*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 


*
Công Chúa Halloween

Biển Thiếu Sâu
Giải Man Booker cho Tiểu thuyết trao cho cuốn Biển, của John Banville. Tờ TLS lục các số cũ, lôi ra bài điểm, khi nó mới ra lò, số đề ngày 3 Tháng Sáu, người điểm, Robert Macfarlane. Ông này khắt khe hơn ban giám khảo. Trong bài viết 1,800 từ, ông ta chê hết lời, tựu trung, có thể rút  lại, còn ba từ: Biển Thiếu Sâu, [The] Sea  lacks depth.
Hai Lúa bỗng nhớ nhà văn Nguyễn Công Hoan tiền chiến. Nhân vật chính trong một truyện ngắn của ông, là một nhà phê bình, được một mầm non trịnh trọng điếu đóm, tính nhờ lăng xê tác phẩm đầu tay. Ngó nó, nhà phê bình than, vừa bẩn, lại vừa bẩn!
Hồi đó, Hai Lúa còn quá nhỏ, không hiểu được, lại chẳng dám hỏi ai, mãi đến già, mới ngộ ra được, một bẩn nội dung, một bẩn hình thức.
Thảo nào mà bảng hiệu của Gió_O gồm tới bốn từ: Đam Mê, Thách Đố, Trí Huệ, Sáng Tạo.
Chắc là từ... tứ khoái?
[Đùa tí chút. Hai Lúa].
Nói đến tứ khoái, lại nhớ ông bạn Thanh Nam. Ông đặt tên con là Hồng Ân [Ăn], Hồng Ngự [Ngủ], Hồng Ý [Ỵ], Hồng...
Ấy, còn Hồng Đen nữa chứ!

Bien dans sa peau.
Thoải mái trong bộ da của anh.

Mẩu trên, trong bài điểm một cuốn sách viết về Điệp Viên và Văn Hoá. Bien dans sa peau, tâm trạng James Bond 007, luôn cắm rễ tại London, không làm sao rời căn phòng độc thân ở Chelsea, đánh đấm đâu đâu thì cũng lết về nhà.
Thú vị nhất, Robert Carver, người điểm cuốn sách  [Intrigue: Espionage and Culture, tác giả Allen Hepburn, Yale University Press], trên TLS số 14 Tháng Mười, 2005, cho rằng, tác giả cuốn sách đã "bỏ quên" hai tác giả, đúng ra, hai cuốn sách, mà, nếu không có hai cuốn đó, là không có "thriller" [tiểu thuyết trinh thám điệp viên].
Thú thực, Hai Lúa, một trong những con mọt thriller mà cũng không thể đoán ra nổi hai cuốn này.
Xin thưa ngay, đó là cuốn Kim của Rudyard Kippling, [1901]. và Cái Áo Khoác, của Gogol, với câu nói nổi tiếng của Dos. về nó:
Chúng ta đều chui từ đó ra.
Ta là Kim, nhưng Kim là gì?, nhân vật của Kipling đã từng tự hỏi (2). Kim, Lord Jim, và Kurtz là những con người, hiện thân của ước mơ tuyệt vời, về những cuộc phiêu lưu đế quốc vượt ra ngoài Âu-châu (adventure-imperialism); những tiền thân của những T. E. Lawrence, người hùng sa mạc, hay Perken (nhân vật chính trong Con Đường Vương Giả của Malraux). Cái cảm giác ở nhà của Kim, (... slowly Kim begins to feel at one with himself and with the world: Dần dần Kim cảm thấy mình là mình, và mình là thế giới. Said) cho thấy ý nghĩa đích thực của chủ nghĩa đế quốc đối với những đất đai ngoài Âu-châu: những Âu-châu thứ nhì, thứ ba. Kim là "thiên sứ", tại mảnh đất "thổ dân đã được thuần hóa" (Native Under Control, chữ của Said).
Nhà văn Bình Định
[Mẩu tin văn ngăn ngắn này, viết để tặng CVD. Hai Lúa]

Halloween, gởi Tin Văn bài thơ viết cho những hồn ma yêu dấu
Thanh Minh này ta đi thăm mộ
Thắp nén hương ký ức còn vương

The greatest intellectual?
Noam Chomsky - the professor of linguistics, author and radical recently voted the world's top public intellectual by Prospect magazine, talks to Emma Brockes about fame, feuds, Srebrenica and his quest for a better society.
Giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky được tờ Prospect  bầu là nhà trí thức số một trên thế giới.


Đăng Lạc-Du nguyên
Câu thơ dịch của Châu Ngọc Bính, sợ không đúng tinh thần nguyên tác.
Hai Lúa mới lục trong tủ sách, cuốn Thơ Đường, của Trần Trọng San, có phần tiếng Anh, nhà xb Đại Học Tổng Hợp Thành Phố HCM.
Lạ một điều, bản tiếng Anh lại giống như bài thơ Biển của... Gấu!

Thiếu đi tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với tha nhân, những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hoá lẫn tình cảm.
Đọc Bóng Đè
Đè

No! Not beneath foreign skies
Or the protection of alien wings -
I was with my people then,
Where, to their misfortune, they were then.
[Không bầu trời ngoại
Không, đôi cánh thiên thần -
Tôi, với đồng bào của tôi,
Với số phận hẩm hiu của chúng tôi]
Anna Akhmatova

Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về... cá nhân NMG
Ý kiến nhỏ

Phê Bình Là Gì?
Và bởi vì phê bình, như thế, chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm vụ của nó, chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là "những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ không thực, mà cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị, valid, có nghĩa, tạo một hệ thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn ngữ văn chương chẳng màng đến sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường phái hiện thực lải nhải cỡ nào thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự  cúi mình chịu vô khuôn khép với hệ thống ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên, phải đem đến cho cái từ ‘hệ thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê bình chẳng có tí trách nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên “sự thực”, Ngài Baron de Charlus là Count de Montesquiou, Francoise là Céleste, hay tổng quát hơn, liệu xã hội mà Proust miêu tả đó, có y chang những điều kiện lịch sử liên quan tới vụ biến mất tầng lớp quí tộc vào cuối thế kỷ 19; vai trò của nó chỉ nhắm có mỗi một việc, là làm sao tạo ra được một ngôn ngữ mà sự hài hòa, tính lô gíc, hay nói ngắn gọn, tính hệ thống của nó, its systematics, có thể thu gom, hay tốt hơn nữa, có thể “hoà nhập” [“integrate”, theo nghĩa toán học của từ này], càng được nhiêu càng tốt nhiêu, số lượng ngôn ngữ của Proust, y hệt như một phương trình luận lý xét nghiệm giá trị suy luận chẳng cần để ý tới “sự thực” của những luận cứ mà phương trình đó điều động. Người ta có thể nói, nhiệm vụ của phê bình - đây là bảo đảm độc nhất, để cho nó trở thành phổ cập, this is the sole guarantee of its universality - hoàn toàn có tính hình thức [“formal”]: không “khám phá”, ở trong tác phẩm của tác giả, một điều gì được giấu kín, một điều gì thâm sâu, một điều gì bí ẩn, trước đó đã bị bỏ qua, không được để ý tới, [bằng phép lạ như thế nào, mà đám hậu duệ, là chúng ta, lại bảnh hơn lớp đàn anh?], nhưng chỉ là, gia giảm, điều hợp, điều chỉnh, ngôn ngữ mà thời đại nhà phê bình ban cho anh ta [Hiện Sinh, Mạc Xịt, Phân Tâm Học], đối với ngôn ngữ, hay hệ thống “formal” những câu thúc luận lý được tác giả chi ly ra, theo ngôn ngữ thời đại của chính tác giả….

Đáp lời Vũ Huy Quang 2  3  4  5

Có thể đi đến tận cùng của lưu vong?
Tôi tin là có thể. Bởi có người đã làm được, đó là nhà thơ lưu vong Nga, Joseph Brodsky.

Lưu vong: Cách sử dụng.
Hãy coi lưu vong là số kiếp, theo nghĩa một thứ bịnh không sao chữa lành, chỉ có cách đó mới giúp chúng ta vứt bỏ vào thùng rác những hoang tưởng về mình.
Nhà văn lưu vong đau khổ bởi vì anh ta lúc nào cũng phải bám vào ý thức, thói quen tập thể. Có lẽ, anh ta, nhà văn như thế đó, chưa hề bao giờ học đứng bằng đôi chân của chính mình.
Anh ta có thể thắng, nhưng chỉ khi nào, trước đó, anh ta bằng lòng thua
[He may win, but not before he agrees to lose]
Anh ta không tìm thấy hạnh phúc, bởi vì làm gì có hạnh phúc ở xứ sở của anh ta.
He did not find happiness, for there was no happiness in his country.
Adam Mickiewicz. Milosz trích dẫn
Milosz: Ghi chú về lưu vong