Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



19.3.2013



*

7.1.09


Thơ Mỗi Ngày

*

Nửa khuya thức dậy
đọc lại Bếp Lửa
(thắp cây hương cho ngày giỗ thứ bảy TTT)
Đinh Cường (2)

THE DOVE

The dove brought news
of the end of the flood, an olive leaf
in her mouth, like a man holding a letter
in his mouth as he searches for something
with both hands
or like a girl holding pins
in her mouth as she repairs her dress.

- YehudaAmichai
(Translated, from the Hebrew, by Bernard Horn.)

Bồ Câu

Bồ Câu mang tin Lụt chấm dứt,
một cái lá olive ngậm trong mỏ,
như 1 người đàn ông ngậm lá thư trong miệng, và
kiếm một cái gì đó với cả hai tay
hay như một thiếu nữ ngậm kim
khi sửa chiếc áo dài.

LIGHTNESS IN AGE

It means not having to muscle your bag
Onto the baggage rack for the flight to Dublin.
A girl your daughter's age will do that for you.
It means the boy distributes the groceries justly
In your carry-alls so you'll make the car without spillage.
Those lightnesses are not to be taken lightly,
But more than those it's the many-faceted lightness
Of the goldfinch feathering down at morning,
The chickadee's darting blur for the one seed
He spirits away and devours discreetly,
And it's the tenderness of a long-known kiss
Touching your mouth or eyelid or anywhere
With this new lightness, its flickering back-lit by the glow
Of that consuming first one fifty years ago.

-Gibbons Ruark
 

The New Yorker, 18 March 2013


Beckett, portrait

Trăm Năm Camus
&
100 năm Paul Ricoeur

Orwell

*

Orwell by David Levine


*

V/v Sợ Lửa của Doãn Quốc Sỹ

Một thân hữu của TV/NQT ở trong nước vừa gửi Sợ Lửa, nhưng dưới dạng pdf.
Gấu thua, không biết làm sao post cho độc giả TV cùng đọc. Sorry.
Để từ từ tính
Hà, hà!

Tks. NQT

“Sợ lửa” được xếp là chuyện cổ tích, giống như “Trại súc vật” là ngụ ngôn. Khi ở nước ngoài, biết tôi là người Bắc, có người hỏi tôi đã đọc Orwell chưa? Tôi thấy thật tội nghiệp cho người đặt câu hỏi đó. Khung cửa văn chương của họ chỉ gói gọn ở mỗi Orwell. (1)

Từ "Sợ Lửa" mà nối tới "Trại Súc Vật", như trên, thì thực là tếu!
Vì câu viết, mà Gấu đâm nghi ngờ trí nhớ của mình, và cố tìm đọc lại Sợ Lửa, của DQS, coi có mắc mớ gì tới Animal Farm của Orwell.
Giả như có, thì DQS cũng 1 thứ nhà văn tiên tri của xứ Mít, tiên tri ra "Trại Súc Vật" Mít, như hiện nay!

Hà, hà!

Tay Đông Bê viết cực nhảm.
Giọng thì cứ như bố người ta, nhưng lý luận thì ngây ngô như 1 đứa con nít.
Cái tay nào hỏi, như trên, quá hay, nhưng do gặp 1 tên quá dởm, viết lách thì lên gân thành ra tiếu lâm quá. Người đáng tội nghiệp phải là tên Đông B mới đúng. Làm sao mà hỏi 1 câu như thế mà là tội nghiệp mà là khung trời văn chương chỉ gói gọn.... ?
Phán loạn cào cào kiểu Thầy Cuốc.

Một nhận xét văn học, thì cũng giống như 1 định lý toán học. Phải có chứng minh đi kèm. Với toán học, thì có những giả thiết [donnés], dựa vào đó để chứng minh. Không có giả thiết, thì không thể chứng minh, và giả thiết, không được thiếu, dư ra thì cũng không được.
Một bài toán mà đề ra, dư giả thiết, kể như sai.
Đã xẩy ra, ở Tẩy, trong 1 kỳ thi Tú Tài II ban Toán!
Với văn học, là những thí dụ, những hình ảnh, những kinh nghiệm, những chi tiết, dựa vào chúng để lý luận.
Và, càng nhiều hình ảnh, kinh nghiệm đọc, viết... thì càng tốt.
Ngài Đông B này, đọc Blog thấy ra vẻ giỏi Toán lắm, nhưng đếch biết ứng dụng vào việc viết.

Không thể phán khơi khơi được.
Thầy Cuốc phán, nếu cần 1 cái “mác” cho VP, thì gọi ông là nhà văn của thế kỷ hai mươi.
Chấm hết.
Và lũ ngu, cứ như đứng trước 1 ông vua cởi truồng, khen um lên, bộ áo của vua huy hoàng quá!

Gấu đúng là đã từng đọc Orwell, đúng như tay hỏi câu trên, muốn hỏi.
Đọc đúng lúc mới lớn, cùng với Camus, Koestler… nhờ vậy mà không lên Rừng, ra Bưng, vô R….!
Nên nhớ là, những kiểu xếp loại, cổ tích, ngụ ngôn, ẩn dụ, ám dụ… chỉ có tính “xếp loại” thôi.
Cổ tích mà là… ngụ ngôn, thiếu giống.
Chính vì thế mà Gấu đọc lầm câu của Đông B!
“Cô bé quàng khăn đỏ”, thí dụ.
Ngụ ngôn, hay cổ tích?
“Yêu Râu Xanh”, cổ tích hay… “child abuse”?

*

Minh họa của bậc thầy Gustave Doré, cho truyện con nít “Yêu Râu Xanh” bị chửi là đầy chất "Sợi Xích" (a)

Về Orwell, một trong những bài viết thần sầu về ông, là của Steiner:
Bằng cách chọn cái tít "1984", Orwell ký tên và lấy 1 mẩu thời gian cho mình.
[By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. G. Steiner: Killing Time]
Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.
Và nếu như thế, thì TTT cũng đã xén một mẩu thời gian,1954, để ký tên tác phẩm của ông. (1)

Trường hợp Gấu, đọc Orwell, Koestler vào lúc mới lớn, chúng giống như 1 thứ vắc xin ngăn ngừa “trùng độc” VC, chỉ có tính cá nhân, nhưng cả 1 cựu lục địa nhờ đọc chúng mà thoát khỏi bị nhuộm Đỏ mới tuyệt vời.
Gấu Cà Chớn tin rằng, giả như có 1 người, chắc là Mít ngoại, hỏi ông VC Đông B này, đã đọc Orwell chưa, trong một dịp ông ta, nhờ ơn Đảng được xuất ngoại, thì chắc chắn là, đằng sau câu hỏi, là một Hồ Nghi Lớn:
Miền Bắc đã từng đọc Orwell?
Nếu đã từng đọc, thì chắc là cuộc chiến Mít, thoát!

Người chê Orwell tới chỉ, là Kundera.
Ông phán, trong "Những Di Chúc Bị Phản Bội", 1984 là chính trị giả danh văn chương, cuốn sách là 1 danh sách những tội ác của VC trên toàn thế giới.
Và ông phán thêm, cũng thế giới toàn trị, như thế, là thế giới Kafka, nhưng, cứ có 1 dịp may nào đó, là nhân vật của Kafka, bèn chộp liền để “ghé đầu ra ngoài hửi hơi mưa” [nhại thơ TTT].
Nói rõ hơn, thế giới Orwell thiếu những cửa sổ mở ra bên ngoài. Gấu đã từng lèm bèm về chuyện này khi “thổi”, “em của Gấu”, “Những chi tiết thơ trong một thế giới không thơ”, đăng trên talawas.

Hay như dưới đây:

Nhà văn, nhìn một cách nào đó, là kẻ đến sau biến động. Nếu những năm sau 1975, đề tài trại cải tạo, vượt biển có lượng nhưng thiếu phẩm, trong năm 1999, đề tài này trở lại, trầm hơn, nặng hơn, và dĩ nhiên chất lượng hơn. Ở những tác phẩm trước đó, tác giả thi nhau tố cáo cái độc, cái ác, và những đau khổ mà bản thân hay gia đình, và đất nước đã phải chịu đựng. Vô tình, chỉ có tính chính trị, thời cuộc. Kundera đã chỉ đích danh tác phẩm được coi là khuôn mẫu của văn chương chống cộng, cuốn 1984 của Orwell: đây chỉ là chính trị giả danh văn chương. Tác phẩm 1984 giản lược chế độ Cộng Sản vào danh sách những tội ác của nó, và như thế, vô hình trung, cũng rơi vào thế giới xám xịt của những trại tù!
Rồi ông chứng minh, ngay cả trong thế giới mê cung là Vụ Án, hay Lâu Đài, nhân vật của Kafka cứ hở được chút nào là loay hoay kiếm một cái cửa sổ, để thở! Và ông nhặt ra được không biết bao nhiêu là chi tiết thơ, trong một thế giới không thơ, là thế giới mê cung, tức thế giới toàn trị.

Hơn nữa, khi hăm hở tố cáo, chính nạn nhân không biết, không còn có thì giờ nhận ra, cái phần tha hóa ở nơi họ: bất cứ một con người nào, ở trong thế giới đó, cũng bị tổn thương. Nói như Todorov, chủ nghĩa Cộng Sản là thử nghiệm tối hậu về đạo đức của con người. Nhân vật chính, viên sĩ quan trong Đá Mục của Thảo Trường, có vẻ như thấy hết, hiểu hết, và tỏ ra có một thái độ vượt lên khỏi những đau thương, giận dữ; nhưng được như vậy, là nhờ đệ tử, một anh lính truyền tin. Anh này làm độc giả nhớ tới nhân vật chính trong Một ngày trong đời Ivan Denisovich, của Solzhenitsyn (độc giả Đá Mục chắc khó quên "xen" đệ tử kiếm việc làm nhàn rỗi cho sư phụ, và sư phụ lầm lẫn trứng gà bồi dưỡng; đúng ra là của con heo đực).

Thảo Trường đi tù tất cả 17 năm. Qua đây, ông đã cho xuất bản liền mấy cuốn, riêng trong năm qua là Đá MụcTầm Xa Cũ, Bắn Hiệu Quả. Trong một phỏng vấn trên đài Kicon, mạng Internet, ông cho biết, trong tù ông cứ thế nghiền ngẫm, và đã "bỏ túi" năm bẩy cuốn sách, qua đây tuần tự xuất bản. Ông sống lại một lần nữa thời gian dài 17 năm. Nhưng nếu chúng ta theo sát những bài viết của ông, sẽ nhận ra, đã có dấu vết thay đổi, giữa những truyện ngắn đầu, và mới đây. Tác giả tuy bỏ túi vài tác phẩm thực, nhưng khi viết ra, nó không giống như là lúc ông còn ở trong trại tù, đã tưởng tượng mặt mũi của chúng. Ông ngày trầm hơn, văn ngày thấm hơn, vượt lên nỗi cay đắng còn đè nặng hồi ức những ngày tù.
Lời Ước

Bài viết Thời Giết Người, Killing Time, của Steiner, về "1984 & Orwell", đăng trên The New Yorker, December, 12, 1983, sau in lại trong George Steiner @ The New Yorker, dài 21 trang. TV sẽ post [very soon, bản tiếng Anh], theo lời yêu cầu của 1 thân hữu. Bài của Hitchens, ấn bản chung quyết, trong tập tiểu luận của ông, GCC đọc, xem ra cũng có nhiều chi tiết lý thú hơn, so với bản được đăng trên talawas.

Cái tít đầu tiên của 1984, là Người cuối cùng ở Âu Châu, The Last Man in Europe, và Orwell cho biết, khi viết nó, ông không tính đánh 1 canh bạc lớn, "It isn’t a book I would gamble on for a big scale", như trong thư ông gửi nhà xb vào Tháng Chạp 1948.

Bài của Stener, như 1 cuốn sách mỏng, đề cập tới rất nhiều vấn đề chung quanh cuốn của Orwell, và liên can đến nó: Gulag, Auschwitz, tra tấn, làm cỏ… Xứ Mít cũng được Steiner, “Viện Sĩ Ưu Tú của Nhân Dân”, như tước phong của ông được ông Trùm HV ban cho, nhắc tới.


 Koestler


Tribute to Phạm Duy 

Phần Hai của bài viết về Phạm Duy, là Gấu Cà Chớn tính vinh danh ông, như chưa ai từng vinh danh ông, như thế, theo cái kiểu của Gấu Cà Chớn.
Số là,
PD chưa từng biết đến "sống sót" nghĩa là gì, nhưng Gấu Cà Chớn, nếu không có những bản nhạc PD - có những bản nhạc chỉ đến khi Gấu vô tù VC thì mới được nghe, lần đầu - thì không biết những ngày tù sẽ khủng khiếp tới cỡ nào.
Như thể PD sáng tác chúng, chỉ để dành riêng cho Gấu Cà Chớn!
Đúng như Kafka phán, có thứ âm nhạc chỉ để tấu lên ở địa ngục.
Nhưng, thê lương, là, khi viết về chúng, thì lại đụng chạm đến những nỗi đau riêng tư, cá nhân, mà Gấu tin rằng, bất cứ 1 gia đình nào có thân nhân đi tù VC, nhất là những gia đình sĩ quan VNCH, chịu đựng…
Thành ra cứ lần lữa hoài….

Nhà Hội

Giới phê bình viết về Amis, ở bên trong nhà văn Anh này, có một ông tiểu thuyết Nga cố tìm cách xuất đầu lộ diện.
Amis, ông tri ân những bóng ma Nga, trong có Dos.

Một những dòng thư cuối khép lại cuốn truyện, đúng thứ chân truyền Dos, hồi ký viết dưới hầm.
Chúa Ky Tô ơi, Nga đúng là một xứ sở của ác mộng. Và luôn luôn là một ác mộng lắc. Và luôn luôn là thứ ác mộng lắc bảnh nhất, tài năng nhất
Christ, Russia is the nightmare country. And always the compound nightmare. Always the most talented nightmare.

Gấu Cà Chớn có cảm giác, nếu viết, nếu hoàn tất Tribute to PD II, thì nó sẽ giống như một Nhà  Hội của Amis, và, nếu có đủ tài năng, đủ hứng khởi, biết đâu, nó sẽ trở thành phần 2 của Những Linh Hồn Chết của Gogol, mà chính Gogol cũng phải chịu thua!

Xạo Tổ Cha!

Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)

From:
Subject:   hey
To: 

Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia

Ui chao, Tết, nhớ Sài Gòn quá!

Một bức hình cũ, lồng trong một cái khung rẻ tiền treo trên tường trong phòng tôi làm việc. Bức hình, chụp năm 1946, một căn nhà khi đó tôi chưa ra đời. Căn nhà trông hơi kỳ kỳ - một căn nhà hai từng, mái ngói.
"Quá khứ là một xứ sở xa lạ,”, câu văn mở ra tác phẩm của L.H. Hartley, Thiên sứ, “ở đây người ta sống khác, làm những chuyện cũng khác”.
Nhưng bức hình bảo tôi, hãy lật ngược lại vấn đề.
Nó nhắc nhở tôi rằng, chính cái hiện tại của tôi mới là một xứ sở xa lạ, và cái quá khứ thì ở trong tôi, cho dù là một "trong tôi" đã mất, trong một thành phố đã mất, trong chập chùng sương khói của một thời gian đã mất.
[Mais la photo me dit de renverser cette idée; elle me rappelle que c’est mon présent qui est un pays étranger et que le passé est chez moi, même s’il s’agit d’un chez-moi perdu, dans une ville perdue dans les brumes du temps perdu].
Salman Rushdie: Quê Hương Tưởng Tượng 

Thuyền Viễn Xứ

Thơ Huyền Chi [lục bát]

Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...

Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi 

Lời nhạc PD:

Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Nhìn về đường cô lý
Cô lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi ...!
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng ..
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người

Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường.
[Nguồn net]
*

Kỷ niệm những lần nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi lần nhớ lại, là Gấu lại càng hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên hạnh ngộ ở trên đời, và đem áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái chuyện gặp nhau đã khó. Ứng dụng vô trường hợp của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở trong tù.
Cái sự sửa soạn để được nghe, là có "ý trời" ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt! (1)

V/v Schulz.

Trong Inner Workings, Coetzee đưa ra một hình ảnh thật thần kỳ về Schulz, người nghệ sĩ "trưởng thành trong thơ ấu", 'mature into childhood'.

Trên Người Nữu Ước, 8 & 15, June, 2009, có bài viết Giai thoại về Schulz, Bruno Schulz's legend, thật tuyệt, của David Grossman. Tay này là tác giả cuốn Viết trong bóng tối, Tin Văn đã từng giới thiệu. Ông cũng đã từng đăng đàn diễn thuyết chung với DTH tại Nữu Ước.

Cái chết của Schulz, cũng là một giai thoại, nhưng thê lương vô cùng, qua kể lại của Grossman, trong Viết trong bóng tối. Ông đi tù Lò Thiêu, nhờ tài vẽ, được một tay sĩ quan Nazi bảo bọc, khiến một tay sĩ quan Nazi khác ghét, và sau cùng giết ông, rồi kể lại cho tay kia nghe. Tay kia xua tay, chuyện lẻ tẻ, để kiếm đứa khác, thế! (1)

Grossman, trong 1 lần trả lời phỏng vấn, kể là, khi ông xb tác phẩm đầu tay, có 1 độc giả hỏi, sao thấy giống của Schulz, trong khi ông chưa từng đọc ông này.
Thế là, tò mò, ông tìm đọc, và ngộ ra, Schulz chính là Thầy của mình!

Trường hợp Gấu nghe nhạc PD ở trong tù VC có gì tương tự như thế, thành ra Gấu mới phán, nghe thật ngược ngạo, nhà nhạc sĩ vĩ đại của Mít, sáng tác nhạc, biết bao nhiêu Mít nghe, xuýt xoa, dẫy đành đạch, vỗ đùi, sướng điên lên, hay đổ cả 1 đống nước mắt [khi nghe Bà Mẹ Gio Linh, thí dụ], nhưng, như ông Trời sắp đặt, chỉ là để cho một mình Gấu nghe, ở địa ngục VC!


Kundera


Ghi chú trong ngày     


*
 

Sổ Tay TLS, số 1 Tháng Ba 2013, dành trọn cho tiểu thuyết trinh thám: “B for body” [“B cho Bướm”!] Q, Queens of Crimes: Christie . A, Agatha Christie. Định nghĩa của Raymond Chandler, mà chẳng thú sao: Đọc tiểu thuyết trinh thám là chứng kiến [witnessing] "một bi kịch với 1 kết cục hạnh phúc”
TV “sure” là sẽ đi hết bài, với cả phần tiếng Mít.


Animals

Không phải Trại Loài Vật, Animal Farm, của Orwell.
Lại càng không phải Trại Súc Vật của xứ Mít

Gấu xa xứ Bắc lâu quá, thành ra không hiểu khi Bắc Kít dùng từ “súc vật”, có giống như Nam Kít hay không, chứ Nam Kít mà đi 1 đường “súc vật”, là nặng lắm. Tán tỉnh em làm sao mà để em mắng, mi là "đồ súc vật", là chỉ có đường, trở thành "súc vật"!
Chửi, đồ “súc vật”, sợ còn khốn nạn hơn là chửi, đồ… VC!
Hà, hà!

Số báo này có hai cái thú với riêng Gấu. Số trước Ghiền đã thú. Số này thì mở ra bằng 1 bài của Steiner, và còn đi 1 cái truyện ngắn của Kafka, "Kên Kên", Tin Văn cũng đã từng post, luôn cả bài của Borges, liên quan tới Kafka và con kên kên của ông.
Nhờ số báo, Gấu mới biết đến con kên kên trên... TV!

Đúng là như Rừng Cà Mâu!
Và còn biết thêm, chưa dịch “Kên Kên” ra tiếng Mít hầu độc giả TV! 

Để đi kèm số báo dành cho loài vật này, không gì xứng hợp hơn, là giới thiệu bài viết về Coetzee: Giữa Người và Thú, tội tổ tông, hay là sự phân biệt khởi thuỷ, Entre hommes et bêtes, la ségrégation originelle.


Ghiền

Rên [Rain]


Coetzee: Notes on a Voice

THE SAVAGE THRIFT OF J.M. COETZEE

Tính tằn tiện dã man của J.M. Coetzee

Ghi chú về 1 giọng văn: Simon Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm, không có tí mỡ, và đe dọa.

Đọc Coetzee thì như bơi trong 1 biển, mặt biển phẳng lặng, và sóng dội từ bờ, mới hung bạo làm sao. Những câu văn của ông thì còm cõi, những đề tài, đe dọa [Trên tờ TLS Gấu mới đọc, kiếm hoài không thấy trong mớ sách báo, 1 bài viết về ông, theo đó, hai đề tài chủ yếu của ông là race and rape, sắc dân và hiếp dâm]: quyền lực, sắc dân, quyền của thú vật, và thú tội. Trong những tác phẩm sau này, có sợi chỉ tôn giáo và cứu chuộc. Cuốn tiểu thuyết mới có tên “Tuổi thơ của Chúa Ky Tô”.
    Sinh tại Nam Phi, 1940, ông trải qua tuổi đôi mươi đau nỗi đau nôn mửa, khi đối diện trang sách trống rỗng – Mít kêu là trang giấy trắng tinh – Cơn bịnh bớt đi, khi, vào năm 1974, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Dusklands”. Kể từ đó, ông viết những tác phẩm thấm thiá về thời kỳ phân biệt, và hậu phân biệt chủng tộc – bao gồm “Đời và Thời của Michael K” (1983) và Ô Nhục, Disgrace (1999), cả hai đều đợp Booker Prize, cũng như là những tiểu thuyết quá tiểu thuyết đến trở thành những tiểu luận, và những hồi ức, memoirs, quá memoir đến trở thành tiểu thuyết. Ông đợp Nobel năm 2003.
    Trước khi là tiểu thuyết gia, thì là 1 nhà toán học, nhà khoa bảng, và câu văn của ông sáng lên nhờ cái vẻ khắc khổ, và, trong sáng. Vài chuyên gia phê là cứng quá, cằn cỗi quá. Nhưng, như là 1 văn phong, như Michael Wood chỉ ra, nó đưa bạn “qua 1 xứ sở còi cọc, nhưng tới một miền của nỗi chán chường, tuyệt vọng”.

Quyết định Chìa Khóa

Đi Mẽo [Austin, Texas]. Vào năm 1965, Coetzee tới đó, làm cái luận án Tiến sĩ. Ở thư viện đại học, ông vớ được những bản thảo đầu của cuốn tiểu thuyết “Watt” của Samuel Beckett. Ông la lên, “ơ rơ ka”, kiếm thấy rồi! Beckett đem đến cho Coetzee một “sound” [âm, vọng, tiếng, giọng…] Bạn có thể nghe thấy nó, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất, khỏe nhất, ở trong những độc thoại "xa rồi, xưa rồi, diễm ơi, nhạt nhòa như mưa", của “Dusklands”, và “Ở Trái Tim của Xứ Xở” (1977). Bài học quan trọng nhất của tất cả, là, sự kiềm chế, cố nén. “Tư tưởng thì như con chó thèm cục kít," [Em như cục kít trôi sông/Anh như con chó chạy rông ven bờ], Coetzee viết, “văn xuôi thì như sợi dây [kìm con chó]

Luật Vàng

Keep it spare [Giữ riêng ra, thật chặt]. Sợi dây dẫn chó trở thành cái thòng lọng, và ông bèn xiết thật chặt, trong Ô Nhục, đẩy nhân vật của ông, giáo sư David Lurie, vào đống lửa, bằng, chỉ 1 câu văn: “Quẹt cây diêm đánh dzẹt 1 phát, và thế là ông bèn ngập trong một biển lửa, xanh, lạnh”. Nhưng sợi thòng lọng rung lên, như người đọc run lên, theo từng trang sách, cùng với những đề tài khủng khiếp và quyền lực của chúng: “Tôi ngập ngụa trong ô nhục đến không làm sao cất mình ra khỏi”, Lucy sau đó nói.

Điểm mạnh

1. Đại từ.

“Tôi”, hay “anh ấy” thì là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee, khi ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood" (1997), Tuổi Trẻ, "Youth" (2002), Hạ Thì, "Summertime" (2009), thì đều là những tác phẩm tự thuật. Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi thứ ba, thời hiện tại. Trong cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm.
Trò chơi đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng:
Chúng ta biết, nhiều như thế nào, về chúng ta? 
Nghĩa là gì, nói... sự thực?

2. Hình thức. Thể dạng.
Xiêu vẹo tới đây hay tới đó, đó là hồi ký, đó là Coetzee viết những ẩn dụ, và thư từ. Trong Nhật Ký Năm Xấu, "Diary of a Bad Year" (2007), ông chia 1 trang ra thành 3, mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng kể. Kết quả, 1 tẩu khúc cho ba giọng.

*

Errata:

Dear Anya, I wrote
Xin đọc:
Dear Sad Seagull, GNV wrote


Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

*

*

Để bỏ chạy khỏi Việt Nam, Mẽo phịa ra cú Vịnh Bắc Bộ, rồi, vin vào đó, dội bom vào đít đám VC ở Bắc Bộ Phủ, chúng sợ chết quá, bèn ký hiệp định Paris.
Sau đó, Mẽo thú nhận cú ngụy tạo.
VC cũng làm như thế, để nhử Mẽo vô Miền Nam, ngụy tạo vụ đầu độc tù Phú Lợi.
Nhưng dân Mít sẽ chẳng bao giờ được nghe lời thú tội của VC!
Tất cả những tội ác cuộc chiến Việt Nam, như thế, là do VC gây nên.

Đó là sự thực lịch sử, nhìn từ thuở dựng nước Mít.
Nói rõ hơn, Bắc Kít không thể nào mà không làm thịt Nam Kít

Nhiều người cho rằng Mẽo leo thang chiến tranh, khi dội bom Bắc Kít.
Không phải.
Mẽo muốn bỏ chạy. Khi bom nổ trước nhà Ông Lành, thì Ông Lành phải rét thôi.

Lần Gấu gặp lại ông cậu, Cậu Toàn, ông kể Bắc Kít rất sợ cái kế "không thành" của Khổng Minh, được Mẽo áp dụng vào cuộc chiến Việt Nam, nghĩa là, rất sợ, nếu đem hết VC chủ lực đánh vô Sài Gòn, để Mẽo, từ Đệ Thất Hạm Đội, lên máy bay, rồi nhảy xuống Hà Nội, rồi ăn sáng ở Bờ Hồ, tối ngủ đỡ nhà sàn Bác Hồ!
Ông nói, “ta” bắt được 1 tên Xịa cao cấp, uýnh nó, hỏi, liệu xẩy ra chuyện đó, nó lắc đầu, Mẽo chuồn là chuồn, chán xứ Mít quá rồi! Chỉ đến khi nhận được “mail” của Cao Bồi, “bạn của cháu”, thì mới yên tâm, đổ toàn lực luợng vô chiến dịch cuối cùng!


Cali Nov 2012 With HA

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu
Sài Gòn 66