*
Hết tuyết rồi!

Nhất Linh

Câu hỏi: Xin ông cho biết ông nghĩ sao về chế độ của VN bây giờ, và có phải ông có ý định cộng tác với cộng sản VN để thực hiện nghị quyết 36?. Xin ông vì lương tâm và phẩm giá người cầm bút thì nên trả lời rõ ràng, còn ngược lại nếu ông có ý định bán rẻ thì khỏi cần phải trả lời, tôi chỉ là đứa trẻ đáng con cháu của ông chỉ mong ông cho vài lời bổ ích, xin cúi đầu kính chào. (Nam Phan - Cần Thơ)
Trả lời: Thưa người bạn trẻ, nếu bạn không phải là người sinh sau năm 1975 thì tôi sẽ không trả lời câu hỏi này. Tôi vẫn nghĩ, tôi không có bổn phận phải chứng minh với bất cứ ai rằng, tôi thế này hay tôi thế kia. Từ lâu, tôi đã có ý nghĩ, đi ra từ di chúc của cố văn hào Nhất Linh, rằng: 'Chỉ có lịch sử văn học sau này mới đủ thẩm quyền để xét định đời tôi.' Nhưng tôi là người rất trân trọng những người trẻ quan tâm tới văn học, dù trong hay ngoài nước. Đó là lý do bạn sẽ đọc phần trả lời sau đây của tôi. Tôi tin bạn sẽ không dành cho tôi câu hỏi này, nếu bạn biết rằng:
Tôi từng bị đài phát thanh mặt trận giải phóng kêu án từ hình khiếm diện, trong buổi phát thanh ngày 17 tháng 4 năm 1975.
Cho đến bây giờ tất cả tác phẩm của tôi đều chưa được nhà nước chính thức giải tỏa lệnh cấm lưu trữ và cấm lưu hành.
Tôi từng về thăm gia đình tôi ở Việt Nam. Và bạn có biết rằng tôi đã từng bị công an hỏi cung.
Tôi mong những trả lời chân thật vì lòng quý tuổi trẻ nơi tôi giúp bạn tạm hài lòng.
Du Tử Lê [trả lời trực tuyến trên báo Người Việt online]

Bạn ta vừa thoát chết, bèn làm một chuyến giang hồ, một tour văn học, từ Nam ra Bắc, gặp gỡ bạn thơ trong nước, bàn chuyện giao lưu hòa giải, liệu do đó mà nhận được câu hỏi này chăng?

Về Nhất Linh, có thể bạn ta không hiểu rõ tại ra làm sao mà ông lại di chúc như vậy.
Nhất Linh đã từng chống VC, phải chạy sang Tầu, rồi chống Ngô Đình Diệm, cùng với Phật Giáo.
Vụ Nhất Linh chống VC, thì có vẻ như lịch sử đã đồng ý với ông, sau khi lịch sử chứng kiến vụ ăn cướp Miền Nam. Nhưng, "như một nhà văn", nhà chính trị Nguyễn Tường Tam có thể linh cảm thấy, cái vụ chống Diệm có vấn đề, đây là Gấu bói mu rùa; nhưng cũng có thể ông coi đám họ Ngô không có quyền xét xử ông.

Còn những nhà văn nhà thơ chỉ có Thượng Đế xét xử mà thôi, như bất cứ một con người nào khác.
Và như thế, một nhà thơ "lang chạ" như bạn, hãy coi chừng!
Gặp Thượng Đế, là ông ta có đủ hồ sơ, về bao nhiêu cái lang chạ!
[Chữ "lang chạ" này, không phải của Gấu, mà của bạn thi sĩ, tác giả "Thư Gủi Bạn Ta" lừng danh hải ngoại].
*
Một thi sĩ, suốt đời than đời ta thảm quá, làm thơ ăn mày, ăn xin tình yêu, vậy mà phán thật hách, đời ta để cho lịch sử xử, thì thật xứng đáng với tên Lê Cự Phách. Ông cụ thân sinh quả đã tiên tri ra được lời phán cự phách của ông con!
*
Lịch sử văn học không xét xử ai cả.
Vấn đề là, liệu thơ của bạn có "sống sót" hay không. Và như vậy, phán "Chỉ có lịch sử văn học mới đủ thẩm quyền xét xử thơ tôi", nghe còn được.
Còn đời bạn, thì để cho mấy “thánh nữ” xét xử. Bao nhiêu thánh nữ tất cả, chắc bạn ta cũng khó mà nhớ cho được.
OK?

Nhật ký Tin Văn

*
Nghe tụi nó nói mày phạng tao nặng lắm, tao đếch có đọc!
*
Ngồi với em thú hơn đứng với bạn!






Không phải "niềm vui lớn"

Đọc anh VC nằm vùng, thấy cái tên nhà sách Việt Bằng, mừng quá, vì nhớ mãi không ra, cũng là nơi Gấu thường la cà. Như vậy là anh này cũng đọc Henri Lefèbvre cùng thời với Gấu. Qua cách anh đọc, thì khác hẳn Gấu. Gấu đọc Mác, như là một triết gia, không phải như một nhà Cách mạng. Đọc như đọc những triết gia khác, để tìm một khoảng cách riêng cho mình, cho giấc mộng viết văn của mình, theo nghĩa của câu, nhà văn là kẻ được thông tri đầy đủ, về thời của mình. Nếu thời của mình đang khốn khổ về Mác xít, thì làm sao không đọc nó cho được.
Như lèm bèm nhiều lần, Gấu đọc Lefèbvre khi ăn mìn VC, nằm trong nhà thương Grall.
Quái quỉ thế, ăn mìn của đệ tử Mác, vậy mà đọc Mác!
Đọc, còn nhận ra, xém tí nữa Gấu đã có cơ may là bạn đường anh VC nằm vùng này rồi, qua tờ Tin Văn, của Nguyễn Ngọc Lương.
Nhân nhắc đến Mác, đúng lúc Gấu vừa đọc bài viết của Llosa, trong Making Waves [Tạo sóng], về lần đi thăm Mác, [A Visit to Karl Marx], và ông nhắc tới một câu tuyệt vời của Mác, ông đọc qua Edmund Wilson:
Nhà văn, Mác nói, có thể kiếm tiền để sống và để viết, nhưng chớ bao giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, sống và viết, để kiếm tiền.
Tuyệt, tuyệt!
Llosa chịu câu này quá: In a book by Edmund Wilson, there is a quotation from Marx that struck me deeply.
Mác viết câu đó khi còn là sinh viên, ưa cãi lộn, tính tình khó chịu, và vô cùng thông minh, vào lúc đó, ông đang đọc Hegel, với đam mê, và gửi cho BHD, ấy chết, xin lỗi, cho Jenny, những bài thơ lãng mạn nóng bỏng.
*
Xém chút nữa.
Nhớ những chủ nhật, không phải học tập lao động, được dậy muộn, được có tí thì giờ uống trà, uống cà phê, và tụ tập thành từng nhóm, trong căn lán, chính là vào một trong những buổi sáng như vậy, ở nông trường Đỗ Hải, Nhà Bè Gấu được nghe câu chuyện tiếu lâm tuyệt vời kể trên.
Gấu đã từng kể câu chuyện này, nay xin kể lại, để "làm mồi", trước khi kể chuyện, xém chút nữa, Gấu cũng vô bưng, khi cú Mậu Thân xẩy ra!



Nỗi buồn Istanbul

Một khi cả hai chúng tôi đều thấm thía với nỗi hoài nhớ, thì chúng tôi bỗng hiểu ra một điều là, có một cái gì còn hơn thế nữa, ở trong cuốn Bách khoa toàn thư của Kocu. Đề tài thực sự của hai chúng tôi, là, sự "thất bại" của Kocu, khi ông giải thích thành phố Istanbul bằng cách sử dụng những phương pháp sắp xếp, phân loại có tính “khoa học” của Tây phương. Ông thất bại một phần bởi vì Istanbul là một thành phố phức tạp, hổ lốn, vô tổ chức, không làm sao quản lý, và quá xa lạ so với những thành phố Tây phương; sự vô tổ chức, vô trật tự của nó cưỡng lại mọi phân loại, sắp xếp. Và chính cái khác này, sau khi chúng tôi nói chuyện một hồi, lại bắt đầu lộ ra, có một cái hay cái tốt, cái “đức hạnh” của nó, và chúng tôi hiểu ra, nhớ ra rằng, tại làm sao chúng tôi lại trân trọng, nâng niu cuốn Bách khoa toàn thư của Kocu, coi đó như là một kho tàng: bởi vì nó cho phép chúng tôi khoan thứ cho một thứ chủ nghĩa Sô vanh nào đó.

Không rơi vào thói quen kỳ cục, là ca ngợi cá tính xa lạ, quái thai, ngược đời của thành phố thân yêu của chúng tôi, chúng tôi thừa nhận với nhau một điều, chúng tôi yêu Kocu vì ông “thất bại”. Lý do vì sao cuốn Bách khoa không thể nào thành công – và đây cũng là sự suy vi của cả bốn ông nhà văn buồn bã – đó là vì sự bất lực tối hậu của những tác giả này, để trở thành Tây phương. Để nhìn thành phố với cặp mắt mới mẻ, những nhà văn này phải tự làm sạch chính họ, tẩy hết tất cả những cái gọi là căn cước truyền thống. Để trở thành Tây phương, họ phải lên đường, làm một chuyến viễn du “nhất khứ bất phục phản”, [irreversible journey], tới một nơi chốn u u minh minh, mơ mơ hồ hồ, giữa Đông và Tây. Như ba nhà văn buồn bã kia của chúng ta, những trang đẹp nhất, sâu thẳm nhất của Kocu là những trang nằm ở giữa hai thế giới, và (lại nữa, như những nhà văn khác kia), cái giá mà ông phải trả cho tính uyên nguyên, cội nguồn của ông, là sự cô đơn.

Những năm sau khi Kocu mất, vào giữa thập niên 1970, mỗi lần tới Covered Bazaar, tôi thường ngừng tại Sahaflar Secondhand Book Market [chợ sách cũ], kế bên thánh đường Beyzit Mosque, và tìm những tập chót không có bìa và những cuốn mà Kocu tự bỏ tiền ra in trong những năm cuối đời của ông. Chúng thường nằm ở những giá sách cũ, vàng khè, bìa bạc phếch, ẩm mục, rẻ tiền. Những cuốn này, tôi đọc chúng lần đầu, ở thư viện của bà tôi, bây giờ được bầy bán “xon”, với giá giấy lộn, dùng để gói đồ, vậy mà, những người bán hàng cho tôi hay, chẳng ma nào thèm.


Đọc Xuân Sách.

Đọc Xuân Sách, là phải đọc dưới ánh sáng của… Đức Phật, tai nghe tiếng tụng kinh, là tiếng chửi… mất vịt của cả nước Mít, thì mới ngộ ra được!
Có cả tiếng vỗ đồm độp của một bà ở đầu ngõ nữa!

*
Tại sao Xuân Sách?
Bài của Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các nhà văn. Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner. 
Điềm
 

Không trách gì… Nên tìm đọc…. Tại sao không đọc… ?
Tuyệt, tuyệt!
Bỏi vì Zinovy Zinik, trên tờ TLS, May 30, 2008, cũng đặt ra câu hỏi trên, nhưng quyết liệt hơn:
Cái gì làm đám trí thức Tây phương mết Liên Xô đến như thế, ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của nó?
Có một thời kỳ tôi (Zinik) tính viết về đề tài này, và coi đám mết Nga [và mết VC, tất nhiên], như là những thằng khờ được việc, “useful idiots”, trước khi ngộ ra là: Đây là ước mong quyền lực.

Tại nước Nga của Stalin, bạn có thể bị đầy đi Siberia, hay bị hành quyết, khi có một lập trường sai, nhưng, vấn đề, thế giá của nhà thơ, như là một cao nhân [superior being], kẻ tán chuyện tào lao với Nga Hoàng, [và như thế, cũng có quyền lực chính trị thực sự], thì chưa được đặt ra.
Quyền lực của Xô Viết, như là một hiện tượng ý thức hệ, sẽ không thể nào suy nghĩ được, tư duy được, nếu thiếu những nhà văn nhà thơ, là những người giải thích nó cho đám đông. Đám trí thức Tây Phương, khi mết Liên Xô, là do cái sự thèm thuồng con nít này, một cách ý thức, hay vô thức. Sự thèm muốn này thường bị lẫn lộn với sự say mê xứ sở rộng lớn, tâm linh sâu thẳm.

Ui chao, bi giờ Gấu mới ngã ngửa ra, là tại sao lại được ông thi sĩ trẻ không có thơ "khuyên" [chữ của ông], tại sao cứ lải nhải hoài về Faulkner.

Ui chao, bây giờ Gấu mới hiểu ra được, tiếng gõ của cây gậy của Nguyễn Tuân khủng khiếp là dường nào: Real political power! Quyền lực chính trị, thứ thực, thứ dữ!