*




Đè

Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh... "một cách nào đó", đều là "bạn văn" của Hai Lúa.
Nhắc đến mấy ông, là nhớ đến Những ngày ở... Hà Nội!
Riêng NN, phải đến lần về thứ nhì, mới hân hạnh được quen ông. Và cái bữa lần đầu diện kiến, Hai Lúa sẽ nhớ hoài cho đến bao giờ, vì một lý do chắc ông hẳn đã rõ, và không tiện khai ra ở đây.

ngoc  
Nguyên Ngọc và Hai Lúa, đang bàn về...  Bóng đè,
ở quán cà phê Điểm Hẹn, ở Hà Nội, Tháng Sáu, năm 2002.

Nhưng, có gì mà chẳng dám khai ra ở đây?
Chẳng là, cũng bữa đó, Hai Lúa đã gặp "oan gia" của đời mình!

Thiếu đi tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với tha nhân, những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hoá lẫn tình cảm.
Đọc Bóng Đè
Thổ Phỉ

Thiếu tình yêu, là.. hỏng.
Đây chính là đề tài của cuốn tiểu thuyết dữ dằn nhất của một phần tư cuối, của thế kỷ.
Nhưng cuốn nào vậy?
Ô, lẽ dĩ nhiên không phải Bóng Đè. Nhắc tới Bóng Đè ở đây, ấy là vì, với cuốn tiểu thuyết, một trong những cuốn mãnh liệt nhất, one of the most trongest novels, quyền năng khổng lồ, great power, người đọc nó - như độc giả Việt đọc Bóng Đè - thường chỉ nhìn thấy sex. Và sex, một đám da đen hiếp một em da trắng.
Đó là cuốn Ô Nhục, của Coetzee.
Lạ một điều, cũng chính cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt, với cái tên cũng lạ, Ruồng Bỏ. (1) Dịch giả Thanh Vân. Trong một phỏng vấn, dịch giả cho biết, "tôi mê văn phong giản dị, cấu trúc đơn giản, ngắn, súc tích, cô đọng của Coetzee”. Liệu Ô Nhục, [hay Ruồng Bỏ?] gợi hứng cho.... Bóng Đè?
Có thể lắm. Bởi vì cách đọc Bóng Đè, như của TP, ở trên, "Nếu thiếu tình yêu... ", đúng là cách đọc Ô Nhục của John Lanchester, trên tờ NYRB số đề ngày 17 Tháng Một, 2005, nhân cuốn mới nhất của ông, "Slow Man", ra lò.
*
Ký họa của David Levine, NYRB
Ô Nhục, Disgrace, là một cuốn tiểu thuyết với một sức mạnh khổng lồ, nhưng cũng rất bị lạc đường, hiểu sai đi. Nếu coi cái vụ hiếp đó, như là vùng xoáy, trọng điểm, của tác phẩm, là hỏng liền. Muốn hiểu tác phẩm chúng ta phải hết sức chú tâm tới cái vụ mặc khải của Lurie [nhân vật chính], khi ông này làm việc tại một y viện, ở đó, có một người đàn bà giết những con chó. Lurie nhận ra, giết chó với tất cả tấm lòng của mình, với tất cả những sự chú tâm của mình vào con vật... chính điều này là cái mà người ta gọi là tình yêu. [Lurie finds it in himself to kill dogs caringly, with "all his attention on the animal... giving it what he no longer has difficulty in calling by its proper name: love"].
Tình yêu, quả là cái thiếu nhất, trong Bóng Đè.
(1) Ruồng Bỏ, theo thiển ý của Hai Lúa, có thể do dịch giả nhắm vào chữ "grace", trong "disgrace"; grace, ân sủng, disgrace, mất ân sủng, và do đó, ra nghĩa ruồng bỏ. Hiểu như thế, thì từ đó tới Bóng Đè, chỉ một bước. Cũng hay! Trùng hợp, mà cứ như là tiên tri vậy!

Nếu phải trầm luân đến mức như thế, thì đành phải làm thịt cái gọi là ẩn dụ, hay niềm bí ẩn đầy dâm tính có tên là  Bóng Đè, và làm thịt luôn cả nhà tiên tri dởm, nhà văn, hay là kẻ bán Bóng Đè.
[Mô phỏng đề từ cuốn tiểu thuyết "Sách Đen", Le Livre Noir, dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ một tác phẩm của nhà văn hiện đang có nguy cơ bị tù vì tội tố cáo vụ giết người tập thể có tên [Việt nam hóa là] Mậu Thân, ở xứ sở của ông, Ohran Pamuk.
S'il doit périr ainsi, tu n'as qu'à tuer le secret et aussi le faux prophète qui vend le secret. Bahti

'I stand by my words. And even more, I stand by my right to say them...'
When the acclaimed Turkish writer Orhan Pamuk recalled his country's mass killing of Armenians, he was forced to flee abroad. As he prepares to accept a peace award in Frankfurt, he tells Maureen Freely why he had to break his nation's biggest taboo.
"Tôi giữ vững những lời nói của tôi. Tôi giữ vững quyền của tôi, được nói những lời đó ra trước bàn dân thiên hạ."
Nhưng ông ta nói gì vậy?
Pamuk said that 'a million Armenians and 30,000 Kurds were killed in this country and I'm the only one who dares to talk about it'.
Ông nói, "một triệu người Armenians, và 30 ngàn người  Kurds đã bị làm cỏ, trong xứ sở này, và tôi là người độc nhất dám nói ra chuyện làm cỏ này"
Sunday October 23, 2005
The Observer [Guardian online]
Ông là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, và đã xì ra vụ trên, với một tờ báo ở Thuỵ Sĩ, vì vụ này mà phải chạy trốn quê hương. Ông nhà nước nói, có vài trăm người bị chết thôi mà, thằng cha đó nói hoảng, tố ẩu!
Hai Lúa bỗng nghĩ đến vụ Mậu Thân. Vụ này, cũng chưa từng xẩy ra! Mà nếu có xẩy ra, thì cũng chỉ vài thằng Nguỵ có nợ máu với nhân dân, bị trừng trị, và nếu như có hàng ngàn người dân Huế bị giết, thì đúng là thằng Nguỵ nó giết, rồi đổ tội cho Cách Mạng!
Cách Mạng làm sao lại giết người, nhất là những thường dân vô tội?
Nhưng giá mà có một ông nhà văn 'Cách Mạng nào đó', thí dụ như me-xừ gì gì đó, bỗng hùng hồn tuyên bố như ông nhà văn Thổ kia, thì thú biết mấy!
 Ông nhà văn Thổ này theo như tin báo chí, có tên trong danh sách chót, những nhà văn được đề nghị Nobel năm nay, và có thể đây là một trong những lý do khiến một ông Hàn quit job.
Biết đâu đấy, với ông nhà văn Cách Mạng, mọi chuyện sẽ khác đi, và chúng ta có được một nhà văn Nobel

City of ghosts
Thành phố của những hồn ma
Orhan Pamuk has never needed to travel to extend his imagination. The melancholy splendours and religious complexities of his birthplace, Istanbul, enriched his
childhood and continue to inspire him
Saturday March 12, 2005
The Guardian
Flaubert, who visited Istanbul 102 years before my birth, was struck by the variety of life in its teeming streets; in one of his letters he predicted that in a century's time it would be the capital of the world. The reverse came true: after the Ottoman empire collapsed, the world almost forgot that Istanbul existed. The city into which I was born was poorer, shabbier, and more isolated than it had ever been its 2,000-year history. For me it has always been a city of ruins and of end-of-empire melancholy.
Orhan Pamuk, tác giả Istanbul, chẳng cần đi ra khỏi thành phố quê hương để tìm tưởng tượng.... 102 năm trước khi ông ra đời, nhà văn Pháp Flaubert viếng thăm Istanbul, sững sờ, và tiên đoán, một thế kỷ qua đi, thành phố sẽ là thủ đô của thế giới.
Điều ngược lại xẩy ra.
Với Orhan Pamuk. nó là thành phố của điêu tàn và của nỗi buồn tận cùng đế quốc Ottoman.
[Trích Nhật Ký Tin Văn]

Nếu phải trầm luân đến mức như thế, thì đành phải làm thịt cái gọi là ẩn dụ, hay niềm bí ẩn đầy dâm tính có tên là Bóng Đè, và làm thịt luôn cả nhà tiên tri dởm, nhà văn, hay là kẻ bán Bóng Đè.
[Mô phỏng đề từ cuốn tiểu thuyết "Sách Đen", Le Livre Noir, dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, một tác phẩm của nhà văn hiện đang có nguy cơ bị tù vì tội tố cáo vụ giết người tập thể có tên "Việt nam hóa" là Mậu Thân, ở xứ sở của ông, Ohran Pamuk.
S'il doit périr ainsi, tu n'as qu'à tuer le secret et aussi le faux prophète qui vend le secret. Bahti
For myth is the beginning of literature and also its end. Borges
Bởi vì huyền thoại là khởi đầu của văn chương, và cũng là chấm dứt của nó.
Khởi đầu bằng Thuỷ Thần [NHT]? Chấm dứt bằng Dâm Thần [ĐHD]?
Đè 1 2