*

TẠP GHI




Oanh kích vs Pháo kích

Trong bài đệ tử viết về ông thầy đã ra đi, trên Diễn Đàn, đệ tử có lầm lẫn, khi không phân biệt được giữa oanh kính và pháo kích; Gấu đọc, bỏ qua, vì biết rõ, tay này bỏ chạy cuộc chiến, chưa từng được hưởng nỗi thương đau của dân Sài Gòn, mỗi lần kỷ niệm sinh nhật Bác, sinh nhật Đảng, đám VC miệt vườn bèn biến đau thương thành hành động, và cứ thế pháo kích vô Sài Gòn và một số thành phố đông dân khác.
Tuy nhiên, một độc giả của tờ báo đó, bực quá, bèn hỏi cho ra, và tay này bèn trả lời, bằng cách tra từ điển.

.. do một người bạn gửi cho, không đề rõ xuất xứ. Tôi tóm tắt mấy điểm chính, theo như tôi hiểu..."Tôi hiểu rằng Diễn Đàn không muốn tranh luận với những tờ báo như vậy. Song sự im lặng của quý vị có thể bị hiểu là kênh kiệu."
Nếu chịu khó tra từ điển, ông sẽ biết là oanh chỉ có nghĩa là ầm ầm, và rộng hơn là nã, bắn ầm...
Nguồn

Gấu tin rằng, bài viết không đề xuất xứ, vị độc giả của tờ báo này, biết rõ nguồn, hoặc nếu không biết, thì cũng đã hỏi lại người gửi. Gấu này cũng có đọc bài báo đó, cùng một số bài khác nữa, sau khi PXA mất.
Nhưng giấu tên nguồn, 'không đề rõ xuất xứ", là để nhấn mạnh thái độ kênh kiệu, có thực, của tờ báo, theo Gấu.
Có thể, vị độc giả này rất là người Hà Nội, theo một nghĩa nào đó, về nó, như đang tranh luận mấy bữa nay, ở trên net. [Xin coi Blog War]. Ông lịch sự không muốn nêu tên tờ báo.
Nhưng cái tay đệ tử PXA, khi cho đăng như thế, lại không phải là người Hà Nội.
Bởi vì, anh ta tưởng như thế là "phong thánh" cho tờ báo: Mấy tờ lá cải, để ý làm gì, vì ông là độc giả của báo, ông lại nêu ra, nên chúng tôi đành phải trả lời. Trả lời ông, chứ không phải trả lời bài báo.
Tuy nhiên, đăng như thế, nó gây phản ứng ngược.
Vì sẽ có người, bực mình, đếch bắt chước người Hà Nội, mà, lập lại lời Bé Crys:
F.. Dzu! Dzu là thứ cứt đái gì mà kênh kiệu?

Sự khác biệt giữa hai từ oanh kích và pháo kích còn là đề tài trọng tâm, của nhà văn Đức W.G. Sebald, trong cuốn “Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt”, xb sau khi ông mất vì tai nạn xe hơi, khi ông tự hỏi, tại sao văn chương Đức lại vờ đi một đề tài quan trọng như thế: Những cuộc "oanh kích” của quân đội Đồng Minh huỷ diệt những thành phố Đức?
Và ông tự trả lời, người Đức vốn có thói quen không phô ra những vết thương, những tủi nhục có tính cách riêng tư, trong gia đình.

Nếu như thế, người Việt chúng ta, nhất là người dân Miền Nam, cũng có thói quen không phô ra những tủi nhục, khi họ bị người anh em Miền Bắc cho ăn “pháo kích”, như một cách nhắc nhở, chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc: Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Sinh Nhật Bác…
Nếu có chăng, thì là chút lòng ưu tư của "Tướng Givral", khi ông mủi lòng trước những cái chết của thường dân, và có thể, run sợ về một cái chết của chính ông ta, bởi vì những trái rốc kết vốn vô tình, và mù loà, cho nên ông bèn ra lệnh cho ngưng pháo kích.
Đêm nay ngưng pháo kích!
Ôi chao Gấu lại nhớ đến Bác, và nỗi lòng của nhân dân Mít, khi biết Bác không ngủ, lo lắng cho Bác, và dặn dò Bác, ngày mai nhớ ngủ bù nghe Bác, nếu không, không ngủ mãi, là trở thành điên, thành khùng!

Đêm nay Bác không ngủ
Ngài mai Bác ngủ bù!

Hậu quả của những vụ pháo kích, nếu có chăng, chỉ là chứng đái dầm của một cô gái, [cô gái lớn của Gấu], ngay khi còn là một thai nhi nằm trong bụng mẹ đã phân biệt ra được tiếng réo của những trái pháo khi bay qua, và sau này, ngay cả khi đã thành lập gia đình, vẫn còn mắc chứng đái dầm.
*
Thì, như Ông Thánh Của Lò Thiêu, Jean Améry, phán: Một khi bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.
*
Tra  từ điển!

Tếu thật. Từ ngữ ở trong từ điển là từ chết. Nó chỉ sống lại, khi con người tưới lên đó, bằng mồ hôi, bằng máu, bằng tuyệt vọng, bằng hy vọng...
Chúng giống như những... Dracula, đang tơ lơ mơ ngủ, đang được ông TCS ru mãi ngàn năm, và cứ phải ngửi thấy mùi máu người, hay là những giọt nước mắt cam lồ, thí dụ như của một bà trong truyện ngắn Biển của Miêng [xin đọc Linh Hồn Của Biển] thì mới tỉnh dậy !
*
Chuyện nọ xọ chuyện kia, Gấu bỗng nhớ một kỷ niệm thật là tuyệt vời mà Gấu đã từng trải qua, ở... Thiên Thai.
Thiên Thai, ở đây, là một phim ca nhạc, [Gấu không còn nhớ tên], (1) thuật câu chuyện, một chàng trai lạc vào một xứ thần tiên, ca hát tối ngày, hưởng đào tiên ngày tối, thương một em, rồi bị tống về trần. Chàng "Gấu" này nhớ em quá, mò đi tìm, đến một nơi, anh ta biết chắc chắn đúng là Thiên Thai ngày nào, nhưng nhìn quanh, chẳng thấy gì hết, cứ hoang tàn như Miền Nam sau 30 Tháng Tư!
Đau lòng quá, ngồi khóc, cứ như DTH, cũng vào một ngày 30 Tháng Tư năm nào !
Thế rồi, lạ chưa, Thiên Thai từ từ hiện ra trước mắt Gấu, và, anh chàng gác cổng Thiên Thai, vừa ngáp vừa nói, vô đi cha nội, ông khóc thảm quá, làm tôi giật mình, thức giấc!
(1) Tra net, ra cái tên của nó, là: Brigadoon

Ấy đấy, những từ như oanh kích, pháo kích gì gì đó, ý nghĩa của nó, cũng như vậy.
Mấy ông bỏ chạy, khóc pháo kích oanh kích bằng nước mắt cá sấu, bằng cách tra từ điển, thì không thể nào hiểu được !
Và cũng không thể nào lại có cơ hội trở lại Thiên Thai, như thằng cha Gấu này được!
*
Cũng thế, cụm từ "vùng oanh kích tự do", Gấu không thể nào hiểu được, và chẳng có tự điển nào chỉ cho thấy, cái ý nghĩa, "vừa thống khổ vừa hoan lạc" của nó, cho đến khi bị tống đi trại cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Gấu vẫn còn nhớ, những buổi lao động dưới nắng cháy người, tình cờ vớ được một cái ao đầy nước, lao xuống đó, ôi mới sướng làm sao.
Hỏi, dân cười, nói, hố bom đấy, mi không nhớ vùng này là vùng oanh kích tự do hử ? Phi cơ chiến đấu, mỗi lần hành quân trở về, là trút hết bom xuống đây, cho nhẹ cái thân trước khi đáp xuống sân bay.
*
Gấu đã từng kể về ý nghĩa của những từ như mồ côi, và độc lập, cách mạng đối với gia đình Gấu. Nghĩa của chúng đâu có giống y chang như trong từ điển. Kundera thì kể ra hai từ của Kafka, Vụ Án, Tòa Án. Camus có từ Malentendu, ngộ nhận, và liên kết [linked] với từ này, là câu chuyện hai mẹ con làm nghề dụ dỗ trai tơ, để làm thịt, và lột hết của cải, sau làm thịt ngay chính ông con trai đã biệt tích từ lâu, trở về thăm quê hương, tìm lại mẹ và chị gái. Steiner thì nói đến chữ cái K. đầu tiên trong cuốn tự điển cảm tính của loài người, là do Kafka ban nghĩa cho nó...
Gần gụi nhất, thì có từ "cứt" của NHT. Từ này, chỉ mấy ông nhà văn trong nước mới hiểu trọn vẹn "ý nghĩa" của nó. [Gấu tính dùng từ "mùi vị", nhưng thấy đểu quá, giống NHT quá, sợ bị gán tội "đạo từ"].Thảm nhất là, khi NHT văng nó vào trong văn chương, ông quên không chỉ cách giăng lưới bẫy cứt, thế là nó cứ ở mãi trong văn chương trong nước, chờ cho đến khi nào có một nhà văn khác, tìm được một 'thế thân" cho nó, thì nó mới hết nghiệp và tơ lơ mơ ngủ trở lại.
*
 
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
[W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis,  trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức].

Trở lại chuyện tra từ điển.
Nhà văn Lâm Chương có lần cho biết, ông không biết nghĩa của từ hận thù, cho tới khi đi tù VC.
Cũng theo ý đó, Léon Bloy viết:
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
[W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis,  trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức].
*
Tay Leon Bloy, W. G. Sebald trích dẫn, trên, khiến Gấu tò mò tra Wikipedia, hóa ra Greene cũng đã từng trích dẫn ông Tây này, làm đề từ cho cuốn Kết thúc một cuộc tình. 
Graham Greene còn viết về Bloy, trong cuốn The Lost Childhood  [tập tiểu luận].
Chê cũng dữ, mà khen cũng thú.
Bài viết Man Made Angry [Tại sao Gấu cay đắng như thế]  mở ra thật dữ dằn:
It is a waste of time criticizing Leon Bloy as a novelist: he hadn't the creative instinct - he was busy all the time being created himself, created by his own angers and hatreds and humiliations.
[Thật mất thì giờ chỉ trích thằng cha Gấu, nhà văn, mày có biết tiếng Tây không đấy? Thằng chả chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi cay đắng, là một thằng Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm, từ thù hận và tủi nhục...]
*
Greene viết:

It is a waste of time criticizing Leon Bloy as a novelist: he hadn't the creative instinct - he was busy all the time being created himself, created by his own angers and hatreds and humiliations. Those who meet him first in this grotesque and ill-made novel* need go no further than the dedication to Brigand-Kaire, Ocean Captain, to feel the angry quality of his mind. `God keep you safe from fire and steel and contemporary literature and the malevolence of the evil dead.' He was a religous man but without humility, a social reformer without disinterestedness, he hated the world as a saint might have done, but only because of what it did to him and not because of what it did to others. He never made the mistake by worldly standards of treating his enemies with tolerance - and in that he resembled the members of the literary cliques he most despised. Unlike his contemporary Péguy, he would never have risked damnation himself in order to save another soul, and though again and again we are surprised by sentences in his work of nobility or penetration, they are contradicted by the savage and selfish core of his intelligence. ‘I must stop now, my beloved,’ he wrote to his fiancée,’to go and suffer for another day’ ; he had prayed for suffering, and yet he never ceased to complain that he had been granted more of it than most men ; it made him at the same time boastful and bitter.
* The Woman Who Was Poor.

I [Leon Bloy] am forty-three years old, and I have published some literary works of considerable importance. Even my enemies can see that I am a great artist. Also, I have suffered much for the truth, whereas I could have prostituted my pen, like so many others, and lived on the fat of the land. I have had plenty of opportunities, but I have not chosen to betray justice and I have preferred misery, obscurity and indescribable agony. It is obvious that these things ought to merit respect.

Hiển nhiên, những người khác cũng có quyền phán như ông, phán bảnh hơn ông, là đằng khác. Greene nhận xét. Ông viết, thêm, chẳng ai thèm đọc Bloy, vì là tiểu thuyết gia, nhưng, vì những chớm thơ thỉnh thoảng loé ra, vì những hình ảnh, như “những linh hồn cao cả, chỉ để dành riêng cho những cơn quằn quại cứng người”, vì những đoạn, ở trong đó, là một viễn ảnh ma mị, làm chúng ta nhớ đến nhà thơ Đức, Rilke.

Tớ [Gấu] cũng sắp xuống  lỗ rồi. Cũng có tí tác phẩm, khá bảnh, phải nói, thật bảnh. [Thí dụ như Những Ngày Ở Sài Gòn, Lần Cuối Sài Gòn?]. Ngay cả mấy cái thằng thù tớ [Gấu] đến phát điên lên, cũng phải úp mặt vô tường [chữ của ông con NĐT], lẩm bẩm, đúng, đúng, Gấu là một nghệ sĩ nhớn!

Tôi  [Bloy], cũng đòi phen đớn đau, vì sự thực, mặc dù, tôi có thể đánh đĩ ngòi viết của mình, như rất nhiều người khác, và sống phè phỡn. Tôi có rất nhiều cơ hội, nhưng tôi không chọn sự phản bội công lý, và tôi mê sự bần cùng, tối tăm, thú đau thương thật khó miêu tả. Hiển nhiên, ba thứ đó cũng đáng được kính trọng đấy chứ.

Ôi chao, cái me-xừ Bloy này, và những lời phán về ông, của thế nhân, và của Greene, sao như nhắm vào thằng Gấu, nhà văn!
Bởi vì, gạt bỏ ba cái tầm phào, tạp ghi tạp ghiếc, phê bình phê biếc, đọc sách đọc xiếc, cái còn lại của Gấu nhà văn, chỉ là tí ti:
 … The occasional flashes of his poetic sense…
 … Images like, upright souls are reserved for rectilinear torments.
 … Passages with a nervous nightmare vision which remind us of Rilke.
*
Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ..
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể.
*
 Tuy nhiên, Gấu kém hẳn Bloy, ở niềm tin của ông, rằng, sống trên đời, thèm miếng thịt kẻ thù [Life being what it is, one dreams of revenge], nhưng, bởi vì Bloy, do chân thật đến mức không thể nào bị hủy diệt, và do hiểu biết về chính mình, cho nên, đường dài mới biết ngựa hay, sau cùng, chính những đức tính đó khiến ông có thể chuyển cơn giận dữ lên chính mình, như là, trong một bức thư, ông nhìn nhận, chính cái thứ văn chương khốn kiếp đó [những tạp ghi tạp ghiếc?] đã ăn ruỗng ông, tới cả những vùng ‘ngu ngơ’ [naïf] nhất của trái tim.
*
Gấu nhớ có lần đọc nhà văn nhớn NMG, kể chuyện, hồi nhỏ ông rất mê đọc sách. Đọc hoài, tới một lúc, ông độc giả NMG đột nhiên tự hỏi, tại sao người khác viết, mà ta không viết.
Greene, khác hẳn. Ông viết, tôi chưa hề bao giờ viết, bắt đầu bằng câu hỏi, tại sao những người khác, mà không có tôi?
Theo ông, khi người ta nhận ra rằng, những nhân vật ở trong những cuốn sách dành cho con nít, không thực, là lúc bắt đầu viết.
[One has realized the characters in childhood books are not real that he begins to write].

*
Soon, Bloy could count such prestigious authors as Emile Zola, Guy de Maupassant, Ernest Renan, Joris-Karl Huysmans, Alphonse Daudet and Anatole France as his enemies.
Leon Bloy

Những kẻ thù của Bloy, toàn thứ dữ.
Gấu nhà văn, cũng chằng thua: Đã từng được nhà thơ kiêm triết gia Nguyên Sa, ban cho nick, tên sa đích văn nghệ, được nhà văn Duyên Anh kiêm biếm gia Thương Sinh hỏi, NQT là thằng củ xê nào vậy?
Những kẻ thù của Bloy tấn công ông, như là một tiểu thuyết gia, viết những truyện chẳng ra truyện, nhân vật chẳng ra nhân vật, ấy là bởi vì họ nghĩ, họ có thể viết được những thứ đó.
Có thể thôi.
Tuy nhiên, chưa một kẻ thù nào dám đụng tới những mẩu văn của Bloy, mà, như Greene phán về chúng
The occasional flashes of his poetic sense…  … Images like, upright souls are reserved for rectilinear torments.  … Passages with a nervous nightmare vision which remind us of Rilke.
Những kẻ thù của Gấu, tay nào thì cũng nghĩ, tao viết tạp ghi hay hơn mày. Mày viết tạp ghi chứ tao viết tiểu luận cơ ! Mày đâu có được Mẽo dậy viết tiểu luận, như tao ?
Tao bằng cấp hơn mày. Mày không thuộc giới khoa bảng như tao.
Tao dịch đúng hơn mày. Tao đọc nhiều hơn mày, tao giỏi tiếng Tây hơn mày.
Có thể thôi.
Nhưng không thằng nào dám đụng vô những câu văn "thần sầu" của Gấu cả!
Đây là điều Gấu Cái nhận ra:
Mi cứ viết ba cái lăng nhăng, nó lậm tới xương, tới tuỷ, làm độc tới cái phần ngu ngơ nhất của trái tim của mi rồi, Gấu ơi!
*
Có thể bạn cho là quái đản, nhưng, trở lại Đất Bắc, Gấu nhận ra là, những bạn văn đích thực của Gấu, đều nhà văn VC cả!
Thế là Gấu lại bồi hồi nhớ đến cái lần bỏ chạy Hà Nội, và một anh bạn nhỏ tuổi, học cùng lớp tại trường Nguyễn Trãi, khóc đến sưng cả mắt, bắt bà mẹ cho người xuống Hải Phòng kêu về.
[Xin đọc Blog War]

Và nhìn về phía bạn ta ở Miền Nam, trước 1975, và sau ra hải ngoại, hóa ra đa số đều là… kẻ thù, nhất là những đấng thân thiết, thuộc loại nối khố, hoặc cùng băng, cùng nhóm!
Một ông, rất thân. Từ thuở còn học. Hồi Gấu lên voi, ông cần tiền mua nhà ở làng báo chí, Gấu bèn đưa liền, và quên liền.
Có thể bạn không tin, nhưng quên thiệt! Có nhiều lý do của cái sự không quên này. Gấu sẽ từ từ nhẩn nha trình bầy sau.
Thế rồi đến hồi Gấu xuống chó, làm nghề viết mướn, ông bạn chí thân ghé Bưu Điện gửi thư, thấy, chẳng lẽ vờ, ông nói với lại, khi rồ ga xe dzọt, tối ghé tao chơi.
Làm sao không ghé? Đói như thế, đói cả hai ba thứ cơm như thế, làm sao không ghé?
Ghé, ông biểu bà chị nuôi lấy cho thằng bạn ngày xưa chiếc áo sơ mi cộc tay. Chẳng là Gấu mặc áo thun đi làm hàng ngày. Thấy ông có cuốn Những Linh Hồn Chết, bản tiếng Tây, trên bàn, Gấu nói, cho tao mượn đọc, ông ngần ngừ, sau đành gật đầu, nhưng giao hẹn, áo, cho, nhưng sách, là phải trả!
Trả? Làm sao trả!
Thế là sau đó, đi đâu, ông cũng mang cái giai thoại đó ra kể, tao đã biểu, cuốn sách trả tao mà nó cũng đem bán!
Ông nói hoài, Gấu nghe trực tiếp, gián tiếp, rất nhiều lần, cho tới một lần, Gấu tức điên lên, thế là nhớ ra cái vụ biếu ông ta ba ngàn đồng, mua căn nhà ở làng báo chí Thủ Đức, để vợ chồng con cái ông ra ở riêng, khỏi phải ở chung với ông cụ bà cụ.
Chính vì tức quá, mà Gấu mới nhớ ra cái vụ kể trên.
Thành thử, đọc cái câu lớn lao, the great phrase, của Gaugin, mà Greene sử dụng, để ban cho Bloy, coi như đây là ‘motto’, của ông nhà văn được làm ra bởi sự cay đắng, tức giận này, “Sống ở trên đời thèm miếng thịt kẻ thù”, [Life being what it is, one dreams of revenge], là Gấu ngộ ra liền.
Cái lần Gấu nhớ ra, và vặc lại, ông bạn thân mặt nghệt ra, làm gì có chuyện đó, nhưng rồi ông xìu xuống.
Gấu hiểu, chính ông ta cũng chẳng hề nhớ, đã ngửa tay lấy tiền của Gấu.
Cái vụ quên của ông, cũng có lý do, của đáng tội!
*
Còn một ông bạn thân khác nữa. Với ông này, hài nhiều hơn là bi.
Cũng bạn thuở còn học trung học. Cũng lừng danh, nhà văn dấn thân nhập cuộc trên chốn giang hồ. Cái sự hội ngộ của Gấu với ông ở hải ngoại, xem ra hơi giống vụ gặp lại một anh bạn thân cùng trường Nguyễn Trãi, tại Sài Gòn hồi mới di cư, Gấu đã từng lèm bèm trong Blog War.
Đó là hồi Gấu mới chân ướt chân ráo ra hải ngoại. Ông lúc đó đang nổi như cồn trên chốn hải hồ, như đã từng nổi như cồn, ngay từ thuở còn đang là sinh viên. Gấu nghĩ tình ngày xưa, và cũng có tí thấy kẻ sang bắt quàng làm họ, bèn viết một bài theo dạng hồi ký, kỷ niệm, thực chất là để nâng bi bạn cũ.
Gửi cho ông đọc trước, để thỉnh ý.
Ông đọc xong, phôn, nói, phần đầu, nâng bi tới lắm, phần sau, chưa đủ mát lỗ đít!
[Thổi ống đu đủ chưa tới].
Trên đây là ngôn ngữ của Gấu. Ông nói lịch sự hơn. Nhưng thực chất là như vậy.
Gấu, lần đó, quả có bị sốc.
Chưa hết. Do ông phôn tới, cho nên, một bữa, Gấu phôn lại, đáp lễ. Một bà hỏi, cho biết quí danh, để thông báo. Gấu nói tên, rồi chờ, chờ mãi, tới lúc máy tít tít. Nghĩ, hay là sự cố đường dây, phôn lần nữa, chuông reo, không ai bắt phôn. Một lát sau, Gấu phôn thử lần nữa, bà nói trên vừa nghe tiếng Gấu, cúp đánh cụp!
Vụ việc trên, Gấu có lần vui miệng, kể cho NTV nghe. Anh, nhân một lần có chuyện cần liên lạc với ông bạn trên, bèn nhắc lại. Ông xác nhận, quả có như thế, nhưng đây là do bà xã của ông, thấy ông bận rộn với việc nước, nên sử sự như vậy.
Lần gặp ông mới nhất, là ở nhà NĐT. Khi đó KT đang dưỡng bệnh tại đây. Ông ghé thăm người bệnh, gặp Gấu cũng mới ghé thăm Sài Gòn Nhỏ. Ông hỏi, đã tới thăm mấy người bạn cũ ngày nào như... chưa, Gấu nực quá, quát:
-Gặp làm cái đếch gì?
*
Thật mất thì giờ khi chỉ trích Léon Bloy, như là một tiểu thuyết gia: ông ta làm gì có bản năng sáng tạo, đã vậy lại còn luôn luôn hơi bị bận rộn, tự tạo ra chính mình, từ những cơn giận dữ, thù hận, tủi nhục của riêng mình. Ai đã từng đọc cuốn tiểu thuyết thô kệch và nhảm nhí, [ill-made], (1) người đó  chẳng cần đi xa hơn câu đề tặng Vị Đại Uý Của Biển Cả, Brigand-Kaire, để cảm nhận ra cái chất giận dữ ở trong đầu ông ta:
Thượng Đế giữ cho bạn được bình an vô sự, từ lửa, thép, văn chương đương thời, và sự khốn kiếp của cái chết quỉ ma.
Ông ta là một con người của tôn giáo, nhưng lại không có sự tủi nhục, một kẻ cải tạo xã hội nhưng không có sự dửng dưng một tay như thế cần phải có. Ông ta thù hận thế giới như là một vì thánh phải thù hận thế giới, nhưng vì những gì thế giới gây ra cho ông ta, không phải cho người khác. Ông ta không hề phạm lỗi lầm, theo tiêu chuẩn thế giới, khi đối xử với những kẻ thù của ông ta, [tiêu chuẩn thế giới: đối xử kẻ thù với dung hòa, châm chước, tolerance].
Graham Greene: Man made angry.
(1) The Woman Who Was Poor.
*
Lại nói chuyện tra từ điển.
Lần đầu tiên, Gấu không làm sao hiểu được ý nghĩa của từ “kẻ thù”, như trong câu Brodsky trích dẫn, một châm ngôn của mấy ông con cháu Khổng Tử,  theo ông, ở trên đầu một bài viết (1).
Đành hỏi một ông bạn, Ông Thánh Sống, cái gì cũng biết.
Ông này, cũng quen biết ông anh nhà thơ của Gấu. Có một lần, ông chỉnh ông anh nhà thơ, dùng sai từ.
Đó là từ "quần chân hòe", hay "què".
Ông anh nhà thơ nói, "hoè”. Phụ nữ mặc quần này, hay quần đen, khi có tháng.
Ông Thánh Sống nói, anh lầm rồi. Cái đó gọi là “quần chân què”. Què theo nghĩa, què cụt. Đây là thứ quần, do thiếu vải, người ta phải dùng thêm một miếng nhỏ để đắp vô, thành ra nó có tới ba cái chân, hai chân chính, và một chân phụ, thiếu, què.
Theo nghĩa đó, thì quần của người đàn ông nào cũng có tới ba cái đầu gối!
(1) If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by.
[Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi qua.]
[On finit toujours par voir passer le cadavre de son ennemi]
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is.
[Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh].
J. Brodsky:
Hồng 3
*

Còn một ông nữa, tên K. Trùng tên với nhân vật K của Bảo Ninh. Nhờ ông K1 mà Gấu hiểu ra ông K2 của Bảo Ninh, cùng lúc, nhận ra tại sao ông bạn văn VC này đặt tên truyện là Thân Phận Tình Yêu:
K có thể tha thứ cho cuộc chiến, nhưng không thể tha thứ cho cuộc tình.
*
Ông K1 này học cùng với một bạn học của Gấu, sau thành quen hết nhau. Và thân hết nhau. Ông học dốt. Dốt lắm, thành thử chẳng có tí bằng cấp nào cả. Còn Gấu thì cứ phom phom mà đi mà học mà thi đậu mà đi làm. Bữa đó, trên đường phóng xe tới sở, Gấu còn nhớ, đó là đường Hai Bà Trưng, tới cổng sau Bưu Điện, dành cho nhân viên. Sắp rẽ vô thì vượt chiếc xe đạp của bạn mình, chạy cùng chiều. Bèn tà tà đi kế bên. Bạn nói, có khóa học làm họa viên, ngành xây dựng hay kiến trúc, mày có tiền cho tao đóng học phí, lấy mảnh bằng thợ vẽ, đi làm, nuôi thân. Gấu móc ra liền, rồi đi luôn. Và quên sạch.
Tất cả những chi tiết như trên, chỉ trở lại với Gấu, rõ mồn một, mãi sau này, sau 1975, khi Gấu xuống chó, và khi bị ông bạn trên khinh bỉ, nhờm tởm, coi như hủi, vì ông ta không thể tha thứ cho cái chuyện xuống chó đó, không thể tha thứ một thằng khốn kiếp như thằng Gấu đó, lại có thời là bạn của một con người đạo đức như ta đây.
Nhớ tí tiền của Gấu, ông ta đi học lớp họa viên, tốt nghiệp, đi làm, nuôi thân, cho tới ngày đứt phim. Ông ta đúng ra là phải đời đời nhớ ơn Gấu.
Vậy mà những lần vô tình gặp, ở nhà một người quen của cả hai, là ông ta tỏ ra ghê tởm, y chang anh chàng K 2 ghê tởm cô P. sau khi cô ta bị cả một đám Yankee mũi tẹt, trên đường vào Nam chiến đấu, làm thịt, tại nhà ga Thanh Hoá [?]
Nhờ ông, và những ông bạn học của Gấu, Gấu hiểu ra một sự thực thuộc về bản chất của Yankee mũi tẹt:
Do quá mê cái đẹp, cái đạo đức, cái thánh thiện, mà họ biến thành tởm lợm.
Quái đản như vậy đó.
*
Còn cái đẹp nào hơn, đạo đức nào hơn, thánh thiện nào hơn, là, giải phóng Miền Nam?
*
Vừa nhắc đến Những linh hồn chết, những linh hồn chết xuất hiện liền:
Bài viết về Gogol không ngờ lọt mắt Wikipedia.
Đọc lại, mới "tái khám phá" chi tiết thật là khủng khiếp. Câu nói nổi tiếng của Dos, "Chúng ta đều chui ra từ chiếc áo khoác", hóa ra là nói về sự lên ngôi của cái áo mưa, trong kỷ nguyên Aids!
Trong khi chờ Gogol
Nhan đề chiếc áo khoác, là từ tiếng Nga "chiniel" [từ tiếng Pháp "chenille"], dùng để chỉ một chiếc áo khoác bằng lông, mặc phủ lên bộ đồng phục. Từ này giống cái, và hàm ý nhục dục, [do đó Gustave Aucouturier đã "dám" đưa ra đề nghị, nên dịch trở lại tiếng Pháp là "cái áo mưa", "la capote"; xin xem ghi chú về Gogol, trong "Toàn bộ tác phẩm", nhà xuất bản Gallimard, tủ sách Pléiade, 1966, trang 529].