nqt


Thơ Mỗi Ngày

ÓNG ÁNH HƯ NGỤY

Mỗi phen cầm bút viết về văn chương — làm một thứ văn chương trên văn chương — tôi hiểu rõ mình đang sống thời buổi khủng hoảng. Văn chương nhất thiết là hồn nhiên, ngây thơ hay không, tôi chẳng rõ. Nhưng đối với tôi khi nó cần trông thấy nó qua phản ánh của nó, không thể phủ nhận là nó đang truỵ lạc, sa đoạ. Nhất là buồn bã.
Mỗi phen, tôi đều lập lại với tôi khẩu hiệu: Enfin, j’écris. Enfin, đó là tín hiệu của người bạn thân phát ra giúp tôi nhận biết anh ta bắt đầu say. Trong cuộc rượu của chúng tôi đã tới một thời điểm gay cấn, hãy nhận Enfin, báo động cho bạn bè, những kẻ ngồi chung cuộc, rằng: bất ổn, bất ổn, chán quá, chán quá, tôi quyết định đẩy cơn say đến cùng, đánh đắm mình vào mông lung, mù mờ, hỗn độn. Như Hamlet kêu: “The time is out of joint” (Thời gian đã ly tán). Như Hamlet, chẳng còn hiểu đời sống, hươi gươm đâm chết nàng Ophélia. Cơn khùng điên óng ánh những mảnh minh trí vỡ nát, những mảnh sao băng miệt mài, không một giây đốn ngộ, từ khước đốn ngộ — chẳng thể ôm ấp đời sống mênh mông vô hạn. Đó định mệnh của văn chương trên văn chương, nỗ lực soi rọi mù mờ bằng những ánh mù mờ, nỗ lực kết tập thời ly tán bằng những đun đẩy ly tán.
Enfin, j’écris. Enfin, je crie.
Thảm thiết chưa, cũng lố bịch chưa, văn chương kêu la tắt tiếng trên văn chương. Văn chương soi bóng làm bộ làm tịch trước văn chương. Mỗi phen tôi đều nổi da gà, nhờm tởm, thấy mình đang đóng vai chủ chứa trong tấn kịch Bao Lơn (Le Balcon) của Genet. Trong nhà chứa của mụ này, mỗi phòng được bài trí một kiểu dành riêng cho một vai nhất định mà khách chuộng đóng — tu sĩ, tướng lãnh, quan toà, cách mạng — với đầy đủ y trang và các thứ phụ tùng cần thiết để đóng trò — mọi trò điển hình của dục tính thác loạn — nữ nhân là phụ tùng thiết yếu, nhưng phòng nào cũng có gắn gương để cho các đương sự có thể nhìn ngắm mà sửa bộ.
Ngôi nhà chứa ở trong một thành phố dấy loạn. Và trên bao lơn của nhà chứa, khách làng chơi và gái giang hồ dẹp loạn.

TTT: Âm Bản

Note: The time is out of joint.
TTT dịch là thời gian ly tán. Theo GCC, có lẽ nên dịch là, thời gian "long, lệch
bản lề", joint là mối nối, bản lề.
Để hiểu từ này, có lẽ cũng nên hiểu thêm ý niệm "ngoài thời", từ này chỉ thời gian Levi rong chơi nơi địa ngục.
Cuốn La Tregua xuất bản tại Mỹ có cái tên "lạc quan" Lại Tỉnh Thức (The Reawakening), trong khi nhan đề tiếng Ý đề nghị hoặc từ Truce (Hưu chiến), hay Respite (Giải lao), cuốn sách chấm dứt rõ ràng như vậy, bởi vì những ngày tháng lang thang vùng Đông Đức của Levi là một "ngoài-thời" (a kind of "time out"), giữa Auschwitz-như-kinh nghiệm và Auschwitz-như-hồi nhớ. Cuốn sách khép lại với tiếng kẻng báo thức, đúng ra là tiếng hô buổi sáng của trưởng trại Auschwitz: Thức dậy! (Wstawach!).

LE POÈTE MAUDIT

“Tôi viết chỉ bởi lẽ tôi không thể nào làm khác.” (Je n’écris que parce que je ne puis faire autrement) và “Đáng nguyền rủa thay con tim không biết đường tự chế.” (Maudit soit le coeur qui ne sait se contenir — "Penthésilée"). Đó là những lời than thở của Kleist, đối cực của Goethe.
Tôi tự hỏi còn không cái tông giống thuần khiết kia? Gương mặt ngửng cao dưới bầu trời giông bão, trán hứng nhận sấm sét và cất giọng gào ca một điệp khúc hân hoan thịnh nộ của con người, ganh đua cùng trời đất quỷ thần. Quả nhiên là cái tông giống đáng nguyền rủa, dập vùi. Đáng nguyền rủa cái hào quang của tuyệt vọng, đáng dập vùi cơn đam mê khốn cùng của một tông giống.
Keats hát: “Hạnh phúc thay ở trần gian này lại còn có nấm mồ (Je suis heureux qu’il y ait ici bas une chose telle que la tombe).
Nhưng còn không, còn không những vầng trán hiền lộng mênh mang của một cõi ngoài, những cửa miệng há mở cho nhảy thoát con tim đỏ ối, những đôi mắt căng banh dập dồn ánh lửa uy linh một đời khác? Còn không một tấm lòng trinh bạch? Còn không chút thơ ngây dại dột, chẳng làm tuồng?
Nhận chịu bị nguyền rủa (không phải được bị nguyền rủa) - chẳng hiểu sao, bởi không thể khác — như con chim thất lạc giữa mùa đông băng giá, cất tiếng kêu thảm thiết gọi nắng, gọi hoa và đợi chết? Chim bị nguyền rủa, chẳng nguyền rủa. Còn không? Còn không?
Dường như sau buổi tân hôn bi tráng của Kleist, tắm đượm niềm hoan lạc phi thường — Tử thần lẫm liệt uy nghi đã bị Kleist nặn thành tượng trưng bày — cái tông giống kia không thể tồn tại bởi không thể vượt hơn. Hãy nghe Kleist viết thư từ biệt cô em gái:
“Que le ciel t’accorde une mort qui ressemble, ne fûtce qu’à moitié, à la mienne en joie et en sénérité; c’est le voeu le plus sincère et le plus tendre que je puisse former pour toi.”
(Cầu trời ban cho em một cái chết hân hoan và thanh tịnh giống như cái chết của anh, bằng phân nửa thôi cũng được; đó là lời cầu chúc chân thành nhất, âu yếm nhất mà anh dành cho em.)
Chàng thơ ấy bình thản nhìn lần cuối mớ bản thảo của chàng, một quyển tiểu thuyết đã hoàn tất, hai vở kịch - tất cả giông tố mê mải của hồn chàng đó — nhưng bấy giờ lặng thinh mọi tham vọng — không ai màng những của nợ ấy và chính chàng cũng chẳng còn thiết (... J’ai cru savoir. Je savais toujours. Je sais peut-être mais personne ne veut ce secret et je n’en veux pas moi-même. Tôi từng tưởng biết. Tôi hằng vẫn biết. Bây giờ có lẽ tôi biết nhưng không một ai màng đến điều thầm kín ấy và ngay chính tôi, tôi cũng chẳng thiết — Camus — Trở Lại Tipasa). Và chàng thiêu huỷ đống giấy lộn kia (như Gogol, Kafka). Chàng viết gửi nhà chức trách bản tường thuật diễn tiến cuộc tự sát, mở đầu bằng câu: “Chúng tôi nằm chết trên con lộ...”
Kleist với một người đàn bà xấu xí bệnh hoạn và cũng cô đơn như chàng, thoả thuận chết cùng chàng, hớn hở như đôi uyên ương cùng rủ nhau đến Wannsee. Họ ngồi uống cà phê giữa trời. Người ta còn nghe họ cười ròn tan, đi khuất vào đồng cỏ. Đúng giờ đã ghi, hai phát súng nổ. Kleist đã kề súng bắn vào trái tim của người đàn bà đồng hội đồng thuyền rồi ngậm họng súng trong miệng mình nổ phát thứ nhì. Tay chàng không hề run rẩy.
“Tôi đã làm tất cả những gì thuộc quyền năng của một người... Tôi đã thử thách đến điều bất khả. Tôi đã mang đặt thời vận cuối cùng của đời tôi trong một tiếng bạc. Mấy con xúc xắc định mệnh đã thẩy lăn, tôi cố tìm hiểu... Tôi thua. (J’ai fait tout ce qui est dans le pouvoir d’un homme... J’ai tenté l’impossible. J’ai mis ma dernière chance dans un coup de dés. Les dés fatals ont roulé, j’essaie de comprendre... J’ai perdu!) — “Penthésilée”.
Tôi thua! Tôi thua! Và “tôi nghĩ tôi có quyền chết”.
Sau Kleist, không còn poète maudit. Mọi người đều bị nguyền rủa, đều được nguyền rủa, đều cùng nguyền rủa, đều tự nguyền rủa. Khốn khổ, thảm hại thay tuồng nguyền rủa. Tuồng văn chương truỵ lạc đấy thôi. Coi kìa Dosoievski đeo thánh giá, đọc diễn văn dưới chân tượng Pouchkine. Henri Miller khoác áo mô phạm đứng trên bục giảng đường thuyết pháp. Sartre từ khước Nobel, xuống đường tranh đấu, tự đoạ mình trong tự do... Nhiều vô xiết kể. Tất cả những người ấy, hết thảy những người — ít nhiều chăn nuôi ảo tưởng của văn chương nghĩa lý đều đã mang giấc mộng tột cùng / khốn cùng: trở thành maudit, đều từng đóng các tuồng tích và đều trở thành hề. Không chừa ai.
Đã tuyệt giống poète maudit. Còn chăng là những chàng thơ bị ám toán, “triệu triệu chúa Kytô có đôi mắt u sầu và hiền hậu” (O, million de Christ aux yeux sombres et doux) (Rimbaud).
1973

TTT: Âm Bản

Ui chao, phải đến lúc sắp sửa, tí nữa, sẽ đi xa, thì Gấu mới biết đến thơ, và mới nhập vô được dòng suy tư của ông anh nhà thơ của GCC.
Món quà bonus, của Tên Trời Già Khốn Kiếp, sau khi năn nỉ Gấu nhận món quà Lò Thiêu.
Nhìn như thế, thì hai vị hộ pháp của trang Tin Văn cũng có trong toan tính của Thằng Chả.
Một mình mi không làm nổi đâu, để ta ban cho thêm hai vị phụ tá!
Đúng như thế.
Tiếng Pháp, tiếng Anh của Gấu, là thứ
tự học, đầy lỗ hổng, quãng đời đẹp nhất, thì hầu hạ Cô Ba, quãng đời còn lại, ngắn ngủi quá, đọc ào ào, cái nào không hiểu, cho qua luôn.
K chẳng đã có lần hỏi, bộ anh tính kiểm tra tình trạng, khả năng
tiếng Anh của tôi ư?


 
Thơ Mỗi Ngày

ÓNG ÁNH HƯ NGỤY

Mỗi phen cầm bút viết về văn chương — làm một thứ văn chương trên văn chương — tôi hiểu rõ mình đang sống thời buổi khủng hoảng. Văn chương nhất thiết là hồn nhiên, ngây thơ hay không, tôi chẳng rõ. Nhưng đối với tôi khi nó cần trông thấy nó qua phản ánh của nó, không thể phủ nhận là nó đang truỵ lạc, sa đoạ. Nhất là buồn bã.
Mỗi phen, tôi đều lập lại với tôi khẩu hiệu: Enfin, j’écris. Enfin, đó là tín hiệu của người bạn thân phát ra giúp tôi nhận biết anh ta bắt đầu say. Trong cuộc rượu của chúng tôi đã tới một thời điểm gay cấn, hãy nhận Enfin, báo động cho bạn bè, những kẻ ngồi chung cuộc, rằng: bất ổn, bất ổn, chán quá, chán quá, tôi quyết định đẩy cơn say đến cùng, đánh đắm mình vào mông lung, mù mờ, hỗn độn. Như Hamlet kêu: “The time is out of joint” (Thời gian đã ly tán). Như Hamlet, chẳng còn hiểu đời sống, hươi gươm đâm chết nàng Ophélia. Cơn khùng điên óng ánh những mảnh minh trí vỡ nát, những mảnh sao băng miệt mài, không một giây đốn ngộ, từ khước đốn ngộ — chẳng thể ôm ấp đời sống mênh mông vô hạn. Đó định mệnh của văn chương trên văn chương, nỗ lực soi rọi mù mờ bằng những ánh mù mờ, nỗ lực kết tập thời ly tán bằng những đun đẩy ly tán.
Enfin, j’écris. Enfin, je crie.
Thảm thiết chưa, cũng lố bịch chưa, văn chương kêu la tắt tiếng trên văn chương. Văn chương soi bóng làm bộ làm tịch trước văn chương. Mỗi phen tôi đều nổi da gà, nhờm tởm, thấy mình đang đóng vai chủ chứa trong tấn kịch Bao Lơn (Le Balcon) của Genet. Trong nhà chứa của mụ này, mỗi phòng được bài trí một kiểu dành riêng cho một vai nhất định mà khách chuộng đóng — tu sĩ, tướng lãnh, quan toà, cách mạng — với đầy đủ y trang và các thứ phụ tùng cần thiết để đóng trò — mọi trò điển hình của dục tính thác loạn — nữ nhân là phụ tùng thiết yếu, nhưng phòng nào cũng có gắn gương để cho các đương sự có thể nhìn ngắm mà sửa bộ.
Ngôi nhà chứa ở trong một thành phố dấy loạn. Và trên bao lơn của nhà chứa, khách làng chơi và gái giang hồ dẹp loạn.

TTT: Âm Bản

Note: The time is out of joint.
TTT dịch là thời gian ly tán. Theo GCC, có lẽ nên dịch là, thời gian "long, lệch
bản lề", joint là mối nối, bản lề.
Để hiểu từ này, có lẽ cũng nên hiểu thêm ý niệm "ngoài thời", từ này chỉ thời gian Levi rong chơi nơi địa ngục.
Cuốn La Tregua xuất bản tại Mỹ có cái tên "lạc quan" Lại Tỉnh Thức (The Reawakening), trong khi nhan đề tiếng Ý đề nghị hoặc từ Truce (Hưu chiến), hay Respite (Giải lao), cuốn sách chấm dứt rõ ràng như vậy, bởi vì những ngày tháng lang thang vùng Đông Đức của Levi là một "ngoài-thời" (a kind of "time out"), giữa Auschwitz-như-kinh nghiệm và Auschwitz-như-hồi nhớ. Cuốn sách khép lại với tiếng kẻng báo thức, đúng ra là tiếng hô buổi sáng của trưởng trại Auschwitz: Thức dậy! (Wstawach!).

LE POÈTE MAUDIT

“Tôi viết chỉ bởi lẽ tôi không thể nào làm khác.” (Je n’écris que parce que je ne puis faire autrement) và “Đáng nguyền rủa thay con tim không biết đường tự chế.” (Maudit soit le coeur qui ne sait se contenir — "Penthésilée"). Đó là những lời than thở của Kleist, đối cực của Goethe.
Tôi tự hỏi còn không cái tông giống thuần khiết kia? Gương mặt ngửng cao dưới bầu trời giông bão, trán hứng nhận sấm sét và cất giọng gào ca một điệp khúc hân hoan thịnh nộ của con người, ganh đua cùng trời đất quỷ thần. Quả nhiên là cái tông giống đáng nguyền rủa, dập vùi. Đáng nguyền rủa cái hào quang của tuyệt vọng, đáng dập vùi cơn đam mê khốn cùng của một tông giống.
Keats hát: “Hạnh phúc thay ở trần gian này lại còn có nấm mồ (Je suis heureux qu’il y ait ici bas une chose telle que la tombe).
Nhưng còn không, còn không những vầng trán hiền lộng mênh mang của một cõi ngoài, những cửa miệng há mở cho nhảy thoát con tim đỏ ối, những đôi mắt căng banh dập dồn ánh lửa uy linh một đời khác? Còn không một tấm lòng trinh bạch? Còn không chút thơ ngây dại dột, chẳng làm tuồng?
Nhận chịu bị nguyền rủa (không phải được bị nguyền rủa) - chẳng hiểu sao, bởi không thể khác — như con chim thất lạc giữa mùa đông băng giá, cất tiếng kêu thảm thiết gọi nắng, gọi hoa và đợi chết? Chim bị nguyền rủa, chẳng nguyền rủa. Còn không? Còn không?
Dường như sau buổi tân hôn bi tráng của Kleist, tắm đượm niềm hoan lạc phi thường — Tử thần lẫm liệt uy nghi đã bị Kleist nặn thành tượng trưng bày — cái tông giống kia không thể tồn tại bởi không thể vượt hơn. Hãy nghe Kleist viết thư từ biệt cô em gái:
“Que le ciel t’accorde une mort qui ressemble, ne fûtce qu’à moitié, à la mienne en joie et en sénérité; c’est le voeu le plus sincère et le plus tendre que je puisse former pour toi.”
(Cầu trời ban cho em một cái chết hân hoan và thanh tịnh giống như cái chết của anh, bằng phân nửa thôi cũng được; đó là lời cầu chúc chân thành nhất, âu yếm nhất mà anh dành cho em.)
Chàng thơ ấy bình thản nhìn lần cuối mớ bản thảo của chàng, một quyển tiểu thuyết đã hoàn tất, hai vở kịch - tất cả giông tố mê mải của hồn chàng đó — nhưng bấy giờ lặng thinh mọi tham vọng — không ai màng những của nợ ấy và chính chàng cũng chẳng còn thiết (... J’ai cru savoir. Je savais toujours. Je sais peut-être mais personne ne veut ce secret et je n’en veux pas moi-même. Tôi từng tưởng biết. Tôi hằng vẫn biết. Bây giờ có lẽ tôi biết nhưng không một ai màng đến điều thầm kín ấy và ngay chính tôi, tôi cũng chẳng thiết — Camus — Trở Lại Tipasa). Và chàng thiêu huỷ đống giấy lộn kia (như Gogol, Kafka). Chàng viết gửi nhà chức trách bản tường thuật diễn tiến cuộc tự sát, mở đầu bằng câu: “Chúng tôi nằm chết trên con lộ...”
Kleist với một người đàn bà xấu xí bệnh hoạn và cũng cô đơn như chàng, thoả thuận chết cùng chàng, hớn hở như đôi uyên ương cùng rủ nhau đến Wannsee. Họ ngồi uống cà phê giữa trời. Người ta còn nghe họ cười ròn tan, đi khuất vào đồng cỏ. Đúng giờ đã ghi, hai phát súng nổ. Kleist đã kề súng bắn vào trái tim của người đàn bà đồng hội đồng thuyền rồi ngậm họng súng trong miệng mình nổ phát thứ nhì. Tay chàng không hề run rẩy.
“Tôi đã làm tất cả những gì thuộc quyền năng của một người... Tôi đã thử thách đến điều bất khả. Tôi đã mang đặt thời vận cuối cùng của đời tôi trong một tiếng bạc. Mấy con xúc xắc định mệnh đã thẩy lăn, tôi cố tìm hiểu... Tôi thua. (J’ai fait tout ce qui est dans le pouvoir d’un homme... J’ai tenté l’impossible. J’ai mis ma dernière chance dans un coup de dés. Les dés fatals ont roulé, j’essaie de comprendre... J’ai perdu!) — “Penthésilée”.
Tôi thua! Tôi thua! Và “tôi nghĩ tôi có quyền chết”.
Sau Kleist, không còn poète maudit. Mọi người đều bị nguyền rủa, đều được nguyền rủa, đều cùng nguyền rủa, đều tự nguyền rủa. Khốn khổ, thảm hại thay tuồng nguyền rủa. Tuồng văn chương truỵ lạc đấy thôi. Coi kìa Dosoievski đeo thánh giá, đọc diễn văn dưới chân tượng Pouchkine. Henri Miller khoác áo mô phạm đứng trên bục giảng đường thuyết pháp. Sartre từ khước Nobel, xuống đường tranh đấu, tự đoạ mình trong tự do... Nhiều vô xiết kể. Tất cả những người ấy, hết thảy những người — ít nhiều chăn nuôi ảo tưởng của văn chương nghĩa lý đều đã mang giấc mộng tột cùng / khốn cùng: trở thành maudit, đều từng đóng các tuồng tích và đều trở thành hề. Không chừa ai.
Đã tuyệt giống poète maudit. Còn chăng là những chàng thơ bị ám toán, “triệu triệu chúa Kytô có đôi mắt u sầu và hiền hậu” (O, million de Christ aux yeux sombres et doux) (Rimbaud).
1973

TTT: Âm Bản

Ui chao, phải đến lúc sắp sửa, tí nữa, sẽ đi xa, thì Gấu mới biết đến thơ, và mới nhập vô được dòng suy tư của ông anh nhà thơ của GCC.
Món quà bonus, của Tên Trời Già Khốn Kiếp, sau khi năn nỉ Gấu nhận món quà Lò Thiêu.
Nhìn như thế, thì hai vị hộ pháp của trang Tin Văn cũng có trong toan tính của Thằng Chả.
Một mình mi không làm nổi đâu, để ta ban cho thêm hai vị phụ tá!
Đúng như thế.
Tiếng Pháp, tiếng Anh của Gấu, là thứ
tự học, đầy lỗ hổng, quãng đời đẹp nhất, thì hầu hạ Cô Ba, quãng đời còn lại, ngắn ngủi quá, đọc ào ào, cái nào không hiểu, cho qua luôn.
K chẳng đã có lần hỏi, bộ anh tính kiểm tra tình trạng, khả năng
tiếng Anh của tôi ư?


*


A Struggle Against Suffocation
Chiến đấu chống nghẹt thở

Czeslaw Milosz   
August 14, 1980 Issue
A Part of Speech
by Joseph Brodsky
Farrar, Straus and Giroux, 152 pp., $12.95


The strong presence of Joseph Brodsky has needed less than a decade to establish itself in world poetry. Yet of his four books published in Russian, only one, Selected Poems, was translated into English, by George L. Kline. Probably, by a sort of instinct, the cultured public vaguely feels, if not clearly comprehends, his stature. His poetry has attracted good translators, as the present volume shows. On the other hand, the reader of his work enters a huge building of strange architecture (a cathedral? an ICBM site?) at his own risk, since critics and literary scholars have not yet begun to compile literary guidebooks to it.

In syllables, feet, rhyme, stanzas Brodsky follows a tradition, but not slavishly. The very nature of the Russian language seems to have determined a peculiar brand of modernism in our century: innovation within strict metrical patterns. Russian verse in this respect is different from its English, French, and also Polish, Czech, and Serbo-Croatian counterparts. Brodsky’s colloquialisms, slang expressions, and words not met with in literary usage would seem to call for the freedom of William Carlos Williams’s “spoken” rhythms. Instead, together with a web of metaphors, often sustained and enlarged through several stanzas, they make up a pattern of lines to be half sung, half recited. In his practice of poetry as a vocation, Brodsky observes rules of craftsmanship going back to the late eighteenth-century poet Derzhavin. In his experiments with poetic genres—ode, lyrical poem, elegy, descriptive poem, the story in verse—he resembles Auden. The obstacles such poetry presents to transplantation into another language should add to our surprise when we see how Brodsky comes through in English and finds an attentive ear, at least among serious readers.

The secret lies, probably, in the way he reverses some of the trends that have dominated poetry for the last half century. These trends were based on certain unavowed premises which, as is common in the history of ideas, are fated not to be overcome in direct combat, but simply bypassed. Brodsky grew up in the Soviet Union, but being self-educated he has remained impervious to its imposed and largely accepted modes of thinking. During his years of exile, since 1972, he has also preserved a skeptical distance from the intellectual fashions of his new milieu. At the same time, he does not resemble those recent Russian immigrants who stay in their Slavic shell and are mistrustful of the evil West. Looking for his roots, we must turn to the era of European cosmopolitanism, which came to an end with the outbreak of World War I, and ended in Russia with the Revolution. Brodsky takes over where young Osip Mandelstam and young Anna Akhmatova were stopped.

This does not mean, though, that the post-revolutionary decades, so tragic for Russian poetry, did not leave a durable impression on his view of the world. Behind Brodsky’s poetry is the…

Đọc Brodsky như thế, thì cũng có thể đọc TTT, như thế: TTT bắt đầu làm thơ, khi cõi Bắc Kít ngưng thở, vì nghẹt thở!
Hannah Arendt nói đến khoảng
trống "no longer & not yet", là cũng cùng 1 dòng như thế.

G. Lukacs, trong Solzhenitsyn: Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich (1969) [William David Graf, dịch từ tiếng Đức, nhà xb The MIT Press, Cambridge, Mass 1971] viết:
Liên hệ mỹ học giữa truyện ngắn [novella] và truyện dài [tiểu thuyết, novel] thường được phân tích, nghiên cứu. Ít, là nối kết lịch sử và liên hệ nội tại giữa hai thể loại, trong cuộc phát triển văn học [their historical connection and their interrelationship throughout the course of literary development]. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất thú vị, bổ ích, nó chiếu sáng tình hình văn học hiện thời [the present-day situation]. Tôi [Lukacs] đang nghĩ tới sự kiện, truyện ngắn [novella] thường xuất hiện hoặc, như là một con chim báo bão [nguyên văn: tiền thân, precursor] cho sự ra đời của hùng ca, sử thi, hay những hình thức bi kịch lớn, hoặc như là đội quân hậu vệ [rearguard], một cách viết ở tận cùng một giai đoạn. Nói cách khác, hoặc nó xuất hiện như là một Sẽ Có, [a Not-Yet, Nochnicht], hay một Không Còn Nữa [a No-Longer, Nichtmehr].

Áp dụng nhận xét trên vào Một Ngày... của Solz., Lukacs viết: Với một chút dè dặt, người ta có thể nói, thể loại giả tưởng cận và đương thời đã từ bỏ truyện dài để cố thủ ở trong truyện ngắn, trong toan tính cung cấp, cái gọi là bằng chứng, về một cách thế đạo đức của con người. [With this reservation, one can say of contemporary and near-contemporary fiction that it often withdraws from the novel into the novella, in its attempt to provide proof of man's moral stature…..] "Không phát hiện quá khứ thì sẽ không khám phá hiện tại. Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của Solzhenitsyn là một khai mở ý nghĩa cho tiến trình lại khám phá ra cái tôi, cái ngã, the self, ở trong văn chương, trong hiện tại xã hội chủ nghĩa." [Lukacs].
Trên Tin Văn, Gấu đã áp dụng tư tưởng của Lukacs, trên, để giải thích sự xuất hiện của truyện ngắn NHT.
*
Hannah Arendt cũng sử dụng cặp từ No Longer/Not Yet, để giải thích hố thẳm giữa Proust và Kafka.
Nếu áp dụng cái nhìn của bà vào trường hợp nhóm Sáng Tạo, và cú đả phá văn chương tiền chiến của họ, xem ra có thể giải thích câu hỏi Võ Phiến đặt ra, trong Tổng Quan Văn Học.
*
Hannah Arendt mở ra bài viết No Longer and Not Yet,
điểm cuốn The Death of Virgil của Herman Broch, trong tập tiểu luận Essays in Understanding, bằng nhận xét của Hume, trọn văn minh nhân loại dựa vào sự kiện, ‘một thế hệ thì không lui khỏi sàn diễn liền lập tức và một thế hệ khác kế tiếp nó, như trường hợp tằm và bướm’. Ở vài điểm ngoặt lịch sử, ở vài đỉnh cao của khủng hoảng, một số phận tương tự như tằm và bướm giáng xuống một thế hệ: thế hệ già suy tàn, thế hệ mới không bắt buộc phải sinh ra tiếp theo liền; giữa những thế hệ, giữa những con người vì lý do này hay lý do khác, vẫn thuộc về thế hệ già, và những người hoặc cảm thấy cơn thảm họa ở trong xương trong hồn trong tuỷ, hay là đã trưởng thành cùng với nó, sợi ‘sên’ bị gẫy, và một “lỗ hổng, khoảng trống”, một thứ khoảng đất không người lịch sử xuất hiện, và chỉ có thể diễn tả bằng thuật ngữ “không còn nữa, và chưa xẩy ra nhưng sẽ có” [For the decline of the old, and the birth of the new, is not necessarily an affair of continuity; between the generations, between those who for some reason or other still belong to the old and those who either feel the catastrophe in their very bones or have already grown up with it, the chain is broken and an "empty space," a kind of historical no man's land, comes to the surface which can be described only in terms of "no longer and not yet."]

Đoạn Gấu gạch đít trên, giải thích thái độ của nhóm Sáng Tạo khi đả phá văn học tiền chiến, thế hệ già.
Đây cũng là thái độ của PTH, khi nói về nhóm Nhân Văn Giai Phẩm: Sợi sên nối tiếp giữa họ bị gãy, và một lỗ hổng lịch sử xuất hiện.


Khoanh vùng vào văn chương Âu châu mà nói, cái hố thẳm mở ra một không gian trống và thời gian rỗng này, nhìn rõ nhất là ở sự lệch pha, không đồng điệu, giữa hai ông khổng lồ, hai vị sư phụ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, đó là Marcel Proust và Franz Kafka. Proust là lời giã từ cuối cùng, đẹp như mơ, gửi tới thế giới của thế kỷ 19, và khi chúng ta trở lại với tác phẩm của ông, viết trong âm điệu "no longer", "không còn nữa”, ["than ôi, hoa rụng bên kia sông mất rồi, hết rồi, hết rồi, em ơi chiều nay cơn mộng tan rồi”, "ố là là", hết Loan, hết Dũng, hết Đôi Bạn mất rồi…], và thế là cái tâm trạng não nề [‘từ lúc đưa em về là biết xa ngàn trùng’] khiến chúng ta vãi lệ chứa chan!
Kafka, về một mặt khác, là người đương thời với chúng ta, chỉ tới một giới hạn. Sự tình như thể, ông viết từ một điểm thuận tiện cho ông, nghĩa là, từ một tương lai xa xa, như thể, ông chỉ có thể ‘ở nhà’ trong một thế giới ‘not yet’, "chưa có nhưng sẽ có". Godot sẽ tới, nhưng chiều nay, thì chưa! Điều này đẩy chúng ta vào một cái vị thế xa xa, bất cứ khi nào chúng ta đọc, và bàn về tác phẩm của ông, một khoảng cách chẳng bao giờ trở nên nhỏ lại, mặc dù chúng ta biết nghệ thuật của ông thì là biểu hiện của một thế giới tương lai nào đó, cũng là thế giới của chúng ta – giả như chúng ta có được tương lai!

Nếu Nhất Linh, ông Trùm tiền chiến, đóng vai Proust, thì Kafka Mít, là Thanh Tâm Tuyền!
Cái hố thẳm giữa họ, được cuộc chiến khốn kiếp làm đầy.
*
Tất cả những nhà văn và thi sĩ lớn khác của Âu Châu tìm thấy chỗ, và những chuẩn mức đo lường của họ ở đâu đó giữa hai vị thầy đã mất này. Nhưng sách của Hermann Broch rớt vào một phạm trù khác hẳn so với số còn lại. Ông có chung, với Proust giọng độc thoại nội tâm, và với Kafka sự chối bỏ hoàn toàn và triệt để, điều mua vui, giải trí, cũng như sự bận bịu với cái siêu hình. Ông chia sẻ với Proust một sự yêu mến quá đỗi, thật là thâm sâu, với cõi đời, như là nó được trao cho chúng ta; và ông chia sẻ với Kafka, niềm tin tưởng, rằng, “người hùng” của tiểu thuyết thì hết còn là một nhân vật với một số phẩm chất được định nghĩa tới nơi tới chốn, mà chỉ là “một con người như thế đó” (bởi vì đối với cuộc đời thực của một con người và nhà thơ, Virgil chỉ là một cơ hội cho những dự đoán triết học của Broch) - tất cả thì đều thực, và những lịch sử của văn học sau này có thể sẽ nói ra điều này.
Điều quan trọng hơn – ít ra vào lúc này, là, tác phẩm của Broch – qua những đề tài mà nó quan tâm, qua trọn tính uyên nguyên, qua giọng rất đỗi thơ tuyệt vời của nó – có một điều gì giống như một đường dây dẫn bị thiếu, mất, giữa Proust và Kafka, giữa một quá khứ mà chúng ta đã mất và không thể nào lấy lại được và một tương lai chưa ở trong tay. Nói một cách khác, cuốn sách, tự thân nó, thì giống như một cây cầu mà Virgil cố gắng băng qua hố thẳm của quãng không giữa “không còn nữa” và “chưa nhưng sẽ có”. Và kể từ khi mà cái hố thẳm này thì thực, rất đỗi thực, kể từ khi mỗi năm nó lại mỗi sâu thêm, đáng sợ thêm, kể từ năm định mệnh 1914 trở đi, cho tới khi những cơ xưởng của Thần Chết được dựng lên ở ngay trái tim của Âu Châu, cắt đứt luôn sợi dây đã cũ mòn mà nhờ nó chúng ta còn bám víu được với thực thể hơn hai ngàn năm lịch sử; và, kể từ khi chúng ta hoàn toàn sống trong “cõi trống rỗng”, đối đầu với một thực tại mù tịt về ý tưởng truyền thống về thế giới và con người có thể thắp sáng – quý báu như thể truyền thống này vẫn còn nằm ở trong tim của chúng ta – chúng ta phải cám ơn sâu xa tác phẩm thi ca lớn lao cố bám víu thật tuyệt vọng vào đề tài này.
Điều khá kỳ quặc là tác phẩm trước đó của Broch chẳng hề tiên đoán, ông sẽ ị ra Cái Chết của Virgil. Những kẻ mộng du, ngoại trừ những phẩm chất của nó, như là một cuốn tiểu thuyết, chỉ cho thấy một điều là, tác giả của nó thì đầy ứ tài kể chuyện, xuyên suốt tác phẩm, ông tỏ ra nôn nóng với tác phẩm của riêng mình: ông nói với độc giả của mình, tốt nhất, hãy cố mà tìm cho ra kết cục của câu chuyện, đừng trông mong ở nơi ông; ông lơ là nhân vật, tình tiết và chỉ xoắn mãi vào những ức đoán dài dòng về bản chất của lịch sử. Cho tới một thời điểm nào đó, Broch quả là một tay kể chuyện tốt, chịu chơi, biết chọc cười, làm độc giả vui, nhưng không phải là một thi sĩ lớn.
Cái biến động làm cho Broch thành một nhà thơ có vẻ trùng hợp với màn cuối u tối của Âu Châu. Khi bóng đêm chụp xuống, thế là a ê hấp, Broch thức giấc… 

Ui chao, đọc đoạn trên đây, làm sao không nghĩ đến ông anh nhà thơ cho được! Ông tỉnh giấc, trở thành nhà thơ, đúng vào màn cuối u tối của miền đất ông ra đời, rời bỏ nó, đúng lúc đêm đen chụp xuống, 1954.

 Biến động làm Broch thành một nhà thơ có vẻ trùng hợp với giai đoạn u tối sau cùng của Âu Châu. Khi bóng đêm chụp xuống, thế là a ê hấp, Broch thức dậy. Ông tỉnh giấc trước thực tại khiến ông ngỡ ngàng và thế là ông lập tức chuyển dịch nó vào trong một giấc mơ, quá xứng hợp với một người thức giấc trong đêm. Giấc mơ này là Cái Chết của Virgil.
Những nhà phê bình phán, cuốn sách được viết bằng một thứ văn xuôi trữ tình, điều này không hẳn đã đúng. Văn phong, độc nhất, do căng thẳng dồn nén, rất giống những lời cầu khấn trong những thánh ca Homer, trong đó Thượng Đế được con người kêu gọi hoài hoài, mỗi lần là mỗi nơi chốn Thượng Đế cư ngụ, mỗi khung cảnh thần thoại, nơi khấn bái, thờ phụng, như thể kẻ cầu nguyện phải cảm thấy chắc chắc, tuyệt đối chắc chắn, anh ta không thể nào quên Thượng Đế. Trong cùng đường hướng như vậy, Broch cầu khấn Đời sống, hay Cái chết, hay Tình yêu, hay Thời gian, hay Không gian, như thể ông muốn hoàn toàn chắc chắn, tuyệt đối chắc chắc, ông  không quên một điểm nào. Điều này đem cho cuộc độc thoại khẩn thiết tình cảm thê thiết của nó và làm bật ra hành động căng thẳng, tập trung từ dự đoán rất thực […]
Đề tài của cuốn sách của Broch, như cái tít chỉ ra, là 24 giờ chót của cuộc đời Virgil. Nhưng cái chết thì được coi như không phải là một sự kiện mà là một thành tựu tối hậu của con người - hoặc theo nghĩa, những khoảnh khắc hấp hối là cơ may sau cùng và độc nhất để biết đời sống là cái gì, hay theo nghĩa, đó là thời khắc mà con người phán đoán về chính cuộc đời của mình, kẻ đang chết đó. Phán đoán này không phải là tự buộc tội, bởi vì lúc đó đã quá muộn để mà mất thì giờ với một việc như thế, cũng không phải tự biện minh, bởi vì, nếu như thế, thì việc này lại quá sớm; đó là cố gắng tối hậu để tìm ra sự thực, lời nói chung quyết của trọn câu chuyện. Điều này làm cho phán đoán sau cùng là chuyện của con người, con người tự tính sổ với con người, tránh cho Thượng Đế khỏi vướng bận vào chuyện tầm phào như thế!


http://tanvien.net/new_daily_poetry/

Two (Scholarly) Love- Poems

1. Dead Sea Scrolls

I was like the words
        on a papyrus apocryphon
            buried in a cave at Qumran,

and you were the scholar
        I had been waiting for
            all my life, the one reader

who unravelled the scrolls
        and understood the language
            and deciphered its mysteries.
   
2. A Treatise on Ecstasy

Touching your body
        I was like a rabbi poring
            over a treatise on ecstasy,
                the message hidden in the scrolls.

I remember our delirium
        as my fingers moved backwards
            across the page, letter by letter,
                word by word, sentence by sentence.

I was a devoted scholar
        patiently tracing the secret
            passages of a mysterious text.
                Our room became a holy place

as my hands trembled
        and my voice shook
            when I recited the blessings
                of a book that burst into flames.
 
Edward Hirsch: The Living Fire

LUKE XXIII

Gentile or Jew or simply a man
Whose face has been lost in time,
We shall not save the silent
Letters of his name from oblivion.

What could he know of forgiveness,
A thief whom Judea nailed to a cross?
For us those days are lost.
During his last undertaking,

Death by crucifixion,
He learned from the taunts of the crowd
That the man who was dying beside him
Was God. And blindly he said:

Remember me when thou eomest
Into thy kingdom, and from the terrible cross
The unimaginable voice
Which one day will judge us all

Promised him Paradise. Nothing more was said
Between them before the end came,
But history will not let the memory
Of their last afternoon die.

O friends, the innocence of this friend
Of Jesus! That simplicity which made him,
From the disgrace of punishment, ask for
And be granted Paradise

Was what drove him time
And again to sin and to bloody crime.
                                [Mark Strand]

J.L. Borges

LUKE 23


Gentile or Hebrew or simply one
Whose face has been lost to us in time;
We shall not rescue from oblivion
Now the silent letters of his name. 

He knew of mercy what a bandit may
Whom Judea has nailed to a cross.
And we today are at a loss
About the time preceding. That day 

At his task of dying crucified,
He heard, amid the crowd's mockery,
That he who was dying at his side
Was a god, and said to him blindly, 

Remember me when you inherit
Your kingdom, and the inconceivable voice
That shall judge one day each man's merit
Promised him from the terrible cross 

Paradise. Nothing more was said
Until the end came, but history
Shall preserve from death. the memory
Of the afternoon on which they died.
Oh friends, the innocence of this friend
Of Jesus, the candor that moved him
From the ignominy of his end
To ask for Heaven and receive it, 

Was the very same that so many times
Had hurled him into sin and bloody crimes. 

-Translated by IRVING FELDMAN 

[in trong Borges: A Personal Anthology, ed with a Foreword by Anthony Kerrigan]

Luke XXIII

Không phải Do Thái, hay Do Thái, hay giản dị một người đàn ông
Mặt, thời gian bào mòn
Chúng ta cũng không thể nào
Giành lại được từ quên lãng
Những con chữ câm lặng
Là cái tên của anh ta

Anh ta biết gì về tha thứ
Tên trộm từ Judea, bị đóng đinh vô thập tự?
Với chúng ta, những ngày đó đã mất.
Trong cú cuối cùng của anh ta

Chết bằng đóng đinh thập tự
Anh ta biết, từ những lời chế nhạo của đám đông
Người đang chết kế bên anh ta,
Là Chúa. Và mù lòa, anh nói:

Xin hãy nhớ đến tôi khi Người vô
Nước Thiên Đường
Và từ cây thập tự khủng khiếp
Một giọng nói không thể nào tưởng tượng được
Một ngày nào sẽ phán xét tất cả chúng ta

Đã hứa với anh ta Thiên Đàng.
Chẳng lời nào nữa được thốt ra giữa họ trước khi tận cùng
Và lịch sử sẽ không để cho hồi ức của buổi chiều cuối cùng này chết.

Ôi bạn bè, sự ngây thơ vô tội của người bạn của Giê Su.
Khiến anh thoát khỏi hình phạt ô nhục
Khẩn cầu
Và được ban cho Thiên Đàng

Cho anh ta thời gian
Và nữa, nữa, tội lỗi, và tội ác

LUC, XXIII

Qu'était-il : juif, gentil? Peut-on le dire? Non.
Nous ne ramènerons jamais du fond des ages
Son visage perdu parmi tant de visages,
Ni les lettres silencieuses de son nom.

Disons un homme, simplement. Pour son idée
De la clémence, ce devait être, je crois,
Celle que peut s'en faire un bandit de Judée
Qu'on se propose de clouer sur une croix.

Nous possédons sa mort; sa vie est oubliée.
II va toucher au but lorsque, sait-on comment,
II apprend parmi le scandale et la huée
Qu'à ses cotes c'est Dieu qui meurt. Aveuglement

II crie alors : Quand vous viendrez dans votre règne,
Pensez à moi, Seigneur! Et du haut de la croix,
De la terrible croix qui prononce et qui saigne,
La grâce vient à lui ; l'inconcevable Voix

A répondu : Ce soir, tu seras dans ma gloire.
Ils ne disent plus rien jusqu'aux derniers efforts;
Mais du jour implacable où tous les deux sont morts
Les hommes à jamais garderont la mémoire.
Ô mes amis, l'innocence de cet ami
De Jésus notre Dieu, cette candeur de l'âme
Qui lui valut la gloire éternelle parmi
L'appareil conspué du châtiment infâme,
C'est la même qui tant de fois l'avait jeté
Dans le mal et dans le hasard ensanglanté.

Ibarra


Viết Mỗi Ngày


OLD FASHIONS

I remember an old, meticulously executed print.
Swallowed by a whale, a small man with a frock coat sits inside
its belly at a small table, lit by an oil lamp.
        But from time to time the whale gets hungry. And here is the
second print.
        A powerful wave of seawater rushes through the throat to the
belly, with a shoal of swallowed small fish.
        The table with the lamp is knocked down; the small man,
diving, nestles against the slick wall of the whale's massive bulk.
        After the wave's retreat he sets up his table, hangs the lamp,
and begins to work.
        Perhaps he is studying the Old Testament? Perhaps he is
studying maps?
        What else could be of interest to a traveler miraculously saved
from a shipwreck?
        I often think of this print as I lay books down on my table for
work, after tightly closing windows and doors.

                                                                                      -Julia Hartwig
                    (Translated from the Polish by John and Bogdana Carpenter)
                                                                              NYRB April 27, 2006



At My Father's Funeral

The idea that the body as well as the soul was immortal was probably linked on to a very primitive belief regarding the dead, and one shared by many peoples, that they lived on in the grave. This conception was never forgotten, even in regions where the theory of a distant land of the dead was evolved, or where the body was consumed by fire before burial. It appears from such practices as binding the dead with cords, or laying heavy stones or a mound of earth on the grave, probably to prevent their egress, or feeding the dead with sacrificial food at the grave, or from the belief that the dead come forth not as
spirits, but in the body from the grave.
                                                          J.A. MacCulloch, The Religion of the Ancient Celts


We wanted to seal his mouth
with a handful of clay,
to cover his eyes
with the ash of the last

bonfire he made
at the rainiest edge
of the garden

and didn't we think, for a moment,
of crushing his feet
so he couldn't return to the house
at Halloween,

to stand at the window.
smoking and peering in,
the look on his face

like that flaw in the sway of the world
where mastery fails
and a hinge in the mind
swings open - grief

or terror coming loose
and drifting, like a leaf,
into the flames.

LRB 26 Jan, 2012


     
The Watcher
The light enters and I remember who I am; he is there.
He begins by telling me his name which (it should now be clear) is mine.
I revert to the servitude which has lasted more than seven times ten years.
He saddles me with his rememberings.
He saddles me with the miseries of every day, the human condition.
I am his old nurse; he requires me to wash his feet.
He spies on me in mirrors, in mahogany, in shop windows.
One or another woman has rejected him, and I must share his anguish.
He dictates to me now this poem, which I do not like.
He insists I apprentice myself tentatively to the stubborn Anglo-Saxon.
He has won me over to the hero worship of dead soldiers, people with
            whom I could scarcely exchange a single word.
On the last flight of stairs, I feel him at my side.
He is in my footsteps, in my voice.
Down to the last detail, I abhor him.
I am gratified to remark that he can hardly see.
I am in a circular cell and the infinite wall is closing in.
Neither of the two deceives the other, but we both lie.
We know each other too well, inseparable brother.
You drink the water from my cup and you wolf down my bread.
The door to suicide is open, but theologians assert that, in the subsequent
            shadows of the other kingdom, there will I be, waiting for myself.
-A.R.
J.L. Borges

The Double

Kẻ Kép

Ðược đề xuất, huých huých bởi những phản chiếu từ gương soi, từ mặt nước, từ cặp song sinh, ý tưởng về Kẻ Kép thì thông thuộc trong nhiều xứ sở. Thí dụ câu này “Bạn Quí là một GNV khác”, của Pythagore, và tư tưởng Hãy Biết Mình của trường phái Platonic được gợi hứng từ đó. Trong tiếng Ðức, Kẻ Kép được gọi là Doppelganger, có nghĩa, “người đi bộ sóng đôi”. Trong tiếng Scotland thì có từ fetch, cũng có nghĩa là “bạn quí”, nhưng ông bạn quí này đem cái chết đến cho bạn. Từ wraith, tiếng Scottish, có nghĩa là hồn ma, y chang bạn, và bạn chỉ vừa kịp nhìn thấy, là thở hắt ra, đi một đường ô hô ai tai!
Thành ra cái chuyện “Gấu gặp bạn quí là Gấu” [ngồi bờ sông lâu thể nào cũng thấy xác của mình trôi qua], quả đáng ngại thật. Ðiềm gở. Khúc “ba lát” bi thương "Ticonderoga" của Robert Louis Stevenson kể 1 giai thoại về đề tài này. Bức họa lạ lùng của Rossetti [Họ gặp chính họ như thế nào, "How They Met Themselves"], kể câu chuyện hai kẻ yêu nhau đụng đầu trong khu rừng âm u vào lúc chạng vạng. Còn nhiều thí dụ, từ Hawthorne ("Howe's Masquerade"), Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly Corner"), Kleist, Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn (Some Chinese Ghosts).
Những người Ai Cập cổ tin tưởng, Kẻ Kép, the “ka”, là phần chiếu tướng đích thị của một con người, kẻ đối tác có cùng bước đi, cùng chiếc áo dài. Không chỉ con người mà thần thánh, thú vật, đá, cây, ghế, dao, đều có “ka” của chúng, vô hình, trừ một vài ông thầy tu là có thể nhìn thấy Kẻ Kép của những vị thần và được thần ban cho khả năng biết được những sự vật đã qua và sắp tới.
Với người Do Thái, sự xuất hiện Kẻ Kép không phải là điềm gở, [tới giờ đi rồi cha nội, lẹ lên không lỡ chuyến tầu suốt, rồi không làm sao mà đi được, như Cao Bồi, bạn của Gấu, hay như Võ Ðại Tướng, vừa mới chợp mắt tính...  đi, là đã thấy 3 triệu oan hồn hau háu, đau đáu chờ đòi mạng, thì đi thế đéo nào được?] Ngược lại, họ tin đó là bằng chứng bạn tu luyện đã thành, đạt được những quyền năng tiên tri. Ðó là cách giải thích của Gershom Scholem.
Một giai thoại được ghi lại trong Talmud kể câu chuyện một thằng cha GNV, suối đời tìm hoài Thượng Ðế, và khi gặp, hóa ra là… GCC!
Trong “William Wilson” của Poe, Kẻ Kép là lương tâm của nhân vật trong truyện. Anh ta thịt nó, thế là bèn ngỏm theo. Cũng cùng đường hướng như vậy, Dorian Gray, trong tiểu thuyết của Wilde, đâm bức hình của anh ta, và bèn gặp gỡ Thần Chết. Trong những bài thơ của Yeats, Kẻ Kép là phía bên kia của chúng ta, kẻ bổ túc, hoàn thiện chúng ta, kẻ mà chúng ta không, và sẽ chẳng bao giờ trở thành.

Plutarch viết, người Hy Lạp gọi, cái ngã khác, bằng cái tên, viên đại sứ của hoàng đế.
J.L. Borges


Một giai thoại được ghi lại trong Talmud kể câu chuyện một thằng cha GNV, suối đời tìm hoài Thượng Ðế, và khi gặp, hóa ra là… GCC!

1. Jorge Luis Borges: Thiên Thư

Gửi những cư dân của một đền thiêng Sài Gòn, đã từng đọc ra câu thần chú của Đức Thánh Trần: Hãy lấy nước mà dựng đất, và từ đó, có một dân tộc được gọi là "thuyền nhân".
JT

Nhà tù sâu. Bằng đá. Như một nửa trái cầu thật tròn trịa. Mặt đất, cũng bằng đá, chặn đứng nhà tù, khi nó mon men tới gần vòng tròn lớn, như để tăng thêm cảm giác tù túng. Một bức tường cắt nhà tù ngay tại tâm của nó. Tường thật cao, nhưng không đụng mái cầu bên trên. Một bên bức tường, là tôi, Tzinacán, đạo sĩ ở kim tự tháp Qaholom. Tháp này đã bị Pedro de Alvarado thiêu rụi. Bên kia, là một con báo. Con vật đếm thời gian và không gian bên trong chuồng bằng bước chân vô hình, đều đặn của nó. Sát mặt đất, là một cửa sổ lớn, có chấn song, ăn vào bức tường giữa nhà tù. Vào giờ không bóng [giờ ngọ], người ta mở cái bẫy sập ở bên trên, và người gác, cũng mòn mỏi dần theo năm tháng, ròng xuống một sợi cáp, ở đầu sợi cáp là nước uống và vài mẩu thịt. Ánh sáng nhờ đó cũng tuôn vào căn hầm. Và đó là lúc tôi có thể nhìn thấy con báo.
Tôi cũng không còn nhớ rõ mình đã trải qua bao năm tháng ở trong cõi tối tăm này. Tôi, vốn ngày nào trẻ măng, còn đi lại trong chuồng, chẳng làm chi ngoại trừ chờ, kết thúc của đời mình, mà ông trời đã quyết định, bằng thái độ của một kẻ biết mình sẽ chết. Tôi, ngày nào, với con dao bằng đá nhọn hoắt, mở banh ngực biết bao nạn nhân, giờ này không làm sao nhắc nổi thân hình lên khỏi bụi bặm, nếu không nhờ ma thuật.
Buổi tối, bữa tháp bị đốt, đám kỵ sĩ, từ những con ngựa cao lớn, đã tra tấn tôi, bằng những thanh sắt nặng nề. Họ tra khảo, bắt chỉ ra nơi chôn giấu kho tàng. Họ đạp đổ tượng trời, ngay trước mắt tôi, nhưng trời đã không bỏ tôi, và tôi cứ thế lặng câm, trong những lần tra tấn. Họ đánh đập, dầy vò, chà nát thân xác tôi. Rồi tôi tỉnh dậy, thấy mình ở trong nhà tù này, nơi kéo dài những ngày sống còn lại của mình.
Bị thúc đẩy bởi ý nghĩ, phải làm một điều gì nhằm lấp đầy thời gian, tôi tính hồi tưởng, trong bóng đêm, tất cả những gì tôi đã biết. Tôi đốt phí, hết đêm nay tới đêm mai, cố nhớ lại một số rắn đá, bao nhiêu con, con nào trước, con nào sau; hình dạng một thứ dược thảo. Bằng cách đó, tôi trốn chạy năm tháng, và sở hữu tất cả những gì đã từng thuộc về mình. Một đêm, tôi cảm thấy mình đang sáp gần một kỷ niệm thật quí báu, như thể, trước khi nhìn thấy biển, kẻ du lịch chợt nhận ra, rằng máu mình sôi động. Vài giờ sau, kỷ niệm thấp thoáng hiện ra.
Đây là một trong những truyền thống liên quan tới ông trời. Tiên đoán ra được rằng, vào cuối thời gian, sẽ xẩy ra rất nhiều tai ương và điêu tàn, vào cái ngày đầu tiên sáng tạo ra vũ trụ, ông trời viết ra một câu thần chú; biết được câu thần chú này, là tránh khỏi mọi tai tương. Ông trời viết, theo một cách mà bao nhiêu thế hệ sau này, dù xa xăm cách mấy, hoặc may mắn, tình cờ tới cỡ nào, cũng không làm sao mở ra được. Chẳng ai biết ông trời đã viết ở đâu, và bằng những con chữ gì, nhưng chúng ta chẳng hề nghi ngờ, rằng câu thần chú chắc chắn là ở đâu đó, và sẽ có ngày có người được chọn lựa, và người đó sẽ mở ra được. Tôi suy nghĩ, như là chúng ta luôn luôn thấy đấy, lúc này chúng ta đang ở những ngày cuối cùng của thời gian, và tôi, với tư cách vị tu sĩ cuối cùng của đạo trời, có thể mình sẽ có đặc ân mở ra câu thần chú. Sự kiện, những bức tường nhà tù bao quanh, chẳng làm sao ngăn cấm hy vọng này của tôi. Có thể tôi đã từng nhìn thấy câu thần chú này hàng nghìn lần, được ghi tại Tháp Qaholom, và đã bỏ qua không tìm hiểu.
Ý nghĩ này cho tôi can đảm, nhưng liền lập tức, nó làm tôi choáng váng. Trời đất bao la như vầy, bao la những hình dáng cổ xưa, bao la những hình dáng không thể lụi tàn, gần như thiên thu vĩnh viễn cứ như vậy: bất cứ một hình dáng nào trong hằng hà sa số đó, cũng có thể chứa đựng thiên thư. Một ngọn núi cũng có thể là lời của trời, hay một dòng sông, một đế quốc, hay là sự sắp xếp của những vì sao. Nhưng qua bao thế kỷ, núi mòn đá lở, sông thay đổi dòng, đế quốc tang thương dâu bể, con đường của những vì sao khác đi. Nhà trời cũng đâu tránh được sự chuyển nhượng, từ thế lực này qua thế lực khác. Núi và sao là những cá thể, và những cá thể qua đi. Tôi phải kiếm một thứ gì bền bỉ hơn, ít bị hư hỏng hơn. Tôi nghĩ tới đời này qua đời nọ những loài ngũ cốc, cây cỏ, chim chóc, con người. Có thể câu thần chú được viết trên mặt tôi, và chính tôi là mục đích sự tìm kiếm của mình. Đúng vào lúc đó, tôi chợt nhớ ra là con báo cũng là một trong những tùy tùng của trời, cũng do trời mà ra.
Thế là lòng thành kính dâng lên ở trong tôi. Tôi tưởng tượng ra buổi sáng đầu tiên của thời gian. Tôi tưởng tượng, trời đã giấu câu thần chú ở trong da của những con báo, một loài vật quần tụ, sinh sôi nẩy nở đời này qua đời khác, ở hang, đồng, đảo, và sau cùng con người đã nhận chúng. Tôi tưởng tượng một mạng lưới những con hổ như thế đó, một mê cung nóng bỏng những con hổ, reo rắc khủng bố ghê rợn trên những cánh đồng, giữa những đàn súc vật, để bảo tồn một ý đồ. Phòng giam kế bên chứa một con báo. Trong gang tấc như thế đó, tôi nhận ra mối tương liên và niềm ân điển bí ẩn.
Tôi đã trải qua những năm tháng dài, để học hỏi trật tự và sắp xếp những công việc phải làm. Cứ mỗi ngày mù lòa cho tôi chút ánh sáng, và tôi có thể gắn chặt vào hồi ức của mình những khoảng đen đánh dấu bộ lông vàng. Có những khoảng cho thấy những điểm, những khoảng khác làm thành những đường vằn ăn vào mặt sau những ngón chân; những khoảng khác lập đi lập lại hàng năm. Có thể vẫn chỉ là, cùng một âm thanh, hay cùng một từ. Rất nhiều khoảng có những đường viền mầu đỏ.
Cực nhọc trần ai, làm sao tôi có thể nói ra cho hết được. Đã bao lần, tôi la lớn, vào những bức tường, chuyện giải ra một câu thần chú như vậy, là điều không thể. Hết còn cảm giác, tôi đánh vật với câu đố đang hành hạ tôi, dù sao cũng chưa cực nhọc nhiều, nếu so với toàn thể câu đố mẹ của mọi câu đố, tức là là câu thần chú mà ông trời đã viết ra. "Câu nói lên sự thông minh tuyệt đối, nó phải như thế nào?" Tôi suy nghĩ, ngay trong những ngôn ngữ con người, mỗi câu nói là giả dụ tất cả vũ trụ. Nói "hổ", là nói những con hổ đẻ ra "hổ", những con hươu, những con rùa mà "hổ" đã xé xác, cỏ mà những con hươu sống nhờ nó, đất là mẹ của cỏ, không gian đem ngày đến cho đất. Tôi suy nghĩ thêm, trong ngôn ngữ của một ông trời, lời nói đẻ ra một chuỗi vô tận những sự kiện, không phải theo kiểu ôm vào, mà là mở ra; không phải theo cách liên lũy, mà là tức thì. Cùng với thời gian, ý niệm về một câu nói thiêng liêng, đối với tôi, nó có vẻ chứa đầy nguy nàn, và cũng không kém phần bổ báng. Tôi nghĩ, "Ông trời chỉ nói một từ, và từ này ôm ở trong nó sự tràn đầy. Bất cứ một từ, đẻ ra từ đó, đều chỉ là thứ yếu, so với vũ trụ, và chẳng thể nào được coi là hoàn tất, so với tổng số thời gian. Những từ đầy ứ tham vọng, nhưng cũng thật nghèo nàn đáng thương của con người, "tất cả, thế giới", vũ trụ": chỉ là những cái bóng, những âm thanh nhai nhái của tiếng trời, chỉ có tiếng trời mới tương đương một ngôn ngữ, và chứa đựng tất cả những gì mà ngôn ngữ có thể chứa đựng."
Bữa đó, hay đêm đó – đêm hay ngày khác chi đâu đối với tôi? – tôi mơ thấy trên mặt đất nhà tù của tôi có một hạt cát. Tôi lại thiu thiu, chẳng màng chi tiết này. Tôi mơ thấy mình thức giấc, và có hai hạt cát. Tôi lại ru mình ngủ, và mơ thấy có ba hạt cát. Chúng sinh sôi chứa chật nhà tù, và tôi, tôi chết ngạt ở bên trong nửa trái cầu cát. Tôi hiểu mình mơ, và cố gắng thức dậy. Ích chi đâu, thức dậy: cát làm tôi nghẹt thở. Một người nào đó có nói cho tôi hay rằng,"Mi không thức giấc sau đêm, mà là từ giấc mộng trước. Giấc mơ này là ở bên trong một giấc mơ khác, và cứ thế cho tới vô cùng, và là con số những hạt cát. Con đường trở ngược là vô tận; mi sẽ chết trước khi thực sự thức giấc."
Tôi thấy mình tiêu tùng. Cát chật mồm tôi, nhưng tôi la lên: "Hạt cát mơ, mi làm sao giết nổi ta; làm gì có chuyện những giấc mơ ở trong những giấc mơ khác." Một tia sáng làm tôi tỉnh. Trong cõi tối tăm hết mực, một vòng tròn sáng vẽ ra. Tôi nhìn thấy hai bàn tay và khuôn mặt người cai ngục, cái ròng rọc, sợi dây cáp, thịt, và những cái hũ.
Từng chút từng chút, con người nhập dạng, là cái phần số của mình; cứ thế cứ thế, nó trở thành những hoàn cảnh của nó. Một kẻ giải mã câu thần chú, một người trả thù, một tên thầy tu của một đền thiêng, đâu chỉ có vậy mà còn hơn thế nữa: tôi là một tên tù. Từ mê cung miệt mài không mệt mỏi của những giấc mơ, tôi trở lại căn hầm gớm ghiếc, như nơi ăn chốn ở của mình. Tôi chúc phúc cho cái ẩm ướt của nó, tôi chúc phúc cho con hổ của nó, tôi chúc phúc cho cái cửa hầm tù, tôi chúc phúc cho cái thân già đau khổ của tôi, tôi chúc phúc cho sự tối tăm của đá.
Thế rồi tới sát na, tôi không thể quên, mà cũng không thể trao đổi liên lạc. Tới sát na, tôi nhập vào, đồng nhất với sự thiêng liêng cao cả, với thiên tính, với vũ trụ, (tôi không hiểu hai từ thiên tính – divinité - và vũ trụ – univers - có khác nhau gì không). Cực lạc như thế đó, là không thể lập đi lập lại những biểu tượng của nó. Có người nhìn thấy Ông Trời trong một phản ánh, kẻ khác nhận ra Ông Trời trong một thanh gươm, hay là trong những vòng tròn của một bông hồng. Tôi nhìn thấy Một Cái Bánh Xe rất cao, không phải ở trước mắt tôi, cũng không phải ở đằng sau tôi, mà là ở khắp cả mọi chốn, cùng một lúc. Cái Bánh Xe này làm bằng nước, và cũng bằng lửa, và, rõ ràng phân biệt được những đường viền, vậy mà nó vô vùng. Hỗn mang ở trong đó, tất cả những sự vật sẽ là, đang là, và đã là, được tạo thành. Tôi là một sợi, của cái khổ dệt toàn thể đó, và Pedro de Alvarado, kẻ tra tấn tôi, là một sợi khác. Trong đó, có tất cả, nào là nguyên nhân, nào là hậu quả, và chỉ nhìn Cái Bánh Xe, tôi đủ hiểu, những nguyên nhân hậu quả như thế đó, là vô tận. Ôi, nỗi vui hiểu còn hơn cả nỗi vui tưởng tượng, hoặc cảm tượng (sentir)! Tôi nhìn vũ trụ và tôi nhìn thấy những mưu đồ thầm kín của vũ trụ. Tôi nhìn thấy những cội nguồn được kể ở trong cuốn Lời Khuyên (Le Livre du Conseil). Tôi nhìn thấy những ngọn núi từ dưới nước nhô lên. Tôi nhìn thấy những con người đầu tiên, được làm bằng lá cây và thớ gỗ. Tôi nhìn thấy sỏi đá tấn công người. Tôi nhìn thấy chó xé nát mặt người. Tôi nhìn thấy một ông trời không mặt, ở phía sau những ông trời. Tôi nhìn thấy những con đường vô tận tạo thành cực lạc độc nhất, và, ngộ ra mọi điều, tôi đọc ra được hổ thư (l’écriture du tigre).
Đó là một công thức gồm mười bốn từ ngẫu nhiên (có vẻ như là ngẫu nhiên). Tôi chỉ cần đọc lớn lên là trở thành bách chiến bách thắng đả biến thiên hạ vô địch thủ. Tôi chỉ cần đọc lên là nhà tù bằng đá này tan biến vào hư vô, là ngày biến vào đêm đen của tôi, là trẻ mãi không già, là bất tử, là hổ xé xác Alvarado, là lưỡi dao thiêng cắm ngập vào những lồng ngực Tây Ban Nha, là đền thiêng được dựng lại, là cả vương quốc được tái lập. Mười bốn con chữ, mười bốn từ, và tôi, Tzinacán, tôi sẽ cai trị những vùng đất mà Moctezuma đã cai trị. Nhưng tôi biết rõ một điều, tôi sẽ chẳng bao giờ đọc lên mười bốn từ huyền diệu đó, lý do là, tôi chẳng còn nhớ gì về Tzinacán.
Hãy chết đi, tôi, tôi, tôi, cùng với câu thần chú ghi trên da loài hổ dữ kia. Kẻ nào đã từng ngộ ra vũ trụ, ngộ ra những mưu đồ cuồng điên của vũ trụ, làm sao kẻ đó còn có thể nghĩ tới, chỉ một con người, với những trò thổi bong bóng rẻ tiền, những hạnh phúc dớ dẩn, cho dù con người đó đích thị là... tôi? Con người đó "đã có thời là nó", nhưng bây giờ, ích chi đâu? Rằng nó cưu mang số phận kia, tổ quốc nọ, ích chi đâu, một khi nó chẳng là một ai, chẳng là gì? Chính vì lý do đó, tôi sẽ chẳng thèm đọc lên câu thần chú, tôi sẽ để cho ngày tháng quên lãng mình, nằm sóng sượt trong đêm đen.

Jennifer Tran chuyển ngữ

(Theo bản tiếng Pháp của Roger Caillois, "L’Écriture de Dieu", trong "L’Aleph" - chữ đầu tiên trong bảng mẫu tự tiếng Do Thái cổ Hêbrơ - nhà xuất bản Gallimard, tủ sách L’Imaginaire).
Chú thích của Roger Callois: Trong "Thiên Thư", (L’Écriture de Dieu), cuốn "Lời Khuyên" (Le Livre du Conseil), lẽ dĩ nhiên là "Popol-Vu", cuốn sách thiêng của người Mayas-Quichés. Có một bản dịch tiếng Pháp, của Georges Raynaud (Tủ sách "École des Hautes Études", t. XLI, Paris, 1925).

Lời bạt của tác giả, Jorge Luis Borges, về "Thiên Thư" của ông:
"... Thiên Thư được xét đoán với thiện cảm; con báo bắt buộc tôi phải để vào miệng "nhà thuật sĩ của tháp Qaholom" những câu nói có vẻ thần bí." (J.L.B. Buenos Aires ngày 3 tháng Năm 1949).

2. Borges: Tôi thường ngẩn ngơ trước chuồng hổ...

Trong Thiên Thư, bản tiếng Pháp của Roger Caillois, để chỉ con vật chia sẻ một nửa nhà tù với nhà thuật sĩ tháp Qaholom, dịch giả thoạt đầu sử dụng từ "báo" và sau đó, từ "hổ". Ông không giải thích tại sao.
Tình cờ được đọc bài viết của Olivier Rolin, trên tờ báo Pháp Thế Giới (Le Monde), số đề ngày Thứ Năm 26 tháng Tám 1999: Borges, "Sự thực hành huyền bí" của ("La pratique mystérieuse" de) Buenos Aires, trong đó tác giả vô tình giải thích giùm thắc mắc của Jennifer tôi: "Từ ‘hổ", ở Nam Mỹ thường được dùng để chỉ những loài báo tầm thường (vulgaires tigres)."
Nhưng con hổ mang trên mình chữ của trời chắc chắn không phải là một loài báo tầm thường của Nam Mỹ.
"Tủ sách của ông bố, giầu có với những bộ bách khoa, những cuốn sách bằng tiếng Anh, bị hớp hồn bởi những con hổ ở trong vườn thú, sự can đảm của những tay anh chị khu ngoại ô Palermo: đây là những dấu ấn về những năm đầu tiên của một nhà văn uyên bác và cũng không kém phần ác độc (cruauté)," tác giả bài viết giới thiệu Borges như vậy.
Trong bài viết còn có bức hình của cậu học sinh trung học Jorge Luis Borges, chụp năm 1911; bức vẽ thảo một chú hổ của "Georgie", khi mới sáu tuổi, và bức hình tuyệt vời của Borges, vào năm 1969, khi ông đã mù. Bức hình của Eduardo Comesana này được rất nhiều độc giả của Borges biết tới.
Không phải loài hổ tầm thường của Nam Mỹ.
Olivier Rolin, tác giả bài viết trên tờ Thế Giới nhớ lại, đã từng gặp Borges trước đó nhiều năm. Một tấm biển đồng khắc tên ông, tại một căn nhà trên phố Maipú. Bà mucama, la gouvernante (quản gia), mời tôi (Olivier Rolin) vào phòng khách. Borges ngồi ở cuối phòng, trên sô pha, tay cầm tẩu, tì nhẹ lên cây gậy. Dọc theo tường phòng khách, là những chiếc ghế, đều có người ngồi, và đều là khách như tôi, và đang đợi tới lượt mình. Người tới mời ông chủ trì một trung tâm văn hóa địa phương, người mong một lời đề tặng... Tất cả mọi người đều có thể được mời, và người ta kể cho tôi nghe, có cả những du khách Mỹ, tới để mong ông chụp hình cùng với họ. Bạn có thể tưởng tượng ra được, hoàn cảnh của tôi lúc đó: chẳng khác chi lạc vào phòng đợi của nha sĩ. Có điều, tại phòng nhổ răng, người khách không thể biết "nỗi đau một góc con người" [lấy ý từ câu nói của người Việt, ‘cái răng cái tóc một góc con người’], của người tới trước mình nó ra sao.
Đã từng đọc rất nhiều tác phẩm của Borges, đặc biệt là "Ca ngợi bóng tối", trong đó ông viết, "Thoạt đầu thì chưa, nhưng rồi thì thế là, tôi đã dành cả cuộc đời dài ngoẵng của mình cho mớ chữ.... cho sự thực hành huyền bí của thành phố Buenos Aires, và cho những điều ngỡ ngàng, mà nếu bạn không nghĩ là tôi quá tự kiêu, thì hãy tạm gọi nó là siêu hình học", Rolin tính gặp Borges để hỏi về "sự thực hành huyền bí" đó. Nhưng ông bỏ cuộc, có lẽ vì thấy còn lâu mới tới lượt mình, nhưng đúng ra, ông biết, khó mà hỏi Borges, trong một hoàn cảnh như vậy. Bài viết là nhằm để trả lời thay cho Borges.
"Tôi (Borges) thường ngẩn ngơ trước chuồng hổ." Nói rõ hơn, cái điều mà ông thực hành với một niềm ngưỡng mộ, đó chính là "ngẩn ngơ trước chuồng hổ", chính là con hổ "gậm một mối căm hờn trong cũi sắt đó"! Ông giải thích thêm, "không phải hổ mắt đốm của những hòn đảo trôi bềnh bồng nơi vùng Paraná... nhưng mà hổ da vằn, thuộc vùng Á Châu, thật uy nghi thật vương giả, và chỉ có những chiến binh (hommes de guerre), ngồi chót vót ở trên lưng những chú voi cao khềnh mới dám đương đầu với nó."
"Tôi thường ngẩn ngơ, dứt tình bỏ đi không nổi, trước một trong những cái chuồng ở trong vườn thú; tôi mê những cuốn bách khoa rộng lớn, và những cuốn sách lịch sử tự nhiên, chính vì vẻ tuyệt vời của những con hổ ở trong đó (tôi vẫn còn nhớ những hình ảnh này, và mỗi lần nhớ, tôi vẫn thường lầm chúng với vầng trán và nụ cười của một người phụ nữ)."
Hổ, sự độc ác, đàn bà, bách khoa... có tất cả những thứ đó, trong đầu một nhà văn, vào cái thời còn cắp sách đi học. "Những con đường chia năm xẻ bẩy", cũng từ đó. Chúa sơn lâm, chính là sự dữ dằn, và cũng là tình yêu. Đó là tình yêu được cảm thấy, như là một sự độc ác. [Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã từng ví mùa Thu với một người đàn bà là vậy: Độc và Đẹp]. Emma Zunc, trong một câu chuyện mang tên nàng, khi hiến thân cho một người thủy thủ norvégien, "nàng nghĩ (nàng không thể không nghĩ), rằng cha nàng đã làm điều ghê rợn đó với mẹ nàng, cái điều mà bây giờ người ta làm với nàng." Nói một cách ngắn gọn, trong văn chương Borges, không có cái hành động làm tình, hoặc có thì cũng bị coi là gớm ghiếc! Độc giả của Borges chắc khó mà quên câu chuyện khủng khiếp, "L’intruse", hai anh em san sẻ cùng một người đàn bà, và sau bán cho một ổ điếm, cuối cùng chuộc lại, để làm thịt, bởi vì thân thể của nàng đã chia rẽ hai anh em. Hành động làm tình, người ta có thể nói, là "sự độc ác xấu", giống như tấm gương, cứ thế nhân lên mãi, những vẻ bề ngoài của chúng ta, một cách thật là vô tích sự. Trên tất cả, hổ là vật tổ của cái gọi là "sự độc ác tốt", có ở những đấng hảo hớn thiện nghệ dùng dao, chuyên ném bút chì... Tới đây, chúng ta dời vườn thú để đi gặp những tay anh chị mà Borges đã từng say mê, nơi ngoại ô Palermo, phía bên kia đại lộ Santa Fé.
Nhưng trước khi gặp gỡ họ, Rolin cẩn trọng chúng ta, về sự khác biệt giữa nhà văn tồi [loài báo tầm thường] và nhà văn tốt [hổ Á Châu, có vằn, uy nghi vương giả]: Điều phân biệt chữ [cách viết] của nhà văn, với cách viết của "những gã nho nhỏ thích viết" [tạm dịch cụm từ cay độc mà Rolin mượn của Michaux, "les petits hommes qui aiment à écrire"], đó là tính đa tầng của những đề tài đan chéo vào với nhau, những nút câu, đoạn xoắn lại. Đó là độ đậm đặc của những ngã ba, tư, năm, sáu... của một thành phố, tức mê cung chữ. Chính vì vậy, viết, đọc là những hành động làm nên điều mà Ponge gọi là "chơi tư tưởng" (jouir de la pensée).
Tôi thường ngơ ngẩn trước chuồng hổ....
Jennifer Tran

Thơ làm khi đi nuôi cá

Gánh cỏ trên vai thơ trong đầu
Trời chớm thu hạ muờng tượng hồng au
Tung hê cỏ vụn trên hồ vắng
Băm nát tình si đều nhịp dao.

[Yên Báy. Bắc Việt]
Thanh Tâm Tuyền

*

Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente (1)

How violently flowers fade.
How awfully slow life is.

Lá thu vàng mới hung bạo làm sao
Đời lừng khừng mới chán chường thế nào!


Viết Mỗi Ngày
Puppet Maker
In his fear of solitude, he made us.
Fearing eternity, he gave us time.
I hear his white cane thumping
Up and down the hall.
 
I expect neighbors to complain, but no.
The little girl who sobbed
When her daddy crawled into her bed
Is quiet now.
 
It's quarter to two.
On this street of darkened pawnshops,
Welfare hotels and tenements,
One or two ragged puppets are awake.

Charles Simic
 
Lão Tặc Thiên
 
Sợ cô đơn, Lão bèn nặn ra lũ chúng ta
Sợ vĩnh cửu, bèn cho chúng ta thời gian
[Đủ để làm đủ Tứ Khoái]
Tớ nghe tiếng ba toong của Lão
Lên và xuống hành lang
 
Tớ hy vọng lối xóm phàn nàn, nhưng không
Cô bé khóc ư ử
Khi ông bố bò vô giường
Bi giờ chắc là ngủ rồi
 
Cỡ hai giờ thiếu mười lăm.
Trên con phố với những tiệm cầm đồ tối thui
Những khách sạn của dân ăn tiền trợ cấp xã hội, và những khu nhà tập thể
Hai hay ba con rối tã tượi đã mở mắt

Note; Bài này, mới được 1 vị độc giả đi 1 cái còm thần sầu, nhưng giữ riêng, không post được.
V/v Charles Simic, Gấu nhớ là hồi đầu, đọc, sợ, mãi sau mới quen được.
Tập thơ mới nhất, toàn những bài ngắn, nhưng thật là tuyệt vời.
Đúng cái ý của Brodsky, gừng càng già càng cay.

Đó, đó, lại lăm le mở hé cửa quá khứ. Bỏ đi tám ơi .
Tại sao lại hai giờ thiếu mười lăm ? Giờ khắc này đánh dấu hay biểu hiện một điều gì ? Là lúc các con rối khác quá mỏi mệt để khóc ? Là lúc các con rối khác nữa chưa lục đục mang mặt nạ để cười ? Là khoảnh khắc nhỏ nhoi để sống cho mình trong yên lặng ?

Bữa trước, có đọc 1 bài thơ về cũng cái giờ này, hay lắm, nhưng bây giờ quên sạch.

Kiếm
thấy rồi, nhưng mà là 4 giờ sáng!

FOUR A.M.
The hour between night and day.
The hour between toss and turn.
The hour of thirty-year-olds.
The hour swept clean for roosters' crowing.
The hour when the earth takes back its warm embrace.
The hour of cool drafts from extinguished stars.
The hour of do-we-vanish-too-without-a-trace.
Empty hour.
Hollow. Vain.
Rock bottom of all the other hours.
No one feels fine at four a.m.
If ants feel fine at four a.m.,
we're happy for the ants. And let five a.m. come
if we've got to go on living.

Szymborska: Poems New and Collected 1957-1997



http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/Lunatic_Simic.html

Obscurely Occupied

You are the Lord of the maimed,
The one bled and crucified
In
a cellar of some prison
Over which the day is breaking.

You inspect the latest refinements
Of cruelty. You may even kneel
Down in wonder. They know
Their business, these grim fellows

Whose wives and mothers rise
For the early Mass. You, yourself,
Must hurry back through the snow
Before they find your rightful

Place on the cross vacated,
The few candles burning higher
In your terrifying absence
Under the darkly magnified dome.

Charles Simic 

U tối bận rộn

Người là Chúa Tể của những kẻ bị thương tật
Người chảy máu, bị đóng đinh trên cây thập tự
Ở nơi tầng hầm một nhà tù nào đó
Bên trên ngày ló dạng

Người kiểm tra những trau truốt sau cùng
Của sự độc ác.
Người có thể quỳ xuống, ngạc nhiên lẩm lẩm
Chúng quả là quá rành nghề của chúng,
Những tên nhẫn tâm, ác nghiệt này

Vợ của chúng, mẹ của chúng
Dậy sớm, cho Lễ Sớm
Người, chính Người
Phải vội vã trở lại, băng qua tuyết
Trước khi họ tìm sự công bằng chính trực của Người

Hãy để trước cây thập tự bỏ trống
Vài cây đèn cầy, cháy thật cao
Cao hơn cả sự vắng mặt khủng khiếp của Người
Dưới vòm trời phóng lớn tối thui.

Note: Bài thơ này cực kỳ…  u tối. Chỉ bằng mấy dòng thơ Simic bèn dẫn ra 1 Ông Trời “bỏ chạy, vắng mặt, ẩn giấu" [Dieu caché], khi xẩy ra Lò Thiêu.
Đọc Simic, GCC cứ sờ sợ, là vậy!

THIS TOWN IS ALRIGHT

A little river, then a bridge,
After which a row of white homes
With well-trimmed lawns
And a fat, bowlegged dog
Walking slowly from the curb,
Carrying a paper in his mouth.

Charles Simic

Thành phố này thì OK

Con sông nhỏ - Sông Hương, rồi cây cầu - Trường Tiền (?)
Sau cây cầu, một dẫy nhà màu trắng
Với những lối cỏ gọn ghẽ
Và một con chó mập, chân vòng kiềng
Nhàn nhã tản bộ từ mép đường
Miệng ngậm tờ giấy

*

Hội An

Có hai nơi, ở Việt Nam, Gấu chưa được “đi”, là Hội An, và Pleiku. Nhiều nơi chưa đi, như Qui Nhơn, thí dụ, nhưng chỉ thèm, tự hỏi, và tự trách mình, tại làm sao mà chưa “đi” Pleiku và Hội An.

Huế cũng chưa, nhưng lại có 1 kỷ niệm thật thê luơng về Huế. Lần bỏ chạy quê hương, trên đường từ Sài Gòn tới Lao Bảo, có nghỉ 1 đêm ở Huế. Buổi chiều, xe chạy trên 1 con cầu, ngó xuống, thấy xa xa, 1 anh chạy xích lô, dừng cái xế, chìa cái tay ra cho 1 anh bán ken chích cho 1 phát.

Ui chao, nhớ hoài. 

Ði, ở đây, có 1 “gia nghĩa”, connotation, thật thú vị, và liên quan tới 1 nhà thơ, bạn của Gấu từ hồi còn đi học. Anh học sư phạm, ra trường, được bổ về Pleiku. Tuổi trẻ, xa nhà, làm thơ, sống rất bụi, chẳng có tí giáo sư nào trong cách sống cả.
Nghe truyền tụng, giường anh nằm, nơi nhà trọ, chăng đầy nội y của bướm. Mỗi 1 lần đi là xin bướm nội y về treo quanh giường làm kỷ niệm. Một lần có 1 anh bạn, trưởng 1 cái tầu hải quân, ghé thăm. Thì lại rủ đi thăm bướm. Trong câu chuyện anh có nói cho anh bạn biết, học trò tao có 1 em làm nghề này, 1 lần tao gặp, thầy trò đều ngượng. Anh trưởng tầu vô ý kể lại cho 1 anh bạn, dân Pleiku. Anh này lại có 1 đứa con gái học ông thầy, thi sĩ cà chớn.

Thế là ầm lên. Ông bạn nhà giáo thi sĩ sau phải đưa đi tỉnh khác.

Thơ Mỗi Ngày


Thơ làm khi đi nuôi cá

Gánh cỏ trên vai thơ trong đầu
Trời chớm thu hạ muờng tượng hồng au
Tung hê cỏ vụn trên hồ vắng
Băm nát tình si đều nhịp dao.

[Yên Báy. Bắc Việt]
Thanh Tâm Tuyền


*

Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente (1)

How violently flowers fade.
How awfully slow life is.

Lá thu vàng mới hung bạo làm sao
Đời lừng khừng mới chán chường thế nào!

& *

http://www.griffinpoetryprize.com/awards-and-poets/shortlists/2005-shortlist/charles-simic/

http://houseofanansi.com/products/the-2016-griffin-poetry-prize-anthology

Poetry is an act of hope - that we may all recognize our shared humanity.
Richard Blanco
[Bìa sau]

*

For a Drowned Poet

after Du Fu
An October wind
has cleared the sky

and the brown waters
clarify their depths.

What might one reflect
in this empty hour?

When will the wild geese
bring their high word?

I whisper with one
fool enough to choose

perfection of the work.
How hell rejoiced.

I mail this poem for him
into the river.

Don Paterson


Dành cho 1 thi sĩ tự trầm

Theo Du Fu
Gió Tháng Mười
Quét sạch bầu trời

Và những vùng nước nâu
Làm trong chúng, tới tận đáy

Gấu nghĩ gì, ở nơi quán trống vắng, như trên?
Vào cái giờ trống vắng, của một
MCNK không hề có?
[Hà, hà!]

Khi nào thì lũ vịt giời
Mang tới
Cái từ, cao thật cao, của chúng?

Gấu thì thầm với một con
Khùng, đủ để mà chọn
Sự toàn hảo của trang Tin Văn

How hell rejoiced

Gấu mail cái bài thơ này
Cho hải âu của Gấu
Thay vì, 1 ngỗng giời!

Note: Du Fu, Lý Bạch ư?

Du Fu là phiên âm latinh của Đỗ Phủ, còn Lí Bạch là Li Bai, thưa bác!
Kính,
DV

Tôi post, là cũng có ý hỏi DV.  Tuy nhiên, “nhà thơ chết đuối”, thì phải là Lý Bạch. Hay là tác giả bài thơ, lầm?
Tks
Take Care.

Nhân tiện, btw, by the way, nhớ gửi thơ.
Ăn mừng thượng thọ, như nhà thơ DS, ông con trai của TTT, dự
tính, đi 1 đường hoành tráng, 10 năm ông anh, đi, tám bó thằng em, tới?

The Griffin Poetry Prize
Anthology 2016

International Shortlist

NORMAN DUBIE

The Quotations of Bone

The poems in Dubie's newest collection are deeply oneiric, governed by vigorous leaping energy that brings the intimate into contact with history, and blurs the distinction between what is real because it once happened, and what is real because of the emphatic manner in which it has been felt. Longtime admirers of Dubie will certainly recognize the familiar mind and spirit able to punch through the surface of experience and into deep psychic quandary with a single revelatory gesture ("Did you ever want to give someone / / All your money?") - but that tendency is greatly amplified here. One feels the unconscious mind working ceaselessly, even playfully, alongside memory, imparting the poems as if with a strange and consoling living spirit. This makes for a heightened sense of mystery and mortality in poems of private experience. And when such an impulse is aligned with public history - the division of Germany, say, or the acceleration of the planet's ecological crisis - it is outright haunting. Dubie's uncontested mastery of the lyric poem has, in this collection, broken into strange and revelatory territory.

The Novel as Manuscript

An ars poetica
I remember the death, in Russia,
of postage stamps
like immense museum masterpieces
patchwork
wrapped in linen, tea stained,
with hemp for strapping ...

these colored stamps designed for foreign places
were even printed during famine -
so when they vanished, so did the whole
Soviet system:
the Berlin Wall, tanks from Afghanistan,
and Ceausescu's bride before a firing squad.

It had begun with the character ofYuri Zhivago
in a frozen wilderness, the summer house
of his dead in-laws, his
pregnant mistress asleep .
before the fireplace
with flames dancing around a broken chair, piano keys,
and the gardener's long black underwear.

Lara lying there. A vulgar fat businessman
coming by sleigh to collect her for the dangers
of a near arctic escape ...

But for Yuri, not that long ago, he was
with celebrity,    
a young doctor publishing a thin volume
of poems in France, he was writing
now at a cold desk
poems against all experience
and for love of a woman buried
in moth-eaten furs on the floor -

while he wrote
wolves out along the green tree line
howled at him. The author of this novel,
Boris Pasternak, arranged it all. Stalin would
have liked to have killed him. But superstition kept him from it.
So, the daughter of Pasternak's mistress eventually
is walking with a candle
through a prison basement -
she is stepping over acres of twisted corpses
hoping to locate her vanished mother ...
she thinks this reminds her of edging slowly
over the crust on a very deep snow, just a child who believes
she is about to be swallowed by the purity of it all,
like this write your new poems.




http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/2.html

*

Mặt Trời Lặn ở Fossoli

Tôi biết, nghĩa là gì, không trở về.
Qua những hàng rào kẽm gai
tôi nhìn thấy mặt trời xuống và chết
Và da thịt tôi như bị xé ra
Bởi những dòng thơ của một thi sĩ già:
“Mặt trời thì có thể lặn và mọc
Nhưng chúng tôi, ngược hẳn lại
Ngủ, sau 1 tí ánh sáng ngắn ngủi,
Một đêm dài ơi là dài”

Tháng Hai, 7, 1946
Primo Levi


In the Library

For Octavio   

There’s a book called
”A Dictionary of Angels.”
No one has opened it in fifty years,
I know, because when I did,
The covers creaked, the pages
Crumbled. There I discovered

The angels were once as plentiful
As species of flies.
The sky at dusk
Used to be thick with them.
You had to wave both arms
Just to keep them away. 

Now the sun is shining
Through the tall windows.
The library is a quiet place.
Angels and gods huddled
In dark unopened books.
The great secret lies
On some shelf Miss Jones
Passes every day on her rounds.

She’s very tall, so she keeps
Her head tipped as if listening.
The books are whispering.
I hear nothing, but she does. 

Trong thư viện

Gửi Octavio

Có 1 cuốn sách kêu là
Từ điển thiên thần
Năm muơi năm không có ai đụng vô
Gấu biết, ấy là vì khi mở ra
Cái bìa kêu “cục” 1 phát,
Những trang giấy bở ra.
Và Gấu khám phá 

Thiên thần ngày xưa nhiều lắm
Như muỗi rừng Cà Mâu thời Miền Nam Sâu Thẳm
Vào buổi chiều, chúng bay đặc trời
Bạn phải lấy cả hai tay xua
Để chúng bỏ đi

Bây giờ, mặt trời chói chang
Qua những khung cửa sổ cao
Thư viện lặng lẽ
Thiên thần, thánh thần
Bèn chui vô những cuốn sách đóng kín, tối thui
Niềm bí ẩn lớn nằm
Trong kệ sách nào đó
Miss Jones mỗi ngày
Đi vòng vòng

Em cao ơi là cao
Em bèn cúi cái đầu
Như thể đang lắng nghe
Những cuốn sách thì thầm
Gấu chẳng nghe thấy cái chó gì hết!
Nhưng Em, nghe.
 

Note: Quên không ghi tên tác giả, nhưng cứ đinh ninh là của Charles Simic.
Bèn gõ đầu Bác Gúc.
Quả đúng như thế:
https://www.poets.org/poetsorg/poem/library
Bác Gúc khủng khiếp thật!

ARS POETICA

To look at the river made of time and water
And remember that time is another river,
To know that we are lost like the river
And that faces dissolve like water.

To be aware that waking dreams it is not asleep
While it is another dream, and that the death
That our flesh goes in fear of is that death
Which comes every night and is called sleep.

To see in the day or in the year a symbol
Of the days of man and of his years,
To transmute the outrage of the years
Into a music, a murmur of voices, and a symbol,

To see in death sleep, and in the sunset
A sad gold-such is poetry,
Which is immortal and poor. Poetry
Returns like the dawn and the sunset.

At times in the evenings a face
Looks at us out of the depths of a mirror;
Art should be like that mirror
Which reveals to us our own face.

They say that Ulysses, sated with marvels,
Wept tears of love at the sight of his Ithaca,
Green and humble. Art is that Ithaca
Of green eternity, not of marvels.

It is also like the river with no end
That flows and remains and is the mirror of one same
Inconstant Heraclitus, who is the same
And is another, like the river with no end.

-W.S.M.

J.L. Borges

ARS POETICA

Nhìn dòng sông dệt bằng thời gian và nước
Bèn ngộ ra thời gian là 1 dòng sông khác.
Và ngộ thêm ra rằng chúng mình thì cũng sẽ mất nhau, như dòng sông
Và khuôn mặt đôi ta rã ra như là nước

Và để ý rằng thì là, những giấc mộng thức, thì không phải là ngủ
Nó là một giấc mộng khác,
Rằng cái chết,
Cái chết mà xác thịt chúng ta sợ hãi nó,
Là cái chết hàng đêm chúng ta quen gọi là giấc ngủ. 

Là nhìn ra, trong ngày, hoặc trong năm, một biểu tượng
Của những ngày của người, và những năm của nó
Thế là bèn chuyển hóa cơn giận dữ của những năm
Vào âm nhạc, vào tiếng thì thầm, vào một biểu tượng

Để nhìn ra trong giấc ngủ sâu như cái chết, trong hoàng hôn,
Một nỗi buồn vàng – và cái đó gọi là thơ ca của Miền Nam, là nhạc sến
Nó thì mới bất tử, và nghèo nàn làm sao. Thơ
Trở lại như rạng đông và hoàng hôn.

Có những lúc vào buổi chiều, một khuôn mặt
Nhìn chúng ta từ những chiều sâu thăm thẳm của 1 chiếc gương
Nghệ thuật thì như thế đấy,
Như tấm gương đó
Nó vén lên, như 1 em vén váy, làm lộ ra cho chúng ta,
Bộ mặt riêng của chúng ta
Một bướm đẹp tuyệt trần

Người ta nói là Anh Cu Gấu,
Chán chường những điều huyền diệu của tụi mũi lõ,
Và quá tởm Lò Thiêu
Khóc những giọt nước mắt thương yêu khi nhìn thấy Xề Gòn
Xanh vô cùng, khiêm tốn vô cùng
Nghệ thuật là Xề Gòn đó
Xề Gòn của Niềm Xanh Vĩnh Cửu.
Đếch phải những huyền diệu, kỳ tích.

Nó cũng là dòng sông chẳng tận cùng
Trôi đi và ở lại và là tấm gương của vẫn một
Heraclitus không hằng hằng,
Kẻ vẫn thế,
Và kẻ khác,
Như dòng sông không tận cùng.

ELEGY

Three very ancient faces stay with me:
one is the Ocean, which would talk with Claudius,
another the North, with its unfeeling temper,
savage both at sunrise and at sunset;
the third is Death, that other name we give
to passing time, which wears us all away.
The secular burden of those yesterdays
from history which happened or was dreamed,
oppresses me as personally as guilt.
I think of the proud ship, carrying back
to sea the body of Scyld Sceaving,
who ruled in Denmark underneath the sky;
I think of the great wolf, whose reins were serpents,
who lent the burning boat the purity
and whiteness of the beautiful dead god;
I think of pirates too, whose human flesh
is scattered through the slime beneath the weight
of waters which were ground for their adventures;
I think of mausoleums which the sailors
saw in the course of Northern odysseys.
I think of my own death, my perfect death,
without a funeral urn, without a tear.

-A.R.

J.L. Borges

Bi Khúc

Có những khuôn mặt từ đời nào đời nảo
Ở hoài với tôi:
Một là Đại Dương, lèm bèm hoài với Claudius
Cái nữa, là Miền Bắc, với cái tính khí cà chớn của nó,
hung dữ, man rợ, cả vào rạng đông cũng như hoàng hôn
Cái nữa, là, Thần Chết,
Một cái tên khác mà chúng ta ban cho
Thời gian,
Nó lẵng nhẳng như đỉa đói, có bao giờ tha làm phiền chúng ta đâu?
[Kiếp trước mi đúng là con đỉa
Như 1 nữ thi sĩ mắng Gấu Cà Chớn
Nên kiếp này mi làm phiền ta hoài,
Ta bận chồng, bận con
Bận làm thơ,
Đâu có thì giờ dành cho mi]
Cái gánh nặng trường kỳ của những ngày hôm qua
của lịch sử, xẩy ra, hoặc, mơ xẩy ra.
Chúng đè dí tôi xuống, riêng tư, cá nhân, như là tội lỗi.




HAIKU
The endless night
is now nothing more
than a scent.

Đêm vô tận
Còn gì đâu
Ngoài mùi thơm
Của một bông hồng?

*

Is it or isn't it
the dream I forgot
before dawn?

Có hay không
Một giấc mộng
Mà Gấu quên
Khi trời
chưa kịp/vội sáng ?

*

The sword at rest
dreams of its battles.
My dream is something else.

Cây gươm nằm ngơi
Mơ những trận đã từng giết người của nó
Gấu mơ, ngược lại.

*

The man has died.
His beard doesn't know.
His nails keep growing.

Gấu ngỏm
Râu và tóc của Gấu
Đếch biết
Cứ mọc ra dài dài
*

Under the moon
the lengthening shadow
is all one shadow.

Dưới ánh
trăng
Thì vẫn chỉ có cái bóng của Gấu
Cứ thế trải trải dài

*

The old hand
goes on setting down lines
for oblivion.

Tay tên Gấu già
Cứ gõ Tin Văn hoài hoài
Mần mò lãng quên

J.L. Borges: Poems of the Night


Nếu một mai

Thơ ĐLK

Đóa vạn sầu
Cơn gió chiều nay đổ
Em, một mình viễn phương
Đôi mắt nhầu sương phủ
Chân ngây ngây phố người
Khóc một đời nước mặn
Cười một thưở vô ngôn
Bao lần ngày sỏi đá
Nở những đóa vạn sầu

Đài Sử
 
Note: Mấy bài thơ trên lướt Tin Văn, vớ được. Hai bài thơ của K, là từ thuở chưa có art2all

Borges viết về khoảnh khắc xém lên chuyến tàu suốt của GCC ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ:

The Suicide

Not a single star will be left in the night.
The night will not be left.
I will die and, with me,
the weight of the intolerable universe.
I shall erase the pyramids, the medallions,
the continents and faces.
I shall erase the accumulated past.
I shall make dust of history, dust of dust.
Now I am looking on the final sunset.
I am hearing the last bird.
I bequeath nothingness to no one.

-A.R.

Đi Xa

Đêm nay Gấu sẽ không cho phép ngôi sao nào được bỏ lại ở trên bầu trời
Đêm cũng đếch được bỏ lại
Gấu sẽ đi xa, và, cùng với Gấu
Là cái sức nặng đếch làm sao chịu đựng nổi của vũ trụ
Gấu sẽ xoá sạch những kim tự tháp
Những cái mề đay, nhất là cái của cái tên Nobel Toán người xứ Bắc Kít
Những đại lục, và những khuôn mặt.
Gấu sẽ xóa sạch quá khứ được tích tụ từ bốn ngàn năm của xứ Mít –
như vậy đủ rồi, với Gấu Cà Chớn –
Gấu sẽ làm cho lịch sử Mít biến thành bụi, bụi của bụi.
Và bi giờ, Gấu đối diện với buổi mặt trời lặn lần cuối cùng
Ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ, ở thủ đô lưu vong của giống Mít.
Gấu nghe tiếng chim cuối cùng
Gấu đếch thèm để lại chúc thư văn chương cho bất cứ thằng chó nào!

Hà, hà!

Romania

Herodotus once said that
Our ancestors, the Tracs
Might have become all-powerful
If each did not against the other fight.

But for them, there was never
a desire for unity.
Gods in vain have told them to relent.
They have fought, and fight again.

We, descendants of their blood,
Have walked their roads for centuries.
But never, and nowhere
Have we found the healing flowers.

To argue is our way
as their cursed schemes remain.
We are wedded to the conflicts
That Herodotus knew well.

ALEXANDRU CETATEANU

Asia Literary Review. Winter 2009

ALEXANDRU CETATEANU was born in Romania, which he escaped during the Ceausescu regime to Canada where he now lives.
He edits Destine Literare and runs Scricorii Romani, an association of expatriate Romanian writers. Cerateanus published works include A Romanian in Canada (Helios, 1995), Canada- Country of Hyperboreans (Amim Ivireanul/Edition Langues et Cultures Européennes, 2004), and A Foreigner in America (Junimea, 2007).
ALEXANDRU CETATEANU gốc Romania, bỏ chạy quê hương, chuồn qua Canada.

Xứ Mít

Sử gia Ngô Sĩ Liên có lần phán
Giống Mít đúng ra là
Đả Biến Thiên Hạ Vô Địch Thủ
Nếu chúng đừng đâm chém lẫn nhau

Nhưng với lũ Mít
Chẳng hề có chuyện kết hợp thành 1 khối
Thần Thánh năn nỉ chúng hoài
Hãy tha thứ cho nhau, hãy thư thả,
Đừng giết nhau dữ quá,
Ít ít thì còn được!
Chúng đâu có chịu nghe.

Chúng ta, lũ hậu duệ của Con Rồng Cháu Tiên,
Không thể ở với nhau đời đời được
Có cái máu làm thịt lẫn nhau từ thời dựng nước
Và cứ tiếp tục con đường máu của tổ tiên để lại hoài

Tìm hoài, tìm hoài,
Chẳng bao giờ, và chẳng nơi đâu,
Những bông hoa chữa lành
Vết thương hình chữ S

Cái Xứ mình nó thế
Sử gia họ Ngô biết rất rành điều này
Hà, hà!

*

Note: Tình cờ lật số báo cũ, thấy bài thơ, hồi chưa mê thơ. Cũng trong số báo này, có bài điểm cuốn sách viết về cuộc tình giữa Pasternak và Tsvetaeva.
Tác giả bài điểm sách cho biết Tsvetaeva là nhân vật Lara, trong Bác Sĩ Zhivago: T. became a main prototype for Lara in Doctor Zhivago, the novel which Pat completed almost 15 years after her suicide
.

Cái Chết Của Một Thi Sĩ

Marina Tsvetaev

Trong “Trò chuyện với Brodsky”, của Solomon Volkov, có 1 chương dành cho Marina Tsvetaeva.
Brodsky coi Tsvetaeva là “nhà thơ thứ nhất của thế kỷ 20”, nhà thơ của thời trẻ tuổi của ông, và thơ của bà, có tính Calvinistic, và ông giải thích, Calvinism thì cũng đơn giản thôi: đó là 1 người bám chặt vào chính mình, với ý thức và lương tâm của mình. Theo nghĩa này, thì Dos là 1 Calvinist. Nói ngắn gọn, Calvinist là 1 kẻ lúc nào cũng phán Ngày Tận Thế, chống lại anh ta. 
Brodsky cho biết, ông đọc thơ Tsvetaeva, khi ông 19, hoặc 20. Không phải trong những cuốn sách mà đặc biệt là trong những bản in dưới hầm, but exclusively in samizdat typescript. Ông không nhớ là ai đưa cho ông, và khi đọc “Thơ núi”, “Poem of the Mountain” mọi thứ clich 1 phát, everything clicked. Chưa từng có gì đọc trước đó, ở Nga, gây ấn tượng như vậy: Nothing I’ve read in Russian has produced such an impression…. Tất cả thi ca của bà có thể giản lược, qui về câu này, If the content of Tsvetaeva’s poetry could be reduced to some formula then it’s this:
To your insane world
But one reply – I refuse


Bài trò chuyện này cũng thật là tuyệt, và quái làm sao, Gấu nhận ra, 1 cái gì đó, ở TTT, ở đây, qua cái thái độ quá nghiêm khắc với chính mình của ông.
Lũ bạn bè của ông, sở dĩ quê ông, cũng vì cái cú, "I refuse", y chang!
Có vẻ như sau cùng, ông cũng có 1 người bạn, qua DC - như GCC, qua Joseph Huỳnh Văn.
Một tên đủ rồi.

Vị bằng hữu K. của trang TV, chúc GCC nhân 1 SN, chẳng cần thằng nào, chẳng nghĩ đến thằng nào, lõ cũng như tẹt, chỉ mần thơ là được rồi!   

OK Salem!
Tks
NQT

Quoc Tru Nguyen shared a memory.
4 hrs

THANH TÂM TUYỀN
(1936-2006)

Âm Bản (1)

... See More

THANH TÂM TUYỀN
(1936-2006)

Âm Bản 

Mémoire est le rassemblement de la pensée fidèle.
(M. Heidegger)

[Hồi ức là gom góp tư tưởng trung thực. GCC tạm dịch]

J’ai dit facile et ce qui est facile
c’est la fidélité
(P. Eluard)
Tớ nói dễ ợt, và cái dễ ợt là cái trung thực, chính xác

ÓNG ÁNH HƯ NGỤY

Mỗi phen cầm bút viết về văn chương — làm một thứ văn chương trên văn chương — tôi hiểu rõ mình đang sống thời buổi khủng hoảng. Văn chương nhất thiết là hồn nhiên, ngây thơ hay không, tôi chẳng rõ. Nhưng đối với tôi khi nó cần trông thấy nó qua phản ánh của nó, không thể phủ nhận là nó đang truỵ lạc, sa đoạ. Nhất là buồn bã.
Mỗi phen, tôi đều lập lại với tôi khẩu hiệu: Enfin, j’écris. Enfin, đó là tín hiệu của người bạn thân phát ra giúp tôi nhận biết anh ta bắt đầu say. Trong cuộc rượu của chúng tôi đã tới một thời điểm gay cấn, hãy nhận Enfin, báo động cho bạn bè, những kẻ ngồi chung cuộc, rằng: bất ổn, bất ổn, chán quá, chán quá, tôi quyết định đẩy cơn say đến cùng, đánh đắm mình vào mông lung, mù mờ, hỗn độn. Như Hamlet kêu: “The time is out of joint” (Thời gian đã ly tán). Như Hamlet, chẳng còn hiểu đời sống, hươi gươm đâm chết nàng Ophélia. Cơn khùng điên óng ánh những mảnh minh trí vỡ nát, những mảnh sao băng miệt mài, không một giây đốn ngộ, từ khước đốn ngộ — chẳng thể ôm ấp đời sống mênh mông vô hạn. Đó định mệnh của văn chương trên văn chương, nỗ lực soi rọi mù mờ bằng những ánh mù mờ, nỗ lực kết tập thời ly tán bằng những đun đẩy ly tán.
Enfin, j’écris. Enfin, je crie.
Thảm thiết chưa, cũng lố bịch chưa, văn chương kêu la tắt tiếng trên văn chương. Văn chương soi bóng làm bộ làm tịch trước văn chương. Mỗi phen tôi đều nổi da gà, nhờm tởm, thấy mình đang đóng vai chủ chứa trong tấn kịch Bao Lơn (Le Balcon) của Genet. Trong nhà chứa của mụ này, mỗi phòng được bài trí một kiểu dành riêng cho một vai nhất định mà khách chuộng đóng — tu sĩ, tướng lãnh, quan toà, cách mạng — với đầy đủ y trang và các thứ phụ tùng cần thiết để đóng trò — mọi trò điển hình của dục tính thác loạn — nữ nhân là phụ tùng thiết yếu, nhưng phòng nào cũng có gắn gương để cho các đương sự có thể nhìn ngắm mà sửa bộ.
Ngôi nhà chứa ở trong một thành phố dấy loạn. Và trên bao lơn của nhà chứa, khách làng chơi và gái giang hồ dẹp loạn.

Note: Enfin, đó là tín hiệu của người bạn thân phát ra giúp tôi nhận biết anh ta bắt đầu say.
"Anh ta", như GCC còn nhớ được, là Thạch Chương. 

http://tanvien.net/TV_Journal_new/12.html

Hiện Tượng Bóng Đè

The Balcony, [Ban công, Bao Lơn], kịch nổi tiếng của "Thánh" Genet.
Thánh, là do Sartre phong cho ông.

Genet viết kịch này, ấn bản thứ nhất, vào năm 1955. Kịch xẩy ra tại Bao Lơn Lớn, Le Grand Balcon, một nhà bướm, khách của nó, tầng lớp tinh anh của thành phố, của chế độ, của tôn giáo... Họ tới để được bướm hành hạ, chửi mắng, xỉa xói, đánh đập. Sau khi được hành, cả phần xác lẫn phần hồn, tới chỉ như thế, họ thảnh thơi ra về, được thanh hoá, và phạm tội tiếp. Mắm mì, chủ nhà bướm - căn nhà của những ảo tưởng, the house of illusions - tên là Irma. Những nhân vật khi xuất hiện, thường lập đi lập lại những "ẩn dụ" liên quan tới cuộc cách mạng đang diễn ra dưới phố. Một trong những bướm, Chantal, trốn nhà bướm tham gia cách mạng và trở thành biểu tượng của Tự Do.
Cách mạng thành công, làm thịt Vua và Hoàng Hậu, trùm Công An bèn thay thế Hoàng Hậu bằng mắm mì Irma....

Gấu tui không hiểu, Đỗ Hoàng Diệu đã từng đọc "The Balcony"?
Thiên hạ khen Bóng Đè um lên, bởi là vì ĐHD đã "viết giùm" những ẩn ức, những ẩn dụ cho họ?
Đọc Bóng Đè, theo một nghĩa nào đó, là trở thành khách hàng của Bóng Đè [của The Balcony]?
Được đến The Balcony, được hành xác, và sau đó, được thanh hoá?
Những đao phủ, thay vì ngồi thiền, thì đọc... Bóng Đè?

Gấu sợ rằng, những quán chửi ở Hà Thành, là đã nắm đúng huyệt của thời đại, đi đúng giòng văn học tự kiểm, tự vấn với những NHT chẳng hạn.
Ông này chẳng phải chửi um lên, mà gạt đi không hết độc giả?
*
Le mauvais gout mène au crime [Stendhal].
Thưởng ngoạn dởm đưa đến tội ác.

Trong nhiều năm Genet mơ tưởng viết một vở kịch về Tây Ban Nha, và Bao Lơn  bật ra từ ao ước đó:
"Điểm xuất phát Bao Lơn được ấn định là Tây Ban Nha. Một Tây Ban Nha của Franco, và cuộc cách mạng tự thiến chính nó, là của tất cả đám Cộng Hoà, khi họ chấp nhận thua trận."
"Nhưng sau đó, vở kịch cứ thế triển nở, mặc xác, chẳng thèm để ý đến Tây Ban Nha: Kịch đi đằng kịch, Tây Ban Nha đi đằng Tây Bán Nhà! [And then my play continued to grow in its own direction and Spain in another]."
Rõ ràng là Trùm Công An có thể coi như Franco, nhà độc tài, Roger, những anh em cách mạng, Chantal, cô bướm bỏ nhà điếm đi theo cách mạng: cuộc đời ngắn ngủi của nền Cộng Hòa.
Và mắm mì Irma: Tây Ban Nha đích thị đất nước thân yêu của chúng ta!

Nhìn như thế, có thể giải thích, con đường từ NHT đến ĐHD, và liệu có thể đây là lý do thầm kín tại sao vẫn lại là NN làm bà đỡ cho tài năng mới mẻ này: Thất bại của một Tướng Về Hưu phát sinh một Bóng Đè? Hay nói theo kiểu "bỗ bã" đặc biệt NHT: Tướng Về Hưu bị thiến biến thành Bóng Đè, hay ngược lại, Bóng Đè  là một trường hợp "quá cái biến thành đực", "âm thịnh dương suy"?

Trong những kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài phỏng vấn Genet, và trường hợp Bao Lơn được dàn dựng, phản ứng của chính tác giả với đứa con của mình, khi qua tay đạo diễn, và của khán thính giả. Có vẻ như, nó sẽ đưa ra thêm một ý kiến cho cuộc tranh luận chung quanh vấn đề tác giả có nên bảo vệ tác phẩm của mình, hay là kệ mẹ nó, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu

Cali 2012 With H/A

*


*  

Bỗng nhớ…  Sad Seagull và những ngày tá túc ở nhà ông bạn Bạn, ở Tiểu Xề Gòn, và lời dặn dò của ông:
Ông về chuyến này, phải viết về kịch. Hoặc tệ lắm, dịch Kịch!

Bỗng nhớ đến Bao Lơn, và những buổi sáng chỉ có hai anh em, là Ông Số 1, “Đông Phương Bất Bại” – nick nhà thơ kẹo mứt ban cho ông, và thằng em, tên “sa đích văn nghệ” –cũng NS ban cho - ở Quán Chùa, Xề Gòn.
Ông phán, Kịch mới đứng đầu cõi giang hồ gió tanh mưa máu.
Và “Bao Lơn”, và 1 trong những đỉnh của nó.

Bi giờ, đọc lại, thì mới hiểu, tại sao TTT mê Le Balcon:
Nó là/ làm nhớ đến, cái không khí bị vây hãm của Xề Gòn, hồi đó.

Trong Bao Lơn, cũng có 1 ông HPNT, sát thủ số 1 của Mậu Thân Huế ngày nào.

"Rotten with genius", thối rữa với thiên tài. Céline phán, về “Thánh Jean Genet" [chữ của Sartre]

Wed, Oct 2, 2013

Hello

Đừng viết kịch, đừng viết “tỉu thiết”, và cũng cóc cần “triện ngắn”.
Chỉ cần Gấu lèm bèm về “thời của mình”, và “hiện tại chán nản” là đủ tuyệt vời...

I know that I won't be able to stop you if you want to post my words on TV. Please don't use my hand writing letter. Please type and post.
Best regards,

Sad Seagull


Đầu năm thấy mấy bài thơ dán trên Gio-O có vẻ đẹp ra,người mần ra nó cũng thấy đường mương ống cống trên mặt mình mờ lặn đi bớt.
Hổng biết nhà thơ họa Nguyễn Man Nhiên có thấy tranh mình vậy không.
Cám ơn Việt Văn Đà Lạt, chủ biên GIÓ-O.

LikeShow more reactions
Comment
Comments
Quoc Tru Nguyen Theo tôi bài số 1 hay nhất. Phải nói quá hay. Chúc mừng thơ & chúc mừng năm mới
Tuyet Nguyen Hiếm khi chủ nhân trang TIN VĂN khen ai, xin đa tạ như một sự khích lệ quý báu.
Chúc bác Quoc Tru Nguyen an lành, hạnh phúc, viết càng uyên bác nhân mừng năm mới.

http://www.gio-o.com/Chung2/NguyenThuySongThanhCamTayHon.htm


cầm tay hôn biết địa chỉ

Hôn tay xong ngàn thu sau
Chẳng bao giờ còn thấy nhau
Linh hồn em anh đã giữ
Đem đi đâu đi đâu
Đi đâu

Note: Bạn có thể sử dụng những gì mà Borges viết về Robert Frost, qua mấy bài thơ Tin Văn vừa giới thiệu, Làm quen với Đêm, Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết phủ, Kinh Cầu..... cho bài thơ của vị nữ thi sĩ, phu nhân nhà thơ Khoa Hữu. Như cái tập sách Anh Văn vỡ lòng mà Gấu vớ được ở Trại Tị Nạn, lấy câu thơ của Frost làm nhan đề, Lời Hứa Để Giữ, Promises To Keep: GCC cũng lấy cụm từ đó
làm cái entry cho mẩu viết này.
Mít chúng ta quả là có những lời hứa phải giữ.
GCC, dịch bài thơ tiếng Anh đầu tiên trong đời, của Frost, là cũng có ý đó
.

"And miles to go before I sleep/ And miles to go before I sleep.

"And miles to go before I sleep/ And miles to go before I sleep." There we see that the same words have two different meanings. In the first of the last two verses, the words stand for miles and going and sleeping. And in the last line, sleep stands for death.

And that, I think, is the chief achievement of Frost. He could write poems that seem simple, but every time you read them you are delving deeper and finding many winding paths and many different senses. So Frost has given us a new idea of metaphor. He gives us metaphor in such a way that we take it as a simple, straightforward statement. And then you find that it is a metaphor. "And miles to go before I sleep/ And miles to go before I sleep." There we see that the same words have two different meanings. In the first of the last two verses, the words stand for miles and going and sleeping. And in the last line, sleep stands for death.

Và đó là thành tựu “lớn nhất, chủ, trùm...” [chief] của Frost. Ông có thể viết những bài thơ xem ra thì thật giản dị, nhưng mỗi lần chúng ta đọc, là mọi lần chúng ta đào bới sâu thê
m, và tìm ra không biết bao nhiêu là lối đi, và nghĩa nghiếc khác nhau.
Và thế là thi sĩ đem tới cho chúng ta 1 ý nghĩa mới về ẩn dụ. Ông cho chúng ta ẩn dụ, theo cái cách mà chúng ta coi nó như là 1 phát biểu tự nhiên, giản dị, thẳng 1 lèo. Và thế rồi, bạn ngộ ra, đâ
y là 1 ẩn dụ:

Cầm tay hôn 1 phát
Là biết được địa chỉ
Là đã ngàn thu sau!

Ô
ng [Borges] đồng ý với…  Gấu, ẩn dụ không đơn giản, nhiều khi, tưởng là ẩn dụ, nhưng thực sự, là đốn ngộ, là mặc khải.

Dũng trong “Đôi Bạn”, 1 buổi trưa hè “Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung", nhìn sang nhà hàng xóm, thấy cái áo cánh trắng phất phơ bay trong gió, ngạc nhiên tự hỏi, áo ai nhỉ, và nhớ ra là Loan, đi học Hà Nội, nghỉ hè, về.
Khám pháp đó chỉ là bề mặt, giản dị!
Bề sâu, "si
êu hình mà nói",
Dũng khám phá ra tình yêu của mình!

ROBERT FROST

NEITHER OUT FAR NOR IN DEEP
The people along the sand
All turn and look one way
They turn their back on the land.
They look at the sea all day.

As long as it takes to pass
A ship keeps raising its hull;
The wetter ground like glass
Reflects a standing gull.

The land may vary more;
But wherever the truth may be-
The water comes ashore,
And the people look at the sea.

They cannot look out far.
They cannot look in deep.
But when was that ever a bar
To any watch they keep?

Không xa mà cũng chẳng sâu

Đám người dọc theo cát
Tất cả quay và nhìn một phía.
Lưng xoay vô đất
Mắt nhìn biển cả ngày.

Con tàu dâng thân lên
Chừng nào nó đi qua
Thân tầu, lóng lánh như mặt gương,
Phản chiếu một hải âu đứng sững.

Đất có thể tang thương như thế nào
Một khi sự thực thì như thế nào đó –
Nước vẫn tạt vô bờ
Và mọi người nhìn ra biển
Họ không thể nhìn xa
Họ không thể nhìn sâu
Nhưng liệu có 1 cái kè đá nào
Cho bất cứ 1 cái nhìn mà họ giữ?

Phản chiếu một hải âu đứng sững.

Tuyệt!
Tất nhiên, với riêng Gấu!


*

trapped

don't undress my love
you might find a mannequin;
don't undress the mannequin
you might find
my love.

she's long ago
forgotten me.

she's trying on a new
hat
and looks more the
coquette
than ever.

she is a
child
and a mannequin
and
death.

I can't hate
that.

she didn't do
anything
unusual.

I only wanted her
to.

Mắc bẫy

Đừng lột truồng em của tớ nhe
Mi sẽ thấy một ma nơ canh;
Đừng cởi truồng ma mơ canh
Mi sẽ thấy BHD của tớ

Nàng quên tớ từ thuở
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ rùi


Nàng thử cái nón mới
Ôi duyên dáng làm sao
Với cái răng khểnh!

Nàng là đứa bé
Và ma mơ canh
Và cái chết

Làm sao tớ có thể thù ghét,
một điều như thế

Nàng không làm điều gì bất thường

Tớ chỉ muốn nàng
như thế



dog

a single dog
walking alone on a hot sidewalk of
summer
appears to have the power
of ten thousand gods.

why is this?
Gấu Chó

Gấu Chó cô đơn
Một mình xuống phố Xề Gòn
Một ngày hè nóng bỏng
Có vẻ như nó có đủ quyền uy
Của ít nhất 1 ngàn vị thần

Why is this?

Thì thế mới là Gấu Chó, Gấu Cà Chớn, Gấu Nhà Văn chứ!


Old Goat
A pretty young woman disfigured by
Disappointment, anger, cocaine.
A quick-witted man made stupid by debt.
These things have I lived to see,
Said the wise old goat,
Ruminant, sign of the zodiac too.

Crazy old goat on a heap of trash,
In his nostrils a fly.
Crazy old goat on a heap of trash,
A chamois ram on his alp,
In his ears the crack of heads butting.
Slipping, he says, I'm not falling.
Falling, he says, I leap.

BEN SONNENBERG

TLS AUGUST 3 2007

Gấu già, Cừu già
Một thiếu nữ trẻ, đẹp biến thành quỉ
Bởi bực mình, cáu giận, và ma tuý
Một chàng trai thông minh lanh lẹn, biến thành tên ngu đần
Nợ


Mấy trò dâu bể như thế, tớ đã sống và chứng kiến suốt cuộc đời bể dâu của tớ!
Tên Gấu Già thông thái, uyên bác – mấy từ này độc giả TV thân tặng - 
Ngồi lẩm bẩm, nhai đi nhai lại trang Tin Văn của nó.

Tên Gấu Già khùng ngồi ngất ngưởng trên đỉnh 1 đống rác ở Chợ Cũ
Giang sơn của nó
Ở lỗ mũi của nó, có 1 con ruồi đang nằm phê xì ke

Nè, té bi giờ!
Nó vặc lại
Làm sao té?
Người như tớ không thể té, vấp ngã, sa sẩy được
Cứ đến giây phút chót
Tớ nhảy 1 phát!

*

Note: Tình cờ lật số báo cũ, thấy bài thơ, hồi chưa mê thơ. Cũng trong số báo này, có bài điểm cuốn sách viết về cuộc tình giữa Pasternak và Tsvetaeva.
Tác giả bài điểm sách cho biết Tsvetaeva là nhân vật Lara, trong Bác Sĩ Zhivago: T. became a main prototype for Lara in Doctor Zhivago, the novel which Pat completed almost 15 years after her suicide
.

 
López Lecube: Khi nào ông thực sự cảm thấy bronca?
Borges: Từ đó nặng quá!

LOPEZ LECUBE: When precisely do you feel that bronca? (1)
BORGES: No, bronca is too strong a word.
LOPEZ LECUBE: You never feel bronca?
BORGES: I don't know, bronca is lunfardo for anger isn't it? I don't know, no, not anger, sometimes I feel deflated, but that's natural, and at my age ... old age is a form of deflation too, but why be angry about it? It's no one's fault.

(1) A slang word for "frustration" or "anger."

Bài thơ nào của ông mà ông cực khoái? Tại sao? Bài bảnh về ông?...

Borges: Tớ đếch khoái thơ của tớ về tớ. Tớ khoái bài sonnet của tớ về Spinoza. Tớ viết hai sonnets về ông ta, có 1 dòng như vầy, Một người đàn ông sáng tạo ra Chúa ở trong bóng tối, người đàn ông đó, là Spinoza, who engenders God, his God, made of an infinite substance whose tributes will be infinite.

Nếu bi giờ chúng ta đang ở thư viện của ông, bài thơ nào ông muốn tôi đọc cho ông nghe?
Bài của Robert Frost


Acquainted with the Night

By Robert Frost

I have been one acquainted with the night.
I have walked out in rain—and back in rain.
I have outwalked the furthest city light.

I have looked down the saddest city lane.
I have passed by the watchman on his beat
And dropped my eyes, unwilling to explain.

I have stood still and stopped the sound of feet
When far away an interrupted cry
Came over houses from another street,

But not to call me back or say good-bye;
And further still at an unearthly height,
One luminary clock against the sky

Proclaimed the time was neither wrong nor right.
I have been one acquainted with the night.

Làm quen với đêm
Tớ là kẻ làm quen với đêm
Tớ bước ra ngoài mưa, rồi trở lại trong mưa
Tớ lang thang thật xa, xa nhất, ánh sáng thành phố

Tớ nhìn xuống lối đi buồn nhất thành phố
Tớ đi ngang qua một người gác đêm đang đi tuần
Mắt xịu xuống, tớ không tính phân trần với ông ta

Tớ đứng sững, và bèn ngưng tiếng chân của tớ
Khi xa xa vọng tới một tiếng khóc nức nở
Vượt qua những mái nhà, từ một con phố khác

Nhưng không kêu tớ trở lại, hay nói, bye bye
Và vẫn xa ơi là xa, ở một nơi chốn thật cao, không thuộc cõi trần tục này
Một cái đồng hồ treo tường lấp lánh chống lại bầu trời

Đòi điệc, cấm kiếc thời gian thì đếch sai, đếch đúng, cái con mẹ gì hết
Tớ là một kẻ làm quen với đêm


Note: Trong Borges Tám Bó, Borges có đi 1 đường về bài thơ này.

BARNSTONE: I wonder whether we could finish our talk by your saying something about Robert Frost. Perhaps you remember by heart his poem "Acquainted with the Night"?

BORGES:

I have been one acquainted with the night.
I have walked out in rain-and back in rain.
I have outwalked the furthest city light.

And at the end, we get the same line "I have been one acquainted with the night." In the beginning, at the first reading, you think that acquainted with the night means: I have walked through a city at night.
But then you foresee, as you come to the last lines, that the night stands for evil, especially for sensual evil as felt by a Puritan, because

One luminary clock against the sky
Proclaimed the time was neither wrong nor right.
I have been one acquainted with the night.

And that, I think, is the chief achievement of Frost. He could write poems that seem simple, but every time you read them you are delving deeper and finding many winding paths and many different senses. So Frost has given us a new idea of metaphor. He gives us metaphor in such a way that we take it as a simple, straightforward statement. And then you find that it is a metaphor. "And miles to go before I sleep/ And miles to go before I sleep." There we see that the same words have two different meanings. In the first of the last two verses, the words stand for miles and going and sleeping. And in the last line, sleep stands for death. But in a very unobtrusive way. He was a shy man, I suppose. But I think of him as being, perhaps, the greatest poet of the century, if "greatest poet" means anything. I think of Frost as being perhaps a finer poet than the other candidate, and that would be William Butler Yeats. I prefer Frost, but that would be a personal bias. Of course I revere Yeats. When I think back to such lines as "That dolphin-torn, that gong-tormented sea." That of course is gorgeous writing, the kind of writing that Frost tried to avoid, that I try to avoid also. But Yeats could also write straightforward verses. For example:

How can I, that girl standing there,
My attention fix
On Roman or on Russian
Or on Spanish politics?

Then:

And maybe what they say is true
Of war and war's alarms,
but O that I were young again
And held her in my arms!

Robert Frost : Stopping by woods on a snowy evening  

http://tanvien.net/new_daily_poetry/5.html

*

Tuyệt hơn nữa, là những dòng Borges về nó, trong cuốn trên:

[So] we have two ways of writing poetry. People speak generally of a plain style and an elaborate style. I think this is wrong, because what is important, what is all-meaning, is the fact that poetry should be living or dead, not that the style should be plain or elaborate. That depends on the poet. We may have, for example, very striking poetry written plainly, and such poetry is, to me, no less admirable-in fact, I sometimes think it is more admirable-than the other. For example, when Stevenson (and as I have disagreed with Stevenson, I want to worship him now)  wrote his "Requiem":
Under....
This verse is plain language; it is plain and living. But also, the poet must have worked very hard to get it. I do not think that such lines as "Glad did I live and gladly die" come except in those very rare moments when the muse is generous.

Cũng trong cuốn trên, Borges lèm bèm về bài thơ thần sầu của Frost, trong bài viết về Ẩn Dụ. GGC cứ thèm dịch hoài để chia sẻ với quí vị độc giả TV:

Robert Frost

Stopping By Woods on a Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow. 

My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year. 

He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound's the sweep
Of easy wind and downy flake. 

The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep

 Dừng ngựa bên rừng buổi chiều tuyết rụng

Rừng này của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng. 

Ngựa của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm 

Nó bèn khẩy khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi. 

Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ 

Đây là bài thơ tiếng Anh đầu tiên Gấu đọc, khi tới Trại Tị Nạn Thái Lan, cc 1990. Trong 1 cuốn sách học tiếng Anh, có cái tít là Những lời hứa phải giữ, Promises To Keep, từ thơ Frost.

As to the metaphor, I should add that I now see that metaphor is a far more complicated thing than I thought. It is not merely a comparing of one thing to another-saying, "the moon is like ... ," and so on. No-it may be done in a more subtle way.
Think of Robert Frost. You of course remember the lines: 

For I have promises to keep
And miles to go before I sleep
And miles to go before I sleep

If we take the last two lines, the first-"And miles to go before I sleep"-is a statement: the poet is thinking of miles and of sleep. But when he repeats it, "And miles to go before I sleep," the line becomes a  metaphor; for "miles," stands for "days," for "years," for a long stretch of time, while "sleep" presumably stands for "death." Perhaps I am doing no good for us by pointing this out. Perhaps the pleasure lies not in our translating "miles" into "years" and "sleep" into" death," but rather in feeling the implication.
Borges: This craft of verse

Về ẩn dụ, tôi có lẽ nên nói thêm là, nó rất ư “cà chớn”, rất rắc rối, hơn là thoạt đầu tôi nghĩ. Nó không giản dị chỉ là so sánh sự vật này với sự vật khác - thí dụ, "mặt trăng thì như là... " - Không, nó “tế vi” hơn nhiều. 

For I have promises to keep
And miles to go before I sleep
And miles to go before I sleep

Nếu lấy hai dòng đầu, thì nó là 1 câu phán của thi sĩ, về những "dặm đường", và "ngủ". Nhưng khi ông lập lại, thì dòng thơ biến thành ẩn dụ. "dặm" biến thành "ngày", thành "năm", và dài dài mãi ra, và "ngủ", có nghĩa là, ngỏm củ tỏi! 

Về già, đọc lại bài thơ, Gấu mới hiểu, tại làm sao mà 1 cuốn sách dạy tiếng Anh, lại lấy dòng thơ của Frost làm cái tít!
Những lời hứa phải giữ! (1)

[Như vậy], chúng ta có hai cách làm thơ. Người ta thường nói về văn phong giản dị và văn phong phức tạp. Tôi nghĩ, nhảm, bởi là vì điều quan trọng, what is all-meaning, là sự kiện, thơ nên sống hay nên chết, chứ không phải văn phong nên giản dị hay rắc rối. Điều này tùy thuộc vào thi sĩ thứ thiệt hay thứ dởm. Chúng ta có thể có những dòng thơ thần sầu dưới cái vẻ [cái vỏ, cũng được] rất ư là giản dị, tự nhiên. Thí dụ, khi Stevenson viết những dòng thơ "Kinh Cầu", thì đúng là thứ thơ giản dị, nhưng thi sĩ đã phải lao động cật lực mới có được. Tôi tin là, dòng thơ “Vui tớ sống, vui tớ đi”, bật ra vào 1 khoảnh khắc mà nữ thần thi ca thật vui, và thật là rộng lượng, và bèn ngó xuống thi sĩ.

Ở 1 chỗ khác, cũng trong cuốn "Tập Làm Thơ" ["This Craft of Verse": Mánh, Ngón, Nghề..  Thơ], Borges chỉ cho chúng ta thấy, có những dòng thơ, bề ngoài thật giản dị, nhưng là với 1 thi sĩ…  dởm, hay người trần mất thịt.
Thí dụ câu thơ sau đây, mà theo Borges, là của Tennyson, làm khi 13 hay 14 tuổi, và [chắc là ngượng quá], bèn dục bỏ, may làm sao còn 1 dòng: “Thời gian trôi vào lúc nửa đêm”, “Time flowing in the middle of the night”. Tôi [Borges] nghĩ là thi sĩ đã chọn thời gian 1 cách thật là cực khôn khéo, very wisely. Vào ban đêm, im ắng, con người thì ngủ, nhưng thời gian vưỡn trôi, đếch có 1 tiếng động!

Borges rất mê bài thơ “Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết phủ”. Ông nhắc tới nó mấy lần, trong cuốn “Tập Làm Thơ”, và mỗi lần, ông lôi ra 1 chi tiết, 1 phát giác thần sầu.

Trong cuốn sách, ông đồng ý với…  Gấu, ẩn dụ không đơn giản, nhiều khi, tưởng là ẩn dụ, nhưng thực sự, là đốn ngộ, là mặc khải.
Dũng trong “Đôi Bạn”, 1 buổi trưa hè “Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung", nhìn sang nhà hàng xóm, thấy cái áo cánh trắng phất phơ bay trong gió, ngạc nhiên tự hỏi, áo ai nhỉ, và nhớ ra là Loan, đi học Hà Nội, nghỉ hè, về.
Khám pháp đó chỉ là bề mặt, giản dị!
Bề sâu, "si
êu hình mà nói",
Dũng khám phá ra tình yêu của mình!

*

Lament for the makers: Khóc người làm thơ

ROBERT FROST

NEITHER OUT FAR NOR IN DEEP
The people along the sand
All turn and look one way
They turn their back on the land.
They look at the sea all day.

As long as it takes to pass
A ship keeps raising its hull;
The wetter ground like glass
Reflects a standing gull.

The land may vary more;
But wherever the truth may be-
The water comes ashore,
And the people look at the sea.

They cannot look out far.
They cannot look in deep.
But when was that ever a bar
To any watch they keep?

Không xa mà cũng chẳng sâu

Đám người dọc theo cát
Tất cả quay và nhìn một phía.
Lưng xoay vô đất
Mắt nhìn biển cả ngày.

Con tàu dâng thân lên
Chừng nào nó đi qua
Thân tầu, lóng lánh như mặt gương,
Phản chiếu một hải âu đứng sững.

Đất có thể tang thương như thế nào
Một khi sự thực thì như thế nào đó –
Nước vẫn tạt vô bờ
Và mọi người nhìn ra biển
Họ không thể nhìn xa
Họ không thể nhìn sâu
Nhưng liệu có 1 cái kè đá nào
Cho bất cứ 1 cái nhìn mà họ giữ?


*

López Lecube: Khi nào ông thực sự cảm thấy bronca?
Borges: Từ đó nặng quá!

LOPEZ LECUBE: When precisely do you feel that bronca? (1)
BORGES: No, bronca is too strong a word.
LOPEZ LECUBE: You never feel bronca?
BORGES: I don't know, bronca is lunfardo for anger isn't it? I don't know, no, not anger, sometimes I feel deflated, but that's natural, and at my age ... old age is a form of deflation too, but why be angry about it? It's no one's fault.

(1) A slang word for "frustration" or "anger."

Bài thơ nào của ông mà ông cực khoái? Tại sao? Bài bảnh về ông?...

Borges: Tớ đếch khoái thơ của tớ về tớ. Tớ khoái bài sonnet của tớ về Spinoza. Tớ viết hai sonnets về ông ta, có 1 dòng như vầy, Một người đàn ông sáng tạo ra Chúa ở trong bóng tối, người đàn ông đó, là Spinoza, who engenders God, his God, made of an infinite substance whose tributes will be infinite.

Nếu bi giờ chúng ta đang ở thư viện của ông, bài thơ nào ông muốn tôi đọc cho ông nghe?
Bài của Robert Frost


Acquainted with the Night

By Robert Frost

I have been one acquainted with the night.
I have walked out in rain—and back in rain.
I have outwalked the furthest city light.

I have looked down the saddest city lane.
I have passed by the watchman on his beat
And dropped my eyes, unwilling to explain.

I have stood still and stopped the sound of feet
When far away an interrupted cry
Came over houses from another street,

But not to call me back or say good-bye;
And further still at an unearthly height,
One luminary clock against the sky

Proclaimed the time was neither wrong nor right.
I have been one acquainted with the night.

Robert Frost : Stopping by woods on a snowy evening



Stopping by Woods on a Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.
My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year.

He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound's the sweep
Of easy wind and downy flake.
The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep

 

Robert Frost

~~oOo~~

 


Dừng ngựa bên rừng buổi chiều tuyết rụng

Rừng này của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng.
Ngựa của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm

Nó bèn khẩy khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi.
Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ

*

*

Lament for the makers: Khóc người làm thơ

ROBERT FROST

NEITHER OUT FAR NOR IN DEEP
The people along the sand
All turn and look one way
They turn their back on the land.
They look at the sea all day.

As long as it takes to pass
A ship keeps raising its hull;
The wetter ground like glass
Reflects a standing gull.

The land may vary more;
But wherever the truth may be-
The water comes ashore,
And the people look at the sea.

They cannot look out far.
They cannot look in deep.
But when was that ever a bar
To any watch they keep?

Không xa mà cũng chẳng sâu



Đám người dọc theo cát
Tất cả quay và nhìn một phía.
Lưng xoay vô đất
Mắt nhìn biển cả ngày.

Con tàu dâng thân lên
Chừng nào nó đi qua
Thân tầu, lóng lánh như mặt gương,
Phản chiếu một hải âu đứng sững.

Đất có thể tang thương như thế nào
Một khi sự thực thì như thế nào đó –
Nước vẫn tạt vô bờ
Và mọi người nhìn ra biển
Họ không thể nhìn xa
Họ không thể nhìn sâu
Nhưng liệu có 1 cái kè đá nào
Cho bất cứ 1 cái nhìn mà họ giữ?



* *

POETS

Poets shouldn't commit
Suicide
That would leave the world
To those without imaginations
Or hearts

That would bequeath
To the world
A mangled syntax
And no love
Of champagne

Poets must live
In misery and ecstasy
To sing a song
With the katydids

Poets should be ashamed
To die
Before they kiss
The sun

Thi sĩ

Thi sĩ không nên tự tử
Bởi là vì nếu làm như thế
Là để lại thế giới cho những kẻ
Không biết tưởng tượng, liên tưởng…
Là cái chó gì
Và cho những kẻ
Đếch có trái tim

Để lại thế giới
Một cú pháp nham nhở
Và không tình yêu sâm banh

Thi sĩ nên sống trong khốn cùng, và cực khoái, cực sướng
Để hát 1 bài hát
Với châu chấu voi

Thi sĩ nên xẩu hổ
Một khi chết
Mà chưa kịp hôn mặt trời 1 phát!

Rain

Quite suddenly the evening clears at last
as now outside the soft small rain is falling.
Falling or fallen. Rain itself is something
undoubtedly which happens in the past.
Whoever hears it falling has remembered
a time in which a curious twist of fate
brought back to him a flower whose name was "rose"
and the perplexing redness of its red.
This rain which spreads its blind across the pane
must also brighten in forgotten suburbs
the black grapes on a vine across a shrouded
patio now no more. The evening's rain
brings me the voice, the dear voice of my father,
who comes back now, who never has been dead.

-A.R.

Mưa
Hoàn toàn bất thình lình, sau cùng, buổi chiều sáng ra
Như là giờ đây, bên ngoài mưa mềm, nhỏ, đang rơi.
Đang rơi hay đã rơi?
Mưa, tự nó là một cái gì chẳng nghi ngờ chi, xẩy ra trong quá khứ
Bất cứ ai nghe mưa rơi thì đều nhớ tới cái lúc mà số mệnh, xoắn 1 phát,
Mang trả lại cho anh ta một bông hoa, tên là.... BHD

Cơn mưa trải dài sự mùa lòa của nó dọc theo ô kính hẳn cũng làm sáng lên,
nơi những vùng ngoại vi thành phố bị bỏ quên,
những trái nho đen nơi hàng cây dọc theo
sân tẩm liệm nay không còn nữa.
Cơn mưa buổi chiều mang cho tôi giọng nói,
giọng nói yêu thương của BHD,
bây giờ trở lại, chẳng hề đi xa.


The Rain

The afternoon grows light because at last
Abruptly a minutely shredded rain
Is falling, or it fell. For once again
Rain is something happening in the past.

Whoever hears it fall has brought to mind
Time when by a sudden lucky chance
A flower called “rose” was open to his glance
And the curious color of the colored kind.

This rain that blinds the windows with its mists
Will gladden in suburbs no more to be found
The black grapes on a vine there overhead

In a certain patio that no longer exists.
And the drenched afternoon brings back the sound
How longed for, of my father’s voice, not dead.

[From Dreamtigers, by Jorge Luis Borges, translated by Harold Morland]

LA PLUIE

Brusquement s'éclaircit le ciel embarrassé :
II pleut enfin. Le flot minutieux arrose
Ma rue. Ou l'arrosa. La pluie est une chose
En quelque sorte qui survient dans le passé.

Je l'écoute; à sa voix, dans le soir remplacé,
Tout un temps bienheureux s'entrouvre et se propose:
Le temps qui m'enseigna le parfum de la rose
Et l'étrange couleur du rouge courroucé.

La rafale qui bat aux vitres aveuglées
Rejouira les noirs raisins et les allées
Poudreuses d'un jardin qui n'est plus, vers le bord

Indécis d'un faubourg. A travers la durée,
L'heure humide m'apporte une voix desirée :
Mon pere est là, qui revient et qui n'est pas mort.

Ibarra

Note: Rain, có hai bản tiếng Anh, khác nhau, và 1 bản tiếng Tây.



*

De vent et de Fumée

III

Ces pages sont traduites. D'une langue
Qui hante la mémoire que je suis.
Les phrases de cette langue sont incertaines
Comme les tout premiers de nos souvenirs.
J'ai restitue le texte mot après mot,
Mais le mien n'en sera qu'une ombre, c'est à croire
Que l'origine est une Troie qui brule,
La beaut é un regret, l' oeuvre ne prendre
À pleines mains qu'une eau qui se refuse. 

Yves Bonnefoy

III

These pages are translations. From a tongue
That haunts the memory I have become.
Its phrases falter, like what we recollect
From early childhood, long ago.
I built the text again, word for word:
But mine is only shadow. As though we know
All origin is a Troy that burns,
All beauty but regret, and all our work
Runs like water through our hands.

Translated by Hoyt Rogers

Của Gió và Khói

III

Những trang này đã được dịch
Từ một ngôn ngữ quần nát bấy hồi nhớ
Là thằng Gấu Cà Chớn vào lúc bi giờ
Những câu kệ thì chẳng ra làm sao cả
Như là những gì mà chúng ta nhặt nhạnh được, từ thời ấu thơ, thuở nảo thuở nào
Gấu cố gầy dựng lại bản văn, từng từ từng từ
Nhưng của Gấu thì chỉ là 1 bóng mờ
Mà nguyên bản thì là một thành phố Xề Gòn bị VC thiêu huỷ
[Bạn hẳn vưỡn còn nhớ cuộc phần thư năm đó?]
Cái đẹp ngày nào nếu còn chăng, thì là 1 niềm ân hận
Tác phẩm, cái gọi là văn học Miền Nam trước 1975, ư?
Như nước lọt qua kẽ tay của bạn.


*

1919: Vienna

YOU DON'T GO HOME AGAIN

I will mention an experience culled from psychoanalytic work, which, unless it rests on pure coincidence, supplies the most pleasing confirmation of our conception of the uncanny. It often happens that neurotic men state that to them there is something uncanny about the female genitals. But what they find uncanny [unheimlich] is actually the entrance to man's old "home" [heimlich], the place where everyone once lived. A jocular saying has it that "love is a longing for home," and if someone dreams of a certain place or a certain landscape and, while dreaming, thinks to himself, "I know this place, I've been here before," this place can be interpreted as representing his mother's genitals or her womb. Here too, then, the uncanny is what was' once familiar [heimisch, "homely"]' The negative prefix un- is the indicator of repression.

Sigmund Freud, from "The Uncanny." The year this essay ran in Imago, the journal Freud cofounded in 1912, a postwar Austria was compelled to cede South Tyrol to Italy. "To be sure, I'm not a patriot, " wrote the psychoanalyst, "but it is painful to think that pretty much the whole world will be a foreign country. " The study began as a reworking of an old paper but later became influential, particularly in cultural criticism. Freud was forced into exile in 1938, the year Germany annexed Austria, and died in London the following year.

Note: Cái mẩu viết này, làm GNV nhớ một kỷ niệm về Đất Bắc, cũng đã kể ra rồi, ngày còn con nít được đi theo đám ma, khi quan tài hạ huyệt, mấy bà Bắc Kỳ nhẩy qua lỗ huyệt, vén váy thật cao, và nó ám ảnh thằng bé Bắc Kít kể như suốt 1 đời, kể từ khi vô được nước Nam Kít! Cứ mỗi lần nhớ xứ Bắc Kít, là cái xen tốc váy lại trở về. Nhớ luôn cái cảnh, một bà bước qua 1 bên lề đường, nhắc 1 cái chân, vén 1 bên váy, và cứ thế xè xè, xè xè...

Chỉ đến khi đọc nhà văn Nhật, Mishima, tả một anh lính bị thương nặng, muốn đi mà không làm sao đi được, mắt cứ ngước nhìn mấy bà, khẩn khoản cầu xin một điều gì đó, và một bà hiểu ra, bèn vạch vú, cố nặn ra một giọt sữa nhỏ vô miệng.... tới lúc đó, hình ảnh tốc váy hiện về, và nhờ thế, được "mặc khải"!

Sến cô nương kể huyền sử Chống Mỹ Cứu Nước, về những chàng trai Bắc Kít, sau khi nhỏ máu viết huyết thư tình nguyện vô Nam, thì, đúng vào buổi tối, sáng hôm sau xuất quân, được Đảng cho gặp 'thánh nữ', chuyên giữ nhang khói ngôi đền thờ của Đảng, và được “khai sáng”!

Thành thử một đấng đàn ông, khi đi xa, chỉ muốn nhớ lại, hoặc là cái vú của bà mẹ, hoặc là cái bướm của một em!

Bạn chọn thứ nào?


"I know this place, I've been here before," this place can be interpreted as representing his mother's genitals or her womb.

Tớ biết chỗ đó, tớ đã từng ở đó!

Tớ không phải là 1 nhà yêu nước, Freud phán, nhưng thật nhức nhối khi nghĩ cả thế gian là nhà của người dưng!

Thơ Mỗi Ngày




Khi chàng già đi, có tuổi mãi ra  – những năm sau cùng, chàng già hơi bị nhanh, như muốn bắt kịp khúc chót, hoặc tóm lấy nó, vượt quá nó, nếu có thể, hà, hà… - một thứ âu lo về đời, nhìn lại đời mình “cái con mẹ gì đó”, thay thế cái vẻ chua chát trước đó, nhưng ngay cả như thế, thì thế giới vưỡn là 1 nơi chốn tuyệt vời. Sức sáng tạo của Joseph vưỡn chưa bỏ chạy chàng!
Nói về những nơi chốn tuyệt vời, một đấng Joseph của Thành Phố Nữu Ước, mặt mũi ra sao, nhỉ?
Đây là nhà của chàng hầu hết thời gian ở Tây Phương, ngay cả, kể từ năm 1981, chàng dạy học vào mùa Xuân ở Mount Holyoke College và mướn 1 căn nhà tại South Hadley. Chàng lại có thói quen trải qua Noel ở Venice. Chàng Joseph mà tôi biết thì là một Joseph Nữu Ước [Joseph của Gấu thì ở Trương Minh Giảng, gần Cổng Xe Lửa Số 6], mặc dù tôi gặp chàng trước tiên là ở London, và ít ra, thập niên 1970, thường gặp chàng ở đó, lần gặp đầu tiên, là ở Ann Arbor, Micgigan. Tôi chỉ thăm chàng 1 lần, ở Emily Dickinson country.
Nữu Ước trở thành nhà của chàng, và chàng ở nhà của chàng ở Nữu Ước. Thì sự thể nó là như thế. Thành phố cho phép ( hay khuyến khích?), chàng muốn là cái đéo gì tùy chàng, nghĩa là, bất cứ cái đéo gì chàng muốn từ nó [hail from], không chỉ cái chuyện tao muốn làm kẻ lạ, kẻ đứng bên lề, người dưng, muốn sao được thế, người ơi.
Mọi người, bất cứ một ai, thì cũng là cả hai, kẻ lạ và kẻ nội. Sống ở Nữu Ước là thành một kẻ sinh ở Nữu Ước. Nếu Joseph thoải mái nhất với… Joseph, thì đó là một Joseph Nữu Ước [như Joseph Trương Minh Giảng của GCC].
Nhưng có cái gì khác nữa.



POEM OF THE GIFTS

To Maria Esther Vazquez
No one should read self-pity or reproach
Into this statement of the majesty
Of God; who with such splendid irony
Granted me books and blindness at one touch.

Care of this city of books he handed over
To sightless eyes, which now can do no more
Than read in libraries of dream the poor
And senseless paragraphs that dawns deliver

To wishful scrutiny. In vain the day
Squanders on these same eyes its infinite tomes,
As distant as the inaccessible volumes
Which perished in Alexandria.

From hunger and from thirst (in the Greek story),
A king lies dying among gardens and fountains.
Aimlessly, endlessly, I trace the confines,
High and profound, of this blind library.

Cultures of East and West, the entire atlas,
Encyclopedias, centuries, dynasties,
Symbols, the cosmos, and cosmogonies
Are offered from the walls, all to no purpose.

In shadow, with a tentative stick, I try
The hollow twilight, slow and imprecise-
I, who had always thought of Paradise
In form and image as a library.

Something, which certainly is not defined
By the word fate, arranges all these things;
Another man was given, on other evenings
Now gone, these many books. He too was blind.

Wandering through the gradual galleries,
I often feel with vague and holy dread
I am that other dead one, who attempted
The same uncertain steps on similar days.

Which of the two is setting down this poem-
A single sightless self, a plural I?
What can it matter, then, the name that names me,
Given our curse is common and the same?

Groussac or Borges, now I look upon
This dear world losing shape, fading away
Into a pale uncertain ashy-gray
That feels like sleep, or else oblivion.
(Alastair Reid)

J.L. Borges

Paul Groussac (1845-1929), Argentine critic and man of letters, and a predecessor of Borges as director of the National Library, also suffered from the accompanying irony of blindness.



Thơ Mỗi Ngày

Year's End

Neither the symbolic detail
of a three instead of a two,
nor that rough metaphor
that hails one term dying and another emerging
nor the fulfillment of an astronomical process
muddle and undermine
the high plateau of this night
making us wait
for the twelve irreparable strokes of the bell.
The real cause
is our murky pervasive suspicion
of the enigma of Time,
it is our awe at the miracle
that, though the chances are infinite
and though we are
drops in Heraclitus' river,
allows something in us to endure,
never moving.
-W.S.M.
J.L. Borges

Năm Tận

Không phải chi tiết biểu tượng
Rằng, “ba” thay vì “hai”
Cũng không phải ẩn dụ xù xì,
Có cái ngỏm thì có cái khác mò ra
Cũng không phải sự thành tựu của một tiến trình thiên văn
Lộn xộn và xói mòn
Cao nguyên đêm nay
Bắt chúng ta đợi
Mười hai tiếng chuông vô phương sửa chữa

[Cái gì gì,
Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở] (1)

Lý do thực sự
Là sự hồ nghi tràn trề, tối tăm của chúng ta
Về bí ẩn của Thời Gian
Nỗi khiếp sợ của chúng ta, ở phép lạ -
mặc dù cơ may thì là vô cùng
mặc dù chúng ta chỉ là những giọt nước sông Heraclitus –
cho phép một điều gì đó ở trong chúng ta
mãi mãi hoài hoài
chẳng bao giờ chuyển động.

(1)

Thơ Apollinaire:

Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure

Chi tiết biểu tượng, ba thay vì hai, thú thực, GCC không hiểu Borges tính nói gì!

*

Cầu Mirabeau

Dưới cầu Mirabeau, sông Seine chảy
Và tình đôi ta
Liệu anh phải nhớ
Niềm vui luôn tới, sau nỗi đau

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở

Tay trong tay mặt nhìn mặt
Dưới cầu đôi tay
Sóng uể oải lập đi lập lại
Nhân lên mãi mãi
Ánh mắt thiên thu hoài hoài của đôi ta

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở

Tình đi, như nước chảy
Tình đi
Ôi, đời sao chậm lụt
Hy vọng sao hung bạo đến như vầy

Đêm tới giờ đổ
Ngày đi, ta ở 

Ngày đi, tháng đi
Thời gian không đi
Tình không bao giờ trở lại
Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảy

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở

http://www.tanvien.net/Dayly_Poems/15.html

Thơ Mỗi Ngày 

RADE DRAINAC

[1899-1943]

Drainac was a famous Belgrade bohemian who spent his life in the taverns of the city, often playing the violin. He served in the Serbian army in the First World War. His first book, Purple Laughter, was published in 1920. He wrote three more collections of poetry, plus a novel and a war diary. He was influenced by Apollinaire, Cendrars, and Esenin. He died of consumption.

Leaf

I've changed stations: autumn remained behind and my bags.
The sky now is doubtful like an awkward lie.
In the first tavern I'll need to forget
the melancholy letter that woke me from my sleep.
Idle, I stagger down the street past offices.
The swallows have flown and the typewriters have stayed.
One the horizon there is a huge trumpet of smoke.
A plane has just been invented as small as a butterfly.
Bravo! That's a good sign.
The first autumn leaf falls on my hat.

Note: One the horizon. Thú thực, GCC không hiểu được cái từ "One", ở đây. Cầu cứu sư phụ, sư phụ nghi, chắc in sai, On the horizon. Nhưng không lẽ sách Mẽo cũng in sai ư? NQT

Drainac là 1 tay bụi đời Belgrade nổi tiếng, trải qua đời mình bằng cách chơi vĩ cầm trong những quán rượu của thành phố. Tham dự Ðệ Nhất Chiến trong quân đội Serb. Cuốn đầu tay, Cười Tía, 1920. Sau chơi thêm ba tập thơ, 1 tiểu thuyết, và 1 nhật ký. Rất chịu Apollinaire, Cendrars, và Esenin. Chết vì lao phổi.

Tôi thay đổi những nhà ga: mùa thu ở đằng sau, cùng với mấy cái bị.
Bầu trời nghi ngại, chẳng khác gì một lời dối trá ngượng nghịu.
Trong quán rượu đầu tiên tôi sẽ cần phải quên
Lá thư buồn đánh thức giấc ngủ.
Không biết làm gì, tôi loạng quạng đi xuống con phố qua những văn phòng.
Những con chim nhạn đã bay đi, những người đánh máy thì ở lại.
Nơi chân trời có một ống khói lớn hình cái kèn trôm pét
Một cái máy bay mới được phát minh, nhỏ như 1 con bướm
Hoan hô! Ðúng là 1 dấu hiệu tốt
Cái lá thu đầu tiên đậu trên mũ tôi.

MILAN DJORDJEVIC

[1954-]

Born in Belgrade, Djordjevic is a short-story writer and essayist and a translator as well as a poet. His first book of poems, On Both Sides of the Skin, came out in 1979. Since then, there have been seven more, the latest of which has just been published. He has received most of the prestigious literary awards in Serbia for his collections of poetry and his stories and essays and has had his work translated into German, Polish, Romanian, Hungarian, Slovak, Portuguese, Macedonian, and now English.
 

Love Poem

My dear Nothing,
with love and words I keep trying
to breathe life into you.
With so much flirting
I'm becoming a part of you. 

My dreamy Nothing,
daughter of human nothingness,
I want you dead and gone,
but you are indestructible,
truly untouchable
like everything imagined. 

Will I be free of you,
one day perhaps?
Or will I hide you deep within me
while all around me you give birth
to monsters and specters?

You'll whisper the same stories,
pour over me
the same black ashes
and desert rains
without erasing the bloodstains
of my childhood. 

My sweet and formless,
bloodless and colorless,
best-loved Nothing,
with what eyes shall I look at you
to see you truly
and remember your face forever?

*

JOVAN HRISTIC
[1933-2002]

Hristic studied philosophy, and after many years of working in publishing, he taught at the drama school in Belgrade, where he was born. His first book, The Diary of Ulysses) came out in 1954, and his The Alexandrian School in 1963. He wrote five plays, a study of Chekhov, a book of essays, and translated T. S. Eliot and Cavafy. Hristic was also a drama critic.

The Tragedy Is Over

The tragedy is over. Blind Oedipus exits
into his darkness, into our darkness.
The chorus remains behind on the square
to mumble a few additional verses
and then disperses homeward, where already one can smell
the evening meals being cooked. 

That's our moment. The curtain hasn't yet
been lowered as we step on the stage:
the columns of the palace are suddenly of cardboard,
the blood that drew so much pity and fear
is spilling from the bottle with colored water,
while with wooden swords we begin our play.
Everything you saw we'll make you see once more:
Oedipus will again answer the riddle and gouge his eyes out,
Jocasta will scream in the wings, the messenger
will arrive and announce the latest horrors,
and the blood will flow. 

In a pause, between two verses, while the costumes
and scenery are changed, in the silence and darkness,
perhaps at the very end when the sets are removed,
and the last lights are being turned off,
the scream of Oedipus, whose long shadow
has, too, disappeared behind a hill,
will once again be heard.

But only for a moment. We will continue our play
happy that we were called to come out on the stage
and display our art before the lights were out.

BI KỊCH NGỎM


Bi kịch hết rồi. Anh mù Ơ Ðíp chuồn
Vô đêm đen của anh ta. Của chúng ta.
Dàn đồng ca thì còn ở lại phía sau diễn trường
Ðọc chơi vài bài ca dao
Rồi tan hàng, ai về nhà người đó
Trong không khí có mùi thịt nướng của bữa ăn tối.

Ðây là thời điểm của chúng ta. Màn chưa buông xuống
Khi chúng ta bước ra sàn diễn:
Những cây cột Dinh Ðộc Lập bất thình lình biến thành hàng mã
Máu làm đổ biết bao sự thương hại và sợ hãi
Chảy ra từ cái chai chứa nước màu,
Trong lúc bằng những cây gươm gỗ,
Chúng ta chơi kịch của chúng ta.
Mọi chuyện bạn đã thấy, chúng ta sẽ làm cho bạn thấy
Một lần nữa:
Ơ Ðíp lại trả lời thai đố, và tự móc mắt của mình ra
Jocasta sẽ than khóc bên trong cánh gà
Thiên Sứ của Sến Cô Nương
Sẽ tới và thông báo những điều ghê rợn mới nhất, bô xịt, thí dụ.
Và máu sẽ chảy. 

Trong lúc ngưng nghỉ, giữa hai câu thơ,
Khi thay đổi màn diễn, trang phục, trong im lặng và bóng tối,
Và có thể vào giây phút chót khi những dàn dựng được dời đi
Và những ánh sáng sau cùng tắt ngấm
Tiếng khóc than của Ơ Ðíp lại vang lên
Khi cái bóng dài thòng của anh ta thì cũng đã biến mất sau ngọn đồi.

Nhưng chỉ một chốc lát thôi.
Chúng ta sẽ tiếp tục vở kịch của chúng ta.
Sướng điên lên vì đã được vời ra sàn diễn
Ðể chơi vở kịch của chúng ta
Ðọc chơi vài bài ca dao,
Làm thơ Tạ Lỗi Trường Sơn, thí dụ.
Trước khi đèn đuốc tắt ngúm. 



Thơ Mỗi Ngày

*


488
for what
in this year's end market
goes a crow

Note:
488
nani ni kono / shiwasu no ichi ni / yltku karasu what in this / year-end market in / go crow
1689-New Year, It seems Basho was surprised to find himself going off to shop at the end of the year like everyone else. He often wore black robes and therefore called himself a crow:
[Basho thường mặc đồ đen, ông tự gọi ông, con quạ]


485
a famous artist
what is the source of sadness
at the year's end

Note:
485. Kohogen / de dokoro aware / toshi no kure
famous artist / the source of sadness / year's end
1684-94-New Year. The idea for the poem came from the custom in Japan that the end of the year was the time to payoff one's debts even if it meant selling a famous painting. Kohogen (1476-1559) was the son of the founder of the Kano school of painting.
[Bài thơ cuối năm, là thời gian trang trải nợ nần, theo phong tục
Nhật]

487
New Year's Day
longing to see the sun in Tagoto's rice paddies

*

SAIGON 1965 - Photo by Tom Robinson (‘Tinker’) - Continental Palace Hotel - Nắng chiều trên đường Tự Do
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/31659970876/


Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó. 

Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm chua xót: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không thể làm sống lại, một sợi nắng ấm của Sài-gòn:

Chỉ có những người vội vã rời bỏ Sài-gòn ngay những ngày đầu, họ đã không kịp sửa soạn cho mình một nỗi nhớ Sài-gòn. Còn những ai ở trong tâm trạng sắp sửa ra đi, đều tập cho quen dần với cơn đau sẽ kéo dài. Đều lựa cho mình một góc đường, một gốc cây, một mái nhà... để cười hay để khóc một mình. Một mẩu đời, một đoạn nhạc, một bóng chiều, một giọt mưa, một sợi nắng... để gọi thầm trong những lúc quá cô đơn. Để mai kia mốt nọ, trên đường tha phương cầu thực, nơi đất khách quê người, những khi ngọn gió heo may bắt đầu thổi, những khi ngồi bó gối bên trời, nhìn lá vàng rơi đầy, lấy tay che thời gian không nổi, hay những đêm tàn nghe bếp lửa réo gọi... sẽ nhâm nhi những cọng cỏ tưởng tượng của quê hương. Ôi,"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới".

481

In mourning for the death of a certain person

dying charcoal fire
extinguished by tears
a boiling sound

486

bottom of discretion
has been reached
end of the year


Chợt tiếng buồn xưa động bóng cây
Người đi chưa dạt dấu chân bày
Bàn tay nằm đó không ngày tháng
Tình ái xin về với cỏ may 

Rồi lá mùa xanh cũng đỏ dần
Còn đây niềm nuối tiếc thanh xuân
Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng
Và nỗi tàn phai gõ một lần 

Kỷ niệm sầu như tiếng thở dài
Khuya chìm trong tiếng khóc tương lai
Tầm xa hạnh phúc bằng đêm tối
Tôi mất thời gian lỡ nụ cười 

Đời sống ôi buồn như cỏ khô
Này anh, em cũng tợ sương mù
Khi về tay nhỏ che trời rét
Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ 

[Trích Văn, số mới nhất, đặc biệt về Nhã Ca] 

Tờ Người Kinh Tế, số đúp đầu năm, mục điểm sách, ca ngợi Paul Paulin, người Anh, thi sĩ và phê bình văn học, nhân cuốn mới ra lò của ông: Subliminal thinking.

Paul Paulin là một tay chi ly tới chỉ về ngôn ngữ. Điều ông băn khoăn nhất, là làm thế nào đọc và hiểu một bản văn? Nó là một tác phẩm nghệ thuật thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn, an autononous work of art in its own right, một cái chi đẹp ơi là đẹp nhưng chỉ có thể hiểu được, bằng những tiêu chí của riêng nó, hay nó muôn đời là một món đồ, do những sức mạnh xã hội và lịch sử nhào nặn?

Theo ông, lịch sử và mỹ học luôn tay trong tay, cùng tiến.

Nhưng điều này mới quan trọng, về ông, theo Hai Lúa. Ông cho rằng, những nhà phê bình đã mất quá nhiều thời giờ để nghiên cứu ảnh tượng, thi ảnh, trong khi đúng ra, họ phải chú trọng đến "tiếng thơ", tức những tính chất mò mẫm tạo âm của ngôn ngữ, the tactile and sonic qualities of language. Ông tin tưởng, âm thanh mang nghĩa đến cho tạo vật. Những từ dính với nhau theo âm thanh.

Nói ngắn gọn, ông tin rằng thơ phải đọc lên mới thành thơ được. Nhà thơ gọi nhau. Cũng vậy, nhà văn gọi nhau: Writers also echo other writers.

Bạn đọc thơ Nhã Ca, là ngộ ngay chân lý trên. Cỏ khô xào xạc cỏ khô, sương mù ẩn hiện sương mù, âm thơ, tiếng thơ cứ thế tiếp nối, dắt díu nhau...

Đây là bài thơ Hai Lúa mê nhất, của Nhã Ca.

Nhất là bốn câu cuối. 

Tay nhà văn Peru, Mario Vargas Llosa, hồi trẻ, mê dấn thân, mê Sartre quá, nhưng tối về, là mò Borges đọc, không dám nói cho ai hay.

Hai Lúa mê bài thơ trên, cũng chẳng dám cho ai hay, sợ bị chê là sến. 

Hay là những câu của Du Tử Lê.
 

Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
Em còn gương lược dấu đường ngôi
Nằm mơ thấy tóc thơm vai hẹn
Và khoảng trời xanh đến rợn người 

Tha thiết quá, khiến tôi thành bận bịu
Đến tức cười vì chỉ ngóng, trông thôi
Tin không về. Tôi cúi hỏi bàn tay
Buồn ghê nhỉ. Ngón nào đang thở dốc?

K. Khúc của Lê

Tôi xa người như xa núi sông,
Em bên kia suối? Bên kia rừng?
Em bên kia nắng? Bên kia gió?
Tôi một giòng sương lên mênh mông 

Tôi xa người như xa biển đông
Chiều dâng lênh láng chiều giăng hàng
Những cây ghi dấu ngày em đến
Đã chết từ đêm mưa không sang 

Tôi xa người xa hơi thuốc cay
Ngày mai tình sẽ bỏ tim này
Chiều em không tới hàng cây đã
Nghiêng xuống tôi từng ngọn heo may 

Tôi xa người như xa biển đông
Như xa núi sông
Em bên kia suối
Sương lên mênh mông
Tôi xa người xa tôi từ đây lặng yên dấu xưa
Còn chân đã cũ, còn lời oán than 

Tôi xa người xa môi rất tham
Em như gió núi, như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết
Tôi âm thầm như cơn mê hoang 

Tôi xa người xa không hờn oán
Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết thương...

[Trích lại từ một trang net].


http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/35.html

Winter Travels

who's typing on the void
too many stories
they're twelve stones
hitting the clockface
twelve swans
flying out of winter
tongues in the night
describe gleams of light
blind bells
cry out for someone absent
entering the room
you see that jester's
entered winter
leaving behind flame

Bei Dao

Translated by David Hinton with Yanbing Chen

Du ngoạn Mùa đông

người gõ lên quãng không
rất nhiều chuyện
chúng là mười hai hòn đá
gõ lên mặt đồng hồ
mười hai con thiên nga
bay ra khỏi mùa đông
những giọng nói trong đêm
mô tả những tia sáng
chuông mù
khóc ai đó vắng mặt
đi vô phòng
bạn sẽ thấy, của anh hề
đi vô mùa đông
để lại đằng sau ngọn lửa

Bắc Đảo


Thơ Mỗi Ngày

Tuesday, December 20, 2016
KHI THƠ ĐƯỢC KHẮC TRÊN ĐÁ…
Ngô Thị Kim Cúc

http://phovanblog.blogspot.ca/2016/12/khi-tho-uoc-khac-tren-a.html

Bei Dao, Bắc Đảo. Cũng như Ocean Vương, GCC biết đến Bắc Đảo, qua tờ Điểm Sách Á Châu. Đọc 1 phát, là trúng độc liền, và bèn mò mẫm tìm đọc.
Trên Tin Văn có nhiều thơ của ông, qua tập Bông Hồng của Thời Gian. Ông viết essay mới thú. Trên tờ Harvard Review, số 49,
có bài về mùi. Đọc, thì bèn nhớ đến mùi ốc nhồi khi còn là thằng bé Bắc Kít. Hăm he dịch hoài, mà cũng quên hoài


ASIA LITERARY REVIEW
Winter 2010

Modern Chinese Poetry - Insistent Voices

Landscape Above Zero

It was the seagull that taught the song to swim
It was the song that found the first wind's source

We shared shards of happiness
Entering the home from different directions

It was father who recognized darkness
It was darkness that led us to sudden lightning

The weeping door slammed shut
And echo pursued its cries

It was the pen that bloomed in despair
It was the flower that refused the necessary journey

It was rays of love that awoke
Lighting the landscape above zero 

Bei Dao

Phong cảnh ở bên trên con số không

Đó là hải âu dậy bài ca bơi
Đó là bài ca tìm thấy nguồn gió

Chúng ta chia nhau những mảnh vụn của hạnh phúc
Về nhà từ nhiều hướng khác nhau

Đó là người cha nhận ra bóng tối
Đó là bóng tối dẫn chúng ta tới ánh sáng bất thần

Cánh cửa nức nở đóng sầm lại
Và tiếng vang đuổi theo tiếng khóc của nó

Đó là cây viết nở hoa trong chán chường
Đó là bông hoa từ chối một chuyến đi cần thiết

Đó là những tia tình yêu thức giấc
Soi sáng phong cảnh ở trên con số không

Note: Bài thơ này, có tới hai bản tiếng Mít, một của GCC, khi đọc Bei Dao trên tờ Điểm Văn Á, Asia Literary Review, mê quá [tại sao mê thì đừng bắt GCC phải tự thú!] Sau, gặp tập thơ của ông, bèn chơi liền, và được bạn Dã Viên dịch thẳng từ tiếng Tầu. Vị độc giả này, dân Huế, rất mê thơ. Rất giỏi tiếng Tầu. Trang TV như vậy là có thêm 1 vị hộ pháp!

Tks All. NQT

Phong cảnh trên độ không

Là ó biển dạy tiếng hát bơi
Là tiếng hát lần về ngọn gió sơ ngộ 

Chúng ta đổi trao những miểng vụn hân hoan
Tiến vào nhà từ những phương trời khác biệt

Là người cha xác nhận bóng tối
Là bóng tối nối liền ánh chớp kinh điển 

Cánh cửa nức nở đóng sầm lại
Tiếng vang đuổi theo tiếng nó khóc gào      

Là bút trổ bông trong tuyệt vọng
Là hoa từ chối cuộc lữ tất nhiên 

Là tia sáng tình yêu choàng tỉnh
Chiếu sáng phong cảnh trên độ không.

Bei Dao

Dã Viên
dịch từ nguyên tác

*

Bei Dao

WE

lost souls and scattered spirits
holding lanterns chase spring

scars shimmer, cups revolve
light's being created
look at that enchanting moment
a thief steals into a post office
letters cry out

nails o nails
the lyrics never change
firewood huddles together
searching for an audience to listen

searching for the heart of winter
river's end
a boatman awaiting boundless twilight
there must be someone to rewrite love

Chúng ta

những linh hồn mất, những tinh anh lạc
cầm đèn rượt mùa xuân

những vết sẹo sáng mờ mờ, nhưng cái ly xoay xoay
ánh sáng được tái tạo
hãy nhìn cái khoảnh khắc thần sầu đó
một tên trộm chui vô bưu điện
những lá thư khóc toáng lên

tay em, móng nhọn, ôi móng nhọn
những bản nhạc vàng, nhạc sến chẳng hề thay đổi
pháo bông xúm lại
kiếm một diễn đàn lắng nghe

kiếm trái tim mùa đông
cuối sông
một anh chèo thuyền đợi cõi mộng mị vô bờ bến

Ở đó phải có 1 tên nào đó viết lại tình yêu

THIS DAY

wind knows what love is
the summer day flashing royal colors
a lone fisherman surveys
the world's wound
a struck bell swells
people strolling in the afternoon
please join the year's implications

someone bends toward a piano
someone carries a ladder past
sleepiness has been postponed a few minutes
only a few minutes
the sun researches shadow
and drinking water from a bright mirror
I see the enemy within

an oil tanker
the tenor's song enrages the sea
at three in the morning I open a tin can

setting some fish on fire

Bei Dao: The ROSE of TIME

Edited by Eliot Weinberger

[Note: To DV: Làm ơn dịch bài trên. Tks. NQT]

Ngày này

Gió biết rõ tình yêu
Ngày hè lấp lánh sắc màu vương giả
Người câu cá cô độc đang đo lường
vết thương của mặt đất
Chuông ngân vang đang trương nở
Người rảo bước sau ngọ
Xin hãy thêm vô hàm nghĩa của tháng năm này 

Có người cúi mình xuống dương cầm
Có người vác thang đi qua
Cơn buồn ngủ bị đẩy lùi mấy phút
Chỉ là mấy phút
Mặt trời đang coi xét chiếc bóng
Tôi uống nước từ tấm gương sáng
Nhìn thấy kẻ địch của lòng mình 

Tiếng hát của một giọng nam cao
Giống tàu chở dầu chọc giận biển lớn
Tôi mở lon đồ hộp lúc ba giờ sáng
Để những con cá tỏa ánh rạng ngời.

From my iFone

Gửi bác bản tạm dịch bài “This day” của Bei Dao. Chúc bác vui luôn.
D.V

Tks
Many Tks. Take Care. GNV.
Gấu sẽ đi 1 đường dịch, từ bản tiếng Anh, sau.
Có tí khác biệt, giữa hai bản dịch, tiếng Việt của DV và tiếng Anh, của Eilot Weinberger.

[Trong Now & Then, Robert Hass, trong 1 bài viết về Rilke, đã đưa ra chừng 10 bản dịch, tiếng Anh, của 1 bài thơ của Rilke. Bài này thú lắm, cho thấy, dịch thơ, theo GCC, càng có nhiều bản dịch, càng tốt, và đừng bao giờ sợ sai ý của nguyên tác. Borges sửa thơ của chính ông hoài. Thành ra, tờ TLS khuyên, tốt nhất, bạn nên học tiếng Tây Ban Nha, để có nhiều bản dịch, của 1 bài thơ, của chính Borges, do Borges sửa đi sửa lại!]

Ngày này

Gió biết tình yêu là gì
Ngày hạ, sắc màu vương giả lấp lánh
Một ông câu trơ trọi
Đo vết thương của thế giới
Chuông ngân vang rền rĩ,
Người tản bộ sau ngọ

Làm ơn nhập vào những hàm ngụ của năm

Một người nào đó cúi xuống chiếc dương cầm
Một người nào đó vác thang qua
Cơn buồn ngủ bị cưỡng lại vài phút
Chỉ vài phút
Mặt trời kiếm cái bóng
Uống nước từ gương sáng,
Tôi nhìn thấy kẻ nội thù

Một chiếc tàu chở dầu
Tiếng hát giọng nam cao chọc giận biển
Ba giờ sáng tôi mở lon thiếc
Đưa mấy chú cá lên giàn hỏa.

Ngủ đi, thung lũng

Ngủ đi, thung lũng
mau lấy mây mù xanh che khung trời
che con mắt bông huệ tây xanh xao
Ngủ đi, thung lũngmau lấy nhịp chân mưa đuổi theo ngọn gió
đuổi theo tiếng hót thấp thỏm của chim cu

Ngủ đi, thung lũng
chúng tôi nấp ở đây
cứ như nấp vào giấc mộng ngàn năm
thời gian thôi chẳng còn trượt qua lá cỏ
đồng hồ mặt trời ngưng sau tầng mây
cũng thôi không lay rụng ráng chiều với hừng đông

Cây rừng vặn mình
thả rơi vô số quả thông cứng
bảo vệ hai hàng dấu chân
tuổi thơ chúng tôi cùng rảo bước
với mùa màng  quanh co đường nhỏ
phấn hoa dính đầy những bụi tầm gai

Ôi, vắng lặng sao
phiến đá ném đi không vọng tiếng
có lẽ, bạn đang tìm kiếm điều chi
-từ tim đến tim
một cầu vồng lặng lẽ dâng cao
-từ mắt đến mắt

Ngủ đi, thung lũng
gió, ngủ đi
thung lũng ngủ say trong mây mù xanh
gió, trong lòng bàn tay chúng tôi say ngủ.

Bei Dao: The Rose of Time, p12

Ps: Bác có thấy bài thơ này có cái khí hậu Tứ Tấu Khúc của bác không:)

Tks. NQT

SLEEP, VALLEY

Sleep, valley
with blue mist quickly cover the sky
and the wild lilies' pale eyes
Sleep, valley
with rainsteps quickly chase away the wind
and the anxious cries of the cuckoo

Sleep, valley
here we hide
as if in a thousand-year dream
time no longer glides past blades of grass
stopped behind layers of clouds, the sun's clock
no longer swings down evening glow or dawn

Spinning trees
toss down countless hard pine cones
protecting two lines of footprints
our childhoods walked with the seasons
along this winding path
and pollen drenched the brambles

Ah, it's so quiet and still
the cast stone has no echo
perhaps you are searching for something
-from heart to heart
a rainbow rises in silence
- from eye to eye

Sleep, valley
sleep, wind
valley, asleep in blue mist
wind, asleep in our hands

Bei Dao

Quả đúng là khí hậu Tứ Tấu Khúc, như K. có lần phán, dẹp cả cuộc đời qua 1 bên, lấy cả thiên thu cho... quá khứ!
Hà, hà!

Tks All of U
NQT


*

ALLEN GINSBERG
(1926-1997)    

New Stanzas for
Amazing Grace 

I dreamed I dwelled in a homeless place
Where I was lost alone
Folk looked right through me into space
And passed with eyes of stone 

o homeless hand on many a street
Accept this change from me
A friendly smile or word is sweet
As fearless charity 

Woe workingman who hears the cry
And cannot spare a dime
Nor look into a homeless eye
Afraid to give the time 

So rich or poor no gold to talk
A smile on your face
The homeless ones where you may walk
Receive amazing grace 

I dreamed I dwelled in a homeless place
Where I was lost alone
Folk looked right through me into space
And passed with eyes of stone 

DECEMBER


Những Chiếc Đồng Hồ Mệnh Chung
The Clocks of the Dead
by Charles Simic

http://www.gio-o.com/LyOcBR/LyOcBRHaiCuGiangSinh2016.htm

Bài thơ này Tin Văn đã giới thiệu. Đọc cái tít tiếng Mít, của Lý Ốc, Gấu thấy lạ, bèn lò mò tìm hiểu....

http://tanvien.net/Dayly_Poems/7.html

NMG có cái hình ảnh thú vị lắm: Mọi đồng hồ Mít ngưng chạy đúng vào ngày 30 Tháng Tư 1975.

THE CLOCKS OF THE DEAD

One night I went to keep the clock company.
It had a loud tick after midnight
As if it were uncommonly afraid.
It's like whistling past a graveyard,
I explained
In any case, I told him I understood

Once there were clocks like that
In every kitchen in America.
Now the factory's windows are all broken.
The old men on night shift are in Charon's boat.
The day you stop, I said to the clock,
The little wheels they keep in reserve
Will have rolled away
Into many hard-to-find places.

Just thinking about it, I forgot to wind the clock.
We woke up in the dark.
How quiet the city is, I said.
Like the clocks of the dead, my wife replied.
Grandmother on the wall,
I heard the snows of your childhood
Begin to fall.

Charles Simic
 

Những chiếc đồng hồ của những người đã chết

Một đêm Gấu đi ra đường kiếm bạn đồng hành là chiếc đồng hồ
Nó kêu một tiếng “tích” thật bự sau nửa đêm
Như thể nó sợ, một cái sợ không giống ai
Như tiếng huýt sáo khi đi qua nghĩa địa
Tôi giải thích
Trong bất cứ trường hợp, tôi bảo nó, tôi hiểu 

Đã có 1 lần, có nhiều đồng hồ như thế
Ở mọi nhà bếp của lũ Ngụy
Bây giờ mọi cửa sổ nhà máy sản xuất đồng hồ Chợ Lớn,
Đồng hồ một cửa sổ, hai cửa sổ, không người lái...
thì đều tan hoang, đổ vỡ.
Những người già của những ca trực đêm thì đều lên con thuyền của Charon
Ngày mi ngưng, tôi biểu cái đồng hồ,
Những bánh xe dự trữ thì đều bỏ đi
Tới rất nhiều nơi thật khó mà tìm được

Mải nghĩ về những chuyện đó, tôi quên mẹ lên giây cót đồng hồ
Chúng tôi thức dậy trong bóng tối
Sao thành phố im ắng như thế này, tôi nói.
Như những đồng hồ của người chết, Gấu Cái trả lời
Bà cụ ở trên tường,
Con nghe tiếng tuyết của thời thơ ấu của bà
Bắt đầu rơi 


* *

POETS

Poets shouldn't commit
Suicide
That would leave the world
To those without imaginations
Or hearts

That would bequeath
To the world
A mangled syntax
And no love
Of champagne

Poets must live
In misery and ecstasy
To sing a song
With the katydids

Poets should be ashamed
To die
Before they kiss
The sun

The Diver
Oswald von Wolkenstein,
1376-1445
translated from the German by Richard Sieburth
December 22, 2016 Issue

http://www.nybooks.com/articles/2016/12/22/the-diver/

Then there was the time
I tried to learn to swim
in a deep lake,
but once in,
shot straight
to the floor,
out of sight, out of mind,
a good hour or more.
Nice & cold down there
as I went looking for fish
with my nose-tip,
but then I fell for her
hook, line & sinker
and that sweet little stinker
snared me like a common thief,
she whom I held so dear
to heart, causing me
all this untold pain & grief.
Not smart on my part.
Had she only died
some time before,
she who still poses
such a threat,
which I realized
as I rode toward Hungary,
still in love, still alone
still accident-prone.
The weather rainy
all the way there,
me learning a few words
of Magyar, chill
to the tongue,
drinking my fill
of the Tauggel waterfall
that plunges down
from the high cliffs,
into which, a fool,
I splashed & nearly
drowned,
escaping by a hair,
wet to the bone.
I’d bet any precious stone,
however well-buffed,
however well-cut,
that no man in a hundred
could survive such
dumb, headlong
dives into love.


 TTT 10 years Tribute

&

Note: Cuốn này, cũng tuyệt. Trong 1 bài viết ngắn, Reader's Block, Dyer, cảnh cáo thú đọc sách, và cho biết, càng ngày ông càng bớt đọc, và trích 1 câu của Nietzsche:
Sáng sớm, vớ cuốn sách đọc, tôi coi đó, là, bửn.
'Early in the morning, at break of day, in all the freshness and dawn of one's strength, to read a book - I call that vicious!'
Nietzsche: Ecce Homo

Cái kinh nghiệm đọc, đọc sách nào, về già, nhìn lại, với riêng GCC, là 1 thử thách của ông Trời, đối với 1 độc giả, và sau khi thử thách rồi, thì là món quà của Xừ Luỷ!

TV xin post lại, kinh nghiệm của Kafka, và đây là 1 dẫn nhập tuyệt hảo cho cái việc đọc:

Cuộc Xét Nghiệm [The Test]

Tôi là một người hầu, nhưng không có việc làm. Nhút nhát, lại ít khi tỏ ra hết mình, thực ra tôi chẳng chịu sắp hàng, chen lấn với người khác; nhưng đây chỉ là một lý do khiến tôi thất nghiệp; cũng có thể chẳng có chi liên can tới chuyện thất nghiệp của tôi, trong bất cứ trường hợp nào, chuyện là thế này: chẳng bao giờ người ta gọi tôi đi hầu; những người khác được gọi, tuy họ chẳng cố gắng gì hơn tôi, mà thực ra có khi họ còn chẳng cảm thấy cái ao ước được gọi, trong khi tôi, ít ra đôi lúc cảm thấy điều này một cách thật dữ dội.
Vậy là tôi nằm dài trong khu sảnh dành cho người hầu, ngó lên chùm ánh sáng trên trần, mơ mơ màng màng, chợt thức, và lại rơi vào giấc ngủ. Đôi khi, tôi bước vào quán, nơi người ta bán bia đắng, đôi khi tôi cũng nốc nó một cách ghê tởm, nhưng những lần khác, tôi uống nó…
Một lần tôi vô quán, một người khách ngồi ở chỗ tôi hay ngồi quan sát mọi người. Tôi không dám nhìn ông ta thật gần, và quay mình tính bỏ đi. Nhưng người khách gọi giật lại; hóa ra cũng là một người hầu, tôi có gặp trước đó, nhưng chưa từng nói chuyện với anh ta.
-Tại sao anh bỏ chạy? Hãy ngồi đây làm một ly. Tôi trả tiền.
Vậy là tôi ngồi xuống. Anh hỏi tôi đôi điều, nhưng tôi không thể trả lời, thực ra là tôi không hiểu ngay cả những câu hỏi của anh ta. Thế là tôi nói: "Có lẽ anh buồn vì anh đã mời tôi, như vậy tôi nên đi thì hơn", và tôi tính đứng dậy. Nhưng anh ta vươn tay qua bàn đẩy tôi ngồi xuống. "Hãy ở lại", anh ta nói, "đây chỉ là một cuộc xét nghiệm. Kẻ nào không trả lời những câu hỏi, là qua được cuộc xét nghiệm".

Nên nhớ, Kafka đã từng phán, Ông Trời năn nỉ tôi, đừng viết, NO!
Đọc, với ông, chắc
cũng rứa.
Nhưng căng nhất, là đọc cái gì?
Một anh Tẫu chẳng đã phán, thứ nhà văn bảnh nhất trên đời, là thứ, đếch thích viết!
Vưỡn cũ
ng thế, thứ độc giả bảnh, đếch thích đọc!

Có thể nói, tất cả cái đọc của GCC, là 1 thử thách, của Ông Trời, nhắm trả lời cuộc xét nghiệm, liệu mi chịu nổ
i... Lò Thiêu?
Hà, hà!
Phách lối thật
Chọc chúng chửi!

Compass

Every single thing becomes a word
in a language that Someone or Something, night and day,
writes down in a never-ending scribble,
which is the history of the world, embracing

Rome, Carthage, you, me, everyone,
my life, which I do not understand, this anguish
of being enigma, accident, and puzzle,
and all the discordant languages of Babel.

Behind each name lies that which has no name.
Today I felt its nameless shadow tremble
in the blue clarity of the compass needle,

whose rule extends as far as the far seas,
something like a clock glimpsed in a dream
or a bird that stirs suddenly in its sleep.
-A.R.

J.L. Borges

UNE BOUSSOLE
A Esther Zemborain de Torres.
Choses sont mots. Quelqu'un - mais qui, mais quoi ? -
Nous écrit : cette incessante graphie
Inextricable et qui ne signifie
Rien, c'est l'histoire humaine. En ce convoi

Passent Carthage et Rome, et moi, lui, toi,
Mon désespoir d'être cryptographie,
Hasard, rébus - mon impensable vie,
Cette Babel qui s'é
cartèle en moi.

Mais par-delà la parole ou le nombre
Un reste attend. Je sens planer son ombre
Sur cet acier léger, lucide et bleu

Qui cherche un point où l'océan fait trêve ;
Presque une montre entr'apercue en rêve,
Presque un oiseau qui dort et tremble un peu.

La bàn
Mọi vật đơn trở thành một từ
Trong một ngôn ngữ mà Ai Đó, hay Điều Đó, ngày đêm
Viết xuống một bản văn chẳng bao giờ chấm dứt
Gọi là lịch sử thế giới, ôm trong nó

La Mã, Carthage, bạn, tôi, mọi người
Đời Gấu, không làm sao hiểu nổi, cơn nhức nhối,
Là niềm bí ẩn, tai nạn, và thai đố
Và tất cả những ngôn ngữ chẳng thứ nào chịu được thứ nào của Babel

Sau mỗi tên, nằm, mỗi
không tên
Bữa nay Gấu cảm thấy cái bóng không tên của nó run rẩy
Trong cái sáng sủa màu xanh của cây kim của cái la bàn

Luật của nó thì vươn xa thật xa như những biển xa
Một điều gì như cái đồng hồ thấp thoáng trong giấc mơ
Hay một hải âu bất thình lình run run trong giấc ngủ của nàng

 
Thơ Mỗi Ngày


Compass

Every single thing becomes a word
in a language that Someone or Something, night and day,
writes down in a never-ending scribble,
which is the history of the world, embracing

Rome, Carthage, you, me, everyone,
my life, which I do not understand, this anguish
of being enigma, accident, and puzzle,
and all the discordant languages of Babel.

Behind each name lies that which has no name.
Today I felt its nameless shadow tremble
in the blue clarity of the compass needle,

whose rule extends as far as the far seas,
something like a clock glimpsed in a dream
or a bird that stirs suddenly in its sleep.
-A.R.

J.L. Borges

UNE BOUSSOLE
A Esther Zemborain de Torres.
Choses sont mots. Quelqu'un - mais qui, mais quoi ? -
Nous écrit : cette incessante graphie
Inextricable et qui ne signifie
Rien, c'est l'histoire humaine. En ce convoi

Passent Carthage et Rome, et moi, lui, toi,
Mon désespoir d'être cryptographie,
Hasard, rébus - mon impensable vie,
Cette Babel qui s'é
cartèle en moi.

Mais par-delà la parole ou le nombre
Un reste attend. Je sens planer son ombre
Sur cet acier léger, lucide et bleu

Qui cherche un point où l'océan fait trêve ;
Presque une montre entr'apercue en rêve,
Presque un oiseau qui dort et tremble un peu.

La bàn
Mọi vật đơn trở thành một từ
Trong một ngôn ngữ mà Ai Đó, hay Điều Đó, ngày đêm
Viết xuống một bản văn chẳng bao giờ chấm dứt
Gọi là lịch sử thế giới, ôm trong nó

La Mã, Carthage, bạn, tôi, mọi người
Đời Gấu, không làm sao hiểu nổi, cơn nhức nhối,
Là niềm bí ẩn, tai nạn, và thai đố
Và tất cả những ngôn ngữ chẳng thứ nào chịu được thứ nào của Babel

Sau mỗi tên, nằm, mỗi
không tên
Bữa nay Gấu cảm thấy cái bóng không tên của nó run rẩy
Trong cái sáng sủa màu xanh của cây kim của cái la bàn

Luật của nó thì vươn xa thật xa như những biển xa
Một điều gì như cái đồng hồ thấp thoáng trong giấc mơ
Hay một hải âu bất thình lình run run trong giấc ngủ của nàng


*

*

Louise Glück
b. 1943

Louise Glück is considered by many to be one of America’s most talented contemporary poets. The poet Robert Hass has called her “one of the purest and most accomplished lyric poets now writing,” and her poetry is noted for its technical precision, sensitivity, and insight into loneliness, family relationships, divorce, and death. Frequently described as “spare,” James K. Robinson in Contemporary Women Poets also noted that “Glück’s poetry is intimate, familial, and what Edwin Muir has called the fable, the archetypal.” Rosanna Warren has described Glück’s “classicizing gestures”—her frequent reworking of Greek and Roman myths such as Persephone and Demeter, for example—as necessary to her lyric project. According to Warren, Glück’s “power [is] to distance the lyric ‘I’ as subject and object of attention” and to “impose a discipline of detachment upon urgently subjective material.” Glück’s early books feature personae grappling with the aftermaths of failed love affairs, disastrous family encounters, and existential despair, and her later work continues to explore the agony of the self. In the New York Times, critic William Logan described her work as “the logical outcome of a certain strain of confessional verse—starved of adjectives, thinned to a nervous set of verbs, intense almost past bearing, her poems have been dark, damaged and difficult to avert your gaze from.”  (b)


Louise Glück được nhiều người coi là 1 trong những nhà thơ đương đại tài năng nhất của Mẽo. Thi sĩ Hass gọi bà, một trong những nhà thơ trữ tình trong trắng và thành tựu nhất hiện đang còn viết vào lúc này”, và thơ của bà thì được nhận ra [noted] bởi cái sự chính xác, cảm tính và đốn ngộ đưa tới sự cô đơn, những liên hệ gia đình, ly hôn, và cái chết.  


A WORK OF FICTION

As I turned over the last page, after many nights, a wave of sorrow enveloped me. Where had they all gone, these people who had seemed so real? To distract myself, I walked out into the night; instinctively, I lit a cigarette. In the dark, the cigarette glowed, like a fire lit by a survivor. But who would see this light, this small dot among the infinite stars? I stood awhile in the dark, the cigarette glowing and growing small, each breath patiently destroying me. How small it was, how brief. Brief, brief, but inside me now, which the stars could never be.

Note: Nhân đọc cả 1 lũ xúm nhau khen 1 mẩu văn dởm của 1 em Mít, [dưới đây, trên FB]
bèn nhớ tới bài thơ trên!
Và bài điểm thơ của Thầy Đạo (1)

Tiếng Chim – Phan Quỳnh Trâm

TIẾNG CHIM

Có tiếng chim hót lảnh lót bên ngoài, nàng mở cửa nhìn ra ban công. Chỉ thấy, trong bóng tối, người yêu của nàng đang đứng hút thuốc. Tiếng chim tắt ngấm.

(Dec-2016)

(1)

http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/17.html

Nguyễn Thùy Song Thanh

Cánh Cửa: giữa Đi và Về

 đọc sách

 ■  Người đời sử dụng ngôn ngữ như dụng cụ để thông giao trong khi thi sĩ buộc lời nói còn ở dạng thô sơ (parole brute) này phải im tiếng để cho lời nói thiết yếu (parole essentielle) tức ngôn ngữ thi ca cất tiếng. Thi sĩ áp đặt niềm im lặng lên ngôn ngữ thông thường thô sơ để lắng nghe lời nói thiết yếu cất tiếng trong niềm im lặng.

Làm gì có sự phân biệt quái đản, như trên. Khi Prévert, đặt tên cho tập thơ của ông là "Paroles” thí dụ, thì nó là ngôn ngữ gì, brute, hay essentielle?
Những câu thơ của ông, là ngôn ngữ hàng ngày, đâu thấy “essentielle” ở chỗ nào?
Phán khủng quá, thì phải đưa ra 1 thí dụ, 1 hình ảnh... để cho người đọc mở mắt ra chiêm ngưỡng ch
ứ!
Đọc lời phán về thơ của Thầy Đạo, thì Gấu lại nhớ ra lần đầu được ngồi với thiên tài âm nhạc Trịnh Công Sơn, ở Quán Chùa. Giữa cả đám Bắc Kít, ông nói giọng Bắc Kít, tức thứ ngôn ngữ “brute”, nhưng bất ngờ có 1 tay Trung Kít, ghé ngang bàn, chỉ để hỏi thăm, hay bắt tay thiên tài, là ông bèn trở ngay qua ngôn ngữ "tinh anh, thiết yếu…..", tức tiếng Huệ!
Cái từ “đọc sách” ở đây, nghe đúng là thứ tiếng “brute”, có lẽ nên thay bằng cụm từ "giới thiệu", hay "đọc" thơ - không phải sách - thơ của nữ thi sĩ NTST.
Đọc sách khác đọc thơ!

Thơ Nguyễn Thuỳ Song Thanh, cộng cả cuộc đời của bà, và cộng luôn cả thơ và cuộc đời của ông chồng của bà, tức Khoa Hữu, làm Gấu nhớ tới câu của Borges: Mỗi bài thơ, tới thì của nó, thì bèn biến thành 1 bi khúc, in time, every poem becomes an elegy. Và đây là cuộc thoại bắt đầu ngàn ngàn năm trước, và chẳng bao giờ chấm dứt, theo nghĩa, sách [thơ, ở đây] tái tạo quá khứ, books restored the past. Phải ngàn ngàn năm sau, tiếng thơ này mới lại được cất lên, và trở thành 1 bi khúc, tái tạo quá khứ 1 thời đại.

Câu chuyện thơ của NTST và ông chồng Khoa Hữu, còn làm Gấu nhớ đến trường hợp nhà thơ Osip Mandelstam, và bài ai điếu của Brodsky:

Bà đâu có muốn lớn lao, cao cả như vậy, ngay cả chuyện giản dị, là muốn ngang hàng với chế độ, cũng không. (1)

Đúng như thế, NTST cũng không muốn mấy chuyện nhơ bửn đó.
Như ông chồng của bà.

Nhân nhắc tới bà vợ góa của nhà thơ Osip Mandelstam, và bài ai điếu của Brodsky: Nhà thơ rất tởm chế độ, và đám Hội Nhà Thổ ở.... Hà Lội - Mút Ku, đúng hơn.
Ông viết về chúng bằng 1 giọng còn dữ dằn hơn Gấu nhiều:

Tuy nhiên, vẫn còn chút ngạc nhiên nho nhỏ, rằng sự thắp sáng ý thức quốc gia dân tộc này, nó là hậu quả của việc tố cáo hệ thống, chế độ. Hai cuốn sách của Bà Mandelstam thực sự là đã nhắm tới Ngày Phán Xét trên thế gian, về thời của bà và văn chương của nó - một sự phán xét rất ư là chính đáng, bởi vì kể từ thời của bà, sự nghiệp vĩ đại có tên là xây dựng thiên đàng trên trái đất này được khởi công thực hiện. Chút ngạc nhiên nhỏ nhoi hơn, là, hai cuốn hồi ức này, đặc biệt là cuốn thứ nhì, đã không được ưa thích bởi phía bên kia Bức Tường Điện Cẩm Linh. Giới cầm quyền, tôi phải nói, họ tỏ ra thành thực [honest] hơn, so với đám trí thức, ấy là nói về mặt phản ứng do mấy cuốn sách gây ra. Họ chỉ nói, việc sở hữu những cuốn sách đó là phạm luật. Nhưng về phía đám trí thức, nhất là đám ở Moscow, họ nhao nhao lên, như là một cái chợ, trước những lời cáo buộc nhắm vào rất nhiều thành viên nổi tiếng, hoặc cũng nổi tiếng, nhưng in ít hơn, của nó, về chuyện thậm thụt với chế độ, và đám người vẫn xun xoe nơi xó bếp nhà bà nhờ vậy mà giảm đi rất nhiều.
Có những lá thư hở, hoặc nửa kín nửa hở, có những quyết định rất ư là tởm lợm, là sẽ không thèm bắt tay, có những tình bạn, những hôn nhân đổ vỡ, do chuyện, không hiểu bà đúng hay là sai, khi chỉ tay vào kẻ đó, và nói, đây là một tên chỉ điểm. Một tay ly khai nổi tiếng vừa tuyên bố vừa lắc lắc chòm râu: "Bà đã ỉa lên cả một thế hệ chúng ta". 

Bà đã ỉa lên cả 1 thế hệ chúng ta.

Thầy Đạo học Triết, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, có được cái bằng Cử Nhân Triết, đã từng lên tiếng tố cáo GCC, không phải dân khoa bảng, với Sến, trên diễn đàn talawas, không đáng nói, nhưng Thầy còn tố cả Thầy của Thầy là Nguyễn Văn Trung, khi đó là Khoa Trưởng Văn Khoa, là đã thuổng bài của Tẩy.
Mít kêu là mách bu, mà không 1 bu Nam Kít!
Cái bằng cử nhân của Thầy, thực sự là để trốn lính, nhưng đây là do chính sách của Ngụy, có đi học, mỗi năm mỗi đậu là được hoãn dịch vì lý do học vấn.

Ai thì cũng biết bằng cấp không đẻ ra nhà văn, nhà phê bình, nhà thơ. Cái chuyện Thầy tố cáo GCC vô lý quá, vì Thầy, bằng cấp là như thế, mà viết không nổi 1 bài giới thiệu 1 tập thơ, cho thấy, viết, bất cứ cái gì, là phải có cái gì của riêng mình, một phát hiện của riêng mình, về 1 tác phẩm văn học, thí dụ.
Bao nhiêu Thầy Mít, ở hải ngoại, hiện đang sống đó, thực sự theo Gấu, không ông nào viết ra hồn cả. Vì thiếu óc sáng tạo, dù trong 1 bài giới thiệu rất ư là tầm thường, bình thường.
Đây là 1 thảm họa. Thầy Phúc, mỗi lần viết về 1 ông Mít, là xách cổ 1 ông mũi lõ, cho đứng kế bên. Thầy Thục, thì tra kíu hộc máu mồm, toàn những tác giả vô danh tiểu tốt, rồi… thôi.
Bà Thụy Khuê, cực nổ, nhưng như.. pháo.
Sến thì thật đanh đá. Và cũng thuộc loại nổ, ít đọc.
Cái chuyện Sến phán, về trường hợp VP, khiến lũ Nam Kít phát điên lên, theo Gấu, nhảm. Bà này vẫn thường phán như thế, với ngay cả Trần Dần, tiền chiến… Có rũ bụi thì bà cũng đếch thèm vén váy ngồi chung chiếu.
Quen “…” dzậy  rồi, để ý làm gì mà cũng góp ý góp iếc!
Bảnh như Sến, đâu bao giờ thèm đọc cỡ…  Trừ Tà!

Phê bình, theo Gấu, bắt buộc phải có sáng tạo, nhưng muốn viết phê bình, thì phải có năng khiếu về phê bình, rồi lại phải phát huy cái năng khiếu đó, bằng cách đọc, đọc thật nhiều, không thể có 1 tên phê bình mà 1 chữ tiếng Tây không biết, 1 câu tiếng Anh không dịch được.


* *

Let them all speak for me
mention me when they pray
Every year on the eve of
my burial day

Để lũ Bắc Kít lèm bèm về Gấu Cà Chớn
Nhắc đến Gấu khi chúng cầu nguyện
Mỗi năm vào cái buổi Eve
của cuộc hạ huyệt Gấu!

Ta mang cái gánh nặng Cái Ác Bắc Kít
Đâu phải chúng!


4

In setting Akhmatova's major poems in their historical and biographical context, Anderson offers persuasive grounds for her contention that "one of the driving forces of her life [was] the determination to honor the dead and to preserve their memory among the living." That she saw herself as following a tradition set by Pushkin seems clear from an allusion (immediately evident to her Russian readers) in the fourth line of "Requiem" to his famous poem addressed to the Decembrists, "From the depths of the Siberian mines," in which he promises that his "free voice" will reach them "even within your convicts' holes."
    Akhmatova offers no such hope: the Stalinist state had developed techniques of silencing dissidents to a degree undreamed of by the tsars. Its goal was not merely to suppress public expression of independent thought, but to wipe Russian minds clean of all memories, facts, and values other than those it proclaimed:

Made an unperson, every trace
    wiped out,
Horrific facts changed to word of
  mouth,
My double's being taken to
   "confess."

Such images in "Poem Without a Hero" remind us that Akhmatova's poems of 1940 were composed under conditions unknown to previous generations of Russian writers. As the case of Mandelstam showed, a poem that existed only in one's head, if re- cited to one other person, could lead to prison or execution.
The fear of further endangering her son, who was already in a camp, made Akhmatova see threats everywhere. She refused to write her poems down for herself or anyone else, yet the fear that if she died they would die with her made her seek a means of communicating them to others. Her friend Lidiya Chukovskaya, who had a gift for memorizing poetry, tells how Akhmatova, not daring to whisper a poem even in her apartment, would write it down on a scrap of paper, pass it to her to read and memorize, and then burn the paper over an ashtray. Later, Akhmatova said proudly: "Eleven people knew 'Requiem' by heart, and not one of them betrayed me."

Those who understood the magnitude of the risk Akhmatova faced in her determination to bear witness could appreciate the hidden meaning of the concluding lines of the first part of "Poem Without a Hero":

I, your olden conscience, here
      affirm:
I tracked down the tale that
   had been burned,
  I went to the deceased's
    house
And there I laid it down
On a window shelf-
   and then I tiptoed off ...


As Anderson observes, Akhmatova's dedication to preserving the memory of the dead derived not only from her deep sense of communion with world culture, but also from her religious faith in the communion of the present with the past and the living with the dead as part of a seamless whole in which each person and event has eternal meaning and value. This faith is reflected in the epilogue to "Requiem," in Akhmatova's words to the grieving women: "Once more the hour of remembrance [pominalni chas] draws near,/I see you, I hear you, I feel you all here." Anderson writes that the Russian words suggest the Orthodox practice of prayer for the sick or for t II' souls of the dead, a suggestion reinforced by a subsequent couplet's image of a list bearing the names of each sufferer. The list has been confiscated, and in its absence, Akhmatova weaves her "mantle of words/Made up of the snatches that I've overheard," preserving the memory of all the bereaved women for whom she speaks.
She asks in return:

  Let them all speak for me,
    mention me when they pray
   Every year on the eve of my
      burial day.

The epigraph to "Poem Without a hero" expresses the same sense of the mutual responsibility of past and present: "Deus conservat omnia" (God preserves everything-the motto on the coat of arms of the former Sheremetev Palace where Akhmatova occupied a room in the apartment of her former husband Nikolai Punin). It can be seen in the spirit of a resigned acceptance of suffering that infuses so much of her poetry, as in the poem of 1922 where she reflects on her refusal to desert her country in a catastrophic time:

But here, as the dark fires blaze
 around
And our last youth burns out in
  their glow,
We don't ask where refuge can be
  found,
Don't try to avoid a single blow.

We know each hour's worth will
  be made clear ,
And justified at the end of days ...


This certitude was a head-on challenge to the official ideology of her time, which saw the past as something to be negated and mercilessly extirpated along with its unpersons, in favor of the present which itself had only instrumental value as a staging post on the march to the ideal future. For her, no final judgment could be delivered on the past; the dead retained their right to make their protest heard by the living. Hence her prescient afterword to Part I of "Poem
Without a Hero," written in 1940:

... The poem rests now,
... with no more to say.
But what if a theme suddenly
bursts out,
Knocks with its fists on a windowpane-
And to that summons there
replies
A distant sound fraught with
alarm-
Gurgling, groaning, and
shrieking cries
And a vision of crossed arms? ..


Akhmatova's openness to such cries from the past explains the numerous revisions of the poem, meticulously documented by Anderson, which occupied her over so many years. It was still growing when the voices she had preserved were heard by her people through samizdat.

5.

In February 1956 the silence shrouding the country was broken when Khrushchev admitted to the Twentieth Congress of the Communist Party that crimes had been committed in its name. But severe limitations remained on how much could be said, and by whom. Even after the opening of the Soviet archives, the full cost in human lives of Stalin's paranoia is still a matter of educated guesswork; it has been estimated that over three quarters of a million Soviet citizens were executed between 1934 and 1953, while 18 million passed through the camps during Stalin's reign.
Delivered in closed session and transmitted in secrecy to Party cells all over Russia, Khrushchev's attack on Stalin focused almost exclusively on the Terror of 1937 and 1938, singling out its victims among the Party elite.
No mention was made of between six and seven million people who died in the famine of 1933 following forced collectivization. A few thousand rehabilitations were put in motion-a tiny percentage of those who had been falsely convicted. Returnees from the camps were often shunned or met with indifference. Many faced the ordeal of encountering those who had denounced them, few of whom were brought to account, while their victims remained objects of suspicion, as witnessed by the fate of an editor who sought to publish a book of memoirs by Gulag prisoners. His battle with the censors ended in his detention in a psychiatric hospital with the diagnosis that he was "obsessed with the struggle for justice.
    Collective amnesia about the subject of the Gulag was shattered when in 1962, with the aim of discrediting his enemies, Khrushchev permitted the publication of Solzhenitsyn's novella A Day in the Life of Ivan Denisovich, The public's hunger for new revelations was met by the clandestine circulation of hand-typed manuscripts- two of which became key texts in the underground battle against the neo- Stalinist revival under Brezhnev: Hope Against Hope, Nadezhda Mandelstam's memoirs of the life of the Moscow intelligentsia under the Terror, and Akhmatova's "Requiem."


 

 

Cỏ  xanh rồi sao ngại ngần bước xuống
Đã cuối thu lá rụng ngập đầy thềm
Những con sếu cuối mùa bay vội vã
Về phương Nam tìm nắng ấm dịu êm

Lòng ước gì như cánh chim tung gió
Theo đường bay đã vạch sẵn cuối trời
Sẽ đáp xuống giấu mình trong cánh nhỏ
Và an nhiên từ bỏ cuộc rong chơi

Ngồi tần ngần nhìn đôi giày đầy bụi
Bụi thân quen bám từ thuở biết buồn
Bạc phếch màu thăng trầm qua năm tháng
Kỷ niệm dâng đầy ngây ngất tỏa hương

 

Bỏ đi thôi những bóng hình năm cũ

Những buồn vui đang bám víu trong hồn

Bỏ đi hết những tia nhìn trìu mến

Những đêm dài, những chiều tím bâng khuâng

Tay ngập ngừng tháo dây ràng trăm mối
Cởi đôi giày với một chút rưng rưng
Đặt chân trần lên cỏ xanh mềm mại
Bên kia bờ thấp thoáng bóng người thương

Vội đi thôi, trời cuối thu rồi đó
Gió mùa đông đang chờ kéo mây mờ
Vạt cỏ xanh nâng niu từng lá nhỏ
Sẽ úa tàn chìm đắm dưới cơn mưa

Người thương ơi đưa tay cho em nắm
Bùn dưới chân đang run rẩ
y từng cơn
Hãy dắt em lên bờ kia đầy nắng
Là tay anh ? Hay chỉ sợi tơ buông ?

Đặng Lệ Khánh

*

Tình cờ đọc, cùng lúc, với bài thơ “Hull” của Philip Larkin, trong tờ báo vừa bệ về Lapham’s Home, sao thấy như cùng 1 air.
Tay thi sĩ Hồng Mao này, được phong tước Thi Sĩ Nhà Nước, lắc đầu, chỉ thích làm 1 thủ thư, như...  Borges



*

Note: Bài viết, mới kiếm thấy, tuyệt lắm. Cái từ đuổi Thần Chết chạy vãi linh hồn:
She called poetry, "our holy trade", "the Word that causes death's defeat."

Như bạn thân của Bà, Osip Mandelstam, nhận xét: “Thơ chỉ được kính trọng, ở xứ sở này, nơi dân chúng bị giết vì nó”
"Poetry is respected only in this country - people are killed for it". Trong 1 bài thơ đề tặng Osip, bà viết về sự ngần ngại chấp nhận vai trò “chứng nhân” của mình, nhưng lương tâm của bà không buông tha:
... earthly time is something it doesn’t know;
For it, the three dimensions are unreal.
Thời gian của đời có điều gi không hiểu
Với nó, ba chiều thì không thực


* *

Let them all speak for me
mention me when they pray
Every year on the eve of
my burial day

Để lũ Bắc Kít lèm bèm về Gấu Cà Chớn
Nhắc đến Gấu khi chúng cầu nguyện
Mỗi năm vào cái buổi Eve
của cuộc hạ huyệt Gấu!

Ta mang cái gánh nặng Cái Ác Bắc Kít
Đâu phải chúng!


*

BATYUSHKOV

Like a flaneur with a magic cane,
tender Batyushkov lives at my place-
wanders down Zamostie lanes,
sniffs a rose, sings Zafna's praise.

Not for a moment believing that we
could be separated, I bowed to him:
I shake his brightly gloved cold hand
in an envious delirium.

He smiled at me. "Thank you," I said,
so shy I could not find the words:
no one commands such curves of sound,
never was there such speech of waves.

With oblique words he made us feel
the wealth and torments that we share-
the buzz of verse-making, brotherhood's bell
and the harmonies of pouring tears.

And the mourner of Tasso answered me:
"I am not yet used to eulogy;
I only cooled my tongue by chance
on the grape-flesh of poetry."

All right, raise your eyebrows in surprise,
city dweller and city dweller's friend-
like blood samples, from glass to glass
keep pouring your eternal dreams.

June 18, 1932

-Osip Mandelstam

(Translated from the Russian by Peter France)

Translator's note: Konstantin Batyushkov (1787-1855) was a key figure in the emergence of modern Russian poetry; the harmony of his verse was much admired by Pushkin. In 1821 he succumbed to incurable mental illness.

NYRB, May 8 2014 

Bác Nguyễn

Như gã tản bộ với cây ba toong thần kỳ
Bác Nguyễn dễ mến sống ở chỗ Gấu - nhà Cậu Toàn, Phố Cổ -
Lang thang xuống Bờ Hồ, theo những Hàng Lụa, Hàng Buồm, Hàng Bạc
Ngửi ngửi m
ột bông hồng, đi một đường thổi, “Hà Nội ta đánh Mẽo giỏi”

Không một khoảnh khắc nghi ngờ, Mẽo sẽ cút Ngụy sẽ nhào,
Cũng chẳng thể hồ nghi, một tên chăn trâu học lớp Một sẽ ngồi lên đầu dân Mít
Hà, hà!
Gấu cúi đầu chào sư phụ của mình
Gấu bắt tay, là cái bao tay lạnh như Hà Lội lạnh
Run run như thần tử diện long nhan

Bác Nguyễn mỉm cười, Gấu đó ư, trẻ quá nhỉ!
[Thuổng MT khi gặp Thầy Kuốc lần đầu]
Gấu bẽn lẽn không làm sao kiếm ra lời
Ngoài Bác Nguyễn ra,
Ai có thể điều khiển được những lọn âm
Những đợn sóng lời

Bằng những từ nghiêng nghiêng
Như những giọt mưa chứa cơn gió nhẹ trong nó
Bác Nguyễn làm cho chúng ta cảm thấy
Sự giầu có và những khắc khoải mà chúng ta chia sẻ -
Thì thầm như thơ, bạn quí như Oanh vàng, Khánh bạc
Vãi lệ hài hòa

Và người than khóc Tasso trả lời Gấu:
“Ta không quen với cái trò thổi ống đu đủ; cái gì gì, đâu phải đời Mít nào cũng có được?
Ta chỉ uốn nhẹ cái lưỡi cho đầm cái ngọt ngào mới mẻ của thơ"

OK. Hãy dựng cặp lông mi lên trong kinh ngạc
Cư dân Hà Lội và bạn của cư dân Hà Lội –
Như mẫu máu, từ ly này tới ly khác,
Hãy cứ vô tư tiếp tục rót những giấc mộng đời đời của mi
Gấu ơi là Gấu!

Tháng Sáu 18, 1932
Osip Mandelstam

Ghi chú của người dịch: Konstantin Batyushkov là nhà thơ chủ chốt của nền thi ca hiện đại Nga.
Pushkin rất mê tính hài hòa trong thơ của ông. Mất năm 1821, vì 1 chứng nan y.





https://www.poetryfoundation.org/poems-and-poets/poets/detail/delmore-schwartz

Delmore Schwartz
1913–1966

Delmore Schwartz had, writes Alfred Kazin, "a feeling for literary honor, for the highest standards, that one can only call noble—he loved the nobility of example presented by the greatest writers of our century, and he wanted in this sense to be noble himself, a light unto the less talented.... So he suffered, unceasingly, because he had often to disappoint himself—because the world turned steadily more irrational and incomprehensible—because the effort of his intellectual will, of his superb intellectual culture, was not always enough to sustain him.... He was the prisoner of his superb intellectual training, a victim of the logic he respected beyond anything else. He was of the generation that does not come easily to concepts of the absurd."

Mental illness haunted Schwartz for approximately twenty years. Marlene Nadle reported that it sent him "in and out of sanatoriums and into and out of the isolation of hotel rooms. It was an illness he accepted almost fatalistically." "Lost he was," said Kazin, "but he was not enough 'lost' in the demonic poet's tradition of losing himself to this world and finding himself in a richer world of private vision.... He was not a seer, not a visionary of 'the lost traveller's dream under the hill,' of the 'holy madness' that Yeats claimed to find in Ireland itself—the madness that Christopher Smart knew, and Holderlin, and Blake."

DELMORE SCHWARTZ

He heard God coughing in the next apartment,
his life a hospital, he moved from bed to bed
with us and Baudelaire, except he always had
Finnegans Wake tucked in his pajamas,
which must mean, sure as chance,
the human race is God's phlegm. Penitent,
I say a prayer in God's throat:
"Mister, whose larynx we congest,
spit us into the Atlantic or Hudson ...
let us be dropped into the mouth of the first fish
that survived by eating its young-
drink hot tea and honey Your mother brings You
till You are rid of Your catarrh, well again.
Let us swim back to our handiwork."

Far from the world of Howth Castle, Delmore died
in a bed-bugged hotel, unclaimed for three days.
A week before, by chance, I saw him
at a drugstore counter, doubled over a coffee,
he moaned, "Faithful are the wounds of a friend,
deceitful enemy kisses."
He held my hand too tight, too long .
Melancholy Eros flew to my shoulder,
spoke in Greek, Yiddish, and English:
"Wear his sandals, his dirty underwear,
his coat of many colors that did not keep him warm."
-Stanley Moss

NYRB October 13, 2016

DELMORE SCHWARTZ

Ông nghe Chúa ho ở phòng kế bên
Cuộc đời của ông ở bịnh viện,
Từ giường tới giường,
Với chúng tôi và Baudelaire, ngoại trừ,
Ông luôn có cuốn
Finnegans Wake cuộn trong quần ngủ
Nó phải có nghĩa - chắc như là cơ may –
Con người, là đờm, rãi của Chúa.
Ăn năn,
Tôi cầu nguyện, trong cổ họng của Người
:
“Thưa Người, chúng con làm thanh quản của Người tắc nghẽn
Xin khạc chúng con xuống Atlantic, hay Hudson…
Hãy để chúng con rớt vô miệng con cá thứ nhất
Sống sót nhờ ăn thịt lũ con của nó –
Uống trà nóng và mật ong Mẹ của Người mang đến cho Người
Cho tới khi Người hết viêm họng, OK trở lại.
Hãy để chúng con bơi trở lại với việc làm của chúng con"

Xa thế giới
Howth Castle, Delmore mất
Trên cái giường đầy bọ chét ở khách sạn
Ba ngày chẳng có ai nhận
xác
Một tuần lễ trước đó, tình cờ, tôi nhìn thấy ông
Ở quầy một tiệm thuốc,
Gập người trên ly cà phê,
Ông rên rỉ,
“Tận tụy là vết thương của tình bạn
Bịp bợm, cái hôn của kẻ thù”.
Ông cầm tay tôi thật chặt, thật lâu
Buồn bã, Eros thổi qua vai tôi,
Nói bằng tiếng Hy Lạp,
tiếngYiddish, tiếng Anh
“Hãy đi dép, mặc quần áo lót bửn của ông
ta,
Cái áo khoác nhiều mầu không làm ông
ta đủ ấm”

Delmore Schwartz có, Alfred Kazin viết, “cảm nghĩ về vinh danh văn chương, với những chuẩn mức cao nhất mà người ta chỉ có thể gọi là ‘phong nhã’ – 'tuồng phong nhã đã  bày ra đấy', ông mê cái phong nhã của những nhà văn lớn lao nhất của thế kỷ của chúng ta, và ông muốn ông, chính ông, cũng được phong nhã như thế, thứ ánh sáng 'đài gương' soi tới 'dấu bèo' là ông, 1 tài năng kém cỏi hơn…. Và thế là ông đau đớn, không ngừng đau đớn, bởi là vì ông thường xuyên không hài lòng về mình, bởi là vì thế giới cứ lầm lầm lũi lũi trở thành vô lý, không thể hiểu được, bởi vì cái ý chí tinh thần của ông, cái văn hóa thần sầu của ông, luôn luôn không đủ để cầm giữ ông… Ông là tù nhân của sự rèn luyện tinh thần, bảnh chọe của mình, một nạn nhân của 1 luận lý mà ông kính trọng hơn bất cứ cái gì khác. Ông thuộc thế hệ không dễ dàng chấp nhận những quan niệm về phi lý.”

*

  
SUJI KWOCK KIM

Return of the Native

for Kang,
born in Sonchon, North Korea
Better not to have been born
than to survive everyone you loved.

There's no one left of those who lived here once,
no one to accuse you, no one to forgive you-

only beggar boys or black-market wives
haggling over croakers and cuttlefish,
 
hawking scrap-iron and copper-pipes stripped from factories
in the shadow of the statue of the Great Leader.

Only streets emptied of the villagers you knew,
only the sound of steps of those no longer living,

ghosts grown old, grim shadows of what they had once been:
some in handcuffs, some in hoods taken away at midnight,

some roped and dragged into Soviet Tsir trucks
driven to the labor camps that "don't exist."

Every absence has a name, a face, a fate:
but who, besides you, remembers they were ever alive?

You don't know why you were spared,
why you breathe walk drink eat laugh weep-

never speaking of those who had been killed,
as if they had never existed, as if the act of surviving them
had murdered them.
Forget, forget! But they want to be remembered.

Better people than you were shot:
do you think your life is enough for them?

For the silence
is never silent: it says We hate you

because you survived. No. We hate you
because you escaped.

from Ploughshares

Gấu về lại Xứ Mít
Thà rằng đừng sinh ra
Còn hơn sống dai hơn mọi người mà mi thương yêu

Chẳng còn ai trong số những người ngày nào sống ở đây
Chẳng còn ai để buộc tội mi
Chẳng còn ai để tha thứ cho mi

Chỉ là những đứa trẻ ăn mày ăn xin, những bà vợ chợ đen
Tranh giành con cá hay con mực
Lượm ống tuýp hay sắt vụn từ những xưởng thợ, nhà máy
Dưới bóng của vị Cha Già Vĩ Đại

Chỉ là những phố xá vắng tiệt những người dân mà mi biết
Chỉ là tiếng bước chân của những người không còn sống nữa


Những hồn ma trở nên già cằn, những cái bóng nhăn nhó của những người ngày nào đã từng sống
Một số tay mang còng,
Một số đầu bị chùm
Bị bắt lúc nửa đêm

Một số bị trói, kéo, và thẩy lên những xe tải
Liên Xô
Đưa tới những Trại Lao Động Cải Tạo “không hiện hữu”

Mọi vắng mặt, khuất bóng có 1 cái tên, một bộ mặt, một số phận:
Nhưng ai, ngoại trừ mi, còn nhớ họ đã từng có thời, sống?

Mi không hiểu tại làm sao mà mi được chừa ra
Tại làm sao mi thở, bước, uống, ăn, cười, và khóc

Không bao giờ nói về những người bị giết
Như thể họ đã từng hiện hữu
Như thể cái hành động sống dai hơn họ, của mi

Đã sát hại họ
Quên, quên! Nhưng họ muốn nhớ

Thà những con người còn hơn là mi bị bắn:
Mi có nghĩ là đời của mi thì đủ cho họ?

Bởi là vì im lặng chẳng hề là im lặng
Nó nói:
Chúng ta thù ghét mi

Bởi là vì mi sống sót.
Không.

Chúng ta thù ghét mi
Bởi là vì mi bỏ chạy
.

*

When your luck deserts you, even cold food burns.
[Zambian proverb]
Khi may mắn bỏ chạy bạn, cơm lạnh bỏng như lửa!

1931: Lisbon

BEAST UNBURDENED

O cat playing in the street
As if it were a bed,
I envy you your luck,
Because it isn't luck at all.

Servant of the fatal laws
Governing stones and people,
You are ruled by instincts
And feel only what you feel.

That's why you're happy.
The nothing that's you is all yours.
I look at myself but I'm missing.
I know myself it's not me.

Fernando Pessoa, a poem. The Portuguese poet left Lisbon at the age of seven in 1896 to move to Durban, South Africa, and lived there until he was seventeen; his first poems were written in English. He published much of his work under more than seventy literary "heteronyms," artistic personae for which he created complex and overlapping biographies. In a 1962 essay, Octavio Paz described Pessoa, who died in 1935 of hepatitis, as 'a humorist who never smiles and who freezes our blood, inventor of other poets and destroyer of himself"

Thú Hoang Vu

Ôi chú mèo trên con phố
Như thể là cái giường
Ta thèm may như mi
Bởi là vì chẳng may cái con mẹ


Tà lọt của lề luật tàn khốc
Cai trị đá và người,
Mi, tuân theo bản năng
Chỉ cảm, cái mi cảm

Mi, hạnh phúc
Mi, hư vô một cục
Ta không được như mi
Ta thiếu cái ta thiếu

[Dịch… thoáng!]


Pessoa rời Lisbon khi bảy tuổi vào năm 1896 tới Durban, Nam Phi và sống ở đó tới năm 17 tuổi. Những bài thơ đầu của ông được viết bằng tiếng Anh. Hầu hết tác phẩm của ông được viết dưới hơn 70 cái nick khác nhau, mỗi 1 cái nick như thế thì lại kèm 1 cái tiểu sử! Trong 1 bài essay viết năm 1962, nhà thơ Octavio Paz miêu tả Pessoa, mất năm 1935 do bịnh gan, như 1 tay “tiếu lâm, hài hước, không bao giờ cười, và làm máu của chúng ta đóng băng, kẻ phát minh ra những nhà thơ, và kẻ huỷ diệt chính mình”.


1942: Hollywood

RANDOM SELECTION

I know of course; it's simply luck
That I've survived so many friends. But last night
in a dream
I heard those friends say of me: "Survival of the fittest"
And I hated myself.

Bertolt Brecht, 'I, the Survivor." Brecht left for California in June 1941 on what would turn out to be the last possible ship; during the voyage, word came that the United States had stopped granting entry visas to those with close relatives in Germany. In spring 1942 Brecht and two other émigrés living around Los Angeles, Salka Viertel and Ruth Berlau, discussed a report about German forces murdering thousands of Russian civilians. The next morning Brecht slipped this poem under Viertel's door.

Chọn Đại

Gấu biết, lẽ dĩ nhiên, nhờ may
Gấu sống dai hơn mấy đấng bạn quí
Nhưng tối qua,
Trong một
giấc mơ
Gấu nghe họ lèm bèm về thằng bạn lùn lé của họ:
Mi sống dai nhất, quái thế, tên xì ke kia!
Và Gấu bèn ghét Gấu thậm tệ
Còn hơn cả tên Lăng Băm, hay Thầy Đạo, hay Thầy Kuốc
Ghét Gấu!

Hà, hà!

Luck is a very thin wire between survival and disaster and not many people can keep balance on it
-Hunter S. Thompson, 2000
May mắn là sợi dây mỏng dính, giữa sống sót và thảm họa, ít người
giữ được thăng bằng, khi đi trên sợi dây đó!

One should always play fairly when one has the winning cards
-Oscar Wilde, 1895
Khi có những cây bài tốt, thì đừng chơi bửn!

Câu này tặng Bắc Kít thật tuyệt
: Chúng có tất cả những cây bài đẹp, sau 30 Tháng Tư 1975.

 

Chúa là thơ bị tóm bắt trong bất kỳ một tôn giáo
God is the poetry caught in any religion
Les Murray
Thiên Đàng không như bay lượn hay bơi biếc
Nhưng có điều chi mắc mớ tới...  BHD và 1 cái nhìn như 1 thằng ngố!
Heaven is not like flying or swimming,
but has something to do
with blackeness and a strong glare

[Dịch theo kiểu THNM]
Note: Cuốn này mua xon, lâu rồi, bữa nay mới lôi ra gặm.
Tác giả là cái tay viết cuốn tiểu sử Faulkner, Thời Vô Song: Đời của W. Faulkner, đã từng giới thiệu trên Tin Văn. Trong lời giới thiệu, ông xoa đầu Tân Nobel BD:

preface

Life is energy, and energy is creativity. And even when individuals pass on, the energy is retained in the work of art, locked in it and awaiting release if only someone will take the time and the care to unlock it.
MARIANNE MOORE

Poetry doesn't matter to most people. That is, most people don't write it, don't read it, and don't have any idea why anybody would spend valuable time doing such a thing. The culture is clamorous, with a television blaring in most living rooms, magazines proliferating, and earphones downloading a great deal of garbage into the heads of millions on the subways and byways of the world. There is little time for concentration, or a space wherein the still, small voice of poetry can be heard. It could be argued, of course, that most people get their poetry in the lyrics of songs. I would, myself, see Bob Dylan as a genuine poet, although even there the tune carries as much meaning as the words, or (at least) helps to position the words.

Poetry doesn't matter to most people.
Ít thằng mê thơ.

Nhảm!
Giả như đúng như thế, thì OK quá đi mất, chứ than thở cái nỗi gì!
Tôi coi BD đúng thi sĩ, thứ thiệt, mặc dù điệu nhạc chuyên chở nhiều nghĩa, như lời hát, hay ít ra, nó chỉ chỗ, của lời hát.
Trên tờ NYRB, số mới, cũng có bài viết, coi BD xứng đáng đợp Nobel năm nay

http://www.nybooks.com/articles/2016/12/08/why-bob-dylan-deserves-nobel-prize/
Why Dylan Deserves It
Mark Ford   
December 8, 2016 Issue

In her interview for No Direction Home (2005), Martin Scorsese’s brilliant three- and-a-half-hour documentary about Bob Dylan, Joan Baez suggested there is something in Dylan’s music that goes “to the core of people”; there are those, she acknowledges, who are simply “not interested—but if you’re interested, he goes way, way deep.” Books on Dylan have been pouring from popular and academic presses for decades now, not to mention the numerous long-running fanzines that often combine recondite nuggets of information about Dylan performances or recording sessions (who was on bass on which take, what kind of hat he wore on stage) with scholarly accounts of sources for particular images or general appraisals of his musical and literary influences. Occasionally one learns about the more egregious of his many eccentricities. The sheer volume and variety of this secondary literature on Dylan is itself weighty testimony to the impact of his music on those who like it: it goes way, way deep, and provokes this need to explore Dylan’s effects, to analyze his compositional habits, to interpret the carnival of characters that he creates—including, of course, the overarching one of Minnesota-born Robert Zimmerman’s creation of Bob Dylan.

But explaining the magic of a song or performance is much harder than explaining the excellence of a poem or novel. There’s an uncomfortable scene, for Dylan fans, in Woody Allen’s Annie Hall, in which the Allen character grimaces almost in pain as a rock journalist (played by Shelley Duvall) recalls a Dylan concert she has just been to, and then admiringly quotes the chorus of “Just Like a Woman.” Allen’s scorn at first makes you wonder how you would set about defending the lines, but that quickly comes to feel pointless. Sixties hipster language takes us much closer to what is perhaps the only question really worth asking about Dylan: Hey, do you dig what this cat’s up to—or are you some kind of square?

It was delightful to learn this October that the Nobel Prize Committee for Literature dug Dylan, although, it soon turned out, this didn’t mean that Dylan dug the Nobel Prize Committee for Literature. A message fleetingly appeared on his website acknowledging that he had won the prize, but that soon disappeared; the “wanted man” was nowhere to be found; he was, like the girl berated in “Like a Rolling Stone,” “invisible now.” Contrary to reports in the popular press, Dylan has given hundreds of interviews throughout his career—indeed there’s a whole book of them, called Dylan on Dylan (2006). But clearly he wasn’t eager to confront armies of journalists and mouth platitudes about…

But explaining the magic of a song or performance is much harder than explaining the excellence of a poem or no
Nhưng giải thích tính thần kỳ của 1 bài hát, hay 1 trình diễn thì căng hơn nhiều so với việc giải thích cái bảnh của 1 bài thơ, hay 1 cuốn tiểu thuyết
...

Ui chao, đọc thì lại nhớ tới lời phán của NL:

Vì đọc thơ, vấn đề không phải là hiểu. Thơ không phải là để hiểu. Cũng không phải để "cảm", như một trường phái dạy dỗ ngày nay hay rao giảng (đọc thơ không phải là để được hưởng một cơn động kinh). Đọc thơ, trước hết, là nhìn. Có nhìn thấy, thì tức là có đọc được.
http://www.tanvien.net/TG_TP/Paul_Celan.html

All three - Felstiner in his biography of Celan, Popov-McHugh in their notes, Joris in his two introductions - have illuminating things to say about Celan's language. Joris is particularly telling on Celan's agonistic relation to German:

Celan's German is an eerie, nearly ghostly language; it is both mother-tongue, and thus firmly anchored in the realm of the dead, and a language the poet has to make up, to recreate, to re-invent, to bring back to life ... Radically dispossessed of any other reality he set about to create his own language - a language as absolutely exiled as he himself. To try to translate it as if it were current, commonly spoken or available German - i.e. to find a similarly current English or
American 'Umgangssprache' - would be to miss an essential aspect of the poetry. (Breathturn, pp. 42-3)

Tiếng Đức của Celan là 1 thứ ngôn ngữ của hồn ma. Vừa là tiếng mẹ đẻ được cắm vào trong cõi của những người đã chết, vừa là thứ ngôn ngữ mà nhà thơ phải làm cho nó sống dậy, tái tạo nó, lại phịa ra nó, đem nó trở lại đời sống....

[Ui chao, đọc 1 phát thì lại càng kính phục Thầy Đạo: Người rất mê thơ Celan, và đã từng viết cả 1 cuốn trường thiên tiểu thuyết triết học về
Celan, trên trang Gió O!
Bởi thế mà Gấu tin rằng đấng này cũng 1 thứ Vua Bịp!
Đọc, bịp, viết cũng bịp, suốt đời bịp, vì có khỉ gì đâu. Cứ giả như không có trang Gió O, mấy Thầy này post bài ở đâu?
NQT
]

Celan is the towering European poet of the middle decades of the twentieth century, one who, rather than transcending his times - he had no wish to transcend them - acted as a lightning rod for their most terrible discharges. His unremitting, intimate wrestlings with the German language, which form the substrate of all his later poetry, come across in translation as, at best, over- heard rather than heard directly. In this sense translation of the later poetry must always fail. Nevertheless, two generations of translators have striven, with striking resourcefulness and devotion, to bring home in English what can be brought. Others will without doubt follow.
(2001)

Coetzee: Celan và những người dịch ông
[in trong Inner Workings, Essays 2000-2005]

Thơ Mỗi Ngày

Light in the grim

JON STALLWORTHY

Adam Zagajewski

ETERNAL ENEMIES

Translated by Clare Cavanagh

Adam Zagajewski' s "Try to praise the mutilated world", first published in the post-September 11 "black" issue of the New Yorker, takes its title from its opening line:

Try to praise the mutilated world.
Remember June's long days,
and wild strawberries, drops of rose wine ..
The nettles that methodically overgrow
the abandoned homesteads of exiles.
You must praise the mutilated world.
You watched the stylish yachts and ships;
one of them had a long trip ahead of it,
while salty oblivion awaited others.
You've seen the refugees going nowhere,
you've heard the executioners sing joyfully.
You should praise the mutilated world.
Remember the moments when we were together
in a white room and the curtain fluttered.
Return in thought to the concert where music
                                                                    lared.
You gathered acorns in the park in autumn
and leaves eddied over the earth's scars.
Praise the mutilated world
and the gray feather a thrush lost,
and the gentle light that strays and vanishes
and returns.
When I read it I was struck, first, by an awareness that, far from lecturing his reader, the speaker was speaking to himself; his use of "You" (a Zagajewski trademark) a welcome change from the self-important I-deology of so many contemporary poets. It struck me, then, that he had brilliantly obeyed his own imperatives - "Remember .... Remember .... Return .... Praise" – and had made me do the same. More generally, I was arrested by the authority of the voice, the courage and wisdom of a call to praise in a time (like any other) of mutilation: praise, a word with Christian associations, repeated with increasing urgency in the refrain, acquiring the force of a liturgical response, a prayer. Behind the distinctive new voice, one can) hear a voice heard in Auden's "Musée des (Beaux Arts" ("About suffering they were never wrong / The Old Masters"), juxtaposing "miraculous birth" with "dreadful martyrdom" in which "the torturer" plays a part. At some level, Zagajewski remembers this as well as his own love, a fluttering curtain (in a window Auden had opened), and a "mutilated world" where "the executioners sing joyfully". Surely, too, Auden's "expensive delicate ship" must be one of Zagajewski's "stylish ships" - perhaps one heading for the "salty oblivion" that awaits Icarus in the Bruegel painting on which Auden's poem is based. Zagajewski's praise poem has the variable line-length of Auden's which, despite its unobtrusive rhymes, gives it the easy assurance of the best free verse; and one cannot pay Clare Cavanagh a greater compliment than to say her English poem does not suffer by comparison with Auden's, These poems have a similarly antithetical structure: Auden's moving from birth to death to life continuing; Zagajewski's, from "June's long days" to "light that strays and vanishes / and returns". They tell us "we must praise" the life continuing, the light returning. They are both Christian poets, intimately involved in human tragedy, yet endowed with the detached perspective of the Old Masters. Adam Zagajewski was born sixty-four years ago in Lvov and went to university in Cracow, two cities he loves and celebrates in his essays and poems. He emigrated to France in 1982 and now lives between Cracow, Paris and Chicago. Early collections of his poems in English translation were presented in Without End (2002) - a title echoing the Book of Common Prayer - with a section of New Poems translated by Cavanagh. She has achieved something just as remarkable with Eternal Enemies. These are identified in "Epithalamion", a poem beginning "Without silence there would be no music", that goes on to assert: "Only in marriage do love and time, eternal enemies, join forces". An earlier poem, "Little Waltz", ends: "love sets us free, time kills us". The coming together of man and woman is imaged in that of the earth and "The Sea", In love with the earth, always drawn to shore In love with the earth, thrusting into cities, Stockholm, Venice, listening to tourists laugh and chatter before returning to its dark, unmoving source. The most frequent pairing and dis-pairing of the many antitheses in these poems are those of light and darkness (themselves linked to life and death), often in a religious context, as in "The Churches of France", described as "dark vessels, where the shy flame of a mighty light wanders". Again, in a more recent poem, "At the Cathedral's Foot", [we] spoke softly about disasters, about what lay ahead, the coming fear, and someone said this was the best we could do now - to talk of darkness in that bright shadow. Such poems remind us that when this Polish Roman Catholic Adam was born, "the pock- marked / Georgian still lived and reigned". With a bitter parody of the opening of St John's Gospel, he now remembers: In the beginning, freezing nights and hatred. Red Army soldiers fired automatic pistols at the sky, trying to strike the Highest Being. The title of that poem, "Life is Not a Dream", is echoed by the end of the next, "It Depends": "I push through a dense thicket of onlookers and ask: / What's happening? God's coming back. But it's just a dream". Zagajewski resembles Yeats in the skill with which he links poem to poem, so that the power of both poets' collections is greater than the sum of individual poems. The Arch poet liked to quote Blake: "Without contraries is no progression". Zagajewski would agree but, whereas the Irish agnostic celebrated the conflict of contraries that, in his "System", made the world and history go round, the Christian Pole seeks and celebrates harmony, love: "Remember the moments when we were together". The title of a key poem proclaims his creed, "Poetry Searches for Radiance", the creed of creative artists (made in their Creator's image) such as Blake- I watch William Blake, who spotted angels every day in treetops and met God on the staircase
of his little house and found light in grimy alleys - and like others whom he celebrates: Milosz and Brodsky, Caravaggio and Vermeer, Bach and Schubert. Last but not least, the composers: indeed, Zagajewski would seem to believe that life as well as art "aspires to the condition of music". A sentence borrowed from Conrad Aiken - "Music I heard with you was more than music" - finds its way into three poems of his new book; and music in some form is the means of communication/communion in the joyful epiphanic moments to which he and his fellow makers aspire. The music of the translator's English free verse, in its happy marriage to the poet's European themes, makes Cavanagh's Zagajewski as rare and rewarding an experience as that of Milosz’s Englished Collected Poems.

TLS Dec 2009

Bài điểm tập thơ Những Kẻ Thù Đời Đời, của Adam Zagajewski, thời gian nó mới ra lò.
AZ, như thế, cũng là nhà thơ Ky Tô, như Milosz, Brodsky.

Note: Gõ bác Gúc, hóa ra đã có trên Tin Văn rồi!


TRY TO PRAISE THE MUTILATED WORLD

Try to praise the mutilated world.
Remember June's long days,
and wild strawberries, drops of rose wine.
The nettles that methodically overgrow
the abandoned homesteads of exiles.
You must praise the mutilated world.
You watched the stylish yachts and ships;
one of them had a long trip ahead of it,
while salty oblivion awaited others.
You've seen the refugees going nowhere,
you've heard the executioners sing joyfully.
You should praise the mutilated world.
Remember the moments when we were together
in a white room and the curtain fluttered.
Return in thought to the concert where music flared.
You gathered acorns in the park in autumn
and leaves eddied over the earth's scars.
Praise the mutilated world
and the gray feather a thrush lost,
and the gentle light that strays and vanishes and returns.

Hãy cố mà ca ngợi thế giới bị tùng xẻo
Hãy nhớ những ngày dài Tháng Sáu
và những trái dâu dại, những giọt rượu vang hồng
Những cây tầm ma mọc um tùm một cách có hệ thống
những trại ấp bỏ hoang của những người lưu vong.
Bạn phải ca ngợi thế giới bị tùng xẻo.
Bạn ngắm những chiếc du thuyền kiểu cách và những chiếc tầu
một trong chúng thì có một chuyến đi dài phía trước mặt,
trong khi sự lãng quên đẫm vị mặn của muối chờ đợi những chiếc còn lại.
Bạn đã nhìn thấy những người tị nạn chẳng có 1 nơi chốn nào để mà tới
Bạn đã nghe đám đao phủ hát một cách thật là sảng khoái.
Bạn nên ngợi ca thế giới bị tùng xẻo
Hãy nhớ khoảnh khắc mà chúng ra cùng bên nhau
Trong căn phòng trắng và tấm màn xốn xang.
Hãy để cái đầu của mình trở về buổi hòa tấu khi âm nhạc bừng lên.
Chúng ta nhặt trái sồi ở công viên vào mùa thu
và những chiếc lá xoay xoay ở bên trên những vết sẹo trên mặt đất.
Hãy ngợi ca thế giới bị tùng xẻo
Và chiếc lông xám của con chim hét đã mất
Và ánh sáng dịu dàng lang thang, biến mất, rồi trở lại.

Bài thơ “Hãy ca ngợi một thế giới bị tùng xẻo”, lần thứ nhất được đăng trên số báo “đen” hậu-11/9, của tờ Người Nữu Ước.

When I read it I was struck, first, by an awareness that, far from lecturing his reader, the speaker was speaking to himself; his use of "You" (a Zagajewski trademark) a welcome change from the self-important I-deology of so many contemporary poets. It struck me, then, that he had brilliantly obeyed his own imperatives - "Remember .... Remember .... Return .... Praise" - and had made me do the same. More generally, I was arrested by the authority of the voice, the courage and wisdom of a call to praise in a time (like any other) of mutilation: praise, a word with Christian associations, repeated with increasing urgency in the refrain, acquiring the force of a liturgical response, a prayer. Behind the distinctive new voice, one can hear a voice heard in Auden's "Musée des Beaux Arts" ("About suffering they were never wrong / The Old Masters"), juxtaposing "miraculous birth" with "dreadful martyrdom" in which "the torturer" plays a part.

Khi đọc bài thơ “Hãy cố ngợi ca thế giới bị tùng xẻo”, tôi bị chấn động, thứ nhất, từ nỗi quan hoài, thay vì đọc lên giọng ‘mấy lời’ với độc giả thì nhà thơ lại nói với chính mình; cách sử dụng đại từ “You”, "Bạn", một thương hiệu của Zagajieski, quả là một sự chuyển đổi thật tuyệt, tách ra khỏi cái thói tự quan trọng mình của rất nhiều nhà thơ đương thời. Rồi tôi còn bị chấn động bởi sự kiện, nhà thơ thật thông minh, thật duyên dáng tuân theo những mệnh lệnh của chính mình - Hãy nhớ... Hãy nhớ... Hãy trở lại.... Hãy ngợi ca – và tôi cũng làm như vậy.
Nói chung là, tôi còn bị chấn động hơn thế nữa, bởi giọng quyền uy, sự can đảm và tính minh triết của một lời kêu gọi, hãy ngợi ca vào 1 thời [như bất cứ mọi thời] của sự tùng xẻo: ca ngợi, praise, một từ với những gia nghĩa mang tính Ky tô giáo, được lập đi lập lại với cường độ của sự khẩn thiết cứ thế tăng dần, ở điệp khúc, đòi hỏi một sức mạnh của 1 đáp ứng mang tính tế lễ, một lời cầu nguyện, khẩn cầu, cầu xin, a prayer.
Đằng sau giọng thơ mới mẻ một cách thật rành rẽ, phân biệt này, chúng ta nghe ra một giọng thơ cũ, của một bậc thầy, của Auden, trong "Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật:: "Về đau khổ họ chẳng hề bao giờ lầm/Những Vị Thầy Cũ", và, chồng lên, sự “ra đời thần kỳ, giống như là 1 phép lạ”, là, sự "tuẫn nạn đáng sợ, chết chóc” trong đó, “tên đao phủ, kẻ tra tấn, tên hành hạ”, cũng có phần đóng góp của nó, vai trò của nó....

JON STALLWORTHY đọc Eternal Enemies: Light in the grime [Bụi Sáng]
TLS  Dec 4 2009

Chắc bạn còn nhớ dòng thơ của Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man." 

Đây là câu trả lời của Adam Zagajewski:
"Only in marriage do love and time, eternal enemies, join forces".
"love sets us free, time kills us".

Chỉ trong hôn phối, hai kẻ thù thiên thu, nối vòng  tay lớn: tình yêu và thời gian
Thời gian giết chúng ta.
Tình yêu khiến chúng ta tự do
(1)



   Tám Bó

*

THE MOON
The story goes that in those far-off times
when every sort of thing was taking place-
things real, imaginary, dubious things-
a man thought up a plan that would embrace

the universe entire in just one book.
Relentlessly spurred on by this vast notion,
he brought off the ambitious manuscript,
polishing the final verse with deep emotion.

All set to offer thanks to his good fortune,
he happened to look up and, none too soon,
beheld a glowing disk in the upper air,
the one thing he'd left out-the moon.

The story I have told, although made up,
could very well symbolize the plight
of those of us who cultivate the craft
of turning our lives into the words we write.

The essential thing is what we always miss.
From this law no one will be immune
nor will this account be an exception,
of my protracted dealings with the moon.

Where I saw it first I do not know,
whether in the other sky that, the Greeks tell,
preceded ours, or one fading afternoon
in the patio, above the fig-tree and the well.

As is well known, this changing life of ours
may incidentally seem ever so fair,
and so it was on evenings spent with her
when the moon was ours alone to share.

More than moons of the night, there come to mind
moons I have found in verse: the weirdly haunting
dragon moon that chills us in the ballad
and Quevedo's blood-stained moon, fully as daunting.

In the book he wrote full of all the wildest
wonders and atrocious jubilation,
John tells of a bloody scarlet moon.
There are other silver moons for consolation.

Pythagoras, an old tradition holds,
used to write his verse in blood on a mirror.
Men looked to its reflection in the moon's
hoping thus to make his meaning clearer.

In a certain ironclad wood is said to dwell
a giant wolf whose fate will be to slay
the moon, once he has knocked it from the sky
in the red dawning of the final day.

(This is well known throughout the prophetic North
as also that on that day, as all hope fails,
the seas of all the world will be infested
by a ship built solely out of dead men's nails.)

When in Geneva or Zurich the fates decreed
that I should be a poet, one of the few,
I set myself a secret obligation
to define the moon, as would-be poets do.

Working away with studious resolve,
I ran through my modest variations,
terrified that my moonstruck friend Lugones
would leave no sand or amber for my creations.

The moons that shed their silver on my lines
were moons of ivory, smokiness, or snow.
Needless to say, no typesetter ever saw
the faintest trace of their transcendent glow.

I was convinced that like the red-hot Adam
of Paradise, the poet alone may claim
to bestow on everything within his reach
its uniquely fitting, never-yet-heard-of name.

Ariosto holds that in the fickle moon
dwell dreams that slither through our fingers here,
all time that's lost, all things that might have been
or might not have-no difference, it would appear.

Apollodorus let me glimpse the threefold shape
Diana's magic shadow may assume.
Hugo gave me that reaper's golden sickle
and an Irishman his pitch-black tragic moon.

And as I dug down deep into that mine
of mythic moons, my still unquiet eye
happened to catch, shining around the corner,
the familiar nightly moon of our own sky.

To evoke our satellite there spring to mind
all those lunar cliches like croon and June.
The trick, however, is mastering the use
of a single modest word: that word is moon.

My daring fails. How can I continue- .
to thrust vain images in that pure face?
The moon, both unknowable and familiar,
disdains my claims to literary grace.

The moon I know or the letters of its name
were created as a puzzle or a pun
for the human need to underscore in writing
our untold strangenesses, many or one.

Include it then with symbols that fate or chance
bestow on humankind against the day-
sublimely glorious or plain agonic-
when at last we write its name the one true way.
-A.S.T.

J.L. Borges

Note: Lục báo cũ, tình cờ vớ được bài của Michael Wood, "The Unreachable Real", điểm The Sonnets & Poems of the Night, LBR, 8 July, 2010, trong có kể 1 giai thoại về Borges.
Sắp đi xa, 1 trong những bạn bè quanh "giuờng chết", nhắc tới 1 tác phẩm của Borges, nhưng nhớ lộn tên, "The Golden Coin", thay vì "The Iron Coin".
Thấy bạn mình áy náy, Borges an ủi, bạn làm điều thuật
giả kim không thể làm được. (1)

Bài điểm này cũng thật thú.

(1)

WHEN JORGE LUIS BORGES was dying in Geneva in 1986, a friend committed an elegant Freudian act of homage. He mentioned Borges's book of poems The Golden Coin and was instantly corrected: The Iron Coin. The friend was embarrassed but Borges reassured him: 'Don't worry. You did what alchemy was unable to do.' The remark perfectly catches Borges's quickness, grace, learning and love of precision. It has a touch of self- deprecation too. It wasn't as if he didn't like the word 'gold' - a 1972 volume of verse is called The Gold of the Tigers- or as if he hadn't tried plenty of verbal alchemy of his own. But a long attempt is quite different from an instantaneous, unintentional success.

    Jorge Luis Borges

    Break of Day

    In the deep night of the universe
    scarcely contradicted by the streetlamps
    a lost gust of wind
    has offended the taciturn streets
    like the trembling premonition
    of the horrible dawn that prowls
    the ruined suburbs of the world.
    Curious about the shadows
    and daunted by the threat of dawn,
    I recalled the dreadful conjecture
    of Schopenhauer and Berkeley
    which declares that the world
    is a mental activity,
    a dream of souls,
    without foundation, purpose, weight or shape.
    And since ideas
    are not eternal like marble
    but immortal like a forest or a river,
    the preceding doctrine
    assumed another form as the sun rose,
    and in the superstition of that hour
    when light like a climbing vine
    begins to implicate the shadowed walls,
    my reason gave way
    and sketched the following fancy:
    If things are void of substance
    and if this teeming Buenos Aires
    is no more than a dream
    made up by souls in a common act of magic,
    there is an instant
    when its existence is gravely endangered
    and that is the shuddering instant of daybreak,
    when those who are dreaming the world are few
    and only the ones who have been up all night retain,
    ashen and barely outlined,
    the image of the streets
    that later others will define.
    The hour when the tenacious dream of life
    runs the risk of being smashed to pieces,
    the hour when it would be easy for God
    to level His whole handiwork!

    But again the world has been spared.
    Light roams the streets inventing dirty colors
    and with a certain remorse
    for my complicity in the day's rebirth
    I ask my house to exist,
    amazed and icy in the white light,
    as one bird halts the silence
    and the spent night
    stays on in the eyes of the blind.
http://www.ronnowpoetry.com/contents/borges/BreakofDay.html 
 
The Iron Coin

Before us is the iron coin. Now let us ask;
The two opposing faces what the answer will be
To the intractable demand no one has made:
Why does a man require a woman to desire him?
Let us look. In the higher orb are interwoven
The firmament's four strata that uphold the flood
And the unalterable planetary stars.
Adam, the youthful father, and young Paradise.
The afternoon and morning. God in every creature.
In that pure labyrinth you'll find your own reflection.
Once again let us discard the iron coin,
Which is a magic mirror also. Its reverse
Is no one, nothing, shadow, blindness. You are that.
The pair of iron faces fashions a single echo.
Your hands and tongue are unreliable witnesses.
God is the unapproachable center of the ring.
He does more than exalt or sentence: he forgets.
Slandered with infamy, why shouldn't they desire you?
Within the other's shadow, we pursue our shadow.
Within the other's mirror, our reciprocal mirror.
-E.M

Note: Gấu cũng lầm, bài thơ trên
, với bài sau đây, cũng của Borges, và đã được dịch.
Sorry, và xin post thêm bản dịch tiếng Tẩy, để tạ lỗi, trong khi chờ bản tiếng Mít



To a Coin

Cold and stormy the night I sailed from Montevideo.
As we rounded the Cerro,
I threw from the upper deck
a coin that glinted and winked out in the muddy water,
a gleam of light swallowed by time and darkness.
I felt I had committed an irrevocable act,
adding to the history of the planet
two endless series, parallel, possibly infinite:
my own destiny, formed from anxieties, love and futile upsets
and that of that metal disk
carried away by the water to the quiet depths
or to far-off seas that still wear down
the leavings of Saxon and Viking.
Any moment of mine, asleep or wakeful,
matches a moment of the sightless coin's.
At times I have felt remorse,
at others, envy
of you, existing, as we do, in time and its labyrinth,
but without knowing it.
-A.R.

J.L. Borges

Gửi Đồng Xu

Lạnh và bão là cái đêm tôi dong buồm rời Montevideo
Và khi thuyền chúng tôi lượn vòng Cerro
Từ trên boong thuyền cao
Tôi thẩy 1 đồng xu xuống dòng nước bùn.
Lấp lánh, thoáng chốc,
Như một điểm sáng được thời gian và đêm đen đợp đánh ực một phát
Tôi cảm thấy mình phạm 1 hành động không làm sao thu hồi lại được
Thêm vào lịch sử của hành tinh
Hai chuỗi dài song song, chắc là vô tận:
Số phận của riêng tôi, được dệt bằng những âu lo, thảng thốt, tình yêu,
Và những bực bội cà chớn, vô ích
Và của đồng xu, một cái dĩa kim khí
Được dòng nước cuốn tới những vùng sâu thăm thẳm, trầm lắng
Hay là tới những những vùng biển xa vời vợi
Cho tới bây giờ vẫn còn loay loay với
Những gì còn lại của những sắc dân Saxon và Viking.
Bất cứ một khoảnh khắc của tôi, ngủ gà ngủ gật, hay thức thao láo
Thì đều xứng hợp với một khoảnh khắc của đồng xu đã mất dạng
Có những lúc tôi cảm thấy hối hận tràn trề
Như là cái lần tính bước xuống đường cho xe hơi cán
Ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ
Và những lúc khác, thì lại thèm muốn, ước ao
Em, Sad Seagull
Đang hiện hữu, như đôi ta đang hiện hữu, trong thời gian và mê cung của nó
Nhưng không biết điều này.

*
A UNE MONNAIE

Froide et orageuse, la nuit où mon bateau quitta Montevideo.
Au moment de dépasser le Cerro, (1)
je jetai du haut du pont supérieur
une monnaie qui brilla et qui se noya dans les eaux
    boueuses,
objet de lumière que le temps et l'ombre ravirent.
J'eus l'impression d'avoir commis un acte irrévocable,
d'ajouter à l'histoire de la planète
deux séries incessantes, parallèles, peut-être infinies :
mon destin, fait de trouble, d'amour et de vaines vicissitudes,
et celui de ce disque de métal
que les eaux allaient livrer au mol abime
ou aux mers reculées qui rongent encore
les dépouilles du Saxon et du Viking.
A chaque instant de mon sommeil ou de ma veille
correspond un autre instant de l'aveugle monnaie.
Tu m'as quelquefois fait éprouver du remords
et d'autres fois de l'envie,
toi qui es, comme nous, dans le temps et dans son labyrinthe
et qui ne le sais pas. 

1. La Colline, presque par antonomase en ce pays plat.


Nobel văn chương 2016
Thơ Mỗi Ngày

CORONA

Autumn is eating a leaf from my hand: we are friends.
We are picking time out of a nut, we teach it to run:
and time rushes back to its shell.

In the mirror it's Sunday,
in dreams people sleep,
the mouth tells the truth.

My eye descends to the sex of my loved one,
we gaze at each other,
we whisper out darkness,
we love one another like poppies and memory,
we sleep like wine in a seashell,
like the sea in the moon's bloody rays.

Embracing we stand by the window, and people look up from
    the street:
it is time that they knew!
It is time that the stone grew accustomed to blooming,
that unrest formed a heart.
It is time it was time.

It is time.
JR

Paul Celan


*

ENCOUNTERS WITH PAUL CELAN

E. M. CIORAN

Précis de decomposition, my first book written in French, was published in I949 by Gallimard. Five works of mine had been published in Romanian. In 1937, I arrived in Paris on a scholarship from the Bucharest Institut francais, and I have never left. It was only in I947, though, that I thought of giving up my native language. It was a sudden decision. Switching languages at the age of thirty-seven is not an easy undertaking. In truth, it is a martyrdom, but a fruitful martyrdom, an adventure that lends meaning to being (for which it has great need!). I recommend to anyone going through a major depression to take on the conquest of a foreign idiom, to reenergize himself, altogether to renew himself, through the Word. Without my drive to conquer French, I might have committed suicide. A language is a continent, a universe, and the one who makes it his is a conquistador. But let us get to the subject. ...
The German translation of the Précis proved difficult. Rowohlt, the publisher, had engaged an unqualified woman, with disastrous resuits. Someone else had to be found. A Romanian writer, Virgil Ierunca, who, after the war, had edited a literary journal in Romania, in which Celan's first poems were published, warmly recommended him. Celan, whom I knew only by name, lived in the Latin quarter, as did 1. Accepting my offer, Celan set to work and managed it with stunning speed. I saw him often, and it was his wish that I read closely along, chapter by chapter, as he progressed, offering possible suggestions. The vertiginous problems involved in translation were at that time foreign to me, and I was far from assessing the breadth of it. Even the idea that one might have a committed interest in it seemed rather extravagant to me. I was to experience a complete reversal, and, years later, would come to regard translation as an exceptional undertaking, as an accomplishment almost equal to that of the work of creation. I am sure, now, that the only one to understand a book thoroughly is someone who has gone to the trouble of translating it. As a general rule, a good translator sees more clearly than the author, who, to the extent that he is in the grips of his work, cannot know its secrets, thus its weaknesses and its limits. Perhaps Celan, for whom words were life and death, would have shared this position on the art of translation.
In 1978, when Klett was reprinting Lehre vom Zerfall (the German Précis), I was asked to correct any errors that might exist. I was unable to do it myself, and refused to engage anyone else. One does not correct Celan. A few months before he died, he said to me that he would like to review the complete text. Undoubtedly, he would have made numerous revisions, since, we must remember, the translation of the Précis dates back to the beginning of his career as a translator. It is really a wonder that a noninitiate in philosophy dealt so extraordinarily well with the problems inherent in an excessive, even provocative, use of paradox that characterizes my book.
Relations with this deeply torn being were not simple. He clung to his biases against one person or another, he sustained his mistrust, all the more so because of his pathological fear of being hurt, and everything hurt him. The slightest indelicacy, even unintentional, affected him irrevocably. Watchful, defensive against what might happen, he expected the same attention from others, and abhorred the easygoing attitude so prevalent among the Parisians, writers or not. One day, I ran into him in the street. He was in a rage, in a state nearing despair, because X, whom he had invited to have dinner with him, had not bothered to come. Take it easy, I said to him, X is like that, he is known for his don't-give-a-damn attitude. The only mistake was expecting him. Celan, at that time, was living very simply and having no luck at all finding a decent job. You can hardly picture him in an office. Because of his morbidly sensitive nature, he nearly lost his one opportunity.
The very day that I was going to his home to lunch with him, I found out that there was a position open for a German instructor at the Ecole normale supérieure, and that the appointment of a teacher would be imminent. I tried to persuade Celan that it was of the utmost importance for him to appeal vigorously to the German specialist in whose hands the matter resided. He answered that he would not do anything about it, that the professor in question gave him the cold shoulder, and that he would for no price leave himself open to rejection, which, according to him, was certain. Insistence seemed useless.
Returning home, it occurred to me to send him by pneumatique, a message in which I pointed out to him the folly of allowing such an opportunity to slip away. Finally he called the professor, and the matter was settled in a few minutes. "I was wrong about him," he told me later. I won't go so far as to propose that he saw a potential enemy in every man; however, what was certain was that he lived in fear of disappointment or outright betrayal. His inability to be detached or cynical made his life a nightmare. I will never forget the evening I spent with him when the widow of a poet had, out of literary jealousy, launched an unspeakably vile campaign against him in France and Germany, accusing him of having plagiarized her husband. "There isn't anyone in the world more miserable than I am," Celan kept saying. Pride doesn't soothe fury, even less despair.
Something within him must have been broken very early on, even before the misfortunes which crashed down upon his people and himself. I recall a summer afternoon spent at his wife's lovely country place, about forty miles from Paris. It was a magnificent day.
Everything invoked relaxation, bliss, illusion. Celan, in a lounge chair, tried unsuccessfully to be lighthearted. He seemed awkward, as if he didn't belong, as though that brilliance was not for him. What can I be looking for here? he must have been thinking. And, in fact, what was he seeking in the innocence of that garden, this man who was guilty of being unhappy, and condemned not to find his place anywhere? It would be wrong to say that I felt truly ill at ease; nevertheless, the fact was that everything about my host, including his smile, was tinged with a pained charm, and something like a sense of nonfuture.
Is it a privilege or a curse to be marked by misfortune? Both at once. This double face defines tragedy. So Celan was a figure, a tragic being. And for that he is for us somewhat more than a poet .

E. M. Cioran, "Encounters with Paul Celan," in Translating Tradition: Paul Celan in France, edited by Benjamin Hollander (San Francisco: ACTS 8/9,1988): 151-52.

Is it a privilege or a curse to be marked by misfortune? Both at once. This double face defines tragedy. So Celan was a figure, a tragic being. And for that he is for us somewhat more than a poet .

Đặc quyền, hay trù ẻo, khi nhận "ân sủng" của sự bất hạnh?
Liền tù tì cả hai!
Cái bộ mặt kép đó định nghĩa thế nào là bi kịch.
Và như thế, Celan là 1 hình tượng, một con người bi thương.
Và như thế, ông bảnh hơn nhiều, chứ không "chỉ là 1 nhà thơ"!

Cô độc như Celan 

"Celan est malade – Il est incurable"
(Celan bịnh. Vô phương cứu chữa).
Heidegger 

"Trong cuốn sách căn lều,
Nhìn ngôi sao con suối,
Và ở nơi trái tim,
Hy vọng
Một lời sẽ tới"

(Dans le livre de la hutte,
avec un regard sur l’étoile de la fontaine,
avec, au coeur,
l’espoir d’une parole à venir)

Celan. 

Celan, Linda Lê, René Char… là những tác giả ruột của Thầy Đạo, và, bây giờ, thêm NL.
Mới thấy viết về Celan
NL thì Gấu chưa biết, lý do nào anh cảm thơ Celan, nhưng riêng Thầy Đạo, Gấu thực sự không tin Thầy đọc nổi Celan, hay Linda Lê.
Tại sao? Thì đọc những gì mà Cioran, hay Derrida, hay Coetzee viết về họ, là hiểu.
Văn chương của họ là thứ mấp mé bờ điên loạn, tự tử, hoặc sống sót Lò Thiêu, hoặc mang trong họ xác chết, làm sao đọc, với 1 kẻ bình thường như Gấu, hoặc Thầy Đạo, hà, hà!
Thầy Đạo dịch Linda Lê, đăng trên talawas, bị 1 vị độc giả của trang này chê dài dài.
Còn Gấu, thì chẳng đã thú nhận không đọc được văn Linda Lê, với Blog NL và độc giả của blog này, nhưng lại rất ư là mê tiểu luận của Bà.
Tiếc mấy bài viết trong mục "Trở về với những tác giả cổ
điển", của bà, mất hết, do Cô Út làm từ thiện, chủ yếu, để cho Bố không còn cặm cụi với cái máy PC.
Già rồi, chơi với cháu đủ vui rồi, tại làm sao mà lại tự làm khổ mình như thế!

Và trên hết, bạn không đủ “căn” thì đừng đọc họ!
Tại sao mà lại làm khổ mình như thế!

Bịp chứ tại làm sao nữa. Gấu, không đọc được ai là phán liền tù tì.
Không bịp mình, bịp thiên hạ!
http://nhilinhblog.blogspot.ca/2016/11/tho-paul-celan.html

Vì đọc thơ, vấn đề không phải là hiểu. Thơ không phải là để hiểu. Cũng không phải để "cảm", như một trường phái dạy dỗ ngày nay hay rao giảng (đọc thơ không phải là để được hưởng một cơn động kinh). Đọc thơ, trước hết, là nhìn. Có nhìn thấy, thì tức là có đọc được.

Căng, nhể!
NQT

Thơ Mỗi Ngày

&

NYRB Nov 24.
Gửi Xì Trum: Cơ may lịch sử đấy.
Nắm ngay lấy, nếu không là tội lỗi
Lâu lắm mới có được 1 bài thơ của AZ

Còn đây là message của Charles Simic, về anh hề Xì Trum

Charles Simic writes, "All of us who are familiar with rural areas and former industrial towns in this country know the impoverishment and hopelessness of many men and women who live there. Understandably, they are angry." Unfortunately "they voted for a buffoon who doesn’t care whether they live or die."

These unfortunates, who’ve been cheated and…
nybooks.com|By Charles Simic


Tư vấn nhà nước mới

Chúng ta có một nhà nước mới

Nhà nước mới bao gồm nhiều bộ trưởng có nghề

Một trong những bộ trưởng của chúng ta nói tiếng Anh

Nhà nước mới lên lịch làm việc rất ư là hăm hở.

Bất hạnh thay, nó có tí thiếu hung hăng, trong một hoàn cảnh
cho phép quá nhiều những kẻ tự do vô phương cải tạo, tồn tại:
trong vài thành phố chúng còn đông hơn những gia đình Ky Tô truyền thống

Nhà nước mới của chúng ta đâu biết làm gì khác?

Nó không thể được dẫn dắt bởi những quan điểm sướt mướt đặc sản của những chính trị gia Tây Phương

Một đêm nào đó nó nên làm thịt vài giám đốc phim, không chừa đàn bà

Tất cả những giáo sư làm luật nên cho đi tì suốt đời

Thi sĩ nên tha cho chúng
Bởi là vì có ai thèm đọc thơ
nữa đâu?

Trại tù thì cần thiết, nhưng nên nhè nhẹ
Đừng chọc tức LHQ

Hầu hết ký giả nên đầy tới Madagascar

Nước Hung Gia Lợi, về mặt khác, nên nhẹ nhàng dứt ra bằng kẹp
Và nhét vô giữa Ba Lan và Đức trên bản đồ.
Và sau đó, một khi phản ứng c
ủa hội tam điểm quốc tế loãng đi,
nên kín đáo để Đức ở giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Nhà nước của ngày hôm nay không thể thận trọng quá mức

Nó được trao cho 1 cơ may lịch sử

Đúng là một tội lỗi nếu không nắm lấy nó
.

http://www.tanvien.net/Poesie/tho_ngay_12.html

Cũng chỉ là tình cờ: Trước khi xuống phố, Gấu lục đúng 1 tờ NYRB cũ, Dec, 20, 2001, có bài của Simic, viết về Milosz, thật tuyệt.
Và đó là lý do Gấu bệ cuốn tuyển tập thơ thế giới, trên, sau khi cầm nó lên, đọc loáng thoáng bài thơ của Simic.
Trong bài viết, Simic có trích, những dòng thơ thật thần sầu của Milosz, thí dụ:

One life is not enough.
I'd like to live twice on this sad planet,
In lonely cities, in starved villages,
To look at all evil, at the decay of bodies,
And probe the laws to which the time was subject,
Time that howled above us like a wind.

Sống một đời chẳng đủ.
Giá mà có hai đời trên hành tinh buồn này,
Để sống trong những thành phố cô đơn, trơ trọi,
những làng mạc đói rạc,
Để nhìn đủ thứ ác,
đủ thứ thây người nát rữa ra,
Và để thấu được luật đời, mà
Thời gian là đề tài của nó.
Thời gian, hú như gió,
Trên đầu chúng ta.

Bài thơ này làm nhớ Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Joseph Brodsky.



*

A World Gone Up in Smoke
Charles Simic 
New and Collected Poems, 1931-2001
by Czeslaw Milosz. Ecco, 776 pp., $45.00

To Begin Where I Am:
Selected Essays by Czeslaw Milosz,
edited and with an introduction by Bogdana Carpenter and Madeline G. Levine.
Farrar, Straus and Giroux,
462 pp., $30.00
In this world
we walk on the roof of Hell
gazing at flowers
-Issa
Hai ông thi sĩ, đều kinh qua kinh nghiệm... VC, viết về nhau, làm sao mà không hay cho được!
TV sẽ giới thiệu bài này, sure!


*

Trong cuốn tiểu luận này, có bài “Sự Quan Trọng Của Simone Weil”, thật tuyệt.
Mỗi lần giở ra đọc, là lại lăm le dịch!
Nói chung, nhiều bài tuyệt.
Bài này, nội cái tít không thôi, là đã đủ lãng quên đời rồi:
“Tiểu Luận trong đó tác giả thú nhận, hắn ở phía của con người, do không làm sao kiếm ra 1 phiá nào khác bảnh hơn!”
Essay in Which Author Confesses That He is on the Side of Man, For Lack of Anything Better


Sách & Báo & Thời Sự Văn Học

*

Nữ tù nhân: Chân dung cực kỳ cảm động một người nữ

*


Volkov. When you write poetry, are you addressing some assumed audience?
Brodsky. You know, how did Stravinsky answer a similar question? I believe Robert Craft asked Stravinsky, "Who do you compose for?" And he replied, "For myself and for my hypothetical alter ego." That's it.

Volkov. In your case, does this hypothetical alter ego speak Russian?
Brodsky. The hell if I know. That’s his business
Volkov. Do you remember Nabokov’s arguments in connection with the translation he did of Lolita into Russian. He said himself didn’t understand what inner impulse had prompted him to do it. He said he couldn't even imagine a possible reader.

Brodsky. This is very much the psychology of the prose writer. A prose writer thinks seriously about these kinds of things, but a poet doesn't. The fact of the matter is that the difference between people involved in belles lettres and those involved in prose is very great. In general, dividing literature into prose and poetry began with the appearance of prose, for only in prose could such a division be expressed. By its nature, by its essence, art is hierarchical. The writer's consciousness is also hierarchical, automatically, and in this hierarchy, poetry stands above prose. If only because poetry is older. Poetry really is a very strange thing, because it belongs to a troglodyte as well as to a snob. It can be produced in the Stone Age and in the most modern salon, whereas prose requires a developed society, a developed structure, certain established classes, if you like. Here you could start reasoning like a Marxist without even being wrong. The poet works from the voice, from the sound. For him, content is not as important as is ordinarily believed. For a poet, there is almost no difference between phonetics and semantics. Therefore, only very rarely does the poet give any thought to who in fact comprises his audience. That is, he does so much more rarely than the prose writer.
    Tsvetaeva once put it marvelously: "Reading is complicity in creativity." This is the remark of a poet. A prose writer would never say such a thing. Tolstoy would never say it. Because knowledge is in fact complicity. What is knowledge, that is, the solving of a crime? It is psychic complicity, complicity of the imagination. Therefore the poet-I don't want to start speaking in the name of poets ... "I am a poet" ... Robert Frost said, "To say I am a poet is to say I am a good person."
Very rarely have I ever encountered people of this profession who would give serious thought to whom they were writing for. It's mainly poets who are asked whom they're writing for, and depending on the answer, more or less trouble ensues.

Volkov: Conversations with Joseph Brodsky

Note: Nhân đọc
Viết khóc hay viết cười
Cái nào dễ?
https://chuyenbangquo.wordpress.com/2016/11/15/viet-khoc-hay-viet-cuoi/

Khi làm thơ, bạn nhắm thứ thính/khán/độc giả nào?
Bạn biết Stravinsky trả lời sao không? Được
Robert Craft phỏng vấn, soạn nhạc cho ai, ông ta trả lời, cho chính tôi và tên thế thân giả dụ của tôi.

Gấu nhớ là,
Nabokov cũng trả lời tương tự, trong Bạo Miệng, Strong Opinions, độc gỉả là cái thằng khốn kiếp sáng nào cũng nhìn thấy nó, lúc đánh răng cạo râu, hay là lũ thính giả khả ái ngồi đầy phòng, tên nào cũng đeo mặt nạ, là tôi, trong 1 buổi ra mắt sách, thí dụ.

Thú thực, Gấu chưa từng bao giờ phải đối diện với cái cú tự sướng, mi viết cho ai, lạ thế.
Lần khám phá, trang TV có 1 ngàn visits/1 ngày, Gấu "hốt" quá, đúng là như vậy.
Coi lại, chỉ chừng 200 độc giả, ghé thăm, 3, hoặc 4 lần, 1 ngày.
Thế cũng quá khủng rồi.
Thời gian chừng 30 visits/ngày, kéo dài dài lắm. Mà cũng chẳng để ý.

http://www.domain2008.com/domains/www.tanvien.net

Domain Value: 7,350,646$
Gấu Cái & Cô Út đọc, bật cười!


Nhưng độc giả Tin Văn, không phải thứ cười, hay khóc.
Họ đói tin.
Và, câu trả lời của Brodsky, tuyệt hơn nhiều, khi viện đến câu của nữ
sư phụ của ông:
Đọc là đồng lõa trong sáng tạo
Thần sầu!
Borges, cực hào phóng, bạn đọc 1 câu của Shakespeare, là, là Shakespeare.

Câu của Robert Frost mà không tuyệt sao:
Là nhà thơ nghĩa là, là 1 người tốt
Bạn hiểu, tại làm sao thơ văn Mít lại... không tốt?


*

* *

Viết để câm lặng

Tuyết rơi ư?
Câm lặng nói từ hồi Diễm Xưa rồi

Chúng ta chưa quen chào người chết
Chưa biết thưởng thức ghê rợn
Chưa biết áng chừng không gian những nụ của chúng ta, cười
.



&

NYRB Nov 24.
Gửi Xì Trum: Cơ may lịch sử đấy.
Nắm ngay lấy, nếu không là tội lỗi
Lâu lắm mới có được 1 bài thơ của AZ

Đây là message của Charles Simic, về anh hề Xì Trum

Charles Simic writes, "All of us who are familiar with rural areas and former industrial towns in this country know the impoverishment and hopelessness of many men and women who live there. Understandably, they are angry." Unfortunately "they voted for a buffoon who doesn’t care whether they live or die."

These unfortunates, who’ve been cheated and…
nybooks.com|By Charles Simic


 
Thu Toronto 2016, Oct, 16


 
*  

*

Ngo Chi Lan
Vietnamese
15th century

AUTUMN
Sky full of autumn
earth like crystal
news arrives from a long way off following one wild goose.
The fragrance gone from the ten-foot lotus
by the Heavenly Well.
Beech leaves
fall through the night onto the cold river,
fireflies drift by the bamboo fence.
Summer clothes are too thin.
Suddenly the distant flute stops
and I stand a long time waiting.
Where is Paradise
so that I can mount the phoenix and fly there?

1968, translated with
Nguyen Ngoc Bich

THU
Trời đầy thu
Đất như pha lê
Tin xa về theo cánh vịt giời
Hương sen bên Giếng Trời
Bèn bỏ đi

Lá sồi
Nhân đêm xuống
Bèn tuồn vô sông lạnh
Đom đóm lập loè nơi giậu tre
Aó hè mỏng quá

Bất thình lình tiếng sáo xa ngưng
Gấu đợi, đợi mãi, thèm nghe lại tiếng sáo

Thiên Đàng ở đâu?
Gấu gõ cửa và khóc ròng
Làm sao mà có được 1 em phượng hoàng
Trèo lên em và bay lên đó?


WINTER
Lighted brazier
small silver pot
cup of Lofu wine to break the cold of the morning.
The snow
makes it feel colder inside the flimsy screens.
Wind lays morsels of frost on the icy pond.
Inside the curtains
inside her thoughts
a beautiful woman.
The cracks of doors and windows
all pasted over.
One shadowy wish to restore the spring world:
a plum blossom already open on the hill.

1968, translated with
Nguyen Ngoc Bich


SN_GCC_2016 

    Quoc Tru Nguyen shared a memory.
    10 hrs

    Phu nhân ở Somerset

    http://www.art2all.net/tho/tho_nqt/phunhanosomerset.html

    Câu chuyện sau đây, thật thi vị, thật tuyệt vời, và lẽ tất nhiên, vì thật thi vị, t...

    See More
    No automatic alt text available.
Tuyet Nguyen Rất thích. Đọc Miss Trask do bác Quoc Tru Nguyen dịch lại nhớ đến Emily Dickinson. Hai cuộc sống của hai nhà văn nhà thơ này có giống nhau không ,thưa bác.
Quoc Tru Nguyen Emily Dickinson thì có thiệt, còn Miss Trask chắc không, vì là do Vargas Llosa phịa ra, nhưng lại thật giống 1 có thiệt ở ngoài đời, là vị chủ nhân trang art2all.
Tks. NQT


*

3.11.2016

Khu rừng thu kế nhà, mất tiêu

*

POETRY

Francis Ponge
End of Autumn
Translated from French by Joshua Corey and lean-Luc Garneau

In the end autumn is nothing more than a cup of tea gone cold. Dead leaves of all species steep together in the rain. No fermentation, no creation of spirits: one must wait for spring for these to have any more effect than putting a bandage on a wooden leg.
The vote count goes awry. All the doors to the polling place slam open and closed. To the ballot boxes! Nature rips up her manuscripts, demolishes her library, knocks down in her rage the last remaining fruits.
Then she rises abruptly from her calculations to her full, apparently immense height, disheveled, her head lost in the haze. Arms slack, she sucks in the icy wind with a delight that refreshes her ideas. The days are short, night falls fast. The comedy club has lost its lease.
The earth floating in the air among other heavenly bodies recovers its air of seriousness. Its lit part narrows, infiltrated by valleys of shadow. Its shoes, like a beggar's, fill with water and make music.
In the frogpond a salubrious amphibiguity prevails. Things regain their strength, jump from stone to stone and change meadows. The brooks and streams are multiplying.
A good housecleaner doesn't respect the rules! She is dressed in her nudity and soaked to the bone.
This is goes on for a while; nothing dries all at once. Three months pass in a state of wholesome meditation, without inflammation, without so much as a bathrobe or n loofah. But her strong constitution fights back.
So when the little buds start popping up again, they know what's what. And if they’re slow to reveal their stiff, ruddy faces it's because they know that the jig is up.
But now another story begins. It depends, maybe, on the odorless black ruler with which I score these lines.
TLR
The Literature Review Summer 2016: Heaven is some place

*

Bài sau đây, net

Valves of Sensation
(formerly le roseau pensant)

7.12.08

End of Autumn...Francis Ponge

http://patrickmfitzgerald.blogspot.ca/2008/12/end-of-autumnfrancis-ponge.html

*

A naked chestnut tree that I saw this afternoon on a walk in Zalla.

It has been one of the wettest autumns I can remember. Everyday it rains. I miss the sunlight. And nothing moves me more than those sharp sunny days of autumn with a light full of contrast and clarity. I am posting here The end of autumn by Francis Ponge. He knew how to approach the things of this world, disecting them and opening them up into new configurations, making us see things afresh:

The End Of Autumn

All of autumn, in the end, is nothing but a cold infusion. Dead leaves of every sort steep in the rain. No fermentation, no production of alcohol: we’ll have to wait until spring to judge the effects of a cold compress on a wooden leg.
Sorting the ballots is a disorderly procedure. All the doors of the polling place slam open and shut. Throw it out! Throw it all out! Nature rips up her manuscripts, demolishes her bookshelves furiously clubs down her last fruit.
Then she abruptly gets up from her work table. She suddenly seems immense: hatless, head in the fog. Swinging her arms, she rapturously breathes in the icy, intellectually clarifying wind. Days are short, night falls fast; there’s no time for comedy.
The earth, in the stratosphere with the other heavenly bodies, looks serious again. The lit up part is narrower, encroached on by valleys of shadow. Its shoes, like tramp’s, soak up water and make music.
In this frog-farm, this salubrious amphibiguity, everything regains strength, leaps from stone to stone, changes pasture. Streams proliferate.
This is what’s called a good clean-up, with no respect for convention! Dressed or naked, soaked to the marrow.
And it doesn’t dry up right away, it goes on and on. Three months of salutary reflection with no bathrobe, or loofah, no vascular reaction. But its sturdy constitution resists.
So, when the little buds begin to jut out, they know what they’re doing, what it’s all about. That’s why they come out so cautiously, red-faced, benumbed, they know what lies ahead.
But thereby hangs another tale, perhaps from the black rule, though it smells different, I’ll now use to draw the line under this one.

Translated from French by C.K. Williams in Francis Ponge – Selected



       EMILY FRAGOS

The Sadness of Clothes

****
When someone dies, the clothes are so sad. They have outlived
their usefulness and cannot get warm and full.
You talk to the clothes and explain that he is not coming back

as when he showed up immaculately dressed in slacks and plaid jacket
and had that beautiful smile on and you'd talk.
You'd go to get something and come back and he'd be gone.

You explain death to the clothes like that dream.
You tell them how much you miss the spouse
and how much you miss the pet with its little winter sweater.

You tell the worn raincoat that if you talk about it,
you will finally let grief out. The ancients etched the words
for battle and victory onto their shields and then they went out

and fought to the last breath. Words have that kind of power
you remind the clothes that remain in the drawer, arms stubbornly
folded across the chest, or slung across the backs of chairs,

or hanging inside the dark closet. Do with us what you will,
they faintly sigh, as you close the door on them.
He is gone and no one can tell us where.

from Poem-a-Day

*

Thơ Mỗi Ngày

* *

VI KHI NAO

Tarragon, Are You a Wild Boar?

Tarrargon, are you a wild boar?
My friend, lemon zest, has not been that
Thyme, Cognac,falooda glass noodle
These things prowl the night without cape
Gooseberries or bacalao

Tarragon, are you a wild boar?
Each time I eat you, I stop breathing
Little owl, where is your happiness?
Wake up + make people believe
In you, gastrique + steaklette
Is that chive embarrassed?
To be with the savoy cabbage?

Tarragon, are you a wild boar?
I was born female, hyper-focused
Let me trim your skirt, halibut
It's dragging salt against my oregano
Buttered by butter in no butter

Tarragon, are you a wild boar?
It's too bad the caper isn't wearing
A cape when the Peruvian potatoes
Are sitting on a bed of coals while
Floating down a river coconut
On the verge of falling off
A truffle, which is a
Shadow floating inside of a shadow

*

Cá Lưu Vong

Một kinh nghiệm riêng tư, gia đình - mất một đứa con trong khi vượt biển- đẩy nó tới tầm bi kịch Hy Lạp

Death Is a Costume We Wear to War: a Conversation with Vi Khi Nao
Talking with the author of the new novel, Fish in Exile


https://electricliterature.com/death-is-a-costume-we-wear-to-war-a-conversation-with-vi-khi-nao-7482bd666d2#.vxyywrql9

Rita Bullwinkel: In Fish in Exile the sea is an unrelenting, evil god that devours everything that is fed to it. What is your personal relationship to the ocean?

Vi Khi Nao: My family crossed the sea by boat to escape from Vietnam. Our exit from it was dark, scandalous, and private — very much like husband Ethos and wife Catholic’s relationship to the ocean. Its unrelenting darkness and its strength pull us like weeds from the ground up. My family spent three days and three nights inside of a tiny boat with thirty other people. Feces and vomit and seawater were up to my waist. Inside that boat, I smelled everything primal. Having shared my young human body with the sea this way, inside of a vessel — I feel closest to the sea — to what is very atomically very mortal — these seemingly immortal liquid magnets ask me to return to Rhode Island frequently — to Providence — in particular because the space is so close to the Atlantic. My intense feelings for the ocean are like big gigantic clouds that hover over my heart and any potential attraction for the earth. The more I try to erase the sea from my existence, the more I miss her. The more I try to relax and let it be, the more water in my consciousness opens the space to want her more. With the ocean, I feel like I exist inside of a paradox and all I want to do is to be inside her embrace.





Thơ Mỗi Ngày
Khiem Do was mentioned in a post.

Đối với nhà thơ - dịch giả , còn gì vui và cảm động bằng lời phẩm bình từ một người đọc tri âm; chưa kể bạn tri âm ấy lại còn là bạn giang hồ và bạn nhậu ...http://amvc.fr/PHD/LangThangChuNghia/KhiDichThoThanhTho.htm w/ Nam Dao NM Hung, Ha-Duong Tuong, Tung Cuong Pham, Khiem Do Hoang Hung Pham Viet Cuong Tuan Anh Vuong Oanh NhiKim-Anh Bui Anh Thuan Doan Chieu Uyen Vu Mai Nguyen Nguyễn Hoàng Anh Thư Hà Duy Phương My Hue Phuong

Hôm ấy, trong vườn nhà tôi, mấy người bạn nghe Chân Phương hát diệp khúc ấy đều sững sờ thấy dịch như…
amvc.fr

Note:

Gấu thấy không hay!
Dở!

Gấu đã từng dịch câu thơ này rồi.
Ý thơ rất mạnh, lời Việt biến thành yếu xìu.

Rồi đêm đến, tiếng đồng hồ reo
Tháng ngày trôi, tôi vẫn là tôi.

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở!


Cũng không phải tiếng đồng hồ reo, mà là tiếng chuông nhà thờ. Đang đứng trên cầu, đồng hồ ở đâu ra?
Dịch dọt như thế mà khen loạn cả lên!
NQT

*

*

THE MIRABEAU BRIDGE

Under the Mirabeau Bridge the Seine
                  Flows and our love
         Must I be reminded again
How joy came always after pain

     Night comes the hour is rung
     The days go I remain

Hands within hands we stand face to face
                     While underneath
             The bridge of our arms passes
The loose wave of our gazing which is endless

      Night comes the hour is rung
      The days go I remain

Love slips away like this water flowing
                Love slips away
         How slow life is in its going
And hope is so violent a thing

      Night comes the hour is rung
       The days go I remain

The days pass the weeks pass and are gone
                    Neither time that is gone
                 Nor love ever returns again
Under the Mirabeau Bridge Flows the Seine

     Night comes the hour is rung
     The days go I remain

1956
W.S Merwin

Cầu Mirabeau

Dưới cầu Mirabeau, sông Seine chảy
Và tình đôi ta
Liệu anh phải nhớ
Niềm vui luôn tới, sau nỗi đau

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở

Tay trong tay mặt nhìn mặt
Dưới cầu đôi tay
Sóng uể oải lập đi lập lại
Nhân lên mãi mãi
Ánh mắt thiên thu hoài hoài của đôi ta

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở

Tình đi, như nước chảy
Tình đi
Ôi, đời sao chậm lụt
Hy vọng sao hung bạo đến như vầy

Đêm tới giờ đổ
Ngày đi, ta ở 

Ngày đi, tháng đi
Thời gian đi
Tình không bao giờ trở lại
Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảy

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở. 


Nh
ờ bài thơ này, cũng như CP, Gấu đi được 1 đường xưng tụng 1 bạn thơ

Trang thơ Dã Viên

Bên một dòng thơ cổ xưa

sông khơi dòng trên tấm toan thời xa
cây xanh lục hai bên bờ, thuyền buồm giữa dòng,
cánh tay quăng lưới vào khoảng không
đêm xóm cồn, trăng soi, cá quẫy nước
những con người thời xưa, khăn
áo lạ lẫm
 
chợ họp bến sông, ồn ã rạng đông
sương còn lạnh áo người khua tay chèo
trưa, theo gió nam, một tiếng ru thời gần, nghe quen
nhắn người đi xa trở về, con ve kêu mùa hạ
(rằng, biết mấy thu nguôi lòng)
 
tìm lại người chuyện trò, cây già, quán cũ
cúi đầu dòng chữ hoen, trang sách ố
có rủ nhau về, nhấp ch
én rượu bên bãi dâu, trong gió mùa
vài lá thuyền gieo neo về một bến vắng chưa xa..

                                           Huế, 11.2011
Dã Vi
ên

Tks. NQT

Câu thơ đầu của bạn làm Gấu nhớ đến Borges, và đoạn vừa đọc, trong Ngón Thơ, This Craft of Verse, và cũng đã chôm 1 câu đưa lên Tin Văn.
Borges nhắc đến câu thơ của Tennyson, trong 1 bài thơ làm khi mới 13, 14 tuổi, dục bỏ, destroy, nhưng may sao còn 1 câu: Thời gian trôi nửa đêm, Time flowing in the middle of the night. Và Borges khen cậu bé Tennyson chọn chữ cực khôn. Nửa đêm, im ắng, người ngủ, tuy nhiên sông vưỡn trôi không 1 ti
ếng động...

Bữa nay, lạ làm sao đọc lại, thì nó lại bật ra dòng thơ của Apollinaire:

Đêm tới, giờ đổ,
Ngày đi ta ở!

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure 

Cũng trong đoạn trên, trong bài viết về "Ẩn dụ", Borges nhắc tới 1 cuốn tiểu thuyết, giản dị có cái tên, Of Time and the River [còn cái bài hát cùng tên, thật tuyệt Gấu thật mê, khi mới lớn, Nat King Cole ca (1) ].
Thời gian, dòng sông, cả hai cùng trôi…
Và tất nhiên, Borges bèn lôi câu nổi tiếng của nhà thơ Hy Lạp: Chẳng ai có thể tắm hai lần trong cùng dòng sông, No man steps twice into the same river.

Nhưng đến đây, thì Borges đổi giọng:

Ở đây, chúng ta có cái khởi đầu của sự ghê rợn. Here we have the beginning of terror.
Bởi là vì lúc thoạt đầu, at first, chúng ta nghĩ đến dòng sông trôi, những giọt nước khác nhau…
Và rồi chúng ta được làm ra để mà nghĩ rằng, chúng ta là con sông, và chúng ta cũng “phiêu” như là con sông!

Tuyệt!

And we are made to feel that we are the river, that we are as fugitive as the river.

Hai dòng thơ của Apollinaire, ngược hẳn lại:

Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở

Và rồi:

L'amour s'en va comme cette eau courante
L'amour s'en va
Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente

Tình bỏ đi như nước sông chảy
Tình bỏ đi
Đời sao chậm như rùa
Và hy vọng mới hung bạo làm sao!
*

Về bài thơ của bạn, Gấu mê mấy dòng cuối:

tìm lại người chuyện trò, cây già, quán cũ
cúi đầu dòng chữ hoen, trang sách ố
có rủ nhau về, nhấp chén rượu bên bãi dâu, trong gió mùa
vài lá thuyền gieo neo về một bến vắng chưa xa.

Tuyệt. Nhất là dòng cuối, "gieo neo về", "bến vắng chưa xa".
Thơ bạn rất lạ, tuy cùng trong không khí thơ Tàu.

Tks

NQT


Nhờ những lèm bèm của Borges, về những dòng thơ khác, cùng những viện dẫn của ông về Heraclites, khiến chúng ta hiểu rõ thêm về bài thơ Cầu Mirabeau. Cái ý “tôi vẫn là tôi”, nhảm, cực nhảm.  


http://www.dutule.com/p111a7828/chi-dau-vuot-qua-bien-do-tinh-ca-cua-mai-hoai-thu

Note: Vị này, là 1 cộng tác viên thường trực của art2all.
Được DTL khám phá ra, với cái giọng "vượt qua biên độ" cái con mẹ gì đó
, chắc là ngượng lắm!

http://www.art2all.net/tho/maihoaithu/trang_maihoaithu.htm

Chữ nghĩa của bạn Cà, tức Lu Tử D, lạ lắm, và ưa...  lộn. Ngườì lộn "kinh điển" với "kinh nguyệt", khiến cả 1 diễn đàn Bi Bì Xèo lộn theo. 
Đấng “văn chương chỉ là đồ chơi”, thì lầm “kinh điển” với “cổ điển”.
Nhà thơ LH thì ngày “nhân tình” với ngày “tình nhân” cũng xêm xêm như nhau. Thỉ cũng "đưa em về dưới mưa, trấn em vô gốc dừa", như nhau.
Đám Mít “nưu vong”, không biết tiếng Anh tới mức nhập vô được dòng chí
nh, tiếng Mít cũng quên luôn.
À, mới đọc cái truyện ngắn của PTH dịch qua tiếng Anh trên tờ TLS. Dở. Thua xa cái essay, của Bắc Đảo, trên tờ Havard Review, thực sự cũng 1 thứ truyện ngắn, hay ký, viết về 1 anh Tẫu về lại quê hương, y chang 1 chú cẩu, ngửi hết chỗ này tới chỗ khác, cũng 1 cas nhớ bùn, như trong 1 bài thơ của GCC, nhớ bùn cầu Thị Nghè. Tin Văn sẽ đi bài bài này, “smells”. GCC nhớ mùi bùn, cầu Thị Nghè, và từ đó, nhớ mấy con hẻm bên kia cầu, nhớ mấy động ken, còn Bắc Đảo nhớ bụi Bắc Kinh.
Đọc Bắc Đảo, thì lại tiếc cõi văn bạn Khờ của GCC.
Bạn Khờ thừa sức viết, thứ, như của Bắc Đảo, bằng tiếng Tẩy. Thay vì vậy, viết thứ mì ăn liền!
Trường hợp bạn Khờ, Gấu giải ra được rồi.
Tại độc giả của anh, chỉ đọc được thứ dễ đọc, không phải do trình độ chỉ tới thế, mà do lười.
Một cách nào đó, Murakami cũng rứa bạn Khờ, chỉ viết được thứ mì ăn liền! Cao hơn 1 tị!
Ông ta, ngoài đời, cũng mê mì ăn liền!

Début et fin de la neige 

« PREMIERE NEIGE ... » 

Première neige tôt ce matin. L' ocre, le vert
Se refugient sous les arbres.

Seconde, vers midi. Ne demeure
De la couleur
Que les aiguilles de pins
Qui tombent elles aussi plus dru parfois que la neige. 

Puis, vers le soir,
Le fléau de la lumière s'immobilise.
Les ombres et les rêves ont même poids. 

Un peu de vent
Écrit du bout du pied un mot hors du monde.

 

Beginning and End of the Snow 

"FIRST SNOWFALL .. " 

First snowfall, early this morning. Ochre and green
Take refuge under the trees. 

The second batch, toward noon. No color's left
But the needles shed by pines,
Falling even thicker than the snow.

Then, toward evening,
Light's scale comes to rest.
Shadows and dreams weigh the same. 

With a toe, a puff of wind
Writes a word outside the world.

Yves Bonnefoy. Second Simplicity: New Poetry and Prose, 1991-2011

Tuyết đầu

Tuyết đầu, sớm, sáng nay
Bông son, bông xanh
Trốn dưới lá

Thứ nhì, vào lúc trưa
Chẳng để lại màu gì
Ngoài những cây kim, là những chiếc lá thông
Chúng đôi khi rớt xuống dầy hơn tuyết

Rồi tới tối
Ánh sáng sững lại
Những cái bóng và những giấc mộng nặng bằng nhau

Một tí gió
Lấy đầu ngón chân
Đi một chữ
Ở bên ngoài thế giới

* *

Tại sao mới?
Tại sao không Gấu Cũ Thật Cũ?



All three of them knew.
She was Kafka's sweetheart.
Kafka had dreamed her.
All three of them knew.
He was Kafka's friend.
Kafka had dreamed him.
All three of them knew.
The woman said to the friend:
I want you to love me tonight.
All three of them knew.
The man replied: If we sin,
Kafka will stop dreaming us.
One of them knew.
There was no one else on earth.
Kafka said to himself:
Now that those two are gone, I'm left alone.
I shall stop dreaming myself.
-S.K.
EIN TRAUM
Cả ba biết.
Người đàn bà
là người yêu của Kafka.
Kafka mơ bà
.
Anh ta bạn Kafka.
Kafka mơ anh ta
Cả ba biết.
Người đàn bà nói với người bạn:
Tôi muốn anh yêu tôi tối nay.
Cả ba biết.
Người đàn ông trả lời: Nếu chúng ta phạm tội
Kafka sẽ ngừng mơ chúng ta.
Một trong ba biết.
Chẳng còn ai trên cõi đời này.
Kafka nói với mình:
Bây giờ hai người đó đã đi rồi, còn lại mình ta.
Ta sẽ ngưng mơ chính mình.


POEM

Bài Thơ


OBVERSE

You were asleep. I wake you.
The vast morning brings the illusion of a beginning.
You had forgotten Virgil. Here are the hexameters.
I bring you many things.
The four Greek elements: earth, water, fire, air.
The single name of a woman.
The friendship of the moon.
The bright colors of the atlas.
Forgetting, which purifies.
Memory, which chooses and rediscovers.
The habits which help us feel we are immortal.
The sphere and the hands that measure elusive time.
The fragrance of sandalwood.
The doubts that we call, not without some vanity,
    metaphysics.
The curve of the walking stick the hand anticipates.
The taste of grapes and of honey.

Mặt Phải

Em ngủ. Anh đánh thức em
Buổi sáng bao la đem ảo tưởng khởi đầu
Em quên Virgil. Đây là những bài thơ sáu tiết
Anh mang đến cho em nhiều điều.
Bốn phần tử Hy Lạp: đất, nước, lửa, khí trời.
Cái tên đơn độc của một người đàn bà.
Tình bạn của mặt trăng
Những màu sắc sáng chói của những tấm bản đồ
Quên, nghĩa là thanh tẩy
Hồi ức, chọn và tái khám phá
Thói quen khiến chúng ta nghĩ chúng ta bất tử
Trái cầu và những bàn tay đo lường thời gian,
Như con lươn trơn tuột.
Mùi thơm của đôi guốc.
Những hồ nghi mà chúng ta - không phải là không có tí cà chớn ở trỏng - gọi là siêu hình học
Đường cong cây gậy cầm trên tay đoán ra được
Vị nho và mật ong.


REVERSE

To wake someone from sleep
is a common day-to-day act
that can set us trembling.
To wake someone from sleep
is to saddle some other with the interminable
prison of the universe
of his time, with neither sunset nor dawn.
It is to show him he is someone or something
subject to a name that lays claim to him
and an accumulation of yesterdays.
It is to trouble his eternity,
to load him down with centuries and stars,
to restore to time another Lazarus
burdened with memory.
It is to desecrate the waters of Lethe.

Mặt Trái

Làm một người nào đó đang ngủ
Thức giấc,
Một hành động chuyện thường ngày ở đời
Có thể làm chúng ta phát run lên như 1 con thằn lằn bị đứt đuôi
Làm 1 người đang ngủ thức giấc
Là khiến ai đó lên yên ngựa
Với,
Cuộc tù dằng dẵng của vũ trụ
Của thời gian của người này
Với,
Chẳng thể nào hoàng hôn,
Chẳng thể nào rạng đông.
Làm như thế, là chỉ cho người đó
Rằng,
Mi là 1 kẻ nào đó, hoặc 1 điều gì đó
Và là những thu vén, hội tụ, chắt chiu, vun vén
Của những ngày hôm qua.
Là làm cho người đó khốn khổ khốn nạn với cái vĩnh cửu của mình.
Là chất chứa vào anh ta/chị ả với hằng hà thế kỷ, hằng hà vì sao
Là tái tạo vào trong thời gian 1 tên Lazarus khác
Còng lưng với hồi nhớ
Là làm mất linh, nước thánh Lethe.


-A.R.

J.L. Borges: Poems of the Night

Nobel văn chương 201

http://www.lrb.co.uk/v38/n20/sheila-fitzpatrick/vodka-plus-caesium

LRB điểm hai cuốn của Nobel năm ngoái.
Cũng đâu phải.... văn chương?

TV sẽ scan & post và lai rai ba sợi về hai cuốn này. Tuyệt lắm, đúng như vậy. Thà rằng thứ này, còn hơn là thứ âm nhạc phản chiến!


Hứng viết của Bà là từ phim Lò Thiêu của Claude Lanzmann, có thể nói như vậy

Svetlana Alexievich won the Nobel Prize for Literature in 2015, but some people still don’t think her books are literature. In fact, they are collective oral histories, of similar genre, though completely different in tone, to those of Studs Terkel in the United States, whom she has probably never read. Her main influence as far as genre is concerned was the Belorussian writer Ales Adamovich, who in the 1970s (with Daniil Granin) collected the testimonies of wartime Leningrad survivors in Blokadnaia kniga, but that’s not very helpful in a Western context since nobody has heard of him. Lately, Alexievich has taken to citing Claude Lanzmann’s Shoah as an inspiration. Her first book, with methodology already honed, was finished before Shoah was made, so that obviously can’t be taken literally. But it’s a way of letting a Western audience know that what she’s doing is exploring suffering and loss through the voices of the sufferers.



Thơ Mỗi Ngày

http://www.newyorker.com/magazine/2016/10/31/attraction-charles-rafferty
Poems October 31, 2016 Issue
Attraction
By Charles Rafferty

She collected men the way a light left on collected bugs. It was an old story—money, gravity, the right amount of cleavage. And yet the most successful root never stops fleeing the seed where it began. The cars of two drunks decide to kiss, the lit match gives in to the windy field. Here’s a lesson: When people heard there was an albino deer in the woods behind our house, they set out the apples and corn. That was twenty years ago. The shotgun pellets stuck in our tree continue their slow ascent.

SECRETARIES

I am no more than a secretary of the invisible thing
That is dictated to me and a few others.
Secretaries, mutually unknown, we walk the earth
Without much comprehension. Beginning a phrase in the middle
Or ending it with a comma. And how it all looks when completed
Is not up to us to inquire, we won't read it anyway.
Berkeley, 1975

Czeslaw Milosz: Selected Poems 1931-2004

Thư Ký

Tớ chỉ là tên thư ký của điều vô hình
Nó, chính nó, đọc điệc, phán phiếc, cho tớ và 1 dúm, trong có tớ.
Những tên thư ký, không biết nhau, chúng tớ lang thang trên mặt đất
Cũng chẳng cảm thông, thông cảm gì nhau lắm đâu
Bắt đầu 1 câu, ở khúc giữa
Hay chấm dứt nó, với 1 cái dấu phết.
Có vẻ như tất cả là như thế đó, khi hoàn tất
Vả chăng, chúng tớ đếch cần
Có tên nào đọc đâu?

Bài thơ làm nhớ tới giai thoại về 36 tên què gánh tội, hay, "Người công chính tiềm ẩn":


Nhưng "juste", ở đây theo tôi, còn muốn nhắc tới huyền thoại về một con người công chính tiềm ẩn (the myth of the hidden just man) của dân tộc Do-thái. Đây là một huyền thoại được nhiều nhà văn sử dụng, như là một biểu tượng để nói về phận người, (nhất là phận người Do Thái, trong thế kỷ của Lò Thiêu), thí dụ như trong truyện ngắn Cây Vĩ Cầm (Rothschild's Fiddle) của Chekhov (đã giới thiệu trên Văn Học Nghệ Thuật trên lưới do Phạm Chi Lan chủ biên, Việt Báo online, và trên Hợp Lưu). Hoặc trong cuốn tiểu thuyết "Người Công Chính Cuối Cùng", (của André Schwarz-Bart, đã được giải thưởng văn chương Pháp Goncourt năm 1959), theo đó, thế giới ngự trị trên 36 kẻ công chính. Kẻ công chính, le juste, hay "lamed-waf", người què gánh tội (waf: with all faults). Tuy là "những cội rễ nhà trời" (les racines du ciel, chữ của Romain Gary), nhưng bề ngoài, họ chẳng khác gì những con người bình thường. Giữa họ, cũng chẳng thể nhận ra nhau. Nhưng chỉ cần một, trong số 36 kẻ công chính thiếu đi, là nỗi đau khổ của con người làm độc ngay cả đến tâm hồn của những trẻ thơ, và nhân loại nghẹt thở vì tiếng khóc bi thương này. Bởi vì "lamed-waf" là trái tim của thế gian, nơi mọi đau khổ đều đổ xuống đó. Như thể nhân loại có bao nhiêu khổ đau, là có bấy nhiêu truyền thuyết về "người què gánh tội", bởi vì sự hiện diện của họ là ở khắp nơi. Vào thế kỷ thứ 7, những người Do Thái thuộc vùng Andalousie, Tây Ban Nha, đã sùng bái một khối đá mang hình giọt nước mắt, mà theo họ đây là linh hồn của một "lamed-waf". [Liệu chúng ta có thể hiểu huyền thoại hòn vọng phu, như là giọt nước mắt, linh hồn người đàn bà suốt chiều dài dựng nước của dân tộc?]. Và khi một kẻ công chính vô danh về trời, trái tim của người đó giá lạnh đến nỗi Thượng Đế phải ấp ủ một ngàn năm trong lòng bàn tay của Người, để sưởi ấm cho nó. Và như người ta được biết, hầu hết trong số họ, trái tim chẳng làm sao ấm lại được nữa. Thượng Đế cũng chịu thua. Và Người thỉnh thoảng lại phải vặn nhanh lên ‘một phút’ chiếc đồng hồ báo Cuộc Phán Xét Cuối Cùng.

Bài thơ sau đây, thì làm Gấu nhớ tới ông anh và Quán Chùa, và mấy tên bạn quí ngày nào.    

CAFÉ
Of those at the table in the café
where on winter noons a garden of frost glittered on windowpanes
I alone survived.
I could go in there if I wanted to
and drumming my fingers in a chilly void
convoke shadows.

With disbelief I touch the cold marble,
with disbelief I touch my own hand.
It-is, and I-am in ever novel becoming,
while they are locked forever and ever
in their last word, their last glance,
and as remote as Emperor Valentinian
or the chiefs of the Massagetes, about whom I know nothing,
though hardly one year has passed, or two or three.

I may still cut trees in the woods of the far north,
I may speak from a platform or shoot a film
using techniques they never heard of.
I may learn the taste of fruits from ocean islands
and be photographed in attire from the second half of the century.
But they are forever like busts in frock coats and jabots
in some monstrous encyclopedia.

Sometimes when the evening aurora paints the roofs in a poor street
and I contemplate the sky, I see in the white clouds
a table wobbling. The waiter whirls with his tray
and they look at me with a burst of laughter
for I still don't know what it is to die at the hand of man,
they know-they know it well.

Warsaw, 1944

CAFÉ
Về những tên đã từng ngồi ở quán cà phê
Vào những buổi trưa mùa đông, một khu vườn, băng giá lấp lánh nơi cửa sổ
Chỉ mình tớ, sống sót
Tớ có thể tới đó, nếu muốn
Và lấy ngón tay gõ gõ vào cái trống không ớn lạnh
Triệu tập những cái bóng.

Đếch tin tưởng tớ sờ vô mặt bàn cẩm thạch
Đếch tin tưởng, tớ sờ bàn tay của chính tớ!
Nó.. thì, và tớ - là cái cuốn tỉu thiết chẳng bao giờ viết ra được, chỉ mãi mãi khởi đầu
Trong khi họ, bị khóa chặt mãi mãi, luôn luôn, hằng hằng
Trong lời nói chót, cái nhìn chót
Xa ơi là xa, từ thời Vua Hùng dựng nước, hẳn thế!
Ôi dào, mới ngày nào còn ngồi mà,
Cái gì gì,
Năm năm trời không gặp….

khiem Do commented on this.
Một khuya mới đây (tháng 8.2013, ngày tháng ở đây có cái cớ rất vững chắc để mà hiện diện một cách cần thiết), tôi vào Facebook trên di động thì gặp một post của bạn Đặng Hiền. Đó là một bài viết của anh Vũ Trọng Quang về số tạp chí Văn cuối cùng tại miền Nam, đề ngày 26.03.1975. Tôi lướt xem trên xe trong lúc vợ đang lái, màn hình điện thoại thì bé, đến phần cuối thì thấy một bài thơ vớ vẩn khá d...
...

*

Note: Lời khuyên của MT, ngược hẳn Borges.
Nói chuyện thơ ( Jorge Luis Borges)

Nhưng sự khác biệt là như thế này: Nếu bạn làm một bài thơ vần, bạn đã có sẵn một vóc dáng, và người đọc có thể tham dự vào vóc dáng đó; trong lúc nếu bạn làm thơ tự do, mọi chuyện là do bạn. Kỹ năng của bạn phải cao. Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn là Walt Whitman, nội lực thâm hậu chỉ muốn bật ra thôi, bạn cứ làm thơ tự do, và đây là một điều đáng làm. Chuyện này đâu xẩy ra cho nhiều người trong số chúng ta. Tôi đã gặp phải lỗi lầm này, khi in tập thơ đầu. Tôi đọc Whitman, và tưởng chuyện dễ. Bởi vậy lời khuyên của tôi đối với những nhà thơ trẻ, là hãy bắt đầu bằng những thể thơ cổ điển; chỉ sau đó, mới trở thành cách mạng được. Tôi nhớ một nhận xét của Oscar Wilde - một nhận xét đầy chất tiên tri. Ông nói: "Nếu không có thơ vần, chúng ta đều trở thành thiên tài".
TTT, bắt đầu với thơ tự do. Chỉ đến khi vô tù, ông mới trở lại với thơ vần. Theo GCC, có thể, cái nhịp của thơ vần 1 cách nào đó, là nhịp của lao động, của khổ sai, biến thành 1 thứ hò, như hò leo núi, hò kéo pháo.
TTT, chính ông, giải thích, Mít nói làm thơ, không nói, viết thơ
... 
  *

NOTE TO THE SOUTH: YOU LOST
Tiểu chú cho Nam Kít: Mi thua

The buzz of the flies
Almost was a lullaby
Rocking the dead
To a restful place

You couldn't hear the ants
Though they were
Clearly there
In the eyes the mouths
Any wound or soft
Tissue

The worms had come
Understanding those
Which were not
Trampled
Would have a great
Feast

The grasses had no
Choice but to drink
Down the blood
And bits of flesh
That were ground
Into them

In the future
It would be girls
Not field rats
Who would follow
The soldiers
Into the trenches
TEREZIN: WHERE THIRTY-FIVE THOUSAND DIED
BUT IT WAS NOT A DEATH CAMP

Terezin: Nơi 35 ngàn người chết nhưng không phải Trại Tử Thần
[Terezin là cái trại mà Kundera nhắc tới, trong bài viết dưới đây]

I don't want you
To watch me sleeping I don't want you
To look worriedly
Over me
In some hospital bed
Tied up with tubes
Laboring over my breath
Until I take that last one
And release my energy

There was a deer
In the middle of Highway 81
She had been hit
And could not run
While waiting for some uninterested trucker
She held up her head

And I
In cowardly concern
Turned away

There was
On a cold snowy night
Coming across the West Virginia Turnpike
A rabbit which tried to cross
Four lanes of traffic
The head was hit
But hadn't yet told the legs
So they kept running

And I from fatigue
And helplessness drove
On

Slavery was not fun
The holocaust happened
People are not good
And yet we go on

Until we stop

And I think
The only bravery available
To us
Is to Remember

Srnell-
As we all know-
Is half the taste

FOR RUNAWAY SLAVES
Cho mấy người nô lệ bỏ chạy

Here we stand
Negotiating
That space
Between I'm in love
With you
And let's be friends

This will not turn out well

I need a guitar
Or a good drunk
Or something ugly
To find
The song
In these blues

Let's get a twelve-string
Banjo
And sing a song .
For runaway slaves

   
MILONGA OF THE DEAD MAN
I dreamed it inside this house
in between walls and doors.
God allows man to dream
things that are surely true.

I dreamed it out at sea
among floating islands of ice.
May we be told the rest
by hospitals and tombs.

One of so many provinces
of the interior was his land.
(It is not worth our knowing
that people die in war.)

They took him out of the barracks,
put weapons in his hands
and then gave him the order
to die among his brothers.

He acted with great discretion,
he talked to himself at length.
At one and the same time
they gave him a gun and a cross.

He heard the vain harangues
of the vain generals.
He saw what he'd never seen,
blood on the sandy ground.

He heard the people shouting
Long live! and Let them die!
All he wanted to know
was whether or not he was brave.
He knew it the very instant
the bullet entered his body.
He said I wasn't afraid
as life abandoned him.
His death was a secret victory.
No one should be surprised
that I feel envy and sorrow
for that man's destiny.

- S.K.

L.B. Borges: Poems of the Night

Milonga của người chết

Tớ mơ nó trong cái nhà này
Giữa những bức tường, những cửa
Thượng Đế cho phép con người mơ
Những điều, thực là thực

Tớ mơ nó ngoài biển
Giữa những băng đảo nhấp nhô
Cầu cái phần còn lại sau đó
Được kể ra
Ở nhà thương, bởi những nấm mồ.

Một trong nhiều tỉnh lỵ, quận huyện,
Ở nội địa, ở bên trong
Là đất cát của anh ta
(Cái sự hiểu biết của chúng ta
Rằng, con người chết trong chiến tranh,
Thì chẳng đáng biết làm gì!)

Chúng lôi hắn ta ra khỏi trại lính
Nhét khí giới vào tay hắn
Và ban cho hắn 1 mệnh lệnh
Hãy chết giữa những đồng chí, anh em của mi

Hắn hành động với hết sức cẩn trọng
Hắn lèm bèm với hắn dài dài
Và cùng lúc, cùng thời gian
Chúng đưa cho hắn 1 cây súng và 1 cây thập tự

Hắn nghe những bài diễn thuyết rỗng tuếch
Của những viên tướng rỗng tuếch
Hắn nhìn, cái mà hắn chưa từng nhìn
Máu ở trên mặt đất có cát

Hắn nghe người ta hô
Muôn năm! và Hãy để cho chúng chết!
Tất cả những gì hắn muốn biết
Hắn can đảm, hay không can đảm

Hắn biết liền tù tì điều này
Đúng ngay chóc,
Cái lúc mà viên đạn
Ngọt 1 phát, đi vào cơ thể hắn
Hắn phán, tớ đếch sợ
Khi đời từ bỏ hắn

Cái chết của hắn là 1 niềm vinh quang, sự thắng trận bí mật
Chẳng ai ngạc nhiên
Rằng, tớ thèm, và buồn
Cho cái số phận của người đàn ông đó.

Milonga, theo 1 tiểu chú của Norman Thomas Di Giovanni, trong tập thơ tuyển Borges, do ông biên tập và dịch thuật, cùng những dịch giả khác,
là 1 điệu nhảy có trước tango, dating from 1870s


Puppet Maker


In his fear of solitude, he made us.
Fearing eternity, he gave us time.
I hear his white cane thumping
Up and down the hall.

I expect neighbors to complain, but no.
The little girl who sobbed
When her daddy crawled into her bed
Is quiet now.

It's quarter to two.
On this street of darkened pawnshops,
Welfare hotels and tenements,
One or two ragged puppets are awake.

Lão Tặc Thiên

Sợ cô đơn, Lão bèn nặn ra lũ chúng ta
Sợ vĩnh cửu, bèn cho chúng ta thời gian
[Đủ để làm đủ Tứ Khoái]
Tớ nghe tiếng ba toong của Lão
Lên và xuống hành lang

Tớ hy vọng lối xóm phàn nàn, nhưng không
Cô bé
khóc ư ử
Khi ông bố bò vô giường
Bi giờ chắc là ngủ rồi

Cỡ hai giờ thiếu mười lăm.
Trên con phố với những tiệm cầm đồ tối thui
Những khách sạn của dân ăn tiền trợ cấp xã hội, và những khu nhà tập thể
Hai hay ba con rối tã tượi đã mở mắt



In That Big House

When she still knew how to make shadows speak
By sitting with them a long time,
They talked about her handsome father,
His long absence, and how the quiet
Would fill the house on snowy evenings.
 

"Tell us, child, are you afraid?" they'd ask,
While the girl listened for steps in the hallway,
The long, dim one with a full-length mirror
That's been going blind like her grandmother
Who could no longer find or thread a needle 

As she sat in the parlor remembering some actors
Her son brought to dinner one night,
The one young woman who wandered off by herself
And was found later, after a long search,
Floating naked in the black water of the pond.

Trong căn nhà lớn đó

Khi cô gái vưỡn biết cách làm cho những cái bóng lèm bèm
Bằng cách ngồi với chúng một lúc thật là lâu
Chúng nói về ông cụ của cô gái, rất bô trai
Sự vắng mặt dài của ông, và, như thế nào
Sự yên tịnh thấm vô, và làm đầy căn nhà
Vào những buổi chiều tuyết

Hãy nói cho chúng ta, cô bé, cô sợ ư?
Khi cô gái lắng nghe tiếng chân người ở hành lang
Dài, lù tà mù, với chiếc gương lớn
Cũng trở nên mù như người bà của cô
Hết còn tìm thấy, cây kim hay sợi chỉ

Trong khi cô gái ngồi nơi phòng khách, nhớ tới vài nghệ sĩ
Đứa con trai của cô mang về nhà ăn, một buổi tối
Người đàn bà trẻ bỏ ra ngoài đi lang thang
Và được kiếm thấy, sau khi tìm đã đời
Trôi lều bều trong vùng nước đen nơi cái hồ.


Keep This to Yourself

There are country roads now that are empty.
They'll hold on to the light of the day

A bit longer, mindful some boy
May be heading home after a game.

Whoever he is, he'll have to hurry.
This lovely moment won't last long.
The road before him lies white
Here and there under the dark trees, 

As if some mad girl in the neighborhood
Had emptied her linen closet
And had been spreading her things
Over the soft late summer dust.

Nhím cho riêng mi


Có những con đường nhà quê bi giờ trống trơn
Chúng sẽ níu kéo ánh sáng của ngày
Lâu hơn một tị, chắc là có tí quan hoài tới 1 đứa bé nào đó
Có thể trên đường về nhà, sau một trò chơi

Đứa nào thì đứa nào, thằng bé phải vội vã
Chút khoảnh khắc rất đỗi đáng yêu này chẳng thể kéo dài
Con đường trải dài trước thằng bé một màu trắng
Đây, đó, dưới những cái cây sẫm đen

Như thể một cô gái lối xóm
Soạn cái tủ đựng quần áo của cô
Và bèn trải ra những cái xú chiêng, những cái xịp
Trên lớp bụi mờ của một mùa hè, nhẹ, muộn.

Charles Simic


RICARDO REIS
I've heard that once, during I don't know
What war of Persia,
When invaders rampaged through the City
And the women screamed,
Two chess players kept on playing
Their endless game.

In the shade of a leafy tree they stared
At the old chessboard,
And next to each player was a mug of wine,
Solemnly ready
To quench his thirst in the moments when,
Having made his move,
He could sit back and relax, waiting
On his opponent.

Houses were burning, walls were torn down
And coffers plundered;
Women were raped and propped against
The crumbling walls;
Children, pierced by spears, were so much
Blood in the streets ...

But the two chess players stayed where they were,
Close to the city

And far from its clamor, and kept on playing
Their game of chess
Even if, in the bleak wind's messages,
They heard the screams
And, upon reflection, knew in their hearts
That surely their women
And their tender daughters were being raped
In the nearby distance,
Even if, in the moment they thought this,
A fleeting shadow
Passed over their hazy, oblivious brows,
Soon their calm eyes
Returned with confident attention
To the old chessboard.

When the ivory king's in danger, who cares
About the flesh and blood
Of sisters and mothers and little children?
When the rook can't cover
The retreat of the white queen, what
Does pillaging matter?
And when with sure hand the opponent's king
Is placed in check,
It hardly concerns one's soul that children
Are dying in the distance.

Even if the infuriated face
Of an invading warrior
Should suddenly peer over the wall and cause
The solemn chess player
To fall right there in a bloody heap,
The moment before that
Was still devoted to the favorite game
Of the supremely indifferent.

Let cities fall and people suffer,
Let life and freedom
Perish, let secure, ancestral properties
Be burned and uprooted,
But when war interrupts the game, make sure
The king's not in check
And the most advanced of the ivory pawns
Is ready to redeem the rook.

My brothers in loving Epicurus
And in understanding him
More in accord with our view than with his,
Let's learn from the story
Of the impassive chess players how
To spend our lives.

Let serious things scarcely matter to us
And grave things weigh little,
And let the natural drive of instincts yield
To the futile pleasure
(In the peaceful shade of the trees)
Of playing a good game.

Whatever we take from this useless life,
Be it glory or fame,
Love, science, or life itself,
It's worth no more
Than the memory of a well-played game
And a match won
Against a better player.

Glory weighs like an overlarge burden
And fame like a fever,
Love wearies, for it ardently searches,
Science never finds,
And life grieves, for it knows it is passing ...
The game of chess
Completely absorbs one's heart but weighs little
When lost, for it's nothing.

Ah, in the shade that unconsciously loves us
And with a mug of wine
At our side, intent only on the useless
Effort of the chess game,
Even if the game is only a dream
And we have no partner,
Let's do as the Persians of this story:
Wherever out there,
Near or faraway, war and our country
And life are calling us,
Let them call in vain, while we dream
In the friendly shade
Of our partners, and the chess game dreams
Of its indifference.

1 JUNE 1916

FERNANDO PESSOA:  A LITTLE LARGER THAN THE ENTIRE UNIVERSE


Cao Thủ Cờ Tướng
Tôi nghe nói, trong 1 cuộc chiến ở Persia,
cuộc chiến nào tôi không rõ,
khi những kẻ xâm lăng tàn phá Thành Phố,
đàn bà la thét,
hai cao thủ cờ tướng,
tiếp tục cuộc cờ không chấm dứt của họ,
ở dưới bóng cây, họ cắm mắt cắm mũi vào một cái bàn cờ cũ,
và bên cạnh là một vại cuốc lủi,
thật trịnh trọng, và luôn luôn sẵn sàng
làm dịu cơn khát của hai cao thủ, sau một nước cờ,
bèn ngửa người ra phía sau, tu một đường, chờ đối thủ đi nước cờ của anh ta.

Nhà cháy, tường đổ, của cải bị ăn cướp
Đàn bà bị hiếp, bị trấn vô tường, để tiếp tục hiếp,
trẻ con bị đâm, chém, đường phố đầy máu…
Nhưng hai cao thủ vẫn bình chân như vại, ngay dưới chân thành phố,
tiếp tục chơi cờ, trong tiếng la hét từ phiá xa vọng tới.
Ngay cả khi, trong tiếng gió thoảng, có tiếng la thét, và họ,
trong thâm tâm, thoáng có nghĩ tới, những người đàn bà của họ,
 những đứa con gái ngoan ngoãn của họ, đang bị hiếp,
chắc cũng không quá xa nơi họ đang chơi cờ,
và lông mày, lông mi của họ có thoáng âm u,
tâm tư của họ có nhầu nát, tí ti, thoáng 1 tí,
và họ lại chú mục vào cuộc chơi không chấm dứt,
 trở về một cách thật là vững tâm với cái bàn cờ cũ của họ.

Khi ông vua bằng ngà trên bàn cờ cũ bị nguy hiểm, thì ai để ý làm gì tới
thịt rơi, máu đổ, ở trên đường phố,
biển máu biển miếc, bà mẹ, người vợ, đứa chị, con em
bị, hay được… giải phóng ?
Giải phóng hay ăn cướp thì có ăn thua gì tới
một đường thối của Bạch Hoàng Hậu?
Và một khi đi được một nước vừa ý, đặt ông vua vào đúng vị trí,
thì những đứa trẻ đang chết ở xa xa kia, là cái chó gì mà phải quan tâm?

Milosz

JULIA HARTWIG 1921-

Expectation of an imminent calamity. Many people have lived through such a moment, but they haven't left poems about it. Yet those moments are an integral part of history, of many cities and countries.

Ngửi thấy mùi thảm họa. Nhiều người Mít đã trải qua một khoảnh khắc như thế, nhưng họ quên để lại 1 bài thơ.
Tuy nhiên, những khoảnh khắc này là 1 phần toàn thể của lịch sử, của nhiều thành phố và xứ sở.

ABOVE US

Boys kicking a ball on a vast square beneath an obelisk
and the apocalyptic sky at sunset to the rear
Why the sudden menace in this view
as if someone wished to turn it all to red dust
The sun already knows
And the sky knows it too
And the water in the river knows
Music bursts from the loudspeakers like wild laughter
Only a star high above us
stands lost in thought with a finger to its lips

Translated from the Polish by Stanislaw Baranczak and Clare Cavanagh

Czeslaw Milosz giới thiệu, trong A Book of Luminous Things

Ở bên trên chúng ta

Trẻ con chơi đá banh ở một công viên rộng lớn
bên dưới Đài Kỷ Niệm Điện Biên
và bầu trời tận thế thì đỏ mọng,
‘không gian bỗng đỏ rực, rồi đêm xuống trùm lên tất cả’
Tại sao cái sự hăm dọa bất thần như thế
Như thể có 1 người nào đó ao ước biến tất cả thành bụi đỏ
[Có phải đốt sạch Trường Sơn, thì cũng đốt]
Mặt trời biết điều đó
Bầu trời cũng biết điều đó
Nước sông Sài Gòn cũng biết luôn
Nhạc “Như có Bác H trong ngày vui như thế này”,
bỗng ré lên như 1 tiếng cười man rợ
từ chiếc loa của Ban Thông Tin Phường Bến Nghé
Chỉ có 1 ngôi sao ở thật cao trên đầu chúng ta,
thì vẫn như lạc lõng trong suy tư,
với ngón tay đặt lên đôi môi (1)





Thơ Mỗi Ngày




THE RAIN

When my older brother
came back from war
he had on his forehead a little silver star...

See More

THE RAIN

When my older brother
came back from war
he had on his forehead a little silver star
and under the star
an abyss

a splinter of shrapnel
hit him at Verdun
or perhaps at Grunwald
(he'd forgotten the details)

He used to talk much
In many languages
But he liked most of all
The language of history

until losing breath
he commanded his dead pals to run
Roland Kowalski Hannibal

he shouted
that this was the last crusade
that Carthage soon would fall
and then sobbing confessed
that Napoleon did not like him

we looked at him
getting paler and paler
abandoned by his senses
he turned slowly into a monument

into musical shells of ears
entered a stone forest
and the skin of his face
was secured
with the blind dry
buttons of eyes

nothing was left him
but touch

what stories
he told with his hands
in the right he had romances
in the left soldier's memories

they took my brother
and carried him out of town
he returns every fall
slim and very quiet
he does not want to come in
he knocks at the window for me

we walk together in the streets
and he recites to me
improbable tales
touching my face
with blind fingers of rain

Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998

Mưa

Khi ông anh của tớ từ mặt trận trở về
Trán của anh có 1 ngôi sao bạc nho nhỏ
Và bên dưới ngôi sao
Một vực thẳm

Một mảnh bom
Đụng anh ở Plê Ku
Hay, có lẽ, ở Củ Chi
(Anh quên những chi tiết)

Anh trở thành nói nhiều
Trong nhiều ngôn ngữ
Nhưng anh thích nhất trong tất cả
Ngôn ngữ lịch sử

Đến hụt hơi,
Anh ra lệnh đồng ngũ đã chết, chạy
Nào anh Núp,
Nào anh Trỗi.

Anh la lớn
Trận đánh này sẽ là trận chiến thần thánh chót
[Mỹ Kút, Ngụy Nhào, còn kẻ thù nào nữa đâu?]
Rằng Xề Gòn sẽ vấp ngã,
Sẽ biến thành Biển Máu
Và rồi, xụt xùi, anh thú nhận
Bác Hồ, lũ VC Bắc Kít đếch ưa anh.
[Hà, hà!]

Chúng tôi nhìn anh
Ngày càng xanh mướt, tái nhợt
Cảm giác bỏ chạy anh
Và anh lần lần trở thành 1 đài tưởng niệm liệt sĩ

Trở thành những cái vỏ sò âm nhạc của những cái tai
Đi vô khu rừng đá
Và da mặt anh
Thì được bảo đảm bằng những cái núm mắt khô, mù

Anh chẳng còn gì
Ngoại trừ xúc giác

Những câu chuyện gì, anh kể
Với những bàn tay của mình.
Bên phải, những câu chuyện tình
Bên trái, hồi ức Anh Phỏng Giái

Chúng mang ông anh của tớ đi
Đưa ra khỏi thành phố
Mỗi mùa thu anh trở về
Ngày càng ốm nhom, mỏng dính
Anh không muốn vô nhà
Và đến cửa sổ phòng tớ gõ

Hai anh em đi bộ trong những con phố Xề Gòn
Và anh kể cho tớ nghe
Những câu chuyện chẳng đâu vào đâu
Và sờ mặt thằng em trai của anh
Với những ngón tay mù,
Của mưa

LikeShow more reactions
Comment
Comments
Tuyet Nguyen Bản dịch của ông rất là funny, ông thần chữ Quoc Tru Nguyen ạ .
UnlikeReply11 hr


The Moment
      
Poetry feeds on the remembrance of our perceptions that are no more, since they belong to a moment in the past. That past may be of a year or of a minute; we do not write of what is presently happening, but always of something at a remove, albeit even the shortest. Remembrance of the things that are past allows for a dispassionate description: "Distance is the soul of beauty"
(Simone Weil).
A moment is like a frame of film. Some poems attempt to catch and fix a moment, and thus to stop the· film of time, to glance attentively at one of its frames. Probably modern poetry has been influenced by film in this respect. After all, a frame is a unit of space-time; i.e., a moment is not an abstraction, but is filled with what is seen by the eye. Time is not "an element" stretching infinitely, in a linear way, backwards and forwards; it always offers itself to the eye as saturated with a fragment of space, as in a film frame. This has been expressed in a famous passage of St. Augustine's Confessions: "So what is time? If no one asks me, I know: if I want to explain it to a person who asks, I do not know anymore and yet I affirm with certainty that, had nothing passed, there would not be past time-had nothing happened there would not be future time, had nothing existed, there would not be present time."
Some poems describe a moment placed far back in time; some create an illusion of the present-for instance, Walt Whitman's short poems, scenes of the Civil War, that resemble illustrations drawn for a magazine. When one approaches a poem it is interesting to ask where-how far away in time-a described moment resides. It makes a reader more attentive-and reading a poem is, after all, always an exercise in attention.

Thơ, biểu chúng ta, còn gì nữa đâu, và giả như còn, thì chúng thuộc về quá khứ, và quá khứ thì có thể là 1 năm, hay 1 phút, chúng ta không viết cái gì hiện đang xẩy ra, mà luôn luôn về một điều gì đang trên đường chực bỏ chúng ta mà đi, mặc dù phù du, mặc dù ngắn ngủi, cỡ nào.
Nhớ nhung những gì đã qua cho phép chúng ta đi 1 đường miêu tả “cũng theo hư không mà đi”: “Khoảng cách là linh hồn của cái đẹp” (Simone Weil)

Khoảnh khắc thì giống như cái khung 1 tấm phim. Vài bài thơ toan tính tóm bắt khoảnh khắc, bắt thời gian ngưng lại, “phán 1 phát”, rồi đóng chặt vĩnh viễn vào trong cái khung 1 của 1 tấm phim. Có lẽ thơ ca hiện đại có chôm chĩa chi đó, từ phim ảnh, theo kiểu này.
Nói cho cùng, khung là đơn vị không gian - thời gian, nghĩa là, khoảnh khắc không trừu tượng, mà là được chất chứa trong nó, cái gì, điều gì…. được con mắt nhìn thấy.
Thời gian không phải là 1 phần tử cứ thế duỗi mãi ra tới vô cùng theo đường tuyến tính, tới hoặc lui, nó luôn luôn tự dâng hiến cho con mắt nhìn đến no nê, với 1 khoảnh không gian, như trong khung của 1 tấm phim.
Điều này được diễn tả tuyệt vời bởi St. Augustine, trong Confessions: Như thế thời gian là gì? Nếu không ai hỏi, thì tôi biết: nếu có người hỏi, là tôi đếch còn biết!


EAMON GRENNAN
1941-

Human windows and everything that occurs behind them. The curiosity of a passerby, but also a voyeur, or a poet, a fairy-tale teller, a novelist, composing all biography and tales from a detail seen through a window. It may last just an instant, sometimes, as in this poem by an Irish poet, probably a little longer.
Czeslaw Milosz: A Book of Luminous Things

WOMAN AT LIT WINDOW

Perhaps if she stood for an hour like that
and I could stand to stand in the dark
just looking, I might get it right, every
fine line in place: the veins of the hand
reaching up to the blind-cord, etch
of the neck in profile, the white
and violet shell of the ear
in its whorl of light, that neatly
circled strain against a black
cotton sweater. For a few seconds

she is staring through me
where I stand wondering what I'll do
if she starts
on that stage of light
taking her clothes off. But she only
frowns out at nothing or herself
in the glass, and I think I could,
if we stood for an hour like this,
get some of the real details down. But
already, even as she lowers the blind,
she's turning away, leaving a blank
ivory square of brightness
to float alone in the dark, the faint
grey outline of the house
around it. Newly risen, the half moon cast
my shadow on the path
skinned with grainy radiance
as I make my way back
to my own place
among the trees, a host of fireflies
in fragrant silence and native ease
pricking the dark around me
with their pulse of light.



Thơ Mỗi Ngày



WONDERS OF THE INVISIBLE WORLD
Wine had bloodied your lips and tongue,
When you whispered your tale
Of how young witches
Used to ride married men
Through the sky on a night like this.

The stars were like lit candles
That had wandered off on their own,
And the misty woods
Were full of floating nightgowns.
It seemed only yesterday
Old Scratch tucked us into a bed of dead leaves.

You turned into a black cat
And I ran after you on all fours
Into a church where a dog chased us
And the congregation sat
With their grave faces looking on.

Charles Simic: That Little Something
Những điều thần tiên của thế giới vô hình

Hồng đào nhuộm đỏ như máu, môi và lưỡi em,
Khi em thầm thì,
Như thế nào mấy cô bé phù thuỷ 
Thường cưỡi mấy đấng có vợ
Băng qua bầu trời vào một đêm như đêm nay

Những ngôi sao thì như những cây đèn cầy
Tự chúng muốn, chẳng ai bắt
Đi lang thang
Và những khu rừng, đầm đìa sương mù,
Thì đầm đìa những chiếc áo ngủ đàn bà, trôi lềnh bềnh
Hình như mới chỉ hôm qua
Con Quỉ Già lùa chúng mình vô 1 cái giuờng đầy lá chết

Em biến thành một con mèo đen
Và anh bò bốn chân rượt đuổi
Vô một ngôi nhà thờ
Nơi con chó rượt đuổi cả đôi ta
Và giáo đoàn, ngồi
Mặt người nào người nấy coi bộ thật trầm trọng
Theo dõi trò hú tim.
Alexander Blok
 Russian
1880-1921

TO ZINAIDA GIPPIUS

Those born in backwater years
forget their own way. Russia
gave birth to us in her years of anguish
and we can forget nothing.
Years of holocaust, do you
herald madness, or the advent of hope?
Days of war, days of freedom,
have stained our faces with bloody light.
We are speechless. The bells'
alarms sealed our lips. Where there was
a burning in our hearts once
there is nothing now, fixed, like a death.
Over the bed where we are dying
let the hoarse ravens sail-
may others, more worthy, Oh God, Oh God,
gaze on Thy kingdom!
1968, translated with Olga Carlisle

W.S. Merwin: Selected Translations

Alexander Blok (1885-1922)

Alexander Alexandrovich Blok was born in St Petersburg. His father was a professor of law in Warsaw, his mother a literary translator and his maternal grandfather the rector of St Petersburg University. His parents separated soon after his birth and he spent much of his childhood at Shakhmatovo, his maternal grandfather's estate near Moscow. There he discovered the religious philosopher Vladimir Solovyov and the poetry of Tyutchev and Fet, both of whom were still surprisingly little known. Shakhmatovo would remain for Blok the image of a lost paradise.
    In 1903 Blok married Lyubov Mendeleyeva, the daughter of Dmitry Mendeleyev, the chemist who created the periodic table. It was to Lyubov he dedicated his poem-cycle Verses about the beautiful Lady (1904). For well over a year, however, the marriage remained unconsummated. Eventually, Lyubov seduced him, but this did not help; Blok appears to have felt that sex was humiliating to women. The couple remained together, but their marriage was largely asexual; both had affairs with others.
    The idealism of Blok's first book yielded to a recognition of the tension between this idealism and reality - and the Beautiful Lady yielded her place to the more louche figure of the Stranger. 'The Stranger', written when Lyubov was close to leaving Blok for his fellow-poet Andrey Bely, is one of Blok's most famous poems. Here we present it in two translations: English and Scots. As well as some of his best-known love poems, and poems about the Muse, we include two poems in free verse, both imbued with a warmth and a gentle humor not generally associated with Blok.
    The greatest of Blok's later poems are meditations on Russia's destiny. 'The Twelve' (I918) is an ambiguous welcome to the October Revolution. In staccato rhythms and colloquial language the poem evokes a winter blizzard in revolutionary Petrograd; twelve Red Guards marching through the streets seem like Christ's Twelve Apostles. Many of Blok's fellow-writers hated this poem for its apparent acceptance of the Revolution. Most Bolsheviks, on the other hand, disliked the poem for its mysticism.
    Blok's biographer Avril Pyman writes, 'Blok had spent two months prior to his composition of "The Twelve" walking the streets, and the snatches of conversation written into the poem, the almost cinematic, angled glimpses of hurrying figures slipping and sliding over or behind drifts or standing rooted in indecision as the storm rages around them work as in a brilliantly cut documentary film. [ ... ] Musically, the different rhythms are unified by the wind [ ... ] stilled only in the last line.'!"         Towards the end of his life Blok's chronic depression deepened. For nearly two years between 1916 and 1918 he wrote nothing. After writing 'The Twelve' and one other poem in less than two days - and noting, 'A great roaring sound within and around me. Today, I am a genius' - he sank into a still longer silence. 'All sounds have stopped,' he told Korney Chukovsky. 'Can't you hear that there are no longer any sounds?' During his last three years Blok wrote several prose articles, but only one poem, 'To Pushkin House', an invocation of Pushkin's joy and 'secret freedom'.
    Boris Pasternak tells how Mayakovsky once suggested they go together to defend Blok at a public event where he was likely to be criticized: 'By the time we got [there] ... Blok had been  told a pile of monstrous things and they had not been ashamed to tell him that he had outlived his time and was inwardly dead - a fact with which he calmly agreed. '
    In spring 1921 Blok did indeed fall ill, with asthma and heart problems. His doctors wanted him to receive medical treatment abroad, but he was not allowed to leave the country, in spite of the pleas of Maxim Gorky. Blok died on 7 August 1921.
    Blok was idolized in his day and is still considered one of Russia's greatest poets, but there have always been doubting voices. In his memoir Petersburg Winters Georgy Ivanov recounts a conversation between himself and his mentor Nikolay Gumilyov. In reply to Ivanov's claim that, however blasphemous it may be, 'The Twelve' is a work of genius, Gumilyov replies, 'So much the worse if it is! The worse both for poetry and for Blok himself. Don't forget that the Devil is a genius too - so much the worse both for the Devil and for us all." D. S. Mirsky writes, 'But great though he is, Blok is also most certainly an unhealthy and morbid poet, the greatest and most typical of a generation whose best sons were stricken with despair and incapable of overcoming their pessimism except by losing themselves in a dangerous and ambiguous mysticism or by intoxicating them- selves in a passionate whirlwind." Only four years earlier, Mirsky had said that if he had to choose between 'The Twelve' and all the rest of Russian literature put together, he would hesitate." Few poems can have had such power to polarize opinion - let alone the opinions of a single person.

    Akhmatova famously referred to Blok as 'the tragic tenor of the epoch'. And in 'To the Muse' Blok wrote:

And I knew a destructive pleasure in trampling what's sacred and good,
a delirium exceeding all measure -this absinthe that poisons my blood!
(trans. Stephen Capus)


from The Twelve

From street to street with sovereign stride ...
- Who's there? Don't try to hide!
But it's only the wind playing
with the red banner ahead.

Cold, cold, cold drifts of snow.
- Who's there? No hiding now!
But it's only a starving hound
limping along behind.

Get lost, you mangy cur -
or we'll tickle you with our bayonets.
This is the last of you, old world -
soon we'll smash you to bits.

The mongrel wolf is baring his fangs -
it's hard to scare him away.
He's drooping his tail, the bastard waif ...
- Hey, you there, show your face!

Who is it waving our red banner?
Wherever I look - it's dark as pitch!
Who is it flitting from corner to corner
always out of our reach? [ ... ]

Crack-crack-crack! And the only answer
is echoes from house to house.
Only the whirlwind’s long laughter
criss-crossing the snows.
Crack -crack -crack!
Crack -crack -crack!
From street to street with sovereign stride,
a hungry cur behind them ...
While bearing a blood-stained banner,
blizzard - invisible,
bullet-untouchable,
tenderly treading through snow-swirls,
hung with threads of snow-pearls,
crowned with white haloes of roses -
who,
who else
but Jesus Christr"
(I918)
Robert Chandler

The Penguin Book of Russian Poetry

The Dream

Is it sweet to have unearthly dream?
[Có giấc mơ siêu phàm có ngọt ngào chăng?] A. Blok (1)
Was mine a prophetic dream or wasn't it?

[Còn của tôi, thì là tiên tri, hay không phải, hay ngược lại?]

Akhmatova


(1) Năm 1918, Blok xuất bản trường thi 12 Vệ Binh Đỏ,  thô bạo và hung dữ, chỉ với một ước muốn trả thù tụi trưởng giả, đi giữa cơn bão tuyết trên đường phố Petrograd, cướp và giết, được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình. Ở đoạn thơ cuối, bóng dáng Jesus Christ xuất hiện trong bộ đồ trắng dẫn đầu đám người hung bạo. Blok coi việc Bôn-sê-vích nắm quyền, được "chúc phúc" bởi Chúa. Nhưng ông là người đầu tiên gục ngã vì thất vọng, chết năm 1921, vì "cơn suyễn tinh thần", chữ của Andrei Bely.

Nơi Người Chết Mỉm Cười

Con Bọ, nói cho cùng, chính là hậu quả, lật ngược, của giấc đại mộng, "giấc mơ siêu phàm", chữ của Blok, của Miền Bắc.
Cái đồng bằng Bắc Bộ, nhiều bờ hơn ruộng, cái con đê ngăn chặn lũ lụt sông Hồng, ngăn chặn, không chỉ mầu mỡ, phù sa cho mảnh đất, mà luôn cả mầu mỡ phù sa cho tâ
m hồn con người. Những làng xóm, sau lũy tre xanh, xưa vốn là những đơn vị chiến đấu, kibbutz, chống phương bắc, sau biến thành nhà tù, với những luật lệ khắc nghiệt, những ông lý, ông tiên chỉ, ông trưởng họ, ông bố khắc nghiệt, những ông con trai coi gái làng như của riêng, trai làng bên đụng vô, là đánh cho tới chết...   Trong tình cảnh khốn khổ khốn nạn như thế, người và đất nhìn về Miền Nam như là vị cứu tinh của nó, và chủ nghĩa Cộng Sản chính là "thiên sứ", kẻ đem tin mừng đến cho họ.
Trong một bài viết về bài thơ Điện Biên, của Tố Hữu, Gấu này đã muờng tượng ra điều trên: Cảnh Tố Hữu mô tả, nhà nhà đỏ đèn đỏ lửa, là có thật, không phải nhà thơ phịa ra, như chính ông tự thú khi về già.
Là thi sĩ, là một tay CS thứ thiệt, khi còn trẻ, ông nhìn ra ngày hội, " trong tương lai," ["chỉ có điều mình phịa như thực", qua trí óc non nớt của ông], do chủ nghĩa CS, bắt đầu bằng chiến thắng Điện Biên, mang lại.
Nhưng, không ai nhìn ra được con bọ. Không ai nhìn ra được giấc mơ tiên tri của Akhmatova. Nữ thi sĩ người Nga này, được coi là một nàng Cassandra (1), Bà Đồng, người 'đọc ra điều dữ', mà chẳng ai thèm tin.

(1) Cassandra. In Greek mythology, Cassandra ("she who entangles men") (also known as Alexandra) was a daughter of King Priam of Troy and his queen Hecuba, who captured the eye of Apollo and was granted the gift of prophecy. However, when she did not return his love, Apollo placed a curse on her so that no one would ever believe her predictions.
(net)

Chân Dung và Đối thoại của Trần Đăng Khoa 

Có những bút danh do tình cờ mà thành, lại có khi do sự viết sai, mà nên. Thí dụ như Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Vốn là Trần Giang Khoa (em gái của Khoa tên Giang) nhưng vì mới đi học nên anh viết (trật) là Trần Dang Khoa, đến khi (có bài) đăng báo, tòa soạn sửa lại thành Trần Đăng Khoa.
(Trích Chuyện vãn về bút danh, tác giả Ngô Vĩnh Bình, báo Sài Gòn Giải Phóng, qua báo Nhân Dân trên Internet).

I

    Đây là một cuốn sách đã và đang gây chấn động ở trong nước. Nghe kể lại, đã in tới lần thứ tám hoặc chín, được bán kèm với gần như tất cả những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày của người dân trong nước: tờ giấy số, nhật báo, hay gói mì ăn liền... Hiện tượng, một tác phẩm "văn học" đi vào cuộc sống mỗi ngày, là một chuyện khó hiểu. Đừng coi đây như hiện tượng best-sellers ở Tây-phương. Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng lời phẩm bình của nữ thi sĩ Nga, Akhmatova: Chỉ người nào có sống ở Nga, và nghe radio (la-dô, đài) mỗi ngày, mới hiểu chủ nghĩa Cộng-sản là gì. (Only someone who lives in Russia and listens to the radio every day can understand what communism is, trích dẫn từ Chuyện trò với Joseph Brodsky, của Solomon Volkov, nhà xb The Free Press, 1998).
  Cuốn sách cũng đang gây "chấn động" ở hải ngoại. Tờ này, tờ nọ chọn đăng lại. Người viết, khi nghe nói về nó, liên hệ tới chuyện "đói thông tin" ở trong nước, nghĩ: chắc nó cũng giống hiện tượng Đêm Giữa Ban Ngày đối với độc giả hải ngoại. Người ta đọc trước tiên vì tò mò, khoan nói tới mong ước, có trong tay "Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich" (Solzhenitsyn).
Mới đây được đọc, và thấy có phần đúng. Nhưng không giản dị như vậy.
 Riêng phần dữ kiện, nó hé cho thấy không chỉ đằng sau một chế độ, mà còn đằng sau một con người, nhiều con người. Nhiều cõi nhân sinh, quan điểm nghệ thuật, có thể đồng ý, hoặc phản bác, hoặc dựa vào đó, để công kích, để "chống Cộng"....
Bài quan trọng nhất, theo tôi, là chân dung tự họa của Trần Đăng Khoa. Đây là điểm qui chiếu của tác phẩm. Cũng có thể coi chi tiết "viết sai tên, Giang thành Dang" ở trên như là một ẩn dụ làm nền cho cái đọc Chân Dung và Đối thoại... của chúng ta.
Bởi vì tất cả những chân dung sau đó, đều là những "phó bản" của tự họa.
Người viết có "tham vọng" đọc từng bài, rồi "tản mạn" về từng bài. Như một cách "giao lưu văn hóa."
Trước tiên là bài viết, về Tố Hữu, và nhân đó, về Nguyễn Tuân.
Một chuyên gia về biếm văn, sau khi trích đoạn viết về Tố Hữu, đã cho rằng: những dòng thơ "phịa", về chiến thắng Điện Biên (chỉ ngồi nhà nghe hóng, rồi viết), vậy mà đã xúi bao nhiêu con người lao vào chỗ chết.
Nhận xét này theo tôi đã phần nào nói lên cái được, cái mất của tác phẩm: chính Trần Đăng Khoa, khi phê bình Nguyễn Tuân cũng mắc đúng một khuyết điểm như vậy.
Những nhận xét văn học của Trần Đăng Khoa, phần lớn đã lấy thước đo, là đời sống, là cái "hiện thực". Trong khi nghệ thuật, nó "đếch cần" cuộc đời.

"Nói theo" nhà thơ Nga Joseph Brodsky: nghệ thuật không bắt chước, nhưng nó "làm độc" đời sống. (1)

Thơ rất độc, tẩm vào người nỗi chết (2)

Trần Đăng Khoa hỏi, về xuất xứ bài Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu cho biết:

"Chịu không thể nhớ được (...) Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc chạy qua bên Bộ Tổng, Quân Uỷ Trung Ương, chỗ anh Văn (Võ Nguyên Giáp) hỏi xem có đánh nhau ở đâu để viết bài tuyên truyền (...)
-Vậy tin toàn thắng đến với anh vào lúc nào?

-Lúc ấy khoảng 5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng nhá nhem tối mới có điện từ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện 'Hỏa tốc, hỏa tốc - Ngựa bay lên dốc' ấy là có thật (...) chứ làm gì có 'Đuốc chạy sáng rừng', với 'Làng bản đỏ đèn đỏ lửa' (...) Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng tối mù mù (...) Vậy thì loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa (...) Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...). Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ có điều mình phịa như thật, nên người ta tha cho.
Phịa như thật (thật nào?). Tại sao lại tha cho ?
Nhưng chi tiết liền sau đó, mới thật "lạ":

Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có dáng vẻ một ông Phật.
Có thể Trần Đăng Khoa đã quên mất mấy chữ "phịa như thật", nên đã mượn "ma", để "chê" Nguyễn Tuân.
Bàn về văn Nguyễn Tuân "Ma" nói:
"Quả ông cụ viết khá nhiều về món ăn... Nhưng đưa các món ăn lên thành những áng văn chương, thành văn hóa ẩm thực, trước tiên phải kể đến Vũ Bằng với Thương Nhớ Mười Hai, Miếng Ngon Hà Nội, Món Lạ Miền Nam.... những kiệt tác về ăn uống... nó là hồn vía của cả một vùng đất. Văn chương của cụ Nguyễn chưa đạt đến độ ấy. Đôi khi ngay trong chuyện ăn uống này, ông cụ cũng lại đùa."

Viết về hai nhà văn tiền bối như vậy, là không đúng, bởi vì người được khen cũng không cảm thấy hãnh diện. Chưa kể chuyện, vì cũng là món ăn, cho nên có người ưa món ăn "Nguyễn Tuân", có người ưa món ăn "Vũ Bằng". Có người ưa cả hai, chẳng chịu bỏ món nào! Tuy "tham ăn", người viết có thể đưa những lý do, để nói ngược lại (văn của cụ Vũ chưa đạt tới độ ấy), nhưng không dám, vì quá vô lễ, cảm thấy nình nếu làm vậy thì cũng giống như một trong "nhiều người tò mò, lặn lội hàng trăm cây số bom đạn, tìm đến nhà y, chỉ cốt xem y như xem... ma quỉ hiện hình. Có người còn bắt y xòe tay nom đường chỉ, vạch tóc ngó xoáy đầu, rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt thật là bí hiểm" (Chân dung tự họa).
Có thể họ Trần sẽ nói: đây là những việc thực, người thực, nhưng khi làm văn chương "nguyên con" như vậy, nó lại lòi ra bản chất của người viết.
Bởi vì nghệ thuật không bắt chước cuộc đời. Nó tẩm độc cuộc đời. Độc ở đâu ra?
Độc là cần thiết trong văn chương, theo tôi. Không độc không trượng phu, mà lị! Nó làm tác phẩm trở thành một tác phẩm, hay một thảm họa, là tùy người viết.
Cũng vì cố bám chặt vào "hiện thực", cho nên họ Trần đã không thấy nét đẹp của Chém Treo Ngành, của những ngôi sao đánh dấu con đuờng từ giếng trời về trần trong Những chiếc ấm đất. Phê bình Chém treo ngành, ông viết: "Đưa việc chém người lên thành nghệ thuật và tả đường đao, mũi đao với kẻ khoái cảm như một dạng thưởng thức nghệ thuật thì chỉ ở cõi người mới có nhà phê bình viết bài tán dương, chứ ma thì con xin vái cụ". Ở đây, họ Trần lại mâu thuẫn với chính ông khi chê Nguyễn Tuân không đưa việc ăn uống lên thành nghệ thuật. Nhưng ngay câu tiếp theo cho thấy tại sao:
"Ngay cả kẻ bị chém là lũ tà đạo, lũ cướp đường, tả thế cũng không ổn, huống hồ đó là quân khởi nghĩa, những người xả thân vì đại nghĩa cả. Nhà văn lớn ai lại làm thế."

"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3).

Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.

Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.

---------------

Chú thích:

(1):... art doesn't imitate life but infects it. (On Grief and Reason, J. Brodsky).

(2) Mô phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền:
Khi anh đi, anh đi vào sương đen,
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết.

(3) G. Steiner, trong bài giới thiệu "Chủ nghĩa hiện thực trong thời đại của chúng ta", của G. Lukacs. 


Note: Hai c
âu thơ, Gấu chôm từ 1 bài thơ,
dán trên tường, nơi bàn làm việc của TTT, lần ông vắng nhà, theo bạn Chất vô phòng ông, thời gian ông sắp sửa trình diện nhập ngũ.
Post lên Tin Văn, bị ăn cắp, y chang hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn được ngài thi sĩ bên tách cà phê chôm.
Ng
ười phán, đọc đâu đó trên Thời Tập của Viên Linh
Joseph Huỳnh Văn, khi còn sống, không đăng thơ ở bất cứ báo nào, ngoài tờ Tập San Văn Chương,  do  bạn bè  của  anh cùng chủ trương, với anh là Tổng Thư Ký



*

*

Bướm [Đêm]Đen

Không bao giờ xo ri

Nàng không hề xo ri
Không biết làm sao chấm dứt [cài số dze]
Không biết làm sao "nhớ ơi là nhớ"!

Note: Nhân ngày phụ nữ "vùng lên/nằm trên/ em lên anh nhé"!

Nhưng bảnh nhất,

Nàng không hề xo ri
Vì biết iêu tới đáy, iêu cạn láng
Và mần chàng tới chỉ
Khiến chẳng đứa nào còn biết
Đâu là chàng, đâu là nàng!


WONDERS OF THE INVISIBLE WORLD
Wine had bloodied your lips and tongue,
When you whispered your tale
Of how young witches
Used to ride married men
Through the sky on a night like this.

The stars were like lit candles
That had wandered off on their own,
And the misty woods
Were full of floating nightgowns.
It seemed only yesterday
Old Scratch tucked us into a bed of dead leaves.

You turned into a black cat
And I ran after you on all fours
Into a church where a dog chased us
And the congregation sat
With their grave faces looking on.

Charles Simic: That Little Something
Những điều thần tiên của thế giới vô hình

Hồng đào nhuộm đỏ như máu, môi và lưỡi em,
Khi em thầm thì,
Như thế nào mấy cô bé phù thuỷ 
Thường cưỡi mấy đấng có vợ
Băng qua bầu trời vào một đêm như đêm nay

Những ngôi sao thì như những cây đèn cầy
Tự chúng muốn, chẳng ai bắt
Đi lang thang
Và những khu rừng, đầm đìa sương mù,
Thì đầm đìa những chiếc áo ngủ đàn bà, trôi lềnh bềnh
Hình như mới chỉ hôm qua
Con Quỉ Già lùa chúng mình vô 1 cái giuờng đầy lá chết

Em biến thành một con mèo đen
Và anh bò bốn chân rượt đuổi
Vô một ngôi nhà thờ
Nơi con chó rượt đuổi cả đôi ta
Và giáo đoàn, ngồi
Mặt người nào người nấy coi bộ thật trầm trọng
Theo dõi trò hú tim
.


*


The Lunatic

The Dictionary

Maybe there is a word in it somewhere
to describe the world this morning,
a word for the way the early light
takes delight in chasing the darkness
out of store windows and doorways

Another word for the way it lingers
over a pair of wire-rimmed glasses
someone let drop on the sidewalk
last night and staggered off blindly
talking to himself or breaking into song.

Từ điển

Có thể có một từ, đâu đó, trong đó
diễn tả thế giới sáng nay
một từ, theo đó, tia sáng sớm sủa,
sướng điên lên, khi truy đuổi bóng tối,
ra khỏi những khung cửa sổ, những lối ra vô, nơi cửa tiệm, kho hàng. 

Một từ khác, qua đó, nó nấn ná, bịn rịn, với cặp kiếng, gọng bằng dây,
mà một người nào đó, bỏ rơi trên lối đi, đêm qua,
lảo đảo như 1 anh mù, lèm bèm với chính mình, hay bật thành bài ca.

Note: Trên The New Yorker số mới nhất, July 1st, 2013.
Gấu chưa mua tờ này, nhưng thấy trên Blog NL nên bê về đây.
Nay, có trong The Lunatic





W H. Auden
1907-1973

Wystan Hugh Auden was born in York, brought up in Birmingham, where his father was a physician, and educated at Gresham's School, Holt, and Christ Church, Oxford. His student contemporaries included poets Cecil Day Lewis, Louis MacNeice and Stephen Spender. After graduating in 1929, he spent several months in Berlin, often in the company of Christopher Isherwood, his future collaborator. His first book, Poems, was published in 1930 by T. S. Eliot at Faber and Faber and he later became associated with Rupert Doone's Group Theatre, for which he wrote several plays, sometimes in collaboration with Isherwood. In January 1939 the two of them left England for the United States, where Auden became a citizen in 1946. His later works include The Age of Anxiety, Nones, The Shield of Achilles and Homage to Clio, and he also wrote texts for works by Benjamin Britten and (with Chester Kallman) the libretto for Stravinsky's opera The Rake's Progress. Elected Professor of Poetry at Oxford in 1956, he died in Vienna in 1973.

On This Island

Look, stranger, on this island now
The leaping light for your delight discovers,
Stand stable here
And silent be,
That through the channels of the ear
May wander like a river
The swaying sound of the sea.

Here at a small field's ending pause
Where the chalk wall falls to the foam and its tall ledges
Oppose the pluck
And knock of the tide,
And the shingle scrambles after the suck-
-ing surf, and a gull lodges
A moment on its sheer side.

Far off like floating seeds the ships
Diverge on urgent voluntary errands,
And this full view
Indeed may enter
And move in memory as now these clouds do,
That pass the harbour mirror
And all the summer through the water saunter.

Nobody in the thirties was quite sure what war would be like, whether there would be gas, for instance, or aerial bombardment. There's a stock and rather a silly question: 'Why was there no poetry written in the Second World War?' One answer is that there was, but it was written in the ten years before the war started. Auden was a landscape poet, though of a rather particular kind. The son of a doctor, he was born in York in 1907 but brought up in Solihull in the heart of the industrial Midlands. Not the landscape of conventional poetic inspiration but, for Auden, magical:


from Letter to Lord Byron


But let me say before it has to go, It's the most lovely country that I know;
Clearer than Scafell Pike, my heart has stamped on The view from Birmingham to Wolverhampton.
Long, long ago, when I was only four, Going towards my grandmother, the line
Passed through a coal-field. From the corridor
I watched it pass with envy, thought 'How fine! Oh how I wish that situation mine.'
Tramlines and slagheaps, pieces of machinery, That was, and still is, my ideal scenery.

Note: Hai bài thơ trên 1 cách nào đó, là để trả lời, hoặc, có mắc mớ tới, 1 số
vấn nạn, mà Nobel văn chương năm nay làm lộ ra.
Mẽo đếch có văn chương, thứ đau nỗi đau của thế kỷ [Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, Cái Ác Nazi, Cái Ác Á Châu].
Cả châu Mẽo, chỉ là 1 hòn đảo.
Nghệ Thuật tự nó nên thoát ra khỏi thời gian

'Why was there no poetry written in the Second World War?' One answer is that there was, but it was written in the ten years before the war started.
Có 1 câu hỏi thật là cà chớn: Tại sao không có thơ viết về Đệ Nhị Chiến?
Có rồi, nhưng viết sớm hơn 10 năm.

Auden là nhà thơ Anh.
Nhưng nhờ đến Hòn Đảo, mà thơ ông đổi hẳn.
Auden, là Thầy của Brodsky.
Nhờ Auden, Brodsky ngộ ra số phận của ông, như là 1 nhà thơ Nga: Một
tên du mục, đi 1 lèo không hề ngoái lại, không hề trở về.
Ông tởm nhất, cái trò lũ Mít lưu vong, mê nhất: B
ò về khóc lóc, lạy lục, đi khách [làm tua văn hóa, gặp gỡ nhà văn nhà veo Vẹm...]

Ngay từ năm 1972, khi Joseph Brodsky chiều theo lời yêu cầu của nhà nước, rời khỏi nước Nga, vì tội danh thành phần ký sinh, nhà thơ ăn bám, ông vẫn luôn luôn bị hỏi về nước Nga và nhất là khi nào thì trở về quê hương. Ông thường trả lời đại để: "Tôi thấy thật khó mà tưởng tượng tôi như là một du khách, một diễn viên đi trình diễn ở một nơi mà tôi đã sinh ra, đã trưởng thành... Kẻ sát nhân còn có thể luyến tiếc phạm trường, nhưng thật là vô duyên khi mầy mò diễn lại một màn yêu đương. Tôi có thể về đó như là một cá thể rất riêng tư và gặp gỡ một vài bạn bè, nhưng về để cười cười nói nói, nhận những lời chúc tụng, tôi thấy thật là khó chịu".

Nước Nga hết còn hiện hữu. Nó trở thành ngôn từ đối với ông. "Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này). Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California, người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: “Văn chương Đức là nơi tôi đang ở” (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn để đổi đời." 

Nhà thơ nổi loạn

Joseph Brodsky: Người hùng Virgil: Đi để mà đừng bao giờ trở về.
[A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home].

Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Joseph Brodsky. 

Nhân Nobel, Tin Văn bèn viết về Brodsky, về sư phụ của ông, về đi là đừng bao giờ trở về....

Không chỉ Brodsky: Có thể nói, lịch sử nước Nga ban cho từng nhà văn nhà thơ của nó, mỗi người mỗi số phận. Số phận của Osip là để chết ở trong Trại Tù.
Pasternak, cũng 1 kẻ tuẫn đạo.
Rồi nữ thần thi ca sầu muộn, Akhmatova. Khác hẳn lũ tinh anh Bắc Kít. Số phận của chúng, là đầu hàng trước Tố Hữu, không phải trước Đảng CS.

Quoc Tru Nguyen shared a memory.
2 hrs

Akhmatova: Kinh Cầu
Chẳng có ai người cười nổi, những ngày đó
Ngoại trừ những người chết, sau cùng tìm thấy sự bình an
Như 1 cánh tay thừa thãi, 1 sức nặng vô d...

See More

Akhmatova: Kinh Cầu

Chẳng có ai người cười nổi, những ngày đó
Ngoại trừ những người chết, sau cùng tìm thấy sự bình an
Như 1 cánh tay thừa thãi, 1 sức nặng vô dụng
Hà Nội đong đưa quanh Hỏa Lò
Hàng theo hàng, đám Ngụy diễu [không phải diễn] hành,
Khùng vì đau, nhắm nỗi bất hạnh của họ
Bài ca vĩnh biệt, sắc, gọn
Tiếng còi tầu chở súc vật rú lên
Ngôi sao thần chết đứng sững trên nền trời Hà Nội
Và xứ Bắc Kít, ngây thơ vô tội,
Quằn quại dưới gót giầy máu
Dưới bánh xe chở tù.
Không phải tôi. Ai đó đau khổ
Tôi làm sao chịu nổi nỗi đau đó
Hãy choàng nó bằng vải liệm đen
Và mang đèn đi chỗ khác
Đêm rồi!

Akhamatova, có vẻ như được sửa soạn để đóng cái vai của bà, hơn hầu hết những nhà thơ cùng thời. Ngoài ra, vào lúc xẩy ra Cách Mạng, bà 28 tuổi , không quá trẻ để tin hay không tin, và cũng không quá già để biện minh cho nó. Sau đó, là 1 người đàn bà, trong vai “gái” [“cái” cũng được] thì cũng khó mà thổi Cách Mạng, hay kết án nó. Bà cũng không quyết định thay đổi trật tự xã hội….
Đọc bài viết của Brodsky về Akhmatova, nữ thần thơ bi ai Nga, thì Gấu ngộ ra điều, tại sao mà GCC này chịu không nổi, phải nói, tởm, cái giọng của đám VC ly khai, thứ ngôn ngữ nhơ bẩn, “máu què”, thí dụ, cũng như cái giọng gà mái gáy của Sến, vẫn thí dụ.
Nhà thơ chỉ phán một câu thôi: Bà nhận ra nỗi đau, she recognized grief.

Trước đó, Brodsky giải thích:
Bà không vứt Cách Mạng vào thùng rác. Một dáng đứng thách đố cũng đếch hợp với bà. Bà giản dị coi nó như là nó có, và chấp nhận nó, như là nó xẩy ra: cơn đau của cả nước, đau chừng nào, nỗi đau của mỗi cá nhân, đau theo chừng đó.
The poet is a born democrat not thanks to the precariousness of his position only but because he caters to the entire nation and employs its language: Nhà thơ sinh ra, và bèn dân chủ, không phải chỉ vì cái bấp bênh của dáng đứng, vị trí của mình, mà còn bởi cái sự mua vui cho đời, cho cả nước, và sử dụng cái ngôn ngữ của nó.
Cũng thế, là bi kịch.
Đâu có phải cứ đụng tới chữ nghĩa, tới văn chương, tới thơ ca, là vãi nước đái ra, hoặc văng tục, hoặc gáy?

Bearing the Burden of Witness:
Requiem

Requiem was born of an event that was personally shattering and at the same time horrifically common: the unjust arrest and threatened death of a loved one. It is thus a work with both a private and a public dimension, a lyric and an epic poem. As befits a lyric poem, it is a first-person work arising from an individual's experiences and perceptions. Yet there is always a recognition, stated or unstated, that while the narrator's sufferings are individual they are anything but unique: as befits an epic poet, she speaks of the experience of a nation.

The Word That Causes Death’s Defeat
Cái từ đuổi Thần Chết chạy có cờ
*

Kinh Cầu đẻ ra từ một sự kiện, nỗi đau cá nhân xé ruột xé gan, và cùng lúc, nó lại rất là của chung của cả nước, một cách cực kỳ ghê rợn: cái sự bắt bớ khốn kiếp của nhà nước và cái chết đe dọa người thân thương ruột thịt. Bởi thế mà nó có 1 kích thước vừa rất đỗi riêng tư vừa rất ư mọi người, rất ư công chúng, một bài thơ trữ tình và cùng lúc, sử thi. Nó là tác phẩm của ngôi thứ nhất, thoát ra từ kinh nghiệm, cảm nhận cá nhân. Tuy nhiên, trong lúc chỉ là 1 cá nhân đau đớn rên rỉ như thế, thì nó lại là độc nhất: như sử thi, bài thơ nói lên kinh nghiệm toàn quốc gia….
Đáp ứng, của Akhmatova, khi Nikolai Gumuilyov, chồng bà, 35 tuổi, thi sĩ, nhà ngữ văn, trong danh sách 61 người, bị xử bắn không cần bản án, vì tội âm mưu, phản cách mạng, cho thấy quyết tâm của bà, vinh danh người chết và gìn giữ hồi ức của họ giữa người sống, the determination to honor the dead, and to preserve their memory among the living….

Alexander Blok
 Russian
1880-1921

TO ZINAIDA GIPPIUS

Those born in backwater years
forget their own way. Russia
gave birth to us in her years of anguish
and we can forget nothing.
Years of holocaust, do you
herald madness, or the advent of hope?
Days of war, days of freedom,
have stained our faces with bloody light.
We are speechless. The bells'
alarms sealed our lips. Where there was
a burning in our hearts once
there is nothing now, fixed, like a death.
Over the bed where we are dying
let the hoarse ravens sail-
may others, more worthy, Oh God, Oh God,
gaze on Thy kingdom!
1968, translated with Olga Carlisle

W.S. Merwin: Selected Translations



Rilke: After the Fire

Early autumn morning hesitated,
Shying at newness, an emptiness behind
Scorched linden trees still crowding in around
The moorland house, now just one more wallstead
Where youngsters gathered up from god knows where
Hunted and yelled and ran wild in a pack.
Yet all of them fell silent when he appeared,
The son of the place, and with a long forked stick
Dragged an out-of-shape old can or kettle
From under hot, half burnt-away house-beams;
And then, like one with a doubtful tale to tell,
Turned to the others present, at great pains
To make them realize what had stood so.
For now that it was gone, it all seemed
Far stranger: more fantastical than Pharaoh.
And he was changed: a foreigner among them.

Seamus Heany: District and Circle

*

DELMORE SCHWARTZ

He heard God coughing in the next apartment,
his life a hospital, he moved from bed to bed
with us and Baudelaire, except he always had
Finnegans Wake tucked in his pajamas,
which must mean, sure as chance,

the human race is God's phlegm. Penitent,
I say a prayer in God's throat:
"Mister, whose larynx we congest,
spit us into the Atlantic or Hudson ...
let us be dropped into the mouth of the first fish
that survived by eating its young-

drink hot tea and honey Your mother brings You
till You are rid of Your catarrh, well again.
Let us swim back to our handiwork."

Far from the world of Howth Castle, Delmore died
in a bed-bugged hotel, unclaimed for three days.
A week before, by chance, I saw him
at a drugstore counter, doubled over a coffee,

he moaned, "Faithful are the wounds of a friend,
deceitful enemy kisses."
He held my hand too tight, too long .'
Melancholy Eros flew to my shoulder,
spoke in Greek, Yiddish, and English:
"Wear his sandals, his dirty underwear,
his coat of many colors that did not keep him warm.'"
-Stanley Moss
NYRB Oct 13, 2016

What the Goddess Can Do
(The Odyssey, Book Ten)
Maybe it was the way she held her head
or her voice, which was too high, or her braids,
which reminded me of a girl I used to know,

but I sat on a tall chair like a god
drinking a bowl of honey mulled with wine
and getting drowsy, counting my good fortune,
so that she could transform me into a pig
squealing for acorns, grunting and bristling
in a sty, snouting the ground with other swine.

Later, our leader convinced her to reverse
the spell, setting our animal bodies free...

I have been many things in this life-
a husband, a warrior, a seer-but I cannot forget
what the goddess can do to me, if she desires.
Edward Hirsch: The Living Fire

*

Tổ Sư Ngụy Trang

    Streets Paved with Gold

A row of palatial madhouses,
Each with a well-tended lawn,
A sprinkler and a barbecue pit
Smoking in the backyard,

And someone in a tree swing
After the sun has gone down,
Too old to be swinging
And to be wearing no clothes,

Blowing random notes on a toy trumpet
At the converging darkness,
And the one little white cloud
Dilly-dallying in the evening sky.
What I hate are short winter days,
Cold and snowless afternoons,
The dark night in a hurry to fall
After the last school bus passes.

I dislike a woman who won't light
But one lamp in the house,
Who keeps the heat way down
And wears three sweaters and a shawl.

What drives me to despair are meals
Eaten in silence with the TV on,
The recital of the day's horrors
Followed by a grim weather report.

It breaks my heart to go to bed
Every night in a room without heat
With the one who still has strength
To pray to God for our salvation.

Sự Cứu Chuộc Của Chúng Ta 

Tớ ghét những ngày đông,
ngắn ngũn,
cụt thun lủn.
Những buổi chiều lạnh, đếch có tuyết.
Đêm chỉ chờ,
xổng ra,
là chụp xuống,
ngay sau khi chuyến xe buýt sau cùng,
chở học sinh,
vừa đi qua. 

Tớ đếch khoái mấy mụ đàn bà,
chẳng thèm thắp đèn đóm trong nhà.
Ấy chết, xin lỗi,
chỉ 1 ngọn.
Rồi mặc ba bốn cái áo ấm,
và còn thêm chiếc khăn choàng ! 

Điều làm tớ chán nhất,
là những bữa ăn tối,
trong câm lặng,
trước màn hình.
Cái mặt vuông khốn kiếp,
[mượn chữ của ông tiên chỉ VP]
đang lèm bèm,
theo kiểu biên niên,
về những điều ghê rợn,
xẩy ra trong ngày.
Chấm dứt bằng bản tin thời tiết,
cũng khốn kiếp!

Trái tim tớ như vỡ ra,
khi kéo lê thân mình
tới cái giường.
Đêm nào thì cũng vậy.
Trong căn phòng không có máy sưởi ấm.
Với cái người vưỡn còn đủ sức lực,
để cầu nguyện Thượng Đế,
cho sự cứu chuộc của đôi ta!

Solitude

The only home you and I ever had.
No bigger than a matchbox-
Or else as vast as the sky full of stars-
With you as the sole tenant
Grateful for a flea bite to scratch
As you sit recalling the night
Someone knocked on your door.

You were afraid to open, but when you did,
There she was asking to borrow a candle.
You told her you didn't have one.
The two of you stood face to face
Between two dark apartments
Unable to think of anything else to say
Before turning your backs on each other.

Cô Đơn


Nhà độc nhất em và anh từng có
Không lớn hơn bao quẹt
Hay, rộng như cả 1 bầu trời đầy sao
Có em như là người cư ngụ độc nhất
Rất ư là biết ơn một con rận
Nhờ nó đợp một phát
Và em có việc làm là, gãi gãi.
Và em ngồi một mình suy tư
Và nhớ đêm
Và có tiếng gõ cửa

Em ngại mở, và mở
Cô ta đứng đó, hỏi mượn cây đèn cầy
Em nói tui làm gì có
Hai người đứng đối diện
Giữa hai căn phòng
Chẳng biết làm sao, nói thế nào, nói cái gì
Trước khi quay đít vô nhau
.

Charles Simic: Master of Disguises



  Thơ Mỗi Ngày

Bob Dylan: Nobel văn chương 2016

Bob Dylan wins Nobel prize in literature 2016 – live
The 2016 Nobel prize in literature will be announced today at 1pm CET (that’s midday in the UK). Follow the build up and all the reaction after the announcement here
Guardian Live

8m ago 12:01
And the winner is...
Bob Dylan “for having created new poetic expressions within the great American song tradition”.


*  

Như vậy là Mẽo được Nobel, nhưng đếch phải nhà văn, mà là 1 nhạc sĩ

https://www.theguardian.com/books/2016/oct/13/bob-dylan-wins-2016-nobel-prize-in-literature

Bob Dylan was named the surprise winner of the Nobel prize for literature in Stockholm today “for having created new poetic expressions within the great American song tradition”.
Speaking to reporters after the announcement, the permanent secretary of the Swedish Academy Sara Danius said she “hoped” the Academy would not be criticised for its choice.
“The times they are a’changing, perhaps”, she said, comparing the songs of the American songwriter, who had yet to be informed of his win, to the works of Homer and Sappho.
“Of course he deserves it – he’s got it,” she said. “He’s a great poet – a great poet in the English speaking tradition. For 54 years he’s been at it, reinventing himself constantly, creating a new identity.”
Danius said the choice of Dylan may appear surprising, “but if you look far back, 5000 years, you discover Homer and Sappho. They wrote poetic texts which were meant to be performed, and it’s the same way for Bob Dylan. We still read Homer and Sappho, and we enjoy it. We can and should read him.”
The winner of the Nobel prize for literature is chosen by the 18 members of the Swedish Academy, who are looking for “the person who shall have produced in the field of literature the most outstanding work in an ideal direction”, according to Alfred Nobel’s will. The award itself admits on its website that “Alfred Nobel’s prescriptions for the literature prize were quite vague”, adding that “in fact, the history of the literature prize appears as a series of attempts to interpret an imprecisely worded will”.
Major writers believed to have been in the running for the award included the Kenyan Ngugi wa Thiong’o, the American Don DeLillo and the Japanese Haruki Murakami.
Danius advised those unfamiliar with the work of Dylan to start with the 1966 album Blonde on Blonde. “It’s an extraordinary example of his brilliant way of rhyming, putting together refrains, and his pictorial way of thinking,” she said. When she was young, she admitted, she was “not really” a Dylan fan, preferring the works of David Bowie. “Perhaps it’s a question of my generation – today I’m a fan of Bob Dylan,” she said.
Dylan becomes the first American to win the Nobel prize for literature since Toni Morrison took the prize in 1993. His triumph follows comments in 2008 from Horace Engdahl, then permanent secretary of the Nobel prize jury, that “the US is too isolated, too insular. They don’t translate enough and don’t really participate in the big dialogue of literature ... That ignorance is restraining.”
Today, a jury now headed by his successor has obviously changed their mind.


Hy vọng Nobel năm nay không bị chỉ trích.
Lẽ tất nhiên xứng đáng. Ông ta là nhà thơ lớn, trong dòng tiếng Anh. Có thể có tí ngạc nhiên, nhưng nhìn lại coi, 5 ngàn năm trước, có Homer, có Sappho.
Người Mẽo đầu tiên được Nobel, sau Toni Morrison, 1993. Mẽo quá cô lập, một hòn đảo, đâu phải 1 đại lục, đếch chịu dịch dọt, đếch thèm tham dự vào những cuộc lèm bèm lớn lao về văn học, viên thư ký thường trực Horace Engdahl chẳng đã dè bỉu, nhưng uỷ ban Nobel sau ông có thể đã thay đổi cái đầu.
Thay đổi cái đầu, có, nhưng vưỡn đếch cho nhà văn Mẽo!


The choice of Dylan follows speculation about disagreement amongst the judging panel. The prize was expected to be announced last week, in the same week as the science medals, and the Academy’s Per Wästberg said the different date was a matter of logistics. But Bjorn Wiman, cultural pages editor at Sweden’s Dagens Nyheter, told the South China Morning Post that “if you ask me, it’s absolutely not a ‘calendar’ issue. This is a sign there’s a disagreement in the process to select a winner.”
Major writers believed to have been in the running for the award included the Kenyan Ngugi wa Thiong’o, the American Don DeLillo and the Japanese Haruki Murakami. At Ladbrokes, where the singer was at 16/1 from 50/1 when betting was suspended, spokesman Alex Donohue said that “a lot of people scoffed when his odds came in to 10/1 from 100/1 in 2011. Looks like there was something blowin’ in the wind after all.”
Danius advised those unfamiliar with the work of Dylan to start with the 1966 album Blonde on Blonde. “It’s an extraordinary example of his brilliant way of rhyming, putting together refrains, and his pictorial way of thinking,” she said. When she was young, she admitted, she was “not really” a Dylan fan, preferring the works of David Bowie. “Perhaps it’s a question of generation – today I’m a lover of Bob Dylan,” she said.

Đúng ra Nobel văn học được công bố tuần trước, nhưng có 1 sự không đồng thuận giữa mấy ông Hàn.

Sara Danius, nữ thư ký thường trực cho biết, hồi còn trẻ, bà không thích ông này, nhưng già thì lại mê. Trong nước, tờ VHTT net phán, cho Bob Dylan, vì là 1 Einstein của quần chúng. Đây là 1 ví von, khi anh ca sỡi được Ô
Bá Mà vinh danh, không mắc mớ đến Nobel. Thứ nào thứ đó. Vòng hoa Nobel là vòng hoa Nobel, “for having created new poetic expressions within the great American song tradition”, đã sáng tạo ra những cách diễn tả mới trong truyền thống lớn lao của dòng ca nhạc Mẽo.
Nhảm
http://www.dw.com/en/the-einstein-of-pop-music-bob-dylan-at-75/a-19278557
Culture
"The Einstein of pop music:" Bob Dylan at 75
As Bob Dylan's birthday is widely noted, music experts wonder whether there could ever be a worthy successor to him as poet, musician and cult figure.
        Bob Dylan has two honorary doctorates and was awarded the Pulitzer Prize in 2008 in recognition of his enormous influence on pop culture. In 2012, US President Barack Obama awarded him the country's highest civil distinction: the Presidential Medal of Freedom. Now he is also a Nobel Prize laureate.


Note: Để an ủi, FB post lại bài diễn văn Nobel của Kertesz
Quoc Tru Nguyen shared a memory.

Heureka!
Nó đây rồi!
Diễn văn Nobel 2002
Imre Kertész

... See More

Tôi phải bắt đầu bằng một lời thú nhận. Một lời thú nhận lạ kỳ, có thể, nhưng mà là chân thiệt. Từ lúc bước lên phi cơ làm chuyến đi tới đây, Stockholm, để nhận giải Nobel văn chương năm này, tôi có cảm giác, một cái nhìn đăm đăm, bình thản, bám chặt ở sau lưng. Ngay cả vào giây phút trang trọng như lúc này, ở nơi nhĩ mục quan chiêm, tôi cảm thấy mình gần gụi với người chứng điềm tĩnh đó, hơn là với người văn mà tác phẩm đột nhiên được đọc trong cõi năm châu bốn bể. Và tôi chỉ mong rằng, biết đâu, nhờ dịp này, qua bài nói chuyện mà tôi có vinh dự đọc lên, sẽ giúp tôi rũ khỏi tình trạng nhập nhằng, và nhập được cả hai con người nói trên, vào làm một.



*


Merwin

Khong Lo
Vietnamese
medieval, Ly dynasty
died 1119

The Ideal Retreat

I will choose a place where the snakes feel safe.
All day I will love that remote country.
At times I will climb the peak of its lonely mountain
to stay and whistle until the sky grows cold.

1967, translated with
Nguyen Ngoc Bich

Nơi thần sầu để rút dù

Tớ sẽ chọn một nơi mà rắn [độc hay không độc] cảm thấy an toàn
Cả ngày tớ sẽ mê cái “lost domain” xa xôi đó
Tớ sẽ leo lên cái đỉnh núi trơ cu lơ của nó
Đếch thèm tìm bản chúc thư [của MT], hay xác con gấu, hay con cáo gì gì đó [của Hemingway]
Mà để hét lên 1 tiếng lạnh hư không!


Ngo Chi Lan
Vietnamese
15th century

AUTUMN

Sky full of autumn
earth like crystal
news arrives from a long way off following one wild goose.
The fragrance gone from the ten-foot lotus
by the Heavenly Well.
Beech leaves
fall through the night onto the cold river,
fireflies drift by the bamboo fence.
Summer clothes are too thin.
Suddenly the distant flute stops
and I stand a long time waiting.
Where is Paradise
so that I can mount the phoenix and fly there?

1968, translated with
Nguyen Ngoc Bich

Yosa Buson
Japanese
1716-1783

AN OLD DOG
Okinamaro
are you still keeping watch
without sleep through the short summer nights

            Washing my feet in a basin
            I see that the basin leaks
            water running out like the last of spring

A fish in an old well
leaps at mosquitoes
a sound of darkness

AT A PLACE CALLED KAYA IN TANGO REGION
This is happiness
crossing the stream in summer
carrying my straw sandals

            The cut duckweed along the road
            goes on flowering      
            in the evening rain

Ten wagonloads of sake barrel
sway along slowly
through the summer woods

            All the way  I have come
            all the way I am going
            here in this summer field

Mountain streams flow down
into each other
giving up their sounds

            Fragrance of a sachet
            the gesture of a young woman
            who is mute

In the flash of lightning
I hear the dewdrops rolling
down the bamboo leaves

            A wild boar lies down
            on the valerian
            dew gathers on the broken stems

The autumn chill becomes part of me
in the bedroom I step on a comb
that belonged to my dead wife

            Under the harvest moon
            a servant is on his way
            to abandon a puppy

Memories of my father and mother
come to me all by themselves
late in the autumn

            An autumn evening
            sandpipers too
            stand looking away

One step outside the gate
and I too am a traveller

            on an evening in autumn
            Some pilgrim drew eyes and nose
            on a gourd
            and went away

Beside the road
buckwheat flowers
flow over my hand

How I love hearing
the small birds
up in the eaves

UPON MARYUNA'S REQUEST FOR A VERSE
TO GO ON HIS PAINTING OF A BLACK DOG

His bark comes
out of the darkness inside him
deep in the autumn night

            It is autumn in me
            but tomorrow will come
            and I will miss tonight

A bagworm hangs
snug and comfortable
in the first winter rain

            In silence the winter rain
            soaks the roots
            of the camphor tree

Is it a winter shower
or a mouse running
over the koto strings

            Old quick
            which shall I cover
            my head or my feet

PUTTING ON MY STRAW HAT AND
SANDALS FOR A JOURNEY

Since Basho went
not a single year
has lived up to its promise
 

1990-2010, haiku translated with
Takako Lento

 


  Iosip Brodsky 
Russian
1940-1996

THE BLIND MUSICIANS

The blind go their way
        by night.
It's easier to cross
the squares
        at night.
The blind live
feeling their way,
brushing the world with their hands,
knowing neither shadow nor light,
and their hands drift over the stones
built into walls
of men, women,
children,
        money,
walls that cannot be broken,
        better
to follow along them.
Against them the music
hurls itself
and the stones soak it up.
In them the music dies
under the hands.
It's hard dying at night, hard
to die feeling your way.

The way of the blind is
simpler, the blind
        cross the empty squares.

1967, translated with
Wladimir Weidlé  



Mùa thu, những di dân

 

 

 

          Di dân là "số" phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera.

Độc và Đẹp

*

Thu 2014


L'adieu

Apollinaire (1880-1918)
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Lời vĩnh biệt
(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...
(2)
Ðã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam
(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em ?
Ðã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Ðất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang
Xa nhau trùng điệp quan san
Một lần ly biệt nhuộm vàng cỏ cây
Mùi hương tuế nguyệt bên ngày
Phù du như mộng liễu dài như mơ
Nét mi sầu tỏa hai bờ
Ai về cố quận ai ngờ ai đi
Tôi hồi tưởng lại thanh kỳ
Tuổi thơ giọt nước lương thì ngủ yên

Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(Ði vào cõi thơ, tr 80-82, Ca Dao xuất bản, Sàigon, Việt Nam)
Nguồn net

GUILLAME APOLLINAIRE (1880-1918)

The Farewell

I picked this fragile sprig of heather
Autumn has died long since remember
Never again shall we see one another
Odor of time sprig of heather
Remember I await our time together

Translated from the French by Roger Shattuck
[in Time of Grief]


Thơ Mỗi Ngày

HAIKU
The endless night
is now nothing more
than a scent.

Is it or isn't it
the dream I forgot
before dawn?

The sword at rest
dreams of its battles.
My dream is something else.

The man has died.
His beard doesn't know.
His nails keep growing.

Under the moon
the lengthening shadow
is all one shadow .

The old hand
goes on setting down lines
for oblivion.
-S.K.
J.J. Borges: Poems of the Night

Haiku

Đêm vô tận
Còn chăng,
Thì là một mùi
Cái gì gì, tàn hôn lên môi
Tàn quên trong tay

Có, hay không
Giấc mộng Gấu quên
Trước rạng đông
Cái gì gì, đêm không sao qua
Mà trời sao lại sáng?

Cây kiếm ngơi
Mơ hoài những trận chém giết cũ
Giấc mơ của Gấu
Là một điều gì khác

Thẳng chả ngỏm
Râu đếch biết
Móng tay dài mãi ra

Dưới ánh trăng
Cái bóng của Gấu
Dài mãi ra
Vẫn chỉ là bóng của Gấu!

Bàn tay già
Tiếp tục lần
Những dòng
Dành cho quên lãng


Borges Golem

THE GIFT

In a page of Pliny we read
that in all the world no two faces are alike.
A woman gave a blind man
the image of her face,
without a doubt unique.
She chose the photo among many;
rejected all but one and got it right.
The act had meaning for her
as it does for him.
She knew he could not see her gift
and knew it was a present.
An invisible gift is an act of magic.
To give a blind man an image
is to give something so tenuous it can be infinite
something so vague it can be the universe.
The useless hand touches
and does not recognize
the unreachable face.

J. L. Borges: Poems of the Night

Quà tặng
Trong một trang của Pliny, chúng ta đọc thấy điều này,
Trong cả 1 lũ người như thế đó, không làm sao có hai khuôn mặt giống nhau y chang
Một người đàn bà cho 1 anh mù bức hình khuôn mặt bà.
Bà chọn tấm hình trong rất nhiều;
vứt đi tất cả, chỉ giữ lại một, và chọn đúng tấm cần chọn.
Cái hành động đó, thì thật có nghĩa, đối với bà
Và luôn cả với người đàn ông mù.
Bà biết anh mù không thể nhìn thấy quà tặng của bà
Và biết, đó là 1 quà tặng
Một món quà vô hình là 1 hành động huyền diệu
Cho 1 người mù một hình ảnh
Thì cũng như cho một điều gì tinh tế, giản dị, như “cúi xuống là đất”, như Cô Tư phán.
Chính vì thế mà nó trở thành vô cùng
Một điều gì đó mơ hồ như là vũ trụ
Bàn tay vô dụng, sờ
Và không nhận ra
Khuôn mặt không làm sao với tới được.


*

PARADISO XXXI, 108

Diodorus Siculus narrates the story of a dismembered and sundered god, who, as he walks in the twilight or traces a date in his past, never senses that something infinite has been lost.
    Mankind has lost a face, an irretrievable face, and everyone would like to be that pilgrim (dreamed of in the empyrean, under the Rose) who sees Veronica's handkerchief in Rome and murmurs with faith: Jesus Christ, My Lord, True God, this, then, was Your Face?
    There is a stone face on a certain road and an inscription which reads: The true Portrait of the Holy Face of the God of Ja
én, If we really knew the likeness, we would have the key to the parables and would know if the son of the carpenter was also the Son of God.
    Paul saw it in the guise of a light which hurled him to the ground; John, as the sun shining in full force; Teresa of Jesus, oftentimes, as if bathed in a tranquil light, but she was never able to specify the color of the eyes.
    We lost those features, in the way a magical number may be lost, a number made up of customary figures; in the same way as an image in a kaleidoscope is lost forever. We may see them, and not know it. The profile of a Jew in the subway may be that of Christ; the hands which give us some coins at a change-window may recall those which some soldiers once nailed to the Cross.
    Perhaps some feature of the Crucified Face lurks in every mirror; perhaps the Face died, was effaced, so that God might become everyone.
    Who knows whether we may not see it tonight in the labyrinths of dreams and remember nothing tomorrow.

- Translated by ANTHONY KERRIGAN


Diodorus Siculus tells the story of a god who had been cut into pieces and then scattered; which of us, strolling at dusk or recollecting a day from the past, has never felt that something of infinite importance has been lost?
    Mankind has lost a face, an irretrievable face. At one time everyone wanted to be the pilgrim who was dreamed up in the Empyrean under the sign of the Rose, the one who sees the Veronica in Rome and fervently mutters: "Christ Jesus, my God, truly God: so this is what your face was like?"
    There is a stone face by a road and an inscription that reads: ''Authentic Portrait of the Holy Face of the Christ of Jaén," If we really knew what that face had been like, we would possess the key to the parables and we would know whether the son of the carpenter was also the Son of God.
    Paul saw it as a light that knocked him to the ground. John saw it as the sun shining with all its strength. Teresa of Avila often saw it bathed in a serene light, but she could never quite make out the color of the eyes.
    These features have been lost to us the way a kaleidoscope design is lost forever, or a magic number composed of everyday figures. We can be looking at them and still not know them. The profile of a Jewish man in the subway may well be the same as Christ's; the hands that make change for us at the ticket window could be identical to the hands that soldiers one day nailed to the cross.
    Some feature of the crucified face may lurk in every mirror. Maybe the face died and faded away so that God could be everyman.
Who knows? We might see it tonight in the labyrinths of sleep and remember nothing in the morning.
-K.K.
Penguin ed


Diodorus Siculus kể câu chuyện một vị thần bị chém, chặt, xẻ thành từng mẩu rồi quăng tứ lung tung, ai trong số chúng ta, lang thang trong hoàng hôn, hay, lượm lặt một ngày từ quá khứ, chẳng hề cảm nhận rằng thì là, một điều cực kỳ thiên thu bất diệt, cực kỳ quan trọng, đã mất?
Nhân loại mất mẹ cái bộ mặt, một bộ mặt không làm sao thu gom, nhặt nhạnh lại được, và, mọi người, người người, ai cũng thèm là vị hành giả kia, mơ hoài một Thiên Cung, dưới dấu hiệu BHD, kẻ đã từng chiêm ngưỡng cái khăn tay của Thánh Nữ, một bữa ở…  Chợ Lớn, và lẩm bẩm, với Niềm Tin: Thánh Nữ ơi, phải chăng, đây đúng là Khuôn Mặt của Người?
Đó là khuôn mặt của một hòn đá bên vệ đường, và một hàng chữ, Khuôn mặt thực của Chúa Jaén. Nếu chúng ta thực sự hiểu ra sự tương đồng, tương ứng, chúng ta sẽ có được cái chìa khoá của ẩn ngữ, và chúng ta, biết, đấng con trai, là con  của ông thợ mộc, hay là Con của Chúa.
Paul chứng kiến phép lạ, và nó quất cho anh đánh rầm 1 phát xuống mặt đất. John nhìn thấy nó, như là 1 cú mặt trời với tất cả sức mạnh của nó.
Teresa of Avila thường nhìn thấy nó, tắm trong 1 thứ ánh sáng thanh thản, nhưng bà không làm sao nhận ra màu của mắt.
Những cảnh tượng này, đã mất đối với chúng ta, theo cái cách mà kính vạn hoa vĩnh viễn mất, hay con số thần kỳ
gồm những hình tượng mọi ngày. Chúng ta có thể nhìn, nhưng đâu thấy, chúng. Cái bóng dáng của 1 tên Mít đang lang thang 1 ngày đẹp trời ở 1 thành phố Canada, hay đang chờ xe điện ngầm ở 1 subway station ở Toronto, thí dụ, biết đâu đấy, thì cũng là bóng của Christ, và cái bàn tay đang đưa cái vé xe điện ngầm ở quầy, biết đâu đấy, là 1 trong những bàn tay của 1 tên VC đóng đinh Chúa.
Một cảnh sắc nào đó, của khuôn mặt bị đóng đinh thập giá, có thể lấp ló trong mọi tấm gương.
Có thể bộ mặt chết, và nhạt nhòa trong mưa, theo dòng thời gian và nếu thế, Chúa có thể là bất cứ một người, mọi người.
Who knows?
GCC có thể thấy nó, đêm nay, trong những mê cung của giấc ngủ, và sáng mai, mải
nhớ BHD, bèn quên mẹ nó mất!


Legend

Cain and Abel came upon each other after Abel's death. They were through the desert, and they recognized each other from afar, since men were very tall. The two brothers sat on the ground, made a fire, and ate. They sat silently, as weary people do when dusk begins to fall. In the sky, a star glimmered, though it had not yet been given a name. In the light of fire, Cain saw that Abel's forehead bore the mark of the stone, and dropped the bread he was about to carry to his mouth and asked his brother to forgive him. "Was it you that killed me, or did I kill you?" Abel answered. "I don't remember anymore; here we are, together, like before."
"Now I know that you have truly forgiven me;' Cain said, "because forgetting is forgiving. I, too, will try to forget."
"Yes;' said Abel slowly. “So long as remorse lasts, guilt lasts."
Penguin ed


Note: Tình cờ lướt net, thấy đã được dịch:
http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do?action=viewArtwork&artworkId=1035

*

Iosip Brodsky 
Russian
1940-1996

THE BLIND MUSICIANS

The blind go their way
        by night.
It's easier to cross
the squares
        at night.
The blind live
feeling their way,
brushing the world with their hands,
knowing neither shadow nor light,
and their hands drift over the stones
built into walls
of men, women,
children,
        money,
walls that cannot be broken,
        better
to follow along them.
Against them the music
hurls itself
and the stones soak it up.
In them the music dies
under the hands.
It's hard dying at night, hard
to die feeling your way.

The way of the blind is
simpler, the blind
        cross the empty squares.

1967, translated with
Wladimir Weidlé  

Cuốn sách về Brodsky này, như lời Bạt cho thấy, có cùng tuổi [hải ngoại] của Gấu, 1997, hay đúng hơn, kém Gấu ba tuổi.
Gấu làm quen Brodsky thời gian này, nhân đọc Coetzee viết về những tiểu luận của ông, trên tờ NYRB; bài tưởng niệm khi ông mất, của Tolstaya...
Trong cuốn này, có nhắc tới bài viết, Gấu chôm, xen với những kỷ niệm về Joseph Huỳnh Văn, trong bài “Ai cho phép mi là thi sĩ”
Post ở đây, rảnh rang lèm bèm sau.
Thú nhất câu: "Hãy nhớ Gấu, và quên số mệnh cà chớn của Gấu"!
"Remember me, but ah! Forget my fate!"


Nghĩa địa Do Thái ở Leningrad

Nghĩa địa" như bài thơ được gọi, trong bài viết, thì chẳng hay ho gì, không chỉ ở cái giọng kể lể, mà còn cả ở cái chất thơ xuôi của nó. Khổ đầu thì còn có vần điệu, nhưng sau biến thành thơ tự do. Ngoài nó ra, không còn bài nào như thế, trong số tác phẩm của Joseph... nhưng khi được 1 tay xb hỏi, có cho nó vô 1 tuyển tập Những tiếng nói ở bên trong [chiếc thuyền] Noé: Những nhà thơ Do Thái Hiện Đại, do anh ta xb, hay là không [Anthony Rudolf, co-editor of the international anthology Voices Within the Ark: The Modern Jewish Poets (1980) tells me that when asked if he would be willing to be included in the book], Brodsky nghiêm giọng phán, ta "muốn" có nó, trong đó!
Hay, thí dụ, trong lần trả lời báo chí Tháng Chạp, 1987, ở Stockholm, khi tới đó lấy cái Nobel, “Tớ thấy tớ như 1 tên…  Ngụy, dù chưa từng biết truyền thống Ngụy nó ra làm sao”, và nói thêm, “Về ngôn ngữ của riêng tớ, thì đúng là của 1 tên… Mít”!
Là 1 tên Ngụy, thì giống như 1 tên lưu vong, có tí lợi; nó đẩy tên đó ra bên lề, thay vì ở trung tâm xã hội. Lũ Ngụy có thói quen choàng cho chúng 1 màu của chung lũ chúng, ở loanh quanh chúng. Lịch sử Ngụy ban cho từng cá nhân Ngụy 1 thứ văn hóa, và đây là nguồn sức mạnh của chúng, nhưng vưỡn không làm sao giấu được nhược điểm, là ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, nó cảm thấy chẳng ra cái chó gì cả, hắn đếch thuộc về ai, về đâu, đại khái thế!

The Word That Causes Death’s Defeat
Cái từ đuổi Thần Chết chạy có cờ

Kinh Cầu đẻ ra từ một sự kiện, nỗi đau cá nhân xé ruột xé gan, và cùng lúc, nó lại rất là của chung của cả nước, một cách cực kỳ ghê rợn: cái sự bắt bớ khốn kiếp của nhà nước và cái chết đe dọa người thân thương ruột thịt. Bởi thế mà nó có 1 kích thước vừa rất đỗi riêng tư vừa rất ư mọi người, rất ư công chúng, một bài thơ trữ tình và cùng lúc, sử thi. Nó là tác phẩm của ngôi thứ nhất, thoát ra từ kinh nghiệm, cảm nhận cá nhân. Tuy nhiên, trong lúc chỉ là 1 cá nhân đau đớn rên rỉ như thế, thì nó lại là độc nhất: như sử thi, bài thơ nói lên kinh nghiệm toàn quốc gia….

Đáp ứng, của Akhmatova, khi Nikolai Gumuilyov, chồng bà, 35 tuổi, thi sĩ, nhà ngữ văn, trong danh sách 61 người, bị xử bắn không cần bản án, vì tội âm mưu, phản cách mạng, cho thấy quyết tâm của bà, vinh danh người chết và gìn giữ hồi ức của họ giữa người sống, the determination to honor the dead, and to preserve their memory among the living….

Trong 1 bài viết trên talawas, đại thi sĩ Kinh Bắc biện hộ cho cái sự ông ngồi nắn nón viết tự kiểm theo lệnh Tố Hữu, để được tha về nhà tiếp tục làm thơ, và tìm lá diêu bông, rằng, cái âm điệu thơ Kinh [quá] Bắc [Kít] của ông, buồn rầu, bi thương, đủ chửi bố Cách Mạng của VC rồi.

Theo sự hiểu biết cá nhân của Gấu, thì chỉ hai nhà thơ, sống thật đời của mình, không 1 vết nhơ, không khi nào phải “edit” cái phẩm hạnh của mình, là Brodsky và ông anh nhà thơ của GCC.
Chẳng thế mà Milosz rất thèm 1 cuộc đời như của Brodsky, hay nói như 1 người dân bình thường Nga, tớ rất thèm có 1 cuộc đời riêng tư như của Brodsky, như trong bài viết của Tolstaya cho thấy.

Bảnh như Osip Mandelstam mà cũng phải sống cuộc đời kép, trong thế giới khốn nạn đó. Để sống sót,  Mandelstam cũng đã từng phải làm thơ thổi Xì, như bà vợ ông kể lại, và khi những người quen xúi bà, đừng bao giờ nhắc tới nó, bà đã không làm như vậy:

Nadezhda Mandelstam recalled how her husband Osip Mandelstam had done what was necessary to survive:

To be sure, M. also, at the very last moment, did what was required of him and wrote a hymn of praise to Stalin, but the "Ode" did not achieve its purpose of saving his life. It is possible, though, that without it I should not have survived either. . . . By surviving I was able to save his poetry.... When we left Voronezh, M. asked Natasha to destroy the "Ode." Many people now advise me not to speak of it at all, as thou it had never existed. But I cannot agree to this, because the truth would then be incomplete: leading a double life was an absolute fact of our age and nobody was exempt. The only difference was that while others wrote their odes in their apartments and country villas and were rewarded for them, M wrote his with a rope around his neck. Akhmatova did the same, as they drew-the noose tighter around the neck of her son. Who can blame either her or M.
Roberta Reeder: Akhmatova, nhà thơ, nhà tiên tri

Trong khi lũ nhà văn nhà thơ Liên Xô làm thơ ca ngợi Xì và được bổng lộc, thì M làm thơ ca ngợi Xì với cái thòng lọng ở cổ, và bài thơ “Ode” đó cũng chẳng cứu được mạng của ông. Người ta xúi tôi, đừng nhắc tới nó, nhưng tôi nghĩ không được, vì như thế sự thực không đầy đủ: sống cuộc đời kép là sự thực tuyệt đối của thời chúng ta.

Tuyệt.

Chỉ có hai nhà thơ sống sự thực tuyệt đối của thời chúng ta, bằng cuộc đời “đơn” của họ, là Brodsky và TTT!

Etkind relates how this trial pitted two traditional foes against each other, the bureaucracy and the intelligentsia. Brodsky represented Russian poetry.



http://tanvien.net/new_daily_poetry/Haiku_Buson.html

*

mi no aki ya
koyoi o shinobu
asu mo ari
 
Autumn weighs upon me
but tomorrow will come
and I will miss tonight

Thu đè lên Gấu
Nhưng ngày mai sẽ tới
Và Gấu sẽ nhớ đêm nay


Since Basho went
not a single year
has lived up to its promise

Kể từ Basho đi xa,
Không có năm nào vươn tới chỉ,
Như nó hứa hẹn với ông!


A woman is gathering
the ashes of someone she loves
a violet flowering close to her
Một người đàn bà thu gom tro than của một người thân thương của bà
Một bông hoa nở tím, ngay kế bên bà.

Collected Haiku of Yosa Buson

Translated by W.S. Merwin & Takako Lento

Note: Bài thơ haiku, trên, làm GCC nhớ tới bài thơ của Thích Nhất Hạnh, rất nổi tiếng, trong thời chiến tranh Mít, và hình như đã từng được PD phổ nhạc, dưới đây.
Lạ, là khi đặt hai bài thơ song song, thì 1 hình ảnh mới, bật ra, với GCC, và nó lại làm GCC nhớ đến cái lần, thằng em trai, vô nhà bảo sanh thăm thằng con trai lớn của Gấu, mới sinh, rồi đi luôn:
Liệu cái bông hoa màu tím, mớ tro than thu gom, là một?

Peace

They woke me this morning
To tell me my brother had been killed in battle.
Yet in the garden, uncurling moist petals,
A new rose blooms on the bush.
And I am alive, can still breathe the fragrance of roses and
    dung.
Eat, pray, and sleep.
But when can I break my long silence?
When can I speak the unuttered words that are choking me?

                                                                         -Nhat Hanh

Hòa Bường
Người ta đánh thức tôi
Để báo tin thằng em tôi tử trận
Ngoài vườn, một bông hoa mới nở....

At Suma Temple

The waves too draw closer
to the notes of a flute
at Suma in the autumn

Sóng
Cũng mon men tới gần
Tiếng sáo thu
Ở Suma

Suma Temple houses as its treasure the famed flute played by Atsumori, the youthful nobleman-warrior
who was killed in a battle on the shore of Suma.
 Both Basho and Buson visited this temple.

Is there a woman here somewhere
who would steal the elixir of life
in the hazy spring moonlight

In Chinese legend, a man was given the elixir of life. His wife stole and drank it.
This turned her into a supernatural being, and she flew away and became the spirit of the moon.

Borges Golem
Six Poets Hardy to Larkin
The Moon

THE LIMIT

The silent friendship of the moon
(I misquote Virgil) has kept you company
since that one night or evening
now lost in time, when your restless
eyes first made her out for always
in a patio or a garden since gone todust,
For always? I know that someday someone
will find a way of telling you this truth:
"You'll never see the moon aglow again.
You've now attained the limit set for you
by destiny. No use opening every window
throughout the world. Too late. You'll never find her."
Our life is spent discovering and forgetting,
that gentle habit of the night.
Take a good look. It could be the last.
-A.S.T.

J.L. Borges

[Penguin ed]

Giới hạn

Tình bạn lặng lẽ của trăng
[Tớ trích lộn Virgil] là bạn đồng hành của bạn
Kể từ chiều hay đêm đó đó
Bi giờ mất mẹ nó rồi theo thời gian
Khi mắt bạn lần đầu mải miết theo dõi nàng
Nơi sân, hoặc vườn
Nếu còn chăng, chỉ là bụi mà thôi
Mải miết?
Tớ biết, một ngày nào đó, một người nào
đó
Sẽ tìm ra cách để nói cho bạn biết sự thực này:
Bạn sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy trăng sáng ngời nữa.
Bạn đã tới giới hạn của bạn rồi
Số mệnh phán như thế nào thì phải chịu thế nấy
Vô ích, cái chuyện bạn lăm le mở cửa sổ
Mọi cửa sổ mở ra thế giới.
No way. No use!
Trễ quá rồi, bạn ơi!
Bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được nàng
[Đời của mi đâu rồi, sao bữa nay không đón mi?]
Đời của chúng ta được xài vào cái việc khám phá và quên lãng
Cái thói quen dịu dàng của đêm
Hãy nhìn 1 phát
Có thể phát cuối cùng



*


SUJI KWOCK KIM

Return of the Native

for Kang,
born in Sonchon, North Korea

Better not to have been born
than to survive everyone you loved.

There's no one left of those who lived here once,
no one to accuse you, no one to forgive you-

only beggar boys or black-market wives
haggling over croakers and cuttlefish,
 
hawking scrap-iron and copper-pipes stripped from factories
in the shadow of the statue of the Great Leader.

Only streets emptied of the villagers you knew,
only the sound of steps of those no longer living,

ghosts grown old, grim shadows of what they had once been:
some in handcuffs, some in hoods taken away at midnight,

some roped and dragged into Soviet Tsir trucks
driven to the labor camps that "don't exist."

Every absence has a name, a face, a fate:
but who, besides you, remembers they were ever alive?

You don't know why you were spared,
why you breathe walk drink eat laugh weep-

never speaking of those who had been killed,
as if they had never existed, as if the act of surviving them
had murdered them.

Forget, forget! But they want to be remembered.
Better people than you were shot:
do you think your life is enough for them?

For the silence
is never silent: it says We hate you

because you survived. No. We hate you
because you escaped.

from Ploughshares


Sự trở về của 1 tên Mít

Thà đừng sinh ra
Còn hơn sống dai hơn mọi người bạn yêu thương 

Chẳng còn ai, những người đã từng có thời sống ở đây
Không ai buộc tội, không ai tha thứ bạn

Chỉ đám trẻ hành khất, những bà vợ chợ đen
Tranh giành, mặc cả những con cá, con mực

Ống đồng, sắt vụn lởm chởm từ những xưởng thợ, nhà máy
Trong bóng dâm của pho tượng Bác Hồ Vĩ Đại

Những đường phố vắng bặt những dân làng bạn biết
Chỉ là tiếng chân của những người không còn sống 

Những hồn ma trở nên già, những cái bóng dữ dằn của những gì một thời họ đã từng
Một số còn mang cùm, một số khác đầu bị
chùm, bị dẫn đi đâu mất vào lúc nửa đêm

*

Soviet Stir


Một số bị trói, kéo, đẩy lên những chiếc xe tải Soviet Tsir
Tới những trại lao động cải tạo “không hiện hữu"

Mọi vắng mặt thì đều có 1 cái tên, một bộ mặt, một số phận:
Nhưng ai, ngoài bạn ra, còn nhớ họ đã từng có thời, còn
sống? 

Bạn không biết làm sao mà bạn lại được chừa ra
Tại sao bạn hít thở, đi lại, tản bộ, ăn uống, cười cợt, khóc lóc –

Chẳng bao giờ nói tới những người đã bị giết
Như thể họ chưa hề hiện hữu, 

Như thể cái hành động sống sót họ,
Đã sát hại họ

Quên, quên!
Nhưng họ muốn, nhớ, tưởng nhớ, đừng quên họ

Những con người tốt hơn là bạn bị bắn:
Bạn có nghĩ là đời của bạn là đủ cho họ?

Bởi là vì im lặng không bao giờ là im lặng:
Nó nói, Chúng tớ ghét bạn
Bởi là vì bạn sống sót.

Không, không phải vậy.

Chúng tớ ghét bạn
Bởi vì bạn bỏ chạy

Không chỉ bỏ chạy
Mà còn bợ đít VC!






A YELLOW ROSE

The illustrious Giambattista Marino, whom the unanimous mouths of Fame-to use an image dear to him-proclaimed the new Homer and the new Dante, did not die that afternoon or the next. And yet, the immutable and tacit event that happened then was in effect the last event of his life.
Laden with years and glory, the man lay dying in a vast Spanish bed with carved bedposts. It takes no effort to imagine a lordly balcony, facing west, a few steps away, and, further down, the sight of marble and laurels and a garden whose stone steps are duplicated in a rectangle of water. A woman has placed a yellow rose in a vase. The man murmurs the inevitable verses which-to tell the truth-have begun to weary him a little:
Blood of the garden, pomp of the walk,
gem of spring, April's eye ...
    Then came the revelation. Marino saw the rose as Adam might have seen it in Paradise. And he sensed that it existed in its eternity and not in his words, and that we may make mention or allusion of a thing but never express it at all; and that the tall proud tomes that cast a golden penumbra in an angle of the drawing room were not-as he had dreamed in his vanity-a mirror of the world, but simply one more thing added to the universe.
    This illumination came to Marino on the eve of his death, and, perhaps, it had come to Homer and Dante too.
-Translated by ANTHONY KERRIGAN

A YELLOW ROSE

It happened neither on that afternoon nor on the next, but when the renowned Giambattista Marino died-the man whom the many mouths of Fame (to use an image that was dear- to him) proclaimed the new Homer and the new Dante-the silent inner event that had occurred was, essentially, the last of his life. Burdened with years and glory, the man lay dying in a broad Spanish bed with tall carved corner posts. It is easy to picture a quiet balcony a few steps away, looking toward the sunset, and farther below marble statuary and laurel trees and a garden whose terraces are reflected in a rectangle of water. A woman has placed a yellow rose in a vase; the man murmurs the inevitable verses of which he himself, to speak truthfully, is rather weary:

Deep purple oi the garden, pride oi the lawn,
Springtime's jewel, fair April's eye ..


    Then the revelation came to him. Marino saw the rose as Adam first saw it in Paradise, and he felt that it lived in an eternity of its own and not in his words, and that we may men- tion or allude to a thing but not express it, and that the tall proud volumes casting a golden haze there in a corner of the room were not (as his vanity dreamed) a mirror of the world but only one thing more added to the world.
    This illumination came to Marino on the eve of his death, as perhaps before him it had come to Homer and to Dante as well.
Norman Thomas Di Giovanni ed
BHD

GCC – người nổi tiếng được rất nhiều cái miệng Danh Vọng thổi, đây là Tân Homer, Tân Dante – không chết chiều hôm đó, hay chiều hôm kế đó.
Tuy nhiên, sự kiện không làm sao thay đổi, một thỏa thuận ngầm, đã xẩy ra, và thực sự là sự kiện cuối cùng trong đời của ông ta.
Nặng chĩu năm tháng và hào quang, người đàn ông nằm chết trong cái giường Tây Bán Nhà, rộng, với những cái cột giường cao khảm, khắc, trạm.
Đâu có khăn gì, khi,
tưởng tượng ra 1 cái bao lơn vương giả, nhìn về phiá Tây, và vài bước quá chút, là cẩm thạch, vòng nguyệt quế và 1 cảnh vườn, và hồ nước long lanh.
Một vì phụ nữ đặt bông hồng vàng vào 1 cái bình.
Người đàn ông lẩm bẩm đọc những câu thơ, không thể tránh được, chúng làm ông có chút sao xuyến:
Tím sẫm vườn, hãnh diện lối đi
Ngọc mùa xuân, mắt Tháng Tư…

Rồi thì là mặc khải.

GCC nhìn thấy bông hồng đúng như Adam nhìn thấy nó ở Thiên Đàng.
Thằng khốn cảm thấy BHD hiện hữu trong cái thiên thu bất diệt, không phải trong những vần thơ, chữ nghĩa nhảm nhí của hắn, và, thường nhân mắt trắng dã, là chúng ta chỉ
có thể me mé, xa xa nói tới...  phép lạ, nhưng chẳng thể nào diễn tả được cái chó gì hết…
Mặc khải tới với Gấu Nhà Văn, đúng vào buổi Eve của cái chết của hắn, y chang đã từng tới với Homer, với Dante!


ON A ROSE

To Tadeusz Chrzanowski


1
Sweetness bears a flower's name-

Spherical gardens tremble
suspended over the earth

a sigh turns its head away
I wind's face at the fence
grass is spread out below
the season of anticipation
the coming will snuff out
odors it will open colors

the trees build a cupola
of green tranquility
the rose is calling you
a blown butterfly pines
after you threads burst
instant follows instant
O rosebud green larva
unfold

Sweetness bears the name: rose

an explosion-
purple's standardbearers
emerge from the interior
and the countless ranks
trumpeters of fragrance
on a long butterfly-horns
proclaim the fulfillment

2
The intricate coronations
cloister gardens orisons
gold-packed ceremonies
and flaming candlesticks
triple towers of silence
light rays broken on high
the depths-

O source of heaven on earth
O constellations of petals
….

do not ask what a rose is A bird may render it to you
fragrance kills thought a light brushing erases a face
O color of desire
O color of weeping lids
heavy round sweetness
redness torn to the heart

3
a rose bows its head
as if it had shoulders

leans against the wind
the wind goes off alone

it cannot speak the word
it cannot speak the word

the more the rose dies
the harder to say: rose

Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998
Note: Tập thơ này Cô Xì làm từ thiện không còn, có mấy từ hình như sai, đành thua.
V/v “rose”.

Herbert có 1 câu hay được trích dẫn, không thì giờ khóc bông hồng khi cả khu rừng rực cháy: No time to grieve for roses when the forests are burning.
Bài thơ sau đây, Tin Văn đã từng giới thiệu, cũng có sạn, K đã nhặt ra:

Once in a garden there grew a rose.  A wind fell in love with her.  They were completely different, he - light and fair; she - immobile and heavy as blood.
   There came a man in wooden clogs and with his thick hands he plucked the rose.  The wind leapt after him, but the man slammed the door in his face.
   - O that I might turn to stone - wept the unlucky one - I was able to go round the whole world, I was able to stay away for years at a time, but I knew she was always there waiting.
   The wind understood that, in order to really suffer, one has to be faithful.

Borges Golem
Six Poets Hardy to Larkin
The Moon

Anna nửa thế kỷ

Prayer

Give me illness for years on end,
Shortness of breath, insomnia, fever.
Take away my child and friend,
The gift of song, my last believer.
I pray according to Your rite,
After many wearisome days,-
That the storm cloud over Russia might
Turn white and bask in a glory of rays.
1915
Anna Akhmatova

Prayer

Grant me years of sickness and fever;
make me sleepless for months at a time.
Take away my child and my lover
and the mysterious gift of rhyme.
As the air grows ever more sultry,
this is the prayer I recite:
and may the storm cloud over my country
be shot through with rays of light.

(11 May 1915, Day of the Holy Spirit, St Petersburg)

Robert Chandler
The Penguin Book of Russian Poetry


Cầu nguyện

Hãy cho ta bịnh tật dài dài cho tới chết
Hơi thở đứt đoạn, cụt lủn, mất ngủ, nóng sốt
Lấy đi con của ta, bạn của ta
Tài ca hát, tín đồ cuối cùng của ta.
Ta cầu nguyện, theo như luật của Ngài
Sau nhiều ngày ngán ngẩm, mệt mỏi
Một trận mây bão phủ lên nền trời Nga Xô
Trở thành trắng và sưởi ấm
Trong cái huy hoàng của những sợi nắng

Voronezh

for Osip Mandelstam

All the town's gripped in an icy fist.
Trees and walls and snow are set in glass.
I pick my timid way across the crystal.
Unsteadily the painted sledges pass.
Flocks of crows above St Peter's, wheeling.
The dome amongst the poplars, green and pale in
subdued and dusty winter sunlight, and
echoes of ancient battles that come stealing
out across the proud, victorious land.
All of a sudden, overhead, the poplars
rattle, like glasses ringing in a toast,
as if a thousand guests were raising tumblers
to celebrate the marriage of their host.
But in the exiled poet's hideaway
the muse and terror fight their endless fight
throughout the night.
So dark a night will never see the day.
(1936)

Peter Oram
[Penguin]

VORONEZH

(To Osip Mandelstam)
The city is caught in the grip of ice-
Trees, walls, snow, are as under glass.
Over crystals, I and the patterned sleighs
Go our separate, unsteady ways.
And above St. Peter's steeple--crows,
And poplars-a light-green vault that glows-
Blurred, lackluster, in the sunny dust.
The triumphant landscape blows into thought
This is where Kulikovo was fought.
And the poplars like wineglasses raised in a toast
Suddenly ring out more clearly above us.
As though at a wedding the assembled host
Were drinking our union to show how they love us.
But Fear and the Muse in turn guard the place
Where the banished poet has gone.
And the night that comes with quickened pace
Is ignorant of dawn.
1936
[Lyn Coffin]

Osip Mandelstam: 1891-1939, noted Russian poet, arrested twice, died in prison.
Kulikovo: great battle against the Tartars, 1378.

Anna Akhmatova

Voronezh: After Mandelstam attempted suicide, his sentence was commuted to banishment from Russia's largest cities. Mandelstam and his wife settled in Voronezh.

*

OSIP MANDELSTAM
I

July 28, 19571

AND LOZINSKY'S2 DEATH SOMEHOW broke the thread of my reminiscences. I no longer dare to recall things that he cannot corroborate (about the Poets' Guild, Acmeism, the journal The Hyperborean, and so forth). In recent years we rarely saw each other because of his illness and I didn't get a chance to have a real talk with him about some important matters or to read him my poems from the 1930s (Requiem). Probably that accounts for the fact that he continued to think of me to some degree as the same poet he had known long ago in Tsarskoe Selo. This became clear when we were both reading the proofs of my collection From Six Books in 1940.

* * *

Something similar happened with Mandelstam, who of course knew all my poems, but in a different way. He did not know how to reminiscence rather it was a different sort of process for him that I don't have a name for now, but something doubtless akin to creativity. (For example, Petersburg in The Noise of Time seen through the bright eyes of a five-year-old boy.)
    Mandelstam was one of the most brilliant conversationalists. He didn't just listen to himself and answer himself, which is what almost everyone does nowadays. In conversation he was polite, quick to react, and always original. I never heard him repeat himself or "play the same old record." He learned foreign languages with unusual ease. He could recite pages of The Divine Comedy in Italian." Shortly before his death he asked Nadya" to teach him English, which he didn't know at all. The way he spoke about poetry was stunning: he was passionate and sometimes monstrously unfair, about Blok, for instance." He said of Pasternak: "I think about him so much that it makes me tired" and "I'm sure he hasn't read a single line of mine."? And about Marina: "I am anti-Tsvetaeva".
    Osip was at home with music and this is a very rare trait. What he feared most was becoming mute, he called it asphyxia," He was horror-struck when it seized him and he would think up absurd reasons to explain the disaster." A second and frequent disappointment was his readers. He always thought that the wrong kind of reader liked his poetry. He knew and remembered other people's poetry well, would often become fascinated by a single line, and easily memorized what was read to him.

The white garment of Brother Snow
Falls onto the mud, still hot from the horses' hooves.

     I remember this only as he read it. Whose is it?"
     He liked to talk about his so-called "dumbness." Sometimes he would tell silly stories to amuse me. For example, when he was still a young boy he had supposedly translated the Mallarme line "La jeune mère allaitait son enfant" as: "And the young mother was feeding from dream.'. We used to make each other laugh so hard that we would fall off the couch with the singing springs at Tuchkov Lane," and we giggled until we almost fainted, like the confectionary girls in Joyce's Ulysses.
    I met Osip Mandelstam at Vyacheslav Ivanov's Tower in the spring of 1911. He was a wiry boy then, with a lily of the valley in his lapel, his head thrown way back, with fiery eyes and lashes that reached almost halfway down his cheeks. The second time I saw him was at the Tolstoys" on Old Nevsky. He didn't recognize me, and Alexei Nikolayevich [Tolstoy] began to ask him what Gumilyov's wife looked like. Mandelstam gestured with his hands to show what a big hat I wore. I got frightened that something irreparable would happen and introduced myself.
    That was my first Mandelstam, the author of the green Stone (published by Acme) with the inscription: "To Anna Akhmatova-flashes of consciousness in the forgetfulness of days. Respectfully, the Author."

Note: V/v Bài Ode mà Mandelstam phải làm để vinh danh Xì, hy vọng thoát chết, và sau đó, bà vợ góa của ông được khuyên bỏ đi, đừng đưa vô cuốn Hồi Ký Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng, nhưng bà lắc đầu,
trong cuốn The Penguin Book of Russian Poetry, đưa ra 1 cái nhìn khác, thuyết phục hơn, và thú vị hơn:

Six months later Mandelstam was arrested. Instead of being shot, he was exiled to the northern Urals; the probable reason for this relative leniency is that Stalin, concerned about his own place in the history of Russian literature, took a personal inter- est in Mandelstam's case. After Mandelstam attempted suicide, his sentence was commuted to banishment from Russia's largest cities. Mandelstam and his wife settled in Voronezh. There, sensing he did not have long to live, Mandelstam wrote the poems that make up the three Voronezh Notebooks. Dense with wordplay yet intensely lyrical, these are hard to translate. A leit- motif of the second notebook is the syllable 'os'. This means either 'axis' or 'of wasps' - and it is the first syllable of both Mandelstam's and Stalin's first names ('Osip' and 'Iosif' are, to a Russian ear, just different spellings of a single name). In the hope of saving his own life, Mandelstam was then composing an Ode to Stalin;" he evidently imagined an axis connecting himself - the great poet - and Stalin - the great leader.

Tố Hữu, khi làm thơ khóc Xì, theo GCC, là cũng ý đó. Ông nghĩ, ông xứng đáng đứng kế bên Xì, như 1 nhà thơ vĩ đại & nhà độc tài vĩ đại. Tố Hữu đầy đọa đám Nhân Văn, là cũng theo nghĩa này, đám Nhân Văn thực sự
đâu sợ Đảng mà là sợ Tố Hữu! Hoàng Cầm nắn nót viết Tự Kiểm, như ông kể  lại [bài viết của ông trên talawas] là theo lệnh Tố Hữu, khi được tin, ông được quốc tế can thiệp, và Tố Hữu phán, nếu thế, cho nó tù thêm vài tháng nữa! 


Lạ, hiếm, phong trần, tã: Vớ được tại tiệm sách cũ.
   
PROSE PIECES FROM EL HACEDOR

One of the celebrated aspects of Borges' style has been his frequent blurring or abolishment of the boundaries between the short story and essay forms. "The Approach to al-Mu'tasim" is read as a review in one of his books and as a story in another, and among the miniature essays of The Book of Imaginary Beings are a number of wholly made-up pieces. Similarly, Borges draws no great distinction between his poems and a number of his short prose pieces, often disclaiming any essential difference between poetry and prose at all and saying he writes the one or the other merely to suit private needs or moods. "The Dagger," printed in this volume as a poem, appears with only minor typographical modifications as Chapter IX in his book on Evaristo Carriego. Twice- in El hacedor (The Maker) and in Elogio de La sombra (In Praise of Darkness)-Borges has collected poems and short prose works together. In this light, five pieces from El hacedor have been chosen for inclusion here. These poems in prose were all written in the late 1950's. The original texts are printed following the English versions.

Một trong những nét thần sầu của văn phong của Borges, là ông thường làm mờ, hoặc xóa bỏ biên cương giữa truyện ngắn và những hình thức tiểu luận.
"The Approach to al-Mu'tasim" được đọc như là 1 bài điểm sách, trong một trong những cuốn sách của ông, và như 1 câu chuyện, trong 1 cuốn khác, và những tiểu phẩm, trong Những sinh vật tưởng tượng, là một số những mẩu được xây dựng một cách trọn vẹn, toàn thể, wholly made-up pieces.
Borges cũng ít chú ý đến sự phân biệt, giữa thơ và tản văn, và
thường thoái thác, khi được yêu cầu chỉ rõ sự khác biệt có tính yếu tính, essential difference, giữa thơ và văn xuôi, và phán cho xong chuyện, tớ viết cái này, thơ, hay cái kia, tản văn xuôi là để thoả mãn, to suit, tính khí hoặc nhu cầu riêng tư, thèm ăn phở thì lên xóm, thèm cơm thì về nhà, đại khái thế.
Tin Văn giới thiệu song song, những mẩu mi nhon, của Borges, và của Walser, để trình cho quí độc giả, sự khác biệt giữa sáng tác, bất cứ thứ gì, của tụi mũi lõ, so với của
Mít mũi tẹt.
Đã ăn cắp, còn khoe nhặng cả lên, không biết xấu hổ!
Có được cái bằng triết Mít, tưởng ghê gớm lắm, cả đời vẫn trên răng dưới dế!
Thực sự Gấu hết còn mong, có cái gọi là sáng tác, ở lũ Mít chúng ta, ở trong lẫn ngoài nước!
Hà, hà!
Hà, hà!

THE MAKER

Until then, he had never dwelled on the pleasures of memory. Impressions had always washed over him, fleeting and vivid. A potter's design in vermilion; the vault of heaven clustered with stars that were also gods; the moon, from which a lion had fallen; the smoothness of marble under one's lingering fingertips; the taste of boar meat, which he liked to strip with quick flashing bites; a Phoenician word; the black shadow cast by a spear on yellow sand; the nearness of the sea or of women; the heavy wine whose roughness he cut with honey-any of these could wholly encompass the range of his mind. He was acquainted with fear as well as with anger and courage, and once he was the first to scale an enemy wall. Eager, curious, unquestioning, following no other law than to enjoy things and forget them, he wandered over many lands and, on one side or the other of the sea, looked on the cities of men and their palaces. In bustling marketplaces or at the foot of a mountain whose hidden peak may have sheltered satyrs, he had heard entangled stories, which he accepted as he accepted reality, without attempting to find out whether they were true or imaginary.
    Little by little, the beautiful world began to leave him; a persistent mist erased the lines of his hand, the night lost its multitude of stars, the ground became uncertain beneath his steps. Everything grew distant and blurred. When he knew he was going blind, he cried out; stoic fortitude had not yet been invented, and Hector could flee from Achilles without dishonor. I shall no longer look upon the sky and its mythological dread (he felt), nor this face which the years will transform. Days and nights passed over these fears of his body, but one morning he awoke, looked (with- out astonishment now) at the dim things around him, and
 unexplainably felt-the way one recognizes a strain of music or voice-that all this had already happened to him and that he had faced it with fear, but also with joy, hope, and curiosity. Then he went deep into his past, which seemed to him bottomless, and managed to draw out of that dizzying descent the lost memory that now shone like a coin under the rain, maybe because he had never recalled it before except in some dream.
    This was the memory. Another boy had wronged him and he had gone to his father and told him the story. His father, letting him speak, appeared not to listen or understand, and took down from the wall a bronze dagger, beautiful and charged with power, which in secret the boy had coveted. Now it lay in his hands and the suddenness of possession wiped out the injury he had suffered, but his father's voice was telling him, "Let them know you're a man," and in that voice was a command. Night blinded the paths. Clasping the dagger, in which he felt a magic power, he scrambled down the steep hillside that surrounded the house and ran to the edge of the sea, thinking of himself as Ajax and Perseus and peopling with wounds and battles the dark salt air. The exact taste of that moment was what he now sought. The rest mattered little to him-the insults leading to the challenge, the clumsy fight, the way home with the blade dripping blood.
    Another memory, also involving night and an expectation of adventure, sprang out of that one. A woman, the first to be given him by the gods, had waited for him in the shadow of a crypt until he reached her through galleries that were like nets of stone and down slopes that sank into darkness. Why did these memories come back to him and why without bitterness, as if foretelling of things about to happen?
    With slow amazement he understood. In this nighttime of his mortal eyes into which he was now descending, love and danger were also in wait for him-Ares and Aphrodite-because he al- ready divined (because he was already ringed in by) a rumor of hexameters and glory, a rumor of men defending a shrine which the gods would not save and of black ships roaming the seas in search of a loved island, the rumor of the Odysseys and the Iliads it was his destiny to sing and to leave resounding forever in mankind's hollow memory. These things we know, but not what he felt when he went down into his final darkness.

A YELLOW ROSE

It happened neither on that afternoon nor on the next, but when the renowned Giambattista Marino died-the man whom the many mouths of Fame (to use an image that was dear- to him) proclaimed the new Homer and the new Dante-the silent inner event that had occurred was, essentially, the last of his life. Burdened with years and glory, the man lay dying in a broad Spanish bed with tall carved corner posts. It is easy to picture a quiet balcony a few steps away, looking toward the sunset, and farther below marble statuary and laurel trees and a garden whose terraces are reflected in a rectangle of water. A woman has placed a yellow rose in a vase; the man murmurs the inevitable verses of which he himself, to speak truthfully, is rather weary:

Deep purple oi the garden, pride oi the lawn,
Springtime's jewel, fair April's eye ..


    Then the revelation came to him. Marino saw the rose as Adam first saw it in Paradise, and he felt that it lived in an eternity of its own and not in his words, and that we may men- tion or allude to a thing but not express it, and that the tall proud volumes casting a golden haze there in a corner of the room were not (as his vanity dreamed) a mirror of the world but only one thing more added to the world.
    This illumination came to Marino on the eve of his death, as perhaps before him it had come to Homer and to Dante as well.



*

manhhai
VIETNAM 1950s - Vịnh Hạ Long 1953
www.bjp-online.com/2015/07/raymond-cauchetiers-nouvelle-v...
 Vietnam ANNÉES 50 © Raymond Cauchetier
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/29483714603/in/album-72157671322727073/
 
Haruki Murakami named 4/1 favourite to win 2016 Nobel prize in literature
The hugely popular Japanese novelist is Ladbrokes’ most-backed author for the award, with Adonis, Philip Roth and Ngugi wa Thiong’o close behind
https://www.theguardian.com/books/2016/oct/06/haruki-murakami-named-41-favourite-to-win-2016-nobel-prize-in-literature

Thơ Mỗi Ngày 
MÙA THU Ở ĐÂY ĐẸP NÃO NÙNG

Hát ở đâu đâu... 

Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)

Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.

Đêm mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi. 

Mùa thu ở đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết

Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng cuối
Hát ở đâu đâu... 

Cô bạn thân ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về... 

Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối (2)

(1)... that lonely halfway house which we call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền 

Vợ chồng Gấu tới Canada đúng Mùa Đông, cc 1994. Năm đó lạnh khủng khiếp.
Đến 1 phát, là nhân viên lo tiếp đón đưa đi liền tới 1 shop để lãnh quần áo lạnh, sau đó đưa tới shelter.
Ui chao bão tố tuyết đầy trời. Sáng hôm sau, mới sáng sớm, là đã ra khỏi shelter, ngửi, liếm, tuyết và đi trong tuyết ngập tới đầu gối, kiếm phở.
Phở phải gần trưa mới mở cửa. Về, không vô được. Phải chờ ngoài tuyết, tới cỡ 9 giờ, mới có người mở cho vô!
Rồi gặp lại cô bạn. Nhờ gặp lại cô bạn, làm được thơ.
Mấy bài thơ đầu, là về mùa đông đầu tiên này, và cái câu thơ sau đây, là khi nghe cô bạn cho biết mùa thu ở đây đẹp khủng khiếp, và lá đổi mầu từng giờ, từng phút, nên những người giầu có, vào mùa này, thường lấy máy bay, đuổi theo mầu lá:


Mùa Đông


Con chó đen đùa với bãi tuyết
Người đàn ông đi hết mùa Đông
Cây khắc nét khô vào nền trời xám

Nghe nói mùa Thu ở đây đẹp lắm
Tụi mình chạy xe đuổi theo lá đổi mầu
Trên xa lộ
Trong thơ Nguyễn Du
Trong hạnh ngộ.

Lạnh,

Hai vợ chồng ôm cặp
Đứng đợi xe
Ở đầu ngã tư
Cuối cuộc đời
Học giùm mấy đứa con còn kẹt lại

Tuổi năm mươi gấp sách lại đứng nghe

Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài-gòn buốt trên đầu ngón tay

Bài thơ “mùa thu ở đây đẹp não nùng”, là về mùa thu đầu tiên
.



Thơ Mỗi Ngày

*

The Attic

Her brain is an attic where things
were stored over the years.
From time to time her face appears
in the little windows near the top of the house.
The sad face of someone who has been locked up
and forgotten about.

Gác Xép

Não của nàng thì là cái gác xép
Nơi lưu cữu từ bao đời, đồ này vật nọ
Lâu lâu khuôn mặt của nàng hiện ra nơi khung cửa nhỏ gần chỏm nhà
Bộ mặt buồn bã của 1 người bị khoá, nhốt, và quên bỏ, từ đời nảo đời nào

Kafka’s Watch
from a letter

I have a job with a tiny salary of 80 crowns, and
an infinite eight to nine hours of work.
I devour the time outside the office like a wild beast.
Someday I hope to sit in a chair in another
country, looking out the window at fields of sugarcane
or Mohammedan cemeteries.
I don't complain about the work so much as about
the sluggishness of swampy time. The office hours
cannot be divided up! I feel the pressure
of the full eight or nine hours even in the last
halfhour of the day. It's like a train ride
lasting night and day. In the end you're totally
crushed.You no longer think about the straining
of the engine, or about the hills or
flat countryside, but ascribe all that's happening
to your watch alone. The watch which you continually hold
in the palm of your hand. Then shake. And bring slowly
to your ear in disbelief.

The Lightning Speed of the Past

The corpse fosters anxiety in men who believe
in the Last Judgment, and those who don't.

- ANDRE MALRAUX

He buried his wife, who'd died in
misery. In misery, he
took to his porch, where he watched
the sun set and the moon rise.
The days seemed to pass, only to return
again. Like a dream in which one thinks,
I've already dreamt that.
Nothing, having arrived, will stay.
With his knife he cut the skin
from an apple. The white pulp, body
of the apple, darkened
and turned brown, then black,
before his eyes. The worn-out face of death!
The lightning speed of the past.

http://www.tanvien.net/Portrait/Ray.html

http://www.tanvien.net/tgtp_02/Raymond_Carver.html

http://tanvien.net/new_daily_poetry/Carver_Page.html

Raymond Carver
Carver: Poems
Carver by Rushdie
Enright on Carver
Ray


AUTUMN

This yardful of the landlord's used cars
does not intrude. The landlord
himself, does not intrude. He hunches
all day over a swage,
or else is enveloped in the blue flame
of the arc-welding device.
He takes note of me though,
often stopping work to grin
and nod at me through the window. He even
apologizes for parking his logging gear
in my living room.
But we remain friends.
Slowly the days thin, and we
move together towards spring,
towards high water, the jack-salmon,
the sea-run cutthroat.

AUTOMNE

Ce jardin plein des voitures usagées du proprio
ne me dérange pas. Le proprio
lui-même n'est pas dérangeant. II reste courbé
toute la journée au-dessus d'un porte-pièces,
ou bien enveloppé par la flamme bleue
de la lampe à souder.
II fait attention à moi pourtant,
s'arrêtant souvent de travailler pour m'adresser
un sourire ou un signe de tête à travers le carreau.
[Il s' excuse
même d'avoir remisé sa tronconneuse
dans ma salle de séjour.
Mais nous restons amis.
Lentement les jours s'allongent, et nous
avancons ensemble vers le printernps,
vers la montée des eaux, le frai des saumons
et la truite anadrome.




Nguyễn Quốc Trụ

 

 

MÙA THU Ở ĐÂY ĐẸP NÃO NÙNG

 


 

Autumn

 

The wind wakes,
sweeps the thoughts from my mind
and hangs me
in a light that smiles for no one:
what random beauty!
Autumn: between your cold hands
the world flames.

 

1933

Octavio Paz: First Poems (1931-1940)

 

 

Mùa Thu

 

Gió thức dậy
Quét những ý nghĩ ra khỏi cái đầu của anh
Và treo anh
Trong ánh sáng mỉm cười cho chẳng ai
Cái đẹp mới dưng không, tình cờ làm sao?
Mùa thu: giữa lòng bàn tay lạnh của em
Tình anh sưởi ấm
[nguyên văn, thế giới bập bùng ngọn lửa]

 

~~oOo~~

 

Here
 

My footsteps in this street
echo
        in another street
where
        I hear my footsteps
passing in this street
where

Only the mist is real
 

[1958-1961]

 

 

Đây

 

Tiếng bước chân của tôi
trong con phố này
vọng lên
         trong một con phố khác
nơi
         tôi nghe những bước chân của mình
qua con phố này
nơi
Chỉ sương mù là có thực

 

~~oOo~~
 


 

Apollinaire: Alcools

 

 

Mùa thu bịnh

 

Mùa thu bịnh và đáng mê làm sao
Mi sẽ chết khi bão thổi qua những vườn hồng
Khi tuyết xuống
Trong những vườn cây

 

Mùa thu đáng thương, tội nghiệp
Chết trong cái màu trắng, trong cái giầu sang
Của tuyết và của trái chín
Ở nơi cuối trời
Những cánh chim bồ cắt bay lượn
Bên trên những thuỷ thần già, tóc xanh và lùn
chẳng bao giờ yêu

 

Ở nơi bìa rừng
Những con hươu thèm nhau, rền rĩ

 

Ui chao, mùa thu, mùa, tôi mới yêu làm sao
Những tiếng thì thầm của nó
Những trái cây rụng xuống, không ai hái
Gió và rừng đều thi nhau khóc


Tất cả những giọt nước mắt, mùa thu, lệ thu, từng chiếc, từng chiếc
Những chiếc lá con người dẫm lên
Một con tàu chạy
Và đời cứ thế mà trôi đi.

 

~~oOo~~

 

Automne

 

Dans le brouillard s'en vont un paysan cagneux
Et son bœuf lentement dans le brouillard d'automne
Qui cache les hameaux pauvres et vergogneux 

 

Et s'en allant là-bas le paysan chantonne
Une chanson d'amour et d'infidélité
Qui parle d'une bague et d'un cœur que l'on brise

 

Oh! l'automne l'automne a fait mourir l'été
Dans le brouillard s'en vont deux silhouettes grises

 

Apollinaire

 

 

Mùa Thu

 

Trong sương mù, một người nhà quê đi, chân liềng khiềng
Và con bò của anh ta lừng khừng đi trong sương mù mùa thu
Lấp ló trong lớp sương mù là những thôn xóm nghèo nàn và xấu hổ

 

Và trong khi đi như thế, anh nhà quê ư ử hát
Một bài tình ca và sự không trung thuỷ
Nói về một cái nhẫn và một trái tim mà người ta làm tan nát

 

Ôi mùa thu, mùa thu làm chết đi mùa hè
Trong sương mù cập kè hai cái bóng xám
 

Nguyễn Quốc Trụ dịch

 

(Nguồn : Tin Văn

www.tanvien.net )

   trang nguyễn quốc trụ

art2all.net



*

http://nguoivietblog.com/photoblog/wp-content/uploads/2013/11/1-5-970.jpg

Tượng Nữ hoàng Elizabeth ở trung tâm thủ đô Ottawa dưới cơn mưa cuối mùa thu.

*

Quoc Tru Nguyen shared a memory.
4 hrs

GOSSIP IN THE VILLAGE

I told no one, but the snows came, anyway.
They weren't even serious about it, at first.
Then, they seemed to say, if nothing happened,...

http://www.newyorker.com/magazine/2014/05/05/gossip-in-the-village

GOSSIP IN THE VILLAGE

I told no one, but the snows came, anyway.
They weren't even serious about it, at first.
Then, they seemed to say, if nothing happened,
Snow could say that, & almost perfectly.

The village slept in the gunmetal of its evening.
And there, through a thin dress once, I touched
A body so alive & eager I thought it must be
Someone else's soul. And though I was mistaken,

And though we parted, & the roads kept thawing between snows
In the first spring sun, &itwas all, like spring,
Irrevocable, irony has made me thinner. Someday, weeks
From now, I will wake alone. My fate, I will think,
Will be to have no fate. I will feel suddenly hungry.
The morning will be bright, & wrong.

- Larry Levis

The New Yorker, April 5, 2014

Buôn chuyện làng

Tớ đếch nói với ai, nhưng, dù sao, tuyết tới.
Lúc thoạt đầu, họ chẳng thèm ngay cả tỏ ra nghiêm trọng, về chuyện đó.
Rồi có vẻ như là họ muốn nói, nếu chẳng có gì xẩy ra,
Tuyết có thể nói điều đó & hầu như tuyệt hảo

Ngôi làng ngủ, trong màu đồng đỏ, của những buổi chiều của nó.
Và ở đó, qua cái áo dài mỏng, một lần, tôi sờ vô
Một cơ thể sống ơi là sống & hăm hở, tôi nghĩ
Hẳn là linh hồn một người nào đó.
Và, tôi đã lầm.

Và chúng tôi lên đường & những con lộ băng tan giữa tuyết
Trong mặt trời đầu tiên của mùa xuân & tất cả, như mùa xuân
Vô phương huỷ bỏ, cái tếu táo, buồn cười làm tôi càng thêm ốm tong teo.
Vài ngày, vài tuần, kể từ bây giờ
Tôi sẽ thức giấc một mình.
Số phần của tôi, tôi nghĩ,
Là đếch có số phần.
Bất thình lình
, tôi cảm thấy đói.
Buổi sáng thì sẽ sáng ngời & lầm lẫn.



Sáu Thi Sĩ, Hardy to Larkin

*

Tập thơ này, mua xon, chỉ vì cái tên người dịch và viết Tựa: Auden.

Auden được coi là sư phụ của Brodsky. Khi bị đày qua Tây Phương, ông được sư phụ chờ đón ở....  sân ga. Đúng ra là phi trường, nhưng giá như chờ ở sân ga, tuyệt hơn, “trong khi chờ tầu hỏa", là 1 hình ảnh hợp với Brodsky, và cùng với ông, là nước Nga. Bài “editô” của số báo Văn Học Tẩy, về văn chương Nga, dùng cái tít này: En attendant le train!

* *

Trong Khi Chờ Tầu Hỏa!

Nhân đọc mẩu viết về “tầu hoả”, tức “xe lửa”, trên Blog NL, bèn nhớ tới số báo này.
Bài "édito" thật tuyệt.
Cái tít làm nhớ đến Beckett, Trong Khi Chờ Godot, và đây là dụng ý của tay viết.

Và của Gấu!

EN ATTENDANT LE TRAIN

MÉDITANT SUR TOLSTOI ET DOSTOIEVSKI au fil d'un magistral essai (1), George Steiner ouvre une brève parenthèse pour souligner le role stratégique des quais de gare chez ces deux auteurs. Leurs trajectoires, si souvent opposées et dont Steiner s'applique à minorer les divergences, se trouvent ainsi réunies, en attendant le train, II ne faudrait pas toutefois en conclure que le roman russe s'apparente à l'indicateur Chaix et encore moins à une littérature de gare, encore que lire Guerre et Paix dans le Transsibérien demeure un projet séduisant. Et cohérent. Les héros de Tolstoi comme ceux de Dostoievski aiment voyager par le train, Que l'on songe à l'ouverture de L'ldiot, quand le prince Muichkine et Rogojine approchent de Saint-Pétersbourg par le train de Varsovie. Ou encore à la tragédie d'Anna Karénine qui commence, comme elle finira, sur un quai de gare.
    Vronsky, on le sait, part pour la guerre. II existe d'autres destinations plus enviables. D'autant que le roman russe profite de l'immensité de l'espace pour pousser ses héros vers de lointaines et mythiques frontières, là où campent les Cosaques, les tribus du Caucase, les vieux-croyants du Don et de la Volga. Le héros tolstoien s'évade volontiers à la campagne, et ce retour à la terre s'accompagne d'une résurrection de l'âme. Le héros dostoievskien, pour sa part, cherche son salut dans le royaume de Dieu, improbable destination que l'auteur des Possédés conseillait ironiquement de choisir plutôt en juin.
    Quand, rompus de fatigue, les héros restent à quai, c'est l'auteur qui part. Ainsi Tolstoi, abandonnant au soir de sa vie de domicile conjugal pour retrouver les lieux de sa jeunesse, fuyant vers le Caucase comme s'il voulait semer la mort qui est à ses trousses. « Je m'en vais dans la solitude», écrit-il dans ses Carnets. Pour terminus, une petite gare, à Astapovo, où il mourra en laissant sur sa table de chevet deux livres, ultimes compagnons de voyage: Les Frères Karamazov et les Essais de Montaigne.
    La Russie et l'Europe sont les deux patries des auteurs russes. Tolstoi admirait Stendhal. De son coté, Dostoievski avait lu avec passion Sand, Dickens, Balzac, Sue, Restif... Reconnaissant sa dette envers la culture européenne, il faisait dire à Ivan Karamazov: « Je veux voyager en Europe, Aliocha; je veux sortir d'ici. Et pourtant, je sais que je ne trouverai qu'un cimetière un très précieux cimetière, voilà ce que c'est! » Quant à Gogol, il trouva sa Russie alors qu'il pérégrinait à Paris, Rome ou Vevey.
    Indifférente à tant de transports, l'Europe à longtemps consideré avec froideur et réticence les auteurs russes, On leur reprocha une débauche de pathos, l'absence de contraintes esthétiques, trop de vie, trop de pages. Comment faire face aces « grands monstres informes », selon la redoutable expression d'Henry James? Tolstoi a écrit pas moins de quatre-vingt-dix volumes et, jamais en mal d'inspiration, il se risqua à bâtir une pièce de théatre en six actes. Voulant rivaliser avec l'infinité, il faisait en sorte que le dernier chapitre de chaque roman ménage un prélude à l'oeuvre prochaine. II refusait de mettre un point final, et en mit même trois pour éviter de tout à faire conclure

Guerre et Paix. Voilà l'un des miracles de la littérature russe : les trains qui la traversent ne s'arrêtent jamais.+

(1) George Steiner, Tolstoi ou Dostoievski, traduit de l'anglais par Rose Celli, réed, 10/18, 2004.

Trở lại với tập thơ. Tuyệt. Đi liền 1 bài

Foreword

Gunnar Bkelof was born in 1907 in Stockholm. His father was a wealthy stockbroker who caught syphilis, became insane and died while Bkelof was still a child; his mother was a member of the petty nobility and does not seem to have shown him much affection. Consequently, he had to find such happiness as he could in a private dream world of his own. Of this early time he wrote:

    My own childhood environment was well-to-do but so far beyond the normal and so unrealistic that there was good room for peculiar kinds of want .... I had books, music, beautiful furniture around me, but they forced me to go long roundabout ways before I could feel I had a legitimate right to them. 

    As Ekelof grew up, he became engrossed in Oriental mysticism:

    I learned to hate Europe and Christianity and during the morning prayer at school I began to mumble Om mani padme hum as a form of protest ...

In the Royal Library he discovered Tarjúmán el-Ashwáq by Ibn el-Arabi which for a long time was his favorite book and from which, he tells us, he first learned what is meant by Symbolism and Surrealism. With the idea of emigrating to India, he went to London to study at the School of Oriental Languages, but abandoned this scheme and returned to Sweden to study Persian at the University of Uppsala. However, a long illness prevented him from completing his studies. It was at this time that he wrote his first poem:
    One night I had an experience that I would have to characterize as a form of ecstasy. It came over me as a shower of shooting stars, and I remember staggering a bit on my way home. As often on such occasions, I had had the usual orchestra playing somewhere behind me, and I myself joined in with one instrument after the other. Then it became a poem, my first fairly original one.
    Ekelof's second great and lasting passion was music and, in the 1920s, he went to Paris to study it, but soon became absorbed by the problems of poetic language:
   
    I placed one word beside another and finally with a great deal of effort managed to construct a whole sentence - naturally not one that' meant something' but one that was composed of word-nuances. It was the hidden meaning that I was seeking - a kind of Alchemie du verbe. One word has its meaning and another word has its own, but when they are brought together something strange happens to them: they have an in-between connotation at the same time as they retain their original individual meanings . .. poetry is this very tension-filled relationship between the words, between the lines, between the meanings

It was in Paris, it would seem, that he wrote many of the poems which appeared in his first book, Sent pa Jorden (Late on the Earth), which was published in I932. This he later described as a 'suicidal book":
    I literally used to walk around with a revolver in my pocket. Illegally, for that matter. In my general despair I did everything possible to remain in my dream-world - or to be quickly removed from it. I began to gamble and I lost my money, which made my temporary return to Sweden quite definite. 

Late on the Earth attracted little critical attention, but by the time of the publication of Farjesang (Ferry Song) in I941, he had become recognized as one of Sweden's leading poets.
    The translations in this Penguin volume are of two late works, Diurdn over Fursten av Emgión (Diwan over the Prince of Emgión), 1965, and Sagan om Fatumeh (The Tale of Fatumeh), 1966. His last volume, Vagvisare till underjorden (Guide to the Underworld) was published in 1967. In 1968 he died of cancer of the throat. 

The Prince of Emgión had appeared in two earlier poems. Bkelof relates that, during a spiritualist seance in Stockholm during the thirties, he had asked where his spiritual “I” was to be found. The oracle, a drinking-glass placed upside down, replied: 'In Persia and his name is the Prince of Emgión.' Later, Ekelof came to believe that this Prince was of Armenian-Kurdish stock, half a Christian and half a Gnostic.
    Diwan was begun in Constantinople in 1965, and most or all of the poems were written within a period of four weeks. , 'Dwan,' Ekelof wrote to a friend, 'is my greatest poem of love and passion. I cannot touch it nor see it because I grow ill when I see this blind and tortured man .... As far as I can understand, someone has written the poems with me as a medium .... Really, I have never had such an experience, or not one as complete.'
    The character he here refers to is not the Prince, but Digenis Acritas, the hero of an eleventh-century Byzantine epic romance. Digenís was the son of an Arab father and a Byzantine mother. Captured in battle, he was incarcerated in the prison of Vlacherne, where he was tortured and blinded. In his suffering his principal consolation is the Virgin, to whom he addresses passionate hymns. Though there are references to what are obviously Christian icons, this figure is not the Christian Madonna, but rather the Earth Mother, the Goddess known to us through St Paul as the 'Diana of the Ephesians'. In Diwan another female figure appears who is human, not divine, perhaps a wife, perhaps a sister or daughter.
    The Tale of Fatumeh is an equally sad story. It tells of a generous, loving girl who becomes first a courtesan and then the beloved of a prince, whose child she bears; she is apparently deserted by him and brought to the Harem at Erechtheion, but she is eventually thrown out of the Harem and spends a miserable old age, selling herself to keep alive. Like Digenís, Patumeh is sustained by her visions. Whatever has happened and may happen, no disaster shall degrade her soul.
    Like the Greek poet Constantine Cavafy, Bkelof sets these poems in a bygone age. Different in sensibility as they are - Cavafy is ironic and detached, Ekelof passionate and involved - neither chooses the past as an escape: for both it is a means for illuminating and criticizing the present. Although Ekelof was fascinated by Byzantium, he never idealized it. 'Why,' he wrote in a letter, 'have I become interested in the Byzantine, the Greek life? Because Byzantine life, traditionally and according to deep-rooted custom, is like the political life in our cities and states. I am intensely interested in it because I hate it. I hate what is Greek. I hate what is Byzantine .... Diwan is a symbol of the political decadence we see around us. Fatumeh is a symbol of the degradation, the coldness between persons, which is equally obvious.'
    Ekelof had a special numerological theory and considered life an odd number and death an even number. His numerological preoccupation is expressed in his division of The Tale of Fatumeh into a nazm, a string of beads, and a tesbih; a rosary, each consisting of twenty-nine numbered poems. This plan regrettably had to be abandoned for this version. Some textual emendations have also been made whenever Bkelof''s manuscripts have warranted such action.
W. H. AUDEN
LEIF SJOBERG

    
Penguin Modem European Poets
Advisory Editor: A. Alvarez

Selected Poems: Gunnar Ekelof

Gunnar Ekelof was born in Stockholm in 1907. Intending to become a pianist, he studied music in Paris, and then took up Oriental studies in London and U ppsala. His verse was from the first a highly individual mixture of esoteric, even cryptic allusions and simple, homely confessions. His first book, Late on the Earth (1932), he called' a suicidal book'. It reflects an outlook fundamentally divided, in which subject and object move unrelated as in a trance. It was regarded by sonie as inspired by French Surrealism, a charge Ekelof denied. Nevertheless it brought radical innovation to the forms of Swedish poetry. Ferry Song (1941) and Non Serviam (1945) oscillate between mysticism and intellectualism. In Strountes (1955), Opus Incertum (1959) and A Night in Otolac (1961), he fashioned a poetry patently anti-aesthetic. In A Moelna Elegy (1960) he dwells on the plurality of times past and future, and of death in life. The remarkable Byzantine triptych Diwan Fatumeh, Vagvisare (1965-7), was dedicated to love absorbed by mystical identification, In addition to his own fifteen books of verse Ekelof translated many foreign poets into Swedish, amongst them Eliot.joyce, Auden, Baudelaire and Rimbaud. By the time he last visited Asia Minor in 1965 he was acknowledged by many as the greatest lyric poet Sweden has produced. He died of cancer in 1968 and his ashes rest at the ancient city of Sardis.

You have the face of a dwarf-woman
With blue eyes, evil eyes
You are ugly and deformed
But what shall a man do
If not amuse himself?
The child you will bring forth
Between your stunted legs
will not live
Because I shall disown it
Angel! Forgive him and me
Who to satisfy my hunger
Must love at any price
Even the lowest.

Em có khuôn mặt của một người đàn bà lùn tịt
Mắt xanh, mắt quỉ, mắt ma
Em xấu xí, méo mó
Nhưng 1 thằng đàn ông Bắc Kít như anh, thì biết làm gì nếu không....  tự sướng?
Đứa con trai mà em mang tới cõi đời này, từ cái cặp giò còi cọc của mình
Sẽ không sống
Anh sẽ không nhận nó là con
Thiên Sứ ơi! Hãy tha thứ cho nó và tôi
Kẻ, để thoả mãn cơn đói của mình
Phải yêu với bất cứ giá nào
Ngay cả kẻ thấp kém, tồi tệ nhất.


Đọc, thì bỗng nhớ đến tên Bắc Kít, óc bị thiến 1 mẩu, chê Jolie, xấu, ngu, miệng như cái gạt tàn!
Hay tên Lăng Băm!


Trăng

THE MOON

for Maria Kodama

There is such loneliness in that gold.
The moon of the nights is not the moon
Which the first Adam saw. The long centuries
Of human vigil have filled her
With ancient lament. Look at her. She is your mirror.

[Trans. Willis Barnstone]

Trăng

Có nỗi cô tịch như thế, ở trong khối vàng đó.
Trăng đêm không phải trăng Adam, thuỷ tổ giống người, nhìn.
Những thế kỷ dài ăn chay cầu nguyện của con người
Đã tẩm vào nàng nỗi sầu vạn cổ.
Hãy nhìn nàng kìa.
Nàng là tấm gương của em đó.


JORGE LUIS BORGES


Pythagoras, an old tradition holds,
used to write his verse in blood on a mirror.
Men looked to its reflection in the moon's
hoping thus to make his meaning clearer.
[Bản Penguin
]

Pythagoras (according to one tradition)
used blood to write upon a mirror,
and men read it by reflection
in that other mirror called the moon.

-Translated by EDWIN HONIG

Pythagore thường làm thơ bằng cách
Rỏ máu đầu ngón tay lên một tấm gương
Người đời sau nhìn phản chiếu trong trăng
Hy vọng nghĩa của nó trong sáng hơn
[Dịch sái đi, theo cách hiểu THNM của GCC]


The Moon

The story goes that in those far-off times
when every sort of thing was taking place-
things real, imaginary, dubious things-
a man thought up a plan that would embrace

the universe entire in just one book.
Relentlessly spurred on by this vast notion,
he brought off the ambitious manuscript,
polishing the final verse with deep emotion.

All set to offer thanks to his good fortune,
he happened to look up and, none too soon,
beheld a glowing disk in the upper air,
the one thing he'd left out-the moon.
The story I have told, although made up,
could very well symbolize the plight
of those of us who cultivate the craft
of turning our lives into the words we write.

The essential thing is what we always miss.
From this law no one will be immune
nor will this account be an exception,
of my protracted dealings with the moon.

Where I saw it first I do not know,
whether in the other sky that, the Greeks tell,
preceded ours, or one fading afternoon
in the patio, above the fig-tree and the well.

As is well known, this changing life of ours
may incidentally seem ever so fair,
and so it was on evenings spent with her
when the moon was ours alone to share.

More than moons of the night, there come to mind
moons I have found in verse: the weirdly haunting
dragon moon that chills us in the ballad
and Quevedo's blood-stained moon, fully as daunting.

In the book he wrote full of all the wildest
wonders and atrocious jubilation,
John tells of a bloody scarlet moon.
There are other silver moons for consolation.

Pythagoras, an old tradition holds,
used to write his verse in blood on a mirror.
Men looked to its reflection in the moon's
hoping thus to make his meaning clearer.

In a certain ironclad wood is said to dwell
a giant wolf whose fate will be to slay
the moon, once he has knocked it from the sky
in the red dawning of the final day.

(This is well known throughout the prophetic North
as also that on that day, as all hope fails,
the seas of all the world will be infested
by a ship built solely out of dead men's nails.)

When in Geneva or Zurich the fates decreed
that I should be a poet, one of the few,
I set myself a secret obligation
to define the moon, as would-be poets do.

Working away with studious resolve,
I ran through my modest variations,
terrified that my moonstruck friend Lugones
would leave no sand or amber for my creations.

The moons that shed their silver on my lines
were moons of ivory, smokiness, or snow.
Needless to say, no typesetter ever saw
the faintest trace of their transcendent glow.

I was convinced that like the red-hot Adam
of Paradise, the poet alone may claim
to bestow on everything within his reach
its uniquely fitting, never-yet-heard-of name.

Ariosto holds that in the fickle moon
dwell dreams that slither through our fingers here,   
all time that's lost, all things that might have been
or might not have-no difference, it would appear.

Apollodorus let me glimpse the threefold shape
Diana's magic shadow may assume.
Hugo gave me that reaper's golden sickle
and an Irishman his pitch-black tragic moon.

And as I dug down deep into that mine
of mythic moons, my still unquiet eye
happened to catch, shining around the corner,
the familiar nightly moon of our own sky.
To evoke our satellite there spring to mind
all those lunar cliches like croon and June.
The trick, however, is mastering the use
of a single modest word: that word is moon.

My daring fails. How can I continue
to thrust vain images in that pure face?
The moon, both unknowable and familiar,
disdains my claims to literary grace.

The moon I know or the letters of its name
were created as a puzzle or a pun
for the human need to underscore in writing
our untold strangenesses, many or one.

Include it then with symbols that fate or chance
bestow on humankind against the day-
sublimely glorious or plain agonic-
when at last we write its name the one true way.
-A.S.T.

Penguin ed



Sáu Thi Sĩ, Hardy to Larkin


Otober 3, 2016 Issue

South
In the cold, clear winter air
of Andalusia, I walked
a trail up through pig grass
toward a distant abandoned
farmhouse. No one could live here,
I said aloud, the land is baked clay,
the long summers are withering.
Yet someone did. The one wall
left intact bore the handprint
of a child, the fingers splayed
out to form half a message
in the lost language of childhood.
It said, “You won’t find me!”
Then the wind woke from its nesting
in the weeds and the tall grass
to blow the childish words away.
Almost noon, the distant sun
rode straight above us like a god
aware of everything and like
a god utterly silent. What
could ever grow from this ground
to feed anyone? And who bore
the mysterious child who spoke
in riddles? If we climbed
the hill’s crest we’d find
a higher hill and then another
hill until we reached an ocean
or gave up and turned back
to where the land descends step
by slow step to bring us exactly
here, where we began, stunned
by raw sunlight yet in the dark.

—Philip Levine (1928-2015)

Philip Levine began contributing poems to the magazine in 1958, and was awarded the Pulitzer Prize for poetry in 1995 for his collection “The Simple Truth.” He died in 2015, at the age of eighty-seven.


Nam
Trong cái không khí mùa đông sáng sủa, lạnh giá của Andalusia
Tôi đi 1 đường tản bộ lên một vùng cỏ heo tới một trang trại xa vắng, hoang tàn.
Không ai có thể sống ở đây, tôi nói lớn,
Đất thì là thứ đất nện bị nung
Những mùa hè dài héo hắt
Vậy mà
có người!
Tường còn nguyên dấu tay của 1 đứa bé, nguệch ngoạc 1 thứ ngôn ngữ con nít đã mất.
Nó phán, đố mi kiếm được ta, hà, hà!
Rồi gió nổi lên, từ những túi, ổ cỏ dại, và vùng cỏ cao
Xóa sạch những con chữ con nít
Trưa, hầu như trưa.
Cái ông
mặt trời xa xa kia, ở trên đầu chúng ta, như 1 vị thần, biết hiết, và như 1 vị thần, bèn lặng thinh.
Cái thứ gì mọc lên từ mặt đất này, để nuôi dưỡng một ai kia, một ai đó, bất cứ một ai?
Và ai là cha mẹ của đứa bé bí ẩn nói ra lời bí ẩn?
Nếu bò lên con đồi, thì sẽ kiếm ra 1 con đồi cao hơn, và rồi một ngọn đồi cho tới khi chúng ta đụng biển
Hay chịu thua và đi ngược trở lại tới miền đất cứ thế thấp dần từng bậc, từng bậc và mang chúng ta tới đúng nơi đây
Nơi chúng ta bắt đầu, chói lòa bởi 1 thứ ánh nắng nguyên sơ, tuy tối mù.


FOREWORD

First and foremost, I think of myself as a reader, then as a poet, then as a prose writer. The initial part of this statement calls for no explanation; the other two should be qualified. They do not mean- they emphatically do not mean-that I am fonder of my verse than of my prose, or that I judge it as technically better, For all I know, the opposite may be true. I suspect that poetry differs from prose not, as many have claimed, through their dissimilar word patterns, but by the fact that each is read in a different way. A passage read as though addressed to the reason is prose; read as though addressed to the imagination, it might be poetry. I cannot say whether my work is poetry or not; I can only say that my appeal is to the imagination. I am not a thinker. I am merely a man who has tried to explore the literary possibilities of metaphysics and of religion.
    My stories are, in a sense, outside of me. I dream them, shape them, and set them down; after that, once sent out into the world, they belong to others. All that is personal to me, all that my friends good-naturedly tolerate in me-my likes and dislikes, my hobbies, my habits-are to be found in my verse. In the long run, perhaps, I shall stand or fall by my poems.
    Goethe, who is not one of my heroes, thought that all poetry is occasional poetry (Gelegenheitsdichtung). I have forgotten the context, but I suppose his statement is open to at least two interpretations: he may have been apologizing for the all-too-plentiful verses he contributed to albums, or he may have implied that true poetry springs from what a particular man feels at a particular time. In my case, I can fairly claim that every piece in this book had its origin in a particular mood, in a necessity of its own, and was not meant to illustrate a theory or to fill out a volume. I have never thought of my poems, in fact, in terms of publication.
    When this book was begun, some three years ago in Cambridge, it was the first time I had ever taken a direct hand in the translation 'of any of my own work. Di Giovanni and I have gone very thoroughly over each piece, each line, and each word; the fact that I am not only a collaborator but also the writer has given us greater freedom, since we are less tied to verbal precision than to inner meanings and intentions. I should like to thank the outstanding British and American poets who, by their skill and generosity, have made English poems of my Spanish originals and so given them this new life.

JORGE LUIS BORGES
Salt Lake City, March 31, 1971

Trước hết và trên hết, tôi nghĩ về tôi như là 1 độc giả, rồi như một thi sĩ, và rồi thì là, một nhà văn xuôi.
Phần đầu của câu phán, tớ là độc giả, thì đếch cần giải thích. Hai phần sau, có lẽ nên định giá. Chúng không có nghĩa, tôi khoái thơ vần hơn thơ xuôi. Ngược lại, có lẽ thú hơn, xuôi hơn vần.
Tôi ngờ rằng, mỗi cách có cách đọc riêng của nó. Môt đoạn, đọc, mà nghĩ, nó viện tới lý lẽ, thì là văn xuôi, cái viện tới trí tưởng tượng, thì là thơ. Tôi cũng khó nói về cái viết của tôi, thì thơ, hay đếch thơ. Tôi chỉ có thể nói, tôi cố với/vời tới trí tưởng tượng, khi viết chúng.
Tôi không phải là 1 suy nghĩ gia. Tôi, giản dị mà nói, là 1 người cố phát triển, khai phá, những khả hữu văn chương của siêu hình học và của tôn giáo.
Những câu chuyện của tôi, theo 1 nghĩa, ở ngoài tôi. Tôi mơ chúng, tạo hình hài vóc dáng chúng, và viết chúng ra; sau đó, một khi được vào đời, chúng thuộc người khác. Tất cả những gì cá nhân riêng tư, tất cả những gì mà bạn quí của tôi chịu đựng, tha thứ cho tôi, những cái tôi thích hay không thích, những hóp bi của tôi, những thói quen tật xấu của tôi, thì đều được kiếm thấy trong thơ của tôi. Trên đường dài, tôi coi thơ của tôi, là tôi.
Goethe, không phải 1 trong số những heroes của tôi, phán, tất cả thơ thì đều có tính làm xàm, bá láp, tôi không nhớ rõ nội dung, nhưng câu phán của ông mở ra hai cú cắt nghĩa, ông có thể xin lỗi người đọc về những câu thơ đầy ơi là đầy, làm đầy những tập album của ông, hay là ông có thể hàm ngụ rằng, thơ phọt ra từ 1 con người đặc thù cảm thấy như thế ở một thời điểm đặc thù như thế, cái gì như Mít nói, tức cảnh sinh tình, hẳn thế. Trong trường hợp của tôi, tôi có thể đảm bảo điều này, mọi mẩu trong tập thơ này, thì đều có nỗi uyên nguyên của nó, ở 1 trạng thái đặc thù, trong cái cần thiết của riêng nó, và điều này không có nghĩa, nó tính hoành dương 1 lý thuyết, hay để làm đầy 1 cuốn sách. Tôi không hề làm thơ để được mong in ra thành sách, thành tuyển tập

*

Cuốn này, do Anthony biên tập và viết Tựa, cũng có 1 bản dịch bài Golem.
Post ở đây, vả sẽ có bản tiếng Việt liền sau.
 

THE GOLEM

THE PLOT

To make his horror complete, Caesar, pursued to the base of a statue by the relentless daggers of his friends, discovers among the faces 'and blades the face of Marcus Junius Brutus, his favorite, his son perhaps, and he ceases to defend himself to exclaim: "You too, my son!" Shakespeare and Quevedo echo the pathetic cry. Fate takes pleasure in repetitions, variants, symmetries.
Nineteen centuries later, in the south of Buenos Aires province, a gaucho is assaulted by other gauchos, and, as he falls, recognizes a godson and with gentle reproach and gradual surprise exclaims (these words must be heard, not read): "But che!" He is killed and never knows he dies so that a scene may be re-enacted.

-
Translated by ELAINE KERRIGAN

Để cho nỗi kinh hoàng ghê rợn, được trọn vẹn, Sáu Dân, bị rượt đuổi bởi những đấng bạn quí Bắc Kít, đấng nào cũng lăm lăm 1 cây dao găm, nhận ra rằng, trong số đó, có cả đứa con nuôi của mình, đứa mà ông quí nhất, là Tà Lọt, Ô Sin, ông bèn ngưng chống cự, và la lên, "Con đó ư, Bố, Sáu Dân nè!"
[Cả con nữa ư, Osin!]
Shakespeare và Quevedo lập lại tiếng kêu thống thiết.
Số mệnh - Cái Ác Bắc Kít thì cũng được - khám phá ra cái thú vui sa đích của nó, trong lập lại, ứng tác, đối xứng

Note: Bài viết ngắn của Borges, cũng là 1 sự lập lại. Đoạn sau, đúng như trên, là câu chuyện Tà Lọt & Sáu Dân: 19 thế kỷ qua đi, tại thành phố Xề Gòn.... Những từ này, phải nghe bằng tiếng Nam Kít, không đọc được...

   
THE GIFTS
Let no one debase with pity or reprove
This declaration of God's mastery
Who with magnificent irony
Gave me at once books and the night.

Of this city of books he made two
Lightless eyes the owners, eyes that can
Read only in the library of dreams
Those senseless paragraphs that surrender

The dawns to their desire. In vain the day
Lavishes on them its infinite books,
Arduous as those arduous manuscripts
That were destroyed in Alexandria.

Of hunger and thirst (a Greek story has it)
A king dies amid fountains and gardens;
I drudge aimlessly about the limits
Of this enormous library of my blindness.

Encyclopedias, atlases, the East
And the West, centuries, dynasties,
Symbols, cosmos, and cosmogonies
Entice from the walls, but uselessly.

Within my darkness I slowly explore
The hollow half light with hesitant cane,
I who always imagined Paradise
To be a sort of library.

Something, which certainly is not named
By the word chance, governs these things;
Some other already received on other faded
Afternoons the many books and the dark.

Wandering through the heavy galleries,
I often feel with sacred vague horror
That I am that other, the dead one, who will
Have walked here too and on these very days.

Which of us is writing this poem
With plural I and a single darkness?
What difference the word that names me
If the curse is undivided and single?
Groussac or Borges, I look at this dear
World which collapses and goes out
In a pale indefinite ash
That resembles both the dream and oblivion.

-Translated by IRVING FELDMAN

THE MOON


History tells us that in such time past
when so many real, imaginary
and doubtful things took place,
one m~n conceived the unwieldy

Plan of ciphering the universe
in one book and, infinitely rash,
built his high and mighty manuscript,
shaping and declaiming the final line.

But when about to praise his luck,
he lifted up his eyes, and saw
a burnished disk upon the air; startled,
he realized he'd left out the moon.

Though contrived, this little story
might well exemplify the mischief
that involves us all who take on
the job of turning real life into words.

Always the essential thing gets lost. That's
one rule holds true of every inspiration.
Nor will this resume of my long
association with the moon escape it.

I don't know when I saw it first-
if in the sky prior to the doctrine
of the Greek, or in the evening darkening over
the patio with the fig tree and the well.

As they say, this unpredictable life
can be, among other things, quite beautiful.
That's how it was the evening we looked
at you, she and I--oh, shared moon!

Better than real nighttime moons, I can
recall the moons of poetry: the bewitched
dragon moon that thrills one in the ballad,
and, of course, Quevedo's bloody moon.

Then there was that other blood-red moon
John wrote of in his book of dreadful
prodigies and terrifying jubilees;
still other moons are clearer, silvery.

Pythagoras (according to one tradition)
used blood to write upon a mirror,
and men read it by reflection
in that other mirror called the moon.

There's an iron forest where a huge wolf
lives whose strange fate is
to knock the moon down and murder it
when the last dawn reddens the sea.

(This is well known in the prophetic North;
also, that on that day the ship made out
of all the fingernails of the dead will spread
a poison on the world's wide-open seas.)

When in Geneva or in Zurich once, luck
had it I too should become a poet,
it imposed on me, as on the rest, the secret
duty to define the moon.

By dint of scrupulous study,
I rang all the modest changes
under the lively apprehension that Lugones
might have used my amber or my sand.

As for exotic marble, smoke, cold snow-
these were for moons that lit up verses
never destined, in truth, to attain
the difficult distinction of typography.

I thought the poet such a man
as red Adam was in Paradise-
he gave everything its true,
precise, still unknown name.

Ariosto taught me that living in
the doubtful moon are all dreams,
the unattainable, lost time, all possibles
or impossibles (they're pretty much the same).

Apollodorus showed me the magic
shadow of triform Diana;
Hugo disclosed its golden sickle;
an Irishman his tragic moon of black.

So, while I was poking in this mine
of moons out of mythologies,
along it came, around the corner:
the celestial moon of every day.

Among the words, I know there's only
one for remembering or imagining it.
For me the secret is to use the word
humbly. And the word is-moon.

Now I don't dare stain its immaculate
appearance with one vain image.
I see it as indecipherable, daily
and apart from all my writing.

I know the moon, or the word moon,
is a: character created for
the complex inditing of the rare
thing we all are, multiple and unique.

It's one of the symbols which fate
or chance gave man so that
one day in a glorious blaze, or agony,
he'd learn to write his own true name.

-Translated by EDWIN HONIG
Trăng ( Đặng Lệ Khánh)

TRĂNG


Em bước ra vườn, trăng chảy tràn trên vai
Vườn rất im không một tiếng thở dài
Chỉ có con dế quen cất giọng chào đêm tới
Và nước trong hồ gờn gợn cá gọi mời
Em ngước nhìn trời, trăng thật sáng, thật trong
Lành lạnh khuya dâng, mình ôm mình vào lòng
Trăng cứ lăn hoài làm sao trăng còn nhớ
Những câu thề theo trăng rồi tan vào hư không
Em nói với trăng dù biết trăng rất xa
Những lời dịu êm em dành cho người ta
Chỉ có con dế quen và em và đêm biết
Trăng nhẹ nhàng theo em vào giấc ngủ thêu hoa
Năm rồi năm đi qua trăng vẫn còn lăn hoài
Trời vẫn rất trong và đêm vẫn miệt mài
Con dế quen thôi không còn cất tiếng
Em ôm vai mình dỗ tròn cơn mộng dài
Thế giới quay cuồng, đất và trời chuyển rung
Có rất nhiều tiếng cười, và tiếng khóc chập chùng
Em vẫn nằm co người đếm trừu chờ giấc ngủ
Níu một vầng trăng đã lạnh tuổi thu đông

Đặng Lệ Khánh

*

The Charles Eliot Norton Lectures 1967-1968

Trong bài viết Ẩn Dụ, trong cuốn This Craft of Verse, Borges có nhắc tới 1 câu thơ, "phản bác" trăng - đây cũng là ý nghĩa bài thơ Tặng Phẩm, theo GCC, vì trao cho cả thư viện sách, cùng lúc trao cho món quà, mù -  mà ông nghĩ là của Plato:
Tớ mong tớ là đêm để có thể ngắm em của tớ
ngủ, với cả ngàn con mắt!
I wish I were the night so that I might watch your sleep with a thousand eyes

*

Hardy never said much about writing or the difficulties of it, or the moral difficulties of it. Kafka said that a writer was doing the devil's work, writing a wholly inadequate response to the brutishness of the world, and Hardy increasingly felt this. It's not that it's an immoral activity or an amoral one; it's just that the act of creation is something to which the ordinary standards of human behavior do not apply. Hardy never liked to be touched. He always walked in the road to avoid brushing against people, and servants were told never to help him on with his coat and just to drop the shawl around his shoulders and not tuck him in. The pen had been his weapon in his struggle for life - and it had been a struggle.
The next poem is a dialogue with the moon.

Hardy chẳng hề lầu bầu về viết, hay những khó khăn về viết, hay khó khăn đạo đức của nó. Kafka phán nhà văn làm, việc của quỉ, viết trọn một phúc đáp không thoả đáng về tính thú vật của thế giới, và Hardy càng ngày càng cảm thấy đúng như thế.
Không phải đạo đức, hay không đạo đức, hành động sáng tạo có 1 điều gì, lũ chó, hay phường mắt trắng dã, không hiểu được, hay, không áp dụng được.
Hardy đếch khoái ai đụng vô ông ta. Cây viết là vũ khí của ông ta, trong cuộc chiến đấu với đời – và quả có cuộc chiến đấu đó thực.
Bài thơ sau đây là 1 cuộc lèm bèm với trăng.

I Looked Up from My Writing

I looked up from my writing,
And gave a start to see,
As if rapt in my inditing,
The moon's full gaze on me.

Her meditative misty head
Was spectral in its air,
And I involuntarily said,
'What are you doing there?'

'Oh, I've been scanning pond and hole
And waterway hereabout
For the body of one with a sunken soul
Who has put his life-light out.

'Did you hear his frenzied tattle?
It was sorrow for his son
Who is slain in brutish battle,
Though he has injured none.

'And now I am curious to look
Into the blinkered mind
Of one who wants to write a book
In a world of such a kind.'

Her temper overwrought me,
And I edged to shun her view,
For I felt assured she thought me
One who should drown him too.


Tớ nhìn lên từ trang viết của mình

Tớ nhìn lên từ trang viết
Và rất ư hài lò
ng vì cái viết của mình
Và bèn ngắm trăng
Và trăng bèn dành trọn cái nhìn, đáp lại tớ

Cái đầu mù sương mù suy tư của nàng
Thì mới ma mị làm sao trong cái "air" của nó
Và tớ bèn vô tình phán,
Em đang
làm gì ở trên ấy?

Ôi, ta đang soi ao, và hố
Và sông hồ đâu đây
Để kiếm tìm một cái xác
Của một
kẻ, với linh hồn đắm chìm
Đã trút cạn ánh sáng cuộc đời của nó

Mi có nghe hắn lèm bèm khùng điên?
Về nỗi đau buồn đứa con trai
Chết trong 1 trận đánh tàn bạo
Dù thằng con chẳng gây thương tích cho ai

Và bây giờ ta tò mò muốn nhìn vào cái đầu mù của mi

Kẻ muốn viết 1 cuốn sách
Trong 1 thế giới khốn kiếp
như thế đó!

Tính khí của nàng làm tôi mệt nhoài
Và tôi tránh cái nhìn của nàng
Bởi là vì tôi cảm thấy
Nàng nghĩ
Tôi cũng
là 1 trong số những người đẩy anh ta tự trầm

*

JEFFREY HARRISON

Afterword
The maple limb severed
by a December storm
still blossoms in May
where it lies on the ground,
its red tassels a message
from the other side,
like a letter arriving
after its writer has died.

from The New York Times Magazine


Bạt

Bão Tháng Chạp làm cành thông khô queo
Vậy mà vưỡn cố nở hoa vào Tháng Năm
Khi nằm trơ cu lơ trên mặt đất
Màu đỏ của hoa đi 1 đường "message"
Từ phía bên kia
Như một lá thư đến muộn
Khi người viết đã ngỏm củ tỏi 


Thơ Joseph Huỳnh Văn, đăng độc nhất 1 lần, khi anh còn sống, trên tờ báo do anh và bè bạn chủ trương, và không hề bất cứ 1 nơi nào khác.
Số báo này, nhờ thi sĩ Hà Tuệ, tức Nguyễn Tân Văn mà có lại được. Anh là người lưu giữ thủ bút mấy bài thơ của Joseph Huỳnh Văn post trên TV. Joseph ở đây, là tên thánh, như Joseph Brodsky
Nhã Tập là số Tập San Văn Chương đầu tiên, khi chưa có tên Tập San Văn Chương.
Do Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký toà soạn, nên vì anh mà Gấu gia nhập & viết cho báo này.
Bài viết về cuốn Bếp Lửa là để kỷ niệm
tình bạn giữa anh và Gấu, không phải vì ông anh mà viết, và, một cách nào đó, là để đưa ra 1 cách đọc khác, so với cách đọc của Huỳnh Phan Anh, trong lời bạt cho cuốn sách. Chính TTT yêu cầu HPA viết lời bạt, như là tiếng nói của người Miền Nam, Gấu thêm vô, 1 tiếng nói Bắc Kít cho nó.

*

Bếp Lửa trong Văn chương
[xuất hiện lần đầu trên TSVC]

Imaginary Beings Book

The Golem

There can be nothing accidental in a book dictated by a divine intelligence, not even the number of its words or the order of their letters; this was the belief of the kabbalists, who in their zeal to penetrate God's arcana devoted themselves to counting, combining, and permuting the letters of Holy Writ. In the thirteenth century, Dante declared that every passage of the Bible had a fourfold meaning: the literal, the allegorical, the moral, and the anagogical. John Scotus Erigena had already affirmed that the meanings of the Scripture, more consistent with the idea of divinity, were infinite, like the colors of the peacock's tail.
    The kabbalists would have approved of that verdict: one of the secrets they sought within the divine text was how to create living beings. It was said of demons that they could shape large, solid creatures like the camel, but not finely wrought, delicate ones, and Rabbi Eliezer denied them the ability to produce anything smaller than a grain of barley. "Golem" was the name given the man created out of a combination of letters; the word literally means" an amorphous or lifeless substance." In the Talmud (Sanhedrin, 65b), we read:

If the righteous desired it, they could be creators, for it is written that ... [by means of the Sefer Yetsirah, Book of Creation *], Rabbah created a man, and sent him to Rab Zera. Rab Zera spoke to him, but received no answer. Therefore he said unto him: "Thou art a creature of the magicians. Return to thy dust."

    R. Hanina and R. Oshaia spent every Sabbath eve in studying the "Laws of Creation," by means of which they created a third-grown calf, (a) and ate it. (b)
We owe the fame of the Golem in the West to the Austrian novelist Gustav Meyrink, who wrote the following words in the fifth chapter of his dreamlike work Der Golem:

The original story harks back, so they say, to the seventeenth century. With the help of an ancient formula, a rabbi is said to have put together an automatic man and used it to help ring the bells in the Synagogue and for all kinds of other menial work. But he hadn't made it into a proper man; it was more like a kind of animated vegetable, really. What life it had, too, so the story runs, only derived from a magic prescription placed behind his teeth each day, that drew down to itself what was known as "the free sidereal strength of the universe." And as, one evening, before evening prayers, the rabbi forgot to take the prescription out of the Golem's mouth, the figure fell into a frenzy, and went raging through the streets like a roaring lion, seeking whom it might devour. At last the rabbi was able to secure it, and he then destroyed the formula. The figure fell to pieces. The only record left of it was the miniature clay figure that was shown to the people within the old Synagogue.

    Eleazar of Worms has preserved the formula for making a Golem. The details of the enterprise require twenty-three columns in folio and demand that the maker know" the alphabets of the two hundred twenty-one gates" that must be repeated over each of the Golem's organs. On its forehead one must tattoo the word "EMET" which means "truth." In order to destroy the creature, one would efface the first letter, leaving the word "MET," which means "death."

* "By means of mystic combinations of the Divine Name [Talmudic note].
(a) I.e., a calf that has reached one-third of its full growth; others interpret: (i) in its third year;
(b) Similarly, Schopenhauer writes: "On page 325 of the first volume of his Zauberbibliothek Horst summarizes in the following way the doctrine of the English visionary Jane Leade: 'Whosoever possesses magical power may, at his will, rule and renew the mineral, plant, and animal kingdoms; thus, if a few wizards came to an agreement, all Creation might return to its paradisal state.'" (On the Will in Nature, VII)

Đọc/Viết mỗi ngày

A Critic at Large October 10, 2016 Issue
Karl Marx, Yesterday and Today
The nineteenth-century philosopher’s ideas may help us to understand the economic and political inequality of our time.
Mác, Hôm Qua và Hôm Nay
Xừ lủy vưỡn chưa lầm, vưỡn còn đúng, và có
thể giúp chúng ta làm thịt lũ con hoang của xừ lủy, là lũ Mít Bắc Kít!
By Louis Menand
http://www.newyorker.com/magazine/2016/10/10/karl-marx-yesterday-and-today
He is not wrong yet.

*


The Charles Eliot Norton Lectures 1967-1968
http://tanvien.net/new_daily_poetry/5.html

Fernando PESSOA & Co. 

TO TRAVEL!
TO CHANGE COUNTRIES

To travel! To change countries!
To be forever someone else,
With a soul that has no roots,
Living only off what it sees!

To belong not even to me!
To go forward, to follow after
The absence of any goal
And any desire to achieve it!

This is what I call travel.
But there's nothing in it of me
Besides my dream of the journey.
The rest is just land and sky.

20 SEPTEMBER 1933

Du lịch!
Thay đổi xứ sở

Du lịch! Thay đổi xứ sở
Là 1 kẻ nào đó, mãi mãi, suốt đời.
Với một linh hồn không gốc rễ
Nhìn thấy gì, sống thế đó. 

Đếch thuộc về, ngay cả tôi
Tới, tới tới mãi
Hoặc theo sau
Cái vắng bóng của bất cứ mục tiêu,
Hay bất cứ ước mong, để mà
Hoàn tất, thành tựu.

Đó, tôi gọi du lịch.
Nhưng chẳng có cái chó gì ở bên trong tôi
Ngoài giấc mộng về chuyến đi
Cái còn lại, là đất và trời.
 

THE CHILD THAT LAUGHS
IN THE STREET

The child that laughs in the street,
The song one hears by chance,
The absurd picture, the naked statue,
Kindness without any limit – 

All this exceeds the logic
Imposed on things by reason,
And it has something of love,
Even if this love can’t speak

4 OCTOBER 1934

Đứa trẻ cười ngoài phố

Đứa trẻ cười ngoài phố
Bản nhạc tình cờ nghe
Bức hình phi lý, pho tượng khỏa thân
Tất cả những cái này thì vượt quá lô gíc -

Thứ khốn đó đặt để lên sự vật bằng lý trí
Và còn điều này:
Nó có cái gì đó của tình yêu
Dù tình yêu câm,
Đếch nói ra được.

ALMOST ANONYMOUS
YOU SMILE

Almost anonymous you smile
And the sun gilds your hair
Why is that, to be happy
We cannot know we are?

Hầu như vô danh,
em mỉm cười.

Hầu như vô danh, em mỉm cười.
Và mặt trời rát vàng tóc em.
Phải vậy không, để được hạnh phúc,
Chúng ta không thể biết, chúng ta là?

23 SEPT 1932

SOME MUSIC

Some music, any music at all
As long as it cures my soul
Of this uncertainty that longs
For some kind, any kind of calm 

Some music – a guitar, fiddle,
Accordion or hurdy-gurdy…
A quick, improvised melody…
A dream without ant riddle…

Something life has no part in it
Fado, bolero, the frenzy
Of the dance that just ended…
Anything not to feel the heart!


*

Auden thought of poetry as dual: poetry as song, poetry as truth. It's perhaps this that, in his poem Their Lonely Betters', written in 1950, made him sceptical of birds who sing without feeling and with no regard for truth.
Auden nghĩ thơ thì lưỡng, kép, có đôi: thơ như bài hát, bài ca;thơ như sự thực.
Có lẽ vì thế, mà trong bài thơ dưới đây, cho thấy, ông hoài nghi chim chóc, chúng hát, mà không có "feeling" cái con mẹ gì, và cũng đếch thèm để ý đến sự thực!

Their Lonely Betters

As I listened from a beach-chair in the shade
To all the noises that my garden made,

I t seemed to me only proper that words
Should be withheld from vegetables and birds.

A robin with no Christian name ran through
The Robin-Anthem which was all it knew,
And rustling flowers for some third party waited
To.say which pairs, if any, should get mated.

Not one of them was capable of lying,
There was not one which knew that it was dying
Or could have with a rhythm or a rhyme
Assumed responsibility for time.

Let them leave language to their lonely betters
Who count some days and long for certain letters;
We, too, make noises when we laugh or weep:
Words are for those with promises to keep.
   
Auden died in Vienna in 1973, when he was only sixty-six, but it would be hard to say his work was not finished. His output had been prodigious, and he went on working right until the end in a routine that was every bit as rigid as that of Housman, whom he so briskly diagnosed when he was a young man (,Deliberately he chose the dry-as-dust, / Kept tears like dirty postcards in a drawer'). But you're no more likely to find consistency in a writer than you would in a normal human being. Besides, as Auden himself said: 'At thirty I tried to vex my elders. Past sixty it's the young whom I hope to bother.' I would be hard put to say what a great poet is, but part of it, in Auden's case, is the obscurity with which I started. If his life has to be divided into two parts, there are great poems in both. Perhaps he was too clever for the English. Bossy
and not entirely likeable, when he died his death occasioned less regret than that of Larkin or Betjeman, though he was the greater poet. This would not have concerned him as he was not vain: criticism seldom bothered him nor did he covet praise or money. And though he would have quite liked the Nobel Prize, all he demanded at the finish was punctuality. I'll end with the final part of the poem Auden wrote in
memory of another poet, W. B. Yeats, who died in January 1939. The last two lines are inscribed on Auden's memorial in Westminster Abbey.

Hai dòng thơ chót bài thơ tưởng niệm Yeats được khắc trên mộ bia của Auden.

In the prison of his days
Teach the free man how to praise.

Bài thơ thần sầu này mở ra cõi thơ của Brodsky, như David Remnick viết:

Hai đoạn thơ sau đây của Auden đã làm ông "ngộ" ra: 

Time that is intolerant
Of the brave and innocent,
And indifferent in a week
To a beautiful physique,
 

Worships language and forgives
Everyone by whom it lives;
Pardons cowardice, conceit,
Lays its honor at their feet. 

Thời gian vốn không khoan dung
Đối với những con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp, 

Thờ phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng.

Auden

Ông bị xúc động không hẳn bởi cách mà Auden truyền đi sự khôn ngoan - làm bật nó ra như trong dân ca - nhưng bởi ngay chính sự khôn ngoan, ý nghĩa này: Ngôn ngữ là trên hết, xa xưa lưu tồn dai dẳng hơn tất cả mọi điều khác, ngay cả thời gian cũng phải cúi mình trước nó. Brodsky coi đây là đề tài cơ bản, trấn ngự của thi ca của ông, và là nguyên lý trung tâm của thơ xuôi và sự giảng dạy của ông. Trong cõi lưu đầy như thế đó, ông không thể tưởng tượng hai mươi năm sau, khăn đóng, áo choàng, ông bước lên bục cao nơi Hàn lâm viện Thụy-điển nhận giải Nobel văn chương, nói về tính độc đáo của văn chương không như một trò giải trí, một dụng cụ, mà là sự trang trọng, bề thế xoáy vào tinh thần đạo đức của nhân loại. Nếu tác phẩm của ông là một thông điệp đơn giản, đó là điều ông học từ đoạn thơ của Auden: "Sự chán chường, mỉa mai, dửng dưng mà văn chương bày tỏ trước nhà nước, tự bản chất phải hiểu như là phản ứng của cái thường hằng - cái vô cùng - chống lại cái nhất thời, sự hữu hạn. Một cách ngắn gọn, một khi mà nhà nước còn tự cho phép can dự vào những công việc của văn chương, khi đó văn chương có quyền can thiệp vào những vấn đề của nhà nước. Một hệ thống chính trị, như bất cứ hệ thống nào nói chung, do định nghĩa, đều là một hình thức của thời quá khứ muốn áp đặt chính nó lên hiện tại, và nhiều khi luôn cả tương lai..." 


from In Memory of W B. Yeats
(d. Jan. /939)
Earth, receive an honoured guest:
William Yeats is laid to rest.
Let the Irish vessel lie
Emptied of its poetry.

Time that is intolerant
Of the brave and innocent,
And indifferent in a week
To a beautiful physique,

Worships language and forgives
Everyone by whom it lives;
Pardons cowardice, conceit,
Lays its honours at their feet.

Time that with this strange excuse
Pardoned Kipling and his views,
And will pardon Paul Claudel,
Pardons him for writing well.

In the nightmare of the dark
All the dogs of Europe bark,
And the living nations wait,
Each sequestered in its hate;

Intellectual disgrace
Stares from every human face,
And the seas of pity lie
Locked and frozen in each eye.

Follow, poet, follow right
To the bottom of the night,
With your unconstraining voice
Still persuade us to rejoice;

With the farming of a verse
Make a vineyard of the curse,
Sing of human unsuccess
In a rapture of distress;

In the deserts of the heart
Let the healing fountain start,
In the prison of his days
Teach the free man how to praise.

http://tanvien.net/Dayly_Poems/Auden.html

Tưởng niệm Yeats

I

Nhà thơ biến mất vào cái chết mùa đông
Những con suối đóng băng, những phi trường gần như bỏ hoang
Và tuyết huỷ hoại những pho tượng công cộng
Thời tiết chìm vào trong miệng của ngày chết
Ôi, tất cả những công cụ thì đều đồng ý
Ngày nhà thơ mất đi là một ngày lạnh giá, âm u.

Thật xa sự bịnh hoạn của ông
Những con chó sói băng qua những khu rừng xanh rờn
Con sông nơi quê mùa chẳng bị cám dỗ bởi những bến cảng sang trọng
Bằng những giọng tiếc thương
Cái chết của thi sĩ được tách ra khỏi những bài thơ của ông.

Nhưng với ông, thì đây là buổi chiều cuối cùng, như chính ông
Một buổi chiều với những nữ y tá và những tiếng xầm xì;
Những địa phận trong cơ thể ông nổi loạn
Những quảng trường trong tâm trí ông thì trống rỗng
Sự im lặng xâm lăng vùng ngoại vi
Dòng cảm nghĩ của ông thất bại: ông trở thành những người hâm mộ ông

Bây giờ thì ông phân tán ra giữa hàng trăm đô thị
Với trọn một mớ cảm xúc khác thường;
Tìm hạnh phúc của ông ở trong một cảnh rừng khác
Bị trừng phạt bởi một luật lệ ngoại về lương tâm.

Nhưng trong cái quan trọng và tiếng ồn của ngày mai
Khi đám brokers gầm rú như những con thú ở sàn Chứng Khoán,
Và những người nghèo đau khổ như đã từng quen với đau khổ,
Và mỗi kẻ, trong thâm tâm của chính kẻ đó, thì hầu như đều tin tưởng ở sự tự do của nhà thơ;
Và chừng vài ngàn người sẽ nghĩ về ngày này
Như 1 kẻ nghĩ về một ngày khi một kẻ nào đó làm một điều không giống ai, khác lệ thường

Ôi, bao nhiêu công cụ thì đều đồng ý
Ngày nhà thơ ra đi thì là một ngày âm u, giá lạnh

II

Bạn thì cũng cà chớn như chúng tớ: Tài năng thiên bẩm của bạn sẽ sống sót điều đó, sau cùng;
Nào cao đường minh kính của những mụ giầu có, sự hóa lão của cơ thể.
Chính bạn; Ái Nhĩ Lan khùng đâm bạn vào thơ
Bây giờ thì Ái Nhĩ Lan có cơn khùng của nó, và thời tiết của ẻn thì vưỡn thế
Bởi là vì thơ đếch làm cho cái chó gì xẩy ra: nó sống sót
Ở trong thung lũng của điều nó nói, khi những tên thừa hành sẽ chẳng bao giờ muốn lục lọi; nó xuôi về nam,
Từ những trang trại riêng lẻ và những đau buồn bận rộn
Những thành phố nguyên sơ mà chúng ta tin tưởng, và chết ở trong đó; nó sống sót,
Như một cách ở đời, một cái miệng.

III

Đất, nhận một vị khách thật là bảnh
William Yeats bèn nằm yên nghỉ
Hãy để cho những con tầu Ái nhĩ lan nằm nghỉ
Cạn sạch thơ của nó
[Irish vessel, dòng kinh nguyệt Ái nhĩ lan, theo nghĩa của Trăng Huyết của Minh Ngọc]

Thời gian vốn không khoan dung
Đối với những con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp,

Thờ phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng.
Thời gian với nó là lời bào chữa lạ kỳ
Tha thứ cho Kipling và những quan điểm của ông ta
Và sẽ tha thứ cho… Gấu Cà Chớn
Tha thứ cho nó, vì nó viết bảnh quá!

Trong ác mộng của bóng tối
Tất cả lũ chó Âu Châu sủa
Và những quốc gia đang sống, đợi,
Mỗi quốc gia bị cầm tù bởi sự thù hận của nó;

Nỗi ô nhục tinh thần
Lộ ra từ mỗi khuôn mặt
Và cả 1 biển thương hại nằm,
Bị khoá cứng, đông lạnh
Ở trong mỗi con mắt

Hãy đi thẳng, bạn thơ ơi,
Tới tận cùng của đêm đen
Với giọng thơ không kìm kẹp của bạn
Vẫn năn nỉ chúng ta cùng tham dự cuộc chơi

Với cả 1 trại thơ
Làm 1 thứ rượu vang của trù eỏ
Hát sự không thành công của con người
Trong niềm hoan lạc chán chường
Trong sa mạc của con tim
Hãy để cho con suối chữa thương bắt đầu
Trong nhà tù của những ngày của anh ta
Hãy dạy con người tự do làm thế nào ca tụng.

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 

PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả. (2)

Nhã Tập

Thơ Joseph Huỳnh Văn, đăng độc nhất 1 lần, khi anh còn sống, trên tờ báo do anh và bè bạn chủ trương, và không hề bất cứ 1 nơi nào khác.
Số báo này, nhờ thi sĩ Hà Tuệ, tức Nguyễn Tân Văn mà có lại được. Anh là người lưu giữ thủ bút mấy bài thơ của Joseph Huỳnh Văn post trên TV. Joseph ở đây, là tên thánh, như Joseph Brodsky

*

*


*

*

Những tóc hoài trên đồi

Áo chàm xưa vắng dấu sương mờ
Một ngày trót thương nhau không nắng
suối hiền mơ
Nuôi xanh mãi vầng trăng
mưa trầm lắng
kết tóc hoài trên đồi
chiều đạm bạc xa nhau không biết nói
nhớ người
dõi núi thuở tàn trăng

Joseph Huỳnh Văn

Tưởng Niệm Joseph Huỳnh Văn
Joseph HV-Đỗ Long Vân
Lần Giỗ Thứ Muời, 2005


 Joseph Huỳnh Văn là một thi sĩ. Chúng tôi quen nhau những ngày làm Tập san Văn chương. Có Nguyễn Tử Lộc, đã chết vì bệnh tại Sài-gòn ít lâu sau 75. Phạm Hoán, Phạm Kiều Tùng, Nguyễn Đạt, Nguyễn Tường Giang... Huỳnh Văn là Thư ký Tòa soạn. Không có Phạm Kiều Tùng, tập san không có một ấn loát tuyệt hảo. Nguyễn Đông Ngạc khi còn sống vẫn tự hào về cuốn Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta (Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam) do anh xuất bản, Phạm Kiều Tùng, Phạm Hoán lo in ấn, trình bày. Bạn lấy đầu một cây kim chấm một đầu trang. Dấu chấm đó sẽ xuyên suốt mọi đầu trang thường của cuốn sách. Không có Nguyễn Tường Giang thì không đào đâu ra tiền và mối thiện cảm, độc giả, thân hữu quảng cáo dành cho tập san. Những bài khảo luận của Nguyễn Tử Lộc và sở học của anh chiết ra từ những dòng thác ngầm của nhân loại - dòng văn chương Anglo-Saxon - làm ngỡ ngàng đám chúng tôi, những đứa chỉ mê đọc sách Tây, một căn bệnh ấu trĩ nhằm tỏ sự khó chịu vì sự có mặt của những quân nhân Hoa-kỳ tại Miền Nam.

 Huỳnh Văn với lối nói mi mi tau tau là chất keo mà một người Thư ký Tòa soạn cần để kết hợp anh em. Bây giờ nghĩ lại chính thơ anh mới là tinh thần Tập San Văn Chương. Đó là nơi xuất hiện Cầm Dương Xanh , những bài thơ đầu mà có lẽ cũng là cuối của anh. Bởi vì sau đó, anh không đăng thơ nữa, tuy chắc chắn vẫn làm thơ, hoặc tìm thấy thơ trên những vân gỗ, khi anh làm nghề thợ mộc, những ngày sau 75, thay cho nghề bán cháo phổi, những ngày trước đó.

 "Mỗi thời đại, con người tự chọn mình khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và cái chết." (Sartre, Situations). Trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, tha nhân là những người ở bên kia bờ địa ngục, và chiến tranh chỉ là một cuộc rong chơi. Nguyễn Đức Sơn tìm thấy Cửa Thiền ở một nơi khác, ở Đêm Nguyệt Động chẳng hạn. Thanh Tâm Tuyền muốn trút cơn đau của thơ vào thiên nhiên:

Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa...

 Còn Huỳnh Văn, có vẻ như anh chẳng màng chi đến cuộc chiến, hoặc cuộc chiến tránh né anh. Tinh thần mắt bão của thiên nhiên thời tiết, hay tinh thần mắt nghe, l'oeil qui écoute, của Maurice Blanchot?

 Ôi khúc Cầm Dương sầu quí phái

Đàn ai xanh ngát Trời Tây Phương.

Thơ anh là một ngạc nhiên, hồi đó.

Và tôi vẫn còn ngạc nhiên, bây giờ, khi được tin anh mất. (1)

Khi liên tưởng đến câu thơ của một người bạn:

Hồn Đông Phương thất lạc buồn Phương Tây

(thơ TKA)

Tôi không biết có phải Trời Tây Phương của anh lấy từ ý thơ cổ:

Vọng Mỹ Nhân hề, thiên nhất phương

(Có thể mượn ý niệm "con người hoàn toàn" (l'homme total), hay giấc đại mộng của Marx, làm nhịp cầu liên tưởng, để thấy rằng những Mỹ Nhân, Đấng Quân Vương, Thánh Chúa... trong thi ca Đông Phương không hẳn chỉ là những giấc mộng điên cuồng của thi sĩ):

 Vọng Mỹ nhân hề, thiên nhất phương

Vọng Mỹ nhân hề, vị lai

 Đọc trong nước, có vẻ như Thơ đang trên đường đi tìm một Mỹ nhân cho cả ngôn ngữ lẫn cuộc đời.

 Và Buồn Phương Tây, có thể từ ý thơ Quang Dũng:

Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

(Tây Phương trong thơ Quang Dũng là Tây Phương Cực Lạc của một cõi Chùa Thầy, Sơn Tây, và cũng còn là vẻ đẹp của các cô thiếu nữ vùng này).

 Hay Tây Phương là cõi lưu đầy của lũ chúng tôi mà Joseph Huỳnh Văn đã nhìn thấy từ bao năm trước:

Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ

Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.

-Tau đây này. Nhớ mi quá!

Nguyễn Quốc Trụ

 (1) Joseph Huỳnh Văn Hiến mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn.

Thi sĩ ngồi bên ly cà phê chôm hai câu thơ của Joseph, ở đây.

Không hiểu sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn vởn trong đầu óc  Nguyễn tôi những ngày gần đây. Có phải giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những chuyến đi? Hay ngọn gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên tiếng những chiếc phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã lên… Gió đã lên rồi… hãy thử sống xem sao?...

    Vậy đó, hai câu thơ gợi những âm vang. Kẻ viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph Huỳnh Văn -những bài thơ nửa tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương xanh sầu quý phái- nhưng không hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng lại có mê lực đưa lòng mình vào tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị nhưng khơi gợi nhiều quá. Phải chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó tận dưới đáy hồn -và đáy thời gian.

    Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ, xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc và nghe tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái tên lạ, nửa Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.
NXT

-Tau đây này. Nhớ mi quá!
NQT


Thơ Mỗi Ngày

Chúc vui, khỏe, và thanh thản trong mùa lễ cuối năm . (1)
Và gởi bài thơ cho GNV :

Đọc giữa hai hàng chữ

Hình như lúc em được tượng hình
Thượng Đế đang ngồi nhìn mông mênh
Lỡ tay đánh vỡ đôi mắt ngọc
Đành nhặt sương đôi hạt rơi quanh

Mắt em từ đó chẳng bao giờ
Nhìn cho thật rõ với người ta
Trần gian bỗng trở thành thi vị
Những hình, những bóng nhẹ nhàng qua

Thuở bé mẹ dắt tay cổ tích
Trong vườn đâu thấy những gai đâm
Đâu thấy sâu nằm trong tơ kén
Chỉ thấy hoa và bướm bâng khuâng

Anh cứ viết mực màu đen mướt
Chữ kẽm gai trên giấy đỏ tươi
Cứ việc nhắc những ngày lạnh buốt
Qua mắt em chỉ thấy mặt trời.

K

Tks. NQT

(1)

Note: Giáng Sinh 2011


TREATISE ON EMPTINESS

In a bookstore I accidentally ended up at the section on Tao, or
more precisely, by the Treatise on Emptiness.
I rejoiced, since that day I was perfectly empty.
What an unexpected meeting-the patient finds the doctor,
the doctor doesn't speak.

Adam Zagajewski

Luận về Lủng

Trong một tiệm sách, vào lúc tính chuồn, tôi thấy mình ở khu Tao, hay
chính xác hơn, vớ được cuốn Luận về Lủng.
Tôi sướng điên lên, thế là từ này mình hoàn toàn trống rỗng.
Đúng là 1 cuộc gặp gỡ không chờ đợi –
Bịnh nhân kiếm thấy bác sĩ,
Bác sĩ đếch thèm phán cái chó gì cả

AGAINST WHATEVER IT IS THAT'S
ENCROACHING

Best of all is to be idle,
And especially on a Thursday,
And to sip wine while studying the light:
The way it ages, yellows, turns ashen
And then hesitates forever
On the threshold of the night
That could be bringing the first frost.

It's good to have a woman around just then.
And two is even better.
Let them whisper to each other
And eye you with a smirk.
Let them roll up their sleeves and unbutton their shirts a bit
As this fine old twilight deserves.

And the small schoolboy
Who has come home to a room almost dark
And now watches wide-eyed
The grown-ups raise their glasses to him.
The giddy-headed, red-haired woman
With eyes tightly shut.
As if she were about to cry or sing. 

Chống lại bất cứ cái chi đang xâm lấn

Bảnh nhất trong tất cả, là ườn ra, đếch làm cái chó gì
Và đặc biệt là vào bữa Thứ Năm
Nhâm nhi ly rượu chát trong khi ngâm kíu ánh sáng:
Cách mà nó già đi, trở nên vàng, rồi xám tro, và sau đó,
ngần ngừ hoài ở ngưỡng đêm
Điệu này là thể nào cũng có đợt sương mù đầu mùa.

Tốt, là có 1 em quanh quẩn bên Gấu
Hai em thì còn gì bằng.
Để cho họ thì thầm giữa họ mí nhau
Và nhìn Gấu, điệu ơi là điệu!
Hãy để cho hai em cuốn tay áo, buông lơi một, hai cái nút
Như buổi chạng vạng tuyệt vời này xứng đáng được chiêm ngưỡng.

Cậu học trò nhỏ tuổi
Trở về nhà, vô căn phòng hầu như đã tối
Và, trố mắt nhìn
Những kẻ lõi đời nâng ly mời chú
Và người đàn bà tóc đỏ, đầu lảo đảo,
Với cặp mắt nhắm tít,
Như thể em sắp khóc, hoặc, hát.


Mit Critic

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.
LB

Tất cả những nhà văn nhà thơ hải ngoại, do GCC lưu vong trễ, vừa ra được 1 phát là đều tìm cách làm quen, như đã kể, nhiều lần.
Diễn đàn nào Gấu cũng đều có mặt, có thể nói, nào talawas, nào hậu vệ, nào cánh én, nào gió đông...
Chỉ đến khi cả 1 bầy chó xúm lại tính làm thịt con sói cô đơn, Gấu mới đành phải bò về núi Tản Viên.

Nhưng, vấn đề ở đây, là, cái gì làm cho lũ khốn này khốn nạn như thế?
Đạo hạnh, đúng như Brodsky chỉ ra.
Đạo hạnh liên quan đến đẳng cấp, đến sống sót, đến Cái Đẹp Cứu Chuộc Thế Giới.
Một khi bạn viết ra hay đọc được
bản văn, 1 bài thơ, cực bảnh là bạn biết rằng cái giờ phán quyết cuối cùng đã được vặn lui đi 1 phút phù du!
Đó là ý nghĩa bài thơ Bài Thơ Chống Lại Tận Thế của Szymborska

*

Wislawa Szymborska's "Vermeer"

A poem against the apocalypse

Một bài thơ chống lại Tận Thế

Aug 27th 2010, 16:53 by More Intelligent Life, A.R. | NEW YORK

I HAPPENED upon this poem on the New York Review of Books's website, and was startled by how beautifully Wislawa Szymborska captures the dance between motion and stillness in Vermeer's "The Milkmaid"—a moment frozen yet continually happening.

Vermeer

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.

"Vermeer", Wislawa Szymborska, translated from the Polish by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak

Note: Bài thơ này, TV đã post, nay chỉ post thêm lời bình của tay Prospero.
Bản tiếng Việt, của TV, cũng phân biệt ra hai từ "W", và "w".
GNV cũng đọc nó trên tờ NYRB, như Prospero.
Thế mới thú chứ!

Một khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.
Source

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.
Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.


Có thể nói, như trường hợp NXT trên đây, nhà văn nhà thơ hải ngoại nào, Gấu cũng mặt dày tìm cách làm quen trước!
Cái băng đảng văn học đầu tiên, ra hải ngoại Gấu mặt dày làm quen, là băng đảng ở Montreal.

* *

Gấu đang sinh hoạt VHNT
lé, lác xệch, trợn ngược cả mắt lên, vì nền VHNT hải ngoại!

To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179].
Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].

Hồi mới qua, nhân đám này xuống Toronto chơi, ăn uống ở nhà 1 người bạn, dân địa phương, Nguyễn Tiến Văn kéo Gấu tới, Gấu cũng ngại, anh nói, ngại cái gì, phải thế thì mới "dấn thân, kíu nước Mít.... " được chứ, Gấu nghe có lý, bèn tới, và ngay lần gặp đầu tiên như thế, Gấu hỏi thẳng, có phải tờ báo của các anh là của Mặt Trận. Một anh trong bọn, nhận liền. Cảm động vì sự chân thực của anh, Gấu bèn viết cho tờ báo này, thay vì tờ LV ở Toronto.
Bài điểm
cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, đăng lần đầu ở Nắng Mới, của băng đảng này.
Rồi mấy bài thơ. Rồi nhận làm MC quảng cáo sách, thơ của băng này.
Nhớ, lần Hoàng Ngọc Hiến đi Mẽo nhận tiền Xịa "vẽ bộ mặt lưu vong" của Mít, trong lần về Hà Nội, Gấu được ông tặng copy bài viết, cảm tình tri ngộ, Gấu cho đăng, trên Tin Văn và cùng lúc trên Việt Báo.
Đấng Song Thao, thuộc băng này, vì được HNH xoa đầu tới quá, bèn lôi về trang của anh ta, nhưng thanh minh thanh nga, [chắc là
vì sợ bị lũ chống cộng điên cuồng xin tí huyết, vì dám quen VC ?], tôi không có quen ông này, nhưng thấy bài này đăng ở Việt Báo nên lôi về.
Anh ta biết rõ ràng, từ nguồn Tin Văn, nhưng vờ.
Đạo hạnh như thế, làm sao….  mỹ?

Đấng ST, chuyên viết phiếm, đọc ba chớp ba nhoáng báo lá cải của mũi lõ, rồi phăng ra, nghe nói đã sản xuất, vài ba
tá, tác phẩm.
Bạn của ông, là Du Tử Cà gọi, đây là võ công Ba Tư, Càn Khôn Đại Nã Di cái con mẹ gì đó,
kinh thế!
Canada còn 1 ông nữa, cũng chuyên viết kiểu này, và giữ 1 mục tạp ghi cho 1 tờ báo ở Mẽo. Một bữa, gấp quá, không kịp sào nấu, phă
ng phiếc, ông chơi đại 1 bài viết của 1 nữ tác giả. Bà này, bạn cho biết, bèn la lên, và giải thích, tôi đâu có muốn la, nhưng ông ta có cả 1 lố tác phẩm, nếu không la lên, thì người ta lại nghĩ, tôi mới là kẻ cắp!

Thú nhất, là, ông này, viết thư xin lỗi, và thú thực, đúng như GCC vừa kể lại!

Cái kiểu viết này, vào thời internet, viết hoài còn hoài. Đừng nghĩ là GCC phán, cả 1 lũ ăn cắp, nhưng mà thời nào văn chương đó!
Trang TV thì cũng làm thế, nhưng ghi rõ nguyên tác, nguồn.
Ông Trùm của thứ tạp ghi kiểu này, mà không hề ăn cắp, là Robert Walser.
Cái tay tác giả bài Bạt cho cuốn GCC mới mua, vừa mới ra lò, 2016, cho biết, Walser cũng sống bằng nghề ký sự gia,
viết phiếm, nhưng phiếm của ông khủng lắm, từ từ Tin Văn giới thiệu vài bài!

*  


  Gấu, nhà văn

Notes About Brodsky

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài

Một con người đàng hoàng, 1 nhà văn có tí đạo hạnh, thì phải cho biết nguồn gốc, thơ văn trích dẫn.
Câu thơ của Joseph Huỳnh Văn, tên thi sĩ ngồi bên tách cà phê đọc trên Tin Văn, vậy mà phịa ra là, hình như đọc trên Thời Tập của Viên Linh.
Đấng “Vua Phiếm”, biết rõ nguồn bài viết của HNH, là từ Tin Văn, vì GCC cho đăng cùng lúc trên Tin Văn và Việt Báo, chính GCC là người "type" bài viết, và cho đ
ăng trên Việt Báo.
Hắn không biết ơn thì chớ, còn vờ luôn nguồn.

Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là  “hữu thể”, [être], của văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo Gấu, cả ba, “tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều liên quan tới, chỉ một câu hỏi, ‘viết thế nào’, [comment écrire].

Chính vì thế mà Brodsky mới nói tiếp, ‘bad style’ [viết dở], là do cái tâm khốn nạn, cái tà ma ác quỉ gây ra!

(1) In his Nobel Prize lecture, Brodsky sketches out an aesthetic on the basis of which an ethical public life might be built. Aesthetics, he says, is the mother of ethics, in the sense that making fine aesthetic discriminations teaches one to make fine ethical discriminations. Good art is thus on the side of the good. Evil, on the other hand, "especially political evil, is always a bad stylist" (On Grief, p.49).
Coetzee: Joseph Brodsky

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ”
Nguồn


Thơ Mỗi Ngày



*

Hardy never said much about writing or the difficulties of it, or the moral difficulties of it. Kafka said that a writer was doing the devil's work, writing a wholly inadequate response to the brutishness of the world, and Hardy increasingly felt this. It's not that it's an immoral activity or an amoral one; it's just that the act of creation is something to which the ordinary standards of human behavior do not apply. Hardy never liked to be touched. He always walked in the road to avoid brushing against people, and servants were told never to help him on with his coat and just to drop the shawl around his shoulders and not tuck him in. The pen had been his weapon in his struggle for life - and it had been a struggle.
The next poem is a dialogue with the moon.

Hardy chẳng hề lầu bầu về viết, hay những khó khăn về viết, hay khó khăn đạo đức của nó. Kafka phán nhà văn làm, việc của quỉ, viết trọn một phúc đáp không thoả đáng về tính thú vật của thế giới, và Hardy càng ngày càng cảm thấy đúng như thế. Nó không phải là 1 hành động đạo đức, hay không đạo đức, mà cái hành động sáng tạo có 1 điều gì mà lũ chó, hay phường mắt trắng dã, không hiểu được, hay, không áp dụng được.
Hardy đếch khoái ai đụng vô ông ta. Cây viết là vũ khí của ông ta, trong cuộc chiến đấu với đời – và quả có cuộc chiến đấu đó thực.
Bài thơ sau đây là 1 cuộc lèm bèm với trăng
.

I Looked Up from My Writing

I looked up from my writing,
And gave a start to see,
As if rapt in my inditing,
The moon's full gaze on me.

Her meditative misty head
Was spectral in its air,
And I involuntarily said,
'What are you doing there?'

'Oh, I've been scanning pond and hole
And waterway hereabout
For the body of one with a sunken soul
Who has put his life-light out.

'Did you hear his frenzied tattle?
It was sorrow for his son
Who is slain in brutish battle,
Though he has injured none.

'And now I am curious to look
Into the blinkered mind
Of one who wants to write a book
In a world of such a kind.'

Her temper overwrought me,
And I edged to shun her view,
For I felt assured she thought me
One who should drown him too.


Nostalgia for the Present

At that very instant:
Oh, what I would not give for the joy
of being at your side in Iceland
inside the great unmoving daytime
and of sharing this now
the way one shares music
or the taste of fruit.
At that very instant
the man was at her side in Iceland.
-A.S.T.

J.L. Borges: Collected Poems [Penguin ed]
Hoài nhớ Hiện tại
Ôi, khoảnh khắc rất khoảnh khắc
Giá mà được ngồi kế bên em ở tiệm cà phê túi, hủ tíu Chợ Đũi, nhỉ!
Trong cái ban ngày ban mặt, không chuyển động, lớn lao,
của Saigon trước 1975
Và chia sẻ nó lúc này
Cái kiểu
mà đám Ngụy nghe nhạc sến,
Cái gì gì, đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn
Vào cái khoảnh khắc rất khoả
nh khắc
Anh Cu Gấu ngồi kế
bên BHD ở quán cà phê Tầu, khu Chợ Đũi!

Thu 2014

What I Overheard

In summer's idle time,
When trees grow heavy with leaves
And spread shade everywhere
That is a delight to lie in
Alone
Or in the company of a dear friend,

Dreaming or having a quiet talk
Without looking at each other,
Until she feels drowsy
As if after too much wine,
And you draw close for a kiss
On her cheek, and instead
Stay with lips pursed, listening

To a bee make its rounds lazily,
And a far-off rooster crow
On the edge of sleep with the leaves hushed
Or rustling, ever so softly,
About something or other on their mind.

Charles Simic

Điều Gấu thoáng nghe

Mùa hạ, lúc rảnh rỗi
Khi cây nặng trĩu lá
Trải bóng lên mọi nơi
Sướng làm sao, nằm
Một mình
Hay với một em thật thân, là Em, tất nhiên, hà hà!

Lơ tơ mơ, hay đi 1 đường chuyện vãn êm ả
Đếch thèm nhìn nhau
Cho tới khi Em uể oải, thờ thẫn
Như thể uống nhiều rượu chát
Và Gấu bèn đi 1 đường nằm sát vô Em
Tính xin 1 cú hôn
Lên má, và, thay vì vậy
Thì bèn cứ nằm yên, môi mím lại, lắng nghe

Một con ong lười biếng lượn vài đường
Hay con quạ, xa hơn con gà trống
Ở ven bờ giấc mộng, cùng đám lá lặng thinh
Hay rì rào nhẹ ơi là nhẹ
Về một điều, hay một điều gì khác, trong hồn.


Anonymous

Egyptian
zoth century B.C.

Death is before me today
like health to the sick
like leaving the bedroom after sickness.

Death is before me today
like the odor of myrrh
like sitting under a cloth on a day of wind.

Death is before me today
like the odor of lotus
like sitting down on the shore of drunkenness.

Death is before me today
like the end of the rain
like a man's homecoming after the wars abroad.

Death is before me today
like the sky when it clears
like a man's wish to see home after numberless years of captivity.

1960

Vô danh,
Ai Cập 20th century B.C.

Cái chết trước mặt tớ bữa nay
Như khỏe trước bịnh
Như rời phòng ngủ sau cơn bịnh

Cái chết trước mặt tớ bữa nay
Như mùi dầu myrrh
Như ngồi dưới mảnh vải trong một ngày có gió

Cái chết trước mặt tớ bữa nay
Như mùi hoa sen
Như ngồi ở bờ bãi say sưa

Cái chết trước mặt tớ bữa nay
Như chấm dứt một trận mưa
Như người đàn ông trở về sau nhiều trận chiến ở thật xa nhà, ở hải ngoại.

Cái chết trước mặt tớ bữa nay
Như bầu trời, khi trong sáng
Như ước mong của một người đàn ông nhìn thấy nhà của mình
Sau bao nhiêu năm tù dài dằng dặc

1960


  Thơ Mỗi Ngày

Khong Lo
Vietnamese
medieval, Ly dynasty
died 1119

The Ideal Retreat

I will choose a place where the snakes feel safe.
All day I will love that remote country.
At times I will climb the peak of its lonely mountain
to stay and whistle until the sky grows cold.

1967, translated with
Nguyen Ngoc Bich

Trong bài tưởng niệm NTN trên Hậu Vệ, Nguyễn Đạt viết:

Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường thấy thơ Nhan trong Thánh Ca “có tí hương vị Rimbaud, một Rimbaud không vô thần”, thì tôi cho rằng, trong bản chất thi sĩ của hai người, Nhan và Rimbaud, ít nhiều có chỗ giống nhau. Tôi biết rõ, Nhan không đọc một dòng thơ nào của Rimbaud, không một dòng thơ dòng văn nào của bất cứ nhà thơ nhà văn nhà triết học nào của phương Tây. Và tôi lại thấy Nhan, trong Thánh Ca, có nhiều hương vị Phạm Công Thiện. Và tôi hiểu, cả hai, Nhan và Phạm Công Thiện: ngôn ngữ của thi sĩ, sản sinh từ cùng một ly nước, một ly nước có chất cà phê hay men rượu mà cả hai đã uống.
Source

Theo Gấu, thơ NTN chẳng có tí Rimbaud, mà cũng chẳng có tí PCT, nhưng rõ ràng là có chất Thiền, một thứ Thiền của Việt Nam.

Trước 1975, tình cờ GNV có đọc một bài thơ của anh, viết về một nhà sư Việt Nam, sư Không Lộ, hình như vậy, trên Thời Tập, và như còn nhớ được, chất Thiền mạnh lắm.
Theo như trí nhớ tồi tệ của GCC, bài thơ của Nguyễn Tôn Nhan, về Không Lộ, có cái ý “thét lên 1 tiếng lạnh hư không”, chắc là bài thơ trên, được W.S. Merwin và Nguyễn Ngọc Bích chuyển qua tiếng Mẽo.

Nơi thần sầu để rút dù
Tớ sẽ chọn một nơi mà rắn [độc hay không độc] cảm thấy an toàn
Cả ngày tớ sẽ mê cái “lost domain” xa xôi đó
Tớ sẽ leo lên cái đỉnh núi trơ cu lơ của nó
Đếch thèm tìm bản chúc thư [của MT], hay xác con gấu, hay con cáo gì gì đó [của Hemingway]
Mà để hét lên 1 tiếng lạnh hư không!




*

THE YOUNG NIGHT

And now the lustral waters of night absolve me
from the many colors and the many forms.
In the garden, birds and stars exalt
the longed-for return of the ancient norms
of sleep and shadow. Darkness is sealing
the mirrors which copy the fiction of things.
Goethe said it best: everything near becomes far.
Those four words capture the entire twilight.
In the garden, roses cease to be roses;
they wish to be the Rose.
                                        -C.M.

J.L. Borges: Poems of the Night. Waiting For The Night (1978-1985)

Note:

p. 137. The Young Night: Borges discussed the line by Goethe quoted in the poem: "Alles Nahe werde fern, everything near becomes far. Goethe was referring to the evening twilight. Everything near becomes far. It is true. At nightfall, the closest to us seems to move away from our eyes. So the visible world has moved away from my eyes, perhaps forever. Goethe could be referring not only to twilight but to life. All things go off, leaving us. Old age is probably the supreme solitude-except that the supreme solitude is death. And 'everything near becomes far' also refers to the slow process of blindness which is not a complete misfortune. It is one more instrument among the many-all of them strange- that fate or chance provide," "Blindness," Selected Non-Fictions (edited by Eliot Weinberger), New York, Penguin, 1999, p. 483.

Đêm trẻ

Và bây giờ nước thanh tẩy của đêm
Xóa cho tôi rất nhiều màu sắc và hình thể.
Trong vườn, chim và sao tán tụng sự trở về hằng mong mỏi
Những tiêu chuẩn xa xưa về ngủ và bóng
Đêm đen sẽ đóng khằn những tấm gương
Chúng lập lại giả tưởng của sự vật
Về cú này, Goethe phán bảnh nhất, mọi vật gần thì bèn xa,
[Cái gì gì ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới ?]
Chỉ mấy từ tóm trọn chạng vạng
Trong vườn những bông hồng ngưng là những bông hồng
Chúng trở thành BHD.



FOREWORD

First and foremost, I think of myself as a reader, then as a poet, then as a prose writer. The initial part of this statement calls for no explanation; the other two should be qualified. They do not mean- they emphatically do not mean-that I am fonder of my verse than of my prose, or that I judge it as technically better, For all I know, the opposite may be true. I suspect that poetry differs from prose not, as many have claimed, through their dissimilar word patterns, but by the fact that each is read in a different way. A passage read as though addressed to the reason is prose; read as though addressed to the imagination, it might be poetry. I cannot say whether my work is poetry or not; I can only say that my appeal is to the imagination. I am not a thinker. I am merely a man who has tried to explore the literary possibilities of metaphysics and of religion.
    My stories are, in a sense, outside of me. I dream them, shape them, and set them down; after that, once sent out into the world, they belong to others. All that is personal to me, all that my friends good-naturedly tolerate in me-my likes and dislikes, my hobbies, my habits-are to be found in my verse. In the long run, perhaps, I shall stand or fall by my poems.
    Goethe, who is not one of my heroes, thought that all poetry is occasional poetry (Gelegenheitsdichtung). I have forgotten the context, but I suppose his statement is open to at least two interpretations: he may have been apologizing for the all-too-plentiful verses he contributed to albums, or he may have implied that true poetry springs from what a particular man feels at a particular time. In my case, I can fairly claim that every piece in this book had its origin in a particular mood, in a necessity of its own, and was not meant to illustrate a theory or to fill out a volume. I have never thought of my poems, in fact, in terms of publication.
    When this book was begun, some three years ago in Cambridge, it was the first time I had ever taken a direct hand in the translation 'of any of my own work. Di Giovanni and I have gone very thoroughly over each piece, each line, and each word; the fact that I am not only a collaborator but also the writer has given us greater freedom, since we are less tied to verbal precision than to inner meanings and intentions. I should like to thank the outstanding British and American poets who, by their skill and generosity, have made English poems of my Spanish originals and so given them this new life.

JORGE LUIS BORGES
Salt Lake City, March 31, 1971

Trước hết và trên hết, tôi nghĩ về tôi như là 1 độc giả, rồi như một thi sĩ, và rồi thì là, một nhà văn xuôi.
Phần đầu của câu phán, tớ là độc giả, thì đếch cần giải thích [trừ đám Mít triết, chúng chỉ thích làm phê bình gia, khi chửi Gấu, mi đâu phải phê bình gia, vì mi đâu có bằng cử nhân triết của Thầy Nguyễn Văn Trung ban cho mi, hà, hà!]. Hai phần sau, có lẽ nên định giá. Chúng không có nghĩa, tôi khoái thơ vần hơn thơ xuôi. Ngược lại, có lẽ thú hơn, xuôi hơn vần.
Tôi ngờ rằng, mỗi cách có cách đọc riêng của nó. Môt đoạn, đọc, mà nghĩ, nó viện tới lý lẽ, thì là văn xuôi, cái viện tới trí tưởng tượng, thì là thơ. Tôi cũng khó nói về cái viết của tôi, thì thơ, hay đếch thơ. Tôi chỉ có thể nói, tôi cố với/vời tới trí tưởng tượng, khi viết chúng.
Tôi không phải là 1 suy nghĩ gia. Tôi, giản dị mà nói, là 1 người cố phát triển, khai phá, những khả hữu văn chương của siêu hình học và của tôn giáo.

Cafe Trieste: San Francisco 

To L.G. 

To this corner of Grant and Vallejo
I've returned like an echo
to the lips that preferred
then a kiss to a word. 

Nothing has changed here. Neither
the furniture nor the weather.
Things, in one's absence, gain
permanence, stain by stain.

Cold, through the large steamed windows
I watch the gesturing weirdos,
the bloated breams that warm
up their aquarium.
 
Evolving backward, a river
becomes a tear, the real
becomes memory which
can, like fingertips, pinch 

just the tail of a lizard
vanishing in the desert
which was eager to fix
a traveler with a sphinx.
   
Your golden mane! Your riddle!
The lilac skirt, the brittle
ankles! The perfect ear
rendering “read” as “dear” 

Under what cloud's pallor
now throbs the tricolor
of your future, your past
and present, swaying the mast? 

Upon what linen waters
do you drift bravely toward
new shores, clutching your beads
to meet the savage needs? 

Still, if sins are forgiven,
That is, if souls break even
with flesh elsewhere, this-joint,
too, must be enjoyed 

as afterlife's sweet parlor
where, in the clouded squalor,
saints and the ain'ts take five,
where I was first to arrive . 

[1980] 

Joseph Brosky: To Urania

Như người xưa, đánh rớt cây gươm xuống lòng sông
Bèn ghi dấu nơi mạn thuyền
Chàng trở lại quán xưa
Tìm dấu hài ghi trên lớp bụi
Và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây

Tôi trở về đây, với con đường xưa
Với góc đời này
Như một tiếng vang
Tới cặp môi
Vốn thèm một nụ hôn
Thay vì [
Đừng yêu lính bằng] một lời!

Chẳng có gì thay đổi
Bàn ghế không
Khí hậu cũng không
Sự vật, khi vắng bóng một ai đó
Tích tụ dần cái trường tồn, từng tí, từng tí



Thơ Mỗi Ngày

Poetry and the poet
Th
ơ & Thi sĩ
A display of digging

Bringing alive Seamus Heaney’s spirit



Hats off to Heaney

Aó thụng, ngả nón vái Thầy!


Thấy bài này, trên tờ “The Intel”, bèn bệ về, nhẩn nha dịch hầu độc giả TV

HIGH-VOLTAGE HEANEY

Thi sĩ điện cao thế Heaney

Notes on a Voice: Christina Patterson tunes into the poet who made English sing

From INTELLIGENT LIFE magazine, January/February 2014

In a poem in "Electric Light", Seamus Heaney talked of "language that can still knock language sideways". This is what he did. He took ordinary words like "sod" and "drain" and "rot" and turned them to gold.

When he won the Nobel prize, in 1995, he was praised for "works of lyrical beauty and ethical depths which exalt everyday miracles and the living past". Heaney, who died in August aged 74, never called his poems "miracles", but he did talk about falling in love with the "voltage" of language. He wanted, he said, to write with "a musically satisfying order of sounds", and more than almost any poet of the past 50 years, he made English sing.

Famous Seamus, as he came to be known, scooped most of the big prizes for poetry, and sold more books than most of his peers combined. But if he seemed to retain the common touch in the way he wrote and spoke, this was only because he hid the art.

GOLDEN RULE

"Don’t have the veins bulging in your biro." These words, from Heaney’s poem "Fosterage" (1975), echo the advice of his mentor, the novelist Michael McLaverty, to whom it was dedicated. Don't, in other words, show off. Make it look easy, even if it never is.

KEY DECISIONS

To keep his poetry largely rooted in the landscape of his childhood, and to bring it so vividly to life that you can almost touch and smell it. Heaney used the sounds and smells and sights of the Northern Irish countryside to talk about family, history and myth. Most famously, in his poem "Digging", in his first collection, "Death of a Naturalist" (1966), he used them to talk about his vocation. He describes the "cold smell of potato mould, the squelch and slap" of the "soggy peat" his father and grandfather would dig, but says that he'll dig with his "squat pen".

STRONG POINTS

Heaney is a storyteller. He takes the familiar and makes it strange. He does this partly by using verbs as nouns and nouns as verbs. He writes of "a sense...of glimpse and dapple" and of birds that "cuckoo your name across the fields". He also loves to stick words together—"wheat-straw", "dark-streaked", "white-pronged"—and to make them up. The word "enemy", he says in his poem "England's Difficulty", had "the toothed efficiency of the mowing machine". The poem, like so many of Heaney's, uses a real childhood memory to touch on politics and history, but it does so obliquely. His voice, he once said in a documentary, was given to him "by division". It was "a stealthy voice, a voice that spoke in codes". So you can read a Heaney poem a hundred times, and still find more in it. 

FAVOURITE TRICK

To plunge you straight into the visceral detail of an early memory, then suddenly take you to a place that almost feels—though it's not a word he’d rush to use—transcendent. In "Personal Helicon", he talks of "the smells/Of waterweed, fungus and dank moss", "soft mulch" and "slime" and then, in the last sentence of the last stanza, he pulls us away from that childhood, to what it's all about: "I rhyme," he writes, "To see myself, to set the darkness echoing." 

ROLE MODELS

Heaney cited Yeats, Wordsworth and Hopkins as influences, as well as Americans like Lowell and Bishop. His poetry is like nobody else's, but you can see shades of Lowell in some of the stories, and of Yeats in the singing line. 

TYPICAL SENTENCE "All year the flax-dam festered in the heart/Of the townland; green and heavy headed/Flax had rotted there, weighted down by huge sods." (The opening lines of "Death of a Naturalist".)

Christina Patterson has written for the Observer and the Spectator and is a former Independent columnist

Illustration Kathryn Rathke

Trong một bài thơ, trong “Ánh Điện”, Seamus Heaney nói về “ngôn ngữ vưỡn có thể khện me mé ngôn ngữ”. Đó là điều ông đã làm. Ông lấy những từ bình thường như “sod”, “drain”, và “rot” và biến chúng thành vàng.

Khi được Nobel, năm 1995, ông được ca ngợi, “tác phẩm của ông có vẻ đẹp trữ tình và những chiều sâu đạo hạnh, chúng tôn vinh những phép lạ của mọi/mỗi ngày và quá khứ sống động”. Heaney mất tháng Tám, thọ 74 tuổi, chẳng bao giờ gọi những bài thơ của mình là những “phép lạ”, nhưng có nói, ông tương tư tính “điện cao thế” của ngôn ngữ. Ông nói, ông muốn viết, với “một trật tự từ thỏa mãn như tiếng nhạc”, và bảnh hơn bất cứ một nhà thơ nào trong 50 năm qua, ông làm cho tiếng Anh hát.

Ở những ngôi nhà này


không còn gì cả
ngoài những mảnh vụn ký ức
Những người đã từng trò chuyện với tôi
không một ai sót lại

Nhưng trong trái tim tôi
Không một thánh giá của ai rơi mất
Trái tim tôi
một trú xứ thống khổ tràn đầy. (*)

Tháng 12/2013 

(*) Thơ Giuseppe Ungaretti (1888-1970), San Martino Del Carso:

Of these houses /nothing/ but/fragments of memory /Of all who/would talk with me/ not one remains. 

But in my heart/no one’s cross is missing/My heart is/the most tormented country of all.

Bài thơ này, Gấu Cà Chớn mạn phép dịch giả thêm vô, một….  “phóng bút":

Về mái ấm gia đình

Chẳng còn
Nếu còn chăng,
Thì là những mảnh vụn
Về những con người
Đã từng lèm bèm với GCC
Ai cũng bỏ GCC cả!
Nhưng trong trái tim của GCC
Không cây thánh giá nào
của một ai
bị mất mát, bỏ quên, thiếu nhớ.

Trái tim GCC là cái xứ sở bị hành hạ khủng nhất trong tất cả!

Hà hà!





Charles Simic

Seeing Things
    I came here in my youth,
    A wind toy on a string.
    Saw a street in hell and one in paradise.
    Saw a room with a light in it so ailing
    It could’ve been leaning on a cane.
    Saw an old man in a tailor shop
    Kneel before a bride with pins between his lips.
    Saw the President swear on the Bible
    while snow fell around him.
    Saw a pair of lovers kiss in an empty church
    And a naked man run out of a building
    waving a gun and sobbing.
    Saw kids wearing Halloween masks
    Jump from one roof to another at sunset.
    Saw a van full of stray dogs look back at me.
    Saw a homeless woman berating God
    And a blind man with a guitar singing:
    “Oh Lord remember me,
    When these chains are broken set my body free.”


Nhìn sự vật
Tớ tới đây hồi trẻ
Cái chong chóng trên sợi dây
[Cái diều trên sợi dây]
Nhìn con phố, địa ngục
Nhìn con khác, thiên đàng
Nhìn căn phòng với 1 tia sáng ở trong đó, èo uột làm sao
Nó có thể tựa lên 1 cái gậy
Nhìn ông già trong tiệm may
Khoá môi bằng đinh ghim
Quì trước cô dâu
Nhìn Tông Tông thề bồi với cuốn
Kinh Thánh
Trong khi tuyết rơi quanh Xừ Luỷ
Nhìn cặp tình nhân hôn nhau trong ngôi nhà thờ rỗng
Và 1 người đàn ông trần truồng chạy ra khỏi 1 toà biu đing
Tay cầm súng vẩy vẩy, miệng sụt sùi khóc
Nhìn con nít đeo mặt nạ
Halloween
Nhảy từ mái nhà này qua mái nhà khác vào lúc hoàng hôn
Nhìn 1 chiếc xe van đầy chó hoang ngoái nhìn lại tớ
Nhìn 1 bà không nhà riếc móc Chú
a
Và 1 anh mù với chiếc đàn ghi ta, và hát:
"Ôi Chúa, hãy nhớ tới con
Khi những chiếc ghế này gãy, giải thoát thân thể con"
[Khi những sợi xiềng này gãy, giải thoát thân thể con]

Erratas: wind toy, ở đây, là con diều, đi với cái tít là seeing things.
Câu chót, chains, những sợi sên, xiềng, không phải những chiếc ghế.
Sorry. NQT

Trăng

Vậy thì có phải đêm dày bỏ đi đâu hay là,
màn đêm đen sâu thẳm chưa tràn vào phải không?
Không, không phải là tôi. Tôi chính là ánh nắng,
chỉ là đôi khi bị phủ che bởi màn đêm.
Nhưng mà nàng đẹp - yay, tôi biết là anh hiểu -
Không có gì đang che lấp, không có ánh sáng triền miên.

Moon
by Annie Finch

Then are you the dense everywhere that moves,
the dark matter they haven't yet walked through?
No, I’m not. I’m just the shining sun,
sometimes covered up by the darkness.
But in your beauty—yes, I know you see—
there is no covering, no constant light.

Nguồn: Gió - O
http://www.gio-o.com/LyOcBR/LyOcBRTDBuoiSangNay.htm

Theo GCC, You, Em, ở đây, là Trăng
Và bài thơ như vậy:

Như vậy em là cái đậm đặc khắp nơi, chuyển động
Cái đen thui thì chưa bước qua ?

Không, không phải thế. Em là nắng chói
Đôi khi bị bóng tối bao phủ
Nhưng trong cái đẹp của em – đúng rồi, như em thấy đó –
Làm gì có bao phủ, làm gì có ánh sáng hoài hoài
*
“nàng”, là ai, “anh” là ai, ở câu cuối?

Borges có mấy bài về trăng, nhưng bài sau đây, ông làm tặng cô bạn của ông, và, quái làm sao, khi GCC dịch, cũng nghĩ đến cô bạn của GCC.
Có thể là vì bài thơ, nói lên cùng cái cảm giác như thế, về trăng & cô bạn.
Mỗi lần nhớ cô quá, là Gấu lại lôi bài thơ ra.
Nỗi cô tịch của em, là, cái dáng đi tất tả của em, khi kiếm cho được 1 cái bàn cho tên già, và sau đó, tất tả đi mua cà phê.... ?

Trong trăng của Annie Finch, có cái đậm đặc, the dense, chuyển động, trong khi
cái đen thui, the dark matter, chưa tới.
Trong trăng của Borges có cái cô tịch, nỗi sầu vạn cổ, của con người tẩ
m vào trăng.

Liệu,
cái đậm dặc, chính là cái nỗi sầu thiên cổ mà con người đem đến cho trăng?


THE MOON

for Maria Kodama

There is such loneliness in that gold.
The moon of the nights is not the moon
Which the first Adam saw. The long centuries
Of human vigil have filled her
With ancient lament. Look at her. She is your mirror.

[Trans. Willis Barnstone]

Trăng nữ

Có nỗi cô tịch như thế, ở trong khối vàng đó.
Trăng đêm không phải trăng Adam, thuỷ tổ giống người, nhìn.
Những thế kỷ dài ăn chay cầu nguyện của con người
Đã tẩm vào nàng nỗi sầu vạn cổ.
Hãy nhìn nàng kìa.
Nàng là tấm gương của em đó.

The Moon
for Maria Kodama

There is such loneliness in that gold.
The moon of the nights is not the moon
Whom the first Adam saw. The long centuries
Of human vigil have filled her
With ancient lament. Look at her. She is your mirror.
-W.B.

Trăng

Có cái cô đơn khủng khiếp như thế đó ở trong mảnh trăng vàng.
Trăng của đêm không phải trăng Adam đầu tiên nhìn thấy
Những thế kỷ dài của những lời khẩn cầu của con người
Đã tẩm vào nàng lời than van xưa, cũ.
Hãy nhìn nàng kìa.
Nàng là tấm gương của em đó.

*

Liệu bạn có thể tưởng tượng cuốn sách khổng lồ, là Bách Khoa Toàn Thư Tin Văn Toàn Tập, và cuộc gặp gỡ trên, là giữa GCC và… độc giả TV, trong 1 buổi ra mắt sách ở Tiểu Sài Gòn?

Yes, sure, why not?


Re: Editing and publishing... 

Today at 4:54 PM 

It's exactly right! Why not? Hooray...
Happy New Year, Gau Nha Van.
H/A


Tks
Take Care



Sách & Báo Mới

* *

    SOMETHING ABOUT WRITING

IF I'M not mistaken, Balzac, for example, wrote novels nonstop until the moment that pulled him out of the practice of his profession. Let us just try and roughly imagine the extent of such a faculty for fantasizing. For Dostoyevsky, as I believe I should know, it may have been the same. After publishing a string of comparatively very worthwhile novellas, Gottfried Keller entered the civil service, which for the next fifteen years kept him from any further continuous literary work. Adalbert Stifter, who possessed a lively talent for narrative like an effervescent spring upon which he drew to his heart's content, held a civil service post in education. Goethe, this giant, as his life history displays, poeticized himself into, as it were, a courrlike, that is, administrative position through works that soared into the ranks of the imperishable. The existence of a writer is determined by neither success nor acclaim, but rather depends on his desire or power to tabulate anew again and again. Balzac apparently did this constantly, Keller not, and undoubtedly there were reasons why he didn't. I believe the causes as to why some continue to write on and on and others at times cease their poetic endeavors are, under certain circumstances, too subtle to be easily defined. External events are capable of giving a career a certain direction; for example, the character or incidents in the region of the heart may be worthy of serious consideration. Some writers present their best work at the beginning of their strivings only to succumb afterwards to their proclivity, bit by bit, to flatten out, while we know of quite a few others who strike us as curious because they happen to start inconspicuously or uncertainly, but nevertheless precisely for this reason acquire in the course of time more certitude, superior vision, etc. To which type one gives preference is left to necessity. Every writer is an aggregate of two people, the citizen and the artist, to which he, more or less fortunately, resigns himself.
(1930)

Note: Bài Bạt tuyệt lắm. Tin Văn sẽ đi liền. Tác giả bài viết, Tom Whalen nhìn ra 1 Walser khác hẳn với cách nhìn chung, coi ông cùng dòng với Musil, Broch hay Thomas Mann, thí dụ.

* &

LI-YOUNG LEE

Folding a Five-Cornered Star
So the Corners Meet

This sadness I feel tonight is not my sadness.

Maybe it's my father's.
For having never been prized by his father.
For having never profited by his son.

This loneliness is Nobody's. Nobody's lonely
because Nobody was never born
and will never die.

This gloom is Someone Else's.
Someone Else is gloomy
because he's always someone else.
For so many years, I answered to a name,
and I can't say who answered.

Mister Know Nothing? Brother Inconsolable?
Sister Every Secret Thing? Anybody? Somebody?

Somebody thinks:

With death for a bedfellow,
how could thinking be anything but restless?
Somebody thinks: God, I turn my hand face down
and You are You and I am me.


I turn my hand face up
and You are the I
and I am your Thee.


What happens when you turn your hand?

Lord, remember me.
I was born in the City of Victory,
on a street called Jalan Industri, where
each morning, the man selling rice cakes went by
pushing his cart, its little steamer whistling,
while at his waist, at the end of a red string,
a little brass bell
shivered into a fine, steady seizure.

This sleeplessness is not my sleeplessness.
It must be the stars' insomnia.
And I am their earthbound descendant.

Someone, Anyone, No one, me, and Someone Else.
Five in a bed, and none of us can sleep.
Five in one body, begotten, not made.
And the sorrow we bear together is none of ours.
Maybe it's Yours, God.
For living so near to your creatures.
For suffering so many incarnations unknown to Yourself.
For remaining strange to lovers and friends,
and then outliving them and all of their names for You.
For living sometimes for years without a name.
And all of Your spring times disheveled.
And all of Your winters one winter.

from Image

   
SUJI KWOCK KIM

Return of the Native
****
for Kang,
born in Sonchon, North Korea
Better not to have been born
than to survive everyone you loved.
There's no one left of those who lived here once,
no one to accuse you, no one to forgive you-
only beggar boys or black-market wives
haggling over croakers and cuttlefish,
 
hawking scrap-iron and copper-pipes stripped from factories
in the shadow of the statue of the Great Leader.
Only streets emptied of the villagers you knew,
only the sound of steps of those no longer living,
ghosts grown old, grim shadows of what they had once been:
some in handcuffs, some in hoods taken away at midnight,
some roped and dragged into Soviet Tsir trucks
driven to the labor camps that "don't exist."
Every absence has a name, a face, a fate:
but who, besides you, remembers they were ever alive?
You don't know why you were spared,
why you breathe walk drink eat laugh weep-
never speaking of those who had been killed,
as if they had never existed, as if the act of surviving them
had murdered them.
Forget,jorget! But they want to be remembered.
Better people than you were shot:
do you think your life is enough for them?
For the silence
is never silent: it says We hate you
because you survived. No. We hate you
because you escaped.

from Ploughshares

Imaginary Beings Book

The Sphinx

The Sphinx found on Egyptian monuments (called "Androsphinx" by Herodotus, to distinguish it from the Greek creature) is a recumbent lion with the head of a man; it is believed to represent the authority of the pharaoh, and it guarded the tombs and temples of that land. Other Sphinxes, on the avenues of Karnak, have the head of a lamb, the animal sacred to Amon. Bearded and crowned Sphinxes are found on monuments in Assyria, and it is a common image on Persian jewelry. Pliny includes Sphinxes in his catalog of Ethiopian animals, but the only description he offers is that it has "brown hair and two mammae on the breast."
    The Greek Sphinx has the head and breasts of a woman, the wings of a bird, and the body and legs of a lion. Others give it the body of a dog and the tail of a serpent. Legend recounts that it devastated the countryside of Thebes by demanding that travelers on the roads solve riddles that it put to them (it had a human voice); it devoured those who could not answer. This was the famous question it put to Oedipus, son of Jocasta: "What has four feet, two feet, or three feet, and the more feet it has, the weaker it is?" (1)
    Oedipus answered that it was man, who crawls on four legs as a child, walks upon two legs as a man, and leans upon a stick in old age. The Sphinx, its riddle solved, leapt to its death from a mountaintop.
    In 1849 Thomas De Quincey suggested a second interpretation, which might complement the traditional one. The answer to the riddle, according to De Quincey, is less man in general than Oedipus himself, a helpless orphan in his morning, alone in the fullness of his manhood, and leaning upon Antigone in his blind and hopeless old age.

(1)
This is apparently the oldest version of the riddle. The years have added the metaphor of the life of man as a single day, so that we now know the following version of it: "What animal walks on four legs in the morning, two legs at midday, and three in the evening?" 

Đọc/Viết mỗi ngày

Borges Conversations

You Only Need To Be Alive:

Art Should Free Itself from Time

OSVALDO FERRARI. Today we will talk about beauty. But before we do so, we will transcribe your views about the place of art and literature in our times as discussed in an earlier conversation.
JORGE LUIS BORGES. Art and literature ... should try and free themselves from time. Often, I have been told that art depends on politics or on history. I think that's untrue. It escapes, in some way, from the organized causality of history. Whether art happens or doesn't, either depend on the artist.
FERRARI. Another matter not usually talked or thought about, apart from the spiritual life, is beauty. It's odd that, these days, artists or writers do not talk about what is supposedly always their inspiration or objective, that is, beauty.
BORGES. Perhaps the word has been worn out but not the concept- because what purpose does art have other than beauty? Perhaps the word 'beauty' is not beautiful though the fact is, of course.
FERRARI. Certainly, but in your writing, your poems, your stories ...
BORGES. I try to avoid what's called 'ugly art'- sounds horrible, doesn't it? But there have been so many literary movements with horrible names. In Mexico, for example, there was a literary movement frighteningly called Stridentism. It finally shut up, which was the best thing it could do. To aspire to be strident-how awkward, isn't it!
My friend Manuel Maples Arce led that movement against the great poet Ramon Lopez Velarde. I remember his first book-without any hint of beauty, it was called 'Inner Scaffolding'. That's very awkward isn't it? (Laughs) To possess inner scaffolding? I remember one line of a poem, if it was a poem at all: 'A man with tuberculosis has committed suicide in all the newspapers'. It's the only line I recall. Perhaps my forgetfulness is kind-if that was the best line in the book, on shouldn't expect much from the rest of it. I saw him many years later in Japan. I think he was the Mexican ambassador there and that had made him forget not only literature but his literature. But he has remained in the histories of literature, which collects everything, as the founder of the Stridentist movement (both laugh). Wanting to be strident-one of the most awkward of literary desires.
FERRARI. As we are talking about beauty, I would like to consult you about something that has caught my attention. Plato said that of all the archetypal and supernatural entities, the only visible one on earth the only manifest one, is beauty.
BORGES. Yes, made manifest through other things.
FERRARI. Caught by our senses.
BORGES. I'm not sure about that.
FERRARI. That's what Plato said.
BORGES. Well, of course, I suppose that the beauty of a poem has to appeal to our ears and the beauty of a sculpture has to pass through touch and sight. But these are mediums and nothing more. I don't know if we see beauty or if beauty reaches us through forms which could be verbal or sensual or, as in the case of music, auditory. Walter Pater said that all the arts aspire to the condition of music. I think that is because form and content fuse in music. That is, one can tell the plot of a story, perhaps even give it away, or that of a novel, but one cannot tell the story of a melody, however straightforward it may be. Stevenson said, though I think he was mistaken, that a literary character is nothing but a string of words. Well, it is true, but at the same time it's necessary that we perceive it as more than a string of  words. We must believe in it.
FERRARI. It must, in some way, be real.
BORGES. Yes. Because if we sense that a character is only a string of words, then that character has not been well created. For example, reading a novel, we must believe that its characters live beyond what the author tells us about them. If we think about any character in a novel or a play, we have to think that this character, in the moment that we see him, sleeps, dreams and carries out diverse functions. Because if we don't, then he would be completely unreal.
FERRARI. Yes. There's a sentence by Dostoyevsky that caught my eye as much as one by Plato. About beauty, he said, 'In beauty, God and the devil fight and the battlefield is man's heart.'
BORGES. That's very similar to one by Ibsen, 'That life is a battle with the devil in the grottoes and caverns of the brain and that poetry is the fact of celebrating the final judgment about oneself.' It's quite similar, isn't it?
FERRARI. It is. Plato attributes beauty to a destiny, a mission. And among us, Murena has said that he considers beauty capable of transmitting an other-worldly truth.
BORGES. If it's not transmitted, if we do not receive it as a revelation beyond what's given by our senses, then it's useless. I believe that feeling is common. I have noticed that people are constantly capable of uttering poetic phrases they do not appreciate. For example, my mother commented on the death of a very young cousin to our cook from Cordoba. And the cook said, quite unaware that it was literary, 'But Senora, in order to die, you only need to be alive.' You only need to be alive! She was unaware that she had uttered a memorable sentence. I used it later in a story: 'You only need to be alive'-you do not require any other conditions to die, that's the sole one. I think people are always uttering memorable phrases without realizing it. Perhaps the artist's role is to gather such phrases and retain them. George Bernard Shaw says that all his clever expressions are the ones he had casually overheard. But that could be another clever feature of Shaw's modesty.
FERRARI. A writer would be, in that case, a great coordinator of other people's wit.
BORGES. Yes, let's say, everyone's secretary-a secretary for so many masters that perhaps what matters is to be a secretary and not the inventor of the sayings.

FERRARI. An individual memory of a
collective.
BORGES. Yes, exactly that.

Bạn chỉ cần còn sống, và nếu may mắn hơn Y Uyên, bạn sẽ đụng 1 cuộc chiến khác, khủng khiếp cũng chẳng kém: Văn Chương.

Bạn chỉ cần, chỉ cần, chỉ cần....  còn sống!
Đám tinh anh Ngụy chết vì câu này. Chúng chỉ cần còn sống, và tìm đủ mọi cách để....  bỏ chạy cuộc chiến.
Lũ Triết Mít, sở dĩ chúng chọn Triết, vì cứ học thuộc lòng cours của Thầy, là đậu, là được hoãn dịch, là thoát chết.
Rõ ràng là, đám này không viết được 1 cái gì cho ra hồn, là do phần đạo hạnh của chúng có 1 vết chàm to tổ bố, làm sao viết?
Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh. Đạo Hạnh có vết chàm làm sao có Mỹ?
Rồi đám bỏ cuộc chiến bằng con đường du học, cũng Mắm Sốt Kít! 

Ferrari: Dos phán, trong cái đẹp Chúa và Quỉ uýnh lộn và chiến trường là trái tim của con người
Borges. Giống câu của Ibsen, Đời là cuộc chiến với quỉ, ở hang cùng ngõ hẻm của cục não của con người và thơ là sự lên ngôi của Phán Quyết Chót của 1 con người về chính nó.
Đúng thế. Plato gán cái đẹp, cho số phần, cho nhiệm vụ. Và giữa chúng ta, Murena phán, cái đẹp có thể chuyên chở một sự thực “khác”


Trong cuốn tiểu luận nho nhỏ trên, đa số là những phê bình, nhận định, điểm sách, có hai bài viết về tuổi thơ, phải nói là tuyệt cú mèo. Tin Văn sẽ post, và lai rai ba sợi về chúng.
Bài “Tuổi thơ đã mất”, The Lost Childhood, viết về những cuốn sách mà chúng ta đọc khi còn con nít. “Gánh nặng tuổi thơ”, theo Gấu, tuyệt hơn, phản ứng của con người, ở đây, là ba nhà văn hách xì xằng, về thời thơ ấu khốn khổ khốn nạn của họ, và bằng cách nào, họ hất bỏ gánh nặng này.
Khi Gấu trở về lại Đất Bắc, Gấu thấy mình giống như một kẻ đi tìm gặp một thằng Gấu còn ở lại Đất Bắc, và, tìm hiểu, bằng cách nào thằng Gấu đó hất bỏ được gánh nặng tuổi thơ…