*

Tạp Ghi


Phần 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10


Phần Ba
1 3 4 5 6 7 8 9
10

Oanh kích vs Pháo kích


















Martin Amis
Gấu có gần như đủ những tác phẩm của ông, nhưng chẳng hề đọc.
Không phải thứ Gấu thích, ngay lần đầu mua cuốn đầu tiên của ông, vậy mà cứ tiếp tục mua tiếp, không phải khi sách vừa mới ra lò, mà là loại second-hand.
Kỳ cục là, Gấu vẫn cứ đinh ninh, một ngày đó, chúng, những cuốn sách của Amis, sẽ tìm đến gặp Gấu, hoặc ngược lại. Đúng y chang.
Đó là cái ngày Gấu đọc bài điểm cuốn Nhà Hội của ông, trên tờ Người Kinh Tế.
Và bèn mò lại những cuốn đã mua trước đó.
*
Đây là cuốn sách, kể kinh nghiệm mà bất cứ một anh tù VC nào cũng đã từng trải qua. Một tác phẩm mà anh nào cũng muốn đọc và muốn là tác giả của nó ! House of Meetings: Nhà Hội. Nơi gặp gỡ giữa trại viên và thân nhân đi thăm nuôi, và, nếu là bà xã đi thăm, thì trại viên sẽ được qua đêm tại đó.
Tay giữ mục điểm sách của tờ Người Kinh Tế này, phải là bậc thầy! Đọc nhiều, viết ngắn, gọn, đúng thứ nhà nghề, mở ra thường bằng một trích dẫn, y chang cái vòng hoa đầu tiên mà "Quỹ Nobel" choàng lên vị tân Nobel, tức cái thông báo dành cho báo chí.
Câu mở của bài trên chẳng hách xì xằng sao?: Phê bình gia thứ thiệt, Nabokov có lần đưa ra nhận xét, là người đọc, không phải với cái đầu, mà bằng xương sống lưng của anh ta.
Hắn ta, giống như Gấu, đọc, đến giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, [Giọt mưa trời khóc] bỗng thấy một làn hơi hạnh phúc từ huyệt bách hội ở trên đỉnh đầu, theo xương sống lưng chạy xuống, rồi tỏa ra khắp cơ thể, tới từng lỗ chân lông, và cứ thế tê lịm người đi, và thế là biết liền tù tì, đây là thơ thần.
*
-Phách lối vừa vừa thôi, cha nội. Bộ mi nghĩ, mi là phê bình gia thứ thiệt?
-Phê bình gia thứ thiệt hay không, chưa cần biết. Nhưng giây phút tê lịm người thì có thiệt.
*
Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)
From:
Subject:   hey
To: 
Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia
*
Anne Applebaum, tác giả cuốn 'chung quyết', definitive, về Gulag, [Gulag: A History] cho rằng Amis là nhà văn Tây Phương đầu tiên viết về Gulag, về cuộc đời ông Trùm Đỏ Koba, tức Stalin. Amis, tuy cùng thế hệ nhà văn trẻ, với những Rushdie, Ishiguro... nhưng không được lòng cho lắm, với cả hai giới độc giả lẫn phê bình. Có một độc giả đòi tự sát, nếu Amis được coi là nhà văn số một hiện đang còn sống của xứ Ăng Lê  [Guardian]. (1) Tuy nhiên, cố chịu sự bực mình, và đừng ném sách của ông vào thùng rác, sau mấy dòng đầu, là thể nào cũng mê ông ta! Gấu đã được cái sự tưởng thưởng này rồi!
*
(1) Martin Amis, tác giả Nhà Hội, cũng từ lò Granta, như những Salman Rushdie, Kazuo Ishiguro, là một thứ "enfant terrible" của văn chương Anh. Khi ông được mời làm giáo sư đã gây kinh ngạc trong giới giang hồ, và giới học đường, nhưng khi tờ Guardian coi ông là nhà văn Anh vĩ đại nhất hiện đang còn sống thì độc giả của chính tờ báo, có người giận điên lên và đe dọa tự tử! (1)
(1) One agitated reader was moved to write to the paper - and threatened the ultimate sanction: "If the media refer to Martin Amis as 'Britain's greatest living author' once more," wrote Kathy Love from south London, "I shall kill myself."
Ngay tờ Người Kinh Tế cũng không khoái ông này, chỉ đến khi Nhà Hội  xuất hiện: Người trở lại, Comeback man. Nhà Hội là một chiến thắng [triumph] đặc thù, bảnh đến mức tuyệt hảo, mãnh liệt chẳng thua gì Ô Nhục, Disgrace của Coetzee. Đây là một cuốn tiểu thuyết không thể không đọc, nhất là những ông nào đã từng ở tù VC.
Và nhất là khi bạn yêu chung, một người yêu, với ông anh, hoặc ông em của bạn!
Nhà Hội  thuật câu chuyện hai anh em, cùng mẹ khác cha, cùng yêu một cô gái Do Thái. Cô gái lấy ông em. "Em trai tôi tới trại tù vào năm 1948", câu chuyện bắt đầu. "Tôi thì đã ở trong đó rồi."
*
The Observer Books Interview
'It's the death of others that kills you'
Martin Amis on politics, mortality - and snoozing in front of the snooker
Sunday September 8, 2002
The Observer
Koba the Dread: Laughter and the Twenty Million is a polemical account of the Soviet experiment. The book is a catalogue of Stalin's crimes, followed by an open letter to Christopher Hitchens, close friend and former Trotskyist. Finally, Amis reflects on the death of his sister, and attempts to reconcile personal bereavement with the death of millions - to Stalin a mere 'statistic'. [The death of one person is tragic, the death of a million is mere 'statistic'. Stalin: Cái chết của một người là bi thương, của triệu người, chỉ là "thống kê"].
Chính là cái chết của những người khác giết bạn.
Bị Neal Ascherson chê, nhưng theo John Banville, Koba The Dread  [Koba là nick của Stalin khi làm chó săn cho cảnh sát Nga Hoàng] phải được đọc song song với Nhà Hội,  tuy cuốn sau là tiểu thuyết, còn cơn tức giận đạo đức ở trong Koba, là từ Robert Conquest. Koba còn là một thách đố giới trí thức Tây Phương, trong có cả ông bố của Martin, [Kingsley Amis], ngay từ khi còn trẻ, đã thất bại, trong nhiều năm, trong việc tố cáo những ghê rợn của những chính quyền Stalin kế tiếp nhau, và cả trong việc tống Stalin vào Địa Ngục, cùng một xà lim với Hitler.
Cái tít Nhà Hội, là từ cuốn Gulag: Một Lịch Sử, của Anne Applebaum, 2004 Pulitzer, non-fiction, trong đó, bà có viết về những cuộc thăm viếng nhọc nhằn, và, tốn kém, những người tù, của thân nhân. Điều này thì mấy bà vợ sĩ quan Miền Nam chẳng cần đọc Gulag: Một Lịch Sử.  Còn nhà hội, như bà này cho biết, ở bìa trại tù, qua một người sống sót trại tù mô tả, "Túp lều lý tưởng, có cái giường uyên ương. Có cả một cái bóng đèn điện với cái chụp đèn, ôi mới tuyệt vời, mới trưởng giả làm sao, đối với trại viên sống năm này qua tháng nọ trong những lán, những lều, giữa những bạn bè cùng số phận. Những giấc mơ cuộc đời tự do của chúng tôi được dựa trên cái nền, là căn phòng đó" [Our dreams of life at liberty were based on that room].
Cũng chứng nhân đó, nhà viết tiểu thuyết người Ba Lan Gustav Herling ghi nhận, những cuộc hội ngộ như thế, thường là hỏng cả, theo nghĩa, vô cùng phũ phàng, rất ít khi xuông xẻ. Bởi vì mấy ông chồng, sau bao nhiêu năm không sử dụng đến khẩu súng, không còn biết lên đạn ra làm sao nữa, và thường bắn trật mục tiêu, hoặc không đúng thời điểm, thường là sớm sủa quá ! Còn những bà vợ, sau những ngày tháng vạn lý bắc chinh, đi ngược con đường "Trường Sơn", đến khi gặp được ông chồng thì đã mệt nhoài, hết hơi. Herling, thật là thê thảm, viết: "Tôi đi đến kết luận rằng thì là, nếu hy vọng, thường xuyên được coi là cái ý nghĩa sau cùng còn lại của cuộc đời, và nếu như vậy, thì, sự thực hiện nó, đôi khi có thể thật là đau thương, đến không thể chịu đựng được."
Câu chuyện Nhà Hội  tiến diễn theo ba từng, level, thời gian khác nhau - hiện tại của người kể chuyện, quá khứ trước và sau chiến tranh, cuộn vào nhau, kỹ năng tiểu thuyết khiến, mặc dù sự ngắn ngủi của cuốn truyện, độc giả có ảo tưởng là đã trải qua cả thế kỷ 19, trong đó còn có cuộc tình trái khoáy. "Hai chúng tôi là anh em một nửa, mỗi thằng một họ, tính tình chẳng giống nhau. Kể thật gọn. Cha tôi, một Cô Zắc, còn cha Lev, Dimitri, một ông nhà quê, đúng ra, một tên ku lắc." Còn cô gái, Zoya, một "nhan sắc lớn" của thành phố Moscow trước chiến tranh. Cô và ông anh cùng học Học Viện của Hệ Thống [The Institute for the Systems ?], khi ông anh 25 tuổi, cô gái 19.
 "Lev hả, nhờ ơn Trời, còn đang đi học".
Và quả là một cú sốc, khi, vào mùa đông năm 1948, Lev, chưa tới tuổi hai mươi, nhập trại tù cùng với ông anh, và báo tin, Zoya bi giờ là vợ của em, anh ạ.

Tiền Kiếp của Gấu
Hà Nội của Anh Môn
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…
Merde!
*

Chưa từng có nhà văn nào viết về thành phố tuổi thơ thê lương như thế này:
Un étranger dans une ville étrangère
Một kẻ lạ trong một thành phố lạ
Je ne sais pas écrire sur le feu et le sang. Si j'écris jamais quelque chose sur cette guerre, je ne parlerai pas du feu et du sang, mais de la sueur et de la vomissure, du pus et de la pisse.
Tớ đếch biết thứ văn chương viết bằng máu và lửa. Cứ giả như, có khi nào viết một cái gì đó, về cuộc chiến này, thì cũng không phải là những dòng "đường ra trận mùa này đẹp lắm", mà sẽ là một thứ văn chương viết bằng mồ hôi, bằng ói mửa, bằng mủ lậu tim la hột xoài, bằng cứt đái.
*
A l’âge de neuf ans, j'ai connu le siège et le bombardement de Jérusalem. C'était la première fois que je voyais un cadavre. Un obus tiré depuis le poste d'artillerie de la Légion arabe sur Nebi Samhil frappa un Juif religieux et lui ouvrit le ventre. Je le vis, allongé dans la rue. C'était un petit homme avec une barbe hirsute. Son visage était pâle et étonné tandis qu'il agonisait. Cela se passait en juin 1948. Je détestai longtemps cet homme parce qu'il apparaissait dans mes rêves et me terrifiait. Je savais que Jérusalem était environnée de forces qui souhaitaient ma mort.
Plus tard, je quittai la ville. Je l'aime encore comme on aime une femme qui vous dédaigne. Quelquefois, quand je n'avais rien de mieux à faire, j'y allais pour la courtiser. Certains chemins et allées me connaissent bien, même s'ils font semblant de m’ignorer.
Năm 9 tuổi, tôi biết thế nào là bị vây hãm, và bom đạn, ở Jérusalem. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một xác chết.... Tôi ghét kẻ chết đó trong nhiều năm, vì ông ta cứ hiện ra trong những giấc mơ của tôi, và hăm dọa tôi..
Sau đó, tôi rời bỏ thành phố. Tôi vẫn còn yêu thành phố, như bạn yêu một người đàn bà, và người đàn bà này thì khinh khi bạn. Đôi khi chẳng có gì hay hơn để làm, tôi trở về ve vãn thành phố. Vài con phố, vài lối đi, biết thật rành về tôi, ngay cả khi chúng làm bộ vờ...
*
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời. Hà Nội, thành phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một thời trẻ dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu, tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ, những đứa trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm thuồng. Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân Hà Nội có thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột nhiên trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những chiếc lá khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Những ngày ở Sài Gòn (1965)
*
Ôi chao, hoá ra những dòng trên làm tan vỡ mối tình của Gấu với BHĐ.
Hoá ra nàng ghen. Ghen với "Mai, Mai để anh kể cho em nghe...",  và ghen cả với... Hà Nội.
Chỉ đến khi BHĐ đi xa rồi, Gấu này mới hiểu, nhất là khi nghe một độc giả chửi, sao ngu thế, đàn bà yêu người nào, là chỉ muốn sở hữu một mình, chỉ muốn ăn tươi nuốt sống...
*
Nhưng có lẽ không phải như vậy. Và nếu yêu là như thế, BHĐ không yêu Gấu, đúng như thánh nữ đã có lần phán, ta yêu mi bởi vì mi yêu ta nhiều quá. Cái thứ tình yêu đầy đam mê của mi đó, ta không có.

Kiểu câu kệ dài thòng, trong văn Mít, trước Gấu, chưa hề có.
Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện.
*
Đài Gương Soi Đến Dấu Bèo
Về cái ẩn dụ thơ rất ư là bay bướm 'đài gương soi đến dấu bèo" này, Gấu có một kỷ niệm rất ư là đau thương, và cũng rất ư là thú vị. Đúng là thú đau thương.

Hồi mới ra trường Bưu Điện, 1960 hay 61, Gấu làm việc tại Ty Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện, số 11 Phan Đình Phùng.
Từ phía cổng cơ xuởng trông ra là con đường Phạm Đăng Hưng. Bên phải, building số 5, hết hai năm tập sự tại Cơ Xưởng, Gấu chuyển qua bên đó, lên thượng lầu, làm việc tại Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế. Đó là nơi viết Những ngày ở Sài Gòn, sau khi ăn hai trái claymore của VC tại nhà hàng Mỹ Cảnh. [Biết rồi khổ lắm nói mãi].
Khi đó, chưa có trường Bưu Điện. Bọn Gấu phải học nhờ nơi trường Quốc Gia Thương Mại, ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng. Nhà thờ Phan Xi Cô cũng ngay đầu đường.
Phiá bên trái cổng cơ xuởng, là khu nhà của các ông lớn Bưu Điện, đa số là sếp, và thầy của Gấu. Phía bên kia đường, là con đường Phan Kế Bính, chạy song song với Phạm Đăng Hưng, cả hai đều đụng với đường Phan Đình Phùng, làm thành hai ngã ba. Cả hai đều là hai con dốc, ngắn đổ xuống đường Phan Thanh Giản. Thư viện Văn Hoá Bình Dân nằm trên đường Phan Kế Bính, quán Làng Văn nằm trong khuôn viên thư viện, hình như vậy. Đó là nơi cô bạn tổ chức tiệc cuới, vào một đêm Gấu trực tại Đài, cũng gần đó, đang trực, kêu đệ tử coi Đài, xách xe Honda, đi dự, nửa chừng bỏ ra về, rồi xách xe Honda cứ thế chạy miết. Quá chút nữa tới đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo phải đi một chút tới quán Con Ve Sầu, vừa là nhà hàng ăn, vừa có sàn nhẩy, lâu lâu, Gấu có ghé, nhưng lần trực đêm. Khu này là giang sơn của Gấu, Gấu Đa Kao, thì cứ gọi vậy cho tiện.
Cơ Xưởng có ba tòa nhà. Từ cổng nhìn vô, toà nhà bên phải là khu Réception, chuyên sửa máy nhận tin từ các đài địa phương. Tòa nhà bên trái, khu hành chính. Giữa là sân, bên trong là xưởng Cơ Khí.
Toà nhà Réception sau được phá đi, để xây trường Quốc Gia Bưu Điện cho các lớp đàn em của Gấu.
Đám Gấu phải chuyển sang phía tòa nhà bên trái làm việc.
Khi đó, Gấu là cán sự kỹ thuật Bưu Điện. Dưới trướng cũng có một hai đệ tử, dân thợ. Một gã tên Hùng. Một anh nhóc, chẳng biết một tí gì về nghề thợ Bưu Điện. Ông bố trước làm Bưu Điện, về hưu, gửi gấm đám bạn, cho nó vô vừa học nghề, vừa có luơng. Anh cu Hùng này đẹp trai, nghề chơi còn rành hơn Gấu nhiều.
Thời gian trường Bưu Điện đang xây cất đó, Gấu làm việc bên này, nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ có một em xinh thật là xinh. Thế là cứ rảnh việc một tí, là thò đầu ra cửa sổ để ngắm em. Rảnh hơn thì ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó lại. Ôi chao, hạnh phúc nào bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời, em vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho một lá thư mầu xanh, thẹn thùng nói, xin nhờ anh làm con chim xanh, [mấy từ con chim xanh này là của ern, không phải của Gấu], đưa thư xanh này cho cái anh nho nhỏ đẹp trai, hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, đài gương soi đến dấu bèo này chăng?
Đài gương, là ông nhóc đệ tử Gấu. Dấu bèo là thánh nữ của Gấu.
Ông già làm chung, ông Lân, còn phạng thêm cho một câu, nó là thợ hồ, làm sao dám ngó lên tới đài gương, là ông cán sự Bưu Điện!
Nào, đâu  thư viện Văn Hóa Bình Dân, Đa-Kao, nơi có câu lạc bộ...
... nào, đâu, con đường Trường Thi, Hà-nội, và bóng dáng một chú bé chạy vội chạy vàng tới thư viện Pháp, cho kịp giờ chiếu phim. Chỉ là những phim thời sự đen trắng của hãng Gaumont, vậy mà cũng có bữa phải lủi thủi ra về, không phải vì đến trễ, mà vì không được người gác cửa giơ ngón tay như cây đũa thần vẫy vẫy... nào, đâu, thư viện Gia Long, thư viện Văn Hóa Bình Dân, Đa-Kao, nơi có câu lạc bộ, có quán cà phê Làng Văn, đêm nào đang bữa tiệc bỏ ra về, chẳng thể làm thơ, và cũng chẳng bao giờ là thi sĩ, và Du Tử Lê khi đó chưa làm giùm hai câu:
Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường...
*
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mày sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng của Gấu, của tất cả những con người đành đoạn phải bỏ chạy quê hương, và không thể nào nói tốt được cho nó. Sebald, chẳng làm điều gì xấu cho nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc nào cũng tởm nước Đức, có thể như vậy, và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình, trong bài cảm tạ nước Đức, khi, không những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà còn phát cho nó một cái chức ông Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.

*
Sebald by David Levine, NYRB
Tưởng Niệm
Phát biểu khi là ông Hàn
Sân Trường Cũ
Sebald tởm những gì người dân Đức đã làm đối với dân Do Thái. Còn da vàng làm thịt da vàng, thì sao? Đó là lý do người dân Mít thù VC, chứ không phải thù trong nước. Có một sự lập lờ ở đây. Làm gì có bất đồng chính kiến? 
Chỉ có sự thù hận cái xấu, cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu nhân dân trong nuớc.