*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 




*

Thơ
Ở vào một vài giai đoạn của lịch sử, chỉ có thơ mới có thể chơi ngang ngửa với thực tại, bằng cách nhét chặt nó vào một cái gì mà nhân loại có thể nâng niu, hoặc giấu diếm, ở trong lòng bàn tay, một khi cái đầu chịu thua không thể nắm bắt được."
"Theo nghĩa đó, cả thế giới nâng niu bút hiệu Anna Akhmatova."
Joseph Brodsky
*
Anna Akhmatova qua nét vẽ của
David Levine, NYRB.
Được chụp hình, được họa nhiều nhất, trong các thi sĩ.
Nhìn nghiêng, chỉ cần nhìn cái mũi, là nhận ngay ra Bà.
The word that causes death's defeat.
Cái Từ Khiến Thần Chết Cũng Phải Bỏ Chạy.
Trong số tất cả những thi sĩ lớn lao của Nga bị Stalin bách hại, hơn cả Osip Mandelstam, Boris Pasternak, hay Marina Tsvetaeva, bà nổi tiếng, như là một chống đối và tuẫn nạn [as a resister and martyr].
"Hiển hiện ngay dưới mắt tôi, là một số kiếp, một điều gì lớn lao hơn chính con người của Bà. Cái số kiếp đó, định mệnh đó, như được khắc, đẽo, vạc ra, từ chính con người này, một con người nổi tiếng nhưng chẳng thèm để ý tới, mạnh mẽ nhưng lại gần như hoàn toàn bất lực, không tự bảo vệ được mình, một bức tượng của khổ đau, cô đơn, kiêu ngạo, và can đảm."
Lidia Chukovskaya, nhà văn, bạn và cũng là người ghi lại tất cả những cuộc gặp gỡ giữa cả hai, cho tới khi Bà mất.

*
"Một cách nào đó, đây là thể thao."
Báo cáo về Chú Sam tra tấn tù tại Iraq.
Trang bìa NYRB, 4 Tháng 11, 2005
Trên NYRB, chỉ là trích đoạn.
Bạn có thể đọc toàn bộ bản văn tại: hrw.org/reports/2005/us0905

Nguyễn Lương Vỵ
Ru em lem luốc một đời
Thi Sĩ
Gửi Phạm Phú Hải

Như một người ghi lại Cuộc Khủng Bố, sự quan trọng của Akhmatova không phải chỉ vì bà đã có khả năng tạo nên lòng xót thương đối với những nạn nhân, nhưng, bằng sức mạnh mang chất Dostoevsky, bà đã sử dụng thực tại cụ thể của thành phố để chuyên chở sự tầm phào của cái ác (the banality of evil) (1), một điều mà những bạn đường của bà cố gắng chứng thực, nhân danh những thành quả lịch sử lớn lao. Trong một thành phố, nơi người chết mỉm cười, sung sướng vì sau cùng đã được bình an, nơi người sống "hơi thở thua người chết, hình hài thân xác thua đám sương mù trên thành phố...."
Nơi người chết mỉm cười
(1) Chữ của Hannah Arendt

*
-Bà quan niệm ra sao, về xứ sở, đất đai của bà, tiếng nói của bà...?
Linda Lê: Tất cả đã bị cắt đứt. Và nhà văn Conrad, tên phản phúc đã phản bội tiếng nói của nó, gia đình của nó, xứ sở của nó, đã là một khuôn mẫu đối với tôi... Tôi cảm thấy tôi là một kiều dân (metèque) viết văn bằng tiếng Pháp. Tôi nói kiều dân với rất nhiều kiêu ngạo...

*
Hồ Sơ Đệ Tứ Tập 3. Nhóm Đệ Tứ tại Pháp xuất bản. In tại Huê Kỳ. Giá $US 20.00 Địa chỉ liên hệ: Tủ Sách Nghiên Cứu P.O.Box [Boite Postale] 246. 75224 Paris. Cedex 11.
Ghi chú: Sách bạn ta, VHQ, tặng, lần gặp lại Tháng Tám, 2004, tại San Jose. Bỏ quên tại Tiểu Sài Gòn. Nhân "phạng" bạn mình, mới nhớ ra! Sorry. NQT.

"Cái nước mình nó thế"
Đèn đuốc ư, dẹp mẹ nó đi! Đêm rồi.
Akhmatova

Ý kiến nhỏ về bài viết mới của HL

Nobel 2005  1 2

K

Phê Bình Là Gì?
... nhưng cũng giống như trong trường hợp Mác xít, chính là ở biên cương của phân tâm học mà chúng ta có được những nghiên cứu, phân tích phê bình xum xuê nhất; khởi từ một phân tích những chất, những phần, an analysis of subtances, [thay vì những tác phẩm], tiếp theo đó là những nhào nặn, những vặn vẹo, thật năng động, thật xăng xái, hình ảnh của một số đông những thi sĩ, Bachelard đã tạo dựng một điều có thể được coi như là nền móng cho một trường phái phê bình, rất có ảnh hưởng, đến nỗi người ta có thể gọi nó là nền phê bình Pháp hiện nay, ở trong một hình thức phát triển nhất của nó, một nền phê bình Pháp lấy hứng từ Bachelard, [a criticism of Bachelardian inspiration], với những phê bình gia như Poulet, Starobinski, Richard.
Sau cùng là cơ cấu luận.

Đè 1 2
Có thứ phong cách như không thiết tha gì tới phong cách nhưng đích thực là phong cách. Có phải đó là trường hợp Vàng Anh qua hai tập truyện "Khi người ta trẻ", và "Hội Chợ"?
Huỳnh Phan Anh

Đáp lời Vũ Huy Quang 2  3  4
Nhưng "cội nguồn" của Mê Thảo, là ở đâu?
Ở cổng vườn Địa Đàng.
Ý trên, là từ bài ai điếu Leo Sternbach, người phát minh ra viên thuốc có tên là Mê Thảo-Valium [để phân biệt với Mê Thảo-Thời Vang Bóng], trên tờ Người Kinh Tế, khi ông mất, vào ngày 28 Tháng Chín, 2005.
Tờ báo viết, ngay từ thoạt kỳ thuỷ, vừa mới tới Địa Cầu, hay ít ra, ngay từ lúc bị đá văng ra khỏi vuờn Địa Đàng, là, con người tìm đủ mọi cách để làm dịu nỗi bồn chồn, và cơn đau của cuộc đời. Người Hy Lạp cổ đại, khi cảm thấy nền dân chủ mới ra lò có vẻ như quá sức chịu đựng, bèn nhâm nhi một bông sen hay chiêu một ngụm nepenthe. Những cuộc cách mạng kỹ nghệ, và cách mạng Pháp sản xuất nỗi bồn chồn theo kiểu đại trà, và, đồng thời sản xuất ra những tay ăn mê thảo trứ danh, như De Quincey, hay Coleridge.
Theo nghĩa đó, trận giặc Mê Thảo mà đồng bào chúng ta đang đụng phải ở quê nhà, đúng là để làm dịu nỗi đau chiến thắng!