*
























Thơ mỗi ngày


THAT LITTLE SOMETHING

for Li-Young Lee

 The likelihood of ever finding it is small.
It's like being accosted by a woman
And asked to help her look for a pearl
She lost right here in the street.

She could be making it all up,
Even her tears, you say to yourself,
As you search under your feet,
Thinking, Not in a million years ... 

It's one of those summer afternoons
When one needs a good excuse
To step out of a cool shade.
In the meantime, what ever became of her? 

And why, years later, do you still,
Off and on, cast your eyes to the ground
As you hurry to some appointment
Where you are now certain to arrive late?

 Charles Simic

Dịch theo kiểu classic :

Một chút gì

Sẽ chẳng bao giờ biết được đâu
Chút gì rất nhẹ ... tựa hôm nào
Nàng đến kề bên, nhờ tìm giúp
Giữa đường rơi một hạt minh châu 

Có thể rằng Nàng bịa đấy thôi
E rằng nước mắt cũng vờ rơi
Mắt dò dưới chân, lòng thầm nghĩ
Tìm suốt triệu năm cũng chỉ hoài

Hôm ấy, một chiều của mùa hè
Cuồng chân trong bóng mát im che
Viện trăm ngàn cớ mà ra khỏi ...
Còn Nàng , vì cớ gì vậy kìa ?

Thế thôi mà sao sau bao năm
Thi thoảng mắt lại dò mặt đường
Những lần vội đến nơi hò hẹn
Dù biết mười mươi, trễ, chuyện thường
K

Tks. NQT

Đọc bài thơ này thấy nhớ phim Summer '42 .
Bài K dịch cho có thôi chứ nhạt chết . Để bài anh dịch lên vui hơn 

Bài dịch của tôi có mấy chỗ sai, sau khi đọc bài của K. nên tôi để vô bên trong, trang Thơ mỗi ngày. 

Tính sẽ lèm bèm tiếp, về mấy chỗ hiểu sai, thí dụ, “not in a million years” ... “In the meantime, what ever became of her?

Cách tôi hiểu ‘lệch pha’ so với của K, có thể là do bị “THNM”, vì 1 viên ngọc chưa hề đánh rơi của… BHD! 

Đúng rồi, làm nhớ Mùa Hè 42, hình như còn có bài hát, Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè ?
NQT

*

Lạ, là trong Thơ Tuyển Thế Giới, không có Zagajiewski, trong khi ông này có mấy bài về Milosz thật tuyệt

Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]

Sorry, có!

ADAM  ZAGAJEWSKI
1945-

We're separated from nature as if by a glass wall-and this is the subject of this Polish poet. Poets have always been fascinated by the incomprehensible behavior of some creatures, for instance, the moth, which strives toward light and burns itself in the flame of a candle or kerosene lamp. Thence come comparisons: Love, as a fire which lures the lovers to their destruction. Yet moths, because they come from darkness into our circle of light, are, at the same time, messengers of that which is the most other. In this poem, people have their small security in a lighted house, but beyond the window, immeasurable spaces of the cosmos stretch, and the moths are like visitors from other galaxies. 

MOTHS

Moths watched us through
the window. Seated at the table,
we were skewered by their lambent gazes,
harder than their shattering wings.

You'll always be outside,
past the pane. And we'll be here within,
more and more in. Moths watched us
through the window, in August. 

Translated from the Polish by Renata Gorczynski, Benjamin Ivry, and C. K. Williams

*

LI-YOUNG LEE
Li- Young Lee is an immigrant from China but he writes in English.
Yet perhaps in his work there is a strong current of Asian poetry. 

IRISES

1.

In the night, in the wind, at the edge of the rain,
I find five irises, and call them lovely.
As if a woman, once, lay by them awhile,
then woke, rose, went, the memory of hair
lingers on their sweet tongues.

I'd like to tear these petals with my teeth.
I'd like to investigate these hairy selves,
their beauty and indifference.
They hold their breath all their lives
and open, open.

2. 

We are not lovers, not brother and sister,
though we drift hand in hand through a hall
thrilling and burning as thought and desire
expire, and, over this dream of life,
this life of sleep, we waken dying-
violet becoming blue, growing
black, black-all that
an iris ever prays,
when it prays,
to be.

Xuống phố, vô tiệm, thấy cuốn trên, bệ về, thấy có lỗi in ấn, chuyện khó tin:
Milosz chọn hai bài thơ của Brodsky, 1 trong 2, đúng là cái bài nhà thơ Mít Butor dịch ra tiếng Việt, và để kế ông với nhà thơ Phạm Tiến Duật, Đường ra trận mùa này đẹp lắm/Chúng giết quá cỡ thợ mộc, Mỹ Nguỵ. (1)

Bài thơ này bị mất!
Trang 116, có đăng bài thơ Odysseus to Telemachus, trắng toát!

Quái đản thế!
Hay là Brodsky không dám đứng kế bên nhà thơ PTD?
Gấu tính ngày mai đem đi đổi, và nếu lại trắng toát [bạch bản] thì đúng là ý... Brodsky!

Milosz chọn 1 bài, sau đây của

CHARLES SIMIC
1938- 

A dream may transform a moment lived once, at one time, and change it into part of a nightmare. Charles Simic, an American poet born in Serbia, remembers the time of the German occupation in his country. This scene from childhood is put in relief as the present which is no more, but which now, when the poet writes, constantly returns in dreams. In other words, it has its own present, of a new kind, on the first page of a diary of dreams. 

EMPIRE OF DREAMS

 On the first page of my dream book
It's always evening
In an occupied country.
Hour before the curfew.
A small provincial city.
The houses all dark.
The store-fronts gutted.

I am on a street corner
Where I shouldn't be.
Alone and coatless
I have gone out to look
For a black dog who answers to my whistle.
I have a kind of Halloween mask
Which I am afraid to put on.

CHARLES SIMIC

Đế quốc của những giấc mơ

Ở trang đầu cuốn sách mơ của tôi
Thì luôn luôn là 1 buổi chiều tối
Trong 1 xứ sở bị chiếm đóng.
Giờ, trước giới nghiêm.
Một thành phố tỉnh lẻ.
Nhà cửa tối thui
Mặt tiền cửa tiệm trông chán ngấy.

Tôi ở 1 góc phố
Đúng ra tôi không nên có mặt ở đó.
Co ro một mình, không áo choàng
Tôi đi ra ngoài phố để kiếm
Một con chó đen đã đáp lại tiếng huýt gió của tôi.
Tôi mang theo 1 cái mặt nạ Halloween
Nhưng lại ngại không dám đeo vô.

*

These few lines of poetry perfectly capture a nightmare, a disturbing and recurring sleep dream. First Simic gives us the setting, muted violence and destruction, isolation. Then he lays out the plot. The dreamer gone out to find a dog on the streets, holding a Halloween mask that he is afraid to put on.
This poem is a powerful recording of a nightmare. It acts upon us, the readers, as discomfittingly as would a nightmare of our own. It leaves us uncomfortable and unsure.
While this nightmare comes from Mr. Simic, as a work of art, and as the sharing of a dream, it belongs to each of us to interact with as we will. The significance of any dream is what we make of it.
What does this dream evoke in each of us? What uncomfortable questions come up for us? Are we faced with wearing the mask of “normalcy” in order to survive a dangerous situation? Do we need to put it on, or throw it away? Where in our lives are we unable to, or unwilling to, put on the mask of conformity to violence? Where do we feel isolated on a dangerous street corner? What do we need to do to find safety?
The key to creating meaning is to interact with the dream (or work of art, or any life event) and fearlessly become aware of what its message is for us, one that can be different for each of us.
Then comes the hard part – to manifest the change in our lives that the nightmare indicates is needed.
Source

Note: Bình loạn trên, tình cờ vớ được trên net.
Cái tay này có vẻ không đọc ra bài thơ, mà chỉ có những kẻ nào đã sống cuộc sống chiến tranh, giới nghiêm, hoả tiễn VC.... mới hình dung ra được. 
Bạn đọc phải đọc bài thơ, song song với Cõi Khác của GNV thì mới thấy đã!

Đâu phải ‘vô tư’ mà Milosz chọn bài này đưa vô Thơ Tuyển Thế Giới!
Ông cũng kinh qua kinh nghiệm... VC này rồi!
Bởi thế, thay vì Cõi Mơ, Cõi Khác, thì Simic gọi là Đế Quốc Của Những Giấc Mơ!
Đế Quốc Đỏ, Vương Quốc Ma Quỉ, và bây giờ là Đế Quốc Của Những Giấc Mơ, Những Ác Mộng.

Hai dòng thơ chót mới tuyệt cú mèo:
Cầm cái mặt nạ Ma trong tay mà không dám đeo vô, vì sợ biến thành Quỉ.


Cũng chỉ là tình cờ: Trước khi xuống phố, Gấu lục đúng 1 tờ NYRB cũ, Dec, 20, 2001, có bài của Simic, viết về Milosz, thật tuyệt.
Và đó là lý do Gấu bệ cuốn tuyển tập thơ thế giới, trên, sau khi cầm nó lên, đọc loáng thoáng bài thơ của Simic.
Trong bài viết, Simic có trích, những dòng thơ thật thần sầu của Milosz, thí dụ:

One life is not enough.
I'd like to live twice on this sad planet,
In lonely cities, in starved villages,
To look at all evil, at the decay of bodies,
And probe the laws to which the time was subject,
Time that howled above us like a wind.

Sống một đi chẳng đủ.
Giá mà có hai đời trên hành tinh buồn này,
Để s
ống trong những thành phố cô đơn, trơ trọi,
những làng mạc đói rạc,
Để nhìn đủ thứ ác,
đủ thứ thây người nát rữa ra,
Và để thấu được luật đời, mà
Thời gian là đề tài của nó.
Thời gian, hú như gió,
Trên đầu chúng ta.

Bài thơ này làm nhớ Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Joseph Brodsky.

*

A World Gone Up in Smoke
Charles Simic 

New and Collected Poems, 1931-2001
by Czeslaw Milosz. Ecco, 776 pp., $45.00

To Begin Where I Am:
Selected Essays
by Czeslaw Milosz,
edited and with an introduction by Bogdana Carpenter and Madeline G. Levine.
Farrar, Straus and Giroux,
462 pp., $30.00 

In this world
we walk on the roof of Hell
gazing at flowers
-Issa

Hai ông thi sĩ, đều kinh qua kinh nghiệm... VC, viết về nhau, làm sao mà không hay cho được!

TV sẽ giới thiệu bài này, sure!

*

Trong cuốn tiểu luận này, có bài “Sự Quan Trọng Của Simone Weil”, thật tuyệt.
Mỗi lần giở ra đọc, là lại lăm le dịch!
Nói chung, nhiều bài tuyệt.
Bài này, nội cái tít không thôi, là đã đủ lãng quên đời rồi:
“Tiểu Luận trong đó tác giả thú nhận, hắn ở phía của con người, do không làm sao kiếm ra 1 phiá nào khác bảnh hơn!”
Essay in Which Author Confesses That He is on the Side of Man, For Lack of Anything Better

Hai người yêu nhau rất tình cờ
TTT

How did you become interested in theories of randomness?
Emily Hansen, SANDS POINT, N.Y. 

Nassim Taleb:
I did not like school. I thought it was a bed of Procrustes. Procrustes had an inn and would feed people an excellent meal, then put them to bed. Those who were too tall, he would cut their legs to make them fit. Those too short, he would stretch. School for me was something that killed any pleasure in knowing and discovering things. Little by little, I realized that what I cared about was what we didn't know.

Ông quan tâm đến những lý thuyết về tình cờ như thế nào?

Tôi không thích nhà trường. Tôi nghĩ nó giống như chiếc giường của Procrustes. Tay này là chủ 1 quán trọ, sau khi đãi khách 1 bữa thật bảnh, thì bèn lùa khách lên 1 cái giường, dài quá, thì chặt bớt, ngắn quá thì căng ra.
Trường học thì cũng như cái giường của tay chủ quán, theo tôi, nó làm thịt bất cứ một thú vui, trong cái sự biết, và khám phá ra sự vật.
Dần dà, tôi ngộ ra 1 điều, điều mà tôi “care” nhiều nhất, là cái mà chúng ta không biết!

THAT LITTLE SOMETHING

for Li-Young Lee

 The likelihood of ever finding it is small.
It's like being accosted by a woman
And asked to help her look for a pearl
She lost right here in the street.

She could be making it all up,
Even her tears, you say to yourself,
As you search under your feet,
Thinking, Not in a million years ... 

It's one of those summer afternoons
When one needs a good excuse
To step out of a cool shade.
In the meantime, what ever became of her? 

And why, years later, do you still,
Off and on, cast your eyes to the ground
As you hurry to some appointment
Where you are now certain to arrive late?

 Charles Simic

Cái tí ti gì đó, cái gì đó tí ti 

Chuyện đôi ta gặp nhau rất đỗi tình cờ,
điều trân quí không làm sao hiểu được,
và, có bao giờ, có khi nào tìm thấy nó,
thì thật là nhỏ nhoi.

Không phải chuyện,
Tìm em như thể tìm chim,
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông,
Mà là chuyện
Một nàng đến gần và nhờ tìm
Hạt ngọc trai nàng đánh mất
Ngay giữa đường

Có thể nàng bầy đặt ra
Ngay cả những giọt nước mắt,
Bạn tự nhủ như thế,
Trong lúc tìm kiếm viên ngọc quanh quẩn dưới chân
Và lẩm bẩm,
Không phải chuyện đời này qua kiếp nọ… 

Đó là 1 trong những buổi chiều mùa hạ,
Khi bạn cần có 1 lý do rất đỗi tình cờ, có thể dở hơi,
mà cũng thật tuyệt vời,
Để bước ra ngoài một bóng mát
Nhưng mà này, bây giờ chẳng hiểu nàng ra sao? 

Và tại làm sao, bao nhiêu năm trời, bạn vẫn cứ
mắt la mày lém,
ngó ngược ngó xuôi,
cố tìm ra hạt ngọc nàng [giả đò] làm mất ngày nào?
Trong lúc bạn hối hả tới, với một cuộc hẹn nào đó,
mà bây giờ, bạn chắc chắn, là mình trễ hẹn?


Ui cha, đọc cái bài thơ anh dịch "Tí ti" , sao mà ... lạ đời quá trời . Bộ cái không khí Noel làm anh ... ngơ ngáo đi tìm hạt ngọc trai chưa bao giờ đánh rơi của ai đó hay sao vay ? 

Bài thơ tuyệt quá, mà dịch không thấy tới, ghép mấy ý lại, để làm nổi lên cái ý “that little something", V. đọc, thấy cần sửa, sửa giùm. Tks

Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống sông và bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, “chàng trở lại quán xưa, tìm dấu hài còn ghi trên cỏ, và tiếng cười của BHD còn văng vẳng đâu đâu”: cả 1 trang TV là làm cái công chuyện ngơ ngáo đi tìm viên ngọc chẳng ai đánh rớt! (1)

Tks
NQT

(1)
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây!

Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!

NKTV

Note: Liệu có thể coi, chi tiết “hú lên như chó dại”, sau đây, cũng thuộc dòng “that little something”, như "viên ngọc chẳng ai làm rớt”, “ghi dấu nơi mạn thuyền….? 

Đoạn văn kinh hồn bạt vía trong Ung Thư, ai đã từng đọc, đều không thể nào bỏ qua, thật khó lòng quên nổi, là đoạn, Thạch, trước khi bỏ Hà Nội vào Nam, lặn lội đi kiếm Liên. Anh vô con hẻm nhà Liên, không thấy nàng, bất giác quá đau lòng, hú lên như chó dại, tru lên như chó sói, như... Kiều Phong, con sói cô đơn Khiết Đan, khi đánh chết nàng A Châu. Chỉ vì nghe tiếng hú đau thương đó, mà cô em A Châu, là A Tử, núp dưới cầu lén coi, chưa từng hiểu tình yêu là cái chi chi, lúc đó, bèn hiểu liền tù tì, và bèn yêu liền tù tì, sau thấy thằng ngu chẳng hiểu gì hết, bèn phóng độc châm cho mù mắt, để suốt đời ở bên nàng.
Cô Liên này, đã có chồng, một anh chàng ghiền. Thạch đã có lần lôi anh chồng ra tẩn cho một trận, vì cái tội hành hạ vợ, khảo tiền đi hút.

Sau này, khi viết Cõi Khác, Gấu đã lập lại cảnh tượng kinh hồn bạt vía trên đây, khi, đi kiếm cô bạn, những ngày Mậu Thân.

Cảnh, tuy thật, nhưng hóa ra chỉ là lập lại cảnh ảo. Nhân vật Thạch, từ trong Ung Thư, nhân vật Kiều Phong, từ trong chưởng Kim Dung, bước ra ngoài đời, nhập vào Gấu, và cả ba cùng cất tiếng hú, gọi hồn người yêu, gọi hồn cuộc chiến.

NKTV
 

Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.

Hai câu thơ trên, nhờ gặp lại cô bạn nơi xứ người, bật ra, nhưng chính là từ những ngày MT mà có được.

Nẻo về tuyệt lối, là vậy.
*

Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo không còn sợ hãi cái bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường chằng chịt những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương, nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không thể yêu, không thể hiểu được tình yêu là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...

Hoặc không hề có ý định gặp. Không hề trông mong cô sẽ giúp đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái hiên hàng giờ, nghe tiếng chuột chạy trên đám lá khô, tiếng mèo kêu thảm thiết trên mái ngói, chờ cơn cuồng nộ vô ích tàn lụi dần rồi thất thểu rời con ngõ. Một lần xe hết xăng, đứng xớ rớ ngay giữa mặt lộ, mơ hồ hy vọng một tên khùng, một thằng say, hay một người lính ban cho một cái chết lãng nhách, nhưng ít ra còn có thể giải thích như một tai nạn…

Cõi khác

Dịch theo kiểu classic :

Một chút gì

Sẽ chẳng bao giờ biết được đâu
Chút gì rất nhẹ ... tựa hôm nào
Nàng đến kề bên, nhờ tìm giúp
Giữa đường rơi một hạt minh châu 

Có thể rằng Nàng bịa đấy thôi
E rằng nước mắt cũng vờ rơi
Mắt dò dưới chân, lòng thầm nghĩ
Tìm suốt triệu năm cũng chỉ hoài

Hôm ấy, một chiều của mùa hè
Cuồng chân trong bóng mát im che
Viện trăm ngàn cớ mà ra khỏi ...
Còn Nàng , vì cớ gì vậy kìa ?

Thế thôi mà sao sau bao năm
Thi thoảng mắt lại dò mặt đường
Những lần vội đến nơi hò hẹn
Dù biết mười mươi, trễ, chuyện thường
K

Tks NQT
*


DOUBLES

In my youth, women often took me aside
And told me I reminded them of
A dead brother, an uncle, a late lover.

Some of them wore beards.
One lay with slashed wrists in a tub.
Another of my doubles had gone for a walk
And never came back from the woods.

It was evening; it was long ago, of course.
One played the piano beautifully
So that strangers knocked on his door.
Another went for a ride in a balloon.
The last time anyone saw me alive:
I was either wearing dark glasses
And reading the Bible on the subway,
Or crossing the street and laughing to myself

Charles Simic: That little something 

Có bao nhiêu Gấu?


Khi còn trẻ, nhiều bà xồn xồn
kéo Gấu ra một góc, và thì thầm,
Em thật giống một ông anh,1 ông chú,
một người yêu đã đi xa của… chị!

Trong số họ, có người mang râu.
Một người nằm trong một cái chậu, cổ tay bị cắt.
Một Gấu khác thì làm 1 cú tản bộ,
Và không thấy trở về từ phía khu rừng [đêm]

Đó là 1 buổi chiều, xa xưa lắm rồi, lẽ tất nhiên.
Một Gấu chơi dương cầm cực hay, cực đẹp,
Và thế là bao nhiêu kẻ lạ đổ xô tới
gõ cửa phòng [đổ xô vô trang net TV], của hắn.
Một Gấu khác leo lên một quả bóng,
Làm 1 chuyến viễn du,
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản!
Lần chót mà người ta nhìn thấy Gấu,
còn sống:
Hắn đeo kính râm, ngồi ở Quán Chùa.
Hay đọc Sách Đen, ở một ổ chích ở Ngã Sáu Sài Gòn.
Hay chạy theo BHD ở Đại Lộ Cộng Hòa,
Ngay trước cổng trường Đại Học Khoa Học.
Khóc như cha chết,
Vì BHD bỏ hắn ta!


Ông có tin người Serbs, những người có thế giá trên thế giới, họ sẽ đánh bóng Serb, làm cho hình ảnh của nó đẹp đẽ hơn?

Chỉ tới mức độ, lâu lâu, họ nên sửa sai trước công chúng, về một thông tin sai lầm nào đó. Ông thì cũng nhận ra là người Mẽo đếch thèm để ý đến những gì xẩy ra ở Yugoslavia. Trong khi thế giới, ít ra là dân chúng, xứ sở Yugoslavia. thì lại ngóng cổ trông mong ở nó. Một thế giới lớn, đúng không, cái xứ Yugoslavia. Có hầm bà làng chuyện xẩy ra ở đó, trong khi chúng tôi, người Mẽo thì cũng có cả lố vấn đề của riêng chúng tôi…. Thì như thế đó. Tôi la lớn lên ở đây, nhưng tôi chẳng có tí ảo tưởng là lời mình nói ra có tí quan trọng, có thay đổi được gì chăng. 

Ông nghĩ sao về tình hình ở Yugoslavia?

Chẳng có gì tốt để mà nói về cái đám dân chúng ở đó, họ thù ghét nhau, và hở ra là làm thịt lẫn nhau. Và bây giờ thì có 1 cuộc nội chiến, và tôi nghĩ, bên nào thì cũng nhảm, và đều đáng đem ra đánh đòn. Tất cả cái đám CS đổi thành Dân Chủ, đổi thành Tân Quốc Gia Phát Xít, và tất cả đám còn lại. Tôi nghĩ những người dân Yugoslavia bị khùng bởi chính những kẻ ngày hôm qua, thời kỳ trước đây, [tức là trước ngày 30 Tháng Tư 1975 !] đã từng làm cho họ trở thành khùng, và khủng bố họ. Chẳng có thằng đéo nào dám vỗ ngực tự hào "tôi là người Yugoslavia" cả! Tôi chứng kiến quá nhiều điều quỉ ma, ngu ngốc và tất nhiên, có cái gọi là bi kịch ở xứ đó. Những con người có thiện tâm, và vô tội thì luôn luôn đau khổ, như họ vẫn từng đau khổ.

Theo quan điểm của ông, điều gì thật quan trọng cho xứ sở Serbia ngày hôm nay? 

Người dân Serbs không thể đi bầu, và bỏ phiếu cho cũng mấy tên CS cũ, và nếu họ bỏ phiếu cho chúng, thì họ khó mà có cảm tình trước thế giới…. Điều mà Serbia cần, lẽ dĩ nhiên, là một nền dân chủ, và đặc biệt là, điều được gọi là “những tự do trong khuôn khổ, theo nghĩa, tối thiểu, hình thức”: tự do tư tưởng, diễn đạt, hội họp, etc… và điều này, thật cần, là tự do nói KHÔNG với những tên đang cầm quyền và không chịu đau khổ, vì hậu quả của câu nói.
*

VOA: Quay sang "Khúc Thụy Du" xin anh cho biết là anh sáng tác bài thơ trong trường hợp nào?

Du Tử Lê: Bài "Khúc Thụy Du" tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung. Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh. Tôi muốn nói "Khúc Thụy Du" là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong "Khúc Thụy Du" của tôi chỉ là một điểm xuyết thôi. Tôi đặt vấn đề là trong một cuộc chiến tranh như vậy, chết chóc như vậy thì tình yêu nó sẽ như thế nào, nó sẽ thảm hại ra làm sao, và cuối cùng vẫn là định mệnh con người, cuộc sống của con người nó hoàn toàn vô nghĩa, nên bài thơ mới mở đầu bằng câu: "hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa." Nhưng năm 1983 khi anh Anh Bằng mua được cuốn thơ đó, lại chọn ra, tôi nói rõ, anh ấy chọn ra những câu thơ nói về tình yêu chứ không phải là những câu thơ nói về chiến tranh, mặc dù những câu thơ nói về tình yêu chỉ là 1/10 của bài thơ đó. 

Đọc câu trả lời, GNV này mới ngã ngửa ra, và than lên rằng, hoá ra là bài thơ tình này đầy những xác chết, nhưng bị bỏ đi, chỉ được giữ lại có 1/10 của nó, tức là những gì chỉ liên quan đến tình yêu mà thôi!
Như vậy, làm sao mà dám coi nhà thơ DTL là nhà thơ của tình yêu, và phải thêm vào 1 cái đuôi, và là nhà thơ của chiến tranh!

Bây giờ chúng ta hãy thử nghe 1/10 còn lại để tưởng tượng ra cái 9/10, đánh bí số là MT: Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ.

Khúc Thuỵ Du

Độc giả TV đừng nghĩ là GNV đang chơi bạn DTL!

Trường hợp trên, đã từng xẩy ra hơn 1 lần, và khủng nhất, là lần với 1 tập thơ của nữ thần thi ca Akhmatova, và bạn có thể đọc những gì được viết về St. Petersburg, như là những gì được viết về Sài Gòn, và Cuộc Đại Khủng Bố, chúng ta cứ tưởng tượng nó như là Cú Mậu Thân, và bài KTD đã được sáng tác ra từ đó.
Điều xẩy ra với bài thơ KTD, như thế, cũng chẳng khác gì điều xẩy ra với Kinh Cầu.
Thế mới ghê!
Nếu không ghê như thế, làm sao có… thi sĩ?

Akhmatova đã nhìn Petersburg như Nữ Thần Thi Ca của bà, "được yêu bởi tình yêu cay đắng". Bà đã nhìn ra sự huỷ diệt văn hóa của nó sẽ dẫn tới sự man rợ. Tuy nhiên bà không chấp nhận chạy ra nước ngoài sau cách mạng, và đã có những lời lẽ thật cứng rắn đối với những người ra đi: "Tôi không về phía những người đã rời bỏ đất này/ để cho kẻ thù tàn phá/ Tôi không thèm để ý đến những lời ca ngợi giả dối nham nhúa của họ/ những bài ca của tôi không phải để cho họ". Nhưng không như Mayakovsky, bà cũng chẳng hề ngợi ca những người cầm quyền mới của nước Nga. Những Năm của Chúa, Anno Domini, tập thơ của thời kỳ 1917-1921, ngoài những bài nói về những biến cố lớn lao, còn đề cập tới những tình cảm riêng tư - thảm kịch tình yêu, ghen tuông, và phản bội - được phô bầy trong khi cả thành phố xôn xao vì những tin đồn ghê rợn, và thần chết có thể gõ cửa từng nhà bất cứ lúc nào. Bị hằn học chỉ trích là thiếu niềm "lạc quan xã hội chủ nghĩa", Akhmatova đã rút lui vào im lặng trong nhiều năm. Theo đám phê bình gia độc miệng, bà sinh ra quá trễ, và chưa (đủ) chết sớm. Nhưng bà cảm nhận, thời của bà chưa tới. Và bài thơ đầu của "thời của bà" gửi cho Những Công Dân Bạn Bè Của Tôi đã tận cùng bằng những dòng: Một Thời Gian Khác đang tới gần/ trận gió của cái chết làm lạnh tim/ nhưng thành phố thiêng liêng của Peter/ sẽ là đài tưởng niệm không mong muốn của chúng ta. Mười năm sau đó, bà phá vỡ sự im lặng bằng những dòng Kinh Cầu Hồn. Đây là một tác phẩm nghệ thuật lớn lao vĩ đại nhất về Khủng Bố. Đề tài của nó là những năm tháng Leningrad "treo như một vật thừa thãi quanh nhà tù của nó", bên ngoài những bức tường nhà tù, đàn bà xếp hàng dài mỗi ngày, hy vọng gửi đồ hoặc nhận được tin về số phận của thân nhân. Akhmatova đã từng đứng đó, trong 17 tháng trời khi con trai của bà bị bắt giữ và sau bị đầy đi trại cưỡng bức lao động. Như một thi sĩ, qua cái miệng bị tra tấn của người đó, hàng trăm triệu con người than khóc, bà đã ghi nhận chuyện từng ngày của những năm tháng khủng khiếp. Thật nguy hiểm khi viết ra bài thơ. Trên 5 năm trời, bài thơ được ghi vội vào những mẩu giấy nhỏ, được ghi vào ký ức của những người bạn tin cẩn, rồi đốt bỏ những mẩu giấy. Trở thành mục tiêu chiến dịch khủng bố mang tính ý thức hệ, do Stalin đề xướng vào năm 1946, bà bị đối xử tàn tệ đến khi Stalin chết. 

Như tất cả những tác phẩm lớn của văn hóa Petersburg, Kinh Cầu là sáng tạo của một nghệ sĩ mà sự đồng nhất với thành phố là tổng hợp của rất nhiều tình cảm hỗn độn. Joseph Brodsky, một đứa con khác của thành phố, đã có lần đưa ra nhận xét, Petersburg đẻ ra một nền văn chương được đánh dấu bởi sự "âu lo, như thể nó được viết ra từ mép bờ trái đất. Và nếu có thể đưa ra một quan niệm chung, một âm điệu nào đó, thì đó là sự vong thân".

Nơi Người Chết Mỉm Cười

Một anh bạn văn, ít tuổi hơn, ra đi từ Miền Bắc, đọc bài này, thú quá, nói, bài viết nào của anh cũng có tí chính trị ở trong đó, và đều nhắm gửi cho một nơi chốn nào đó, ở Việt Nam. Bài viết này là gửi cho những người ở Hà Nội. Nơi người chết mỉm cười là...  Hà Nội!
Một nhà văn, cũng ra đi từ miền bắc, rất nổi tiếng tại khu vực Đông Âu, [Gấu không tiện nêu tên ở đây], nhân một lần gọi điện thoại chúc Tết tờ Văn Học, và ông chủ nhiệm của nó, NMG, đã khen Gấu, 'tay này làm được một cuộc hôn phối giữa chính trị và văn chương'!
NMG kể lại cho Gấu nghe, còn xuýt xoa giùm cho ông bạn văn, về tiền cước của cú điện thoại! Khoảng 1997, thời gian Gấu ở Vancouver.
Nhân đây, xin gửi lời cảm tạ, tuy thật là muộn màng, về lời khen tặng thật là quá cỡ thợ mộc, như trên.
Thân kính, NQT 

Một lần một nữ tác giả, cũng ra đi từ miền Bắc, mail, khen, sao chọn được cái tít hay thế.
Gấu mail trả lời, cái tít đó đâu phải của Hai Lúa, mà là của Akhmatova.
Lạ một điều là, sau đó, bà cho ra lò một tác phẩm, tên tác phẩm, là từ... Akhmatova mà ra.
Chắc chắn bà không thể ngờ được điều này.
Rồi một nữ tác giả khác, giới thiệu truyện dài này, trên một trang net, cũng nhắc tới, đúng ngay cái từ của Akhmatova!
Theo Gấu, đây là những đồng cảm, những đồng thanh tương ứng, những tri âm tri kỷ.
Và có thể, những xúc động của nữ thi sĩ Nga, về thời của bà, cũng tương tự như của "người nhà của mình"!

As though, in night's terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear

[Như thể, trong tấm gương kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
Akhmatova

The human face disappeared and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, 'faceless'; litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
[Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện, thời của chúng tao là thời không mặt.]
D.M. Thomas: Alexander Solzhenitsyn, Một thế kỷ ở trong ta. 

Đèn đuốc ư, dẹp mẹ nó đi! Đêm rồi.
And take away the lanterns. Night.
Akhmatova: Requiem, Kinh Cầu.

Bài trả lời phỏng vấn của bạn ta, tuyệt nhất câu này. Không có nó, là chúng ta không làm sao nhận ra cái phần chìm của bài thơ. Câu trả lời của DTL còn liên quan tới 1 vấn nạn rất căng của văn học. GNV sẽ lèm bèm tiếp, sau.
Như vậy là chúng ta có tới hai tác phẩm, cùng được viết ra trong biến cố MT, Tình Nhớ, và KTD.

Gấu này đã lèm bèm rất nhiều lần, về cái lần trình diện Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Quang Trung, sau cú Mậu Thân,  sau cú Tổng Động Viên, sau cú thằng em trai tử trận, và khi đứng trước chiếc giường sắt, bèn lẩm bẩm, có thể thằng em trai đã từng nằm đúng chiếc giường sắt này, trước khi bỏ đi xa, và đến khi leo lên nằm, về khuya, gần suốt đêm, một tân binh nào đó cứ y ỷ huýt sáo miệng bài Tình Nhớ khiến Gấu nhớ cô bạn thật thê lương, thật thảm thiết, như thể, không chỉ nhớ cho riêng mình, mà còn nhớ giùm cho cả thằng em trai, với 1 cô bạn của nó…

Ông bạn DT, do chưa từng ghé TT3, thành thử mới phán, Tình Nhớ mà liên quan gì tới... phản chiến!