Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



*

Spadina Av Toronto. Khu Tầu Tây.

Toronto có hai khu Phố Tầu, Ðông và Tây. Khu Tầu Ðông, đa số là người Bắc. Hồi Gấu mới qua, khu này sầm uất chẳng thua khu Tầu Tây, nhưng tàn tạ dần. Con phố Spadina, Gấu có nhiều kỷ niệm, khui từ từ. Khu nhà tạm cư đầu tiên nằm trên 1 con phố nhỏ ăn ra con phố College, kế ngay Spadina. Sáng sớm đầu tiên Gấu Ðực & Cái mò đi ăn phở, lội tuyết [trận bão tuyết lớn nhất, thời tiết lạnh nhất kể từ 40 năm như báo chí cho biết], tới nơi thì mới biết, phải tới trưa tiệm mới mở. Lội tuyết về, không làm sao vô nhà được, và phải đợi đến giờ hành chính, cũng đâu 10 giờ sáng!

*

*

Phố Gấu



Thơ Mỗi Ngày

Bài này đã được lên Gió O mà tôi không biết. Xin khoe. Và nói thật tôi rất hãnh diện vì trang web này nổi tiếng khó tính.

Blog HH


*

Mây Khói Quê Nhà

Chúc Mừng. NQT



VIỄN KHÁCH

hay là Bài Thơ Làm Trong Tửu Quán 

Đề Tặng 

Có những bài thơ như ánh sao
Sầu lên le lói mấy trùng cao
Tình khơi lai láng trên trang giấy
Cuồn cuộn tương tư tựa sóng trào.

Có những bài thơ như gió mưa
Chẳng cho trần thế đọc bao giờ
Lời nghe xô xát như dông bão
Ai lỡ ngày xanh muôn ước mơ!

Có những thơ yêu đọc dưới đèn

Một người viết để một người xem,
Tay run run mở... lòng tê tái
Chữ nhỏ đôi dòng nước mắt hoen.
Song những bài thơ đau đớn nhất

Là thơ làm chẳng gửi cho ai
Năm năm, rồi đến mười năm nữa
Vẫn gối trên tay những mộng dài.
Là những thơ đây chẳng thắm tình

Lời không tha thiết, ý không minh
Vì chưng mỗi áng hương lòng ấy
Riêng tặng người không biết đến mình 

Lê Huyền Linh
1917-1992


Trang thơ Tomas Transtromer

Nobel 2011

What’s Wrong With the Nobel Prize in Literature

Tim Parks

So the Swedish poet Tomas Tranströmer wins the Nobel prize for literature. Aside from a couple of long poems available on the net, I haven’t read Tranströmer, yet I feel sure this is a healthy decision in every way. Above all for the Nobel jury. Let me explain.

Nobel văn chương có gì cà chớn, hình như thế. Có thể có tụi Mafia Do Thái thật! Đúng là tụi nó chứ ai vào đây nữa.
Vậy là nhà thơ Thụy Điển thắng giải Nobel văn chương. Tớ chưa đọc ông ta, kiếm trên net thì lơ thơ tơ liễu vài cụm thơ của ông, tuy nhiên tôi cảm thấy đây là 1 quyết định khoẻ khoắn như mọi năm. Nhất là cho Ban Giám Khảo. Để tới giải thích…

Staring Through the Stitches
October 8, 1998

Helen Vendler

Poems New and Collected, 1957-1997

by Wislawa Szymborska, translated by Stanislaw Baranczak, by Clare Cavanagh

Harcourt Brace, 273 pp., $27.00                                                  

New Collected Poems

by Tomas Tranströmer, translated by Robin Fulton

Bloodaxe Books Ltd./Dufour Editions, 219 pp., $21.95 (paper)

Helen Vendler, NYRB, đọc hai nhà thơ Nobel

Two admirable postwar poets, Wislawa Szymborska (born in 1923 in Poland) and Tomas Tranströmer (born in 1931 in Sweden), troubled by what they saw as the moral insufficiencies of both formal religion and Marxist optimism, have sought spiritual understanding outside organized institutions. Of course, few reflective persons who lived through the same period were exempt from such thoughts. But lyric poets, who may be as aware as any novelist of what is happening in society, must condense social questions into personal ones and must transform written language by giving it rhythmic breath and musical cadence. Both Szymborska and Tranströmer are poets of striking brevity: Szymborska questions the conventional movements of thought in our mental and social life, while Tranströmer meditates on the powerful unseen, unconscious forces that underlie our moments of waking awareness. Szymborska was awarded the Nobel Prize in 1996; Tranströmer is frequently, and justly, mentioned as a poet deserving the same prize.
                     

Translating Tomas Tranströmer

Dịch TT

TT là nhà thơ phức tạp, để mà dịch. Cái sự nén ép thanh tú, và hình ảnh sống động như xinê, tức thì gây quyến rũ, bén bắt, nhưng do thưa thớt, kiệm từ khiến thơ TT như không màu, như mỉa mai, dè bỉu.
Nhịp thơ trong nguyên tác thì mềm mại, dễ uốn, thành thử thật khó lập lại trong bản dịch, và cũng thế, tính nhạc bùng nổ của ngôn ngữ Thụy Ðiển, thí dụ từ “domkyrkoklocklang”, sẽ mất tính cộng hưởng rổn rảng như rót vào tai, một khi trở thành một cụm từ, một “chùm chuông nhà thờ"
Cái phong cảnh thơ ông, trống rỗng, nơi cư ngụ của thần tiên hay ma quỉ thì thật thoải mái thân quen với những nhà thơ phía Bắc, nhưng khi chi ly, phân tích siêu hình phong cảnh này rồi nhét nó vô phong cảnh của chỉ một Thụy Ðiển, thì quả là 1 thách đố.
Trong lời giới thiệu “Imitations” [Bắt chuớc], một tập thơ dịch, thơ Âu Châu, Robert Lowell viết, trích Pasternak, “Người dịch đáng tin cậy thường có được cái nghĩa đen nhưng mất mẹ cái giọng… và trong thơ, giọng, lẽ tất nhiên, thì là tất cả.” Trong mấy bài thơ dịch thơ TT của tôi, tôi cố làm sao để mình ở giữa hai thái cực trên đây, cố giữ vóc dáng của bài thơ, mở toang nghĩa của nó, và cố - như Lowell thật đúng khi phán, phải cố - giữ cho được cái giọng của nó


Cái vấn nạn “dịch thơ thì nó sẽ thành cái quái gì”, TLS mới đi 1 bài thật thú vị. Link ở đây. Lèm bèm sau.


Viết Sau Lò Thiêu

"in a certain sense, life was purer, simpler" in the concentration camps; "even back there, in the shadow of the chimneys, there was something resembling happiness".
Imre Kertesz

Cứ mỗi lần đọc câu trên, là Gấu lại hăm he viết về những ngày ở trại tù VC, nông trường Ðỗ Hòa, Cần Giờ: “Một cách nào đó, đời ở đó trong trắng hơn, đơn giản hơn… ở đó, dưới những cái bóng của những ống khói lò thiêu, vưỡn có 1 điều tựa như là hạnh phúc”


Hát Sau Lò Cải Tạo

Phạm Duy Và Vết Thương Di Tản

Sunday, October 9, 2011

Kundera viết "Di tản: một cuộc lưu lạc bắt buộc ở nước ngoài đối với người coi đất nước nơi mình sinh ra là tổ quốc duy nhất của mình. Nhưng tình trạng di tản kéo dài và một sự trung thành mới đang nảy sinh, sự trung thành với đất nước mình đã nhận; bấy giờ là đến lúc cắt đứt. Stravinski dần dần từ bỏ chủ đề Nga. Năm 1922 ông còn viết Mavra (hí kịch phỏng theo Pouchkine), rồi năm 1928, Nụ Hôn Của Bà Tiên, kỷ niệm về Tchaikovski, rồi ngoài mấy tác phẩm ngoại lệ không đáng kể, ông không trở lại chủ đề Nga nữa. Khi ông mất năm 1971, Vera vợ ông, tuân theo ý nguyện của ông, từ chối đề nghị của chính phủ Xô Viết chôn ông ở nước Nga và chuyển thi hài ông đến nghĩa trang Venise."
NXH

Mấy đoạn trích dẫn Kundera được NXH trích dẫn từ bản dịch của NN, Gấu đã dịch, từ tác phẩm của Kundera, trong 1 bài viết cũng về Phạm Duy

Di dân là "số" phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera.

Joseph Conrad, sống 17 năm tại Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn lại, ở Anh, hay trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng tiếng Anh, về đề tài Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi Nga": dấu vết Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể hiểu tại sao Conrad "không thiện cảm" với Dostoevsky.

Bohuslav Martinu sống ở Bohemia đến năm 32 tuổi, sau đó, 36 năm ở Pháp, Thuỵ sĩ, Hoa kỳ, rồi lại Thuỵ sĩ. Ông luôn coi ông là một nhà soạn nhạc Czech, và hoài cố hương cũng là chất nhạc của ông. Nhưng sau chiến tranh, ông từ chối mọi lời mời trở về. Vào năm 1979, hai mươi năm sau khi ông chết, những "biệt kích" làm hỏng ước muốn được mồ yên mả đẹp ở Thuỵ sĩ, đã quật mồ, "bắt cóc", long trọng làm một cuộc "hôn nhân cưỡng ép" với đất mẹ cho cái xác chết của ông.

Gombrowics sống 35 năm tại Ba lan, 23 năm tại Argentina, 6 năm tại Pháp. Tuy chỉ viết văn bằng tiếng Ba-lan; nhân vật, người Ba lan, nhưng khi được "mời về", ông ngần ngại, cuối cùng từ chối, rồi an nghỉ đời đời ở miền Nam nước Pháp.

Ba phần đời sấp xỉ bằng nhau của Stravinsky: Nga, 27 năm, Pháp và Thuỵ sĩ- Pháp, 29 năm và Hoa kỳ, 32 năm. Chất Nga đậm đặc trong sáng tác của ông, những năm đầu xa xứ tại Pháp. Rồi chiến tranh cắt đứt dần những mối nối, tuy nhiên ông vẫn là một nhà soạn nhạc Nga với những sáng tác mang chất thơ dân giã của quê hương. Sau Cách mạng Nga, ông hiểu rằng, ông đã mất hẳn, nơi chốn ra đời, và cuộc đời di dân thực sự bắt đầu. Khi ông chết, vào năm 1971, bà vợ đã bác bỏ đề nghị của chính quyền Xô-viết, và thực hiện đúng ước nguyện của ông, được chôn tại một nghĩa địa ở Venice.

Tất cả những nghệ sĩ trên đây, được Kundera lôi ra chỉ để xác minh cho "điển phạm" của ông: Di dân là số phần. Chẳng ai trong số đó về nhà lại như PD, kể cả Kundera, sau cùng chọn Pháp. Ghép họ cùng 1 duộc với PD thì nhảm quá.
*

Không phải chỉ em, mà luôn cả anh - nhà thơ, sẽ cách xa: Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng, anh ta đã không sống, Flaubert nói. (L'artiste doit faire croire à la postérité qu'il n'a pas vécu). Maupassant ngăn cấm chuyện chân dung ông có trong tuyển tập những nhà văn nổi tiếng: Đời riêng của một người, và bộ mặt của ông ta không phải là để chường ra cho thiên hạ thấy. "Tôi ghét chuyện dí mũi vào đời riêng của mấy ông nhà văn lớn, và chẳng có một cuốn tiểu sử nào giọi chiếu được một mẩu đời tư của tôi," Nabokov nói. Italo Calvino giải thích thêm: ngu gì mà nói cho bất cứ một ai, dù chỉ một lời, về đời tư của mình! Faulkner mong muốn, chỉ là một người bị huỷ bỏ (annulé), được lịch sử gạch đi (supprimé par lõhistoire), chẳng để lại bất cứ một vết tích, ngoại trừ những cuốn sách đã được in. (Milan Kundera khi nhắc lại, đã gạch dưới hai chữ sách, in). Theo một ẩn dụ nổi tiếng, nhà văn phá huỷ căn nhà riêng của ông, để, với những viên gạch lấy từ đó ra, xây dựng một căn nhà khác: cuốn tiểu thuyết của ông ta. Khi mà Kafka được người đời chú ý đến, nhiều hơn là (nhân vật) Joseph K., tiến trình hậu - cái chết (mort posthume), của nhà văn bắt đầu.

Source

Trường hợp đời tư vs đời công, cũng thật “khó nói”, với PD, vì đời của ông, tư công lộn tùng phèo. Khi về thành, ông đổi lời mấy bản nhạc kháng chiến, thành ra lại hát được ở trong vùng Tề Ngụy. Ông suốt đời khóc cười theo vận nước nổi trôi, làm sao tách ra được mà ví với những Flaubert, Faulkner?
*

Chẳng có gì để mà hoài nghi: Stravinski luôn mang theo cùng với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ thuật sẽ khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của ông, qua lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra đời không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì đâu có một xứ sở nào để mà thay thế nó?
Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể (Kundera). Quê hương độc nhất, nhà của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc, của tất cả các nhạc sĩ. Chính tại đây, ông quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc rễ, làm nhà...

[Gấu tui chép lại câu trên, để "riêng tặng" nhạc sĩ Phạm Duy].
NQT

Ba phần đời xấp xỉ bằng nhau của Stravinski: Nga, hai mươi bẩy năm; Pháp và Thụy sĩ nói tiếng Pháp, hai mươi chín năm; Hoa kỳ ba mươi hai năm. Cuộc vĩnh biệt Nga-xô của ông đã trải qua nhiều giai đoạn: từ 1910, ông ở Pháp, chuyến viễn du dài, học hỏi, nghiên cứu. Đó là những năm tháng, chất Nga đậm đặc trong sáng tác của ông: Petrouchka, Zvezdoliki (phỏng thơ Balmont, một thi sĩ Nga), Le Sacre du Printemps, Pribaoutki, khúc mở đầu Noces. Rồi chiến tranh làm cho những liên lạc với Nga-xô trở nên khó khăn, tuy nhiên, ông vẫn là một nhà soạn nhạc Nga với Renard, và Histoire du Soldat, gợi hứng từ thơ ca bình dân. Chỉ sau cách mạng, ông hiểu ra, kể như mất hẳn, nơi chôn rau cắt rốn: cuộc đời di dân, ăn nhờ ở đậu thực sự bắt đầu.

Ăn nhờ ở đậu: cuộc sống cưỡng ép nơi xứ người, của một kẻ luôn coi nơi chôn nhau cắt rốn là quê hương độc nhất. Nhưng ngày qua tháng lại, một tình cảm với đất tạm nẩy sinh, và tới một thời điểm nào, là chuyện cắt bào đoạn nghĩa, Tôn phu nhân qui Thục, thà mất lòng anh đặng bụng chồng.  Stravinski dần dần từ bỏ đề tài Nga. Năm 1922, ông còn viết về nó, Mavra, một opéra hài, phỏng theo Pouchkine, sau đó, Le Baiser de la fée, một kỷ niệm về Tchaikovski, rồi thôi luôn, trừ một vài ngoại lệ. Khi ông mất (1971), Vera, bà vợ đã từ chối đề nghị của chính quyền Xô-viết, và thực hiện đúng ước nguyện của ông, được chôn tại một nghĩa trang ở Venice.

Chẳng có gì để mà hoài nghi: Stravinski luôn mang theo cùng với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ thuật sẽ khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của ông, qua lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra đời không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì đâu có một xứ sở nào để mà thay thế nó? Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể (Kundera). Quê hương độc nhất, nhà của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc, của tất cả các nhạc sĩ. Chính tại đây, ông quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc rễ, làm nhà... Chỉ nơi đây, ông cuối cùng tìm ra những đồng hương, láng giềng, thân cận. Nào là Pérotin, nào là Webern. Với họ, ông chuyện trò. Chỉ ngưng lại, khi chết. Còn sống, ông luôn làm cho mình được thoải mái. Khi ngừng lại ngắm nghía một khoảnh vườn, một góc bếp, mân mê một cạnh tủ, cứ thế ông trải quãng đời còn, từ dân ca cổ điển tới Pergolèse, nhờ vậy, ông viết Pulcinella (1919), rồi lân la làm quen những nhạc sư baroque khác, nếu không, ông không thể viết nổi Apollon Musagète (1928). Những giai điệu (mélodies) trong Le Baiser de la fée là từ Tchaikovski. Bach: thầy đỡ đầu Concerto pour piano et instruments à vent (1924)... Những kẻ thù của ông, những người coi âm nhạc là biểu lộ tình cảm, họ đã kết án ông: một con tim nghèo đói; chính họ đã không có đủ trái tim, để hiểu vết thương lòng ông mang theo suốt cuộc lữ, qua lịch sử âm nhạc. Nhưng chuyện này đâu có gì ngạc nhiên: chẳng có ai vô tình tàn nhẫn bằng những kẻ đa tình đa cảm. Thánh nhân vốn tàn nhẫn, bất nhân. Hãy nhớ một điều: Sự khô héo của con tim...

Source

Vết thương di tản?

Vết thương, với PD. Chắc không đâu, nhưng từ "di tản" thì quả đúng với ông. Với đám nghệ sĩ kia, thì là lưu vong. Với PD, là di tản. Ở vùng kháng chiến, ông di tản về Hà Nội. Ở Hà Nội, ông di tản vô Sài Gòn. Ở Sài Gòn ông di tản qua Mẽo. Ở Mẽo ông di tản về lại Sài Gòn, khi PN trả ông nừa triệu đô. Gấu nghe nói PN bị hố, không làm sao thu lại vốn, vì cái trò nhỏ giọt, lâu lâu mới thí cho dân Mít trong nước được nghe thêm 1 bản nhạc của ông.

NXH trích HKP, chúng ta phải biết ơn PD. Tất nhiên. Gấu là người nợ ông nhiều nhất, những ngày ở tù VC, không có nhạc của ông, là không thể qua nổi, như Gấu viết sơ sơ trong bài Mùa Thu.

Nhưng chúng ta phải cám ơn chiến tranh mới đúng. Nhờ chiến tranh “tha” ông. Hay là ông khôn hơn nó? Nếu không, gia tài âm nhạc Mít chỉ có dúm thời kỳ đầu PD.

NXH kể kỷ niệm về 1 bài viết cho tờ Vấn Ðề, trong có trích dẫn Bà Mẹ Gio Linh, và cho biết, vì bài viết ông bị Ngụy làm khó dễ. Nhưng hình như độc giả chúng ta không biết vì nội dung bài viết hay vì Bà Mẹ Gio Linh. Trên Tin Văn, mấy bữa trước, Gấu nhắc tới bà mẹ Serbia trong 1 bài thơ của Simic, và khen nhặng cả lên, một độc giả lắc đầu, thua xa bà mẹ Gio Linh. Gấu đành phải đi một đường "phản biện", bà mẹ Serbia mà nhà thơ Serbia, Charles Simic viết về đó, (2)  là bà mẹ thiệt, có thật ở ngoài đời, còn bà mẹ huyền thoại TCS che mưa cho đàn con không có ông TCS ở trong số đó, là mẹ dởm, như bà mẹ Gio Linh, mẹ dởm. Những ông TCS, PD làm nhạc ca ngợi, là vì mục đích cá nhân, để chạy tội.
Nói cho cùng, thì cũng 1 thứ xướng ca vô loài, đời ca hát cho đời mua vui cả mà thôi.
Nhân đó, Gấu có nhắc tới một nhân vật của Cô Tư, một cô đào, khi đứa cháu hỏi:

Sao Dì Út không lấy chồng, Dì ở vậy hoài Ngoại rầu lắm đó."
-Dì còn phải đi hát.
-Dì hát vui hay Dì lấy chồng vui?
Tôi cười, lấy chồng vui hơn, nhưng phải lấy ngay trân người mình thương kìa. Còn đi hát thì không vui không buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa chắc đã vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc đang hát ở trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường đóng vai gì, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ không thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng có một vai Dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng, chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bước vô nhà.... Và để được nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, Dì chỉ ước có vai bình thường vậy....

Source

Bà Mẹ Việt Nam, thứ thực, là chỉ có 1 người khóc, đúng như cô đào hát phán, ‘lấy trân người mình thương cơ”.
PD chưa từng khóc cái kiểu “lấy trân người mà mình thương cơ”.

(2)

Thỉnh thoảng lại thấy mấy hạt sạn trên TV :

1.

The trembling finger of a woman
Goes down the list of casualties
On the evening of the first snow
The house is cold and the list is long.
All our names are included.

Ngón tay run rẩy của người đàn bà
Chạy dọc theo, không phải
danh sách chiến lợi phẩm,
mà là những mất mát, tổn hại.
Vào một buổi chiều đầu tuyết
Căn nhà thì lạnh, và danh sách thì dài.
Tên của tất cả chúng ta thì đều có trong đó.

List of casualties : Danh sách tổn thất (nhân mạng: những người chết , bị thương, mất tích .. .)

2. Trong một đoạn phỏng vấn Murakami, " To make up one's mind " có nghĩa là " quyết định" (làm một việc gì đó) chứ không phải "đổi cái đầu " . Đoạn ấy đâu rồi tìm không thấy trên mấy bài đang đăng nên không copy and paste được . (1)

Và một số khác, nhưng chừ quên rồi .

K

Tks. Sẽ sửa lại. NQT

Khi dịch “List of casualties”, và “made up your mind”, “lệch pha” như trên, Gấu bị THNM, và nghĩ đến đám… VC.
Chúng đâu cần biết tổn thất, mà chỉ nghĩ đến chiến lợi phẩm. Chúng làm sao "quyết định", nhưng giả như chúng "đổi cái đầu", vờ đi ít lâu văn học hiện thực xạo hết chỗ nói, may ra có khác đi chăng!

Ða tạ. NQT

ps: Và “bà mẹ huyền thoại” của TCS, hẳn là thua bà mẹ trong bài thơ “Chiến Tranh” sau đây, của Charles Simic. (2)

Làm sao mà bằng Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy được !!!

K

Cả hai bà mẹ Mít, Mẹ “giao liên, huyền thoại, che mưa”… và Mẹ Gio Linh, đều thua Mẹ Serbia của Simic.
Một ông da vàng, hát nhạc vàng, mê nhạc đỏ… và một ông" đi và về cùng 1 nghĩa như nhau", cả hai đều lợi dụng thơ và nhạc cho mục đích, mục tiêu cá nhân, để “khuây khỏa” lòng dạ đen tối của họ.
Một, chạy tội, một, “bi thảm hóa thảm kịch”.
Thảm kịch đã khốn nạn rồi, vậy mà còn bi thảm hoá nó, để "ăn khách" hơn lên. "Em" TT, người đẹp trong truyện ngắn Cửa Sau của MT, chẳng đã thú tội trước bàn thờ, mỗi lần hát Mẹ Gio Linh, là mỗi lần khóc ư?

Làm sao so được với thứ thơ ca “thực”, được.

NQT

Cô Tư, trong Một Mối Tình, có phán 1 câu, áp dụng vô đây, thì thật là "thông minh và sáng tạo", để phân biệt giữa nước mắt, thực và giả, giữa giấc mộng đã tan sao ảo tưởng vẫn còn! 

Chợt nó hỏi:

-Sao Dì Út không lấy chồng, Dì ở vậy hoài Ngoại rầu lắm đó."

-Dì còn phải đi hát.

-Dì hát vui hay Dì lấy chồng vui?

Tôi cười, lấy chồng vui hơn, nhưng phải lấy ngay trân người mình thương kìa. Còn đi hát thì không vui không buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa chắc đã vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc đang hát ở trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường đóng vai gì, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ không thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng có một vai Dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng, chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bước vô nhà.... Và để được nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, Dì chỉ ước có vai bình thường vậy....

Cái thứ nước mắt rặn ra cả đống đó, chính là cái mà đám nhà văn nhà thơ nhạc sĩ Mít mong muốn. Thảm như thế đấy. Ông TCS thì biết gì về bà mẹ huyền thoại. Ông PD thì cũng rứa. Cả đời cả hai ông không dám khóc “thật”, đành làm thứ “xướng ca vô loài” xin tí nước mắt của người đời!

Hai ông làm sao đóng vai một người bình thường?

Trong cái đời thường của nghệ sĩ, người đọc nhận ra họ cũng như mình, cũng có những nỗi đau khổ mình ên, và có những lúc, họ khóc thật, cho riêng họ. Ðây là cái sự khác biệt, cực khác biệt, giữa mũi tẹt và mũi lõ, và chính vì thế mà cái dạng văn học tiểu sử cũng rất được ưa chuộng ở Tây Phương, như qua những nhận định sau đây về Brodsky, trong bài viết The Gift:

Joseph Brodsy và những vận may của sự không may, Joseph Brodsky and the fortunes of misfortune.
Brodsky experienced all the struggles of his generation on his own hide, as the Russians say. His exile was no exception.
Brodsy kinh nghiệm tất cả những cuộc chiến đấu của thời đại của ông, mình ên, như người Nga nói. Cái sự lưu vong của ông thì cũng không ngoại lệ.

Trong khi đó, chúng ta đâu thấy ông PD “vật lộn” với những cuộc vật lộn của thời của ông? Kháng chiến, ông đi, được mấy ngày, bỏ về, vì chịu không nổi cái đói, cái khổ. Ông TCS thì cũng thế, trốn lính, mê VC, sau 30 Tháng Tư, bèn tưởng tượng ra bà mẹ huyền thoại che mưa cho đàn con, trong không có ông, để trình ra cho Hồ Tôn Hiến thấy, để đổi lấy vài ly rượu!

Chẳng ông nào ‘mình ên’ đau cái đau 1 mình, nhưng mà là của chung một thời đại của mình cả.

NQT

Bài viết này, Cô Tư cũng kinh nghiệm tất cả những cuộc chiến đấu của thời của mình, mình ên!


Cảnh đẹp VN

*


Cali 8, 2011

*

Viết gì thì viết, Nhật Tiến cũng không bỏ rơi cái căn cỗi của mình: Hòa giải và hòa giải dân tộc.
Thụy Khê

Trong bài viết nhìn lại những trang sách cũ, theo lời đề nghị của NMG, đăng trên tờ Văn Học, Cali, tháng 5, 2001, in lại ở cuối Thềm Hoang, Nhật Tiến chẳng hề nói đến cái căn cỗi hòa giải và hòa giải dân tộc như là căn phần viết của ông, như bà TK phán. Cuốn truyện cũng không về chuyện đó. Phán kiểu TK là phán cho được.
Cũng là 1 trường hợp giả vấn đề, bày hiện trường giả, y hệt Thầy Cuốc: nhà phê bình tưởng tượng ra 1 cái cùm, rồi nhét tác phẩm vô đó, rồi hà, hà, thấy không, vừa ngay bong.
Bởi vì cái gọi là căn cỗi hòa giải chỉ xẩy ra kể từ sau 30 Tháng Tư 1975, khi VC thay vì hòa giải, thì coi 1 nửa nước là Ngụy, trừ đám nằm vùng, giải phóng, tất nhiên… Những gì xẩy ra sau đó, thì bà TK cũng hẳn biết rồi, nào đánh tư sản, kinh tế mới, tù cải tạo… khiến dân Mít đổ xô chạy ra biển, rồi thảm họa thuyền nhân… và chỉ đến khi VC cần đến họ, thì mới có cái gọi là hòa giải dân tộc.
Những điều đó là sự kiện lịch sử như sự kiện lịch sử là nền tác phẩm Thềm Hoang của NT: sự kiện di cư, người Bắc vô Nam sống lẫn lộn với người Nam trong 1 con hẻm của thành phố, tự nhiên, như mọi con hẻm của Sài Gòn hồi đó, hồi sau 1954. Nhiều tác phẩm của những nhà văn Miền Bắc di cư đã viết về sự kiện này, thí dụ Trăng Nước Ðồng Nai của Nguyễn Hoạt, Mã Lộ của Viên Linh, Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền… và Thềm Hoang của Nhật Tiến. Bởi thế mà NT mới viết, khi kết thúc những dòng nhìn về của ông, như trên: chỉ hoàn toàn là 1 kỷ niệm.
Thái độ hoà giải của ông sau này, khi ở xứ người không liên can đến tác phẩm đầu tay của ông.

Gấu đọc TK, như là 1 nhà quản thủ thư viện khui ra những tài liệu văn học bị mai một, thất thoát, nhiều hơn như là 1 nhà phê bình. Bởi vì bà này cũng ưa phán ẩu, do muốn nổi cộm, phán theo cái kiểu, trước đây chưa ai từng phát giác ra sự thực này, nọ, về một người viết, thí dụ.
Nhất Linh, từ trước tới nay, ai thì cũng công nhận ông là 1 tiểu thuyết gia, 1 bậc thầy, cả đám Sáng Tạo đâu có ai sánh nổi với ông. Cách viết, cách kể chuyện thật dí dỏm, những quan sát thật tinh tế, cách tạo những hoàn cảnh thật đặc biệt [nhất là trong Xóm Cầu Mới, cuốn này có gì tương tự với Thềm Hoang của NT]  làm người đọc không làm sao quên được. Về già, ông nghĩ, có lẽ mình cũng nên chơi 1 cuốn nho nhỏ, “nhìn lại những trang viết cũ”, như Nhật Tiến, trên, thế là bị ngay Thầy Cuốc nhét 1 cái cùm vào đầu, nhà phê bình, nhà khái quát hoá…  không làm sao tin cậy được, không thể tự dối mình, phải đạp cho ông ta 1 phát!
Cái sự kiện lịch sử khiến bà TK làm nhà phê bình cũng rất ư là nhảm: nghe Võ Phiến than thở, xứ Mít không có nhà phê bình nào ra hồn, thế là bèn xung phong, xung phong.
Gấu chưa từng vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, trái lại, còn rất tởm thứ nhà này, vì 1 nguyên nhân cá nhân, chưa tiện, chưa có dịp đúng hơn, để viết ra.

Trong bài viết về Lukacs, Steiner cho rằng thật khó mà 1 con người lương thiện vỗ ngực xưng tên, ta là phê bình gia ở thế kỷ 20. Cái sự thiếu hụt 1 nhà phê bình Mít, vào cái thời điểm mà VP than thở, có gì đó làm nhớ tới câu phán của Steiner dành cho Lukacs. (1)

(1)

In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age. Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.
Source

Cái "chi tiết là Thượng Ðế" mở ra bài viết, "Ðiển phạm là cái chó gì", của Thầy Cuốc mới khiêm nhường, “lương thiện” làm sao, nhất là cái mẩu đuôi, chưa có thì giờ để dịch, nên đành cho độc giả ăn tạm món ăn nguội này…

Tôi được mời tham dự cuộc hội nghị quốc tế về đề tài "Điển phạm và cái khác trong các nền văn hóa ngoài phương Tây" (Canonicity and Otherness of Non-Western Culture" do trường Korea University tổ chức tại Seoul trong hai ngày 29 và 30 tháng 9. Trong cuộc hội nghị, tôi trình bày một bài thuyết trình chính, "Tính chính trị của việc điển phạm hóa trong văn học Việt Nam" (The politics of canonization in Vietnamese literature", và một bài thuyết trình phụ nhưng nặng về lý thuyết hơn, như một đề dẫn cho một cuộc thảo luận mang chủ đề "Điển phạm hóa và chính trị" (Canonization and politics).
Chưa có thì giờ để dịch hai bài thuyết trình này sang tiếng Việt, tôi xin giới thiệu một bài viết về điển phạm đã được in trong cuốn Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học (Văn Mới xuất bản năm 2007). Bài viết khá dài nên tôi xin được chia thành bốn phần. Đây là phần thứ nhất.
NHQ

Blog VOA


“All memoir is prostitution”

"Tất cả hồi ký hồi kiếc thì đều là thứ điếm thúi”, Julian Assange, ông Trùm WikiLeaks phán, sau khi đọc bản nháp Hồi Ký của chính ông.



Was Einstein wrong?

Ghi chú trong ngày

Mới cách đây vài chục năm thôi, mùi của đột ngột giàu là mùi thấy được ngay khi những công-ten-nơ hàng chậm đánh theo đường biển được khui ra. Cái mùi ấy, ai đã ngửi một lần vào thời gian khó, vĩnh viễn không bao giờ quên được. Nó là mùi bên trong các thùng hàng chuyển về từ Liên Xô và các nước Đông Âu, hay được dỡ khung gỗ ngay ở sân các khu tập thể, đi kèm với tiếng “lách tách” của bọn trẻ con dùng ngón tay bấm vỡ những nút ny lông của các tấm lót quấn quanh xe máy Simson, xe đạp Mifa và rất nhiều nan hoa cùng nồi áp suất. Mùi thì thăm thẳm sâu sắc và âm thanh thì nhí nhách rộn ràng, dấu vết oanh liệt của cái thuở cho đến giờ vẫn được rất nhiều người nhớ nhung.

Blog NL

Ðược, được! [thuổng Mai Thảo]
Thể nào thì cũng đi đường hoài nhớ về mùi Hà Lội!

NQT

Note: Không làm sao post còm được, ở cả Gỗ Mun lẫn NL. Ðành về ao nhà vậy. NQT

(Phải cố lắm tôi mới không đánh sai tên bác thành Transformers - người máy biến hình; hay ta cứ gọi bác là Transformers đi cho tiện.)
GM

Gì thì gì, gọi chệch tên người khác là thiếu sự tôn trọng tối thiểu.
GM: Nói đôi lời tử tế. 

How?

NQT


TTT 2011


Thảo Trường, giỗ đầu


When There Is Talk of 1945


NHQ vs NL

Nhất Linh là 1 tiểu thuyết gia. Một bậc thầy với những tuyệt tác như Ðôi Bạn, Xóm Cầu Mới, Dòng Sông Thanh Thủy... Cuối đời, ông  muốn truyền lại 1 số kinh nghiệm viết của ông trong Viết và Ðọc tiểu thuyết, không phải để khái quát hoá, để dạy đời, để làm phê bình gia, 1 tên hoạn quan. Ðừng thiến chim của ông ta.
Thầy Cuốc, do muốn nổi cộm, cứ mỗi lần viết là chộ thiên hạ, nào điển phạm, hiểu đúng, hiểu sai, toàn "giả vấn đề" cả. Bởi vì, một điển phạm, canon, tức 1 qui tắc, tiêu chuẩn hoặc anh chấp nhận hoặc không, có gì đúng mới không đúng, sai với không sai. Thí dụ, mấy đấng VC phán, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, thì Gấu bèn phán, đếch được, tớ không thích tiêu chuẩn đó.
Không lẽ Gấu hiểu sai?

Thứ nữa hình như Người không có cái thú đọc tiểu thuyết, và cũng chưa từng thực sự khen ai. Ngay cả khi xoa đầu ông tiên chỉ, như mọi người, nghĩa là khen VP quan sát tới tận cùng của 1 sự kiện, “chẻ sợi tóc ra làm tư”, Người cũng thòng 1 câu, nhưng lâu lâu, "thi thoảng", VP “quơn” chẻ. Khen Trùm Sáng Tạo, Mai Thảo, thần thơ, thuộc thơ như thần, nhưng chỉ thơ... tiền chiến.

Cũng mửng đó, "Cuốc tôi" rất phục Nhất Linh, nhưng mà…

Ðểu ơi là đểu.

Gấu thực sự tội cho Thầy Cuốc. Gấu thích ai, mê ai, mê văn thơ của ai, bất cứ ai, nhất là những người vô danh, mới viết, Gấu đọc được 1 mẩu viết được, viết tới, là sướng điên lên, là khoe nhặng lên, bị chúng chửi hoài.
Thơ TMT, thơ luân lý giáo thư mà ông khen nhặng cả lên, không sợ làm mất tiếng của nhà phê bình NQT ư?

Tôi thực tình không muốn xúc phạm đến Nhất Linh, người mà tôi rất kính phục, tuy nhiên, tôi lại không thể tự dối mình để không nói ra sự thật này: khi lý thuyết hoá quan điểm văn học của mình, Nhất Linh hoàn toàn không đáng tin cậy. Cuốn Viết và đọc tiểu thuyết được hoàn tất trong tinh thần kinh nghiệm chủ nghĩa chứ không phải kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc về tiểu thuyết. Lại là kinh nghiệm của một thời vang bóng.
NHQ

Đúng là giọng của 1 ông Trời con.

Hình như Nhất Linh không biết cả những điều căn bản trong lý thuyết văn học, do đó, ông tưởng quan niệm cho “một áng danh văn bao giờ cũng hỗn hợp được hai phần tử: bổ ích và làm vui” (2) là của Ðặng Thai Mai, trong khi, thật ra, đó là quan niệm của Horace, nhà thơ và triết gia cổ đại, tác giả cuốn Ars Poetica, sau này trở thành một trong những luận điểm nòng cốt của chủ nghĩa tân cổ điển vốn rất thịnh hành ở Tây phương từ giữa thế kỷ thứ 17 đến cuối thế kỷ 18 (3).
NHQ

Khẩu ”cà nông”, một áng văn hay thì vừa bổ vừa vui, thì nhiều người gật gù tâm đắc, và cũng chẳng cần biết, ai là tác giả, nó thành của chung của nhân loại,  vậy mà Thấy Cuốc làm lớn chuyện, NL gán cho của DTM, thực ra của Horace. Người cũng chẳng cho biết Horace phán khi nào, bởi vì Người đâu biết, và Người đâu cần, chỉ là 1 dịp để Người không thể tự dối mình, đành đạp cho NL một cái!

Trong 1 bài viết đã lâu, cho tờ Vấn Ðề, Mai Thảo order, anh viết cho VD một bài, Gấu, nhớ đến Nhất Linh, và “nhớ gọi nhớ, nhớ đẻ ra nhớ”, nhớ những mùa thu của xứ Bắc Kít, bèn đi 1 đường “xoa đầu” cả ba, NL, Mùa Thu, và xứ Bắc Kít, mà Gấu lúc đó nhớ điên lên được, lại nhân mới đọc được 1 câu của tụi mũi lõ, một khẩu “cà nông”, "đẹp và cứng như thép" [đây là ước muốn của Sartre, làm sao viết được 1 cuốn tiểu thuyết đẹp và cứng như thép, và người đọc, khi đọc nó, thì sẽ hổ thẹn về đời của họ, Gấu nhớ đại khái]. (1) Thế là ra bài “Ði tìm 1 tác phẩm sẽ có”, trong đó Gấu bệ ngay câu mới đọc được, làm “điển phạm”: Nhà văn nhớn là kẻ kết hôn với xứ sở của nó.

Và xứ sở của Nhất Linh, là xứ Bắc Kít, và cái cảnh nhặt lá bàng là 1 trong những đoạn văn mà Gấu "không thể tự dối mình", đành khen um lên, hay nhất, nhân hậu nhất của NL, về xứ Bắc Kít.

(1)

Roquentin cũng giã từ thiên đàng. Anh có cảm tưởng đã sống cạn đời mình với giấc mơ nhân bản. Anh cũng quá chán lịch sử, luận đề này nọ và cuối cùng được cứu vớt, nhờ "tiểu thuyết". Anh mơ tưởng sẽ viết một câu chuyện "như nó có thể xẩy ra, đẹp, cứng như thép và sẽ làm mọi người hổ thẹn vì cuộc sống của họ".
Source

Cái sự kiện NL lấy câu nói của Horace ban cho DTM, nếu đúng, thì cũng chỉ là chuyện nhớ sai, nhớ lộn, vẫn thường xẩy ra, có đâu ghê gớm, vậy mà Thầy Cuốc hạ những câu, "NL không biết cả đến những điều căn bản trong lý thuyết văn học", "hoàn toàn không đáng tin cậy".