Nhiều khi tí tiểu sử trở thành bùa cứu mạng!
Trước 1975, Gấu có một cái hình, độc nhất, đóng vai nhà văn, một cái tiểu sử độc nhất, như sau đây. Không thể ngờ, chúng trở thành những lá bùa cứu khổ cứu nạn, khi đi thanh lọc, được nhà nước tạm dung xếp vào thành phần tị nạn chính trị, thay vì di dân kinh tế. Nhờ vậy mà sau đó, được phái đoàn Canada chấp nhận.
**
Trích Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam,
do Nguyễn Đông Ngạc biên tập, xb trước 1975.
Năm sinh của Gấu, trên ghi 1938, theo thế vì khai sinh;
sự thực, sinh 16.8.1937
Như lính giữa rừng
Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè của người em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.
*
Thất Hiền:
Trần Trung Tín, Phạm Năng Cẩn, Nguyễn Văn Luận, Gấu [hàng sau]
Nguyễn Quốc Sủng, Trần Công Quốc, Dzư Văn Chất.
Chất, bằng tuổi Gấu, sinh 1937, kém ông anh một tuổi.
Và nao nức cả một thời trẻ dại,
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương.
Sách Quí
Anh biết mấy thứ tiếng?
Anh chàng sinh viên luật Thái Lan, do Cao Uỷ muớn làm thẩm sát viên, thanh lọc viên, ngó cái hình, (1), rồi ngó cái thằng ốm đói ngồi trước mặt, vừa nghi ngờ vừa ái ngại, nhưng đến khi nghe nó sủa, tớ là nhà phê bình văn học, thì bèn giật mình đánh thót một cái, đọc lại hồ sơ, rồi thương hại phán, tao cho mày nói lại, đừng bịp tao!
Nhưng rõ ràng là, tí chi tiết 'viết những bài phê bình khảo luận...' sau khi được tay thông ngôn dịch qua tiếng Thái đã thuyết phục anh ta.
Ấy thế đấy, chi tiết là Thượng Đế không chỉ ở trong văn chương mà còn ở đời thường, là như vậy. Có khi dư một tí, hỏng, mà thiếu một tí, cũng hỏng.
Đó chắc là lý do, mà ở ngay đầu cuốn Autobiographiques, Walter Benjamin trưng ra, Gấu đếm được, sáu tiểu sử, hay, dùng thuật ngữ của mấy ông VC, sáu lý lịch trích ngang. Cái  thứ sáu có thêm một dòng, Dr Walter Benjamin.
Đó chắc cũng là lý do mấy anh VC chơi cái trò bắt viết đi viết lại hàng trăm bản tự kiểm.
Mấy lý lịch trích ngang của W. Benjamin, những chi tiết khác nhau, hoặc thêm, hoặc bớt, cho thấy, tác giả nhắm dụng ý gì.
Tiểu sử của TTT cho thấy dấu vết của thời cuộc. Của thằng em, Gấu, hoàn toàn 'viễn mơ'!
Nói về dấu vết thời cuộc, thì cái Hồ Hữu Tường viết, vừa thú vị, vừa ý nghĩa. Nên nhớ, Nhất Linh đã từng đi với Vẹm vậy mà không chết, sau đó, tự mình quyết định cái mạng của mình, 'đếch thèm nhờ' Diệm!
Còn HHT bị Diệm kết án tử, không chết!
*
Hồ Hữu Tường, trên trang net của LH, được xếp loại biên khảo, nghiên cứu gia, nhưng danh sách tác phẩm, liệt kê sau đó, toàn tiểu thuyết. Nhà thơ sửa, nơi sinh Thường- thạnh, thành Thưởng Thạnh! (1) Cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam, có tới hai bản ở hải ngoại. Một, copy y chang nguyên bản in lần đầu, hình tác giả dễ nhận ra, là cuốn Gấu may có được, lúc ở trại. Một, copy lại bản copy, hình đen thui, như trên. Nguyễn Đông Ngạc, khi còn sống, cho biết, mấy bản in ở hải ngoại là do lái sách làm.

Nhắc đến Benjamin, nhân tiện, thông báo,
tờ Lire, Đọc, Tháng Tư, 2006, giới thiệu cuốn tiểu sử, bản đầu tiên bằng tiếng Tây: Walter Benjamin, Thiên Thần Bị Sát Hại.
Walter Benjamin, le philosophe errant.
La biographie d'un promeneur et penseur, ami des plus grands écrivains de son temps.
Ecrite dans la ferveur et l'admiration, cette biographie, la première en langue française, consacrée à Benjamin (1892-1940) est aussi poignante qu'un kaddish.
Après une vie d'errance dans une Europe dont il pressentit l'écroulement, celui que l'Université Allemande avait rejeté avant que le régime nazi ne le contraigne à l'exil, se suicide en 1940 dans un petit village à la frontière franco-espagnole.
C'était, pour celui qui fut écartelé toute sa vie entre la culture allemande et son judaïsme, aller jusqu'au bout de l'échec. Si l'abondante documentation photographique concourt à l'émotion de l'ouvrage, songeons, en nous y attardant, au plaisir du jeune Benjamin recevant pour son unniversaire « un petit livre de souvenirs sur Baudelaire » qui allait l'accompagner toute sa vie. Un peu comme cet Angélus Novus de Paul Klee dont il ne se sépara jamais et que Gershom Scholem, qui le reçut en legs, donna à l'Israël Muséum de Jérusalem. L'ange figurant, selon la tradition juive, le moi secret de l'individu, c'est d'une certaine manière Benjamin, aujourd'hui sans sépulture, qui se trouve enfin dans cette ville où il avait toujours été attendu. J.S.

**Walter Benjamin, l'ange assassiné par Tilla Rudel, 208 p., Mengès, 25 €