*

1


Lướt Tin Văn

Phỏng vấn nhà báo, nhà thơ VƯƠNG TÂN

http://www.gio-o.com/Chung/VuongTanPhongVan3.htm

GCC không quen Vương Tân. Ông viết trước Gấu. Trong bài viết của ông về GCC có rất nhiều chi tiết sai, có thể là do ai đó kể lại cho ông nghe về GCC.
Nhân bài phỏng vấn, post lại bài viết của GCC có liên quan.
Trong bài viết của GCC có vài chi tiết sai, Phạm Thiên Thư là 1 trong những member của TSVC.
Sorry, my friend and take care. NQT
Quyên Di. Không đúng. Hoàng Yên Di.
*
*


Cái chuyện VT chê Gấu viết thua Nguyễn Nghiệp Nhượng, quá nhảm. Bởi là vì không thể nào so sánh hai tác giả này với nhau được. NNN viết thứ truyện hư hư thực thực, rất giống của Julien Green, 1 nhà văn Pháp, sinh tại Paris, gốc Mẽo. Còn của Gấu, cái nền của nó là cuộc chiến Mít, Miền Nam... Một thực, một ảo, làm sao so sánh.
VT, theo GCC, giống 1 thứ giai thoại. Những chuyện ông kể, thì cũng thế, đều biến thành giai thoại, thí dụ đi...  xe đạp tới gặp Nhu!
Chuyện “Vượt Mác”, tào lao. 
Bạn phải có tác phẩm, và độc giả đọc nó, rồi phán đoán theo đó. Không có tác phẩm, thì kể như tào lao cả.
Vương Tân, có, có khi còn trước cả Miền Nam, bây giờ, có gì đâu?

Đọc mà buồn: « Ce que j'en suis venu à ressentir avec une impérieuse intensité, c'est l'absence de Dieu. »: Buồn quá, không có Vua của Vua: Thượng Đế.

Độc giả Tin Văn

Lê Thị Huệ: Được biết Vương Tân đã có hơn nửa thế kỷ hoạt động sáng tác và làm báo, tác phẩm và giai đoạn nào làm ông ưng ý nhất từ 1954 đến nay.
Vương Tân:  Vương Tân tâm đắc nhất là tập khảo luận Vượt Mác viết năm 1955.  Trong đó trình bầy những nghiên cứu của Vương Tân cho thấy Các Mác đã ảo tưởng khi đưa ra học thuyết cộng sản. Nhất là vấn đề đấu tranh giai cấp và thuyết thặng dư giá trị đấu tranh giai cấp chỉ tạo ra một xã hội đầy máu và nước mắt phát sinh ra giai cấp mới là giai cấp cán bộ đặc quyền đặc lợi còn thuyết thặng dư giá trị thì ảo tưởng và hoàn toàn sai vì Việt Nam ta có câu phương ngôn “Một người lo bằng kho người làm”.  Và công nghệ là cốt lõi của sản xuất. Cái sức sản xuất của công nhân chẳng là cái đinh gì cả so với công nghệ và tài tổ chức của giới chủ.  Đã thế thời đại đã có chủ trương thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội thì đấu tranh giai cấp, đấu tố lập công xã chỉ bần cùng hóa nhân dân và không đi đến đâu.


Note: Đoạn trên đây, GCC đã sửa lỗi chính tả.

Chủ nghĩa Marx, nói về mặt lý thuyết, thì là 1 giấc mơ tuyệt vời của nhân loại. Sartre chẳng đã từng phán, không thể nào có chuyện vượt Mác. Tuy nhiên, về mặt thực hành, thì có nhiều thứ Mác lắm.
Cái chủ trương “thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội”, nếu Gấu nhớ không lầm, là của ông Nhu. Viết như trên, thì Nhu còn hơn cả Mác.
Và có thể vì vậy mà Nhu cho mời Vương Tân tới gặp?
Vào lúc mới lớn, Gấu cũng mê Mác lắm, nhưng thay vì vượt, thì đọc Mác, qua những đấng như Henri Lefebvre, Trần Văn Toàn, Lukacs… Cái này khoe rồi.
Giá mà Vương Tân cho xb Vượt Mác, thì bây giờ có cái để mà bàn. Viết như trên, đành chịu thua.

Nhảm nhất, là gán cho Gấu là hội viên của Hội Nhà Thổ VC.
Bài viết thì đầy lỗi chính tả. Phán, thì loạn cào cào. Chứng cớ thì chẳng có.
Chán!
Ghi chú trong ngày


Đọc toàn bài phỏng vấn nhà thơ Ngu Yên, trên Da Màu, GGC nhận ra, ông rất rành về thơ, nhưng không thể nào làm được thứ thơ, thực, đếch cần hay, chỉ cần đọc 1 cú, là biết ngay thơ của 1 tên Mít lưu vong.

Ý của GCC muốn nói là, trong thơ Mít phải có cái gì đó thật Mít, nhưng cũng thật nhập vô thế giới, cái thời Sau Lò Thiêu, hay Lò Cải Tạo, thí dụ.

Ở đây, câu của Adorno quả là tiên tri ra những nhà thơ như Ngu Yên: Sau 30 Tháng Tư 1975 mà còn làm thơ thì đại dã man, cả ở trong lẫn ngoài nước
Ông không thể làm được hai câu, của Charles Simic, mà GCC thực sự tin là, ông Simic này làm, để tặng… Gấu:

"The Wind":
Touching me, you touch
The country that has exiled you.

Thơ của Mít sau này, là thứ thơ mà nhà báo VC, Nguyễn Việt Chiến phán, về thơ của Bằng Việt, dưới đây:

"Thơ mà anh còn liếm được, nữa là em"
Thơ Mít hải ngoại sạch quá. Thơ quá. Thơm quá.
Có lẽ Mít chúng ta đang cần một thứ "thơ không thơ"?
Chúng ta thiếu hẳn 1 cái ‘vision’ về thơ!
Về thơ Mít.


Nhật Tuấn viết về

NHÀ THƠ BẰNG VIỆT

Tôi không quen ông Bằng Việt, cũng chưa một lần “diện kiến”, bởi lẽ tôi và ông là hai giai tầng khác nhau.
Ông là con gia đình cách mạng, từ Huế sau khi ra Bắc, cụ thân sinh thoát ly lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, mẹ tham gia hội phụ nữ, bởi vậy sau ngày Đảng, chính phủ về Hà nội, ông được đi Liên xô học luật. Còn tôi là học sinh “Hà Nội tạm chiếm”, những năm 60 khó vào đại học, phải đi lao động Tây Bắc, phấn đấu thành “thanh niên tích cực lao động XHCN”. Nếu ông là công dân hạng nhất thì tôi hạng ba, bởi vậy khó gặp nhau.
Tuy nhiên cũng có lần tôi vinh dự được ông nói tới. Đó là vào năm 1979, nhà thơ Nông Quốc Chấn về làm GĐ NXB Văn học thay nhà phê bình Như Phong.
Sếp cũ vừa đi, sếp mới chưa về tôi đã “vạ miệng”, làm sếp mới nổi trận lôi đình ký quyết định chuyển tôi lên Cao Bằng công tác. Vì tính chất “trù úm” quá rõ, tôi cương quyết chống lệnh không nhận quyết định.
Lúc đó nhà văn Nguyên Ngọc mới về làm Bí thư Đảng đoàn Hội. Nhà văn lóc cóc đạp xe lên Vụ tổ chức Bộ văn hóa xin chuyển tôi về tổ sáng tác, nhà văn Đào Vũ cũng xin tôi về báo Văn Nghệ… Thật hiếm khi nào Hội nhà văn “bênh vực” hội viên mình tích cực như vậy. Tuy nhiên mọi can thiệp đó chỉ làm sếp mới nổi giận đùng đùng : “Vận động… anh Nhật Tuấn vận động, lôi kéo Hội nhà văn…” và khăng khăng không rút lại quyết định.
 Những ngày đó chuyện này thành cửa miệng tại các cơ quan xuất bản, báo chí. Tại NXB Tác phẩm mới, vào một buổi sáng nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện này, nghe xong nhà thơ Bằng Việt buông một câu lạnh tanh:
” Đi Cao Bằng thì có gì phải làm rối chuyện lên thế ?”.
Lập tức Nguyễn Khải trỏ mặt Bằng Việt mắng :
” Vậy mai anh đi nhá ! “
Tất nhiên nhà thơ cười hề hề. 

Nhà thơ Bằng Việt hồi trẻ rất đẹp trai, nho nhã như nhà giáo, nói chuyện nhỏ nhẹ, có duyên làm nhiều cô chết mệt nên “tình sử” cũng phong phú có khi còn hơn Vũ Quần Phương. Tuy nhiên, chuyện đó cứ để trong dân gian, chưa nói tới. Thường thường, bác sĩ bỏ nghề y sang làm thơ thì chỉ được lộc thơ, riêng Bằng Việt bỏ nghề luật vẫn ăn lộc cả “lộc thơ” lẫn “lộc quan” là thứ “nghề luật” góp phần. Ông đã từng giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, một chức to ở cái thành phố oai nhất nước. Nghe nói khi hay tin nhà thơ làm Phó Chủ tịch HĐND TP, dân oan kéo đến xin gặp ông nhiều lắm khiến tan sở ông phải “chuồn” cửa sau. Chuyện đó thời nay là chuyện thường ngày ở cửa quan, ngày xưa cha ông nói “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, chắc nay phải đổi thành “quan thấy …dân kiện như lươn thấy rắn”. Câu này chỉ có nghĩa quan giống như lươn tiết chất nhờn lủi mất mỗi khi gặp dân oan chứ tuyệt nhiên không dám ví dân là…rắn.
Ngoài chức bên chính quyền, nhà thơ Bằng Việt còn làm Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Cùng với nhà thơ Hữu Thỉnh, ông là một trong hai hạt giống đỏ của Đảng trên mặt trận quản lý và lãnh đạo giới nhà văn, nhà thơ vốn là thành phần phức tạp nhất trong giới trí thức. Chẳng thế mà bất kỳ cuộc hội thảo thơ nào ở xứ ta, hai ông đều tới cầm càng hội nghị.
Mang trọng trách Đảng tin cậy vậy, Bằng Việt phải “mẫu mực” cho giới cầm bút noi theo, nghĩa là suốt từ thủa cho ra lò “Bếp lửa”, ông đã làm không biết bao nhiêu thơ :
Những gương mặt - Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973) - Đất sau mưa (1977)- Khoảng cách giữa lời (1984) - Cát sáng (1985) –Bếp lửa - Khoảng trời (Tập thơ) (1986) - Phía nửa mặt trăng chìm (1995) -Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2001)- Thơ trữ tình (2002) - Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2003)…
Làm nhiều vậy nhưng thơ ông tuyệt nhiên không một chút “tà khí” tức “bàng thống”, “phi chính thống” như nhà văn Huy Phương đã tổng kết : “tuyệt nhiên không nghe một tiếng thở dài”. Ngược lại, đôi khi thơ ông còn quá đà “mácxit hơn cả Đảng”.
 Trong bài thơ “ Rượu của Nguyễn Cao Kỳ “ có một chai rượu ông này gửi tới. Tất cả mọi người đều uống kể cả một ông tướng công an, trừ một anh lính phòng không :
“Đám đông ồn ào của chúng tôi cứ uống
Anh bạn chỉ ngồi im, cũng chẳng nói thêm gì,
Và bữa rượu bỗng dưng thành đắng đót” 

Khơi ra chuyện này, người ta thấy nhà thơ có thông cảm với anh lính “ thù Mỹ ngụy muôn đời muôn kiếp không tan” , cứng ngắc hơn cả chủ trương  hòa hợp dân tộc của Đảng.
Chính vì “phò chính thống” , nhà thơ phải”tỉnh táo” như Y Nguyên phỏng vấn Bằng Việt trên báo Thanh Niên .
“Thường thì người sáng tác ít khi “tỉnh” để có thể phân tích một cách rành rẽ về quá trình sáng tạo của mình, nhưng ông thì ngược lại, tỉnh táo, thận trọng, khôn ngoan...”
Kết luận vậy thì đau cho nhà thơ biết bao. Tuy nhiên chính vậy nên ông nhận được khá nhiều giải thưởng :
“Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
“Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982.”
“Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)”
“Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
“Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ "Ném câu thơ vào gió"
"Giải thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX”
Tuy làm “ thơ cung đình” nhưng không phải Bằng Việt không có thơ hay. Từ “Bếp lửa” còn tỏa nóng đến tận bây giờ tới những bài thơ tình lãng mạn một thời được chép trong sổ tay nhiều cô cậu sinh viên tổng hợp và sư phạm văn, được sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật điệp ngữ, ẩn dụ và nhân cách hóa : 

“Sương nơi ấy như triền mây trắng đặc
anh vẫn chờ em trắng một bến sương.
(Nơi Một Thủa Mùa Xuân Còn Ở Ðó)

”Anh vẫn đợi một buổi em về thay áo,
đợi một niềm vui sắc nhọn như mũi kim.”
(Tình Em Ðẹp Mãi Một Bài Thơ)

Nói anh nghe cuộc tình nào đã lỡ
con đường nào nức nở tiếng mưa rơi!
(Nét Buồn Mang Dấu Vết Thời Gian) 

Tuy nhiên tính lãng mạn “kiểu Pautopski”  nhạt dần theo tuổi tác, thơ Bằng Việt ngày càng đậm tính “suy tưởng triết học” , có thể do con người “luật học” trong ông đã lên tiếng.                 

                   “Ngày sống vội, tuần sống vội, năm sống vội
                    Tuổi hoa niên, trung niên, kế tiếp tuổi già
                   Chong chóng quay, rút cuộc được gì?
                     Được chuyển động – làm bù nhìn của gió…”
                                                                     (Nhớ Trịnh)

 Các nhà văn ta,về cuối đời như Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh…hoặc cuối chức như Nguyễn Khoa Điềm…thường “tái nhận thức” tức “nhận thức lại” để xí xóa đi phần nào “tính Đảng” quá đà trước đây. Trong Hội thảo thơ ở Hải Phòng, Bằng Việt nhắc các nhà thơ không thể thoát ly xã hội :
“ Tôi nghĩ, đã là một thành viên, đồng cam cộng khổ với cộng đồng loài người, thì nhà thơ không thể thoát ra khỏi xã hội, vì vậy, khó có thể tuyệt đối hóa thiên chức của thơ mà chỉ nói đến thiên nhiên thôi sao?”
Tuy nhiên cái yếu tố “xã hội” trong thơ ông không mang những trăn trở, vấn nạn lớn của dân tộc  mà lại  lại giống như Y Nguyên đã phỏng vấn

” Người ta vẫn nghĩ thi sĩ thường lãng đãng, vẩn vơ trên mây trên gió, nhưng ông lại rất cập nhật thời sự. Cập nhật đến độ có thể biến những cái tưởng như không thơ thành thơ, như chuyện ô nhiễm môi trường khu du lịch sinh thái, chuyện xây cầu vượt, chuyện cấm đăng ký xe máy, chuyện làm phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long...?”

Mới đây hồi tháng 8- 2011, ông phát biểu trên mạng một câu động trời :
“Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ thì đấy là một sự ngu xuẩn”

Tất nhiên nếu cán bộ thường nói ở bàn nhậu thì chẳng sao, nhưng đây hẳn một ông “quan văn” cỡ bự. Nghe nói sau đó cán bộ an ninh đã gặp ông. Tất nhiên nhà thơ sẽ giải thích cho nhà an ninh vì sao phát biểu vậy. Chắc đồng chí an ninh đã quán triệt tình thế của nhà thơ đứng giữa Đảng và dân không thể không thông cảm với lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội LH VHNT Hà Nội . Có thể thấy Bằng Việt cũng như thơ ông luôn bị kéo co giữa một bên là nàng thơ và một bên là đồng chí chính trị viên.

Trên blog của mình, nhà thơ Thủy Hướng Dương có kể lại cuộc nhậu sau ngày bầu Bằng Việt làm Chủ tịch Hội LHVHNT Hànội, nhà thơ có ứng tác :

“Anh biết anh là người đến muộn
Bia uống vừa xong, bưởi vẫn còn thèm
Em đừng nghĩ là anh thất bại
Bia anh còn liếm được nữa là em!”

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có mặt lúc đó đề nghị đổi chữ” bia” thành chữ “thơ” : 

“Thơ anh còn liếm được nữa là em…”
Vậy là “thơ anh” quá…sạch…, sạch đến nỗi có thể …liếm được. Tới đây chợt nhớ bài “ Mùa sạch” của thi sĩ Trần Dần :

“Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch…” 

Nay thì xin thêm : “thơ sạch”. 

Nhà thơ Xuân Sách đã dựng chân dung Bằng Việt : 

“Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc vàng
Trăng mài mòn canh thâu.” 

16-2-2012 



Review

A Place in the Country
Walser by Sebald

The Genius of Robert Walser
http://www.nybooks.com/articles/archives/2000/nov/02/the-genius-of-robert-walser/
J.M. Coetzee
November 2, 2000 Issue

Was Walser a great writer? If one is reluctant to call him great, said Canetti, that is only because nothing could be more alien to him than greatness. In a late poem Walser wrote:

I would wish it on no one to be me.
Only I am capable of bearing myself.
To know so much, to have seen so much, and
To say nothing, just about nothing.

Walser, nhà văn nhớn?
Nếu có người nào đó, gọi ông ta là nhà văn nhớn, 1 cách ngần ngại, thì đó là vì cái từ “nhớn” rất ư là xa lạ với Walser, như Canetti viết.
Như trong 1 bài thơ muộn của mình, Walser viết:

Tớ đếch muốn thằng chó nào như tớ, hoặc nhớ đến tớ, hoặc lèm bèm về tớ, hoặc mong muốn là tớ
Nhất là khi thằng khốn đó ngồi bên ly cà phê!
Một mình tớ, chỉ độc nhất tớ, chịu khốn khổ vì tớ là đủ rồi
Biết thật nhiều, nhòm đủ thứ, và
Đếch nói gì, về bất cứ cái gì

[Dịch hơi bị THNM. Nhưng quái làm sao, lại nhớ tới lời chúc SN/GCC của K!]

Walser được hiểu như là 1 cái link thiếu, giữa Kleist và Kafka. “Tuy nhiên,” Susan Sontag viết, “Vào lúc Walser viết, thì đúng là Kafka [như được hậu thế hiểu], qua lăng kính của Walser. Musil, 1 đấng ái mộ khác giữa những người đương thời của Walser, lần đầu đọc Kafka, phán, ông này thuổng Walser [một trường hợp đặc dị của Walser]."
Walser được ái mộ sớm sủa bởi những đấng cự phách như là Musil, Hesse, Zweig. Benjamin, và Kafka;  đúng ra, Walser, trong đời của mình, được biết nhiều hơn, so với Kafka, hay Benjamin.

W. G. Sebald, in his essay “Le Promeneur Solitaire,” offers the following biographical information concerning the Swiss writer Robert Walser: “Nowhere was he able to settle, never did he acquire the least thing by way of possessions. He had neither a house, nor any fixed abode, nor a single piece of furniture, and as far as clothes are concerned, at most one good suit and one less so…. He did not, I believe, even own the books that he had written.” Sebald goes on to ask, “How is one to understand an author who was so beset by shadows … who created humorous sketches from pure despair, who almost always wrote the same thing and yet never repeated himself, whose prose has the tendency to dissolve upon reading, so that only a few hours later one can barely remember the ephemeral figures, events and things of which it spoke.”

Viết mỗi ngày
Thời Sự

2.45 chiều 12/11 tại đồn CA phường Xuân La. Luật sư Trần Vũ Hải đứng trên ban công tầng 2 nói vọng xuống sân, với hàng chục dân oan và nhà hoạt động nhân quyền: "Sáng nay họ bắt tôi trước mặt vợ tôi, con tôi, lôi tôi lên xe như một con chó, con lợn. 10 người mặc thường phục, không giấy tờ, không lệnh bắt. Tôi sẽ chờ ông Nguyễn Đức Chung để làm rõ việc này. Tôi cần họ ký vào biên bản xác nhận họ bắt giữ người trái pháp luật, làm rõ ai là người ra lệnh bắt tôi".

Bà con vỗ tay hưởng ứng. Sau đó, CA và dân phòng bắt đầu bu lại, tìm cách xua mọi người ra khỏi sân, với lý do: "Đây là trụ sở của chúng tôi, nhà riêng của chúng tôi".

Doan Trang's photo.

Note: Nhà nước Vẹm hiện nguyên hình, nhà nước của 1 lũ côn đồ. Ở ngay thủ đô của chúng, chúng muốn bắt ai là bắt.
Đây là hiện tượng giẫy chết, nhưng cho tới lúc chúng chết, là cũng còn nhiều gian khổ.
Đây cũng là đòn nhơ bửn của Vẹm, từ khi “mới ra đời”, thời kỳ 45. Bắt cóc, thủ tiêu, ám sát, sử dụng côn đồ…  khi đổ bể thì kêu là “quần chúng tự phát”.

Ui chao, như thể ông già của Gấu, trước khi bị tên học trò làm thịt, đã nhìn ra cảnh tượng hiện tại, và để lại cho đám con của ông, niềm hãnh diện, tự hào, tụi mi không phải là con của 1 tên Vẹm!
Tks. Dad!


Lữ Giang vs RFA

Bài thân hữu gửi.
Tks VBT. NQT

V/v ông Diệm bị làm thịt. Theo GCC, Diệm chết vì không chịu cho Mẽo đổ quân, và làm trái ý Mẽo, là chúng thịt.
GCC đã có kinh nghiệm vụ này, khi làm bồi Mẽo, và đã kể ra rồi, trên TV. Chúng tới xứ Mít, đầy thiện ý, biểu không nghe, là thịt.
Đây là đề tài của cuốn Người Mỹ Trầm Lặng.
Bắc Kít nắm được
tẩy Mẽo, mới phịa ra cú đầu độc tù, nhân đó, thành lập MTGP. Mẽo hoảng quá, nhảy vô, Diệm cản, thịt!

Pico, đệ tử của Greene, giải thích:
It points out that innocence and idealism can claim as many lives as the opposite, fearful cynicism.

Một tên Yankee mũi lõ tới một nơi ở hải ngoại, đầu đầy ắp những ý tưởng về dân chủ và như thế nào, anh ta sẽ dậy một nền văn hóa cũ kỹ, cổ xưa, hết thời rồi một cách bảnh hơn - thì cứ nói huỵch toẹt ra ở đây, đường lối, cách hành xử, lối sống Mẽo. Một tên Hồng Mao đợi anh ta ở đó, bảo vệ chính anh ta, trước cái ý nghĩ khùng điên ba trợn như thế, bằng cách khuyên anh ta đừng để ý đến cái gì hết. Và giữa họ là 1 em Mít thơm như Mít, sẵn sàng nghe hai anh mũi lõ khuyên bảo, và hưởng lợi được, từ cả hai 
    "Người Mẽo trầm lặng" của GG, được viết năm 1955, và đặt để ở Việt Nam, lúc đó là nơi đang xẩy ra cuộc nổi dậy của lực lượng bản xứ, chống lại chế độ thực dân thuộc địa của Pháp. Lồng vào, hoặc phủ lên, tam giác tình, là 1 tam giác, với ba đỉnh Mỹ, Âu và Á, với những nhân vật, như là những biểu tượng, những con người bình thường bị lôi cuốn vào đó với những đau thương, nhức nhối của họ. Lạ, là tính tiên tri của cuốn tiểu thuyết….
    Nhưng đó không phải là lý do tôi đọc đi đọc lại “Người Mỹ Trầm Lặng”, như nhiều cuốn khác của GG, và luôn có nó cùng với tôi, như 1 cuốn thánh kinh cá nhân. Rõ ràng là, nếu bạn lang thang trong 1 thành phố Saigon hiện đại, như tôi đã làm, bạn có thể thấy cái tam giác tình của GG diễn ra ở mọi khách sạn khác. Và nếu bạn nghĩ đến Iraq, Afghanistan, và đâu đó, elsewhere, bạn thấy đường ven của cùng 1 câu chuyện.
    Điều cuốn sách thọi tôi, sâu thẳm hơn, riêng tư hơn nhiều. Cuốn tiểu thuyết đòi hỏi mọi người trong chúng ta, muốn cái gì từ 1 nơi chốn hải ngoại, và toan tính gì với nó. Nó chỉ ra, cái ngây thơ và cái lý tưởng có thể làm thịt rất nhiều mạng người, như cái đối nghịch với nó, cái đểu cáng đáng sợ. Và nó nhắc nhở tôi rằng, thế giới thì rộng lớn nhiều so với những ý nghĩ tư tưởng của chúng ta về nó, và như thế nào, người thiếu phụ ở trong cuốn sách, cái cô Phượng, sẽ luôn luôn ở bên ngoài một vòng ôm của 1 tên mũi lõ.  Nó còn ôm trọn những mảnh miểng hiểu biết - cái nền của tôi -  Á, Anh, Mẽo – vào trong cùng thai đố.


Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng  bật ra, khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám Bến Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp tùng Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là CIA, [an American attached to an economic aid mission - the members were assumed by the French, probably correctly, to belong to the CIA].  Không giống Pyle, thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét, suốt trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam.
Cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ cận kề với giấc mộng lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã từng, tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible, purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS."
Greene rất chắc chắn, về nguồn của "Người Mỹ trầm lặng":
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."

Ways of escape


Nhân chuyện Miến Điện, Mít mong được như họ. Khó lắm. Có thể vô phương. Miền Nam đã từng có dân chủ như Miến Điện, người dân đi bầu, người họ chọn, y chang Miến Điện, còn hơn Miến Điện, bởi vì Miến Điện còn khổ dài dài với vấn đề “nội thương” tôn giáo, sắc dân. Nhìn như thế, mới ra tội ác của đám VC nằm vùng. Cái chết của VC là còn do mắc míu với Tẫu. Bởi thế mà Tẩy vẫn khoe CS Mít có gốc Tẩy. Chỉ 1 khi HCM trốn thoát sự canh chừng của Cớm Tẩy, qua Moscow, rồi ăn lương Cớm Liên Xô, theo lệnh Xì về TQ, là kể như xong.

Trang Vila-Matas

Vila-Matas trả lời The Paris Review

Thú chôm chĩa

*

Giấc Mơ BHD

Tuổi thơ là một cơn mộng không biết là cơn mộng.

Trong nhiều năm nhiều năm, một giấc mơ trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một cái sân lớn của con phố Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá banh một mình sau ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những trận banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn thiu, nét đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban Nha thời hậu chiến. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một lúc, một phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ như thể nó là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản công. Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế - mỗi một phần của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào thiên tài mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi bịa ra những cú mơ mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán giả của nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh thoảng họ còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã, thằng nhỏ khốn khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại đó, mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một mình, cái sân vẫn cái sân, vẫn cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có một thay đổi: trong giấc mơ của tôi, những nhà cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc trời ở Nữu Ước, và điều này cho tôi cảm tưởng, mình là trung tâm của thế giới, và lạ lùng thay, tuyệt vời thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này thì thuổng me-xừ TL], tôi cảm thấy thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh thản, viên mãn, tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có ngày được đặt trên lên Nữu Ước, thì còn gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình tới Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống thực, cuộc đời thực, và đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc đó mới ‘đại gia’ làm sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi, tôi được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc họp. Tắc xi đưa tôi đến một khách sạn, và trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau khi lấy đồ đạc ra khỏi va li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi là những tòa nhà chọc trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo sư mời tôi, và hai bên ấn định sẽ gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò ra cửa sổ. Mình đang ở giữa giấc mơ của mình, tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn vậy, vưỡn thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy ra. Tôi đang ở trong giấc mơ của tôi, và giấc mơ là thực. Nhưng, chỉ  có vậy. Chấm hết! Trong một khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào trong không gian, vào trong khung cảnh, vào trong bức tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang sướng mê tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì đặc biệt xuất hiện. Tôi nhoài ra bên ngoài cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của khu Manhattan… vưỡn thế là vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên giường, và chẳng mấy chốc đi vào giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày nào ở Barcelone, chơi đá banh tại một cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất trong đời tôi, hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn tượng nhất. Và tôi khám phá ra rằng, ma thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ, thì không phải là Nữu Ước. Huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là cái cơ sự, luôn luôn là một đứa trẻ chơi đá banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng bát ngát chin phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó. Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.

“Y hệt như là, bất thình lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ của căn phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ nào, vị nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.

Và nàng nói, “Bây giờ H. hết lãng mạn rồi!”

Hình như, luôn luôn là, đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ thần của riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc Kỳ, thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.

Theo Enrique Vila-Matas

Trang Vila-Matas
Ui chao, mò ra được bài viết trên, sướng mê tơi.
Của Người Phước Ta.
Cám ơn ông Vila-Matas một phát!



Nghệ Thuật Viết Tiểu Thuyết: Gabriel Garcia Marquez (1927-2014) –  
http://damau.org/archives/39696

Bài phỏng vấn này, TV đã đi từ hồi Diễm Xưa:

García Márquez: Chuyện Nghề

Tên của ông này, ngắn gọn, là Garcia Marquez.
Viết Marquez, sợ lộn, như ta nói, Hồng Nhung, Tuyết Nhung... "Nhung" không, làm sao biết là ai?

Trong bài phỏng vấn, Garcia Marquez không nhận ông là đệ tử của Faulkner, và chính là do điều này, mà Naipaul gọi ông là 1 tên bất lương. (a)
Chưa kể cái chuyện tán vợ bạn thân, là Vargas Llosa, và bị ông này đấm bầm mắt.
Bạn thân của Fidel Castro.
Nhưng để xóa sổ dòng văn chương hiện thực huyền ảo, thì phải chờ Bolano. Ông này nói, nó bốc mùi. Đúng thế thực.
Garcia Marquez rất mê CS

(a)

Tôi không chắc, vào thời gian đó, tôi đã đọc Faulkner hay là chưa, nhưng bây giờ, tôi hiểu rõ điều này: kỹ thuật độc nhất để mà sử dụng vào nơi chốn, con người, hồi ức như vậy, chính là kỹ thuật của Faulkner, chỉ có nó mới có thể giúp tôi viết ra những gì đang nhìn thấy. Không khí, vẻ tàn tạ, cái nóng tại ngôi làng thật chẳng khác gì mấy, so với những gì tôi cảm nhận ở Faulkner. Đó là một đồn điền trồng chuối, và cũng là nơi cư ngụ của cả lố người Mỹ thuộc công ty trái cây: đâu có khác gì khung cảnh một Miền Nam Sâu Thẳm của Faulkner. Những nhà phê bình đã chỉ ra ảnh hưởng của Faulkner ở nơi tôi, nhưng đây là một sự trùng hợp thì đúng hơn: Tôi tìm ra chất liệu văn chương để mà đánh vật với nó, cũng cùng một cách mà Faulkner đã tìm ra và xử sự, với chất liệu tương tự.

Chuyện nghề

Vargas Llosa, cũng nhận xét y chang GM, nhân 1 xen thực sự xẩy ra ở 1 nơi chốn quê hương của ông - nó bước ra từ Faulkner - nhưng cái kết luận, thì ngược hẳn với GM – nó tiên đoán xen GM bị ăn đấm sau này, phân biệt đức hạnh giữa hai nhà văn, hai bạn quí:

He wrote in English, but he was one of our own
Vargas Llosa: Faulkner in Laberinto

Ông ta viết bằng tiếng Anh, nhưng đúng là 1 người của chúng tôi (1)

*

In the port I had bought a good supply of the least expensive cigarettes, made of black tobacco and a cheap paper that could have been used to wrap packages, and I began to smoke the way I did in those days, using the butt end of one cigarette to light the next, as I reread Light in August: at the time, William Faulkner was the most faithful of my tutelary demons.

V/v Một tên bất lương:

Ngay trang 7, cuốn Hồi Ký, Sống để kể chuyện do chính ông viết, là GM đã thú nhận, Faulkner là 1 trong những con quỉ-sư phụ hành hạ thời mới lớn của ông. Chẳng những là 1 đệ tử trung thành, mà còn bắt chước 1 nhân vật trong Nắng Tháng Tám, hút thuốc lá, lấy mẩu điếu thuốc vừa hút hết, châm điếu tiếp.


Mít vs Lò Thiêu Người

“Có một vấn đề ở đây là tình hình ở Chương Mỹ rất phức tạp, khi mọi người đến thì cũng nên thông báo để cho cơ quan công an có phương án bảo vệ. Đây là trách nhiệm của công an phải bảo đảm an ninh trật tự chứ đừng chủ động vào”, ông Chung - Giám đốc CA Hà Nội nói.

Như ông Chung nói, vậy ai vào huyện này cũng phải báo cho công an theo bảo vệ. Câu hỏi đặt ra là lực lượng công an của ông chắc quỡn quá há? Hơn nữa, nếu có quỡn thì giờ tui ra báo lính ông thì chúng có theo bảo vệ ...

See More

Tên này là Trùm Cớm, của Hà Nội, thủ đô của xứ Mít. Chương Mỹ thuộc Hà Nội, vậy mà tình hình rất phức tạp. Muốn tới đó, là phải thông báo Cớm VC, không lại bị đánh như mấy tên luật sư?

30.4.2014

CHÂN DUNG HAY “CHÂN TƯỚNG” NHÀ VĂN ?
(kỳ 2)

Nhà thơ Nguyễn Bính, tham gia cách mạng từ 1947, về Hà nội năm 1954, làm báo tư nhân Trăm hoa từ năm 1956. Thời đó, báo của Nguyễn Bính là cái gai đối với các nhà lãnh đạo văn nghệ. Ông “cả gan” chê thơ Tố Hữu và Xuân Diệu :”Vì những sai lầm nghiêm trọng, cần phải xét lại toàn bộ giải thưởng văn học 1954-1955; đề nghị đưa tập thơ Việt Bắc xuống giải nhì. Loại tập thơ Ngôi sao và một số quyển không xứng đáng.”. Táo tợn hơn nữa, Trăm Hoa còn “đề nghị bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lý hộ khẩu”. Tất nhiên chỉ ra được vài số Trăm Hoa “chết yểu” .Tuy không xơi đòn nặng như Nhân Văn Giai phẩm nhưng Nguyễn Bính cũng phải rời Hà Nội về Nam định làm anh nhân viên ngoài biên chế dưới sự “quản lý chặt chẽ ” của Trưởng ty văn hóa, nhà văn Chu Văn. Trong thơ chân dung về nhà thơ tình số 1 VN này , Xuân Sách điểm có hai tác phẩm tiêu biểu Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Giếng Thơi (1957) nhưng vẫn không quên “sự kiện báo Trăm Hoa” với tình cảm xót xa :

“Hai lần “lỡ bước sang ngang “
Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi
Trăm hoa thân rã cánh rời
Thôi đành lấy đáy “giếng thơi” làm mồ.

Nhà thơ Tú Mỡ trước cách mạng đã từng “ngang ngạnh” trong “dòng nước ngược” :

“Trong đình quan khách cỗ bàn.
Vòng ngoài dân đói hàng ngàn xúm đông
Há mồm lố mắt đứng trông
Chúc thầm các cụ các ông muôn đời”

Vậy nhưng từ ngày theo kháng chiến thì “Tú mỡ” đã thành “Tú tóp” :
“ Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua vui
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.”

Nhà thơ Quang Dũng tác giả “Tây tiến”- một trong số ít bài thơ hay nhất thế kỷ, năm 1957 phải đi chỉnh huấn trong vụ Nhân Văn Giai phẩm , từ đó ông sống rất nghèo ,lặng lẽ trong cương vị biên tập báo Văn Nghệ và sau là NXB Văn Học. Năm 1978, tôi cùng ăn cơm với ông tại nhà ăn tập thể NXB Văn học, Quang Dũng cao to nên ăn rất khỏe lâu lâu lại thấy ông đứng lên đi xin thêm cơm. Bà Gái cấp dưỡng lúc đầu còn cho thêm cơm, sau chỉ cho … miếng cháy. Xuân Sách viết chân dung ông với lời lẽ xót thương và mến phục :

““Sông Mã xa rồi tây tiến ơi...”
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người.
“Áo sờn thay chiếu anh về đất”
Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh
Gửi hồn theo mộng về tây tiến
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Nữ thi sĩ Anh Thơ (1921), được giải thưởng của Tự Lực Văn đoàn năm 1939 khi mới 18 tuổi, tác giả tập “ Bức tranh quê” (1941) . Đi cách mạng năm 1945 trở thành cán bộ phụ nữ và làm thơ cách mạng, đại loại như :

CON ĐÃ VỀ NƠI BÁC Ở NGÀY XƯA

Bác về, mời cụ “Các Mác’’ về, trên núi đá
Trong cả lòng hang, Bác tạc tượng người.
Như tạc niềm tin cho con cháu đời đời
Từ thẳm rừng sâu ngời lên chủ nghĩa.

Bởi thế, Xuân Sách có vẻ tiếc cho bà :

Ấy "bức tranh quê" đẹp một thời
Má hồng đến quá nửa pha phôi
Bên sông vải chín mùa tu hú
Khắc khoải kêu chi suốt một đời.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết gia vào loại hàng đầu ở ViệtNam nhưng số phận tác phẩm của ông thật bi thảm. Năm 1957, ông Trương Tửu và Trần Thiếu Bảo (nhà in Minh Đức) tổ chức giỗ Vũ Trọng Phụng và tái bản “Số đỏ”. Có kẻ ỏn thót với Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan là Vũ Trọng Phụng viết bài nói xấu ông ký ga , không may bố ông “lãnh đạo cao cấp” này lại cũng làm nghề đó. Thế là một chiến dịch triệt hạ Vũ Trọng Phụng được phát động. Ông bị quy là đệ tử của Freud, rồi ai đó moi trong thư viện ra bài báo của ông “Nhân sự chia rẽ giữa đệ tứ và đệ tam quốc tế, ta thử ngó lại cuộc cách mệnh cộng sản ở Nga từ lúc khỏi thủy cho đến ngày nay" in trên Đông Dương tạp chí số ra ngày 25/9/ 1937, ông bị quy là phần tử Trotskít. Từ đó Vũ Trọng Phụng coi như bị “khai trừ” khỏi văn đàn. Sau này khi tôi về NXB Văn Học, nhà phê bình văn học , Giám đốc Như Phong rỉ tai tôi :” Trong cuộc họp phê phán Vũ Trọng Phụng ở Thái Hà ấp toàn những nhà văn hàng đầu mà không một thằng nào dám mở mồm bênh Vũ Trọng Phụng lấy một câu…”. Mãi tới thời kỳ đổi mới, ông Lý Hải Châu, GĐ NXB Văn Học mới lần lượt tái bản tác phẩm của Vú Trọng Phụng. Khắc họa chân dung ông, Xuân Sách đầy lòng cảm phục :

Đã đi qua một thời "Giông tố",
Qua một thời “cơm thầy cơm cô”
Còn để lại những thằng “Xuân tóc đỏ”
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ”


Nhà văn Nam Cao , cha đẻ của Thị Nở, Chí Phèo, cán bộ cách mạng, từng phụ trách báo Cứu Quốc, hy sinh năm 1951 trên đường công tác thuế nông nghiệp ở khu III.Giả dụ ông còn sống như các nhà văn cùng thời khác , không hiểu có còn đứng vững trên lập trường cách mạng trong cơn “tai biến” “ Nhân Văn Giai Phẩm” như Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài…không ? Xuân Sách viết về ông đầy ưu ái :


“Em còn đôi mắt ngây thơ
Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho thị Nở ngày nay
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo!”

Nhà thơ, kịch tác gia Thế Lữ , tác giả của “Mấy vần thơ” (1935) trong có những bài nổi tiếng : Nhớ rừng, Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Bên sông đưa khách, Cây đàn muôn điệu và Giây phút chạnh lòng. Năm 1936, hoạt động kịch với Ban kịch Tinh Hoa, ban kịch Thế Lữ . Sau năm 1947, ông tham gia kháng chiến, năm 1957 được bầu làm Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, hầu như không viết gì .
Xuân Sách tiếc cho ông đã quá sớm “về vườn bách thú”:

“ Với tiếng sáo Thiên Thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi “

Nhà văn Bùi Hiển, nổi tiếng với truyện ngắn “Nằm vạ “ (1940), nhưng sau đó tham gia cách mạng quá sớm, không viết được gì nhiều, nổi bật là tập “Trong gió cát”. Năm 1958, ông viết truyện ngắn “Ngày công đầu tiên của cu Tí” để cổ vũ cho phong trào hợp tác xã. Truyện ngắn này được sử dụng trong giáo trình văn học phổ thông tại miền Bắc và cả nước Việt Nam trong nhiều năm. Những năm 1945-1960 ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ An, sau đó suốt trong nhiều năm , ông công tác trong Hội nhà văn VN.Xuân Sách giễu cợt :

“ Sinh ra “ trong gió cát”
Đất Nghệ An khô cằn
Bao nhiêu năm “nằm vạ”
Trước cửa hội Nhà văn”

(còn tiếp)

Nhật Tuấn

FB

Note: Cái này, "đi" trong dịp 30 Tháng Tư, được, được, thay vì loan tin đại công thần của chế độ, 007 Mít bị mất nhà!
Lật cái nón lên làm tên ăn xin mà VC cũng vờ!
(a)



Văn chương lạnh

Vấn đề là, chiến tranh tiếp nối chiến tranh, cách mạng tiếp nối cách mạng, phong trào, lực lượng chính trị, xung đột giữa họ trên đất TQ  hàng trăm năm qua đã ảnh hưởng lên mọi tầng lớp  trí thức. Tiếng nói ly khai không được khoan thứ, nhà văn bắt buộc phải trở thành chiến sĩ, họ không có một cách nào khác để tạo một cuộc sống. Họ thất bại trong việc cứu vớt đất nước, hay dân tộc, và thường là phải hy sinh tài sản, mạng sống. Văn chương lạnh chỉ có thể khả hữu một khi những áp lực chính trị không còn, có thể tránh được, và cuộc sống được bảo đảm. Chính vì thế mà khó khăn vô cùng cho văn chương Tẫu có thể có thứ "lạnh" này.
Từ đó, có thể nói, văn chương lạnh xúi người ta bỏ chạy để sống sót; đó là thứ văn chương từ chối bị bịt miệng để tìm sự cứu chuộc. Tôi tin rằng, 1 sắc dân đếch làm sao ban cho người dân da mùi của nó – da trắng chúng đâu cần, chúng muốn viết gì thì viết -  thứ văn chương "đếch có ích" 1 tí gì, như là văn chương lạnh, thì điều này không chỉ là bất hạnh cho nhà văn, mà còn là dấu chỉ đích danh sắc dân này quá cà chớn, nếu không muốn nói là, quá nghèo nàn, về tinh thần, về tinh anh, về đỉnh cao chói lọi.
Chính vì những lý do đó mà tôi đề nghị: Văn Chương Lạnh.

*

... on exile.

Exile is salvation. Exile is a writer's salvation. The goal is not exile. The goal is to write. There have been so many writers who have been forced to flee in order to write. Sometimes the oppression isn't even that extreme, but they still leave. Like James Joyce. It wasn't political oppression. But Joyce and Beckett, they never went back. It was psychological oppression in Ireland; the Catholic Church made them exile themselves. No, a writer cannot defeat a society. But he can save himself, which has been the case from ancient times until today.After Mao died [1976J, after the Cultural Revolution, Chinese society had a relative period of liberalization and I could travel and look at things. Lingshan was about seeking a starting point for consciousness, looking for an entry point on a spiritual level. It was mostly written in China and finished in France, but I had to wait until after Mao died and even then I couldn't think of having it published. I began writing Lingshan in 1982.    

Về lưu vong

Lưu vong là cứu rỗi. Lưu vong là cứu rỗi của nhà văn. Mục đích không phải là lưu vong. Mục đích là viết. Có rất nhiều nhà văn bị ép buộc phải bỏ chạy để viết. Đôi khi sự đàn áp không đến nỗi tới chỉ khiến họ phải bỏ đi, nhưng vẫn phải bỏ đi. Thí dụ James Joyce. Nhưng Joyce và Beckett, cả hai chẳng hề quay trở lại. Có một sự đàn áp về tâm lý ở Ái nhĩ lan: Nhà thờ Ky tô khiến họ tự lưu vong. Không, một nhà văn không thể đánh bại một xã hội. Nhưng anh ta có thể tự cứu mình, đây là một trường hợp từ cổ xưa cho mãi tới ngày này. Sau khi Mao chết [1976], sau Cách Mạng Văn Hóa, xã hội TQ có một thời kỳ tương đối cởi mở, và tôi có thể đi du lịch, nhìn tới nhìn lui những sự vật, con người. Lingshan, Linh Sơn, là về sự tìm kiếm một khởi điểm cho tâm thức, kiếm điểm nhập tầng tâm linh. Nó hầu hết được viết ở TQ và xuất bản ở Pháp, nhưng tôi phải đợi sau khi Mao chết, vậy mà khi đó vẫn không nghĩ có thể in nó ra. Tôi bắt đầu viết nó vào năm 1982.

V/v viết như là một cách để kiếm sống

Trông vào viết để có miếng ăn ư? Tôi nghĩ, tốt nhất, nên bỏ cái ý nghĩ đó đi. Đây là kinh nghiệm của riêng tôi. Lý do tôi viết – ‘văn chương lạnh’ – tôi gọi như vậy - bởi vì nó không liên quan tới thị trường. Đây là một yêu cầu nội tại. Chỉ khi nào bị thúc bách thì tôi mới cầm lên cây viết. Không phải để bán sách. Có thị trường sách, và chúng ta không chống đối chuyện khuyến mãi sách, bởi vì có thứ văn hóa tiêu thụ. Nhưng chúng ta đừng lẫn lộn hai thứ đó. Nhà văn phải thật là rạch ròi về đường ranh giữa sự tiêu thụ văn hóa, cultural consumption, và văn chương nghiêm túc. Liệu anh ta viết cho sự tiêu thụ của người khác hay là viết cho chính anh ta? Theo cái nhìn của tôi, văn chương nghiêm túc được viết dính cứng vào với mình, serious literary writing is inherent written for oneself. Chính là vì viết cho chính mình như thế mà chúng ta mới đạt tới được cái chân thực của cuộc đời, và nhờ đó mà có một cái gì có giá trị để mà cống hiến cho độc giả. Cũng vậy, là với những từ, những con chữ. Khi độc giả đọc chúng, họ cũng có thể kinh nghiệm chúng. Điều này “chuyển hóa” người đánh dấu, [This ‘transcends’ the marker]. Descartes nói, “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu”. Với nhà văn, điều này không có nghĩa, “Tôi trình bầy chính tôi, vậy tôi hiện hữu [‘I express myself therefore I am']," nhưng mà là, “Tôi viết, vậy tôi hiện hữu”. Bằng viết, anh ta không còn sống trong mù lòa, ngớ ngẩn, mà trong sự sáng suốt của tâm hồn. Tự thân, kinh nghiệm tự hiểu mình và xác nhận giá trị những gì viết ra - xẩy ra trong khi viết – thì cũng là khẳng định giá trị của nhà văn và điều này đủ là một phần thưởng rồi.

Về ‘văn chương nghiêm túc’

Không phải tất cả những nhà văn theo đuổi văn chương. Bạn có thể lèm bèm về văn chương, viết cái tạp này, cái phiếm kia, cái biếm nọ. Nhưng, cái mà tôi đang viết là cái nói tới sự thực, là đối diện với nó. Bạn còn phải vượt lên sự yếu đuối của bạn nữa đấy, bởi mỗi nhà văn là một con người. Bạn phải tự vượt chính mình, theo cái kiểu tự học, vượt cái tôi đáng ghét, chỉ biết có mình, để có một cái nhìn thật rõ ràng về thế giới, và nhìn với ý thức, với lương tâm của mình. Đó là điều mà tôi gọi là ‘văn chương nghiêm túc’. Đông hay Tây thì cũng vẫn vậy, luôn có thứ văn học đó, nó là thứ văn học độc nhất được viết ra, sẽ được truyền từ đời này qua đời khác. Nó vượt quá biên cương. Nó vượt rào cản ngôn ngữ, và có thể dịch thuật. Nó có thể được đọc hoài hoài. Nó thì phổ cập và thiên thu, và đây là kho tàng của nhân loại 

... Tôi không chỉ viết bằng tiếng TQ, mà còn có thể viết bằng tiếng Pháp, và đây là một thách thức mới. Liệu nhà văn có thể chuyển hoá xứ sở, những giới hạn của tiếng nói mẹ đẻ của anh ta, để làm nên tác phẩm ở trong một ngôn ngữ khác? Tôi tin tưởng nhiều nhà văn trả lời câu hỏi này bằng tác phẩm văn học, và qua đó, chứng tỏ, đây là một điều có thể làm được. Và đây cũng là kinh nghiệm của tôi. Hát Ban Đêm là vở kịch thứ năm của tôi được soạn bằng tiếng Pháp, và nó vừa được chuyển qua tiếng Đức. Tôi tin rằng, một nhà văn chẳng những có thể chuyển hóa biên cương mà còn chuyển hóa ngôn ngữ của riêng anh ta.

Về cái sự bị cấm chỉ tại TQ

Tôi không thể trở lại TQ, bạn có thể hỏi nhà nước TQ tại sao, tôi không có ý kiến, I have no idea. Tôi không để mình mắc mớ vào chính trị. Tôi cho rằng đường lối suy nghĩ độc lập của tôi là một điều khiến họ không thể chịu nổi. Nhưng tôi chẳng hề quan tâm đến chuyện trở lại. Tôi ở đây, và tôi thật là bận rộn. Đời của tôi thì ở Âu Châu, ở Mẽo, và ở Á Châu. Nhưng sức khoẻ của tôi không được tốt, bởi vậy tôi tránh một số sự kiện. Nếu tôi ôm lấy chúng thì quanh năm suốt tháng cứ chạy vòng vòng [Cười]. Tôi thích Âu Châu. Nó cho phép tôi làm mọi chuyện quan trọng. Khán thính giả, my audience, thì ở đây, môi trường sáng tạo của tôi thì ở đây.

Về những giới hạn của quyền năng của một nhà văn, và cái sự “bỏ của chạy lấy người”, chấp nhận lưu vong

Nhà văn là một cá nhân yếu xìu, không thể nào vượt qua được 'vấp ngã', những đàn áp chính trị của nhà nước, không thể nào chịu nổi, chỉ một cú đấm nhè nhẹ của mấy anh cớm, mật vụ, công an nhân dân…; anh ta chỉ có 1, trong 36 chước, tẩu vi thượng sách, chuồn thật lẹ, nếu có cơ hội, còn nếu không, là phải viết cho nhà nước, hay, giả đò viết chống nhà nước!!

Nhà văn không thể thay đổi thế giới, xã hội, không thể vượt lên khỏi những tai ương chính trị, những hạn chế về tôn giáo, những thói quen xã hội, và những phong tục lạ. Nhưng anh ta có thể, như là một cá nhân, cầm lên cây viết, và, nếu anh ta có thể đối đầu được với sự cô đơn, anh ta thực lòng viết ra sự thực của thời của anh ta, và nếu anh thực lòng viết về những tình trạng gay go, khốn đốn của nhân dân bằng một đường hướng trung thực, vậy là anh ta viết ra được một tác phẩm có giá trị, và nó sẽ vượt lên những hạn chế, cấm đoán – chính trị, tôn giáo, xã hội. Đó là sức mạnh của nhà văn.

Tào Tuyết Cần [thế kỷ 18, tác giả Hồng Lâu Mộng] viết trong một xã hội tù túng, chuyên chế thời kỳ đầu nhà Thanh. Sách của ông không được xuất bản. Ông viết trong bí mật. Nhưng bây giờ, tại TQ, thế giá của ông giống như của Shakespeare, và chúng tôi vẫn phải đọc ông ta, nghiên cứu ông ta. Hãy nhìn coi, có biết bao nhiêu những dẫn giải, những cách đọc Shakespeare; cũng vậy, đối với Tào Tuyết Cần. TQ và Tây phương thì cũng vậy. Những thứ tác phẩm như vậy có thể viết dưới những điều kiện của sự chuyên quyền. Đây là một vấn nạn về sức mạnh của nhà văn. Nhưng đôi khi, sức mạnh chưa đủ. Vào thời Mao, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, vô phương viết. Tất cả những gì bạn có thể làm, là chuồn. Dante bỏ chạy Florence bởi vì không thể viết. Ibsen bỏ chạy Na Uy; không phải tới khi Na Uy công nhận ông, mà ông bò về!

Nhà văn không thể thay đổi thế giới, xã hội, không thể vượt lên khỏi những tai ương chính trị, những hạn chế về tôn giáo, những thói quen xã hội, và những phong tục lạ. Nhưng anh ta có thể, như là một cá nhân, cầm lên cây viết, và, nếu anh ta có thể đối đầu được với sự cô đơn, anh ta thực lòng viết ra sự thực của thời của anh ta, và nếu anh thực lòng viết về những tình trạng gay go, khốn đốn của nhân dân bằng một đường hướng trung thực, vậy là anh ta viết ra được một tác phẩm có giá trị, và nó sẽ vượt lên những hạn chế, cấm đoán – chính trị, tôn giáo, xã hội. Đó là sức mạnh của nhà văn. Tào Tuyết Cần [thế kỷ 18, tác giả Hồng Lâu Mộng] viết trong một xã hội tù túng, chuyên chế thời kỳ đầu nhà Thanh. Sách của ông không được xuất bản. Ông viết trong bí mật. Nhưng bây giờ, tại TQ, thế giá của ông giống như của Shakespeare, và chúng tôi vẫn phải đọc ông ta, nghiên cứu ông ta. Hãy nhìn coi, có biết bao nhiêu những dẫn giải, những cách đọc Shakespeare; cũng vậy, đối với Tào Tuyết Cần. TQ và Tây phương thì cũng vậy. Những thứ tác phẩm như vậy có thể viết dưới những điều kiện của sự chuyên quyền. Đây là một vấn nạn về sức mạnh của nhà văn. Nhưng đôi khi, sức mạnh chưa đủ. Vào thời Mao, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, vô phương viết. Tất cả những gì bạn có thể làm, là chuồn. Dante bỏ chạy Florence bởi vì không thể viết. Ibsen bỏ chạy Na Uy; không phải tới khi Na Uy công nhận ông, mà ông bò về!

*

Thú chôm chĩa

Note: Bài này mà chẳng thần sầu sao?

 Đọc, bỗng nhớ ông anh nhà thơ, Quán Chùa, và những ngày Mậu Thân, cả hai đánh chắn suốt đêm, khi ông phải trực chiến tại Cục Tâm Lý Chiến.
Gấu đã tả cái cảnh hai anh em len lỏi, xuyên qua những bức tuờng khu Trại Gia Binh, để đến điểm hẹn, là 1 chiếu bạc.
Gần sáng, Gấu về nhà, đánh răng, rửa mặt, chạy xuống UPI, số 19 Ngô Đức Kế, [con đường từ Tự Do đâm ra công trường Mê Linh, có tượng Đức Thành Trần], xem có radiopho cần chuyển cữ sáng, thường là không, vì chuyển hết cữ tối hôm trước, trừ khi có hình khẩn cấp mới nhận trong đêm.
Thế là hai anh em lại gặp lại, vừa uống cà phê, vừa bàn về đủ thứ chuyện, và thường là về sách, về 1 cuốn vừa đọc...  
Thời gian đó, vì là Mậu Thân, nên gần như chỉ có hai anh em.
Đọc thư gửi đảo xa lại bồi hồi thương ông anh, ông gần như chẳng có ai để tâm sự, có lẽ ý nghĩa của cái nick Lỗ Bình Sơn, là từ đó chăng?

Thời gian đó, thời gian Mậu Thân, GCC có cô bạn, tối nào cũng mò tới, hà, hà, nhờ đó viết được cái truyện ngắn Cõi Khác

[Cõi Khác thì cũng 1 thứ…  Đảo Xa chứ gì nữa!]:

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy... 

Đau khổ nhất là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.


Tôi thích những trích dẫn, những dòng lạ mà chúng ta đưa vô bản văn của mình. Tôi không hiểu những người ghét chúng, và khẳng định một cách ngu ngốc, "để viết, thì đừng nợ bất cứ ai".

Trong bài viết, Vila-Matas nhắc tới Susan Sontag, người đã từng chấp nhận thách đố của Walter Benjamin, viết 1 cuốn sách chỉ gồm toàn trích dẫn, và những gì của riêng mình, thì giống như giàn giáo, sẽ được dẹp bỏ, khi ngôi nhà xây dựng xong.

Ui chao, vào đúng đêm 30 Tết Ta vừa rồi, GCC bèn ngộ ra, GCC, chính hắn, đã thực hiện được cả hai giấc đại mộng của W. Benjamin:
Viết lịch sử từ đáy, và, viết 1 tác phẩm chỉ gồm toàn trích dẫn.

Và đó là trang Tin Văn.

Le Plaisir Des Citations
Thú chôm chĩa.

Tôi ư? Chỉ là một hình ảnh mà tôi theo đuổi, chỉ thế”
Gérard de Nerval

Tôi mê những dòng chữ lạ mà chúng ta tuồn vô những bản văn của chính chúng ta. Tôi không hiểu được những người ghét chúng, và tuyên bố một cách ngu ngốc “viết, OK, nhưng đừng nợ bất cứ một ai”. Mê mết những trích dẫn, tôi đi dưới mưa trên con phố  Père-Lachaise, để mặc mình cuốn đi trong dòng lũ tiềm thức của những thiên thu ngày tháng. Tôi đi về phía ngôi mộ Nerval. Giấu mặt, tôi hy vọng một người nào đó sẽ khám phá ra rằng, tôi luôn luôn tìm kiếm con người cội nguồn của tôi, trong những con người giông giống tôi, những mặt nạ khác, những giọng nói khác. Tôi đi trên con phố le Père-Lachaise, đẫm mình trong những trích dẫn tràn đầy từ Trong khi chờ những năm tháng không trở lại”, tập thứ ba những hồi ức sáng ngời của Cesar Antonio, những hồi ức không làm sao hiểu nổi, nếu như không có trích dẫn, bởi vì tác giả đã làm những bảng tóm tắt văn hóa, tất cả những gì xẩy ra dưới mắt mình.
Rồi tôi nhớ đến cái bài tựa của Susan Sontag, cho cuốn Vaudou Urbain của Edgardo Cozarinsky: “cái sự sử dụng rộng lượng những trích dẫn dưới dạng đề từ làm nhớ tới những cuốn phim với những bức riềm, là những trích dẫn, của Godard.

Note: GCC đọc lại, bèn hết sức kinh dị, tại làm sao mà những kỷ niệm những ngày MậuThân, với ông anh, lại mắc mớ tới thú chôm chĩa?

Bất giác nhớ tới Foucault và sự ra đời của cuốn Chữ và Vật:

Trong Lời Mở Đầu, ông cho biết, cuốn sách được gợi hứng từ một bài viết của Borges. Và cùng với bài viết, là tiếng cười làm rung rinh cõi tư duy của chúng ta (Tây phương).
Borges nhắc tới một cuốn bách khoa nào đó, ở xứ sở của Kim Dung, theo đó, loài vật được chia ra như sau:

a/ thuộc về Hoàng Đế, b/ được tẩm nước thơm, c/ được thuần hóa, d/ heo sữa, e/ nhân ngư, f/ huyền hoặc, g/ chó thả rông, h/ ở trong bảng sắp xếp này, i/ cử động như người điên, j/ không thể đếm được, k/ được vẽ bằng một ngọn bút lông lạc đà thật mịn, l/v…v… và v… v, m/vừa đánh bể một cái bình, n/ ở xa trông như ruồi.

Theo Foucault một bảng phân loại như thế đúng là thách thức lối tư duy của Tây phương. Làm sao có thể hiểu nổi những con vật không có gì giống nhau, lại ở cùng trong một bảng sắp xếp, ngoài cái trật tự abcd như trên? Trong khi tìm hiểu một trật tự như vậy, ông nhìn ra một điều: lịch sử của sự khùng điên sẽ là lịch sử của Kẻ Khác, lịch sử trật tự của những sự vật sẽ là lịch sử của Ta (Le Même). Và đối với văn minh Tây phương, lịch sử của Kẻ Khác – không phải lịch sử trật tự của những sự vật – bị coi là thứ yếu, xa lạ, và bị đẩy bật ra khỏi lịch sử của những Ta. Đây là lý do người điên bị tống vào tù, hoặc bị cưỡng bức lao động.

Vô Kỵ giữa chúng ta (1)

Bài viết sau đây liên quan tới môn Ký Hiệu Học



The Return of the Poetician
Sự trở về của nhà thi học

Roland Barthes

When he sits down in front of the literary work, the poetician does not ask himself: What does this mean? Where does this come from? What does it connect to? But, more simply and more arduously: How is this made? This question has already been asked three times in our history: Poetics has three patrons: Aristotle (whose Poetics provides the first structural analysis of the levels and parts of the tragic oeuvre), Valery (who insisted that literature be established as an object of language), Jakobson (who calls poetic any message which emphasizes its own verbal signifier). Poetics is therefore at once very old (linked to the whole rhetorical culture of our civilization) and very new, insofar as it can today benefit from the important renewal of the sciences of language.

Khi ngồi xuống, đằng trước là một tác phẩm văn học, người làm thơ không tự hỏi: Cái này nghĩa là gì? Cái này đến từ đâu? Nó móc nối tới cái gì? Nhưng, đơn giản hơn, và cũng thật hung hăng con bọ xít hơn:
Cái này được làm ra như thế nào?
Câu hỏi trên đã được đưa ra ba lần rồi, trong lịch sử của chúng ta: Cõi Thơ có ba ông Trùm: Aristotle [tác phẩm Thi Học của ông Trùm này cung cấp bản nghiên cứu thứ nhất, về cấu trúc một bi kịch, với đủ mọi lớp lang, phần đoạn của nó], Valery, [ông này cứ phán đi phán lại, rằng, văn chương được thành lập như là một đối vật của ngôn ngữ], Jakobson, [người ngửi và phán, "có mùi thơ đấy", bất cứ một thông điệp nhấn mạnh lên phần tạo nghĩa, của riêng nó].
Cõi Thơ, như thế, cùng một lúc, thật là xưa, [do mắc mớ tới trọn cả nền văn hóa tu từ của văn minh của chúng ta], và thật là mới, do việc đổi mới quan trọng của những môn khoa học về ngôn ngữ, và từ đó, là những lợi lộc mà nó đem lại cho Cõi Thơ.



Tết đọc Cô Tư

Cúi Xuống Là Đất (1)

Gấu Cái mê cái tít này lắm. Thần sầu. Truyện cũng mê. Bả là người khám phá ra NNT, không phải Gấu. Lần đó, Bả đi chợ, mang về tờ báo “free”, thứ báo sống nhờ quảng cáo ở xứ người, chỉ cho Gấu đọc.

Gấu lặng người, bèn mail hỏi tòa soạn, có phải truyện trong nước, tác giả trong nước. Tòa soạn nói, không phải. Hồi đó, đăng truyện trong nước, phiền lắm, thành ra họ chối. Gấu thấy cũng phải thôi. Miễn được đọc.

Đó là cái truyện ngắn Một Mối Tình

Biến mất ở Thư Viên

Lần hai đứa này lấy nhau, cũng giông giống như trong truyện. Gấu mua 1 cái hụi, đem tiền xuống quê đưa cho gia đình Gấu Cái [cái gia đình nhận Gấu Cái làm con, nuôi cho ăn học thành người], lo làm đám cưới. Gấu lo tìm nhà in, in thiệp cưới. Bà Trẻ của Gấu bật cười, như vậy thì có thiếu thốn thứ gì nữa đâu?
Thiếu ảnh cưới. Bây giờ đọc Cô Tư, mới thấy thiếu.
Tks a lot.
Gấu Đực và Cái
Truyện này mà đọc trong Mùa Xuân thì quá tuyệt.

Của Nước và Gió

(1)

Đọc “Cúi Xuống Là Đất” rồi đọc mấy lời bàn của anh về truyện GdM [Guy de Maupassant] về thằng con thề không nhìn mặt mẹ, nhớ 1 bài viết ở Việt Báo, viết về nước Mỹ, bây giờ không còn nhớ tên tác giả, chỉ nhớ chuyện chị kể: Đi vượt biên với chồng con, bị hải tặc tóm được. Chị bị hiếp, chồng bị giết. Chị thương con còn bé, chịu đựng cho qua cơn khổ nhục. Vào trại tỵ nạn, qua Mỹ, một mình đi làm hai job, lo con ăn học. Thằng bé lớn lên, bị cảnh sát bắt vì tội ăn cướp giết người. Được hỏi tại sao, nó bảo tại mẹ nó không lo cho nó, không ở bên cạnh nó, không hướng dẫn nó lúc nó cần đến chị. Bài viết có nội dung rất cảm động, tội nghệp, mà vì tác giả không biết cách viết sao cho văn hoa, không đào sâu được phần tâm lý thê thảm của phận người VN, cho nên đọc xong cũng thôi, chẳng thấy ai nhắc nhở đến nữa.

Kết luận là văn chương mới là yếu tố cần thiết để đạt đến mục đích nào đó. Không có nó, dù cho hoài bão có to bằng trời cũng không ai nghe.
K
*
Tks. NQT

Sao bac cang gia cang viet ma.nh vay?

Tks.

Gấu đang chạy đua với Thần Chết!


Việt Tide: Bà là người có nhan sắc, có trí tuệ và rất hóm hỉnh...
Dương Thu Hương: ...(cười) À thế à!
Việt Tide: ...và từng tan vỡ gia đình; hiện sống một mình tại Hà Nội, bà có tránh khỏi bị cám dỗ không?
Dương Thu Hương: (thở dài, cười) Nói ra điều này thì nghe rất kỳ cục. Làm gì có điều gì cám dỗ đối với tôi. Chả có gì cám dỗ đối với tôi cả. Cám dỗ lớn nhất đối với tôi là những tư tưởng mà tôi thường suy nghĩ. Tôi thích nhất là ngồi uống cà phê một mình và trước mặt không có ai cả.
Note: Một độc giả TV, đọc mẩu trên, tâm đắc, đồng cảm…  với DTH, gửi bài này.

Re: Kierkegaard
Friday, November 20, 2009 4:27 AM
Bai nay tuyet qua di, toi thich lam... trong bai nay co kho^i tu tuong de khai thac va viet rat hay...
Tac gia Rolheiser thi sa^u sa+c qua mu+c sau sa+c!

Gởi bác Gấu bài Cultivating Loneliness nhé... người phàm tục như tôi phải chờ tan vỡ “mộng” mới quý cô đơn. Người thấy xa, thấy sâu như Kierkegaard thì quý cô đơn ngay từ đầu đời.

Viết đàng hoàng đi...
Độc giả TV
Tks. NQT
*
Nuôi dưỡng tâm hồn cô tịch
18-06-2006
Trong những thế kỷ gần đây, ít ai chạm đến cõi lòng con người một cách sâu xa như triết gia Đan-mạch, Soren Kierkegaard. Có nhiều lý do, một số rõ nét và một số không rõ nét. Rất nhiều người công nhận Kierkegaard là một người thông minh hiếm có.
Tuy nhiên lý do chính Kierkegaard có thể chạm đến cõi lòng chúng ta một cách sâu xa và khác thường có lẽ không phải do trí thông minh của ông mà do nỗi đau khổ của chính ông, đặc biệt là nỗi cô đơn. Albert Camus đã từng nói rằng chỉ trong cô độc cô đơn chúng ta mới tìm được mối dây ràng buộc chúng ta lại với nhau trong cộng đoàn. Kierkegaard thấu hiểu điều này và ông đã đi đến tận cùng tâm điểm của nó nên ông nuôi dưỡng một cách tích cực nỗi cô đơn của mình
Khi còn trẻ, ông cũng đã rơi vào lưới tình sâu đậm và, cũng đã có lúc ông dự định kết hôn với một người phụ nữ mà ông yêu say đắm. Tuy nhiên đến một lúc, khi cái giá cảm xúc đối với bản thân mình quá lớn và - (như câu chuyện đời ông đã hé cho thấy) – cái giá cảm xúc đó đối với người phụ nữ kia còn lớn hơn, ông đành từ hôn và quyết định sống độc thân quãng đời còn lại của mình. Lý do của ông là gì?      
Ông cho rằng những gì ông phải cống hiến cho cuộc đời xuất phát nhiều từ nỗi cô đơn của chính mình, và ông chỉ có thể chia sẻ sâu đậm nỗi cô đơn với những người trong cô đơn khi ông cảm nhận được nỗi cô đơn đó. Ông trực cảm, cô đơn sẽ cho ông chiều sâu. Dù quan niệm này có thể đúng hay sai, nhưng ông cho rằng hôn nhân ở phương diện nào đó có thể làm ông chệch hướng hay sao nhãng khỏi chiều sâu đó, dù chiều sâu đó làm cho ông đau khổ.      
Tôi ngờ nhiều người trong chúng ta sẽ cười lập luận của ông. Hôn nhân thì khó là thần dược để trị bệnh cô đơn, và một mình nó, nỗi cô đơn không bảo đảm làm cho tâm hồn có một chiều sâu. Cũng thế, nhiều người trong chúng ta sẽ phê phán điều tưởng chừng là ngụ ý của chuyện này, rằng cách nào đó, về mặt nội tâm, đời sống độc thân cao hơn đời sống hôn nhân, như thể đời sống hôn nhân là chướng ngại cho chiều sâu tâm hồn.      
Tuy nhiên, có một phần nào đó trong tâm hồn chúng ta, trọng tâm huyền bí của chúng ta, mà, tôi ngờ, sẽ hiểu rõ tại sao Kierkegaard làm điều này. Điều Kiergaard hiểu - dĩ nhiên là không hoàn hảo, vì – điều này luôn luôn có phần huyền bí nào đó, - là nối kết giữa nỗi cô đơn và điều huyền bí, nỗi khát khao và tính mật thiết, tình chăn gối.      
Điều này có nghĩa là gì? Bằng cách nào chúng ta nối kết với người khác trong cô đơn, khao khát? Việc chúng ta được nối kết một cách huyền bí với nhau có nghĩa là gì?        
Thánh Tô-ma A-qui-nô đã gợi ý có hai con đường để hợp nhất với một điều gì đó hay một ai, đó là: qua chiếm hữu thực thụ và qua ao ước. Chiếm hữu thực thụ thì dễ hiểu, là tiếp xúc cụ thể, hợp nhất thực sự, nhưng làm sao chúng ta nối kết được với ai hay điều gì qua ao ước?        
Trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải Booker, Con đường đói khổ cùng cực (The Famished Road), nhà văn Ben Okri tả một người mẹ Ni-giê-ri-a mắng mỏ đứa con trai quá bất an đã ám ảnh trong giấc mơ của bà: “Bước ra khỏi giấc mơ của mẹ! Đó không phải là chỗ của con! Mẹ đã lấy ba rồi!” Thật là một lời la mắng lạ lùng - rầy la người khác vì họ xuất hiện trong giấc mơ của mình! Nhưng con người huyền bí trong chúng ta hiểu điều này. Trong nỗi bất an và cô đơn, cũng như trong lời cầu nguyện cho nhau, chúng ta thường ám ảnh giấc mơ và tâm trí người khác một cách cũng sâu đậm như khi tiếp xúc qua thân xác.
Hơn thế nữa, khi thấu hiểu nỗi cô đơn của mình, chúng ta sẽ thấu hiểu giấc mơ của người khác. Kierkegaard hiểu điều này và lo ngại rằng nếu hôn nhân gây trở ngại cho nỗi cô đơn của ông thì cũng sẽ gây trở ngại cho khả năng ông đi vào giấc mơ của chúng ta. Dù lập luận của Kierkegaard có thể thiếu sót, chúng ta cũng không thể cãi lẽ với kết quả. Ông thật sự đã đi vào giấc mơ chúng ta và tiếp tục ám ảnh mạnh mẽ tâm thức nhiều người. Lời của ông đã giúp chữa lành, mang lại sức mạnh, đức tin và can đảm cho nhiều người.
Tại sao? Một phần vì nó có tính cách huyền bí và chúng ta cảm nhận nó bằng – trái tim nhiều hơn là bằng trí óc. Có thể hiểu được điều này, dù chỉ một phần: Nỗi cô đơn của chúng ta là phương tiện đặc ân, để qua đó chúng ta đi vào trái tim mình. Lắng nghe nỗi cô đơn của chính mình là cách để chúng ta tiếp xúc tiếp xúc với chính mình. Như cha Henri Noiwen nói, khi thấu hiểu được nỗi khát khao của chúng ta mà ta nhận thấy thì chẳng còn điều gì xa lạ với chúng ta (tầm cao cả, vĩ đại, lòng tham, lòng quảng đại, hụt hẫng, niềm vui, khả năng sát hại, khả năng chết cho người khác, tính ích kỷ, lòng thánh thiện.) Mọi cảm xúc và tiềm năng của con người nằm trong trái tim phức tạp đầy khiếm khuyết của chúng ta. Trong nỗi cô đơn và khao khát, chúng ta bắt đầu nhìn thấy chính mình.
Và khi thấm nhập sâu xa với chính mình thì chúng ta mới thấm nhập được vào người khác. Khi để nỗi cô đơn của chính mình ám ảnh mình thì khi đó chúng ta mới bắt đầu, trong ý nghĩa đẹp nhất của câu này, ám ảnh giấc mơ của nhau. Trong cô đơn và khát khao, lòng cảm thông được sinh ra. Khi không có điều gì xa lạ với mình, thì lúc đó cũng chẳng có ai là xa lạ với mình và lời nói chúng ta sẽ bắt đầu có sức mạnh chữa lành người khác.
Khi được hỏi: “Thi sĩ là ai?” Kierkegaard trả lời: “Thi sĩ là người bất hạnh, người giấu nỗi đau khổ sâu xa trong tâm hồn, nhưng đôi môi được tạo ra để làm sao khi cất lên lời than van hay kêu thét, nó nghe như một bản nhạc hay.”
Cô đơn là những gì làm cho chúng ta trở thành thi sĩ, nhà huyền bí, nghệ sĩ, triết gia, nhạc sĩ, người chữa lành, người thánh thiện.