&
Cali,  2003
*

Ngô Vương Toại & Đặng Phú Phong & NQT & Dương Văn Hùng
@ DPP's, Cali,  April 2005
*
NDT & NQT @ Van Hoa Magazine

Lèo nhèo NQL
Children of a lesser god

A telling family memoir impresses Simon Callow with its vivid evocations of life back in the USSR

*
Nơi Em về trời xanh không Em?
Họ Trịnh cay đắng hỏi Em, mà hỏi chính mình.
*
Nơi Em về không biết Trời có xanh hay không xanh, nhưng Trời ở Liên Xô, đối với trẻ con, không bằng Trời [a lesser God], ở các xứ khác!

“There were certain rules of listening and talking that we children had to learn," one of the witnesses, the daughter of a Bolshevik official in the Volga port of Saratov, told Figes. "What we overheard the adults say in a whisper, or what we heard them say behind our backs, we knew we could not repeat ... No one explained to us that what was spoken might be dangerous politically, but somehow we understood."
Cuộc sống riêng tư dưới thời Staliin
"Có những luật lệ về nghe và nói mà trẻ con phải học... Những gì nghe lén, thoáng nghe, nghe nói sau lưng... là không thể lập lại..."
"Không ai nói cho chúng tôi biết, những lời nói đó thì rất nguy hiểm, về mặt chính trị, nhưng bằng một cách nào đó, chúng tôi hiểu được"

*
Những đứa trẻ Mít này, bây giờ đã lớn và đang nắm giữ vận mệnh dân Mít, ở xứ Mít.
*
Gió từ thời khuất mặt, sao cứ thổi mãi?
*
Những lời nói đó, và, bằng cách nào chúng tôi hiểu được, đứa trẻ ngày nào, bây giờ trở thành nhà văn, nhớ lại, và viết.

The final element of the book is as remarkable as any of this: Matthews's report on the new Russia. This material, culminating on a Chechen battlefield, brilliantly written though it is, seem extraneous to the story, but it increasingly creates a resonance which contributes to the complex picture of Russia he provides. Not least in the portrait of newly capitalist Moscow "waxing fat on the plundered spoils of the Empire", with its nightclubs where "dwarves in Santa costumes would whip you with a cat-o'-nine tails as you walked up the stairs"; the owner of one such establishment is glimpsed, "his face turned a Mephistophelean green by the light of the cash register". There is a dazzling vignette of a party at the Nobles' Assembly held in the former Institute of Marxism and Leninism. The Russian army band plays mazurkas and polkas (which none of the nobles can dance), while Prince Golitsyn, in grey plastic shoes, chats to Count Lupakhin in a worn polyester suit "as their heavily made-up wives fluttered plastic Souvenir of Venice fans". Matthews himself, luckier than his parents, finds happiness in the healing arms of his Russian wife, whose family has miraculously bypassed the whole Soviet experience, and seems to contain an essence of a Russia that preceded the turmoils and savage inflictions that he so richly describes in his book.


Gấu có nhớ nhà không?

From:
To:

Anh muon "lam gi thi lam".
Anh co muon "bien tap" gi em khong?
Ha ha... Chuc anh vui ve.
*
From:
To:
Cc:
Sent: Saturday, December 28, 2002 2:47 AM
Subject: Text returned with "editing" 

To: Toi co "bien tap" mot chut, neu thay OK, toi se cho dang tren Tin Van, Viet Bao Online, va bao Van. How? NQT
*

Nơi Em về trời xanh không Em?

*
Buổi chiều, tôi có thể biết thời tiết một Paris buổi sáng; tôi hỏi thăm những đồng nghiệp không bao giờ gặp mặt, có phải tuyết bắt đầu rơi, mùa đông ở nơi xa xôi đó có gì tương tự với những ngày giá lạnh của miền quê hương cũ…
Những ngày ở Sài Gòn
*

Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....

Đúng ra phải nói, anh ta moi bản nhạc từ đáy sông Đà, con sông khốn kiếp ám ảnh hoài thằng Gấu xứ Đoài mây trắng lắm, bỏ chạy nó, và bị nó hành, mỗi khi trái nắng trở trời, mỗi khi đời sống sang mùa, hệ thống tự bảo vệ của cơ thể oải theo, thế là con 'vai rớt' Bắc Kỳ làm ngụy!
Sư phụ Faulkner chẳng đã từng phán: Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
*
Viết tới đây, Gấu lại nhớ đến một độc giả Tin Văn.
Độc giả quí hóa này, lần đầu tình cờ trượt vô trang Tin Văn, bấm trang Chuyện Văn, thấy bài đầu tiên của nó, là về Weil, bèn sửng sốt la lên, tại sao cái thằng Gấu ngu này lại biết đến tác giả favorite của riêng ta?
Ta cứ nghĩ, trên đời này, ngoài ta ra làm gì còn có một tên Mít nào khác đọc Weil?
Theo như Gấu biết Weil còn là tác giả favorite của Đỗ Long Vân.
Ông này mê cả thầy lẫn trò, tức Alain và Weil.
*
Bao nhiêu năm rồi, Gấu vẫn còn nhớ tên anh bạn tù. Hùng Võ Sĩ.
Cũng xin được đi một đường mở ngoặc ở đây. Những tên tuổi tù cải tạo, để phân biệt với nhau, thường đi kèm với một nickname, thí dụ Hùng Ghẻ, Hùng Võ Sĩ, Hùng Lêu Bêu... Lần đầu gặp một ông, tự xưng danh, tôi là Sơn Mê Ô, Gấu cứ nghĩ ông này gốc gác mũi lõ. Đến lúc ông chơi một bi thuốc lào, rít mạnh quá, miệng lệch qua một bên, lúc đó Gấu mới ngộ, đây là ông Sơn Méo. Méo, đọc kiểu Tây chẳng là Mê Ô sao?
Còn một ông kêu là Thái Dúi. Ông này lười tắm, nên... dái thúi.
Bỗng nhớ đến Dương Văn Ba, ông bạn sau làm dân biểu. Tụi này hồi đó đặt cho anh biệt danh là Ba Bù Loong. [Bù loong là cái con vít, từ tiếng Tây qua, viết theo đúng tiếng Tây, không bỏ dấu, "Ba Bulon", thì nó lại có một ý nghĩa tiếng Việt hoàn toàn khác]
Anh tức [sướng] điên lên!
Tưởng niệm TCS

Tuyệt nhất, thê lương nhất, tuyệt bi nhất, nhất, nhất.. là lần nghe bản Ngày mai đi nhận xác chồng.
Bản này mới đúng là bản nhạc chấm dứt luân hồi anh bước ra: nó đánh dấu khổ nạn lao động cải tạo mỗi ngày của Gấu chấm dứt, những ngày sau đó, đóng vai nhân viên y tế Đội Ba, khỏi phải đi lao động, buổi sáng đưa mấy trại viên khai bệnh, trốn lao động, qua trạm xá, khám bệnh, xin mấy viên Xuyên Tâm Liên, về, quẳng vô thùng rác, thầy trò sau đó làm một cái tiệc trà nho nhỏ, tan, thầy đi vài đường loanh quanh đội, theo kiểu thanh tra các lán, xong xuôi, về bộ chỉ huy đội, hoặc ghé nhà bếp....

*
Subject: Re: Text
Date:
From:
To:
Anh Quoc Tru oi
Khong overload dau. Nhieu nguoi dang theo doi co Jennifer Tran lam. Bai anh viet doc hay kinh khung.
Than ai,
----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Saturday, September 09, 2000 6:30 AM
Subject: Text
Ban... Neu thay overloaded, xin cho biet, de ngung! Tks, nqt
*

Subject: Re: Texts
Date: Fri, 8 Dec 2000 10:27:39 -0800
From:
To:

Cam on anh Tru.
Bai Tu Tuong Gia Tan The Ky la do toi sot.
Dem nay se di bai "Dem Thanh 3" va dem mai (Thu Bay) se di bai Tu Tuong Gia
Toi phuc anh kinh khung, ve su doc, suc viet, su nhay ben va long tho mong.
Sau nay doc gia trong va ngoai nuoc se ghi on anh (nhu toi da noi hoi anh ghe Calif.), nhat la gioi sinh vien va dac biet la gioi nha van nhu toi.
Than ai
*
Note: Lâu lâu cho phép Gấu tự sướng một tí chứ!
Tiện thể, đọc thư cũ:

Chú Trụ kính mến,
1 A. hôm nay không phải hì hục với công việc của một cu li. Và giờ mới rời máy nhường B. Nhưng B. muốn trả lời chú Trụ về bài viết in trong VH tháng mười trước. Dù là hôm nay đã lại nhận được bài mới của chú.
2. Bài đó gây ấn tượng mạnh với B. Đến nỗi B. phải ghi lại ngay một vài cảm nghĩ vào mấy tờ thư của chú. Giờ đây ngồi viết, sẽ chỉ còn lại những ý nghĩ, trơ trụi. Không thể tìm được cảm giác lúc đó.
Dù sao thì B. cứ viết. Và đây là ý nghĩ chung của cả A với B. Không trực tiếp về bài viết của chú, mà là những ý nghĩ chú đã gợi ra từ những dòng viết:
*. Trước khi đọc NQT, vẫn có những bài phê bình sắc sảo tài hoa. Nhưng vẫn theo thể thức chết: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (một cách áp đặt). Phê bình (thật) đòi hỏi cung cấp một cách giải quyết vấn đề, nghĩa là phải có thông tin. Theo A. hình như giờ chỉ có một NQT thực sự nắm được thời sự văn nghệ thế giới. B. thì đặc biệt yếu kém khoản đó do ngoại ngữ kém. (Không biết tiếng Anh). Do vậy cảm giác như chú Trụ rất trẻ. Như chỉ hơn B. mấy tuổi.
*.Một tác phẩm hay là một tác phẩm gợi được một cảm giác 'đẹp' cho người đọc. Người ta có thể quên tất cả câu chuyện, nhưng nhớ một cảm giác. Và cái đó sẽ đưa người ta tìm về với tác phẩm trong những tâm trạng nhất định, không phải một lần.
*. Thế một tác phẩm lớn? Không phải là một tác phẩm mà trong nó lịch sử được mô phỏng theo một tỷ lệ nào đó, dù đậm đặc. Nó phải soi sáng được tinh thần lịch sử, không phải của một giai đoạn, không dừng ở những biến cố, mà là, phải là những chuyển dịch sẽ sàng nhất của hồn người (phi thời gian và không gian, đôi khi).
*. Lấy lịch sử soi vào một tác phẩm là một thao tác cần thiết. Nhưng lấy một tác phẩm soi vào lịch sử mới quan trọng. Nhưng như thế là đòi hỏi rất nhiều ở người viết tác phẩm và người viết về tác phẩm.
*. Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. B. cũng nghĩ thế. Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao quý hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
- Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu B. tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất thích.
- B. rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay tùy tạp của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì đúng là truyện ngắn. Hồi đầu đọc B. nể quá.
- Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá.
- A. bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một điều gì đó nhưng không dạy đời.
3. Hàng tháng B. đều đọc chú cho thằng cu nghe. Cả tưởng niệm O. Paz làm A. buồn cười. Hôm qua đọc được một nửa thì cháu ông trẻ tự ngủ. Như vẫn thường nghe đọc thơ.
4. Dĩ nhiên không phải là thơ kiểu "thơ trắng" hay Chinh Phụ ngâm in ở... Chú Trụ nghĩ thế nào về kiểu thơ này? Hoặc B. ngu lâu, hoặc là thơ đang dần thành họa hay là bất kể một cái gì khác B. vẫn tin rằng nghệ thuật thực sự thì khó phổ cập toàn dân lắm, nhưng chắc hẳn cũng không phải là co cụm đến thế. Chú Trụ nếu được thì bảo bọn này cách đọc thơ đời mới này nhé. Chắc bọn này thiếu chính cái đó đấy.
5. Chúc chú và cả nhà khoẻ, vui.
Kính.
10.10.98
*
Thư viết cũng đã lâu. Đọc lại, thấy có mấy vấn đề có thể đi được vài đường tản mạn... Thí dụ, những đoạn Gấu gạch dưới.

Thư tưởng như mới đây, mà đã 10 năm.


Đài gương soi đến dấu bèo
Bài đọc thêm: Cái Lỗ Hổng

Tôi không dám cãi với  bà rằng ông tây bà đầm người Đức hơn dân Mít ta nhiều lắm, ta lại càng thua họ ở chỗ chưa bao giờ có gan nhét cả 6 triệu người Do Thái vào lò Auschwitz đốt cho chết lấy xương tro làm phân bón, lấy da người làm chụp đèn ngủ, ta cũng muôn đời cũng chẳng bén gót họ khi họ gây ra hai cuộc đại thế chiến giết chết một phần tư nhân loại.
Note:
Đức giết Do Thái, còn Mít giết Mít.
Không nhét 6 triệu vào Lò Thiêu, thì nhét cả Miền Nam vào Lò Cải Tạo Sĩ Quan Ngụy, Tư Sản Mại Bản, Kinh Tế Mới....
Chưa biết Mèo nào cắn Mỉu nào.
Sau Lò Thiêu, Đức quốc sống lại.
Còn Mít, biết đến bao giờ? NQT

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"
Hãy cho qua đi những ngày đã qua. Hãy cùng nhau nhận ra sự quan trọng “cho nhau vì nhau” của chúng ta. Hãy tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau, trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự can trường được bầy tỏ, hay nỗi bi thương mà ba bề bốn bên cùng gánh chịu, nhưng bằng cách ôm lấy tình hoà giải, và sự can đảm xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn cho con em chúng ta.
Clinton: Diễn văn đọc tại Hà Nội [Blog Tin Văn]

Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Không phải "niềm vui lớn"
*

Loyauté
par DUONG THU HUONG

La loyauté était la première des vertus louées par les dynasties impériales de l'Asie orientale. On apprenait à l'enfant au berceau que le devoir suprême était d'être loyal envers l'Empereur. Dans ma jeunesse, la « loyauté envers l'Empereur» a été remplacée par la« loyauté envers le Parti communiste ». Passer de l'Empereur au Parti allait de soi. À 20 ans, je m'étais engagée dans la guerre antiaméricaine. La réalité du terrain m'a fait découvrir des pages si noires que, pour comprendre, j'ai été obligée de rouvrir mon cahier de vocabulaire. Les mots m'apparurent alors comme des cadavres puants car ils n'étaient même pas conservés dans du formol. Je bifurquai vers le sentier de la révolte.

Quand, en 1991, le ministre de l'Intérieur est venu me rencontrer en prison, il m'a demandé comment j'osais m'opposer au Parti.« Voilà comment je vois le Parti », lui ai-je répondu: « Plus de deux millions de communistes se résument à un comité central composé de trois cents personnes. Puis les trois cents se concentrent en un bureau politique de treize têtes. Si au-dessus de tout ce monde, se trouvent treize imbéciles et treize pervers, il n'y a plus aucune raison pour que je reste loyale au Parti. Le Parti n'est pas Dieu vivant dans les cieux. Le Parti est ce groupe des treize. Pourquoi devrais-je observer une quelconque loyauté envers eux'?» À l'instar du boucher frappant la tête du bœuf d'un coup de marteau avant de le dépecer, j'avais détruit la signification réputée immuable du mot « loyauté ». À vrai dire, j'avais simplement réorienté son vecteur pour le tourner vers l'intérieur. La loyauté n'existe que si elle est dirigée vers soi. Ainsi l'homme est libre de choisir et assume ses choix. À partir de ce moment, le terme« loyauté» n'a plus été une statue vénérée, ni un cadavre pourrissant. Il m'est devenu un compagnon de route, mon ombre, ma respiration ... Il m'a fallu trente ans d'exercice du métier de rebelle pour que je maîtrise enfin la signification d'un mot. Cela a été dur et douloureux. Aussi je crois qu'être écrivain, c'est être condamné aux travaux forcés parce que, avant de se servir d'un mot, il faut avoir combattu ses fantômes. Je souhaite aux écrivains, aux rêveurs, aux fous et aux condamnés une éclatante victoire!•

Après des années en résidence surveillée au Vietnam, l'auteur de Terre des oublis (éd. Sabine Wespieser) vit aujourd'hui en France.
Le Magazine Littéraire, Avril, 2008


Nỗi buồn Istanbul