*





Thư tín

Monday, October 22, 2012 9:27 PM

Chào bác, là một độc giả của Tin văn tôi muốn góp ý về một cách dịch trong bài này
http://www.tanvien.net/Tribute_1/women.html

Câu sau:
She believed that contradiction "experienced right to the depths of one's being means spiritual laceration, it means the Cross."

Bác dịch là:
Bà tin rằng, mâu thuẫn là ‘kinh nghiệm những khoảng sâu thăm thẳm của kiếp người, và, kiếp người là một cõi xé lòng, và, đây là Thập Giá”.

Theo tôi nên dịch:
Bà tin rằng, mâu thuẫn "được nghiệm ra ở tận những khoảng sâu thăm thẳm của kiếp người, chính là cõi xé lòng, là Thập Giá”.

Phúc đáp:
Câu của TV không sát nguyên tác, so với câu của bạn.

Tks, many Tks
NQT

Tuyệt.
Đọc kỹ đến như thế thì quả là đại vạn hạnh cho TV!

Note:

To QTT:  Bài này, tôi dịch, lâu rồi. Khi bạn hỏi, đọc lại, nhớ ra liền, là, ngay khi dịch xong câu văn, tôi đã nhìn ra độ lệch, so với nguyên tác, nhưng thú thực, câu văn dịch đọc nhịp nhàng hơn, và tôi muốn giữ, không dịch lại.
Nhưng bạn, đọc, mà nhận ra độ lệch, cũng thật là thú vị.
Tks again.
Take care
NQT


Carlos Fuentes: Women
on
Sister Benedicta & Anna Akhmatova & Simone Weil

The word martyr, etymologically speaking, means witness.


Carlos Fuentes: Women 
on
Sister Benedicta & Anna Akhmatova & Simone Weil

Triết gia Đức gốc Do Thái Simone Weil là đệ tử của Alain. Và lời phán của ông thầy, xuống đệ tử, hãy suy đi nghĩ lại mọi điều, dựa vào việc đọc mỗi năm một triết gia hay một nhà thơ, như Plato và Homer. Alain không nghĩ ông là Cộng Sản hay xã hội. “Tôi thuộc phe Tả đời đời, một phe Tả chẳng bao giờ hành xử quyền lực, như bản chất của nó, thể nào cũng đưa đến lạm dụng.”
Simone Weil chẳng những suy đi nghĩ lại mọi chuyện mà còn quyết định biến tư tưởng của bà thành hành động, đưa chúng vào thử nghiệm ở trên đường phố, ở xưởng thợ, ở mặt trận. Khi còn là sinh viên, bà có biệt danh là “Thánh Nữ Đỏ”, và bà biểu lộ khuynh hướng tả phái của bà bằng cách đi tới nhà máy, xưởng thợ cùng làm việc với công nhân, chiến đấu chống phát xít tại Tây Ban Nha, và sau đó, dục bỏ “chủ nghĩa ái quốc của Nhà Thờ”, và luôn cả những tiếng nói của Ky Tô Giáo Pháp, hô hào: “Thà Hitler còn hơn là Mặt Trận Bình Dân”. Nhưng Simone Weil cũng dục bỏ Liên Xô Cộng Sản, khi bà biết về những vụ thanh trừng của Stalin.
Và bà cho biết niềm tin của mình: “Chẳng bao lâu, những nhà cách mạng thứ thiệt sẽ được nhìn nhận bởi vì chỉ họ là những người không nói tới cách mạng. Chẳng có gì vào thời đại này xứng đáng một cái tên như thế”. Và bà càng dấn mình vào môi trường lao động và chính trị thì bà càng thấy mình gắn bó với Chúa, qua những thuật ngữ như trọng lực và ân sủng. Tuy nhiên, bà luôn luôn là một tín hữu Ky Tô ở bên ngoài Nhà Thờ, mà bà tin là, chỉ là một cấu trúc độc đoán, thư lại. Bà muốn mình ở với Chúa, và, hành động tự do. Và bà sẽ ở với Chúa vì bà tin tưởng “Chúa không sáng tạo gì hết ngoài tình yêu tự thân, và những phương tiện, cách thức để yêu.” Chúa thì thực, Simone Weil nói với chúng ta, bởi vì tình yêu của tôi không phải là tưởng tượng. Và vì lý do này, bà cảm thấy mình là chủ của ước muốn tự do của riêng mình. Sự chấp nhận hay từ bỏ Chúa tùy thuộc ở sự tự do của bà. Vào ngày 15 Tháng Tư, 1943, bà mất vì nhịn ăn tại một bịnh viện Anh. Bà bị từ chối không được gia nhập lực lượng kháng chiến Pháp, và vì vậy, bà từ chối, không sử dụng phần ăn quá phần ăn hàng ngày ở trại tập trung, mặc dù sự kiện, vi trùng bịnh lao đang ăn tươi nuốt sống bà. Cả đời tôi, tôi tin tưởng ở Simone Weil, kể từ ngày tôi đọc tiểu luận tuyệt vời của bà, “The Iliad, Poem of Might”, [Iliad hay là bài thơ của Sức Mạnh], và ghi vào ký ức của tôi, những bài học mà bà rút ra từ Homer: “sự kiện là chẳng có gì tránh được phần số….  đừng bao giờ ca ngợi sức mạnh, hay thù hận kẻ thù, hay khinh khi những kẻ khổ đau.”

Simone Weil

TTT chẳng đã tiên đoán ra được, trước khi khăn gói quả mướp lên đường đi tù cải tạo, miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này. Câu nói của ông đúng vào những ngày 30 Tháng Tư 1975, khi nhìn VC tiến vào Sài Gòn, thì cũng đâu có khác gì Weil, khi nhìn những đoàn quân Nazi tiến vào Paris: Her observation, at the very moment of the occupation of Paris by German troops, that this was a great day for Indo-China (for all people under French colonial rule). G. Steiner: Sainte Simone -  Simone Weil]: Đây là ngày trọng đại, ngày hội lớn, cho xứ Đông Dương, cho tất cả những dân tộc bị Pháp biến thành nô lệ

For Weil, the "crimes" of colonialism related immediately, in both religious and political symmetry, to the degradation of the homeland. Time and again, a Weil aphorism, a marginalium to a classical or scriptural passage, cuts to the heart of a dilemma too often masked by cant or taboo. She did not flinch from contradiction, from the insoluble. She believed that contradiction "experienced right to the depths of one's being means spiritual laceration, it means the Cross." Without which "cruciality" theological debates and philosophic postulates are academic gossip. To take seriously, existentially, the question of the significance of human life and death on a bestialized, wasted planet, to inquire into the worth or futility of political action and social design is not merely to risk personal health or the solace of common love: it is to endanger reason itself. The two individuals who have in our time not only taught or written or generated conceptually philosophic summonses of the very first rank but lived them, in pain, in self-punishment, in rejection of their Judaism, are Ludwig Wittgenstein and Simone Weil. At how very many points they walked in the same lit shadows.
Steiner

Đối với Simone Weil, những “tội ác” của chủ nghĩa thực dân thì liền lập tức mắc míu tới băng hoại, thoái hóa, cả về mặt tôn giáo lẫn chính trị ở nơi quê nhà. Nhiều lần, một Weil lập ngôn – những lập ngôn này dù được trích ra từ văn chương cổ điển hay kinh thánh, thì đều như mũi dao - cắt tới tim vấn nạn, thứ thường xuyên che đậy bằng đạo đức giả, cấm kỵ. Bà không chùn bước trước mâu thuẫn, điều không sao giải quyết. Bà tin rằng, mâu thuẫn là ‘kinh nghiệm những khoảng sâu thăm thẳm của kiếp người, và, kiếp người là một cõi xé lòng, và, đây là Thập Giá”. Nếu không ‘rốt ráo’ đến như thế, thì, những cuộc thảo luận thần học, những định đề triết học chỉ là ba trò tầm phào giữa đám khoa bảng. Nghiêm túc mà nói, sống chết mà bàn, câu hỏi về ý nghĩa đời người và cái chết trên hành tinh thú vật hóa, huỷ hoại hoá, đòi hỏi về đáng hay không đáng, một hành động chính trị hay một phác thảo xã hội, những tra vấn đòi hỏi như vậy không chỉ gây rủi ro cho sức khoẻ cá nhân, cho sự khuây khoả của một tình yêu chung, mà nó còn gây họa cho chính cái gọi là lý lẽ.
Chỉ có hai người trong thời đại chúng ta, hai người này không chỉ nói, viết, hay đề ra những thảo luận triết học mang tính khái niệm ở đẳng cấp số 1, nhưng đều sống chúng, trong đau đớn, tự trừng phạt chính họ, trong sự từ bỏ niềm tin Do Thái giáo của họ, đó là Ludwig Wittgenstein và Simone Weil. Đó là vì sao, ở rất nhiều điểm, họ cùng bước trong những khoảng tối tù mù như nhau.
*

But perhaps the deepest sense of Milosz’s political impact lies elsewhere; following in the great Simone Weil’s footsteps, he set forth a model of thought linking metaphysical passion with responsiveness to the plight of the simple man.
Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường.
Trí tuệ và những bông hồng

Ở S. Weil có khía cạnh Antigone, và điều này tránh cho bà trở nên hoài nghi, và tới gần sự thánh thiện.

Tôi đọc, với ngưỡng mộ, và nản quá nản quá, cuộc đời Weil. Sự kiêu ngạo của bà đánh tôi đau hơn là sự thông minh của bà!

Tôi vừa đọc Weil viết về Iliade, Viễn tưởng dởm. Làm sao mà bà có thể viết, thế giới Hy lạp bắt đầu bằng hùng ca và chấm dứt bằng Phúc Âm? Có gì là chung, giữa Achille và phần còn lại, và những ngư phủ Judée?

Sự quan tâm sâu xa của tôi đối với những người Do thái, và tất cả những gì liên quan tới Do thái. Những trường hợp. Tất cả. Simone Weil. Kafka. Những hình tượng của một thế giới khác, Chỉ có họ có sự bí ẩn. Những người không phải là Do Thái, thi đều quá hiển nhiên.

Cioran

Nếu có thể coi Osip Mandelstam là ngoại lệ, thì Anna Akhmatova (1889-1966) quả đúng là nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, thế kỷ 20. Đàn ông yêu bà, nhưng họ không hiểu được bà. Tất cả đám đực rựa thì cũng bẽn lẽn thú nhận điều này: Anna kiêu ngạo hơn, thông minh hơn họ. Bên dưới dáng mảnh mai, là một ý chí sắt đá. Mảnh mai và ý chí sẽ mang đôi cánh đến cho những dòng thơ tuyệt vời của bà, có thể cô đọng, biểu trưng bằng bài thơ sau đây, nung chảy nhà văn và độc giả, ở một khoảnh khắc đốn ngộ, vừa trần thế, vô thường, vừa thiên thu, vĩnh viễn: “Thời của chúng ta ở trên mặt đất này thì đang bỏ chạy/Vòng vây xiết chặt lại/Nhưng anh ta-người bạn không biết của nhà thơ-/Thì một lòng một dạ và sẽ sống hoài hoài”. Niềm tin khủng khiếp vào thơ ca là vinh quang của Anna Akhmatova, thì cũng là nhà tù của bà . Quyết tâm chọn con đường của riêng mình, thoát ra ngoài sự kìm kẹp của Zhdanov và “chủ nghĩa hiện thực xã hội”, bà bị lăng nhục và truy lùng bởi Stalin. Nhà độc tài thèm là 1 nghệ sĩ này nhìn thấy ở Akhmatova một sức mạnh kép, nguy hiểm, ngoài vòng cương tỏa, không thể nào chịu nổi. Bà là cả hai, một phụ nữ, và một nhà thơ, một người có thể lèm bèm về cái gói nho nhỏ quyền uy của mình: "Tôi lấy từ phía tả, và từ phía hữu… Và mọi thứ - trong sự im lặng của đêm”, bà viết, và cảnh cáo nhà độc tài, mi ngu quá, làm sao hiểu, cái vòng nguyệt quế, bài đồng ca, khúc hát nối vòng tay lớn của thi ca thì ở "bờ bên kia của địa ngục". Vào năm 1935, thơ của bà bị biếm bởi chế độ, và bà được dán nhãn một con “điếm”, con mụ “phản cách mạng”. Thơ của bà thì nằm trong ký ức của những người đọc bà vào lúc đó. Nhưng chiến tranh có cách của nó để tái lập vinh quang và sự nổi tiếng: tiếng nói của bà rền rĩ cùng với những âm vang sâu thẳm của truyền thống văn học Nga, và sự kháng cự của dân tộc. Bà trở thành vị nữ thần thi ca. Sùng bái. Quá sùng bái. Những bài thơ và bài nói chuyện của bà về sự chiến đấu, bảo vệ thành phố của bà, Leningrad, trong khi bị vây hãm đã làm bà nổi tiếng, đem đến cho bà những hoan hô, xưng tụng, giải thưởng. Nhưng bà biết, “như ma cà rồng, tên đao phủ luôn luôn kiếm ra nạn nhân của nó, nếu không, làm sao nó sống sót”. Tên đao phủ đợi trong bóng tối. Khi chiến tranh chấm dứt, Stalin tự hỏi liệu người đàn bà sáng ngời, độc lập này xứng đáng – liền lập tức, ngay khi có thể - bị tước đoạt hy vọng bà có được sự tự do của mình qua những đóng góp của bà trong chiến thắng. Tên độc tài ra lệnh trưng thu vinh quang và tự do của bà. Bà mất căn phòng của bà, và thu nhập, như là nhà văn. Bà sống trong nghèo khổ, đói lạnh. Bà từ chối và cám ơn sự từ thiện của bè bạn. Và để làm mất đi những nghi ngờ kéo dài, liệu tự do sáng tạo chỉ có được với cái giá cao nhất của nó, con trai của bà bị đầy đi tập trung cải tạo. Được ra trại vào năm 1956, con trai và mẹ không còn nhìn nhận ra nhau, và cũng chẳng còn gì để nói với nhau. Người con chuyển cho mẹ mọi sự giận dữ về những đau khổ của chính mình.
“Hãy hỏi những người cùng thời với tôi,” Anna Akhmatova viết, trong “Bài thơ không có anh hùng/nhân vật”, “Và tôi sẽ nói cho anh hay/Làm thế nào chúng tôi sống trong nỗi sợ vô thức/Làm thế nào chúng tôi dạy dỗ những đứa con cho tên đao phủ/Cho nhà tù, và cho phòng tra tấn…”.
Với một lý do tốt lành, bà nói, “Tôi không thường xuyên viếng thăm hồi nhớ/ và nó luôn luôn làm tôi kinh ngạc.” Thật là một điều khôn ngoan đối với bà, khi lắng nghe thật gần sự trưởng thành của cây trường xuân, và tự thuyết phục mình, “một người nhỏ bé nào đó đã quyết định sống”.
Khi Anna Akhmatova mất, người tưởng niệm bà xếp hàng dài qua những đường phố phía bên ngoài Hội Nhà Văn ở Moscow.
Đây là di chúc của bà:
“Tôi tin chắc là, ngay cả bây giờ chúng ta không hoàn toàn hiểu bản đồng ca kỳ diệu của những thi sĩ mà chúng ta sở hữu, tiếng Nga thì trẻ trung và uyển chuyển, chúng ta chỉ mới bắt đầu làm thơ: chúng ta yêu nó và tin tưởng ở nó”

Người ta nói bà luôn luôn bước, với bước dài, vững vàng, thanh thản. Người ta nói, bà chẳng bao giờ để cho mình bị đánh gục bởi những toan tính làm nhục bà.
Carlos Fuentes

Bắc Kít theo Gấu, chưa từng có thứ thơ này, thứ thơ làm nên một Osip Mandelstam, một Anna Akhmatova. Bắc Kít chỉ có thơ "Cách Mạng" [lấy mạng người], xúi người ta đi vô chỗ chết, và thơ tán gái, thơ tìm… lá diêu bông, thí dụ, nhưng sợ Đảng quá, thì bèn phải lồng mùi máu vào trong đó, anh ở đầu Trường Sơn, đánh Mỹ Ngụy, em ở cuối Trường Sơn, lo tiếp tế..

Đừng nghĩ là Gấu cường điệu, bạn thử tìm 1 bài thơ, chỉ 1 bài, của đám thi sỡi Bắc Kít, ở ngoài cái câu phán của Gấu.

Rekviem
(1935-40)
Requiem
Kinh Cầu
Anna Akhmatova
(Anna Andreevna Gorenko)
(1889-1966)

Ở đỉnh cao của thời Khủng Bố Stalin, nhà thơ Nga Anna Akhmatova - đã là một tiếng nói mãnh liệt của thế hệ của bà - bắt đầu trước tác một vòng thơ tang mà bà gọi là Kinh Cầu. Tuy luôn sống trong nguy hiểm, và bị cấm in thơ, nhưng bà từ chối rời nước Nga. Kinh Cầu được đọc thầm, từ tai người này qua tai người khác, cho tới khi được xb tại Munich vào năm 1963, nhà thơ không biết điều này.
Tuy chỉ là kể lại những nỗi đau đớn cá nhân, tiếp theo sau cái chết của chồng, và con trai bị cầm tù, nhưng đây là một trong những bài thơ chứng tích vĩ đại nhất của thế kỷ.

Nhà thơ Joseph Brodsky đã viết về Kinh Cầu: "Ở vào một vài giai đoạn của lịch sử, chỉ có thơ mới có thể chơi ngang ngửa với thực tại, bằng cách nhét chặt nó vào một cái gì mà nhân loại có thể nâng niu, hoặc giấu diếm, ở trong lòng bàn tay, một khi cái đầu chịu thua không thể nắm bắt được. Theo nghĩa đó, cả thế giới nâng niu bút hiệu Anna Akhmatova."

[Kinh Cầu được "Thư Viện Công Cộng New York" coi là một trong 100 tác phẩm của thế kỷ, bản in 1996. Trên đây là lời giới thiệu của Thư Viện nói trên]

It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova

Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc 

Plus heureux que moi, vous vous êtes résignés à notre poussière natale.
Hạnh phúc hơn ta, tụi mi đành ôm mớ bụi quê hương.
Vous avez, en outre , la faculté de supporter tous les régimes, y compris les plus rigides.
Ngoài ra, tụi mi có tài, chế độ nào cũng bợ đít được hết, ngay cả thứ khốn kiếp nhất.
Ciroran: Sur deux types de société [Về hai thứ xã hội]
trong Histoire et Utopie [Lịch sử và Không tưởng]

Women

I believe in women. With sex. With names. With biographies. With experience. With destiny. The German Jewish philosopher Edith Stein (1891-1942), a disciple of Edmund Husserl entered the Carmelite order in 1933 to become Sister Benedicta of the Cross, yet she never renounced her Jewish roots. She declared that anti-Semitism was tantamount to "Christicide" and in 1933, when Pope Pius XI declared that "the Church prays for the Jewish people, bearers of the Revelation until the arrival of Christ," she felt emboldened to ask his successor, Pius XII (Eugenio Pacelli), for an encyclical to protect the Jews. "Spiritually, we are all Jews," the Jewish nun said to the pro-German pontifice. She received no response. Pius XII would not protect the Jews, and Edith Stein would be wrested from the Church and the protection it offered. Despite the fact that she was a nun, she was deported to the first concentration camp, Dachau. Who can ignore these facts when speaking of the destiny of women in history, our history? Edith Stein died in Auschwitz in 1942. Some time before, in her book Science of the Cross, she had said: "Reason divides us. Faith unites us." I had heard of Edith Stein and began to read her work at a very young age, at nineteen, thanks to the ill-fated Mexican philosopher Jorge Portilla, a devotee of this woman, thinker, and martyr. The word martyr, etymologically speaking, means witness.

Anna Akhmatova (1889-1966) was, with the possible exception of Osip Mandelstam, the greatest Russian poet of the twentieth century. Men loved her, but they did not understand her. They all admitted it, too: Anna was prouder and smarter than they were. Beneath her fragile appearance lay an iron will. Fragility and will gave wings to her marvelous poetry, which can perhaps be epitomized by a poem that fuses, in one earthly and eternal moment of recognition, writer and reader: "Our time on earth is fleeting, / The appointed round constricting, / But he-the poet's unknown friend- / Is devoted and everlasting." This tremendous faith in poetry is Anna Akhmatova's glory as well as her prison. Determined to forge her own path, free from the restrictions of Zhdanov and "socialist realism," she was vilified and hounded by Stalin. The artful dictator saw in Akhmatova a double force, a dangerous and intolerable one. She was both a woman and a poet, one who might dispute a small parcel of his power. "I take from the left and from the right .... And everything-from the silence of the night," she writes, warning the tyrant lest he misunderstand that the chorus of poetry is always "on the other shore of hell.” In 1935 her poetry was banned by the regime, and she was labeled a "whore" and a "counterrevolutionary." Her poems remain in the memories only of those people who read her in time. But war has a way of restoring honor and renown: her voice resonates with the deepest echoes of the Russian literary tradition and the resistance of her people. She has been deified. Too deified. The poems and speeches she wrote in defense of her city, Leningrad, under siege, have brought her renown, ovations, awards. And still, she knows that "like a vampire, an executioner will always find a victim, otherwise he cannot survive." The executioner waits in the shadows. When the war ended, Stalin wondered if this brilliant, independent woman did not deserve-as soon as possible-to be robbed of the hope that she had won her freedom through her contributions to the victory. He ordered her glory and her freedom to be seized. She lost her apartment and her income as a writer. She lived in squalor, cold and hungry. She scraped by thanks to the charity of her friends. And to remove any lingering doubts as to whether creative freedom does not come at the highest of prices, her son was sent to a concentration camp. Liberated in 1956, son and mother no longer recognized each other. They had nothing to say to each other. The son transferred on to his mother all the rage of his own suffering. "Ask my contemporaries," says Akhmatova in the great "Poem Without a Hero," "And we will tell you / How we lived in unconscious fear, / How we raised children for the executioner, / For prison and for the torture chamber .... " With good reason she says, "I don't often visit memory / and it always surprises me." It is far wiser for her to listen closely to the growth of the ivy and convince herself that "someone small has decided to live." When Akhmatova died, the line of mourners outside the Writers' House in Moscow stretched several blocks long. This is her testament: "I am sure that even now we do not entirely know the magic chorus of poets that we possess, that the Russian language is young and flexible, that we only just recently began writing verse: that we love it and believe in it .... " They say she always walked with a firm, serene stride. They say that she never let herself be defeated by the attempts to humiliate her.

The German-Jewish philosopher Simone Weil (1909-1943) was a disciple of Alain and his mandate to rethink everything based on the reading, each year, of one philosopher and one poet, such as Plato and Homer. Alain claimed to be neither Communist nor socialist. "I belong to the eternal Left, the Left that never exercises power, which by nature tends toward abuse."

Not only did Simone Weil rethink everything, she decided to turn her thoughts into action, put them to the test on the street, at the factory, on the battlefield. As a student, she was known as the "Red Virgin" and she manifested her leftist tendencies by going to work in a factory, fighting fascism in Spain, and, later on, rejecting the "patriotism of the Church" and the French Catholic voices that claimed: "Better Hitler than the Popular Front." But Simone Weil also rejected Soviet Communism once she learned of the Stalinist purges. And she made her convictions known: "Very soon, the true revolutionaries will come to be recognized because they will be the only people who will not speak of revolution. Nothing, in this age, deserves such a name." And the more firmly she planted herself in the fields of labor and politics, the more attracted she felt to God, in terms of both gravity and grace. Nevertheless, she will always be a Christian outside the Church, which she believes to be a dogmatic, bureaucratic structure. She wants to be with God, to act freely. And she will be with God because she is convinced that "God did not create anything but love itself, and the means to love." God is real, Simone Weil tells us, because my love is not imaginary. And for this reason she feels she is the master of her own free will. Her acceptance or rejection of God depends on her freedom. On April 15, 1943, Simone Weil died of starvation in an English hospital. She was prohibited from joining the French resistance, and so she refused to consume more than the daily ration of a prisoner in a concentration camp, despite the fact that tuberculosis was eating her alive. All my life I have believed in Simone Weil, ever since I read her marvelous essay "The Iliad, Poem of Might," and memorized the lessons that she draws from Homer: "the fact that nothing is sheltered from fate .... never admire might, or hate the enemy or despise sufferers."

 

Carlos Fuentes This I Believe, An A to Z of Life