*






Tưởng niệm 7 năm TTT mất


Những đứa trẻ của Dickens (1)

17.2.1973
Em và anh thuộc loại máu lạnh ở xứ nóng không hợp thật. Mấy ngày em ở Sài Gòn, tuy nói với em là vẫn làm việc nhưng anh chẳng làm gì cả. Làm mấy bài thơ thì có. Lúc nào anh cũng ngóng, biết em không đến, nhất là hai bữa cuối trước ngày em đi. Em đi lần này không có anh đưa. Giả thử anh có đưa chỉ làm em nặng thêm, máy bay nặng thêm. Bữa ấy - chắc là có cô H.A đưa ra đến Phạm Ngũ Lão - có thấy nhẹ không?
Ngồi trước mặt em, anh thật chẳng hiểu mình ra sao, mình muốn gì. Bởi anh toàn nói bậy không. Lúc nào anh cũng cứ nghĩ chẳng nên làm em buồn, hãy cùng vui lúc bấy giờ. Nhưng cái vui anh gây ra cũng tệ. Anh tự hỏi : tại sao đối với em, anh không làm như với những người khác, hay bình thường là hai kẻ yêu nhau, như mọi người. Bữa em hỏi anh có sợ em không, bây giờ anh thấy có lẽ anh sợ em. "Sợ" như cái mặc cảm anh biết bắt rễ tự nơi anh ngày nhỏ:  không bao giờ anh có được cái mà tất cả mọi người đều có. Đứa trẻ bất hạnh mồ côi ra đời quá sớm mà. Nó chỉ nhìn đồ chơi bày trong tủ kính, nhìn đồ chơi những đứa khác chơi, nó chẳng có, chẳng ai nghĩ đến cho nó. Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi. Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.

Le Petit Chose là cuốn thầy Roch Cường dạy Gấu, năm học Đệ Nhị, trường Hồng Lạc, của Thầy Đoàn Viết Lưu, ở đường Sương Nguyệt Anh.

Lạ, là Gấu cũng nghĩ mình là 1 đứa trẻ bất hạnh của Dickens, như những nhân vật của Kim Dung, như Thừa Chí, Vô Kỵ, Kiều Phong.
Bà cụ C, bà cụ TTT thì phán, mày với thằng Tâm y hệt nhau, cứ thấy người nào giầu, là tởm rồi!
Bởi thế sau Gấu bị cô bạn, tức cô phù dâu, mắng, giầu có đâu phải là 1 cái tội.

Ui chao, cô này cũng… tội, suốt đời không hề tin có thằng thực tình yêu thương mình, mà chỉ muốn đào mỏ.
Sau gặp đúng thằng yêu mình, thì nó lại tởm "mỏ" của em, chủ trại cưa, trại lúa, trại máy xay gạo….
Về già Gấu vẫn thường băn khoăn tự hỏi, giả như em nghèo, dám bỏ Gấu Cái lắm!

Nhớ lần viết “Nước Cờ Hư Trúc” gửi đăng Văn Học [khi đó chưa giữ mục Tạp Ghi], “bị” đấng nhà văn PN gửi cho diễn đàn VHNT, của PCL, sau đó, Gấu đọc trong “Archives”, trong mấy đấng trong ban chủ trương, 1 đấng mắng, KD mà liên can gì đến… Dickens, nước cờ Hư Trúc, mà tâm hư, tâm rỗng cái gì? Chỉ là nước cờ “ăn may”, “buồn ngủ gặp chiếu manh”!

Cái tên Hư Trúc, là cái nghĩa của nước cờ, và còn của bao nhiêu cơ may của những nhân vật của KD.
Du Thản Chi may vớ được Dịch Chân Kinh, và may đọc ra nó.
Đoàn Dự may lạc vô hang động ở núi Vô Lượng gì gì đó, nhờ vậy mà học được Lăng Ba Vi Bộ!

Tâm Hư: TTT hình như cũng đã từng sử dụng nick này?


Hát Sau Lò Cải Tạo

Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.

TTT

Hai cuốn tiểu thuyết của TTT, Bếp LửaMột Chủ Nhật Khác, thần sầu ở chỗ là, tác giả “làm thơ” chứ không “viết văn”, và thơ thì cũng không phải là những từ hoa [hình tượng tu từ, figure rhétorique] mà là ảnh tượng.
Ảnh tượng, image poétique, không cần đến tri thức, cho nên nó khác hẳn mọi hình thức tu từ khác, như ẩn dụ, ám dụ…

NQT

Vấn đề “tương tự” trong ẩn dụ
THT.

Nietzche cho rằng mỗi một chữ trực tiếp trở thành ý niệm.
Note: Nietzsche.

Roland Barthes quả quyết: nhân loại dường như bị buộc vào sự tương tự.
Cần phải cho biết, trang mấy, dòng mấy, cuốn gì.

Lévy Strauss, Tristes tropiques, tr. 61.
Tên ông Tây này, viết với “y” ngắn: Lévi-Strauss.

Những lỗi như trên, đúng ra đừng nên có trong 1 bài viết quan trọng.
NQT

Nhưng theo Gấu cái tít bài viết, có vấn đề.

Bởi vì, có thể, "tương tự" là 1 từ hoa bắt đầu của mọi từ hoa - như Barthes viết thì Gấu không biết – nhưng, như Michel Foucault phán, trong Chữ và Vật, và Gấu chôm, để viết về Bếp Lửa của TTT: 

Ở cái thuở mở ra giống người, con người ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật. Nhìn cái cây 1 phát, là sững sờ rồi!
Nhưng rồi thời đại hoàng kim của “nhà văn đếch cần văn chương”, [“écrivains sans littérature”, chữ của Barthes] qua đi, văn chương, sau này, bắt đầu bằng cơn điên cuồng gọi tên sự vật, "la rage de nommer", với sự tiếp tay của con quỉ tương tự, "le démon de l’analogie", chữ của Foucault.

Những cái tên gọi như “tương tự”, “ẩn dụ”, “so sánh”… đều dùng để "xếp loại" những từ hoa [figures de rhétorique], và trong cái này có cái kia, trong “tương tự” có “ẩn dụ”, trong ẩn dụ có “so sánh”, “đối xứng”, thí dụ…
Thành thử, 1 bài viết "vấn đề tương tự trong ẩn dụ", theo GCC, vô ích, và đúng như thế: Đọc thì thấy THT bày ra đủ thứ trích dẫn, chỉ để làm loạn người đọc, theo Gấu.

*
*
*

*
*
*

Ngay từ năm 1973, khi đọc Bếp Lửa, là Gấu đã nhìn ra 1 cái "cực khác lạ" ở trong đó, những "hình ảnh thi ca", thay vì, những "ẩn dụ", và cũng đặt ra vấn đề của "tương tự", khi văn chương bắt đầu với những từ, như là “hình như là”, it seems to me that, il me semble que....

Ngay từ 1972, đúng hơn.
Gấu viết bài đọc Bếp Lửa hoàn toàn là vì Joseph Huỳnh Văn, khi quen anh, và khi anh làm tờ Tập San Văn Chương. Vì anh, và vì Nguyễn Tử Lộc, cũng quen cùng những ngày đó, mà Gấu viết cho TSVC.
Cả cái băng đảng đó, đều là “bạn quí” của Gấu, và Gấu đều chán ngấy. Thời gian đó, Gấu ghiền nặng lắm, cả đám bạn quí đều tởm Gấu, coi như hủi.

Cả 1 bài viết dài thòng, Gấu không đọc ra, 1 dòng, của riêng THT, dòng mà người đọc gọi là “sáng tạo”.
Nói ra thì "tưởng là" phách lối, nhưng Gấu viết, bất cứ cái chó gì, là để, bất thình lình [trong 1 bài kiểu của THT] tương ra 1 câu của riêng mình.

Liệu có gì là “tương tự”, không, khi, Dũng nhìn sang nhà kế bên, thấy 1 cái áo cánh trắng, phất phơ bay trong gió, trong nắng, và ngạc nhiên tự hỏi, áo của ai nhỉ, và bèn nhớ ra, hè rồi, Loan đi học trên tỉnh, về rồi.

Với 1 độc giả lười biếng, họ chỉ đọc đến có vậy.

Với 1 độc giả biết 1 tí về “tương tự”, biết tưởng tượng, cái này giống cái kia đúng hơn, thì đoạn trên có nghĩa tương tự: “anh yêu em”.
Dũng, đúng lúc đó, khám phá ra, tình yêu của mình.

Sinh Nhật

13.3.1973

Hôm nay sinh nhật anh đây. Nhận được một lúc 3 thư. Mở đọc chẳng biết cái nào trước cái nào sau. Đọc ào ào. Rồi chiều đọc lại. Coi như món quà mừng. Yên tâm vì thư không thất lạc. Mình đã là thứ thất lạc rồi, mà thư của mình thất lạc nữa thì là thất lạc của thất lạc...

Chỉ biết hôm nay sinh nhật, anh đến ngồi hai buổi ở sở. Không làm gì. Nghe những chuyện lẩm cẩm chật ních cả hai tai. Buổi sáng gặp một anh chàng làm thơ trẻ ngoài Pagode, hắn cho biết mới ngã ngửa ra là hai câu thơ "trời còn đêm nay còn mãi mãi" mà anh tưởng không có đoạn tiếp hóa ra anh đã làm một bài từ hồi nào, có đăng rồi mà quên .... [Thư gửi Đảo Xa]

TTT mất 22 Tháng Ba.

Và như thế, mỗi lần dân Mít tưởng niệm Tháng Tư, là bèn nhớ tới ông.
Và GCC bèn nghĩ đến Beckett, và những dòng thơ TTT trích, trong Thơ Ở Đâu Xa:

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Và, bèn nhớ đến bài thơ Anne Atik tưởng niệm Beckett: 

"THE USES OF POETRY"

by Anne Atik

FOR S.B. (13 APRIL 1906-22 DECEMBER 1989) 

I

A Bible-reading man, he came and left
between two holy days he didn't much observe:
the Good Friday of his birth, near the Christmas of his death.

 

Sử dụng thơ:

Một người đọc Thánh Kinh, ông ta tới và đi, giữa hai ngày thánh, mà ông chắc cũng đếch thèm để ý nhiều đến:
Thứ Sáu Tốt, của ngày sinh, và gần Giáng Sinh, của ngày chết.

Những đứa trẻ của Dickens (1)

17.2.1973
Em và anh thuộc loại máu lạnh ở xứ nóng không hợp thật. Mấy ngày em ở Sài Gòn, tuy nói với em là vẫn làm việc nhưng anh chẳng làm gì cả. Làm mấy bài thơ thì có. Lúc nào anh cũng ngóng, biết em không đến, nhất là hai bữa cuối trước ngày em đi. Em đi lần này không có anh đưa. Giả thử anh có đưa chỉ làm em nặng thêm, máy bay nặng thêm. Bữa ấy - chắc là có cô H.A đưa ra đến Phạm Ngũ Lão - có thấy nhẹ không?
Ngồi trước mặt em, anh thật chẳng hiểu mình ra sao, mình muốn gì. Bởi anh toàn nói bậy không. Lúc nào anh cũng cứ nghĩ chẳng nên làm em buồn, hãy cùng vui lúc bấy giờ. Nhưng cái vui anh gây ra cũng tệ. Anh tự hỏi : tại sao đối với em, anh không làm như với những người khác, hay bình thường là hai kẻ yêu nhau, như mọi người. Bữa em hỏi anh có sợ em không, bây giờ anh thấy có lẽ anh sợ em. "Sợ" như cái mặc cảm anh biết bắt rễ tự nơi anh ngày nhỏ:  không bao giờ anh có được cái mà tất cả mọi người đều có. Đứa trẻ bất hạnh mồ côi ra đời quá sớm mà. Nó chỉ nhìn đồ chơi bày trong tủ kính, nhìn đồ chơi những đứa khác chơi, nó chẳng có, chẳng ai nghĩ đến cho nó. Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi. Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.

Le Petit Chose là cuốn thầy Roch Cường dạy Gấu, năm học Đệ Nhị, trường Hồng Lạc, của Thầy Đoàn Viết Lưu, ở đường Sương Nguyệt Anh.

Lạ, là Gấu cũng nghĩ mình là 1 đứa trẻ bất hạnh của Dickens, như những nhân vật của Kim Dung, như Thừa Chí, Vô Kỵ, Kiều Phong.
Bà cụ C, bà cụ TTT thì phán, mày với thằng Tâm y hệt nhau, cứ thấy người nào giầu, là tởm rồi!
Bởi thế sau Gấu bị cô bạn, tức cô phù dâu, mắng, giầu có đâu phải là 1 cái tội.

Ui chao, cô này cũng… tội, suốt đời không hề tin có thằng thực tình yêu thương mình, mà chỉ muốn đào mỏ.
Sau gặp đúng thằng yêu mình, thì nó lại tởm "mỏ" của em, chủ trại cưa, trại lúa, trại máy xay gạo….
Về già Gấu vẫn thường băn khoăn tự hỏi, giả như em nghèo, dám bỏ Gấu Cái lắm!

Nhớ lần viết “Nước Cờ Hư Trúc” gửi đăng Văn Học [khi đó chưa giữ mục Tạp Ghi], “bị” đấng nhà văn PN gửi cho diễn đàn VHNT, của PCL, sau đó, Gấu đọc trong “Archives”, trong mấy đấng trong ban chủ trương, 1 đấng mắng, KD mà liên can gì đến… Dickens, nước cờ Hư Trúc, mà tâm hư, tâm rỗng cái gì? Chỉ là nước cờ “ăn may”, “buồn ngủ gặp chiếu manh”!

Cái tên Hư Trúc, là cái nghĩa của nước cờ, và còn của bao nhiêu cơ may của những nhân vật của KD.
Du Thản Chi may vớ được Dịch Chân Kinh, và may đọc ra nó.
Đoàn Dự may lạc vô hang động ở núi Vô Lượng gì gì đó, nhờ vậy mà học được Lăng Ba Vi Bộ!

Tâm Hư: TTT hình như cũng đã từng sử dụng nick này?


Hát Sau Lò Cải Tạo

Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.

TTT

Hai cuốn tiểu thuyết của TTT, Bếp LửaMột Chủ Nhật Khác, thần sầu ở chỗ là, tác giả “làm thơ” chứ không “viết văn”, và thơ thì cũng không phải là những từ hoa [hình tượng tu từ, figure rhétorique] mà là ảnh tượng.
Ảnh tượng, image poétique, không cần đến tri thức, cho nên nó khác hẳn mọi hình thức tu từ khác, như ẩn dụ, ám dụ…

NQT

Vấn đề “tương tự” trong ẩn dụ
THT.

Nietzche cho rằng mỗi một chữ trực tiếp trở thành ý niệm.
Note: Nietzsche.

Roland Barthes quả quyết: nhân loại dường như bị buộc vào sự tương tự.
Cần phải cho biết, trang mấy, dòng mấy, cuốn gì.

Lévy Strauss, Tristes tropiques, tr. 61.
Tên ông Tây này, viết với “y” ngắn: Lévi-Strauss.

Những lỗi như trên, đúng ra đừng nên có trong 1 bài viết quan trọng.
NQT

Nhưng theo Gấu cái tít bài viết, có vấn đề.

Bởi vì, có thể, "tương tự" là 1 từ hoa bắt đầu của mọi từ hoa - như Barthes viết thì Gấu không biết – nhưng, như Michel Foucault phán, trong Chữ và Vật, và Gấu chôm, để viết về Bếp Lửa của TTT: 

Ở cái thuở mở ra giống người, con người ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật. Nhìn cái cây 1 phát, là sững sờ rồi!
Nhưng rồi thời đại hoàng kim của “nhà văn đếch cần văn chương”, [“écrivains sans littérature”, chữ của Barthes] qua đi, văn chương, sau này, bắt đầu bằng cơn điên cuồng gọi tên sự vật, "la rage de nommer", với sự tiếp tay của con quỉ tương tự, "le démon de l’analogie", chữ của Foucault.

Những cái tên gọi như “tương tự”, “ẩn dụ”, “so sánh”… đều dùng để "xếp loại" những từ hoa [figures de rhétorique], và trong cái này có cái kia, trong “tương tự” có “ẩn dụ”, trong ẩn dụ có “so sánh”, “đối xứng”, thí dụ…
Thành thử, 1 bài viết "vấn đề tương tự trong ẩn dụ", theo GCC, vô ích, và đúng như thế: Đọc thì thấy THT bày ra đủ thứ trích dẫn, chỉ để làm loạn người đọc, theo Gấu.

*
*
*

*
*
*

Ngay từ năm 1973, khi đọc Bếp Lửa, là Gấu đã nhìn ra 1 cái "cực khác lạ" ở trong đó, những "hình ảnh thi ca", thay vì, những "ẩn dụ", và cũng đặt ra vấn đề của "tương tự", khi văn chương bắt đầu với những từ, như là “hình như là”, it seems to me that, il me semble que....

Ngay từ 1972, đúng hơn.
Gấu viết bài đọc Bếp Lửa hoàn toàn là vì Joseph Huỳnh Văn, khi quen anh, và khi anh làm tờ Tập San Văn Chương. Vì anh, và vì Nguyễn Tử Lộc, cũng quen cùng những ngày đó, mà Gấu viết cho TSVC.
Cả cái băng đảng đó, đều là “bạn quí” của Gấu, và Gấu đều chán ngấy. Thời gian đó, Gấu ghiền nặng lắm, cả đám bạn quí đều tởm Gấu, coi như hủi.

Cả 1 bài viết dài thòng, Gấu không đọc ra, 1 dòng, của riêng THT, dòng mà người đọc gọi là “sáng tạo”.
Nói ra thì "tưởng là" phách lối, nhưng Gấu viết, bất cứ cái chó gì, là để, bất thình lình [trong 1 bài kiểu của THT] tương ra 1 câu của riêng mình.

Liệu có gì là “tương tự”, không, khi, Dũng nhìn sang nhà kế bên, thấy 1 cái áo cánh trắng, phất phơ bay trong gió, trong nắng, và ngạc nhiên tự hỏi, áo của ai nhỉ, và bèn nhớ ra, hè rồi, Loan đi học trên tỉnh, về rồi.

Với 1 độc giả lười biếng, họ chỉ đọc đến có vậy.

Với 1 độc giả biết 1 tí về “tương tự”, biết tưởng tượng, cái này giống cái kia đúng hơn, thì đoạn trên có nghĩa tương tự: “anh yêu em”.
Dũng, đúng lúc đó, khám phá ra, tình yêu của mình.

Sinh Nhật

13.3.1973

Hôm nay sinh nhật anh đây. Nhận được một lúc 3 thư. Mở đọc chẳng biết cái nào trước cái nào sau. Đọc ào ào. Rồi chiều đọc lại. Coi như món quà mừng. Yên tâm vì thư không thất lạc. Mình đã là thứ thất lạc rồi, mà thư của mình thất lạc nữa thì là thất lạc của thất lạc...

Chỉ biết hôm nay sinh nhật, anh đến ngồi hai buổi ở sở. Không làm gì. Nghe những chuyện lẩm cẩm chật ních cả hai tai. Buổi sáng gặp một anh chàng làm thơ trẻ ngoài Pagode, hắn cho biết mới ngã ngửa ra là hai câu thơ "trời còn đêm nay còn mãi mãi" mà anh tưởng không có đoạn tiếp hóa ra anh đã làm một bài từ hồi nào, có đăng rồi mà quên .... [Thư gửi Đảo Xa]

TTT mất 22 Tháng Ba.

Và như thế, mỗi lần dân Mít tưởng niệm Tháng Tư, là bèn nhớ tới ông.
Và GCC bèn nghĩ đến Beckett, và những dòng thơ TTT trích, trong Thơ Ở Đâu Xa:

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Và, bèn nhớ đến bài thơ Anne Atik tưởng niệm Beckett: 

"THE USES OF POETRY"

by Anne Atik

FOR S.B. (13 APRIL 1906-22 DECEMBER 1989) 

I

A Bible-reading man, he came and left
between two holy days he didn't much observe:
the Good Friday of his birth, near the Christmas of his death.

 

Sử dụng thơ:

Một người đọc Thánh Kinh, ông ta tới và đi, giữa hai ngày thánh, mà ông chắc cũng đếch thèm để ý nhiều đến:
Thứ Sáu Tốt, của ngày sinh, và gần Giáng Sinh, của ngày chết.


Hát Sau Lò Cải Tạo

Trên Da Màu, trong bài “lại nói chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:

... Phạm Duy có gặp một số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có người hỏi Phạm Duy là: “Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai ông nầy thơ hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý trí quá khó phổ thành nhạc được.” Nói thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người đọc...
Source

PD phán như thế, theo tôi, là đúng, thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che đậy gì hết. Nhạc PD thiên về tình cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí dụ, giai thoại ăn chè Nhà Bè, nhờ đó mà dân Mít được thưởng thức bản nhạc phổ thơ MDHT], không phải thứ tình cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do cái tạng của ông, và có thể cũng là do yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức nhạc. Những bài thơ phổ nhạc của TTT, TTY không có nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ thơ của TTT, là bạn thân ngoài đời của ông, họ hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ nhạc thơ của ông.

PD đâu có thuộc cái giới đó.

Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái gọi là không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm nhạc không cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu ra đây, như là 1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi tính sau.
Nhạc PD, ngay cả phổ thơ, “đừng nhìn em nữa anh ơi, bướm em rách nát rồi”, thì làm sao so với "Chiều qua phá Tam Giang, nhớ em đang ngồi thư viện Gia Long, hay lang thang Passage Eden"?

Uống ly chanh đường thì phải chơi thêm cái môi em ngọt nữa cơ, mới đủ 1 cặp!
[Từ "1 cặp" này, chắc PD hiểu, của dân hít tô phe, trong có GCC!]

Cái giai thoại nghe nhạc phổ thơ TTT ở Trại Tù VC mà chẳng tuyệt thấu trời sao?
PD làm sao mà có được những giây phút thần kỳ như thế?

*

*

March 2011
(Translated by Nguyen Que Phuong, NLV's daughter)

*

Cái hình trên, là trong máy của Nguyễn Tôn Nhan, download vô cái USB của GCC.

*

TOMAS TRANSTROMER (b. 1931)

After Someone's Death

Once there was a shock
that left behind a long pale glimmering comet's tail.
It contains us. It blurs TV images.
It deposits itself as cold drops on the aerials.

You can still shuffle along on skis in the winter sun
among groves where last year's leaves still hang.
They are like pages torn from old telephone directories-
the names are eaten up by the cold.

It is still beautiful to feel your heart throbbing.
But often the shadow feels more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his armor of black dragon scales.

Translated from the Swedish by Robin Fulton

Sau Cái Chết của Ai Đó

Một lần, có 1 cú sốc
Nó để lại đằng sau nó 1 cái đuôi sao chổi dài, le lói.
Nó kiềm chế chúng ta. Nó làm những hình ảnh TV mờ đi.
Nó rớt chính nó đánh phịch 1 phát, như giọt nước lạnh trên bầu trời.

Bạn có thể trượt băng trong mặt trời mùa đông
giữa những khu rừng nhỏ, nơi những chiếc lá năm ngoái vẫn còn treo lủng lẳng.
Chúng giống như những trang giấy xé ra từ 1 cuốn niên giám điện thoại -
những cái tên thì bị cái lạnh giá đợp mẹ mất hết rồi.

Thì vưỡn đẹp như mơ, cảm thấy trái tim bạn vưỡn đập thình thịch.
Nhưng thường là cái bóng thì lại cảm thấy thực hơn là
cái người, cái cơ thể có xương, có thịt.
Tên samurai thì là cái chó gì,
so với bộ giáp của anh ta, và
những cái vảy rồng đen thui, kế bên.

Note: Bài thơ thần sầu. Gửi theo ông anh quá tuyệt. Bảy năm rồi, xác thân nào còn, linh hồn thì cũng có khi đã đầu thai kiếp khác, hoặc tiêu diêu nơi miền cực lạc. Nhưng cái bóng thì lại càng ngày càng lớn, dội cả về Đất Cũ:
VC bi giờ coi bộ trân trọng cái bóng của ông cùng cái áo giáp, mấy cái vảy rồng đen thui, còn hơn cả đám bạn quí hải ngoại của ông!

Hai cuốn tiểu thuyết của TTT, Bếp LửaMột Chủ Nhật Khác, thần sầu ở chỗ là, tác giả “làm thơ” chứ không “viết văn”, và thơ thì cũng không phải là những từ hoa [hình tượng tu từ, figure rhétorique] mà là ảnh tượng.
Ảnh tượng, image poétique, không cần đến tri thức, cho nên nó khác hẳn mọi hình thức tu từ khác, như ẩn dụ, ám dụ… 

Volkov: Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh ta bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.
Bạn nhìn ra một vô cùng cách biệt giữa Thơ Ở Đâu Xa và những tập thơ trước đó của TTT.
Điều này dễ hiểu, một trước, một sau, Trại Tù.
Nhưng lạ nhất, là sự vô cùng cách biệt, giữa Một Chủ Nhật Khác và những tác phẩm trước đó.
Có lần, một anh bạn cho biết, anh không thích Một Chủ Nhật Khác bằng Bếp Lửa.
Và anh giải thích: không có đám mình trong đó.
Cái anh chàng Kiệt bỏ chạy, rồi vội vàng bò về, vừa kịp để... chết, làm sao lại là một trong đám mình được?
*

Ở đầu truyện có cảnh Kiệt, đang học trong quân trường Thủ Đức, chắc vậy, được ngày phép cuối tuần, thay vì như mọi người, về hú hí với vợ con, chàng bèn nhẩy xe lô, ra bến xe đi một lèo xuống Mỹ Tho, có thể Cai Lậy, kiếm khách sạn ngủ, đêm thèm chết quá, bèn cứa mạch máu tay, sao không chết, bèn lủi thủi về nhà, bị vợ tra vấn quá, phịa chuyện gặp người tình cũ, cả hai đồng ý cùng chết, nhằm trốn tránh ba cuộc: Cuộc đời, cuộc tình, cuộc chiến.
Tới cuối chuyện, cảnh này mới thực sự xẩy ra, như trên cho thấy.
Độc giả tự hỏi: Khi tác giả viết đoạn đầu, liệu ông đã nhìn ra đoạn sau? 

Lạ, cảnh trên Hai Lúa cũng đã từng trải qua. Ấy là cái chuyện một ngày cuối tuần về Mỹ Tho, Cai Lậy, để kiếm một cô gái, chỉ mới nghe được tên.

Những ngày đó, Sài Gòn chưa hế biết đến chiến tranh.

Tôi biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng không, đúng không?...
Tự Truyện
 

Joseph Brodsky lại đưa ra một lời giải thích khác, khi được hỏi, tại sao thiếu vắng cái gọi là "cảm xúc nói ra lời hung bạo" (biểu hiện bạo động của cảm xúc, violent expression of emotion), trong thơ của những nghệ sĩ phổ cập, đại chúng, như Pushkin, Mozart, thí dụ vậy.
"Không có biểu hiện hung bạo của cảm xúc ở Mozart, bởi vì ông vượt lên trên cõi đó."
-Nhưng như vậy là thi sĩ muốn nhắm tới một thứ thơ "trung tính", vượt lên trên mọi cảm xúc?"
Nhà thơ trả lời, đây là vấn đề thời gian. "Cội nguồn của âm điệu [của thơ], là thời gian. Bạn chắc còn nhớ, tôi đã từng nói, bất cứ một bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại?… "Thời gian nói với từng cá nhân chúng ta bằng những giọng điệu thay đổi. Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó…"
Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó.
Điều này giải thích những dòng thơ "thiền" trong Thơ Ở Đâu Xa với những dòng thơ trước đó của Thanh Tâm Tuyền



*\

DAY 2

TOMAS TRANSTROMER (b. 1931)

After Someone's Death

Once there was a shock
that left behind a long pale glimmering comet's tail.
It contains us. It blurs TV images.
It deposits itself as cold drops on the aerials.

You can still shuffle along on skis in the winter sun
among groves where last year's leaves still hang.
They are like pages torn from old telephone directories-
the names are eaten up by the cold.

It is still beautiful to feel your heart throbbing.
But often the shadow feels more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his armor of black dragon scales.

Translated from the Swedish by Robin Fulton

Sau Cái Chết của Ai Đó

Một lần, có 1 cú sốc
Nó để lại đằng sau nó 1 cái đuôi sao chổi dài, le lói.
Nó kiềm chế chúng ta. Nó làm những hình ảnh TV mờ đi.
Nó rớt chính nó đánh phịch 1 phát, như giọt nước lạnh trên bầu trời.

Bạn có thể trượt băng trong mặt trời mùa đông
giữa những khu rừng nhỏ, nơi những chiếc lá năm ngoái vẫn còn treo lủng lẳng.
Chúng giống như những trang giấy xé ra từ 1 cuốn niên giám điện thoại -
những cái tên thì bị cái lạnh giá đợp mẹ mất hết rồi.

Thì vưỡn đẹp như mơ, cảm thấy trái tim bạn vưỡn đập thình thịch.
Nhưng thường là cái bóng thì lại cảm thấy thực hơn là
cái người, cái cơ thể có xương, có thịt.
Tên samurai thì là cái chó gì,
so với bộ giáp của anh ta, và
những cái vảy rồng đen thui, kế bên.


Nghệ Thuật Đen

"The easy possibility of writing letters," wrote Franz Kafka to Milena Jesenska, " ... must have brought wrack and ruin to the souls of the world. Writing letters is actually an intercourse with ghosts and by no means just with the ghost of the addressee but also with one's own ghost, which secretly evolves inside the letter one is writing or even in a whole series of letters, where one letter corroborates another and can refer to it as witness." Kafka's own ghost, or ghosts, still haunt his Letters to Milena. Nowhere else does he reveal himself more completely, for to no one did he bare his soul so utterly as to Milena Jesenska. "One can tell you the truth like no one else," he wrote to her, "and one can tell you the truth both for one's own sake and for yours; in fact, one can even discover one's own truth directly through you."
Franz and Milena's relationship reflected the contradictions of Kafka's Prague-Jew / Gentile, German / Czech-although between them these differences accounted for more concord than conflict, perhaps because both enjoyed "foreignness for its own sake." As the letters prove, however, their bond ran much deeper than mere affinity-so deep, in fact, that Kafka gave Milena all his diaries but the one he was still writing. And in that last notebook he wrote: "Always M.or not M.-but a principle, a light in the darkness!"
Thư gửi Milena: Intro 

“Cái việc viết thư dễ ợt,” Kafka viết cho Milena, “rõ ràng đem đổ nát điêu tàn đến với thế gian. Viết thư thực sự là giao tiếp với những hồn ma, và không chỉ những hồn ma của người nhận, mà còn là hồn ma của riêng một người, tức người gửi, và hồn ma này lặng lẽ, bí ẩn nhập vào bên trong lá thư kẻ đó đang viết, và ngay cả vào trọn những chuỗi thư, một khi thư này cộng tác với thư kia, và có thể quy chiếu về nó, như một chứng từ.”
Hồn ma của riêng Kafka, hay những hồn ma, vẫn ám ảnh những “Thư gửi Milena”. Không nơi nào khác, mà ở chính nơi đây, ông tự phơi mình ra, bởi là vì chẳng có ai ngoài Milena làm cho ông phơi linh hồn ra như thế được. “Kẻ có thể nói với em sự thực, như chẳng ai khác, ngoài kẻ đó ra”, ông viết cho Milena, “kẻ có thể nói sự thực nhân danh linh hồn của riêng kẻ đó, và của em; sự thực, kẻ có thể, ngay cả khám phá ra sự thực của riêng kẻ đó trực tiếp qua em.”
Mối giao tình giữa Franz và Milena phản chiếu những mâu thuẫn Prague-Jew / Gentile, German / Czech, của Kafka- mặc dù giữa chúng những khác biệt này tỏ ra đồng thuận hơn là xung đột, có lẽ bởi là vì cả hai đều thích “hồn ai người nấy giữ”. Như những lá thư chứng tỏ, giao tình của họ thì sâu đậm, thật sâu đậm, Kafka giao hết nhật ký của ông cho Milena, trừ cuốn ông đang viết, và trong cuốn sổ ghi chót, ông viết: “Luôn luôn M. hay không M – nhưng một nguyên tắc, một tia sáng trong đêm tối”.
Thư gửi Milena: Lời giới thiệu.

Với thế nhân, người phàm, trong cái trò ma mãnh viết thư, trao đổi giữa anh/em cùng trong giới giang hồ gió tanh mưa máu, thì cả hai đều được rất nhiều, khi nghĩ rằng, thư từ trao đổi như thế, là sự chiến thắng của dối trá, On gagne beaucoup à penser la correspondance comme le triomphe du mensonge.


*

Trả lại người gửi

*

Sau khi xuất hiện những bức thư gửi “đảo xa”, Gấu băn khoăn tự hỏi, liệu ông anh biết, sau này, chúng sẽ bị tung hê lên… net?
Biết, chắc chắn biết!
Cái em người yêu của TCS, đi lấy chồng mà còn giữ khư khư cái gia tài của TCS để lại, nữa là.

Những bức thư đó chứa đựng phần bóng tối, phần dối trá của chúng, như trong thư gửi độc giả của tờ ML, và trong cái trò thư từ trao đổi này, nhà văn là bậc thầy. Những thư của họ thì thuộc 1 vùng nhiễu nhương, giữa đời và tác phẩm, giữa thực tại và tưởng tượng.

Trong số báo, có bài sau đây, cực thú. TV sẽ dịch hầu độc giả.

*

Giây phút nguy hiểm nhất: Thức 1 phát, thấy mình đếch là mình!
"Tớ chết mỗi ngày".
Borges giải thích rõ thêm: Chúng ta chết và sinh mỗi ngày.

Hồi rước Gấu Cái từ Cai Lậy về Sài Gòn, trên chiếc thuyền Noé, tối hôm trước, Gấu đem mấy bức hình của BHD bỏ vô… lửa hết thẩy, vì nghĩ, lỡ vô tình nhìn thấy, Bả đau lòng. Toàn đồ hiếm quí, lần đi Đà Lạt chụp em đứng trên đồi thông, giá mà còn, biết đâu chẳng có Một Chủ Nhật Khác, như ông anh, hà, hà!

Cái tính của Gấu nó khỉ như thế, chán thế. Thời gian BHD bịnh, sắp đi xa, Gấu biết tới…  hai người có số điện thoại của em, một là NKL, bạn từ hồi còn học trung học, đã từng gặp em lần em lái xe hơi xuống Quận Cam; hỏi 1 phát, là đưa, vậy mà Gấu chỉ nhờ nhắn giùm, thằng cha Gấu Cà Chớn nó xin số phôn, để hỏi thăm đấy, em gật đầu, nói, để tui gọi cho anh ấy tiện hơn.
Thế rồi vờ.

OK, vờ thì vờ, Gấu đâu phải thứ năn nỉ, còn “mệt và giận tính bợp cho em vài phát” (1), lần cuối cùng gặp bên ngoài trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn, nữa là!
(1)

Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.

Khu Rừng Trong Đêm

DP, ký giả, nổi tiếng lắm, bạn thằng em trai đã tử trận, đọc đoạn này, lắc đầu, phải tay em, là bợp rồi.
Anh thua TTT. Không nhớ ông anh của anh chẳng đã từng "làm", và "phán", "Em biết tay anh chưa"?

*

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest


Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác

Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai

Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi

Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn
Ðêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng

Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

12-56
Thanh Tâm Tuyền

Tập thơ "Thời Để Tưởng Nhớ", Time of Grief, vừa mới ra lò, 2013, thành ra có nhiều bài còn mới tinh mùi thời cuộc [mùi máu].

Thí dụ bài sau đây

BEI DAO (b. 1949)

Requiem

FOR THE VICTIMS OF JUNE FOURTH

Not the living but the dead
under the doomsday-purple sky
go in groups
suffering guides forward suffering
at the end of hatred is hatred
the spring has run dry, the conflagration stretches unbroken
the road back is even further away

Not gods but the children
amid the clashing of helmets
say their prayers
mothers breed light
darkness breeds mothers
the stone rolls, the clock runs backward
the eclipse of the sun has already taken place

Not your bodies but your souls
shall share a common birthday every year
you are all the same age
love has founded for the dead
an everlasting alliance
you embrace each other closely
in the massive register of deaths.

Translated from the Chinese by Bonnie S. McDougall and Chen Maiping 

Kinh Cầu
cho những nạn nhân ngày 4 Tháng 6

Không phải người sống mà là người chết
Dưới bầu trời tím mầu tận thế
Đi thành nhóm
Đau khổ hướng-dẫn-dắt khổ đau
Tới tận cùng thù-hận-là-thù-hận
Mùa Xuân chạy khô quánh,
Tai ương nối vòng tay nhớn, không bị bẻ gẫy
Con đường trở về [Thời Ngụy] xem ra xa vời [Xưa rồi Diễm ơi] làm sao!

Không phải thánh thần mà là những đứa con nít
Giữa tiếng va chạm mũ sắt của lũ Ngụy
Đọc lời cầu nguyện
Má huyền thoại nuôi ánh sáng
Bóng tối nuôi má
Đá lăn trầm, đồng hồ [sau 30 Tháng Tư] chạy ngược [tới Thời Đồ Đá]
Mặt trời đứng sững, đúng vào lúc Thiên Cẩu Xực Mặt Trời.

Không phải cơ thể, mà là linh hồn của anh
Sẽ chia sẻ ngày sinh cùng nhau mỗi năm
Các anh thì đều cùng một tuổi
Tình yêu kiếm cho những người chết
Một đồng minh đời đời
Các anh, người nào người nấy ôm chặt lấy nhau
Trong danh sách khổng lồ, tập thể, của
Những người đã chết đều có thực.

Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẽ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay ở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không có may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay và điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đó đọc lên một câu liền có người khác phụ họa theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.

“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest 

Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”

Thảo Trường:

Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ

Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền.

Il fait bon. Dans le foyer doucement traine
La voix du plus mélancolique des mois.
- Ah! les morts, y compris ceux de Lofoten -
Les morts, les morts sont au fond moins morts que moi.

Oscar Vladislas de Lubicz Milosz

Trời thì đẹp. Trong Bếp Lửa,
Nhè nhẹ kéo dài,
Tiếng thở dài dài,
Buồn xiết bao,
Những ngày ở Sài Gòn.
-Ui chao! những người chết, kể cả những người đã chết ở Sài Gòn,
Những người chết, những người chết, nói cho cùng,
Thì không chết bằng Gấu chết.

Đặng Tiến hình như đã từng đặt câu hỏi, tại sao TTT không có đệ tử.
Gấu không nhớ ông trả lời ra sao.
Đám đệ tử của Thầy Cuốc, do Gấu hay nhắc đến TTT, bèn đổ diệt cho Gấu là đệ tử của ông.
Và của Camus.
Nếu là đệ tử TTT, thì không thể là đệ tử của Camus.
TTT không chịu nổi Camus.
Khi Camus mất, ông phán, cái chết, vì tai nạn xe hơi, đã nhốt chặt Camus vào dĩ vãng!
Sai, như mọi người đều thấy, Camus ngày một sáng rỡ.
Gấu rõ ràng không phải đệ tử của TTT.
Văn TTT là thơ, ông viết cực lắm.
Gấu viết như đùa. Gấu Cà Chớn mà, như mọi người đều thấy.
Gấu đã thử cắt nghĩa, do thơ TTT là thơ trí tuệ, và thứ này hiếm, quá hiếm trong cõi thơ Mít, thành ra TTT đếch có đệ tử.
Tuy nhiên, bữa nay, đọc bài viết về Ionesco trong số Books, thì lại nhìn ra 1 cắt nghĩa khác về thơ TTT.

Tại làm sao Ionesco đếch được Nobel văn chương?

*

*


Chinua Achebe, 1930-2013

Chinua Achebe

HTN, trên nhật báo Tự Do, khi Bếp Lửa xb lần thứ nhất, đã chê câu văn [tả Thịnh, cô con gái riêng của ông Chính,"lăn lộn như 1 con chó điên", bữa hạ huyệt bố]: Tả như thế là sỉ nhục con người.
Chinua Achebe chỉ ra những miêu tả người Phi Châu, như là những con vật, trong Trái Tim của Bóng Đen của Conrad, và phán, đây là 1 nhà văn phân biệt chủng tộc.
Nhưng Simon Willis, trên tờ Intel, trong bài viết “Ghi chú về 1 giọng văn”, đã coi đây là 1 trong những điểm mạnh của Coetzee.

STRONG POINTS

(1) Pronouns. "I" or "he" are simple words, unless Coetzee writes them. "Boyhood" (1997), "Youth" (2002) and "Summertime" (2009) are all autobiographical works. The first two are written in the third person present tense. In the third, Coetzee is dead. The game poses serious questions. How much can we know about ourselves? What does it mean to tell the truth? (2) Form. As well as oblique memoirs, Coetzee has written allegories and epistles. In "Diary of a Bad Year" (2007) he divided each page into three, one for each strand of the narrative. The result is a beautiful counterpoint, a fugue for three voices. (3) Animals. They give Coetzee many of his most piercing images of human degradation. Michael K drinks "like a guilty dog". The magistrate in "Waiting for the Barbarians" (1980) hangs from a tree "like a great old moth with its wings pinched together, roaring, shouting".

Điểm mạnh

1. Đại từ.
“Tôi”, hay “anh ấy” thì là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee, khi ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood" (1997), Tuổi Trẻ, "Youth" (2002), Hạ Thì, "Summertime" (2009), thì đều là những tác phẩm tự thuật. Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi thứ ba, thời hiện tại. Trong cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm. Trò chơi đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng: Chúng ta biết, nhiều như thế nào, về chúng ta?  Nghĩa là gì, nói... sự thực?
2. Hình thức. Thể dạng.
Xiêu vẹo tới đâu hay tới đó, đó là hồi ký, đó là Coetzee khi viết những ẩn dụ, và thư từ. Trong Nhật Ký Năm Xấu, "Diary of a Bad Year" (2007), ông chia 1 trang ra thành 3, mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng kể. Kết quả, 1 tẩu khúc cho ba giọng.

3. Loài vật. Chúng đem đến cho Coetzee rất nhiều, trong số những hình ảnh thê thảm nhất của sự thoái hóa của con người. Michael K uống “như 1 con chó phạm tội”. Viên quan tòa trong "Đợi bọn Rợ”, treo trên cành cây, “như 1 con bướm già, cánh dúm vào nhau, rống lên, la lên”.


Notes on a Voice

FAVOURITE TRICK

Using doubles. Animals were the subject of Coetzee’s Tanner Lectures at Princeton in 1997. Except he didn’t give his opinions. He told stories about a writer giving hers. The most provocative of them compared industrial meat production with the Holocaust. Some critics thought he was being evasive; others that he was thinking about how ideas are embodied and lived.

Mánh viết

Sử dụng những kẻ thế thân,“tớ đấy, nhưng không phải tớ”. Loài vật là đề tài của Coetzee trong những lần diễn thuyết "Tanner Lectures", ở Princeton, vào năm 1997. Nhưng ông đếch coi đó là quan điểm, vị thế của mình, và “bật mí”, của một nhà văn, một nữ văn sỡi.
Căng nhất, gây tranh cãi nhất, là chúng được so sánh với kỹ nghệ sản xuất thịt [người] ở Lò Thiêu.
Một vài nhà phê bình thì nghĩ rằng thì là Coetzee chơi trò ẩn hiện, evasive: lẩn tránh, thoái thác; một số khác, ông ta đang suy nghĩ về, như thế nào, làm sao, những tư tưởng đó được cưu mang, và sống, với nhau.

ROLE MODELS

Not hard to spot: Coetzee writes novels about them. "Foe" (1986) is a reworking of "Robinson Crusoe", "The Master of Petersburg" (1994) is about the life of Dostoyevsky. The influence of Kafka is felt in Michael K’s name, which evokes "The Trial", as do his run-ins with obscure and violent authority.

Hàng Mẫu

Dễ ợt, nhận ra liền tù tì: Coetzee “đi” những cuốn tiểu thuyết về họ. “Foe” (1986), là nhái lại, làm lại "Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký" [Thảo nào, TTT “viết lại” Một Chủ Nhật Khác, dành riêng cho Đảo Xa!] “Sư Phụ ở Petersburg” (1994), là về cuộc đời của Dos. Ảnh hưởng của Kafka thì ngửi ra liền, qua cái tên Michael K, làm bật ra “Vụ Án”, cùng với chúng, là những cuộc uýnh lộn của ông với quyền uy tối tăm và hung bạo.


*


*\

DAY 2

TOMAS TRANSTROMER (b. 1931)

After Someone's Death

Once there was a shock
that left behind a long pale glimmering comet's tail.
It contains us. It blurs TV images.
It deposits itself as cold drops on the aerials.

You can still shuffle along on skis in the winter sun
among groves where last year's leaves still hang.
They are like pages torn from old telephone directories-
the names are eaten up by the cold.

It is still beautiful to feel your heart throbbing.
But often the shadow feels more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his armor of black dragon scales.

Translated from the Swedish by Robin Fulton

 

DAY 49

GUILLAME APOLLINAIRE (1880-1918)

L'adieu

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

The Farewell

I picked this fragile sprig of heather
Autumn has died long since remember
Never again shall we see one another
Odor of time sprig of heather
Remember I await our time together
Translated from the French by Roger Shattuck

Note: Mùa Thu Chết đã có bản tiếng Anh, tuyệt lắm, của BBT The Paris Review.
Chưa kiếm ra.
Nay có thêm bản này.

Câu "Hãy nhớ anh đợi thời gian của chúng ta cùng nhau", tuyệt.
Gấu Cà Chớn ngộ ra là, dịch là phải làm sao cho khác nguyên bản!
Và cái chỗ khác đó, là sáng tạo!
Một vị độc giả TV rất mê những bài "lộng dịch" của GCC.

Thí dụ, bài dưới đây:

EMPIRES

My grandmother prophesied the end
Of your empires, O fools!
She was ironing. The radio was on.
The earth trembled beneath our feet. 

One of your heroes was giving a speech.
"Monster," she called him.
There were cheers and gun salutes for the monster.
"I could kill him with my bare hands,"
She announced to me.

There was no need to. They were all
Going to the devil any day now
"Don't go blabbering about this to anyone."
She warned me.
And pulled my ear to make sure I understood.

Charles Simic

 

Đế Quốc [Đỏ]

Bà tôi tiên đoán ngày tàn của đế quốc [VC].
Ôi, lũ khùng, điên, vô lại, bất nhân…
Bà đang ủi đồ. Đài phát thanh thì đang ra rả, "Nối Vòng Tay Nhớn".
Mặt đất rung chuyển dưới chân chúng tôi.

Một trong những anh hùng, Sáu Dân, đang diễn thuyết.
“Tên Quỉ Đỏ,” bà tôi la lên.
Có những tiếng vỗ tay, tiếng súng hoan hô chào mừng Sáu Dân.
"Ta có thể giết nó, bằng đôi tay trần của ta".
Bà tôi tuyên bố với thằng cháu của bà. 

Bà ui, đâu cần làm dzậy.
Tất cả bọn chúng thành Quỉ thành Ma thành Bọ liền tức thì mà Bà.
“Đừng có mà rỉ tai cho bất cứ ai nghe Tin Mừng đó!”
Bà tui cảnh cáo.
Và kéo tai tôi đến đỏ ửng, để tin chắc thằng cháu của bà đã hiểu.

Ui chao, hóa ra là W. Benjamin cũng phán như thế, bạn chỉ cần thay “để cảm nhận”, bằng, “để dịch”! (1)
"To perceive the aura of an object we look at," wrote Walter Benjamin, referring more to the work of art than to landscapes, "means to invest it with the ability to look at us in return":
"Để cảm nhận hào quang của vật mà chúng ta nhìn vô", W. Benjamin viết - ông muốn qui nhiều về nghệ phẩm hơn là về phong cảnh - "có nghĩa là đầu tư nó, tiêm chích nó, cái khả năng nhìn trở lại chúng ta".
Phải làm cho bài thơ dịch “nhìn trở lại” chúng ta!


Chinua Achebe, 1930-2013

Chinua Achebe

HTN, trên nhật báo Tự Do, khi Bếp Lửa xb lần thứ nhất, đã chê câu văn [tả Thịnh, cô con gái riêng của ông Chính,"lăn lộn như 1 con chó điên", bữa hạ huyệt bố]: Tả như thế là sỉ nhục con người.

Chinua Achebe chỉ ra những miêu tả người Phi Châu, như là những con vật, trong Trái Tim của Bóng Đen của Conrad, và phán, đây là 1 nhà văn phân biệt chủng tộc.

Nhưng Simon Willis, trên tờ Intel, trong bài viết “Ghi chú về 1 giọng văn”, đã coi đây là 1 trong những điểm mạnh của Coetzee.

STRONG POINTS
(1) Pronouns. "I" or "he" are simple words, unless Coetzee writes them. "Boyhood" (1997), "Youth" (2002) and "Summertime" (2009) are all autobiographical works. The first two are written in the third person present tense. In the third, Coetzee is dead. The game poses serious questions. How much can we know about ourselves? What does it mean to tell the truth? (2) Form. As well as oblique memoirs, Coetzee has written allegories and epistles. In "Diary of a Bad Year" (2007) he divided each page into three, one for each strand of the narrative. The result is a beautiful counterpoint, a fugue for three voices. (3) Animals. They give Coetzee many of his most piercing images of human degradation. Michael K drinks "like a guilty dog". The magistrate in "Waiting for the Barbarians" (1980) hangs from a tree "like a great old moth with its wings pinched together, roaring, shouting".

Điểm mạnh
1. Đại từ.
“Tôi”, hay “anh ấy” thì là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee, khi ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood" (1997), Tuổi Trẻ, "Youth" (2002), Hạ Thì, "Summertime" (2009), thì đều là những tác phẩm tự thuật. Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi thứ ba, thời hiện tại. Trong cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm.
Trò chơi đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng:
Chúng ta biết, nhiều như thế nào, về chúng ta? 
Nghĩa là gì, nói... sự thực?

2. Hình thức. Thể dạng.
Xiêu vẹo tới đây hay tới đó, đó là hồi ký, đó là Coetzee viết những ẩn dụ, và thư từ. Trong Nhật Ký Năm Xấu, "Diary of a Bad Year" (2007), ông chia 1 trang ra thành 3, mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng kể. Kết quả, 1 tẩu khúc cho ba giọng.

3. Loài vật. Chúng đem đến cho Coetzee rất nhiều, trong số những hình thê thảm nhất của sự thoái hóa của con