Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 


Thăm Cha Brisson 10.8.2010


&

Thằng Bàu, cháu ngoại, đứng thứ tư.


Thơ Mỗi Ngày

*

Two Dogs

by Charles Simic
for Charles and Holly

An old dog afraid of his own shadow
In some Southern town.
The story told me by a woman going blind,
One fine summer evening
As shadows were creeping
Out of the New Hampshire woods,
A long street with just a worried dog
And a couple of dusty chickens,
And all that sun beating down
In that nameless Southern town. 

It made me remember the Germans marching
Past our house in 1944.
The way everybody stood on the sidewalk
Watching them out of the corner of the eye,
The earth trembling, death going by . . .

A little white dog ran into the street
And got entangled with the soldier’s feet.
A kick made him fly as if he had wings.
That’s what I keep seeing!
Night coming down. A dog with wings.

Hai Con Chó

Một con chó già sợ cái bóng của chính nó (1)
Trong 1 thành phố Nam Kít nào đó
Chuyện này tôi nghe qua một bà sắp mù
Vào một buổi chiều tuyệt vời mùa hạ
Khi bóng tối
từ những cánh rừng Sát
Bò ra
Con phố dài Hồng Thập Tự
Với chú chó già rầu rĩ
Và cặp gà bụi bặm
Và cả mặt trời đổ xuống
Một thành phố mất tên Nam Kít

Nó làm tôi nhớ buổi 30 Tháng Tư 1975
Ðám VC Bắc Kít diễu hành qua căn nhà của tôi
Người dân đứng bên lề nhìn chúng bằng một góc con mắt
Mặt đất rung chuyển, và cái chết thì lờ vờ quanh đó..
Một con chó trắng nhỏ chạy ra đường
Làm quẩn chân đám nón cối
Và 1 cú đá làm con chó bay lên trời
Như thể nó có cánh
Ðó là điều mà tôi đã nhìn thấy, và vẫn còn nhìn thấy!
Ðêm xuống thành phố không tên
Một con chó có cánh.

(1)

Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo không còn sợ hãi cái bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường chằng chịt những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương, nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không thể yêu, không thể hiểu được tình yêu là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...

Cõi Khác


Ngoài hai cái nhớ, một, nhớ câu thơ thần sầu, “đứng trước gió/lúc lắc cho thằng nhỏ thức giấc”, và, nhớ bản nhạc thần sầu, “người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người”, Gấu còn tới hai kỷ niệm cũng thần sầu với nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT.

Kỷ niệm thứ nhất, là vào cái lần thứ nhất ông bạn quí HPA từ Ðà Lạt về Sài Gòn sau những ngày học sư phạm, và có bài đầu tiên đăng trên Văn.
Như còn nhớ thì chưa 1 lần Gấu được nhìn thấy Ông Số 2 ghé Quán Chùa. Nhưng bạn ông, là nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT, thì có đôi lần, vào những ngày Diệm mới ngỏm ít lâu, tờ Nghệ Thuật thì cũng mới ngỏm, cả đám quay qua viết cho tờ Văn, và tờ này bèn ra 1 ấn bản mới đặc biệt về phê bình văn học, và Gấu là người giới thiệu ông bạn quí với NDT, và qua NDT, ông viết cho Văn, một bài biên khảo, hay tiểu luận.
Và cái lần ở Quán Chùa đó, có NDT & HPA & GNV, và sau, TDT xà vô bàn.
Câu đầu tiên, ông phán, là, cái thằng chó chết nào viết cái bài…., tao đếch hiểu nó viết cái gì cả!
[Ðây là ngôn ngữ của Gấu. Ông nói lịch sự hơn, tất nhiên, nhưng thực chất thì cũng rứa, thì vẫn cái giọng “lúc lắc” trên!]

Khỏi cần nói thì bạn đọc cũng biết, cả ba đứa, ông bạn quí HPA, NDT người giới thiệu con gà nòi mới xuất hiện, và Gấu Cà Chớn, cả ba mặt mày sượng trân:
Biết nói gì đây!
Có thể, nhìn ba bộ mặt ngẩn tò te, ông nhà thơ lúc lắc chắc hiểu, và sau vài câu xã giao, chuồn qua bàn khác.
Kỷ niệm thứ nhì, có nhà văn nhớn Mai Thảo ngồi cùng bàn, và cùng chia sẻ.
Tham dự, đúng hơn.



*

Ký sự về một trận đói đã được báo trước
Chronicle of a famine foretold
Did the world react too late to signs of famine in Somalia?

có hẹn với ti vi

Nguyễn Ngọc Tư

Cái quán đá đậu đó chừng mười năm rồi mình không ghé. Một bữa tạt qua với bạn học hồi cấp ba, bật cười nhận ra những cái ghế gỗ xưa hai đứa học trò có thể ngồi chung giờ quá nhỏ nhắn so với những cái mông đàn bà đã chảy nhão, sồ sề. Bạn với mình đã con cái đùm đề. Quán vẫn nằm chỗ cũ, vẫn cách bài trí cũ, bàn cũ, ghế cũ, hương vị cũ... Chỉ những người cũ ngồi đây chiều nay là bị thời gian thể nghiệm sự nghiệt ngã, ráo riết của nó. Tóc hai chị em bà chủ quán đã trắng xóa.
Hồi mình còn học thì hai mái đầu kia chỉ bạc lai rai, đôi lần thấy họ nhuộm. Khi chị, khi em. Những khi tóc một trong hai người đàn bà lỡ thời bỗng trở lại xanh mịt mùng, luôn xuất hiện một ông ăn mặc chải chuốt bắc ghế ngồi gần quầy nước, cười nói rù rì. Mấy đứa học trò tinh quái ó ré lên, kêu  “Tụi bây ơi, Năm sắp lên xe bông kìa”. Và theo sau đó là tiếng nạt nộ sượng trân của người đàn bà đã qua xuân sắc, “đồ con nít quỷ”.
Nhưng hai chị em mãi chưa kiếm được tấm chồng. Cũng đẹp, hiền hậu, giỏi giắn, chỉ chữ duyên là hẹn nay hẹn mai, rồi biệt mù. “Mấy thằng cha đó hả, toàn hứa rồi xách đít đi mất”, bà Hai cười, trả lời câu hỏi của khách cũ rằng mấy ông hồi xưa chàng ràng ở đây, giờ đâu? Miệng bà móm vì mấy cái răng sâu bị rụng một cách mất trật tự, như hậu quả một cuộc cướp bóc thô bạo. Như không phải tự dưng mà chúng rụng. Một lời hứa lấy đi vài ba năm tuổi, ít nhiều hy vọng, lôi tuột thuốc nhuộm ra khỏi tóc, khắc nhì nhằng thêm vài nếp nhăn lên da. Thời gian đã bạc, biết lấy gì nhuộm bây giờ.
“Em ơi lửa tắt bình khô rượu…”, tự nhiên câu thơ của Vũ Hoàng Chương nhảy nhót trong đầu mình, khi thấy bà Hai cặm cụi dọn ly, còn bà Năm túc tắc cầm giẻ lau bàn, và tiếng ho rớt lay lắt nhẹ hều, không đủ sức nảy lên sàn nhà nhiều mảng gạch đắp vá. Chỗ mà mấy ông tán tỉnh xưa ngồi chéo nguẩy, giờ là cái ti vi màu đang chạy chữ giới thiệu chương trình phát sóng buổi chiều. Hai bà già trở nên rạo rực, “không biết bữa nay họ bắt được thằng trời đánh ấy không hen?”. “Ừ, phim gì vô duyên, lòng vòng mấy bữa rày mà thằng ôn dịch đó vẫn chưa đền tội”.
Cái xao xuyến đó khuấy cái không khí chìm nghỉm ù lì của buổi xế trưa lên, mơn man loang qua chỗ tụi mình ngồi. Bạn dẹp mình qua một bên, phụ họa với hai bà già, hồ hởi bàn tán cái phim Đài Loan dài tập chiếu trên đài truyền hình đang vào độ gay cấn nhất. Mình ngạc nhiên khi biết bạn có thể thảnh thơi khóc cười với phim sến rện ngay vào giờ cơm tối, giờ cả nhà xúm về.
- Giờ đó có ai ở nhà đâu mà không rảnh.
Bạn bồi hồi giải thích. Chồng hứa về ăn cơm, nhưng thường hứng chí tạt qua quán nhậu. Con cũng đi chơi bóng rổ sau buổi học thêm. Có bữa cả nhà rủ nhau đi ăn ốc thì cơ quan chồng tiếp khách đột xuất, “thôi để mai…”. Chừng chục cái mai thì mới thành một bữa ngồi quán tiu nghỉu vì nguội thèm, cụt hứng.
Và gốc cột bị mối ăn, bếp dột, một người họ hàng nằm bệnh cần thăm viếng… bạn hay nhận được lời hẹn: mai. Những hẹn hò bẽ bàng, mòn mỏi vì người hẹn nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian phía trước.
Chỉ ti vi là đúng hẹn. Rủ mình đứng lên về, bạn nói phải nấu cơm cho xong trước khi kênh Tám chiếu tập năm mươi bộ phim tình cảm, xong xúc tô cơm vừa ăn vừa coi tập mười hai trên kênh Ba, đến tập ba mươi sáu trên kênh Bảy thì đi ngủ là vừa. Hai bà già bán quán gật gù tán đồng. Buổi tối của những người đàn bà này giống hệt nhau.
Lúc mình với bạn chẻ nhau mỗi đứa đi một hướng, mình sực nhớ tụi mình không hẹn lại cuộc sau, mà hai bà già bán quán cũng không đon đả kêu mai nhớ ghé ăn đá đậu, như mười năm trước. Hẹn hò trở nên đầy rủi ro, gây sát thương trong đời sống quá nhiều bất trắc. Về ngang qua ngôi mộ cổ nằm bên đường, tự hỏi cùng với người nằm dưới mộ này, có bao nhiêu lời hứa được chôn theo, có bao nhiêu thời gian của người ở lại bị bạc màu?

Mẩu tản văn thần sầu!
Làm Gấu nhớ 1 truyện ngắn của Chekhov, cũng một em già như trong hai bà già ở đây, gặp một buổi chiều đẹp trời, bỗng hứng lên, thắng bộ, đi thăm cuộc đời.
Ghé 1 quán, gặp 1 cặp trẻ ngồi cũng khá gần bàn, thấy chúng âu yếm nhau, bà già nghĩ thầm "bồng bồng, đời đẹp thật", cố rỏng tai nghe, thằng bồ nói với em, “đù má” con già, sao không chết đi, coi nó kìa, làm cụt hứng của chúng mình!

Truyện của Chekhov cay đắng hơn, thua cái nhân hậu của Cô Tư!
Tuyệt nhất là câu thơ của ông Thầy của Gấu:
“Em ơi lửa tắt bình khô rượu…"

Tks. NQT

Ðến hẹn với TV [Tin Văn] lại lên, là 1 trong những nét đặc trưng của Miền Nam, thoát thai từ cái thú nghe đọc truyện mà TTT đã từng nhìn ra, qua hình ảnh một đứa bé gái, vào mỗi buổi tối, đốt ngọn đèn dầu, trải tờ nhựt trình ra, và đọc lên một đoạn fơi ơ tông - cái không khí tỉnh lẻ đêm buồn đặc Nam Kít nhờ đó mà văn chương nở rộ - cho bà nội hoặc bà ngoại, và chắc là mấy bà hàng xóm, cùng nghe. Những đoạn ông tả cảnh chợ trên sông, giữa những ghe thuyền, cảnh đi phà, M. Duras [em đầm Nam Bộ, tiền thân của một Linda Lê có thể], cũng rất mê những xen này, nhất là cái cảnh hì hụp húp cháo vịt trên sàn phà… hà, hà!
Vậy mà Gấu, phải đợi đến khi mất Miền Nam, khi Gấu Cái mang mấy đứa nhỏ về quê ngoại, cuối tuần thằng chồng cà chớn về thăm, sáng chú nhật hoặc thứ hai thì mới được hưởng cái thú đi phà đêm, đò đêm, dọc theo 1 con lạch, 1 nhánh sông, ra sông lớn, tới phố thị, lên xe đò về lại Sài Gòn.  


Vợ Cọp

Rồi tôi lại đi mượn quyển sách về. Đọc mấy ngày nay vẫn chưa đến đâu. Tác giả (Téa Obreht) có nói về sự thiếu thốn hàng hóa (của xứ nào ấy nhỉ ? hình như một quốc gia Cộng Sản gần Nga như Yugoslavia) làm tôi nhớ đến đoạn văn của ông Bùi Ngọc Tấn trong Chuyện Kể Năm 2000. Thật là khổ cho một tác giả trẻ sống trong một xã hội thừa mứa khó lòng mà kể cho hay những điều tác giả không thật sự trải nghiệm. Đọc ông Bùi Ngọc Tấn, ông kể chuyện dân Việt đi mua cá mè ở cửa hàng tổng hợp rồi so sánh với đoạn văn của quyển The Tiger’s Wife thì bạn sẽ thấy quyển Vợ của Cọp không hấp dẫn chút nào.

Nếu một quyển như The Tiger’s Wife được giải thưởng thì tôi tin văn học VN có chỗ đứng trên thị trường văn học nước ngoài.

Blog HH

Charles Simic và em nhí không chỉ cùng quê hương, mà còn cùng sinh ra tại Belgrade. Ông mê em nhí là phải thôi. Có thể, ông còn thèm viết được 1 cuốn như thế. Nhưng những tác giả khác cũng mê em nhí, viết về cuốn tiểu thuyết bằng những dòng thật trang trọng, thật mừng rỡ, như thể cả cuộc chiến ở vùng đất này đến nay mới có tác phẩm lớn lao của nó.

Vả chăng TV giới thiệu đến 4 tác giả viết về Vợ Cọp. Và còn thêm cách đọc của riêng Gấu nữa, khi, không thể nào đồng ý với HH, khi so sánh nó với nhà văn lớn VC Bùi Ngọc Tấn, và nhất là cái câu phán thật bảnh của HH:

Nếu một quyển như The Tiger’s Wife được giải thưởng thì tôi tin văn học VN có chỗ đứng trên thị trường văn học nước ngoài.

Có thể nói, Gấu là người đầu tiên viết về Nỗi Buồn Chiến Tranh ở hải ngoại, và cách đọc của Gấu đã khiến NMG đi 1 đường cảnh báo, ông may lắm đó, vào cái thời điểm tôi viết MBD, mà ông viết như thế, là chúng làm thịt ông rồi!
Nhưng cũng chính Gấu, là người đầu tiên cảnh báo về cái đẹp và con thú là 1, khi đọc CKN2000, đến nỗi NTV lại cảnh báo, ông viết như thế là làm hỏng “thiện chí của con người” [nhớ đại khái], con người ở đây, theo ý NTV, là theo cái nghĩa, đem đến cho chủ nghĩa CS bộ mặt người, qua những tác phẩm “nhân văn” như CKN2000.


Charles Simic, The Art of Poetry No. 90

Charles Simic, Nghệ thuật Thơ

Charles Simic sinh tại Belgrade, Yugoslavia, vào ngày 9 tháng Năm, 1938. Tuổi thơ của ông như thế làm sao không mang nặng dấu ấn của cuộc xâm lăng Nazi, và một số bài thơ mãnh liệt của ông là từ hồi ức những năm đó. Trong bài "Hai con chó", thí dụ, ông nhớ lại cảnh lính Ðức đi tuần hành qua nhà ông, vào năm 1944:

Ðất rung chuyển, chết tiếp diễn…
Một con chó chạy ra đường
Làm quẩn chân lính
Một cú đá làm nó bay bổng như có cánh
Ðúng thế, đúng như tôi phán thế
Ðêm xuống. Một con chó có cánh.

Ông già của Simic bị tó vài lần, và sau cùng bỏ chạy quê hương Yugoslavia vào năm 1944 qua Ý, ở đây, ông lại bị bỏ tù. Khi được thả vào lúc chấm dứt cuộc chiến ông bố trải qua 5 năm ở Trieste, và sau đó dời đi Mẽo; chỉ tái hợp với gia đình là vợ và hai con trai vào năm 1954.
Simic học tiểu học ở Belgrade. Bà mẹ, Helen, nhiều lần toan tính bỏ chạy Yugoslavia thời kỳ hậu chiến, và cùng với mấy đứa con, bị  nhà cầm quyền CS hỏi thăm sức khoẻ. Sau cùng họ có được thông hành vào năm 1953, và bèn lập tức chuồn qua Paris liền ngay tối hôm đó bằng xe lửa. Sau nhiều lần bị trì hoãn sau cùng họ có được nhập cảnh Mẽo, và xuống thuyến qua New York vào Tháng Tám 1954.

Lần chót ông “về” Belgrade?

1982. Tôi được học bổng Fulbright và trải qua mùa hè ở đó, đi đủ thứ nơi. Thú lắm, tuy nhiên tôi cảm thấy xa lạ hơn, so với chuyến 1972. Nhiều nhà văn, nhà trí thức, nhân sĩ vẫn giả đò như là VC thuận thành, hoặc ít lắm thì cũng Mạc xịt, thành ra có nhiều chuyện phải tránh hỏi hay phê. Tôi không được phán nhảm như mình vẫn thường, và cũng thấy mệt mất 1 thời gian. Sau đó, vào những năm Milosevic thì lại khác hẳn. Những báo chí lề trái mà tôi cộng tác, thì thật là tự do, và can trường hơn cả đồng nghiệp ở Tây Phương.

Ông thường không viết thẳng về những biến cố chính trị hoặc tai ương đặc biệt nào, nhưng rõ ràng là cuộc chiến vùng Balkans mà những viễn tượng lịch sử u ám của nó là nền của những bài thơ như “Ðọc lịch sử”, và “Ðế Quốc”, cả hai đóng vào lịch sử những năm đầu thập niên 1990

Ðúng như thế. “Ðọc Lịch Sử” được viết sau 1 trận nhậu tới chỉ và đọc cả một đống sách lịch sử Tầu và Ấn. Cứ vài trang là cái có 1 cú tàn độc, một cuộc đâm chém, chiến trận, cả ngàn người chết. "Ðế Quốc" là 1 bài thơ về bà ngoại của tôi, mất năm 1948 khi tôi 10 tuổi. Bà trông nom săn sóc tôi, từ khi còn nhỏ xíu, khi bố mẹ tôi phải đi làm. Bà thường nghe đám khùng điên lèm bèm trên la dô, những đấng như Hitler, Stalin, Mussolini… Bà biết vài ngôn ngữ, còn tôi thì chẳng hiểu gì cả, và bà rất bực vì những lời dối trá của đám này. "Có gì trật với thế giới", bà ưa hỏi mọi người. Quả là 1 câu hỏi thật bảnh. Tôi tới giờ mà cũng không tìm ra câu trả lời. Có quá nhiều cuộc chiến trong cuộc đời của tôi. Có quá nhiều chết chóc, chém giết. Tôi cũng không hiểu được, như bà ngoại của tôi. Cái sự dễ dàng, và ngạo mạn, và luôn cả cái khốn nạn "đường ra trận mùa này đẹp lắm", qua đó, bao nhiêu người được đưa đi gặp cái chết của họ, vẫn luôn luôn làm tôi ngạc nhiên. Cái sự sử dụng sát nhân để làm cho thế giới tốt đẹp hơn, thí dụ, là phổ thông ở trong giới trí thức Mẽo, như thể chưa từng có tiền lệ lịch sử. Tôi luôn nghĩ về những điều này.


Ai không ưa Sartre (như tôi chẳng hạn:), hẳn khoái trá khi đọc câu này của Vargas Llosa viết về các tác phẩm của Sartre: "They have aged terribly."  Cũng trong bài này, Vargas Llosa còn viết: "There is no great art without a certain measure of unreason, because great art always expresses the whole of human experience, in which tuition, obsession, madness and fantasy play their part as well as ideas.  In Sartre's work, man seems to be made of ideas alone."  Câu này trong tập Making Waves.

Blog Gỗ Mun

Sartre là “thầy” của Llosa, khi ông còn hăm hở dấn thân, còn coi chữ là hành động, và cái cú đoạn tuyệt, là do câu phán của Sartre về tác phẩm của chính ông: Trước đứa trẻ chết đói, cuốn La Nausée chẳng là gì cả.

Tuy nhiên, cách đọc của Llosa, và của rất nhiều người về Sartre, thường bỏ qua những tác phẩm văn học thực sự của ông, thí dụ như chính cuốn La Nausée, hay như truyện ngắn Bức Tường, mà Koestler đã coi là 1 trong những tác phẩm số 1 về cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Những truyện ngắn của TTT, thí dụ, Cuối Ðường, là từ Bức Tường mà ra.
Sở dĩ TTT không ưa Camus, là vì đã bị ảnh hưởng của Sartre, nhà văn, với truyện ngắn thần sầu Bức Tường.
TTT cũng mê làm cách mạng, và không chịu nổi thái độ đạo đức của Camus, 1 kẻ đứng ở lưng chừng trời lo chuyện thế gian. Camus, phải đến sau cú 911, thì mới lại xuất đầu lộ diện, hào quang đầy mình!

Cả 1 trào lưu tiểu thuyết mới, là đã thoát thai từ La Nausée, từ những gì mà Sartre, bỏ dở, vì mê làm cách mạng.

Lạ nhất, là GNV phát giác ra điều này, ngay từ khi còn trẻ, và viết ra, trong bài viết về Bếp Lửa, của TTT: Bếp Lửa trong Văn Chương, 1973.

Ngay cả Sartre, phải đến cuối đời mới nhận ra điều này, khi thú nhận, trong những tác phẩm đầu đời, nếu phải giữ lại, thì chỉ 1 cuốn La Nausée!
Khủng thật!

Ðây có thể là do ngay từ hồi còn trẻ, Gấu đã quá mê cuốn này, lúc nào cũng mang theo nó, nhất là những lần ngồi đồng, chờ gặp BHD.
Mỗi lần em ra khỏi nhà, đâu có dễ!

*

Tôi đọc ông [Sartre] lần đầu, vào mùa hè năm 1952, khi làm phụ biên tập, a copy editor, cho một tờ nhật báo, Đó là thời gian độc nhất, tôi đóng vai nhà văn nhà báo, theo cái kiểu mà nhiều người vẫn còn nghĩ về họ: một cuộc đời lãng du. Khi công việc tòa báo xong xuôi, thường là muộn, trời đã khuya, tay ký giả là tôi bèn chạy vội đến những quán, những ba, ánh đèn mờ, hay những ổ nhện, những xóm đêm, và, với một đứa trẻ 15 tuổi, thì đúng là một cuộc phiêu lưu lớn.
Và tôi đã gặp cuộc phiêu lưu thực sự, vào một buổi sáng, khi anh bạn, Carlos Ney Barrionuevo, giúi vào tay tôi cuốn Bức Tường. Những truyện ngắn ở trong đó, cùng với Buồn Nôn, và những vở kịch - Những con ruồi, Huis Clos, Một bướm đáng kính trọng, Những bàn tay bẩn - những tập đầu của bộ Những Con đường của sự tự do, và những tiểu luận của Satre đã làm cho rất nhiều người trong đám chúng tôi khám phá ra văn chương hiện đại của đầu thập niên 1950.
Chúng già đi, lão hoá, một cách thật là khủng khiếp. Ngày nay, chúng ta tìm thấy, chỉ một tí ti, cái gọi là hàng nguyên, hàng xịn, the originality, ở trong những tác phẩm đó. Sự không thể bắt nối, incommunication, sự phi lý, the absurd, được diễn tả bởi Kafka, bằng một đường hướng dữ dằn hơn, nhức nhối hơn, kỹ thuật viết từng mảng, the technique of fragmentation, thuổng của John Dos Passos, và Malraux viết những đề tài chính trị sống động như bao giờ sống động đến như thế. Ngay cả thứ bảnh nhất của Sartre, là Tuổi thơ của một ông Sếp, cũng không bén gót.
Llosa: The Mandarin
*
Như vậy, Llosa biết Sartre qua truyện ngắn Bức Tường. Gấu nhớ là, tay giáo sư triết gia khoa bảng, ĐPQ, bạn của giáo sư khoa bảng ĐTĐ, có một truyện ngắn mang hơi hướng Bức Tường.
Câu chuyện một tay làm cách mạng, bây giờ, có thể gọi, một tay khủng bố, bị bắt, bị tra tấn tới chỉ, bắt phun ra đồng bọn. Anh lắc đầu, tới một bữa, bực quá, phụt đại một địa chỉ.
Đúng cái địa chỉ cả đám đang ẩn náu!
*
Tay Llosa, hơn Gấu 1 tuổi, ông bằng tuổi TTT, đọc một số tác giả, giống Gấu. Ông cũng mê Steiner, hồi đầu, và sau này, có vẻ bực, khi Steiner muốn nổi cộm, muốn là một thứ "enfant terrible" [chữ của Llosa], của thế kỷ.
Llosa cũng quan tâm tới phong trào tiểu thuyết mới, và không cưỡng lại, ý muốn, đưa ra  ý kiến của riêng ông, về một căn cước Tẩy [French Identity], khi tờ La Nouvelle Revue Francaise đưa ra câu hỏi thăm dò dư luận:
-Ngoại trừ ba biểu tượng "rượu vang, ăn mặc đúng mốt, hight fashion, và nước hoa", liệu còn những biểu tượng khác về nước Tây?
-Bạn có đồng ý, là văn chương Tây bắt đầu thất thế, ở hải ngoại, kể từ khi xuất hiện trường phái Tiểu Thuyết Mới?
-Bạn còn hy vọng gì ở nước Tây?
Riêng câu đầu, Ian Jack có câu trả lời: Còn ba biểu tượng khác nữa, Tự Do, Bình Đẳng, Thân Ái.
Mấy ông VC áp dụng, thông minh và thiên tài, thành "logo", của nước VC: 
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Độc Lập Tự Do, Hạnh Phúc.
Cũng là noi gương Bác, thuổng Mẽo, khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập.

Source

The Mandarin

Of all the writers of my time, there were two that I preferred above all others and to whom I was most indebted in my youth. One of them, William Faulkner, was well chosen for he is an author that any aspirant novelist should read. He is perhaps the only contemporary novelist whose work can be compared, in volume and in quality, with the great classics. The other, Sartre, was less well chosen: it is unlikely that his creative work will last and although he had a prodigious intelligence and was, on balance, an honest intellectual, his ideas and his position on issues were more often wrong than right. Of him we can say what Josep Pla said of Marcuse: that he contributed, with more talent than anyone else, to the confusion of our times.
Mario Vargas Losa 

Trong tất cả những nhà văn của thời của tôi, có hai đấng mà tôi mê nhất, mang nợ nhiều nhất, vào thời trẻ.
Một, William Faulkner, chọn đúng bong, quá bảnh, bởi ông là một tác giả mà bất cứ thằng chó nào lăm le viết văn, viết tửu thiết, cũng nên đọc! Ông có lẽ là tiểu thuyết gia đương thời độc nhất mà tác phẩm có thể so sánh, về bề dầy cũng như phẩm chất, với những đấng sư phụ cổ điển nhớn nhao, vĩ đại.
Một, Sartre, chọn lựa không khấm khá: có vẻ như tác phẩm mang tính sáng tác của ông không trường thọ, mặc dù ông thông minh có thừa, và ông, nếu có nói đi thì phải nói lại, là một tay trung thực, lương thiện, những tư tưởng và vị trí của ông, về những vấn đề, giải pháp, thì trật nhiều hơn trúng.

Về Sartre, chúng ta có thể lấy câu của Josep Pla, nói về Marcuse, để nói về ông, trúng ngay bong:
Bằng tài năng Sartre đóng góp, nhiều hơn bất cứ một ai, vào cái phần, làm nhiễu nhương thêm, cho thời của chúng ta!

Tuyệt!

Vargas Llosa: Quan Sartre [The Mandarin]

Sau khi ẵm Nobel, Llosa có viết 1 bài rất thú vị, “Ý nghĩ của tôi về văn hóa”, đăng trên tờ Letras Libres, tờ Books Dec 2010/Jan 2011, dịch qua tiếng Tây, trong đó, ông thổi một trong vị thầy sau này của ông, là Lionel Trilling, phạng Foucault và đệ tử tơi bời hoa lá. TV tính scan, post, và dịch nhưng lần lữa quên luôn.



Như hầu hết các bài thơ của Adam Zagajewski, có lẽ bác dịch thơ của nhà thơ này là tới nhất (mặc dù tôi  không đủ năng lực tiếng Anh để kiểm chứng), khác với thơ dịch Simic, khó nuốt, (xin lỗi bác, đây chỉ là cảm nhận riêng mà thôi).
Ðộc giả TV

Thơ Simic trầm trọng hơn so với Zagajewki. Trong thơ Simic có cái quá khứ Mít. Có thể vì thế mà chúng ta thích đọc thơ Zagajewski hơn chăng?

Bài dưới đây mà chẳng trầm trọng sao?

Gấu cứ nghĩ đến 1 anh cu Gấu, của một thời vị lai, đang đọc sử Mít, và chứng kiến cái cảnh ông cụ của Gấu bị lịch sử cho đi mò tôm!


READING HISTORY

for Hans Magnus

At times, reading here
In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.
I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet. 

With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
Will commence
In the fullness of its sorrow.

How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,

Someone who is walking away from me
With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,

Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.

Đọc Sử Ký

Gửi Hans Magnus

Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ
Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời! 

Với cặp mắt nhắm tít, tôi có thể nghe
Những con chim chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó

Bao la, tối, không cách nào xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai 

Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ

EMPIRES

 My grandmother prophesied the end
Of your empires, O fools!
She was ironing. The radio was on.
The earth trembled beneath our feet. 

One of your heroes was giving a speech.
"Monster," she called him.
There were cheers and gun salutes for the monster.
"I could kill him with my bare hands,"
She announced to me. 

There was no need to. They were all
Going to the devil any day now
"Don't go blabbering about this to anyone."
She warned me.
And pulled my ear to make sure I understood. 

Charles Simic
 

Đế Quốc [Đỏ]

 Bà tôi tiên đoán ngày tàn của đế quốc [VC].
Ôi, lũ khùng, điên, vô lại, bất nhân…
Bà đang ủi đồ. Đài phát thanh thì đang ra rả, "Nối Vòng Tay Nhớn".
Mặt đất rung chuyển dưới chân chúng tôi. 

Một trong những anh hùng, Sáu Dân, đang diễn thuyết.
“Tên Quỉ Đỏ,” bà tôi la lên.
Có những tiếng vỗ tay, tiếng súng hoan hô chào mừng Sáu Dân.
"Ta có thể giết nó, bằng đôi tay trần của ta".
Bà tôi tuyên bố với thằng cháu của bà. 

Bà ui, đâu cần làm dzậy.
Tất cả bọn chúng thành Quỉ thành Ma thành Bọ liền tức thì mà Bà.
“Đừng có mà rỉ tai cho bất cứ ai nghe Tin Mừng đó!”
Bà tui cảnh cáo.
Và kéo tai tôi đến đỏ ửng, để tin chắc thằng cháu của bà đã hiểu.


Biệt Kích Văn Hóa

Những người Sơn Tây - Giao Chỉ - San Jose

Note: Tác giả bài viết, do không phải dân Sơn Tây, nên viết hơi bị nhảm. Ngay cả cái ước, muốn làm dân Sơn Tây, trong 1 lúc hứng bậy, cũng nhảm.
Bởi vì bài viết là về “Qui est Qui [Ky]?, mà thiếu quá nhiều giai thoại thật tuyệt về Phó Tông Tông.

Thiếu cái câu thần sầu của de Gaulle, Ky est Ky, mà không nhảm sao?
Thật là đại thiếu sót.
Thiếu vài dòng về bộ râu khiến ông ta nổi danh với cái nick “Tướng Râu Kẽm”.
Thiếu giai thoại thần sầu về 1 đứa con nít Miền Nam, do trốn học, bị bố đánh, và hỏi, bé không học, lớn làm gì:
-Lớn lên làm Phó Tổng Thống!

Nhưng Kỳ đã từng là học trò của Thầy Vũ Khắc Khoan.
Ðâu phải thứ chăn trâu, lớp 1 như... Hồ Tôn Hiến?

Dân Sơn Tây còn nhiều tay bảnh lắm. “Kỳ” tới Gấu thử đi 1 đường nối điêu, coi có bảnh hơn GC không.

Tướng Râu Kẽm, sau này chắc chắn sẽ vào Guinness Mít, vì:

Chưa từng có 1 nhà lãnh đạo của xứ Mít được De Gaulle hỏi thăm, và xoa đầu!
Chưa từng có nhà lãnh đạo xứ Mít nào được nhà văn nhà thơ Mít xoa đầu thật tuyệt diệu như Râu Kẽm.

Hà Chưởng Môn, tức thi sĩ Hà Thượng Nhân đã từng “nưng bi” cả Kỳ lẫn Mai, lẫn cuộc tình Kỳ Duyên Mai, và cái tên Kỳ Duyên xuất xứ từ đó, khi ca Râu Kẽm:

Ông về ông kẻ lông mày tí chăng?

Câu thơ này cũng có kỳ tích của nó.

Tướng Râu Kẽm rất mê chưởng Kim Dung, và rất mê Cô Gái Ðồ Long. Truyền thuyết kể là, đấng nào muốn vô Không Quân là bắt buộc phải đọc Cô Gái Ðồ Long.
Nhưng câu thơ lại có ý muốn khuyên Kỳ Râu Kẽm nên nhường ngôi cho Thiệu, và, bắt chước Vô Kỵ, phong kiếm quy ẩn, lo kẻ lông mày lông mi cho cô vợ gốc Mãn Thanh là Triệu Minh?


Bolano

Nén nhang muộn cho Nguyễn Khải


UNDER EASTERN EYES

Cuộc gặp gỡ giữa Parvus và Lenin là cái nơ, cú khủng nhất trong cuốn sách của Solz. Có những nét cọ thật tuyệt ở đó, khi hai mảng băng hoại, hư ruỗng cuốn quít với nhau, vờn lẫn nhau: một là âm mưu toàn thế giới, và một là ước muốn bất khả tri về quyền lực. Còn có những giọng ngầm chói tai. Parvus là 1 tên Do Thái lang thang nhập thân, một kẻ “chuyên sửa chữa” thuộc bậc đại sư. Ông đầu tư vào hỗn mang, chao đảo, hoảng loạn, như đầu tư vào chứng khoán. Không có Parvus, Solz nhủ thầm, là Lenin hỏng cẳng, đếch làm sao thành công. Lenin với sức mạnh, sự dẻo dai Tartar, trở thành kẻ mang con “vai rớt” ngoại [chủ nghĩa CS quỉ ma]. Trong bản gốc, những ám dụ mang tính biểu tượng sắc tộc này, có người cho rằng, thuổng Dos: cuộc đối đáp giữa Lenin-Parvus là từ những cuộc đối đáp lớn về siêu hình học về cái ác trong Anh em nhà Karamazov của Dos.