*







Tình Yêu như Trái Phá

Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn

Tình Yêu như Trái Phá

Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn


Bài phỏng vấn có nhiều phòng trống mời gọi sự tưởng tượng của các độc giả của nhà văn Hoàng Hải Thủy … (lth)
*
“ Anh lấy bút hiệu Công Tử Hà Đông hay đấy.’
Lúc ấy có anh  bạn tôi, nói:
“ Công Tử Hà Nội” mới hay chứ.”
Anh Chu Tử nói:
“ Công Tử Hà Nội thì còn nói gì nữa.”
*
Tôi cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn, mê chết đi được.
Lth 

Theo tôi, những người "mê chết đi được", nhạc TCS, phải là…  VC!
Đây là hiện tượng "phản ứng ngược", trong vật lý, contre-réaction, và nó đã xẩy ra với bài thơ Tẩu Khúc của Thần Chết của Paul Celan.

Hay, 1 thứ khôi hài đen, “Người Đức sẽ không bao giờ tha thứ cho người Do Thái, vì vụ Lò Thiêu”!

Chúng ra mê nhạc TCS khác với VC mê nhạc TCS. Ông Chánh Tổng An Nam ở Paris, "hình như" cũng đã ngửi ra được điều này, khi phán, chỉ có ở Miền Nam, mới có thứ nhạc sĩ như TCS.
*

Nhạc TCS  đã giúp đám bỏ chạy bợ đít VC, đám VC chính hiệu nuốt được nỗi đau 3 triệu con người chết vô ích, và nỗi nhục về tình trạng băng hoại như hiện nay ở trong nước.

Bản thân Trịnh cũng đậm nỗi đau đó, chính vì thế mà ông viết ra thứ nhạc đó! 

Tình Yêu như Trái Phá, 1 cách nào đó, còn là nỗi mong mỏi của họ Trịnh. Ông thèm được “chọn bên” [chọn VC trong cuộc chiến, và khi nó chấm dứt, chọn đi cải tạo như bạn bè Miền Nam của ông, chọn đi vượt biển, như cả Miền Nam], và bất cứ 1 chọn lựa nào, thì ông cũng không thể!

Nơi em về trời xanh không em?

TCS hỏi, đau thương như thế, chính là vì ông đếch có một nơi nào để về.
PXA chẳng đã từng than, địa ngục chật cứng, đếch có chỗ cho tớ!

NKTV

Note: ‘Bỗng dưng muốn khóc’, và bỗng nhớ đến những bức thư của Kafka gửi cho Milena!

*

LTH:  Nói về Trịnh Công Sơn, một đỉnh điểm điển hình cho một công dân sáng tác đóng góp vào việc làm mất Miền Nam vào tay Miền Bắc. Tôi nghe một cuộc phỏng vấn trên một đài truyền hình trên net, bà Đặng Tuyết Mai vợ phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ kể lại bà cho mời ông Trịnh Công Sơn vào  hát nhạc tình ca và bắt tay với nhau khen nhau này nọ trong dinh thự ông Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ. Rồi chính ông Trịnh Công Sơn ra ngoài làm nhạc Phản Chiến nhiều hơn ai hết. Thời ấy mấy ai dám làm nhạc Phản Chiến đĩnh đạc và được sống sốt như ông Trịnh Cộng Sơn. Phản Chiến là phong trào Quốc Tế. Tôi nghe nói có lúc chính quyền Miền Nam đòi bắt ông Trịnh Công Sơn, nhưng Người Mỹ không cho. Rồi tôi lại nghe ông Trịnh Công Sơn theo VC với những người thân và bạn thân của Nhóm Huế của ổng theo fò VC  tối đa, đến độ VC về Sài Gòn năm 1975 là Trịnh Công Sơn nhào ra hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Tôi cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn, mê chết đi được. Nhưng thú thật, ở một cương vị cá nhân bị mất mát quá nhiều vì chiến tranh, tôi cũng phải nhìn lại cuộc chiến với suy tư để tự đi tìm cho mình một lời giải thích.  Tôi muốn hỏi ông một câu ông nghĩ sao về trường hợp của Trịnh Công Sơn?

HHT:  Tôi khinh anh ta.

Trích Gió –O phỏng vấn Hoàng Hải Thuỷ

Theo NQT tôi, nhận xét của LTH và thái độ của HHT, chỉ nói lên bề mặt của trường hợp TCS.

Với HHT, ông ở lứa tuổi không bị gọi lính, cũng đã từng sống 1 phần nào, thì cứ nói đại như vậy, cuộc đời của mình, khác hẳn với 1 người như TCS, 1 nghệ sĩ thù ghét chiến tranh, như mọi nghệ sĩ, và rất yêu cuộc đời, chưa từng biết mùi đời nó ra làm sao, vậy mà lúc nào cũng phải lo nơm nớp, mỗi khi ra đường, bị Quân Cảnh thộp cổ!
TCS chắc chắn nghiêng về phiá VC, nhưng ông không thể chọn đường lên rừng theo VC, vì ông đâu có mê cái chuyện cầm súng giết người, hay cổ võ người khác đi giết người, theo cái kiểu, đường ra trận mùa này đẹp lắm!
Còn bảo nhạc của ông phản chiến ư? Có thể nói, phản chiến là ‘yếu tính’ của cả 1 miền đất, là Miền Nam Cộng Hòa. Cả 1 miền đất nói không với cuộc chiến, chưa kể cái đám khốn kiếp nằm vùng tiếp tay cho cuộc chiến. Làm sao không mất nước?
Mất nước rồi thì đổ tội tứ lung tung, sao không thấy cái tội của chính mình ở trong đó?
Trong bài viết thật ngắn, ngay khi TCS đi xa, Gấu đã viết về cái điều cả 1 miền đất nói “Không” đó.  (1)

Phản chiến quốc tế là của quốc tế, còn phản chiến của Miền Nam, là của lòng người Miền Nam, khác hẳn thứ tâm lý ăn cướp của Miền Bắc, và, ngay cả cái tâm lý ăn cướp này nó cũng có những lý do tiềm ẩn của nó! Cái tâm lý ăn cướp của Miền Bắc còn đánh lừa được cả một đế quốc CS quốc tế, làm sao mà chúng ta không bị lừa cho được?

Cả 1 đế quốc Đỏ đứng đằng sau Miền Bắc, phục vụ ý đồ ăn cướp của Miền Bắc, ngụy trang bằng chân lý nước Việt Nam là một, bằng chiến thắng thằng Mỹ là chiến thắng của CS chống lại Tư Bản bóc lột vv và vv…

Quốc tế Đỏ chẳng đã từng khuyên, thôi tha cho thằng Mẽo, sức mạnh quân sự của nó ghê gớm lắm đấy, đừng chọc giận nó, anh VC Miền Bắc phán, việc đó để tụi em lo, đàn anh chỉ cần chi viện, đủ súng, đủ đạn, đủ hoả tiễn, là OK!

[còn lèm bèm tiếp]

(1)

…  Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.

TCS, sau 1975, bị VC đầy đọa như thế nào, thì chúng ta biết, ông "phản tỉnh" như thế nào, thì chúng ta hay, “đéo” phải là cuộc chiến giải phóng, mà là nội chiến, rồi ông “sám hối” bằng rượu, đến nỗi bị Hồ Tôn Hiến làm nhục, chúng ta cũng biết, vào gái, toàn chiêm ngưỡng gái đẹp, chiêm ngưỡng và kính trọng, contemplation et respect, tình yêu lý tưởng, amour platonique....
Chúng ta có thể “thương” ông, nhưng làm sao...  khinh ông ?

Khinh, là khinh thế nào? Ông đâu làm gì mà khinh ông? Lên Đài Phát Thanh Sài Gòn hát Nối Vòng Tay Lớn? Đó không phải là giấc mộng lớn của cả dân Mít? Nó không trở thành giấc mộng lớn, thì phải khinh, phải thù cái lũ VC khốn nạn, đánh lừa dân Mít, bằng lời hứa lèo giấc mộng
 lớn, chứ sao lại khinh người hát nó?

Note: ‘Bỗng dưng muốn khóc’, và bỗng nhớ đến những bức thư của Kafka gửi cho Milena!

*

Con Tim Mù Lòa

Sự khác biệt giữa hai từ oanh kích và pháo kích còn là đề tài trọng tâm, của nhà văn Đức W.G. Sebald, trong cuốn “Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt”, xb sau khi ông mất vì tai nạn xe hơi, khi ông tự hỏi, tại sao văn chương Đức lại vờ đi một đề tài quan trọng như thế: Những cuộc "oanh kích” của quân đội Đồng Minh huỷ diệt những thành phố Đức?

Và ông tự trả lời, người Đức vốn có thói quen không phô ra những vết thương, những tủi nhục có tính cách riêng tư, trong gia đình.
Nếu như thế, người Việt chúng ta, nhất là người dân Miền Nam, cũng có thói quen không phô ra những tủi nhục, khi họ bị người anh em Miền Bắc cho ăn “pháo kích”, như một cách nhắc nhở, chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc: Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Sinh Nhật Bác…
Nếu có chăng, thì là chút lòng ưu tư của "Tướng Givral", khi ông mủi lòng trước những cái chết của thường dân, và có thể, run sợ về một cái chết của chính ông ta, bởi vì những trái rốc kết vốn vô tình, và mù loà, cho nên ông bèn ra lệnh cho ngưng pháo kích.
Đêm nay ngưng pháo kích!
Ôi chao Gấu lại nhớ đến Bác, và nỗi lòng của nhân dân Mít, khi biết Bác không ngủ, lo lắng cho Bác, và dặn dò Bác, ngày mai nhớ ngủ bù nghe Bác, nếu không, không ngủ mãi, là trở thành điên, thành khùng!
Đêm nay Bác không ngủ
Ngài mai Bác ngủ bù!
Hậu quả của những vụ pháo kích, nếu có chăng, chỉ là chứng đái dầm của một cô gái, [cô gái lớn của Gấu], ngay khi còn là một thai nhi nằm trong bụng mẹ đã phân biệt ra được tiếng réo của những trái pháo khi bay qua, và sau này, ngay cả khi đã thành lập gia đình, vẫn còn mắc chứng đái dầm.

*
Nhân nhắc tới PXA.

Cái tít Tên Điệp Viên Tuyệt Hảo, của một cuốn sách mới ra lò, ở Mẽo, về PXA, thực sự ra, là từ The Perfect Spy của John Le Carré.
Độc giả nào đã đọc qua cuốn trên, thì chắc là hiểu ra cái ý nghĩa xỏ lá của nó. Tay điệp viên tuyệt hảo của Le Carré, suốt đời thù ông bố của mình, [là Anh Quốc, chúng ta có thể hiểu ngầm], vì ông này đã đẩy con vô cái nghề khốn nạn đó [ngoài đời, ông bố Le Carré còn là một tên lừa đảo, có lần mượn cả tên con để lường gạt người quen. Trên tờ Người Nữu Ước, Le Carré có viết về chuyện này, nếu Gấu nhớ không lầm].
Gấu sợ rằng, tay tác giả cuốn sách mới ra lò về PXA, cũng muốn nói thay cho nhân vật của mình, cái ý nghĩ thầm kín đó chăng?
Nên nhớ PXA cũng là một thứ Bắc Kỳ di cư như Gấu, và biết đâu, ông cũng đau nỗi đau Yankee mũi tẹt thèm thuồng thiên đàng Miền Nam, như Gấu?
*
Gần gụi nhất, thì có từ "cứt" của NHT. Từ này, chỉ mấy ông nhà văn trong nước mới hiểu trọn vẹn "ý nghĩa" của nó. [Gấu tính dùng từ "mùi vị", nhưng thấy đểu quá, giống NHT quá, sợ bị gán tội "đạo từ"].
Thảm nhất là, khi NHT văng nó vào trong văn chương, ông quên không chỉ cách giăng lưới bẫy cứt, thế là nó cứ ở mãi trong văn chương trong nước, chờ cho đến khi nào có một nhà văn khác, tìm được một 'thế thân" cho nó, thì nó mới hết nghiệp và tơ lơ mơ ngủ trở lại.
*
Graham Greene còn viết về Bloy, trong cuốn The Lost Childhood  [tập tiểu luận]. Chê cũng dữ, mà khen cũng thú.
Bài viết Man Made Angry [Tại sao Gấu cay đắng như thế]  mở ra thật dữ dằn:
Thật mất thì giờ chỉ trích thằng cha Gấu, nhà văn, mày có biết tiếng Tây không đấy? Thằng chả chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi cay đắng, là một thằng Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm, từ thù hận và tủi nhục...

Nhưng Bloy, đích thị xừ luỷ, viết về mình, mới phách lối làm sao:
I am forty-three years old, and I have published some literary works of considerable importance. Even my enemies can see that I am a great artist. Also, I have suffered much for the truth, whereas I could have prostituted my pen, like so many others, and lived on the fat of the land. I have had plenty of opportunities, but I have not chosen to betray justice and I have preferred misery, obscurity and indescribable agony. It is obvious that these things ought to merit respect.

Tớ [Gấu] cũng sắp xuống  lỗ rồi. Cũng có tí tác phẩm, khá bảnh, phải nói, thật bảnh. [Thí dụ, Những Ngày Ở Sài Gòn, Lần Cuối Sài Gòn ?]. Ngay cả mấy cái thằng thù tớ [Gấu] đến phát điên lên, cũng phải úp mặt vô tường [chữ của ông con NĐT], lẩm bẩm, đúng, đúng, Gấu là một nghệ sĩ nhớn!

Thật mất thì giờ chỉ trích thằng cha Gấu, nhà văn, mày có biết tiếng Tây không đấy? Thằng chả chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi cay đắng, là một thằng Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm, từ thù hận và tủi nhục...

NKTV

Cuộc tình giữa Kafka và Milena là cũng chỉ qua thư từ, như TCS, chắc hẳn, mặc dù cả hai cũng đã trải qua những giờ phút thân mật, nhưng xem ra chẳng đi đến đâu, như 1 tay mũi lõ viết, đại khái như GNV còn nhớ, kẻ nào yêu bằng đầu, thì ít khi sử dụng tới súng, cho dù còn hay không còn! [Ai mơ mộng nhiều, lỏng tay ôm!]

Bạn thân của TCS, hình như là HPNT chẳng đã từng kể chuyện TCS lấy vợ, một cô xẩm, tên như tên của 1 trong những người mà ông yêu, mà kết quả của cuộc tình, là bài hát thần sầu Ướt Mi, lạ một điều, cái air bài này khác hẳn tất cả những bài hát của TCS, và có vẻ như chưa từng có ai ngạc nhiên về phát giác của GNV! Và vẫn theo HPNT đúng đêm tân hôn, khi bạn bè từ giã TCS để anh "động phòng", thì, vừa đi được vài bước, đã thấy TCS hốt hoảng chạy theo, tao quên mang theo khẩu súng!

GNV thực sự không hiểu tại sao gia đình của ông, hay bất cứ ai, lại cho in những bức thư tình da diết này!

Nên nhớ, đã có lần VC tổ chức 1 cuộc thi có giải thưởng, và thai đố là: Theo bạn, súng của TCS hẳn vô dụng, chính vì thế mà bao nhiêu u uất, ông phổ vô nhạc, nên nhạc mới thê lương như thế?

Nơi em về ngày vui không em?

Nhân đọc bài trên, cùng lúc đọc cái tin thư tình TCS được công bố cho nhân loại cùng đọc [đám con cái của Milena đã từng phản đối cái việc in thư tình của mẹ chúng, nếu GNV nhớ không lầm], GNV bỗng tưởng tượng ra 1 cái đề tài, 1 anh ký giả, nhà văn làm 1 cú phỏng vấn 1 trong những người yêu của TCS, và câu chuyện chỉ xoay vào chủ đề, ‘chỉ còn cây súng nhỏ, giữa rừng sâu giết thù’!
Hà, hà!

Còn đây là hồi ký của bạn gái ngày xưa của tác giả “Bắt Trẻ Đồng Xanh”
Cuộc tình này cũng không xuông xẻ, không phải súng của Salinger không nhả đạn, nhưng cái bia vô dụng: em bị chứng co thắt âm đạo!

*

Người Quan Sát Mới, Janvier 2011

Các bức thư tình này do Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh, người trong mộng của ông từ năm 1964 đến năm 1967. Dao Ánh đã giữ gìn các trang viết dành riêng cho bà. Cả những chiếc phong bì, nhành hoa, cọng cỏ mà Trịnh Công Sơn ép vào thư, bà cũng nâng niu cẩn thận đến ngày hôm nay.

Nâng niu gìn giữ đến như thế, mà nỡ lòng nào mang ra bán ‘xôn’ [sale]

Thư Gửi Milena

Nhờ 'Người đẹp thành Prague', nhân loại có được "Thư gửi Milena". Kafka, người gửi, coi việc viết thư, là giao tiếp với quỉ thần, với những hồn ma: Khả năng dễ dãi - viết thư - đã đem huỷ diệt, điêu tàn  cho những linh hồn thế gian. Viết thư thực sự là giao tiếp (intercourse, còn có nghĩa là làm tình) với những hồn ma, không chỉ những hồn ma của người nhận, mà luôn cả của chính mình...

Bóng ma của riêng Kafka vẫn ám ảnh những lá thư gửi Milena. Trong đó, ông tự bộc lộ, lột trần, 'Không ai khác, ngoài tôi ra, có thể nói cho em biết sự thực... sự thực của cả hai, của riêng tôi, và của em; tôi khám phá sự thực của riêng tôi, qua em.'

Cô gái trưởng giả nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ thơ, do phá phách, nổi loạn. Để chống lại ông bố quyền uy, cô sống một cuộc đời buông thả, làm bạn với những tư tưởng xã hội. Lấy chồng vào năm 1918, hai vợ chồng định cư tại Vienne, tới 1924. Ở đó, vẫn tiếp tục cuộc sống phóng túng. Trong số những tình nhân, có tiểu thuyết gia Hermann Broch. Đầu năm 1920, bị cú sốc sau khi đọc những câu chuyện kể (récits) của Kafka, bà dịch chúng, và viết thư cho tác giả. Rồi những lần hẹn hò ở Prague, trong một tiệm cà phê, chắc là tiệm Arco. Hai người thư từ cho nhau từ đó. Từ văn chương, qua chuyện tình cảm. Nàng 23, chàng 37. Nàng ở Vienne, chàng ở Prague. Tuởng tượng, rồi lại tưởng tượng, cả hai bên. Nhất là Kafka. Người nữ Tiệp phiêu lưu với cặp má hồng, đầy nhựa sống, và niềm vui, và chàng Do-thái xanh tái, khổ hạnh; đôi tình nhân kỳ lạ, Mary Hockaday, nữ ký giả người Anh, tác giả cuốn Milena de Prague (bản tiếng Pháp, nhà xb Calmann-Lévy, 1997), viết. Họ chỉ thực sự là của nhau, trong bốn ngày, tại thủ đô nước Áo, vào tháng Bẩy, 1920. Nàng khuyên chàng tới sống gần nàng. Chàng nghe theo, nhưng liên hệ giữa hai người chỉ qua thư từ. Bất hạnh thay, những lá thư của Milena không còn. Trong căn phòng tại khách sạn Vienne, họ nằm chung giường, nhưng không làm tình. Nói một cách khác: Chàng đã không thể chiếm đoạt thân thể nàng, một cách trọn vẹn. Ai mơ mộng nhiều, lỏng tay ôm! Tới tháng Chín, 1920, dứt liên lạc. Ngọn lửa sống động (le feu vivant)  của đời tôi, Kafka viết cho Max Brod, về Milena.
Sau khi Kafka mất ít lâu, Milena cùng với chồng rời Vienne. Họ trở lại Prague sau những chuyến đi thăm bạn bè. Tới tháng Năm, 1925, li dị. Lấy chồng lần thứ nhì vào giữa năm 1926, và có được một bé gái (1928).  Lại li dị.  Ma tuý, bệnh, chiến đấu viên của đảng CS. Đặc biệt lo tiếp đón những di dân Đức chạy trốn Đệ Tam Reich. Cho rằng Liên Bang Xô-viết không đủ đáp ứng những đòi hỏi chống phát-xít, bà phản bội đảng CS, cho chủ nghĩa quốc tế. Gia nhập du kích, khi Đức Quốc Xã xâm lăng Tiệp. Năm 1939, bị Gestapo bắt, do một bài viết trên báo chui. Sau đó bị đầy đi trại tập trung Ravensbruck. Milena mất tại đây, vào ngày 17 tháng Năm, 1944, khi bà 48 tuổi, do bệnh tật, tuy được sự giúp đỡ của những người CS Tiệp cùng bị giam giữ.

Thư cho Milena  được xuất bản lần đầu, vào năm 1952, bởi Willy Haas, một người bạn của cả hai, người gửi và người nhận. Milena đã giao cho ông, khi người Đức chiếm đóng Prague. Tôi có nhiều lý do để thực hiện việc làm này, và tin rằng Milena không phản đối. Nhiều năm sau, con gái của Milena đã không đồng ý với nhận định của Haas, và cho rằng, cả Kafka, lẫn mẹ bà, sẽ không cho phép xuất bản những bức thư.

Nhưng nhân loại, may mắn thay, đã được đọc chúng. Hơn nữa, ngay trong bài essay, Letters of Notable People, chính Milena đã đưa ra ý tưởng, một khi mà sự hiểu biết về nghệ thuật của chúng ta chưa hoàn hảo, chúng ta cần nhiều hơn là sự khẳng định của nghệ sĩ; một khi chúng ta còn phải đặt ngón tay vào vết thương, như Thomas, chúng ta có quyền thuyết phục chính chúng ta, rằng vết thương vẫn còn đó, rằng nó thì sâu hoắm.

Em nghĩ sao? Liệu tôi vẫn có thư, bữa Chủ nhật? Có thể, phải không? Nhưng đam mê thư thật vô nghĩa. Liệu một cái, là đủ, liệu một cái, là hiểu đủ? Lẽ dĩ nhiên là vậy, tuy nhiên, tôi đang ngả đầu ra phía sau, uống từng lá thư, từng con chữ, chỉ quan tâm một điều, rằng tôi không muốn ngừng uống. Hãy giải thích điều đó đi, cô giáo Milena!

Mong ước độc nhất của tôi, là đặt đầu mình trên lòng em, cảm thấy tay em trên đầu mình, và cứ ở như vậy, cho trọn thiên thu.


Tình Yêu như Trái Phá

TRẦN THIỆN ĐẠO

…. Là bởi trái phá trong câu ca từ chỉ là hình ảnh cụ thể phác họa một í niệm chớ không một vật thể đặt định nào. Trái phá ở đây dịch là artillery shell, hay grenade, hay smoke grenade, hay exploding shell, hay một từ khác chỉ định bom đạn thì cũng có í nghĩa tượng trưng ngang nhau. Nhưng nếu như chuyển nó bằng một từ nào thích hạp với cách diễn đạt bản năng của người phương Tây thì chắc dễ được họ tiếp thu một cách thấm thía hơn. Chẳng hạn sử dụng í niệm coup de foudre của Pháp, hoặc love at first sight (hay coup de foudre lấy nguyên xi tiếng Pháp) của Anh và Mĩ - cả hai đều hàm nghĩa sét đánh giống như chúng ta đã nhại theo tiếng Pháp… Và chắc còn nhiều từ/thành ngữ sở tại và cách diễn đạt khác nữa mà chúng tôi không/chưa nghĩ ra, mà bạn đọc sành Anh ngữ và Mĩ ngữ đã nghĩ tới rồi.
Tạm kết
Trở lên trên là những í kiến sơ đẳng, nhưng đã được tôi luyện qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và chuyển dịch Pháp->Việt, Việt->Pháp và Pháp->Anh, Anh->Pháp. Tuy chỉ chạm tới những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng chẳng phải vì vậy mà không liên quan tới những vấn đề khái quát.
Dịch thuật vốn là một công việc trần ai, ngoại trừ lối dịch cẩu thả và lấy có, kể cả của mấy dịch giả danh tiếng, thường thấy trên thị trường của chúng ta hiện nay. Cho nên câu chuyện sẽ còn dài và còn lâu mới (chưa chắc) chấm dứt.

TRẦN THIỆN - ĐẠO
(Paris, 03/05/2010)

Ông Tây mũi tẹt này kể cũng lớn lối, khi lên giọng chê bai những dịch giả khác, nhưng, nếu đọc những nhận xét của ông về chỉ hai câu nhạc của họ Trịnh, là Gấu thấy ông ta chẳng hiểu tí chó nào cả, và lý do không hiểu y chang 1 tay cùng băng bỏ chạy của ông ta, "người của chúng ta ở Paris”, đã từng lầm, khi không phân biệt được thế nào là oanh kích, thế nào là pháo kích!

Cái kiểu viết tiếng Việt “í kiến” của ông ta cũng làm Gấu này nực!
Đây là bắt chước trong nước, đám Bắc Kít hay sử dụng, cứ ‘y’ dài là bèn đổi thành ‘i’ ngắn.
Nếu thế, thì Thanh Thúy thành Thanh Thúi ư? 

GNV, trong kỳ tới, sẽ chỉ ra cái ngu ngốc mà còn muốn làm ông nội của ông Tây mũi tẹt này, khi coi Tình Yêu Trái Phá giống như “coup de foudre”!

Chỉ bật mí sơ sơ, tình yêu trái phá không thể nào giống ‘cú đờ phút’ được, vì ‘cú đờ phút’ chỉ đánh trúng 1 thằng, còn trái phá mà nó nổ 1 cái thì là khối thằng bị văng miểng! 

Hồi mồ ma tờ Văn, Gấu đọc ông Tây mũi tẹt dịch Camus, nể quá. Vì tiếng Tây của Gấu thuộc loại ăn đong, còn ông này chính gốc Tây, chính gốc Paris, xém 1 tí thì cũng Tây đặc, chỉ có cái mũi tẹt là không giống.
Bây giờ, về già, đọc ông ta phán bố lếu bố láo, mới hiểu ra, không phải cứ giỏi tiếng Tây, là đọc được sách Tây, thí dụ, của Camus.
Nói thế, không phải là chê ông ta dịch sai.
Dịch đúng, vẫn đếch làm sao hiểu được Camus!

Nguyễn Mạnh Côn chẳng đã từng dịch Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, và phán, dịch thì dịch, chẳng hiểu ông ta nói cái gì?
Khi ông Tây mũi tẹt này dịch Camus, chắc chắn là không hiểu Camus, bởi vì nếu hiểu Camus, ông đâu có ‘tôi bỏ mẹ tôi’, chạy thẳng từ Xề Gòn qua Paris, dịch Camus, làm Tây mũi tẹt, nói không, không, tôi không phải là 1 tên Ngụy!

Chán thật!

Cũng chỉ là tình cờ, nhưng hai thuật ngữ, trong bài điểm sách của Anne Applebaum, có thể muợn, để sử dụng ở đây. Từ “trái phá” của TCS không thể dịch grenade, lựu đạn, được, vì trong nó có cái mà Applebaum gọi là cái “tệ hại nhất của sự khùng điên”, the worst of the madness. Nôm na, nó gây miểng nhiều hơn, so với lựu đạn. Và không biết ai là tác nhân, trong khi lựu đạn liên quan tới người mang, đeo nó. Còn nữa, từ lựu đạn còn có nghĩa, để chỉ 1 người nào cà chớn, "đồ lựu đạn, nó là thằng lựu đạn", thí dụ.

Trong từ ‘trái phá’ có cái nghĩa ‘mù lòa’, theo kiểu ‘trời kêu ai thì người đó dạ’!
Làm sao mà có thể dịch là "lựu đạn" được?

Từ ý nghĩa ‘trái phá mù lòa’ mới ra ý ‘con tim mù lòa có lý do mù lòa của nó’, như Tây mũi lõ phán, trái tim có lý lẽ riêng của nó, lý lẽ mù, khùng, điên, ba trợn... và ‘trao duyên lầm tướng cướp’ là chuyện thường!

TCS là 1 nhạc sĩ, còn là thi sĩ, ông rất rành tiếng Việt, rất cẩn trọng khi dùng chữ, vả chăng, tác giả dùng chữ nào, khi chuyển ngữ, cố dùng chữ đúng, hoặc kẹt quá gần đúng, vậy mà sao lại có mấy thằng ngu, cứ cố tình dịch khác đi, khó hiểu thật!

Cũng thế, từ "trái phá" không phải là 1 ẩn dụ, như Applebaum coi từ "đất máu", trong cái tít của cuốn sách được bà điểm, không phải 1 ẩn dụ.
*

Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được. Vì làm người có nghĩa là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn, mà dịch giả không hiểu nghĩa , hay cảm thấy, chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định].
Cuộc chiến dịch thuật

Trên TV có rất nhiều sai sót vì dịch thuật, và lý do thì cũng rất nhiều, và đều thuộc bậc đầu của ba bậc quỉ ma, theo cách nói của Nabokov.

Mới đây nhất, nhân Linda Lê về trong nước, một độc giả đọc bài dịch cuộc phỏng vấn bà trên tờ báo Tây, dịch từ đời thuở nào, kiếm ra mấy cái lỗi dịch sai, chỉ cho GNV.
Lạ, là những cái lỗi đó, thực sự không nằm trong ba bậc quỉ ma mà Nabokov nhắc tới.
Chúng quá dễ, vậy mà GNV cũng dịch sai!

Thí dụ hai câu sau đây:

Pourquoi ne l'avez-vous pas rejoint au Vietnam?

L.L. On trahit toujours ceux qu'on aime. Faute de les tuer. Mon père est catholique et je connais mieux la Bible que les enseignements des confucéens. J'ai toujours été portée vers le catholicisme. Adolescente, j'aimais lire les vies des saints, puis Dostoïevski et Kierkegaard ont imprégné mon univers, l'ont nourri de culpabilité, de mortification. J'ai toujours éprouvé une très grande attirance pour les mystiques, leur parole faite à la fois de soumission à Dieu et de révolte absolue, leur attirance pour l'avilissement. J'aime particulièrement sainte Thérèse d'Avila, son attitude, sa vie et son Château intérieur. Saint Jean de la Croix, lui, me fascine par son style. Aujourd'hui encore lorsque je me promène, j'entre toujours dans les églises. Et puis, j'écoute beaucoup de chants religieux, Buxtehude notamment.

-Tại sao bà không về VN gặp lại ông?

LL: Người ta luôn luôn phản bội những người mà mình yêu thương. Do không thể giết được họ. Cha tôi là người theo Ca-tô giáo, và tôi biết rành Thánh Kinh, hơn là những điều giảng dậy của Khổng Tử. Tôi luôn hướng về Ca-tô giáo. Từ nhỏ, tôi thích đọc sách cuộc đời những vị thánh, rồi Dostoievski và Kierkegaard đã thấm vào vũ trụ của tôi, nuôi nó bằng thực phẩm: tội lỗi, nhục nhã. Tôi luôn bị cuốn hút bởi những kẻ thần bí, những lời nói của họ vừa là chịu mình trước Thượng đế, vừa là nổi loạn tuyệt đối, sự cuốn hút của họ với chuyện "tự hạ mình" (avilissement). Tôi đặc biệt yêu thích Thánh Thérèse d'Avila, thái độ, cuộc đời, và Château intérieur của ngài. Thánh Goan Thánh Giá (Jean de la Croix) lại quyến rũ tôi, ở văn phong. Bây giờ cũng vậy, mỗi lần đi dạo, tôi luôn luôn vô nhà thờ. Và tôi thích nghe thánh ca, đặc biệt là Buxtehude.

Bản dịch cũ, sai, đã sửa, Gấu dịch "rejoint… " là "nối kết lại với Việt Nam", "mieux.. que", thì dịch “cũng ngang bằng”!

Hóa ra là, do GNV này quá tham, trong khi dịch 1 bài, thì cái đầu lại nghĩ về 1 bài khác, 1 chuyện khác, 1 dự án khác!
Giống như lần dịch 1 bản văn tiếng Pháp cho talawas, đầy lỗi, SCN phải vứt vô thùng rác, thay bằng 1 bản dịch khác, của người khác!

Lần đó, GNV vừa dịch vừa đọc Joseph Roth!
Cái đầu chỉ nghĩ tới
Hành Khúc Radetzky, của Joseph Roth. 

Khủng nhất, là lần đi thi Tú Tài 2, khoá đầu, rớt, vì quá mê cờ tướng, trong đầu chỉ thấy mấy con cờ nhẩy múa, này, đúng ra phải đi nước này... không làm sao tập trung vào bài thi được!

Đây cũng là do phách lối nữa!

Thường, GNV tưởng tượng, ta là 1 đại cao thủ, chơi mấy cuộc cờ, cùng 1 lúc, đụng mấy cao thủ, vấn nạn, nan đề... cùng lúc!
Đang dịch Linda Lê, thì lại tấm tắc với 1 cuốn tiểu thuyết, của tay Qiu Xiaolong, Khi Đỏ là Đen, đang đọc dở.... đại khái như vậy.
Bạn đọc để ý, trên trang nhất TV [giao diện] có tới mấy bài viết, đều dở dang! 

Cái vụ anh Tây mũi tẹt này, không làm sao hiểu được mấy từ đơn giản Tình Yêu Trái Phá, của TCS, đúng là do anh ta bỏ chạy, bợ đít hay không bợ đít VC, mà ra.
Đây là do kinh nghiệm riêng của GNV mà ngộ ra điều trên, không phải buộc tội ẩu tả.
Hưỡn hưỡn, Gấu kể tiếp!

Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa 

Cái vụ dịch dọt này, đang ì xèo trên Da Màu, Gấu nhớ là cũng đã có 1 lúc, ngứa ngáy, nói leo, như thế này:
Câu hát của ông nhạc sĩ họ Trịnh này, chỉ là để nói về một cái chân lý cũ rích, con tim mù lòa nó có lý do mù lòa của riêng nó, người không mù lòa không làm sao hiểu được, nhưng được nói bằng cái ngôn ngữ của thời của ông, tức là thời của trái phá, của lựu đạn, của pháo kích….  Mấy anh chết rét bỏ chạy cuộc chiến, có biết gì về trái phá đâu, mà cũng chê bai, dịch sai!
Cũng vậy, là 1 anh trong số này, chẳng thể nào phân biệt được pháo kích và oanh kích nó đau đớn khác nhau ra làm sao.
Tất nhiên

Cái tay TTD, này, GNV thời gian tập tành đọc sách Tây, và tất nhiên, đọc Camus, thấy ông ta dịch Camus, phục quá đỗi. Nhưng về già, mới hiểu ra mấy đấng này, trong có đấng DT, bạn hiền của GNV, chẳng hiểu tí chó nào về Camus!
Nói rõ hơn, mấy cha này, lành lặn, không 1 tí thương tật, thiếu 1 ngày lính, cho nên đếch đọc được bất cứ cái gì, nói gì Camus!
Và mới vỡ ra mấy giai thoại, đọc từ hồi lớp đồng ấu, trong quốc văn giáo khoa thư.
Thứ nhất, là cái chuyện anh nhà quê đi mua kính, vì nghĩ, cứ đeo cái kính vô, là đọc được chữ!
Thứ nhì, là từ Khổng Tử.
Ông này phán, mỗi lần bạn tính đọc sách là phải chay tịnh, không gần… đàn bà ít lắm là 1 tuần lễ, cho cái tâm nó sạch, nó sáng ra thì mới đọc sách thánh hiền được!

Hà, hà! 

Trong câu phán của Adorno, có ý trên, như là một hệ quả:

Sau Lò Thiêu, sau Lò Cải Tạo, chưa được nếm mùi trái phá, cả lương tâm lẫn thân thể vẫn còn zin, thì thật là dã man, khi bàn về những nhà văn như Camus!

Chính là do nỗi lo sợ từ bỏ thế kỷ không một tí thương tật, mà nhà văn Gunter Grass phải thành thực khai báo trước Đảng, thân thể tôi có 1 vết chàm, do hồi nhỏ hung hăng con bọ xít, nhỏ máu ngón tay, viết đơn xin vô lực lượng SS.
Cả cuộc viết của Steiner, là từ vết chàm: lẽ ra phải có mặt tại Lò Thiêu. 

Cái chuyện sợ chết bỏ chạy, theo VC, trước 1975, thì hiểu được. GNV này cũng đòi phen, tính chuồn. Nhưng quái đản, ở lũ khốn này, là thái độ của chúng, vẫn viết, như chưa từng có gì xẩy ra!

Ngay ở đám VC chính hiệu, trước tình hình nước Mít bây giờ, chúng cũng phải tự vấn lương tâm, và tìm hiểu coi có cái gì sai trái, và nó bắt đầu từ lúc nào. Tất cả tác phẩm của Miền Bắc gần đây, là chủ yếu xoáy vào vấn nạn trên, từ đám già như Tô Hoài, như Nguyễn Khải… cho đến đám trẻ sau đó, như Vương Trí Nhàn, và sau đó, như Võ Thị Hảo, và sau nữa, như Thuận, vậy mà đám khốn kiếp nằm vùng, hay bỏ chạy, vẫn tỉnh bơ, vẫn viết như chẳng có gì xẩy ra, vẫn tiếp tục viết, chẳng hề có chuyện ngưng nghỉ, rồi lại bắt đầu viết trở lại! 

Một đất nước như hiện nay, có bao phần đóng góp của đám nằm vùng, chúng tỉnh bơ, phủi tay, không có chúng tớ! Chúng vẫn viết, như thể lương tâm trắng bóc! Đọc cái bài viết mới của DT, về Thảo Trường, những gì lấn cấn, là ông cho vô ngoặc, “ngoài đề”
(Khi một lý tưởng thất bại thì biến thành ảo tưởng. Nhưng cũng có khi chiến thắng hóa lý tưởng thành ảo tưởng: ngoài đề.)
(Có kẻ không muốn chen chân vào hào quang của người chiến thắng, thì nấp vào bóng mát của cây lọng người quân tử sa cơ: ngoài đề.)
Ngoài đề, tuyệt! (1)
Thế thì DT, ở trong hay ở ngoài, đề?
(1) Cái tay điểm sách Primo Levi, trên NYRB cũng có ý này, khi gọi thời gian Levi ở Lò Thiêu là "ngoài thời"...   (2)
(2)

… vì những ngày tháng lang thang vùng Đông Đức của Levi là một "ngoài-thời" (a kind of "time out"), giữa Auschwitz-như-kinh nghiệm và Auschwitz-như-hồi nhớ. Cuốn sách khép lại với tiếng kẻng báo thức, đúng ra là tiếng hô buổi sáng của trưởng trại Auschwitz: Thức dậy! (Wstawach!).

... một người diễu cợt (ironist) và hài hước (humorist) đã đi đi lại - như là một cách chơi - qua những nấc thang âm thanh, đề tài, giọng điệu... Primo Levi được trình bầy ở đây: như là một con người lạc quan, một Do-thái đã hội nhập vào một người Ý trong cơn đọa đầy ở Auschwitz. Có thể so sánh với Dante, bằng cách diễn tả Ulysses - một hình tượng văn chương mà Levi ưa thích, và cũng là một hóa thân của ông - như một người lính già trên đường qui cố hương kể lại một vài vấn đề khi rong chơi nơi Lò Thiêu
Nguồn

Camus không dễ đọc. Ngay nhà thơ ông anh của Gấu mà đọc không nổi Camus, nữa là, ấy là vì, khi đó, ông vẫn còn tin vào một ‘nghĩa cả’ nào đó, và không làm sao chấp nhận cái thái độ đứng ở lưng chừng trời của Camus, và ông phán, thật ác liệt, cái chết phi lý của Camus, đã nhốt chặt ông ta vào dĩ vãng.

Nhưng chỉ đến tháng 3 1975, trong lần nói về thơ Vũ Hoàng Chương, và có thể lần cuối cùng nói về thơ, tại một Miền Nam tự do, TTT mới có lời nói lại về trường hợp Camus, khi vinh danh thơ:

Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang Tử nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Hoàng Chương.

Còn Vargas LLosa, ông này cũng không chịu nổi Camus, cho tới khi ông đụng đầu khủng bố, khi ra tranh cử tổng thống....

Hai mươi năm trước đây, Albert Camus là một tác giả thời thượng; những kịch phẩm, tiểu luận và tiểu thuyết của ông giúp những người trẻ tuổi, sống. Vào lúc đó, bị ảnh hưởng Sartre, say mê những tư tưởng của ông ta, tôi đọc Camus mới ngán ngẩm làm sao, và nhiều khi còn bực bội về cái gọi là chất trữ tình làm ra vẻ trí thức của ông!
Sau đó, khi tác phẩm di cảo của ông, Sổ Ghi [Notebooks], được xb, vào năm 1962 và 1964, tôi bèn đi vài đường tạp ghi, bằng một giọng văn tầm phào, bố lếu bố láo, phiến diện, tôi chụp cho cái xác của ông một cái nón mầu ‘xám chưa đủ xám’[a ‘premature greyness’]. Dựa vào thái độ của ông trước thảm kịch Algeria - một vị trí mà tôi thật sự chẳng hiểu cái chó gì, hò theo những kẻ thù, đối thủ của ông, không chịu đọc thẳng ông, tôi tự cho phép mình vẽ ra một hình ảnh tiếu lâm về ông, một kẻ công chính, một ông bình vôi, the lay saint, mà những đệ tử của ông để lên bệ thờ và cứ thế xì xụp!
Tôi đếch thèm đọc ông, cho mãi tới mấy tháng trước đây, may mắn làm sao, trong khi theo dõi một vụ khủng bố tấn công ở Lima [ở Sài Gòn, do tay khủng bố VC nằm vùng DH, cũng một đệ tử của ông, thực hiện! Hà, hà!]… . tôi lại mở ra Kẻ Nổi Loạn, một tiểu luận của ông về bạo động trong lịch sử mà tôi đã quên mẹ nó từ lâu (hay, chẳng bao giờ hiểu được).
Ui chao, đúng là một mặc khải.
Cú tìm tòi, nghiên cứu của ông về những nguồn gốc triết học của khủng bố, món quà quí báu [đặc sản Nam Bộ của đám VC nằm vùng đem đến cho dân Miền Nam, trong có Gấu, đã từng xơi hai trái mìn cờ lê mo của DH hoặc bạn của ông!] của lịch sử đương thời, làm cho tôi kinh ngạc đến mất hết cả hồn vía, vì cái sự sáng suốt, cái sự xác đáng nóng bỏng của nó, cùng với nó là những câu trả lời cho những hồ nghi và sợ hãi mà tôi cảm thấy, về thực tại đất nước tôi. Tôi sướng điên lên, khi khám phá ra rằng, một số những nan đề về chính trị, lịch sử và văn hóa, của riêng tôi, sau bao nhiêu lần vấp ngã, sa sẩy, té lên té xuống, sau cùng đã đi đến những kết luận, những giải đáp y chang của ông Camus!
Trong mấy tháng sau đó, do tôi cứ thế đọc đi đọc lại ông, sau bao bất đồng không thể tránh khỏi, cuối cùng tôi thấm đòn, gật gà gật gù chịu ông, và biết ơn ông.
Sau đây, tôi sẽ đi vài đường, về cái hình ảnh mới mẻ mà tôi nhìn ra ở nơi ông.

Tình Yêu như Trái Phá

Cái vụ anh Tây mũi tẹt này, không làm sao hiểu được mấy từ đơn giản Tình Yêu Trái Phá, của TCS, đúng là do anh ta bỏ chạy, bợ đít hay không bợ đít VC, mà ra.
Đây là do kinh nghiệm riêng của GNV mà ngộ ra điều trên, không phải buộc tội ẩu tả.
Hưỡn hưỡn, Gấu kể tiếp!

Thú thực, Gấu này không làm sao hiểu nổi, cái ông Tây mũi tẹt bỏ chạy cuộc chiến, chẳng biết gì về lựu đạn, trái phá, pháo kích, oanh kích, nó ra thế nào, và nỗi sợ nó giáng xuống, khác nhau ra làm sao, nhưng, ngay cả những tên Mít đã từng trải qua cuộc chiến, dù gián tiếp, vậy mà cũng có tên e thẹn đưa ra ý kiến, trái phá nên dịch ra tiếng Anh, tiếng U, là ‘grenade’, rồi nghĩ sao, lại thưa chị, em nghĩ, nên thêm vô, smoke grenade, lựu đạn khói, chắc là nghĩ phải có khói, thì mới mù được!

Đứa con gái lớn của Gấu, sinh ra đúng những ngày Mậu Thân, mẹ hàng đêm nghe pháo kích, sợ quá, ảnh hưởng tới đứa bé khi còn nằm trong bụng, thành thử cháu chậm biết đi, trí thông minh chỉ còn một nửa, chắc thế, so với mấy đứa kia, và đến già vẫn còn bị tật đái dầm, khủng khiếp hơn nũa, 1 trong hai đứa con của nó, cũng mắc tật đái dầm y như mẹ!
Từ 1 kinh nghiệm khủng khiếp như thế, thử hỏi phải dịch trái phá là gì? Trái lựu đạn ư?

Một người lính quen thân với Gấu, có truyền cho Gấu hai kinh nghiệm, 1 về lựu đạn, và 1 về trái phá. Anh ta biểu, hồi mới đánh nhau, tụi Mặt Trận sử dụng lựu đạn do cơ xuởng ở trong rừng của chúng chế tạo, kêu bằng lựu đạn nội hoá, mỗi lần tụi nó thẩy tới tụi này, lăn long lóc, thế là tụi này lấy cái nón sắt chụp, rồi ngồi lên, nghe đánh ình một cái, đít nhảy dựng lên 1 cú, là xong!

Còn trái phá, thì anh ta biểu, nếu mi nghe tiếng trái phá nổ đánh ình một cái kế bên, thì sau đó, liền lập tức, nhẩy vô cái hố, là khoẻ re, bởi chưa bao giờ xẩy ra trường hợp hai trái đạn trái phá cùng tranh nhau 1 cái lỗ cả!

Hà, hà!

Hai trái lựu đạn tranh nhau 1 cái lỗ, thì lại là 1 câu chuyện tiếu lâm tục, chắc cũng nhiều người đã từng nghe, và kể!

Thành thử thứ tình yêu như trái phá, nó khủng khiếp lắm, thê lương lắm, đầy mùi vị của cái chết, của người chết hai lần, của đêm nghe tiếng đại bác, của người phu quét đường dừng chổi đứng nghe...  làm sao mà 1 tên Mít bỏ chạy cuộc chiến hiểu được, vậy mà cũng bầy đặt, lên lớp, lên giọng bố chó xồm, trước đây mấy chục năm ta đã từng dịch Camus!

Tây mũi tẹt không hiểu, nhưng thứ chính hiệu mũi lõ, lại hiểu, có thể hiểu hơn cả anh nhạc sĩ da vàng hát nhạc đỏ, và có thể, đây cũng là cảm nhận của TTT, khi ông dịch bài thơ Barbara của Prévert, và khi ông viết lời tựa cho tập thơ Tiếng nói một người của Trần Lê Nguyễn.

Barbara, Barbara,
Đêm đó mưa rơi hoài xuống Brest.... 

Hỡi Barbara
Cuộc chiến tranh xuẩn ngốc xiết bao
Còn em giờ đã ra sao
Dưới trận mưa lửa thép….

Rappelle-toi Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour-là
Et tu marchais souriante
Épanouie ravie ruisselante
Sous la pluie
Rappelle–toi Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest
Et je t’ai croisée rue de Siam
Tu souriais
Et moi je souriais de même
Rappelle–toi Barbara
Toi que je ne connaissais pas
Toi qui ne me connaissais pas

Kỷ niệm thê lương, tuyệt vời, và nhớ đời, hết đời này qua đời khác, giả như có đời này, đời khác, kiếp này, kiếp khác, về "tình yêu như trái phá", Gấu lèm bèm về nó nhiều lần, và, có thể vì vậy, lần đầu tiên nghe ai đó hát lên, tình yêu như trái phá, con tim mù lòa ‘bỗng sáng rỡ ra’, là Gấu này thấm liền, ngộ ra liền….
*
Khi Nabokov cảnh báo về ‘ba bước tới địa ngục’ trong dịch thuật, có lẽ trong đầu ông chỉ nghĩ tới vấn đề lương tâm và đạo đức của dịch giả, như là một anh thợ, thợ dịch!
Alain mới là người nhìn rộng hơn, khi khuyên đệ tử, yêu ai thì cứ dịch người đó, rồi cũng sẽ trở thành nhà văn như thầy của mình.
Theo nghĩa đó, viết văn là phải có thầy, và dịch, cũng chính là sáng tạo.
Sở dĩ Mít chúng ta không có ‘nhiều’ dịch phẩm để đời, chính là vì đội ngũ những nhà dịch thuật của chúng ta, đa số chỉ là thợ, thợ dịch!
Một khi bạn coi dịch giả là sáng tác gia thì mọi khổ nạn liên quan tới sáng tác, cùng lúc, cũng là những đau nhức của dịch thuật!
Theo nghĩa đó, chúng ta nắc nỏm, tâm đắc… với Toni Morrison, khi bà trả lời tờ The Paris Review, trong mục Nghệ Thuật Giả Tưởng. 

INTERVIEWER
Do you ever read your work out loud while you are working on it?
MORRISON
Not until it's published. I don't trust a performance. I could get a response that might make me think it was successful when it wasn't at all. The difficulty for me in writing-among the difficulties-is to write language that can work quietly on a page for a reader who doesn't hear anything. Now for that, one has to work very carefully with what is in between the words. What is not said. This is measure, which is rhythm, and so on. So, it is what you don't write that frequently gives what you do write its power.
INTERVIEWER
How many times would you say you have to write a paragraph over to reach this standard?
MORRISON
Well, those that need reworking I do as long as I can. I mean, I've revised six times, seven times, thirteen times. But there's a line beetween revision and fretting, just working it to death. It is important to know when you are fretting it; when you are fretting it because it is not working, it needs to be scrapped.
INTERVIEWER
Do you ever go back over what has been published and wish you had fretted more over something?
MORRISON
A lot. Everything. 

Câu hỏi/trả lời thứ nhất, một cách nào đó, liên quan tới lời nhạc của TCS. Một khi chúng ta, những người yêu nhạc của ông, nghe tiếng hát của Lệ Thu, hay của Khánh Ly cất lên, "tình yêu như trái phá", lập tức, chúng ta cảm thấy đau, như thể có một quả đạn trái phá, nổ đâu đó, quanh ta, và có thể, bạn còn nghĩ đến, một người thân nào đó, đã banh xác vì nó! (1)
Đây là nỗi đau - bạn gọi nó là hạnh phúc thì cũng được - của đám Miền Nam, khi nghe nhạc họ Trịnh. Đám bỏ chạy, đám Bắc Kít sau 1975, không có nỗi đau này.
Hoặc có, nhưng họ vờ đi!
Hoặc cảm thấy nỗi đau, như nỗi nhục, vì đây là chiến lợi phẩm của họ, như là những tên ăn cướp!
Hà, hà!

Câu trả lời thứ nhì liên quan đến dịch thuật, như là sáng tác.

(1)

Garcia Marquez có 1 truyện ngắn, chúng ta có thể sử dụng nó, để ‘minh họa’ cho cái cảm giác, như nhìn thấy cái chết, khi KL hát lên lời liêu trai, trù eỏ, “tình yêu như trái phá”….
Câu chuyện một em chuyên làm nghề thầy bói, về già, bèn bói cho mình 1 quẻ, và quẻ phán, chỉ còn ít lâu thì ngoẻo; thế là em lo xây dựng phần mộ của mình, và mỗi lần đi thăm chốn yên nghỉ, thì bèn dẫn theo 1 con chó, hy vọng, khi em đi rồi, nó sẽ lâu lâu ghé thăm mộ, cùng một bó hoa; thế rồi một bữa, đi thăm nơi mình sẽ an nghỉ, trên đường về, gặp 1 chàng xin quá giang xe; đến nhà, chàng bèn tự nhiên như người Hà Nội, lững thững cùng em vô nhà, để cùng đưa nhau vào hạ, và đúng cái lúc lấy chìa khoá mở cửa phòng, thì em hiểu ra, những điềm triệu về cái chết của quẻ bói, chính là những điềm triệu của tình yêu.


Tình Yêu Như Trái Phá   

TRẦN THIỆN ĐẠO

…. Là bởi trái phá trong câu ca từ chỉ là hình ảnh cụ thể phác họa một í niệm chớ không một vật thể đặt định nào. Trái phá ở đây dịch là artillery shell, hay grenade, hay smoke grenade, hay exploding shell, hay một từ khác chỉ định bom đạn thì cũng có í nghĩa tượng trưng ngang nhau. Nhưng nếu như chuyển nó bằng một từ nào thích hạp với cách diễn đạt bản năng của người phương Tây thì chắc dễ được họ tiếp thu một cách thấm thía hơn. Chẳng hạn sử dụng í niệm coup de foudre của Pháp, hoặc love at first sight (hay coup de foudre lấy nguyên xi tiếng Pháp) của Anh và Mĩ - cả hai đều hàm nghĩa sét đánh giống như chúng ta đã nhại theo tiếng Pháp… Và chắc còn nhiều từ/thành ngữ sở tại và cách diễn đạt khác nữa mà chúng tôi không/chưa nghĩ ra, mà bạn đọc sành Anh ngữ và Mĩ ngữ đã nghĩ tới rồi.
Tạm kết
Trở lên trên là những í kiến sơ đẳng, nhưng đã được tôi luyện qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và chuyển dịch Pháp->Việt, Việt->Pháp và Pháp->Anh, Anh->Pháp. Tuy chỉ chạm tới những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng chẳng phải vì vậy mà không liên quan tới những vấn đề khái quát.
Dịch thuật vốn là một công việc trần ai, ngoại trừ lối dịch cẩu thả và lấy có, kể cả của mấy dịch giả danh tiếng, thường thấy trên thị trường của chúng ta hiện nay. Cho nên câu chuyện sẽ còn dài và còn lâu mới (chưa chắc) chấm dứt.

TRẦN THIỆN - ĐẠO
(Paris, 03/05/2010)

Ông Tây mũi tẹt này kể cũng lớn lối, khi lên giọng chê bai những dịch giả khác, nhưng, nếu đọc những nhận xét của ông về chỉ hai câu nhạc của họ Trịnh, là Gấu này thấy ông ta chẳng hiểu tí chó nào cả, và lý do không hiểu này, y chang 1 tay cùng băng bỏ chạy của ông ta, "người của chúng ta ở Paris”, đã từng lầm, khi không phân biệt được thế nào là oanh kích, thế nào là pháo kích!

Cái kiểu viết tiếng Việt “í kiến” của ông ta cũng làm Gấu này nực!
Đây là cái trò bắt chước trong nước, nhất là đám Bắc Kít hay sử dụng, cứ ‘y’ dài là bèn đổi thành ‘i’ ngắn.
Nếu thế, thì Thanh Thúy thành Thanh Thúi ư? 

GNV này, trong kỳ tới, sẽ chỉ ra cái ngu ngốc mà muốn làm ông nội của ông Tây mũi tẹt này, khi coi Tình Yêu Trái Phá giống như “coup de foudre”!

Chỉ bật mí sơ sơ, tình yêu trái phá không thể nào giống ‘cú đờ phút’ được, vì ‘cú đờ phút’ chỉ đánh trúng 1 thằng, còn trái phá mà nó nổ 1 cái thì là khối thằng bị văng miểng! 

Hồi mồ ma tờ Văn, Gấu này đọc ông Tây mũi tẹt này dịch Camus, nể quá. Vì tiếng Tây của Gấu thuộc loại ăn đong, còn ông này chính gốc Tây, chính gốc Paris, xém 1 tí thì cũng là Tây đặc, chỉ có cái mũi tẹt là không giống.
Bây giờ, về già, đọc ông ta phán bố lếu bố láo, mới hiểu ra, không phải cứ giỏi tiếng Tây, là đọc được sách Tây, thí dụ, của Camus.
Nói thế, không phải là chê ông ta dịch sai.
Dịch đúng, vẫn đếch làm sao hiểu được Camus!

Chán thật!


Thấy người sang bắt quàng làm họ, cái vụ nhà Nobel Toán, ngửi khói hành lang, biết mình đuợc Nobel, bèn vội vàng xin nhà nước mũi lõ phát cho quốc tịch Tây, có cái gì giông giống Gấu, khi, vào năm 1954, ở Hà Nội, khi Ông Tây chồng bà Me Tây là Cô Dung của Gấu, làm thủ tục kết hôn, và đưa vợ về nước, thì Gấu cũng tự nhủ, mình sẽ học tiếng Tây, để làm sao viết cho được 1 cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn 1 ông Tây thuộc địa, bởi vì không có ông, là không làm sao có… Gấu Nhà Văn, và thay vì như vậy, thì có 1 thằng Bắc Kít khốn nạn cũng cỡ Đông B, chắc hẳn !

Về già, Gấu ngộ ra, giả như Gấu cố học tiếng Tây, để chuồn, thì chắc hẳn, sẽ được như, thí dụ, ông Tây mũi tẹt, cách đây mấy chục năm đã từng dịch Camus !

Gần bốn mươi lăm năm trước, vào tháng 12/1966, khi chuyển dịch xong truyện kể La Chute (Sa đọa – 1954) của nhà văn Pháp Albert Camus (1913-1960), chúng tôi có bộc bạch như sau: « Trong công trình này, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp khó xử: người Việt nam ít khi biểu lộ những thực tại vô hình bằng những khái niệm trừu tượng, mà thường gợi ý qua nhiều cách nói vận dụng hình ảnh cụ thể. Mà ép buộc dùng hình ảnh cụ thể lại khó bề bám sát ý nghĩa của từ ngữ trừu tượng. Gặp những trường hợp tương tợ, chúng tôi đã không ngại tùy cơ ứng biến, cốt sao vừa diễn tả được trọn vẹn những ý niệm phát biểu. »
TTD

Cái ông Camus được ông Tây mũi tẹt này dịch gần bốn mươi năm trước khác hẳn ông Camus bây giờ, sau cú 11/9, thí dụ. Ông ta thì vẫn thế, Sa Đọa của ông thì vẫn thế, nhưng cái nhìn của chúng ta, về ông, về tác phẩm của ông, khác đi, khác đi nhiều lắm.
Gấu thực sự không hiểu ông Tây mũi tẹt, nghĩ gì, khi chọn Camus, và chọn Sa Đọa để dịch, cách đây mấy chục năm, vào lúc cuộc chiến Mít "chưa hứa hẹn những điều khủng khiếp", [ông này chuồn lẹ lắm, trước tất cả mọi người, kể cả ‘người của chúng ta ở Paris’, chắc hẳn, vì khi GNV còn cắp sách đi học, thì đã thấy ông ta ở Paris rồi!]

Cái chuyện "khó xử" khi dịch của ông, mang tính 'kỹ thuật', khi chuyển dịch bất cứ 1 ngôn ngữ. Ông không cho biết, cái khó xử, kia, khác, khi chọn Camus để dịch?

Hay là ông lấn cấn khi "bỏ mẹ tôi", và chọn Đầm làm mẹ?

Đây là vấn đề tiềm ẩn, có thể, bởi vì như NMG có lần giải thích, khi GNV hỏi, văn của ông khác hẳn Dos, tại sao lại chọn Dos là Thầy, anh trả lời, chính vì khác, nên chọn, như 1 kẻ mình không làm sao đạt tới, và chỉ đứng xa vái vọng.

Ông Tây mũi tẹt, do bỏ chạy mẹ tôi, nên lương tâm của ông cắn ông ta đau quá, nên chọn Camus để dịch?
Chắc không đâu, vì nghe khẩu khí của ông, chỉ qua 1 đoạn viết, thì có vẻ ông rất ư là tự mãn. Hơn thế nữa, còn giở giọng Thầy ra dậy dỗ, coi độc giả như học trò của ông:

Trở lên trên là những í kiến sơ đẳng, nhưng đã được tôi luyện qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và chuyển dịch Pháp->Việt, Việt->Pháp và Pháp->Anh, Anh->Pháp. Tuy chỉ chạm tới những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng chẳng phải vì vậy mà không liên quan tới những vấn đề khái quát.
TTD

Đúng giọng bố chó xồm! Không có lấy 1 tí khiêm tốn tối thiểu làm thuốc!

1966: Gấu ăn mìn của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày 26.6.1965. 

Chắc vào lúc đó, ông Tây mũi tẹt đang ngồi dịch Camus ở Paris

Một trong những chuyện cực thú của VC, đối với riêng GNV, đó là cách chúng đối xử với đám Miền Nam bỏ chạy bợ đít chúng: đếch cho về!
Anh Tây mũi tẹt này, già quá rồi, sắp chết rồi, chúng mới gật đầu cho về.
Về 1 cái, là lên giọng Thầy, dạy hết người dịch này đến người dịch kia, cả ở trong lẫn ngoài nước, lại còn khoe sách được nhà nước VC cho phép in, sắp cho ra lò!
Chán thật!

*

Nadine Gordimer chọn Sách Trong Năm 2007: Camus @ Combat:

Non-fiction - Camus at "Combat": Writing  1944-1947 by Albert Camus, edited by Jacqueline Levi-Valensi (Princeton): editorials and other texts, letters, published at high personal risk by Camus in what began as an underground newspaper during the German of Occupation of France. Every line totally charged with extraordinary synthesis of passionate conviction and objectivity in intellecctual force that distinguishes Camus's creative talent in his novels, The Plague and The Outtsider. As editor and journalist, he writes on the premiss, good for during the Occupation and prescient for our present he did not live to see: " ... the end of ideologies is upon us, that is, the end of absolute utopias that destroy themselves owing to the heavy price they eventually exact when they seek to become part of historical reality". After the war, he wrote on Algeria what held good for other colonial empires as well: "The failure to peacefully put an end to colonialism in the aftermath of World War II ... a serious, if not the most serious, failure of French democracy itself'.

… Loại không giả tưởng, tôi chọn cuốn “Camus tại báo Combat", gồm những bài bình luận, và những bài viết khác, xuất hiện vào lúc thật nguy hiểm cho người viết, trên tờ nhật báo chui tại một nước Pháp bị Nazi chiếm đóng. Mỗi dòng viết, chứa trong nó, sự tổng hợp kỳ tuyệt, của niềm tin say mê và của tính khách quan, trong một sức mạnh trí tuệ, chính nó làm rạch ròi ra cái tài năng sáng tạo của Camus, ở trong những cuốn tiểu thuyết, Dịch Hạch Kẻ Xa Lạ.  Vừa là chủ bút vừa là ký giả, ông viết, về tiền đề, tốt cho thời kỳ [nước Pháp bị] Chiếm Đóng, và còn là một dự báo cho thời hiện tại của chúng ta mà ông chẳng còn sống để chứng nghiệm: “… sự cáo chung của những ý thức hệ đè lên chúng ta, nói rõ hơn, sự cáo chung của những không tưởng tuyệt đối, chúng tự huỷ chúng, và trong khi tự huỷ, chúng còn đòi cái giá nặng nề khi muốn có phần trong thực tại lịch sử”. Sau chiến tranh, ông viết về Algeria, điều được coi là tốt, không chỉ cho cựu xứ sở thực dân thuộc địa này mà còn cho những đế quốc thực dân thuộc địa khác: “Sự thất bại không kết thúc một cách hoà bình chủ nghĩa thực dân thuộc địa, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt… là một thất bại nghiêm trọng, nếu không muốn nói, tối nghiêm trọng, cho chính nền dân chủ của nước Pháp”.
Nguồn

Tưởng Niệm Camus

Ở trong những tác phẩm sau này của Camus, phong cảnh – và trên tất cả, phong cảnh quê ta, miền đất thiên đàng Địa Trung Hải của ông - vưỡn hiện diện, thường như là, một ham muốn tàn khốc, an atrocious desire, hay một hoài nhớ khủng khiếp, đến trở thành khốn khổ, khốn nạn, rất ư là hơi bị thảm hại [y chang Gấu, những ngày sắp lìa đời!], a terrible nostalgia: Marthe và bà mẹ của cô, những tên trộm cướp và những tên sát nhân trong Ngộ Nhận, làm thịt du khách trong quán trọ, để có một ngày, có đủ vốn liếng, tậu được một căn nhà bên bờ biển [Ui chao, chẳng lẽ đây là giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc Trường Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ, xây cái nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng lắm?], và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clemence, sau khi xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The Fall, tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên như một con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm: “Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!” [‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us despair’]: Ở Camus, cái đẹp và cái ấm mà con người được thừa hưởng từ thiên nhiên không chỉ thỏa mãn nỗi thèm khát của cơ thể, mà còn là một thứ thánh dược thanh tẩy tâm hồn!

Ui chao, những câu sau đây, trong Lần Cuối Sài Gòn, của 'đại văn hào' Gấu Nhà Văn, mà không phải những "thánh ngôn" 'thanh tẩy tâm hồn', ư?

Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn.

Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.

Suốt cuộc đời, Camus luôn tỏ ra trung thành với niềm tin, rằng con người phải hoàn chỉnh trọn vẹn chính mình, sống trọn với bản chất của mình, khi mình tương hợp với thế giới tự nhiên, khi cuộc ly dị giữa nó và thế giới tự nhiên sẽ cắt manh mún cuộc hiện hữu nhân sinh của nó. Có lẽ, đây là niềm tin, kinh nghiệm của một người lớn lên không nương tay nhờ sỏi, đá, bụi bặm, giọt mưa, sợi nắng, và, nó tách Camus ra khỏi cái đám đông khốn kiếp ở thành phố, ở Paris, và hơn thế nữa, tách ông ra khỏi cả một tầng lớp trí thức cùng thế hệ với ông. Tất cả lũ, nào Mác Xịt, nào Ky Tô, nào tự do, nào hiện sinh, đều có một điểm chung: chúng đều thần tượng hoá lịch sử. Sartre và Merleau-Ponty, Raymond Aron và Roger Garaudy, Emmanuel Mounier và Henri Lefebvre, ít ra đều đồng ý về một điểm: rằng con người là một con người xã hội, và, để hiểu nỗi khốn cùng, những khổ đau của nó, và đề ra giải pháp cho vấn đề của con người, việc đó chỉ thế xẩy ra, ở trong cái khung lịch sử. Kẻ thù ở bất cứ đâu đâu, ở bất cứ điều gì khác, nhưng đám này đều chia sẻ với nhau một giáo điều rộng lớn nhất trong mọi giáo điều của thời đại chúng ta: rằng lịch sử là chìa khóa cho câu hỏi nhân sinh [that history is the key to the human question], là nơi chốn, môi trường, ở đó, trọn số phận của con người được quyết định.
Llosa: Albert Camus và đạo đức học của những giới hạn

Bây giờ thì Gấu hiểu được, vị trí của ông anh nhà văn nhà thơ của Gấu, và cái sự tại sao ông không chịu nổi Camus!

GNV này thường tự hỏi, nhiều câu lẩn thẩn, thí dụ, trong khi trong 3 triệu Mít chết, thì anh Tây mũi tẹt này đang làm gì ở Paris. GNV biết, 1 trong những ông bạn của anh ta, làm cớm cho VC, còn anh này thì không biết làm gì

Vẫn được đi, nhưng chẳng lẽ cả 1 cuộc chiến đau thương như thế, thoát chết nhờ bỏ chạy, và nay già, được VC cho về, chỉ để khoe, tớ rành tiếng Tây, tiếng Anh, và đã làm thầy ở xứ người?

Vẫn được đi. Tuy nhiên GNV này không làm sao hiểu được, bằng cách nào anh ta đọc, và dịch Camus?

My dad read me The BFG by Roald Dahl when I was younger. I'm really fond of that book. Le Petit Prince [by Antoine de Saint-Exupéry]. I like books that aren't just lovely but that have memories in themselves. Just like playing a song, picking up a book again that has memories can take you back to another place or another time.
10 Questions

Tôi thích những cuốn sách chứa trong nó những hồi ức, giống như chơi 1 bản nhạc, cầm lại nó lên là những hồi ức có thể đưa bạn trở lại 1 nơi chốn khác, 1 thời gian khác. 

Anh Tây mũi tẹt này đọc Camus, thì có được những hồi ức gì? Và chúng đưa anh ta đi đâu, đến thời nào khác, khi đọc lại?

Nhân vụ ông Tây mũi tẹt cao giọng về dịch dọt, chê thiên hạ dịch thua ông xa, TV post bài viết của Nabokov, Nghệ Thuật Dịch, bản tiếng Tây, trước, bản tiếng Anh, sau [khi nào tìm được trong Tàng Kinh Các hầm bà làng của GNV!], liên quan tới ba bước tới địa ngục, trong dịch thuật!

Đọc, rồi áp dụng một cách thông minh và thiên tài vào trường hợp ông Tây mũi tẹt, thì thấy.. không được!
Đúng ra, phải nhét ông ta vào trường hợp mà Steiner đã chỉ ra, trong bài viết
Nhân Văn, đại khái, người nào mà nghe câu hát của TCS, Tình Yêu như Trái Phá, mà không thấy rùng mình, thì đúng là mù, hoặc điếc, hoặc cơ thể chậm phát triển!
Hoặc mắc bịnh vô cảm như VC thường nói!
Với ông Tây mũi tẹt này, quả đúng như thế, và đây là do thiếu 1 ngày lính mà ra.
Chuồn lẹ quá, thành thử chẳng thấy rùng mình gì hết, khi nghe hát nhạc Trịnh, mà chỉ thấy “buồn bã với những môi hôn”!
Chính vì chuồn lẹ quá, chưa từng nghe tiếng trái phá, nên cho rằng nó giống như 1 cú sét đánh!
*
Xuyên suốt bài viết, điều mà tôi nhắm tới, đó là ý niệm về "humane literacy". Trong cuộc trò chuyện lớn lao với những người chết còn sống mà chúng ta gọi là đọc sách đó, vai trò của chúng ta không phải là một vai trò thụ động. Đọc là một kiểu hành động, chứ không phải là chuyện mơ màng hay trò nhâm nhi dửng dưng, phát sinh từ buồn chán. Chúng ta lay động sự hiện hữu, tiếng nói của cuốn sách. Chúng ta cho phép nó nhập vô - tuy lúc nào cũng cảnh giác - phần sâu thẳm ở trong chúng ta. Một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết cổ điển, chúng áp đảo; chúng tấn công, và chiếm lĩnh những trọng điểm của ý thức. Bằng những chiêu thức kỳ lạ của một bậc thầy, chúng quay quật trí tưởng tượng, cõi dục, tham vọng, và những cơn mộng thật bí ẩn, thật thầm kín của chúng ta. Những kẻ đốt sách biết rõ điều mà chúng đang làm. Nghệ sĩ là một sức mạnh không thể nào kiểm tra được: kể từ Van Gogh, không một con mắt Tây-phương nào nhìn cây bách mà không nhận ra ở trong đó, khởi đầu của một ngọn lửa. 

Theo mức độ tối thượng, văn chương cũng như vậy. Người nào đọc Hồi Thứ 24, sử thi "Iliad" - đêm gặp gỡ giữa Priam và Achilles - hay là chương Alyosha Karamazov quỳ dưới những vì sao, người nào đọc chương XX của Montaigne (Que philosopher c'est apprendre l'art de mourir: Rằng suy tư triết học là học nghệ thuật chết) (6), và cách mà Hamlet sử dụng nó, và người nào mà không thấy mình bị biến đổi, nhận thức về chính cuộc đời mình vẫn như cũ, cái nhìn căn phòng [mới] chuyển tới chẳng gợn chút thắc mắc, những ai kia gõ cửa đâu có gì khác: người đó đọc mà sự thực là mù, tuy vẫn nhìn được, theo nghĩa vật lý. Liệu ai đó có thể đọc "Anna Karenina" hay Proust mà chẳng kinh nghiệm được gì, về sự yếu đuối trong những tình cảm, ý nghĩ liên quan tới dục tính? 

Đọc tới nơi tới chốn, là chấp nhận hiểm nguy. Điều gọi là căn cước, sự tự chủ của chúng ta có thể bị thương tổn. Trong những biểu hiện khởi đầu của chứng động kinh, có một giấc mơ thật đặc trưng; Dostoevsky nói về nó. Con người như bị nhấc bổng ra khỏi thân thể của mình; người đó nhìn ngoái lại và cảm thấy một nỗi sợ bất thần, khùng điên; một hiện hữu khác đang đi vô chính cái thân thể của mình đó, và chẳng còn đường nào để mà trở lại. Nỗi sợ khủng khiếp làm cho cái đầu cố bật dậy, tỉnh giấc. Cũng vậy, khi chúng ta cầm trong tay một tác phẩm lớn lao, văn chương hay triết học, tưởng tượng hay đề thuyết. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta, khiến chúng ta [phải] bỏ đi lang thang, sợ hãi ngay chính mình, không còn nhận ra mình. Người nào đọc "Metamorphosis"("Hóa Thân") của Kafka, và nhìn vào gương không rùng mình, người đó có thể đọc bản in, theo nghĩa kỹ thuật của từ "đọc", nhưng thực sự là mù chữ, theo đúng nghĩa của việc đọc. 

 Bởi vì cái cộng đồng của những giá trị truyền thống, đã tản mác, bởi vì những từ, chính chúng cũng bị vặn vẹo, rẻ rúng, bởi vì những thể loại cổ điển châm ngôn, hay ẩn dụ ngày trở thành những kiểu nói làm xàm cho qua đi: nghệ thuật đọc sách, nghệ thuật về một khả năng biết chữ thực sự (true literacy) phải được tái tạo dựng. Đây là nhiệm vụ của phê bình văn học: giúp chúng ta - như là những con người hoàn toàn - đọc. Bằng những thí dụ về sự chính xác, về nỗi sợ hãi, và niềm vui rạng ngời. So với hành động sáng tạo, nhiệm vụ này là thứ yếu. Nhưng chưa bao giờ nó quan trọng như là lúc này. Không có nó, sáng tạo, chính nó, có thể rơi vào câm lặng.

Đọc bài viết của Steiner, từ đó, quy về TTD, GNV thực sự tin, ông ta không đọc được, nói chi dịch, Camus

Cái chuyện VC mê TCS hơn Ngụy ngày nào làm Gấu nhớ đến trường hợp Tẩu Khúc của Thần Chết của Celan. Bài thơ của Celan làm dịu nỗi đau của người Đức, sau cú Lò Thiêu.
Tương tự, nhạc TCS  đã giúp đám bỏ chạy bợ đít VC, đám VC chính hiệu nuốt được nỗi đau 3 triệu con người chết vô ích, và nỗi nhục về tình trạng băng hoại như hiện nay ở trong nước.
Bản thân Trịnh cũng đậm nỗi đau đó, chính vì thế mà ông viết ra thứ nhạc đó!
Tình Yêu như Trái Phá, 1 cách nào đó, còn là nỗi mong mỏi của họ Trịnh. Ông thèm được “chọn bên” [chọn VC trong cuộc chiến, và khi nó chấm dứt, chọn đi cải tạo như bạn bè Miền Nam của ông, chọn đi vượt biển, như cả Miền Nam], và bất cứ 1 chọn lựa nào, thì ông cũng không thể!

Nơi em về trời xanh không em?

TCS hỏi, đau thương như thế, chính là vì ông đếch có một nơi nào để về.
PXA chẳng đã từng than, địa ngục chật cứng, đếch có chỗ cho tớ!

Nhạc TCS  đã giúp đám bỏ chạy bợ đít VC, đám VC chính hiệu nuốt được nỗi đau 3 triệu con người chết vô ích, và nỗi nhục về tình trạng băng hoại như hiện nay ở trong nước.
Bản thân Trịnh cũng đậm nỗi đau đó, chính vì thế mà ông viết ra thứ nhạc đó! 

Tình Yêu như Trái Phá, 1 cách nào đó, còn là nỗi mong mỏi của họ Trịnh. Ông thèm được “chọn bên” [chọn VC trong cuộc chiến, và khi nó chấm dứt, chọn đi cải tạo như bạn bè Miền Nam của ông, chọn đi vượt biển, như cả Miền Nam], và bất cứ 1 chọn lựa nào, thì ông cũng không thể!

Nơi em về trời xanh không em?

TCS hỏi, đau thương như thế, chính là vì ông đếch có một nơi nào để về.
PXA chẳng đã từng than, địa ngục chật cứng, đếch có chỗ cho tớ!
*

Cuốn "Kẻ Xa Lạ" được chọn là cuốn sách số 1 trong 1 cuộc bình bầu của 1 tờ báo Tây, và, 1 trong những lý do, là, nó ngắn quá, dễ đọc quá, nhất là đối với giới sinh viên học sinh người nước ngoài, nghĩa là, đối với 1 thằng cu Gấu, tập tành viết, và tập tành đọc sách Tây, thuở mới lớn, ở một thành phố Sài Gòn còn thanh bình, chưa từng biết đến bom đạn, chiến tranh thì ở quá xa. Thành thử, cái lần Gấu rời thành phố, đi Cai Lậy, rồi đi qua cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn đại bác từ chi khu bất thình lình bắn đi, khiến trái tim mù lòa của Gấu bỗng sáng rỡ, nhận ra mình, nhận ra tình yêu, nhận ra cái chết, là vậy. Anh Tây mũi tẹt có bao giờ được hưởng cái sung sướng tận cùng sung sướng, khổ đau tận cùng khổ đau, như thế, thành thử, không thể nào hiểu Tình Yêu như Trái Phá được! 

Anh ta cũng không đau cái nỗi đau của Camus, khi tới Paris lần đầu, và ghi trong nhật ký:

Kẻ xa lạ, Camus, đến từ mặt trời Địa Trung Hải, đã thất vọng, lần đầu gặp Paris, và khám phá vẻ nham nhở, xám xịt, mưa, những người gác cổng, và những vụ tự tử vô danh trong những căn phòng khách sạn, như trong Sổ Tay của ông, vào năm 1940, khi định cư tại đây:
"Đọc Paris Buổi Chiều và cảm thấy trái tim của thành phố ê hề trên những trang báo, cái tính đê tiện của một cô thợ khâu.... Nó [Paris] thì thối rữa. Sướt mướt, mỹ miều, vui lòng khách đến, chốn ẩn trú nhớm nhúa, nơi con người phải cố mà sống trong một thành phố quá tàn bạo đối với nó."
Cảm giác đầu tiên và cũng là cuối cùng: Chẳng bao giờ ông có được một từ dịu dàng với thành phố đó. Ông cảm thấy lạc lõng, xốn xang. Đây là một con người khốn khổ vì hoài nghi, vì nghĩ rằng mình vô ích, vô tích sự, và chỉ cảm thấy dịu đi một phần nào, bằng những câu vắn ngắn thật sáng sủa, chỉ để tố cáo sự bất công của cõi người.
Sự thực, ông ở đâu đó, không ở chỗ đó: Paris. Ngay cả khi đã nổi tiếng, sau khi Kẻ Xa Lạ xuất bản, vào năm 1942, chẳng có một câu nào trong Sổ Tay nói lên niềm vui của ông, mà chỉ là niềm kinh hoàng (effroi). Ông bị chấn động bởi nỗi khốn cùng, mà ông chứng kiến, khi đi đi về về trên xe lửa, từ Saint-Étienne tới Chambon-sur-Lignon, nơi ông phải tới để chữa trị chứng lao phổi. 

GNV đọc Kẻ Xa Lạ của Cà Muy
[Cà Muy, thì giống như Cà Mau, vậy, thành thử Mít đọc NNT mà thấy ra chất hiện sinh, phi-ní!]

 


 *

TLS 18 Nov 2010

Anh Tẩy mũi tẹt chuồn cuộc chiến Mít "trước khi có cuộc chiến Mít" [khi nó “chưa” hứa hẹn những điều khủng khiếp, khi Miền Nam còn tương đối thanh bình], và qua những gì anh ta cho biết, khi qua Tây, anh ta sống bằng nghề dạy học, trong khi chờ cuộc chiến chấm dứt, và.. về, nhưng cả một bầy như anh ta, mặc dù chiến tranh chấm dứt, Đảng nhắn nhe, chắc thế, đếch cho một mống nào về, cho đến khi già sắp chết, Đảng thương hại, thôi tha cho nó; về 1 cái, là anh lên giọng khoe tài ngoại ngữ của ảnh.
Khổ một nỗi, anh ta không làm sao vỡ ra được một điều rất ư là cơ bản, là cái việc dịch văn nó khác hẳn cái việc dậy ngoại ngữ. Bạn thật rành tiếng nước ngoài, chưa đủ bảo đảm, bản dịch của bạn, là một tác phẩm văn học, trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Nhiều độc giả nhỏ tuổi, ở trong nước, chẳng đã từng than, nghe giới thiệu tác giả đó, đó, số 1 thế giới, và khi đọc bản dịch,  bèn xì một tiếng, thua một tác giả Mít, thứ thường thường bậc trung, chưa nói thứ bảnh tỏng!

Rõ nhất với Mít, là trường hợp Hà Mai Anh dịch "Tâm Hồn Cao Thượng", của De Amicis, qua bản tiếng Pháp, khi đang học Trung Học, vậy mà cho tới nay, không bản dịch nào qua được bản dịch của ông.

Nhiều khi cái đọc của bạn quyết định số phận một bản dịch.

GNV đã từng gặp hơn 1 lần kinh nghiệm này.
Một lần với bản dịch Trăm Năm Cô Đơn, đã từng kể ra, trong 1 bài viết đăng trên talawas, và trên TV
Và một lần, với bản dịch một bài thơ của Brodsky, của 1 ông “cũng” thi sĩ, nhà văn, nhà dịch thuật từ khi GNV mới tập tành viết lách! Vụ này, GNV cũng đã từng lèm bèm vài lần trên TV. (1)
Đọc, 1 phát, bài thơ dịch, là thấy có cái gì gai gai. Bèn phải đi kiếm bản tiếng Anh, để so sánh. Hoá ra là ông thợ dịch muốn làm hài lòng nhà nước VC, ông ta chẳng đã từng khoe, là người đầu tiên giới thiệu Brodsky thi sĩ, tới độc giả Mít ở trong nước.
Thế là ông ta bèn biến 1 ông thi sĩ  Nga, yêu hoà bình, bị lưu đầy nội xứ, Brodsky, Nobel văn chương, thành 1 ông, ngang tầm thời đại với tác giả câu thơ làm chết 3 triệu người, ở cả hai bên cuộc chiến, chưa kể vài triệu người sau khi nó chấm dứt, ‘đường ra trận mùa này đẹp lắm’, Phạm Tiến Duật.

TV post bài thơ của Brodsky, và nhân đó, dịch, để đáp lại tấm thịnh tình của 1 độc giả, sao GNV lèm bèm hoài về Brodsky, mà chưa thấy dịch thơ Brodsky!
*

Vả chăng cái lý do ông phịa ra, cái gì gì tiếng Mít cụ thể, tiếng Tẩy trừu tượng, để giải thích nỗi khó khăn khi dịch, theo Gấu, đại nhảm. Chứng cớ, chuyện đang ì xèo, nhân bản dịch mới nhất ra tiếng Anh, cuốn Madame Bovary, của Lydia Davis, cho thấy 1 điều: Dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, cũng đâu có dễ nhá!
*

Odysseus to Telemachus

My dear Telemachus,
                                    The Trojan War is over now;
I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.
But still, my homeward way has proved too long.
While we were wasting time there, old Poseidon,
it almost seems, stretched and extended space.

I don't know where I am or what this place
can be. It would appear some filthy island,
with bushes, buildings, and great grunting pigs.
A garden choked with weeds; some queen or other.
Grass and huge stones ... Telemachus, my son!
To a wanderer the faces of all islands
resemble one another. And the mind
trips, numbering waves; eyes, sore from sea horizons
run; and the flesh of water stuffs the ears.
I can't remember how the war came out;
even how old you are-I can't remember. 

Grow up, then, my Telemachus, grow strong.
Only the gods know if we'll see each other
again. You've long since ceased to be that babe
before whom I reined in the plowing bullocks.
Had it not been for Palamedes' trick
we two would still be living in one household.
But maybe he was right; away from me
you are quite safe from all Oedipal passions,
and your dreams, my Telemachus, are blameless.

1972 / Translated by George L. Kline
Note: Bài thơ này, in trong tập A Part Of Speech, để tặng ông cụ bà cụ thân sinh, phần I: A Song to No Music

(1) Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, (2) đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus
Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]
My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.

Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp!

Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... liệt sĩ, cái nào "bị" coi là... Nguỵ!

NKTV

(2) Bệ về đây, cho chắc ăn:

JOSEPH BRODSKY
(1940-1996)

Telemachus con yêu của ta,
                                                Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
Thế tuy nhiên, đường về quê ta ta quả thấy quá xa.
Trong khi chúng ta phí thì giờ ở đấy, thì gần như có vẻ
thần biển Poseidon đã căng dài và mở rộng không gian.

Ta không biết mình đang ở đâu cũng chẳng hay chỗ này
có thể là gì. Hình như ta nhìn thấy có hòn đảo nát bẩn,
những bụi cây, những tòa nhà, và cả những con lợn ủn ỉn.
Một khu vườn ngập tràn cỏ dại; một nữ hoàng gì đó.
Cỏ và đá tảng... Này Telemachus, con trai ta!
Đối với một kẻ tha phương thì mọi hòn đảo
dáng vẻ đều giống nhau. Và trí tuệ lạc bước,
vì mải đếm những ngọn sóng; nước mắt ứa ra vì mải nhìn
những chân trời; và những khối nước làm cho tai lùng bùng.
Ta không nhớ ra được cuộc chiến đã kết thúc như thế nào;
ngay cả con bao nhiêu tuổi – ta cũng không thể nhớ ra.

Vậy thì hãy lớn dậy, hỡi Telemachus con ta, hãy lớn mạnh.
Chỉ thần thánh mới biết được chúng ta sẽ còn gặp lại nhau
hay không. Từ lâu con đã thôi là thằng bé con ta vẫn
phải đứng trước mặt để chận những con bò kéo cày
Nếu không có cái trò bịp của Palamedes
cha con ta đã vẫn còn sống bên nhau dưới một mái nhà.
Nhưng có lẽ ông vua kia có lý; sống xa ta
con lại an toàn khỏi lo mọi thứ đam mê kiểu Œdipus, và
những giấc mơ của con, Telemachus, sẽ không có gì tội lỗi.

--------------------------------

Dịch từ bản Anh ngữ "Odysseus to Telemachus" của George L. Kline, đăng lần đầu trên The New York Review of Books, số ra ngày 5 tháng Tư năm 1973. Số báo này nằm trong xấp báo cùng tên, lẫn lộn với những số The New Yorker anh Diễm Châu để lại Saigon sau khi đã cắt đi những bài anh ấy muốn giữ có lẽ để đem theo qua Pháp. Bản dịch trên – một trong những bản dịch Brodsky “lâu đời” nhất vừa tìm thấy lại của tôi – vì thế, đã được gửi gắm cho tienve, để tặng và cám ơn nhà thơ Diễm Châu, khi đi Pháp đã không quên để Brodsky lại Saigon cho người dịch này. Bài thơ trên cũng được chọn in trong Selected Poems, Joseph Brodsky, Harper & Row, Publishers, 1973, và Collected Poems in English, Joseph Brodsky, Farrar, Straus and Giroux, 2000. Như chúng ta biết, [?], những bản dịch của G.L. Kline hầu hết đều được Joseph Brodsky xem lại.
*
“Như chúng ta biết, những bản dịch của G.L. Kline hầu hết đều được Joseph Brodsky xem lại.”
HNB.

Như chúng ta biết: Thú thực, GNV không biết!

Lần này, thư thả, GNV đọc lại toàn bài dịch của HNB, thấy… dởm. Không chỉ 1 mà tới… hai chỗ dịch sai. Ngay ở đầu bài thơ, chúng ta đã được biết, cuộc chiến kết thúc ra sao, vậy mà, sau đó, nhà thơ Mít dịch câu thơ, I can't remember how the war came out: Ta không nhớ ra được cuộc chiến đã kết thúc như thế nào!
Nên dịch, ‘ta không biết lý do cuộc chiến bùng ra’, đại khái thế, và liền đó, ông bố nói, ta cũng đếch có nhớ, mi, thằng con ta bao nhiêu tuổi, để nhấn mạnh cái trí nhớ tồi tệ của mình.
Từ “blameless”, không có gì trách cứ, thì ông thợ dịch là “sẽ không có gì tội lỗi!
Dịch như thế, mà dịch gần như suốt 1 đời, quả cũng là 1 điều “sẽ không có gì tội lỗi cả”!
 

A wanderer, một người lang thang, dong duổi, thơ thẩn, "dong chơi một cõi trời chỉ biết", mà dịch là 1 kẻ tha hương, không đúng tinh thần Brodsky, như cái tay viết bài trên trang net của Viện Nobel chỉ ra.
Với ông
Bengt Jangfeldt này, Brodsky là 1 kẻ bị trầm luân bởi cái thân phận một đi không trở lại. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản. Joseph Brodsky: Người hùng Virgil: Đi để mà đừng bao giờ trở về. A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home. Thành thử dịch, 1 kẻ tha phương, là không đúng.
Nên nhớ, Brodsky chẳng hề muốn dời khỏi nước Nga. Nhà nước bắt ông đi, và bắt ông điền đơn xin được tự nguyện tha phương. Khi điền đơn, tới mục, tên người bảo lãnh ông ở nước ngoài, ông phải hỏi đấng công an bạn dân: Gọi ông này là gì, và tay công an gợi ý, ghi là chú!
Và khi Brodsky hỏi lại, nếu tớ đếch ký đơn tình nguyện lưu vong này, thì sao, tay kia nói thẳng, sẽ ‘hot’ nóng lắm đấy!
*

And the mind
trips, numbering waves; eyes, sore from sea horizons
run; and the flesh of water stuffs the ears.

HNB dịch là:

Và trí tuệ lạc bước,
vì mải đếm những ngọn sóng; nước mắt ứa ra vì mải nhìn
những chân trời; và những khối nước làm cho tai lùng bùng.

Thú thực, không biết ông lấy ở đâu ra từ “lạc bước”!

Theo Gấu ở đây có 3 mệnh đề, với 3 động từ được chia, là ‘trip, run, và stuff’. GNV thử đề nghị bản dịch sau đây:

Và cái đầu dong duổi, [lẩn thẩn] đếm những con sóng; cặp mắt nhức nhối chạy theo những đường chân trời; và khối nước nhồi đôi tai.

Từ ‘flesh’, thịt, ở đây cũng “rất” Brodsky. Nó làm chúng ta nhớ tới câu thơ, "Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người". Và từ đó, tới câu thơ, “Bụi là thịt của Thời Gian”.
* 

Trong bài thơ, Khúc Ru Mỏm Cá Thu, “Lullaby of Cape Cod" (1975)  Brodsky miêu tả cuộc “dời” [his “move”] đi Mẽo của ông, như là “thay đổi Đế quốc”. Cho dù ra đi, dời đổi, là mất mát, là gì gì đi chăng nữa, với ông, về bản chất, chẳng có gì là đổi thay, nghĩa là ông vẫn vậy. Nếu không chi ly từng chi tiết - nghĩa là, lẽ đương nhiên, một đế quốc này có thể tởm hơn đế quốc kia - đế quốc luôn luôn hiện hữu, và ‘mắm sốt’ [même chose] như nhau [empires have always existed and resemble one another], mặc dù thi sĩ bị đế quốc Xô Viết làm tình làm tội, nhưng ông không tin rằng, có một hệ chính trị đem đến cho con người một xã hội hoàn toàn. Kẻ Thù Lớn không phải là Không Gian, nhưng mà là Thời Gian.

Chính cách tiếp cận thời gian của Brodsky đã xác định cái nhìn thế giới của ông. “Điều làm tôi quan tâm, và luôn luôn quan tâm nhiều nhất, đó là thời gian, và những tác động - những hậu quả - của nó lên con người. Cách chi chi, như thế nào, nó thay đổi, nghiền nát con người…  Về mặt khác, đây chỉ là một ẩn dụ, về điều thời gian làm, đối với không gian và với thế giới. Thời gian là tối thượng - tất cả cái còn lại, nghĩa là không phải là thời gian, thì đều là bị chi phối bởi “quyền lực của thời gian”, “tên cai trị”, “kẻ sở hữu”. Thời gian là kẻ thù của con người, và của tất cả những gì con người sáng tạo ra và trân quí chúng. “Điêu tàn là chiến thắng của khí trời và của thời gian”: "Ruins are the triumph of oxygen and time."

Thời gian, như đỉa đói, bấu chặt lấy con người, và con người vì nó mà già khòm, xấu xí mãi ra, rồi chết, biến thành “bụi” – “thịt của thời gian”, như Brodsky gọi. Những từ chià khóa của thơ ông là: “splinter”, “[cái gai, cái dằm: Gai chích vô thịt thì đau, thịt chích vô thịt nhớ nhau trọn đời], “shard” [miểng kính bể], “fragment”[ đoạn, mẩu]. Một trong những cuốn sách của ông có tên là Một Phần Lời. A Part of Speech. Con người – nhà thơ, nói riêng – là một phần của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thì già hơn anh ta, và sẽ còn cứ thế tiếp tục sống, sau khi đã tính sổ với tên hầu của nó, là con người – nhà thơ, nói riêng.
A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home

Vào thời đại net như thế này, tốt nhất, khi dịch, nên kèm theo nguyên tác, hoặc bản tiếng nước ngoài mà dịch giả đã dịch, từ đó. Trên TV, hầu như bài dịch nào cũng có nguyên tác đính kèm, là vậy. Thứ nhất, và trên hết, để độc giả đọc song song, và tham dự vào phần dịch, và nếu cần, đưa ý kiến, dịch sai hay đúng… Chỉ có cách đó, thì theo thời gian, chúng ta mới có được 1 bản dịch ngày một hoàn hảo. Dịch xong mà đốt mẹ nguyên tác, ai cũng dịch được hết.

Giấu nguyên tác, thì cũng tiếu lâm như “phịa” ra nguyên tác, dù đứng ngay kế bên, của 1 tay MC ở trong nước!

Trong bài tưởng niệm Jospeh Brodsky, khi ông mất, GNV kèm thêm phần viết về bạn mình, là nhà thơ Joseph Huỳnh Văn; một ông cũng viết lách lăng nhăng, vớ vỉn, xạc, bạn ông, thơ cỡ nào, mà ông dám để kế bên Brodsky? (1)

Cả hai ông Jospeh này đều dân Ky Tô.
Bạn đọc, dịch thơ Brodsky, đừng có quên, ông là nhà thơ Ky Tô, như Milosz, cũng dân Ky Tô.

Sở dĩ GNV không dám đụng vô thơ Brodsky, đa phần là vì Gấu là 1 tên ngoại đạo!

 (1)
Chết là hết, như người Việt thường nói. Nhưng Volkov, trong bài viết tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky, "Con sói cô đơn của thơ ca", đã trích dẫn câu thơ của nữ sĩ Akhmatova, "Khi một người đàn ông chết, những bức chân dung của người đó thay đổi", và đưa ra nhận xét, "có chút chi lạnh lẽo ở hai dòng thơ này". Theo ông, thường ra, khi được tin một người bạn mất, và được trao công việc lọc lựa những bức chân dung, ông nhận thấy có những thay đổi thật tế vi, đôi khi gây kinh ngạc, từ nét mặt người quá vãng. Như thể thần chết vạch giùm cho chúng ta thấy một ý nghĩa, một viễn tượng nào đó, ở nơi người chết, chỉ sau khi đã phán bảo: người này chết rồi. Những giai thoại-sau cái chết (the posthumous legend) càng mạnh, hậu quả của chúng càng xáo trộn, ở nơi những bức chân dung đó. Và theo Volkov, chuyện như vậy đã không xẩy ra, trong trường hợp của Joseph Brodsky. Sau khi ông mất vì bịnh tim vào ngày 28 tháng Giêng năm 1996 ở New York City, giai thoại về ông khi còn sống nhập hẳn vào những bức hình của ông, qua đó, là thời niên thiếu nổi loạn trong một thành phố bị vây hãm, cuộc vây hãm 900 ngày, dài nhất trong lịch sử cận đại, chưa kịp hồi phục bị giáng thêm đòn thanh trừng thời kỳ Stalin, rồi tới bản án theo kiểu Kafka của nhà nước Xô viết…

Người viết đã có lần giới thiệu bài tưởng niệm Joseph Brodsky, của T. Tolstaya, rồi nhân đó, tưởng niệm một nhà thơ Việt. Một người quen đã bực mình, tại sao lại để hai nhà thơ kế nhau như thế? Brodsky thì ai cũng biết, nhà thơ bạn anh, đâu có ai biết đến mà chơi cái trò ăn theo!

Tôi thật sự ngạc nhiên, khi bị hỏi như vậy, lần đó.

Trong bài viết của Tolstaya có nhắc tới một người thợ mộc ở Moscow, nhân được phỏng vấn, đã trả lời: Tôi chỉ mong có một cuộc sống riêng tư. Như Joseph Brodsky!

Anh bạn nhà thơ của người viết sau 1975 đã làm nghề thợ mộc. Trước đó anh làm nghề dạy học. Anh khoe, tìm thấy những vân gỗ y hệt những vần thơ!
Cái ông thợ mộc chẳng ai biết đến đó lại mong có một cuộc đời rất riêng tư của một nhà thơ được giải Nobel văn chương!
Cái ông thợ mộc bạn tôi, giả sử như gặp nhà thơ Nga ở cái thế giới nào đó, có thể sẽ là hai người bạn thân. Tôi thực sự mong mỏi như vậy. Và tôi còn tin rằng Joseph Brodsky sẽ thèm thuồng cái số phận của anh bạn thơ của tôi, ở trong cái thế giới cả hai đã cùng từ bỏ. 

Nhà thơ Nga bị nhà nước Nga tống xuất, xin xỏ mãi để được ở lại, mà không được. Bạn tôi cứ tà tà ở lại, chẳng ai đuổi, và cũng chẳng thèm đi! Bạn tôi làm thợ mộc, nhà thơ Nga phải làm nghề mổ tử thi. Ông tự hào về nghề đó, và xấu hổ khi phải bỏ nghề. Anh bạn nhà thơ của tôi tự hào là một anh thợ mộc, và anh tìm thấy thơ ở đó, khi không còn có thể làm thơ được nữa.
Thử hỏi Brodsky có tìm thấy thơ từ những xác chết hay không?
Anh bạn nhà thơ của tôi, là bạn thân của Đỗ Long Vân.
Tôi viết bài tưởng niệm Đỗ quân cũng trong ước vọng đó: được có một cuộc đời riêng tư như Đỗ quân.
Bởi vì cái cuộc đời riêng tư đó thật là hiển hách vô cùng, đối với đám tụi tôi. Đám chúng tôi, khi đi trình diện nhập ngũ, trưng đủ thứ bằng cấp, để được đi học sĩ quan (bằng tú tài), để được biệt phái về một đơn vị không tác chiến (bằng chuyên môn)…
Đỗ quân, tuy bằng cấp đầy mình, đã từng du học Paris, giáo sư đại học, đi trình diện như một cái bang chẳng có một túi nào!
Sĩ quan, binh lính miền nam trước 1975 thường mặc quân phục bó sát người. Kỷ niệm của tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn ghé thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo nhà binh rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái hơn cả lần đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.

Nguồn

Một số bài liên quan:

Ai cho phép mi là thi sĩ
Tưởng niệm DLV
Vô Kỵ giữa chúng ta
Trang DLV


Sở dĩ GNV không dám đụng vô thơ Brodsky, đa phần là vì Gấu là 1 tên ngoại đạo!

Nói rõ hơn, thơ Brodsky có nhiều điển cố (1), chưa kể cái nguồn Ky Tô giáo của ông. Ngay bài thơ trên đây, nhắc tới mặc cảm [đam mê, chữ của Brodsky] Oedipe, cũng không đơn giản, có thể vì vậy, mà ông thợ dịch, dịch ‘những giấc mơ của con, Telemachus, sẽ không có gì tội lỗi’. Mặc cảm Oedipe ở đây, móc tới Hamlet, và cùng với ông hoàng này, là giấc mơ ngủ với mẹ, làm thịt chú để trả thù cho cha, móc tới xứ sở quê hương của Brodsky, móc tới Stalin rất ghét kịch Hamlet, cấm không được trình diễn, và 1 ông vua dựng kịch của Nga khốn khổ vì nó.

Không phải tự nhiên là Bác Hồ được gọi là cha già dân tộc, mà còn là do, bất cứ một anh VC đều mơ, ngủ dậy, thấy ông bố của mình biến thành Bác Hồ, nghĩa là, đều ôm ấp giấc mơ “làm thịt” cha đẻ của mình, coi Bác Hồ mới đích thực là cha!

Gấu đã kể về giấc mơ của anh sĩ quan trẻ trong Con Gái Viên Đại Uý của Pushkin (2), bị ông bố đầy đi tiền đồn heo hút, và mơ thấy ông bố bị bịnh, đến gần giường vấn an, nhìn mặt bố, thì lại hoá ra là ông Pugachev, thủ lĩnh nông dân nổi loạn, sau bị Nga Hoàng xử tử. Hình tượng Hamlet ám ảnh suốt cả lịch sử 1 nước Nga, và... lây lan tới tận xứ Bắc Kít!
Bạn không phải là Bắc Kít, bạn không làm sao tưởng tượng ra được 1 ông bố Bắc Kít!
Phải đến khi BHD đi rồi, thì GNV này mới hiểu ra được, dù chính Gấu cũng là 1 tên Bắc Kít, lý do làm sao mà em bỏ anh cu Gấu!

Thành thử dịch thơ Brodsky, nói rộng ra, bất cứ thơ của bất cứ ai, là cực khó. Trong số những ông dịch thơ khủng nhất, là DC, nghe nói, 1 ngày ông có thể làm thịt chừng 10 ông thi sĩ ngoại, và là chuyện thường ngày ở huyện đối với ông ta!

(1)

Ở cuối tập thơ A Part Of Speech, phần tiểu chú, Notes, cho thấy, có khi, chỉ 1 cái tít, thí dụ, A Song to No Music, là cũng cần phải giải thích: nó liên quan tới những cây cối ở Nga, và là 1 đề từ Ivan Turgenev sử dụng, nói lên tính chất của ngôn ngữ, tác giả đích thực là 1 dịch giả Nga, thế kỷ 19, khi ông này dịch Shakespeare!

(2)

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, khi đưa ra một hình ảnh khác về Vua Quang Trung, theo thiển ý, chỉ để mọi người, nhất là đồng bào Miền Bắc, có một cái nhìn "thực tế" hơn về vị "cha già dân tộc".  Hình như vào thời điểm này, UNESCO dự định vinh danh Hồ Chí Minh. Hơn nữa, hình tượng "cha già dân tộc", hình tượng hoàng tử Hamlet vốn đầy rẫy trong văn học cổ điển Nga. Trong "Cô con gái viên đại úy" của Pushkin, anh chàng thiếu úy trẻ bị ông bố đầy ra một tiền đồn heo hút. Anh nằm mơ thấy ông già bị bệnh. Tới bên giường, hóa ra không phải ông già "ruột" mà là Pugachev, một nông dân nổi loạn sau bị Nga Hoàng xử tử. Không hiểu trong lịch sử Đảng CSVN có bao nhiêu kẻ mong muốn kẻ thù giết cha biến thành cha ruột của họ?

Nguồn

Ông bố Bắc Kít của anh chàng Kiệt ở trong Một Chủ Nhật Khác mà chẳng khủng sao, và "rất nhiều phần", có phần đóng góp của ông bố có thực ở ngoài đời của BHD. Ông bố BK của anh chàng Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu, và cái chết của ông ta, chẳng là niềm ước mong của ông con ghiền, biểu tượng của suốt 1, trọn 1, tuổi trẻ Mít, kể từ. sau, 30 Tháng Tư 1975, và cùng nó, là thông điệp của Ông Tướng Về Hưu: Phải làm thịt ÔNG BỐ BẮC KÍT, thì mới mở ra cơ may cho nước Mít ?
Ông Bố Bắc Kít này chỉ là 1 biểu tượng, một Bóng Ma, mà nhập thân của nó, là Bắc Bộ Phủ, là Cái Ác Bắc Kít, là Cha Già Dân Tộc, là, là…..

Hà, hà!
*


Cái câu hát Tình Yêu như Trái Phá, đối với riêng Gấu, nó đúng là giống như một cú mặc khải về cái chết, về tình yêu.
Gấu đã lèm bèm về nó, nhiều lần, và cũng bị Gấu Cái cự đòi phen rồi:
Anh viết về nó, OK, nhưng tôi không hiểu tại làm sao anh lại viết về “nó”, trong 1 bài viết về ông nội của mấy đứa trẻ. Hử, hử?
Cả đời viết lách của Gấu, Gấu Cái chỉ bực, có hai lần, một lần là về cái nick Tuấn Anh. Tuấn là tên thằng cu lớn, còn Anh, là tên… cô bạn.
Và lần kia, là về Tình Yêu như Trái Phá, ở cái đoạn sau đây, trong

T Truyn

Ông bị đám người vũ trang thủ tiêu bằng cách buộc đá bỏ xuống sông, như lời một người bạn tù nào đó kể lại. Theo lời kể, cha anh đã không giả ngu giả dại như người khác. Cái tính lì lợm, bướng bỉnh nhưng dễ tin người, di truyền tới anh, trở thành ngu ngơ, khù khờ, nếu không muốn nói là đần độn. Có lần nghe anh kể tôi thấy tội nghiệp, đời thuở nhà ai chỉ vừa nghe nói tới tên cô bạn đã nghĩ ngay đây là người của mình, rồi lặn lội lên tận Đà Lạt, tới tận khu nội trú, chỉ để nghe, ở đây có một cô sinh viên có tên như thế nhưng đã về Sài-gòn. 

Tôi biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng không, đúng không?...
*

Khủng khiếp thay là trí tưởng tượng của Gấu! Vừa nghe đánh ầm một tiếng, quả pháo đầu tiên từ chi khu bắn đi làm mặt nước sông run lên bần bật, là cái đầu của Gấu cũng ngộ ra là, mình yêu cô bạn, phải như thế, đúng như thế, nếu không làm sao có chấn động khủng khiếp đến như thế, vào đúng lúc đó ?
Nhưng có thể, cảnh phiên chợ vội vàng thu vén, chờ đêm xuống, giao lại cho VC, đã khiến cho tình cảnh thê thảm thêm lên chăng?


Ui chao, bao nhiêu năm trời, vậy mà đọc Rừng Tràm một phát, là đồng loạt hiện về, phiên chợ chiều Cai Lậy, cây cầu gỗ, và cô bạn, cô bạn….

NKTV

Ui chao, sao có người ngu như thế, cô bạn "chửi": Vừa nghe đến tên tui, vậy mà đã mê rồi, đã yên chí, đây là "cô bạn" của mình rồi, thì đúng là cù lần!
Chờ đợi hàng hàng kiếp kiếp, chỉ để gặp tui, nhìn thấy tui, vậy là bõ công chờ rùi, thì đúng là đại cù lần!

*

Ông Tây mũi tẹt, như ông viết ra thì GNV này mới biết, chuồn qua Tây, ngay từ khi cuộc chiến chưa 'hứa hẹn những điều khủng khiếp', và sau đó làm nghề dậy học. Tự khoe, rất rành cả tiếng Tây lẫn tiếng Anh.

Tuy nhiên, sự kiện ông ta dịch Sa Đọa của Camus, từ những ngày chủ nghĩa hiện sinh đang ‘hot' đó, và sau đó, bặt tiếng, cho thấy, ông ta cũng 1 thứ thời thượng, thấy Camus đang ăn khách, thì dịch, chứ cũng chẳng biết gì về Camus, về cái sự, 1 thằng miệt vườn như Camus, tởm Paris, tởm cái đám Xác Xiệc như thế nào, và chính cái căn cước ‘miệt vườn’ của Camus đó, làm cho ông trở nên bảnh, và cho đến bây giờ, vẫn còn đọc được, và được đọc, đúng như Vargas Llosa nhận xét:

Để hiểu tác giả Kẻ Xa Lạ, thì chớ bao giờ quên ba món đặc sản, đúng ra phải nói, ba cái cù lần của ông: một kẻ miệt vườn, một tên ven biên, và một gã thuộc cộng đồng thiểu số, a provincial, a man of the frontier, and a member of a minority. Cả ba món này, theo tôi, đã góp phần tạo nên cách cảm, cách viết và cách nghĩ của ông.
Camus là một gã miệt vườn theo đúng nghĩa thật nghiêm ngặt của cái từ này, vì ông sinh ra, được dậy dỗ và trưởng thành ở một nơi thật quá xa thành phố, khu thị tứ, chốn phồn hoa, ở một nơi thật xa nước Pháp: Algeria, Bắc Phi. Khi ông dời hộ khẩu thường trú vào Paris, ông vào lúc đó là đúng cái tuổi Cụ Khổng gọi là tam thập nhi lập, Vargas Llosa viết, yếu tính mà nói, thì ông đã là cái mà ông sẽ là suốt cuộc đời còn lại sau đó, he was already in essence what he would be for the rest of his life.
Với tất cả những sự kính trọng, chúng ta có thể phán, Camus là một anh chàng nhà quê, cù lần, miệt vườn, theo nghĩa tốt nhất, và tệ nhất của những cái nón này!
Thứ nhất, bởi vì, không như mấy thằng cha sống ở những thành phố lớn, ông sống trong một thế giới mà ‘quang cảnh quê ta’ thì luôn luôn tràn trề, chỉ có nó, và nó mới quyến rũ, mới quan trọng làm sao, làm sao xi măng, cát vữa, nhựa đường… so với nó cho được! Cái tình yêu thiên nhiên của Camus thì thường trực ở trong tác phẩm của ông. Trong những tác phẩm đầu tay – Beteween Yes and No [Giữa Ừ và Không Ừ], Noces [Hôn Lễ, Trần Thiện Đạo, trên báo Văn ngày nào dịch là Giao Cảm, nếu Gấu nhớ không lầm], Mùa Hè, Minotaure ou halte d’Oran [The Minotaur or the Shop in Oran] - mặt trời, biển, cây cối, hoa lá, đất cứng, và những đụn cát nóng bỏng của Algeria là chất liệu thô, nguyên, ròng, sẵn sàng chờ được miêu tả, và mở ra suy tưởng.
Chúng là những điểm qui chiếu bắt buộc của tiểu luận gia trẻ tuổi, khi ông toan tính định nghĩa cái đẹp, nâng bi cuộc sống, hay lèm bèm về ‘ngứa quá, ngứa quá’ [thiên hướng nghệ thuật, artistic vocation]. Cái đẹp, cuộc đời, nghệ thuật, chúng đan dệt vào với nhau, ở trong những bản văn ngắn ngủi, chau chuốt, tẩn mẩn này, và biến thành một thứ tôn giáo tự nhiên, a sort of natural religion, một sự hợp nhất thật bí ẩn với đất, với đá, với những thành phần thiên nhiên [Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, là cũng theo nghĩa này], một sự thánh hoá thiên nhiên khiến tôi [Vargas Llosa] nhớ tới José Maria Arguedas, trong những cuốn tiểu thuyết của tác giả này cũng xẩy ra tình trạng tương tự.

Có thể nói, anh Tây mũi tẹt của Mít chúng ta, có đủ những phẩm chất, y hệt Camus, vậy mà thảm chưa, suốt 1 đời chẳng làm được cái trò trống gì, chỉ ngửa cổ chờ ‘hồng ân’, nghĩa là, chờ VC đại xá, gật đầu cho về, vậy mà cũng hống hách, chê hết người này đến người khác, luôn cả những người viết thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư, chẳng hề biết "Tình Yêu như Trái Phá" là gì, nhưng vẫn ưu tư  về nó, về 1 câu hát, của cái thời đó đó, cái thời mà anh ta bỏ chạy, chẳng biết 1 tí chó gì!

Cái đẹp, cuộc đời, nghệ thuật, chúng đan dệt vào với nhau, ở trong những bản văn ngắn ngủi, chau chuốt, tẩn mẩn này, và biến thành một thứ tôn giáo tự nhiên...
Vargas Llosa

Ui chao, đúng là thứ Camus mà GNV này đã đọc, cảm nhận, và sau đó, thuổng, và đẻ ra được tác phẩm đầu tay, nhà thơ TTT đọc một phát, sướng mê tơi, về khoe với bà cụ thân sinh, mẹ ơi thằng Trụ nó viết truyện đấy, và nó sẽ còn đi xa hơn DNM!

NB2. Có một câu nói ác, bảo Camus là triết gia của học sinh cấp ba, và Cioran bảo văn chương Camus là thứ văn chương tỉnh lẻ :p (đồng thời Sartre chẳng có gì đáng quan tâm cả). Cioran cũng là một cục đen hiểm ác, cực hiểm ác.
Blog NL

Không phải 1 câu, mà 1 cuốn sách:  Camus, philosophe pour classes terminales

Sự kiện Cioran không khoái Camus, thì cũng đúng thôi, vì 1 bên là mặt trời, 1 bên là đêm đen; cả chuyện coi ông là triết gia của lớp chót bậc TH cũng đúng, vì cái thái độ đạo đức của ông, chỉ đám học sinh may ra còn chịu nổi, hay tin được.

Điều làm GNV điên cái đầu, là, cái ông Tẩy mũi tẹt, tại làm sao lại chọn cuốn La Chute để dịch ?

Chỉ đến khi thấy ông ta "về", và phán nhảm, thì Gấu mới vỡ ra là Người chẳng có thú tội gì hết :
Sự thú tội của Clamence vẽ lên chân dung 1 con người bị cắn rứt bởi tuyệt vọng, tội lỗi và ân hận vì đã vờ 1 em tự trầm.
Nhưng Clamence còn đưa 1 tấm gương cho những người muốn dòm vào đó, theo cái kiểu mà Nguyễn Huệ của NHT đã từng làm :
Hãy nhét cứt vào miệng chúng, để chúng nhận ra thân phận của chúng.
Trong NHT có cả ba, Clamence & Tướng Về Hưu & Nguyễn Huệ, là vậy !

Hà, hà !

 *

1956: Cuộc chiến Mít chưa hứa hẹn những điều khủng khiếp, và ông Tẩy thì chắc cũng mới chuồn qua Paris, hẳn thế?
Với riêng Gấu, phải đến khi ra được hải ngoại, thì mới nhìn ra sự thân quen giữa Clamence và Tướng Về Hưu!

Sa Đọa gióng lên hồi chuông báo tử cho những kẻ tưởng là giải phóng, hóa ra là ăn cướp, tưởng xây dựng thiên đàng, hóa ra địa ngục, là 1 nước Mít hậu chiến.
GNV

Mô phỏng:

La Chute sonne comme un adieu de l'auteur à ses propres illusions:
Sa Đọa gióng lên lời vĩnh biệt của tác giả với những ảo mộng của chính ông.

Face aux désordres et à la confusion du temps après 1975, j'ai  pensé avoir déjà vécu toute ma vie, le temps qui me restait était quelque chose en trop, je ne me donnais plus la peine d'y penser.  La désillusion était totale. En 1975, le nouveau régime m'envoyait en camp de rééducation avec mes amis « de la même fête et dans le même bateau », nous quittions la plaine pour les monts avec calme et indifférence, sans désespoir et sans espoir.
J'ai pensé « disparaître » sans espoir de retour, pourquoi pas comme le déchet emporté par l'inondation de l'histoire. Mais je me trompais.

Đối diện với hỗn loạn, tình trạng mơ mơ hồ hồ thời gian sau 1975, tôi có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, quãng còn lại chỉ là dư thừa, tôi chẳng để ý tới nữa. Ảo vọng là hoàn toàn. Năm 1975, chế độ mới đưa tôi đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của tôi, "cùng hội, cùng thuyền"; chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi, dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ mình "biến mất", chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không. Nhưng tôi đã lầm.
TTT: 
La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù

Ui chao, chẳng lẽ đây là giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc Trường Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ, xây cái nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng lắm?, và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clamence, sau khi xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The Fall, tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên như một con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm:
“Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!”
[‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us despair’].

Cái mẩu tóm tắt La Chute, trên,  là từ số đặc biệt về Camus, của tờ ML, hors-série. Tờ này làm tới hai số, hoặc có thể hơn, về Camus, vì GNV có hai số về Camus.

**

Camus 50 năm sau khi chết

&


Vérité, liberté, humanité
Par MINH TRAN HUY

Si l'idée d'une panthéonisation d'Albert Camus à l'occasion du cinquantenaire de sa mort a fait couler beaucoup d'encre, de Jeanyves Guérin (1) à Michel Onfray, tous s'accordent cependant sur une chose: les mérites de l'œuvre et de la trajectoire d'un homme d'exception. La popularité de l'écrivain est immense, en France et à l'étranger; André Brink (2) ou Imre Kertész le citent comme une de leurs références, on ne compte plus le nombre de rues à son nom en Europe de l'Est, L'Étranger est l'un des romans les plus lus dans le monde. Une unanimité qui fait oublier qu'Albert Camus fut autrefois contesté des deux côtés de l'échiquier politique, y compris lors de ce qui aurait dû être une apothéose -l'obtention du prix Nobel fut accueillie avec hargne par les Kléber Haedens, Jacques Laurent et autres Lucien Rebatet.

L' écrivain fut pareillement l'objet, lorsque L'Homme révolté renvoya dos à dos les « idéologies meurtrières» du nazisme et du marxisme tout en critiquant le libéralisme, d'acerbes formules allant de la «morale de Croix-Rouge» (Francis Jeanson) à 1'« incompétence philosophique» (Jean-Paul Sartre). On le taxa d'angélisme et de tiédeur alors qu'il tentait de « penser les limites », ainsi que le rappelle Alain Finkielkraut dans ce hors-série qui entend éclairer les différents visages d'un intellectuel engagé à qui l'Histoire a donné raison, d'un Français d'Algérie qui se situait « à mi-distance du soleil et de la misère », d'un écrivain qui s'est voulu fidèle à la beauté mais aussi aux humiliés: romancier, auteur de théâtre, essayiste, journaliste, Albert Camus fut un homme de son temps qui sut aussi aller contre son temps. Contre les« noces sanglantes de la répression et du terrorisme », les« utopies absolues» légitimant la violence - et pour une justice incarnée, dans la conscience permanente du possible, du concret, du présent.

«Définir les conditions d'une politique modeste, c'est-à-dire délivrée de tout messianisme, débarrassée de la nostalgie du paradis terrestre » : tel était le but, dont l'audace n'apparaît qu'aujourd'hui, d'un humaniste qui rechercha toujours l'équilibre des contraires, et, jusqu'au cœur même de la révolte, la mesure au sens grec du terme. Non pas la modération ou la mollesse, mais une tension alimentant aussi bien la dénonciation des tyrans que celle des révolutionnaires extrémistes, rejetant la tentation nihiliste sans pour autant se faire la servante d'une abstraction idéologique. La vérité, qu'elle soit de droite ou de gauche, voilà tout ce qui importait à ce penseur du midi qui fit le choix de l'homme plutôt que de son concept, alliant dans sa quête résistance à l'oppression et refus du mensonge, attention à l'Histoire mais aussi au simple bonheur d'être, et offrit dans son discours de Stockholm l'une des définitions les plus justes du mouvement même de son écriture, et plus encore de sa vie: « Celui qui, souvent, a choisi son destin d'artiste parce qu'il se sentait différent apprend bien vite qu'il ne nourrira son art, et sa différence, qu'en avouant sa ressemblance avec tous. L'artiste se forge dans cet aller-retour perpétuel de lui aux autres, à mi-chemin de la beauté dont il ne peut se passer et de la communauté à laquelle il ne peut s'arracher. »

(1) Qui a piloté le remarquable et très complet Dictionnaire Albert Camus, éditions Robert Laffont. « Bouquins» 092 p .. 30 €).
(2) Son admiration pour Albert Camus imprègne notamment ses mémoires, Mes bifurcations. traduits de l'anglais (Afrique du Sud) par Bernard Turle éd. Actes Sud. 544 p., 24.80 €. 

LE MAGAZINE LITTÉRAIRE HORS-SÉRIE
 no 16
Tháng Giêng & Tháng Hai 2010