Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 


Cảnh đẹp VN

  Thu 2011



Thơ Mỗi Ngày

To My Older Brother

How calmly we walk
through the days and months,
how softly we sing
our black lullaby,
how easily wolves seize our brothers,
how gently
death breathes,
how swiftly
ships swim
in our arteries. 

Gửi ông anh của Gấu

Lặng lẽ làm sao chúng ta tản bộ
Qua những ngày, những tháng
Nhẹ nhàng làm sao
Chúng ta hát bài du em đen,
Dễ dàng làm sao lũ sói VC
Tóm lấy mấy ông anh của chúng ta!
Lịch sự làm sao
Thần Chết thở
Mau lẹ làm sao
Những con tầu bơi
Trong động mạch của chúng ta.

Tierra del Fuego

You who see our homes at night
and the frail walls of our conscience,
you who hear our conversations
droning on like sewing machines
-save me, tear me from sleep,
from amnesia. 

Why is childhood-oh, tinfoil treasures,
oh, the rustling of lead, lovely and foreboding -
our only origin, our only longing?
Why is manhood, which takes the place of ripeness,
an endless highway,
Sahara yellow? 

After all, you know there are days
when even thirst runs dry
and prayer's lips harden. 

Sometimes the sun's coin dims
and life shrinks so small
that you could tuck it
in the blue gloves of the Gypsy who
predicts the future
for seven generations back

and then in some other little town
in the south a charlatan
decides to destroy you,
me, and himself. 

You who see the whites of our eyes,
you who hide like a bullfinch
in the rowans,
like a falcon
in the clouds' warm stockings
-open the boxes full of song,
open the blood that pulses in aortas
of animals and stones,
light lanterns in black gardens.

Nameless, unseen, silent,
save me from anesthesia,
take me to Tierra del Fuego,
take me where the rivers
flow straight up, horizontal rivers
flowing up and down.

Adam Zagajewski

 

Tưởng niệm Brodsky nhân ngày mất của ông

January 2001

Archangelsk, cái lạnh mặn, những con người Baltic nhạt
Trẻ con ném những trái banh tuyết vô những bức tượng Xô Viết 

Cái ớn lạnh Bắc Cực của mặt trăng vào giữa trưa
Cây bao, bộ hành cuộn.

Mặt trời rùng mình sau những ống khói
Như một tên lính cứng lạnh ngay tại chỗ

Ở Viện Bảo Tàng Viễn Bắc lù tù mù ánh đèn
Ðề tài là về cuộc lưu vong nội xứ của nhà thơ 

Siêu hình đấu với Lịch sử, và
Cuộc chiến đấu thê lương giữa Thơ và Thời gian

Một Cuộc Chiến Lạnh chẳng hề chấm dứt.
Thì cũng y chang tình yêu của nhà thơ với những bến cảng sũng nước

Và những con mèo bướng bỉnh, đặc biệt giống Nga
Xanh, tới từ Bạch Hải

Sau đó, là một cuộc tản bộ lầy lội trong tuyết, trong không khí mặn mùi muối
Ngủ trong áo choàng ở những trại lính đã được cải tạo

Suốt đêm tôi nghe có những tiếng giầy nhà binh bị bóp nghẹn
Của một đội quân diễn hành qua những con phố

Dưới cái vỏ thật là dầy của đêm đen
Nhưng vào buổi sáng, cái buổi sáng tưởng niệm,

Tôi thức giấc, bổ choàng vào trong 1 sự yên lặng thật là quyền uy, hách xì xằng.
Tuyết chiếm cứ thành phố.

Crucifixion

Crucified Jesus on a yellow cross
Washed down by cold rain
Spreads his arms wide
As if playing the accordion.

He bends his ear down to the instrument
Better to hear its sound
Unaware the passing tinker took it
When he went by cold and hungry. 

They all abandoned him, haughtily,
The revelers, the dancers
Only sparrows, crickets, and snowflakes
Still dance around him. 

The cross is at the crossroads
Where the village road meets the country road.
If you hear music, stop and listen!
It's true, you can hear the music!

Ljubomir Simovic

1935-

Simonic sinh tại Uzice, học văn và triết tại Ðại học Belgrade. Thành công cả về viết kịch và làm thơ. Kể từ khi cuốn sách đầu tay, Slavic Elegies, xb năm 1958, ông có thêm một số tuyển tập và 1 cuốn thơ tuyển.

Ðóng đinh Chúa

Chúa Giê Su bị đóng đinh trên cây thập tự vàng
Mưa lạnh dội xuống, rửa sạch Người
Nguời vươn rộng tay
Như chơi đàn accordion.

Người nghiêng tai xuống gần nhạc cụ
Như để nghe rõ thêm tiếng đàn
Không để ý đến anh hàn nồi đi qua,
Lạnh và đói,
Chôm mẹ cây đàn.

Chúng bỏ rơi Người, lũ người ngạo mạn
Lũ ham vui, đám nhảy nhót
Chỉ có chim sẻ, dế, và những bông tuyết
Vẫn khiêu vũ quanh Người.

Cây thập tự thì ở ngã tư,
Khi đường làng gặp đường tỉnh
Nếu bạn nghe âm nhạc
Hãy ngưng lại, và lắng nghe
Thực đấy, bạn có thể nghe âm nhạc!


ONDAATJE


Thơ JHV

&

Thủ bút JHV


Nobel 2011

Steiner, trong bài viết đã đăng trên TV, phán, chỉ thi sĩ mới là một thứ dịch giả số 1, theo nghĩa, chỉ mấy ông đó mới rành tiếng của nước ông ấy, và khi dịch, sẽ tìm ra được từ tương đương. Áp dụng câu này, vô xứ Mít, thì thấy, hoặc nhận định của Steiner hơi bị nhảm, hoặc những ông thi sĩ Mít không rành tiếng Mít và như thế, đếch phải là thi sĩ.

GCC mới đọc bài viết của thi sĩ Ngu Yên về nhà thơ mới đợp Nobel. Xin trích dẫn ở đây, như là 1 minh họa ngược lại cái câu của Steiner:

Giải thưởng văn chương Nobel 2011 trao cho ông [TT] với một lý do tóm gọn: Vì những hình tượng cô đọng, ý tứ đa nghĩa, ông đã cho chúng ta một con đường mới đi vào sự thật.
Ngu Yên:
Nháp: Tomas Tranströmer

Câu tiếng Anh:
The Nobel Prize in Literature 2011 was awarded to Tomas Tranströmer "because, through his condensed, translucent images, he gives us fresh access to reality".
Nobelprize.org

Nobel văn chương 2011 được trao cho Tomas Tranströmer, ‘bởi vì, qua những hình ảnh cô đọng, trong sáng của mình, ông mời chúng ta nhập vô thực tại, bằng một cái ngõ tươi mát, mới mẻ”.
[GCC dịch]

Hình ảnh, image, thì NY dịch là hình tượng, symbol, figure, rồi ông phịa thêm "ý tứ đa nghĩa", rồi ông thay thực tại, reality, bằng sự thật, truth.
Những từ trên, đâu có khó, nhưng ông dịch ẩu.
Dịch như thế làm sao làm thơ của chính mình cho ra hồn được?
GCC lại nhớ đến câu của Cioran, tôi mơ 1 thế giới ở đó người ta có thể chết vì 1 cái dấu phảy.

Vẫn chuyện dịch dọt: Vết thương di tản.

Tình cờ GCC giở cuốn NN dịch Kundera, Những di chúc bị phản bội.

Cuốn này, Gấu mua, lần về Hà Nội, nhưng chưa từng đọc, vì lỡ đọc rồi, bản tiếng Tây & tiếng Anh.

NN dịch từ "émigration" là di tản. Theo Gấu, dịch là di trú, di cư, lưu vong, thì đều OK, nhưng di tản, thì hơi bị nhảm. Di tản, có tính chớp nhoáng, tạm thời, giai đoạn, Di tản, sơ tán, là theo nghĩa này.
Di tản cái chó gì suốt cả 1 đời, nếu không cũng vài ba chục năm!
Có vẻ "Người" giống nhà văn NMG hải ngoại, rất ghét từ "lưu vong"!

Do đọc K, đúng cái đoạn mà ông nói về lưu vong là vấn đề của số học, Gấu viết bài “Mùa Thu, những di dân”, để phản biện [ngầm] PD, khi ông thổi VC dọn đường về trong lần trả lời phỏng vấn tờ gió đông.

Di dân, không phải di tản, GCC nói lại.
PD thì đúng là di tản, dù lâu cách mấy!

Di tản, là từ NN chôm của VNCH. VC đã sẵn từ sơ tán rồi. Bọn Ngụy khi đó, để giải thích cái vụ mất cao nguyên, coi đây là “di tản chiến thuật”, giống như bàn tay thu lại thành quả đấm, để ra đòn!

Cái từ di tản, nếu phải dịch ngược lại, thì là "evacuation", theo GCC.
*

Nobody reads poetry anymore,
so who the hell are you
I see bend over this book?
Aleksandar Ristovic

Chẳng ai đọc thơ nữa,
Nếu vậy mi là ai,
Cái kẻ cúi xuống cuốn sách này?

Câu trên, Charles Simic dùng làm đề từ cho Ngựa có 6 chân, The Horse Has Six Legs, tuyển tập thơ Serbian.
Những kẻ dè bỉu thơ, không chỉ là lũ mắt trắng dã, trong số đó có kẻ mang chai XO đến bàn thơ, và làm PNH bực mình.
Người xưa nói, nghe để rửa thì thà đừng nghe. (1)

Dè bỉu thơ thứ thiệt, thì phải là thi sĩ, chứ không phải phường tục tử.
“Tại sao thi sĩ trong cái thời khốn kiếp như thế”? Holderlin đã từng dè bỉu thơ, đâu chỉ vì…  chai rượu?

MT thì đã từng bỏ chạy thơ, đến khi không thể bỏ chạy được nữa, thì đành phải làm thơ, và cả đời, chỉ có tí thơ đó, ba thứ tiểu thuyết đăng báo kiếm sống, ai thèm đọc nữa.

Không dè bỉu, mà phải nói, tởm thơ, là Rimbaud. Ông tởm thơ đến nỗi bỏ đi làm 1 thằng bồi, cho 1 ông chủ chuyên buôn bán cà phê, ở mãi xứ Mọi, và sau đó, bỏ đi làm lái súng.

Trên TLS có 1 bài về Rimbaud, TV đã nhắc tới, nay tính coi lại thì lại chẳng thấy, may sao có bài trên tờ Người Nữu Ước, cũng thật thú vị về ông, về thơ, về nghiệp thơ ngắn ngủi của ông.
Post ở đây, thay vì lèm bèm về cõi thơ Mít.

Bài viết tuyệt cú mèo! GCC cứ hăm he dịch, vì nghĩ đến ông anh nhà thơ, đã từng tính chơi 1 câu của R. làm đề từ cho Bếp Lửa:
Tớ là 1 kẻ khác. Je est un autre

Liệu, TT cũng nghĩ như thế về ông?

Một kẻ khác?

Rebel Rebel

(The Surrealist Andre Breton described Rimbaud as "a veritable god of puberty.") Like J. D. Salinger, another beloved celebrant of youthful turmoil, Rimbaud may simply have found that, as he grew up, the urgency of his subject was gone. There was nothing left to say.

"one big reason, perhaps obvious, is he grew up ... the child in him died."

I suspect that the chances that Rimbaud will become the bible of your life are inversely proportional to the age at which you first discover him.

(1)

Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi.
Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai.
Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao.
Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua."
Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống.
Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm."
Sào Phủ lại nói:
"Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi."
Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
Nguồn

Sợ rằng, cái vụ tờ VN của VC đăng bài của PNH, cũng có mùi đánh tiếng, “vời về”, cũng nên, đấy!
Chẳng thế mà GCC đọc 1 cái còm, “hai bên đang xích lại gần nhau”!

Nhưng, người khinh miệt thơ số 1 thì phải là Adorno, và ông bị nhà văn hàng đầu hải ngoại đã mất, là VD, chê, vung tay quá trán.
Adorno phán, sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man.

Cho đến nay, chỉ mới có một, hai mống, là dám “phản biện” Adorno. Ðó là Paul Celan, Romania gốc Do Thái, nhà thơ, W.G. Sebald, nhà văn Ðức, và Primo Levi, Ý gốc Do Thái.

Richard Eder, trên tờ The NY Times Book Review, phán:

Sebald đứng với Primo Levi như là phát ngôn viên số 1 về Holocaust, và với Levi, kẻ phản biện số 1, đối với câu phán của Adorno, rằng sau Lò Thiêu, không thể có nghệ thuật.
[Sebald stands with Primo Levi as the prime speaker of the Holocaust and, with him, the prime contradiction of Adorno's dictum that after it, there can be no art].

Cái vụ cho Tomas Tranströmer Nobel, là cũng liên quan xa xa tới Lò Thiêu đấy.
Cũng là 1 cách phản biện câu của Adorno, theo GCC.
Thi sĩ trước đó được Nobel, Szymborska, từ Lò Cải Tạo Ba Lan mà ra. (1)
Ngu Yên dùng chữ Tâm Thiền là cũng có ý này ?
Liệu... Thiền chống lại được Cái Ác Nazi, VC ?

(1)

Staring Through the Stitches

October 8, 1998

Helen Vendler

Nhìn qua những mũi khâu

Hai nhà thơ đáng mến thời hậu chiến, Wislawa Szymborska, (sinh 1923 tại Ba Lan), và Tomas Tranströme, sinh 1931 tại Thụy Ðiển) băn khoăn trước những hụt hẫng về mặt đạo đức của cả tôn giáo hình thức và chủ nghĩa lạc quan Mác xít, đã tìm kiếm những hiểu biết tinh thần ở bên ngoài những định chế đã được tổ chức, an bài. Những ai thực sự sống thời của họ, thực sự trải qua những năm tháng đó, thì cũng có cùng suy nghĩ như vậy. Nhưng thi sĩ, và văn sĩ, một khi âu lo về những gì xẩy ra trong xã hội, họ phải cô động những câu hỏi xã hội thành những câu hỏi cá nhân, và phải chuyển hoá ngôn ngữ viết, bằng cách thổi vào đó nhịp điệu, và âm thanh.
Cả hai Szymborska và Tranströmer thì đều là những nhà thơ ngắn gọn, c
ực ngắn gọn: Szymborska tra hỏi những chuyển động có tính quy ước của tư tưởng trong cuộc sống tâm thần và xã hội của chúng ta, trong khi Tranströmer trầm tư về những sức mạnh vô hình, vô thức nằm bên dưới những khoảnh khắc âu lo, tỉnh thức.
Szymborska đư
ợc Nobel năm 1996, và bây giờ, 2011, tới lượt Tranströmer.
*

Cái vòng hoa Nobel “tạo một lối đi mới mẻ vô thực tại”, và luôn cả cái chuyện trao Nobel cho nhà thơ Thụy Ðiển, bề ngoài có vẻ như là 1 phản ứng trước những lời chỉ trích giải Nobel những năm gần đây [lại tụi Mafia Do Thái], làm chúng ta quên đi, cái lý do chính, tại làm sao ông này, Tomas Tranströme, sau bà kia, Wislawa Szymborska?

Câu trả lời, của...  GCC:

Thơ Wislawa Szymborska là thơ của điêu tàn, đêm đen, con phượng hoàng thò mỏ ra khỏi Lò Thiêu, còn của Tomas Tranströme, quả đúng là của 1 cõi riêng, vùng bán đảo Scandinavia:

Phong cảnh thơ TT thì thường hằng trong 50 năm hành nghề thơ: miền đất ven biển lởm chởm của quê hương Thụy Ðiển với những rừng cây thông, vân sam u tối, chớp bão bất thần, biển không ngừng cựa quậy và những mùa đông dài lê thê, chẳng chịu chấm dứt, phong cảnh đó được phản chiếu vào thơ của ông, bằng 1 thứ văn phong thẳng tuột và những hình ảnh lôi cuốn, không thể nào quên được. Thường được nhắc tới qua cái nick “nhà thơ buzzard, chim ó”, Transtromer như treo lơ lửng bên trên phong cảnh đó với con mắt gimlet [dây câu bện thép], nhìn thế giới với 1 sự chính xác hầu như huyền bí, thần kỳ. Một cái nhìn thoạt đầu có vẻ phơi mở, không nét đặc biệt, và rồi thì nắm giữ một cách âu lo sao xuyến chi tiết sự kiện, tiếng thơ lúc đầu có vẻ thanh đạm, sơ sài, và rồi thì thật chi li, tế nhị, sắc sảo, và rất ư là riêng tư, thân mật đến ngỡ ngàng, đến sững sờ, đến nghẹt thở.

Nobel Thơ năm nay làm nhớ tới Horace [lại Horace!] Ông này tự gọi mình là Musarum sacerdos [Tu sĩ của Thánh Nữ, Nữ Thần Thi Ca, a priest of the Muses], và tuyên bố: “Odi profanum vulgus et arceo”. [Tớ ghét đám đông phàm tục, báng bổ và giữ 1 khoảng cách với họ].\

"Đôi khi thiên tài này trở nên âm u, và chìm vào cái giếng chua cay là trái tim của mình."


Ghi chú trong ngày

Hai câu tục ngữ sau đây, chắc là nghe NTV đọc, rồi ghi lại, ở đằng sau 1 bản phocopy, 1 bài viết của 1 tờ báo của thư viện.
Bài về Walter Benjanin, The Arcades Project. Chỉ là 1 mẩu của 1 bài viết lớn, không biết báo nào. Ðọc loáng thoáng, thấy câu này:

The Arcades Project is not, in any ready sense, "legible". It is an "old curiosity shop” (Benjamin adduces Dickens's title repeatedly), an Aladdin's treasure-cave of an attic, a metaphysical-historical rummage room and uncannily furnished doll's house in which to browse, to meditate precisely as do the flâneur, ragpicker and collector in Benjamin's own staging.

1910: Việt Nam mới có thợ cạo.

Lấy ai cũng một tấm chồng,
Lấy anh thợ cạo sợi lông không còn.

Lấy Tây phải ngủ với bồi.

*

Le Monde Littératures
Dossiers & Documents Juin 2010



*

“Always the same world, yet one has patience.”
Walter Benjamin

Về Cỏ

*

Một phút ngừng say

Bấc trĩu hoa đèn nhựa úa nâu
Phải say nằm khóc mộng ban đầu
Bước chân song sóng vòng tay mở
Giạo ấy người ơi xa lắm đâu
Chớm nụ tiếc cho tình quá ngát
Mà thương trời bể quá cao sâu
Tiếc thương lẻn khói vào tâm trí
Mưa gió tàn đêm lộng quán sầu

Vũ Hoàng Chương: Thơ Say


 DTH par Minh Tran Huy

Bà trở thành biểu tượng ly khai Việt. Giáo đường của con tim mang dấu ấn của một cái nhìn phê bình chế độ. Tuy nhiên, vào thời kỳ chống Mẽo cứu nước, bà cũng hết mình với VC lắm lắm…

Tôi nghĩ, đó là 1 cuộc chiến truyền thống chống kẻ xâm lăng, như ngày xưa chống Tẫu, và, mặc dù bom Mẽo đổ xuống đầu chúng tôi như mưa, tôi vị sốc nặng khi nhận ra những người mà chúng tôi đối đầu thì cũng Mít, như chúng tôi… Tôi ở trong một đoàn văn công. Chúng tôi có những cuộc trình diễn văn nghệ trước quân đội, với khẩu hiệu: “Tiếng hát át tiếng bom”. Tôi làm bài ca, làm thơ, và khi xứ sở được thống nhất, tôi viết truyện ngắn. Rồi những kịch bản, để kiếm sống, trước khi đóng vai những tên mọi cho đám tướng tá, khi đám này xb Hồi Ký. Tôi nhìn ra cách vận hành của trò tuyên truyền, và khám phá ra sự thực hậu trường cuộc chiến. Kinh nghiệm này là cái khuôn của sự nổi loạn, phản kháng của tôi. Tất cả những người thân cận, thân quen của tôi thì đều chết, độc nhất tôi, còn sống, và như thế, tôi phải làm tròn cái vai trò chứng nhân của tôi. Ở Việt Nam, người ta phán, đời sống cá nhân chẳng là gì hết so với gia đình, tổ quốc, và cha tôi truyền xuống tới tôi, cái gọi là bổn phận, sự thờ phụng bổn phận. Chắc chắn là do điều này mà những nhân vật ở trong những cuốn tiểu thuyết của tôi thì đều bị nghiền nát, hoặc bởi truyền thống gia đình, xã hội, hoặc bởi chế độ. Ðiều này như trở thành 1 thứ mô típ tái đi tái lại, gần như vô thức.


W.G. Sebald


Cali 8, 2011

&*

Cuốn này chắc cũng không có ở VN

**

*

Tôi đọc Trúc Chi, và tưởng tượng, mình cũng đang ngấm chất văn chương của ông, theo kiểu nhân vật cái bang ngấm chất trà của một thời vang bóng, theo kiểu Trúc Chi ngấm chất rượu bữa gặp mặt, hay như... nhân vật xưng tôi ngấm tiếng đàn của một người đẹp không thể đàn được nữa. Tôi cứ hồi hộp, cái ông này, làm thế nào bây giờ, làm sao lại làm khó người yêu xưa, ở xứ người, bằng tiếng Cầm Dương Xanh (12) ngày nào, ngày nào...
Nghe Đàn (13) mở ra bằng một lời nhạc: Dạo ấy đời đẹp thiệt, đẹp hơn bây giờ...
Tôi nghiệm ra một điều, trí nhớ của ông bạn là một nhạc viện, hơn là một thư viện. Hình như cái tật của ông, mỗi lần hồi tưởng, là phải bắt đầu bằng một lời nhạc. Tôi đã từng "nhờ ông nhớ giùm" một câu hát, để choàng lên ý thơ cổ mà ông vua mê gái Tự Đức đã mô phỏng, tất cả chỉ để "choàng hoa" cho một cô bạn "của mình":

Đâu con phố đơn côi,
Như tên thường gọi
Nơi bóng cũ,
Gương xưa,
Gặp gỡ?

(Where is that street,
called lonely street,
where broken dreams
and memories
meet?

... Đập cổ kính ra tìm lấy bóng).

Một chuyến đi

Ui chao, mình khen mình, mình thổi mình. Cái bài viết này, là bài viết cuối cùng Gấu viết cho tờ Văn Học, mục Tạp Ghi, và quả nó đã làm được cái điều tác giả của nó mong muốn, một bi khúc, cho một đoạn đời, sau nhớ lại, sẽ chỉ còn bóng dáng của mấy người bạn, bạn văn, Trúc Chi, Tạ Chí Ðại Trường….

Nhưng không chỉ có thế!

Người mê nhất bài viết này, là 1 vị độc giả TV. Tuyệt, quá tuyệt.
Vị đó sau này giận Gấu, không thèm mail nữa.
Nhân đây, nhân dịp Noel, cầu mong mọi điều tốt lành, cho tất cả.

NQT