*

Tạp Ghi
2


















Sau "Tại sao tôi không biến thành ruồi ?" [Lạc Đường] của VC nằm vùng Đào Hiếu, sau "Di chúc chính trị" của Nguyễn Khải, đây là "di chúc chính trị, văn học" của Thứ Trưởng Văn Hóa MTGP, Lữ Phương, Bắc Kỳ Di Cư 1945, cũng một tên vô ơn bán đứng Miền Nam, VC nằm vùng.

Tôi hơi ngờ ngợ về cái khẩu hiệu động viên “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” được tuyên truyền như là mục tiêu cần đạt được của các cuộc tổng tấn công. Biểu hiện thành phương thức chiến lược “đánh bồi, đánh nhồi”, “đợt sau đau hơn đợt trước”, nó không thể không đưa đến những tổn thất nặng nề cho toàn bộ lực lượng quân sự tại chỗ đã gây dựng.

Những nghĩ ngợi trên đây chỉ nẩy ra trong tôi một cách mơ hồ. Nhưng mấy tháng sau khi tôi lên R, tôi thấy điều đó dần dần trở thành hiển nhiên hơn qua những đánh giá tổng kết mà tôi nghe được: không thể gọi đó là “tổng tấn công và nổi dậy” theo đúng nội dung của chữ nghĩa mà chỉ là một cuộc “tập kích chiến lược” thôi. Nếu có thắng lợi thì không phải là trực tiếp mà chỉ là cái tác dụng tổng thể của toàn bộ cuộc chiến tranh: làm cho Mỹ thấy không thể thắng được ở Việt Nam và do đó không thể duy trì đường lối chiến tranh như cũ. Và điều này cũng đã được thực tế xác nhận: do không thắng nổi ở chiến trường, gặp những áp lực khắp nơi, nhất là tại nước Mỹ, chính phủ Mỹ đã phải xuống thang, thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh.

Cuối cùng thì ta vẫn thắng chứ không thua. Nhưng cái thắng đã phải trả quá lớn về mạng sống của những con người. Cuộc chiến đấu này không phải là “niềm vui lớn” như một nhà thơ miền Bắc đã ca ngợi một cách hả hê. Càng đi vào bên trong cuộc cách mạng tôi càng thấy mọi chuyện không hề phơi phới như trước đây nữa.
LP
*
Thủng thẳng, nếu rảnh, Gấu sẽ lèm bèm về tay này. NQT
*
Biểu hiện thành phương thức chiến lược “đánh bồi, đánh nhồi”, “đợt sau đau hơn đợt trước”, nó không thể không đưa đến những tổn thất nặng nề cho toàn bộ lực lượng quân sự tại chỗ đã gây dựng.
LP 

Điều mà anh VC nằm vùng này tự thú trước bàn thờ Mác, Gấu đã nhận ra từ lâu. Nhưng cũng phải sau 1975, đọc hồi ký của đám thoát chết sau cú Mậu Thân, mới được kiểm nghiệm.
Thời gian sau 1975, có một thời gian, Gấu làm anh bán báo, tại một sạp báo của gia đình, ngay trước nhà, khu chúng cư NBK, Sài Gòn. Buồn buồn đọc hồi ký của mấy anh biệt động thành, thoát chết, anh nào cũng khoe là, Đảng và Nhà Nước ra lệnh tử thủ, sẽ có đại quân tiếp cứu.
Nói rõ hơn: Đảng cấm bỏ chạy, rút lui, đầu hàng...
Trước 1975, làm chuyên viên gửi hình vô tuyến điện cho UPI, theo dõi cuộc chiến từ đầu cho đến cuối, qua những tấm hình nhận được, và chuyển đi, có thể nói, Gấu rất rành cú Mậu Thân của VC.
Đây là một thất bại nặng nề của đám MTGT, đúng như anh VC nằm vùng này thú nhận.
Tuy nhiên, ảnh hưởng tâm lý, tại Mẽo, thì vô cùng khủng khiếp. Và đó là điều đám Yankee mũi tẹt muốn, và đã đạt được.
*
Những nhận định, như trên, về cuộc chiến, chứng tỏ, anh VC nằm vùng này chẳng có đọc gì hết, về những tài liệu liên quan tới cuộc chiến Việt Nam, Gấu muốn nói, những tài liệu mới đuợc khui ra sau này. Lý luận như trên, ngay sau cuộc chiến, thì còn ngửi được.
"Cuối cùng thì ta vẫn thắng chứ không thua. Nhưng cái thắng đã phải trả quá lớn về mạng sống của những con người":  Đúng là anh nhà quê miệt dưới này chưa từng nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp phán, đánh trăm năm cũng đánh, chết trăm triệu cũng đánh... (1)

 Chết cả lũ MTGPMN thì càng tốt! Có sao đâu!
Thất sủng, sắp ngắc ngoải, mới nhỏ nước mắt cá sấu!
Cũng một dòng với "một triệu người vui thì một triệu người buồn", của Hồ Tôn Hiến Víp Va Ka! 

1) General Vo Nguyen Giap, told me in Hanoi in 1990, his principal concern had been victory. When I asked him how long he would have resisted the U.S. onslaught, he thundered, "Twenty years, maybe 100 years- as long as it took to win, regardless of cost." The human toll was horrendous. An estimated 3 million North and South Vietnamese soldiers and civilians died.
Stanley Karnow, Time, số đặc biệt về 100 nhà lãnh đạo và cách mạng của thế kỷ 20,
bài viết về HCM.
*
Trước đây, Gấu không hiểu, tại sao phải trả cái giá, dù đắt cỡ nào, cho cuộc chiến.
Mãi sau thì hiểu, đây là giấc mơ, có, kể từ khi có Đàng Trong, và chính sự xuất hiện của quân đội Mẽo ở Miền Nam, đã biến nó thành hiện thực!
*
Chúng ta tự hỏi, tại sao Coppola lại đặt tên cho cuốn phim của ông là Tận thế là đây? Phim của ông, như nội dung cho thấy, là một chuyển thể Trái tim của Bóng đen của Conrad, nhưng khi được hỏi, ông lại trả lời, đây là Việt Nam.

Như thế, liệu có thể suy ra, cuộc chiến VN, là, tận thế là đây?

Đó đúng là hàm ý của câu trả lời của Coppola, theo tôi.

"Ðây là một cuốn phim mà Coppola tuyên bố một cách ngạo nghễ “không phải là về Việt Nam — nó là Việt Nam.”

*

Phim này, như vậy, thực ra là về một bầy những tên da trắng, kể cả Coppola, lội sâu vào quả tim đen tối của chính bọn họ. Chắc chắn nó không phải là về Việt Nam. Tôi cũng không dám chắc nó là một phim chiến tranh Việt Nam.

"Trước hết, chiến tranh Việt Nam chủ yếu là một cuộc nội chiến. Hai phe chính lâm chiến là Bắc Việt và Nam Việt, như những con số tử vong sau đây cho biết: 1.1 triệu cho Miền Bắc, 223,746 cho Miền Nam, và 58,200 cho người Mỹ. Trong ba trận tấn công lớn của cuộc chiến — Tết (1968), Lễ Phục Sinh (1972), và Mùa Xuân (1975) — lục quân Mỹ chỉ dự một. Thế nhưng bạn không bao giờ biết được điều đó, nếu chỉ nhờ xem bất kỳ cuốn phim chiến tranh Việt Nam nào do người Mỹ làm, dù là Người Săn Nai (The Deer Hunter), Trung Ðội (Platoon), Những Chàng Trai Trong Ðại Ðội C (The Boys in Company C) hay Khải Huyền Ðến Rồi (Apocalypse Now).

Ðối với nhiều người Mỹ, chiến tranh Việt Nam là một màn trình diễn của người Mỹ, dàn dựng ở Việt Nam. Thừa nhận nó là một cuộc nội chiến tức là hạ nước Mỹ xuống vai phụ trong một bi kịch của kẻ khác. Nhưng đó mới đúng là sự thật: một bi kịch của kẻ khác. Dù cho nước Mỹ tiêu tốn bạc tỉ, chiến tranh Việt Nam vẫn chủ yếu là chuyện của dân Việt Nam. Ðơn giản là vì họ chịu nhiều thiệt hại hơn nhiều. 

Đinh Linh: Khải Huyền Dối Trá [những đoạn nhấn mạnh, là do Tin Văn]
*

Cái vụ đem chuông đi đánh xứ người, là phải rất ư là cẩn trọng.
Không ai cấm chúng ta, lên tiếng tố cáo, đây là một phim [Tận thế là đây] bôi nhọ người Việt, bôi nhọ cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước. Nhưng nói, viết làm sao cho hợp lý, cứ gân cổ lên mãi thì… chán lắm!
Ông cụ bà cụ chúng ta chẳng nói, đồ dơ thì đem phơi ở phía sau nhà?
Dịch toàn đồ dơ, thì đúng là mang ra đằng trước nhà để khoe… của! 

Chiến tranh ngay vào lúc kết thúc, thì làm sao lại đưa đến chuyện ‘nhanh chóng’ giảm thiểu… ? Lò Thiêu, kết thúc từ nửa thế kỷ, mà đâu có nhanh chóng giảm thiểu cái mầu xám của tro người đâu? Chất độc mầu da cam đến nay vẫn còn gây họa và làm đau đớn cả nhân loại, "nhanh chóng giảm thiểu", là thế nào?
Có thể, máu lập tức, “nhanh chóng” ngưng đổ, biển máu 'nhanh chóng' không xẩy ra, nhưng nỗi buồn chiến tranh thì lại càng dài mãi ra. Và nó là của bao nhiêu con người làm sao lại không… chia sẻ được?
Viết như ‘sấm’, [chữ của PTH] thì bố ai hiểu nổi?
*

Ý nghĩa của phim hoàn toàn nằm trong tên của phim. Đây là một cuộc nội chiến được đẩy vào trong nội dung thế giới, ở phần hậu bán thế kỷ 20.
Bảo là nội chiến, như Đinh Linh  nhận định, đúng, nhưng không hoàn toàn như vậy. Trịnh Nguyễn phân tranh được ‘remake', làm lại, lập lại, với hàng rào điện tử McNamara thay cho Lũy Thầy, súng AK của Tiệp Khắc, M.16 của Mẽo, thay cho cung tên.
Súng ống ngoại như thế, không giản dị là nội chiến được. 

Đây là một ‘phim trong phim’. Phần nổi của nó, là ‘remake’Trái tim của Bóng đen, với những Kurtz, Marlow và cùng với nó, là chủ nghĩa soi sáng, khai hóa của nửa phần đầu thế kỷ 20. Phần chìm của nó, cũng vẫnTrái tim của bóng đen, nhưng cùng với nó, là lý tưởng Cộng Sản lồng trong giấc mơ thống nhất.
Bảo rằng một cuộc nội chiến với sự xúi giục của ngoại bang, là sai, chính vì thế, Coppola chỉ sử dụng xúi giục, tham dự như mặt nổi của phim, ra ý: Trái tim của bóng đen là của chúng mày, không liên can gì tới chúng tao, tức Mẽo trong có Coppola, Đồng Minh, những người anh em XHCN Trung Quốc, Liên Xô.
Bảo rằng, đây là một cuộc chiến ngu xuẩn, như DTH, thì sai.
Nhục nhã, có lẽ đúng hơn!
*
Bởi vì, không có người Mẽo can thiệp vô Việt Nam, không có cách chi kết thúc cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh, với phần thắng nghiêng về Đàng Ngoài.
Có lần Gấu phán 'ẩu' là, Miền Bắc phải tìm đủ mọi cách cho anh Yankee mũi lõ nhẩy vô Việt Nam, thì mới có lý do phát động, activate, chân lý nước Việt Nam là một, và từ đó mấy anh Yankee mũi tẹt con cháu họ Trịnh ngày nào mới có cơ hội làm thịt Miền Nam.
Đây là thảm kịch Việt Nam, thảm kịch nồi da xáo thịt. Bởi vậy Coppola mới ngạo nghễ tuyên bố, như ĐL trích dẫn, “không phải là về Việt Nam — nó là Việt Nam.”
Ý nghĩa "nó là Việt Nam", là như trên. 

Không phải tự nhiên nhiều người, coi đây là đỉnh cao sự nghiệp Coppola:

To many, Apocalypse Now represents Coppola's highpoint, a feat he has been unable to equal or exceed ever since.

Nhưng cái giá phải trả, cũng khá đắt, như ông nói, sau khi quay phim xong: ".... từng chút, từng chút, chúng tôi biến thành khùng". ["We were in the jungle, there were too many of us, we had access to too much money, too much equipment, and little by little, we went insane." ]

Như Littell, tác giả Les Bienveillantes, khi muốn nhập thân vào Cái Ác:

Nhập vai thì cũng dễ, ra mới khó! (1)

(1) Gấu Cái cảnh cáo: Mi cứ viết hoài như thế này, thì mi cũng khùng thôi.

Một độc giả gửi sách tặng, 'ra lệnh', đọc 'cái này' (2) đi, tẩu hoả nhập ma đến nơi rồi!

(2) Cám ơn, sẽ đọc. NQT
Dọn
*

Everyone left, and no one came back
Akhmatova: Night Visit

*
Đọc Những Chuyến Ra Đi, cũng một thứ hồi ức cuối đời, chàng LP “làm văn chương”, nhớ lại, khi còn bé, nhìn những đấng đàn anh xếp bút nghiên lên đường, trang bị mã tấu, mài dưới ánh trăng, trong vườn nhà hàng xóm, Gấu lại nhớ tới chủ nghĩa lãng mạn cách mạng mở ra Cách Mạng Mùa Thu của dân Mít: Trăm lần như một, hễ cứ được hỏi, tại sao lên đường làm cách mạng, là mấy bố này bèn trích dẫn Victor Hugo!

Có vẻ như cái đọc của đám này bị ngưng lại, kể từ Victor Hugo?

Nhìn vầng trán mấy em Khăn Quàng Đỏ, thấy tương lai cả một đất nước, Víp Va Ka chẳng đã từng phán, những ngày đầu chiến thắng Miền Nam!
*
Hồi còn nhỏ, đọc câu chuyện, một anh chàng hách xì xằng phán, giả sử như tao “hy sinh” chỉ một sợi lông chân, mà thiên hạ thái bường, thì tao cũng đếch làm, Gấu cứ tự nhủ thầm, tại làm sao lại có thứ người tàn nhẫn như thế!
Hóa ra không phải.
Bởi vì, nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, giả như lịch sử được làm lại, thì liệu, để có được cái thắng"đó, "niềm vui lớn" đó - thay vì có cái nhà to lớn đàng hoàng hơn, thay vì cả nước cùng nhân loại bước vào thiên niên kỷ...  chỉ có một lũ bọ, lũ ruồi, hiện tượng Chúa Sẩy Thai - một người hy sinh, xứng đáng không, nói gì ba triệu con người?
Dân Mít đau, không phải chỉ những mất mát, đau thương trước và trong, nhưng mà nhất là, sau cuộc chiến. Đó mới là điều cần nói, và nó làm đau, rất đau. Anh VC nằm vùng này, sống cả hai chế độ, vậy mà cứ trơ mặt dầy ra, nhớ về những chuyến ra đi trước 30 Tháng Tư 1975, chẳng hề nhớ về hiện tượng cả nước bỏ chạy ra biển sau đó, thế nà thế lào?
* 

Thú thực Gấu rất sợ thứ văn chương bùi ngùi, hơi một tí là chẩy nước mắt, của mấy đấng sau khi làm bất cứ một cái gì được coi là giấc mộng lớn, làm cách mạng, thôi thì nói mẹ nó ra, không thành, bèn làm văn chương.

Và thường là sử dụng thứ văn phong dụ khị nước mắt người đọc.

Ấy vậy, mà có ông lại tự hào về thứ văn chương "ra biển gọi thầm" này, mới lạ chứ!

Ra biển la lớn, còn đếch ai nghe, nữa là gọi thầm, xin lỗi nhà thơ THT một tí!

Tuy nhiên, với THT có thể chúng ta cười xòa, chứ đối với mấy bố làm cách mạng, sau khi giết người chưa đã ngứa, bèn làm văn chương mùi, sao tởm quá!

Kundera có một hình ảnh thật tuyệt vời để tả cái thứ văn chương chưa đụng tới đã chẩy nước ra này:

Sự khô héo của con tim được ngụy trang bằng một văn phong ướt đẫm tình cảm (Sécheresse du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments). (1)

Thảo nào đao thủ thích ngồi thiền!

Thích viết văn mùi!

(1) Câu này, hình như của Kafka, khi đọc Dickens, Kundera chỉ nhắc lại thôi. Gấu sẽ coi lại sau. NQT
*
Yêu nói yêu, ghét nói ghét, người nào không cảm thấy trái tim mình đập vì vui, hay vì buồn, thì không thể coi là người. Thành thử, Gấu chẳng hề giấu, Gấu rất tởm mấy anh VC nằm vùng, đám bỏ chạy bợ đít VC.

Mặc dù là Ngụy, nhưng ngày 30 Tháng Tư, có ai mà không mừng vì hết chiến tranh, và Ngụy cũng có phần hùn trong cái việc xây dựng cái nhà Việt Nam cho nó lớn lao, cho nó bằng 10 trước, sau khi trả xong cái nợ 10 ngày cải tạo, vì là Ngụy.

Và Ngụy thì Ngụy chúng cũng đau, vì không được nhìn thấy cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn chứ?

Vậy mà đám VC nằm vùng khốn kiếp này chẳng hề nói đến cái đau, cái nhục đó. Trái tim của chúng không đập vì nỗi buồn đó. Chúng đâu phải là người!

*

Tởm lợm, thù nghịch?

Đó là cách đọc Kafka của Georges Bataille, trong Văn Chương và Cái Ác, đoạn viết về The Justification of Communist Hostility 

Far from being incongruous, Communist hostility is essentially connected with an understanding of Kafka.
*

Anh VC nằm vùng này, sau nhẩy ra bưng, khi cú Mậu Thân thất bại, và khi trở về, được Yankee mũi tẹt ban cho chức Thứ trưởng văn hóa MTGP, và về vườn, khi cờ mặt trận và nón tai bèo được đưa vô thùng rác [hay lỗ thủng?] lịch sử; thời gian còn nằm vùng, đã một lần vấn an sức khoẻ của Gấu, và khi vừa về thành, rửa lon Thứ Trưởng bằng cách hỏi thăm sức khoẻ của Gấu thêm một lần nữa!

Ui chao không lẽ Gấu bảnh như thế thật sao?
*
Cái cú hỏi thăm sức khoẻ Gấu lần đầu, là hoàn toàn có thực, đừng nghĩ Gấu phịa ra. Cú thứ nhì, Gấu suy  đoán, liên quan tới danh sách đầu tiên, những nhà văn phản động đồi trụy của Miền Nam, gồm 12 tên, Gấu đứng hàng thứ bẩy, cái này thì khoe cũng mấy lần rồi, và lại khoe tiếp, chẳng chút xấu hổ, càng khoe càng hãnh diện, vì mình được Cách Mạng lưu tâm, chiếu cố!
*
Danh sách đầu tiên, ngay sau 30 Tháng Tư 1975, đăng trên tờ Tin Sáng, thời gian anh VC nằm vùng này làm Thứ trưởng Văn hóa. Anh ta phải biết, nhưng ai là tác giả của nó, Gấu cứ nghĩ hoài không ra, chỉ mãi sau này, khi ra được hải ngoại, đọc một ông tác giả ra đi từ Miền Nam, cũng thứ dữ, trong một lần trả lời phỏng vấn trên tờ Văn Học, của NMG, tay này, tuy không trực tiếp thú tội trước bàn thờ, mà có kể là, sau 30 Tháng Tư, anh có đến yết kiến đàn anh Lữ Phương, đàn anh ra lệnh làm cái danh sách nói trên, và anh ta, cứ ghét ai là nhét người đó vô!
Cái sự ghét Gấu của anh này thì quá rõ, anh ta cũng chẳng giấu, tựu chung, chửi Gấu y chang một số ông khác, làm dáng trí thức, đếch có bằng cử nhân triết mà lèm bèm về triết, đếch có biết tiếng Tây mà bầy đặt đọc Sartre, Camus…..
*
Cái danh sách đầu tiên 12 nhà văn phản động đồi truỵ của Miền Nam, trong đó có mặt cả đám Sáng Tạo. Tay đệ tử này, còn là đàn em TTT. Khi TTT không làm phụ trang VHNT cho tờ Tiền Tuyến, ông giao lại cho Gấu, kèm một số bài vở của một hai tay viết mới, trong có tay đệ tử LP. Ông bảo Gấu, cố mà đăng cho tụi nó, nếu cần thì sửa đi một chút.
Gấu có sửa, có đăng. Sau này, tay này khoe viết trước 1975, là duyên do như vậy!
Vậy mà đâu có biết ơn hai anh em nhà thằng Gấu!
*
Cú thứ nhất, là cú ‘văn chương viễn mơ’. Anh VC nằm vùng lúc này còn mơ “niềm vui lớn”, còn mê văn học XHCH, chửi đám tiểu thuyết mới, cả bọn Gấu, là bọn viễn mơ!
*

Bắt trẻ đồng xanh

Cuốn này, dịch trước 1975, nay được phép tái bản, nhưng nghe nói, qua một blog trong nước, cũng gặp rắc rối, vì cái ngôn ngữ chết tiệt ở trong đó.
Tuy nhiên, theo Gấu, ngoài chuyện đó ra, sự kiện rắc rối hơn nhiều, và nó còn liên quan cả đến lời tuyên bố của tướng VNG, đánh Mỹ Ngụy 100 năm cũng cứ đánh, tổn thất bao nhiêu cũng chẳng màng, liên quan tới thái độ giả đò con nai vàng ngơ ngác của anh VC nằm vùng LP, tổn thất con người nhiều quá, nhất là lực lượng địa phương!

Nó còn liên quan đến một bài viết của VP, dùng đúng cái tít của Salinger, Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Cái tít của Salinger có một nghĩa liên quan tới tuổi trẻ Mẽo, còn của VP, liên quan đến chiến dịch đánh Mỹ 100 năm cũng đánh.

With Love & 20-20 Vision

Comin' Thro the Rye

Anh VC nằm vùng quên béng chiến dịch,“để một chút gì để nhớ để thương”, của đám tập kết ra Bắc, sau hiệp định Genève: Họ được lệnh, trước khi đi, ai đã có vợ thì phải sản xuất thêm một đứa nhỏ, ai chưa có thì phải có ngay, và phải làm cho cô dâu mới mang bầu liền tù tì!
Đó là chiến dịch bắt trẻ từ còn trong trứng mẹ.
Rồi tới khi chiến tranh ngày càng khốc liệt, và chẳng có hy vọng chóng chấm dứt, có thêm chiến dịch đưa con nít Miền Nam ra Bắc.
Bài của VP là viết về chiến dịch bắt trẻ đồng bằng Nam Bộ này.

Vậy mà anh VC nằm vùng LP cứ ngây thơ, tự hỏi, tại sao mất mát đau thương nhiều quá!
*

Thề phanh thây uống máu quân thù.

Nếu hậu thế hiểu ra rằng, trận đói của Lenin, như tên gọi của nó, không phải thiên tai, mà do ông trùm đỏ cố tình tạo ra, để thúc đẩy bánh xe tiến hoá lịch sử, Cách Mạng Mùa Thu, thành công, một phần là do trận đói năm Ất Dậu.
Theo kể lại, như một giai thoại thê luơng, Văn Cao bật ra nỗi căm giận của mình, khi đứng nhìn những chiếc xe chở xác người lũ lượt chẩy hội phía dưới đường, nơi phường Dạ Lạc [?].
Và, như thế, Cách Mạng Việt Nam, sở dĩ thành công, một phần là do sự tiếp tay của anh lùn xứ mặt trời, trước đó, và sự tham dự của Mẽo vào Việt Nam, sau này.
*
Ăn quả trả vàng, cùng Yankee với nhau, tao gây ra họa da cam, thì tao đã đền cho ‘chúng mày’ cả một Miền Nam, chưa vừa túi tham sao?
[Có một tí khôi hài đen ở đây, theo kiểu, người Đức cám ơn người Do Thái, vì vụ Lò Thiêu: Nhân dân Việt Nam phải cám ơn Nhật, và Huê Kỳ, vì vụ VC].
*
Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.

Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].
Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Dọn  

Đọc anh VC nằm vùng, thấy cái tên nhà sách Việt Bằng, mừng quá, vì nhớ mãi không ra, cũng là nơi Gấu thường la cà. Như vậy là anh này cũng đọc Henri Lefèbvre cùng thời với Gấu. Qua cách anh đọc, thì khác hẳn Gấu. Gấu đọc Mác, như là một triết gia, không phải như một nhà Cách mạng. Đọc như đọc những triết gia khác, để tìm một khoảng cách riêng cho mình, cho giấc mộng viết văn của mình, theo nghĩa của câu, nhà văn là kẻ được thông tri đầy đủ, về thời của mình. Nếu thời của mình đang khốn khổ về Mác xít, thì làm sao không đọc nó cho được.
Như lèm bèm nhiều lần, Gấu đọc Lefèbvre khi ăn mìn VC, nằm trong nhà thương Grall.
Quái quỉ thế, ăn mìn của đệ tử Mác, vậy mà đọc Mác!
Đọc, còn nhận ra, xém tí nữa Gấu đã có cơ may là bạn đường anh VC nằm vùng này rồi, qua tờ Tin Văn, của Nguyễn Ngọc Lương.
Nhân nhắc đến Mác, đúng lúc Gấu vừa đọc bài viết của Llosa, trong Making Waves [Tạo sóng], về lần đi thăm Mác, [A Visit to Karl Marx], và ông nhắc tới một câu tuyệt vời của Mác, ông đọc qua Edmund Wilson:
Nhà văn, Mác nói, có thể kiếm tiền để sống và để viết, nhưng chớ bao giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, sống và viết, để kiếm tiền.
Tuyệt, tuyệt!
Llosa chịu câu này quá: In a book by Edmund Wilson, there is a quotation from Marx that struck me deeply.
Mác viết câu đó khi còn là sinh viên, ưa cãi lộn, tính tình khó chịu, và vô cùng thông minh, vào lúc đó, ông đang đọc Hegel, với đam mê, và gửi cho BHD, ấy chết, xin lỗi, cho Jenny, những bài thơ lãng mạn nóng bỏng.
*
Xém chút nữa.
Nhớ những chủ nhật, không phải học tập lao động, được dậy muộn, được có tí thì giờ uống trà, uống cà phê, và tụ tập thành từng nhóm, trong căn lán, chính là vào một trong những buổi sáng như vậy, ở nông trường Đỗ Hải, Nhà Bè Gấu được nghe câu chuyện tiếu lâm tuyệt vời kể trên.
Gấu đã từng kể câu chuyện này, nay xin kể lại, để "làm mồi", trước khi kể chuyện, xém chút nữa, Gấu cũng vô bưng, khi cú Mậu Thân xẩy ra!