Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



Cảnh đẹp VN
  Thu 2011

*

Khi về, cô bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên
ngay bên đường cách nhà chừng mười bước
để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước...

Lần Cuối Sài Gòn



Thơ Mỗi Ngày

Tếu thật, trong khi GCC ra rả về cái chuyện VC chiêu hồi thi ca hải ngoại, thì server cho biết, bài của Gấu trên blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

"Hà Nội không bỏ 1 chữ” [mượn chữ của NMG].

Tks, anyway! NQT

No Childhood

And what was your childhood like? a weary
reporter asks near the end.
There was no childhood, only black crows
and tramcars starved for electricity,
fat priests in heavy chasubles
teachers with faces of bronze.
There was no childhood, just anticipation.
At night the maple leaves shone like phosphorus,
rain moistened the lips of dark singers

Adam Zagajewski

Tuổi thơ ư, No!

Và tuổi thơ của Ngài thì như là cái quái gì?
Một anh phóng viên báo chợ Cali
mệt mỏi hỏi GNV,
vào lúc gần tàn cuộc tán phét.
Làm đếch gì có tuổi thơ GNV, mà chỉ có 1 bầy quạ đen.
Và cái xe điện, chạy từ Bạch Mai, theo con phố Huế
đưa GNV tới trường Nguyễn Trãi,
nằm phiá bên trái, chưa tới Bờ Hồ,
nhưng vào thời kỳ đó, đói điện,
nằm vạ ở đầu khu Chợ Hôm.
Mấy ông thầy tu bụng bự,
áo thụng nặng chình chịch.
Mấy ông thầy giáo mặt lạnh như đồng.
Chẳng có tuổi thơ của GNV
mà chỉ có hoang tưởng về nó.
Đêm, những chiếc lá cây cơm nguội vàng,
sáng lên như lửa ma trơi.
Mưa ẩm môi mấy em ca sỡi mặt ám khói.

Source


ONDAATJE


Thơ JHV

Thủ bút JHV


TTT 2011


Kỷ niệm 100 năm sinh của Milosz

Le poète intraitable

Il ne peut toutefois adhérer au marxisme: la lecture de Simone Weil (qu'il traduit en polonais) a joué à cet égard un rôle capital dans son évolution intellectuelle. Elle aura été la première à dévoiler la contradiction dans les termes que représente le « matérialisme dialectique ». Pour une pensée intégralement matérialiste (comme celle d'Engels), l'histoire est le produit de forces entièrement étrangères à l'individu, et l'avènement de la société communiste, une conséquence logique de l'histoire; la liberté n'y a aucune place. En y introduisant la « dialectique ", Marx réaffirme que l'action des individus est malgré tout nécessaire pour qu'advienne la société idéale: mais cette notion amène avec elle l'idéalisme hégélien et contredit à elle seule le matélialisme. C'est cette contradiction qui va conduire les sociétés « socialistes" à tenir l'individu pour quantité négligeable tout en exigeant de lui qu'il adhère au sens supposé inéluctable de l'histoire. Mais la philosoophie de Simone Weil apporte plus encore à Milosz que cette critique: elle lui livre les clés d'une anthropologie chrétienne qui, prolongeant Pascal, décrit l'homme comme écartelé entre la « pesanteur" et la « grâce ".

Baal

Vào mùa hè năm 1862, Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài viết, Ghi chú Mùa Đông Ấn tượng Mùa Hè, Winter Notes on Summer Impressions. (1)

Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông, viết ra những điều thê thảm, dữ dằn đến như thế - như là Dos. viết - về thủ đô của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn về mặt đạo đức của Dos. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông. Nghèo đói khủng khiếp, lao động nặng nhọc, tệ nạn say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành niên, chứng tỏ một điều, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh nhân dân của họ, cho ông Thần Tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố đó, Marx đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó, tức chủ nghĩa Cộng Sản, máu đến như thế, hận thù đằng đằng đến như thế!

Milosz's ABC's

Đọc những gì Dos phán về London, cứ nghĩ, ông phán về... Hà Nội, về Đất Bắc.

Không tin? Đọc Ác Mộng lắc, Gạ Tình Lấy Điểm, Quỉ Râu Xanh LQD, Ba Người Khác..

Dos dưới ánh sáng Khải Huyền

Kinh nghiệm mặc khải, theo nghĩa cực kỳ tôn giáo, ám ảnh tác phẩm của Dos. Không phải theo nghĩa cực khoái, hay cực lạc, mà đây là một cú xé toang ra, vén màn, vạch trần, thật dữ dằn và thật đau đớn. Cái chết và cơn hỗn mang tạo nên sự thực sau cùng - một cái chân đế, một cái nền cho một niềm tin ngược ngạo.  
Điều Nabokov không hiểu được, khi ông ta, trong những bài giảng cho sinh viên tại Đại học Cornell, chỉ lèm bèm những lời chế nhạo về Dos, những lời chế nhạo này nuôi dưỡng rất nhiều tác phẩm của ông ta, đặc biệt là cuốn Ada, [bàn một cách tầm phào về địa ngục dâm tình]. Trong Tội ác và Hình phạt, cái xen em bướm Sonia đọc Kinh Thánh cho Raskolnikov, sau khi anh ta phạm tội sát nhân kép, có vẻ như đối với Nabokov, là quá dung tục cà chớn!  Theo ông ta, người ta chưa từng nhìn thấy Sonia khi làm công việc bướm, và cái thứ chủ nghĩa tình cảm cũ mòn của tác giả khiến cho cái xen trên, đến từ đường phố, trở thành không thể nào tưởng tượng ra được: bướm và sát nhân đọc Kinh Thánh! Nabokov không hiểu được “thơ tính của mặc khải” của Dos
.

Nhưng phải Camus, thì mới “hách” làm sao, khi đọc Dos, không phải dưới ánh sáng Khải Huyền, mà là dưới lửa Địa Ngục, hay gần gụi hơn, lửa cuộc chiến Mít, khi phán:
Những con đường đưa cá nhân đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau.
(Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les mêmes chemins qui mènent l’individu au crime mènent la société à la révolution).

Bây giờ chúng ta hiểu tại sao cái bóng cuốn Tội ác và Hình phạt phủ lên hết miền đất Bắc Kít, qua Bếp Lửa.

Đại cầm ở tay cuốn Crime et Châtiment. Tôi hỏi:
-Cậu đến trường luôn không?
-Không.
-Làm gì ở nhà?
-Đọc sách và suy nghĩ.
-Suy nghĩ về phép giết người? Tôi nói đùa.
Đại không đáp. Chúng tôi đứng nhìn xuống khu xóm lao động phía dưới. Đại bỗng nói:
-Nó đến trường tìm mình dữ lắm.
-Cậu quyết định thế nào?
Đại trầm ngâm một phút:
-Chưa.
Đại là sinh viên khoa học, đã qua được chứng chỉ căn bản. Hắn bị gọi động viên và đang trốn.
-Nghĩ gì về Dostoievski?
-Bệnh.
Tôi không ưa lối nói cụt ngủn của Đại. Hắn rất say đắm chủ nghĩa cộng sản. Những căn nhà thấp đã bốc khói. Không khí ấm hơn. Tôi nhìn bâng quơ những ngọn cây.
(Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa).
Source

Đại, không giết người, nhưng ‘làm thịt’ cô con gái, con riêng ông Chính, rồi chuồn ra bưng, làm cách mạng!

(1)

*

*

Bản tiếng Anh xb lần đầu năm 1955, nhà xb John Calder, in tại Anh

Cũng 1 cuốn hiếm quí, tậu được trong 1 tiệm sách cũ Toronto. GCC đọc ABC's Milosz, mới biết đến nó!
Sẽ post cái bài Baal của Dos, sau.

Summer Impressions

IN THE SUMMER of 1862 Dostoyevsky made his first voyage of  discovery-the discovery of Western Europe-in the course of which he paid his one and only visit to Britain. On his return, he published his impressions of the voyage of which this is the first English translation.
This is, in part, an attempt to reveal the French and English to the Russians. His conclusions may come as a shock to the British, but they may shock the French even more for in France, Dostoyevsky was as scandalized as ever was the Marquis de Custine in Russia, a generation earlier, by the lack of freedom, the ubiquity of police informers, the arbitrariness of the Government and the slavish adoration of the Emperor.
Dostoyevsky saw England as the land of licentiousness, and his picture of the contemporary scene is not unlike that portrayed by Hogarth in the previous century. His picture of the London masses, gin-sodden, immoral and yet colorful, is unforgettable. It is the French whom he sees as a nation of hypocritical shopkeepers.
But perhaps the real interest of the book is that in it, Dostoyevsky reveals himself for the first time. Ideas which he later developed in so many of his works, make their earliest appearrance here: the effect of European civilization on the Russian character, the influence of the principle of individualism on the West, the hollowness of the 19th century material progress and political achievements, the inevitability of the proletarian revolution. Mr FitzLyon's distinguished translation is aptly illustrated by Philippe Jullian.

9s. 6d. net

*

Thằng em Nam Bộ bị thằng anh Bắc Kít làm thịt, bố mẹ Mít ngồi khóc, khi khám phá ra xác con…

Sartre phán, trước 1 đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn chẳng là cái chó gì.
Nhưng, trước 1 đứa trẻ, chết, hay bị giết, thì sao?

Ðó mới chính là đề tài của Anh em nhà Karamazov, theo một phê bình gia Nhật, Hideo Kobayaki (1902-1983). Từ trước tới nay, người ta quen đọc nó như là thảm kịch con giết bố, nhưng theo ông Nhật này, phải đọc ngược lại.
Bài viết của ông, gây chấn động giang hồ!
Malraux, Faulkner, và Camus, đọc mà còn không chịu nổi!


Những anh em nhà Karamazov, Kinh cầu một nữ tu, Requiem pour un nonne, Dịch hạch, La Peste, như người ta nói, là những giả tưởng. Thì người ta phải nói như vậy, và phải giả đò tin như vậy, để cho cái chết mà chúng nói tới, chỉ là một phát kiến sa đích, une sadique invention, của 1 tiểu thuyết gia.

Nhưng vào ngày 16 Tháng Năm 1878, Dos mất đứa con trai, Alexei, 3 tuổi, và ông viết Les Frères Karamazov. Ngày 16 Tháng Giêng, 1931, chỉ sau khi sinh ra được vài ngày, thì đứa con đầu của Faulkner mất, một con gái đặt tên trước, là Alabama, và người ta nói, do nỗi đau này mà ông viết ra Lửa Tháng Tám, Lumière d’Aout. Camus may mắn không gặp nỗi đau này, nhưng đổi lại thì là căn bịnh lao mà ông ôm lấy! Nó cũng giống như 1 đứa trẻ đã chết ám ảnh mọi tác phẩm của ông.

Chúng ta tự hỏi, nếu Linda Lê không mang một đứa bé Việt đã chết ở trong lòng, làm sao bà viết?

« Et si la souffrance des enfants ... »

"Và nếu nỗi đau khổ của những đứa con nít..."


Nobel 2011

Thơ Ca, Xã Hội, Nhà Nước

Bài viết này, Gấu đọc, trong lúc viết bài về Thơ Trẻ ở trong nước, và có chôm mấy ý.
Nay post toàn bài, lèm bèm tiếp về cái chuyện Thơ Mít nhân nhà thơ TT [hai chữ T thôi nhe] được Nobel.

Yves Bonnefoy :
« J’ai le désir de servir la poésie dans une société qui la méconnait »
Tớ muốn phục vụ thơ trong một xã hội đếch biết nó là cái chó gì!

Thảo nào, mấy anh thi sỡi Mít hải ngoại đều chuồn về hết rồi

*

Quyền uy của nhà thơ vào thời đại không tưởng

Bài này thật tuyệt, GCC tính “đi” hoài, nhưng ngại quá. Nay nhân cú VC tính “chiêu hồi” nền thi ca hải ngoại, chắc là đành phải “đi” thôi!

What becomes of lyric poets who put their "service to the muse", as Pushkin called it, to the service of their nation? Can political poetry couched in lyric form ever be truly transnational? Can poets even in exile ever escape the mental map of their native land? These are the questions addressed by three new books and, less directly, represented in Andrey Khrzhanovsky's film about Joseph Brodsky, A Room and a Half. All make serious attempts to consider the relation of the art of poetry to the lives of poets.

Chuyện gì xẩy ra cho những nhà thơ trữ tình, khi, thay vì phục vụ thánh nữ, thì lại phục vụ…  VC?
Liệu thứ thơ “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, tức thơ chính trị mang cái vỏ bọc nước đái [couched in lyric form], thì có tính xuyên quốc gia?
Liệu thi sĩ, khi đã lưu vong, chạy thoát cái bản đồ chữ S? 


Ghi chú trong ngày

*

Une curieuse solitude

" Pour moi, je ne me lasserais pas de citer ce livre dont je parle si mal. Il n'y a pas de raison que cela finisse, sinon la raison même. Je n'ai pourtant ni le mérite ni l'originalité de découvrir Philippe Sollers, dont le destin, même s'il doit s'entourer de quelques crialleries, est désormais, et largement ouvert. Et puis il y a bien des choses que je préfère réserver de lui dire plus tard. Beaucoup plus tard peut-être, si cela pouvait m'être donné. Le destin d'écrire est devant lui, comme une admirable prairie. A d'autres, de préjuger de l'avenir, de donner des conseils. Pour moi, j'aime à me contenter d'admirer. Cette fois au moins. C'est que ce n'est pas tous les jours qu'un jeune homme se lève et qui parle si bien des femmes.”

Extrait d'un article de Louis Aragon,
Les Lettres françaises,
20 novembre 1958.

Ceci est le premier roman de Philippe Sollers, dont on sait comment il plaça d'emblée son auteur au premier rang d'une génération.
[p.1] 

“Il n'y a rien à craindre des dieux.
Il n'y a rien à craindre de la mort.
On peut atteindre le bonheur,
On peut supporter la douleur. »
DIOGÈNE D'ŒNANDA

« Le plus beau des courages, celui d'être heureux. »
JOUBERT
[p2.]

Quien ha muerto en el cielo
Para que la virgen vaya de luto?
(Qui donc est mort au ciel
Pour que la vierge soit en deuil ?)

[Thằng chó nào chết ở trên trời,
Ðể em của tớ nhất định còn trinh suốt đời?]
[p.2]

Gấu đọc cuốn trên đúng vào lúc mới lớn, tiếng Tây tiếng đực tiếng cái, vậy mà mê tít. Về già, mua, cũng là để nhớ lại 1 đoạn đời.
Gấu nhớ là bạn quí HPA cũng mê cuốn này lắm. Và mê Sollers. Mê “Tel Quel”, tất nhiên.
Anh viết Thư gửi nhóm Sáng Tạo, là từ tinh thần “Tel Quel”:

Thật ra cuộc đời không là gì cả trong khi người ta không ngớt gọi nó bằng nhiều cái tên khác nhau: thảm kịch, nôn mửa…. Cuộc đời chỉ hiện hữu ngay trước chúng ta. Thế thôi. Và chỉ có thế thôi.
[Trích Thư gửi ST]

Sollers, sau từ bỏ cuốn này, chạy theo cái mới, làm mới văn chương [chắc là do đọc Thầy Cuốc].
Ði tìm trinh nữ, tác phẩm còn trinh! (1)

Trường hợp Sollers từ bỏ đứa con tinh thần đầu tay của mình, và suốt đời không làm sao có cuốn nào bảnh hơn, làm Gấu nhớ tới Nguyễn Tuân, và nhất là, tới Lukacs khi ông bắt buộc phải từ bỏ cuốn hách nhất của đời mình, Tân Thánh Kinh của chủ nghĩa Marx, là Lịch sử và Ý thức Giai cấp. Trên tờ ML, số về Dos, Mars, 2010, có 1 bài viết về Walter Benjamin, cho biết, chính là do đọc Lịch sử và Ý thức Giai cấp (1923), mà WB khám phá ra chủ nghĩa Marx: Dưới mắt ông, đây là cuốn sách “hoàn tất nhất”, le plus achevé, trong những tác phẩm văn học Mác Xít. Nó đặc dị nắm lấy hoàn cảnh phê bình của cuộc đấu tranh giai cấp trong hoàn cảnh phê bình của triết học, Benjamin giải thích. [Sa singularité saisit la situation critique de la lutte des classes dans la situation critique de la philosophie]. Ðây là 1 bài điểm cuốn Chủ nghĩa lãng mạn và phê bình văn minh, Romantisme et critique de la civilization, trong đó, WB phán, thật bảnh:

Lịch sử thực dân thuộc địa, coloniale, của những dân tộc Âu châu, bắt đầu bằng chiến thắng Mỹ Châu, nó biến thế giới mới ăn cướp được đó, le monde nouvellement conquis, thành một phòng tra tấn, une salle de tortures (1929).

THNM: Bạn áp dụng câu trên vô ngày 30 Tháng Tư 1975!

(1)

Chữ “Trinh” đáng giá nghìn vàng,
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng dấu thầm,
Họp chợ trên bụng đến trăm con người.

Câu đố:
Hai chân song sóng, hai bọng ấp nhau
Nhảu nhàu nhau, dí một cái.

Là cái gì?

Trả lời:
Cái kéo!

Tục ngữ Phong Dao. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc sưu tập. trang 17, Tập Dưới.


1. Le lecteur doit être abonné à un club de lecture.
2. Le lecteur doit s'identifier avec le héros ou l'héroïne.
3. Le lecteur doit se concentrer sur l'aspect socionomique.
4. Le lecteur doit préférer une hisoire comportant action et dialogue à une histoire qui en est dépourvue.
5. Le lecteur doit avoir vu le livre en film.
6. Le lecteur doit être un auteur en puissance.
7. Le lecteur doit avoir de l'imagination.
8. Le lecteur doit avoir de la mémoire.
9. Le lecteur doit avoir un dictionnaire.
10. Le lecteur doit avoir quelque sens artistique.

GCC tạm dịch:

1.Ðộc giả phải đăng ký là 1 thành viên của 1 câu lạc bộ đọc.
2. Ðộc giả phải đồng hóa mình với nhân vật chính trong truyện, nam hoặc nữ.
3. Ðộc giả phải chú tâm tới khía cạnh xã hội kinh tế [của thời đại xẩy ra trong truyện]
4. Ðộc giả phải chọn lựa 1 câu chuyện có hành động, đối thoại, thay vì 1 câu chuyện không có những điều này.
5. Ðộc giả phải coi cuốn sách khi được chuyển thể thành phim ảnh.
6. Ðộc giả phải là 1 tác giả tiềm lực [nghĩa là 1 độc giả trong cái thế hung hãn sẽ trở thành 1 tác giả].
7. Ðộc giả phải có trí tưởng tượng.
8. Ðộc giả phải có trí nhớ.
9. Ðộc giả phải có cuốn từ điển.
10. Ðộc giả phải có tí ti cảm quan nghệ sĩ.

[GCC có bản tiếng Anh, nhưng kiếm không ra! Bản tiếng Tây, cuốn II, là của 1 độc giả TV gửi cho 2 cái “gift card”, Tks, Take Care Plse. NQT]

Trên đây là 10 điều kiện để trở thành "độc giả tốt". Trong bài viết "Nhà văn tốt, độc giả tốt", "Bons lecteurs et bons écrivains", trong cuốn Văn Học I, của Nabokov.
Cuốn II viết về văn học Nga.

[Nhân thấy GM đưa lên blog]
Thứ sáu, ngày 11 tháng mười một năm 2011 

Trắc nghiệm: Thế nào là một người đọc giỏi?

Người đọc phải là thành viên một câu lạc bộ sách (kiểu như Bookaholic).
Người đọc phải đồng cảm với nhân vật.
Người đọc phải tập trung vào góc độ kinh tế xã hội.
Người đọc ưa thích một truyện có hành động và đối thoại hơn là một truyện không có bắn nhau pằng pằng và không liến thoắng tằng tằng.
Người đọc đã xem bộ phim chuyển thể từ cuốn sách.
Người đọc là một tác giả mới vào nghề.
Người đọc phải có trí tưởng tượng.
Người đọc phải có trí nhớ.
Người đọc phải có một cuốn từ điển.
Người đọc phải có một cảm quan nghệ thuật nhất định.

Đây là bài trắc nghiệm nhỏ Nabokov dành cho sinh viên của mình. Sinh viên phải chọn bốn câu trả lời mà một người đọc giỏi (a good reader) theo Nabokov phải có.
Đáp án dĩ nhiên là bốn câu cuối.

*

GCC không hiểu GM lấy ở đâu ra khúc chót, bởi vì đây là 1 bài viết ở đầu cuốn Văn Học I, viết về những tác giả Austen, Dickens, Flaubert, Stevenson, Proust, Fafka, và Joyce. Chúng là những bài giảng cho sinh viên Cornell.
Nhưng mấy bài viết của ông, là riêng ra.

Ðâu phải trắc nghiệm?

*

Nabokov có mấy bài viết "tốt", kèm với hai cuốn Văn Học trên, Nghệ thuật dịch, Nghệ thuật văn và thiên lương, L’art de la literature et le bon sens, Ðộc giả tốt, nhà văn tốt. Ðộc giả tốt còn có cái tít khác, Nghệ thuật là độc giả.

Nếu là bài trắc nghiệm, thì GCC chọn hai câu, độc giả tốt phải nhập vào nữ nhân vật hoặc nam nhân vật, và câu, độc giả tốt là 1 tác giả đang trong thế hàm mô công, chỉ chờ dịp giút súng bắn pằng pằng! [mượn chữ của GM]
Vì đúng là như thế. Một độc giả luôn là 1 tác giả đang hung hãn trở thành tác giả, khác hẳn 1 anh phê bình gia, một hoạn quan mất mẹ súng, và trong khi xoa đầu hay nâng bi tác phẩm của 1 người khác, là, đi tìm một khẩu súng đã mất!

Giá có gặp một em còn trinh thì cũng thua thôi!

Không phải GCC, mà là Steiner phán nhe:
Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng của 1 viên hoạn quan!


Lý do thứ hai khiến tôi nghi ngờ chủ trương đề cao cái "tâm", sự thành thực, chân thực hay trung thực của người viết, là vì nó làm lệch hướng cách nhìn của chúng ta:

Với tư cách độc giả, thay vì chỉ nhìn vào tác phẩm, chỉ đọc tác phẩm, với quan niệm "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", chúng ta lại nhìn lom lom vào tác giả, đối chiếu cuộc đời và tác phẩm của hắn để hy vọng lần ra dấu vết của những sự dối trá, một cách đọc có khả năng biến chúng ta trở thành công an thay vì là tri âm, như cái điều vẫn thường xảy ra dưới những chế độ độc tài.

Với tư cách tác giả, việc đề cao cái tâm, trên thực tế, thường là một cái cớ để người ta tránh né một trách nhiệm chính yếu và lớn lao hơn: viết cho hay. Nếu nhìn lại văn học Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, đặc biệt gần đây, khi công việc ấn loát trở thành dễ dàng khiến ai cũng có thể xuất bản tác phẩm của mình dưới hình thức này hoặc hình thức khác, chúng ta có thể thấy ngay, những kẻ hay xả rác và ỉa bậy trên sách báo nhất, những kẻ làm ô nhiễm không khí thẩm mỹ và đạo đức của thời đại nhiều nhất thường là những con người... đầy thiện chí và đầy tinh thần trách nhiệm, những công dân tốt. Tốt, nhưng bất tài.
NHQ: Blog VOA

Thầy Cuốc, và rất nhiều người như ông, đều hiểu lầm câu của Nguyễn Du.
Tâm ở đây,
Thứ nhất, liên quan đến đạo đức của nhà văn.
Thứ nhì, cái thứ nhì này, theo 1 nghĩa hoàn toàn văn học, thì lại quan trọng hơn cái thứ nhất, nó liên quan đến kỹ thuật viết, tức liên quan đến "tài hay bất tài" mà Thầy Cuốc và băng đảng lải nhải hoài, "tâm tốt mà bất tài" thì cũng vứt đi.

Thầy không hiểu ra được "tâm bằng ba tài", tức "tâm" là cái “tài nhân ba lên”, "tài" phải "ba lần tài", thì mới đến mò đến "tâm" được.
Ðây là ý mà Brodsky đã từng phát biểu trong diễn văn Nobel của ông, theo đó, không có tâm, tức không có đạo đức, thì không thể có văn học được
.
Kafka, cũng ý đó, nhưng khác hẳn cách diễn tả, khi ông phán: Kỹ thuật là linh hồn, être, của văn học.
“Kỹ thuật” của Kafka, là “tâm” của Nguyễn Du.
Nhưng chắc chắn Thầy Cuốc không "ngộ" ra chân lý này đâu!

Cả 1 băng đảng Hậu Vệ, xuất hiện ở hải ngoại như vậy cũng là đã quá Diễm Xưa rồi, cộng thêm băng đảng Sến Cô Nương, Chợ Cá Bơ Linh, khi chưa quá cố, hết lòng hỗ trợ, nhất Thầy Cuốc, nhất Thầy Hoặc Ngữ, cho đến ngày giờ này, có tác phẩm nào thuộc loại "tài không cần tâm" đâu?
Ðây là sự thực, và, do tại sao?
Hỏi, là trả lời, vậy.

Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là  “hữu thể”, [être], của văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo Gấu, cả ba, “tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều liên quan tới, chỉ một câu hỏi, ‘viết thế nào’, [comment écrire].

Chính vì thế mà Brodsky mới nói tiếp, ‘bad style’ [viết dở], là do cái tâm khốn nạn, cái tà ma ác quỉ gây ra!

(1) In his Nobel Prize lecture, Brodsky sketches out an aesthetic on the basis of which an ethical public life might be built. Aesthetics, he says, is the mother of ethics, in the sense that making fine aesthetic discriminations teaches one to make fine ethical discriminations. Good art is thus on the side of the good. Evil, on the other hand, "especially political evil, is always a bad stylist" (On Grief, p.49).
Coetzee: Joseph Brodsky

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ”
Nguồn

Đây cũng là ba đỉnh của một tam giác văn chương, hai đỉnh Nguyễn Du và Brodsky, tưởng như đối nghịch nhau, nhưng là một. Chính nhờ đọc Brodsky, qua câu này, mà Gấu mới ngộ [độc] ra được câu của Dos, Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới, và, cùng lúc ngộ ra, chính trị mới là đỉnh cao, văn chương chỉ là cứt đái so với nó. Đây cũng là ý của Benjamin, khi ông phán, mọi tài liệu về văn minh là một tài liệu về dã man;
ở dưới nền của một tác phẩm lớn, là một đống kít.
Câu của Kafka, Gấu đọc qua Barthes, the being of literature is nothing, but its technique, trong Kafka's Answer, ngay từ hồi mới lớn, và kể như đây là cái mối hạnh ngộ đầu tiên giữa ông và Gấu, cho tới khi gặp Steiner, thì biết tới những ác mộng của ông.
*
Et je pense à Soljenitsyne. Ce grand homme était-il un grand romancier? Comment pourrais-je le savoir? Je n'ai jamais ouvert aucun de ses livres. Ses retentissantes prises de position (dont j'applaudissais le courage) me faisaient croire que je connaissais d'avance tout ce qu'il avait à dire.
Kundera: Une rencontre

[Tôi nghĩ đến Solz. Con người vĩ đại này là một tiểu thuyết gia lớn? Làm sao tôi biết? Tôi có bao giờ đọc ông ta đâu? Cái trò lèm bèm tối ngày, xác định vị trí, thái độ của ông (tôi rất chịu sự can đảm của ông), khiến cho tôi có cái cảm tưởng là mình biết tỏng, từ khuya, ông viết lách ra làm sao rồi!]

Note: Câu này, [tặng bạn NL!], sai, theo Gấu.
Hoặc đúng, chỉ có một nửa.

Trước khi đọc Solz, Gấu cũng nghĩ như Kundera. Nhưng, đọc, mới vỡ ra là, Solz, “có thể” không phải là một tiểu thuyết gia lớn, nhưng là một nhà văn cực lớn, cực kỳ vĩ đại. Tác phẩm của ông chửi bố những Chuyện Kể Năm 2000, thí dụ, bởi vì, như cái tay Lý Trác Ngô [xem Mái Tây, bản dịch của Nhượng Tống], đã từng phán, cái thứ nhà văn đích thực, họ đéo có thèm viết văn!
Ông Trời khốn kiếp đẩy họ vào cửa tử, không chỉ họ, mà còn toàn nhân loại, biểu họ đừng viết, đừng báo động ư?
Kafka cũng thế, ông nói, tuy ngược hẳn lại, vậy mà cũng theo nghĩa đó, thế mới quái đản, Ông Trời năn nỉ tôi, biểu đừng viết, nhưng tôi vẫn phải viết!

Cũng vẫn nằm trong câu cảnh cáo của Adorno:

Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner).
Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:

Còn Đảng là còn Khổ, 
Hết Đảng là có Phở!

GCC nhớ, Barhes có phán 1 câu, đúng ra 1 bí quyết viết văn.

Đầu vào: Comment écrire. Viết thế nào
Đầu ra: Pourquoi le monde. Tại sao thế giới.

Những tâm tiếc, đạo đức đạo điếc, vô đạo vô điếc…. búa la xua…  đều từ “comment écrire” mà ra.

Chúng ta gặp nhà sư già quét dọn Tàng Kinh Các. Võ công cao tới đâu, đạo đức cao tới đó.
Gặp Marx, khi ông chủ trương Cái Lý Thuyết, Théorie, dong duổi với Cái Thực hành, Praxis, quyện vào nhau, triệt tiêu lẫn nhau, sau cùng, hết lý thuyết, hết thực hành, chúng là 1 với con người hoàn toàn, l’homme total.


New Fiction: "Luminous Airplanes"
A high-concept novel worth reading


 DTH par Minh Tran Huy

Bà trở thành biểu tượng ly khai Việt. Giáo đường của con tim mang dấu ấn của một cái nhìn phê bình chế độ. Tuy nhiên, vào thời kỳ chống Mẽo cứu nước, bà cũng hết mình với VC lắm lắm…

Tôi nghĩ, đó là 1 cuộc chiến truyền thống chống kẻ xâm lăng, như ngày xưa chống Tẫu, và, mặc dù bom Mẽo đổ xuống đầu chúng tôi như mưa, tôi vị sốc nặng khi nhận ra những người mà chúng tôi đối đầu thì cũng Mít, như chúng tôi… Tôi ở trong một đoàn văn công. Chúng tôi có những cuộc trình diễn văn nghệ trước quân đội, với khẩu hiệu: “Tiếng hát át tiếng bom”. Tôi làm bài ca, làm thơ, và khi xứ sở được thống nhất, tôi viết truyện ngắn. Rồi những kịch bản, để kiếm sống, trước khi đóng vai những tên mọi cho đám tướng tá, khi đám này xb Hồi Ký. Tôi nhìn ra cách vận hành của trò tuyên truyền, và khám phá ra sự thực hậu trường cuộc chiến. Kinh nghiệm này là cái khuôn của sự nổi loạn, phản kháng của tôi. Tất cả những người thân cận, thân quen của tôi thì đều chết, độc nhất tôi, còn sống, và như thế, tôi phải làm tròn cái vai trò chứng nhân của tôi. Ở Việt Nam, người ta phán, đời sống cá nhân chẳng là gì hết so với gia đình, tổ quốc, và cha tôi truyền xuống tới tôi, cái gọi là bổn phận, sự thờ phụng bổn phận. Chắc chắn là do điều này mà những nhân vật ở trong những cuốn tiểu thuyết của tôi thì đều bị nghiền nát, hoặc bởi truyền thống gia đình, xã hội, hoặc bởi chế độ. Ðiều này như trở thành 1 thứ mô típ tái đi tái lại, gần như vô thức.

Những phiền lụy của bà với chính quyền bắt đầu với Những thiên đuơng mù, trong đó bà tố cáo những tang thương khốc hại của vụ cải cách ruộng đất…

Tôi nhớ là Nguyễn Văn Linh [khi đó là Tổng Bí Thư Ðảng CS VC] đã mời tôi dùng cơm. Tôi từ chối và nói rằng, trong khi tìm kiếm con đường chống lại quyền lực, tôi đâu có thì giờ lịch sự ngồi xuống dùng cơm với một ông vua. Khi ông ta biết tôi chẳng có chút động lòng về món quà mà ông dành cho tôi, là 1 ngôi nhà đẹp hay là 1 địa vị ngon cơm, thì lệnh ban ra là tịch thu tất cả những ấn bản của Những thiên đường mù. Rồi thì kể từ khi sau cuốn Tiểu thuyết vô đề, tôi chính thức hết còn hiện hữu như là một tiểu thuyết gia: tác phẩm bị cấm, và điều này hiệu lực đối với tất cả những tác phẩm tiếp theo sau, tôi bị trục xuất ra khỏi Ðảng, bị bỏ tù, và rồi bị cầm tù tại gia, với sự kiểm soát, theo dõi của VC. Khi tôi bị bắt vào năm 1991, đám cớm VC giải thích thật rõ ràng cho tôi là, tôi đếch có 1 tí quyền gì khi vô tù; không báo chí, không TV [không phải Tin Văn nhe!], không cây viết, không tờ giấy. Nhưng chúng cho phép tôi mang theo một cuốn sách, hoặc về y học, hoặc từ điển. Chúng muốn tôi tốn tiền mua sách một cách vô ích, [tụi ngu dốt lâu lâu giở trò hài độc ác], bởi vì chúng quá hiểu, vào tuổi của tôi lúc đó, học cái gì được nữa, và chúng cũng rất rành, tôi đâu có biết ngoại ngữ! Thế là, để thách đố tụi khốn, tôi bèn chọn 1 cuốn từ điển tiếng Tây, của cha tôi, và học tiếng Tây ở trong tù, nhờ vậy bây giờ lèm bèm tiếng Tẩy với cô, dù là tiếng bồi!


W.G. Sebald


Cali 8, 2011

**

Từ tủ sách của VHQ



*

Vợ chồng GCC & Nồi bánh chưng Tết @ Trại tị nạn Thái Lan cc 1990

Thời gian đầu mới tới Trại, Gấu có nhận được tiếp tế của 1 số bạn bè, không phải bạn quí, mà là bạn thường, trong số đó, người lo cho Gấu nhiều nhất là Nguyễn Ðông Ngạc, ở Montreal. Và cái sự có được địa chỉ NDN quả là thật may mắn vô cùng.

Liền sau khi thấy tên người đẹp trên măng sét báo Khiến Chán, mừng quá, GCC bèn viết thư cầu cứu nữ văn sĩ, cũng bạn 1 thời, và được bà viết thư trả lời, [hết mùa vượt biển rồi, đi trễ quá], và cho cái địa chỉ ông chủ tịch PEN hải ngoại, ra ý, mi cầu cứu ông này này.

Đúng ra, là cái thư của vị này, viết cho bà văn sĩ, bà biểu tôi giúp đỡ 1 "ông bạn nào đó" của bà, mà lại không cho tôi biết, ông ta là ai, địa chỉ ở đâu…

Gấu viết thư cho ông ta, theo cái điạ chỉ ở bìa thư, kể rõ hoàn cảnh.
Chuyện có thể ngưng tại đây, nếu không có những diễn biến tiếp theo.

Ðúng lúc đó, có 1 ông ở trong trại, khi biết Gấu viết lách, mới hỏi, ông có quen Nguyễn Ðông Ngạc không. Gấu nói, quen quá, sao không, Ông ta bèn cho biết, ông là hàng xóm ở VN, của NDN. Và cho địa chỉ NDN, ở Montreal.
Gấu bèn đi 1 đường cầu cứu bạn ta, nhận ngay được 1 cái money order 50 đô Canada, cùng thư chúc mừng, và thông báo, tao đã gọi điện thoại cho Viên Linh, Ðịnh Nguyên… Yên chí lớn. Thể nào tụi nó cũng ra tay nghĩa hiệp.

Quả đúng như thế. Viên Linh bèn phôn cho ông chủ tịch Văn bút hải ngoại, cùng lúc phôn nhiều nơi. Nhờ những cú phôn liên tiếp như thế, ông chủ tịch PEN mới giở lại cái hồ sơ cũ ra, đi một đường làm giấy chứng nhận, gửi cho Gấu, kèm sách báo, tác phẩm của ông, trong có cuốn bằng tiếng Anh, Ý Trời, The Will of Heaven….

Ui chao, giả như không gặp được cái ông ở trại biết địa chỉ NDN, không biết ra sao!