Ba Tư, Ả rập
Thợ kim hoàn, người dẫn chó đi dạo,
Người ăn xin mù ư ử, Ôi Chúa, hãy nhớ đến tôi

Một cửa sổ trang hoàng Noel “bục” 1 phát, khởi sự đám cháy dởm
Ở một đám lửa dởm, trong lúc bà via và ông via nhìn,
Từ giường nằm, với nụ cười đóng băng
Con phố trống dần, đã tới lúc người chủ nhà hòm và tên bồi cuối cùng về nhà

Ôi tên già không nhà, đứng ở lối đi vô nhà
Với bộ mặt giấu mất một nửa,
Ta sẽ không ra lệnh cho con mèo đen vượt qua đường
Ngọn đèn nơi đường hầm lắc lư khi xe điện ngầm tới trạm

Summer Light

 

It likes empty churches
At the blue hour of dawn

The shadows parting
Like curtains in a sideshow, 

The eyes of the crucified
Staring down from the cross

As if seeing his bloody feet
For the very first time.

Charles Simic 

Ánh Sáng Mùa Hè

Nó thích nhà thờ trống rỗng
Vào cái giờ xanh của buổi sáng tinh mơ

Những cái bóng bỏ đi
Như những bức màn trong 1 buổi diễn phụ

Con mắt của Người bị đóng đinh
Nhìn xuống từ cây thập tự

Như thể Người nhìn thấy máu của Người
Ở chân
Lần đầu

Private Miseries

More than this crippled veteran playing the banjo,
I have no right to grumble,
More than this old woman cracking open her purse
To give him a quarter,

Lest they both take offense and beat me
On the head with one of his crutches.
My own anguish must remain unspoken,
Hidden behind a firm stride and a smile.

One day I knelt down and cursed God
For all the suffering and injustice he consents to.
Since then, I have felt even more alone.
Like a lifelong widower forever unconsoled

I pass the homeless huddled in doorways
Upon a winter morning and dare not
Grouse about my own sleepless night,
And my cold feet that make me hurry past them.

Những nỗi khốn khổ mình ên

Hơn cả cái anh cựu binh VNCH,
già què, đang từng tưng với cây đàn băng dzô
Tớ đếch có quyền càu nhàu
Hơn cả cái bà già đang cố mở bóp
lấy mấy nghìn Cụ Hồ cho ông lính Ngụy già què

Cứ để cho họ cảm thấy bị tổn thương và đập vào đầu tớ
Với một trong những cây nạng
Cái nỗi thống khổ của riêng tớ phải được nín khe,
Và được giấu ở bên dưới bước đi mạnh mẽ, và nụ cười.

Một bữa tớ quỳ xuống và nguyền rủa Thượng Đế
Về bao đau khổ và bất công mà ông ta cứ nhè tớ mà trút xuống
Kể từ đó, tớ cảm thấy cô đơn còn hơn bao giờ hết
Như một bà goá cả đời không hề được an ủi.

Tớ đi qua một đám người vô gia cư láo nháo ở hành lang
Một buổi sáng mùa đông và không dám
Càu nhàu về một đêm mất ngủ của riêng tớ
Và đôi chân lạnh giá của tớ càng khiến tớ vội vã đi qua họ 

And Who Are You, Sir?

I'm just a shuffling old man,
Ventriloquizing
For a god
Who hasn't spoken to me once.

The one with the eyes of a goat
Grazing alone
On some high mountain meadow
In the long summer dusk. 

Nhưng Ngài là Ai, hử Ngài?

Tớ chỉ là một tên già lê lết
Nói chuyện bằng bụng
Về một ông trời
Chưa từng nói với tớ một lần

Kẻ có đôi mắt dê
Thả dê một mình
Trên cánh đồng cỏ trên núi cao
Vào một hoàng hôn dài mùa hè


Charles Simic



Bọ Lập


La Peau [Làn Da]: Một cuốn tiểu thuyết-Trùm: Un Archi-Roman


Ghi chú trong ngày

*

Joseph Roth: Going Over the Edge

Michael Hofmann

The following essay will appear, in somewhat different form, as the introduction to Joseph Roth: A Life in Letters translated and edited by Michael Hofmann, to be published by Norton in January. The accompanying letters between Roth and Stefan Zweig are from the book, which is the first translation of the correspondence of Roth (1894-1939), author of The Radetzky March, among many other works.

LETTERS BETWEEN STEFAN ZWEIG AND JOSEPH ROTH

Stefan Zweig to Joseph Roth, March 31, 1936 (from London)

... You must get it out of your head, the idea that we're somehow being rough with you, or hard on you. Don't forget we're living in a period of general doom, and we can count ourselves lucky if we get through it at all. Don't go accusing publishers, don't blame your friends, don't even beat your own breast, but finally have the courage to admit that however great you are as a writer, in material terms you're a poor little Jew, almost as poor as seven million others, and are going to have to live like nine tenths of the human beings in the world, on a small footing and with a tightened belt. For me that would be the only proof of your cleverness: don't always "fight back," stop going on about the injustice of it all, don't compare your earnings to those of other writers who don't have a tenth of your talent. Now is your chance to show what you call modesty ....

Roth to Zweig,

April 2, 1936 (from Amsterdam)

... You know you've no need to tell me of all people what it is to be a poor little Jew. I've been that since 1894, and with pride. A believing Eastern Jew from Radziwilllow. I would drop it if I were you. I've been small and poor for 30 years. Heck, 1 am poor.

But nowhere is it written that a poor Jew may not try to earn a living. That's the only advice I turned to you for. If you don't know, then say so. I thought you might be able to put me the way of some film people, or something .... 

Roth to Zweig,

July 10,1937 (from Brussels) 

... You blame God for your aging, instead of thanking Him for it. You don't understand that people have gotten worse, because you were never willing to see them as good and bad and as human until Judgment Day, which you are so slow to believe in. How can I talk to you? Because you notice it getting darker, you stand there bewildered by the approach of night; and you think, furthermore, that it's something personal to do with you. Even currency devaluations you take as a personal affront, because you had thought you could save yourself by living in the isles of the blest. Now, for the sake of money, you want to return to the Continent, and to its darkest part. (Mind you don't stay there too long!) You are independent of publishers and advances. You can afford to write nothing at all for two years. You truly are a "freelance." Who else can say that of himself?

[Romain] Rolland has disappointed you. My Lord! He always was a false prophet and in thrall to noble errors and idealistic self-deceptions. Just before the World War he idolized the Germans and put to sleep whatever alertness the continent had. After the war he proclaimed the absolute goodness of humankind, and today he's a lackey of the Russian executioners. In the truest sense of the word, he has never known where God dwells, and he never will till his dying day.

You already have a clear notion-being of the tribe of Asra, who have God, even if they never get him-of the inadequacy of all human idealisms that you bathed

in from the time of your youth, and in which you have steeped yourself. You're bound to be disappointed. The nonviolence of Mahatma Gandhi is just as unhelpful to me, as Hitler's violence is detestable. Of course you shouldn't sign up for any party or group. I don't see why that should even occur to you. You are an unregistered member of a motley group as it is, with tumblers, men of the world, rascals and dilettantes and liars, all coexisting with a small handful of decent individuals. You think you have already withdrawn from it. Oh no, you haven't! Why for instance did you send a statement to be read out at the PEN Club? An organization where Communists and Fascists shoulder the yoke of politics and the state, and you come along and intone your: Down with politics! You're not serious. Don't you understand? That might be the way to speak in front of a republic of ghosts, but not to a lurid organization where arseholes have seats and votes alongside brains. Do you think you'll tug at [Lion] Feuchtwanger's conscience?* Will you hell! Why do you do these things! You can't get over the loss of Germany! It's only if Germany exists that you can be a cosmopolitan.

Show equanimity to the world and give what you have in the way of goodness to three or four indiividuals, not to "humankind,"

your old

Joseph Roth

*Lion Feuchtwanger (1884-1958) was a German-Jewish novelist and playwright prominent during the Weimar period. He was critical of the Nazis well before they came to power, left Germany in 1933, and eventually sought asylum in the United States.

The New York Review Dec 22, 2011

Thư từ trao đổi giữa Roth và Zweig


 *

Niên Xô [Hà Lội]: Nhà Nước Ma-Phia

Mấy dòng trên, là được gợi hứng từ cái tít bài viết của David Remnick:

The Civil Archipelago
Gulag dân sự 

Bởi vì thật khó mà tìm ra cái tên, hay bản chất của chế độ: Độc tài? Chính quyền chuyển tiếp?
Chẳng phải.
Khó, là trước đó chưa có, và hiện nay chỉ có nó, theo tờ Books.
Ngoài cái tên của Remnick, còn 1 cái tên do tờ báo đề nghị: Nền độc tài của lũ ba vạ, la dictature des médiocres.
Nhưng, ở Nga, khác ở xứ Mít, nhà văn đã bắt đầu ngó vào chế độ.
TV sẽ giới thiệu bài viết của số báo trên:
Ce que disent les écrivains. Điều n
hà văn nói.


Thời gian đầu mới qua Xứ Lạnh, gặp lại cô bạn cũ, nghe lời đề xuất của vợ chồng cô, học thi lấy cái lai xần bán bảo hiểm nhân thọ, cùng lúc, thấy Hội Người Việt cần thiện nguyện viên trông coi tờ báo của Hội, [đếch có lương nhe, chỉ được 100 đô tiền xe/một tháng, thêm vô tiền trợ cấp xã hội], GCC bèn xung phong, chỉ để thử sức, liệu một mình mi lo nổi cả 1 tờ báo, đếch cần thằng chó nào khác, hà, hà].
Chính là trong những ngày đó, GCC được cái bà lo việc xã hội, cho phép đi cùng vô nhà tù Canada, thăm tù Việt, ra ý chúng tôi không quên mấy người đâu. Không phải tù người lớn, mà thường là đám thanh thiếu niên, và đa số Bắc Kít!
Cái chuyện đa số Bắc Kít là cũng có nguyên do của nó. Phái đoàn Canada thuộc Cao Uỷ Tị Nạn thường nhận người Bắc, vì Mẽo không chịu nhận. Trong thời gian chiến tranh, đám phản chiến, Miền Nam, đi du học, mê Bác Hồ, chọn nơi này làm quê hương tạm, thì cũng giống như nhà văn ST, quê hương mỗi người chỉ có một, ở đây là ở tạm…

Nabokov có 1 từ để gọi thứ văn chương tạp ghi của Mít, là “poshlost”, theo nghĩa “ăn cắp của ăn cắp”, imitations of imitations. Tuy nhiên nghĩa của từ này rộng hơn nhiều, như ông giải thích, khi trả lời tờ The Paris Review. TV post lại ở đây, rồi nhẩn nha bàn tiếp.

Nabokov vốn, vừa bạo miệng, vừa phách lối. Với ông, những tác giả được chấp nhận [accepted authors] chẳng có nghĩa gì: Tên của họ được khắc trên những cái mả rỗng, sách của họ toàn đồ bá láp… Brecht, Faulkner, Camus và nhiều người khác tuyệt đối chẳng là gì đối với tôi.

Tuy nhiên, câu trả lời sau đây, thì thành thật. Khi được hỏi, ngoài chuyện viết ra, ông làm gì, hay thích làm gì, ông phán:

-Ô, săn bướm, lẽ dĩ nhiên, và nghiên cứu bướm. Những lạc thú và phần thưởng nhờ cảm xúc văn chương, chẳng là gì hết so với khám phá ra 1 loài bướm lạ, và ngắm nó dưới ống kính… Giả như không xẩy ra cách mạng ở Nga, thì tôi đã dâng hết đời mình cho “lepidopteroloy” [ngành nghiên cứu bướm và  bướm đêm, moth] và chẳng thèm viết một cuốn tiểu thuyết nào hết.

*
(1)

Đọc Phén, Tạp Ghi, Dựa Hơi, Thơ Tán Gái, Thơ Ngồi Bên Tách Trà thì quả là "chẳng có gì xẩy ra" thật.

Nhưng quá một chút, thì lại vớ phải ông Nabokov, khi Ngài chửi cái vẻ trịnh trọng, làm dáng:
“Chúng ta đều chia sẻ cái tội Lò Thiêu"!
[We all share in German’s guilt].
Khó thật.

(1)

Văn nhân và Nghệ sĩ nhất
Đẹp như thơ
Thanh Tâm Tuyền.
Thank you, GNV.

Đa tạ. NQT


“Death is very likely the single best invention of life.”
–Steve Jobs
Steve Jobs nói cái chết là phát minh riêng của đời sống

TMT

Cái chết thì rất ư là phát minh đơn, lẻ, [“single”, đâu có phải là “own”], đẹp nhất của cuộc đời.
Sự thực, phải coi ông này nói câu này trong trường hợp nào. Chứ GCC thấy khó hiểu quá!

Chết ít khi đẹp lắm, nhất là đi tù VC mà chết ở trong rừng vợ con chẳng biết, ngoài mấy ông bạn tù, thì đơn lẻ, đúng, nhưng đẹp nhất, lại không đúng!
Mà cũng chẳng phải phát minh cái con mẹ gì.
Đói quá thì đi thôi.

Lần trước, đọc được 1 câu, ông Steve Jobs này chôm của James Dean, nhưng bị thiến mất 1 khúc:

Khi 17 tuổi, tôi [Steve Jobs] đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng".
Câu trên, của James Dean.
Tay này cũng đúng là 1 trường hợp "Hãy Ðói, Hãy Ðiên", và chết vì Ðiên, vì "La Fureur De Vivre".
Chàng phán thật bảnh:
“Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today.”
Hãy mơ mộng như bạn sống hoài hoài. Hãy sống như bạn sẽ chết ngày hôm nay.

Source


*

Biển

 Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà. 

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả 

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này

Số phận còn thua hạt cát. 

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời 

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...

22/01/2010

Tôi được đọc bài thơ "Biển" của ông trong Tin Văn, nó làm cho tôi thấy buồn quá.
Xin gởi tặng ông hình của "tôi" bên bờ biển, như một lời chào. 

Trong email trước tôi đã vô lễ gọi ông là "Gấu Nhà Văn", vì đọc Tin Văn liên tiếp suốt mấy ngày liền, khiến tôi nhập tâm.
Thực tình, tôi thích cái bút danh đó.

Khi tôi chụp hình con hải âu, tôi cứ nghĩ nó là hình ảnh của chính mình. Ai ngờ, tôi lại gặp một con hải âu khác khi đọc bài thơ Biển của ông. Khi nhớ quê hương, kẻ thì "thương nhớ đồng quê", người nhớ Sài Gòn, còn tôi, tôi nhớ biển...

Merry Christmas.
Please take care and forgive.
NQT


 

**

Paul Ricoeur & Heidegger

Lire:

A Auschwitz, Dieu n'a-t-il pas abanndonné les hommes ?

P.R. Je me rappelle cette reflexion entendue de la bouche d'un éminent professeur, juif polonais. Il avait connu la déportation et les humiliations: « Mon père avant cela disait : "L'homme est bon." J'ai subi toutes ces souffrances. Eh bien, au soir de ma vie, je dis la même chose que mon père." Croire en la possibilité de libérer le fond de bonté en l'homme, c'est pour moi un acte de foi fondamental.

Le pardon est-il possible tout de même ?

P.R.

Je suis très réticent à l'égard de toutes les facilités avec lesquelles on manipule le pardon. Le pardon, c'est ce qu'on demande et nullement ce qu'on donne. Et si on le demande, on doit être prêt a recevoir une réponse négative. Je rejoins ici Jankélévitch. II faut pouvoir affronter l'impardonnable. Pourquoi ? Parce que si le pardon est difficile, il doit s'articuler sur un travail double: un travail de mémoire et un travail de deuil. II ne s'agit pas d'en faire un acquittement superficiel. Non, il faut admettre l'indicible de l’aveu, le caractère inextricable des situations, l'idée de l'irrépaarable. Et le deuil ne se limite pas au deuil de ceux que l'on a perdus, il faut penser aussi au deuil d'une explication.

Heidegger a marqué votre oeuvre, inutile d'insister. Mais comment un philosophe peut-il se dévoyer politiquement comme il l'a fait en apportant sa caution à Hitler? Quel aveu d'impuissance de la part de la philosophie !

P.R. La culture, que je sache, n 'a jamais prémuni contre la barbarie. Pays de très haute civilisation, l'Allemagne, qui a sombré au plus bas de l'infame, en a offert un exemple cuisant. Cela étant, je n'ai jamais accusé Heidegger en tant que philosophe. Seulement sa philosophie, ne produisant ni morale ni politique, s'est créée en lui à une époque de doute intellectuel qui s'est manifesté par son incapacité à poursuivre Être et temps, une sorte de vide spéculatif qu'il a cru pouvoir remplir avec la figure de celui qu'il prenait pour un grand homme de l'histoire. C'est dans cet entre-deux, dans cette période de grande fragilité qu'il s'est trouve happé par le national-socialisme. Mais soyons clair, Être et temps n'est en rien un livre nazi, il s'agit, et toute la différence est là, d'un ouvrage qui ne protège pas contre le nazisme. Alors que Karl Jaspers, lui, ne pouvait pas succomber comme Heidegger car sa philosophie produisait une éthique et une politique.

Paul Ricoeur trả lời tờ Lire, số đặc biệt về Duras, Tháng Sáu, 1998.

Note:
Tình cờ vớ số báo cũ, đọc mấy câu trả lời trên, thú quá, bèn chôm luôn, đi 1 đường Phén chơi!

Ở Auschwitz, Chúa đã bỏ loài người?

Tôi nhớ tới câu của một giáo sư nổi tiếng Ba Lan gốc Do Thái. Ông ta biết về cái chuyện tống xuất, đưa người vô Lò Thiêu, và những nhục nhã: Ông già tôi trước đó, nói: Con người thì tốt. Tôi chịu đựng tất cả hậu quả [của câu nói của bố tôi]. Thế nhưng, về già, tôi phán y chang bố tôi: Con người thì tốt. Tin vào khả năng giải phóng cái sâu thẳm của thiện tâm ở nơi con người, theo tôi, đây là hành động của niềm tin cơ bản.

Sự tha thứ, nếu như thế, thì cũng có thể?

Tôi rất tởm cái trò giật dây, nào là khúc ruột ngàn dặm, nào là đừng bao giờ có 1 ngày 30 Tháng Tư thứ hai, thứ ba… Tha thứ, đó là cái người ta đòi, mà chẳng cho cái chó gì cả. Và nếu như thế, nếu người ta đòi, thì người ta phải sẵn sàng đón nhận 1 câu trả lời "cà chớn" [négative: phủ định, từ chối]. Phải dự trù đối đầu với điều: Tao đếch có tha thứ cho mày. Tại sao? Bởi vì nếu tha thứ khó, hơi bị khó, rất ư là khó, thì nó phải ăn khớp với một công việc kép: một về hồi ức và một về tang tóc. Đừng giả đò tha thứ. Thôi nhé, huề nhé! Không, phải thừa nhận cái sự không thể nói ra được niềm ăn năn, thống khổ, lời thú nhận, cái tính chất cực khó khăn của hoàn cảnh, cái ý nghĩ về sự không thể sửa chữa lại được [Cái Ác Bắc Kít, vô phương sửa chữa, thí dụ, Cái Ngày 30 Tháng Tư, sẽ còn dài dài, thí dụ]. Và nỗi tang tóc thì không phải chỉ hạn chế ở những cái tang về người đã mất, mà còn cái tang về 1 lời giải thích. 

Heidegger đã đánh dấu [thổi] tác phẩm của ông, khỏi phải lèm bèm thêm. Nhưng ra thế nào, nàm sao mà 1 triết gia bảnh tỏng như ông ta mà lầm lạc như thế, và đem thân phò Hitler? Đúng là 1 lời thú nhận sự bất lực về mặt triết học!

Văn hoá như tôi biết được, chưa hề ngăn ngừa, phòng chống sự man rợ. Một xứ sở với 1 nền văn minh đỉnh cao chói lọi như Đức, vậy mà ngập chìm trong tủi nhục, và đó là 1 thí dụ nhức nhối, đau thương. Nhưng tôi chưa bao giờ buộc tội Heidegger, như là 1 triết gia. Chỉ điều này, triết học của ông không sản sinh ra cả đạo đức lẫn chính trị, và gây ra ở trong ông ta, vào một thời kỳ, sự hồ nghi trí thức, và điều này được biểu lộ ra bằng sự bất lực của ông khi không thể tiếp tục Hữu thể và Thời gian, một thứ khoảng trống tư biện, mà ông ta nghĩ rằng, có thể làm đầy bằng hình tượng một con người coi mình như là vĩ nhân của lịch sử, cha già của dân tộc. Chính vào lúc đó, ông bị trúng bả Quốc Xã. Nhưng hãy minh bạch 1 điều, Hữu thể và Thời gian không phải là 1 cuốn sách Nazi, nó là, và đây là sự khác biệt rất ư khác biệt, một tác phẩm không phòng vệ chống chủ nghĩa Nazi. Trong khi đó, Karl Jaspers, ông ta không ngã gục như Heidegger, là bởi vì triết học của ông sản sinh ra một nền đạo hạnh và chính trị học.

Note: Bài phỏng vấn thần sầu, được thực hiện khi Paul Ricoeur cho ra lò cuốn Suy nghĩ Thánh Kinh, Penser La Bible. TV sẽ đi hết cả bài, sau, nhân dịp Noel năm nay

Hà, hà!


Essai de roman
Enrique Vila-Matas


The Gift

Ban đồng ca thần kỳ tan rã. Ngay cả Rein và Naiman sau cùng cũng gấu ó lẫn nhau. Trong 1, trong rất nhiều hồi ký, Naiman buộc tội Rein, một lần tham dự 1 bữa tiệc cùng bạn bè, mang theo lon trái cây [trái mơ], và chơi một mình, cả lon.
Cuối tháng Giêng 1996, Brodsky lên chuyến tầu suốt, vì bịnh tim, sau 1 đời đếch thèm để ý đến chuyện gìn giữ sức khoẻ của mình. “Sáng ngủ dậy, uống cà phê, mà thiếu điếu thuốc, là kể như mất toi một ngày, ấy là chưa nói đến chuyện, làm sao dậy nổi”, ông có lần nói. David Remnick, ký giả Mẽo của tờ The New Yorker viết về ông và về cái lần tới phỏng vấn:

Có nhiều nhà thơ có tài, có thể ở vào chỗ anh ta khi đó, Efim Etkind viết. Nhưng số phận đã chọn đúng anh ta, và ngay lập tức anh hiểu trách nhiệm về địa vị của anh - không còn là một con người riêng tư, nhưng trở thành một biểu tượng, như Akhmatova đã trở thành một biểu tượng quốc gia của người thi sĩ Nga, khi bà bị số phận lọc ra giữa hàng trăm nhà thơ, năm 1946. Thật quá nặng cho Brodsky. Ông có một bộ não tệ, một trái tim tệ. Nhưng ông đã đóng vai ông tại tòa án một cách tuyệt vời.
 Brodsky không được may mắn với sức khỏe của ông. Tim ông bị mổ hai lần. Ông hút thuốc còn nhiều hơn Bogart, uống cà phê hơn cả Balzac. Khi tôi (David Remnick) tới gặp ông thực hiện cuộc phỏng vấn cho tờ Washington Post, một nhiếp ảnh viên tới. "Ông có thuốc lá không?", Brodsky hỏi thay cho câu chào. "Tôi đang chết vì thèm thuốc."
Ông từ chối vai trò kẻ tuẫn nạn nổi tiếng và chỉ làm công việc của ông: làm thơ, nhưng khi bị đòi hỏi, ông tiến lên, ở tòa án, ở lưu đầy xứ người, ông làm việc này một cách tuyệt hảo. Y. Rein, là bạn của Brodsky và cũng là một nhà thơ lớn, đã từng tuyên bố tại Moscow: Nước Mỹ hãy nhớ lấy lời này. Brodsky là một tiếng nói Nga lớn lao nhất của thời đại anh ta. Anh ta đến từ một thời đại tiếp theo những trại tù, những cấm ngăn, một thời đại tự nuôi nó bằng văn chương trong khi chẳng còn chi, nếu có chăng, chỉ là trống rỗng. Và anh luôn luôn là số một của chúng tôi. 

Bobyshev sau cùng qua Mẽo, định cư ở Illinois, ở đó, ông dậy văn chương. Sau khi Brodsky mất, ông có viết về những năm tháng đầu tiên của đời ông, và về cuộc tình tay ba. Trong có 1 xen thật bảnh, là cái lần ông tới thăm bà cô ở Moscow. Lúc đó, Akhmatova cũng đang ghé thành phố, và bà gọi cho ông, nhằm lúc ông không có nhà. Khi ông về, bà cô ngỡ ngàng đến nghẹt thở:
-“Akhmatova ư, gọi điện thooại cho mi ư? Ối giời ơi là giời, sướng đến thế cơ hả? Bảnh đến thế ư, thiệt sao?”
-“Thì thiệt chứ sao, thưa cô”.
-“Bà nói gì vậy?”

Cuốn sách chấm dứt với xen Bobyshev, ở Mẽo, gọi cho Brodsky ở New York. Cả hai cả chục năm đếch thèm nói chuyện với nhau, nhưng Bobyshev có chuyện quan trọng cần nói, và chuyện này liên quan tới Akhmatova, cả hai đành để lòng ghen tuông thù hận qua 1 bên.
Câu chuyện quan trọng xong, Brodsky bèn hỏi bạn/kẻ thù:
-“Sao, thấy Mẽo thế nào?”
-“Cũng hơi bị căng, những đúng là 1 nơi chốn thú vị”
-“Thú vị là.. sao?”
-“Thì thú vị chứ, rất thú vị, mầu sắc, mặt mũi, không gian, con người, tất cả những thứ đó”.
-“Hừm,” Bodsky trả lời bạn, và cúp máy.

Cali 8, 2011

Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ
qua bà Nguyễn Thị Kim Hồng

Sóng Văn (SV): Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn đời của mình ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?
Nguyễn Thị Kim Hồng (NTKH): Chúng tôi quen nhau qua sự sắp đặt của số mệnh. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là đám cưới phải dùng thuyền, vì năm đó nước lụt. Trên thuyền có đủ hạnh phúc và khổ đau của hai đứa chúng tôi.
SV: Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đình. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông  nhà thì sao ?
NTKH: Nhà tôi thường giúp đỡ tôi trong việc làm bếp, dọn dẹp nhà cửa. Đó là những lúc anh cảm thấy đầu óc thảnh thơi nhất.
SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà còn thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?
TKH: Nhà tôi có nhiều đam mê. Không biết tôi là một trong số đó hay là tổng số những đam mê của anh.
SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác?
NTKH: Nhà tôi thích làm việc một mình, về đêm.
SV: Bà đã từng có những đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?
NTKH: Truyện ngắn nhà tôi viết đều thấp thoáng hình bóng những người đàn bà khác. Một cách lạc quan, tôi vẫn nghĩ, tôi là tổng số những người đó. Tất cả chỉ là tưởng tượng hoặc là những bản nháp của một tác phẩm chưa được viết ra.
SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông  nhà đã được giới thiệu rộng rãi trong quần chúng ?
NTKH: Tôi không xen vào việc viết lách của nhà tôi.
SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định gì về tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?
NTKH: Vấn đề này ngoài tầm hiểu biết của tôi.
SV: Cá nhân bà đã và đang sinh hoạt trong lãnh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hỗ tương trong việc sáng tác của ông  nhà ?
NTKH: Tôi làm ở một lãnh vực khác, nhưng đôi khi cũng viết lách để giải trí.
SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi dòng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi dòng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bão...
NTKH: Tôi quê ở Cai Lậy, Mỹ Tho. Nhà tôi người Bắc di cư. Chúng tôi được bốn cháu, đã truởng thành, nhưng chỉ có cháu út hiện đang sống với chúng tôi. Mấy cháu lớn còn ở Vạn Tượng (Lào). Hoài bão tôi không có, nhưng mơ ước một ngày nào được xum họp với tất cả bốn cháu. Trân trọng cảm ơn Sóng Văn và độc giả. Chúc báo Sóng Văn sống mãi để phục vụ cộng đồng người Việt hải ngoại. 

Ghi chú của tòa soạn:

Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ sinh năm 1938. Ngoài tên thật, những sáng tác của ông còn được ký dưới hai bút hiệu: Sơ Dạ Hương và Tuấn Anh trên các tạp chí: Văn, Nghệ Thuật, Vấn Đề...

Tác phẩm đã xuất bản: Những Ngày Ở Sài Gòn (1970).

Tập truyện mới nhất của ông chuẩn bị ấn hành.

Nguyễn Thị Kim Hồng

(trích Sóng Văn, số 6 – tháng 1 & 2 năm 1997)

Nguồn Trang Luân Hoán

Tks. NQT

Đọc lại, thấy khác, không giống như GCC nhớ, hay tưởng tượng mình nhớ.
Mãi thì mới hiểu ra là có một vài chỗ, được sửa, vào phút chót.
Thí dụ: Trên xuồng có đủ khổ đau cho…3 người.
Vì còn cô phù dâu cùng ngồi trên xuồng!


Hãy Ðói. Hãy Ðiên