& 

Giọt Thỏ̀i Gian

Trắng vàng theo giọt thỏ̀i gian
Nhỏ hoài xuống tách đỏ̀i khan tiếng củỏ̀i
Giọt mủa giọt nắng giọt ngùi
Giọt mênh mang vỏ̃ vọng lỏ̀i thiên thâu
Giọt ngàn năm giọt phù du
Ôm tròn ký ủ́c hắt mù nhân sinh

Tay mân mê tách ngậm đắng trên môi
Đài Sử


ƠI CÁNH ĐỒNG QUÊ 

Bây giờ ruộng đã bê tông
Cây đa đã cụt giòng sông đã què
Mái đình đã phẳng đường xe
Còn đâu cánh võng mà nghe chuông chùa
Hội làng thì đã ngày xưa
Thôi anh đừng có tiễn đưa làm gì
Em chào thầy mẹ em đi
Làm ô-sin chẳng biết khi nào về
Heo may thổi dọc triền đê
Nghe câu dự án mà tê tái lòng
Người đi thì đã ngàn trùng
Người về đất có còn không mà về
Giật mình nửa tỉnh nửa mê
Cánh đồng quê, cánh đồng quê, cánh đồng...
N. L. (Hà Nội)
Nguồn

Câu chót, là ý thơ Nguyễn Bính: "Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...", tả cảnh chia ly, con thuyền đi xa, mất dần, và vì trái đất tròn cho nên sau cùng, chỉ còn cánh buồm nâu, cánh buồm…
Áp dụng cho kẻ ở xa về quê cũ, lại càng đúng.
Gấu đã gặp cảnh này rồi, khi trở về đất Bắc, làng cũ, quê xưa....
William Trevor cũng đã từng chiêm nghiệm điều này, khi viết:
Nơi chốn không chết như con người nhung chúng thay đổi đến nỗi chẳng còn giữ lại được gì, về một thời vang bóng của nó.


China: Humiliation & the Olympics
TQ: Nhục Nhã & Olympics

By Orville Schell
Dark Matter
a film directed by Chen Shi-Zheng
Olympic Dreams: China and Sports, 1895–2008
by Xu Guoqi
Harvard University Press, 377 pp., $29.95
China's New Confucianism: Politics and Everyday Life in a Changing Society
by Daniel A. Bell

Princeton University Press, 240 pp., $26.95
China's New Nationalism: Pride, Politics, and Diplomacy
by Peter Hays Gries
University of California Press, 215 pp., $21.95 (paper)
China's Great Leap: The Beijing Olympic Games and Olympian Human Rights Challenges
Edited by Minky Worden, with an introduction by Nicholas Kristof
Seven Stories, 231 pp., $18.95 (paper)


Living without 'isms
''It's in literature that true life can be found. It's under the mask of fiction that you can tell the truth'

The idea behind it is that we need to bid goodbye to the 20th century, and to put a big question mark over those "isms" that dominated it
Sống đếch cần Ism!
Chính là trong văn chương mà đời thực có thể tìm kiếm thấy.

*

Note: Một bài phỏng vấn tuyệt vời. Tin Văn sẽ đi bản dịch trong những kỳ tới.
Tình cờ làm sao: Bạn phải đọc bài này cùng lúc với bài trên NYRB,
China: Humiliation & the Olympics TQ: Nhục Nhã & Olympics rồi suy ra trường hợp mấy anh Yankee mũi tẹt “Hà Lội ta hiên ngang ngửng đầu”, rồi đọc bài viết của DTH, "Trung thành với Đảng" là cái đếch gì, thì mới đã! NQT

Loyauté
par DUONG THU HUONG
Trung

Trung là đức tính đầu tiên của những triều đại phong kiến Đông phương đòi hỏi ở thần tử, phải trung với vua. Ngay từ khi nằm nôi, con nít Á Châu đã được học điều này. [Khi nghe tin Stalin chết, đứa trẻ con ngày nào ở trong Tố Hữu sống dậy, và thốt lên, "Tiếng đầu lòng con gọi Stalin", là do đó]. Ngay từ khi còn trẻ, với tôi, trung với vua được thay thế bằng trung với Đảng Cộng Sản. Từ Vua qua Đảng là một quá trình tự thân. Vào lúc 20 tuổi tôi lao vào cuộc chiến chống Mỹ. Thực tại thực địa làm tôi khám phá ra những trang quá đen tối, đến nỗi tôi lại phải mở ra cuốn tự vựng của mình, để tìm hiểu. Những từ ngữ hiện ra như những xác chết thối rữa, vì không được ướp formol. Tôi bước qua ngả đường nổi loạn.
Năm 1991, tên bộ trưởng Nội vụ đến gặp tôi trong nhà tù. Hắn hỏi tôi, sao dám chống Đảng. "Mi nghe đây bà nói đây này. Hơn hai triệu thằng CS bợ  lên một uỷ ban trung ương gồm ba trăm thằng. Rồi ba trăm thằng này bợ lên một bộ chính trị gồm 13 cái đầu ngu đần. Nếu ngất ngưởng ở trên đầu thế gian, là 13 tên ngu đần, bại hoại này, thì chẳng có lý do gì để mà bà trung thành với Đảng. Đảng đâu phải là ông Giời sống ở trên Giời. Đảng là một nhóm 13 tên. Tại sao bà lại phải trung với chúng?".
Vào lúc tên đồ tể vung búa chặt đầu con bò, trước khi xả thịt nó, là tôi hết còn tin vào chữ “trung”. Đúng ra, tôi đổi hướng nó: trung chỉ có nghĩa khi mình vận nó vào chính mình. Và như thế, con người tự do chọn lựa và đảm nhận những chọn lựa của mình. Kể từ lúc đó, “trung” không còn là một thánh tượng tôn thờ, cũng không phải là xác chết thối rữa. Nó trở thành bạn đường của tôi, cái bóng của tôi, hơi thở của tôi…. Phải mất ba chục năm làm giặc tôi mới hiểu và làm chủ được, ý nghĩa của một từ. Thật đau thương. Cũng vậy, tôi nghĩ, là nhà văn là  kẻ bị kết án khổ sai, bởi vì, trước khi sử dụng một từ, phải chiến đấu với những bóng ma của nó. Tôi chúc những nhà văn, những kẻ mơ mộng, những kẻ khùng điên, và những kẻ bị kết án một chiến thắng huy hoàng. DTH
*
Coetzee, trong bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ Olga Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một cái dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
Ông làm được vậy, theo Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái chất quí hiếm mà nền kỹ nghệ văn hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc quan, đã vứt vào thùng rác: Thân phận bi đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic perception of life.
*
Áp dụng nhận xét trên, cộng vòng hoa Nobel, cho Cao Hành Kiện [lịch sử của một cá nhân chống lại lịch sử của một lũ, một bầy], cho Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh:
Đây là tác phẩm của Miền Bắc, đầu tiên, cho Phù Đổng Thiên Vương, tức những anh Bộ Đội Cụ Hồ, được trở lại làm người.
Nghĩa là cũng biết...  sợ chết!
Và cũng biết phi cần sa [hồng hoang] như điên, cho bớt sợ!


Tuyển tập
Thảo Trường

Wednesday, July 30, 2008 3:26 PM
From
To:
Ong Gau,
Toi vua gui qua buu dien tang OB mot quyen Tuyen tap "Nhung Mieng Vun Cua Tieu Thuyet", day 550 trang , nang 1kg, do Nguoi Viet xuat ban va phat hanh. Toi tim mai moi ra cai dia chi….
Dung không?
Nhan duoc ong mail cho biet. Cai bia do Nguyen Dong lam.
*
Chúc mừng bạn ta.
Báo tin mừng liền tù tì, và trân trọng giới thiệu bạn đọc Tin Văn


Lèo nhèo NQL
Trang NQL trên Tin Văn

Gấu có nhớ nhà không?

Cái tay không thèm bỏ túi mấy trăm bạc Gấu Cái dím trong bị gạo, lần thăm nuôi Gấu đầu tiên sau mấy tháng bặt tin nhà, và biểu Gấu, hãy dùng số tiền đó mua chức nhân viên y tế Đội Ba, nông trường cải tạo Đỗ Hoà, vốn là một độc giả của Gấu, cũng rất mê nhà văn y sĩ Hồng Mao Cronin, chính tay này biểu Gấu, chức y tế đó chỉ là kế hoạch chữa lửa thôi. Anh phải sử dụng đúng cái tài của anh, thì mới là kế hoạch đường dài.
Gấu nghe nói, ngớ người, anh nói sao, ở đây mà dịch dọt cái chó gì cơ chứ?
Anh bật cười. Tôi đâu có order anh dịch, mà order anh làm báo Đảng!


Có người tu hang Pắc Bó
Sau này thành Phật sướng ghê!

Giai thoại thơ
BCV
*
Note: Nguyễn Lương Vỵ, không phải Nguyễn Lương Vị.
*
Cu ta dài, sao thiến thành cụt?
Cái này sợ không phải lỗi của BVC.
NQT
*
Trong phạm vi bài viết này tôi xin mở đầu bằng một giai thoại quái đản nhất vừa nghe được. Sự quái đản ở đây tùy nghi ai muốn hiểu sao thì hiểu trong khi câu thơ đồn đại về tôi lại khởi nguồn từ một tình bạn rất đẹp. Cụ thể từ hai câu thơ tam sao thất bổn sau đây:

Trọc đầu BÙI làm sao CHÍ ở
Nhục còn chưa có lấy gì VINH

Và họ nói rằng hai câu thơ trên là do Bùi Giáng ứng khẩu tặng tôi trong bàn nhậu lúc tôi đang múa may chữ nghĩa, khiến tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Suy nghĩ như thế không riêng gì tôi mà những người quen biết tôi đều phải phì cười. Bởi một lẽ đơn giản, tác giả hai câu thơ trên không phải là Bùi Giáng tiên sinh mà là ông anh Mặc Tuyền, một nhà thơ kiêm kịch tác gia bụi đời làm “chọc quê” tôi khi tôi mạt lộ đang ngồi ở vỉa hè phụ sửa xe cùng anh Phan Văn Bồng, tự Bế Văn Bồng mưu sinh kiếm sống vào thời điểm cuối thập niên 80 đói rách. Thời điểm ấy nạn dịch bo bo khoai mì hoành hành, mâm cơm không có gạo trắng mà ăn, Mặc Tuyền cố kiềm chế sự ngông cuồng của tôi nên làm hai câu khá cảm động. Vừa chơi chữ, vừa nói về chữ “nhục”, nhục ở đây có nghĩa là “thịt”, thi sĩ lớn cỡ nào mà đầu cạo trọc và thiếu thịt ăn thì bao tử cũng đói meo và chí khí lẫn chí mén cũng đi chơi chỗ khác.
BCV 

Những giai thoại thơ liên quan tới nhà thơ BCV và một số nhà thơ nổi danh của Miền Nam, trước 1975, đa phần "tục", theo nghĩa tục lụy, có thêm mùi chính trị phải đạo!
Chính vì thế, chúng bổ túc cho nhau, theo suy nghĩ của Gấu. Nếu cho là quái đản, để mà phì cười, thì có hơi bị vội vàng. Gấu còn sợ rằng, hơi bị quê.
Chúng thực sự không phải giai thoại thơ, nếu so với, thí dụ, giai thoại "thôi, sao" trong trường hợp Giả Đảo, hay, giai thoại Lý Bạch ôm trăng mà chết, chẳng hạn.
Thường, giai thoại thơ, là để vinh danh thi sĩ. Hoặc vinh danh thơ. Ít khi nhuốm mùi tục lụy.
*
Gấu bỗng nhớ đến những ấn bản phụ, của những ấn bản chính, là những bản nhạc Cách Mạng. Ở đây, có gì tương tự. Chính cái "quái đản", "phì cười" làm bật ý nghĩa nằm ngầm trong ấn bản chính [giai thoại chính, như ở đây].

Gấu lấy thí dụ, khi bản nhạc Tình Đất Đỏ Miền Đông mới ra lò, chẳng hay sao, chẳng tuyệt sao. Nhưng khi cái nhà đàng hoàng, không có, chỉ có cái nhà tù, từ trận thắng hôm nay ta xây lại bằng muời, chẳng có, thế rồi cải tạo, và chính ở trong trại cải tạo, ấn bản quái đản xuất hiện, thay thế ấn bản chính thức:
Cây cuốc cong, rồi cây cuốc gẫy...
Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm!
Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài!
Gấu này nhớ là, lần đầu tiên nghe ấn bản quái đản ở nông trường lao động cải tạo, đúng lúc sáng sớm vác cây cuốc cong ra đồng, [nông trại Phạm Văn Cội, Củ Chi], Gấu thú quá, và "khẩu phục tâm phục", đây mới là ấn bản chính của bản Tình Đất Đỏ Miền Đông!
*

Thành thử, nhờ BCV khui ấn bản quái đản ra, mà chúng ta mới được thưởng thức trọn vẹn thơ ông!
*
Nhưng Borges mới ghê. Ông tiên tri ra được những tình huống như vậy, khi phán, nhiều khi bản dịch trung thực hơn nguyên tác.
Bạn đọc giai thoại trên, mà chẳng nhận ra điều đó sao?

Vẫn Borges, mượn ý Valéry, (1) và cho rằng, chẳng có ai là tác giả, mà chỉ có bản văn.
Theo nghĩa đó, khi ông bạn của BCV làm thơ tặng ông, ông ta đã biết đây chỉ là bản nháp, một trong những "bản chính" sau đó, là ấn bản quái đản làm BCV phì cười!

(1) Around 1938 Paul Valery wrote that the history of literature should not be the history of the authors and the accidents of their careers or of the career of their works, but rather the history of the Spirit as the producer or consumer of literature. He added that such a history could be written without the mention of a single writer. It was not the first time that the Spirit had made such an observation. In 1844 one of its amanuenses in concord had noted: "I am very much struck in literature by the appearance that one person wrote all the books; . . . there is such equality and identity both of judgment and point of view in the narrative that it is plainly the work of one all-seeing, all-hearing gentleman" (Emerson, Essays: Second Series, "Nominalist and Realist," 1844). Twenty years earlier Shelley expressed the opinion that all the poems of the past, present, and future were episodes or fragments of a single infinite poem, written by all the poets on earth.
[Vào khoảng năm 1938 Paul Valery viết, lịch sử văn học không nên coi là lịch sử của những tác giả và những tình huống xẩy ra trong nghề hay nghiệp văn của họ, mà nên coi là lịch sử của cái gọi là Tinh Thần, tức kẻ sản xuất, hay tiêu thụ văn học… một lịch sử văn học như thế sẽ đếch cần, dù chỉ một ông nhà văn….  Shelley cũng đã từng cho rằng, tất cả những bài thơ của quá khứ, hiện tại và tương lai thì đều là những chương, hồi, mẩu đoạn, của độc một bài thơ vô cùng, được viết bởi tất cả những thi sĩ trên thế giới]
The Flower of Coleridge
*
Một cách nào đó, giai thoại thơ của BVC cùng nằm trong dòng “Lạc Đường” của Đào Hiếu!
Có vẻ như BCV, trong tiềm thức, đã nhận ra điều này, khi phán về cuốn của "bạn mình": Hồn ai người nấy giữ!
*
Viết tới dây, Gấu nghe như có tiếng ông Phật tu ở hang Pác Bó phán:
Ta là Phật đã thành.
Còn mấy đứa như mi,
Là Phật không thành!


Tất nhiên cá nhân tôi thì tôi vẫn rất ghét Mỹ vì thật ra Mỹ đã bán cả Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà rồi, bán đi những người gần gũi nhất của người Mỹ rồi. Về phần tôi, tôi vẫn có sự cảnh giác đối với Mỹ, thật sự đối với Trung Quốc và ngay cả đối với Mỹ.
Nhưng mà dứt khoát, chắc chắn rằng trong khu vực Đông Nam Châu Á này và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cả cái vùng này người Mỹ không thể tìm được người bạn nào tốt hơn là người Việt Nam cả. Tôi khẳng định là như vậy.
Nguồn
Tay VC này giỏi.
Cái tình hình đất nước ta, bây giờ tương tự thời VNCH, Mẽo vô Miền Nam vì sợ TQ  liếm sạch DNA.
Bây giờ cũng vậy.
Đúng ý của Todorov:
Chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa bản tư.
*
Dân Mít, từ nay nô lệ hai anh Yankee, một mũi tẹt, một mũi lõ, chắc hẳn là mệt dữ!
Lõ đi rồi Lõ lại về.
Trong khi chờ đợi, kết quả của lần về này của Yankee mũi lõ, độc giả Tin Văn đọc tạm những cơ hội Mẽo bỏ lỡ, một ở Nam Việt Nam, và một, ở Pakistan, Afghanistan và Trung Á.

*
Người Kinh Tế July 26, 2008

Đài gương soi đến dấu bèo
Bài đọc thêm: Cái Lỗ Hổng

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"


Không phải "niềm vui lớn"

Nỗi buồn Istanbul

Cuộc phiêu lưu của những khu xóm điêu tàn hoang phế hiện ra trước mắt tôi như là một biểu tượng. Chỉ có thời gian và những cú đánh sắc bén của lịch sử mới có thể đem đến cho những khu lối xóm này một bộ mặt như thế. Ui chao, phải bao nhiêu chiến thắng, bao nhiêu thất trận, bao nhiêu khốn cùng, dân chúng của nó phải chịu đựng, để tạo nên khung cảnh trước mắt chúng ta kia?