*

Tạp Ghi


Phần 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10


Phần Ba
1 3 4 5 6 7 8 9
10

Oanh kích vs Pháo kích


















Gấu, nhà văn
Nhà Hội


Gấu đọc bài thơ của Hoàng Hưng, cùng lúc đọc Nhà Hội, House of Meetings của Amis, cũng viết về xứ sở đó, và cùng lúc, nhớ những ngày Gấu đã ở đó.
Câu thơ "Vợ khóc một đêm" làm Gấu nhớ tới, một trong những câu mở ra Nhà Hội.
Đây là chuyện tình tay ba, giữa hai anh em cùng mẹ khác cha, cùng yêu một cô gái. Cô gái lấy người em, và người em đi tù, cô từ Moscow đi thăm nuôi chồng, ở mãi Biển Bắc, thuộc Bắc Cực, và được ngủ lại với chồng tại nhà hội. Đêm đó là đêm tân hôn của họ, tuy đã lấy nhau từ bao năm. Ông anh chồng cũng bị tù tại đó, và ông anh lo dọn giuờng, trang hoàng nhà hội cho đêm tân hôn của hai vợ chồng!
Ông em bị bắt, chỉ vì ca ngợi Mẽo, America, trong khi, sự thực, Mẽo, America, là "code name" của Zoya, cô bạn gái người Do Thái mà hai anh em cùng yêu. [Lý do Hoàng Hưng bị bắt không "thơ mộng" như ở đây. Xin xem ông trả lời phỏng vấn trên RFA]
It's a love story. So of course I must begin with the House of Meetings.
Đây là một câu chuyện tình. Và như thế, lẽ tất nhiên, tôi phải bắt đầu bằng Nhà Hội.
*
... in his new novel, House of Meetings, the first since the widely criticized Yellow Dog (2003), Amis has subjected himself to a decided cooling-off. House of Meetings is short, the prose is controlled, the humor sparse, while the characters strike us as real, or at least possible, people. It is a remarkable achievement, a version of the great Russian novel done in miniature, with echoes throughout of its mighty predecessors. There is the Dostoevskyan struggle between ill-matched brothers carried on against a vast and unforgiving Tolstoyan landscape; there is a star-crossed Zhivagoan love that endures a lifetime; there are immense journeys, epic sufferings, agonized renunciations, unbearable losses; there is even a revelatory letter, kept for twenty years and only read on the brink of death, as well as a homely sister, called Kitty, whose task it is to fill in this or that necessary detail of the narrative.
The book tells the story of two half-brothers, both of whom are in love with the same woman, Zoya, and both of whom spend terrible years together in one of the labor camps of the Gulag. The unnamed narrator, a decorated hero of the war against Hitler, who defected to America in the 1980s and made his fortune through the invention of an item of prosthetic gadgetry, has returned to Russia to revisit the place in the far north of Siberia where he and his brother, Lev, were held as slave workers from the late 1940s until well into the 1950s, after Stalin had died. Neither of them had committed any crime. The narrator was arrested, like many Russian veterans who fought in Germany, on suspicion of having been exposed to fascist and Western influences while outside the USSR. Lev was convicted for having been heard "praising America" in his college cafeteria line (in fact, he had been praising "The America's," his code name for Zoya)...
Trong cuốn tiểu thuyết mới, cuốn đầu tiên kể từ cuốn bị phạng tơi bời Chó Vàng (2003), Amis tự ép mình vào một văn phong thư giãn, không nặng nề như những cuốn trước. Ông tự nhận ông là một thứ nhà văn tập trung cao độ, a 'sock' writer. Thế nào là một nhà văn 'sốc'? Ngay trong thư mở ra Nhà Hội, ông giải thích: Vào thập niên 1930, có một người thợ mỏ tên Aleksei Stakhanov, mà theo như một số người, đã đào được hơn một trăm tấn than  - chỉ tiêu là 7 tấn - chỉ trong một ca. Từ đó có thuật ngữ, "sự thờ phụng những Stakhanov", "the cult of the Stakhanovites", hay những "sock-workers." Và cũng từ đó, ra thuật ngữ "sock-writers": Những nhà văn được lấy ra khỏi đội lao động, và được huấn luyện, để viết như điên, những bài văn tuyên truyền, ngụy trang thành những cuốn tiểu thuyết. Ông viết, tôi là một "sock" writer như thế, nhưng mà để nói ra sự thực.
Nhà Hội  ngắn, giọng văn được kiềm chế, hài, hề sơ sơ, trong khi những nhân vật đập vào mắt độc giả, như người thực, hoặc cố như thực. Một thành tựu đáng kể: một ấn bản của thứ đại tiểu thuyết của Nga được thu nhỏ lại, trong đó vang vọng lên những bậc tiền nhân, là những đại tiểu thuyết gia Nga. Ở trong đó, có cuộc chiến đấu, đúng kiểu của Dos, giữa hai anh em chẳng có tí tị gì hợp nhau, cùng đâu lưng chống lại một phong cảnh rộng lớn bao la không thể nào tha thứ, đúng kiểu của Tolstoy, trong đó có một cuộc tình, đúng kiểu Bác sĩ Zhivago của Pasternak, thứ tình yêu sao quả tạ chiếu mệnh kéo dài cả một đời người...
John Banville: Bài Ca Của Tên Đao Phủ
*
Những nhà văn được lấy ra khỏi đội lao động, để viết như điên... Ui chao, thôi đành vậy, đành phải bắt chước nhà văn nhớn Nobel văn chương, Gunter Grass, nghĩa là, đành phải thú tội trước bàn thờ:
Gấu này, trong hai năm lao động khổ sai tại nông trường Đỗ Hải, được lấy ra khỏi đội lao động, là cũng để làm một sock-writer. Cứ gần đến ngày lễ lớn của dân tộc, là viết như điên, để ca ngợi Đảng và Nhà Nước VC.
*
Gấu ở trại tù Đỗ Hải trên hai năm trời, "sống sót" mùa này mùa nữa (1), là nhờ mấy trăm bạc ông trustie nghĩ tình tha không bỏ túi.
Ông khuyên, hãy bỏ tiền mua một chức trustie, thế là Gấu trở thành ông y tế trưởng của Đội Sản Xuất số 3, logo của nó, không phải tinh thần thế giới như của me-xừ Đinh Tuấn Anh, mà là: Đội Ba Kiên Trì, Vững Tiến, Tiến, Tiến.
Tiến mãi, mệt quá, biến thành ... Tiền.
Ấy là vì tay Đội Trưởng, từ Thanh Niên Xung Phong qua, tên Lưu Minh Sơn, được đội viên thân ái gọi bằng cái tên Lưu Manh Sơn, rất mê tiền!
Chính vì mê tiền mà ra cái logo "...Tiến, Tiến... Tiền" đó!
Ông con trai, một thằng cu tí chừng hai, hay ba tuổi, tên Lưu Minh Giang, gọi theo tiếng Nam, thành Lưu Manh Gian
Nguồn
*
Me-xừ trustie thương tình không vồ mấy trăm bạc Gấu Cái bỏ vô cái bị cói đựng gạo, đã từng đọc Gấu, đúng ra, đọc mấy cuốn sách Gấu dịch, trong có cuốn "Khách lạ ở thiên đường", của nhà văn kiêm y sĩ  Anh gốc Scotlands, A.J. Cronin. Tay này rất mê Cronin. Rất tâm đắc cuốn Chìa Khoá Vương Quốc, The Keys of the Kingdom, Gấu đã từng kể chuyện này.
Anh khuyên Gấu, lấy mấy trăm bạc đó mua một chức trustie. Thế là Gấu trở thành tay trưởng y tế của Đội Ba, công việc thường ngày, ngay buổi tối hôm trước, đi từng "nóc gia", coi có tay nào khai bệnh, nếu "thích" thì ghi vô danh sách, sáng mai, sau giờ chào cờ, kêu tên cho phép nghỉ buổi lao động, và sau đó dắt lũ bệnh nhân qua bên bệnh xá khám bệnh, xin thuốc điều trị. Được nghỉ thêm nữa, là do tay trưởng bệnh xá, ngoài thẩm quyền của Gấu.
Trường hợp đặc biệt, gặp tay nào Gấu "thích" quá, nghĩa là mới thăm nuôi, địa nhiều, đồ ăn đồ uống nhiều, thì Gấu 'nói nhỏ' với trưởng bệnh xá, xin thêm cho một hai bữa nữa, ở nhà, khỏi lao động, tha hồ mà phục vụ Gấu, và đồng bọn trusties khốn kiếp!
Nhưng tay "đồng-độc giả" Cronin có hậu ý. Anh nói nhỏ với Gấu, chân trưởng y tế Đội của mày chỉ là cách chữa lửa tạm thời thôi. Nếu có một thằng khác, mới thăm nuôi, chi địa nhiều hơn cho ông đội trưởng Lưu Manh Sơn, là mày ra rìa.
Thành thử, mày phải trổ tài viết văn thì mới chắc ăn được. Chỉ có cách đó mới không bị hất văng ra khỏi bộ chỉ huy Đội.
Ui chao trong đời Gấu, có hai tay rất tin tưởng vào Gấu, ngay cả những lúc Gấu hết còn tin tưởng ở mình, đó là Châu Văn Nam, nhiếp ảnh viên UPI. Nhờ anh, Gấu chạy trốn, và thoát, quê hương. Nhưng trước đó, nếu không có tay trustie tin vào tài văn của Gấu, thì làm sao thoát được trại tù Đỗ Hải.
*

Đọc Nhà Hội, Gấu nhận ra, Gấu đã bỏ uổng phí những ngày ở Đỗ Hải, và bây giờ, cố gắng chuộc tội, bằng cách nhẩn nha nhớ ra dần dần những chuyện thường ngày ở tù.
Gấu như nhận ra cái nhìn nghiêm khắc của tay trustie, tao cứu mày, là để mày viết ra những chuyện đó, chứ đâu phải để cho mày viết như điên, vào những dịp lễ lạc, để ca ngợi Bác và Đảng?
*
Cái vụ việc, Gấu cứ chần chừ không viết về những ngày ở Đỗ Hải, nó có nhiều nguyên nhân, nhiều lý do lắm.
Một trong những lý do, là do... di truyền!

Trong Tự Truyện Gấu có kể về người bà nội. Bà có nồi cá kho, cứ để dành, lâu lâu mới dám lôi ra cho mấy đứa con nếm, ngửi một tí, rồi lại cất đi, sau cùng nồi cá biến thành ròi.
*
Bà Nội anh, chồng chết sớm, ở vậy nuôi hai người con trai. Mẹ anh có lần nói về sự hà tiện của cụ. Câu chuyện chắc do cha anh kể lại. Cụ kho một nồi cá, không dám cho con ăn một lần, cứ bắt để dành, sau cùng nồi cá biến thành ròi.
Những ngày cuối cùng cụ bị bán thân bất toại, không một người con trai, con dâu nào kế bên, ngoài hai đứa cháu nội còn nhỏ, ham chơi. Tôi không hiểu bằng cách nào anh vẫn còn nhớ ước muốn cuối cùng của cụ.
Cụ thèm một tô phở Trung Hà (tên một thị trấn địa đầu tỉnh Sơn Tây, tiếp giáp Phú Thọ). Tôi nghĩ khi còn trẻ, phải chạy ngược chạy xuôi, buôn bán tảo tần nuôi con ăn học, chắc cụ đã có lần được thưởng thức một bát phở của một tay đầu bếp nhà nghề ở nơi thị tứ đông đúc đó. Đó là hương vị cuối cùng cụ còn giữ được của thế gian này.
Tự Truyện
*

Di truyền tới Gấu, nó khiến Gấu không dám viết về Đỗ Hải. Chỉ muốn để dành!
Viết ra rồi, thì là hết!
Cái tính đó, còn được mô tả trong Mùa Hè Miền Nam. Chuyện một thằng nhỏ, mỗi lần bữa ăn có tí thịt, tí cá, là dím thật kỹ, tận dưới đáy chén cơm, chờ đến giây phút cuối cùng, mới dám nhâm nhi, thưởng thức.
Cái nỗi sợ hết, cố gắng để dành, không dám đụng tới đó, sau ảnh hưởng đến cuộc tình của Gấu với Bông Hồng Đen.
Gấu không nhận ra điều này, nhưng tay Doãn Dân, nhà văn, đã tử trận, nhận ra.
Gấu không quen anh, cuốn sách Những Ngày Ở Sài Gòn, anh có được, là do một người bạn thân của Gấu, thay mặt Gấu, tặng.
Anh đọc, và phán, thằng cha này tội nghiệp thật, thằng cha này thảm quá, khi nó được yêu, nó còn sợ hơn là không được yêu!
Chỉ sợ mất. Chỉ sợ hết.
Anh ta lôi một đoạn ra để chứng minh.
Quả thế thật.

Đó là đoạn sau đây, trong Tứ Tấu Khúc về Lan Hương và Sài Gòn.

Lần hẹn nhau trong thành phố lạnh và xa, Đà Lạt, nàng thi đậu Tú Tài phần thứ nhất, và đã lên đó trước, chàng là công chức nên còn ở Sài Gòn làm việc, chiều thứ bẩy, chàng ra bến xe đò, vượt khoảng đường mấy trăm cây số, chàng bỗng nhiên có cảm tưởng, nàng đang ở trong Hà Nội, nàng đã trở về Hà Nội trước chàng, và chiến tranh đã hết, chàng đang trở về thành phố thời ấu thơ, nay đang gìn giữ hạnh phúc của đời chàng. Khi nhìn thấy bóng dáng nàng từ đầu phố tất tả vội vã chạy lại (nàng dến trễ, vì còn phải tìm cách nói dối Vi, Vi nhất định đòi đi cùng), chàng bỗng run lên vì sợ. Chàng run lên vì sợ hãi, vì sung sướng, vì hạnh phúc, chàng sợ thực sự, sợ nàng, sợ hạnh phúc, sợ khổ sở, sợ cô đơn, sợ tất cả...
Thời Gian
*
Mùa Hè Miền Nam, là một toan tính khổng lồ, dù chỉ có hai đoạn ngắn, cụt thun lủn. Đặc chất Miền Nam của "văn" Faulkner, với những câu dài lê thê, cộng thêm cái chất nóng của Miền Nam Việt Nam.
Gấu đọc lại và nhận ra, đây là một hoá thân của Gấu, vào một anh chàng Miền Nam, đứa em trai của cô Thu, bạn học BHĐ. Anh chàng này, mê BHĐ, có lần đánh bạo hỏi, chị có bạn trai chưa. Nói, có rồi. Mới dán con tem lên, nhưng chưa có đóng dấu.
Anh chàng nói, gỡ ra mấy hồi.
Đọc lại, Gấu bồi hồì, không thể nghĩ, có những ngày Gấu mê... Faulkner đến như vậy, vậy mà cuối cùng, chẳng có một cuốn tiểu thuyết nào lận lưng.
Mùa Hè Miền Nam quá xứng đáng, để mở ra một cuốn truyện dài!
Hay là bi giờ, bắt đầu?
*

Căn nhà gỗ, vách ván, nền tráng xi măng, mái thấp, đứng ở ngoài hiên, hơi kiễng chân có thể lùa tay dọc theo con máng, lùa mớ lá khô, rồi sau đó, lấy rẻ ướt vét sạch lớp bụi cát do những chuyến xe đò chạy trên đường lộ lùa tới, lưu cữu dưới lòng máng sâu, mùi xăng nhớt lẫn trong luồng hơi nóng bị vách ván cùng những cánh cửa sổ đóng kín, ngăn chặn, quanh quẩn trong hiên, đánh thức những giấc ngủ trưa chập chờn, bài hoải trên chiếc ghế bố ở cuối hiên, đánh thức luôn những xúc động nhỏ nhặt, những ước muốn mơ hồ, không rõ rệt... Một lần giở một khúc máng gỉ nát tính sửa chữa, tình cờ tìm lại được cả một tập thư tình viết cho L.H. Những bức thư tình viết đầu tiên trong đời, trong đêm khuya, dưới ánh đèn lén lút chiếu sáng vừa đủ trang giấy, lo sợ, không phải ánh sáng đèn, nhưng mà là những xúc động rồn rập (nhiều lúc làm nghẹt thở), làm mọi người thức giấc; càng về khuya, chữ càng thêm nặng nề, nhưng vẫn không thể nói hết, thỉnh thoảng viết được một vài điều thật cảm động, (những kể lể sướt mướt, những lời nói họa hoằn của nàng vẫn còn đọng lại, tiếng cười, cử chỉ của nàng khi vẫy tay từ giã, hẹn kỳ hè tới sẽ gặp lại...), vội vã tắt đèn, ngồi yên lặng trong bóng tối, sợ hãi chính nỗi xúc động của mình, chúng có thể gây nên những tiếng động lịch kịch như tiếng bàn ghế di chuyển, làm ngọn đèn cháy sáng trở lại, nỗi xúc động giống như nỗi cô đợn nhiều khi đột nhiên thái quá, làm ngây ngất, khó chịu. Những bức thư viết nhưng không bao giờ gửi, không phải sự sợ hãi, không phải quá rụt rè khi gặp nàng, nhưng mỗi lần tính đưa, thì một cử chỉ vô tình của nàng làm khựng lại, ngay chính người đưa thư cũng nhận ra sự vô ích, thừa thãi, nhưng tại sao vẫn.... Tưởng tượng nếu nàng đọc những bức thư đó, có cảm giác chết cứng vì tủi hổ, nỗi cô đơn đột nhiên bị tước đoạt, cảm giác trần truồng trước mặt nàng, trước người khác... Những bức thư được giấu kỹ trong đống sách vở, ở dưới đệm giường, ở dưới lòng máng, chỗ an toàn nhất không sợ chị Thu lục lọi ngăn kéo hộc bàn tìm mẩu viết chì, thỏi gôm, lật những cuốn tập, vô tình thấy, tò mò đọc, chắc chắn sẽ cười cợt, chế giễu, nhưng có thể sẽ thương hại; xấp giấy được giấu kỹ như những món quà, bánh được ba má chia đều cho hai chị em, thường để dành, tìm chỗ cất giấu, nhiều khi mải chơi, quên luôn, khi nhớ tìm lại, kiến bu quanh, hoặc chuột đã tha đi đâu mất tích, xấp giấy nay cũng bị gián nhấp tả tơi, chữ thiếu hụt, chỗ còn mất, nước mưa làm nhiều chỗ trở nên trắng bệch, mất cả buổi sáng tìm cách vá víu, chắp nối, nhưng không thể, quá khứ... 

Mái lợp ngói nâu, vẻ cũ kỹ, mốc thếch, vườn cây vây quanh nhà, con kinh đào dẫn nước luân lưu khắp vườn, sau cùng đổ những trái dừa, trái cam hư thối ra nhánh sông sau nhà, một chiếc xuồng lập úp, vùi giữa đống lá dưới bóng một thân cây lớn, chủ nhật hay ngày lễ, nhất là vào dịp nghỉ hè, L. H. từ Sài Gòn lên vườn thăm chị Thu, sẽ đưa nàng đi chơi xuồng, cả hai len lỏi giữa những vùng trời nước im lặng, tiếng mái chèo đập nước làm át tiếng tim đập mạnh, giả đò thở hổn hển vì mệt chứ không phải vì quá xúc động... hoặc đậu xuồng dưới đám lá cây dầy đặc che hết ánh nắng (nàng bỏ kính che mắt, trong bóng mát, ánh mắt chợt long lanh, có thể nàng biết... tinh nghịch nhúng tay xuống nước, bóng nàng vỡ ra từng mảnh, chụm dần lại... biết tôi đang đăm đăm, ngơ ngẩn nhìn....), hoặc chìm mất giữa đám sậy nhỏ, những lần đi quá xa, tiếng chị Thu từ trên bờ gọi trở về dùng cơm vọng nước tới làm tắt ngấm những lời dự định nói, cuối cùng vẫn chỉ là những lời vu vơ, những hỏi han về việc học, về thành phố Sài Gòn đã lâu chưa có dịp xuống chơi, về một vài dự tính trong tương lai (nàng nói, sẽ học y khoa, chữa bệnh cho mọi người nhưng không cho riêng ai, tâm sự của mỗi người cũng chỉ là một chứng bệnh, rồi sẽ qua đi, chẳng cần chữa trị...), tất cả những gì còn lại được giấu kín như những bức thư chẳng bao giờ gửi, như những lần tự nhủ, trước khi nhập ngũ, sẽ gặp nàng một lần, và sau đó sẽ bỏ đi, sẽ mất tích trong cuộc chiến, hoặc cũng chẳng cần cuộc chiến, sẽ cố gắng quên hết, cố gắng làm lại từ đầu, giả sử như chưa từng gặp nàng, như những lần lang thang nơi khu phố nàng ở, (gần một ngã sáu, khu trung tâm thành phố, sinh hoạt đông đảo, một cửa tiệm bán sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng thường ngồi sau một chiếc bàn lớn ở gần phía bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng xe qua thật nhanh, hơi nhìn ngang, có thể thoáng thấy nàng ngồi chăm chú, viết, hoặc lơ đãng nhìn ra bên ngoài, làm sao nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe bên lề đường, mua tờ báo, bao thuốc, hoặc ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên kia đường, ngó những đứa trẻ đánh giầy chia nhau tiền bạc, giành giật khách, hay mẩu thuốc, khi ra về thường quá khuya, vòng xe qua con đường phía sau nhà nàng, ngó nhìn lên, có thể bóng dáng nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên lầu cao, che bớt ánh đèn lạnh toát, thỉnh thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập, cần nhất là không bao giờ kể lể than khóc với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng chẳng bao giờ biết, hoặc hiểu được, nàng đến từ phía bắc, từ một thành phố có mưa phùn, có gió bấc, có rét mướt, băng giá, và nàng mang theo cùng với nàng chút giá băng, lạnh lùng, một chút tẻ nhạt, nàng đứng ở bên ngoài đời sống cô đơn, rực lửa, quạnh hiu của tôi, ở ngoài những nao nức, những băn khoăn, những mơ mộng của cả một thời niên thiếu, ở ngoài sự kiêu ngạo muốn đạp đổ tất cả, muốn xua đẩy nỗi giá băng, lòng lo lắng sợ sệt, muốn được nàng an ủi, vỗ về, nàng đứng ở đâu đó ở bên ngoài cuộc đời của tôi, như một người đứng ở chỗ sáng ngó vào chỗ tối, nàng không thể thấy, không thể biết, nhưng thôi, thôi, Ngọc, Ngọc, cố gắng quên đi, cố gắng đừng thủ dâm nữa, đừng nói gì cả....

 Sơ Dạ Hương.


Nỗi sợ, hết, để dành, không dám đụng tới đó, sau ảnh hưởng đến cuộc tình của Gấu với Bông Hồng Đen.
Gấu không nhận ra điều này, nhưng tay Doãn Dân, nhà văn, đã tử trận, nhận ra.
Gấu không quen anh, cuốn sách Những Ngày Ở Sài Gòn, anh có được, là do một người bạn thân của Gấu, thay mặt Gấu, tặng.
Anh đọc, và phán, thằng cha này tội nghiệp thật, thằng cha này thảm quá, thằng cha này yếu xìu, khi nó được yêu, nó còn sợ hơn là không được yêu!
Chỉ sợ mất. Chỉ sợ hết.
Anh ta lôi một đoạn ra để chứng minh.
Quả thế thật.
*
Mùa Hè Miền Nam là một toan tính khổng lồ, Gấu bây giờ bồi hồi nhớ lại, dù chỉ hai đoạn cụt thun lủn. Đặc chất Miền Nam của "văn" Faulkner, với những câu dài lê thê, (1) cộng cái nóng hừng hực của mùa hè Miền Nam.
Được manh nha, liền sau chuyến đi cùng BHĐ lên nhà cô Thu, ở Bình Dương, và gặp cả đám bạn của BHĐ, từ Sài Gòn cùng hẹn gặp nhau vào dịp cuối tuần.
Một lũ nhóc. Thảm, chúng nhìn Gấu thương hại, như có ý hỏi, anh già này sao lạc vô đây?
Gấu đọc lại và nhận ra, đây là một hoá thân của Gấu, vào một anh chàng Miền Nam, đứa em trai của cô Thu, bạn học BHĐ. Anh chàng này, mê BHĐ, có lần đánh bạo hỏi, chị có bạn trai chưa. Nói, có rồi. Mới dán con tem lên, nhưng chưa có đóng dấu.
Anh chàng nói, gỡ ra mấy hồi.
Đọc lại, Gấu bồi hồì, không thể nghĩ, có những ngày Gấu mê... Faulkner đến như vậy, vậy mà cuối cùng, chẳng có một cuốn tiểu thuyết nào lận lưng.
Mùa Hè Miền Nam quá xứng đáng, để mở ra một cuốn truyện dài!
Hay là bi giờ, bắt đầu?
*
(1) Câu văn của Kafka cũng dài lê thê: "The style [of The Next Village ]... is the characteristic Kafka-like interminable sentence containing parenthetic digressions and seeming never to want to end. Like life itself which it comprehens, this sentence is labyrinthine and at the same time lucid, abstract, yet concrete, a realistic determination without pathos".
[Tạm dịch: Văn phong [của Làng Kế Bên] là đúng kiểu Kafka, dài lê thê, với những trật đường rầy, và có vẻ như chẳng muốn chấm dứt. Như cuộc đời, chính nó, mà câu văn cưu mang, đồng cảm, câu văn này tựa mê cung, và cùng lúc, trong sáng, trừu tượng, tuy nhiên cụ thể, đúng là một quyết tâm hiện thực, chẳng cần thống thiết]
Johannnes Urzidil: There goes Kafka, nguyên tác tiếng Đức. Bản tiếng Anh của Harold A. Basilius [nhà xb Wayne State University,1968].
Claude Simon, nhà văn Tây, Nobel văn chương, đẩy văn phong Faulkner thêm lên một bực nữa, với những câu văn giống như những đường hầm, những tuyệt lộ.
Sở dĩ văn Việt Nam, câu ngắn, là muốn giữ dạng "nói" của ngôn ngữ. [Tất cả mọi cách viết đều có tính đóng lại, và tính này xa lạ với ngôn ngữ nói: Toutes les écritures présentent un caractère de clôture qui est étranger au langage parlé. Roland Barthes: Không độ của cách viết. Le Degré zéro de l'écriture. Écritures politiques.]
Theo nghĩa đó, chúng ta chưa có văn viết!
*
Làng kế bên.
Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại - bỏ qua những tai nạn - một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy."
Bản tiếng Anh: The next village.
My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so foreshorthened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that – not to mention accidents – even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".
*
Urzidil, trong There goes Kafka, đã sử dụng ngụ ngôn thứ 80 trong Đạo Đức Kinh, của Lão Tử, để giải thích Làng Kế Bên. Ông dành một chương để viết về nó:The Realm of the Unattainnable: Cõi của Sự Không Thể Nắm Bắt , Không Thể Tới Được.
*
Khi chiến tranh xẩy ra, Graham Greene [1904-1991] làm Bộ Ngoại Giao, rồi làm mật vụ, phục vụ Nữ Hoàng, nhân viên MI.6, bí số 59200. Đệ tử Kim Philby. Tay này sau phản bội nước Anh, và chạy qua Liên Xô.
Trò gặp lại thầy ở Moscow, mãi sau đó.
Thầy biểu trò: "Graham, cấm lời bàn Mao Tôn Cương [pas de commentaire]."
-Em chỉ hỏi thầy một câu thôi: "Thầy bi giờ nói thạo tiếng Nga chưa?" (1)
*
Ôi chao, đọc tới đây, Hai Lúa bất giác lại nhớ đến câu, một em út Bắc Kỳ chưởi cái thằng Bắc Kỳ di cư 1954 là Hai Lúa, hơn nửa thế kỷ sau, về lại Hà Nội:
-Anh là người Nam, sao bầy đặt nói giọng Bắc? Hay ho gì cái giọng Bắc?
Lạ một điều, cô gái rất là bực vì chuyện này!
Chính thái độ bực tức của cô gái làm khổ Hai Lúa, mỗi khi nhớ lại.
*
Ui chao, Gấu như nhìn thấy, cái nhìn bực mình, dò hỏi, ngay lần đầu gặp BHĐ, khi cô bé chỉ mới 11 tuổi:
-Nè, coi chừng lầm, anh yêu tui hay là yêu Hà Nội?

Anh đọc, và phán, thằng cha này tội nghiệp thật, thằng cha này thảm quá, thằng cha này yếu xìu, khi nó được yêu, nó còn sợ hơn là không được yêu!
Chỉ sợ mất. Chỉ sợ hết.
Anh ta lôi một đoạn ra để chứng minh.
Quả thế thật.
Tone — sardonic, despair — authentic.
 Always en route, from Mexico to Venice,
 lover and crusader, who campaigned
 ceaselessly for his unlikely party
 (name: Poetry versus the Infinite,
 or PVI, if you prefer abbreviations).
Âm điệu - mỉa mai, chán chường - chân thực.
Anh một đời rong ruổi ,
[Em tay bế tay bồng]
từ Mexcio tới Venice,
người tình, kẻ không ngừng cổ võ cho đảng của mình
[tên là: Thơ Chống Vô Cùng
hay TCVC, nếu bạn thích viết tắt]
Đề tài: Brodsky
*
Hồi nhỏ, Gấu có một cái tật, đi coi phim, gặp phim coi rồi, cứ bô bô kể toáng lên, những gì sắp sửa xẩy ra, một lần bị một anh chàng ngồi hàng ghế sau, nhổm lên phía trước, tóm cổ Gấu, nhắc lên, nói thật nhỏ vô tai, mày mà còn nói ra trước, làm mất hứng của tao, là tao bợp cho mấy cái!
Anh chàng nói thật nhỏ, như không muốn cho ai biết, và đó mới là bài học tuyệt vời của anh ta, rằng, những gì sắp sửa xẩy ra trên màn ảnh, y chang như những gì tao đang nói nhỏ cho mày nghe đây.
Gấu, phải đến già mới ngộ ra được bài học nho nhỏ đó, sau bao lần tự hỏi, tại làm sao đang bực như thế, mà anh chàng lại nhỏ nhẻ nói vô tai Gấu, cái điều mà chỉ mình Gấu mới... cần nghe?
Còn một bài học nữa, là từ ông thầy Xuân, dậy Anh văn, hồi học lớp Đệ Lục trường Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Ông đi coi phim. Bữa sau, vô lớp, kể, thầy mới học được một bài học, ở nhà cầu [WC] rạp Majestic. Thầy thấy họ viết một cái bảng: Cấm trẻ con đái bậy!
Ui chao, cái anh chàng nào viết mấy dòng đó mới tuyệt vời làm sao. Cấm trẻ con đái bậy. Người lớn khỏi cấm.
Vì người lớn, làm sao đái bậy được?
Cả hai kỷ niệm trên, sau trở thành kinh nghiệm viết văn của Gấu.

Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với Sartre, theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The Mandarin, ông  không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
Gấu tin rằng, sau này, hậu thế vưỡn không thể bỏ qua La Nausée, và, tất nhiên, một số câu văn thật hách xì xằng của Sartre.
Thí dụ như câu sau đây, của Sartre, mà chẳng tiên tri sự ra đời, của dân tộc đi thuyền, the boat people, hay sao?
"La vie humaine commence de l'autre côté du désespoir"
["Cuộc sống của con người bắt đầu ở bờ bên kia của sự tuyệt vọng"].
Gấu đọc câu trên, do Bernard Kouchner, chủ tịch Hội Y sĩ không biên giới, trích dẫn, trong cuốn viết về tị nạn, Sự bất hạnh của những người khác, Le Malheur des Autres.
Cái tít này, chắc cũng từ một câu nói nổi tiếng của Sartre, Địa ngục là những kẻ khác, mà ra.
(1) Thú vị nhất, là, ngay từ năm 1973, Gấu đã nhận ra điều này, (2), khi viết về TTT, trong bài Bếp Lửa trong văn chương, nhân số Văn đặc biệt về ông:
Phải chăng Bếp Lửa cũng gặp một 'tao ngộ" ly kỳ như cuốn La Nausée của Sartre? Sartre, suốt đời đam mê, theo đuổi cách mạng, đến khi có dịp 'làm cách mạng" ông lại để lỡ: Cuộc cách mạng văn chương ở Pháp, với sự ra đời của trào lưu tiểu thuyết mới, bắt đầu từ La Nausée, từ những điều Sartre phát hiện, nhưng lại bỏ qua!
Bếp Lửa trong văn chương 1
Bếp Lửa trong văn chương 2
(2) Nhận lại những thứ thuộc về mình mà ngơ ngác nửa đời người. NNT: Đi một vòng đời, tạp văn.
Nguồn
*
Cái tình cảnh xui khiến Gấu "dám" cầm cây viết, và ti toe viết, y chang anh chàng Roquentin, ở ngay đầu cuốn La Nausée, [đoạn khép lại những trang không ghi ngày tháng, và sau đó, Nhật Ký bắt đầu]. Lúc đó là 10.30  tối. Anh chàng đang trong cơn "khủng hoảng hiện sinh", và, thế rồi, ông ta đây rồi, anh chàng nghe tiếng chân ông Rouen bước lên cầu thang, cảm thấy an tâm, và tự hỏi, cớ làm sao mà lại sợ hãi một thế giới đều đặn như thế? Anh chàng cảm thấy khỏi bịnh, và bắt đầu viết La Nausée.
[Le voilà.
Eh bien, quand je l'ai entendu monter l'escalier, ca m'a donné un petit coup au coeur, tant c'était rassurant: qu'y-a-t-il à craindre d'un monde si régulier? Je crois que je suis guéri.]
*
Đây là một, trong một vài câu, mở ra "cõi văn chương" của Gấu.
Qu' y a- t- il à craindre d' un monde si régulier? Je crois que je suis guéri.
[Có gì mà sợ một thế giới bình thường như vậy? Tôi nghĩ là tôi đã khỏi bệnh].
Câu này nằm ngay ở một trong những trang đầu, "những trang không ngày tháng", mở ra nhật ký Roquentin, hay cuốn Buồn Nôn, của Sartre.
Nói đúng hơn, nó mở ra truyện ngắn đầu tay của Gấu: Những Con Dã Tràng
*****
Về cuốn Buồn Nôn, Gấu có vài kỷ niệm.
Một lần, ông anh rể của Gấu, Hiếu Chân, tức Nguyễn Hoạt - còn là thầy kèm Pháp văn tại gia cho Gấu, thời gian học Đệ Tứ trường Thành Công, ở Hoà Hưng. Giáo sư Pháp văn của Gấu là Chu Tử. Ông còn là hiệu trưởng - hỏi thằng em:
-Mày có cuốn Buồn Nôn, đưa tao xem thử coi.
Đó là thời gian Sài Gòn đang lên cơn sốt hiện sinh. Ông anh thấy thằng em coi bộ lậm, bèn kiểm tra!
Đọc chưa hết mấy trang không ngày tháng, ông quẳng Buồn Nôn lại cho thằng em, phán:
-Thằng này viết, tao chẳng hiểu gì cả!
Kỷ niệm thứ nhì, với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, trong một lần ngồi quán Cái Chùa, Gấu đã kể ra rồi, trong bài viết "Sartre, Huỳnh Phan Anh, và Gấu".
Ông nhà thơ trợn mắt hỏi thằng em đang tập tễnh, đua đòi "viết văn":
-Cậu 'hiểu' nó hả?
Thằng em thu hết can đảm, nói:
-Em nghĩ là em hiểu!
Ông anh nhà thơ thở dài, ra ý hồ nghi, nhưng cũng có tí tò mò, biết đâu còn có tí "thán phục":
-Thế thì cậu hơn tớ rồi!
 *
Nhưng những kỷ niệm tuyệt vời nhất, đều thấp thoáng một bông hồng.
Bông Hồng Đen.
Bạn cứ thử tưởng tượng, Gấu, ngồi trong một quán cà phê túi của Sài Gòn, nơi Chợ Đũi, đọc Sartre, và, vừa đọc xong câu, "'Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đối mặt tha nhân, tình yêu, và cái chết" [A chaque époque, l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour, et de la mort], ngẩng đầu lên, nhìn thấy cả ba nhập thành một, và là Bông Hồng Đen, xuất hiện trước mắt.
Cái còn lại, là cả một trời Sài Gòn hạnh phúc.
Những đứa con hoang của Sartre