*

Album | Thơ | Tưởng Niệm | Nội cỏ của thiên đường | Passage Eden | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Chuyện văn
Dịch thuật | Dịch ngắn | Đọc sách | Độc giả sáng tác | Giới thiệu | Góc Sài gòn | Góc Hà nội | Góc Thảo Trường
 Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn/ Viết


Thơ Mỗi Ngày
Thơ Mỗi Ngày

True Love

True love. Is it normal
is it serious, is it practical?
What does the world get from two people
who exist in a world of their own?

Wislawa Szymborska

Tình Thiệt

Mối tình thiệt. Nó bình thường
nó trang trọng, hay nó thực tiễn?
Thế gian biết được gì chuyện hai người
chung sống trong thế giới riêng của họ?

Lý Ốc dịch

http://www.gio-o.com/LyOcBR/LyOcThoTinhTheGioi.htm

Note:

"serious", theo GCC, không thể dịch là “trang trọng”, solemn, mà là, nghiêm túc, nghiêm trọng…
Hai người yêu nhau, chàng tính chuyện lâu dài, bèn đề nghị xin bàn tay, xỏ cái cà rá, nàng sửng sốt, nè, thiệt không đấy, đại khái như thế.
Trang trọng, nếu có là lúc khác, khi cả hai đứng trước bàn thờ, trước hai họ. Thí dụ vậy.

Thế gian “biết” được gì.

Từ "biết" này, cũng hỏng. Get, là được. Thiên hạ “được” cái chó gì khi hai kẻ yêu nhau, chứ “biết” làm khỉ gì!

Cái từ serious này, GCC có 1 kỷ niệm thật là tuyệt vời về nó, khi ở Trại Tị Nạn Thái Lan. Thời gian đó, thanh lọc xong rồi, đậu rồi, bèn được chuyển từ Trại Cấm Skiew lên Trại Chuyển Tiếp, Transit, Panat Nikhom, gặp phái đoàn Canada, nhận rồi, bèn được ra ngoài đời, là Khu Y Tế Của Cao Uỷ, khám sức khoẻ, để lấy chuyến bay. Cái tay bác sĩ trưởng, người Ý, tên là Panza, hình như vậy, đã từng gây lộn với an ninh Thái, về thái độ của họ, đối với người tị nạn, Gấu Cái có mấy cái truyện ngắn về ông này, chưa sửa sang lại, để đem in.
Gấu nhắc tới chuyện đó với ông ta, theo kiểu làm quà, và, khi biết Gấu là nhà văn Mít, ông mừng quá, nói, tôi đương cần 1 tên như ông, hà, hà!

Gấu trợn mắt lé, ngạc nhiên. Ông giải thích, Y Tế Cao Uỷ, tức ông ta, đang cần 1 người dịch qua tiếng Mít, 1 bản văn bằng tiếng Anh, để sử dụng cho 1 cái video phòng ngừa AIDS.
Thế là ông trao cho Gấu bản tiếng Anh. Trong có 1 câu, đại khái, AIDS là 1 vấn đề rất serious.
Gấu bèn nói, serious, không được, mà phải là, dangerous.
Như Danger De Mort, trong trường hợp điện cao thế.
Ông đọc đi đọc lại bản văn, nghĩ 1 hồi, bèn gật gù, đúng như thế.
Phải là nguy hiểm chết người.

Bà nữ thi sĩ Balan, nếu còn sống, và, nếu đọc được những dòng này, chắc cũng sửa lại câu thơ:

Lấy nhau ư, nguy hiểm chết người đấy!
Hoặc, lắc đầu bỏ đi, mi làm phiền ta quá, kiếp trước mi đúng là con đỉa.
Hoặc, bây giờ ta hết lãng mạn rồi.
Hoặc...

Bản tiếng Việt, theo GCC, cẩu thả quá. Những từ “serious, get…”  biết tí tiếng Anh, là biết nghĩa, nhưng phải thật giỏi tiếng Mít, và thật mê thơ, nói chung, và mê thơ Szymborska, mới kiếm ra từ đắc địa/đắc ý


They passed like strangers,
without a word or gesture,
her off to the store,
him heading for the car.

Perhaps startled
or distracted,
or forgetting
that for a short while
they'd been in love forever.
Still, there's no guarantee
that it was them.
Maybe yes from a distance,
but not close up.

I watched them from the window,
and those who observe from above
are often mistaken.

She vanished beyond the glass door.
He got in behind the wheel
and took off.
As if nothing had happened,
if it had.

And I, sure for just a moment
that I'd seen it,
strive to convince you, O Readers,
with this accidental little poem
that it was sad.

-Wistawa Szymborka
*

Viễn tượng

Họ đi ngang nhau như hai kẻ xa lạ,
Chẳng một lời, một cử chỉ
Nàng tới tiệm
Chàng hướng xe

Có lẽ nhói một cái,
Hay lơ là một tí
Hoặc lãng quên một tẹo
Và thế là trong một thoáng,
Họ yêu nhau
Thiên thu bất tận

Tuy nhiên chẳng có chi bảo đảm
Đó là Gấu và CM
Có lẽ đúng là hai đứa đó
Nếu nhìn từ xa
Đừng dí mắt thật gần

Tôi nhìn hai đứa từ trên cửa sổ
Và nhìn từ xa, từ phía bên trên như thế
Thường hú họa

CM biến mất quá cánh cửa kiếng
Gấu ngồi vô xe
Và tếch

Như chẳng có gì xẩy ra
Giả như có gì
Và tôi, chắc chắn vào lúc đó
Nhìn thấy như vậy
Và cố gắng thuyết phục bạn,
Ôi nnhững độc giả của tôi
Bằng bài thơ nho nhỏ tình cờ này
Rằng, buồn, buồn thật đấy

Trong Liêu Trai, có chuyện, một em chồn, tu luyện tới đỉnh rồi, lỡ gặp 1 em, bèn mê, thế là đi theo em về, bầu bạn.
Em này, bị chồng chê, mê tớ gái. Thế là em chồn bầy cách làm cho em này đẹp trở lại, và lấy lại được chồng.
Em trả ơn, bằng cách bầy cho em chồn uống rượu say, để cho ông chồng làm thịt.
Tỉnh dậy, em chồn than, ta tu thành tiên, chỉ vì mê….  gái mà lại trở lại kiếp chồn!

Trong những tuyển tập thơ tình, chưa có ai để vô đó, thứ tình tuyệt vời này, nhỉ?
Cái phim đang được báo chí khen rầm trời là 1 phim tình “lesbian”, Carol, hai em mê nhau, phỏng theo tiểu thuyết của Pạt, Patricia Highsmith, 1 vì nữ hoàng trinh thám, Gấu cực mê, từ hồi mới lớn.

Ui chao, lại nhớ đến cô bạn, đúng hơn, cô học trò, thời gian ở trại cấm Skiew, Thái Lan.
Em than, giá thầy là....  đàn bà, thì thầy trò mình tha hồ mà bầu bạn, mà thủ thỉ!  
Em có không biết bao nhiêu chuyện, để mà kể, mà chẳng làm sao biết thủ thỉ cùng ai!

*

CHÙA SIKIEW Khu C 

Bụi 

Chiều ngu ngơ phố thị

Ngày ủ dột
Buồn dậy muộn
Câu thơ trong giấc ngủ bỏ quên
Nhớ em thảm thiết.

Trong câu thơ chắc có chút hạnh phúc
Cho nên tình yêu là vất vả đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông.

Chiều ngu ngơ phố thị
Mơ gặp em giữa đám người xa lạ
Với nụ cười thật ngày xưa
Khi em từ giã.

Kiếp trước tôi có nợ nần chi ông đâu
Mà sao kiếp này ông đòi kiếp khác?
Tôi đã nói ông đừng gặp tôi nhiều
Khi tôi đi rồi
Ông sẽ khổ
Nhưng thôi ông hãy quên tôi đi
Quên đi, quên đi....
 
Em ở đâu, ở đâu
Thèm một chút mồ hôi trên ngấn cổ
Em ở đâu, ở đâu
Thèm nụ hôn sầu
Lời biếng nói
Đôi tay mềm
mại
mãi
trong tôi.

Trở lại với ông Panza. Sau khi Gấu dịch, ông nhờ Gấu đọc bản tiếng Anh, kèm bản tiếng Mít, cho cái video, Gấu bèn lắc đầu, tiếng Anh của tui đọc theo kiểu Tây, buồn kười lắm, và Gấu bèn đề nghị 1 em.
Em này Gấu còn nhớ tên, Phương, đẹp lắm, tiếng Anh nói như đầm

Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi.


Top Ten this month

/Tribute_1/tribute_NCT.html


*

Những lần ra đồng lao động với bạn tù, nhiều người trong họ cũng là thi sĩ, ông đọc những bài thơ của ông cho họ nghe, và họ đáp lại bằng thơ của họ. Một số trong họ đếm nhịp thơ bằng ngón tay để nhớ. Ông không bao giờ làm vậy. Chỉ hồi nhớ là đủ. Hồi nhớ không chỉ phục vụ thơ, mà còn cứu ông. Sau 1979, ông trải qua phần đẹp nhất của tám năm trời trong cô đơn, trong nhà kho, trong gông cùm, trong bóng tối. Thơ của ông trở thành những tiếng sụt sùi, những tiếng khò khè, những trận ho lao thổ máu. Nhưng trong đầu, ông vẫn làm những chuyến đi câu, hay ngắm bình minh làm nhạt nhòa những vì sao. Ông ngửi mùi hoa nhài, hơi phở nóng trên phố đêm Hà Nội. Ông nhớ bà chị Hảo của ông và những lần bà dạy ông tiếng Pháp, khi ông mới sáu tuổi – ôi chao, đúng là thiên đàng, cái thời kỳ thuộc địa Tây, khi nhìn lại – và ông nhập vào với Đạc Ta Nhan và đồng bọn. Bằng cách đó, nó giữ ông sống.

Uống rượu với Lý Bạch

Bạn tù ưng ý nhất của ông, là Lý Bạch, nhà thơ lớn TQ, thế kỷ 18. Ông nhắm rượu với Lý Bạch từ những ly hổ phách, uể oải toài người trên những chiếc ghế dài, ngắm mấy em hầu rượu trong những chiếc xường xám lụa Tô Châu, dưới hàng dương liễu, “nhìn những mùa thu đi”, cùng những cánh đào rơi rụng. Ông sẽ lèm bèm với Lý Bạch bằng cái giọng say say, rổn rảng, và, "vãi linh hồn" biết mấy! Ẩn chìm trong nỗi vui cùng cụng ly với bợm nhậu, thánh thi Tẫu, là cái tuổi trẻ của ông, những năm tháng lê la nơi... Khâm Thiên, ăn ngủ hút sách cùng đám cô đầu, y chang Nguyễn Tuân hồi trước Cách Mạng! Cả hai, ông, và Lý Bạch đều chọc quê hoàng đế, cha già dân tộc, đều nhổ vào cái hệ thống giáo dục, và đều bị trừng phạt. Hình như là cái quá khứ xa vời đó lại có vẻ chịu đựng được. Nhưng đúng là chịu đếch nổi, những hành động của Quỉ Đỏ VC, với những chiếc loa nơi đầu phố oang oang tối ngày sáng đêm về Hạnh Phúc và Ánh Sáng.

Ra khỏi tù, như Lý Bạch, ông chơi quốc lủi một dạo, và cố kiếm sống bằng cách bán những chiếc nan hoa xế đạp. Chẳng đi đến đâu. Từ 1995, ông xoay sở để có được 1 chốn ra vô ở Mẽo. Ông sống khiêm nhường ở Tiểu Sài Gòn, Quận Cam, California, cùng vài đồng hương, bạn bè. Trà và thuốc lá là hai món an ủi ông mỗi ngày. Một cái mũ, như trong hình, là thương hiệu của ông. Ông chẳng có gì để chia sẻ, ngoài những bài thơ, và những hồi ức về những bạn thi sĩ tù, mà những ngôi mộ của họ, rải rác đâu đó, làm thành những nét chấm phá, trên những mảnh đồi, chung quanh trại tù, trại lao động cải tạo. Chỉ có thế, và thêm vào đó, là lòng thù hận chế độ VC ở quê hương của ông, nơi bọn chúng cấm tiệt thơ của ông.

Nếu có người có thể nhìn thấy trái tim của tôi, ông viết hồi năm 1960, trong lần đi tù VC đầu tiên, người đó sẽ nhìn thấy nó là một cây viết cũ, một giá viết, mờ bụi; hay một cái quán nghèo nàn bên đường, mà tiện nghi độc nhất là ngọn đèn dầu. Nhưng nó cũng còn là một cánh đồng lúa đợi những cơn mưa lũ tháng Tám,

Và như thế nó có thể ứ tràn
Cả ngàn con sóng
Những con sóng bạc đầu
Cuốn trôi đi tất cả

https://nguyenchithien2012.wordpress.com/2012/11/14/dang-day-toi/

Note: Tks. K.

NQT


* *

Poppies in July

Little poppies, little hell flames,
Do you do no harm?
You flicker. I cannot touch you.
I put my hands among the flames. Nothing burns.
And it exhausts me to watch you
Flickering like that, wrinkly and clear red, like the skin of a
mouth.
A mouth just bloodied.
Little bloody skirts!
There are fumes that I cannot touch.
Where are your opiates, your nauseous capsules?
If I could bleed, or sleep! -
If my mouth could marry a hurt like that!
Or your liquors seep to me, in this glass capsule,
Dulling and stilling.
But colorless. Colorless.

Sylvia Plath

Tragic, yes, but full of life

http://www.intelligentlifemagazine.com/culture/notes_on_a_voice/sylvia_plath

Madeleine Kruhly | September/October 2015     

“Queen of Sorrows, the spokeswoman for our most private, most helpless nightmares.” This is Sylvia Plath, as seen by Joyce Carol Oates. Of nightmares and sorrows, Plath was too well learned. Born in Boston in 1932, she published her first poem at the age of eight, soon after her father’s death. Her collections “The Colossus” and “Ariel” still attract new readers, as does her only novel, “The Bell Jar”, which follows a whip-smart woman’s spiral into depression. Her work has never gone away: in 2017 the Smithsonian will devote an exhibition to her at the National Portrait Gallery.
At 30, Plath took her own life, setting herself up to be seen through the lens of tragedy, but there is tremendous spark in her poems. She did not always deal in despair, and if she did, it was with supreme, and silver-tongued, awareness. “If neurotic is wanting two mutually exclusive things at one and the same time,” she said, “then I’m neurotic as hell.”

Key decisions   Two educational, one existential. (1) Going to Smith, a private women’s college where Plath was thrilled to be surrounded by “free-thinkers”. (2) Moving on to Cambridge on a Fulbright scholarship. There she met Ted Hughes; four months later, they were married. (3) Taking a leaf out of William Ernest Henley’s book. Plath wrote in high school, “I am the one who creates part of my fate, and I’ll fight destiny all the way. So!”

Strong points (1) A dry wit, lending itself to the morbid. “Dying/Is an art, like everything else./I do it exceptionally well” (“Lady Lazarus”). (2) Subverting the tender, and reclaiming it, against her own intentions. “The moon is my mother. She is not sweet like Mary./Her blue garments unloose small bats and owls./How I would like to believe in tenderness” (“The Moon and the Yew Tree”). (3) The direct address. No other poet uses the second person as well as Plath does – the “you” is dynamic and unresolved. (4) A rhythm of repetition. Echoes become an obsession: “I shall not be accused, I shall not be accused./The clock shall not find me wanting, nor these stars” (“Three Women”). (5) Spotting double standards, and calling them out. Plath could not allow for men “to have a double life, one pure and one not” (“The Bell Jar”).

Golden rule  Never be perfect, never be predictable. Not that she found it easy: she doubted her abilities, striving to be faultless. And she often felt a stranger, saying in an early diary entry, “I still do not know myself. Perhaps I never will.” But Plath did recognise she could be more than others expected, imperfect or otherwise: “I am too pure for you or anyone./Your body/Hurts me as the world hurts God. I am a lantern --” (“Fever 103°”).

Favourite tricks  (1) Rhetorical questions, to which she even replied, scathingly. “Is it a penny, a pearl –/Your soul, your soul?/I’ll carry it off like a rich pretty girl” (“Stopped Dead”). (2) Unnerving similes. “He hands her the cut-out heart like a cracked heirloom” (“Two Views of a Cadaver Room”). (3) Going from a shriek to a hush, and back. Plath sears and burns, but she falls quiet in the briefest, and most poignant, of moments. See “Nick and the Candlestick” for a striking balance.

Role models  Emily Dickinson, for a strong first-person persona and a love of paradox. Anne Sexton, for sheer guts and a weakness for anaphora. Fyodor Dostoyevsky, for fervour and streaks of the macabre.

Starter pack  “Ariel” (1965) is a sure-fire introduction. Once you’ve devoured it, try “Three Women: A Poem for Three Voices”, a haunting radio play set in a maternity ward.

Typical lines  These, from “The Colossus”, for their wave-like rhythms and unapologetic tone. “The sun rises under the pillar of your tongue./My hours are married to shadow./No longer do I listen for the scrape of a keel/On the black stones of the landing”.

Dã Viên 

Một đêm mưa bên sông nhớ bến 

Hỡi mưa đêm, dệt tơ những hồi ức xa xôi
Hỡi bóng hình, ngồi bên sông nhìn mưa rơi
Mưa rơi mưa rơi êm đềm như đêm xưa kia thôi 

Con đò nào đã về từ nẻo lạ, đậu bến này
Nhớ mùi than củi, bếp hồng hơ ấm bàn tay
Bến đây không mùa, chỉ có một trời mưa lạnh thôi 

Mưa rơi mưa rơi, lạnh tay ai ngồi nhìn mưa rơi
Chỉ một bếp lửa, nhớn nhác tìm hoài, tìm hoài
Con đò nào đã về từ nẻo lạ, đậu bến này
Đâu còn bến nào khác, để đò gieo neo cuộc chơi. 

Bản thảo thời gian 

Nhìn coi (làm sao nhìn) thời gian không hình tướng
Nhưng cái đuôi vô hình quệt nhẹ lên mọi vật
Làm chúng mờ đi: cánh cửa gỉ sét kẽo kẹt
Rồi im bặt. Ngọn đèn lu mờ dần
Rồi tắt ngúm. Gương mặt xoã tóc soi mặt hồ, run rẩy
Rồi lặng ngắt…

Thời gian dắt chúng ta đi như những chiếc bóng
(trên bức tường này in dấu chúng ta tựa lưng nghỉ mệt
không còn ai nhìn thấy)
Những chiếc mũi khoằm gật gù, ra chiều thông cảm
Với những người nửa đêm đốt đuốc đi tìm, lối ra bờ tường bóng tối
Nhưng chỉ hoài công 

Thư cao nguyên 

Cú vọ, nhìn xuyên đêm đen, 

Nhưng chẳng thấy, những nỗi đau riêng, trơ trọi
Goá phụ ngậm mật đắng, mớm cho đàn con vị ngọt từ tâm
Tiếng cú rúc từ cánh rừng lam chướng 

Vọng lại mấy thập niên, nhắc rằng, vận rủi chỉ dài như vệt sao băng
Người goá phụ gói ghém tay nải rỗng không đời mình, ném vào vực thẳm.
Và làn gió ma thiêng thổi bay chiếc áo lam lũ về lại đồng bằng.

LAMENTO

He put the pen down.
It lies there without moving.
It lies there without moving in empty space.
He put the pen down.

So much that can neither be written nor kept inside!
His body, is stiffened by something happening far away
though the curious overnight bag beats like a heart.

Outside, the late spring.
From the foliage a whistling-people or birds?
And the cherry trees in bloom pat the heavy trucks on the way home.

Weeks go by.
Slowly night comes.
Moths settle down on the pane:
small pale telegrams from the world. 

Tomas Transtromer: Selected Poems [ed by Robert Hass] 

Lamento

Anh ta để cây viết xuống
Nó nằm liệt
Nó nằm liệt trong không gian trống rỗng
Anh ta để cây viết xuống.

Quá nhiều điều không thể viết, mà cũng không thể giữ khư khư trong mình!
Cơ thể của anh ta cứng ngắc, bởi 1 điều gì xẩy ra ở thật xa
Mặc dù cái túi qua đêm kỳ cục, đập như 1 trái tim.

Bên ngoài xuân muộn
Từ tàng lá có tiếng lào xào - người hay chim?
Và những cây anh đào đang nở rộ vỗ nhẹ lên những xe tải nặng trên đường trở về nhà.

Những tuần lễ qua đi
Đêm chầm chậm tới
Bướm đêm làm tổ trên ô cửa:
Những thông điệp nhỏ nhợt nhạt từ thế giới?

Note: Đọc “Bản thảo thời gian”, bèn dịch bài này.
Thơ của bạn lạ lắm, có cái air thơ Đường, có cái chất nostalgie, và có, ở trong cái tít của bài thơ của Tomas Transtromer: Lamento.  

Tks. Take care. NQT

Web definitions

A lament or lamentation is a passionate expression of grief, often in music, poetry, or song form. The grief is most often born of regret, or mourning.

http://en.wikipedia.org/wiki/Lamento

Tạm dịch: Lamento là tiếng than van, thường là trong nhạc, thơ và bài hát, phát sinh từ ân hận, hay tưởng niệm...

Sau đây, là 1 ấn bản khác, của bài thơ trên, trong tập thơ mới tậu.

*

LAMENT

He laid down his pen.
It rests quietly on the table.
It rests quietly in the void.
He laid down his pen.

Too much that can neither be written nor kept inside!
He's paralyzed by something happening far away
although his marvelous travel bag pulses like a heart.

Outside, it's early summer.
From the greenness comes whistling-people or birds?
And blossoming cherry trees embrace the trucks that have returned home.

Weeks go by.
Night arrives slowly.
Moths settle on the windowpane:
small pale telegrams from the world.

SECRETS ON THE WAY
Daylight touched the face of a man who slept.
He had a livelier dream
but didn't wake up.

Darkness touched the face of a man who walked
among the others under the sun's strong
impatient rays.

It darkened suddenly as if from a rainstorm.
I stood in a room that contained every moment-
a butterfly museum.

And still the sun was as intense as before.
Its impatient paintbrushes painting the world.

Ánh sáng mơn trớn mặt một người đàn ông đang ngủ
Thằng chả đang mơ giấc mơ bảnh hơn ánh sáng nhiều
Hắn đếch thèm thức giấc
KYRIE
Sometimes my life opened its eyes in the dark.
A feeling as if crowds moved through the streets
in blindness and angst on the way to a miracle,
while I, invisible, remain standing still.

Like the child who falls asleep afraid
listening to his heart's heavy steps.
Long, long, until morning slips its rays in the locks
and the doors of darkness open.

Đề tài lớn lao độc nhất của thơ của Transtromer, là liminality, nghệ thuật thơ ở ngưỡng cửa, như lời giới thiệu tập thơ nhận xét.

"Good Evening, Beautiful Deep"

The great subject of the poetry of Sweden's Tomas Transtromer sometimes seems as though it is his only subject-is liminality. He is a poet almost helplessly drawn to enter and inhabit those in-between states that form the borderlines between waking and sleeping, the conscious and the unconscious, ecstasy and terror, the public self and the interior self. Again and again his poems allude to border checkpoints, boundaries, crossroads: they teeter upon thresholds of every sort-be they the brink of sleep or the brink of death, a door about to open or a door about to close. And these thresholds are often ensorcelled places, where a stone can miraculously pass through a window and leave it undamaged; where the faces of what seem to be all of humanity suddenly appear to the speaker on a motel wall, "pushing through oblivion's white walls / to breathe, to ask for something" ("The Gallery"). Indeed, in one of his finest individual collections, called Sanningsbarriaren in its original Swedish and The Truth Barrier in most English translations, he concocts a neologism which perfectly encapsulates his lifelong fixation with the liminal.
*

Hàng Noel mới về. Nhân dịp, Tin Văn bèn đi hai đường về nhà thơ Nobel, đều của Robert Hass, nhà thơ Mẽo. Một, đã post trên TV nhưng chưa có bản tiếng Mít. Một, trong Now & Then, 1 mục về thơ, do tác giả phịa ra cho 1 tờ báo văn học, giống mục “Thơ mỗi ngày” của TV. Trong bài viết này, Hass viết về lần đi giang hồ vặt xứ Tẫu, và những vần thơ về Thượng Hải của Transtromer:

…..

Behind each one walking here hovers a cross that wants to catch
up to us, pass us, join us.
Something that wants to sneak up on us from behind and cover
our eyes and whisper, "Guess who?"
We look happy out in the sun, while we bleed to death from
wounds we know nothing about.
Tomas Transtromer: Streets in Shangai

Rereading these final lines also surprised me. Is it a Christian cross? The metaphorical cross that we, each of us, have to bear of our own forms of private suffering? Transtromer is always interested in the individual soul, not the public face. "We visited their home, which was well-appointed," one of his poems goes, "Where is the slum?" But a Christian metaphor in this context-given the entangled history of missionary activity and Western imperialism? It seems unlikely. This is one of those cases where we are brought up against the limits of translation. One wants to know what that "cross" is in Swedish and what its resonances are.
Robert Hass. A Swedish Poet: Tomas Transtromer. [in Now & Then]


SECRETS ON THE WAY
Daylight touched the face of a man who slept.
He had a livelier dream
but didn't wake up.

Darkness touched the face of a man who walked
among the others under the sun's strong
impatient rays.

It darkened suddenly as if from a rainstorm.
I stood in a room that contained every moment-
a butterfly museum.

And still the sun was as intense as before.
Its impatient paintbrushes painting the world.

Ánh sáng mơn trớn mặt một người đàn ông đang ngủ
Thằng chả đang mơ giấc mơ bảnh hơn ánh sáng nhiều
Hắn đếch thèm thức giấc
*

TOMAS TRANSTROMER (b. 1931)

After Someone's Death

Once there was a shock
that left behind a long pale glimmering comet's tail.
It contains us. It blurs TV images.
It deposits itself as cold drops on the aerials.

You can still shuffle along on skis in the winter sun
among groves where last year's leaves still hang.
They are like pages torn from old telephone directories-
the names are eaten up by the cold.

It is still beautiful to feel your heart throbbing.
But often the shadow feels more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his armor of black dragon scales.

Translated from the Swedish by Robin Fulton

Sau Cái Chết của Ai Đó

Một lần, có 1 cú sốc
Nó để lại đằng sau nó 1 cái đuôi sao chổi dài, le lói.
Nó kiềm chế chúng ta. Nó làm những hình ảnh TV mờ đi.
Nó rớt chính nó đánh phịch 1 phát, như giọt nước lạnh trên bầu trời.

Bạn có thể trượt băng trong mặt trời mùa đông
giữa những khu rừng nhỏ, nơi những chiếc lá năm ngoái vẫn còn treo lủng lẳng.
Chúng giống như những trang giấy xé ra từ 1 cuốn niên giám điện thoại -
những cái tên thì bị cái lạnh giá đợp mẹ mất hết rồi.

Thì vưỡn đẹp như mơ, cảm thấy trái tim bạn vưỡn đập thình thịch.
Nhưng thường là cái bóng thì lại cảm thấy thực hơn là
cái người, cái cơ thể có xương, có thịt.
Tên samurai thì là cái chó gì,
so với bộ giáp của anh ta, và
những cái vảy rồng đen thui, kế bên.

Note: Bài thơ thần sầu. Gửi theo ông anh quá tuyệt. Bảy năm rồi, xác thân nào còn, linh hồn thì cũng có khi đã đầu thai kiếp khác, hoặc tiêu diêu nơi miền cực lạc. Nhưng cái bóng thì lại càng ngày càng lớn, dội cả về Đất Cũ:
VC bi giờ coi bộ trân trọng cái bóng của ông cùng cái áo giáp, mấy cái vảy rồng đen thui, còn hơn cả đám bạn quí hải ngoại của ông!

Hai cuốn tiểu thuyết của TTT, Bếp LửaMột Chủ Nhật Khác, thần sầu ở chỗ là, tác giả “làm thơ” chứ không “viết văn”, và thơ thì cũng không phải là những từ hoa [hình tượng tu từ, figure rhétorique] mà là ảnh tượng.
Ảnh tượng, image poétique, không cần đến tri thức, cho nên nó khác hẳn mọi hình thức tu từ khác, như ẩn dụ, ám dụ… 

Volkov: Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh ta bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.
Bạn nhìn ra một vô cùng cách biệt giữa Thơ Ở Đâu Xa và những tập thơ trước đó của TTT.
Điều này dễ hiểu, một trước, một sau, Trại Tù.
Nhưng lạ nhất, là sự vô cùng cách biệt, giữa Một Chủ Nhật Khác và những tác phẩm trước đó.
Có lần, một anh bạn cho biết, anh không thích Một Chủ Nhật Khác bằng Bếp Lửa.
Và anh giải thích: không có đám mình trong đó.
Cái anh chàng Kiệt bỏ chạy, rồi vội vàng bò về, vừa kịp để... chết, làm sao lại là một trong đám mình được?
*

Ở đầu truyện có cảnh Kiệt, đang học trong quân trường Thủ Đức, chắc vậy, được ngày phép cuối tuần, thay vì như mọi người, về hú hí với vợ con, chàng bèn nhẩy xe lô, ra bến xe đi một lèo xuống Mỹ Tho, có thể Cai Lậy, kiếm khách sạn ngủ, đêm thèm chết quá, bèn cứa mạch máu tay, sao không chết, bèn lủi thủi về nhà, bị vợ tra vấn quá, phịa chuyện gặp người tình cũ, cả hai đồng ý cùng chết, nhằm trốn tránh ba cuộc: Cuộc đời, cuộc tình, cuộc chiến.
Tới cuối chuyện, cảnh này mới thực sự xẩy ra, như trên cho thấy.
Độc giả tự hỏi: Khi tác giả viết đoạn đầu, liệu ông đã nhìn ra đoạn sau? 

Lạ, cảnh trên Hai Lúa cũng đã từng trải qua. Ấy là cái chuyện một ngày cuối tuần về Mỹ Tho, Cai Lậy, để kiếm một cô gái, chỉ mới nghe được tên.

Những ngày đó, Sài Gòn chưa hế biết đến chiến tranh.

Tôi biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng không, đúng không?...
Tự Truyện
 

Joseph Brodsky lại đưa ra một lời giải thích khác, khi được hỏi, tại sao thiếu vắng cái gọi là "cảm xúc nói ra lời hung bạo" (biểu hiện bạo động của cảm xúc, violent expression of emotion), trong thơ của những nghệ sĩ phổ cập, đại chúng, như Pushkin, Mozart, thí dụ vậy.
"Không có biểu hiện hung bạo của cảm xúc ở Mozart, bởi vì ông vượt lên trên cõi đó."
-Nhưng như vậy là thi sĩ muốn nhắm tới một thứ thơ "trung tính", vượt lên trên mọi cảm xúc?"
Nhà thơ trả lời, đây là vấn đề thời gian. "Cội nguồn của âm điệu [của thơ], là thời gian. Bạn chắc còn nhớ, tôi đã từng nói, bất cứ một bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại?… "Thời gian nói với từng cá nhân chúng ta bằng những giọng điệu thay đổi. Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó…"
Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó.
Điều này giải thích những dòng thơ "thiền" trong Thơ Ở Đâu Xa với những dòng thơ trước đó của Thanh Tâm Tuyền.

*

TOMAS TRANSTROMER: A TRIBUTE

ROBERT HASS        

MUSEUM

Here are plates but no appetite.
And wedding rings, but the requited love
has been gone now for some three hundred years.

Here's a fan-where is the maiden's blush?
Here are swords-where is the ire?
Nor will the lute sound at the twilight hour.

Since eternity was out of stock,
ten thousand aging things have been amassed instead.
The moss-grown guard in golden slumber
props his mustache on Exhibit Number ..

Eight. Metals, clay and feathers celebrate
their silent triumphs over dates.
Only some Egyptian flapper's silly hairpin giggles.

The crown has outlasted the head.
The hand has lost out to the glove.
The right shoe has defeated the foot.

As for me, I am still alive, you see.
The battle with my dress still rages on.
It struggles, foolish thing, so stubbornly!
Determined to keep living when I'm gone!

Wislawa Szymborska

Sau đây là bản dịch tiếng Việt, trên Blog Gỗ Mun, hay Gỗ Mùn, tuỳ bạn thích từ dịch nào, của từ Goldmund.

Bảo tàng

 
Những chiếc đĩa nhưng chẳng ai thèm khát
Những chiếc nhẫn, nhưng chẳng có tình yêu lứa đôi
Ít nhất cũng ba trăm năm rồi

Một chiếc quạt – nhưng ở đâu nét mặt đỏ gay
Những thanh kiếm – nhưng ở đâu cơn giận dữ
Và chiếc đàn ngái ngủ
Không một lần rung lên 

Vì không có sự vĩnh hằng
người ta đã sưu tập vào đây
mười nghìn đồ cổ
Anh bồi giấy mốc meo nhắm mắt ngủ ngon lành
râu vương trên tủ kính. 

...Kim loại, thạch cao, lông chim
qua thời gian lặng yên ăn mừng chiến thắng
Chỉ có chiếc trâm cài của người đàn bà Ai cập khúc khích cười
Chiếc vương miện đã phí công đợi một đầu người
Bàn tay đã thua chiếc găng tay
Chiếc giày chân phải đã thắng bàn chân phải

Còn tôi
Xin hãy tin là tôi đang sống
Cuộc chạy đua của tôi với chiếc áo dài
Vẫn còn đang sôi động
Ôi, nó mới bướng bỉnh làm sao?
Tựa như muốn mình bách niên tồn tại!

Wislawa Szymborska 

Tạ Minh Châu dịch 

Sau đây là bình loạn của GNV:

Một lần, Gấu nhờ một vị, coi như sư phụ của G về tiếng Anh, sửa giùm 1 bài thơ của W.S do Gấu dịch.
Bà không sửa mà còn đi 1 đường mo ran:
Thơ dịch đã khó ngửi, lại dịch qua 1 ngôn ngữ khác, thì làm sao mà còn được cái gì nữa.

Nhưng số phận của con người, nhất là của giống Mít, vào thời điểm này, rất cần dịch. Bởi vì nếu không dịch, là sẽ suốt đời chỉ có thể đọc chơi vài bài ca dao, vài câu tiền chiến, và nhiều câu xúi Mít đi giết người, thơ có thép, thơ xung phong.
Thảm hơn nữa, là thứ thơ vãi linh hồn, thơ tình khóc lóc, van xin tình yêu, ở cả hai phía, đực và cái.

Bài thơ dịch trên, theo Gấu, hỏng, vì người dịch cố kiệm lời, bỏ nhiều từ trong nguyên tác, vì thế mà bản dịch lệch pha đi nhiều quá.

Câu đầu:
Here are plates but no appetite.
Những chiếc đĩa nhưng chẳng ai thèm khát.

Nhà thơ SW cảnh báo về 1 tai họa của nhân loại, mấy cái dĩa ăn thì còn đây, mà cái thú ham ăn thèm ăn thì mất mẹ nó rồi.
Thành ra phải dịch thật đầy đủ, thí dụ, là:

Này là ly, này là dĩa, nhưng đâu rồi nỗi thèm “uống ly chanh đường, nhắm môi em ngọt”? (1)

And wedding rings, but the requited love
has been gone now for some three hundred years.

Những chiếc nhẫn, nhưng chẳng có tình yêu lứa đôi
Ít nhất cũng ba trăm năm rồi.

Câu này bỏ đi từ "requited", hoặc có dịch, thì không đúng từ tương đương trong tiếng Việt, thành thử ý nghĩa càng bị lệch dữ, lệch xệch hẳn đi như cặp mắt của GNV.

Bởi vì làm gì có chuyện “tình yêu lứa đôi” mất mẹ nó những 300 năm rồi?
Không lẽ loài người không còn tình yêu lứa đôi?

Theo Gấu, bà nữ thi sĩ SW muốn nói tới thứ tình yêu đền đáp, xứng hợp, như ân oán, như oan nghiệt, như nửa mảnh gương thề đi tìm hoài hoài nửa kia, kiếp trước ta có nợ chi mi đâu, mà sao kiếp này mi đòi kiếp khác?

Hà, hà.

NQT

(1)

DTL, nhà thơ bạn Gấu, có câu thơ đúng ý bà nhà thơ Ba Lan S.W:

Ta hôn người hôn môi rất tham.

Nên nhớ môi, [môi dưới nhe, không phải môi trên, cái "gì gì" mà nhà văn THT gọi là bờ hạ, khe hạ...] trong tiếng Mít, còn gọi là dĩa, bởi vậy mà ra từ "đội dĩa", đi cặp với từ "nâng bi".

Ui chao, dĩa còn đây, mà nụ hôn tham lam thì không còn.
Hay là đi hôn dĩa khác rồi?

Post bản dịch mới, từ Blog Gỗ Mun 

Viện bảo tàng

(Wisława Szymborska)

Đĩa ở đây, nhưng ngon miệng có đâu.
Nhẫn nơi này, mà không tình giai ngẫu
đã qua rồi thấm thoắt ba trăm năm. 

Quạt nơi đây – đâu má ửng nét hồng lan?
Đây kiếm gươm – đâu rồi cơn uất hận?
Đàn lia dưới ánh tà phím chẳng một lần ngân. 

Vì sự vĩnh hằng vắng bóng chốn trần gian,
người ta gom về đây mười nghìn đồ cổ.
Bác thầy ký mốc meo mơ màng trong giấc ngủ
Râu rủ trên tủ kính trưng bày. 

Gốm sứ, lông chim, kim loại nơi đây
Vượt thời gian âm thầm chiến thắng.
Riêng chiếc trâm cài từ miền Ai Cập
đang khẽ khúc khích cười. 

Chiếc vương miện hoài công chờ đợi một đầu người
Bàn tay thua găng tay, và chiếc giày bên phải
đã chiến thắng bàn chân. 

Còn tôi, tôi đang sống, xin bạn hãy vững tâm.
Cuộc chạy đua của tôi với chiếc váy dài vẫn đang tiếp diễn.
Ôi chiếc váy thật là bướng bỉnh!
Nó như muốn trường tồn bất chấp kỷ niên!


(Thái Linh dịch)


*

Wislawa Szymborska: The Happiness of Wisdom Felt

In a way, Szymborska supplied her own best epitaph, and obituary, in the text of her Nobel Prize acceptance speech, in which she took on the “astonishment” of normal life:

“Astonishing” is an epithet concealing a logical trap. We’re astonished, after all, by things that deviate from some well known and universally acknowledged norm, from an obviousness we’ve grown accustomed to. Granted, in daily speech, where we don’t stop to consider every word, we all use phrases like “the ordinary world,” “ordinary life,” “the ordinary course of events.” …But in the language of poetry, where every word is weighed, nothing is usual or normal. Not a single stone and not a single cloud above it. Not a single day and not a single night after it. And above all, not a single existence, not anyone’s existence in this world.

Nhưng “ngạc nhiên” là một từ giấu trong nó một cái bẫy luận lý. Nói cho cùng, chúng ta ngạc nhiên, bởi những điều đi lệch ra khỏi mẫu mực được nhiều người biết, mang tính phổ cập; lệch ra khỏi, điều mà chúng ta coi là hiển nhiên, do đã quá quen thuộc với nó trong cuộc sống. Và bây giờ, vấn đề là như thế này: Chẳng làm gì có một thế giới hiển nhiên như thế.  Sự ngạc nhiên của chúng ta, tự nó [per se] hiện hữu, không dựa vào sự so sánh, với bất cứ một điều nào khác.

Thi Sĩ và Thế Giới 

Diễn văn Nobel 1996

Wislawa Szymborska

Việt Nam

Bà kia ơi, tên bà là gì vậy? Tôi không biết
Bà bao nhiêu tuổi? Tôi không biết
Tại sao bà đào cái hang đó? Tôi không biết
Bà trốn bao lâu rồi? Tôi không biết
Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Tôi không biết
Bà không biết là tôi không làm đau bà ư? Tôi không biết
Bà ở bên nào? Tôi không biết
Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi.

Nguyễn Quốc Trụ dịch

Tin Văn đã từng lèm bèm về bài thơ này, song song với bài nhạc Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy, mà theo truyền thuyết giang hồ, mỗi lần Thái Thanh hát, là, khóc, và đưa ra 1 phỏng đoán, có thể bà thi sĩ Ba Lan, có lần được nghe ai đó ca bài hát, theo đó, bà mẹ Mít, của PD, cứ đẻ được đứa con nào là biếu VC đứa đó, nên làm bài thơ để… phản biện!

Do đọc lời còm của Lý Đợi, GCC bèn tò mò mò theo niên giám, coi bài Việt Nam đã được sáng tác thời gian nào. Nó được in trong tập thơ “No End of Fun”, 1967.

Có thể nói, đa số thơ trong tập, thì dều có mùi Mậu Thân cả.
Bài thơ sau đây, tả cảnh nhà thơ Ba Lan, Nobel văn chương, viếng thăm bà mẹ Bẩy Lốp, hoặc vợ Nguyễn Văn Trỗi, hoặc Bà Mẹ Gio Linh, đích thị bà, mà PD dã từng gặp, và gọi bà là Thánh Nữ, hình như vậy!

Pietà
In the town where the hero was born you may:
gaze at the monument, admire its size,
shoo two chickens from the empty museum's steps,
ask for his mother's address,
knock, push the creaking door open.
Her bearing is erect, her hair is straight, her gaze is clear.
You may tell her that you've just arrived from Poland.
You may bear greetings. Make your questions loud and clear.
Yes, she loved him very much. Yes, he was born that way.
Yes, she was standing by the prison wall that morning.
Yes, she heard the shots.
You may regret not having brought a camera,
a tape recorder. Yes, she has seen such things.
She read his final letter on the radio.
She sang his favorite lullabies once on TV.
And once she even acted in a movie, in tears
from the bright lights. Yes, the memory still moves her.
Yes, just a little tired now. Yes, it will pass.
You may get up. Thank her. Say goodbye. Leave,
passing by the new arrivals in the hall.

Pietà

Nơi Thành Hồ anh hùng Bẩy Lốp ra đời, bạn có thể:
Chiêm ngưỡng và kính trọng đài tưởng niệm
Lé mắt vì cái vóc dáng vĩ đại của nó
Xua xua hai chú gà nơi bực thềm
Hỏi địa chỉ bà mẹ
Gõ, đẩy cái cửa cọt kẹt
Dáng bà thẳng, tóc thẳng, cái nhìn trong sáng
Bạn có thể nói với bà, bạn từ Ba Lan đến thẳng Việt Nam
Bạn có thể mang theo quà tặng.
Đặt những câu hỏi thật rõ ràng, thật rổn rảng
Vâng, tôi thương thằng con của tôi lắm.
Vâng nó đã sinh ra theo một đường hướng như đó
[Trong 1 thành phố bị Mỹ Ngụy dầy xéo, hẳn thế?]
Đúng, bữa đó, tôi đứng bên ngoài bức tường nhà tù
[Nhà tù Chí Hoà?]
Vâng, tôi nghe tiếng súng hành quyết
Bạn có thể tiêng tiếc, mình quên không mang theo cái máy chụp hình
Cái máy ghi âm.
Vâng, bà có nhìn thấy những cái máy đó
Bà đọc lá thư cuối cùng của đứa con anh hùng trên đài giải phóng
Bà hát những bài hát ru con mà nó rất ưa
Có lần được đóng vai của bà trên TV Hà Lội, bà khóc nức nở
Ký ức những ngày anh hùng như thế đó vưỡn làm bà cảm động
Vâng, tôi có tí mệt, nhưng không sao, hết ngay mà
Bạn có thể đứng dậy. Cám ơn bà. Nói lời giã từ. Bước ra ngoài
Trước đàn rồng rắn đang chờ tới lượt họ

Bài thơ này, với bài Việt Nam, đúng 1 cặp!
Có vẻ như Szymborska rất rành VC!
Nhờ kinh nghiệm Ba Lan của bà?


We used matches to draw lots: who would visit him.
And I lost. I got up from our table.
Visiting hours were just about to start.

When I said hello he didn't say a word.
I tried to take his hand - he pulled it back
like a hungry dog that won't give up his bone.
He seemed embarrassed about dying.
What do you say to someone like that?
Our eyes never met, like in a faked photograph.

He didn't care if I stayed or left.
He didn't ask about anyone from our table.
Not you, Barry. Or you, Larry. Or you, Harry.

My head started aching. Who's dying on whom?
I went on about modern medicine and the three violets in a jar.
I talked about the sun and faded out.

It's a good thing they have stairs to run down.
It's a good thing they have gates to let you out.
It's a good thing you're all waiting at our table.
The hospital smell makes me sick.

Szymborska: No End of Fun, 1967

Báo cáo từ bịnh viện

Chúng tôi dùng que diêm để quyết định, ai sẽ là người đi thăm anh ta
Và tôi thua. Thế là phải rời khỏi bàn
Cũng đã tới giờ thăm viếng bịnh nhân

Khi tôi chào, Hi, anh đếch thèm trả lời
Tôi tính bắt tay, anh co tay lại liền 1 phát
Như con chó đói nhất quyết không chịu nhả cục xương

Anh có vẻ lo, về chết chóc, ngỏm củ tỏi
Biết nói gì đây, trước 1 con người như vậy?
Mắt hai đứa tôi chẳng hề đụng nhau, như trong 1 bức hình dởm

Anh đếch cần, tôi cố đấm ăn xôi, cố ngồi nán lại, hay bỏ về
Cũng đếch hỏi thăm lũ chúng tôi, những tên cùng ngồi bàn
Không có anh đâu, Barry. Hay anh, Larry. Hay anh, Harry.

Đầu tôi bắt đầu nhức. Ai chết về ai?
Tôi lèm bèm về thuốc thang hiện đại, về ba cái tím tím trong 1 cái bình.
Tôi nói về mặt trời và phôi pha

May quá có mấy cái cầu thang để mà bỏ chạy thật lẹ xuống
May quá, có cái cổng để mà lọt ra bên ngoài
May quá, lũ bạn còn ngồi đợi ở bàn
Mùi nhà thương, mùi bịnh viện mới ghê ghê làm sao!
Nó làm tôi bịnh.

STARVATION CAMP NEAR JASLO

Write it down. Write it. With ordinary ink
on ordinary paper: they weren't given food,
they all died of hunger. All. How many?
It's a large meadow. How much grass
per head? Write down: I don't know.
History rounds off skeletons to zero.
A thousand and one is still only a thousand.
That one seems never to have existed:
a fictitious fetus, an empty cradle,
a primer opened for no one,
air that laughs, cries, and grows,
stairs for a void bounding out to the garden,
no one's spot in the ranks.

It became flesh right here, on this meadow.
But the meadow's silent, like a witness who's been bought.
Sunny. Green. A forest close at hand,
with wood to chew on, drops beneath the bark to drink-
a view served round the clock,
until you go blind. Above, a bird
whose shadow flicked its nourishing wings
across their lips. Jaws dropped,
teeth clattered.

At night a sickle glistened in the sky
and reaped the dark for dreamed-ofloaves.
Hands came flying from blackened icons,
each holding an empty chalice.
A man swayed
on a grill of barbed wire.
Some sang, with dirt in their mouths. That lovely song
about war hitting you straight in the heart.
Write how quiet it is.
Yes.

Trại Đói gần Cổng Trời

Viết xuống đi. Viết cái đó đi. Với mực thường
Trên giấy thường: VC đếch cho Ngụy thực phẩm,
Tất cả bọn họ đều chết đói. Tất cả? Bao nhiêu?
Đó là một cánh đồng cỏ. Bao nhiêu cỏ một đầu người? Viết xuống đi: Tớ đếch biết.
Lịch sử vốn cào bằng, đếm xác người sao còn con số không.
"Một nghìn linh một" thì chỉ còn "một nghìn".
Cái “một” đó hình như chẳng hề hiện hữu
Một bào thai dởm, một cái nôi trống
Một cuốn vỡ lòng mở ra cho không ai
Thanh âm cười, khóc, và oà lớn
Cầu thang cho một biên giới rỗng, mở ra khu vườn
Chẳng thấy 1 tên quản giáo nào trong đám VC

Mọi chuyện thì trở nên mới tinh, tươi rói, ở ngay đây, trên cánh đồng cỏ này
Nhưng cánh đồng cỏ thì im lặng, như 1 người chứng đã được VC mua!
Trời nắng. Xanh rờn. Một cánh rừng ngay trong tầm tay.
Có gỗ củi để nghiền ngẫm, có những giọt nước để uống, ở bên dưới lời quát tháo, chửi rủa  – có cái nhìn bầu trời phục vụ suốt thời gian tù, cho đến khi bạn mù mắt vì ngắm nó. Ở bên cao, một con chim mà cái bóng của nó phủi đôi cánh qua cái mỏ. Hàm trễ xuống, răng lách cách (1)

Vào ban đêm, mảnh trăng lưỡi liềm lấp lánh trên bầu trời và thu hoạch bóng tối cho những miếng bánh mì mơ tưởng
Những bàn tay từ những bức tượng đen thùi
Mỗi bàn tay cầm 1 cái chén thánh trống rỗng
Một người đàn ông đong đưa trên lưới kẽm gai
Một anh tù Ngụy hát nữa chứ, với kít trong miệng:
Bài thơ tình về cuộc chiến cắm lưỡi bay on nét đúng tim mi
Viết cái đó xuống,
Viết về cái lặng lẽ, nỗi buồn thánh đó!
Thưa, Vâng, Ngài Quản Giáo VC!

(1)
Note: Bài thơ thần sầu, nhưng thú thực, do đếch đi tù VC ở Miền Bắc, nên có “vài chỗ” GCC dịch... loạn.


Câu “Bài thơ tình về cuộc chiến cắm lưỡi bay on nét đúng tim mi”, That lovely song
about war hitting you straight in the heart, khắc trên mồ họ Trịnh thì thật là tuyệt cú mèo!

PARABLE

Some fishermen pulled a bottle from the deep. It held a piece of paper, with these words: "Somebody save me! I'm here. The ocean cast me on this desert island. I am standing on the shore waiting for help. Hurry! I'm here!"
    "There's no date. I bet it's already too late anyway. It could have been floating for years," the first fisherman said.
    "And he doesn't say where. It's not even clear which ocean," the second fisherman said.
    "It's not too late, or too far. The island Here is everywhere," the third fisherman said.
    They all felt awkward. No one spoke. That's how it goes with universal truths.

Wistawa Symborska

Ngụ ngôn dành cho cô bé Phương Uyên

Mấy tay ngư phủ kéo một cái chai từ đáy biển. Trong có mẩu giấy:"Hãy cứu tôi, Mít ơi! Tôi ở đây nè! VC thẩy tôi xuống biển, sóng đánh tôi vô đảo xa, đảo lạ.
Tôi đứng ở bãi biển, đợi dân Mít kíu. Lẹ lên!”
    “Chẳng thấy ghi ngày. Chắc là quá trễ rồi!” Đấng ngư phủ thứ nhất phán
    “Cũng chẳng thấy ghi, ở đâu, đảo nào, biển nào”. Đấng thứ nhì lắc đầu, lèm bèm.
    "Chẳng quá trễ, chẳng quá xa. Đảo "Đây Nè" ở mọi nơi, mọi thời." Đấng thứ ba tuyên bố
    Cả bọn giật nẩy mình, chưng hửng. Đếch ai lên tiếng. Đó là chuyện xảy ra với sự thực phổ cập, muôn đời.


Tản văn không cần Thứ Sáu

Ít người biết Wislawa Szymborka, [thi sĩ, sinh năm 1923 tại Krakow, Ba Lan, Nobel văn học 1996], ngoài làm thơ, trong vài thập kỷ, còn là một mục ký gia [columnist], với những bài, viết nhân đọc một cuốn sách nào đó, bà gọi những mẩu thơ xuôi đó bằng cái tên Nonrequired Reading. Viết Bá Láp. Tản văn không cần Thứ Sáu. Mà cũng chẳng cần đọc.
Xin trích đoạn, bài viết của bà, viết nhân đọc cuốn "Khi chó bịnh", When your dog gets sick.

Đọc cuốn sách đó, mới ngộ ra là, chó cũng gặp đủ thứ bịnh, như con người. Về cái điều này, nó cũng cố là... bạn ta. Nhưng có điều chúng chịu đựng nỗi đau trầm lắng hơn, không ồn ào như con người. Lẽ dĩ nhiên, chúng không cố tìm cách diễn tả từng nỗi đau, chẳng làm quá lên, cũng không tìm cách làm ngắn cuộc đời, bằng hít đủ thứ thuốc, nốc đủ thứ rượu. Nhưng điều này không có nghĩa là sức khoẻ của chúng hơn chúng ta.
Nhưng tác giả cuốn sách bỏ qua, đủ thứ bịnh của chó, những bịnh mà chúng ta gọi là bệnh tâm thần. Bỏ qua cuộc sống tâm linh của chú cẩu!
Bởi vì, chú đã từng rất đau đớn, vì trải qua toàn thể cuộc đời, chỉ để tìm hiểu bạn của chúng, để từ đó mà thích ứng với điều kiện mà chúng ta đặt để cho chó. Làm sao biết chú thất vọng như thế nào, mỗi lần chúng ta đi ra khỏi nhà, và không trở về?
Số phận của chó là đời đời kiếp kiếp cứ phải đợi chờ trong tuyệt vọng.
The dog is doomed to an eternity of hopless waiting.
[Thế thì đâu có khác gì... Gấu?]

Nhưng chưa hết, theo bà. Bởi vì chờ đợi trong tuyệt vọng như thế, sẽ tới lúc, chó mất hết mọi ý thức của chó, nghĩa là trở nên điên, và săn đuổi chính cái đuôi của mình. Vậy mà con người cứ đơn giản nghĩ rằng, chó làm thế, là để giết...  thời giờ!
[Hãy tưởng tượng ra rằng, con người, vốn xưa kia có đuôi, và do điên quá, đến nỗi săn đuổi chính cái đuôi của nó, và, tóm được, bèn đem nướng, làm món chả chìa...]
Giữa những con người, thiếu đuôi, bệnh thái này vẫn còn chưa lộ triệu chứng.
[Among humans, who lack tails, this stage of the disease remains asymptomatic]

(1) Bản tiếng Anh, dịch từ tiếng Ba Lan, của Clare Cavanagh, nhà xb Harcourt, Inc, 2002.

Once we had the world backwards and forwards:
- it was so small it fit in two clasped hands,
so simple that a smile did to describe it,
so common, like old truths echoing in prayers. 

History didn't greet us with triumphal fanfares:
- it flung dirty sand into our eyes.
Ahead of us lay long roads leading nowhere,
poisoned wells and bitter bread. 

Our wartime loot is knowledge of the world,
- it is so large it fits in two clasped hands,
so hard that a smile does to describe it,
so strange, like old truths echoing in prayers.

From Unpublished Collection 1944-1948

Đã có thời chúng ta có thế giới, đi và về:
Gọn, lọt trong hai vòng tay
Giản dị, một nụ cuời có thể diễn tả
Thân quen, như kinh cầu, vang vọng những sự thực cổ xưa

Lịch sử đếch đón chào chúng ta bằng những phô trương chiến thắng
Nó ném kít vào mặt chúng ta
Quá nữa, nó ị vào mặt “chúng ta”, như 1 bà DTH đã từng làm, với lũ Bắc Kít. (1)
Trước mắt chúng ta là những con đường dài thòng dẫn tới hư vô, huỷ diệt
Giếng nước độc, và bánh mì cay đắng

Nam Kít nhận họ Bắc Kít nhận hàng
Là chiến lợi phẩm của lũ Mít chúng ta
Và cũng là sự hiểu biết về thế giới
Nó, rộng đến nỗi lọt vô vòng tay
Cái gì gì, nối vòng tay nhớn
Cay đắng, nặng nề, đến nỗi chỉ 1 nụ cười vào ngày 30 Tháng Tư là có thể diễn tả được.
Cái gì gì, vui sao nước mắt lại trào
Lạ lùng, như những sự thực cổ xưa từ thời dựng nước
Cái gì gì, mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra lũ Mít.

(1) Bà vợ góa của Osip Mandelstam, với lũ văn sĩ Liên Xô: "Bà đã ỉa lên cả một thế hệ chúng ta".
Bà DTH, lịch sự hơn:
Năm 1994, nhờ sự can thiệp của phu nhân tổng thống Pháp, Danielle Mitterrand, bà Hương được sang Pháp nhận một giải thưởng. Bà được đề nghị hưởng quy chế tị nạn chính trị. “Tôi trả lời, ‘cám ơn, nhưng ở nước tôi, sự sợ hãi đang nghiền nát mọi thứ, những người lính can đảm đã trở nên thường dân hèn nhát’, bà nhớ lại. “Vì vậy tôi phải trở về. Tôi trở về để làm điều duy nhất: phỉ nhổ vào mặt chế độ.’”  (2)

Lướt Tin Văn

Winter Poem

The valley resounds
With the sound of the stars
With the vast stillness
Over snow and forest.

The cows are in their byre.
God is in his heaven.
Child Jesus in Flanders.
Believe and be saved.
The Three Wise Men
Are walking the earth.

W.G. Sebald: Across the Land and the Water

Thơ Mùa Đông

Thung lũng dội,
Bằng âm thanh của những vì sao
Bằng sự tĩnh lặng bao lao
Lên tuyết và rừng.

Bò thì về chuồng rồi
Chúa thì ở thiên đàng
Chúa Hài Đồng ở Flanders
Tin và Được Cứu Rỗi.
Ba Vì Hiền Giả
Đang lang thang trên mặt đất.

Il ritorno d'Ulisse

Returning from a lengthy trip
he was astonished to find
he had strayed to a country
not his place of origin

For all his encounters in scattered spots
with the black paper hearts of men
shot by the arquebuse
his bow-and-arrow story
did not happen

Then there was Penelope's
Castilian grandmother
blocking his entry at the garden gate
wordless and busy with embroidery

Sure, the grandchildren
are smiling in the background
apparently better disposed
towards foreigners

Their furtive hopes
still almost too small
for the naked eye
(But the idea is good
and the noise far away
even the building)

Note: Bài thơ này làm nhớ một, hai bài thơ trong Thơ Ở Đâu Xa, tả cảnh anh tù, nhà thơ, sĩ quan VNCH, gốc Bắc Kít, về quê Bắc Kít ngày nào, và, tất nhiên, còn làm nhớ bài thơ của TTY, Ta Về.

Ta Về

Trở về sau 1 chuyến dài dong chơi địa ngục
Hắn kinh ngạc khi thấy mình lạc vô 1 xứ sở
Đếch phải nơi hắn sinh ra

Trong tất cả những cú gặp gỡ ở những điểm này điểm nọ rải rác, tản mạn
Với những trái tim giấy đen của những người bị bắn bởi cây súng mút kơ tông
Thì giai thoại, kéo cây cung thần sầu, bắn mũi tên tuyệt cú mèo, đếch xẩy ra.

Và rồi thì có bà ngoại Tây Bán Nhà của Penelope
Bà chặn đường dẫn vô vườn
Đếch nói 1 tiếng, và tỏ ra bận rộn với cái trò thêu hoa văn khăn tay
Gửi người lính trận vượt Trường Sơn kíu nước,
Này khăn tay này, này thơ này,
Đường ra trận mùa này đẹp nắm!
Hà, hà!

Tất nhiên rồi, chắc chắn có lũ con nít
– không phải nhếch nhác kéo nhau coi tù Ngụy qua thôn nghèo –
chơi ở vườn sau, chúng có vẻ rất tự nhiên, mỉm cười với khách lạ

Những hy vọng ẩn giấu của chúng
vẫn hầu như quá nhỏ nhoi,
với con mắt trần trụi

(Nhưng ý nghĩ thì tốt
Và tiếng động thì xa
mặc dù tòa nhà)

Allow me to offer an example that will take us into the heart of the difficulty of translating Sebald's poetry. Many of the poems in this volume-which opens with a train journey-reenact travel "across" various kinds of land and water (even if the latter is only the fluid of dreams). Indeed, several, as the writer's archive reveals, were actually written "on the road," penned on hotel stationery, menus, the backs of theatre programs, in cities that Sebald visited. Train journeys constitute the most frequently recorded mode of travel. The following poem may refer to one such journey. "Irgendwo," translated in English as "Somewhere," was probably written in the late 1990s and originally belonged to the sequence of "micropoems" that provided the material for Sebald's posthumous collection Unerzdhlt (Unrecounted), published in 2003:

Somewhere

behind Turkenfeld
a spruce nursery
a pond in the
moor on which
the March ice
is slowly melting

Cho phép tôi đưa ra 1 thí dụ dẫn chúng ta tói trái tim của sự khốn khó trong việc dịch thơ Sebald. Rất nhiều thơ trong tập này  - mở ra bằng 1 chuyến đi xe lửa – tái tạo, tái kích hoạt, cuộc lữ “qua” những vùng đất đai, sông nước (ngay cả nếu thứ sông nước này chỉ là dòng mộng mị). Thực sự, một vài bài thơ, như thư khố của nhà thơ bật mí, đúng là đã được viết “trên đường", được gắn, ghim vào những tờ tiêu đề của khách sạn, thực đơn, đằng sau những tờ chương trình kịch nghệ, trong những thành phố mà Sebald từng thăm viếng. Những chuyến đi bằng xe lửa thường được nhắc tới, trong số những phương thức du lịch. Bài thơ sau đây, có thể là từ 1 trong những chuyến đi như thế. "Irgendwo," dịch qua tiếng Mít là “Đâu đó” có thể đã được in ấn vào cuối thập niên 1990, nguyên thuộc một chuỗi những “vi thơ”, chúng là chất liệu cho tác phẩm được xb sau khi tác giả mất, Unerzdhlt (Unrecounted), 2003:

Đâu đó

Đằng sau Turkenfeld
Một
vườn ương cây thông (1)
Một ao
Vùng truông,
Băng Tháng Ba trên mặt ao
Đang chầm chậm tan

(1) Tuy dịch là "vườn" chứ thực ra, những vườn ương thông này rộng bạt ngàn, như rừng .

K

Tks. NQT

The unadmitted reason why traditional readers are hostile to e-books is that we still hold the superstitious idea that a book is like a soul, and that every soul should have its own body.
ADAM KIRSCH
Cái lý đo đếch làm sao chấp nhận được e búc, e thơ, là, chúng ta vẫn khư khư giữ tục mê tín, 1 cuốn sách thì giống như 1 linh hồn , và mỗi linh hồn nên có riêng 1 cơ thể của nó.


*

*
*

in Thắp Tạ

*

Note: Trong cuốn này, có 1 bài "y chang" bài thơ của TTY tặng TTT!
Cả bài thơ của TTY, là nói về cú đi ẩn của Lão Tử. Khi qua Ải Tây, người gác cổng năn nỉ, trước khi đi ẩn, cố để lại cho đời bộ Đạo Đức Kinh.
Bài của Sebald thì mắc mớ đến 1 địa danh của Lò Thiêu

Ải Tây kể chuyện Lão Tử, đi ẩn, người gác cửa đời năn nỉ, làm ơn để lại cho đời 1 cái gì đó, rồi hãy đi.
Nhờ vậy đời có bộ Đạo Đức Kinh
Cũng thế, là Thơ Ở Đâu Xa.

Chekhov

http://www.newyorker.com/magazine/2015/11/30/chekhov-poems-austin-smith

Họ nói, ông bị lao là do lây, đám nhà quê,
tới Melikhovo
để được ông khám bịnh

Nghe tiếng ho của họ, là ông buông cây viết
nhỏm người khỏi cái ghế

Thở cụt ngủn,
Họ đi suốt đêm
Tới sáng
Vì nghe đồn đại
Là ông tốt lắm

Trong lúc ông làm ấm cái ống nghe trong tay
Người nhà quê già trật cái áo, banh cái ngực

Viên thư ký
Kiên nhẫn đứng đợi
Trong tay cầm cái giấy giới thiệu ông chưa kịp viết

Ông càng cách xa câu chuyện
Thì càng khó chấm dứt nó

Nhưng chuỗi người ở hành lang
Dài làm sao
Thật khó mà bỏ mặc

Xa xôi biết bao
Họ mới tới được đây

Tìm được người an ủi họ
Lắng nghe ngực họ
Và nói
Nghe có vẻ khá hơn

Trong lúc ông đứng thở
Nghe có vẻ khuây khoả

Nói nhẹ nhàng
Người kế tiếp

&

WANG XIAONI


ELEANOR GOODMAN

Something Crosses My Mind

What is so attractive about Wang Xiaoni's poems as translated into English by Eleanor Goodman is her quiet, loving, meditative distance to the mostly anonymous and lonely heroes she clearly knows well. And her attitude to time, which she keeps dragging out of its anchored localities (and barely marked history) to extend and connect, or fuse with specific spaces that she also enlarges in size and scope. Moments prolong into a century or a life, imaginary beasts meld with real animals, description becomes an act of meditation. In a few lines, a village can take on the dimension of a vast landscape - and yet still remain that particular village. And while Xiaoni's characters may not speak, they seem to have a real insight into our experience and lives. In a way nothing much happens in her magic lyricism: the wind blows, the ocean rises, people work or move from one place to another, or wait, or just leave some place, and they have souls (which behave like shadows). Reading her, I found myself repeating Auden's phrase ''About suffering they were never wrong, / The old Masters." Wang Xiaoni is a terrific contemporary poet gracefully extending the great classical Chinese tradition.

Một điều gì đó thoáng qua đầu tôi

Điều cuốn hút của thơ Wang Xiaoni, qua bản tiếng Anh, là, khoảng cách đáng yêu, trầm lắng, đối với những nhân vật, hầu hết vô danh, và đơn độc, mà bà biết rất rõ. Và thái độ của bà đối với thời gian, mà bà kéo ra khỏi những cột mốc, những mỏ neo của nó, để trải rộng, để móc nối, hay làm chảy ra, hòa nhập với những không gian đặc biệt, mà bà cũng làm chúng mở rộng mãi ra, về vóc dáng và phạm vi. Những khoảnh khắc thành thế kỷ, thành đời người, những sinh vật, tưởng tượng kết với thực, miêu tả trở thành hành động của suy tư. Chỉ cần vài dòng, một ngôi làng biến thành một phong cảnh rộng lớn, bao la – và vẫn là ngôi làng nhỏ bé đặc biệt đó. Và trong khi những nhân vật của Xiaoni có thể không nói, chúng như đốn ngộ thực vào trong kinh nghiệm và cuộc sống của chúng ta. Trong 1 đường hướng, chẳng có gì xẩy ra gọi là nhiều, trong cái cõi thơ thần kỳ của bà: gió thổi, biển dâng, con người làm việc, hay di chuyển từ chỗ này tới chỗ nọ, hay chờ đợi, hay, vừa mới rời khỏi, và họ có linh hồn (họ cư xử như những cái bóng). Đọc bà, tôi nghe tôi lập lại câu của Auden, “Về đau khổ, họ chẳng bao giờ lầm/Những Sư Phụ Già”: Wang Xiaoni là một thơ đương thời khủng khiếp; bà khả ái, duyên dáng, ân sủng trải rộng, trải dài mãi ra, truyền thống thơ cổ điển lớn lao của TQ

Seeing the Ocean from a Night Flight

Everything becomes small
only the ocean makes the night's leather clothes
open up the further out it spreads.

Flying north
to the right is Tianjin
to the left is Beijing
two clusters of moths flinging themselves at fire.

Then the East China Sea suddenly moves
the wind brings silver bits that can't be more shattered
and many thick wrinkles whip up

I see the face of the ocean
I see the aged seashore
trembling and hugging the world too tightly.

I have seen death
but never seen death come back to life like that.

Nhìn biển từ một chuyến bay đêm

Tất cả trở thành nhỏ li ti
Chỉ biển biến những chiếc áo da của đêm
mở rộng, trải rộng, mãi ra.

Hướng Bắc
Bên phải là Tianjin
Bên trái, Bắc Kinh
Hai bầy thiêu thân lao mình vào lửa

Rồi Biển Nam bất thình lình chuyển động
Gió đem tới những mảnh bạc
Mảnh miểng, tan hoang, như chưa bao giờ tang hoang như thế
Và rất nhiều những nếp nhăn nặng nề quất túi bụi

Tôi nhìn thấy mặt biển
Tôi nhìn thấy những bãi biển già cằn
Run rẩy, ôm chặt lấy thế giới.

Tôi đã từng chứng kiến cái chết
Nhưng tôi chưa hề nhìn thấy cái chết trở lại với đời sống, như thế.


The Watermelon's Sorrow

After I've paid
the watermelon comes along like a blindfolded prisoner.

We get on the bus
this guy who's never changed his coat in his life
with no bones but too much blood
who grew up being thumped countless times.

Halfway there I take a turn
there's always something to keep us from home.
The watermelon with its artificially extended life
hits painfully off the sides of the bus.
It's as hard to want to die as it is to want to live
nightlights illuminate a closing knife shop.
The watermelon comes with me
it can only go farther and farther away
I'll use all my hands to steady its
big blood-filled head.

Without rhyme or reason, I carry the melon along
and without rhyme or reason, my busyness carries me

Nỗi buồn dưa hấu
Sau khi trả tiền
Thằng chả theo tui lẵng nhẵng như tên tù bị bịt mắt

Chúng tôi lên xe buýt
Thằng chả chẳng bao giờ chịu thay cái áo khoác, trong đời hắn
Chẳng tí xương, nhưng máu ơi là máu
Từ lúc bé cho tới khi trưởng thành, ăn đấm, đá, thoi, thụi….
Không biết bao nhiêu lần

Nửa đường, chúng tôi đổi hướng
Luôn có điều ngăn ngáng chúng tôi về nhà
Trái dưa, với cuộc đời nới rộng bằng bàn tay của con người
Đau khổ lăn, bên này một phát, bên kia một phát nữa
Thật khó mà chết, nếu muốn chết
Hay muốn sống, thì cũng khó như rứa
Ánh đèn đêm làm sáng lên một cửa tiệm bán dao đóng cửa
Thằng chả cùng đi với tui
Giá cứ được đi hoài hoài, mãi mãi, xa tít mù với hắn ta, nhỉ
Tôi lấy tay xoa xoa thằng chả
Xoa xoa cái đầu trọc lóc tròn 1 cục của hắn
Đầy một cục máu

Chẳng nhịp điệu, chẳng lý do, tôi ôm thằng chả của tôi với tôi
Và chẳng nhịp điệu, chẳng lý do, tôi bận bịu ôm, bồng, bế… tôi.

A World Gone Up in Smoke
Charles Simic

http://www.nybooks.com/articles/archives/2001/dec/20/a-world-gone-up-in-smoke/

In this world

we walk on the roof of Hell

gazing at flowers

—Issa

One life is not enough.
I’d like to live twice on this sad planet,
In lonely cities, in starved villages,
To look at all evil, at the decay of bodies,
And probe the laws to which the time was subject,
Time that howled above us like a wind.


Một đời chẳng đủ
Tớ muốn sống hai đời trên hành tinh buồn này
Trong những thành phố cô đơn, những làng xóm chết đói
Để nhìn vào cái ác, nhìn những xác chết rã ra
Để chứng tỏ những luật lệ mà với nó, thời gian là đề tài
Thời gian
Hú trên đầu chúng ta
Như gió

*

Số báo cũ mà GCC moi ra được, có bài của Charles Simic, về nhà thơ Nobel Ba Lan. Gõ Bác Gúc, thấy cho đọc free. Tuyệt quá.
Thơ của ông này, chưa với tới thứ thơ "nghị luận", như Lý Đợi  phán, về Szymborska, cũng Ba Lan cũng Nobel, nhưng là thơ "trí tuệ", - thơ của ông không thơm mùi bông hồng, mà thơm mùi trí  tuệ, như Adam Zagajewski viết - Tin Văn sẽ lai lai lèm bèm về bài viết, “In spite of its great cruelties, I praised my time and I did not yearn for any other,”...

Conspiracy of Silence
Charles Simic

February 27, 2003 Issue

On the Natural History of Destruction
by W.G. Sebald, translated from the German by Anthea Bell
Random House, 202 pp., $23.95

http://www.nybooks.com/articles/archives/2003/feb/27/conspiracy-of-silence/

I first read W.G. Sebald’s The Emigrants when it came out in English in 1996 and remember feeling that I had not read anything so captivating in a long time. The book is difficult to classify. Told in the first person by the author, it reads at times like a memoir, at others like a novel or a work of nonfiction about the lives of four emigrants. They come from Lithuania and Germany and end up in England and the US. The book includes, and this is another peculiarity of his, blurry, black-and-white photographs with no captions and not-always-clear connections to people and places being talked about in its pages. As for the author, one knew next to nothing about him except what one deduced from autobiographical details in the book, most importantly that he was a German living in England. The Emigrants was widely praised and called a masterpiece by many eminent writers and critics. The reviewers noted the author’s elegiac tone, his grasp of history, his extraordinary powers of observation, and the clarity of his writing. While stressing his originality, critics mentioned Kafka, Borges, Proust, Nabokov, Calvino, Primo Levi, Thomas Bernhard, and a few others as Sebald’s likely influences. There were some complaints about the unrelenting pessimism of his account of thwarted lives and the occasional monotony of his meandering prose, but even those who had reservations acknowledged the power of his work.

The narrator of The Emigrants is a loner and so are the rest of the characters. The countless victims of last century’s wars, revolutions, and mass terror are what interests Sebald. One may say that he sought a narrative style that would convey the state of mind of those set adrift by forces beyond their understanding and control. Unlike men and women who have never known exile, whose biography is shaped by and large by social class and environment, to be a refugee is to have sheer chance govern one’s fate, which in the end guarantees a life so absurd in most cases that it defeats anyone’s powers of comprehension. Sebald served as a kind of oral historian and unconventional biographer of such people, reconstructing their lives out of bits and pieces he was told by them and out of additional research he did himself into their backgrounds. If his book is melancholy, it is because the task he gives himself is all but hopeless.

Eventually, other works of Sebald’s were translated, though not always in order of their composition. The Rings of Saturn (1998), which came next, is a record of a walking tour of the eastern coast of England with lengthy digressions on Thomas Browne, Roger Casement, Joseph Conrad, the Battle of Waterloo, the Taiping rebellion, Rembrandt’s Anatomy Lesson, and at least a dozen other topics. Another oddity of Sebald’s prose, which either delights or exasperates his readers, is his digressions. He never hesitates to interject some interesting anecdote or bit of factual …

Note: Simic đọc Sebald. Cuốn GCC mê nhất, 'Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt".
Bài này không cho đọc free, nhưng GCC kiếm thấy tờ báo rồi. Sẽ lai rai ba sợi sau.
 
“Mụ kia, tên gì?” “Không biết.”
“Nhiêu tuổi? Ở đâu?” “Không biết.”
“Sao đào cái hầm kia?” “Không biết.”
“Nấp lâu chưa?” “Không biết.”
“Sao lại cắn ngón tay tao?” “Không biết.”
“Không biết bọn tao đâu muốn làm đau mày?” “Không biết.”
“Mày theo phe nào?” “Không biết.”
“Đang chiến tranh, mày phải chọn đi.” “Không biết.”
“Làng mày có còn không?” “Không biết.”
“Mấy nhóc này là con mày hả?” “Phải.”
 
[1967]
 
Bản tiếng Anh, do Stanisław Barańczak và Clare Cavanagh dịch:
 

Vietnam
 
“Woman, what's your name?” “I don't know.”
“How old are you? Where are you from?” “I don't know.”
“Why did you dig that burrow?” “I don't know.”
“How long have you been hiding?” “I don't know.”
“Why did you bite my finger?” “I don't know.”
“Don't you know that we won't hurt you?” “I don't know.”
“Whose side are you on?” “I don't know.”
“This is war, you've got to choose.” “I don't know.”
“Does your village still exist?” “I don't know.”
“Are those your children?” “Yes.”
 
1967

Ghi chú của người dịch [Lý Đợi]
 
Wisława Szymborska, nữ sĩ Ba Lan, là một bậc thầy về thơ nghị luận, viết thơ cũng như cả tiểu luận là để đáp lại cảm xúc và mối ám ảnh thường trực: “tôi không biết”. [*] Sinh 1923 tại Kornik, hiện sống tại Kraków, Ba Lan. Bà đã viết khoảng 210 bài thơ và một ít tiểu luận từ 1952 đến nay. Wisława Szymborska đã đoạt Giải Nobel Văn Chương năm 1996 và nhiều giải thưởng quan trọng, danh dự khác.
 
Bài thơ Việt Nam năm 1967 nói lên một sự thật rất tàn khốc: người đàn bà, biểu tượng của thân phận và nỗi đau chiến tranh [mọi thời đại] — đang trong lúc ác liệt, làng không còn ai — sẵn sàng chối bỏ hết mọi thứ, nhưng chỉ trừ những đứa trẻ, có thể không phải là con mình, nhưng lại là biểu tượng cho tương lai. Tác giả của bài thơ không xem quan trọng người đàn bà này là ai, thường dân hay Việt Cộng; chỉ muốn nói một điều là khi chiến tranh xảy ra, bất cứ ai cũng có thể bị đưa đến đường cùng, kiểu như lấy khẩu cung ở đây. Bài thơ là một cuộc lấy khẩu cung; nó không chỉ nói được tính cách của người đàn bà Việt Nam, mà còn nói được tính cách của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đứng ở cửa giữa, như một người quan sát, không cảm tính hay tuyên truyền, tác giả thể hiện được trình độ vi tế và bao quát của mình. Một bài thơ hay, buồn, và trần trụi về chiến tranh.
Lý Đợi.


Theo GCC, cách đọc bài thơ của LD, không đúng.

Vòng hoa Nobel, trao cho W.S, vì “thơ của bà, với sự chính xác diễu cợt, cho phép cái nội dung lịch sử và sinh vật, chường ra ánh sáng, trong những manh mún của thực tại con người”, hay nói ngắn gọn, thơ của bà chính xác, cái chính xác tiếu lâm, cà chớn.
Thành ra "Việt Nam", ở cái tít, và những đứa con, quả đúng là của bà mẹ Mít, ngoài ra, chúng tranh giành hết cả.

Bạn hẳn nhớ câu chuyện tiếu lâm, bà mẹ, với lũ con, và ông chồng, nghi, có đứa của ông hàng xóm, và bà trả lời, chúng đều là con của ta hết!
Một cách nào đó, đây là ý nghĩa của bài thơ, cái chính xác tiếu lâm của nó:
Những đứa con Ngụy, Cách Mạng, Việt Gian, Tề, những đứa con tư sinh, hoang, liệt sĩ... đều là của mẹ Mít hết.

Cái từ “tao”, trong bản dịch, cũng nhảm.
"Chọn đi", hay "chọn bên"?

"có thể không phải là con mình"

Con Mít, mà không phải, của mẹ Mít ư?

nhưng lại là biểu tượng cho tương lai.

No c
òm!

Tin Văn đã từng lèm bèm về bài thơ này, song song với bài nhạc Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy, mà theo truyền thuyết giang hồ, mỗi lần Thái Thanh hát, là, khóc, và đưa ra 1 phỏng đoán, có thể bà thi sĩ Ba Lan, có lần được nghe ai đó ca bài hát, theo đó, bà mẹ Mít, của PD, cứ đẻ được đứa con nào là biếu VC đứa đó, nên làm bài thơ để… phản biện!

The Nobel Prize in Literature 1996 was awarded to Wislawa Szymborska "for poetry that with ironic precision allows the historical and biological context to come to light in fragments of human reality".

Vietnam (Wistawa Szymborska)

Việt Nam

Bà kia ơi, tên bà là gì vậy? Tôi không biết
Bà bao nhiêu tuổi? Tôi không biết
Tại sao bà đào cái hang đó? Tôi không biết
Bà trốn bao lâu rồi? Tôi không biết
Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Tôi không biết
Bà không biết là tôi không làm đau bà ư? Tôi không biết
Bà ở bên nào? Tôi không biết
Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi.

Nguyễn Quốc Trụ dịch

Tribute to Szymborska

*

Wislawa Szymborska's "Vermeer"

Vermeer

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.

Một khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.

Bài thơ này, GCC đọc trên NYRB, 11.11.2010, bèn chôm liền.
Tình cờ sao, tay Prospero, cũng đọc, nhưng trên lưới, và cũng chôm liền, và đi một đường vinh danh thực là tuyệt vời: Bài thơ chống lại Tận Thế

Bạn phải đau nỗi đau Việt Nam tới cỡ nào thì mới làm nổi bài thơ “Vietnam”, và chính vì đau nỗi đau VN như thế, thì mới lại làm ni bài thơ chống lại Tận Thế như thế!

"God reveals in utter clarity that which we can't understand; that which we can understand He lays out in riddles." 

Tạm dịch: Ông Giời bày ra cái thật rõ ràng để chúng ta đếch hiểu nổi. Còn cái chúng ta hiểu được, thì ông bày ra qua thai đố.

Liệu hai bài thơ trên, minh họa, câu trên?

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.
Prospero

Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.

Ui chao, phán như thế mới là phán chứ, nhỉ?

Wisława Szymborska, nữ sĩ Ba Lan, là một bậc thầy về thơ nghị luận, viết thơ cũng như cả tiểu luận là để đáp lại cảm xúc và mối ám ảnh thường trực: “tôi không biết”. 

Lý Đợi

Bậc thầy về thơ nghị luận.
Theo GCC, không hẳn như thế. 

Charles Simic, nhận xét, rõ hơn, và đúng hơn: 

Wislawa Szymborska, nhà thơ Ba Lan, Nobel văn chương - thường sử dụng hình ảnh của những sự vật đời thường, mọi ngày, và 1 giọng thơ móc họng người đọc, để diễn tả, khám phá, thám hiểm kinh nghiệm nhân sinh, bao gồm tình yêu, chiến tranh, và chết chóc - mất ngày 1 Tháng Hai, tại nhà riêng tại Krakow, Ba Lan, 88 tuổi, do ung thư phổi, theo người thư ký cho biết.
Szymborska thường viết, như thể, về 1 đề tài được chỉ định - một hạt cát, hay là bức hình đầu tiên của Hitler, hay một điều gì có tính suy đoán hơn, thí dụ, sự hiện hữu của linh hồn của chúng ta, hay là sự im lặng của cây cối quanh chúng ta. Rồi, tiếp đó, bà nghiên cứu, xem xét đề tài một cách gần gụi hơn. Trước tiên, bà miêu tả cái bà nhìn thấy, rồi bà nhớ lại những gì bà và những người khác biết về nó, và, yên chí lớn, độc giả theo kịp bà, cùng với bà đi tới mọi khúc rẽ, mọi bước ngoặt của cái đầu của bà, khi bà lần theo tư tưởng của mình, trên đường đi tới một kết luận ngỡ ngàng cho bài thơ, hoặc dí dỏm, hoặc tàn nhẫn, dã man, ác liệt.
Thơ như thế, có vẻ như là 1 cuộc triển khai, viết. Thì nó thế, thực.
Hơn hết thẩy những nhà thơ mà tôi biết, hay nghĩ tới, Szymborska không chỉ sáng tạo ra 1 tình trạng, một trạng thái [a state] thơ, ở nơi những độc giả của bà, nhưng còn nói cho họ biết, những điều họ chưa biết trước đó, và chẳng bao giờ nghĩ về những điều đó.

Charles Simic

Nếu như thế, gọi là phân tích, hoặc quá lắm, giải tích - chôm từ này, của nhà thơ Ngu Yên - chứ làm sao lại, "bậc thầy về thơ nghị luận"?

Bài thơ "Thí dụ", sau đây, mà chẳng móc họng VC, sao:

GREEK STATUE

With the help of people and the other elements
time hasn't done a bad job on it.
It first removed the nose, then the genitalia,
next, one by one, the toes and fingers,
over the years the arms, one after the other,
the left thigh, the right,
the shoulders, hips, head, and buttocks,
and whatever dropped off has since fallen to pieces,
to rubble, to gravel, to sand.

When someone living dies that way
blood flows at every blow.

But marble statues die white
and not always completely.

From the one under discussion only the torso lingers
and it's like a breath held with great effort,
since now it must
draw
to itself
all the grace and gravity
of what was lost.

And it does,
for now it does,
it does and it dazzles,
it dazzles and endures-
Time likewise merits some applause here,
since it stopped work early,
and left some for later.

Wislawa Szymborska: Here

Tượng Hy Lạp

Với sự giúp đỡ của con người và những yếu tố khác
Thời gian đã làm được một việc không tệ ở đây.
Trước tiên, nó liếm cái mũi, rồi tới bộ đồ lòng
Tiếp, từng cái một, ngón chân, ngón tay
Theo năm tháng, những cánh tay, cái này tới cái kia
Bắp đùi trái, phải
Vai, hông, đầu, mông đít,
Và bất cứ cái gì rời ra,
là kể từ đó, trở thành miểng,
thành sỏi, đá, thành cát.

Khi một người nào đó đang còn sống, chết kiểu như trên
Máu tuôn ra từ mọi cú liếm.

Nhưng tượng đá chết trắng
Và không phải luôn luôn trọn vẹn

Từ cái chết đang được bàn tới ở đây,
Còn một nửa,
Còn bức tượng bán thân
Cứ như thể, mọi hơi thở, cố níu kéo
Bởi vì kể từ bây giờ
Nó phải níu vào chính nó
tất cả ân sủng và trọng lực (1)
cái phần đã bị liếm mất

Và nó làm được
Kể từ giờ này nó làm được
Và nó chói lòa,
Nó chói loà, và nó kéo dài, nó tồn tại –
Thời gian, như thế, thì cũng đáng để mà vỗ tay khen 1 phát ỏ đây,
Kể từ khi mà nó ngưng cái việc liếm, để mai tính, mốt tính, cái phần còn lại.

(1)

Chắc là thuổng hai từ này của Simone Weil.
Bà này, “bạn quí” của Milosz, mà Milosz thì là “đệ tử” của Weil!
Bài thơ quá tuyệt, nhưng bản dịch của GCC chưa tới, thực sự là vậy.
Không làm sao mà nói lên được cái ý ân sủng và trọng lực!

NQT

EXAMPLE

A gale
stripped all the leaves from the trees last night
except for one leaf
left
to sway solo on a naked branch.

With this example
Violence demonstrates
that yes of course-
it likes its little joke from time to time.

Wislawa Symborska: Here

Thí dụ

Một trận gió lạnh
Vặt trụ lá cây, tối hôm qua
Trừ 1 cái
Trơ cu lơ trên cành cây trần trụi 

Với thí dụ này
Lịch sử Mít những ngày 1945
Bèn chứng tỏ rằng thì là,
Thì tất nhiên, đúng như thế rồi
Lâu lâu, thi thoảng, ta cũng khoái chuyện tiếu lâm của ta!

[Note: Bản tiếng Việt có tí lệch pha với nguyên tác, ở cái từ "violence", bạo lực, lệch, lé ra thành, "lịch sử Mít"]

Ui chao, tiếu lâm thật: VC quả đã làm thịt ông bố, nhưng chừa ông con, để sau này làm nhạc chào mừng ngày 30 Tháng Tư 1975:

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng!

Bạn có thể áp dụng bài thơ trên, cho rất nhiều trường hợp, với những kẻ, lịch sử tha chết để sau đó, làm 1 công việc, như trên! 

Nào họ Trịnh hầu đờn Hồ Tôn Hiến
Nào người tri kỷ của ông, hầu đờn Bắc Bộ Phủ.

Poems November 30, 2015 Issue

Chekhov

By Austin Smith   


They say you may have caught
tuberculosis from the peasants
who came to Melikhovo

to be seen by you. Hearing them
coughing in the hall you put down
your pen and rose from your desk.

Short of breath, they had travelled
all night to arrive by dawn, drawn
by rumors of your kindness.

While you warmed the stethoscope
in your hands and the old farmer
bared his chest, your character

stood patiently on the doorstep,
holding a letter of introduction
you had yet to write. The longer

you spent away from the story
the harder it would be to finish it,
but the hall was long, the line

out the door, and you would turn
none away, knowing how far
they had come for the comfort

of having someone
listen to their lungs and say it
sounded better than it sounded

while you stood breathing
in their sighs of relief,
saying, softly, “Next.”

Notes on a Voice
Anton Chekhov
A prose style as comfortable with fly-ridden grime as champagne and chandeliers
http://www.intelligentlifemagazine.com/content/arts/robert-butler/chekhovs-tragi-comic-collision

He was a year old when the serfs were emancipated in 1861 (his grandfather had been one of them), nine when Tolstoy published “War and Peace”, and 16 when his tyrannical father, a grocer, went bankrupt and fled their modest home in southern Russia. At 19 Anton Chekhov moved to Moscow, where he trained as a doctor and turned out comic stories for money. At 24, he showed signs of tuberculosis; at 26, he was urged by a leading critic to take his talent seriously; at 28, he published his first major story, “The Steppe”. By 44, he was dead.
Chekhov the playwright wrote a dozen or so plays, culminating in four masterpieces: “The Seagull”, “Uncle Vanya”, “Three Sisters” and “The Cherry Orchard”. Chekhov the prose writer wrote 600 stories, ranging from two-page skits to 100-page novellas, that use a far larger canvas than the plays, go deeper into individual minds, and display a visionary grasp of the Russian landscape. From the fly-ridden grime of peasant life and grey gentility of the provinces (“so uneventful and monotonous, yet so disturbing”) to self-loathing antics among the champagne and chandeliers of St Petersburg, Chekhov’s Russia is richly maladjusted. His swift transparent prose travels well, not least because he leaves so much unsaid. Two of his most perceptive critics, V.S. Pritchett and Janet Malcolm, never read him in Russian.

KEY DECISION To turn his diagnostic eye from medical conditions to psychological ones (from disease, as it were, to dis-ease). The serfs may have been freed, but the nervous tics, anxieties, nausea and insomnia reveal countless characters who are trapped, mired or imprisoned. “The art of enslavement is also being gradually refined” (“My Life”). The anguish of confinement builds with fiery internal riffs, seethings and mutterings, sudden vehement episodes and exclamatory outbursts.

STRONG POINTS The tragi-comic collision between interior worlds and exterior circumstances. Mental states are not a constant. The characters’ perceptions fluctuate: “But alas, these were only thoughts” (“My Wife”). They go off one another. They dream of being elsewhere. The pregnant hostess wants her guests to leave. The fiancée realises she doesn’t love her betrothed. The doctor punches his orderly. “Everything that was essential...was hidden from other people” (“The Lady and the Lapdog”).

GOLDEN RULES (1) “Don’t tell me the moon is shining; show me the glint of light on broken glass.” (2) “When you...want to make the reader feel pity, try to be somewhat colder.” (3) “Abridge…abridge!”

FAVOURITE TRICKS (1) A character takes a journey, and there’s a journey within that journey. (2) An event of extreme importance to one person means next-to-nothing to someone else: “She was upset at the others seeing nothing special in it” (“Three Years”). (3) Final lines, over which Chekhov took great trouble, shift the reader’s perspective. “It began to drizzle” (“The Duel”).

ROLE MODELS A choirboy in Taganrog, Chekhov became an atheist but remained steeped in the rituals of the Russian Orthodox church. From the Bible he absorbed deceptive simplicity, a gift for omission and oblique resonance.

TYPICAL SENTENCES “Even in fine weather he wore galoshes” (“Murder”).

“Don’t tell me the moon is shining; show me the glint of light on broken glass.” 

Đừng nói với GCC trăng sáng,
Hãy nói với nó,
Lấp lánh ánh sao
Trên cái gương bể
Của cuộc tình ngày nào!

Đúng là THNM!
Hà, hà!

Khi muốn độc giả cảm thấy thương hại
Hãy làm ra vẻ lạnh lùng hơn




DECEMBER 7 [1997]

Wallace Stevens and Joni Mitchell

It is getting on to winter, and I almost cannot say so to myself without thinking of that lyric from Joni Mitchell's Blue:

It's coming on Christmas
They're cutting down trees
They're putting up reindeer
And singing songs of joy and peace-

With its surprising chords and its sudden, unexpected leap to the chorus:

Oh I wish I had a river
I could skate away on.

It is a song about romantic loss and about Christmas blues. People of my generation will also remember that it is about the mood of the country during the Vietnam War, when so many of the young felt helpless before the violence their government had unleashed across the world. The season and that leap in the song made me think of one of the most haunting American poems of the twentieth century. It's Wallace Stevens's "The Snow Man." It comes differently to its unexpected conclusion. It seems to arrive there almost inevitably, in the unwinding of its syntax, and leaves most readers blinking at what they have come to. Here it is:

The Snow Man

One must have a mind of winter
To regard the frost and the boughs
Of the pine-trees crusted with snow;

And have been cold a long time
To behold the junipers shagged with ice,
The spruces rough in the distant glitter

Of the January sun; and not to think
Of any misery in the sound of the wind,
In the sound of a few leaves,

Which is the sound of the land
Full of the same wind
That is blowing in the same bare place

For the listener, who listens in the snow,
And, nothing himself, beholds
Nothing that is not there and the nothing that is.

Người tuyết

Một người phải có cái đầu của mùa đông
Để nhìn sương giá, và những cành thông
Bẹp dí tuyết

Và phải quen với cái lạnh một thời gian dài
Để ôm cây đẫm băng,
Những cây vân sam xù xì, lấp lánh từ xa

Của mặt trời tháng Giêng
Và không nghĩ tới
Bất cứ một khốn cùng
Trong tiếng gió
Trong tiếng lá

Là tiếng đất
Đẫm cùng ngọn gió
Thổi qua cũng mặt đất trần trụi

Đối với 1 người nghe
Trong tuyết
Hư vô, chính mình
Cầm giữ
Hư vô
Cái hư vô chẳng có ở đó
Cái hư vô, như nó là

This comes from a really splendid new edition of Wallace Stevens, Collected Poetry and Prose, published by the Library of America. It's the best single volume of his work to appear, though it isn't as beautiful as the old Knopf hardback Collected Poems. But all the poems are in the Library of America edition, and the essays on poetry, and selections from the letters, and the aphorisms, the best known of which, I suppose, are "Money is a kind of poetry" and "The greatest poverty is not to love in the physical world." But there are others: "The tongue is an eye." "A poem is a pheasant." It would make a resplendent holiday gift.
That takes care of my seasonal duties. Now look back at that wintry poem, bright as ice. In college, I remember, we argued for hours about what those last lines meant, as if the chill of the poem and its enormous clarity would not quite let go of us. In the way that Joni Mitchell's song has its historical context, so, I suppose, does Stevens's poem. He belonged to the generation of writers-all of the modernists did-who had to address the ways in which the Christian idea, or at least the Protestant and transcendentalist idea, of a divinity in nature had lost its hold on their imagination. "We live," the woman in his poem "Sunday Morning" muses, "in an old chaos of the sun." When Stevens went to college in the early 1900s, aestheticism was in the air. He was a boy from solid Lutheran and German stock-Pennsylvania Dutch, as it was called-and his mother could still speak the Pennsylvania Dutch dialect to the farm women who came to Reading to sell their produce on Saturdays. He has what must be a poem to his mother, explaining his conversion to French poetry:

Explanation

Ach, Mutter
This old, black dress,
I have been embroidering
French flowers on it.

Not by way of romance,
Here is nothing of the ideal,
Nein,
Nein.

It would be different,
Liebchen,
If I had imagined myself,
In an orange gown,
Drifting through space,
Like a figure on a church-wall.

He was going to have to manage in a world without angels, and he thought about this subject for the rest of his long life as a poet and an executive of the Hartford Insurance Company. He was sure that the solution to the problem of the loss of what he called the "romance" of the ideal was imagination, which in one of his rare essays he calls "the Necessary Angel."
In Hartford this autumn, a friend drove me by the offices of the Hartford Insurance Company and the house where Stevens lived. I had read that he walked to work, and, taking what seemed the shortest way, I tried to walk his walk to work. It led through a park, and I thought that I had, perhaps, come to the ground of that frosty place where, in a fierce New England January, Stevens, sometime in the teens of the century, had turned in his mind the rhythms of a poem that was a single long sentence, about not projecting anything onto the landscape and seeing what is there and seeing what is not there.
But this paraphrase hardly settles the mystery of those last few lines. They stay in the mind, like Joni Mitchell's song. Away, away, she says.Here, here, the poet says, and he says it takes a mind of winter to say it. But where and what is here is the question he has been teasing us with ever since.

Robert Hass: Now & Then

&

Số thơ này, quái quỉ sao, mua rồi, lại mua nữa.
Già rồi lẩn thẩn, lẫn, mới hồi hôm, rồi mà  (1)

Bèn post thêm, 1 bài nữa, từ số báo, cũng của nữ thi sĩ TQ.

WANG XIAONI
ELEANOR GOODMAN

Something Crosses My Mind

What is so attractive about Wang Xiaoni's poems as translated into English by Eleanor Goodman is her quiet, loving, meditative distance to the mostly anonymous and lonely heroes she clearly knows well. And her attitude to time, which she keeps dragging out of its anchored localities (and barely marked history) to extend and connect, or fuse with specific spaces that she also enlarges in size and scope. Moments prolong into a century or a life, imaginary beasts meld with real animals, description becomes an act of meditation. In a few lines, a village can take on the dimension of a vast landscape - and yet still remain that particular village. And while Xiaoni's characters may not speak, they seem to have a real insight into our experience and lives. In a way nothing much happens in her magic lyricism: the wind blows, the ocean rises, people work or move from one place to another, or wait, or just leave some place, and they have souls (which behave like shadows). Reading her, I found myself repeating Auden's phrase ''About suffering they were never wrong, / The old Masters." Wang Xiaoni is a terrific contemporary poet gracefully extending the great classical Chinese tradition.

Seeing the Ocean from a Night Flight

Everything becomes small
only the ocean makes the night's leather clothes
open up the further out it spreads.

Flying north
to the right is Tianjin
to the left is Beijing
two clusters of moths flinging themselves at fire.

Then the East China Sea suddenly moves
the wind brings silver bits that can't be more shattered
and many thick wrinkles whip up

I see the face of the ocean
I see the aged seashore
trembling and hugging the world too tightly.

I have seen death
but never seen death come back to life like that.

The Watermelon's Sorrow

After I've paid
the watermelon comes along like a blindfolded prisoner.

We get on the bus
this guy who's never changed his coat in his life
with no bones but too much blood
who grew up being thumped countless times.

Halfway there I take a turn
there's always something to keep us from home.
The watermelon with its artificially extended life
hits painfully off the sides of the bus.
It's as hard to want to die as it is to want to live
nightlights illuminate a closing knife shop.
The watermelon comes with me
it can only go farther and farther away
I'll use all my hands to steady its
big blood-filled head.

Without rhyme or reason, I carry the melon along
and without rhyme or reason, my busyness carries me.

Cả hai bài thì đều tuyệt vời.
TV sẽ đi 1 đường chuyển ngữ sau.


VACANCY IN THE PARK

March ... Someone has walked across the snow,
Someone looking for he knows not what.

It is like a boat that has pulled away
From a shore at night and disappeared.

It is like a guitar left on a table
By a woman, who has forgotten it.

It is like the feeling of a man
Come back to see a certain house.

The four winds blow through the rustic arbor,
Under its mattresses of vines.

Wallace Stevens
Trống vắng công viên
Đi…. Một người nào đó đi trên tuyết
Một người nào đó kiếm cái anh ta chẳng biết là cái gì

Như con thuyền ra khơi
Từ một bến cảng vào ban đêm và biến mất

Như cây đàn bỏ trên bàn
Bởi 1 em, và bèn quên

Như cảm nghĩ của 1 người đàn ông
Trở lại để nhìn 1 căn nhà nào đó

Gió, bốn phương, thổi ù ù qua vườn quê
Dưới tấm nệm dây leo


A CHILD ASLEEP IN ITS OWN LIFE
Among the old men that you know,
There is one, unnamed, that broods
On all the rest, in heavy thought.

They are nothing, except in the universe
Of that single mind. He regards them
Outwardly and knows them inwardly,

The sole emperor of what they are,
Distant, yet close enough to wake
The chords above your bed to-night.

Wallace Stevens
Đứa bé ngủ trong cuộc đời của riêng nó
Trong số những người già mà mi biết
Có một, không có tên,
Tên già này ủ ấp tất cả đám còn lại
Bằng tư tưởng, ý nghĩ, nặng chình chịch

Họ chẳng là gì, ngoại trừ trong vũ trụ
Của độc một cái đầu đó.
Cái đầu thần sầu nhìn họ
Từ bên ngoài
Nhưng hiểu rõ họ, từ bên trong

Vị hoàng đế quyền uy mà một nhà thơ Mít đã từng nói tới đó
Của cái điều mà họ là
Xa vời, nhưng cận kề
Đủ,
Để đánh thức những dây đàn phía bên trên cái giường đêm nay của mi.
OF MERE BEING

The palm at the end of the mind,
Beyond the last thought, rises
In the bronze decor,

A gold-feathered bird
Sings in the palm, without human meaning,
Without human feeling, a foreign song.

You know then that it is not the reason
That makes us happy or unhappy.
The bird sings. Its feathers shine.

The palm stands on the edge of space.
The wind moves slowly in the branches.
The bird's fire-fangled feathers dangle down.

Về đời chỉ có thế mà thôi
Cây cọ ở tận cùng của cái đầu
Ở quá cả cái ý nghĩ sau cùng,
Mọc lên,
Trong cú dàn dựng màu đồng

Con chim lông vàng
Hót trên cây cọ
Không có nghĩa như tiếng người
Không có tình cảm người, một bài hát ngoại

Bạn biết đấy, đó không phải là lý do
Làm cho chúng ta hạnh phúc hay bất hạnh
Con chim hót. Lông chiếu sáng

Cây cọ mọc ở mép bờ không gian
Gió lay động nhẹ cành
Lông chim lửa rủ xuống


Blizzard

Henri Cole
As soon as I am doing nothing,
I am not able to do anything,
existing quietly behind lock and key,
like a cobweb’s mesh.
                        It’s four a.m.
The voices of birds do not multiply into a force.
The sun does not engross from the east.
A small fly ponders the fingers on my right hand
like fat worms. Somewhere, in an empty room, a phone rings.
On the street, a bare tree shadows a brownstone.
(Be precise about objects, but reticent about feelings,
the master urged.)
                        I need everything within
to be livelier. Infatuation, sadism, lust:

I remember them, but memory of feeling is not feeling,
a parasite is not the meat it lived on.

*

Thi sĩ Bắc Đảo (1949-

Bei Dao

LET'S GO

For L

Let's go-
Fallen leaves blow into deep valleys
But the song has no home to return to.

Let's go-
Moonlight on the ice
Has spilled beyond the river bed.

Let's go-
Eyes gaze at the same patch of sky
Hearts strike the twilight drum.

Let's go-
We have not lost our memories
We shall search for life's pool.

Let's go-
The road, the road
Is covered with a drift of scarlet poppies.

Bei Dao: The Rose of Time

Đi thôi

Gửi L

Đi thôi-
Lá rụng dạt xuống thung lũng sâu
Nhưng bài hát không có nhà để trở về

Đi thôi-
Trăng sáng trên mặt băng,
Tràn quá lòng sông

Đi thôi-
Mắt, vẫn mảnh trời
Tim, nhịp hoàng hôn

Đi thôi-
Đôi ta chưa mất kỷ niệm
Sẽ tìm ao đời

Đi thôi-
Con đường, con đường
Lều bều anh túc đỏ


Mi rong ruổi trong biển sương mù
không có buồm
mi ngưng nghỉ dưới đêm trăng
không có neo
đường từ nơi này mất hút
đêm từ nơi này mất hút

2

Không có ký hiệu
không có giới hạn rõ ràng
chỉ có vách đá dựng với bọt sóng nguyện cầu
lưu lại dấu vết tháng năm buồn thảm
và một chút oai nghiêm kỷ niệm cỏn con. 

Bầy trẻ đi về phía bờ cát,
dưới ánh trăng, con cá kình phía xa,
đang phún lên những cột nước cao vút.

3

Bầy hải âu đã tỉnh,
cánh nối liền cánh,
tiếng kêu nghe sao thê thiết,
làm kinh động từng phiến lá hoan hợp,
và trái tim lũ trẻ

Trong thế giới nhỏ bé này,
lẽ nào chỉ lay tỉnh những điều đau khổ? 

4

Đường chân trời đổ nghiêng,
chấp chới, lật ngược lại,
một con hải âu rớt xuống,
máu nóng uốn cong chiếc lá bồ to rộng.
cái màu sắc bao trùm của đêm,
đã che đậy cả tiếng súng nổ. 

-Đây là đất cấm,
đây là kết cục của tự do.
một chiếc bút lông chim đang cắm trên cát,
mang không khí ẩm ướt
nó thuộc về mạn thuyền chao đảo và gió mùa,
thuộc về bờ, thuộc về sợi mưa nghiêng,
mặt trời của hôm qua hoặc ngày mai.
nhưng giờ lại ở đây,
viết xuống điều bí mật được cái chết chứng thực. 

 5

Trên mỗi ngọn sóng,
lềnh bềnh một chiếc lông vũ lấp lánh. 

Lũ trẻ vun lên từng gò cát nhỏ
nước biển chảy vòng qua
như vườn hoa, đong đưa quạnh vắng
bức liễn ai điếu của ánh trăng trải về bên trời.

6

A, cây cọ,
chính sự im lặng của mi,
vung lên thanh kiếm của kẻ phản loạn.
lại một lần,
gió thổi tung mái tóc,
như thổi ngọn cờ tung bay đón gió.
biên giới cuối cùng,
mãi mãi ở trong trái tim lũ trẻ. 

7

Đêm, đón gió mà đứng
vì tai kiếp
vì hung thủ ẩn nấp
trải xuống tấm thảm mềm êm
bày sẵn từng hàng cốc vỏ sò.

8

Có bầu trời vô tội là đủ rồi
có bầu trời là đủ rồi. 

Nghe đây, đàn,
đang gọi về

Ngun:

http://www.shigeku.org/shiku/xs/beidao.htm#14

Kính mời bác đọc bản dịch bài thơ "Đảo" của Bắc Đảo (đọc song song với bài thơ "Biển" của bác thì hợp lắm)

Chúc bác vui nhiều.

Kính

DV

Đa tạ

HA/NQT

*

Biển

Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này

Số phận còn thua hạt cát.

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...

Thơ:

 

Biển

Chiều ngu ngơ phố thị

Hát ở đâu đâu



ASIA LITERARY REVIEW
Winter 2010

Modern Chinese Poetry - Insistent Voices

Landscape Above Zero

It was the seagull that taught the song to swim
It was the song that found the first wind's source

We shared shards of happiness
Entering the home from different directions

It was father who recognized darkness
It was darkness that led us to sudden lightning

The weeping door slammed shut
And echo pursued its cries

It was the pen that bloomed in despair
It was the flower that refused the necessary journey

It was rays of love that awoke
Lighting the landscape above zero

Bei Dao


Phong cảnh trên độ không

Là ó biển dạy tiếng hát bơi
Là tiếng hát lần về ngọn gió sơ ngộ 

Chúng ta đổi trao những miểng vụn hân hoan
Tiến vào nhà từ những phương trời khác biệt

Là người cha xác nhận bóng tối
Là bóng tối nối liền ánh chớp kinh điển 

Cánh cửa nức nở đóng sầm lại
Tiếng vang đuổi theo tiếng nó khóc gào      

Là bút trổ bông trong tuyệt vọng
Là hoa từ chối cuộc lữ tất nhiên 

Là tia sáng tình yêu choàng tỉnh
Chiếu sáng phong cảnh trên độ không.

Bei Dao

Dã Viên
dịch từ nguyên tác

Note: GCC biết đến Bắc Đảo, là qua bài thơ trên, trên tờ Asia Literary Review


Blizzard

Henri Cole
As soon as I am doing nothing,
I am not able to do anything,
existing quietly behind lock and key,
like a cobweb’s mesh.
                        It’s four a.m.
The voices of birds do not multiply into a force.
The sun does not engross from the east.
A small fly ponders the fingers on my right hand
like fat worms. Somewhere, in an empty room, a phone rings.
On the street, a bare tree shadows a brownstone.
(Be precise about objects, but reticent about feelings,
the master urged.)
                        I need everything within
to be livelier. Infatuation, sadism, lust:

I remember them, but memory of feeling is not feeling,
a parasite is not the meat it lived on.

*

GALLANT CHATEAU
Is it bad to have come here
And to have found the bed empty?

One might have found tragic hair,
Bitter eyes, hands hostile and cold.

There might have been a light on a book
Lighting a pitiless verse or two.

There might have been the immense solitude
Of the wind upon the curtains.

Pitiless verse? A few words tuned
And tuned and tuned and tuned.

It is good. The bed is empty,
The curtains are stiff and prim and still.

Tòa lâu đài “ga lăng”

Tệ thật, mò tới đây
Và thấy cái giường trống trơn

Một tên Gấu nào đó có thể tìm thấy
Tóc bi đát
Mắt đắng cay
Tay, thù nghịch và lạnh toát

Có thể có ánh sáng trên trang sách
Chiếu một, hoặc hai câu thơ tàn nhẫn

Hẳn là có, có chắc không đấy,
Một nỗi cô đơn bao la, vô cùng
Của gió trên những bức màn

Thơ tàn nhẫn?
Vài từ, cứ thế vòng vòng,
Vòng vòng,
Vòng vòng

Cũng tốt thôi. Ấy là nói về cái giường trống trơn
Những bức màn cứng đơ, làm ra vẻ đoan trang, mần thinh


THE READER

All night I sat reading a book,
Sat reading as if in a book
Of sombre pages.
It was autumn and falling stars
Covered the shrivelled forms
Crouched in the moonlight,

No lamp was burning as I read.
A voice was mumbling, "Everything
Falls back to coldness,

Even the musky muscadines,
The melons, the vermilion pears
Of the leafless garden."

The sombre pages bore no print
Except the trace of burning stars
In the frosty heaven.
Độc giả
Suốt đêm tớ ngồi đọc sách
Ngồi đọc, như thể trong sách
Những trang u tối
Đó là mùa thu và những ngôi sao rụng
Bao phủ những hình dáng khô héo
Ẩn náu dưới ánh trăng

Không một ngọn đèn, khi tớ đọc
Một tiếng nói lầm lầm,
“Mọi thứ trở lại lạnh giá”

Ngay cả nho sạ
Dưa hấu, lê đỏ
Nơi vườn trơ trụi lá

Những trang u tối không thấy chữ
Ngoại trừ dấu vết những ngôi sao cháy bỏng
Nơi thiên đàng sương giá.


TO THE ROARING WIND
What syllable are you seeking,
Vocalissimus,
In the distances of sleep?
Speak it.
Gửi Gió Hú
Mi kiếm chữ gì, tiếng gì?
Vocalissimua?
Ở nơi những khoảng sâu sâu vắng của giấc ngủ?
Hãy phán 1 phát coi!


*

THE POEM THAT TOOK THE PLACE OF A MOUNTAIN
There it was, word for word,
The poem that took the place of a mountain.

He breathed its oxygen,
Even when the book lay turned in the dust of his table.

It reminded him how he had needed
A place to go to in his own direction,

How he had recomposed the pines,
Shifted the rocks and picked his way among clouds,

For the outlook that would be right,
Where he would be complete in an unexplained completion:

The exact rock where his inexactnesses
Would discover, at last, the view toward which they had edged,

Where he could lie and, gazing down at the sea,
Recognize his unique and solitary home.
Bài thơ chiếm trái núi

[Dịch] theo kiểu dùi đục chấm mắm cáy, “mô tà mô” [mot-à-mot, word for word]
Thì đúng là, bài thơ đá đít trái núi, và chiếm chỗ của nó.

Nó thở không khí của trái núi
Ngay cả khi cuốn sách ở trên bàn biến thành bụi

Nó nhắc nhở, bài thơ cần, ra làm sao, như thế nào
Một nơi chốn để đi, theo cái hướng của riêng nó

Như thế nào, nó tái cấu trúc những ngọn thông
Bầy biện lại những hòn đá, và kiếm ra con đường đi của nó, giữa những đám mây

Viễn cảnh mà nói, thì OK
Một khi mà nó hoàn thiện, trong cái hoàn thiện không thể nào giải thích được

Đúng cục đá, khi cái không đúng của nó
Sẽ khám phá, vào lúc sau cùng, cái nhìn mà theo đó, chúng xen vô

Nơi nó sẽ nằm, và nhìn xuống biển
Nhận ra căn nhà độc nhất, cô đơn của nó.

Note: Bài thơ thần sầu, tuyệt cú mèo.
Gấu dịch hơi bị nhảm, nhưng "có còn hơn không", hà, hà!

GCC đọc Wallace Stevens, là do bà Thụy Khê Yankee mũi lõ, xúi



The Ocean, the Bird, and the Scholar: Essays on Poets and Poetry
by Helen Vendler

Charles Simic đọc nữ phê bình gia số 1, một thứ Thụy Khê của Mẽo. Bà Thụy Khê Yankee mũi lõ này bảnh lắm, đúng là 1 chuyên gia về thơ.
Tin Văn sẽ đi bài này, thì cũng 1 cách giới thiệu cho những nhà phê bình Mít, phê bình là gì, và phê bình thơ ghê gớm cỡ nào.
Tuy nhiên, cái tít hình như chôm của NXH, phê bình gia không thể so sánh vs phê bình gia không phải thời nào cũng có được.



OF MERE BEING

The palm at the end of the mind,
Beyond the last thought, rises
In the bronze decor,

A gold-feathered bird
Sings in the palm, without human meaning,
Without human feeling, a foreign song.

You know then that it is not the reason
That makes us happy or unhappy.
The bird sings. Its feathers shine.

The palm stands on the edge of space.
The wind moves slowly in the branches.
The bird's fire-fangled feathers dangle down.

A CHILD ASLEEP IN ITS OWN LIFE
Among the old men that you know,
There is one, unnamed, that broods
On all the rest, in heavy thought.

They are nothing, except in the universe
Of that single mind. He regards them
Outwardly and knows them inwardly,

The sole emperor of what they are,
Distant, yet close enough to wake
The chords above your bed to-night.

Wallace Stevens


*

Black Stone on White Stone
I will die in Paris on a rainy day:
on a day I can already remember.
I will die in Paris-and I don't mind-
perhaps on a Thursday in autumn, like today.

It will be a Thursday, because today, Thursday, as I write
these lines, the bones in my arms ache badly,
and never before, in all my road, have I felt
myself as lonely as I do today

Cesar Vallejo is dead, everyone kept hitting him,
even though he had done nothing to them.
They hit him hard with a stick, and hard

also with a rope; his witnesses
are the Thursday and the bones of his arms,
the loneliness, the rain, the roads ...

Robert Hass [translated]
Đá Đen trên Đá Trắng


Tớ sẽ chết ở Paris vào một ngày mưa
Vào một ngày mà tớ nhớ.
Tớ sẽ chết ở Paris – và tớ chẳng thèm để ý-
Có thể một ngày Thứ Năm, vào Mùa Thu, như bữa nay

Nó sẽ là Thứ Năm, bởi là vì bữa nay, Thứ Năm, khi tớ viết
Những dòng này, tay tớ đau ơi là đau
Trước đây, chưa từng, trên mọi ngả đường, tớ cảm về mình
Cô đơn thê thảm đến cỡ này

Cesar Vallejo đã chết, và mọi người tiếp tục nện hắn
Mặc dù hắn chẳng làm gì họ
Họ nện hắn bằng gậy, thật mạnh
Và bằng roi; người chứng của hắn, là Thứ Năm, xương xẩu của hắn,
Nỗi cô đơn, mưa, những con đường…

Bài thơ được in trong tập di cảo. Một trong những điều nhức nhối, ám ảnh hoài hoài, là, ông quả thực chết ở Paris.
Đời của ông cũng chẳng có chút gì gọi là dễ dãi. Lớn lên ở một làng vùng Andean, ngoại vi thành phố Lima, học đại học ở thủ đô, ở đó, ông bị bỏ tù vì những hoạt động chính trị.
Ông rời Lima đi Paris vào năm 1923, nơi ông sống nghèo khổ, trau giồi nghệ thuật của mình.
Rất xúc động, dấn mình vào Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, gia nhập lực lượng Cộng Hòa TBN, chiến đấu hết mình vì nó, mang thông điệp, tiền bạc giữa Paris và Barcelona. Cuộc sống gian khổ đánh gục ông. Ông chết vì bịnh, không rõ nguồn gốc, có thể do di căn từ hồi còn nhỏ, và chết ở Paris, 1937.

By César Vallejo

Translated by Rebecca Seiferle 

I will die in Paris with a rainstorm,
on a day I already remember,
I will die in Paris—and I don't shy away—
perhaps on a Thursday, as today is, in autumn.

       It will be Thursday, because today, Thursday, as I prose
these lines, I've put on my humeri in a bad mood,   
and, today like never before, I've turned back,
with all of my road, to see myself alone.

       César Vallejo has died; they kept hitting him,   
everyone, even though he does nothing to them,
they gave it to him hard with a club and hard

       also with a rope; witnesses are
the Thursday days and the humerus bones,   
the solitude, the rain, the roads. . .


*

NOVEMBER 8 [1998]

A Canadian Poet: Roo Borson

The Toronto poet Roo Borson was born in California but has lived her adult life in Canada and publishes her books there. They are not easily available in American bookstores, though she's become one of the best-known Canadian poets of her generation. She's a clear writer, clear-minded with a dark and musical imagination. I look forward to each of her books. Her latest, Intent, or The Weight of the World, is published by McClelland and Stewart in Toronto. Ask your local bookstore to order it.
Autumn
One night goes on longer than the rest, never so long,
whiled away. Then dawn.
Goodbye, insects. Hollow casings on the windowsill,
a dainty leg among the spice jars.
Goodbye, marigolds, the earth will not wait for you.
Trains hurtle by at the edge of cities,
the taste of bourbon, a mouthful of leaves.
Above everyone's dining-table a chandelier burns.
Now the luxurious old wine can be uncorked,
the slicing of meat and bread, uncorked,
and in the black panes life goes on.

And here's one, a quick notation for the end of daylight savings:
2 A.M.
2 A.M., and the clocks have been turned
one hour backwards. Summer's gone,
like rage or pleasure, the
possum we caught rolling,
drunk on garbage,
over the fence one morning,

and now the rain:
a glimpse, sometimes,
as of a second chance-
not fully fallen into sleep,
to be awakened.

Robert Hass: Now & Then

Note: Ở Canada, đồng hồ vặn ngược lại 1 tiếng, vào mùa lạnh, và họ gọi đó là "the end of daylight savings".

Nhà thơ Toronto Roo Borson sinh ở California nhưng sống cuộc đời người lớn ở Canada, và cho xb những cuốn sách của bà ở đó. Khó mà tìm thấy chúng ở nhà sách ở Mẽo, mặc dù bà được coi nhà 1 trong những nhà thơ Canada nổi tiếng của thế hệ của bà. Bà là 1 người viết trong sáng, đầu óc sáng sủa với một trí tưởng tượng âm u và nhạc điệu. Tôi thường trông ngóng sách của bà. Cuốn mới nhất, Intent or The Weight of the World, do nhà McClelland and Stewar ở Toronto, xb. Hãy hỏi những nhà sách địa phương.

Mùa Thu

Một đêm dài hơn đêm còn lại, nhưng không bao giờ quá dài
Trong lúc lang thang, lạc loài, đâu đó. Rồi thì là rạng đông
Giã biệt, côn trùng. Bao bì rỗng trên kính cửa sổ,
Một cái chân xinh xắn giữa những chai lọ gia vị.
Giã biệt, cúc vạn thọ, mặt đất sẽ chẳng đợi mi đâu
Những chuyến xe lửa rít lên ầm ầm ở mép bìa những thành phố
Một vị bourbon, một miệng đầy lá
Trên mặt bàn ăn của mọi nhà, một ngọn đèn chùm tỏa sáng
Lúc này, một chai rượu chát sang trọng, có tuổi, được khui
Những lát thịt, lát bánh được cắt
Trong những vuông vải đen thui, đời cứ thế tiếp tục.

2 giờ sáng

Hai giờ sáng. Vặn đồng hồ ngược lại
Một giờ. Mùa hè kể như đi đứt
Như cơn điên giận, hay niềm hoan lạc
Con chồn chúng ta bắt gặp, cuộn tròn,
Say mèm, nơi thùng rác, hàng rậu, vào buổi sáng

Và bây giờ, thì là mưa:
Thoáng 1 phát, đôi khi,
Như cơ may thứ nhì -
Chưa hoàn toàn bị giấc ngủ đánh gục
Bèn thức dậy.

[Thì để hửi mưa, chứ làm gì nữa,
Cái gì gì, vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa]
    *

Dregs
This afternoon it rains, as never before; and I don't
want to live, heart.

This afternoon's sweet. Why shouldn't it be?
Dressed in grace and grief; dressed like a woman.

This afternoon in Lima, it rains. And I remember
the cruel caverns of my ingratitude;
my block of ice upon her poppy
stronger than her "Don't be this way!"

My violent black flowers; and the barbaric,
atrocious stoning; and the glacial space.
And with scalding oils, the silence
of her dignity will make the final point.

So this afternoon, as never before, I go
with this owl, this heart.

And other women pass by; and seeing me so sad,
they take a little bit of you
from the steep furrow of my profound sorrow.

This afternoon it rains, it pours. And I don't
want to live, heart!

Black Stone on White Stone

I will die in Paris on a rainy day:
on a day I can already remember.
I will die in Paris-and I don't rnind-
perhaps on a Thursday in autumn, like today.

It will be a Thursday, because today, Thursday, as I write
these lines, the bones in my arms ache badly,
and never before, in all my road, have I felt
myself as lonely as I do today

Cesar Vallejo is dead, everyone kept hitting him,
even though he had done nothing to them.
They hit him hard with a stick, and hard

also with a rope; his witnesses
are the Thursday and the bones of his arms,
the loneliness, the rain, the roads ...
 
Note: Bài thơ thứ nhì, là từ bài viết về nhà thơ Peru César Vallejo, của Robert Hass, do chính Hass dịch, trong Now & Then.
Cuốn thơ, second hand, GCC mua, vì bài viết tuyệt vời của Robert Hass.
Không xin 1 tí Paris, mà xin được chết ở đó, và được thật, như Robert Hass viết:

The poem was published in a posthumous collection of his poems, Poemas Humanos, in 1939. One of the haunting things about it is that he did die in Paris. His life had not been easy. He grew up in an Andean village outside of Lima and went to the university in the capital, where he was jailed for his political activities. He left Lima for Paris in I923, where he lived in poverty and practiced his art. He was intensely moved and engaged by the Spanish Civil War and threw himself into the defense of the Spanish republic with furious energy, often carrying messages and money back and forth from Paris to Barcelona. It's thought that this wore him down. In any case, he died of a fever of unknown origin, perhaps the recurrence of a childhood illness, in Paris in I937.

* *

Foreword: A Mix of Silk and Iron

Liu Xia's poems are inevitably lyrical and inescapably documentary. They take her real life and put it on poetic record. Their sentences oppress, their images are both matter-of-fact and full of despair:

When the show is over,
I stay on stage with myself:
one of me is tearful
the other laughing loudly.

Or: "I've been looted."
Or: "My mind is filled with straw."
Or: "You love your wife and are proud she stays with you."

    Of course, we realize this woman is the wife of Liu Xiaobo, the Nobel laureate from China and that country's most famous political prisoner, now in his fifth year of his eleven-year sentence. His crime: the Charter 08 manifesto, which far from making aggressive demands offered measured, even cautious suggestions for converting China's communist, one-party system into a free and humane society. For that, he was given eleven years of prison, and his wife is subjected to constant surveillance, house arrest, isolation. Day in and day out she is unable to take a single step that goes unwatched. And this is the
merciless substance of these poems, their point of departure.
    Meanwhile, the regime is not content to torment Liu Xia alone for her husband's outspokenness, but has extended its retribution to other family members. To unsettle her further, they have arrested Liu Xia's brother on a ridiculously trumped-up charge. Despotism plain and simple.
I    n her poem "Snow," the author evokes her brother's birthday. I freeze on the inside when I read the sentence:

it must be hard to be my brother.

    Out of this pain come the pangs of conscience, the creeping guilt, simply because nothing can be done about the groundless punishment this big state is inflicting on this small brother, this "little
brother" who was born on the "Day of Great Snow." Simple contrasts on a steep poetic slope. Clear in their helplessness, lapidary but still tender. A quiet imploring is also a loud clamor. Liu Xia's poems are a mix of silk and iron. Because while iron political despotism rules outside, intimacy with all its hardships reigns within, the enigma of strong emotion.
    Over and over we read about time, "the ladder of time."
    Or: "Death from twenty years ago returns- / it comes and goes
like time."
    Here in these poems, time is exactly what it is in the everyday life of the author: stolen by the state. No matter how many details we examine, the longer we look at the particulars, we cannot escape the horrifying insight: the full length of stolen time is nothing less than stolen life.
    Liu Xia's poetry is about self-assertion in a stolen life. Her poems possess a dignity that always manages to arise anew whenever it is battered down.

HERTA MULLER

Translated from the German by Philip Boehm

Cần Cô Đơn by CHK

It is only when a child is alone that he starts to become an adult, and it is only when a person is alone that he can achieve maturity. Loneliness is essential for adults. It encourages independence, and needless to say, the ability to endure loneliness is indispensable for strengthening character within social situations.


thoi_su/2013_Nobel_Waiting.html

Note: Bài trên, đầu tháng, "top 10".

Sở dĩ Gấu được NMG mời viết cho Văn Học, trả nhuận bút, tháng tháng, một trăm đô Mẽo một đường Tạp Ghi, là vì "Người" có lần gật gù xoa đầu Gấu, ông "được" lắm, chưa từng bao giờ gọi đám trong nước là "văn nô"!
Đám nhà văn VC mừng là vậy. “Nhân loại” vẫn còn cần đến chúng ta. Hãy viết sao, làm bật ra nỗi đau của dân Mít, là OK.
Trong những lời khen Mạc Ngôn, Gấu mê nhất của Updike, trong bài “Tre Đắng”.
Đúng là tri kỷ của Mạc Ngôn và của cái phần nhân loại Á Châu đời đời bị Cái Ác Á Châu hành hạ, dọc theo suốt lịch sử. Cả hai thế giới, cũ, và thế kỷ 20, thì đều là những hắc điếm, nhà thổ, của làm thịt người, tra tấn, đói khát, và - đối với tập thể dân quê, lao động quá độ, quá sức con người, thật là dã man, tàn bạo. Cả hai loại nhân vật được đưa vô tiểu thuyết thì đều là những con người yếu ớt, không trưởng thành nổi. Tuy nhiên, không giống như ba thứ nhân vật can đảm hơn, dấn thân hơn, ở trong những cuốn biên niên giả tưởng, họ sống sót để kể ra những câu chuyện của họ. Sự yếu đuối của họ, tự buông xuôi, và chất thơ ca tự nhiên mà cả hai đều có thể có được, thì bèn dõng dạc nói "Không" với những xã hội đã làm cho cuộc sống trên trái đất trở thành địa ngục.
Những xã hội tồi tệ không khuyến khích con người trưởng thành, làm người.

Lần theo link, Sến phán về Mạc Ngôn:

Lời biện bạch cho vinh quang

*

Liu Xia, wife of 2010 Nobel Peace Prize winner Liu Xiaobo, reacts emotionally to an unexpected visit by journalists from The Associated Press at her home in Beijing, China, on Thursday, Dec. 6, 2012. Liu trembled uncontrollably and cried Thursday as she described how her confinement under house arrest has been absurd and emotionally draining in the two years since her jailed activist husband was named a Nobel Peace laureate. Photo: Ng Han Guan / AP

 
“We live in such an absurd place. It is so absurd. I felt I was a person emotionally prepared to respond to the consequences of Liu Xiaobo winning the prize. But after he won the prize, I really never imagined that after he won, I would not be able to leave my home. This is too absurd. I think Kafka could not have written anything more absurd and unbelievable than this.”

"Chúng tôi sống ở 1 nơi cực phi lý. Quá phi lý. Tôi cảm thấy mình là 1 con người được sửa soạn, về mặt cảm xúc, đáp ứng với những hậu quả việc chồng tôi được Nobel. Nhưng sau khi ông được Nobel, tôi thực sự không thể nào tưởng tượng tôi không thể rời căn nhà của mình. Điều này quá phi lý. Tôi nghĩ Kafka cũng chẳng thể viết 1 cái gì phi lý, không thể tin được như là điều này"

Note: Nhìn bức hình thì GCC lại nhớ đến Gấu Cái, lần đi thăm nuôi ở Đỗ Hòa.
Do bặt tin nhà, nhớ nhà quá, hoảng quá, Gấu Già bèn vượt Trại, và, tất nhiên, bị tóm, bị tống vô Tổ Trừng Giới, ăn cơm hẩm với thịt cọp, bị phù thũng.

Gấu Cái, sau khi lo cho thằng lớn ra khỏi khám Chí Hòa - vượt biên, thế chố Gấu, bị tóm vô Bình Triệu, khi ghé Thủ Thiêm - đi thăm chồng lần đầu, vừa nhìn thấy thằng chồng cà chớn, thấy mập mạp, tính cười, nhưng chợt hiểu ra, bèn méo xệch, y chang bà Liu Xia, hình trên!

Hà, hà!

It is only when a child is alone that he starts to become an adult, and it is only when a person is alone that he can achieve maturity. Loneliness is essential for adults. It encourages independence, and needless to say, the ability to endure loneliness is indispensable for strengthening character within social situations.

Chỉ một khi đứa trẻ cô đơn thì nó mới bắt đầu trở thành người lớn, và chỉ một khi 1 con người cô đơn thì nó mới có thể hoàn tất cái trưởng thành. Cô đơn là cần thiết cho những kẻ trưởng thành. Nó khuyến khích sự tự chủ, độc lập, và khỏi cần nói, cô đơn là không thể thiếu, để làm mạnh mẽ, dẻo dai nghị lực, trong những hoàn cảnh xã hội.


Ui chao, đọc thì bèn nhớ tới bài này, của 1 vị độc giả thân hữu. 

Re: Kierkegaard

Friday, November 20, 2009 4:27 AM
Bai nay tuyet qua di, toi thich lam... trong bai nay co kho^i tu tuong de khai thac va viet rat hay...
Tac gia Rolheiser thi sa^u sa+c qua mu+c sau sa+c!

Gởi bác Gấu bài Cultivating Loneliness nhé... người phàm tục như tôi phải chờ tan vỡ “mộng” mới quý cô đơn. Người thấy xa, thấy sâu như Kierkegaard thì quý cô đơn ngay từ đầu đời.

Viết đàng hoàng đi...
Độc giả TV

Tks. NQT
*
Nuôi dưỡng tâm hồn cô tịch

18-06-2006

Trong những thế kỷ gần đây, ít ai chạm đến cõi lòng con người một cách sâu xa như triết gia Đan-mạch, Soren Kierkegaard. Có nhiều lý do, một số rõ nét và một số không rõ nét. Rất nhiều người công nhận Kierkegaard là một người thông minh hiếm có.
Tuy nhiên lý do chính Kierkegaard có thể chạm đến cõi lòng chúng ta một cách sâu xa và khác thường có lẽ không phải do trí thông minh của ông mà do nỗi đau khổ của chính ông, đặc biệt là nỗi cô đơn. Albert Camus đã từng nói rằng chỉ trong cô độc cô đơn chúng ta mới tìm được mối dây ràng buộc chúng ta lại với nhau trong cộng đoàn. Kierkegaard thấu hiểu điều này và ông đã đi đến tận cùng tâm điểm của nó nên ông nuôi dưỡng một cách tích cực nỗi cô đơn của mình
Khi còn trẻ, ông cũng đã rơi vào lưới tình sâu đậm và, cũng đã có lúc ông dự định kết hôn với một người phụ nữ mà ông yêu say đắm. Tuy nhiên đến một lúc, khi cái giá cảm xúc đối với bản thân mình quá lớn và - (như câu chuyện đời ông đã hé cho thấy) – cái giá cảm xúc đó đối với người phụ nữ kia còn lớn hơn, ông đành từ hôn và quyết định sống độc thân quãng đời còn lại của mình. Lý do của ông là gì?      
Ông cho rằng những gì ông phải cống hiến cho cuộc đời xuất phát nhiều từ nỗi cô đơn của chính mình, và ông chỉ có thể chia sẻ sâu đậm nỗi cô đơn với những người trong cô đơn khi ông cảm nhận được nỗi cô đơn đó. Ông trực cảm, cô đơn sẽ cho ông chiều sâu. Dù quan niệm này có thể đúng hay sai, nhưng ông cho rằng hôn nhân ở phương diện nào đó có thể làm ông chệch hướng hay sao nhãng khỏi chiều sâu đó, dù chiều sâu đó làm cho ông đau khổ.      
Tôi ngờ nhiều người trong chúng ta sẽ cười lập luận của ông. Hôn nhân thì khó là thần dược để trị bệnh cô đơn, và một mình nó, nỗi cô đơn không bảo đảm làm cho tâm hồn có một chiều sâu. Cũng thế, nhiều người trong chúng ta sẽ phê phán điều tưởng chừng là ngụ ý của chuyện này, rằng cách nào đó, về mặt nội tâm, đời sống độc thân cao hơn đời sống hôn nhân, như thể đời sống hôn nhân là chướng ngại cho chiều sâu tâm hồn.      
Tuy nhiên, có một phần nào đó trong tâm hồn chúng ta, trọng tâm huyền bí của chúng ta, mà, tôi ngờ, sẽ hiểu rõ tại sao Kierkegaard làm điều này. Điều Kiergaard hiểu - dĩ nhiên là không hoàn hảo, vì – điều này luôn luôn có phần huyền bí nào đó, - là nối kết giữa nỗi cô đơn và điều huyền bí, nỗi khát khao và tính mật thiết, tình chăn gối.      
Điều này có nghĩa là gì? Bằng cách nào chúng ta nối kết với người khác trong cô đơn, khao khát? Việc chúng ta được nối kết một cách huyền bí với nhau có nghĩa là gì?        
Thánh Tô-ma A-qui-nô đã gợi ý có hai con đường để hợp nhất với một điều gì đó hay một ai, đó là: qua chiếm hữu thực thụ và qua ao ước. Chiếm hữu thực thụ thì dễ hiểu, là tiếp xúc cụ thể, hợp nhất thực sự, nhưng làm sao chúng ta nối kết được với ai hay điều gì qua ao ước?        
Trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải Booker, Con đường đói khổ cùng cực (The Famished Road), nhà văn Ben Okri tả một người mẹ Ni-giê-ri-a mắng mỏ đứa con trai quá bất an đã ám ảnh trong giấc mơ của bà: “Bước ra khỏi giấc mơ của mẹ! Đó không phải là chỗ của con! Mẹ đã lấy ba rồi!” Thật là một lời la mắng lạ lùng - rầy la người khác vì họ xuất hiện trong giấc mơ của mình! Nhưng con người huyền bí trong chúng ta hiểu điều này. Trong nỗi bất an và cô đơn, cũng như trong lời cầu nguyện cho nhau, chúng ta thường ám ảnh giấc mơ và tâm trí người khác một cách cũng sâu đậm như khi tiếp xúc qua thân xác.
Hơn thế nữa, khi thấu hiểu nỗi cô đơn của mình, chúng ta sẽ thấu hiểu giấc mơ của người khác. Kierkegaard hiểu điều này và lo ngại rằng nếu hôn nhân gây trở ngại cho nỗi cô đơn của ông thì cũng sẽ gây trở ngại cho khả năng ông đi vào giấc mơ của chúng ta. Dù lập luận của Kierkegaard có thể thiếu sót, chúng ta cũng không thể cãi lẽ với kết quả. Ông thật sự đã đi vào giấc mơ chúng ta và tiếp tục ám ảnh mạnh mẽ tâm thức nhiều người. Lời của ông đã giúp chữa lành, mang lại sức mạnh, đức tin và can đảm cho nhiều người.
Tại sao? Một phần vì nó có tính cách huyền bí và chúng ta cảm nhận nó bằng – trái tim nhiều hơn là bằng trí óc. Có thể hiểu được điều này, dù chỉ một phần: Nỗi cô đơn của chúng ta là phương tiện đặc ân, để qua đó chúng ta đi vào trái tim mình. Lắng nghe nỗi cô đơn của chính mình là cách để chúng ta tiếp xúc tiếp xúc với chính mình. Như cha Henri Noiwen nói, khi thấu hiểu được nỗi khát khao của chúng ta mà ta nhận thấy thì chẳng còn điều gì xa lạ với chúng ta (tầm cao cả, vĩ đại, lòng tham, lòng quảng đại, hụt hẫng, niềm vui, khả năng sát hại, khả năng chết cho người khác, tính ích kỷ, lòng thánh thiện.) Mọi cảm xúc và tiềm năng của con người nằm trong trái tim phức tạp đầy khiếm khuyết của chúng ta. Trong nỗi cô đơn và khao khát, chúng ta bắt đầu nhìn thấy chính mình.
Và khi thấm nhập sâu xa với chính mình thì chúng ta mới thấm nhập được vào người khác. Khi để nỗi cô đơn của chính mình ám ảnh mình thì khi đó chúng ta mới bắt đầu, trong ý nghĩa đẹp nhất của câu này, ám ảnh giấc mơ của nhau. Trong cô đơn và khát khao, lòng cảm thông được sinh ra. Khi không có điều gì xa lạ với mình, thì lúc đó cũng chẳng có ai là xa lạ với mình và lời nói chúng ta sẽ bắt đầu có sức mạnh chữa lành người khác.
Khi được hỏi: “Thi sĩ là ai?” Kierkegaard trả lời: “Thi sĩ là người bất hạnh, người giấu nỗi đau khổ sâu xa trong tâm hồn, nhưng đôi môi được tạo ra để làm sao khi cất lên lời than van hay kêu thét, nó nghe như một bản nhạc hay.”
Cô đơn là những gì làm cho chúng ta trở thành thi sĩ, nhà huyền bí, nghệ sĩ, triết gia, nhạc sĩ, người chữa lành, người thánh thiện.




*

THE POEM THAT TOOK THE PLACE OF A MOUNTAIN
There it was, word for word,
The poem that took the place of a mountain.

He breathed its oxygen,
Even when the book lay turned in the dust of his table.

It reminded him how he had needed
A place to go to in his own direction,

How he had recomposed the pines,
Shifted the rocks and picked his way among clouds,

For the outlook that would be right,
Where he would be complete in an unexplained completion:

The exact rock where his inexactnesses
Would discover, at last, the view toward which they had edged,

Where he could lie and, gazing down at the sea,
Recognize his unique and solitary home.
Bài thơ chiếm trái núi

[Dịch] theo kiểu dùi đục chấm mắm cáy, “mô tà mô” [mot-à-mot, word for word]
Thì đúng là, bài thơ đá đít trái núi, và chiếm chỗ của nó.

Nó thở không khí của trái núi
Ngay cả khi cuốn sách ở trên bàn biến thành bụi

Nó nhắc nhở, bài thơ cần, ra làm sao, như thế nào
Một nơi chốn để đi, theo cái hướng của riêng nó

Như thế nào, nó tái cấu trúc những ngọn thông
Bầy biện lại những hòn đá, và kiếm ra con đường đi của nó, giữa những đám mây

Viễn cảnh mà nói, thì OK
Một khi mà nó hoàn thiện, trong cái hoàn thiện không thể nào giải thích được

Đúng cục đá, khi cái không đúng của nó
Sẽ khám phá, vào lúc sau cùng, cái nhìn mà theo đó, chúng xen vô

Nơi nó sẽ nằm, và nhìn xuống biển
Nhận ra căn nhà độc nhất, cô đơn của nó.

Note: Bài thơ thần sầu, tuyệt cú mèo.
Gấu dịch hơi bị nhảm, nhưng "có còn hơn không", hà, hà!


Zbigniew Herbert

A TALE

The poet imitates the voices of birds
he cranes his long neck
his protruding Adam's apple
is like a clumsy finger on a wing of melody 

when singing he deeply believes
that he advances the sunrise
the warmth of his song depends on this
as does the purity of his high notes 

the poet imitates the sleep of stones
his head withdrawn into his shoulders
he is like a piece of sculpture
breathing rarely and painfully

when asleep he believes that he alone
will penetrate the mystery of existence
and take without the help of theologians
eternity into his avid mouth 

what would the world be
were it not filled with
the incessant bustling of the poet
among the birds and stones

Zbigniew Herbert

 

Một câu chuyện

Thi sĩ bắt chước tiếng chim
anh ta dướn cái cổ dài
trái táo Adam lồi hẳn lên
như 1 ngón tay vụng về trên cánh giai điệu

khi hát, anh thực tin
anh đi trước mặt trời mọc
bài ca ấm áp là nhờ vậy
cũng nhờ vậy, sự tinh khiết của những nốt nhạc cao

thi sĩ bắt chước giấc ngủ của những hòn đá
cái đầu của anh ta tụt vô vai
trông anh chẳng khác chi một mẩu điêu khắc
thở, hiếm hoi và đau đớn làm sao

khi ngủ, anh ta nghĩ chỉ mình anh ta
nhập vô được sự bí mật của hiện hữu
và đợp được vĩnh cửu vào trong
cái miệng thèm thuồng của mình
đếch cần sự trợ giúp của mấy đấng thần học

thế giới sẽ ra làm sao
nếu không được làm đầy bằng những tiếng lèm bèm
không ngừng của thi sĩ Gấu Cà Chớn