*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 




*

Halloween, gởi Tin Văn bài thơ viết cho những hồn ma yêu dấu
Thanh Minh này ta đi thăm mộ
Thắp nén hương ký ức còn vương

Đăng Lạc-Du nguyên
  Hai Lúa, phải đợi đến lúc sắp ngỏm củ tỏi, phải đợi cơ may độc nhất, do Ông Trời thí cho, là gặp lại cô bạn ngày xưa ở nơi tận cùng trái đất, xúc động quá, "bèn" được "Thần Thơ nhập" [chữ này chôm của thi sĩ THT], và sáng tác ra được vẻn vẹn một... cục thơ, nằm trong lòng bàn tay, trong có Biển, và "nhân đó" nhận ra, luật thơ, rõ nhất là ở trong Thơ Đường, chỉ gồm trong sáu chữ, tức lục khoái:
Cứ theo hư không mà đi.
Thơ là cõi hư, là mắt bão, ở giữa, đầu tịnh, đầu động, một chẵn một lẻ, một âm một dương, một hư một thực, một thanh một tục.... 
Lòng nhà thơ phải hư... nhưng đừng... hỏng!

Câu thơ dịch của Châu Ngọc Bính, sợ không đúng tinh thần nguyên tác.

Hai Lúa mới lục trong tủ sách, cuốn Thơ Đường, của Trần Trọng San, có phần tiếng Anh, nhà xb Đại Học Tổng Hợp Thành Phố HCM.
Lạ một điều, bản tiếng Anh, bài Đăng Lạc -Du nguyên, giống như bài thơ Biển của... Gấu!

Feb 6, 2004
Thơ là toán thuần tuý, ngược với văn, là toán áp dụng, của ngôn ngữ. Nó xác thực hơn, có nhiều khả năng tạo những hình thức lý thuyết, độc lập không dựa vào nền tảng chất liệu, so với văn.
G. Steiner: Verse in Tragedy, Thơ trong Bi Kịch.
[... that verse is the pure mathematics of language. It is more exact than prose..., and more capable of constructing theoretic forms independent of material basis. Prose, on the contrary, is applied mathematics].
Nhật Ký Tin Văn

Nhân nói chuyện dịch thơ, Guardian online kể kinh nghiệm dịch Antigone của nhà thơ Nobel văn chương, Seamus Heaney. Ông bị bí, và rồi cảm hứng đã tới với ông, khi ông nhận ra rằng, đừng coi bản dịch của mình như là một cơ hội để phản đối cuộc chiến Iraq. Đây là một vở kịch thơ, nhưng bình luận và nghiên cứu đã biến nó trở thành một ẩn dụ chính trị. Tôi nhắm cái chiều hướng nhân chủng học của tác phẩm, không muốn bản dịch của mình biến thành một lời chỉ trích cuộc chiến Iraq, vì thế mà tôi đổi là The Burial at Thebes, thay vì Antigone.
Burial, chôn cất, là vì, chôn hay không chôn, đó là vấn đề; một bên, quyền của người chết, và một bên, luật của đất. Nhưng chôn là một từ luôn bám rễ vào đất, nghĩa là, chẳng bao giờ mất đi cái thực tại nguyên thuỷ của nó. Chôn bảo cho những người còn sống là người chết muốn được quyền chôn cất, rằng, hãy tỏ lòng tôn kính, với chiếc quan tài, và cái xác chết ở trong đó, cho dù cái quan tài đó phủ cờ gì.
Đi tìm linh hồn nàng Antigone
Search for the soul of Antigone
Even Nobel laureate Seamus Heaney didn't know how to begin his translation of Sophocles. Then inspiration struck ...
Wednesday November 2, 2005
The Guardian
Antigone is poetic drama, but commentary and analysis had turned it into political allegory. What I wanted to point up was the anthropological dimension of Sophocles' work: I didn't want the production to end up as just another opportunistic commentary on the Iraq adventure, and that was why I changed the title.
I called my version The Burial at Thebes partly because "burial" signals immediately to a new audience what the central concern of the play is going to be: a contest involving the rights of the dead and the laws of the land. But mainly I changed the title because "burial" is also a word that has not yet been divorced from primal reality. It still recalls to us our destiny as members of a mortal species and reminds us, however subliminally, of the need to acknowledge and allow the essential dignity of every human creature. It implies respect for the coffin, wherever it is being carried, whatever flag is draped over it, whatever community is crying out alongside it. It emphasises, in other words, what Hegel emphasised about Antigone, those "Instinctive Powers of Feeling, Love and Kinship" which authority must honour and obey if it is not to turn callous.
Thiếu đi tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với tha nhân, những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hoá lẫn tình cảm.
Đọc Bóng Đè
Đè

Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về... cá nhân NMG
Ý kiến nhỏ

Phê Bình Là Gì?

Đáp lời Vũ Huy Quang 2  3  4  5

"A real 'wasteland' is much more terrible than any imaginary one".
Czeslaw Milosz: A Treatise on Poetry
Một "hoang địa" thật khủng khiếp hơn bất cứ một hoang địa tưởng tượng nào.

The Waste Land (Hoang Địa): Tập thơ của T(homas) S(tearns) Eliot (1888-1965) ra đời vào năm 1922, nói về cảm thức bàng hoàng của trí thức phương Tây tỉnh mộng sau Đại Chiến 1914-18. Ảnh hưởng khắp thế giới, nhất là những vùng thuộc địa cũ của Âu Châu, vì giấc mộng tiến bộ khoa học và ngày mai tươi sáng bị ngay chính giới ưu tú của "mẫu quốc" chối bỏ. Người ta có thể lấy năm tác phẩm này được dịch ra các ngôn ngữ khác, để đánh dấu sự bước vào đương đại (tức hậu hiện đại) của các dòng văn học địa phương - chẳng khác nào lấy dịch bản của tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus (1921), Luận Lý Triết Học Luận, của Ludwig Wittgenstein (1889-1951), triết gia người Aó, để đánh dấu dòng triết học mới của thế kỷ thoát khỏi những lộng ngôn duy tâm và siêu hình vô căn cứ
[Ghi chú của NTV trong bài dịch Kể và Hát, của Paz].

Bạn có thể đi tận cùng lưu vong khi quan niệm, như Rushdie:

Ra khơi một chuyến nhắm Ithaka
Hãy cầu nguyện, chuyến đi sẽ thật dài,
Đầy phiêu lưu, đầy kinh nghiệm.
Ôi sướng làm sao, khi già, 'bèn' hạ neo tại đảo Ithaka.
Túi chật cứng những mùa gặt trên đường.
Đâu có chờ mong, rằng Ithaka sẽ làm cho ta trở nên giầu có.
Ôi Ithaka, cám ơn mi về chuyến đi tuyệt vời.
Không có mi, làm sao ta ra khơi?
Vậy là đủ, mi đâu cho ta gì, vào lúc này.
Ithaka đâu có lừa gạt chi ta, cho dù mi nghèo nàn tới cỡ đó.
Khi ra khơi, ta mới là một kẻ nghèo nàn.
Nhờ mi, ta khôn ngoan, sau biết bao kinh nghiệm.
 Bây giờ ta hiểu được, Ithaka nghĩa là gì.


Xin cám ơn trang web của ông, (đỡ đần trong lúc căng thẳng).

Ôi chao, làm trang Tin Văn, nhận được một lời như vầy, "đỡ đần trong lúc căng thẳng", sướng nào cho bằng!
NQT