Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



Chúc anh Trụ một ngày SN thật thoải mái, không nghĩ chi về ai hết, không lo chi chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi .
K vừa đưa bài Trong Căn Phòng Rưỡi, và bài thơ Gởi Con Gái Tôi do anh dịch của Brodsky lên a2a . Đồng thời K link vào bài phim Room and A Half, nói tiếng Nga, xem cho vui . Như một món quà SN .
K muốn gom mấy bài thơ của Brodsky anh dịch vào một trang mà chưa làm xong .
K

Cám ơn K và bạn của K
SN năm nay, sao cảm khái quá, chắc là sắp đi xa cũng nên
Hà, hà!
Lời chúc của K nhiều "thiện ý" lắm.
Tks again.

NQT

Joseph Brodsky: To my daughter

Trong Căn Phòng Rưỡi

Ông cụ tôi thọ hơn bà cụ mười ba tháng. Bà cụ 78 tuổi trời, còn ông cụ tám mươi. Tôi chỉ được sống chung với cả hai, ba mươi hai năm. Tôi gần như chẳng biết một tí gì, về chuyện hai ông bà đã làm quen với nhau trong dịp nào, ra làm sao; tôi còn chẳng biết hai người lấy nhau vào năm nào. Chẳng biết cách họ sống, cách họ xoay xở, trong mười một hoặc mười hai năm sau cùng của cuộc đời của họ, những năm không có tôi. Kể từ khi chẳng hề biết như vậy, tôi đành nhủ thầm, rằng mọi chuyện thì cũng theo thường lệ, và, biết đâu, hai cụ còn cảm thấy dễ xoay sở hơn, khi không có tôi ở kế bên, cả về mặt tiền bạc chi dụng hàng ngày, lẫn việc, hết còn phải thấp thỏm, về chuyện tụi nó bắt bớ giam cầm thằng con.
Ngoại trừ chuyện, tôi đã không được phụng dưỡng bố mẹ khi ông bà đã già yếu, ngoại trừ chuyện, hai cụ mất không có tôi ở kế bên. Tuy nhiên, tôi nói như vậy không hoàn toàn là do mặc cảm tội lỗi. Ao ước làm sao đi đúng con đường của bố mẹ, theo tôi, có thể là một ao ước ích kỷ, bởi vì, mọi đứa trẻ, cách này hay cách khác, đều lập lại thành công của bố mẹ chúng. Tôi chỉ có thể nói như thế này, nói cho cùng, con người muốn học, từ bố mẹ của mình, về tương lai của chính mình, của riêng mình, về tuổi già của riêng mình; con người muốn học, từ bố mẹ của nó, bài học tối hậu này: làm sao chết, chết thế nào. Ngay cả khi chẳng muốn bất cứ một điều gì vừa nêu trên, thì con người vẫn hiểu ra điều này, tuy không cố tình muốn hiểu, rằng, khi mình già, liệu có khác ông via bà via mình chút nào không, hay cũng rứa? Liệu những gì gì, giọt máu đào hơn ao nước lã, là như vậy, liệu cái bệnh đau tim này, là di truyền?”
Như vậy là tôi không, và sẽ chẳng bao giờ biết, ông cụ bà cụ cảm thấy thế nào, những năm cuối cùng của cuộc đời của họ. Họ đã phải sợ hãi bao nhiêu lần? Bao nhiêu lần họ đã cảm thấy đã được sửa soạn, để chết, và sau đó, sau khi đã bình tâm, liệu có khi nào họ mong ước, cả ba chúng tôi sẽ có cơ hội lại đoàn tụ? “Con trai của mẹ,” bà cụ sẽ gọi điện thoại cho tôi, và nói, “điều độc nhất mà mẹ muốn từ cuộc đời này, là, lại được nhìn thấy con. Đó là điều khiến mẹ còn níu kéo cuộc đời này". Và một phút sau, “Con đang làm gì đó, mẹ muốn nói, năm phút, trước khi con gọi cho mẹ?” “Con đang rửa chén dĩa.” “Ô, vậy thì tốt quá. Đó là điều thật tốt để mà làm. Đôi khi nó còn làm cho con khoẻ mạnh, một cách trị bịnh tuyệt vời đấy, con trai của mẹ.”
*

Gấu, một trong những lạc thú ở trên đời, là… rửa chén, trong khi Gấu Cái lại chỉ thích làm món ăn, ăn no xong, thì không thích làm gì cả!
Lạ, là trong khi rửa chén, đầu óc của Gấu thảnh thơi nhất, “không nghĩ chi về ai hết, không lo chi chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi .”!

NQT vu par TT

Sóng Văn (SV): Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn đời của mình ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?
Nguyễn Thị Kim Hồng (NTKH): Chúng tôi quen nhau qua sự sắp đặt của số mệnh. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là đám cưới phải dùng thuyền, vì năm đó nước lụt. Trên thuyền có đủ hạnh phúc và khổ đau của hai đứa chúng tôi.
SV: Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đình. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông  nhà thì sao ?
NTKH: Nhà tôi thường giúp đỡ tôi trong việc làm bếp, dọn dẹp nhà cửa. Đó là những lúc anh cảm thấy đầu óc thảnh thơi nhất.
SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà còn thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?
TKH: Nhà tôi có nhiều đam mê. Không biết tôi là một trong số đó hay là tổng số những đam mê của anh.
SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác?
NTKH: Nhà tôi thích làm việc một mình, về đêm.
SV: Bà đã từng có những đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?
NTKH: Truyện ngắn nhà tôi viết đều thấp thoáng hình bóng những người đàn bà khác. Một cách lạc quan, tôi vẫn nghĩ, tôi là tổng số những người đó. Tất cả chỉ là tưởng tượng hoặc là những bản nháp của một tác phẩm chưa được viết ra.
SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông  nhà đã được giới thiệu rộng rãi trong quần chúng ?
NTKH: Tôi không xen vào việc viết lách của nhà tôi.
SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định gì về tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?
NTKH: Vấn đề này ngoài tầm hiểu biết của tôi.
SV: Cá nhân bà đã và đang sinh hoạt trong lãnh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hỗ tương trong việc sáng tác của ông  nhà ?
NTKH: Tôi làm ở một lãnh vực khác, nhưng đôi khi cũng viết lách để giải trí.
SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi dòng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi dòng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bão...
NTKH: Tôi quê ở Cai Lậy, Mỹ Tho. Nhà tôi người Bắc di cư. Chúng tôi được bốn cháu, đã truởng thành, nhưng chỉ có cháu út hiện đang sống với chúng tôi. Mấy cháu lớn còn ở Vạn Tượng (Lào). Hoài bão tôi không có, nhưng mơ ước một ngày nào được xum họp với tất cả bốn cháu. Trân trọng cảm ơn Sóng Văn và độc giả. Chúc báo Sóng Văn sống mãi để phục vụ cộng đồng người Việt hải ngoại.
 


Album


Thơ Mỗi Ngày

Borges Page

Parable of Cervantes and Don Quixote

Weary of his Spanish homeland, an aging soldier of the king's army sought comfort in Ariosto's vast geographies, in the lunar valley where lies the time that dreams squander away, and in the golden idol of Mohammed stolen by Montalban.
    Gently mocking himself, he thought up an impressionable man who, unbalanced from reading fantastic tales, went forth to find feats of arms and enchantments in ordinary places with names like El Toboso and Montiel.
    Defeated by reality-by Spain-Don Quixote died in his native village around 1614. Miguel de Cervantes briefly outlived him.
    For both the dreamer and the man he dreamed, the story was about the clash of opposing worlds: the unreal world of chivalric fiction and the average,  everyday world of the seventeenth century.
    Neither imagined that with the passage of years the strife would diminish, nor did they imagine that La Mancha and Montiel and the knight's scrawny physique would be no less poetic in the future than the adventures of Sinbad or Ariosto's vast geographies.
    Because myth is at the beginning of literature, and also at its end.

-Devoto Clinic, January 1955
-K.K.

Ngụ ngôn về Cervantes và Don Quixote

Mệt mỏi, chán ngấy quê nhà Tây Bán Nhà, một tên lính già của quân đội hoàng gia tìm sự thoải mái ở nơi núi đồi rộng lớn Ariosto, ở thung lũng trăng mờ, nơi thời gian trải dài, cùng những giấc mộng tan hoang, cùng bức thánh tượng bằng vàng của Mohamed bị Montalban đánh cắp.
Tự diễu mình, nhè nhẹ, anh già nhớ lại đời mình, 1 tên đàn ông thật ấn tượng, ngất ngư con tầu đi, do đọc ba thứ chuyện kỳ quái, bèn lên đường tìm những cuộc vui chiến trận và những trận cười đốt đuốc chơi đêm, nhất dạ đế vương, ở những nơi chốn bình thường với những cái tên như là El Toboso và Montiel.
Bị thực tại – bị xứ Tây Bán Nhà - đánh bại, Don Quixote chết tại làng quê, nơi ông chào đời vào khoảng 1614. Miguel de Cervantes sống dai hơn ông 1 tị.
Đối với cả hai, người nằm mơ, và người đàn ông mà anh ta mơ, câu chuyện là về sự đụng độ giữa những thế giới đếch chịu nhau, chống lại nhau: thế giới không thực của thứ giả tưởng nghĩa hiệp, hiệp sĩ, giang hồ, chưởng Kim Dung, và thế giới mọi ngày, làng nhàng từng ngày của thế kỷ 17.
Chẳng ai nghĩ đến chuyện, với ngày tháng qua đi, sự xung đột yếu dần, hay chuyện, La Mancha và Montiel và bộ vó khẳng khiu, cà tong cà teo của vị hiệp sĩ, thì đếch có tí thơ ca vãi linh hồn nào, so với những cuộc phiêu lưu của chàng thủy thủ Sinbad và không gian trời đất, địa lý bao la vô cùng Ariosto.
Bởi vì, huyền thoại khởi đầu, và… chấm dứt, văn chương!

Elegy

Oh destiny of Borges-
to have traversed the various seas of the world
or the same solitary sea under various names,
to have been part of Edinburgh, Zurich, the two Cordobas,
Colombia, and Texas,
to have gone back across the generations
to the ancient lands of forebears,
to Andalucia, to Portugal, to those shires
where Saxon fought with Dane, mingling bloods,
to have wandered the red and peaceful maze of London,
to have grown old in so many mirrors,
to have tried in vain to catch the marble eyes of statues,
to have studied lithographs, encyclopedias, atlases,
to have witnessed the things that all men witness-
death, the weight of dawn, the endless plain
and the' intricacy of the stars,
and to have seen nothing, or almost nothing
but the face of a young girl in Buenos Aires,
a face that does not want to be remembered.
Oh destiny of Borges, perhaps no stranger than yours.
-A.R.

The Moon
for Maria Kodama

There is such loneliness in that gold.
The moon of the nights is not the moon
Whom the first Adam saw. The long centuries
Of human vigil have filled her
With ancient lament. Look at her. She is your mirror.
-W.B.

Trăng

Có cái cô đơn khủng khiếp như thế đó ở trong mảnh trăng vàng.
Trăng của đêm không phải trăng Adam đầu tiên nhìn thấy
Những thế kỷ dài của những lời khẩn cầu của con người
Đã tẩm vào nàng lời than van xưa, cũ.
Hãy nhìn nàng kìa.
Nàng là tấm gương của em đó.

Rain

Quite suddenly the evening clears at last
as now outside the soft small rain is falling.
Falling or fallen. Rain itself is something
undoubtedly which happens in the past.
Whoever hears it falling has remembered
a time in which a curious twist of fate
brought back to him a flower whose name was "rose"
and the perplexing redness of its red.
This rain which spreads its blind across the pane
must also brighten in forgotten suburbs
the black grapes on a vine across a shrouded
patio now no more. The evening's rain
brings me the voice, the dear voice of my father,
who comes back now, who never has been dead.
-A.R.

Mưa

Hoàn toàn bất thình lình, sau cùng, buổi chiều sáng ra
Như là giờ đây, bên ngoài mưa mềm, nhỏ, đang rơi.
Đang rơi hay đã rơi?
Mưa, tự nó là một cái gì chẳng nghi ngờ chi, xẩy ra trong quá khứ
Bất cứ ai nghe mưa rơi thì đều nhớ tới cái lúc mà số mệnh, xoắn 1 phát,
Mang trả lại cho anh ta một bông hoa, tên là.... BHD

Cơn mưa trải dài sự mùa lòa của nó dọc theo ô kính hẳn cũng làm sáng lên,
nơi những vùng ngoại vi thành phố bị bỏ quên,
những trái nho đen nơi hàng cây dọc theo
sân tẩm liệm nay không còn nữa.
Cơn mưa buổi chiều mang cho tôi giọng nói,
giọng nói yêu thương của BHD,
bây giờ trở lại, chẳng hề đi xa.

To Whoever Is Reading Me

You are invulnerable. Have they not granted you,
those powers that preordain your destiny,
the certainty of dust? Is not your time
as irreversible as that same river
where Heraclitus, mirrored, saw the symbol
of fleeting life? A marble slab awaits you
which you will not read-on it, already written,
the date, the city, and the epitaph.
Other men too are only dreams of time,
not indestructible bronze or burnished gold;
the universe is, like you, a Proteus.
Dark, you will enter the darkness that awaits you,
doomed to the limits of your traveled time.
Know that in some sense you are already dead.
-A.R.

Note: Mấy bài thơ của Borges, GCC tính dịch, mừng sinh nhật Gấu!


*

Wednesday, 1 August 2012
tùy bút Quê hương tôi - Võ Phiến

Sáng nay tạt qua nhà sách HN. Thấy cuốn tùy bút Quê hương tôi, in đẹp quá, bìa cũng đẹp, của tác giả Tràng Thiên. Cứ ngờ ngợ trong đầu, sao từ lâu không nghe tác giả này. Nhìn kỹ lại bìa thấy rõ ràng hình Võ Phiến???, đọc kỹ tác giả tên Đoàn Thế Nhơn, sinh tại Bình Định, có cả lời bình của Nguyễn Hiến Lê. Không lẽ là tác phẩm của Võ Phiến hay tác giả nào khác.
Chỉ còn một cuốn duy nhất, sợ quá cầm theo luôn.
Về tra lại Google thì ra Đoàn Thế Nhơn là Võ Phiến. E hèm
Mới hay Võ Phiến còn các bút danh Tràng Thiên (http://thuykhue.free.fr/stt/v/VoPhien.html). Người ta giấu tiệt cái tên Võ Phiến trong toàn cuốn sách. Ngay cả "Lời tựa" rất hay của Nguyễn Hiến Lê cũng cắt khúc luôn (http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=8342&catid=7).
Dù gì thì "người ta" cũng in sách của ông ở "chế độ mới" này dưới cái tên khác. Hơi muộn màng (không biết còn cuốn nào khác được in rồi mà mình chưa có)
Cảm ơn Nhã Nam :).
Thấy bên vinabook còn
Mua nhanh kẻo họ thu hồi :) (2)

Note: Bức hình Võ Phiến, lấy từ tờ Văn Học, của NMG, số đặc biệt về ông, nếu Gấu nhớ không lầm.
Như vậy là phải có sự đồng ý của VP chứ, nhỉ?
Nhảm thực, ông tiên chỉ, thủ lãnh đám Chống Cộng Điên Cuồng về được, vậy mà thằng em về thì bị đá đít, không phải 1 mà tới 2 lần!

Note: Một bạn văn ở Cali, mới liên lạc với VP, cho biết, ông không còn được minh mẫn như trước nữa, do tuổi già, và nhường phôn cho vợ, bà nói, gia đình không hề biết chuyện in sách ở Việt Nam.
NQT



*

Note: Cái này là quảng cáo không công cho cuốn mới ra lò của Raymond Carver, Gỗ Mùn dịch (3):

Hà, hà!

Carver được coi như là cha đẻ của thứ truyện ngắn mini.
Truyện ngắn của ông, như Fat, được Enright diễn tả thật tuyệt vời như sau đây:

Fat là 1 thí dụ lớn về làm thế nào mà 1 truyện ngắn được “cắm vào đời” [dùng những từ của bà Huệ, Gió-O, khi "xoa đầu" NTHL, áp dụng vô đây thì thật là tuyệt: Cái gì của Linh là do Linh nẩy bật ra. Tuổi đôi mươi sắc như một nhát dao. Linh cứa vào đời sống bằng tinh hoa và nội lực một ông cụ non lẫn một đứa trẻ già]: cái đầu vô của vết thương thì như là của 1 mũi dao, nhưng cái hệ quả thì lại chết người!
Enright viết:

Như tất cả những truyện ngắn của RC, Fat có vẻ đơn giản. Một cô bồi bàn không được nêu tên, kể với cô bạn, Rita, về chuyện phục vụ 1 ông khách mập. Cô thích thằng chả, dù phì lũ. Cô thích phục vụ ông ta. Cuộc quen của họ mặc dù bình thường, ngắn ngủi, và chỉ có tính giao tiếp, hình thức, nhưng thật là dịu dàng - và, như một truyện tình, nó xuất hiện là để chửi bố cái thế giới loài người còn lại vây quanh nó!
Ui chao, đọc 1 phát, là Gấu nghĩ ngay đến truyện  ngắn của... Gấu Cái!
Cái thứ truyện ngắn “viết như không viết”, về cái mảnh đất thần tiên Tara không còn nữa, hóa ra y hệt thứ truyện ngắn của RC: đầu vào thì nhỏ xíu như vết muỗi chích, như cái xước da, nhưng đầu ra, là hậu quả của cả 1 cuộc chiến tàn nhẫn, dã man...

Thảo nào H/A phán, hay hơn cả Cô Tư, vì nó rất tự nhiên.

Cái gọi là tự nhiên, là cái viết mà như không viết, nhưng, để có được như vậy, là nhờ cái nền của nó, là cái xã hội Ngụy, bị VC kết án tử.

Một tí tỉ tì ti tình mà cô bồi bàn cảm thấy – cái khoảnh khắc mà cô gật gù, thằng chả mập này cũng đường được - mới nhức nhối làm sao, khi, sau đó, vào buổi tối, khi cô ở trên giường với Rudy, bạn trai của cô: Đúng là cái cảm tưởng, lén chồng, lên sân thượng “ngắm trăng sao", của người đàn bà ngoại tình của Camus: giá mà có tí ti thay đổi, nhỉ?

Raymond Carver's 'Fat' is simple but deadly, says Anne Enright
Giản dị, nhưng chết người, đó là truyện ngắn Fat, của RC
Source


Evil Axis

Note: Đọc bài viết của Sến thì nhìn ra truyền thống muôn đời của…  bướm.
Đọc bài viết của David Remnick thì lại nhìn ra, truyền thống của… Brodsky!

August 11, 2012
The Pussy Riot Scandal
Posted by David Remnick

Đồng nghiệp của tôi, Masha Lipman đang làm 1 việc thật  là OK, tường thuật bi kịch khủng khiếp, phi lý ở Moscow, bi kịch có cái nick nghe thật sướng lỗ tai, vụ án “Bướm Khoe Bướm, Bướm Nổi Loạn, Bướm Xuống Đường, Bướm Đi Ăn Mày” [hai cái nick chót thì chỉ mấy đấng VC nằm vùng, được đám bợ đít VC khâm phục, hiểu được]… Masha nhắc nhở chúng ta rằng, bi giờ đếch phải Moscow của Xì, hay của Bẻn (Brezhnev] - vụ án được tường thuật theo 1 đường hướng nó không thể xẩy ra ở nơi trái tim của thời đại Xô Viết – nhưng không có chuyện giảm thiểu khoảnh khắc tiêu biểu, của thời kỳ Nga Hoàng Đỏ đương trị vì, là Vladimir Putin. Bắt đầu từ cuối năm vừa rồi, Putin lạnh lùng tàn nhẫn nhìn cảnh tượng cứ thế kéo dài của những cuộc biểu tình tập thể chống lại chính quyền của Người và sự trở lại làm Nga Hoàng, cũng của Người. Những bàn cãi thời kỳ tiền bầu cử, đa số là, hoặc Putin sẽ ra đòn dẹp loạn sau khi bỏ phiếu, hoặc ông ta sẽ xóa bỏ những dấu vết cuối cùng của trò hùng biện phò dân chủ giả hiệu của những năm con rối của Dmitry Medvedev. (Không phải chuyện, với Dmitry Medvedev, sẽ có tự do thực sự; thỉnh thoảng ông ta hành động cách đó, như một cuộc trình diễn đần độn dành cho báo chí nước ngoài). Đám kẻ thù chính trị sẽ tấn công? Sẽ có những lục soát, bắt bớ, trò hề ra toà? Câu trả lời, thì thực là hiển nhiên, trong nhiều tháng nay: Những tiếng nói chỉ trích Putin dữ dằn nhất, có mọi lý do để mà sợ.
Điều nên nghe, và cần đọc, là tiếng nói trực tiếp của những nhà ly khai ở tòa án. Pussy Riot là 1 tập thể nữ- rác rưởi, một nhóm nghệ sĩ nổi loạn mang tính chính trị, những người, đối diện với những năm ở tù Nga, trở nên can đảm, tự sở hữu. và rất quan tâm, về mặt ý thức lịch sử. Và qua những lời chứng của họ ở tòa, cho thấy, họ tự chứng tỏ họ, rất thông minh, về mặt thách đố nhà nước, xứng đáng nhập vô truyền thống dài của những Andrei Sinyavsky, Larisa Bogoraz, Joseph Brodsky, và rất nhiều nhà ly khai khác, những người chường mặt ra trước mọi người, và nói cho chính họ, và cho nghĩa cả, là tự do.
Nadezhda Tolokonnikova, một bà mẹ vào những năm đầu của tuổi đôi muơi của bà, là một nghệ sĩ có tài hùng biện, đếch biết sợ là gì, nhờ ngàn ngàn người ủng hộ nhóm của bà- ở hải ngoại và đặc biệt ở Nga – đã nối kết nghĩa cả của họ tới truyền thống lớn: tới Socrates, tới Dostoevsky, người dám đối diện với đội hành quyết (một đòn của Nga Hoàng nhằm làm ông hoảng sợ), tới những nhà thơ Oberiu (bị Xì thanh trừng) và tới Solzhenitsyn, người đã từng viết, và bà trích dẫn: “từ, thì thành thực, chân thực, chứ không phải chỉ cụ thể, và những từ như thế, đếch phải chuyện vặt. Một khi những con người phong nhã huy động, những từ của họ sẽ đè bẹp vật thể cụ thể, bê tông”. Những lời phán của bà kết thúc bản án chế độ thì đúng là 1 thứ cổ điển tức thời, của thơ ca phản kháng, ly khai
Và đó là diễn biến cuộc “Bướm Khoe Bướm” tại tòa: bản án đích thực sẽ dành cho chế độ, không phải cho họ. Những vị nữ lưu của nhóm Pussy Riot, giống những những vị đực rựa , như Sinyavsky and Brodsky trước họ, đã nói, với niềm tự tin của những con người tự do, biết rất rõ, những từ của họ - nhất là những từ kết thúc tuyên bố - sẽ sống dai hơn những tên bách hại họ, cả ở tòa án cũng như ở điện Cẩm Linh

*


Nguyễn Quang Thiều: Trở về mái nhà xưa

Cái tít của nhà thơ dởm, chắc là được “gợi ý” từ của Gấu, và Gấu, từ ông cậu của Gấu, và ông cậu của Gấu, từ Nguyễn Tuân

Trở lại nơi một thời vang bóng

*

Bài viết của Gấu về chuyến về Hà Nội lần đầu, năm 2001, đăng trên báo Viet Mercury

Gấu, trước khi về xứ Bắc Kít sau cả nửa thế kỷ xa cách, trong túi thủ địa chỉ của ông cậu, số phôn của NHT, thấy...  nhẹ quá, bèn phôn HPA, khi đó còn ở Sài Gòn, mày giới thiệu tay nào ở Hà Nội. Anh giới thiệu NQT. Trên đường về, Gấu liên lạc với NQT liền, anh lúc đó đang ở cách xa Hà Nội vài chục cây số, 1 trại phục hồi nhân phẩm thì phải. Mừng lắm. Và cho biết HPA quí anh lắm, có lần phán, thơ bây giờ tụ lại ở xứ Bắc Kít, và ở xứ Bắc Kít, tụ lại ở NQT.
Đại khái thế.

*

Đỗ Minh Tuấn:

Tay này rất quí Gấu, và tình nguyện chở đi yết kiến mấy vị chức sắc, như Hoàng Ngọc Hiến, Dương Tường…
Gấu trước đó, đã đọc 1 bài viết của anh về hoa, về Nguyễn Du, nhớ đại khái, trên tờ Văn Học của NMG, và còn nhớ bài gây ấn tượng. Bữa đó, Gấu cũng nói ra ý kiến của Gấu về bài viết trên. Anh thú lắm, vì, hình như cũng có nghe giang hồ truyền tụng, Gấu chưa từng khen giả đò ai cả!

Làm gì có chuyện trước 1975 Gấu nhắc tới những đại gia như Mai Thảo, Võ Phiến!
Bởi thế mới quên bài viết về VP nhằm trám lỗ hổng trên trang VHNT, tờ Tiền Tuyến, do Gấu phụ trách!

Bị ám ảnh bởi câu nói của HPA, khi đám bạn văn VC chưa từng gặp, lũ lượr kéo nhau tới nhà ông cậu - ông tỏ vẻ ngạc nhiên, cả 1 nửa thế kỷ mới về mà sao nhiều bạn kéo tới thế - và khi 1 trong họ đề nghị ngày mai đi ăn, Gấu bèn gật dầu, và sau đó bèn lắc đầu, mời các bạn ghé nhà ông cậu làm bữa hàn huyên của đứa con hoang đàng, còn bữa tiệc kia tính sau, và bà chị ruột, cứ nghĩ thằng em được bữa ăn free, bạn VC mời, bèn ngã ngửa ra, mặt một đống, bảo thằng em, tao đã bảo mà, chẳng đứa nào dám bỏ tiền ra mời mày đâu!
Đúng lúc đó, bạn NQT từ dưới cầu thang đi lên, và có thể, có nghe loáng thoáng.
Gấu ngượng chín người, khi khách về, kêu bà chị sạc 1 trận, bà giận bỏ về quê luôn, mấy ngày sau mới lại xuống, vì chuyến đi trở về làng cũ, tiện thể ghé quê hương nhà chồng của bà.
Chả là, Gấu có tật, rượu vào lời ra, sợ ra quán, thất thố.
Sau bữa hàn huyên, le retour de l’enfant prodigue, thấy mọi người thật tình, thật tâm, Gấu bèn nhận lời ra quán.
Gấu đãi!
Nhưng cái cú ăn quán tiếp theo, do NBD đãi, mới hoành tráng, sang trọng, và mới đáng nhớ, vì Gấu được gặp nữ sĩ, và mết liền.
Thì cũng dân Sơn Tây nhà mình!

Khi Thảo Trường chưa đi xa, một lần gặp anh ở Cali, khi đó anh chưa biết gì về trang Tin Văn, Gấu khoe được nhiều người đọc, nhất là ở trong nước, và đề nghị, chỉ có cách đó để ra mắt độc giả trong nuớc, khỏi bực mình vì kiểm duyệt.
Anh gật gù hài lòng, và cho đăng gần như toàn bộ tác phẩm của anh trên TV, chỉ có tí bực mình nhỏ, khi Gấu chọn cái tên, "Quán Thảo Trường", và bèn chỉnh, tôi có bán cái chó gì đâu mà... Quán?

Cái vụ Tràng Thiên ra sách ở trong nước thật quá sức tưởng tượng của Gấu.
Một anh bạn giải thích, có thể người nhà, bà con ở trong nước, chứ không phải VP.
Đếch được.

Thứ nhất, cái tên Tràng Thiên, vốn VP chỉ sử dụng để dịch, chưa hề dùng cho sáng tác. (1)
Khi trong nước dùng cái tên đó, là phải có ý kiến của VP.
Làm sao mà phải đổi tên của chính mình?
Võ Phiến là từ Viễn Phố thân thương mà ra mà!
Y chang cái vụ dịch cái tên Mẽo ra cái tên Việt, khi ký tên lãnh tiền Mẽo viết VHTQ!

Note: Cái vụ này phải viết ra liền, ông VP mà đi xa là đếch viết được nữa!

*

Bức hình Gấu mang về Bắc, cho thằng em trai, để lên bàn thờ, hy vọng nó nhớ đến Mẹ một chút.
Khi Gấu về, canh cánh trong lòng, sẽ nói thằng em, khi nào rảnh vô Nam, mang tro than của Mẹ và của Chú về Bắc, nhưng ngó cung cách bà chị ruột, ông em ruột, Gấu bỏ ngay ý định.
Chán thế!
Những ngày 30 Tháng Tư 1975, cả gia đình kéo nhau ra Tòa Đại Sứ Mẽo, giúi cái xe Honda vào tay anh lính Ngụy, xin cho vô bên trong, bà cụ không đi, nói thôi tao về Bắc, giữ con cho thằng Bảo [đứa em trai út của Gấu]. Một lát sau, thấy cụ tất tưởi chạy ra, nhớ mấy đứa nhỏ quá, thôi đi hết, chết ở nơi quê người cũng được!
Sau đó, quá nửa đêm, cả nhà lại kéo về nhà!


 Liu Xiaobo

Bi Khúc Bốn Tháng Sáu
Phiên Khúc 17
 Greed's Prisoner


Ghi chú trong ngày

*

August 14, 2012
Job
Posted by Isaac Bashevis Singer
Translated by David Stromberg


Cánh Đồng Bất Tận vs Sanctuaire


TB Nguyễn Tuân vs TB Võ Phiến