&
Thu xưa, Nhà cũ.

Minh Huy Tran đoạt giải thưởng Gironde
“Vivre d'autres réalités”
“Sống những thực tại khác”
Minh Huy Tran trả lời phỏng vấn
Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami

Gấu đọc tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, biết đến Minh Huy Tran, là từ bài phỏng vấn trên. Mê quá, rồi dịch, giới thiệu. Giữa hai nữ danh tài, Mít, của tờ này, Tran Minh Huy dễ thương hơn nhiều, so với Linda Lê. Bà này ở Tây, viết văn bằng tiếng Tây, cưu mang trong mình một đứa trẻ đã chết, là Việt Nam, đọc toàn những thứ dữ, thứ văn chương chỉ xúi người ta tự tử, khác hẳn Tran Minh Huy, với anh chàng Trương Chi của cô [làm nghề chèo thuyền, buông câu, thành thử cũng dễ vượt biên!]
Bài phỏng vấn này đã hân hạnh được talawas để mắt đến. Bà chủ quán hỏi, làm sao đi một đường giới thiệu Tran Minh Huy. Chịu thua. Lúc đó, Gấu nghĩ, cô chỉ là một nữ phóng viên của tờ báo. Đâu ngờ làm lớn!
Đọc tên, Minh Huy Tran, lại cứ nghĩ là đực rựa! NQT
*
Re: Murakami.
Đọc bài viết về ông, trên tờ Người Nữu Ước, khi ông vừa cho ra lò cuốn Ký sự chim vặn dây cót.
Sau viết bài giới thiệu ông, đăng trên tờ Sóng Văn, ở Mẽo

Giữa hai lần mặc khải là câu chuyện lạ thường của một nhà văn mơ tưởng chuyện hải hồ, "lưu vong", nhờ vậy lại khám phá ra quê hương của mình. Một điều kỳ cục, đó là tính bạo động, sự độc ác, của chiến tranh, trong The Wind-Up Bird Chronicle, không liên quan gì tới những tác phẩm trước đó. Tác giả tuyên bố: Nếu ông không sống ở Mỹ, tức là ở nước ngoài, ông không làm sao có thể viết nổi tác phẩm đó. Như thể ông bắt buộc phải rời bỏ quê hương, rồi mới tìm thấy con đường trở về. Kinh nghiệm, quê hương tìm thấy lại của ông thật là quí báu đối với chúng ta. Nên nhớ, Murakami mặc khải là nhà văn vào Tháng Tư, 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên Nhật, ông tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.


Trại viết Suối Hoa
Blog NQL trên Tin Văn
Lèo nhèo NQL

Tay NQL này, có kể chuyện về tay TNV, làm một em mang bầu, bắt em phá, cô gái sau gửi cho TNV một chùm lông làm kỷ niệm.
Chỉ mấy bà mấy cô mới hiểu ý nghĩa của quà chia tay này!
Lúc phá thai, bệnh viện phải clean sạch… Cô gái gửi chùm lông, thay vì đứa con không được ra chào đời.
Chuyện hay, cảm động như vậy, nhưng tôi nghi NQL không nhận ra!
*
Bài đó đăng lên, lấy xuống ngay mà sao bác biết hay vậy. Đúng là “ma xo” (ma Soeur)!
*
Một độc giả gửi mail, trách Gấu, dùng chữ không đúng. Và đề nghị dùng "quốc ca Hồng Mao", “God Shave The Queen” (1) thay cho từ clean!  Từ clean bây giờ, trong cái trào lưu "chính trị phải đạo", làm nhớ đến ethnic cleaning! [diệt chủng].
(1) Cũng lại một chuyện cù: Thay vì Thượng Đế cứu vớt, thì là, cạo râu... nữ hoàng!
*
... Children are a gift from above. It appears that I did not merit the gift.
I'm sorry to hear that, she says.
Trẻ con là quà tặng của Thượng Đế. VC như tôi, không xứng đáng được hưởng.
Hơi bị buồn, khi nghe vậy, nàng nói.
Coetzee: Diary of a Bad Year
*

From:
Subject:
To:
Date: Sunday, July 13, 2008, 9:05 AM
Sao lai nhai chuyen NQL_TNV - Ky qua - tre nguoi non dai - gia roi dung noi may chuyen do nua.
Phúc đáp:
“Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi” là cũng cùng nguồn hứng khởi này, chăng?


Ông Hai Lúa và bà Hai Lúa kính mến,
Nhân dịp năm mới, gia đình… xin chúc gia đình ông bà và gia đình thật nhiều sức khỏe. Năm vừa rồi bọn cháu đã qua một giai đoạn thử thách. Ðúng là nhờ sự giúp đỡ chí tình của ông, và một số người khác nữa mà bọn cháu vượt qua được.
Thư chúc Tết này cũng là lời cảm ơn của bọn cháu gửi tới ông bà.
From: Archives


Trang Thơ Cao Thoại Châu
 1 2

Mừng gặp bạn cũ đầu năm


Tứ Tấu Khúc

Tiananmen's wake

Gấu có nhớ nhà không?

Kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của NMG, đúng ra, phải là của... Gấu, nếu Gấu bập vô cái vụ trả lời Nguyên Sa và, liền sau đó, Duyên Anh.
Khi vụ này đã chìm vào quên lãng, một lần gặp nhau ở một bàn xì, hỏi, tại sao phạng Gấu ròng rã gần một năm trời trên nhật báo Sống, dưới bút hiệu Thương Sinh, khi Gấu không hề có chuyện thất thố với ông nhà văn số 1 viết về tuổi thơ Mít, "Mơ làm người hùng Quang Trung", Duyên Anh đã trả lời:

Mày không đụng tao, nhưng đụng NS, là tao đánh. Đây là tinh thần "ê kíp".
Theo như Gấu hiểu được, Nguyên Sa không hề yêu cầu, hay đề xuất, cái chuyện Duyên Anh chửi Gấu. Với tư cách, địa vị của ông, ông không thể làm như vậy. Chắc chắn như vậy.
Cái chuyện Duyên Anh chửi Gấu, chắc là do Gấu không hề nhắc đến Duyên Anh một lần nào, trước 1975. Chính điều này khiến ông nổi giận. Trong khi Gấu, ngược lại, đã đưa mấy ông bạn quí lên tận mây xanh!
Chứng cớ là, sau đó, ông đã order một ông bạn quí của Gấu viết cả một cuốn sách thổi ông lên! Cái gì gì "Duyên Anh tuổi trẻ huyền thoại", hình như vậy?
Cái giá của cuốn sách này là 200, hay 300 ngàn. Chính ông bạn quí của Gấu nói cho Gấu biết, nó cũng đâu trả tiền cho tao, mà đưa tao tới gặp một thằng đầu nậu sách, hét, phát cho nó mấy trăm ngàn!
*
Sự thực, Gấu không trả lời NS, một phần chưa có dịp, một phần, chẳng có gì để mà trả lời, khi Gấu nhận thấy bài viết "gửi Nguyễn Quân" của ông, trong đó, những vấn đề ông nêu ra, đều không thể trả lời! Gấu chê tập truyện của ông, thì có người khác khen.
Tại sao cứ bắt Gấu phải khen, trong khi đọc chán quá!

Nhưng, điều này mới quan trọng, nếu trả lời NS, liệu có báo nào đăng, nếu nói thẳng ra, ông làm thơ thì còn được, chứ viết văn, theo cái kiểu làm thơ của ông, thì không đọc được?
Bởi vì nó... vô hại!
Lúc đó, Gấu chưa đọc được Kafka, nhưng sau này, khi khám phá ra ông, thì đây là câu trả lời cho NS:


"I think we ought to read only books that bite and sting us. If the book we reading doesn't shake us awake like a blow on the skull, why bother reading it in the first place? So that it can make us happy, as you put it? Good God, we'd be just as happy if we had no books at all; books that make us happy we could, in a pinch, also write ourselves. What we need are books that hit us like a most painful misfortune, like the death of someone we loved more than we love ourselves, that make us feel as thought we had been banished to the woods, far from any human presence, like a suicide. A book must be the axe for the frozen sea within us. That is what I believe."
"Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel
trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)
Tin Văn
Khi tờ Văn làm số đặc biệt về Nguyễn Du, Gấu mới có dịp để trả lời Nguyên Sa, và cùng lúc, nói về thứ văn chương, viết về đêm đen, về hố thẳm, về "choses nocturnes", và thứ nhà văn, giống như dê tế thần.
*
Gấu này, sở dĩ phải sử dụng đến cái tên cúng cơm [NQT], ngay từ những ngày nảo ngày nào, là cũng nhắm, sẽ gặp trường hợp như trên, một khi hung hăng con bọ xít, viết ba cái thứ phê bình điểm sách này nọ...
Quả đúng như thế!

Ngay sau bài điểm tập truyện ngắn Mây Bay Đi của thi sĩ Nguyên Sa, là Gấu bị hỏi thăm sức khỏe liền tù tì.
Trên tờ nhật báo Sống, nhà thơ đi một đường, cũng thật là lịch sự, gửi "Nguyễn quân"!
Mới đây thôi, [vậy mà cũng năm, sáu niên rồi], lần về Sài Gòn, gặp lại HPA, anh còn nhắc, một câu trong bài viết, mà Gấu này chẳng còn nhớ.
 "Mày viết, đại ý như thế này, 'mây bay đi?, thì bay đi cho rồi, cho được việc', làm sao ông nhà thơ không tức cho được!"
Thiệt tình, Gấu không thể nhớ, đã viết như vậy.
Tuy nhiên, 'tinh thần' của bài viết là như thế này: Văn của Nguyên Sa, qua truyện ngắn, là thứ văn chương 'vui thôi mà', mượn chữ của nhà phê bình Đặng Tiến. Thành thử, từ đó, đưa đến kết luận, của bài viết, mà Gấu vẫn còn nhớ: Nguyên Sa là một nhà văn dễ dãi và sung sướng!
*
Do 'chưa kịp' trả lời thư NS, gửi 'Nguyễn quân", Thương Sinh, tức Duyên Anh bèn nhẩy vô, chửi 'thằng NQT là con củ c...' ròng rã chừng hơn nửa năm, ngày nào cũng chửi, vì ông có mục viết thuờng xuyên trên báo. Sau DA tới đích thị NS, với loạt bài "Một bông hồng cho văn nghệ", "Một mình một ngựa", phạng tiếp. Ông còn phạng thêm vài người nữa.
*
Khi mọi chuyện đã lắng, trong một bài viết, trong số đặc biệt về Nguyễn Du của tờ Văn, Gấu, nhân đó, có bàn về, tại sao Nguyễn Du mong mỏi ba trăm năm sau có người nhỏ lệ cho ông.
Gấu còn nhớ, nhà thơ DTL, ngồi Quán Chùa, đọc bài viết, lầu bầu, bài này là để trả lời NS!
*
Bài của Gấu, trong số Văn tưởng niệm Nguyễn Du, có nhắc đến ý của Kafka, theo đó, nhà văn là một thứ dê tế thần, nhờ họ, mà nhân loại tha hồ 'vui thôi mà', nhân đó, bèn phạm đủ thứ tội, mà chẳng cảm thấy lỗi gì ráo. (1)

Làm dê tế thần thì dễ dãi sung sướng sao cho nổi!
Chính vì thế mà Nguyễn Du mong, ba trăm năm sau, nếu có người, sau khi nhờ ông mà mua vui được một vài trống canh, thì cũng bùi ngùi cho ông, một tí ti!
(1) Bản tiếng Anh: He is the scapegoat of mankind. He makes it possible for men to enjoy sin without guilt, almost without guilt.
Gấu nhà văn
*
Cái thứ văn chương vô hại, hiện nay thì đầy rẫy ở hải ngoại.
Đó chính là thứ văn chương mà Adorno tởm, khi phán:
Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man.


Đài gương soi đến dấu bèo, [vậy mà còn] mè nheo!

Khi tôi viết thư yêu cầu Phạm Thị Hoài cho biết lý do từ chối không đăng bài của tôi thì nhà văn này cho biết bài của tôi “thiếu chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.” Trước đây thì không. Diễn đàn Talawas đã đăng nhiều bài viết của tôi.
NVL [DVC online]

Thú vị thực.
Làm Gấu nhớ đến NDT, sau khi được chê, bèn khoe um lên.
Làm Gấu "lại" nhớ đến chính... Gấu, một lần "chê khéo" một nữ tác giả, bà "mail" cám ơn: Được ông Gấu nhắc tới, chê còn sướng hơn cả khen!

Chắc NDT và NVL ở tâm trạng đó: Được bà chủ quán ngó xuống... bài viết, là đã sướng điên người lên rồi ?
Bản thân Gấu, rất chán cái trò phải quyết định số phận bài của kẻ khác, nên không bao giờ dám ban cho mình cái việc làm cao cả, vì sự nghiệp văn học Mít này. Khen chê với tư cách một độc giả, khốn nạn hơn một chút, nhà điểm sách, thì còn tàm tạm được. Khen chê để quẳng bài vào… lỗ thủng của văn học, không!

Note: Cái vụ này, lý thú lắm, sẽ hầu tiếp. NQT


Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Gấu chưa từng nghe đến tên cuốn Trường hợp đồng chí Tulayev, cho đến khi đọc Sontag viết về cuốn này.
Tác giả, Victor Serge, biết, qua Octavio Paz, khi đọc cuốn Hành Trình của ông, trong đó, ông kể, Serge khuyên ông nên đọc tờ Partisan Review.
Gấu cũng nghe theo lời khuyên này, đọc, và khám phá ra cả một lô những tác giả cần đọc, toàn những ông bỏ chạy "VC quốc tế" cả, thí dụ, Manea, Milosz.
Thêm ông Amos Oz, nhà văn Do Thái.
Gặp Oz, đọc ra Kafka.
Đọc những ông bỏ chạy "VC quốc tế", ngộ ra thân phận Gấu, hiểu ra, một phần nào, tại sao Gấu không bắt chước những ông như Lữ Phương, Đào Hiếu, chọn Bác Hồ làm minh chủ, chọn Mặt Trận làm nơi nướng bầu nhiệt huyết, đại khái vậy.
Nhưng đọc Trường hợp đồng chí Tulayev, mới vỡ ra, đây là đứa anh, hoặc em, song sinh của Đêm giữa ban ngày của Koestler.

*
Lộ Trình (Itinéraire) là tự thuật trí thức và chính trị của Octavio Paz, (sinh năm 1914, nguời Mexico, Nobel Văn chương). Bắt đầu tại Mexico, ngay giữa cuộc Cách Mạng, chấm dứt cùng với cuộc chiến tranh lạnh, ở "một ngày mai" của sự sụp đổ bức tường Bá Linh; trong hai thời điểm đó là tất cả những hy vọng, những cơn địa chấn của thế kỷ 20: Cách mạng Nga, cuộc chiến Tây Ban Nha, Lò Thiêu Người, những cuộc thanh trừng của Stalin và thời kỳ băng giá, những cuộc nổi dậy của một số quốc gia, và con đường khổ ải của dân chủ. "Hành Trình" có thể coi như là một tóm tắt lịch sử thế kỷ của chúng ta, bởi một người chứng trực tiếp.
Cuốn sách mỏng, bản tiếng Pháp 145 trang, nhà xuất bản Gallimard, 1996. Người viết xin được giới thiệu tóm tắt một chương, liên quan đến hai phát giác "khủng khiếp nhất" đối với tác giả, đó là về Lò Thiêu Người, và Trại Tập Trung của Stalin.

Chương sách mang tên "Con đường của những kẻ cô đơn", bắt đầu bằng những năm tháng tác giả sống tại Mỹ. Theo lời khuyên của Vitor Serge, ông là độc giả thường xuyên của tờ Partisan Review, và theo dõi một cách thích thú, bài viết hàng tháng của G. Orwell, Lá Thư London - một thứ thơ xuôi nam tính (une prose virile), được hướng dẫn bởi một ngôn ngữ chính xác, một tư tưởng rõ ràng - nhưng Orwell đã không giúp ông thoát ra khỏi ám ảnh, về một câu hỏi thiết yếu: "Đâu là bản chất đích thực của Liên Bang Xô Viết? Người ta không thể đánh giá nó, xã hội không, mà tư bản cũng không. Vậy thì, con vật quái quỉ nào đây, chúng ta phải đương đầu?" Và ông không tìm ra câu trả lời. Bây giờ, ông nhận ra, câu trả lời không một chút quan trọng. "Thực vậy, tin tưởng rằng những phán đoán đạo đức và chính trị của chúng ta tuỳ thuộc vào bản chất lịch sử của một xã hội "như thế đó", thay vì tùy thuộc những hành động của chính quyền và dân chúng, như vậy là tự biến mình thành tù nhân trong một vòng tròn bao gồm những người theo Stalin, và luôn cả những người theo Trotsky. Phải nhiều năm, tôi mới nhận ra rằng chúng ta đã bị bịp." (Đọc tới đây, tôi nghe loáng thoáng câu của "tông tông": Đừng nghe...)

Hành Trình
*
Tulayev của Serge, nguyên mẫu ngoài đời, là Sergei Kirov, trùm Đảng Bộ Leningrad. Cái chết của tay này, càng về sau càng cho thấy, đúng là do Stalin ra lệnh, đổ cho tụi phản động, rồi nhân đó, phát động Đại Thanh Trừng, Đại Khủng Bố.
Đọc những vụ na ná như thế, đầy rẫy trong lịch sử, Gấu suy ra trường hợp, Diệm bị Cách Mạng chùm cho cái nón đầu độc tù VC ở trại tù Phú Lợi, và, vin vào đó, thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tương tự vụ VNCH pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy để tăng thêm căm thù, biến đau thương thành hành động làm thịt Mỹ Ngụy.
Những ông VC nằm vùng như Lữ Phương, Đào Hiếu rất tự hào khi theo Mặt Trận, nại lý do, Miền Nam bị Mỹ Ngụy dầy xéo. Nhưng giá như có người chỉ cho họ, Mẽo vô Miền Nam dầy xéo, là vì Yankee mũi tẹt nhử họ vô, để gây cuộc chiến tương tàn, nhờ vậy lấy được Miền Nam, “thống nhất đất nước” dưới cái đầu độc địa Hà Nội, thì tụi ngu này, cho dù có vỡ ngu ra, cũng chẳng đủ can đảm, dũng khí, để la toáng lên rằng, “Ta bị lừa, ta bị lừa!”, như viên y sĩ đồng quê của Kafka, hay cụ thể hơn, như DTH.


Vào năm 1836, vài tháng trước khi Pushkin mất vì cuộc đấu súng, tờ báo Telescope của Nga đăng bức thư thứ nhất trong tập thư có tên là Thư Triết Học, của nhà trưởng giả và cựu sĩ quan Nga, Pyotr Chaadaev. Vài năm trước đó, những thư này, nguyên viết bằng tiếng Pháp, đã lén lút lưu truyền trong giới trí thức Nga bị Tây Phương hoá ở Moscow và St. Petersburg - một đám tinh anh mất gốc mà Peter Đại Đế đã tạo ra, trong toan tính biến nước Nga ngày một Âu Châu hơn. Sự xuất bản lá thư thứ nhất, bằng tiếng Nga, như trên, đúng là một cú sét giữa trời quanh mây tạnh, như lời của Alexander Herzen. Ông đọc nó, khi đang trong tình trạng lưu vong. Có thể nói, đây chính là bước khởi đầu của cuộc sống trí thức Nga, như độc giả sẽ thấy sau đây.

    Chaadaev tố cáo sự cô lập về văn hóa và sự tầm thường của nước Nga; ông cũng tố cáo, sự bất lực về trí thức của tầng lớp tinh anh Nga, mà chính ông là một thành viên của nó. Ông viết:

    “Hồi ức của chúng ta chỉ tới ngày hôm qua, trước hôm nay đúng một ngày, không thể hơn; chúng ta đều như thế đấy, nghĩa là đều là những kẻ xa lạ, với chính mình… Điều này là hậu quả đương nhiên của một văn hóa nhập và nhái. Không có đồ lô, chỉ có đồ ngoại, hoặc nhái đồ ngoại. Chúng ta cứ thế nuốt tất cả những tư tưởng đã được làm sẵn. Như chúng ta được biết, sự vận hành của tư tưởng để lại một dấu ấn trong trí tuệ của con người. Dấu ấn này đem sức mạnh đến cho, và tạo nên vóc dáng của, trí tuệ. Do nuốt đồ làm sẵn, cho nên chẳng có cái gọi là dấu ấn ở trí tuệ của chúng ta. Nó cũng chẳng có vóc dáng nào hết. Chúng ta giống như những trẻ không được dậy tự suy nghĩ, và khi lớn, mọi tri thức của chúng thì cứ là là ở trên mặt không dính gì tới phần hồn của chúng”.
Duyên Văn
*

"Hồi ức của chúng ta chỉ tới ngày hôm qua, trước hôm nay đúng một ngày, không thể hơn":
Câu trên, đúng là miêu tả tình trạng những ông VC nằm vùng. Ký ức, hồi ức, của mấy ông này đóng sầm lại, vào đúng ngày 30 Tháng Tư, 1975. Và sau đó, cứ lải nhải, ta không lầm đường, ta không lạc đường, ta đúng, ta đúng...

*
Có phải âu lo về một trách nhiệm như thế đó mà ông đã đề cập tới những tội ác và những điều ghê gớm, tởm lợm của Cuộc Đệ Nhị Chiến tại Trung Hoa trong Ký sự về chim lên dây thiều?

Tôi sinh năm 1949, sau cuộc chiến. Một số người nói: "Chúng tôi không có trách nhiệm về nó. Chúng tôi sinh ra sau cuộc chiến." Đây không phải là quan điểm của tôi. Bởi vì Lịch Sử là một ký ức mang tính tập thể. Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm về thế hệ những ông bố của chúng tôi, bởi vì chúng tôi chia sẻ cái ký ức, về những gì mà những ông bố của chúng tôi đã làm. Chúng tôi trách nhiệm về những gì mà bố mình đã làm trong cuộc chiến. Chính vì lý do đó mà tôi đã viết về tất cả những điều ghê gớm tởm lợm đó. Chúng tôi phải suy nghĩ nghĩ lại về chúng, khư khư giữ chúng ở trong chúng tôi.
Murakami trả lời phỏng vấn, Minh Huy Tran thực hiện


Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Bếp Lửa trong văn chương.
1 4

 Chuyện dài anh Sáu Dân