Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

1.5.2013

Thơ Tháng Tư

tháng tư. viết. bài tình yêu

kể. về những giọt nước. mắt là một
điều. hạnh phúc. những cái rất. cũ
luôn mang hơi. hướm của ngày. mai
đôi mắt. phía sau lưng người. đi xa
môi. hôn là lời. từ biệt
sóng sánh nào. trên. vực nỗi nhớ
những ký. ức cũ tràn. vỡ. từng
miền. da thịt rung. theo nhịp. thở
có khi. chia xa. không
phải là. điều dễ hiểu
ấp. ủ dậy men. trong mơ
ngày. dậy thì trong buồng. ngực
thì thầm giọng. lạc tìm chốn. ảo
khóc. nhau  ấm. trong
giả thuyết. dĩ vãng mềm. đôi
tay. em ngày vòng tròn. cạn. mắt
tìm. tên ai. trong những ngôi sao. vỡ
nhẩm vội điều. ước cùng cánh hoa. rơi
và. ngày mai vòng tay. cũ đôi môi. cũ
giọng nói. cũ tên gọi. có trở về
hay. chỉ là cổ. tích trong kho
tàng tình yêu

một. ngày tháng. tư ở. kennedy center 

kennedy center. ngồi. xệp xuống. viết vội bài. thơ
thứ hai. tháng tư. ngày 15
áo. vest mũ. giày. cẩn thận
40% có thể. mưa. hôm nay dự báo. thời tiết
kennedy center. có những chiếc xe. bus. dài
có những học sinh. nhỏ. khắp nơi
nhạc. thính phòng. giai điệu. tháng tư ủng. nước
tiếng. trumpet xô. đẩy nhau chật. ngực
*hỏi. đã làm. gì cho. tổ quốc
để. tháng tư vong. thân
kennedy center. những khuôn mặt. ran rỡ
những ngón tay. nhỏ đẩy. từng khuôn. nhạc
bay. lên dc. nhà trắng. với kennedy một. thới
tháng. tư mưa. vỡ
*đừng. hỏi. đất nước đã. làm. gì
tháng. tư mạng. nhện
bụi. quá khứ mờ. đến hôm. qua. cùng mùi. bom đạn
mùi nghèo. đói
kennedy center. ngồi. viết bài. thơ cho. em
tháng tư. vất vả điệu. giao hưởng buồn. da diết
tiếng. cello vọng. mù ngôi nhà. xơ. xác
đứa bé cười. nghe hạnh phúc tràn. vai
tháng. tư lúc nào cũng. đẫm. nước
dòng potomac rên. xiết vùi. những cánh đào. rơi
kennedy center. sao. bài thơ cho. em buồn. quá
bài. giao hưởng nào. làm những cánh. đào tản. tơi
ở. kennedy center. nghe. bomb nổ
boston. bao nhiêu người thiệt. mạng
chiến tranh. tháng tư. tiếng bomb nhạc. rền
kennedy center. ngày thứ. hai
những. con người cùng. thời gian đi. vào lịch. sử
tháng tư. cùng lưu. vong cùng những. cánh anh đào
ở. lại kennedy center

*"...ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country” – jfk

Đài Sử



*

30.9.07


30. 4. 2013

*

Chánh Án Nguyễn Trọng Nho và những băn khoăn về đất nước (1)

NTN bạn học Chất, em TTT. Gấu gặp ông ở nhà bạn Chất. Đã từng nổi tiếng từ khi còn đi học, 1 trong những ông Trùm, Tổng Hội Sinh Viên, cùng với Lê Hữu Bôi, ông này bị VC làm thịt trong vụ Mậu Thân.
Nghe bạn Chất kể, có lần tới nhà, vô phòng TTT, thấy cuốn La Nausée, bèn hỏi muợn, ông anh nhà thơ bật cười, “cậu” đọc gì thứ này?

Gấu khác, đếch hỏi, mà chôm. Lần thấy cuốn Mác Xít, collection “que sais-je”, mê quá, chôm liền. Về đọc. Hóa ra ông anh mang từ Hà Nội vô, ghi chú tùm lum, toàn bằng tiếng Tây!

Hãi quá!
Cuốn Mác xít vỡ lòng của Gấu.

Gấu cũng có 1 kỷ niệm về ông chánh án Mẽo gốc Mít. Lần qua Cali, gặp đúng dịp hô hào thành lập cây cầu nổi, 1 người trong ban tổ chức là bà con NDT. Bèn có 1 bàn dành riêng. Cũng là lần thi sĩ Nguyễn Tôn Nhan ghé Mẽo chơi, chuyến đi do Khanh Râu bảo lãnh & đài thọ. Có cả VTD trong ban tổ chức. Thấy Ngài Chánh Án, VTD bèn kéo Gấu tới giới thiệu.

Gấu Cà Chớn gặp bạn cũ, mừng quá, la lớn, Nho, mày đó hả? Nhớ tao không, Trụ đây, bạn Chất, em TTT đây!

Ông Chánh Án mặt lạnh như tiền, bỏ đi một nước!

Cũng 1 thứ cực kỳ tinh anh Bắc Kít.
Role Model!
Và cái phần não bị thiến, thì được... bù vô, nhờ 30 ngàn đô Mẽo:

Ông Nho cho biết khi được bổ nhiệm chức chánh án, ông chọn làm việc ở quận Cam, dù nếu xin làm chánh án ở Los Angeles lương sẽ cao hơn ở quận Cam $30,000 mỗi năm. Ông xin làm ở quận Cam vì “muốn gần gũi với cộng đồng” và nghĩ rằng sự có mặt của ông “sẽ có nhiều ý nghĩa hơn cho người Việt tị nạn”.

Bạn của băng Cờ Lăng, thì cũng phải có tí mùi Cờ Lăng chứ?
Cũng là muốn gần gũi với cộng đồng!

Giá mà Người vờ cái chi tiết 30 ngàn đô, thì óc lại đủ, đếch thiếu, hụt, hay bị thiến!
Mà làm sao mà vờ cho được cơ chứ?

Bất giác lại nhớ BHD.

Em lắc đầu nói, Gấu không làm được việc đó đâu.
Ấy là cái việc khệ nệ vác gạo đến nhà ông già vợ tương lai, mỗi lần Sài Gòn rục rịch đảo chánh!

[Đi xuống phố. Về nhận mail của 1 độc giả, hỏi ngược lại Gấu, mi có chắc có cú 30 ngàn đô không? Hay cũng “ngụy tạo” như vụ đầu độc tù Phú Lợi?
Thua, không sao trả lời!
Tuy nhiên, xin thưa rằng, có hay không có cũng đếch được nói ra. Có, càng đếch được quyền khoe.
Càng khoe càng nhục.
NQT]

*

Vương Trùng Dươmg & NQT
Note: Cái ngón tay của K. râu, đang đậy chai rượu, mới thấy thương làm sao!
NTN đang lặng lẽ thưởng thức, rượu dành cho VIP (1)

Nhè ông chánh án Mẽo mà mày tao chi tớ thì láo quá, thật!
Gấu còn 1 kỷ niệm nữa, cũng dính tí tới Ngài Chánh Án mũi tẹt, cũng thú lắm. Cái này là do bạn Tín, Trần Trung Tín, trong Thất Hiển kể, và nó liên quan cục [le bossu] Toán, của Gấu.

Cái vụ Chánh Án Mẽo gốc Mít, từ chối 30 ngàn, để được gần gụi cộng đồng, làm Gấu nhớ đến truyện Thi Thành Hoàng mở ra bộ Liêu Trai: Làm phúc mà tính toán thì đếch được thưởng!
Nhưng chuyện Gấu gặp bạn cũ mừng quá bèn mày tao loạn cả lên, thì làm Gấu lại nhớ lần bỏ đất Bắc vô Nam, lúc nào cũng có trong đầu hình ảnh 1 thằng bạn thân đi trước, và nghĩ thầm tao mày mà gặp lại nhau chắc sướng điên lên được!
Gặp lại thực.
Tình cờ ở ngoài đường.
 Bạn giơ tay “hi” mà tiếng rồi dọt mất tiêu!
Cú diễn tập, sửa soạn cho những cú bạn quí chơi Gấu sau này!
Chả là Gấu vô trễ, đến trường trình diện; khi đó trường Nguyễn Trãi, Hà Nội di cư, bị xoá sổ, biến thành Hồ Ngọc Cẩn, hình như vậy. Gặp tay Tổng Giám Thị dã man, bắt học lại lớp cũ, tức Đệ Lục, thay vì cho lên lớp mới, lý do, mày vô trễ, khai trường cả mấy tháng rồi.
Do tiếc 1 năm học, Gấu nhảy ra trường tư, quen cả 1 băng, trong có NKL. Nhưng giá mà được học HNC thì đã quen bạn Chất từ hồi đó rồi. Phải đến khi bạn Chất thi rớt phải ra trường tư học, rồi đậu Tú Tài I, lại được vô Đệ Nhất Chu Văn An, Gấu mới quen anh. Đám Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Quốc Sủng, Phạm Năng Cẩn… là bạn Hồ Ngọc Cẩn của Chất.


Audrey Hepburn


Thơ Mỗi Ngày 

A TALE

The poet imitates the voices of birds
he cranes his long neck
his protruding Adam's apple
is like a clumsy finger on a wing of melody 

when singing he deeply believes
that he advances the sunrise
the warmth of his song depends on this
as does the purity of his high notes 

the poet imitates the sleep of stones
his head withdrawn into his shoulders
he is like a piece of sculpture
breathing rarely and painfully

when asleep he believes that he alone
will penetrate the mystery of existence
and take without the help of theologians
eternity into his avid mouth 

what would the world be
were it not filled with
the incessant bustling of the poet
among the birds and stones

Zbigniew Herbert

 

Một câu chuyện

Thi sĩ bắt chước tiếng chim
anh ta dướn cái cổ dài
trái táo Adam lồi hẳn lên
như 1 ngón tay vụng về trên cánh giai điệu

khi hát, anh thực tin
anh đi trước mặt trời mọc
bài ca ấm áp là nhờ vậy
cũng nhờ vậy, sự tinh khiết của những nốt nhạc cao

thi sĩ bắt chước giấc ngủ của những hòn đá
cái đầu của anh ta tụt vô vai
trông anh chẳng khác chi một mẩu điêu khắc
thở, hiếm hoi và đau đớn làm sao

khi ngủ, anh ta nghĩ chỉ mình anh ta
nhập vô được sự bí mật của hiện hữu
và đợp được vĩnh cửu vào trong
cái miệng thèm thuồng của mình
đếch cần sự trợ giúp của mấy đấng thần học

thế giới sẽ ra làm sao
nếu không được làm đầy bằng những tiếng lèm bèm
không ngừng của thi sĩ Gấu Cà Chớn
giữa chim và đá.

*
Tuyệt!
Gấu có cuốn do Seamus Heany tuyển chọn, nhưng cuốn mới này đầy đủ hơn.
Sẽ từ từ giới thiệu độc giả Tin Văn.

**

Này, nhìn này, bé

Rượu đỏ thì vô bằng miệng
Yêu, bằng mắt
Đó là tất cả chúng ta sẽ biết về sự thực ở đời
Trước khi chúng ta trở nên già và chết
Ta cầm ly rượu lên miệng
Nhìn bé, và thở dài đánh sượt 1 phát (1)

Tưởng niệm 7 năm TTT mất

Chất bảo Gấu, lần gặp ở San Jose:
Mấy con ngỗng có thiệt đấy. Hồi nhỏ tớ sợ chúng lắm!
Anh cho biết thêm, những nhân vật trong BL, đa số có thực. Tác giả cho nhân vật chính mượn cả cái tên của mình, nhưng không biết, trong tiềm thức, ông nhận ra, Tâm, Bếp Lửa, Hà Nội là…  một?

Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ.
Tựa, lần in thứ tư, ấn bản chung quyết.


100 ans Camus

*

Camus @ Combat

Ghi chú trong ngày

&

You're a fake

Iran’s multiplicity of messiahs

The authorities think that too many people are claiming to be the Mahdi

EARLIER this year Iran’s authorities arrested a score of men who, in separate incidents, claimed to be the Mahdi, a sacred figure of Shia Islam, who was “hidden” by God just over a millennium ago and will return some time to conquer evil on earth. A website based in Qom, Iran’s holiest city, deemed the men “deviants”, “fortune-tellers” and “petty criminals”, who were exploiting credulous Iranians for alms during the Persian new-year holiday, which fell in mid-March. Many of the fake messiahs were picked up by security men in the courtyard to the mosque in Jamkaran, a village near Qom, whose reputation as the place of the awaited Mahdi’s advent has been popularised nationwide by President Mahmoud Ahmadinejad. When he took office in 2005 he gave the mosque $10m.
Iran’s economic doldrums may have helped to cause this surge in people claiming to be mankind’s saviour—and in women saying they were the Mahdi’s wife. “In an open atmosphere where people could criticise the government they would not believe these people,” says an ex-seminarian in Tehran, the capital, noting that most Iranians still get all of their news from state television and state-owned or -sanctioned
newspapers.
Last year a seminary expert, Mehdi Ghafari, said that more than 3,000 fake Mahdis were in prison. Mahdi-complexes are common, says a Tehran psychiatrist. “Every month we get someone coming in, convinced he is the Mahdi,” she says. “Once a man was saying such outrageous things and talking about himself in the third person that I couldn’t help laughing. He got angry and told me I had ‘bad hijab’ and was disrespecting the ‘Imam of Time’,” as the Mahdi is known.
The most famous case was that of Ayatollah Boroujerdi, who was sentenced to 11 years in prison in 2007 for—among other things—claiming he was the Mahdi. Like many influential “false” messiahs, he was forced to recant on state television, confessing that he had been against the Islamic Republic’s core tenets.
Mr Ahmadinejad has called his administration “the government of the hidden imam”. Last month he told a batch of new Iranian ambassadors to consider themselves “envoys of the Mahdi”. After his first speech at the UN in 2005, a video circulated showing Mr Ahmadinejad telling a leading Iranian cleric that world leaders had been enchanted, during his oration, by a halo around his head that had been put there by the Mahdi himself. 

Bài viết này, thú thiệt. Một mũi tên bắn ba con chim.
Tặng “Bồ Nhí” đại gia mang túi Vuilton dởm.
Tặng Thiên Sứ Dởm của Sến Cô Nương, có thời Gấu lầm là...  Nữ Bồ Tát!
Và tặng me-xừ tác giả truyện ngắn Thiên Sứ, hay Tiên Tri (?), nổi tiếng 1 thời, viết về Bác H, đã post trên Tin Văn mà không làm sao kiếm ra!

Mặc cảm Bác Hồ
[Mahdi-complexe]

Đầu năm nay, Cớm VC bắt cả 1 đống Mít, không phải phản động, ly khai, diễn tiến hòa bình...  khỉ mẹ gì, mà đều nhận, là....  Bác Hồ, hoặc Thiên Sứ của Sến, hoặc Bồ Nhí Đại Gia đeoVuilton dởm mà cứ nghĩ là thiệt!



Bài viết "top ten" TV, liền mấy tháng vừa qua, là về 1 đề tài thật phản khoa học:


Hannah Arendt lên phim

Tình cờ vô You Tube, gặp đúng ông bạn cũ, VHQ. (1) Người phán, khi bị lũ Chống Cộng Điên Cuồng chụp mũ CS, làm CS nhục một, làm Xịa nhục muời.
Thấy mới upload 2011.

Vấn đề Việt Nam theo Gấu, vượt quá cái lằn ranh Quốc Cộng rồi, do cái tình cảnh nước Mít bây giờ quá tệ hại - bị đẩy tới mấp mé bên bờ tận thế, vậy mà vẫn không hay, chuyện gì đang xẩy ra - đúng như Hannah Arendt viết:

Thực vậy, đây là nỗi khốn khó của thời đại chúng ta, mắc míu lung tung, đan xen lạ lùng giữa xấu và tốt, đến nỗi, nếu không có "bành trướng để bành trướng" của những tên đế quốc, thế giới chẳng bao giờ trở thành một; nếu không có biện pháp chính trị "quyền lực chỉ vì quyền lực" của đám tư sản, cái sức mạnh vô biên của con người chắc gì đã được khám phá; nếu không có thế giới ảo vọng, thiên đường mù của những phong trào toàn trị, qua đó, những bất định thiết yếu của thời đại chúng ta đã được bầy ra một cách thật rõ nét, như chưa từng được bầy ra như vậy, thì làm sao chúng ta [lại có cơ hội] bị đẩy tới mấp mé bên bờ tận thế, vậy mà vẫn không hay, chuyện gì đang xẩy ra?
Và nếu thực, là, trong những giai đoạn tối hậu của chủ nghĩa toàn trị, một cái ác triệt để xuất hiện, (triệt để bởi vì chúng không thể suy diễn ra, từ những động cơ có thể hiểu được, của con người), thì cũng thực, là, nếu không có chủ nghĩa toàn trị, chúng ta có thể chẳng bao giờ biết được bản chất thực sự cơ bản, thực sự cội rễ, của cái ác.
Chủ nghĩa bài Do Thái (không phải chỉ có sự hận thù người Do Thái không thôi), chủ nghĩa đế quốc (không chỉ là chinh phục), chủ nghĩa toàn trị (không chỉ là độc tài) – cái này tiếp theo cái khác, cái này bạo tàn hơn cái kia, tất cả đã minh chứng rằng, phẩm giá của con người đòi hỏi một sự đảm bảo mới, và sự đảm bảo mới mẻ này, chỉ có thể tìm thấy bằng một nguyên lý chính trị mới, bằng một lề luật mới trên trái đất này; sự hiệu lực của nó, lần này, phải được bao gồm cho toàn thể loài người, trong khi quyền năng của nó phải được hạn chế hết sức nghiêm ngặt, phải được bắt rễ, và được kiểm soát do những thực thể lãnh thổ được phân định mới mẻ lại.
Chúng ta không còn thể cho phép chúng ta giữ lại những cái gì tốt trong quá khứ, và đơn giản gọi đó là di sản của chúng ta, hay loại bỏ cái gì là xấu, giản dị coi đó là một gánh nặng chết tiệt mà tự thân chúng sẽ bị thời gian chôn vùi trong lãng quên. Cái mạch ngầm của lịch sử Tây phương sau cùng đã trồi lên trên mặt đất, và soán đoạt phẩm giá của truyền thống của chúng ta. Đây là thực tại chúng ta sống trong đó. Đây là lý do tại sao mọi cố gắng chạy trốn cái u ám của hiện tại, bằng hoài vọng một quá khứ vẫn còn trinh nguyên, hay bằng một sự lãng quên có dự tính về một tương lai tốt đẹp hơn: tất cả những cố gắng như vậy đều là vô hiệu.
Arendt

Bà viết, “nguy hiểm nhất của cái sự thấu hiểu lịch sử mới đây của riêng chúng ta, là khuynh hướng quá dễ dàng làm những tương tự [“The greatest danger for proper understanding of our recent history”, she wrote, “is the only too comprehensible tendency of the historian to draw analogies”]. Cái luận điểm Hitler thì không giống nhưThành Cát Tư Hãn và không tệ hại như 1 tay đại ác nào đó thì hoàn toàn khác biệt. Như thế, hiểu Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, không có nghĩa là "giải thích hiện tượng bằng  những tương tự... rằng sự va chạm thự tại và cú sốc kinh nghiệm không còn  nữa", mà là, "ôm lấy gánh nặng thế kỷ đặt lên chúng ta"...

PXA là Xịa đấy. Đâu có… nhục?
Ông cố được nhục "mười", khi viết thư xin tiền đồng nghiệp Mẽo cũ, là vì cũng muốn bớt nhục "một", là VC nằm vùng.


Julian Barnes: Một đời với sách

In From the Cold 
Granta 24

Nghệ Thuật của Bóng Đen


Sài Gòn 66



16.4.2013


Thơ Mỗi Ngày

A SMALL HEART

To Jan Jozef Szczepanski
 

the bullet I fired
during the great war
went around the globe
and hit me in the back 

at the least suitable moment
when I was already sure
I had forgotten it all-
his transgressions and mine 

after all I like anyone else
wanted to erase the memory
of countenances of hatred 

history consoled me
-I was battling violence
but the Book told me
-I was battling Cain

so many patient years
so many years in vain
I washed soot blood
hurt in mercy's stream
so that noble beauty
the glory of existence
perhaps even the good
might have a home in me 

after all I like anyone else
had a longing to return
to the bay of childhood
the country of innocence
the bullet I fired
from a low-caliber gun           

despite laws of gravity
went around the globe
and hit me in the back
if it wished to tell me
nobody gets anything –
for free 

so now I sit in solitude
on a sawed-off tree trunk
in the exact center point
of the forgotten battle
gray spider I spin
bitter meditations

on memory too large
and a heart too small

Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998

Note: Bài thơ này, gửi theo TTT, thì thật là tuyệt.
Thi sĩ đã từng làm thơ “tự trào”, chưa từng bắn 1 phát súng, trong cuộc chiến vừa qua.
Gấu có bắn rồi. Thời gian “quân sự hóa” học đường, phải lên bãi tập, cầm khẩu súng lóng ngóng chĩa về phía huấn luyện viên, anh ta hoảng quá, nằm bò ra mặt đất, hét lớn, thằng ngu kia, chĩa súng lên trời, đừng bao giờ chĩa về phía nào hết!

Gấu tin là TTT cũng đã từng bắn súng nhiều lần rồi, thời gian huấn luyện, khi bị gọi động viên.
Ông phán chưa từng bắn, là theo kiểu chưa từng chĩa vô ai, để đòm 1 phát!

Một trái tim nhỏ bé

Viên đạn mà tớ bắn
Trong cuộc chiến lớn
Đi lòng dòng địa cầu
Đợp trúng lưng tớ.

Vào cái lúc cà chớn nhất
Khi mà tớ đinh ninh
Tớ quên mẹ nó rồi –
Cả tội lỗi của viên đạn, lẫn của tớ.

Nói cho cùng thì ai mà chẳng như vậy
Đều muốn tẩy sạch hồi nhớ
Khỏi tất cả hận thù

Lịch sử an ủi tớ,
-Mi uýnh lộn với bạo lực
Nhưng Cuốn Sách thì lại biểu
-Mi làm thịt thằng em của mi,
Thằng em Nam Bộ tên là Cain.


Thời Tưởng Niệm

LOVE AND MEMORY

How we made love in the memorial forest for the Shoah dead
and we remembered only ourselves from the night before!
The forest did the remembering for us and gave us leave to love.
You remember how we threw off our clothes in the madness of desire:
the outer garments flew like heavy birds to the branches of the trees,
and the underwear remained on the forest floor
clinging to the springy briars of the thorny burnet, like snakeskins.
And our shoes stood nearby, mouths open in psalms of praise.
- Yehuda Amichai

(Translated, from the Hebrew, by Bernard Horn.)
The New Yorker Dec 24 & 31, 2012

Yêu và Tưởng Nhớ

Làm sao mà chúng ta mần nhau ở trong khu rừng tưởng niệm những người chết ở Lò Thiêu,
Và chúng ta chỉ nhớ chúng ta, đêm qua mần tình cực khoái như thế nào!
Rừng tưởng niệm làm giùm chúng ta cái việc tưởng nhớ, để chúng ta tha hồ mà quần nhau tả tơi, tơi bời hoa lá cành!
Em có nhớ chúng ta lột chúng ta như thế nào không?
Như hai đứa khùng vì thèm nhau, và vì thèm nhau quá mà trở thành khùng điên, ba trợn:
Quần áo mặc ngoài, thì giống như những cánh chim nặng nề, bay lên cành cây
Xú chiêng, xịp thả xuống sàn rừng tưởng niệm
Bám vào những núm cỏ gai, như da rắn
Và những đôi giầy của chúng ta,
Há hốc mồm
Tụng ca. (1)


Tưởng niệm 7 năm TTT mất


100 ans Camus

“Người Đầu Tiên”, tác phẩm tự thuật dở dang của Camus, lên phim.

C’est la philosophie…  Chính triết học là vấn đề của tác phẩm chẳng bao giờ xác quyết, lúc nào cũng ngất ngư con tầu đi, à jamais indécise. Dưới hình tượng của 1 người đàn ông, trên đe dưới búa, bởi bạo lực (chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa thực dân thuộc địa) quá thông minh để mà chọn bên, và, quá rộng lượng để mà "không thể không đau khổ", bởi những khổ đau đếch dành cho mình, Camus chứng minh, chớ bao giờ khởi từ tuyệt đối để mà tạo mẫu, đóng khuôn, nhào nặn thực tại, nhưng mà là, “dựa vào cái thực để mà tìm ra hướng đi, trong 1 trận đánh hoài hoài, về phía chân lý”.




Ghi chú trong ngày

*

Tiểu luận của Barnes. Bài Tựa được lắm.
Gấu đọc trong khi chờ gặp Bác Sĩ gia đình tuyên án, cancer or not cancer, cái gì gì, tuyến nhiếp trạng.
May quá. Không sao.

Mấy bài essay cũng thật tuyệt.
Tay Booker này rất rành văn học Tây, vì có tới mấy bài về Tẩy.
Bài “MICHEL HOUELLEBECQ AND THE SIN OF DESPAIR”, khép lại, bằng cách so sánh với Camus và thời của ông, thật tuyệt:

Is sex like this? Is love like this? Are Muslims like this? Is humanity like this? Is Michel depressed, or is the world depressing? Camus, who began by creating in Meursault one of the most disaffected characters in post-war fiction, ended by writing The First Man, in which ordinary lives are depicted with the richest observation and sympathy. It seems less likely that Houellebecq will ever succeed in purging the sin of despair.

Tựa: Một đời với sách

Tôi sống trong sách, vì sách, bằng, by, và với, with, sách; những năm gần đây khá may mắn để có thể sống bằng sách.
Ấy là qua sách mà tôi đầu tiên nhận ra, có những thế giới khác quá, beyond, thế giới của riêng tôi; đầu tiên tưởng tượng mình có thể là 1 thằng cha nào khác đếch phải là mình, đầu tiên gặp gỡ, tới được bức màn phòng the sâu thẳm, riêng tư, nơi những tiếng nói của nhà văn đi vô đầu một đọc giả. Tôi còn được cái may mắn, lucky, là trong 10 năm đầu đời, đếch gặp đối thủ là cái mặt vuông truyền hình.

*

Bài điểm cuốn mới nhất của Coetzee, “Tuổi thơ của Ky Tô”, trên TLS, 22 Tháng Ba - đúng ngày mất của TTT – 2013.

Tuyệt.

J.M. Coetzee thì thật hiếm trong số những tiểu thuyết gia cự phách mà có thể nói, đếch làm sao trích dẫn nổi. Những câu văn của ông – “Tháng Chạp, trời trở nên buốt giá”, hay “Ở trên giường, Soraya trơ ra” - chẳng có tí hoành tráng! Có người phán, văn không có máu, có người khác, văn kìm kẹp. Thật khó mà đọc một hai câu mà không vứt vô thùng rác, đúng như Sến, xin lỗi, không phải Sến, mà là Martin Amis, cách đây vài năm, phán, Nobel và Booker kép “không có tài năng”. Tuy nhiên, văn phong thì cũng năm bẩy đường… Với Coetzee, chúng ta có 1 thứ chủ nghĩa tàn nhẫn văn học, it's a sort of literary brutalism!

Ui chao, lại nhớ đến tên sa đích văn nghệ, lần điểm cuốn tiểu thuyết của NTH: Văn chương khủng khiếp! (1)

(1)
… lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất...


Psychology
Ground down

A deep breath a day keeps the psychiatrist away
Apr 13th 2013 |From the print edition

FRIEDRICH NIETZSCHE’S widely cited maxim—“that which does not kill him makes him stronger”—is often taken as truth. Yet as sensible as it might seem, the saying has rarely been tested. Psychologists have little idea whether unpleasant experiences really do increase resilience. A study just published in Psychological Science suggests they do exactly the opposite

Câu phán mở ra trường phái siêu nhân của Nietzsche, “cú nào [kẻ nào] đánh ta, làm khổ ta, nếu không làm thịt được ta, thì làm ta mạnh thêm lên”, bi giờ mới được chứng kiệm, sai.

Càng cảm thấy đời đáng chán bao nhiêu, càng khốn nạn thêm bí nhiêu, và rất có nhiều cơ may, gặp trục trặc, disorder, thí dụ đứt gân máu, vào đúng lúc đó!

….. the more often people (who had not then been treated for a disorder) felt nervous, fidgety, worthless or hopeless ten years ago, the higher were their chances of having developed a disorder in the interim.


In From the Cold


Granta 24

NHQ vs CS



Nghệ Thuật của Bóng Đen

*

Bài trên tờ Time, có vẻ như đồng tình với "em" làm phim, nhưng bài trên NYRB thì phán, đếch được, và giải thích lý do tại sao phim thất bại.
 
GCC sẽ đi đường lèm bèm tiếp, vì có thể, nó cũng nằm trong “vấn nạn” - như Thầy Kuốc phán, "ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa - cả hai “cũng sử dụng khủng bố” để thôn tính thế giới?

Cũng cần phải xác định thêm 1 lần nữa, là Marx không liên quan gì đến CS, đến khủng bố, như TV đã trích dẫn Hannah Arendt [Từ Dối Trá đến Bạo Lực, chương Về Bạo Lực, Sur la Violence]:

Bạo lực càng trở nên một khí cụ đáng ngờ và không đi đến đâu trong những liên hệ quốc tế, thì nó lại càng trở nên thật quyến rũ, và thật hữu hiệu ở bên trong cái gọi là cách mạng…

Marx không phải không ý thức đến bạo lực trong lịch sử, nhưng ông chỉ ban cho nó 1 vai trò thứ yếu, cái xã hội cũ đi đến mất tiêu thì không phải do bạo lực mà là do những mâu thuẫn nội tại… cái gọi là “chuyên chính vô sản” chỉ có thể được dựng lên sau Cách Mạng và chỉ trong 1 thời kỳ ngắn… 


Sài Gòn 66