*

Tạp Ghi
1


















Cái sự lèm bèm chửi qua chửi lại giữa NVT, và các đệ tử ngày nào của ông, và anh Thứ trưởng Văn Hóa MTGP, Gấu đã tiên tri ra được, hách thế đấy, từ những ngày học Văn Khoa lận.
Sở dĩ Gấu bỏ ngang Văn Khoa, trở thành một anh “thư ký nhà giây thép” như Hồ Nam gọi, là do sợ chuyện như vậy xẩy ra cho chính mình!
Policy của Gấu là, nửa chữ cũng là Thầy. Thành thử, khi gặp một thầy không xứng đáng, thì nửa chữ cũng không học!
Gấu nghe qua những sinh viên đã từng học NVT, cho biết, rằng nếu mày mà học ông ta, mà mày lại có tí tên tuổi, thế là đi đâu, ông ta cũng lôi ra để khoe! Thằng đó nó học tao!
Lúc đó, Gấu quả có tí tên rồi. Đã đi làm, đã ra trường, đã viết văn, học văn khoa theo kiểu hàm thụ, lấy mảnh bằng treo chơi!
Gấu sau này, vẫn thường tự hỏi, giả như mình cần mảnh bằng Văn khoa, để được hoãn dịch, để có cần câu cơm, liệu có muối mặt học NVT hay không?
Khó trả lời quá!

Thằng khờ được việc
Những phê bình văn học của phê bình gia Nguyễn Văn Trung, khi đọc một số nhà văn Miền Bắc, như Bảo Ninh, Dương Thu Hương, mới thật là thê thảm. Ông không chỉ đóng vai phê bình gia, mà còn, nhà đạo đức, khi chỉ trích thái độ của Dương Thu Hương, với chế độ đã nuôi dưỡng bà, và với những bạn văn cũ.
Cũng thế, là cách ông nhìn Xuân Sách
Ông còn tiên đoán hậu vận cho Dương Thư Hương nữa mới ghê.
Đọc ông Trung, Gấu tưởng tượng ra cái cảnh Staline xoa đầu Gide, khi còn mê Liên Xô: "Bồng, bồng, thằng khờ được việc".
Nhưng đến khi Gide, được đi thăm thiên đường, về, chửi toáng lên, Xì đổi giọng, con rắn độc dâm đãng!
Nhưng mũi lõ bảnh hơn mũi tẹt nhiều.
*
Đọc tiểu thuyết, truyện ngắn... nói chung, giả tưởng, là phải đinh ninh ở trong đầu, giả đấy, không phải thật đâu.Tiểu thuyết phán: Tớ là lời dối trá nói lên sự thực.
Nguyễn Văn Trung đọc Dương Thu Hương, và hết sức bất bình về những đoạn bôi nhọ người lính VNCH. Nhưng, đặt ngược lại vấn đề, giả như bà viết khác đi, có thể không?
Không thể, theo tôi. Đó là do sự hạn chế về hiểu biết xã hội Miền Nam của tất cả, tôi lập lại, tất cả, nhà văn Miền Bắc.
Cũng thế với Bảo Ninh. Trần Hoài Thư cũng đã từng phê phán những đoạn viết về lính thám báo ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh.
Khi viết những dòng như thế, họ đinh ninh như thế.
Nếu như thế, tại sao lại 'ca tụng' họ?
*
Theo tôi, ở trong cả hai tác giả, đã ló lên, cái mầm sự thực, về bản chất của cuộc chiến, và về giá trị nhân bản của từng con người.
Trong tiểu thuyết Miền Bắc trước họ, một con người, không có, chỉ có tập thể, chỉ có Đảng. Đến họ, yếu tố con người, như một cá thể xuất hiện. Những người lính ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, trước khi lâm trận, sợ chết, cũng phi cần sa [cỏ hồng hoang, tương tự cần sa] như điên. Một chi tiết như thế, không thể có, trước họ.
Đây là cái điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển nắm chặt lấy, để vinh danh Cao Hành Kiện: Chỉ đến khi có ông ta, thì văn chương mới tái sinh, như là câu chuyện của một con người, chiến đấu, nhằm đánh bại câu chuyện của cả đám đông, cả nhân loại, cả lịch sử.
Anh bộ đội Cụ Hồ không hề biết sợ chết.
*
Chính chúng ta, Miền Nam, cũng thế, cũng mù tịt về chế độ Miền Bắc, và đó là lý do thất trận.
Ngày 30 Tháng Tư, đối với những tác giả như Bảo Ninh, Dương Thu Hương, là ra khỏi cái hang Plato, còn chúng ta thì chui vô!
Nếu không tin tưởng, như Miền Bắc đã từng tin tưởng, chúng ta đã không hăng hái, hồ hởi đi đăng ký trình diện học tập cải tạo 10 ngày.
Chỉ 10 ngày phù du, rồi sau đó, là thơ thới hân hoan ra về, là cùng đồng bào ruột thịt Miền Bắc, cả nước xúm nhau xây dựng cái nhà Việt Nam.
*
Bởi vậy, khốn kiếp nhất, là đám bỏ chạy, là đám VC nằm vùng.
Chúng chưa hề nói được một câu nào cho ra người, về cái vụ thằng khờ được việc, của chúng.
*

Một chai vang đã cạn. Tôi lấy trong bọc ra cuốn sách tập hợp một số bài viết gần đây, tất cả đã xuất hiện ở các website hải ngoại, được đặt cho một cái tên chung : Tưởng nhớ một người anh em, phổ biến trong nước như một tài liệu chuyền tay và ký tên tặng ông. Lật qua vài trang, ông bỗng hỏi tôi một câu mà từ khi biết ông tôi thấy ít khi nào ông hỏi : “ Nghe nói Lữ Phương nghiên cứu nhiều về chủ nghĩa Mác phải không ? ”. Mặt đã hơi bừng bừng một chút, tôi đã nói với ông những lời bỗ bã sau đây: “ Anh Sáu biết tại sao tôi quan tâm đến chủ nghĩa Mác như vậy không? Đó là do tôi nghe lời ông Đồng và ông Duẩn, hai ông này luôn khuyên nhủ cán bộ phải học tập chủ nghĩa Mác vì không hiểu chủ nghĩa Mác thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nghe lời hai ông đó, tôi đã quay mặt vào tường trong suốt 10 năm để tìm hiểu ; anh có biết sau đó tôi đã kết luận như thế nào không ? ”. Ông nhướng mắt lên và hỏi : “ Sao ? ” Tôi nhớ đã trả lời ông một cách tỉnh queo câu sau đây: Tôi nói hai cha nội đó chẳng biết Mác là con mẹ gì hết ! Không tưởng tượng được, sau khi nghe câu nói báng bổ đó của tôi, ông đã cười phá lên, thoải mái như chưa bao giờ thoải mái đến như vậy ! Không biết có đúng hay không, nhưng cái bí mật về chủ nghĩa Mác-Lênin mà không khi nào nói đến khi gặp tôi, dường như đã bộc lộ qua những tiếng cười của ông hôm đó.
Lữ Phương [Diễn đàn Forum]

Note: Câu in nghiêng không rõ nghĩa. NQT

Thú thực, bỏ ra 10 năm nghiên cứu, rồi phán như vậy về mấy ông Đồng ông Duẩn, thì quả là uổng cả 10 năm.
Thứ nhất, cái sự hiểu của hai ông, nếu có, sẽ khác hẳn cái sự hiểu của ông Lữ Phương.
Thứ nhì, có quá nhiều cách hiểu Marx, và Marxism.
Riêng Marx không thôi, đã có mấy ông, già trẻ khác nhau.
Chủ nghĩa Mác, lại càng có nhiều! Lại còn Mác-Hiện sinh, Mác-Phân tâm học, Mác cơ cấu...  và Mác học.
Chưa kể Mác giả tưởng: Althusser, trong lúc ngắc ngoải, sắp đi, còn than, ui chao, tụi mình phịa ra cả một chủ nghĩa Mác xít chẳng hề có!
Lại còn trình độ, góc đọc, vị trí..  của người đọc Marxism. Dân học triết sẽ chỉ coi ông như một triết gia. Dấn thân như LP, lại coi ông là đồng chí, đồng hành, sư phụ…
Nhè một ông học lớp 1 để nói về Marxism, rồi cái bí mật của nó nữa, thì nhảm quá!
Vì câu văn không rõ, thành thử không hiểu LP định nói đến, Bí mật của vô sản là cái chết của tư bản, của Marx?
*
Đọc toàn bài viết, vẫn có cùng cảm giác, như khi đọc Nguyễn Khải. Cũng một cách tự sướng, trước khi lìa đời. Tôi đâu có thèm đến với Sáu Dân! Chính Sáu Dân cho vời tôi tới gặp ổng!
Ngay cả sự thực như vậy, cũng đếch thèm nói ra, thế mới bảnh chứ!
Bỗng nhớ đến triết gia NHL.
Sao không viết bài này, trước khi Sáu Dân ngỏm?

Thảo nào, Brodsky phán:
Đọc bất cứ bài tưởng niệm, thật dễ ngửi ra, mùi hạnh phúc của thằng đang sống, “ngậm ngùi nhớ thương" thằng đã chết! (1)

(1) As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Brodsky giới thiệu thơ Akhmatova

Thằng đang còn sống, viết về những giây phút anh ta "bỗ bã" với thằng đã chết, và qua thằng này, với lịch sử, lại càng tởm!
*
Có vẻ như cả đám khốn nạn này, đều vô cảm, trước những nỗi đau của toàn dân Mít, sau 1975.