*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 



Dạ Vũ Ký Bắc

Quân vấn quy kỳ vị hữu kỳ,
Ba sơn dạ vũ trướng thu trì.
Hà đương cộng tiễn tây song chúc,
Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì.
Lý Thương Ẩn

Em hỏi ngày về để tính xem !
Núi Ba ao ngập nước mưa đêm.
Bao giờ mới được cùng chong nến,
Trò chuyện ngoài trời mưa suốt đêm.
Châu Ngọc Bính

Lúc mưa đêm, làm gửi về bắc

Ngày về chưa biết bao giờ,
Ba sơn mưa tối, ao thu dâng đầy.
Bao giờ khêu nến song tây,
Cùng nhau kể chuyện mưa bay đêm nào?
Trần Trọng San.

Đăng Lạc-Du Nguyên

Hướng vãn ý bất thích,
Khu xa đăng cổ nguyên.
Tịch dương vô hạn hảo,
Chỉ thị cận hoàng hôn.

Lên Lạc-Du nguyên

Chiều tối lòng buồn bã,
Rong xe lên cổ phần.
Nắng chiều đẹp vô hạn,
Chỉ tiếc sắp hoàng hôn.
Trần Trọng San

Lạc-Du nguyên: Tên một khu du lãm nổi tiếng tại Trường An

Nguồn
Bản post lại trên Tin Văn
Trang thơ Lý Thương Ẩn,
Châu Ngọc Bính phỏng dịch


Ghi Chú: Hai Lúa đã từng chôm tên Lý Thương Ẩn, khi dịch truyện ngắn Eveline, của Joyce, trong Những Cư Dân Dublin, đăng trên Tập San Văn Chương, ngày nào còn Sài Gòn. Và, còn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Hai Lúa vẫn còn nhớ, một câu giới thiệu Joyce, của Lý Thương Ẩn "giả hiệu", mà Huỳnh Văn rất mê, là: Mười lăm truyện ngắn như mười lăm mảnh đời, xé ra từ thành phố Dublin nghèo khổ... Thi sĩ HV. mê nhất hình ảnh "xé ra"...

Lạ, không hiểu có phải hậu quả của việc chôm, nhưng, ý tưởng "Chỉ tiếc sắp hoàng hôn", của nhà thơ họ Lý đã nhập vào Hai Lúa, và, bao nhiêu năm sau, đứng trên bờ biển giả, bãi cát giả Wasaga, làm bật ra hình ảnh này:
Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời,
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả.
Biển
Lạ, bài thơ trên, vừa mới được Gió_O mang ra đọc.
Toàn những trùng hợp tuyệt vời!
Cám ơn Gió_O, thêm một lần nữa!
NQT


Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông

Trên talawas có mẩu tin Bác Hồ bị cướp, lấy từ hồi ký HVH.
Nhưng Lênin, đích thị cha già của cha già của... nhân loại, cũng đã từng bị cướp.
Vào đêm Giáng sinh 1918, trong lúc Lênin đang ngồi xe Rolls-Royce, chạy trong vùng ngoại vi Moscow, ông bị bốn kẻ lạ mặt kéo ra khỏi xe, dí súng vào đầu, và lục soát tiền bạc. "Tụi mi có biết ta là ai không?" "Tao đếch cần biết", tên cầm đầu, Jacov Kochelko, còn có biệt danh là The Wallet (Cái Bóp), trả lời. "Tao là ông vua của Moscow". Lấy hết giấy tờ, cây súng lục browning của Lênin, ông vua và đồng bọn nhẩy lên xe phóng đi, vị lãnh tụ cách mạng, cận vệ và viên tài xế đành lặn lội giữa trời tuyết đến trung tâm đảng bộ, kiếm xe về Kremlin.
Cười Vỡ Đêm Đen


Hiện hữu của thần linh
Nguyên tác: Kawabata. Hoàng Long dịch


"Cái nước mình nó thế"
Đèn đuốc ư, dẹp mẹ nó đi! Đêm rồi. Akhmatova


Ý kiến nhỏ về bài viết mới của HL


Bịnh Lưu Vong, The Illness of Exile
Jonna Kavenna đọc The Ministry of Pain, nguyên tác tiếng Croatia, của Dubravka Ugresic, bản tiếng Anh của Michael Henry Heim, TLS số 30 Tháng Chín, 2005.

Lưu vong là một "thất bại", một "cái tát vô hình vô mặt", người kể chuyện đề nghị, một trạng thái mà người ta cảm thấy không ở "nhà", nhưng đồng thời cũng nhận ra, đếch còn nhà, nhà không còn là nhà, "home is no longer home."
"Tại sao mà bà lúc nào cũng hành hạ chúng tôi? Tại sao bà cứ bắt chúng tôi, những sinh viên của bà, phải nhớ, trong khi chúng tôi chỉ cố một điều, quên?...  Họ, [những sinh viên] yêu xứ sở này [Hoà Lan]... Đây là một xứ sở  của quên, một xứ sở không có nỗi đau...."
Đây là một cuốn tiểu thuyết của những câu hỏi, mà chính nó, cũng không thể trả lời.


Album Bà Cháu


Nobel 2005  1 2


Kafka


Phê Bình Là Gì?
... nhưng cũng giống như trong trường hợp Mác xít, chính là ở biên cương của phân tâm học mà chúng ta có được những nghiên cứu, phân tích phê bình xum xuê nhất; khởi từ một phân tích những chất, những phần, an analysis of subtances, [thay vì những tác phẩm], tiếp theo đó là những nhào nặn, những vặn vẹo, thật năng động, thật xăng xái, hình ảnh của một số đông những thi sĩ, Bachelard đã tạo dựng một điều có thể được coi như là nền móng cho một trường phái phê bình, rất có ảnh hưởng, đến nỗi người ta có thể gọi nó là nền phê bình Pháp hiện nay, ở trong một hình thức phát triển nhất của nó, một nền phê bình Pháp lấy hứng từ Bachelard, [a criticism of Bachelardian inspiration], với những phê bình gia như Poulet, Starobinski, Richard.
Sau cùng là cơ cấu luận.


Đè 1 2
Câu trả lời phỏng vấn của Sebald, chỉ cần thay đổi đi một chút, là thật hợp với "nàng": "Chốn [cá] hóa long của tôi,[Thảo Hảo], là tản văn, chứ không phải truyện ngắn".


Đáp lời Vũ Huy Quang 1 3
Nhưng phải những nhà văn sống ở "giữa hai lằn đạn", như nhà văn Do Thái, Amos Oz, mới ngộ ra, sạch, là nguy hiểm chết người!
Mới sống cái kinh nghiệm giao lưu hoà giải bi thương nhất của thế kỷ: Ngủ Với Kẻ Thù. Sleeping with the enemy.
Mời một ông nón cối, hay một cô văn công vô nhà, chưa ăn thua gì hết.
Phải "ngủ" với luý, hay với ẻn, thì mới "giải oan cho cuộc biển dâu này" được!
Mấy ông VC sẽ nói: Thì vẫn kinh nghiệm "tam cùng" của tụi tớ!
Nhưng ngủ với luý hay với ẻn, mà không yêu, cũng vứt đi.
"Khi người ta yêu, người ta không phản bội", một nhân vật của Oz phát biểu
Biển nhớ 3