Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



30.4.2011

Thơ mỗi ngày


Thủ Thiêm

Gấu có những kỷ niệm khủng khiếp về cái đói, khi còn là 1 thằng bé nhà quê Bắc Kít. Có những kỷ niệm, là của ông bố của Gấu. Thí dụ cái chuyện bà nội của Gấu, chồng chết sớm, nuôi đàn con, có nồi thịt, bắt con ăn dè ăn xẻn thế nào không biết, nồi thịt biến thành nồi ròi.

Vô Nam, phải đến sau 30 Tháng Tư, Gấu mới được tái ngộ với cái đói, những ngày đi tù VC.
Thê lương nhất, và cũng tiếu lâm nhất, có lẽ là lần Gấu Cái đi thăm nuôi, lần đầu, sau mấy tháng mất tiêu mọi liên lạc với gia đình.
Cái tật viết tí tí, không bao giờ dám viết ra hết, kỷ niệm, hồi nhớ, tình cảm… nhất là thứ kỷ niệm tuyệt vời, nhức nhối.... là do cái đói gây nên!

Nhân Gió-O 10 năm

Sư Tử Hà Đông


A bedtime story for grownups

Over the weekend, “Go the — to Sleep,” which was due to hit stores in October, began climbing the Amazon best-seller list on the strength of pre-orders. After a reading on Saturday, Mr. Mansbach was surprised to see it rank in the top 200 on Sunday. By Tuesday, it rose to No. 3, and then briefly peaked at No. 2 on Wednesday. On Thursday, it was ranked No. 5.





Notes About Brodsky

Milosz

ON PASTERNAK SOBERLY

I did not find in Pasternak's work any hint of his philosophical opposition to the official Soviet doctrine, unless his reluctance to deal with abstractions-so that the terms "abstract" and "false" were for him synonymous-is a proof of his resistance. The life of Soviet citizens was his life, and in his patriotic poems he was not paying mere lip service. He was no more rebellious than any average Russian. Doctor Zhivago is a Christian book, yet there is no trace in it of that polemic with the anti-Christian concept of man which makes the strength of Dostoevsky. Pasternak’s Christianity is atheological. It is very difficult to analyze a Weltanschauung which pretends not to be a Weltanschauung at all, but simply "closeness to life," while in fact it blends contradictory ideas borrowed from extensive readings. Perhaps we should not analyze. Pasternak was a man spellbound by reality, which was for him miraculous. He accepted suffering because the very essence of life is suffering, death, and rebirth. And he treated art as a gift of the Holy Spirit.

Tôi không kiếm thấy trong tác phẩm của Pasternak tí mùi vị của sự chống đối triết học của ông, với lý thuyết của nhà nước, ngoại trừ cái sự ngần ngại khi phải đối đầu với những trừu tượng – và như thế, thuật ngữ “trừu tượng” và “giả trá”, với ông, là đồng nghĩa – và đây là chứng cớ của sự chống trả của ông. Cuộc sống của công dân Xô Viết là cuộc sống của ông, và trong những bài thơ ái quốc, ông không chơi trò chơi chân thực. Ông chẳng nổi loạn gì hơn bất cứ 1 con người bình thường Nga Xô.
Dr Zhivago
là 1 cuốn sách Ky Tô, tuy nhiên chẳng thấy có tí dấu vết nào của thứ khẩu khí làm nên sức mạnh của Dos, về 1 quan điểm con người chống-Ky-tô.

Ky Tô giáo của Pasternak là vô thần học. Pasternak là 1 người bị hớp hồn bởi thực tại, đối với ông, thực tại thì thật là lạ lùng như một phép lạ. Ông chấp nhận khổ đau vì ở nơi thâm sâu của yếu tính của cuộc đời là đau khổ, chết chóc và tái sinh. Và ông coi [treat] nghệ thuật như là một quà tặng của Chúa.

Czeslaw Milosz

"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật", D. M. Dylan Thomas mở đầu "Hồi tưởng & Hoang tưởng". Với ông, khả năng thấu thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra, ở một cậu bé, chính là "phép lạ" của nghệ thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp đảm, bởi nó.
"Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự sống. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng.
Cách đây vài năm, tôi đi thăm Lydia, người chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt lủn, lủng lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng. Tôi đi theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng. Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid Pasternak. Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc. Tôi yêu liền ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.
Chẳng có gì đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi có cảm giác những bức họa đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ căn nhà của cô con gái.
"Tôi nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?"
"Không, nếu bị đánh cắp, cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris và con cháu của ông. Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống thật là kỳ bí, đáng sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
 Thomas không thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng Zhivago đã "ứng" vào người cháu trai. Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô con gái Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Và Thomas kết luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".
Nguồn


**

Nikolaï Boukharine en 1921. Conscient dès 1927 que Staline liquiderait la “Vieille Garde bolchevique”, “l'enfant chéri du parti " comme il avait été surnommé, voulut servir Staline jusqu'au bout.

Bukharin năm 1921. Biết rất rõ, Stalin sẽ làm thịt đám Cựu Vệ Binh Bôn-xê-vích, "đứa con cưng của Đảng", như nick của ông, quyết định hầu hạ Xì tới cùng.

Le 13 novembre, dans Troud, N. Boukharine déclare: «Chez nous aussi, d'autres partis peuvent exister. Mais voici le principe fondamental qui nous distingue de l'Occident. La seule situation imaginable est la suivante: un parti règne, tous les autres sont en prison.»

Ngày 12.111927, B. tuyên bố trên tờ Troud: “Ở xứ ta thì cũng vậy, các đảng khác cũng có thể có. Nhưng đây là nguyên tắc của… Bắc Kít chúng ta, và nó phân biệt Mít với Tây Phương. Chỉ có thể có một hoàn cảnh như thế này: Đảng VC Bắc Kít cầm quyền. Các đảng khác, vô tù”.

Chúng nó làm CS.
Chúng ta làm tù nhân
TTT

Nhà tù thay đổi Koestler. Nó không khiến tinh thần ông nở rộ như trong trường hợp của Solzhenitsyn, hay của Mandela, nhưng nó chiếu sáng cho ông về cái tính người mà Âu Châu cần và thiếu. “Ý thức bị kiềm chế tác động như một loại độc dược chậm, ngấm ngầm biến đổi toàn bộ tính tình con người,” [“The consciousness of being confined acts like a slow poison, transforming the entire character,”] (1) ông viết. “Và, bây giờ, nó dần dần hé ra cho tôi thấy, trạng thái tâm lý nô lệ thực sự nghĩa là gì". [“Now it is beginning gradually to dawn on me what the slave mentality really is.”] Vào lúc đó, những vụ án trình diễn ở Moscow đang diễn ra, với uỷ viên bộ chính trị trung ương Đảng là Nikolai Bukharin thú tội trước nhân dân về những tội ác mà ông không làm, không phạm, và xin được nhà nước khoan hồng bằng cách làm thịt ông! [LCD dám phải trình diễn màn này, để đổi lấy, nhà nước VC sẽ khoan hồng cho vợ con ông, thí dụ như vậy!] Ông anh/em rể của Koestler, một bác sĩ, bị buộc tội chích cho bệnh nhân vi trùng tim la.
Koestler bắt đầu nhìn ra tình anh em ruột thịt giữa chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Phát Xít. Ông bye bye Đảng.


Carlos Fuentes: Women 
on
Sister Benedicta & Anna Akhmatova & Simone Weil

Triết gia Đức gốc Do Thái Simone Weil là đệ tử của Alain. Và lời phán của ông thầy, xuống đệ tử, hãy suy đi nghĩ lại mọi điều, dựa vào việc đọc mỗi năm một triết gia hay một nhà thơ, như Plato và Homer. Alain không nghĩ ông là Cộng Sản hay xã hội. “Tôi thuộc phe Tả đời đời, một phe Tả chẳng bao giờ hành xử quyền lực, như bản chất của nó, thể nào cũng đưa đến lạm dụng.”
Simone Weil chẳng những suy đi nghĩ lại mọi chuyện mà còn quyết định biến tư tưởng của bà thành hành động, đưa chúng vào thử nghiệm ở trên đường phố, ở xưởng thợ, ở mặt trận. Khi còn là sinh viên, bà có biệt danh là “Thánh Nữ Đỏ”, và bà biểu lộ khuynh hướng tả phái của bà bằng cách đi tới nhà máy, xưởng thợ cùng làm việc với công nhân, chiến đấu chống phát xít tại Tây Ban Nha, và sau đó, dục bỏ “chủ nghĩa ái quốc của Nhà Thờ”, và luôn cả những tiếng nói của Ky Tô Giáo Pháp, hô hào: “Thà Hitler còn hơn là Mặt Trận Bình Dân”. Nhưng Simone Weil cũng dục bỏ Liên Xô Cộng Sản, khi bà biết về những vụ thanh trừng của Stalin.
Và bà cho biết niềm tin của mình: “Chẳng bao lâu, những nhà cách mạng thứ thiệt sẽ được nhìn nhận bởi vì chỉ họ là những người không nói tới cách mạng. Chẳng có gì vào thời đại này xứng đáng một cái tên như thế”. Và bà càng dấn mình vào môi trường lao động và chính trị thì bà càng thấy mình gắn bó với Chúa, qua những thuật ngữ như trọng lực và ân sủng. Tuy nhiên, bà luôn luôn là một tín hữu Ky Tô ở bên ngoài Nhà Thờ, mà bà tin là, chỉ là một cấu trúc độc đoán, thư lại. Bà muốn mình ở với Chúa, và, hành động tự do. Và bà sẽ ở với Chúa vì bà tin tưởng “Chúa không sáng tạo gì hết ngoài tình yêu tự thân, và những phương tiện, cách thức để yêu.” Chúa thì thực, Simone Weil nói với chúng ta, bởi vì tình yêu của tôi không phải là tưởng tượng. Và vì lý do này, bà cảm thấy mình là chủ của ước muốn tự do của riêng mình. Sự chấp nhận hay từ bỏ Chúa tùy thuộc ở sự tự do của bà. Vào ngày 15 Tháng Tư, 1943, bà mất vì nhịn ăn tại một bịnh viện Anh. Bà bị từ chối không được gia nhập lực lượng kháng chiến Pháp, và vì vậy, bà từ chối, không sử dụng phần ăn quá phần ăn hàng ngày ở trại tập trung, mặc dù sự kiện, vi trùng bịnh lao đang ăn tươi nuốt sống bà. Cả đời tôi, tôi tin tưởng ở Simone Weil, kể từ ngày tôi đọc tiểu luận tuyệt vời của bà, “The Iliad, Poem of Might”, [Iliad hay là bài thơ của Sức Mạnh], và ghi vào ký ức của tôi, những bài học mà bà rút ra từ Homer: “sự kiện là chẳng có gì tránh được phần số….  đừng bao giờ ca ngợi sức mạnh, hay thù hận kẻ thù, hay khinh khi những kẻ khổ đau.”

Simone Weil

TTT chẳng đã tiên đoán ra được, trước khi khăn gói quả mướp lên đường đi tù cải tạo, miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này. Câu nói của ông đúng vào những ngày 30 Tháng Tư 1975, khi nhìn VC tiến vào Sài Gòn, thì cũng đâu có khác gì Weil, khi nhìn những đoàn quân Nazi tiến vào Paris: Her observation, at the very moment of the occupation of Paris by German troops, that this was a great day for Indo-China (for all people under French colonial rule). G. Steiner: Sainte Simone -  Simone Weil]: Đây là ngày trọng đại, ngày hội lớn, cho xứ Đông Dương, cho tất cả những dân tộc bị Pháp biến thành nô lệ

For Weil, the "crimes" of colonialism related immediately, in both religious and political symmetry, to the degradation of the homeland. Time and again, a Weil aphorism, a marginalium to a classical or scriptural passage, cuts to the heart of a dilemma too often masked by cant or taboo. She did not flinch from contradiction, from the insoluble. She believed that contradiction "experienced right to the depths of one's being means spiritual laceration, it means the Cross." Without which "cruciality" theological debates and philosophic postulates are academic gossip. To take seriously, existentially, the question of the significance of human life and death on a bestialized, wasted planet, to inquire into the worth or futility of political action and social design is not merely to risk personal health or the solace of common love: it is to endanger reason itself. The two individuals who have in our time not only taught or written or generated conceptually philosophic summonses of the very first rank but lived them, in pain, in self-punishment, in rejection of their Judaism, are Ludwig Wittgenstein and Simone Weil. At how very many points they walked in the same lit shadows.
Steiner

Đối với Simone Weil, những “tội ác” của chủ nghĩa thực dân thì liền lập tức mắc míu tới băng hoại, thoái hóa, cả về mặt tôn giáo lẫn chính trị ở nơi quê nhà. Nhiều lần, một Weil lập ngôn – những lập ngôn này dù được trích ra từ văn chương cổ điển hay kinh thánh, thì đều như mũi dao - cắt tới tim vấn nạn, thứ thường xuyên che đậy bằng đạo đức giả, cấm kỵ. Bà không chùn bước trước mâu thuẫn, điều không sao giải quyết. Bà tin rằng, mâu thuẫn là ‘kinh nghiệm những khoảng sâu thăm thẳm của kiếp người, và, kiếp người là một cõi xé lòng, và, đây là Thập Giá”. Nếu không ‘rốt ráo’ đến như thế, thì, những cuộc thảo luận thần học, những định đề triết học chỉ là ba trò tầm phào giữa đám khoa bảng. Nghiêm túc mà nói, sống chết mà bàn, câu hỏi về ý nghĩa đời người và cái chết trên hành tinh thú vật hóa, huỷ hoại hoá, đòi hỏi về đáng hay không đáng, một hành động chính trị hay một phác thảo xã hội, những tra vấn đòi hỏi như vậy không chỉ gây rủi ro cho sức khoẻ cá nhân, cho sự khuây khoả của một tình yêu chung, mà nó còn gây họa cho chính cái gọi là lý lẽ.
Chỉ có hai người trong thời đại chúng ta, hai người này không chỉ nói, viết, hay đề ra những thảo luận triết học mang tính khái niệm ở đẳng cấp số 1, nhưng đều sống chúng, trong đau đớn, tự trừng phạt chính họ, trong sự từ bỏ niềm tin Do Thái giáo của họ, đó là Ludwig Wittgenstein và Simone Weil. Đó là vì sao, ở rất nhiều điểm, họ cùng bước trong những khoảng tối tù mù như nhau.
*

But perhaps the deepest sense of Milosz’s political impact lies elsewhere; following in the great Simone Weil’s footsteps, he set forth a model of thought linking metaphysical passion with responsiveness to the plight of the simple man.
Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường.
Trí tuệ và những bông hồng

Ở S. Weil có khía cạnh Antigone, và điều này tránh cho bà trở nên hoài nghi, và tới gần sự thánh thiện.

Tôi đọc, với ngưỡng mộ, và nản quá nản quá, cuộc đời Weil. Sự kiêu ngạo của bà đánh tôi đau hơn là sự thông minh của bà!

Tôi vừa đọc Weil viết về Iliade, Viễn tưởng dởm. Làm sao mà bà có thể viết, thế giới Hy lạp bắt đầu bằng hùng ca và chấm dứt bằng Phúc Âm? Có gì là chung, giữa Achille và phần còn lại, và những ngư phủ Judée?

Sự quan tâm sâu xa của tôi đối với những người Do thái, và tất cả những gì liên quan tới Do thái. Những trường hợp. Tất cả. Simone Weil. Kafka. Những hình tượng của một thế giới khác, Chỉ có họ có sự bí ẩn. Những người không phải là Do Thái, thi đều quá hiển nhiên.

Cioran


Hai lầm lỗi lớn nhất trong thế kỷ 20 là Holocaust và Gulag. Danh từ Gulag đồng âm với Archipelago (Arkhipelag Gulag) đến từ chủ trại tù Solovki, Gulag đầu tiên trên đảo Kolovetsky, tên Degtyarev, ông này chuyên bắn và giết tù nhân được tặng biệt danh “nhà giải phẫu trại tù”.
Nhà văn Solzhenitsyn nghe danh từ Gulag từ tù nhân khoa học gia Dimitry Likhachev ở nhà tù Silovki.

Việt Nguyên: [Chôm] Từ bàn viết Houston

Mấy chi tiết trên, là từ bài viết của Michael Scammell, trên tờ NYRB, số mới nhất 28 Tháng Tư, 2011. TV giới thiệu.
Gấu sợ rằng, cái tay Vịt Nguyên này, chôm từ TV, mà vờ luôn, không phải Gấu, mà là Michael Scammell, người điểm cuốn Voices from the Gulag, do Solz biên tập.

Chôm nhanh thật!
Tay này, qua tờ Người Vịt cho biết, là 1 bác sĩ, không hiểu có phải bác sĩ phẫu thuật không?

Holocaust và Gulag mà là hai “lỗi lầm” ư?
Chắc cũng giống như “chôm" thôi mà!

Tay chủ báo, biệt danh “Ông Số 2”, cũng nhanh chân lẹ tay lắm, không thua gì cộng tác viên!
NQT

*

Circles of Hell

Michael Scammell

Voices from the Gulag
edited by Aleksandr Solzhenitsyn
and translated from the Russian by Kenneth Lantz.
Northwestern University Press, 414 pp., $29.95 (paper)

Gulag Voices: An Anthology edited by Anne Applebaum.
Yale University Press, 195 pp., $25.00

The Victims Return: Survivors of the Gulag After Stalin
by Stephen F. Cohen.
Publishing Works, 216 pp., $22.95

Gulag Boss: A Soviet Memoir
by Fyodor Vasilevich Mochulsky,
translated from the Russian and edited by Deborah Kaple.
Oxford University Press,
229 pp., $29.95

Cái từ "quần đảo", trong cụm từ "Quần đảo Gulag", ở đâu mà ra?

Trước giờ, Gấu cứ nghĩ, từ "quần đảo" này, là để chỉ những đảo nho nhỏ, là những trại tù, ở rải rác trên đại dương lớn lao, là nước Nga khổng lồ.
Thì đúng như thế, nhưng chưa bao giờ Gấu này băn khoăn, ai là người đầu tiên nghĩ ra, vì đinh ninh, Sozhenityn chứ còn ai vào đây nữa.
Michael Scammell, tác giả cuốn tiểu sử Koestler, cũng nghĩ như vậy.

Trong bài điểm một số tác phẩm về Gulag, Những Tầng Địa Ngục, Circles of Hell, trên NYRB, 28.4.2011, ông nghĩ, nó từ trí tưởng tượng của Solz mà ra, để ăn nhịp với từ Gulag.
Từ này cũng rất ư là quái đản, bởi vì không ai có thể ngờ được, cái bóng khủng khiếp của nó phủ lên cả nửa trái đất, còn nửa kia, thuộc về Holocaust, và cả hai, bi giờ, đi vô từ điển, không viết hoa, trở thành 1 từ thông thường, để bao gồm tất cả những hình thức tương tự, những “hậu duệ” của chúng.

Trong bài viết, ông cho biết, chủ nhân đích thực của từ “quần đảo”, trong cái nhịp đầy đủ bằng tiếng Nga của nó, Arkhipelag Gulag, là từ một câu nói phét của 1 ông trùm sa đích, a sadistic boss, tên là Degtyarev, Trùm Solovski, một trại tù Gulag lớn nằm trên quần đảo Solovetsky Islands, Bạch Hải, White Sea, không xa Bắc Cực, Arctic Circle.

Kiệt tác của Degtyarev, là tuyển chọn những tù nhân đích thân hành quyết, và xử bắn. Vì vậy mà hắn có cái nick là “Bác sĩ Phẫu thuật của Trại”, ‘camp surgeon’. Hắn còn nhiều nick khác nữa, [chắc không thua Tướng Givral, bạn của GNV] thí dụ:
Chỉ huy trưởng Lực Lượng Quần Đảo Solovetsky
[Commander of the Forces of the Solovetsky Archipelago].

Khi Solz. nghe được nick này, từ một nhà khoa bảng ngữ văn nổi tiếng, Academician Dmitry Likhachev, một cựu tù Solovski, ông tóm liền vì là một ẩn dụ tuyệt hảo cho đề tài, và đi vào cái tít cuốn sách, thật ăn nhịp với từ Gulag.
*

Qua Những tầng địa ngục, Scammell cho biết, Solz được gợi hứng viết The Gulag Archipelago, một phần là vì số lượng thư khổng lồ, và những hồi ký mà ông nhận được, sau sự xuất bản không trông mong, chờ đợi, the unexpected publication, vào năm 1962, ở Liên Xô, cuốn tiểu thuyết viết về trại tù lao động của ông, Một ngày trong đời Ivan Denisovich.
Ông dựa vào trên hai trăm accounts [tạm dịch: “hồ sơ”], để viết nó, và những cuộc phỏng vấn, nhiều như là ông có thể, những cựu tù, sau khi ‘chôm’được, từ nhà khoa bảng Likhachev, cái hình ảnh tuyệt vời “quần đảo”.

Cả bộ sách khổng lồ là sự lập đi lập lại của từ này, hình ảnh này, như D.M. Thomas, người viết tiểu sử Solz cho thấy. (1)

Nhưng Solz không thể nào nêu tên những cựu tù, khi viết và cho xb Gulag.
Voices from the Gulag, là một bản đính kèm của Gulag.
Vào năm 2001, Solz đã cho xb chứng thực, testimony, của 7 trong số những người đó, trong 1 cuốn nhan đề Pozhivshi vs GULAGe [tạm dịch qua tiếng Anh –Scammell viết – là “Survivors of the Gulag”, Những kẻ sống sót Gulag, và bây giờ, được dịch qua tiếng Anh, “Voices from the Gulag”.

Tại sao phải nêu tên?

Bởi vì:
Những người đã chết đều có thực.
TTT.

Đâu có phải ‘tự nhiên’ mà "ông số 2" chôm câu thơ của TTT. 
Phải là thi sĩ như "ông số 2", mới nhìn ra "ông số 1"!

Đã có thời, Gấu thèm cái số đỏ của “ông số 2”: cùng học 1 trường, truờng Nguyễn Trãi, Hà Nội, cùng promotion, cùng vào làng… văn một thời, có đủ hết, chẳng thiếu 1 thứ.

Ui chao, hóa ra ông cũng cần 1 thứ mà không làm sao có được, là chỉ độc nhất 1 câu thơ, của "Ông Số Một”, để làm cái tít cho một bài viết chửi VC, về cái sự Đại Ác của chúng!

Những người “đã sống”, đều có thực!

Một câu thơ, mà khủng đến như thế!

Cũng ý đó, Steiner, vinh danh Solz, qua bài viết De Profundis:

Each indignity visited upon a human being, each torture, is irreducibly singular and inexpiable. Every time a human being is flogged, starved, deprived of self-respect, a specific black hole opens in the fabric of life. It is an additional obscenity to depersonalize inhumanness, to blanket the irreparable fact of individual agony with anonymous categories of statistical analysis, historical theory, or sociological model-building. Consciously or not, anyone who offers a diagnostic explanation, however pious, or even condemnatory, erodes, smoothes toward oblivion, the irremediable concreteness of the death by torture of this man or that woman, of the death by hunger of this child. Solzhenitsyn is obsessed by the holiness of the minute particular. As happens with Dante and Tolstoy, proper names cascade from his pen. He knows that if we are to pray for the tortured dead, we must commit to memory and utter their names, by the million, in an incessant requiem of nomination.
 

Mỗi một sự sỉ nhục, mỗi một sự tra tấn giáng lên một con người là một trường hợp riêng lẻ không thể giản đơn và không thể đền bù được . Mỗi khi con người bị đánh đập, bị bỏ đói, bị tước đoạt nhân phẩm thì một lỗ hổng đen ngòm lại mở toạc ra trên tấm dệt đời. Đây là một sự bẩn thỉu bồi thêm, làm cho sự phi nhân không còn có tính cá biệt, và phủ lên sự vô phương sửa chữa, về cơn hấp hối của từng cá nhân, bằng đủ thứ phạm trù vô danh về nghiên cứu thống kê, về lý thuyết lịch sử, hay xây dựng mẫu mã xã hội. Cố ý hay không, bất cứ người nào tìm cách đưa ra một lời giải thích chẩn đoán, dù có đầy thiện ý cách nào, hoặc ngay cả chỉ trích đi nữa, cũng làm tiêu hao, bào nhẵn đến gần như quên béng đi tính cách cụ thể không thay đổi được về cái chết do sự tra tấn của ông này, bà kia, hoặc cái chết vì đói khát của em bé nọ …

Cụm từ khó hiểu nhất, của đoạn trên, là “to depersonalize inhumanness”. Theo Gấu, nó liên quan đến cụm từ sự “tầm phào của cái ác”, của Arendt, và nó cũng giải thích sự khác biệt giữa hai chế độ VNCH và VC Miền Bắc.
Những phát giác sau đây, có tính cách riêng tư, và là kinh nghiệm cá nhân mà G đã trải nghiệm, thời gian làm cho “chế độ mới” sau 30 Tháng Tư, đâu được vài tháng, trước khi bị đá đít, từ văn phòng bên trong Bưu Ðiện, Sài Gòn, ra vỉa hè làm 1 tên viết mướn.
Nó cũng giải thích tại làm sao một ông thủ tướng 1 nước Tây Phương, thí dụ, phải tự mình làm đơn xin từ chức, khi để xẩy ra những vụ việc nghiêm trọng, trong khi Tấn Dũng VC nhà ta thì cứ mặt dầy, chẳng “tôi xin lỗi”, và “tôi xin tự biếm” - tự biếm, không phải tự thiến, như phê bình gia-tên hoạn quan!

Hà, hà!

 (1)

*

NQT & Quyên  @ Cali, 2003

Ẩn dụ Lò Cải Tạo, cái sườn của tất cả những gì được viết ra ở đây.
[Mô phòng: Ẩn dụ Quần Đảo, cái sườn tác phẩm, trở đi trở lại, và là tít của nhiều chương: Những Con Tầu của Quần Đảo, Những Bến Tầu của Quần Đảo, Từ Đảo tới Đảo, Quần Đảo Mọc Lên Từ Biển.
D.M Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta].

Hãy cẩn thận, về điều này: Anh chiến đấu vì cái gì - và có thể nhờ vậy, anh sẽ có được nó.
Châm ngôn Nga.
D.M Thomas trích dẫn, sđd
Tribute to Solz

Câu châm ngôn Nga, 1 cách nào đó, là 1 ẩn dụ tuyệt vời về cuộc chiến Mít.

Anh chiến đấu vì cái gì:
Vì lý tưởng nước Mít là Một [C'est un UN, như Bác H phán]

Anh sẽ có được:
Lò Cải Tạo.
Một nước Mít băng  hoại, của một lũ ác nhân

Hãy cẩn thận!

Cẩn thận cái gì nữa!

Gấu đọc Dr Zhivago, bản tiếng Việt của Mặt Trận Bảo Vệ Văn Hóa gì gì đó quên mẹ nó mất rồi. Bản của NHH là dịch lại, với cái tên Vĩnh Biệt Tình Em, nhân dịp cuốn phim chiếu ở Sài Gòn, hình như vậy.
Đúng là 1 cuốn sách gối đầu giường của Gấu. Bà cụ thân sinh của nhà thơ TTT cũng quá mê cuốn này. Hai bà cháu có khi gần như thức suốt đêm để… khen Lara.

Nhờ đọc cuốn sách, khi điểm cuốn Sau Cơn Mưa của Lý Hoàng Phong, bài đọc sách đầu tiên trong đời, hẳn vậy, khi TTT kêu Gấu viết cho tờ Dân Chủ của Vũ Ngọc Các, Gấu bèn coi cô Hà trong đó, cũng là 1 Lara mũi tẹt, và SCM chỉ là một phác thảo của Dr Zhivago của Mít.