*

Tạp Ghi

Phần 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10


Phần Ba
1 3 4 5 6 7 8 9
10

Oanh kích vs Pháo kích


















Gấu, nhà văn
Thanh Nam
Nhân Gió O tưởng nhớ ông, có bài Tuý Hồng viết về Thanh Nam, thật tuyệt, Gấu cũng xin góp một vài kỷ niệm, về những lần gặp ông.
Lần đầu, gặp, là khi xuống tòa báo Nghệ Thuật lãnh tiền nhuận bút, truyện ngắn đầu tay Những Ngày ở Sài Gòn, do Thanh Nam, thư ký kiêm thủ quỹ, phát.
Ít lâu sau, ông nhường chức và nhuờng cả tở báo, cho Viên Linh.
*
Lần thứ nhì, tại khách sạn Cửu Long, nhà của ông, khi chưa đón Túy Hồng.
Lần đó, xách theo chai Rémy, cùng ông anh vợ hụt, tức ông anh Bông Hồng Đen.
Thanh Nam gần như không uống. Đúng ra, phải nói, không uống kịp hai ông đàn em văn nghệ.
Mấy bữa sau, gặp Mai Thảo, hình như ở Quán Chùa, ông nói, danh tiếng viết văn của Sơ Dạ Hương thì chưa đủ thuyết phục mọi người, nhưng giới giang hồ đang truyền tụng về tài uống rượu của cậu.

Lần thứ ba, là lần ghé thứ hai Cửu Long, đã có Túy Hồng.
Và là lần đầu biết mặt bà xã Thanh Nam. Ở lại ăn cơm Huế nữa thì phải.

Thanh Nam là người chí tình với bè bạn, nhưng không phải là ông không biết chọc quê bạn.
Một lần, ông nói về một tay bạn thân, khi đó cũng có ngồi trong một bữa nhậu ở Ngân Đình, khi tay này đi toa lét, thằng này nó có tật ở tay, và ông làm điệu bộ, đưa một cánh tay ra phía sau lưng, nửa chừng thì khựng lại.
Lát sau, quả đúng như thế, nghĩa là, người khác trong bọn, móc bóp trả tiền.
Ông nhìn chúng tôi, hất hàm, thấy không?
Hay như lần Gấu dịch truyện Tuyết của nhà văn Nga, khi báo ra, thấy tên người dịch là Đoàn Chính Thuần, hỏi, ông nói nhỏ vô tai, đây là nick của ca sĩ đẹp trai, hát hay, nhiều đào, Anh Ngọc, chắc cũng do Thanh Nam ban cho bạn.
*
TTT rất quí Túy Hồng, nhất, ở tài viết văn. Câu, 'Chàng quay ra, đóng cửa phòng, rồi quay vào, đóng đinh tôi lên giường', mà chẳng hách xì xằng sao?
Gấu còn nhớ một đoạn, cũng trong Vết thương dậy thì, tả cái cảnh thằng con trai nhồi cô bạn gái, 'như nhồi bột'.
Lạ, tuyệt, là, cứ mỗi lần Gấu làm cái việc đó đó, là hình ảnh câu văn hiện ra, rõ mồn một.
Và Gấu bỗng nhớ ông Kút Xếp, lần đầu tiên qua Mẽo, được thưởng thức và thực hành điệu nhảy fox trot, giơ cả hai tay lên trời, người Nga cha truyền con nối, làm chỉ có cái việc đó đó, mà đến bi giờ mới biết tên!
*
Về già mà còn viết những câu, thí dụ như, "Khi một phụ nữ gặp gã đàn ông chưa quá vài lần mà đã ngủ với hắn ngay và lấy hắn làm chồng liền, đó là hoả hoạn của tình dục, của hoang dâm bấy lâu đè nén đã thừa cơ bật dậy. Những cuộc hôn nhân vội vã như thế này thường xuyên có thể đưa đến đổ vỡ, nhưng Thanh Nam và tôi lì lợm chung sống với nhau hoài bên bầy con bốn đứa. Hôn nhân của chúng tôi đứt đôi vì có một cái chết", mà chẳng bảnh sao?
*
Thương hiệu mỗi bà một bảnh.
Trùng Dương thì có "mưa không ướt đất", "em lên anh nhé".
Ôi chao, mấy bà bây giờ, cũng đâu có thua. Mẹ dậy con nè, yêu ai thì cứ fuck người đó.
Ghét ai cũng fuck.
Vừa yêu vừa ghét, thì làm cú đúp.
Gấu ghen và khen thực tình.
Đừng nghĩ khác, mà ghét Gấu!
*
Đúng lúc, đọc hai truyện ngắn, một,một, của một em ở trong nước, nhưng đi du học, hay đi ra ngoài nước như đi chợ [Places I've lived: Nhiều thành phố, US blog. yahoo riêng. "Books I like that I recommend:" Ruồi Trâu
Janusz leon Wisniewski - Lý Lan].
Cả hai đều dởm, theo Gấu. Đầy kịch tính. Cố cường điệu. Nhất là ở đoạn kết, "Ngày mai đổi nick", và cảnh anh già chết.
Truyện như vầy mà "bạn văn VC" của Gấu, me-xừ PXN, khen là "trong trẻo" thì đúng là chửi bố tiếng Việt!
*
*
Bảnh hơn chúng ta
 là tên bài viết của James Campbell, trên TLS May 25, 2007, về Faulkner, nhân tuyển tập tiểu thuyết của ông vừa mới ra lò, Novels 1926-1929, gồm: Lương Lính, Muỗi, Cờ trong Bụi, Âm thanh và Cuồng nộ.
 1,180 trang, Nhà xb Library of America.

Cờ trong Bụi, Flags in the Dust , cuốn thứ ba sau hai cuốn Luơng Lính  Muỗi. Bị chừng 12 nhà xb chê, sau ra lò duới cái tên Sartoris. Cuốn này Sartre cũng chê lên chê xuống, sau khi khen lấy khen để cuốn Âm Thanh và Cuồng Nộ, coi đây là nghệ thuật mà con mắt người đọc.
Nhưng chúng ta mắc nợ Faulkner, về tính sáng tạo lạ lùng, kinh ngạc của ông, theo cả cái nghĩa "lầm lạc sai sót" mà các nhà xb vin vô đó để chê Sartoris, và chỉ thời gian mới trả lời, và quyết định số phận cho nó: một đại tác phẩm.
Ra lò vào năm 1929, cuốn sách đòi đúng vị trí của nó trong 'thiên tài sai sót', 'thiên tài mà con mắt người đọc", và là cuốn thứ nhất được đặt để khung cảnh trong thiên đàng hoang dại, hoang đường, là miền Yoknapatawpha County. Nó còn tạo dấu ấn thật đậm đà về cái hơi thở dài thòng, là dòng văn 'bè rau muống' (1) của Faulkner: câu dài lê thê, câu nọ cuốn lấy câu kia, [long, flexible sentences constructed on a backbone of declarative phrases, often punctuated insistently by family names - three Bayard Sartoris crop up on one page without any warning that they are three separate people - and frequently wrestling with paradox]. Cái thói quen sau cùng, wrestling with paradox, khoái chơi trò vặn vẹo với nghịch ký, ở lại suốt đời, trong nghiệp văn của ông.
(1) 'Bè rau muống', là lời chê của một độc giả khi cuốn Những Ngày ở Sài Gòn của Gấu ra lò. Tay này tên Lộc, làm manager cho UPI, lo việc văn phòng.
*
Faulkner stated many times that The Sound and the Fury was his favourite among his novels, and that Caddy was the dearest to him of his characters: "I who had three brothers and no sisters and was destined to lose my first daughter in infancy, began to write about a little girl...". As the story begins with the tender image of Caddy climbing a pear tree to look in the window of the family house at the grown-ups attending her grandmother's funeral, so it comes round to Caddy's delinquent daughter Quentin climbing down a rain pipe from the same house, to abscond with a man from a travelling street show and with money her uncle  Jason has been stealing from her. "I seed de beginnin, en now I sees de endin."
Faulkner nói đi nói lại nhiều lần, cuốn ruột của ông, là Âm Thanh và Cuồng Nộ, và cô bé Caddy là nhân vật đáng yêu nhất của ông. "Tôi, kẻ có ba anh em trai, không có chị em gái, số mệnh bắt phải mất đứa con gái đầu lòng, trong khi mẹ cháu sinh cháu, bắt đầu viết về một cô bé con..."
*
Về già, Gấu tự hỏi, hay là mình mê Faulkner, là vì cái cô bé Caddy đã nhập thân vào một Bông Hồng Đen?
*
Mi đâu có yêu thương gì ta. Mi thương một con bé con 11 tuổi, là ta từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé đó.
*
Những câu văn sau đây, là từ Faulkner mà ra:
Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.
Những ngày ở Sài Gòn (1965)
Kiểu câu kệ dài thòng như trên, trong văn Mít, trước Gấu, chưa hề có.
Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!

*
In the duel between you and the world, back the world.
[Trong cuộc tử chiến tay đôi, hoặc mày chết, hoặc tao chết, giữa bạn và cuộc đời, hãy đâm vào sau lưng bạn]
Kafka 

This is what Marthe Robert tells us: that Kafka's meaning is in his technique.
Đây là điều Marthe Robert nói với chúng ta: Rằng ý của Kafka là ở trong kỹ thuật của ông.
For the (sterile) old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write?
Thay vì câu hỏi cũ mèm, hết đẻ đái, hết mầu mỡ, bị triệt sản, bị thiến, tại sao viết?, Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới: viết như thế nào?
The being of literature is nothing, but its technique.
Văn chương, chẳng là gì, ngoài kỹ thuật của nó.
Literature is never dogmatic
Văn chương đếch khi nào là viết dưới ánh sáng của Đảng.
Roland Barthes: Câu trả lời của Kafka

Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
*
Một lần, cũng đã lâu, Gấu đi giang hồ vặt, cùng vài bạn văn, tới thăm một ông chưa từng quen biết.
Chủ nhân, ông bạn chưa từng quen biết, là một tay sành rượu. Nhất là rượu bồ đào.
Ông khoe, rượu của ông là từ bên Pháp gửi qua, thứ quí, hiếm, lâu đời. Trong khi chén chủ chén khách, ông cho biết, có một ông bạn [Gấu đoán, chắc là ông ta], rất khoái những bài Tạp Ghi của Gấu, và chưa từng bỏ qua một bài nào [thời gian Gấu giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG].
Được khen, khoái quá, mũi phổng quá, Gấu quên cảnh giác, tố thêm, Gấu này thường là đoán ra đoạn chót, không cần phải coi hết một cuốn phim, khi được biết chủ nhân là một tay mê phim, và mê làm phim.
Ông có vẻ bực, thằng khốn này huênh hoang quá, nhưng, nói đến phim nào là nó biết phim đó, hay là thử phim này...
Ông lôi ra một phim, dựa theo một câu chuyện Nhật.
Tuyệt, tuyệt. Gấu tỉnh cả rượu, và xin lỗi chủ nhân, Gấu này chịu thua, không thể nào đoán ra đoạn kết của phim.
*
Sau này, được coi nguyên tác, chuyện anh chàng hôi chi, Gấu mới càng phục tay đạo diễn phim.
Đoạn cuối của phim khác hẳn nguyên tác.
Thần kỳ hơn nhiều.
**
Chương chót của phim chàng Hoichi cụt tai
là một cú thần sầu của nhà đạo diễn tài ba Masaki Kobayashi
Trong truyện Điện thoại của người chết, Call for the Dead  có hai cú thần sầu, bạn không thể nào đoán ra được, và đều là những cú, không có chúng, là cuốn truyện kể như vứt đi.
*
Đây là câu chuyện một nhân viên ngoại giao tự tử, sau khi bị sở cho người điều tra, vì nghi là "thân cộng". Để lại thư tố cáo. Người lãnh đạn, là Smiley, nhân viên được sở cử đi điều tra. "Anh điều cha điều bố thế nào để cho con người ta cảm thấy nhục nhã, mất danh dự đến nỗi phải tự tử để minh oan?"
Trước mắt, ngay sáng sớm hôm sau, Smiley phải tới gặp bà vợ, để thay mặt sở chia buồn. Đang nói chuyện, có điện thoại. Tưởng của Sếp, anh nhắc nghe, nhưng của nữ điện thoại viên bưu điện, do người đã chết tối hôm qua đã dặn, "tám giờ sáng, nhớ đánh thức tôi nhé!"
Smiley tự hỏi: làm sao một người sửa soạn từ giã cõi đời, lại nhờ người đánh thức?
Hoá ra là bà vợ mới là gián điệp nằm vùng. Bồ của bà, một điệp viên Đông Đức. Trong thời gian chiến tranh, anh này là nhân viên của Smiley. Một tay cộng sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa cộng sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"!
Smiley vẫn còn nhớ, cách anh này hẹn gặp nhân viên dưới quyền. Anh thử làm theo, và thành công.
Anh cho hai người gặp nhau tại một rạp hát. Khi nhân viên dưới quyền xin lệnh bắt, Smiley lắc đầu, không có chứng cớ, bắt cũng phải thả ra thôi. Nhưng anh ra lệnh: cứ để yên, sẽ có biến động. Hãy để cô cậu cuống cuồng, thất kinh… quýnh quá thể nào cũng làm một điều gì đó. (Let them bolt, panic, anything… so long as they do ‘something’). Bởi vì theo anh, Dieter, nhân viên cũ của anh, khi gặp cô bồ, khám phá ra bị lừa, sẽ nghĩ rằng phản gián Anh đã biết tất cả.
Vấn đề là: anh ta sẽ hành động như thế nào?
The Last Act, màn chót của vở hát và cũng là màn chót của cuộc đấu trí, Dieter xiết cổ cô bồ, làm như đang ngủ, và rời rạp hát cùng với khán thính giả.
Dieter và Smiley đụng độ tại một cây cầu, giữa sương mù dầy đặc, trên sông Thames. Nhớ lại những năm tháng cùng chống Quốc Xã, Dieter tha chết cho tên bạn đế quốc, và chịu chết thay vì đầu hàng.
Những đoạn đối đáp giữa bà vợ và Smiley, giữa Similey và Mendel, người bạn làm nghề cảnh sát… là những trang đẹp nhất trong truyện:
(Mendel hỏi Smiley):
-Bà ta có phải là cộng sản không?
-Tôi không tin bà ta thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
(I don’t think she liked labels. I think she wanted to help build one society which could live without conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I think she wanted peace.)
-Còn Dieter?
-Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
-Trời đất!
Smiley im lặng một lát:
-Tôi không hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong những người xây dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.
Cái cú 'cứ để yên, sẽ có biến động' chẳng là thần sầu à? Đây là đòn 'hậu phát chế nhân' của Kim Dung.
Còn một cú ,xẩy ra trước đó, anh chàng cù lần Smiley, bị vợ bỏ, buổi chiều tan sở, trước khi về nhà, ghé tiệm giặt ủi lấy mấy bộ đồ. Vừa về đến nhà, thay vì  lấy chìa khoá mở cửa, bèn dơ tay gỏ thử vài tiếng, và thế là cửa mở, sát thủ xuất hiện, chủ nhà bèn lí nhí, thưa ông, tôi tới giao mấy bộ đồ...
*
Gấu nghĩ, anh chàng nhà thơ BMQ cũng là một thứ Dieter mà thôi!
"Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
Lẽ dĩ nhiên, có tí khác biệt. BMQ chưa xứng đáng để so với Dieter, mà phải là bạn cũ của Gấu, Cao Bồi.
Gọi Người Đã Chết
Đêm Thánh Vô Cùng
Ẩn hả, Nhớ chứ!
*
Kiểu câu kệ dài thòng, trong văn Mít, trước Gấu, chưa hề có.
Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện.
*
Sự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng soi mói, rình mò. "Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?", anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện, nghĩa là bình thường, giản dị chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó.
Cầm Dương Xanh
&
Người đẹp, nữ văn sĩ Quảng Trị, TTH @ Bảo Ninh's, cc 2001
“Thương bất chết”, “Thương hung lắm”
 Nguồn
Cục Uất
Chị ấy trước là ca nhi, anh là học trò, gặp nhau đem lòng mến yêu, nhưng bị cha mẹ ngăn trở không được toại ý, ốm tương tự gần chết, cho người đến nói với nàng là chàng bị bệnh lâm nguy, nếu được nàng đến cho sờ vào da thịt một lần, chết cũng cam tâm, câu chuyện cô Bẩy Tiêu, Tiêu Thất Nương của Bồ Tùng Linh, hoá là như vậy.
Bởi vì cô nàng là ca nhi, cho nên chàng mới có cuồng vọng, trước khi chết mong được sờ, được hửi.
*
Ui chao, Gấu lại nhớ đến Bông Hồng Đen. Một lần, trong thư, Gấu viết, anh không xứng đáng - thì có thằng đàn ông con trai nào, khi thực sự yêu một em, mà cảm thấy mình xứng đáng đâu, bởi vì khi bạn thực sự yêu một cô gái, bạn quên mất cái thằng đàn ông khốn nạn lúc nào cũng nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ - sau đó, khi gặp lại, mặt em hầm hầm, giơ tay dí dí vô mũi Gấu, ra lệnh, H. cấm anh không bao giờ được nói, anh không xứng đáng!
*
Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi", có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy... Không, trăm lần không, ngàn lần không, đừng bao giờ nói như vậy, đừng bao giờ nói anh không xứng đáng....
Lan Hương

... Cũng nhân tiện thông báo, Lan nghỉ làm tờ VHNT, vì lúc này có nhiều websites tiếng Việt, tác giả tự làm, tự phổ biến. Vả lại, Lan cũng bận rộn không có nhiều thì giờ như trước. PCL
Trong kỳ tới Gấu tôi sẽ đi một đường hồi tưởng những ngày làm quen diễn đàn này. Cũng thú vị lắm.
Nhật Ký

From:
Date: Saturday, December 28, 2002 9:05:42 AM
To:
Subject: Re: Text returned with "editing"
Anh muon "lam gi thi lam". Anh co muon "bien tap" gi em khong?
Ha ha.. Chuc anh vui ve.
----- Original Message -----
From:
To:
Cc:
Sent: Saturday, December 28, 2002 2:47 AM
Subject: Text returned with "editing"
To: Anh co "bien tap" mot chut, neu thay OK, se cho dang tren Tin Van, Viet Bao online, va bao Van. How? NQT
*
Về cái vụ gặp có nghĩa là gặp lại, chưa gặp em Gấu đã biết rằng, có nàng đẹp tựa như em, nhân đọc Về cái chuyện bị chụp hình, On being photographed, trong Step Across This Line, Bước qua lằn ranh, trong đó, Rushdie đưa ra một giải thích khác.
Ông coi cái chuyện gặp lại này, giống như chuyện bị chụp hình, và chỉ để bị làm thịt.
Để chứng minh, ông kể câu chuyện thực về bà của ông, được tiểu thuyết hoá trong Những đứa con của giờ Tý.
Bà của ông, một lần 'phạng' một ông người quen, chỉ vì ông này đưa cái máy chụp hình hướng về bà, tính làm một pô. Ấy là vì bà tin rằng, bị chụp hình như thế, là bị lấy đi một phần hồn của mình, nhốt vô trong cái máy, và sau đó, trong tấm hình.
Từ đó, Rushdie tin rằng, chụp hình là một nghệ thuật của sự ăn thịt người!
[There is something predatory about all photography]
Cái bức hình đó, là thức ăn của tay chụp hình!
[The portrait is the portraitist's food].
Ông kể thêm, con ễnh ương, ngồi chồm hỗm trên lá sen, đưa cặp mắt trống rỗng của nó, để không nhìn một cái gì, cho đến khi con mồi, một thứ côn trùng nào đó, lọt đúng vào tầm ngắm của cặp mắt, thế là, cặp mắt chơi một pô, cùng lúc cái miệng đợp một phát, là xong.
Trước khi con mồi xuất hiện, cặp mắt của con ễnh ương là một cái phòng tối, và chỉ bật sáng lên, khi con mồi lọt vô vùng tối đó, giống như cú chớp nhoáng của ánh đèn flash.
Gấu cứ nghĩ đến cái lần đầu tiên nhìn thấy Bông Hồng Đen.
Đúng là con mồi lọt vô tầm ngắm của con vật ăn thịt con mồi!
Cú sét đánh là như thế đấy!
*
Bài viết của Rushdie muốn nói ý tưởng này, những đề tài của một nghệ sĩ chụp hình - ở trong bài viết, là nhà chụp hình nổi tiếng Avedon, studio của ông ở South London - được mời để choán, và để định nghĩa, một chỗ trống: In Avedon's portrait gallery, his subjects are asked to occupy, and define, a void.
Như thế, con mồi, là Gấu, đã được yêu cầu để choán, và định nghĩa, một chỗ trống, đã được dành sẵn, cho Gấu, ở nơi BHĐ.
Cái nền tối ở đây, là Hà Nội.
Đó là cái lý do, khi bỏ Gấu, cô phán:
Mi đâu thương yêu ta, mà lầm ta với Hà Nội của mi.
*
Se faire photographier 
À l'extérieur d'un studio photographique du sud de Londres, le célèbre fond de papier blanc d'Avedon attend, évoquant curieusement une absence : un espace désert dans le monde.
Dans la galerie de portraits d'Avedon les sujets sont priés d'occuper et de définir un vide.
Phía bên ngoài studio chụp hình của Avedon, ở Nam Luân Đôn, một cái nền trắng toát bằng giấy, đợi chờ, làm gợi nên một cái cảm giác kỳ kỳ về một sự trống vắng: một không gian sa mạc.
Rushdie mở ra bài viết bằng một sa mạc hoang vắng như thế.
Y như cái sa mạc hoang vắng của mỗi con người, trước khi được một con ngựa trời nào đó, cho yêu và sau đó, được ăn thịt.
*
Ôi chao, có lần nàng nói, em yêu anh bởi là vì anh yêu em nhiều quá.
Cái thứ tình yêu đầy đam mê mà anh dành cho em, em không có. Cái thứ tình yêu, 1/3 là tin tưởng, confiance, 1/3 là quí mến, respect, và 1/3 còn lại, "chẳng hiểu nó là cái gì", "je ne sais quoi", có lẽ, hình như, em đã yêu anh như vậy...
*
Nhưng liệu cái hình sau đây, chụp từ phiá bên trong căn nhà của cô bạn, tiên đoán số phận Gấu, và cùng với Gấu, số phận chung cư Nguyễn Thiện Thuật, trong biến cố Mậu Thân liền sau đó?
*