*

 




Thơ Mỗi Ngày



Thơ Mỗi Ngày

AGAINST
INCOMPREHENSIBLE POETRY

Chống Lại Thơ Đếch Hiểu Được
Czeslaw Milosz: To Begin Where I Am.

TV sẽ đi bài này.

Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với nghệ sỹ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo, nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.

BBC

Vụ này đang nổ lớn, nhưng với Gấu Cà Chớn, đúng ra nó phải xẩy ra với me-xừ Nobel Toán cơ.
Cầm cái bửu bối Nobel mà dí vào Lăng Bác Hát, mà phán, đi chỗ khác chơi, thì may ra mới ngang ngửa ép phê với bà Aung Miến Điện.

Tuy nhiên, "không khéo" gì nữa, với nghệ sĩ KC, thì quả đúng là "cá nhân với cá nhân". Gấu sợ rằng chính bà cũng muốn như vậy. Cho nhẹ tội. Tao chán cái thằng cha đó, chứ tao không đụng tới chế độ!
Đừng buộc tội tao muốn đạp đổ Lăng Bác Hồ!

Note: Ui chao, vưỡn giữ hoài cái mail đầu tiên em gửi!

Tuesday, November 13, 2001 3:09 AM

Anh NQT kinh men!

Truoc tien, em phai thanh that xin loi anh vi thoi gian qua nhan rat nhieu mail cua anh ma mat lich su, khong hoi am duoc dong nao. Em di lam phim xa hang thang troi nen khong tien lien lac voi moi nguoi. Anh dung gui  zip cho em vi em khong biet mo, hon nua di cac noi lang nhang xa nha nen khong tien doc. Em mong anh gui cho em text.doc de em in luon ra va doc duoc mot cach de dang hon, em rat mong nhu vay...

Anh co khoe khong? Co gi vui khong? Anh van thich nghe Kenny G va Yanni phai khong a? Em se gui cho anh tap tho cua em, dau tien, em dinh lay tua la" nhung giac mo cua luoi" nhung bay gio em dat lai tua la "nam nghieng". Em gui cho anh 3 bai tho moi nhat nhe, anh doc de chia se voi em, mong anh hoi am.
Thinh thoang, em van nghi den anh va nho la anh rat hom [hóm hỉnh] va gan gui.

*

Ở đâu có bi kịch, ở đó có thi sĩ.

**

.... nằm nghiêng lạnh hơi lạnh cũ

PHT

Début et fin de la neige
Khởi đầu và chấm dứt tuyết

“PREMIÈRE NEIGE ....”

Première neige tôt ce matin. L'ocre, le vert
Se refugient sous les arbres.

Seconde, vers midi. Ne demeure
De la couleur
Que les aiguilles de pins
Qui tombent elles aussi plus dru parfois que la neige.

Puis, vers le soir,
Le fléau de la lumière s'immobilise.
Les ombres et les rêves ont même poids.

Un peu de vent
Écrit du bout du pied un mot hors du monde. 

Tuyết đầu

Tuyết đầu, sớm, sáng nay
Bông son, bông xanh
Trốn dưới lá

Thứ nhì, vào lúc trưa
Chẳng để lại màu gì
Ngoài những cây kim, là những chiếc lá thông
Chúng đôi khi rớt xuống dầy hơn tuyết

Rồi tới tối
Ánh sáng sững lại
Những cái bóng và những giấc mộng nặng bằng nhau

Một tí gió
Lấy đầu ngón chân
Đi một chữ
Ở bên ngoài thế giới
 

Beginning and End of the Snow

"FIRST SNOWFALL... "

First snowfall, early this morning. Ochre and green
Take refuge under the trees.

The second batch, toward noon. No color's left
But the needles shed by pines,
Falling even thicker than the snow.

Then, toward evening,
Light's scale comes to rest.
Shadows and dreams weigh the same.

With a toe, a puff of wind
Writes a word outside the world.

“ON DIRAIT....”

On dirait beaucoup d'e muets dans une phrase.
On sent qu'on ne leur doit
Que des ombres de métaphores.

On dirait,
Dès qu'il neige plus dru,
De ces mains qui refusent d'autres mains
Mais jouent avec les doigts qu'elles refusent.

 

"IT'S LIKE... "

II's like a phrase with lots of mute e's.
You feel you only owe them
Shadows of metaphors.

When the snow falls thicker,
Il's like
Hands pushing other hands away
But playing with the fingers they refuse.

“Người ta nói”

Người ta nói nhiều chữ “e” câm trong 1 câu
Con người chỉ nợ chúng
Như những cái bóng của những ẩn dụ

Người ta nói
Khi mà tuyết xuống dày quá
Thì những bàn tay từ chối những bàn tay khác
Nhưng lại chơi với những ngón tay mà chúng từ chối

YVES BONNEFOY: SECOND SIMPLICTY: New poetry and prose, 1991-2011

Tập thơ tuyệt cú mèo. Lúc mua thì đau súng quá, nhưng về nhà đọc, thì lại thú quá!

ASIA LITERARY REVIEW
Winter 2010

Modern Chinese Poetry - Insistent Voices

Landscape Above Zero

It was the seagull that taught the song to swim
It was the song that found the first wind's source

We shared shards of happiness
Entering the home from different directions

It was father who recognized darkness
It was darkness that led us to sudden lightning

The weeping door slammed shut
And echo pursued its cries

It was the pen that bloomed in despair
It was the flower that refused the necessary journey

It was rays of love that awoke
Lighting the landscape above zero 

Bei Dao

Phong cảnh ở bên trên con số không

Đó là hải âu dậy bài ca bơi
Đó là bài ca tìm thấy nguồn gió

Chúng ta chia nhau những mảnh vụn của hạnh phúc
Về nhà từ nhiều hướng khác nhau

Đó là người cha nhận ra bóng tối
Đó là bóng tối dẫn chúng ta tới ánh sáng bất thần

Cánh cửa nức nở đóng sầm lại
Và tiếng vang đuổi theo tiếng khóc của nó

Đó là cây viết nở hoa trong chán chường
Đó là bông hoa từ chối một chuyến đi cần thiết

Đó là những tia tình yêu thức giấc
Soi sáng phong cảnh ở trên con số không
 
Wild Temple

Peace and meditation
Twenty years alone on the empty mountain
An old monk
Acrid pines

He hears people speaking in the temple

A child's voice
Then a woman's
Then again the child: a startled cry

Like thin ice, the crescent moon drifts on water

Chen Dongdong
 

Miếu hoang

An lạc và trầm tư
Hai mươi năm cô độc
Trên núi trống vắng
Một thầy tu già
Những cây thông cay sè

Ông nghe tiếng người trong miếu hoang

Giọng một đứa trẻ
Rồi giọng 1 người đàn bà
Rổi rồi lại đứa trẻ: một tiếng khóc thất thanh

Như băng mỏng, trăng lưỡi liềm trôi giạt trên mặt nước

*

Poetry

Liu Xiaobo

Wait for Me with Dust

for my wife, who waits every day

Nothing remains in your name, nothing
but to wait for me, together with the dust of our home
those layers
amassed, overflowing, in every corner
you're unwilling to pull apart the curtains
and let the light disturb their stillness

over the bookshelf, the handwritten label is covered in dust
on the carpet the pattern inhales the dust
when you are writing a letter to me
and love that the nib's tipped with dust
my eyes are stabbed with pain
you sit there all day long not daring to move
for fear that your footsteps will trample the dust you try to control your breathing
using silence to write a story.
At times like this
the suffocating dust
offers the only loyalty

your vision, breath and time
permeate the dust
in the depth of your soul
the tomb inch by inch is
piled up from the feet
reaching the chest reaching the throat

you know that the tomb
is your best resting place waiting for me there
with no source of fear or alarm
this is why you prefer dust
in the dark, in calm suffocation
waiting, waiting for me
you wait for me with dust
refusing the sunlight and movement of air
just let the dust bury you altogether
just let yourself fall asleep in the dust
until I return
and you come awake
wiping the dust from your skin and your soul. 

What a miracle - back from the dead.

ASIA LITERARY REVIEW WINTER 2010

Đợi Tôi với Bụi

Gửi vợ tôi, người mà ngày nào cũng đợi tôi

Chẳng còn gì trong tên em, chẳng còn gì,
ngoài chuyện đợi anh, cùng với bụi trong căn nhà của chúng ta
những lớp bụi
vun thành đống, chồng chất lên nhau, ở mọi xó xỉnh,
em cũng đâu có muốn mở toang mấy bức màn
để ánh sáng ùa vô, làm phiền sự bất động của chúng

trên những giá sách, mẩu giấy nhãn viết tay bụi phủ đầy
trên chiếc thảm
những hoa văn hít đầy bụi
khi em viết thư cho anh
và tình yêu
với ngòi bút chấm bụi
mắt anh xót như bị dao đâm
em ngồi đó suốt ngày không dám di động
sợ bước chân của em chà đạp bụi em cố gắng kìm nhịp thở của em
viện tới sự im lặng để viết một câu chuyện.
Vào những lúc như thế
bụi nghẹt thở
dâng hiến sự trung thành độc nhất

tầm nhìn của em, hơi thở và thời gian
tẩm đẫm bụi
ở tận thâm sâu của tâm hồn em,
nấm mồ từng chút từng chút
cao dần, từ chân
lân tới ngực, tới cổ họng

em biết nấm mồ
là nơi yên nghỉ tốt nhất của em
trong khi chờ đợi anh ở đó,
chẳng còn nguồn cơn của sự sợ hãi, hay báo động
đó là lý do tại sao em thích bụi
trong bóng tối, trong sự nghẹt thở im ắng
đợi, đợi anh
em đợi anh với bụi
từ chối ánh mặt trời và sự chuyển động của không khí
cứ mặc kệ bụi chôn em cùng tất cả
cứ mặc cho mình thiếp đi trong bụi
cho đến khi anh trở về
và em thức dậy
rũ bụi trên da và tâm hồn. (1)

Đúng là 1 phép lạ - trở về từ cõi chết

Cái cú dịch thơ của Gấu, thú thiệt, nó giống như cái cú phát giác ra Lò Thiêu, khi đọc Steiner!
Sướng mê tơi, mà cũng khổ mê tơi.
Đơn giản thì nó như thể này: Không thể không dịch thơ thế giới, sau khi Bắc Kít ngộ độc nặng với dòng thơ Vệ Quốc của Liên Xô!
Bắc Kít ăn cướp được Miền Nam, 1 phần là nhờ thơ Mai A Mai Iếc.


*

Mới tậu. Mới ra lò, 2011. Song ngữ.
Gấu Cái chửi quá. Mi mắc bịnh “sách-ping”, như đờn bà mê shopping!

Bả nói, Gấu già, lãng tai, nghe ra thành “sex-ping”.
Giống cas "phúc phương phì” trong kho chuyện cổ Mít (1)

**

Dịch loạn: Kẻ nào tính cạo đầu nên nghĩ đến thơ ca.

Aux arbres

YVES BONNEFOY

Vous qui vous êtes effacés sur son passage,
Vous qui avez refermé sur elle vos chemins,
Impassibles garants que Douve même morte
Sera lumière encore n’étant rien.
Vous fileuse matière et densité,
Arbres, proches de moi quand elle s’est jetée
Dans la barque des morts et la bouche serrée
Sur l’obole de faim, de froid et de silence.
J’entends à travers vous quell dialogue elle tente
Avec les chiens, avec l’informe nautonier,
Et je vous appartiens par son cheminement
A travers tant de nuit et malgré tout ce fleuve.
Le tonnerre profound qui roule sur vos branches,
Les fêtes qu’il enflamme au sommet de l’été
Signifient qu’elle lie sa fortune à la mienne
Dans la mediation de votre austérité. 

Với cây rừng.

Rừng cây nhòa xóa trên lối ruổi
Rừng túa khép nẻo kín bóng nàng
Lầm lì chứng quyết nàng dù khuất
Vẫn là ánh sáng hiển nhiên không
Rừng tơ chất niềm mật trọng
Cây thân cận ta lúc nàng gieo mình
Xuống con thuyền đón vong linh miệng cắn
Miệng bát chan đói, rét, lặng thinh
Ta nghe qua rừng giọng nàng gắng đối đáp
Với lũ chó ngao, với quỷ sứ đưa đò
Và ta lụy hồn rừng theo bước đường lận đận
Ngất trải bao dặm khuya dù sông nước mịt mù
Sấm âm u dội rền đầu ngọn cành
Những hội đám sét thắp rực đỉnh hạ
Điềm báo mệnh nàng với mệnh ta gắn bó
Môi giới nhờ khổ hạnh kiếp rừng.

TTT dịch (1)

LIU TSUNG-YVAN
773-819        

A fisherman in the landscape was a beloved subject of poets and painters. This poem, however, seems to me quite complicated, in spite of its apparent simplicity. For here there is action, and the fisherman himself appears only toward the end, as somebody who rows somewhere far.
Czeslaw Milosz: A Book of Luminous Things

Ngư phủ trong cảnh vật, cả thi sĩ lẫn họa sĩ đều mê. Nhưng bài thơ sau đây xem ra rắc rối dù bề ngoài đơn giản. Bởi vì ở đây, có hành động, và tay ngư phủ già, chính anh già, chỉ xuất hiện ở cuối bài thơ , như 1 kẻ nào đó rắp ranh làm 1 chuyến đi xa, thật xa.

OLD FISHERMAN

Old fisherman spends his night beneath the western cliffs.
At dawn, he boils Hsiang's waters, burns bamboo of Ch'u.
When the mist's burned off, and the sun's come out, he's, gone.
The slap of the oars: the mountain waters green.
Turn and look, at heaven's edge, he's moving with the flow.
Above the cliffs the aimless clouds go too.
Translated from the Chinese by J. P. Seaton

Người câu cá già

Người câu cá già qua đêm ở mỏm Ải Tây
[từ Ải Tây này, thuổng Tô thi sĩ, trong bài tặng TTT]
Vào lúc sáng sớm, anh già ngồi đun nước mưa, hứng ở mái sau nhà, ở Canada, đốt củi tre nhập lậu từ xứ Mít.
Khi sương mù tan, mặt trời bò ra, anh già bèn xuống thuyền, lên đường, làm chuyến viễn du chót.
Tiếng mái chèo đập trên làn nước xanh
Quay nhìn, ở đường ven Thiên Đàng, thấy thấp thoáng bóng anh già cùng di chuyển với dòng nước
Ở trên đỉnh Ải Tây, mây, đếch biết làm gì, bèn cũng đi theo anh già! 

I wonder how we can survive, this romance
But in the end if I'm with you, I'll take the chance

Bryan Adams - I Will Be Right Here Waiting For You

Note: Năm cùng tháng tận, đời tàn, tặng Gấu Già bài thơ trên thì đúng là tuyệt cú mèo!

Làm sao Gấu qua khỏi con trăng này?
Nhưng sau cùng, nếu Gấu gặp Sad Seagull, thì Gấu sẽ chấp tất cả thế gian này!

Hà, hà!

Chúc bác Gấu luôn mạnh khỏe, và luôn luôn... Gấu.
Sad Seagull

Tks. Take Care, Plse
NQT
 

Charles Simic

Against Winter

The truth is dark under your eyelids.
What are you going to do about it?
The birds are silent; there's no one to ask.
All day long you'll squint at the gray sky.
When the wind blows you'll shiver like straw. 

A meek little lamb you grew your wool
Till they came after you with huge shears
Flies hovered over your open mouth,
Then they, too, flew off like the leaves,
The bare branches reached after them in vain. 

Winter coming. Like the last heroic soldier
Of a defeated army, you'll stay at your post,
Head bared to the first snowflake.
Till a neighbor comes to yell at you,
You're crazier than the weather, Charlie. 

The Paris Review, Issue 137,1995
 
 

 Shadow Publishing Company 

This couple strolling arm in arm
Must be figments of someone's revery.
They stop often to linger over a kiss,
But when people look their way,
It's as if they do not see them.

It's the heat, the blue dusk,
The air of enchantment
On the street of overgrown lilacs
And screened porches
Where a door is already open for them. 

An old woman waits in the dim entrance
With a pitcher of cold lemonade
And two tall glasses on a tray.
She wants them to rest awhile
In her own wedding bed and they obey. 

Her late husband was an eye doctor.
His surgical instruments lie in glass cage
Gleaming like cold moonlight
In dark cuffs, he made the blind see
By removing their bandages. 

In a room shaded against the heat,
With a few slender lines of light
On the high ceiling,
And that strange sense of taking on the life
Of someone unknown just then, 

Lying there, closing one's eyes in revery,
A figment among figments
Living one of their blessed moments
Without recognizing the century.
Only the scent of the lilacs is real.
 

Nhà xb bóng 

Cái cặp nam nữ kia, tản bộ, tay trong tay
Hẳn là từ cơn mơ mòng của 1 ai đó bước ra
Họ cứ đi, được chừng dăm, muời bước
Là bèn ngưng lại để hôn nhau 1 phát
Nhưng mọi người, khi nhìn về phía đó
Thì, như thể không thấy cặp tình nhân

Cái nóng, cái chạng vạng màu xanh
Cái không khí hớn hở
Con phố tử đinh hương mọc tràn lan
Và những cổng vòm chiếu sáng
Nơi 1 cái cửa đã mở sẵn cho họ

Một bà già đợi họ trong lối vô mờ mờ
Với 1 bình lemonade lạnh
Và hai cái ly trên 1 cái khay
Bà nói họ có thể nghỉ ngơi một chốc
Trên cái giường cưới của chính bà và họ vâng lời. 

Ông chồng đã mất của bà già xưa là một bác sĩ mắt
Những dụng cụ y khoa của ông thì để ở trong một cái chuồng thuỷ tinh
Chúng long lanh như ánh trăng lạnh
Trong hai tay áo xậm, ông làm cho người mù nhìn thấy
Bằng cách gỡ bỏ những miếng băng 

Trong căn phòng dâm chống lại cái nóng
Trần nhà cao le lói vài tia sáng mỏng manh
Và cái cảm quan là lạ đánh vô cuộc đời
Một ai đó đếch quen, đến lúc đó 

Nằm đó, nhắm mắt du mình vào mơ mòng
Một bịa đặt trong những bịa đặt
Sống những khoảnh khắc được ân sủng nhất
Đếch thèm nhận ra thế kỷ…
Chỉ có mùi tử đinh hương là có thực!

Chống Đông 

Sự thực thì mầu xám dưới mi mắt anh
Anh sẽ làm gì với nó?
Chim chóc nín thinh; không có ai để hỏi.
Suốt ngày dài anh lé xệch ngó bầu trời xám xịt
Và khi gió thổi, anh run như cọng rơm. 

Con cừu nhỏ, anh vỗ béo bộ lông của anh
Cho tới bữa họ tới với những cây kéo to tổ bố
Ruồi vần vũ trên cái miệng há hốc của anh
Rồi chúng cũng bay đi như những chiếc lá
Cành cây trần trụi với theo nhưng vô ích. 

Mùa Đông tới. Như tên lính anh dũng cuối cùng
Của một đạo quân bại trận, anh sẽ bám vị trí của anh
Đầu trần hướng về bông tuyết đầu tiên
Cho tới khi người hàng xóm tới la lớn:
Mi còn khùng hơn cả thời tiết, Charlie.

(1)

&*

Introduction by Adam Zagajewski

This poetry is about the pain of the twentieth century, about accepting the cruelty of an inhuman age, about an extraordinary sense of reality.
And the fact that at the same time the poet loses none of his lyricism or his sense of humor-this is the unfathomable secret of a great artist.

Thơ này là về nỗi đau của thế kỷ 20, về chấp nhận cái sự độc ác, tàn bạo, dã man của thời phi nhân, về cảm quan cực kỳ khác thường về thực tại. Nhưng, sự kiện, cùng lúc, nhà thơ không mất đi 1 tí gì của chất trữ tình, hay cái cảm quan cà chớn, tếu táo, tưng tửng của mình –  thì đó là cái bí mật khủng ơi là khủng của 1 đại nghệ sĩ.

Adam Zagajewski: Introduction
(Translated by Bill Johnston)

Miền Nam trước 1975 có "Đồng Nai Tam Kiệt", là TTT, BG, TTY

Ba Lan cũng có Tam Kiệt. Hai trong Ba Kiệt [đừng lộn với anh chàng chăn trâu học lớp 1 lên làm Thủ Tướng VC], đợp Nobel văn chương, là Czeslaw Milosz và Wislawa Szymborska.
Kiệt thứ ba, là Zbigniew Herbert. Bài “Intro" của Adam Zagajewski thật tuyệt.

Trên TV đã giới thiệu bài của Adam Zagajewski viết về thơ trí tuệ của Milosz.

Nay xin đi thêm 1 đường Herbert.
Trân trọng đón coi.

Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski

TWO DROPS 

No time to grieve for roses, when the forests are burning.
                                                     -JULlUSZ SLOWACKI 

The forests were on fire-
they however
wreathed their necks with their hands
like bouquets of roses

People ran to the shelters-
he said his wife had hair
in whose depths one could hide 

Covered by one blanket
they whispered shameless words
the litany of those who love

When it got very bad
they leapt into each other's eyes
and shut them firmly 

So firmly they did riot feel the flames
when they came up to the eyelashes 

To the end they were brave
To the end they were faithful
To the end they were similar
like two drops
stuck at the edge of a face

Zbigniew Herbert : Chord of Light
1956

Hai giọt

Làm gì có thời gian để mà than khóc những bông hồng, khi rừng đang cháy
                                                                                    -JULlUSZ SLOWACKI

Rừng đang cháy –
Tuy nhiên họ vòng tay ôm cổ
Như những bó hồng

Mọi người chạy vô hầm trú ẩn –
Anh ta nói, vợ tôi tóc dầy thật dầy và tôi có thể ẩn náu ở trong đó

Trùm 1 tấm mền
Họ thì thầm những lời chẳng hổ thẹn
Lời kinh của những kẻ yêu nhau

Khi tình trạng trở nên quá tệ
Họ nhẩy vô mắt nhau
Và đóng chặt lại

Đóng chặt, họ không cảm thấy ngọn lửa
Khi họ trườn lên tới mi mắt

Tới chót, họ thật can đảm
Tới chót, họ thật thương nhau
Tới chót họ giống như hai giọt
Dính ở cuối mặt

Bài thơ trên mở ra Tuyển tập thơ 1956-1998, của Zbigniew Herbert.

Vẫn trong bài Giới thiệu, Adam Zagajewski viết:

EVERY GREAT POET lives between two worlds. One of these is the real, tangible world of history, private for some and public for others. The other world is a dense layer of dreams, imagination, and phantasms. It sometimes happens-as for example in the case of W B. Yeats-that this second world takes on gigantic proportions, that it becomes inhabited by numerous spirits, that it is haunted by Leo Africanus and other ancient magi.

 Mọi thi sĩ lớn thì đều sống trong [giữa], hai thế giới. Một, thế giới thực, sờ mó, mân mê được, thế giới của lịch sử, riêng tư với một số người, và công cộng đối với những người khác.
Thế giới kia, là một tầng dầy đặc của những giấc mơ, của sự tưởng tượng, của những hồn ma bóng quế. Đôi khi xẩy ra điều này – thí dụ như trong trường hợp của W.B. Yeats – cái thế giới thứ nhì ham hố quá, chiếm nhiều chỗ quá, chứa đủ thứ hồn ma, tinh anh, thần thánh, yêu ma…  cái thế giới bị ám ảnh bởi Leo Africanus, hay một vì phù thuỷ cổ xưa khác.

            Take the well-known poem “Apollo and Marsyas." It is constructed on a dense, solid foundation of myth. An inattentive reader might say (as inattentive critics have in fact said) that this is an academic poem, made up of elements of erudition, a poem inspired by the library and the museum. Nothing could be more mistaken: Here we are dealing not with myths or an encyclopedia, but with the pain of a tortured body.

            Lấy bài thơ nổi tiếng của ông,“Apollo and Marsyas." Nó được xây dựng trên 1 cái nền dầy đặc, cứng ngắc, của huyền thoại. Một độc giả gà mờ sẽ nói - ngay cả Thầy Kuốc, nhà phê bình sắc sảo nhất hải ngoại "đâu phải thời nào cũng có được", cũng sẽ phán, đây là 1 bài thơ kinh điển, hàn lâm, của những người có bằng cử nhân Triết Văn Khoa Sài Gòn, như…  Thầy Đạo, được làm bằng ba cái trò sao chép bậy bạ, làm ra vẻ ta đây trí thức, uyên bác; một bài thơ được gợi hứng từ thư viện và viện bảo tàng.

Nhảm ơi là nhảm: Ở đây, trên trang Tin Văn của thằng cha Gấu Cà Chớn, chúng ta đang đụng tới, không phải những huyền thoại, hay bách khoa toàn thư Wiki VC, nhưng mà là cái đau của một người dân Mít, một cơ thể Mít, bị VC tra tấn! 

Hà, hà!

Bài thứ nhì của tuyển tập thơ Herbert cũng thật là tuyệt.
TV post ở đây, thay cho 1 chuyến về xứ Mít ăn Tết không làm sao thực hiện được.

PLACE

I returned years later
perhaps too well-fed

I wanted to check the place

the hills were smaller
and brown water ran
in the rescue trenches

grass mostly the same
angelica remembered

the view contracted
was merely normal
for so much fear
for so much hope

birds were flitting
from lower branches
to higher branches

so even they could not
offer me confirmation

Xứ Mít

Nhiều năm sau Gấu trở lại xứ Mít
Béo tốt, mập mạp,
Nhờ bơ sữa xứ người

Gấu muốn thăm thú lại nơi chốn xưa
Những ngọn đồi [Đà Lạt] xem chừng nhỏ hơn
Và một thứ nước mầu nâu
Chảy trong những con mương giải thoát (1)

Cỏ hầu như vẫn như xưa
Mùi hoa lan [ở ngã tư Phan đình Phùng – Lê Văn Duyệt, Sài Gòn]
Được tưởng nhớ

Cái nhìn làm co thắt con tim
Thì cũng chuyện bình thường
Bao nhiêu nỗi đau,
Cho biết bao là hy vọng

Chim bay từ cành thấp
Lên cành cao

Ngay cả chúng
Cũng đếch nhận ra Gấu. (2)

(1) Từ "rescue" này khó dịch quá!
(2) Ngay cả chúng cũng không thể dâng hiến sự xác nhận.
NQT

Trên Blog Beo có bài thơ tình tiếng Hồng Mao (1), Beo bệ từ đâu về, khen hay quá, đọc 1 phát là nhập tâm liền tù tì, và bèn ra lệnh cho tên phi công trẻ của Beo dịch sang tiếng Mít. Beo xoa đầu phi công trẻ, giỏi tiếng Hồng Mao lắm lắm, GCC tò mò ghé coi, dịch nhảm mấy chỗ lận, đã tính sửa, nhưng chợt nhớ lời Sad Seagull dặn, chớ, chớ….
May quá, vớ được bài sau đây, trong số báo chót năm, của tờ Người Nữu Ước, bèn gật gù, chấm dứt năm tận thế hụt bằng bài này, thì đúng là tuyệt cú mèo!

LOVE AND MEMORY

How we made love in the memorial forest for the Shoah dead
and we remembered only ourselves from the night before!
The forest did the remembering for us and gave us leave to love.
You remember how we threw off our clothes in the madness of desire:
the outer garments flew like heavy birds to the branches of the trees,
and the underwear remained on the forest floor
clinging to the springy briars of the thorny burnet, like snakeskins.
And our shoes stood nearby, mouths open in psalms of praise.
- Yehuda Amichai

(Translated, from the Hebrew, by Bernard Horn.)
The New Yorker Dec 24 & 31, 2012

Yêu và Tưởng Nhớ

Làm sao mà chúng ta mần nhau ở trong khu rừng tưởng niệm những người chết ở Lò Thiêu,
Và chúng ta chỉ nhớ chúng ta, đêm qua mần tình cực khoái như thế nào!
Rừng tưởng niệm làm giùm chúng ta cái việc tưởng nhớ, để chúng ta tha hồ mà quần nhau tả tơi, tơi bời hoa lá cành!
Em có nhớ chúng ta lột chúng ta như thế nào không?
Như hai đứa khùng vì thèm nhau, và vì thèm nhau quá mà trở thành khùng điên, ba trợn:
Quần áo mặc ngoài, thì giống như những cánh chim nặng nề, bay lên cành cây
Xú chiêng, xịp thả xuống sàn rừng tưởng niệm
Bám vào những núm cỏ gai, như da rắn
Và những đôi giầy của chúng ta,
Há hốc mồm
Tụng ca.


Theo tin từ gia đình, nhà thơ Hà Thượng Nhân, (tức Trung tá Phạm Xuân Ninh, nguyên Giám đốc Nha Vô tuyến truyền thanh thời kỳ Đệ nhất VNCH, nguyên Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến của Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị), đã từ trần tại San Jose, Califonia lúc 7 giờ 45 phút chiều Thứ Ba, ngày 11 tháng 10, 2011, thọ 91 tuổi. (Tin VHA.)
Blog DTL

GCC có 1 kỷ niệm với Hà Chưởng Môn, là cái lần cận Tết, được ông cho tháp tùng, cùng 1 số anh em thuộc tòa soạn TT, đi ăn món tái chó, do 1 đệ tử của ông trổ tài nấu nướng.
Nhớ hoài.
Lạ thế.

Sau biến cố 1975, như mọi nhân viên các cấp Quân Cán Chính đã từng phục vụ trong chế độ VNCH, ông phải trình diện để đi “học tập cải tạo”. Thời gian ở trại Long Giao ông đã sáng tác bài thơ “Mưa Buồn Long Giao” như để thay mọi người, nói lên tâm trạng chung của họ lúc đó là chán chường, tuyệt vọng, không lối thoát…
Blog DTL

Phán như thế thì đúng là... nhảm thật.

Nên nhớ là thời gian Long Giao, đám VNCH vẫn còn tin…  VC, chỉ 10 ngày phù du, rồi lại được về với vợ con cùng cả nước xây cái nhà Mít bằng trăm ngàn lần to hơn trước.
Chán chường tuyệt vọng “không lối thoát” cái con khỉ.
Lo lắng cho vợ con ở nhà thì có!

Thơ ở đâu xa của TTT, mở ra bằng mấy bài thơ Long Giao, xin post ở đây, để rộng đường suy luận

Long Giao 

ngày đến

Tinh mơ xe đến Long Giao
Đón người đám cỏ tranh cao bên đường
Trông lên đồi núi mờ sương
Mây bay tất tưởi, mưa rong tần ngần
Tiêu điều ngơ ngác trại quân
Đất lầy bùn đỏ quánh chân ghê người
Ngổn ngang chiến cụ bỏ rơi
Xanh om bờ bụi tả tơi lũy đồn
Nhà hoang vách trống gió luồng,
Vắng tanh nỗi nhớ dập dồn bóng vang
Ngả lưng trên đất mơ màng
Hé trời trôi giạt ngỡ ngàng tấm thân

9/75

dậy sớm

Ngày chưa dậy tiếng kẻng
Mờ bạc trăng hạ tuần
Giông đầu hôm dứt lắng
Còn heo hút phân vân
Đứng ngây trời ẩm sũng
Ngóng tiếng gà thôn gần
Chỉ nghe rừng núi bủa
Lùa âm u xốn xang

đêm thu ở lán 9 

Giật mình tỉnh giấc
Bó gối trong mùng
Ai đâu mớ sảng
Tiếng thét hãi hùng? 

Lán khuya mông lung
Nín ngộp tối câm
Gió rừng heo hút
Lùng bùng mái tô 

Người nằm khít chật
Hơi hám nực nồng
Vo ve muỗi mòng
Nền cứng toát lạnh 

Đêm mùa trở tiết
Rền rĩ dế trùng
Sục sạo chuột rúc
""Gô cóng" đổ tung

Mộng kín rò thoát
Cất lời nỉ non
Hát câu não lòng
Hoảng hồn ngậm bặt

Ngoài
            đêm trôi tít
Theo sao tàn vong
Theo gió mờ mịt
Ngày lên ngại ngùng 

75-78

Note: Bản trên, từ tập thơ đã xb, khác bản trên talawas rất nhiều.
Từ từ TV sẽ post lại tất cả những bài thơ, theo bản in đã xb.
Cùng lúc "đi" 1 số bài của W.G Sebald, trong Qua sông qua nước.

Nguồn talawas

Note: Thi sĩ HTN mất 11, tháng 10, 2011. GCC tưởng là mới mất!
NQT

Cái này là hỏi nhỏ bạn ta: Hình như chưa từng nếm mùi tù VC?
NQT

Thời gian TTT làm mấy bài thơ Long Giao, 1975-1976, là cả nước Mít tưng bừng hồ hởi với Cái Nhà Mít tương lai.
Gấu khi đó, ở nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, vừa cuốc đất vừa khóc ròng, khi nghe những tên "cùng hội cùng thuyền" hát bài Con Kinh Ta Đào, cái gì gì:

Con kinh ta đào chưa có nước chảy qua
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng

Trời trên cao, rất quen và rất lạ,
Cứ xanh thăm thẳm ở trên đầu

Và, tất nhiên, chỉ 1 thời gian ngắn sau đó, cả nước Mít, nhất là Miền Nam, vỡ mộng:

Tổ Quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm
Từ trận đánh hôm nay,
Ta ăn độn dài dài

Ông Nhàn, chủ nhà xb Sống Mới, thì cũng thời gian này, đem cả gia đình đi Kinh Tế Mới, 1 buổi sáng sớm lơn tơn vác cuốc ra đồng, hát ư ử, chắc thế - Roméo nhớ Juliette - không nghe tên du kích vườn hô đứng lại, thế là đòm 1 phát, đi luôn!

Nước Nga cũng có thời kỳ như thế, thời kỳ Băng Tan, như trong bài viết The Gift cho thấy.

Mít chúng ta cũng có The Gift, nhưng, cũng thật ngắn ngủi.
Và đó là tội ác lớn lao nhất, của VC.
Chúng lấy của cả nước Mít "món quà" mà Thượng Đế ban cho chúng ta.


Thơ Mỗi Ngày

Cors de chasse

Notre histoire est noble et tragique
Comme le masque d'un tyran
Nul drame hasardeux ou magique
Aucun detail indifferent
Ne rend notre amour pathetique

Et Thomas de Quincey buvant
L'opium poison doux et chaste
A sa pauvre Anne allait rêvant
Passons passons puisque tout passe
Je me retournerai souvent

Les souvenirs sont cors de chasse
Dont meurt le bruit parmi le vent

Apollinaire: Alcools

CORS DE CHASSE

Our story is noble and tragic
As the face of a tyrant not fun not for everyone
No drama or magic
No detail of what we've done
Can make our love pathetic

And Thomas De Quincey drinking
Opium poison sweet and chaste
Went dreaming to his poor Ann and listened to his own eyelids blinking
Let it pass let it pass because everything will pass and be effaced
I will be back not yet erased

Memories
Are hunting horns whose sound dies in the breeze

Ban biên tâp The Paris Review dịch từ tiếng Tẩy, đăng trên số Mùa Thu 2012

Tù và săn

Tình của chúng ta thì phong nhã và bi thương
Như mặt nạ của tên độc tài
Chẳng thảm kịch phiêu lưu hay thần kỳ
Chẳng chi tiết dửng dưng nào
Có thể làm cho cuộc tình của chúng ta trở nên sướt mướt

Thomas De Quincey chơi xì ke
Xì ke mới dịu dàng tao nhã làm sao...


Je vous attendrai
Dix ans vingt ans s'il le faut
Votre volonté sera la mienne

Ta sẽ đợi em
Mười năm, hai chục năm, nếu cần
[Hơi bị khó nhe!]
Ước mong của em sẽ là của ta

Apollinaire: La maison des morts

*

Dịch…. loạn: Có sức ép thật nặng nề từ lũ ngu lên những nhà làm thơ, về cái ý niệm định nghĩa thơ. Thơ cái đéo gì mà đếch có vần điệu, đếch làm sao gợi ra nhịp; nó có vẻ như được viết ra cho trang giấy, đếch phải cho cái tai. Thơ như bị biến tính.

INTERVIEWER
[The Paris Review, Fall, 2012]

I wonder if you would read a poem called "Cambodia" from The Memory of War.

FENTON

Of course.

One man shall smile one day and say goodbye.
Two shall be left, two shall be left to die.
One man shall give his best advice.
Three men shall pay the price.

One man shall live, live to regret.
Four men shall meet the debt.

One man shall wake from terror to his bed.
Five men shall be dead.

One man to five. A million men to one.
And still they die. And still the war goes on.

INTERVIEWER

I wouldn't be the first to suggest that "the one" in that poem-the one who gives advice and lives to regret and wakes in terror-is you, is the poet. And I wonder to what extent the experience of Cambodia has stayed with you, because while reading The Orphan of Zhao, and now, hearing you talk about it, it strikes me that that play is in some sense about genocide. An entire clan gets killed, although the orphan escapes.
 

Note: Ông bạn Bạn, bạn vàng, bạn nhậu, bạn vong niên, khuyên GCC đừng đụng đến ai nữa, mà cũng chẳng thèm viết mẹ gì nữa, mà chỉ nên giới thiệu kịch, tất nhiên, vẫn cứ tiếp tục làm thơ, dịch thơ.

Tình cờ, mở số The Paris Review, có bài phỏng vấn nhà thơ James Fenton. Ông này cũng đang làm kịch cho đài Royal Shakespeare Company, một ấn bản mới của 1 cái kịch Tẫu cổ, đã từng có vài ấn bản Tây Phương, thế kỷ 18, trong có của Voltaire, tên là The Orphan of Zhao

[GCC bèn nghĩ đến cái từ, những đứa con hoang [con tư sinh, chữ của TTT] của Miền Bắc, tức là lũ Bắc Kí di cư, trong có GCC]

Lại THNM rồi!

Không phải.
James Fenton rất quen thuộc với xứ Mít, và xứ Cambodia. Ông là phóng viên chiến trường, có mặt tại Phnom Penh khi Khờ Me Đỏ đợp nó, và ở Sài Gòn, khi  thất thủ, và mất mẹ cả tên.
TV sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn, và có thể sẽ dịch một, hai bài thơ của ông


Qua Sông & Nước

Đọc thơ Sebald, ui chao, là 1 quá trình không chỉ nhằm đáp ứng bản văn. Những bài thơ của ông đọc những bức họa, những thành phố, những tòa nhà, những quang cảnh, những giấc mộng, và những hình tượng lịch sử. Kết quả là cả 1 kho của cải bách khoa của ẩn dụ văn chương, và điển cố văn hóa, phần nhiều đếch được nhắc đến tên trong bản văn chính nó. [Bạn hiểu Ải Tây là cái gì nếu không đọc ghi chú?]. Những câu kệ của Sebald thì chứa đựng không chỉ những hầm bẫy, nhưng còn trải 1 lối đi – gờ, rìa - ngặt nghèo, khó chịu, dọc theo hố thẳm, của cái mà, trong 1 bài thơ, ông gọi là “lịch sử/của tra tấn xuyên qua các thời đại”. Những khó khăn chúng gây cho người dịch là hiển nhiên. Những từ, tự bản chất, chính xác sao, thì hàm hồ cũng vậy. Và người chuyển ngữ, trong từng trường hợp, phải triển khai trường qui chiếu, hiệu ứng, cộng hưởng, và định thần, trong bản văn và ngôn ngữ gốc, trước khi quyết định chọn, từ này thay vì từ kia. Với thơ của Sebald, những triển khai như thế mới dài thời giờ và đa dạng làm sao, dẫn người triển khai tới tình trạng, về một “miền u ám”, về mặt lịch sử và văn hóa, tương ứng với nó, là bài thơ, chính nó, lần lữa - có thể nói, mảnh khảnh, ẻo lả - tiến tới. Đôi khi chất u ám này – tuy cám ảnh nỗi khốn khó của người dịch – sau cùng, vưỡn không khứng cái từ mà người dịch chọn, dù xoay sở, hì hục cách mấy!
Cho phép tôi đưa ra 1 thí dụ dẫn chúng ta tói trái tim của sự khốn khó trong việc dịch thơ Sebald. Rất nhiều thơ trong tập này  - mở ra bằng 1 chuyến đi xe lửa – tái tạo, tái kích hoạt, cuộc lữ “qua” những vùng đất đai, sông nước (ngay cả nếu thứ sông nước này chỉ là dòng mộng mị). Thực sự, một vài bài thơ, như thư khố của nhà thơ bật mí, đúng là đã được viết “trên đường", được gắn, ghim vào những tờ tiêu đề của khách sạn, thực đơn, đằng sau những tờ chương trình kịch nghệ, trong những thành phố mà Sebald từng thăm viếng. Những chuyến đi bằng xe lửa thường được nhắc tới, trong số những phương thức du lịch. Bài thơ sau đây, có thể là từ 1 trong những chuyến đi như thế. "Irgendwo," dịch qua tiếng Mít là “Đâu đó” có thể đã được in ấn vào cuối thập niên 1990, nguyên thuộc một chuỗi những “vi thơ”, chúng là chất liệu cho tác phẩm được xb sau khi tác giả mất, Unerzdhlt (Unrecounted), 2003:

Đâu đó

Đằng sau Turkenfeld
Một vườn ương cây thông
Một ao
Vùng truông,
Băng Tháng Ba trên mặt ao
Đang chầm chậm tan 

Với sự gợi tưởng một phong cảnh hiu hắt, hắt hiu, và một đề xuất rằng thì là băng đang tan, bài thơ bề ngoài cho thấy giản dị, có mùi đồng quê… Chỉ có 1 chi tiết, nếu gợi tò mò đưa đến tìm tòi, thì là 1 địa danh [như những Long Giao, Việt Hồng, K2 Tân Lập…] đó là Turfenfeld: một thành phố nhỏ - thực sự, nhỉnh hơn một làng quê 1 tị - ở vùng Furstenfeldbruck, thuộc Upper Bavaria, trên tuyến đường được gọi là Allgau, Sebald thường sử dụng, để đi lại giữa Sonthofen và Munich. Tuy nhiên, với một dịch giả thơ Sebald thì 1 sự cảnh giác không thể thiếu được, và những phong cảnh trong những tác phẩm của Sebald thật khó mà ngây thơ như bề ngoài tưởng vậy. Cụm từ “đằng sau Turkenfeld”, tự nó, là 1 chỉ dẫn, giống như “how hard it is” – những từ có thể được đọc như một thứ thơ lập trình mở ra tập thơ này - "để hiểu phong cảnh/khi bạn đi bằng xe lửa/từ đây đến đó/và lặng câm nó/theo dõi bạn biến mất."
Theo nghĩa ẩn dụ này, bài thơ đặt chính cái nhìn của người du lịch ở nơi trung tâm của sự gặp gỡ của nó, với phong cảnh khó hiểu, khai triển sự khó khăn, xúi giục địa hình lịch sử đáp trả cái nhìn bằng cách phơi ra những bí mật của nó. Rất nhiều bài thơ của Sebald, gây cấn, hay, gây hấn, như thế đó: chúng tạo ra trận đánh giữa tinh anh và cảm quan, với cái hũ nút, hay bộ mặt khó chịu, cự tuyệt của những tầng lớp lịch sử.
Cảm tưởng là của 1 người đi qua 1 vùng đất những biến động tàn khốc của thế kỷ 20 đã để lại những hình mẫu những ngôi mộ càn cạn, nông choẹt, dưới 1 địa tầng muộn [upper stratum] sạch sẽ, gọn gàng, về mặt bệnh lý, của văn minh. Vậy thì, cái gì, ở “đằng sau” Turkenfeld?
Điều độc nhất phong cảnh "câm nín" này tiết lộ cho người đọc-du khách, là cái tên của nó, một ký hiệu nối kết bài thơ “hương đồng gió nội Nguyễn Bính” với "chất xám", "dark matter", của bầu khí lịch sử văn hóa của nó.

*

em. đến. và đi  

1.

gió. về gió. về
gọi nhau chin. đỏ
bến đỗ. nào quạnh hiu
lá. vàng một chiếc. lặng im
em nơi nào. nơi nào
buổi sáng bỏ. đi
ai. ngồi ghế. cũ
mùi hương. chốn nào
dấu chân sau. khu vườn đẫm nước
gió oằn. những ngọn cỏ. xanh
ngã. một trời. ký ức
em. tôi tìm kiếm. gì
trong giấc mộng. ngày
điệu. tango vũ theo. chiếc lá. xoay
tay. nắm bắt. muộn màng. về
thôi ta. đi thôi. em về
chiếc lá. vàng trốn. đi đâu
vòng khói. bay vòng. quanh
tiếng mưa. thu và. khoảng cách
nghe. một lần xa. xôi 

2.

ngã. xuống ngã. xuống
mùa hè tàn. tạ
nắng muộn héo. vàng
tàn phai. trong im. lắng
ngồi. đếm. những buổi chiều. về
câu giã từ. biền biệt
sâu đáy nước. bóng đá. rêu
người. xa lạ chính. mình
tiếng hát. trái tim vỡ. lạnh
điệu ru. buồn những ngày. trên biển
lời. tự thuật về. trên ngày. tháng
còn nhận ra. nhau trong lũng. ký ức
tàn tro. khơi dậy. những mịt mùng
ngây ngấy mùi. vị. cũ nốt nhạc. mới
chạy quanh. những màu nâu. trẻ
những buổi sáng. lạnh. hơn
để nhận ra. ly cà phê nóng. hơn
vế. đây về. đây ca khúc. nào
xào xạc nào. tìm. lại
tìm. lại mùa đông. nắng. khấu trừ
cho tình mình. khấu vá

Đài Sử

Note: Tks. NQT 


The unadmitted reason why traditional readers are hostile to e-books is that we still hold the superstitious idea that a book is like a soul, and that every soul should have its own body.
ADAM KIRSCH
Cái lý đo đếch làm sao chấp nhận được e búc, e thơ, là, chúng ta vẫn khư khư giữ tục mê tín, 1 cuốn sách thì giống như 1 linh hồn , và mỗi linh hồn nên có riêng 1 cơ thể của nó.

RESURRECTION

Poetry slips into dreams
like a diver in a lake.
Poetry, braver than anyone,
slips in and sinks
like lead
through a lake infinite as Loch Ness
or tragic and turbid as Lake Balaton.
Consider it from below:
a diver
innocent
covered in feathers
of will.
Poetry slips into dreams
like a diver who's dead
in the eyes of God.

Tái sinh

Thơ tuồn vô mộng
Như người lặn chúi đầu lao xuống 1 con hồ
Thơ, can đảm hơn bất cứ một ai
tuồn vô, lặn xuống
Như chì
Qua một con hồ vô tận như Loch Ness
Hay bi thương, dày đặc như Lake Balaton
Hãy nhìn từ dưới đáy:
Một người lặn
Ngây thơ
Bao trùm trong những chiếc lông chim
Của ước muốn
Thơ tuồn vô mộng
Như tên thợ lặn, chết
Trong con mắt của Chúa


THE ROMANTIC DOGS

Back then, I'd reached the age of twenty
and I was crazy.
I'd lost a country
but won a dream
As long as I had that dream
nothing else mattered.
Not working, not praying
not studying in morning light
alongside the romantic dogs
And the dream lived in the void of my spirit.
A wooden bedroom,
cloaked in half-light,
deep in the lungs of the tropics.
And sometimes I'd retreat inside myself
and visit the dream: a statue eternalized
in liquid thoughts,
a white worm writhing
in love.
A runaway love.
A dream within another dream.
And the nightmare telling me: you will grow up.
You'll leave behind the images of pain and of the labyrinth
and you'll forget.
But back then, growing up would have been a crime.
I'm here, I said, with the romantic dogs
and here I'm going to stay.

Roberto Bolano

Những chú chó lãng mạn

Hồi đó đó, khi tôi hai mươi tuổi
Và tôi khùng
Tôi mất một xứ sở
Và tôi được một cơn mộng
Chừng mào còn cơn mộng
Là đếch cần chi nữa hết
Nghĩa là,
Chẳng có gì khiến tôi quan tâm
Hay là bần thần
Không làm lụng
Không cầu nguyện
Không nghiên cứu, học tập dưới ánh sáng buổi sáng
Bên cạnh những con chó lãng mạn
Và cơn mộng sống ở trong 1 khoảng rỗng của tinh anh của tôi.
Một buồng ngủ bằng gỗ,
lấp lửng giữa mập mờ
sâu trong những con phổi vùng nhiệt đới
Và đôi khi tôi co rút, vào trong chính mình
Và thăm viếng con mộng: một bức tượng
thiên thu vĩnh viễn hóa trong tư tưởng lỏng
Trong con giun trắng quằn quại trong tình yêu
Một tình yêu bỏ chạy
Một con mộng trong một con mộng khác
Và cơn ác mộng biểu tôi: Mi sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành.
Mi sẽ để lại đằng sau những hình ảnh của đau thương của mê cung
Và mi sẽ quên
Nhưng vào lúc đó, lúc tôi hai muơi tuổi
Thì lớn lên, trưởng thành là 1 tội ác.
Tôi đây nè, tôi nói, với những chú chó lãng mạn
Và nè, tôi sẽ ở đây.

Note: GCC dùng hai từ, “con mộng”, và “cơn mộng”, như nhau.