*























*

Camus, Kẻ Trung Thực, Tên Công Chính

*

Hai tuyệt chiêu của Camus, tạo khoảng cách giữa ông và đề tài, và giọng kể thầm thì. Như thể chính ông cũng không làm sao quyết định được, có nên đẩy độc giả lậm sâu vào câu chuyện, và sau cùng đành đem con bỏ chợ, nghĩa là bỏ mặc chúng ta lơ lửng giữa những âu lo, thắc mắc siêu hình của tác giả, và bản văn, chính nó. Đây có thể là sự suy tưởng về những vấn đề nhức nhối thương đau mà Camus gặp phải trong những năm cuối đời. Chúng ta có thể nhận ra điều này, ở đoạn mở ra Người Câm, khi Camus tự ý thức về tuổi già. Hay trong một truyện khác, Nghệ sĩ làm việc, The Artist at Work, chúng ta có thể cảm nhận vào những ngày tận cùng của ông, sống căng thẳng, và gánh nặng vinh quang đè lên ông mới khủng khiếp làm sao.
Pamuk: Camus
 Tôi đọc Camus, đâu đó trước khi đọc Dos và Borges, vào lúc 18 tuổi, dưới ảnh hưởng của cha tôi, một nhà kiến trúc sư về xây cất. Vào thập niên 1950, nhà xb Gallimard cho Camus ra lò hết cuốn này tới cuốn tới, cha tôi cho mua chúng đều đặn, và được chuyển tới Istanbul, nếu ông không ở Paris. Còn ở đó thì ông tự mình đi mua, lẽ tất nhiên! Ông đọc chúng một cách tới nơi tới chốn, và bèn lèm bèm về chúng, với thằng con. Mặc dù đôi lúc hứng lên, ông lèm bèm về cái gọi là “triết học của sự phi ní” [ấy chết xin lỗi, phi lý], bằng những từ ngữ mà tôi chẳng làm sao hiểu nổi, chỉ đến mãi sau này, thì tôi mới ngộ ra rằng thì là tại sao ông lèm bèm về Camus, về phi lý: Cái triết học phi lý đó đến với chúng ta không phải là từ những thành phố lớn của Tây Phương, cũng không phải từ những nội thất của những đền đài tưởng niệm hay những căn nhà của họ, nhưng mà từ một thế giới bên lề, có tí ti hiện đại, có tí ti Hồi giáo, có tí ti Địa Trung Hải, giống như thế giới của chúng tôi.
*
Tuyệt!
Cô con gái của Camus, cũng phán y chang về ông bố của mình!
*

Papa continue á écrire ses livres, ses pièces. Maria, elle, joue. Cela ne me regarde pas, c'est la vie. Mais, chez moi, je n'ai jamais entendu un seul mot contre Maria. Je l'ai rencontrée dans les années 1980, après la mort de ma mère. J'étais à Nice. Elle y jouait une pièce. J'ai mis un mot au théâtre. On s'est dit plein de choses. On était bien ensemble. Elle était tellement vivante, chaleureuse, drôle. On a mangé du chocolat. Elle fumait, et elle avait des quintes de toux épouvantables. Quand elle éteignait une cigarette, aussitôt, elle en rallumait une autre. Ils se ressemblaient, mon père et elle. Ils avaient ce même amour forcené de la vie, quoi qu'il se présente. On endure. Mais on prend.
A la Libération, mon père fréquente beaucoup Sartre et Beauvoir. A Saint-Germain-des-Prés, c'était tout le temps la fête, la danse, les beuveries, aussi. Mais mon père a toujours eu l'impression de faire un peu tache parmi eux. II est méditerranéen, n'a pas fait l'Ecole normale, n'est pas d'origine bourgeoise. Ce n'était pas tout à fait faux quand Sartre le traitait de "voyou des rues”: il avait un peu l'impression de s'encanailler en compagnie de son copain Camus. Beauvoir, elle, a alors un faible pour mon père, qui ne le partage pas. Etait-ce vraiment un faible, ou une curiosité intellectuelle ? Elle disait - c'était scientifique, chez elle! - que pour connaitre un homme il fallait coucher avec lui. Regardez cette photo de Brassai: mon père avait mis en scène une pièce de Picasso, «le Désir attrapé par la queue ». Il y a Lacan, Cecile Eluard, Picasso, Valentine Hugo, les Leiris, Sartre et Beauvoir. Et que regarde mon père ? Le chien.

Écrire, c'est s'exposer au malentendu, et à ne pas être entendu. Il le savait bien, mon père. J'étais une petite fille, mais je sentais l'agressivité autour de lui. Avec, «l'Homme révolté », en 1951, il ébranle un tabou. A l'époque, on n'a pas le droit de toucher à l'Union soviétique. Alors que tout le monde sait que le goulag existe. On dit que c'est au nom de la bonne cause. On se tait. Lui, il a décidé de parler. Et cela ne plait pas. Un jour - j'ai compris plus tard que c'était après la terrible polémique avec « les Temps modernes» où Francis Jeanson, sur ordre de Sartre, avait descendu le livre avec une incroyable violence - je trouve mon père dans le salon, assis sur un fauteuil bas, la tête baissée. Je lui dis : “Tu es triste, Papa?”. Il lève la tête, me regarde droit dans les yeux et me répond : “Non, je suis seul”. Je n'ai jamais oublié. Cela me révoltait tellement ! Je ne savais pas comment lui dire qu'avec moi il ne pouvait pas être seul.
En janvier 1956, quand il écrit  “Trêve pour les civils”, dans « l'Express », il ne fait pas que l’écrire. Il va à Alger, proposer qu'on épargne les civils des deux camps. Le gouvernement général lui interdit d'occuper la salle prévue. Il déplace sa réunion dans la Casbah, sous les cris des ultras, qui hurlent : “A mort Camus!”. Il a eu très peur que cela finisse dans un bain de sang. Quand je pense qu'on ose encore prétendre que Camus n'a rien dit sur l'Algérie! Il avait été bien seul, en 1945, quand il avait dénoncé les massacres de Setif! Il a donc continue d'écrire, jusqu'au moment où il a considère que chaque mot ajoutait à la violence. Il savait que le FLN liquidait les messalistes et que, si l'on faisait une Algérie avec un parti unique et une religion d'Etat, les premières victimes seraient les Algériens. Quand on voit ce qui s'est passé depuis, on peut se dire qu'il n'avait peut-être pas complètement tort. A partir de 1960, c'est vrai, il n'a plus rien dit du tout. Mais c'était pour la bonne cause. Il était au cimetière.
“Quand tu as eu ta prime ... “, comme disait Mémé en parlant du prix Nobel de littérature ... Lui, il se trouvait un peu jeune. Il disait: “Personnellement, j'aurais voté Malraux”. Ce jour-là, au lycée, tout le monde me regardait drôlement. J'ai demandé à une copine si je n'avais pas un ourlet défait. Elle a ri: “Mais tu es dans ‘Paris Match’” …..
Cathérine Camus: Camus, mon père.
Viết là phơi bày ngộ nhận, chẳng được ai nghe. Cha tôi biết rất rõ điều này. Khi đó, dù chỉ là một đứa con nít, nhưng tôi thấy chung quanh cha tôi là cả một sự hung hãn, gây gổ. Năm 1951, khi viết « Con người nổi loạn”, là ông đụng vô ổ kiến lửa, lay đến tận gốc điều cấm kỵ. Vào thời buổi đó, cấm không được đụng tới Xô-Viết, trong khi ai cũng quá rành về sự hiện hữu của trại tù Goulag.  Họ bảo, phải bảo vệ nghĩa cả! Và họ câm miệng. Còn ông, ông tung hê hết. Thế là cả đám sưng lên. Một bữa – sau này tôi mới biết, do đụng độ với tờ « Thời Mới », qua đó, theo lệnh Sartre, Francis Jeanson đã ‘tàn sát’ cuốn sách của ông - tôi thấy cha tôi ở trong phòng khách, ngồi trên chiếc ghế bành thấp, đầu cúi xuống. Tôi nói: « Ba buồn hả ba? » Ông ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: « Không, ba cô đơn. » Tôi không bao giờ quên câu này. Nó làm cho tôi phát bực! Tôi không biết làm sao để nói cho ba tôi hiểu, làm sao ông nói cô đơn, khi có tôi ở kế bên.

*

 “J’ai le sens du sacré mais je ne crois en Dieu”
[Tôi có cảm quan về điều thiêng liêng nhưng tôi không tin (về một) Thượng Đế]

“Le réel, c’est le rationel, et l’Histoire, la fille bâtarde de la violence”
[Cái thực, là cái thuần lý, còn Lịch sử, đứa con gái đẻ hoang của bạo lực]
Camus
“Eh bien, mon cher Camus, vous aurez révélé que Hegel et moi avons quelque chose en commun, c’est le fait que vous ne nous avez lu ni l’un ni l’autre”
[Bạn Camus ơi, bạn phát giác ra, có cái gì đó chung, giữa Hegel và tôi, điều này chứng tỏ, bạn đếch đọc, cả tôi lẫn Hegel!]
Sartre


Cô con gái nhớ lại…

Trong “Albert Camus, Solitaire et solidaire’, sẽ ra mắt vào ngày 10 Tháng Chạp, nhà xb Michel Lafon, Cathérine Camus gợi lại hình ảnh ông bố, nhà văn Nobel biến mất 50 năm trước đây. Đặc biệt, bà tâm sự với tờ Người Quan Sát Mới, và nói về một số hình ảnh trong hồ sơ riêng gia đình.
“Đúng là như thế.  Bức hình nào cũng thấy điếu thuốc lá. Ông hút và nhả khói giống như cái ống khói tầu. Tại sao lại nhịn hút khi biết mình bị bệnh lao kết án?”.
Cái tiếu lâm, khôi hài, diễu diễu là để che giấu cảm xúc. Thật cứng rắn [dur] – và cũng thật hiếm hoi – khi cô con gái phải nói về ông bố của mình, một ông bố thuộc quá nhiều về kẻ khác – công chúng – nhưng cũng thật riêng biệt biết bao, vì là ông bố của cô: ở trong những nụ cười, những nét riêng, và trong mầu mắt của ông.
Trong căn nhà ở Lourrain, nơi ông đã sống trên một năm, và là nơi ông ra đi, thảnh thơi, không chút âu lo, vào một buổi sáng Tháng Giêng 1960, sau khi đã đưa vợ con ra xe lửa, còn ông, đi xe hơi cùng bạn bè, lên Paris, và ông không bao giờ trở về.
Vẫn như xưa, căn nhà với những cánh cửa bằng gỗ thật nặng nề, và đầy loài vật: hai con chó, và sáu con mèo....
Agathe Logeart

"Papa, tôi không biết bố tôi nổi tiếng, cho tới khi ông mất. Tôi biết điều đó, lúc ông mất, và tôi chẳng ham. Với tôi, đó là cha tôi. Tếu, rất tếu. Tôi mê nụ cười của ông. Với những người khác, Albert Camus, đó là một huyền thoại, không phải một ông bố. Sự nổi tiếng, tôi không ý thức gì về nó, và nó cũng chừa chúng tôi ra, cho đến khi chúng rớt xuống anh tôi, và tôi, nó đè nát hai anh em. Tôi lúc đó 14 tuổi.”

“Ở trường học, khi người ta hỏi bố tôi làm nghề gì, tôi trả lời ‘nhà văn’, và nó làm tôi phải suy nghĩ. Làm thợ mộc, thì đúng là một nghề. Nhưng nhà văn?”

«Je me révolte, donc nous sommes ... »
“Il y a la beauté et il y a les humiliés.”
“Le bonheur et l'absurde sont inséparables”

“Il y a la beauté et il y a les humiliés.”
Có cái đẹp và có những người bị sỉ nhục.
Ui chao sao mà đúng y chang tình cảnh Mít, trước và sau
Anus Mundi [hậu môn của thế giới]
Trước, cả nhân loại nằm mơ ngủ dậy, biến thành Mít.
Sau, Mít, có nghĩa là, bị sỉ nhục!


Vào thời cực thịnh của Camus tại miền nam Việt Nam, trên tờ Sáng Tạo của nhóm, Thanh Tâm Tuyền đã coi Camus muốn làm một kẻ "juste", đứng ở lưng chừng trời, ngó xuống thế gian... và kết luận: cái chết của Camus đã nhốt chặt ông vào quá khứ.
Khi gọi Camus là một "juste", Thanh Tâm Tuyền gợi đến kịch phẩm "Những người công chính" (Les Justes) của Camus, (bản tiếng Anh dịch là Những Tên Sát Nhân Chính Trực, The Just Assassins); người viết đọc, vẫn những ngày đầu, thời mới lớn, trong một thành phố Sài Gòn đang còn thanh bình, và chỉ còn nhớ mài mại, đây là về một tay khủng bố không chịu ra tay khủng bố, chỉ vì có những đứa trẻ tại hiện trường.

Ui chao, lại nhớ đến tên khủng bố, VC nằm vùng DH, tà tà chạy Honda, tà tà thẩy bom vô trạm gác Ngụy, tà tà đi tiếp!
DH đã từng tuyên bố, do đọc Camus mà đi làm Cách Mạng!

Bữa nay mẹ tôi mất

Prométhé, nhân vật trong “Kẻ phản kháng”, chọn sống một cuộc sống vì những người khác, một cuộc sống phản kháng chống lại nỗi bất hạnh của họ, và nhìn ra ở đó một giải pháp cho sự ‘phi lý như là phần số của con người’, chính sự phi lý này khiến Sisyphe, bị ám ảnh, quằn quại bởi nỗi bất hạnh của chính mình, tìm tới tự tử, coi đây là giải pháp độc nhất và lối thoát khả hữu, cho sự trù ẻo con người, quá con người [và như vậy là trung thành với châm ngôn của Pline l’Ancien, hẳn nhiên là để gửi tới tất cả những đệ tử chỉ có biết yêu lấy mình, chỉ có biết tự ái: “Trong nỗi khốn cùng của cuộc sống của chúng ta trên thế gian này, tự tử là món quà đẹp nhất mà Thượng Đế ban cho con người” 

Tôi phản kháng vậy là chúng ta hiện hữu
«Je me révolte, donc nous sommes ... »

Tưởng niệm Camus, 50 năm sau khi ông mất

Bây giờ đọc lại Những Con Dã Tràng, Gấu nhận ra một điều thật là hiển nhiên, nếu chưa từng đọc Kẻ Xa Lạ, không thể nào viết ra được.
Gấu đậu Tú Tài Hai, khóa hai, niên học 1957-1958. Khóa một rớt, được bà cụ C. cho đi nghỉ hè ở Nha Trang. Cô gái trong truyện, nguyên mẫu ngoài đời là H. cô con gái thứ của bà T, bạn cụ C.
Gấu có viết về cô, trong
Một Người Anh.
Gấu nhớ là, khi viết xong, gửi cho Sáng Tạo, anh T. khen um lên, qua lời kể của bà cụ C. Nhưng liền sau đó, báo chết, sau thấy nó trong mục hộp thư của tờ báo Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong.
Sáng Tạo chết năm 1960.
Như vậy truyện phải được viết cùng năm hoặc trước đó 1 năm, tức 1959.
Nhân vật chính ở trong truyện, khật khà khật khừ, ho hung hắng vào buổi chiều, chắc chắn phải là..  Meursault, từ biển Địa Trung Hải, bơi tới biển Nha Trang, nhập vào Gấu!

Những con dã tràng

Villa trông ra biển. Tường phía trước thấp. Gió từ biển tới, vượt khoảng vườn nhỏ, mang những chiếc lá vàng trải lên thềm nhà. Con đường nhựa đen đúi, lầm lì chạy mải tới cuối thành phố. Bên kia con đường, là bãi biển, cát trắng và nóng. Xa hơn, về phía trái, nơi bắt đầu con đường, con sông nhỏ đổ nước ra biển làm đỏ lờ đờ một vùng. Xa hơn nữa, cuối tầm nhìn, một ngọn núi nằm trơ trọi, hình dáng nặng nề, thô kệch. Buổi tối, những người dân thường đốt rừng làm rẫy, xa trông, như một con rắn đỏ lập lòe.
Một chiếc xe ngựa đậu dưới bóng cây lớn ở trước cổng ra vào.
Hai dẫy nhà nhỏ chạy dài ra vườn sau. Phòng H. ở cuối một dẫy.
Những cây phi lao đứng im ở ngoài vườn.
Buổi chiều ngày đầu, Q. nói với tôi, H. là con gái lớn bà chủ nhà. Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy giờ gió thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi lao, và bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố nén cơn ho thường lệ buổi chiều. Tôi nghĩ tới những lần tự nhiên thức giấc trong đêm khuya, mọi người đều yên ngủ, tôi lặng lẽ nghe tôi nặng nề thở và mệt nhọc sống. Khi người bác sĩ báo tin tôi mắc bịnh, tôi cảm ơn ông ta, và quay qua xin một điếu thuốc lá. Buổi chiều hôm đó, tôi đi coi một phim trinh thám. Khi nhân vật trong phim trúng đạn ngã xuống, tôi bỏ ra về. Buổi tối, tôi ngồi viết thư cho T. "Em có hiểu thế nào là thần tượng không? Yêu một người con gái, một người con gái quen biết từ nhỏ, tình cờ gặp người con gái đó trong tay một kẻ khác không phải là mình. Thần tượng bị phá vỡ hoàn toàn và đột nhiên tôi thấy lố bịch, lố bịch vô cùng."
Lá thư đầy giả tạo. Ghen tuông, tôi lựa chọn sự tầm thường, và tự hạ. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao không nói tôi bệnh và từ chối tình yêu của nàng. Đúng lúc tựa thân mình vào cây phi lao, tôi mường tượng ra, tại sao tôi xử sự như vậy. Một lần tôi vào xóm chơi bời, đi theo một đứa con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám, chật hẹp. Ngọn đèn dầu le lói chiếu sáng căn phòng đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại nhìn, cô gái nằm trên giường, thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi. Đúng lúc đó, tôi chợt nhớ đến một buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy, thảng thốt nói: "Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo: "Đó chỉ là khám phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói gần như thét với đứa con gái: "Cởi quần áo ra!" Sự hổ thẹn theo tôi tới tận lúc đó.
Buổi chiều chúng tôi đi dạo trên bãi. Biển xanh sẫm, ì ầm, âm thanh dài như không bao giờ dứt. Q. nói, "Bà chủ có vẻ mến cậu." Tôi nói, "Như vậy tôi có thể ở đây lâu." Tôi không nói gì. Cả hai đều yên lặng. Tôi nghĩ đến sáng nay, tôi thức giấc vào khoảng bốn giờ, tôi nghe tiếng chuông nhà thờ và tự hỏi, nếu tôi đang quì cầu nguyện. Tôi nghĩ đến K. Nó yêu một người con gái, ít lâu sau cô gái bỏ đi lấy chồng. Trước đó, cả hai thường rủ nhau đi nhà thờ cầu nguyện. Tôi nghĩ nếu Thượng Đế phải dậy sớn vì những chuyện như vậy, Pauvre Dieu, và tôi mỉm cười. Sự thực, tôi ít nghĩ đến chuyện đó. K bảo tôi, "Như vậy người ta mù tịt về thân phận mình." Tôi trả lời, "Chính vì mù tịt mà người ta hạnh phúc, ít ra là trong quãng đời ngắn ngủi đó." T nói thêm, "Nhưng còn sự chết..."
Sự chết, tôi vẫn thường nghĩ đến. Hồi nhỏ, khi còn ở Hà Nội, một lần đứa cháu gái tôi bị bệnh nặng. Nó bắt tôi phải ngồi bên cạnh nó, phải kể chuyện cho nó nghe, nghe nó đòi mua quà này, quà nọ. Còn nhỏ, ham chơi, tôi chờ nó mệt, ngủ thiếp, và bỏ đi chơi đứa bạn ở gần nhà. Hai đứa rủ nhau lên Bách Thảo, lang thang trong vườn. Đang đi, tôi đột nhiên nghĩ đến đứa cháu, và đột nhiên nhận ra rằng, nó đang chết, và đang gọi tên tôi. Tôi chạy về, bất kể xe cộ, mất hết cảm giác và ý thức. Về đến gần nhà, nghe tiếng chị tôi khóc lóc, kể lể, tôi lủi thủi bỏ đi. Tôi cứ nghĩ, chắc là đứa cháu khổ sở lắm, khi không có tôi ở bên cạnh, vào lúc nó bị giằng co giữa sống và chết... Chắc cha tôi cũng đã trải qua những giờ phút tương tự như vậy. Khi còn sống, ông làm nghề dậy học, và bị thủ tiêu vì vấn đề chính trị đảng phái hồi 1945. Người ta nói, cha tôi bị cột đá vào người, và bỏ xuống sông. Những ngày sau khi nghe chuyện, mỗi lần đi tắm sông, tôi thường lặn sâu xuống nước, rồi cố gắng nín thở, cố gắng chịu đựng, và nghĩ đến cha tôi.
Q đi lễ, và hỏi tôi có thể đi cùng, tôi lắc đầu, gọi mua một gói lạc rang. Người đàn ông làm tôi nhớ tới người Tầu già bán lạc rang ở bờ hồ Hà Nội. Tôi có nhiều kỷ niệm về thành phố nhỏ bé và cũ kỹ đó. Nhà tôi ở Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện. Tôi thường tinh nghịch để những viên sỏi nhỏ lên trên đường sắt, rồi hồi hộp chờ chuyến xe chạy qua. Suốt thời thơ ấu, tôi bị chiếc xe điện mê hoặc. Một lần trốn vé xe, tôi cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai toa xe lại với nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả khi có tiền mua vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen, một tay nắm vào thanh sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy đầu tóc bù xù, tay cầm hộp đồ nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm ngoàm. Những người đi đường nhìn chúng tôi với vẻ buồn cười, ngạc nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm thấy thích thú. Bỗng nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã quên từ lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập vào thành xe ầm ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và thấy người soát vé đang giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé đánh giầy vẫn tiếp tục cười, tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe. Cuối cùng không biết nghĩ sao, người soát vé vứt chiếc dạ xuống đường. Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi nhìn xuống con đường nhựa chạy vùn vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt nghĩ tới đến cha tôi. Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống, nhặt chiếc mũ dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo. Sau đó, tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu đội chiếc mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn tránh, chỉ sợ nó nhận ra tôi.
Bãi biển vắng. Trước mặt tôi, mấy đứa con trai đang chuyền banh. Bất chợt trái banh rớt gần chân tôi. Tôi đá trở lại, và cười gượng gạo cùng lũ trẻ. Tôi nín cười và bỏ đi. Nhiều tiếng cười đuổi theo sau lưng. Một người ăn mày ngồi trên bãi cát, chìa tay chờ đợi. Tôi cho tay vào túi quần. Những đồng tiền lẻ kêu nhè nhẹ trong túi. Tôi để yên tay trong túi quần, và bỏ đi. Một người Tây già nằm trên chiếc ghế vải. Tôi định tới gần châm điếu thuốc, nhưng ngần ngại. Điếu thuốc trên tay người Tây già chậm chạp vẽ những đường cong đều đặn, tay còn lại bỏ thõng xuống cát, buổi chiều sắp tàn, tất cả những cái đó gọi là sự ngần ngại của tôi. Những con dã tràng lăng quăng bò trên cát. Tôi đi theo một con. Khi con vật chui xuống một lỗ nhỏ, tôi dừng lại chờ. Tôi không hiểu tôi chờ gì. Tôi chờ con vật chui ra khỏi lỗ cát, hay chờ một gì đó sẽ xẩy ra. Tôi bỏ đi, chẳng còn gì nữa, buổi chiều hết rồi.
Về tới cổng, tôi gặp bà chủ nhà cùng cô con gái lớn. Bà mẹ tỏ vẻ hy vọng, tôi sẽ thích nơi này. Bà kể chuyện, có một đứa con trai trai chết vì bịnh lao phổi cách đây ít lâu (nó khoảng tuổi cậu, rất ham học, thật tội nghiệp). Người con gái lớn đứng im lặng, nhìn ra biển. Tôi bỗng nói, tôi không thể làm sống lại người đã chết, tóc xõa che lấp cả khuôn mặt, và hơn nữa, tôi không muốn ngồi vào chỗ của người khác, cúi xuống nhặt một viên sỏi, ném ra xa, cử chỉ lạnh lùng, người đàn bà (bà mẹ) ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi nói thêm, tôi không thể xin lỗi bà ta, và thất thểu trở về phòng.
cc 1959-60
Sơ Dạ Hương

Kỹ thuật viết, [lồng ba bốn câu văn vào nhau, Người con gái lớn đứng im lặng, nhìn ra biển. Tôi bỗng nói, tôi không thể làm sống lại người đã chết, tóc xõa che lấp cả khuôn mặt, và hơn nữa, tôi không muốn ngồi vào chỗ của người khác, cúi xuống nhặt một viên sỏi, ném ra xa, cử chỉ lạnh lùng, người đàn bà (bà mẹ) ngạc nhiên nhìn tôi.. ] chưa từng có trong cõi văn Mít, trước Gấu, và cho tới bây giờ, cũng vẫn chưa có!

Thảo nào, ông anh khen um lên!
Hà, hà!
*
Villa trông ra biển. Tường phía trước thấp...", truyện ngắn "Những con dã tràng", truyện đầu tay của tôi được viết ra từ cát, biển Nha Trang, nhưng thực ra là từ cái không khí "chết người" của Kẻ Xa Lạ, của Buồn Nôn: Tôi tự hỏi cớ sao lại sợ hãi một thế giới bình thường như vậy...(Sartre. La Nausée).
Khi đó Dương Nghiễm Mậu, với truyện ngắn "Rượu chưa đủ", đăng trên Sáng Tạo bộ mới đang là một xôn xao trong đám chúng tôi, những đứa trẻ vẫn mơ hồ hy vọng, con đường độc nhất để thoát ra khỏi cuộc chiến, để đừng bị nó huỷ diệt một cách tức tưởi, chỉ là con đường văn chương. Khi tôi viết "Những con dã tràng", chủ yếu là để giải tỏa cơn đau do Kẻ Xa Lạ gây nên, và tuy hứa với lòng mình, đó là con đường phải chọn, nhưng chưa phải lúc này. Tôi vẫn nghĩ, phải học đã, rồi muốn gì thì muốn. Vả lại khi đó đam mê đọc mạnh hơn nhiều. Đọc hối hả, đọc ngày, đọc đêm, đọc bất cứ cái gì vướng vào mắt. Đọc như để chạy đua với chiến tranh. Hơn nữa, sách tiếng Pháp loại bỏ túi, chương trình Thông tin & Văn hóa, IC (Information & Culture), được chính phủ Pháp tài trợ cho nên giá rất rẻ, để "cạnh tranh" với văn hóa Mỹ, theo suy nghĩ của A. Malraux: người Pháp đã ra đi, nhưng nước Pháp vẫn ở lại (Anti-mémoires).

Một Người Anh.

N# 1: L'ÉTRANGER d'Albert Camus (1942)

Le n # 1 de ce classement des 50 livres du siècle, choisis par le vote de 6.000 Français, n'est pas moi mais je m'en fous, même pas vexé, je serai dans le «Premier Invenntaire» du XX le siècle, non? Non plus? ?
Il faut souligner que notre grand vainqueur rassurera les paresseux : un roman très court (123 pages en gros caractères). Pas besoin de se fatiguer : on peut donc écrire un chef-d'œuvre sans noircir des millliers de pages comme Proust.
Chef-d'œuvre que nous pouvons lire en une demi-heure montre en main. Autre bonne nouvelle : le n# 1 de notre liste est un premier roman. Il s'agit donc d'un premier roman premier. Enfin, mauvaise nouvelle pour les xénophobes : le roman préféré des Français s'intitule L'Etranger.
Il nous narre l'histoire de Meursault, un type décalé qui se fout de tout : sa mère meurt - il s'en fiche; il tue un Arabe sur une plage algérienne - ça lui est égal; on le condamne à mort - il ne se défend même pas. La célèbre première phrase du livre le montre bien : «Aujourd'hui maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas. » Le gars ne sait même pas quel jour sa mère est morte! On ne se rend pas toujours compte d'une chose : tous les losers magnifiques, les meurtriers paumés, les anti-héros désabusés de la littérature contemporaine sont des héritiers de Meursault. Ce sont des Sisyphe heureux, des révoltés pas dupes, des nihilistes optimistes, des naïfs blasés : bref, des paradoxes ambulants qui contiinuent de respirer malgré l'inutilité de tout.
C'est que, pour Albert Camus (1913-1960), la vie est absurde. Pourquoi tout ça? A quoi bon? Pourquoi cette chronique inutile? N'avez-vous rien de mieux à faire que de lire ce livre? Tout est vanité en ce bas monde (Camus, c'est l'Ecclésiaste chez les pieds-noirs). Cette lucidité taciturne n'a pas empêché Camus d'accepter le Prix Nobel de Littérature en 1957 (à 44 ans, ce qui faisait de lui le plus jeune lauréat après Kipling). Pourquoi? Parce qu'il a résumé son existentialisme en une devise simple : «La vie est d'autant mieux vécue qu'elle n'a pas de sens. » Rien ne rime à rien - et alors? Et si c'était justement cela, «le bonheur inévitable»? Contrairement au refus snob de Sartre, 7 ans plus tard, qui confère de l'importance à la récompense, Albert Camus accepte le Nobel précisément parce qu'il s'en moque. On peut se foutre de l'univers, et l'accepter tout de même, voire l'aimer. Ou bien il faut se suicider tout de suite, puisque tel est le seul « problème philosophique vraiment sérieux ».
Même la mort de Camus sera absurd.
Bien que tuberculeux, ce play-boy, sosie d'Humphrey Bogart, fut assassiné à 47 ans par un platane en bordure de la Nationale 6 entre Villleblevin et Villeneuve-la-Guyard, avec la complicité de Michel Gallimard et d'une Facel Vega décapotable.

La seule chose qui n'est pas absurde, c'est le style que Camus a inventé : des phrases courtes  (« sujet, verbe, commplément, point », écrivit Malraux dans sa note de lecture à l’éditeur), une écriture sèche, neutre, au passé composé, qui a fortement influencé tous les auteurs de la seconde moitié du siècle, Nouveau roman inclus. Ce qui n'interdit pas les Images fortes - par exemple, pour décrire les larmes et la sueur sur le visage de Perez : «Elles s'étalaient, se rejoignaient et formaient un vernis d'eau sur ce visage détruit. » Même si on l'a un peu trop étuudié à l'école, il faut relire L'Etranger, dont le désespoir ensoleillé, reste, comme dit la publicité pour la Suze, «souvent imité, jamais égalé ». L'humanisme gentille d'Albert Camus peut parfois lasser, mais pas son écriture tranchante.
Au moment de conclure ce dernier inventaire avant liquidation, alors que la fin du monde approche tranquillement et que l'homme organise sa propre disparition en souriant, n'y a-t-il pas une légère ironie à voir Camus s'emparer de la première place (donc la dernière du compte à rebours), lui qui nous a expliqué que le secret du bonheur consistait à s'accommoder de toutes les catastrophes?
Những cuốn sách được đưa lên bảng phong thần cuối cùng, trước khi quăng vào lửa.
Dernier inventaire avant liquidation
Nhà xuất bản Grasset 2001
Năm muơi cuốn sách của thế kỷ, do bạn chọn, nhưng Frédéric Beigbeder: làm công việc của Thánh Thán.
Đứng đầu bảng là Kẻ Xa lạ của Albert Camus.

Cái ngôi vị số dzách, năm bơ oăn, của Bảng Phong Thần Cuối Cùng gồm 50 cuốn, thuộc về Kẻ Xa Lạ của ông Tây thuộc địa Albert Camus, và là do 6000 độc giả Tây chọn. Tuy không được hân hạnh đó, nhưng tôi đếch cần. Cũng chắng vếc xê vếc xiếc gì hết trơn hết trọi. Biết đâu nhờ vậy, tôi sẽ có tên trong Bảng Phong Thần Đầu Tiên của thế kỷ 21. Tại sao không?
Phải nhấn mạnh một điều là kẻ chiến thắng vĩ đại này rất được lòng phái... nữ - ấy chết xin lỗi - mấy tướng đại lãn, hay nói theo người miền bắc, lười chảy thây ra: đây là một cuốn tiểu thuyết rất ngắn, 123 trang, chữ bự tổ trảng... Đâu cần phải bôi đen hàng ngàn trang giấy mới đẻ ra được một đại tác phẩm, như Proust...
«La vie est d'autant mieux vécue qu'elle n'a pas de sens. »: Đời đáng sống, và nếu nó đếch có một ý nghĩa nào, thì lại càng đáng sống!
Contrairement au refus snob de Sartre, 7 ans plus tard, qui confère de l'importance à la récompense, Albert Camus accepte le Nobel précisément parce qu'il s'en moque. On peut se foutre de l'univers, et l'accepter tout de même, voire l'aimer. Ou bien il faut se suicider tout de suite, puisque tel est le seul « problème philosophique vraiment sérieux ».
Trái hẳn cái trò xì tin dởm của Sartre, 7 năm sau đó, Camus chấp nhận Nobel, vì ông đếch cần. Người ta có thể ị vào mặt cả vũ trụ, có Đảng ở trong đó, thì hà cớ gì từ chối Nobel?
Hay là tự tử liền tù tì, bởi vì đó là vấn đề triết học nghiêm túc.
Đây là muốn nhắc tới câu của Camus: Suy nghĩ, cuộc đời đáng sống hay không đáng sống, là trả lời câu hỏi nghiêm túc của triết học.

Phi lý của Camus ở đâu mà ra?