*


















NHQ vs NL


NHQ vs NL

Nhất Linh là 1 tiểu thuyết gia. Một bậc thầy với những tuyệt tác như Ðôi Bạn, Xóm Cầu Mới, Dòng Sông Thanh Thủy... Cuối đời, ông  muốn truyền lại 1 số kinh nghiệm viết của ông trong Viết và Ðọc tiểu thuyết, không phải để khái quát hoá, để dạy đời, để làm phê bình gia, 1 tên hoạn quan. Ðừng thiến chim của ông ta.
Thầy Cuốc, do muốn nổi cộm, cứ mỗi lần viết là chộ thiên hạ, nào điển phạm, hiểu đúng, hiểu sai, toàn "giả vấn đề" cả. Bởi vì, một điển phạm, canon, tức 1 qui tắc, tiêu chuẩn hoặc anh chấp nhận hoặc không, có gì đúng mới không đúng, sai với không sai. Thí dụ, mấy đấng VC phán, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, thì Gấu bèn phán, đếch được, tớ không thích tiêu chuẩn đó.
Không lẽ Gấu hiểu sai?

Thứ nữa hình như Người không có cái thú đọc tiểu thuyết, và cũng chưa từng thực sự khen ai. Ngay cả khi xoa đầu ông tiên chỉ, như mọi người, nghĩa là khen VP quan sát tới tận cùng của 1 sự kiện, “chẻ sợi tóc ra làm tư”, Người cũng thòng 1 câu, nhưng lâu lâu, "thi thoảng", VP “quơn” chẻ. Khen Trùm Sáng Tạo, Mai Thảo, thần thơ, thuộc thơ như thần, nhưng chỉ thơ... tiền chiến.

Cũng mửng đó, "Cuốc tôi" rất phục Nhất Linh, nhưng mà…

Ðểu ơi là đểu.

Gấu thực sự tội cho Thầy Cuốc. Gấu thích ai, mê ai, mê văn thơ của ai, bất cứ ai, nhất là những người vô danh, mới viết, Gấu đọc được 1 mẩu viết được, viết tới, là sướng điên lên, là khoe nhặng lên, bị chúng chửi hoài.
Thơ TMT, thơ luân lý giáo thư mà ông khen nhặng cả lên, không sợ làm mất tiếng của nhà phê bình NQT ư?

Tôi thực tình không muốn xúc phạm đến Nhất Linh, người mà tôi rất kính phục, tuy nhiên, tôi lại không thể tự dối mình để không nói ra sự thật này: khi lý thuyết hoá quan điểm văn học của mình, Nhất Linh hoàn toàn không đáng tin cậy. Cuốn Viết và đọc tiểu thuyết được hoàn tất trong tinh thần kinh nghiệm chủ nghĩa chứ không phải kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc về tiểu thuyết. Lại là kinh nghiệm của một thời vang bóng.
NHQ

Đúng là giọng của 1 ông Trời con.

Hình như Nhất Linh không biết cả những điều căn bản trong lý thuyết văn học, do đó, ông tưởng quan niệm cho “một áng danh văn bao giờ cũng hỗn hợp được hai phần tử: bổ ích và làm vui” (2) là của Ðặng Thai Mai, trong khi, thật ra, đó là quan niệm của Horace, nhà thơ và triết gia cổ đại, tác giả cuốn Ars Poetica, sau này trở thành một trong những luận điểm nòng cốt của chủ nghĩa tân cổ điển vốn rất thịnh hành ở Tây phương từ giữa thế kỷ thứ 17 đến cuối thế kỷ 18 (3).
NHQ

Khẩu ”cà nông”, một áng văn hay thì vừa bổ vừa vui, thì nhiều người gật gù tâm đắc, và cũng chẳng cần biết, ai là tác giả, nó thành của chung của nhân loại,  vậy mà Thấy Cuốc làm lớn chuyện, NL gán cho của DTM, thực ra của Horace. Người cũng chẳng cho biết Horace phán khi nào, bởi vì Người đâu biết, và Người đâu cần, chỉ là 1 dịp để Người không thể tự dối mình, đành đạp cho NL một cái!

Trong 1 bài viết đã lâu, cho tờ Vấn Ðề, Mai Thảo order, anh viết cho VD một bài, Gấu, nhớ đến Nhất Linh, và “nhớ gọi nhớ, nhớ đẻ ra nhớ”, nhớ những mùa thu của xứ Bắc Kít, bèn đi 1 đường “xoa đầu” cả ba, NL, Mùa Thu, và xứ Bắc Kít, mà Gấu lúc đó nhớ điên lên được, lại nhân mới đọc được 1 câu của tụi mũi lõ, một khẩu “cà nông”, "đẹp và cứng như thép" [đây là ước muốn của Sartre, làm sao viết được 1 cuốn tiểu thuyết đẹp và cứng như thép, và người đọc, khi đọc nó, thì sẽ hổ thẹn về đời của họ, Gấu nhớ đại khái]. (1) Thế là ra bài “Ði tìm 1 tác phẩm sẽ có”, trong đó Gấu bệ ngay câu mới đọc được, làm “điển phạm”: Nhà văn nhớn là kẻ kết hôn với xứ sở của nó.

Và xứ sở của Nhất Linh, là xứ Bắc Kít, và cái cảnh nhặt lá bàng là 1 trong những đoạn văn mà Gấu "không thể tự dối mình", đành khen um lên, hay nhất, nhân hậu nhất của NL, về xứ Bắc Kít.

(1)

Roquentin cũng giã từ thiên đàng. Anh có cảm tưởng đã sống cạn đời mình với giấc mơ nhân bản. Anh cũng quá chán lịch sử, luận đề này nọ và cuối cùng được cứu vớt, nhờ "tiểu thuyết". Anh mơ tưởng sẽ viết một câu chuyện "như nó có thể xẩy ra, đẹp, cứng như thép và sẽ làm mọi người hổ thẹn vì cuộc sống của họ".
Source

Cái sự kiện NL lấy câu nói của Horace ban cho DTM, nếu đúng, thì cũng chỉ là chuyện nhớ sai, nhớ lộn, vẫn thường xẩy ra, có đâu ghê gớm, vậy mà Thầy Cuốc hạ những câu, "NL không biết cả đến những điều căn bản trong lý thuyết văn học", "hoàn toàn không đáng tin cậy".


Những cách hiểu sai lạc về điển phạm 

Khuyết điểm thứ nhất xuất phát từ sự thiếu ý thức về điển phạm trong khi khuyết điểm thứ hai xuất phát từ cách hiểu mơ hồ và sai lạc về điển phạm. Cả hai khuyết điểm đều gắn liền với điển phạm (canon) và tính điển phạm (canonicity). 

Nếu khuyết điểm thứ nhất thường chỉ gặp ở những người kém hiểu biết về văn học; khuyết điểm thứ hai lại dễ dàng bắt gặp ở khắp nơi, kể cả ở những tên tuổi lừng lẫy nhất. Một trong những tên tuổi ấy là Nhất Linh, người được đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu và phê bình xem không phải chỉ là một trong những nhà văn xuất sắc nhất mà còn là một trong những người đi tiên phong trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trong thế kỷ 20. Chính cái ông Nhất Linh ấy, vào những năm cuối đời, khi tổng kết kinh nghiệm của gần nửa thế kỷ đọc sách và gần ba mươi năm viết sách của mình, đã đi đến kết luận là: “Một cuốn sách hay phải có giá trị trong không gian và thời gian.” (1) Nói cách khác, theo Nhất Linh, một cuốn sách hay là một cuốn sách ở đâu cũng hay và thời nào cũng hay. 

Tôi thực tình không muốn xúc phạm đến Nhất Linh, người mà tôi rất kính phục, tuy nhiên, tôi lại không thể tự dối mình để không nói ra sự thật này: khi lý thuyết hoá quan điểm văn học của mình, Nhất Linh hoàn toàn không đáng tin cậy. Cuốn Viết và đọc tiểu thuyết được hoàn tất trong tinh thần kinh nghiệm chủ nghĩa chứ không phải kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc về tiểu thuyết. Lại là kinh nghiệm của một thời vang bóng. Hình như Nhất Linh không biết cả những điều căn bản trong lý thuyết văn học, do đó, ông tưởng quan niệm cho “một áng danh văn bao giờ cũng hỗn hợp được hai phần tử: bổ ích và làm vui” (2) là của Ðặng Thai Mai, trong khi, thật ra, đó là quan niệm của Horace, nhà thơ và triết gia cổ đại, tác giả cuốn Ars Poetica, sau này trở thành một trong những luận điểm nòng cốt của chủ nghĩa tân cổ điển vốn rất thịnh hành ở Tây phương từ giữa thế kỷ thứ 17 đến cuối thế kỷ 18 (3). Không những không biết các lý thuyết văn học Tây phương, hình như ông cũng không biết cả những cuộc tranh luận mang tính lý thuyết văn học ở Việt Nam, do đó, ông tỏ ý tâm đắc với các ý kiến của Ðặng Thai Mai về cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, (4) trong khi, thật ra, bản thân Ðặng Thai Mai hình như cũng không thực sự quan tâm và tìm hiểu kỹ về cuộc tranh luận ấy, cho nên, ông viết về nó một cách sai lạc, ngay cả ở những chi tiết có tính chất sự kiện dễ kiểm chứng nhất. Ví dụ, Ðặng Thai Mai cho cuộc tranh luận về vấn đề nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh nổ ra cách thời điểm ông viết cuốn Văn học khái luận (1943) là “độ mười lăm năm”, trong khi, thật ra, chỉ cách có tám năm. Ông cũng cho cuộc tranh luận ấy kéo dài “trong mấy tháng trời rồi một ngày kia hai bên đều...im”, (5) trong khi, thật ra, nó kéo dài ít nhất hai năm rưỡi, chia làm hai giai đoạn: từ năm 1935 đến năm 1936 giữa một bên là Hải Triều và một bên là Hoài Thanh và Thiếu Sơn, và, sau hai năm im lặng, lại bùng nổ vào năm 1939, giữa một bên là Hồ Xanh, Hải Thanh, Hải Khách, Phan Văn Hùm, Bùi Công Trừng, v.v... và một bên là Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều và Lan Khai, v.v... 

NHQ Blog VOA 

Note: Ông nào cũng "hình như" sai cả, trừ Thầy Cuốc.

Nhất Linh, khi viết Viết và Đọc Tiểu Thuyết, là để kể lại những kinh nghiệm của riêng ông, sau khi đã để lại cho đời những cuốn tiểu thuyết để đời. Bởi thế, ông mới “thú thực”, khi viết về cặp Loan Dũng, ông cố đặt vào hai nhân vật biểu tượng đó những quan điểm của ông về xã hội, thí dụ sự xung đột giữa cũ và mới đưa đến chuyện cô Loan giết chồng. Về già đọc lại, thì ông nhận ra, nhân vật phụ là Hà nổi bật hẳn lên, vượt hai nhân vật chính.

NL đâu có muốn khái quát hoá cái gì đâu. Nếu muốn, thì ông đã viết ra rồi. Ðừng có nhét vô miệng ông những gì ông không nói.

Khi nhắc tới quan điểm của ông này, ông nọ, ông đâu cần tìm đến cội nguồn, mà điển mới phạm. Ngay cả khi Thầy Cuốc phán, NL lầm khi coi “cái đó” của DTM, đúng ra của Horace, thì cũng ít ai tin, nếu không muốn nói, họ cũng chẳng cần biết điều này, vì biết đâu, sau, hay trước, Horace, lại có thằng cha nào khác nữa?

Viết kiểu này chỉ là để chộ thiên hạ.
Có thể sau khi làm 1 anh ký giả hạng bét không xong, hoặc chán quá, Thầy Cuốc lại trổ tài phê bình gia?

Gấu nhớ là, "hồi còn  nhỏ", đọc cuốn của NL, thú lắm. Nó đúng là thứ kinh nghiệm viết văn của NL, thêm tí hồi ký, chẳng mắc mớ gì tới "điển phạm". Từ này hơi bị lạ, chắc Thầy Cuốc mới phịa ra?

["Canon" nôm na có nghĩa là qui tắc, tiêu chuẩn chung để phân xử, đánh giá 1 điều gì đó. Từ này thì nhiều người biết, và cũng hay được sử dụng, nhưng điển phạm, thì quái quá. Thầy Cuốc không xì ra cái gốc của những từ "điển, phạm" là cái chó gì, thành ra thua!]

Như vậy là tất cả những tay sừng sỏ đều được Thầy Cuốc chiếu cố. Xoa đầu Tiên chỉ hậu chiến VP, Trùm ST/ MT,  bây giờ với tay tới tiền chiến vặt trụi râu ria, lông lá… của những NL, DTM... hy vọng từ nay thiên hạ thái bường!

Một trong những tên tuổi ấy là Nhất Linh, người được đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu và phê bình xem không phải chỉ là một trong những nhà văn xuất sắc nhất mà còn là một trong những người đi tiên phong trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.
NHQ

Những gì gì “tiên phong trong quá trình…” là Thầy Cuốc phán, chứ không ai nghĩ như vậy. Nhóm TLVD không có tham vọng đó, và nếu có, thì là về mặt xã hội. Tiểu thuyết của NL diễn tả cuộc xung đột giữa cũ và mới ở xã hội Miền Bắc, chứ không phải tiên phong, tiền vệ, hậu vệ gì. Bởi thế mà ST mới tính khai tử TLVD.  

“Một cuốn sách hay phải có giá trị trong không gian và thời gian.” (1) Nói cách khác, theo Nhất Linh, một cuốn sách hay là một cuốn sách ở đâu cũng hay và thời nào cũng hay.
NHQ

Có 1 khoảng cách lớn giữa câu của NL, và “nói 1 cách khác”.
GCC sợ Thầy Cuốc không đọc ra ý của NL. Ðây là nghịch lý văn học, qua đó, là câu than của ND, ba trăm năm sau không biết có ai khóc ta.
Cũng là ý của bài thơ Viện Bảo Tàng của Szymborska mà vừa mới đây, TV trao đổi với blogger Gỗ Mun.
Toàn cõi thơ của Brodsky, là về câu nói của NL, nhưng ông phát biểu khác: Thơ tôi ít nhiều chi, đều là về thời gian, và về thời gian làm gì con người.
Nhưng thú nhất, tợn, tục.. nhất là câu của Flaubert:

Ông [ND] than van, ông cầu mong; nhưng "bạn của ông", nhà văn người Pháp, Gustave Flaubert, thì không "hiền khô" như vậy: Flaubert đã từng phát điên lên, tại sao ‘con điếm’ Bovary cứ sống hoài, trong khi ta nằm đây, chết như một con chó ghẻ? (Flaubert cried out against the paradox whereby he lay dying like a dog whereas that ‘whore’ Emma Bovary, his creature… continued alive. G. Steiner, The Uncommon Reader).
Đời đọc tính theo giờ, đời sách tính bằng thiên niên kỷ. Pindar là người đầu tiên nhận ra sự trớ trêu này: Khi thành phố mà tôi ca ngợi, đã lụi tàn, khi những con người mà tôi hát hỏng, đã chìm vào quên lãng, những con chữ của tôi vẫn còn hoài. Đây chính là "sợi chỉ xuyên suốt", khởi từ Horace với khẳng định ‘exegi monumentum’* tới Mallarmé, với giả dụ rằng: thế giới hiện hữu là để tiến tới một cuốn sách, cuốn sách sau cùng, bản văn vượt thời gian (the final book, the text that transcends time. George Steiner).

Bởi vì không có cuốn sách của NL trong tay nên thật khó mà nói quá câu nói của ông, được Thầy Cuốc tách ra khỏi văn mạch. Có thể NL muốn nói tới tính thời sự, đương thời, thời đại mà trong đó, tác giả sống, tức thứ văn học hiện thực chủ nghĩa? Hoặ