*



















Nhân Gió-O 10 năm

Trong tự vựng của những nhà phê bình, từ "tiền thân" (precursor) không thể thiếu được, nhưng nên tháo gỡ mọi trò luận chiến hoặc ganh đua. Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó.

Borges: Những tiền thân của Kafka.

Câu văn trên đúng là cái chìa khóa mở ra cõi văn của bất cứ 1 ai, mơ đến chết đi được, viết 1 cái văn, 1 cái thơ.
Và trở thành nhà văn

 “Không thể thiếu cái chữ Thầy trong ngữ vựng của phê bình gia”.
“Mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó”.

Hai câu của Borges, chẳng đúng là hai búa TGK, mà TTT biểu thằng em:

Viết văn là phải có Thầy. Hãy đọc, đọc, đọc, và đọc… cho tới khi nào mày kiếm ra Thầy của mày. 

Sở dĩ cõi văn Mít ngắn cũn, cụt thun lủn, về già Gấu nhận ra, là:

Viết hết thời thanh xuân là hết. TTT

Sở dĩ như thế, vì:
Không chịu đọc, đủ, để kiếm ra Thầy của mình.
Nhưng, Thầy là ai?
Thầy của bạn, chính là bạn đấy.

Khi Faulkner ngưng viết, một phần là vì ông tin rằng, đã có người tiếp tục viết, như ông, và sẽ còn đi xa hơn ông.  

Trong đời viết và đọc, và chửi thiên hạ, Gấu gặp 1 số nhà văn Mít, rất bảnh, ở những tác phẩm đầu tay, và cứ thế tàn lụi dần, vì nhiều nguyên do, nhưng nguyên do tởm nhất, là bận đóng vai nhà văn. Hay, đóng vai nhà phê bình, xoa đầu thiên hạ, nâng bi đàn anh theo cái kiểu "anh anh tui tui", và, ban phát thiên tài cho nhân loại.

Ngay cả ở 1 dấng thật bảnh như PCT, cũng bị tẩu hỏa nhập ma, bị mù mắt, vì hào quang này. Nhưng ở PCT, lý do sâu thẳm hơn, là, ông không có lấy 1 ngày lính. Trong 1 bài phỏng vấn ông, đăng lại trên Hậu Vệ, ông cho biết rất tởm xứ Mít, bỏ đi Tây, nhưng ở Tây, ông nhớ xứ Mít, lại bò về.
Theo GNV, ông bò về [đọc Gió O, bài viết của Thi Vũ] danh vọng đầy mình, và chết vì thế.
Và sở dĩ, ông mò về, là vì Phật Giáo bảo lãnh cho ông. Nguyễn Văn Trung nói đúng, PCT cũng là 1 thứ trốn lính.

Như Nguyễn Văn Trung!

Cuộc chiến VN khủng khiếp đến cỡ, ai dám đương đầu với nó, là bị nó làm thịt. Với ý này, GNV đã từng viết về Nguyễn Thi, nhà văn VC, tác giả Người Mẹ Cầm Súng, thí dụ. Sở dĩ đám VC nhà văn, sau cuộc chiến, chẳng có ai viết ra hồn, cũng là vì lý do đó. Nguyễn Khải, tưởng đây là dịp đổi đời, sau 30 Tháng Tư, viết ào ào, Thời Gian Của Người, Vòng Sóng Đến Vô Cùng, Gặp Gỡ Cuối Năm…  nhưng ông cuối cùng nhận ra, nhảm cả, “thời lẫm liệt” của ông qua rồi, thế là hu hu đi tìm cái tôi đã mất!

Nhưng, ai bỏ chạy nó, là suốt đời bị nội thương trầm trọng, và đều trở thành 1 thứ cô hồn, như đám tinh anh Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC: Có đứa nào làm được cái gì ra hồn đâu?
Đâu phải chỉ VC cấm chúng về, như “người của chúng ta ở Paris", nhưng chính chúng cấm chúng về.

Về để nhìn một đất nước tan hoang, trong có phần đóng góp lớn lao của tụi chúng ư?

Đám nhà văn Trung Kít thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đa số lâm vào tình trạng, vừa mới lóe lên, vừa được ông TPG báo Văn đăng, chỉ 1 cái truyện ngắn, 1 bài thơ, thế là cả đám kéo nhau ra quán cà phê xưng tụng lẫn nhau, tao là nhà văn, nhà thơ rồi!

Bậc Thầy vĩ đại nhất của cả đám, là Võ Phiến, nhưng có đấng nào nhìn ra đâu, và nhìn ra rồi, cũng chưa yên thân, phải vượt Thầy, làm thịt Thầy, mới có cơ may thành nhà văn!
*

Thiên tài Mít NTHL, hơn thiên tài cũng Mít, Nguyễn Du, theo bà Huệ, là do, NTHL cứa vào đời bằng con dao Mít, còn Nguyễn Du, "mượn" con dao của Tầu Lạ.

Tưởng chuyện đùa, nhưng đây chính là đề tài của một bài viết, một cái còm, commentary, "Tính cá nhân của giải thưởng Nobel; những nghịch lý về “văn chương thế giới’", của Tim Parks. TLS April 22, 2011.

The Nobel individual

Paradoxes of 'international literature' 

A novelist is not famous today unless internationally famous, not recognized unless recognized everywhere. Even the recognition extended to him in his home country is significantly increased if he is recognized abroad. The smaller the country he lives in, the less important his language on the international scene, the more this is the case. So if for the moment the phenomenon is only vaguely felt Anglophile cultures, it is a formidable reality in countries like Holland or Italy. The inevitable result is that many writers, consciously or otherwise, have begun to think of their audience as international rather than national.

Một tiểu thuyết gia, vào những ngày này, thì không nổi tiếng nếu không nổi tiếng thế giới, thì không được nhìn nhận nếu không được nhìn nhận ở mọi nơi.
Mít VC, một khi được hải ngoại, quốc tế nhìn nhận, thì thế giá ở quê hương càng thêm thơm mùi mắm tôm!
NHT hả?  Có tên trong danh sách chót của Man Booker đấy nhe!

Trong những nhà văn được “mafia Do Thái” phát Nobel, mà Bà Huệ nêu tên, có Isaac Bashevis Singer.
Trên TV có bài của Linda Lê giới thiệu ông này.
GNV rất mê Isaac Bashevis Singer, và có khá nhiều tác phẩm của ông, một tay kể chuyện bậc thầy. Ông được coi như là người phát hiện ra mẫu Thiên Sứ Tội Lỗi,  the "Sinful Messiah”, [đúng thứ Bắc Kít, đầy tội lỗi, ma quỉ, ác nhân, nhưng lại giương cao ngọn cờ giải phóng Miền Nam], và nhập cảng, du nhập sex vô nghệ thuật viết, harnessing, importing, erotic energy to a work of art, [như Murakami, sau này].

Milosz, trong ABC’s có nhắc tới Isaac Bashevis Singer, nhưng nghĩ, [cũng như bà Huệ], không xứng Nobel bằng nhà thơ Chaim Grade.
Post sau đây, cả hai bài, một của Linda Lê, và một của Milosz, [tuy không hẳn viết về Singer].

Có vẻ như bà Huệ không khoái dịch dọt. Phải đọc Mít nguyên xi, thứ thiên tài NTHL, không chôm chĩa của ai, sặc mùi Mít, mùi mắm tôm, thí dụ, thì mới được.

Trang TV này, sở dĩ được mở ra, chỉ là để dịch dọt, nghĩa là chỉ đi ăn cắp của tụi mũi lõ.
Làm một tên biệt kích văn hóa!
Chẳng thèm xin phép, chẳng thèm để ý gì tới  luật bản quyền, vì nghĩ, tụi mũi lõ, khi chúng đi ăn cướp cả thế giới, chúng đâu có xin phép?
Tuy nhiên, TV không hề hưỏng tí xái nào từ cái việc dịch dọt.

Và cũng rất mong độc giả, đọc thoải mải, cho riêng mình,  for personal use only, "đừng" như “cái tay” Vịt Nguyên, chôm sự kiện, về nguồn gốc từ “quần đảo”, trong cái tít Quần Đảo Gulag, của Solz, rồi đi 1 đường tạp ghi, kiếm tí tiền còm.
Khủng nhất có lẽ là cái tay ‘gì gì’ đó, chôm cả 1 cuốn trường thiên tiểu thuyết, dịch dọt, đăng ‘fơi ơ tông’ lấy tiền bỏ túi, chưa thỏa, chưa đã, bèn sáng tác thêm, rồi phịa ra cả thiên giai thoại, [cái gì gì, lần đầu tiên khi vừa đến được Thiên Đường Tị Nạn, đọc, khóc òa, chẳng khác Bác H, khi đọc Lê Nin], để trở thành đồng tác giả, rồi cho xb ở trong nước, dõng dạc phán, đây là tuyệt tác, như “Chiến Tranh và Hòa Bường” của Tolstoi, một thứ thuốc tiên, hàn gắn mọi vết thương chiến tranh, mọi hận thù Mít!

Đọc blog, cũng rứa, ông Mít nào cũng chôm, cũng dịch dọt tưới hột sen, vậy mà còn đi 1 đường, cấm chôm của tao đấy nhé!

Hồn Ma Si Tình
Linda Lê giới thiệu Isaac Bashevis Singer

Grade Chaim
by Milosz

Dịch dọt là phận người, sinh tử lão bịnh… và dịch. Tinh thần trang TV là của Tập San Văn Chương (1) ngày nào còn Sài Gòn, qua đó, là định nghĩa nhà văn [độc giả] là 1 kẻ được thông tri đầy đủ những dữ kiện của thời của mình, tạm dịch dọt cái từ “mieux informer" của Tây mũi lõ.

Chỉ một khi được thông tri tốt những dữ kiện, thì độc giả tự quyết định lấy vận mệnh của mình, đếch cần đến phê bình gia, còn dốt hơn cả độc giả!

Nhưng dịch không có nghĩa là chôm để sử dụng vào mục đích đê tiện là kiếm tí tiền còm, tiền lớn, vờ nguyên tác, vờ tác giả.

Trên tờ Interlife có 1 bài viết, về ăn nhậu, nhưng sử dụng nó như 1 ẩn dụ, vào việc dịch dọt, thật tuyệt:

A THIN LINE BETWEEN FERMENTATION AND ROT.

Đường ranh mỏng dính giữa "lên men" và "thúi rữa".

Lên men là cái đẹp của dịch dọt, thơm tho như mùi mắm tôm của Mít.
Thúi rữa, chính là cái vụ dịch dọt, để ăn cắp, để kiếm lợi cho cá nhân mình.

Gấu, Bắc Kít, càng về già, càng thèm lại một lần, ngồi giữa 1 phiên chợ làng, với cái mẹt lá chuối, bên trên là miếng bánh đúc, và tí mắm tôm, và cơn đói dài dài của Gấu, đang chờ được thỏa mãn.

Cả cuộc chiến Mít, là cũng được nhìn qua hình ảnh tuyệt vời này.
Lẽ ra, sau 30 Tháng Tư, Mít cả nước có… mắm tôm.

Nhưng thay vì vậy, chỉ có CỨT.

(1)

Ngay trong lời phi lộ số ra mắt, khi định nghĩa nhà văn, một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu vị của họ.

Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn).


Phải sau 1975, thì Gấu mới biết đến Borges, vào những ngày sắp bỏ chạy, và thoát, quê hương!
Đó là thời gian làm anh bán báo, tại sạp báo “nhà”, ngay trước chúng cư 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, mượn tên ông cán bộ VC nhà kế bên đăng ký kinh doanh. Trong khi bán báo, rảnh rang, đọc báo lai rai, Gấu vớ được 1 truyện ngắn của Borges, được dịch ra tiếng Việt, đăng trên tờ Văn Nghệ, chắc thế.

Câu chuyện một tay chủ tịch xã một buổi chiều tới gặp một nhà huyền thuật nổi tiếng, xin ông phù phép, ban cho cái chức chủ tịch huyện, đại khái như vậy. Hai người đang nói chuyện thì anh người nhà thông báo, bữa ăn chiều có món gà gô đặc sản Nam Bộ, đã sẵn sàng, xin cho biết, ông khách có cùng dùng bữa với chủ nhân hay là không. Chủ nhà xua tay, chờ chút, chờ chút…
Đúng lúc đó, thì người nhà ông chủ tịch xã hổn hển xuất hiện, kêu chủ về gấp, ông chủ tịch huyện ngỏm rồi, mọi người đang nhốn nháo kiếm ông, để ngồi vô ghế chủ tịt huyện! Nhà huyền thuật bèn mỉm cười, vậy là khỏi phù phép nhe, nhưng mà này, cái chức chủ tịch xã ông cho tôi nhe, để tôi cho thằng cháu. Ông tân chủ tịt huyện lắc đầu, chức đó, tôi đã ban cho thằng em trai mất rồi, sorry.
Câu chuyện này có tí giông giống chuyện con cá vàng và ông già câu cá, của Nga, cộng thêm chuyện “giầu sang chưa chín một nồi kê”, của Tầu. Bởi vì cảnh trên cứ thế lập đi lập lại, và sau cùng, khi ra về, ông chủ tịch xã vẫn chỉ là ông chủ tịch xã. Và nhà huyền thuật khi đó, kêu người nhà dọn cơm, miệng lẩm bẩm, bữa nay ăn gà gô một mình vậy!
Sau đó, Gấu tình cờ vớ được 1 bài thơ dịch qua tiếng Tây của Borges, viết về hạnh phúc, đọc thú lắm, thế là bèn loay hoay dịch, chắc cũng là lần đầu bày đặt “dịch dọt” như bà Huệ phán, và đưa cho anh bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn đọc, anh khen rầm trời, mày sao bảnh thế!
Bởi thế, khi ra hải ngoại, Gấu, nhớ lần gặp gỡ cũ, bèn dịch Borges, và được nhà dịch thuật Hoặc Ngữ, hay Hoặc Ngu “gì gì” đó, Gấu quên mất rồi, phán, dịch như sấm, [chữ này của SCN, ông ta muợn, và cũng là để vinh danh bà chủ sạp cá].
Tuy nhiên, cái duyên kỳ ngộ của Gấu với Borges, là ở chỗ khác, nơi khác, và nó liên quan tới… Thanh Tâm Tuyền!

**

Gấu mới xuống phố, ghé tiệm sách, mua tờ Người Nữu Ước, vì đọc cái tít “Quyền lực của những ý tưởng đi chôm của người khác”, nhưng cái tít bên trong thì đúng là thương hiệu của...  Gió O, là câu thơ của Mai Thảo, “Chế lấy mây và gây lấy nắng", tức “huyền thoại sáng tạo”, creation myth.
Gấu này thực sự tin là, không thể chế được mây, gây được nắng.
Chế lấy, đừng vay muợn của đất trời.
Nhưng “chôm”, thì được!
Còn số báo kia, là bài viết của Zadie Smith: “Thế nào tôi viết”.

Creation Myth

The more successes there are,” Simonton says, “the more failures there are as well”—meaning that the person who had far more ideas than the rest of us will have far more bad ideas than the rest of us, too.
Càng cao danh vọng, càng dầy gian nan. Có cứng mới đứng đầu gió.
Heidegger cũng phán như thế, về cái sự thất bại khi chơi với Nazi: Tư tưởng lớn lầm lạc lớn!

Ông bạn…của GNV cũng phán như thế, để giải thích cái sự không dám viết của mình: Tao chỉ sợ viết ra, mà, nếu mình lầm thì nhân loại bị diệt vong!

Vấn nạn “chế lấy mây gây lấy nắng này” làm Gấu nhớ tới một chuyện thần tiên, về 1 nàng công chúa, một buổi chiều ngồi bên song cửa, nhìn những hạt mưa rơi, long lanh như những viên ngọc, bèn thỏ thẻ với Đức Vua, con muốn có 1 chuỗi ngọc bằng những giọt mưa kia…

Vua ra lệnh cả nước “chế” chuỗi ngọc mưa… chỉ đến khi có thằng cha Gấu cà chớn xin gặp cô bé công chúa, OK, tui xâu được chuỗi ngọc, nhưng công chúa chạy ra đầu hiên lấy mấy hạt ngọc mưa cho tui!

Ngay trong cái bài tạp ghi đầu tiên của Gấu ở hải ngoại, Nước Cờ Hư Trúc, là Gấu đã đặt ra vấn nạn chôm hay không chôm rồi.

Làm gì có sáng tạo, bởi vì sáng tạo chỉ là lập lại cái đã được nói rồi, nhưng thay đổi đi 1 chút, cho hợp với thời của mình. Thay đổi cái thực đơn, cái công thức, là ra cái mới, bằng cách vay mượn những ý tưởng đã có. Người ta đã chẳng cho rằng, Marx lật ngược Hegel, ra chủ nghĩa mang tên ông. Lịch sử văn học cho thấy, mỗi lần có đại tác phẩm xuất hiện, là đám phê bình chăm chú đọc nó, coi nguồn của nó ở đâu, thầy của thiên tài mới xuất hiện này là ai.
Thành thử mới có câu, làm gì có những tuyệt tác vô danh.
Tuy nhiên, Borges nhận ra, trò khám phá ra Thầy.

Chỉ đến khi ra được hải ngoại, đọc và dịch bài viết của Borges, “Những người đi trước Kafka”, thì Gấu mới hiểu ra được một trong ba búa Trình Giảo Kim mà ông anh nhà thơ truyền lại cho Gấu [mi hãy đọc, đọc, đọc… và sẽ có ngày kiếm thấy ông Thầy của mi], là từ Borges .
“Gậy ông đập lưng ông”, nhân đọc được 1 câu của 1 Tây mũi lõ, Gấu đặt câu hỏi về Bếp Lửa, trong bài viết trên Văn, từ năm 1973:
Trong một vài trường hợp, chính học trò khám phá ra thầy. Phải chăng đó cũng là trường hợp của “bậc thầy” Thanh Tâm Tuyền.

TTT một lần ngồi Quán Chùa với thằng em đưa ra nhận xét, những nhà văn Mít thường chết non, viết xong cái tuổi trẻ của mình là ngỏm. Trong nhận xét đó, có cái ý, không kiếm ra Thầy của mình, do thiếu đọc, thiếu sống, không đủ kiên nhẫn tìm ra ông Thầy.
Nhưng trên hết, chính là cái tính phách lối dởm, tao mà cần phải đọc ai, tao viết cho thiên hạ đọc, khiến văn chương Mít không thể nào khá được.
Thiên tài NTHL theo Gấu cũng thuộc loại này, nếu đúng như những lời khen của bà Huệ, nhà thơ thiên tài móc tim ra viết, không thèm chôm của Tầu, như Nguyễn Du, hay của tụi mũi lõ, như Phạm Công Thiện.

Bữa trước, bạn Đoàn Nhã Văn có nhã ý đề nghị phỏng vấn NQT, về sự ra đời của trang TV, nhưng do bạn thòng theo 1 câu, thiên hạ có vẻ nực Gấu lắm, vì thái độ chẳng có tí hoà nhã, ít chịu khen ai, và nếu có khen, thì khen những người đâu đâu [thí dụ thơ lục bát của Đá], chưa từng xoa đầu/nâng bi những đấng “đời văn dài hơn đời người” dù còn trẻ măng, hay trẻ hơn Gấu nhiều, phê bình gia dốt như.. chó, [ui chao Gấu Chó có khác], chuyên phát ngôn khủng chẳng cần chứng minh, hay mỗi lần viết phê bình là vãi linh hồn, hay, hay.. thành thử Gấu cũng ngại, sợ DNV trúng miểng lây.
Nhưng nhân lần này, qua cuộc phỏng vấn LTH, biết đâu, có thể dấy lại một cuộc phỏng vấn chết từ khi còn trứng nước.
Trong những kỳ tới, Gấu sẽ lèm bèm tiếp về những câu hỏi và trả lời của cuộc phỏng vấn Gió O của DNV.
NQT

Chứ tài hoa của Joseph Brodsky cũng ngang ngửa cỡ tài hoa Nguyễn Thế Hoàng Linh thôi mà.
LTH

BỨC THƯ GỬI TỚI NHÂN LOẠI
hoặc
KHÔNG CẦN ĐẶT TÊN

riêng hôm nay
tôi sắp đi qua đường Nguyễn Du
không một chút ảm ảnh hay tự hào về một thời lửa đạn
hồ Thuyền Quang đẹp
phố phường rộng và lòng tôi không hẹp
thế thôi...

NTHL

Cái tít bài thơ, chứng tỏ nhà thơ không rành tiếng Việt.
Ðúng hơn, chưa sạch văn phạm.
Chữ “hoặc”dùng sai. "Hoặc", “or”, là để nối hai cụm từ tương đương.
Phải viết, thí dụ:
Bức thư gửi tới nhân loại và không được đặt tên
Hoặc,
Bức thư không tên gửi nhân loại.

Ám ảnh, không phải “ảm ảnh”.

[Không “ám ảnh”, sướng thật. NQT]

Bài thơ này chắc post lâu lắm rồi. Vậy mà có ai thèm đọc đâu?
Nếu đọc, đã sửa lỗi đánh máy sai, về phía tòa soạn, hoặc đề nghị sửa, từ phía độc giả.
Cả bài thơ, ngây ngô, ngốc nghếch, làm ra vẻ suy tư, như đứa con nít nói ngọng, vậy mà dám so với thơ Brodsky.

Nói có sách mách có chứng, thí dụ bài sau đây, của Brodsky.
Thơ NTHL có được cái giọng nhân hậu, cảm động, và khiêm tốn “thế thôi”, như Brodsky?

Thế thôi!
Mấy lời!
Toàn giọng con nít muốn làm bố nhân loại!

To My Daughter

Give me another life, and I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the  former. 

Cho tôi một đời khác, và tôi vẫn hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng tiền thân của nó.

Brodsky: Gửi con gái của tôi

Liệu NTHL viết nổi dòng thơ chót, trên?

Mà, tại làm sao bà Huệ lại so ông nhóc này với…. Brodsky?

Một ông bị nhà nước bắt, tống đi lao động cải tạo, lưu đầy nội xứ tại Hắc hải, rồi tống ra khỏi quê hương, mày không đi là ‘nóng’ lắm đấy. Một ông nhóc [chắc cũng VC con, con một ông VC bự, nếu không phải xin lỗi. NQT], tiếng Việt chưa rành đừng nói rành tiếng Anh, tiếng U, trong khi Brodsky, sống bằng nghề dịch thuật, khi ra hải ngoại viết bằng tiếng Anh, làm giáo sư Ðại Học, không có bằng cử nhân Triết, vì chưa học hết Trung Học!

Quái đản nhất, là, thơ NTHL không có gì mắc mớ đến thơ Brodsky [Bao thơ tôi ít nhiều chi là về thời gian, về thời gian làm gì con người. Brodsky], vậy mà sao bà Huệ lại lôi Brodsky ra, ở đây?

Khó hiểu quá! NQT

GNV này thực sự không hiểu phản ứng của NTHL ra sao, khi được bà Huệ khen như thế này?

*

Brodsky không phải là một nhà thơ dễ đọc, và cái nguồn ‘tài hoa’ của ông, phải một tín hữu Ky Tô thì mới hy vọng nắm bắt được.

“At heart Joseph was a pagan”, ở trái tim của ông, Brodsky là 1 tên… Nam Bộ, một tác giả [Mark Strand] nhận xét về Brodsky, khi phải bàn về chất Ky tô của thơ ông [‘Brodsky’s every poetic breath praises God’, mọi hơi thở thơ của Brodsky thì đều ca ngợi Chúa Ky Tô].

Có hai nhà thơ Ky Tô, cùng từ cái xứ chết tiệt CS, cùng được Nobel, là Brodsky và Czeslaw Milosz, nhưng ngay cả Milosz mà cùng thèm số mệnh của Brodsky, đang "làm 1 nhà thơ, nhà dịch thuật", tự dưng được Đảng tóm đầu ban cho án lưu đầy nội xứ vì ăn bám xã hội [Gấu cũng bị tội này, và đi tù vì nó vài lần], khi được thả về thì lại bị Đảng bắt phải lưu vong, đến nỗi KGB còn phải kiếm cho 1 ông chú nào đó, bà con đang ở hải ngoại, bảo lãnh ông! Thế rồi một ngày đẹp trời, như Bùi Chát sau này, khăn đóng áo dài bước lên đài cao nhận giải Nobel văn chương!

Bởi vì những nền văn minh thì cũng có lúc đi đời nhà ma [Because cilivisations are finite], trong cuộc đời của mỗi một nền văn minh như thế, sẽ xuất hiện một thời điểm mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi, [cease to hold]. Vào những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân tán, huỷ diệt, không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy tay ở trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi thế giới chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of the Tide]

[Nhưng] sự hiện diện của Brodsky là một điểm tựa, hay điểm qui chiếu [a buttress or a point of reference] cho rất nhiều thi sĩ bạn bè của ông. Đây là một con người mà tác phẩm và cuộc đời luôn luôn nhắc nhở chúng ra rằng, mặc dù những ra rả về một cõi người đồng hạng, cá mè một lứa, thì nhà thơ của chúng nói, vẫn có đẳng cấp, thứ hạng, trong những ngày như thế này.
Cái đẳng cấp không phải đuợc suy ra, giản trừ từ một tam đoạn luận, cũng không phải được rút ra từ những nghị quyết, những cuộc hội thảo... mà chính chúng ta xác nhận, làm mới nó mỗi ngày, bằng cách sống và viết.
Nó có một cái chi thật gần gụi thân quen với sự phân chia rất ư sơ đẳng, tiểu học, giữa đẹp và xấu, thực và giả, lành và ác, tự do và độc tài. Trên tất cả, đẳng cấp có nghĩa là trân trọng đối với những gì được coi là có học, có văn hóa, so với dè bỉu, khinh khi, tởm lợm, đối với những gì hạ cấp, tầm thường, ti tiện.

Nhãn hiệu "thăng hoa" [sublime] có thể áp dụng cho thơ của Brodsky. Trong phần số của ông, như là một đại diện cho con người, có "một cõi tư duy lừng lững" [that loftiness of thought] mà Pushkin nhận thấy ở Mickiewicz:
"Ông ta nhìn xuống cuộc đời, từ trên ngọn đỉnh trời".
.... [Nhà thơ] Mandelstam, trong Gulag, trở nên rồ dại, tìm kiếm thực phẩm trong đống rác, [hình ảnh này chính] là thực tại về độc tài và thoái hóa bị kết án phải huỷ diệt.
Mandelstam đọc thơ cho một vài người bạn tù, là khoảnh khắc cao cả [lofty moment] mãi mãi tồn tại.

 Milosz: Ghi Chú Về Brodsky

Thành thử cái vụ Bùi Chát này, quá tuyệt, y chang lời tiên tri của Brodsky, về biên cương nổi dậy, báo hiệu sự chấm dứt của nền văn hóa sông Hồng.

Alongside the awe, the respect, and the genuine love, these books contain some of the most penetrating observations ever made about Brodsky, both the poet and the man. About the former, Pyotr Vail observes: "Pushkin was all about how we wanted to be; Brodsky was all about how we really are". About the man, Annelisa Allleva makes some cutting remarks, notably: "He stole other people's love in order to hide his insecurity".
Derek Walcott puts the two together: "Joseph didn't make a distinction between his calling and his life. He was the best example I know of someone being a poet in the professional sense".

Joseph [HV] Brodsky đếch thèm để ý đến sự tách biệt giữa thiên hướng nhà thơ và đời của ông. Ông là thí dụ đẹp nhất mà tôi biết về một người, là một nhà thơ, theo một cái nghĩa nhà nghề của từ này.
"Joseph was a man who realized himself. That for me is the main lesson of his life. What more does a man need?".

Ui chao xin được xách dép cho nữ thi sĩ, mà chẳng... đặng, sao?

NQT

Mon, May 2, 2011 8:17:24 AM

Hi bác chủ trang Tin văn,
Nhiều bận em muốn gửi góp ý cho bác nhưng nghĩ xuề xòa thế nào lại thôi. Lần này em không góp ý không được vì thấy bức bối quá. 

BỨC THƯ GỬI TỚI NHÂN LOẠI
hoặc
KHÔNG CẦN ĐẶT TÊN

Ở đây nên hiểu "BỨC THƯ GỬI TỚI NHÂN LOẠI" và "KHÔNG CẦN ĐẶT TÊN" là hai lựa chọn cho nhan đề. Hoặc nhan đề là cái này, hoặc nhan đề là cái kia, chứ "hoặc" không phải là để kết nối. Ở đây bác có một chút nhầm lẫn trong sự hiểu, chứ không phải NTHL không rành tiếng Việt. Các từ bác dùng "chứng tỏ", "đúng hơn", "phải viết"... giống như kiểu "phán như đúng rồi". 

LTH có thể quá lố khi so sánh Brodsky chỉ ngang cỡ Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhưng bác cũng không mấy thuyết phục khi chỉ tương lên một bài của Brodsky rồi phán như đúng rồi. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh chẳng có mắc mớ gì đến thơ Brodsky, đúng. Nhưng bác cũng đang làm một phép so sánh kệch cỡm đấy thôi.
Vài dòng nhắn gửi, mong bác cố gắng điều tiết ngôn từ để đừng hạ thấp người khác quá như thế. Cảm ơn bác về trang Tin văn.
Thân ái,
J. 

Phúc đáp:
Đa tạ. Sẽ làm theo đúng như yêu cầu, ‘cố gắng điều tiết ngôn từ để đừng hạ thấp người khác quá như thế’.
NQT

Sáng nay, đầu tháng GNV phải đi gặp bác sĩ & pharmacist, viết vội vài hàng, bây giờ mới rảnh, hầu chuyện tiếp vị độc giả.

V/v điều tiết âm thanh cho vừa nghe, đừng làm phiền hàng xóm, thì kể như tạm xong.

V/v từ ‘hoặc’.

Cách giải thích của bạn, thì cũng là thêm 1 cách giải thích, vì thế, bạn không thể ‘phán như đúng rồi được’, và, “ở đây bác có một chút nhầm lẫn trong sự hiểu”.

Nếu đúng như bạn cắt nghĩa, thì cái tít bài thơ thành hai cái tít:

“Bức thư gửi tới nhân loại”
hoặc,
[Bức thư] “không cần đặt tên”

Giả như đúng, đây là ý của NTHL, thì thay vì viết như vậy, các nhà thơ thường viết:

“Bức thư gửi tới nhân loại”
hoặc
“vô đề”

Vô đề, “untitle”, hay untiled, là thói quen thường thấy ở nhiều nhà thơ, hay nhạc sĩ, “Bài không tên….”, thí dụ.

nhưng bác cũng không mấy thuyết phục khi chỉ tương lên một bài của Brodsky rồi phán như đúng rồi.

Một bài thơ của Brodsky để so sánh với một bài thơ của NTHL. Tôi đâu có so sánh hai cõi thơ.

Kính

NQT


Ghé bác sĩ, ghé pharmacist, rồi, tất nhiên, ghé tiệm sách cũ, vớ được cuốn thơ tuyệt vời, có chữ ký của tác giả. Tập thơ này cũng tuyệt lắm. Từ từ Gấu giới thiệu quí độc giả TV.

Mua tờ The New Yorker, May 2, 2011, có bài thơ mới tinh của Zagajewski.

Gấu mết tay này lắm. Tính dịch hết những bài thơ hiện Gấu có được, của ông, và của Charles Simic… 

IN VALLEYS

And the lovely Garonne, which passes
through drowsy villages each night
like a priest with the last sacrament.
Dark clouds grow in the sky.
The Visigoths live on, in certain faces.
In summer the empire of insects spreads.
You consider how not to be yourself:
is it only on journeys, in valleys,
which open others' wounds?
In a bookshop the salesclerk calls
the author of "To the Lighthouse"
Virginia. As if she might
turn up at any minute, on a bicycle,
with her long, sad face.
But Paul Valery (of the Academy) thought
history didn't exist. Perhaps he was right.
Perhaps we've been taken in. When he was dying,
General de Gaulle tried to find him
penicillin. Too late.
-Adam Zagajewski

(Translated, from the Polish, by Clare Cavanagh.)

*  *

*

EITHER/OR

1

My dream after the dream of more war: that for every brain
there exists a devil, a particular devil, hairy, scaly or slimy,
but compact enough to slot between lobes, and evil, implacably evil,
slicing at us from within, causing us to yield to the part
of the soul that argues itself to pieces, then reconstitutes as a club.

When I looked closely, though, at my world, it seemed to me devils
were insufficient to account for such terror, confusion and hatred:
evil must be other than one by one, one at a time, it has to be general,
a palpable something like carbon dioxide or ash that bleeds
over the hemispheres of the world as over the halves of the mind.

But could it really be that overarching? What of love, generosity,
pity? So I concluded there after all would have to be devils,
but mine, when I dug through the furrows to find him, seemed listless,
mostly he spent his time honing his horns-little pronged things
like babies' erections, but sharp, sharp as the blade that guts the goat.
 

2

Just as in the brain are devils, in the world are bees: bees are angels,
angels bees. Each person has his or her bee, and his or her angel,
not "guardian angel," not either one of those with" ... drawn swords ... "
who" ... inflict chastisement ... " but angels of presence, the presence
that flares in the conscience not as philosophers' fire, but bees'. 

Bee-fire is love, angel-fire is too: both angels and bees evolve
from seen to unseen; both as you know from your childhood
have glittering wings but regarded too closely are dragons. Both,
like trappers, have fur on their legs, sticky with lickings of pollen:
for angels the sweetness is maddening; for bees it's part of the job. 

Still, not in their wildest imaginings did the angel-bees reckon
to labor like mules, be trucked from meadow to mountain,
have their compasses fouled so they'd fall on their backs,
like old men, like me, dust to their diamond, dross to their ore,
but wondering as they do who in this cruel strew of matter will save us. 


1.    Đoàn Nhã Văn: Chào chị Lê Thị Huệ.  Nhân 10 năm kỷ niệm gió-o, chúng tôi mong chị chia xẻ cùng độc giả về quãng đường đi qua. Nhưng trước tiên, xin chị cho biết: tại sao "gió-o" mà không là cái tên khác? Và chị mang cái ý tưởng này bao lâu, trước khi chính thức trình làng? 

Note: Câu văn trên, nên sửa lại.
-Chia sẻ, không phải chia xẻ.
-Cái câu cuối, phải để lên trên, nếu không độc giả sẽ gặp lúng túng, khi đọc,

Câu viết lại, chí ít, nó như thế này:

Nhân kỷ niệm 10 năm gió-o, chúng tôi mong chị chia sẻ cùng độc giả về quãng đường đã qua. Chị mang cái ý tưởng thành lập trang Gió O này từ bao giờ, trước khi chính thức trình làng?
Nhưng trước hết xin hỏi chị, tại sao "gió-o" mà không là một cái tên khác?

Viết tiếng Việt, không có dễ. NQT

Thư gởi nhà văn Nguyễn Quốc Trụ

Thưa nhà văn,
Trưa nay, trong chỗ làm việc, tôi có nhận email 1 người bạn, viết "Ông NQT "đập" ông trên TV. Vào xem chưa?" Xin mở ngoặc rằng: người bạn này, ở TX, tôi từng giới thiệu trang Tin Văn từ 2008, và là độc giả thường xuyên của TV từ đó cho đến nay.
Tôi email lại, nói rằng: đang bận, sẽ vào xem, sau khi về nhà.
Tôi vào xem trang TV và thấy ông chỉ chỗ sai: "chia sẻ" và "chia xẻ" cũng như gợi ý/đề nghị/khuyên nên viết lại câu hỏi một cách khác, và có sửa vài chữ.
Đọc lại lần nữa, tôi thấy không có gì, đâu có chuyện "đập", "đánh" gì cả, ở đây.  Tôi vừa email người bạn, nói: Đừng lo. Chỉ là chuyện trao đổi văn chương, chữ nghĩa mà thôi. Và cho biết sẽ email cho ông về chuyện này. 

Thưa nhà văn,
1. Tôi cám ơn, chứ không buồn phiền gì, chuyện người khác chỉ chỗ sai, cần sửa, về "chia sẻ" và "chia xẻ". Không phải ai cũng chỉ chỗ sai của người khác, dù được chỉ dưới hình thức nào (thư riêng, trên trang nhà, hay diễn đàn công cộng v.v). Với tôi, cái cần phải sửa, thì nên sửa.

2. Ông viết "-Cái câu cuối, phải để lên trên, nếu không độc giả sẽ gặp lúng túng, khi đọc,". Tôi copy nguyên con, từ dấu gạch đầu hàng cho tới dấu phẩy ở cuối câu.

Lúng túng, theo Đại từ điển Tiếng Việt (1998): bối rối, mất bình tĩnh, thiếu chủ động không biết xử lý sao cho hợp. Tôi không hiểu tại sao người đọc lại "lúng túng" khi đọc câu: " Chào chị Lê Thị Huệ. Nhân 10 năm kỷ niệm gió-o, chúng tôi mong chị chia xẻ cùng độc giả về quãng đường đi qua. Nhưng trước tiên, xin chị cho biết: tại sao "gió-o" mà không là cái tên khác? Và chị mang cái ý tưởng này bao lâu, trước khi chính thức trình làng?"

Tại sao người đọc lại mất bình tĩnh, thiếu chủ động, v.v và v.v. ? Tôi thực sự không hiểu ý ông nên không dám tự tiện diễn giải để mà trả lời.

3. Ông đề nghị/ khuyên nên viết câu trên như thế này:

" Nhân kỷ niệm 10 năm gió-o, chúng tôi mong chị chia sẻ cùng độc giả về quãng đường đã qua. Chị mang cái ý tưởng thành lập trang Gió O này từ bao giờ, trước khi chính thức trình làng?
Nhưng trước hết xin hỏi chị, tại sao "gió-o" mà không là một cái tên khác?"

Thưa ông, trước hết, lời khuyên của ông, đảo lộn câu hỏi, nó không diễn dịch đúng điều tôi muốn nói. Thứ hai "bao lâu""bao giờ" mang hai nghĩa khác nhau. Không thể thay thế được trong trường hợp này. Câu và chữ mà ông khuyên sửa, diễn dịch khác ý tôi.

Bao lâu: chỉ một khoảng thời gian, một độ dài thời gian. Chẳng hạn: 1 tuần, 10 tháng, 3 năm v.v.
Bao giờ: chỉ một điểm thời gian nhất định. Chẳng hạn: lúc 7 giờ 10 phút, vào tháng 4, vào năm 1999  v.v.

Thí dụ:
“Anh đợi tôi đã bao lâu?" và "Anh đợi tôi từ bao giờ?". Khác nhau chứ.
“Ông Trụ ông đã ở Canada bao lâu rồi?" và "Ông Trụ, ông đến Canada từ bao giờ?". Trả lời của 2 câu này cũng không hề giống nhau.

Tương tự, câu của tôi: "Chị mang ý tưởng thành lập trang gió-o bao lâu, trước khi chính thức trình làng?" khác với của ông: "Chị mang cái ý tưởng thành lập trang Gió O này từ bao giờ, trước khi chính thức trình làng?"

Một câu hỏi về chiều dài của thời gian ấp ủ trước khi thành lập trang gió-o, một câu hỏi về thời điểm mà tác giả mang ý tưởng thành lập nó.
Tôi cám ơn nhã ý của ông, nhưng xin được giữ cái của tôi.

Như một sự công bằng, tôi đề nghị ông đăng nguyên lá thư này sau phần ông khuyên (hay đề nghị) sửa câu hỏi phỏng vấn của tôi, để độc giả có cái nhìn hai chiều.
Chúc ông nhiều sức khỏe.
Đoàn Nhã Văn

Phúc đáp:
Câu hỏi của bạn, gồm hai câu hỏi, theo tôi.
Câu hỏi thứ nhất: Sự ra đời của trang Gió O.
Câu hỏi thứ nhì: Cái tên Gió O.

Như vậy, câu văn chót của bạn, phải đi liền với câu hỏi thứ nhất. Nếu bạn để ở cuối, thì độc giả sẽ “lúng túng”, bởi vì “cái ý tưởng bao lâu”, là nói về trang gió-o, đâu phải về cái tên gió-o?
Còn "bao lâu/bao giờ"...: Theo tôi, từ nào cũng được hết, ở trong câu hỏi này, vì không thực sự quan trọng.

Thân. NQT

TB: Khi tôi lập lại câu của bạn, theo trật tự, của tôi, tôi sơ ý, đã thay “bao lâu”, bằng “bao giờ”.
Đọc cái mail của bạn, thì lại nảy ra vấn đề.

Cái từ “bao giờ”, 1 cách nào đó, liên quan tới biến cố 30 Tháng Tư!
“Bao lâu”, là chỉ nói đến sự ấp ủ 1 ý muốn, 1 ước mong, chờ cơ hội thực hiện.
Còn bao giờ, thì lại muốn nói đến thời điểm nào, bạn có ước mong đó.

Đây là ý của Auden, đại khái, một nhà thơ có thể tự hỏi, tại sao mình làm thơ vào lúc sáu mươi tư tuổi, thí dụ, nhưng không bao giờ, vào năm 1940, vẫn thí dụ.

Thành thử, nếu dùng từ ‘bao giờ’, thì liên quan đến lịch sử, đến cuộc bỏ chạy tán loạn.
Nếu dùng “bao lâu”, thì lại liên quan tới giấc mộng ấp ủ, thành lập trang gió o, và khi nào thì thực hiện được.

Có khác thật!
NQT


1.    Đoàn Nhã Văn: Chào chị Lê Thị Huệ.  Nhân 10 năm kỷ niệm gió-o, chúng tôi mong chị chia xẻ cùng độc giả về quãng đường đi qua. Nhưng trước tiên, xin chị cho biết: tại sao "gió-o" mà không là cái tên khác? Và chị mang cái ý tưởng này bao lâu, trước khi chính thức trình làng? 

Note: Câu văn trên, nên sửa lại.
-Chia sẻ, không phải chia xẻ.
-Cái câu cuối, phải để lên trên, nếu không độc giả sẽ gặp lúng túng, khi đọc,

Câu viết lại, chí ít, nó như thế này:

Nhân kỷ niệm 10 năm gió-o, chúng tôi mong chị chia sẻ cùng độc giả về quãng đường đã qua. Chị mang cái ý tưởng thành lập trang Gió O này từ bao giờ, trước khi chính thức trình làng?
Nhưng trước hết xin hỏi chị, tại sao "gió-o" mà không là một cái tên khác?

Viết tiếng Việt, không có dễ. NQT

Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền nong và chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ lập ra, ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời. Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.
LTH

Quả là bạo ngôn!

Và,

Quả có Do Thái dính vô mấy giải thưởng Nobel được bà Huệ viện ra, nhưng không phải mafia, mà là 6 triệu người Do Thái bị Nazi đưa vô Lò Thiêu.

Khi trao những Nobel văn chương trên, một cách nào đó, Uỷ Ban Nobel đã nhân danh toàn nhân loại sám hối tội ác Lò Thiêu.
Đấy là nói về mặt tinh thần tác phẩm.
Còn về văn tài, thì phải từ từ giãi bày sau. Bởi vì, nếu không phải là những tác phẩm văn học có giá trị, thì làm sao được Nobel?
 

Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.

OK! Mít nhắm tít mắt dịch dọt…
Nhưng không lẽ Tây mũi lõ, thí dụ, cũng nhắm tít mắt…?

Trên TV, Gấu đã hơn một lần, bạo miệng hơn cả bạo miệng, dõng dạc phán, chỉ vài năm gần đây, Nobel văn chương mới thực sự là Nobel văn chương, vì cho đúng người, đúng tinh thần của người đặt ra giải thưởng, cũng 1 thứ Đại Ác, vì phát minh ra võ khí giết người, là thuốc nổ TNT. Giải Nobel văn chương, bản chất của nó, như thế, là 1 giải thưởng mang tính sám hối.

Điều kiện “cần”, mấy tay mà bà Huệ nêu ra, và bịt mũi: đáng được.

Điều kiện “đủ”: liệu có tí văn chương nào trong đó không?

Sự thực, không phải chỉ có một bà Huệ, bịt mũi, dù có thể, chưa đọc, văn của mấy người được Nobel nói trên. Ngay mấy ông Hàn cũng choảng nhau vì họ, và có ông bỏ job.
Cái sự không đọc được họ, đúng ra phải nói, không chịu nổi họ, chính là do nhân loại chỉ ưa nịnh. Nobel từ trước đến giờ, chiều theo cái thói này, chỉ khen những thành tựu của nhân loại.
Tinh thần Nobel sau này, ngược hẳn lại, và cái nền của nó, là từ câu phán khủng khiếp của Walter Benjamin, theo Gấu: Mọi tác phẩm về văn minh đều là 1 tác phẩm về dã man.
Dưới nền một đại tác phẩm, là 1 đống kít của nhân loại.

Gần nhất: Cái nền của Chuyện Kể Năm 2000 của BNT là Lò Cải Tạo, là Cái Ác Bắc Kít, là Cuộc Nồi Da Sáo Thịt, là, là, là….

Cái sự đọc lầm, hiểu lầm này, cũng đã từng xẩy ra nhiều lần trong lịch sử văn học, mà một trong những trường hợp tiêu biểu, là cách đọc “không bịt mũi” Nhật Ký Anne Frank, mà Cynthia Ozick đã lôi nhân loại ra để mà sỉ vả, trong bài Ai sở hữu Anne Frank ?, trên TV đã từng giới thiệu:

Nhật ký được coi như một tài liệu về Lò Thiêu. Điều quan trọng cần nói, là nó không phải như vậy. Gần như bản in nào cũng choàng cho nó những vòng hoa, đại khái "ca khúc của đời sống", "sự vui thích buốt nhói ở nơi tinh thần vô tận của con người". Có một sự chế diễu, trò hề ở đây. Một ca khúc cho đời? Nhật ký chưa hoàn tất, hoặc đã được hoàn tất bởi những nơi chốn khủng khiếp: Westerbork, địa ngục chuyển tiếp ở Hòa Lan, nơi những người Do thái Hòa-lan bị tống xuất từ đó; Auschwitz; hay bởi những ngọn gió tàn khốc của Bergen-Belsen. Chính tại đây, không phải tại "căn nhà phụ bí mật", những tội ác mà chúng ta gọi là Holocaust đã xẩy ra. Ghi nhận của chúng ta là những cột con số, những danh sách tỉ mỉ những chuyến tống xuất trong những dòng chữ viết tay của những thủ thư đẹp trai; những cuốn sách chuyển hàng. Có thể Anne Frank đã được chuyển tới Auschwitz vào đêm Sept 6, 1944, trong chuyến hàng một ngàn mười chín "sucke" (mẩu). Trong đêm đó 549 người được đưa vào phòng hơi, có một người trong nhóm Frank, và tất cả trẻ em dưới 15. Anne lúc đó, 15, thoát, có lẽ để lao động. Từ 20 đến 28 tháng Mười, bị đưa vào phòng hơi ngạt hơn 6 ngàn người, chỉ trong vòng hai giờ, khi họ mới tới. Nhưng lực lượng Xô-viết đang hướng về Auschwitz, và vào tháng 11, đã có lệnh giấu diếm mọi chứng cớ về phòng ngạt, và phá huỷ lò thiêu. Cả chục ngàn tù nhân bị tống ra ngoài trời, trong chuyến đi tử thần. Nhiều người bị bắn. Trong một chuyến di tản vào 28 tháng Mười, hoặc 2 tháng 11, Anne được chuyển đi Bergen-Belsen, chết một hay hai ngày sau đó, vỡ tim, trơ xương, trần trụi dưới một đống rẻ rách.

Đến với nhật ký mà bỏ qua những Đêm, của Elie Wiesel, hay Những Kẻ Chết Đuối và Những Người Được Cứu Vớt, của Primo Levi (chỉ nhắc tới hai chứng nhân), hay những cột con số, những chuyến hàng, những thuật ngữ như "mẩu"... thì đúng là tự cho phép mình được quyền ngây thơ một cách xấu xa, không thể tin được! Những ngợi ca theo kiểu "bản chúc thư hoài hoài về tính cao cả không thể bị huỷ diệt của tinh thần nhân loại", "một nguồn không bao giờ cạn của can đảm và hứng khởi"... sự thực chỉ là những trò ru ngủ. Sự thành công, chiến thắng, của Bergen-Belsen, chính là nó đã thổi sạch, cái gọi là khả tính can đảm, nó cho thấy sự huỷ diệt dễ dàng của tinh thần nhân loại, và đây là bản di chúc lâu dài của nó.

 Tưởng Niệm Anne Frank

*

Một chị, một em

“Ở mãi dưới tít sâu, người trẻ cô đơn hơn người già”
"Tôi đọc điều này, ở trong một cuốn sách, và nó gây ấn tượng ở trong tâm trí của tôi. Như tôi hiểu được cho tới giờ này để mà nói ra, thì điều đó thực."
Sat, July 15,1944

Sau cùng, có thể nói, Anne Frank biểu tượng hóa quyền uy, của chỉ một cuốn sách. Do cuốn nhật ký mà cô giữ và viết, từ 1942 đến 1944, cô trở thành một hình tượng đáng nhớ nhất, bật ra từ cuộc thế chiến thứ hai – ngoài Hitler ra, tất nhiên, người lèm bèm [proclaimed] về cuộc đời, và những niềm tin của mình, ở trong một cuốn sách. ['Mein Kampf"]
Một cách nào đó, có thể coi Lò Thiêu bắt đầu bằng cuốn sách [Mein Kamf] và chấm dứt bằng một cuốn sách khác ["Nhật Ký Anne Frank"]. Tuy nhiên, chính là cuốn của Anne Frank, sau cùng đã vượt lên - một tác phẩm của sự từ tâm, rắc rối, đa đoan sống dai hơn một tác phẩm đơn giản và độc ác - và đưa được đứa bé thứ nhì (1) nổi tiếng nhất trong lịch sử, vào vòng tay của thế giới.
*
(1)

Đứa bé thứ nhất, là Chúa Giê Su


From:
To:
CC:
Subject: Re: Help
Date: Sat, 05 Jan 2008 16:50:15 -0500
Dung roi,
Chua Giesu Hai Dong, l'enfant Jesus.
----- Original Message -----
From:
To:
Cc:
Sent: Saturday, January 05, 2008 4:21 PM
Subject: Help

Nhưng Hồng Quân đang hướng về Auschwitz, và vào tháng Chạp, lệnh đưa ra, giấu biệt tất cả những chứng cớ về phòng hơi độc, và phá huỷ lò thiêu. Hàng ngàn con người, những thây ma kiệt quệ bị lùa ra ngoài, di tản, trong cuộc đi tử thần. Rất nhiều người bị bắn. Cuộc di tản xẩy ra vào ngày 28 tháng Tháng Mười hoặc 2 Tháng 11.

Anne và Margot được đưa đi tới trại Bergen-Belsen. Margot, cô chị, quỵ trước. Một người sống sót kể lại, thấy cô gái té xuống, nằm chết, và làm mồi cho lũ rận, chấy. Còn Anne, vỡ tim, gầy trơ xương, trần trụi dưới một đống rẻ rách, chết một, hay hai ngày sau đó.

Ozick: Ai sở hữu Anne Frank?


Thật ra, lỗi là do chủ biên Lê Thị Huệ khi làm phần kỹ thuật, cắt nguyên con bảng html từ một đoạn cũ nào đó, đã quên sửa chữ “tiểu thuyết”. Ông Nguyễn Quốc Trụ tố ông Đào Trung Đạo trên trang blog của ông nhiều lần. Mấy lần là do lỗi của chủ biên. Mr. Đào Trung Đạo vô can.

Gió O

DTD, tác giả, GNV, độc giả, đọc bài ông ta viết, có quyền có ý kiến khen chê, sao lại gọi là "tố"?
"Tố”, là DTD, khi tố đám Miền Nam, tố Nguyễn Văn Trung, trong một bài viết trên talawas.
NVT có thể là Thầy của DTD.  Bởi vì DTD học Văn Khoa, vào đúng thời kỳ NVT làm Khoa Trưởng.
Tố ở đâu không tố, nhè talawas mà tố, không bậy sao? 

.... trên trang blog của ông nhiều lần.

TV, sự thực không phải là blog!

Blog, mới có đây thôi, trong khi TV có mặt trên net, cho tới nay, là trên 10 niên, thọ nhất trong số những trang văn học trên lưới, vì phải kể cả thời gian tá túc tại VHNT của PCL, 1998.

Gấu nhớ rõ, vì Gấu qua Cali ra mắt sách Lần Cuối Sài Gòn, 1998. Gặp NMG, đề nghị giới thiệu Steiner trên VH, ông lắc đầu.
Trước khi đi, Gấu cũng đã nghi rồi, và cố tình làm quen Hợp Lưu, bằng cách gửi bài dịch Nhà Văn và Chủ Nghĩa CS, của Steiner. Tính trong đầu, nếu mi đăng, là phải cho vợ chồng ta tá túc, những ngày ở Cali!

Anh đăng thật, [Tks. NQT] và mời vợ chồng Gấu tới ở nhà anh [Tks. NQT].
Nhưng ông bạn Khế Iêm, tạp chí Thơ lại giới thiệu 1 ông bạn, độc thân.
Gấu ở nhà “mobile home” của ông bạn này một đêm, sáng hôm sau, NMG đề nghị về nhà anh ở, cho tiện, và cũng để gặp gỡ cả nhóm VH.

Về lại Canada, Gấu làm quen PCL. Và trang TV sau đó ra đời.

Blog dù thế nào thì vẫn phải phụ thuộc cái thằng server cho bạn sử dụng free, nhưng bù lại, bạn phải chịu một số điều kiện của nó.
Trang TV không chịu 1 điều kiện của ai, làm sao coi là blog được?

Đâu phải Gấu mê văn thơ, mê viết đến độ mở blog?
Trang TV đâu phải mở ra để viết văn, làm thơ, hay làm chủ quán đóng vai người khám phá thiên tài thi ca, như Gió O của bà Huệ, thí dụ?

Gấu đâu phải là cớm văn nghệ, mà tố Đào quân? Tố cái gì chứ?

Ông ta viết dở, thì chê, dịch sai, viết câu tiếng Việt không nên thân, lòng dạ đố kỵ, có cái bằng cử nhân Triết của Văn Khoa Sài Gòn, lên mặt chê người khác không phải dân khoa bảng, tố bạn thân, đồng nghiệp, là HPA chưa có trình luận án, tố với ai, nhè SCN, một em Bắc Kít, mà tố, dân trong nghề gọi là “mét bu, mét má"!
*  

Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền nong và chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ lập ra, ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời. Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.
LTH

Quả là bạo ngôn!

Và,

Quả có Do Thái dính vô mấy giải thưởng Nobel được bà Huệ viện ra, nhưng không phải mafia, mà là 6 triệu người Do Thái bị Nazi đưa vô Lò Thiêu.

Khi trao những Nobel văn chương trên, một cách nào đó, Uỷ Ban Nobel đã nhân danh toàn nhân loại sám hối tội ác Lò Thiêu.
Đấy là nói về mặt tinh thần tác phẩm.
Còn về văn tài, thì phải từ từ giãi bày sau. Bởi vì, nếu không phải là những tác phẩm văn học có giá trị, thì làm sao được Nobel?
 

Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.

OK! Mít nhắm tít mắt dịch dọt…
Nhưng không lẽ Tây mũi lõ, thí dụ, cũng nhắm tít mắt…?

Trên TV, Gấu đã hơn một lần, bạo miệng hơn cả bạo miệng, dõng dạc phán, chỉ vài năm gần đây, Nobel văn chương mới thực sự là Nobel văn chương, vì cho đúng người, đúng tinh thần của người đặt ra giải thưởng, cũng 1 thứ Đại Ác, vì phát minh ra võ khí giết người, là thuốc nổ TNT. Giải Noebl văn chương, bản chất của nó, như thế, là 1 giải thưởng mang tính sám hối.
Điều kiện “cần”, mấy tay mà bà Huệ nêu ra, và bịt mũi, đáng được.

Điều kiện “đủ”, là, liệu có tí văn chương nào trong đó không?



Thật ra, lỗi là do chủ biên Lê Thị Huệ khi làm phần kỹ thuật, cắt nguyên con bảng html từ một đoạn cũ nào đó, đã quên sửa chữ “tiểu thuyết”. Ông Nguyễn Quốc Trụ tố ông Đào Trung Đạo trên trang blog của ông nhiều lần. Mấy lần là do lỗi của chủ biên. Mr. Đào Trung Đạo vô can.
*

Phúc đáp: Những tố “nhiều lần”, của NQT, là do những sai sót của DTD, không liên can đến con người DTD. Những lỗi đó, như LTH bây giờ cho biết, là do chủ biên, như vậy tại sao để đến bây giờ mói nói ra?

Lỗi, có người chỉ ra, là phải có 1 đáp ứng nào đó. Còn vờ, thì vờ luôn, khỏi thanh minh, thanh nga.

Riêng về Đào quân, đã từng viết trên talawas, là Gấu đâu phải dân khoa bảng.
Một người viết như DTD mà nhận xét như vậy sao?

Trên TV, nhiều lần “khen” LTH, thì sao?

Băng đảng?
Để ý làm mẹ gì.
NQT
 

Cái khổ tâm của văn học hải ngoại, không phải là băng đảng, mà là không có người viết cho…  đường được. Cứ tình trạng này, 10 năm nữa, thì cũng ‘vũ như cẩn’. Hậu Vệ mỗi ngày có vài bài viết mới post, có bài nào ra hồn đâu. Cũng vậy là Da Màu. Trên Gió O, thì lâu lâu có truyện ngắn đọc được của Hồ Đình Nghiêm, ngoài những bài có giá trị, nhưng chỉ có tính tài liệu, của 1 số tác giả đã thành danh, và đều là những chuyên gia, về 1 vấn đề nào đó.

Riêng bà chủ biên, có cái sự thẳng thắn, không phe đảng, không có những cú đánh lén, lòng dạ không đen tối, không thâm hiểm, như đám còn lại, tuy nhiên, viết lách thì có gì ghê gớm đâu, mà hết khoe cho ra đời thiên tài này đến thiên tài khác?

Lời thực mất lòng. Nhưng không nói ra, thì 10 năm nữa, Gió O vẫn là Gió O của bây giờ.

Viết thì chưa ghê gớm, mà chê mafia, băng đảng Do Thái quyết định Nobel, chỉ có những kẻ điếc không sợ súng thì mới dám viết ra những lời lẽ như thế này:

Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền nong và chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ lập ra, ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời. Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy. Chứ tài hoa của Joseph Brodsky cũng ngang ngửa cỡ tài hoa Nguyễn Thế Hoàng Linh thôi mà.

Viết như thế làm xấu hổ luôn tất cả các nhà thơ Việt Nam, không riêng gì NTHL, nếu họ còn chút tự trọng.
Tay DNV này, có đề nghị Gấu trả lời phỏng vấn, Gấu lắc đầu, hỏi ông ta coi, có đúng không.

NQT

Thực sự có lúc, Gấu cũng đã tính nhận lời, nhưng anh ta nói, dư luận có vẻ nực NQT, vì chê hết người này tới người khác, thế là G vờ luôn.
Gấu nghĩ, anh ta cần 1 bài phỏng vấn có tính văn học, về tình trạng văn học Mít vv…
Còn phần Gấu, thì đâu cần gì, phải trả lời những kẻ nực Gấu?

Cái khó của phỏng vấn, là cái tay hỏi cũng phải bảnh, biết tránh cho người được hỏi khỏi bị sa vào trường hợp tự chui vô cái thòng lọng, do chính mình giương ra cho mình chui vào.
Đọc mấy câu trả lời của LTH, là thấy.
Cả 1 bài phỏng vấn đi mấy kỳ, mà toàn chuyện nhảm nhí. NQT

TV nhắc tới Đào quân nhiều lần, vì ông ta viết dở quá, tiếng Anh tiếng U cũng dở, đâu phải chỉ Gấu chê? Viết đã dở, lại còn chê người khác không có bằng cử nhân như ta, không phải dân khoa bảng. (1) Đến cái tên tác giả Garcia Marquez mà ông ta còn viết trật, viết câu tiếng Việt cũng không câu nào cho ra hồn, lý do là không mê viết, chỉ muốn làm Thầy thiên hạ.

Khoe khoang, viết văn từ hồi Sáng Tạo, ra hải ngoại cũng “nhanh chân lẹ tay” lắm, đến bây giờ vẫn trắng tay, vậy mà tố hết người này người nọ với Sến Cô Nương, coi được không?

Thử đọc bài viết được bà Huệ link, coi có đúng không?

Có vẻ như bà Huệ rất bực vì thiên hạ [ở đây là VOA, BBC, thí dụ] không thèm nhắc tới Gió O. Sao lại bực cơ chứ, chúng băng đảng, chúng chỉ nhắc tới chúng, những đấng Bắc Kít làm bồi cho đám Hồng Mao, dốt cực dốt, quần đảo biến thành bán đảo Gulag, chỉ chờ SCN hắt hơi xổ mũi là vội vàng vấn an, không lẽ bà Huệ cũng mong được nhắc tới?

DTD, tác giả, GNV, độc giả, đọc bài ông ta viết, có quyền có ý kiến khen chê, sao lại gọi là "tố"?

“Tố”, chính là DTD, khi tố đám Miền Nam, tố Nguyễn Văn Trung, trong một bài viết trên talawas (1)
NVT có thể là Thầy của DTD.  Bởi vì DTD học Văn Khoa, vào đúng thời kỳ NVT làm Khoa Trưởng.
Tố ở đâu không tố, nhè talawas mà tố, không bậy sao?

(1)

Trong số những người Nguyễn Văn Lục nêu tên ở trên có lẽ chỉ có Ðặng Phùng Quân trình luận án về “Hiện hữu tha nhân trong triết lý Gabriel Marcel” còn Huỳnh Phan Anh chưa bao giờ trình luận án cao học ngành Triết, Nguyễn Quốc Trụ không phải thuộc giới khoa bảng, Trần Nhựt Tân chuyên ngành văn chương Pháp.

Cũng cần nhắc lại chuyện hồi đó Mai Thảo có đi một bài của Nguyễn Văn Trung trên Sáng Tạo, bài Trường Hợp Francoise Sagan, nhưng sau đó độc giả và anh em trí thức cho Mai Thảo biết đó là một bài trên một tạp chí văn chương của Pháp, Nguyễn Văn Trung đã dịch nguyên con nhưng lại ký tên mình là tác giả! Có lẽ vì vậy từ đó Mai Thảo rất “sợ” những bài viết của những nhà “nghiên cứu” triết lý hiện sinh.

Nguồn